Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nô...

Tài liệu Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu công nghiệp tân tạo

.PDF
84
128
110

Mô tả:

BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH HOÀ HOAØNG KIEÁM GIAÛI PHAÙP PHAÙT TRIEÅN SAÛN PHAÅM DÒCH VUÏ CUÛA NGAÂN HAØNG NOÂNG NGHIEÄP VAØ PHAÙT TRIEÅN NOÂNG THOÂN CHI NHAÙNH KHU COÂNG NGHIEÄP TAÂN TAÏO LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ KINH TEÁ THAØNH PHOÁ, HOÀ CHÍ MINH – NAÊM 2010 LỜI MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu tổng quan ................................................................................. 1 2. Mục tiêu ngiên cứu.................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 4 4. Phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ......................... 4 5. Kết cấu của đề tài ...................................................................................... 3 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Một số nét chính về kinh doanh của NHTM......................................... 6 1.1.1 Giới thiệu về NHTM .......................................................................... 6 1.1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại..................................... 6 1.1.1.2 Các loại hình ngân hàng thương mại ..................................... 6 1.1.2 Các nghiệp vụ của NHTM................................................................. 7 1.1.2.1 Các nghiệp vụ trong bảng tổng kết tài sản............................. 7 1.1.2.2 Các nghiệp vụ ngoài bảng tổng kết tài sản ............................ 9 1.2 Nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng của NHTM................................. 9 1.2.1 Khái niệm về sản phẩm dịch vụ ngân hàng của NHTM ................... 9 1.2.2 Đặc điểm và ý nghĩa của SPDV ngân hàng của NHTM ................. 10 1.2.2.1 Đặc điểm.............................................................................. 10 1.2.2.2 Ý nghĩa ................................................................................ 11 1.2.3 Các nhóm SPDV ngân hàng của ngân hàng thương mại ................. 12 1.2.3.1 Nhóm sản phẩm dịch vụ huy động vốn................................... 13 1.2.3.2 Nhóm sản phẩm dịch vụ tín dụng............................................ 14 1.2.3.3 Nhóm sản phẩm dịch vụ dịch vụ thanh toán ........................... 17 1.2.3.4 Nhóm sản phẩm dịch vụ kinh doanh ngoại tệ ......................... 18 1.2.3.5 Nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử............................ 19 1.2.4 Chiến lược phát triển SPDV ngân hàng của NHTM........................ 21 1.2.4.1 Phát triển SPDV ngân hàng – xu thế thế tất yếu của NHTM hiện nay .................................................................................. 22 1.2.4.2 Việt Nam là thị trường phát triển dịch vụ tiềm năng ............. 23 Chương 2: THỰC TRẠNG CUNG ỨNG SPDV NGÂN HÀNG CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO 2.1 Tổng quan về NHNo& PTNT Việt Nam ............................................. 24 2.1.1 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ......... 24 2.1.2 Ngân hàng NHNo&PTNT Chi nhánh Khu Công Nghiệp Tân Tạo.. 27 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức ...................................................................... 27 2.1.2.2 Môi trường hoạt động kinh doanh ....................................... 28 2.1.2.3 Tiềm năng của cung ứng SPDV ngân hàng.......................... 29 2.1.2.4 Tình hình cạnh tranh các SPDV giữa các NH ...................... 29 2.1.2.5 Phân tích tiềm năng và cơ hội phát triển SPDV bằng mô hình S.W.O.T........................................................................................ 30 2.2 Hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Khu Công Nghiệp Tân Tạo........................................................................... 33 2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh ...................................................... 33 2.2.1.1 Hoạt động tín dụng............................................................... 33 2.2.1.2 Hoạt động huy động vốn...................................................... 36 2.2.1.3 Hoạt động thanh toán .......................................................... 39 2.2.1.4 Hoạt động mua bán ngoại tệ ................................................ 41 2.2.1.5 Hoạt động ngân hàng điện tử ............................................... 41 2.2.1.6 Các dịch vụ phi tín dụng khác ............................................ 43 2.3 Những mặc hạn chế của NHNo&PTNT Chi nhánh Khu công nghiệp Tân Tạo ................................................................................................. 43 2.3.1 Về công tác quản trị điều hành....................................................... 43 2.3.2 Về công tác phát triển sản phẩm dịch vụ ....................................... 44 2.3.3 Về tổ chức quản lý và nhân sự ...................................................... 45 2.3.4 Về công tác tiếp thị hỗ trợ hoạt động kinh doanh SPDV............... 46 2.3.5 Về khách hàng................................................................................ 46 2.3.6 Về công nghệ.................................................................................. 46 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CUNG ỨNG SPDV NGÂN HÀNG CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO 3.1 Định hướng phát triển SPDV ngân hàng của NHNo&PTNTVN ....... 48 3.2 Định hướng phát triển SPDV ngân hàng của NHNo&PTNT Khu công nghiệp Tân Tạo.................................................................................... 50 3.2.1 Định hướng phát triển dịch vụ khách hàng................................ 50 3.2.2 Mục tiêu phát triển dịch vụ khách hàng .................................... 50 3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của NHNo&PTNTVN chi nhánh Khu công nghiệp Tân Tạo ................... 51 3.3.1 Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ .... 51 3.3.2 Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý và kinh doanh SPDV ........... 56 3.3.3 Xây dựng và phát triển tối đa hóa giá trị nguồn nhân lực.............. 57 3.3.4 Phát triển nền tảng khách hàng vững chắc và tối đa hóa giá trị khách hàng ................................................................................................ 58 3.3.5 Tăng cường năng lực quản trị điều hành ....................................... 59 3.3.6 Phát triển và nâng cao hiệu quả mạng lưới và kênh phân phối ..... 59 3.3.7 Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông và tiếp thị ......................... 60 3.3.8 Xây dựng chính sách tài chính...................................................... 62 3.4 Giải pháp hỗ trợ............................................................................................ 62 3.4.1 Đối với chính phủ, ngân hàng nhà nước ............................................... 62 3.4.2 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam .. 64 3.4.2.1 Về tổ chức và nhân sự................................................................. 64 3.4.2.2 Về tăng cường quản trị rủi ro...................................................... 66 3.4.2.3 Về công nghệ............................................................................... 67 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATM : Máy rút tiền tự động ( Automatic Teller Machine) DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa DVNH : Dịch vụ ngân hàng ĐVT : Đơn vị tính EDC : Thiết bị đọc thẻ điện tử HSX&CN : Hộ sản xuất và cá nhân HTX : Hợp tác xã IPCAS : Hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng ( Intrabank Payment And Customer Accounting System). KDNT : Kinh doanh ngoại tệ NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHNo&PTNT VN : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam NHNo&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHTM : Ngân hàng thương mại NV : Nguồn vốn SPDV : Sản phẩm dịch vụ TCTD : Tổ chức tín dụng TG : Tiền gửi TKTG : Tài khoản tiển gửi TTQT : Thanh toán quốc tế WTO : Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC SẢN PHẨM CỦA NHNo&PTNTN VIỆT NAM I. NHÓM SẢN PHẨM TIỀN GỬI Danh mục sản phẩm thực hiện theo hình thức, sản phẩm huy động vốn đã ban hành và đang thực hiện trong toàn hệ thống ( theo cơ chế 123, 124/QĐ/HĐQTKHTH và 216, 217/QĐ/NHNo-KHTH). 1. Tiền gửi ( bằng đồng việt nam và ngoại tệ) 1.1 Tiền gửi không kỳ hạn ( tiền gưi thanh toan 1.2 Tiền gửi có kỳ hạn: trả lãi sau toàn bộ, trả lãi sau định kỳ, trả trước toàn bộ 1.3 Tiền gửi lãi suất bậc thang theo thời gian. 2. Tiền gửi tiết kiệm 2.1 Tiết kiệm không kỳ hạn 2.2 Tiết kiệm có kỳ hạn thông thường 2.3 Tiết kiệm có kỳ hạn: trả lãi sau toàn bộ, trả lãi sau định kỳ, trả trước toàn bộ, trả lãi trước định kỳ. 2.4 Tiết kiệm theo thời gian, theo số dư. 2.5 Tiết kiệm điều chỉnh lãi suất theo lãi suất cơ bản 2.6 Tiết kiệm gửi góp; định kỳ hàng tháng, không theo định kỳ hàng tháng 2.7 Tiền gửi tiết kiệm bằng vàng 2.8 Tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ đảm bảo giá trị theo giá vàng, đảm bảo giá trị theo USD, tiết kiệm dự thưởng; 2.9 Tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ đảm bảo giá trị theo giá vàng huy động hộ trung ương 2.10 Tiết kiệm dự thưởng 2.11 Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất tự điều chỉnh tăng theo lãi suất cơ bản của NHNN 2.12 Tiết kiệm rút gốc linh hoạt 3. Phát hành giấy tờ có giá ( bằng đồng việt Nam và ngoại tệ) 3.1 Giấy tờ có giá ngắn hạn: gồm kỳ phiếu trả lãi trước, sau toàn bộ; tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác: trả lãi trước, sau toàn bộ. 3.2 Giấy tờ có giá dài hạn: trái phiếu: trả lãi trước, sau toàn bộ, lãi định kỳ; chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các loại giấy tờ có giá dài hạn khác; trả lãi trước, sau toàn bộ, lãi định kỳ. II. NHÓM SẢN PHẨM TÍN DỤNG 1. Cho vay tiêu dùng 1.1 Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng, vật dụng gia đình; 1.2 Cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp mua nhà ở đối với dân cư; 1.3 Cho vay người lao động đi hợp tác lao động có thời hạn ở nước ngoài; 1.4 Cho vay cầm cố giấy tờ có giá; 1.5 Cho vay hỗ trợ du học. 2. Cho vay sản xuất kinh doanh 2.1 Cho vay vốn lưu động 2.1.1 Cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ ( từng lần); 2.1.2 Cho vay lưu vụ đối với hộ nông dân; 2.1.3 Cho vay theo hạn mức tín dụng 2.1.4 Thấu chi tài khoản doanh nghiệp 2.2 Cho vay đầu tư vốn cố định dự án SXKD 2.3 Cho vay đồng tài trợ; 2.4 Cho vay các dự án theo chỉ định của chính phủ; 2.5 cho vay dự án cơ sở hạ tầng ( có tính cộng đông 2.6 Cho hộ nông dân vay theo quyết định 67/1998/QĐ-TTg; 2.7 Cho vay ưu đãi xuất khẩu; 2.8 Cho vay để trả nợ nước ngoài trước hạn ( tái cơ cấu nợ) 2.9 Cho vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; 2.10 Cho vay dự án, chương trình bằng vốn tài trợ nước ngoài; 2.11 Cấp hạn mức tín dụng dự phòng; 2.12 Phát hành và sử dụng thẻ tín dụng ( nội địa VISA, MASTER); 2.13 Cho vay dưới hình thức thấu chi thẻ ghi nợ nội địa; 2.14 Cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán 2.14.1 Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán 2.14.2 Cho vay mua cổ phiếu phát hành lần đầu; 2.14.3 Cho vay để mua cổ phiếu tăng vốn góp; 3. Dịch vụ bảo lãnh 3.1 Bảo lãnh vay vốn; 3.2 Bảo lãnh dự thầu; 3.3 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; 3.4 Bảo lãnh thanh toán; 3.5 Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước; 3.6 Bảo lãnh đối ứng; 3.7 Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm; 3.8 Đồng bảo lãnh; 3.9 Bảo lãnh khác. 4. Dịch vụ bao thanh toán 4.1 Bao thanh toán trong nước 5. Chiết khấu, tái chiết khấu 5.1 Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng; 5.1.1 Hối phiếu đòi nợ 5.1.2 Hối phiếu nhận nợ 5.1.3 Sec 5.2 Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá 5.2.1 Tín phiếu do NHNN phát hành 5.2.2 Các loại trái phiếu phát hành theo quy định của chính phủ; 5.2.3 Tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu do tổ chức khác phát hành. III. NHÓM SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI KHOẢN VÀ THANH TOÁN TRONG NƯỚC 1. Cung cấp thông tin tài khoản ( vấn tin, đối chiếu, kiểm tra, in báo cáo, sao kê) 2. Gửi nhiều nơi, rút nhiều nơi; 3. Chuyển tiền 3.1 Chuyển tiền đi trong nước 3.2 Nhận tiền chuyển đến trong nước 4. Sec 4.1 Cung ứng séc trong nước; 4.2 Thanh toán séc trong nước 4.3 Nhờ thu séc trong nước 5. Dịch vụ kết nối quản lý tài khoản và thanh toán cho các công ty và nhà đầu tư chứng khoán 6. Thanh toán hóa đơn. IV. NHÓM SẢN PHẨM DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ 1. Dịch vụ chuyển tiền quốc tế 1.1 Chuyển tiền kiều hối 1.1.1 Chuyển tiền kiều hối qua kênh Western Union; 1.1.2 Chuyển tiền kiều hối thông thường 1.2 Chuyển đến phục vụ thương mại mậu dịch 1.3 Chuyển tiền đi nước ngoài 2. Thanh toán nhờ thu 2.1 Nhờ thu hàng xuất 2.1 Nhờ thu hàng nhập 3. Thư tín dụng 3.1 Thư tín dụng xuất khẩu ( L/C xuất) 3.1.1 Nhận, thông báo, sửa đổi L/C 3.1.2 Xác nhận L/C; 3.1.3 Chuyển nhượng L/C 3.1.4 Nhận chứng từ gửi đi nhờ thu 3.1.5 Chiết khấu bộ chứng từ 3.2 Thư tín dụng nhập khẩu ( L/c nhập) 3.2.1 Phát hàng, thanh toán, ký hậu vận đơn, ủy quyền, bảo lãnh nhận hàng theo L/C). 4. Bảo lãnh quốc tế 4.1 Thư tín dụng dự phòng 4.2 Bank Guarantee/ Performance bond 5. Thanh toán biên mậu 5.1 Chuyển tiền bằng chứng từ chuyên dùng 5.2 Thư ủy thác chuyển tiền 5.3 Thư tín dụng mậu dịch biên giới 5.4 Thanh toán bằng hối phiếu 5.5 Chuyển tiền điện TTR 6. Dịch vụ séc nước ngoài 6.1 Thanh toán séc nước ngoài 6.2 Nhờ thu séc nước ngoài 7. Kinh doanh tiền tệ 7.1 Mua bán ngoại tệ giao ngay 7.2 Mua bán ngoại tệ kỳ hạn V. NHÓM SẢN PHẨM TREASURY 1. Ngân hàng đại lý 1.1 Tài trợ thương mại 1.1.1 Ngắn hạn 1.1.2 Dài hạn 2.2 Dịch vụ thanh toán quốc tế 1.2.1 Thông báo L/C cho các ngân hàng đại lý 1.2.2 Kiểm tra mật mã cho các ngân hàng đại lý 1.2.3 Kiểm tra xác nhận chữ ký trên bộ chứng từ cho ngân hàng đại lý 1.2.4 Xác nhận L/C của các ngân hàng đại lý phát hành 2. Kinh doanh vốn nội tệ trên thị trường liên Ngân hàng 1.1 Sản phẩm thị trường tiền tệ 2.1.1 Gửi vốn tại các định chế tài chính tín dụng 2.1.2 Vay vốn từ các định chế tài chính tín dụng 2.1.3 Nhận vốn từ các định chế tài chính tín dụng 2.1.4 Cho vay các định chế tài chính tín dụng; 2.2 Đầu tư kinh doanh giấy tờ có giá 2.2.1 Kinh doanh trái phiếu, cổ phiếu ( trading) 2.2.2 Mua bán lại ( repo) 2.2.3 Cầm cố, chiết khấu; 2.2.4 Bảo lãnh phát hành trái phiếu; 2.2.5 Hoạt động lưu ký; 2.2.6 Hoạt động khác 3.3 Sản phẩm phái sinh 2.3.1 Tiền gửi cơ cấu 2.3.2 Hoán đổi lãi suất 2.3.3 Hoán đổi tiền tệ 2.3.4 Hợp đồng lãi suất kỳ hạn 2.3.5 Các sản phẩm khác 3. Kinh doanh ngoại tệ với các định chế tài chính 1.1 Giao ngay 2.2 Kỳ hạn 3.3 Hợp đồng tương lai 4.4 Quyền chọn 5.5 Hoán đổi ngoại tệ 4. Các sản phẩm dịch vụ khác 1.1 Chuyển tiền đa tệ 2.2 Cho vay công ty trực thuộc 3.3 Xuất nhập khẩu ngoại tệ mặt VI. NHÓM SẢN PHẨM ĐẦU TƯ 1. Đầu tư thương mại 1.1 Góp vốn thành lập doanh nghiệp mới 1.2 Mua cổ phần, góp vốn tại các doanh nghiệp đang hoạt động 1.3 Góp vốn hợp đồng hợp tác kinh doanh 2. Nhận ủy thác đầu tư 3. Dịch vụ tư vấn đầu tư VII. NHÓM SẢN PHẨM THẺ 1. Thẻ ghi nợ/ATM 1.1 Thẻ ghi nợ nội địa 1.1.1 Thẻ ghi nợ Success 1.2 Thẻ ghi nợ quốc tế 1.2.1 Agibank Visa debit card Classic 2.2.2 Agribank visa debit card Gold 3.2.3 Agribank visa debit card platinum 2. Thẻ tín dụng 2.1 Thẻ tín dụng nội địa 2.2 Thẻ Visa 1.2.1 Agribank Visa credit card Classic 2.2.2 Agribank Visa credit card gold 3.2.3 Agribank Visa credit card Platinum 2.3 Thẻ master 1.3.1 Agirbank master 2.3.2 Agribank Master Gold 3.3.3 Agribank Master Platinum VIII. NHÓM SẢN PHẨM E-BANKING 1. Mobile Banking 1.1 SMS Banking 1.1.1 Vấn tin 1.1.2 In sao kê 1.1.3 Tự động thông báo số dư 1.2 Vntopup 1.2.1 Nạp tiền điện thoại 1.2.2 Nạp tiền ví điện thoại 1.3 Atransfer 1.3.1 Chuyển tiền cá nhân 1.3.2 Chuyển khoản thanh toán 2. Internet banking 3. Phone Banking 4. Home banking 5. KIOSK IX. NHÓM SẢM PHẨM DỊCH VỤ NGÂN QUỸ VÀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ 1. Dịch vụ ngân quỹ 1.1 Thu đổi tiền 1.1.1 Thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông; 1.1.2 Đổi tiền mệt giá nhỏ lấy mệnh giá lớn 1.2 Kiểm đếm tiền thật giả 1.3 Gửi tiền vào kho qua đêm 1.4 Dịch vụ thu chi tiền mặt tại đơn vị 1.5 Dịch vụ vận chuyển tiền mặt 1.6 Cho thuê ngăn tủ két sắt 1.7 Bảo quản tài sản quý hiếm 1.8 Giữ hộ giấy tờ có giá 1.9 Đổi séc du lịch lấy tiền 1.10 Đổi ngoại tệ lấy séc du lịch 2. Dịch vụ quản lý tiền tệ 2.1 Quản lý tài khoản tập trung 2.2 Chi trả lương vào tài khoản cá nhân theo danh sách, dịch vụ chi hộ. 2.3 Ngân hàng phục vụ ODA X. DỊCH VỤ QUẢN LÝ TIỀN TỆ 1. Đại lý phân phối bảo hiểm 1.1.1 Đại lý bảo hiểm nhân thọ 1.1.2 Đại lý bảo hiểm phi nhân thọ 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu tổng quan Năm 2009, kinh tế nước ta phát triển trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn hơn các năm trước. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu đã tác động trực tiếp đến nhiều ngành kinh tế trong nước như công nghiệp, xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư, du lịch.v.v... Trước tình hình đó, Bộ Chính Trị, Quốc Hội, Chính Phủ đã kịp thời đề ra các quyết sách thích hợp và cụ thể bằng các chủ trương chính sách kinh tế, tài chính nhằm vượt qua khó khăn, phát huy thuận lợi, tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Gói kích cầu hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình được thực hiện với nhiều giải pháp thích ứng như giảm lãi suất cơ bản, hỗ trợ lãi suất vay vốn 4%/năm, bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giãn thời gian nộp thuế.v.v…Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của chính phủ, sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý. Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, theo cam kết với WTO, các ngân hàng nước ngoài sẽ được thành lập và hoạt động tại Việt Nam với sự phát triển không hạn chế chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, thị trường tiền tệ trong nước trở nên sôi động và cạnh tranh hơn. Đây được coi là thách thức lớn bởi vì công nghệ - dịch vụ - nguồn nhân lực của các tổ chức tín dụng nước ngoài có ưu thế vượt trội so với các ngân hàng trong nước về mặt chất lượng và dịch vụ. Hơn nữa, các ngân hàng nước ngoài hơn hẳn Ngân hàng Việt Nam về năng lực quản lý và quản trị rủi ro cũng như kinh nghiệm phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới. Trong những năm gần đây, mặc dù NHTM trong nước đã có nhiều thay đổi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh không những về năng lực tài chính, công nghệ quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức và mạng lưới kênh phân phối, với tổng cộng 45 Ngân hàng nội địa ( 03 NHTM quốc doanh, 40 NHTM cổ phần, 02 ngân hàng chính sách), 05 ngân hàng liên doanh và 05 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, các ngân hàng này đang không ngừng phát triển cả về quy mô tài sản lẫn vốn điều lệ. Với đà tăng này, chỉ riêng việc cạnh tranh giành thị phần về SPDV huy động vốn và cho vay giữa các NHTM nội địa cũng đã khốc liệt. Hơn 60% thị phần huy động lẫn cho vay đều nằm trong tay các Ngân hàng quốc doanh. Do đó cùng với sự gia tăng về số lượng Ngân hàng, thị phần dành cho Ngân hàng thương mại sẽ càng bị 2 thu nhỏ. Chính điều đó việc mở rộng và tập trung khai thác phát triển SPDV ngân hàng dựa trên nền công nghệ ngân hàng hiện đại, phát triển SPDV mới, đa tiện ích đã được các NHTM đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được của các NHTM trong việc cung ứng các SPDV ngân hàng hiện nay vẫn còn nhiều bất cập như: Thứ nhất, tính cạnh tranh chưa cao, chủ yếu nhờ mở rộng mạng lưới, cạnh tranh về giá cả và lãi suất, cạnh tranh về chất lượng và công nghệ chưa phổ biến, thị trường SPDV thiếu ổn định, chưa có sự liên kết giữa các ngân hàng trong việc phát hành các loại thẻ và khai thác dịch vụ mới. Do các NHTM chưa có tiến nói chung để đi đến thỏa thuận kết nối thống nhất nhằm chia sẽ hạ tầng kỹ thuật, gây lãng phí trong việc đầu tư mua sắm máy móc và chưa tạo sự thuận lợi cho khách hàng trong việc sử dụng thẻ. Thứ hai, SPDV ngân hàng còn mang tính truyền thống nghèo nàn về chủng loại, chất lượng dịch vụ thấp, tính tiện ích chưa cao, chưa định hướng theo yêu cầu của khách hàng. Thứ ba, chưa có chiến lược tiếp thị cụ thể trong hoạt động SPDV, thiếu đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về tiếp thị dịch vụ, tỷ lệ khách hàng cá nhân tiếp cận và sử dụng SPDV ngân hàng vẫn còn ở mức khiêm tốn ( hiện nay khoảng 10% trong 86 triệu dân nước ta có tài khoản ngân hàng). Thứ tư, kênh phân phối không đa dạng, hiệu quả thấp, phương thức giao dịch và cung cấp các dịch vụ chủ yếu vẫn là giao dịch trực tiếp tại quầy, các hình thức giao dịch từ xa dựa trên nền tảng công nghệ thông tin chưa phổ biến. Dịch vụ ngân hàng điện tử chưa được triển khai rộng rãi, lượng khách hàng sử dụng còn ít, nhiều ngân hàng chỉ hoạt động ở mức độ thử nghiệm, giao dịch thanh toán thương mại điện tử còn hạn chế, chưa ứng dụng được hình thức thanh toán qua điện thoại sử dụng tài khoản ngân hàng.v.v… Thứ năm, các SPDV ngân hàng phát triển dưới tiềm năng, số lượng thanh toán và sử dụng thẻ còn thấp, dư nợ vay cá nhân chỉ chiếm 5-7%/tổng dư nợ. Hiệu quả khách hàng còn thấp, chất lượng dịch vụ chưa cao, thủ tục giao dịch chưa thực sự thuận lợi, bộ máy tổ chức chưa định hướng theo khách hàng, thiếu bộ phận nghiên cứu, thiết kế sản phẩm và phát triển dịch vụ ngân hàng, thiếu hệ thống chỉ 3 tiêu định lượng và đánh giá hoạt động cung ứng SPDV ngân hàng, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin chưa cao. NHNo&PTNT VN là một trong những Ngân hàng lớn nhất Việt Nam, không những về vốn điều lệ, con người mà mạng lưới hoạt động cũng được trải khắp cả nước, có bề dày truyền thống, kinh nghiệm về việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Trong thời gian gần đây NHNo&PTNT VN đã có những bước đi quan trọng chuẩn bị cho quá trình hội nhập hoàn toàn trong kĩnh vực Ngân hàng. Tuy nhiên, NHNo&PTNT VN còn nhiều việc phải làm để hội nhập thành công và không bị lép vế trên “ sân nhà”, NHNo&PTNT VN cần phải lành mạnh hóa tài chính theo chuẩn mực quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh đó là đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, dựa vào những sản phẩm dịch vụ truyền thống để nghiên cứu phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ hiện đại dựa vào nền công nghệ tiên tiến. Vì vậy trong giai đoạn hiện nay, việc tìm những giải pháp để phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng không những quan tâm về mặt thực tiễn mà còn cả về phương diện lý luận khoa học, đòi hỏi phải được nghiên cứu và vận dụng áo dụng vào thực tiễn một cách có hiệu quả, đòi hỏi đó là một yêu cầu cấp thiết không những cho NHNo&PTNT VN mà còn cả trên 2.200 chi nhánh của NHNo&PNTNT VN đang hoạt động trên cả nước. Vì vậy, tôi chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả cung ứng sản phẩm dịch vụ Ngân hàng của NHNo& PTNT Chi nhánh Khu công nghiệp Tân Tạo” làm luận văn thạc sỹ, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng không chỉ của NHNo&PTNT VN mà còn cả NHNo&PTNT Chi nhánh Khu công nghiệp Tân Tạo trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về dịch vụ Ngân hàng, xác định những nhân tố tác động đến quá trình phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng, chỉ ra những cơ hội, thách thức đối với quá trình phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng ở nước ta hiện nay. - Đánh giá đúng thực trạng phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại NHNo&PTNT VN Chi nhánh khu công nghiệp Tân Tạo trong thời gian qua, nêu lên những thành tựu đạt được. Chỉ ra những tồn tài và nguyên nhân của những tồn tại, từ 4 đó đề xuất những giải pháp có tính khả thi để phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại NHNo&PTNT VN nói chung và của NHNo&PTNT Chi nhánh Khu Công nghiệp Tân Tạo nói riêng. 3. - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của NHNo&PTNT Chi nhánh Khu Công nghiệp Tân Tạo. - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động dịch vụ ngân hàng bao gồm nhiều mảng, phong phú, đa dạng nên rất rộng do đó phạm vi đề tài sẽ tập trung nghiên cứu vào hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ năm 2008 đến năm 2009 với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống và sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại của NHNo&PTNT chi nhánh Khu Công nghiệp Tân Tạo đang cung cấp. 4. Phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, luận văn được xây dựng trên cơ sở tiếp cận thực tế, thu thập thông tin, kết hợp với nghiên cứu số liệu thông qua các bảng báo cáo tổng kết các năm của chi nhánh, đồng thời sử dụng những kiến thức của các môn học về tài chính ngân hàng, cùng với kinh nghiệm làm việc tại chi nhánh để tổng hợp, phân tích, so sánh rút ra kết luận đồng thời đề xuất các giải pháp có tính khả thi cho quá trình phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Khu công Nghiệp Tân Tạo trong giai đoạn hiện nay. - Ý nghĩa khoa học và thực tiễn nghiên cứu: + Hệ thống những cơ sở lý luận về dịch vụ Ngân hàng + Phân tích đánh giá thực trạng cung ứng dịch vụ Ngân hàng tại Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Khu công nghiệp Tân Tạo, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh, dần dần chuyển nguồn thu từ nơi có rủi ro cao sang nguồn thu có độ rủi ro thấp dựa vào nền công nghệ hiện đại trong giai đoạn hội nhập hiện nay. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần lời mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các từ viết tắt, kết luận, nội dung của luận văn bao gồm 03 chương: - Chương 1: Tổng quan về SPDV ngân hàng của NHTM 5 - Chương 2: Thực trạng cung ứng sản phẩm dịch vụ của NHNo&PTNT Chi nhánh Khu Công Nghiệp Tân Tạo - Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của NHNN & PTNT Chi nhánh Khu Công Nghiệp Tân Tạo 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA NHTM 1.1 Một số nét chính về kinh doanh của Ngân hàng thương mại 1.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại 1.1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại Theo luật các tổ chức tín dụng Việt Nam có hiệu lực tháng 10/1998 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật tổ chức tín dụng được quốc hội thông qua ngày 15/06/2004 thì “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. Nghị định của chính phủ 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 định nghĩa “ Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của nhà nước”. Trong đó, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Như vậy có thể nói, Ngân hàng thương mại là một định chế trung gian cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ huy động, tập trung lại với số lượng đủ lớn để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. 1.1.1.2 Các loại hình ngân hàng thương mại  Căn cứ vào hình thức sở hữu - Ngân hàng thương mại quốc doanh: Là các ngân hàng kinh doanh bằng vốn cấp phát của ngân sách nhà nước. - Ngân hàng thương mại cổ phần: là những ngân hàng hoạt động như công ty cổ phần, nguồn vốn ban đầu do các cổ đông đóng góp. - Ngân hàng thương mại liên doanh: có vốn được góp bởi một bên là Ngân hàng Việt Nam và bên còn lại là ngân hàng nước ngoài, có trụ sở đặt tại Việt Nam và hoạt động theo luật pháp Việt Nam. 7 - Chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài: là ngân hàng được thành lập theo vốn và luật pháp nước ngoài, được phép mở chi nhánh tại Việt Nam và chi nhánh này hoạt động theo luật pháp Việt Nam.  Căn cứ vào sản phẩm ngân hàng cung cấp cho khách hàng - Ngân hàng bán buôn: số lượng sản phẩm cung cấp cho khách hàng không nhiều nhưng giá trị của từng sản phẩm là rất lớn. Khách hàng chủ yếu của ngân hàng này là các công ty, xí nghiệp quy mô lớn, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty. - Ngân hàng bán lẽ: số lượng sản phẩm mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng rất nhiều nhưng giá trị của từng sản phẩm thường không lớn, phần lớn ngân hàng này cho vay để giải quyết vấn đề tiêu dùng hoặc sản xuất với quy mô nhỏ, hộ gia đình. Vì vậy, khách hàng chủ yếu là cá nhân hoặc doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. - Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ.  Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động - Ngân hàng chuyên doanh: Chỉ hoạt động kinh doanh chuyên môn hóa trong một lĩnh vực nào đó như công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, xuất nhập khẩu.v.v… hoặc một vài nghiệp vụ của ngân hàng. Do nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng nên loại hình ngân hàng này đang có xu hướng chuyển sang kinh doanh tổng hợp để bảo toàn và thu hút khách hàng. - Ngân hàng đa năng, kinh doanh tổng hợp: là loại ngân hàng hoạt động ở mọi lĩnh vực kinh tế và thực hiện bất kỳ nghiệp vụ nào được phép của một ngân hàng thương mại. 1.1.2 Các nghiệp vụ của NHTM 1.1.2.1 Các nghiệp vụ trong bảng tổng kết tài sản  Nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn Là nghiệp vụ hình thành nên các nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, các nguồn vốn của NHTM bao gồm: - Vốn điều lệ và các quỹ: Là nguồn vốn ban đầu khi ngân hàng mới bắt đầu đi vào hoạt động và được ghi vào bản điều lệ của ngân hàng. Vốn điều lệ phải đạt được mức tối thiểu theo quy định của pháp luật. Vốn điều lệ có thể được thay đổi theo xu hướng tăng lên nhờ được cấp bổ sung, hoặc phát hành cổ phiếu bổ sung, hoặc được kết chuyển từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ theo quy định của pháp luật
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng