Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển quyền chọn tiền tệ tại việt nam...

Tài liệu Giải pháp phát triển quyền chọn tiền tệ tại việt nam

.PDF
148
303
88

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THÁI PHƯƠNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUYỀN CHỌN TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TRẦN THÁI PHƯƠNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUYỀN CHỌN TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: KINH TẾ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐỊNH TP.Hồ Chí Minh – Năm 2009 MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt Danh mục đồ thị, bảng biểu LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUYỀN CHỌN TIỀN TỆ………..……….……1 1.1 Thị trường ngoại hối và thị trường phái sinh…...…………….……………….1 1.1.1 Thị trường ngoại hối……………………… ……………..……….……..1 1.1.2 Thị trường phái sinh………………………………… ………………….1 1.2 Quyền chọn tiền tệ …………………………… …………………...……....….8 1.2.1 Khái niệm…………………………………………… …..…..…… ..8 1.2.2 Vai trò của hợp đồng quyền chọn …………... …………..…..….…..8 1.2.3 Ưu nhược điểm của quyền chọn ………………………...………..9 1.2.3.1 Ưu điểm…..……………..............……………………...…...9 1.2.3.2 Nhược điểm……...…..……………… …………………….10 1.2.4 Phân loại quyền chọn………………………….……………….……11 1.2.5 Cơ chế giao dịch quyền chọn………………… ……………………13 1.2.5.1 Các chủ thể tham gia thị trường quyền chọn……...………..13 1.2.5.2 Cơ chế giao dịch quyền chọn hiện nay…….......... ................15 1.3 Các chiến lược quyền chọn cơ bản để kinh doanh và phòng ngừa rủi ro trên thị trường tiền tệ…………………… ………………………….…….………….……16 1.3.1 Thuật ngữ và khái niệm……………..…..………….……………….16 1.3.2 Các giao dịch ngoại tệ…………………………..….….…………….19 1.3.3 Giao dịch quyền chọn mua…………………………….……………20 1.3.3.1 Mua quyền chọn mua……………………..… …...………...20 1.3.3.2 Bán quyền chọn mua………………...……………………..21 1.3.4 Giao dịch quyền chọn bán…………… …….……………..…….…..22 1.3.4.1 Mua quyền chọn bán………………………………………..22 1.3.4.2 Bán quyền chọn bán………………… …...………………...23 1.3.5 Quyền chọn mua được phòng ngừa………….……..….…………....24 1.3.6 Quyền chọn bán bảo vệ……………………… ……………….…….25 1.4 Kinh nghiệm của các nước khi sử dụng công cụ phái sinh………….…….…26 1.4.1 Tại Mỹ……………………………………………… ………………26 1.4.2 Tại Thái Lan……………………………… …………………….…..31 1.4.3 Tại Trung Quốc…………………………………… …………..…….31 1.4.4 Nghiên cứu quyết định sử dụng công cụ phái sinh của Ruhnau…….33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG QUYỀN CHỌN TIỀN TỆ TRONG PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA……….37 2.1 Vai trò của thị trường ngoại hối tại Việt Nam..……………………..………..37 2.2 Diễn biến điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối trong giai đoạn bắt đầu tr iển khai nghiệp vụ option tiền tệ tại Việt Nam …………………………………….…39 2.2.1 Khái quát chính sách t ỷ giá hối đoái của Việt Nam qua các thời kỳ …...….40 2.2.2 Diễn biến chính……………………………………… …….…………….…41 2.3 Nhu cầu của các chủ thể trong việc sử dụng quyền chọn tiền tệ….…….……50 2.3.1 Nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu……… ……….…….50 2.3.2 Nhu cầu của các cá nhân…………..… ……………………………..53 2.4 Những rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM…………....53 2.5 Thực trạng thị trường quyền chọn tiền tệ Việt Na m từ khi mới triển khai đến nay…………………………………………………………………… …………..60 2.5.1 Về option ngoại tệ……………………………………… …………..60 2.5.2 Về option tiền đồng…………………………………… …………....66 2.6 Điều tra và xử lý số liệu về thực trạng ph òng ngừa rủi ro của các doanh nghiệp có giao dịch bằng ngoại tệ..……………………………… ……………………...69 2.7 Những thuận lợi và khó khăn trong quá tr ình triển khai, phát triển thị tr ường option tiền tệ tại Việt Nam…….………………………… ……………………...80 2.6.1 Thuận lợi……………………………………… …………................80 2.6.2 Khó khăn …………………………………………… ……………...83 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUYỂN CHỌN TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM…………………………… ……………………………..…...………91 3.1 Giải pháp vĩ mô……………………………………… …………….….……...91 3.1.1 Hoàn thiện khung pháp lý cho thị tr ường quyền chọn ngoại tệ……..91 3.1.2 Nới lỏng vai trò điều hành của Chính phủ vào thị trường tài chính ..92 3.1.3. Hỗ trợ, phối hợp với các tổ chức t ài chính cung cấp dịch vụ quyền chọn trong công tác nâng cao nhận thức củ a doanh nghiệp, nhà đầu tư…………93 3.1.4. Nâng cao hiệu quả thị trường thông qua việc công khai hóa v à minh bạch hóa thông tin………………………………………………… …………...…94 3.1.5. Thay đổi một số qui định về hạch toán kế toán……………….……94 3.1.6 Tự do chuyển đổi giữa các ngoại tệ mạnh……………… …….….....95 3.1.7 Tạo điều kiện cho các NHTM tham gia thị tr ường quốc tế và thực hiện theo thông lệ quốc tế…………………………………… …………..…….....96 3.1.8 Nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam v à khắc phục tình trạng dollar hóa………………………………………………………… …………...…96 3.1.9 Phát triển thị trường quyền chọn tiền tệ phi tập trung.. ………….....97 3.2 Giải pháp vi mô ……………………………… ……..…….………………..103 3.2.2 Về phía ngân hàng………………………… ………………………103 3.2.2 Về phía doanh nghiệp …………………………….……………….104 3.3 Các giải pháp khác………………………… …….…………………..111 KẾT LUẬN………………………………...…………………………………… 115 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT USD Đôla Mỹ VND Đồng Việt Nam NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế GDP Tổng sản phẩm quốc nội FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài VCB Ngân hàng Vietcombank WTO Tổ chức thương mại thế giới TCTD Tổ chức tín dụng TCTC Tổ chức tài chính TTTC Thị trường tài chính DN Doanh nghiệp CFO Giám đốc tài chính XNK Xuất nhập khẩu SPPS Sản phẩm phái sinh DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Một giao dịch trên thị trường quyền chọn……………………..……….15 Sơ đồ 2: Bốn bước cơ bản của quy trình quản lý rủi ro ………………………...109 DANH MỤC ĐỒ THỊ Hình 1: Mua ngoại tệ…………………………………………………………..…19 Hình 2: Bán khống ngoại tệ………………………………… ……………………20 Hình 3: Mua quyền chọn mua…………………………………………………….20 Hình 4: Bán quyền chọn mua……………………………………………………. 22 Hình 5: Mua quyền chọn bán………………………………..…………… .…...…23 Hình 6: Bán quyền chọn bán…………………………………… .………………..24 Hình 7: Quyền chọn mua được phòng ngừa……………………………………..25 Hình 8: Quyền chọn bán bảo vệ………………………………… .……………….27 Hình 9: Tỷ giá ngoại tệ…………………………………………………………..45 Hình 10: Tốc độ tăng giá USD…………………………………… .……………..50 Hình 11: Các nhân tố tác động đến rủi ro t ài chính của doanh nghiệp……….….71 Hình 12: Mức độ am hiểu của các doanh nghiệp đối với sản phẩm phái sinh… ...72 Hình 13: Mức độ sử dụng của các doanh nghiệp đối với sản phẩm phái sinh… ...73 Hình 14: Mức độ am hiểu về sản phẩm phái sinh – So sánh giữa nhóm sử dụng và nhóm không sử dụng……………………………………………… .…..74 Hình 15: Mức độ quan tâm đến sản phẩm phái sinh trong t ương lai – So sánh giữa nhóm sử dụng và nhóm không sử dụng…………………………… .…..76 Hình 16: Các nguyên nhân ng ăn trở việc sử dụng sản phẩm phái sinh……… .….79 Hình 17: Tốc độ tăng trưởng GDP………………………………………………82 Hình 18: Tốc độ tăng xuất nhập khẩu……………………………………… .……83 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tổng số phái sinh tiền tệ tr ên thị trường OTC…………………………..30 Bảng 2: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong n ước………………………………… .43 Bảng 3: Tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu ……………………………….. 52 Bảng 4: Doanh số giao dịch quyền chọn tại VCB – HCM ………………………65 Bảng 5: Thống kê về cuộc điều tra……………………………………………….71 Bảng 6: Kiểm định sự khác biệt về mức độ am hiểu giữa nhóm doanh nghiệp c ó sử dụng và nhóm không sử dụng sản phẩm phái sinh ……………………...75 Bảng 7: Kiểm định sự khác biệt về mức độ quan tâm giữa nhóm doanh nghiệp có sử dụng và nhóm không sử dụng sản phẩm phái sinh …………………..76 Bảng 8: Tổng giá trị hợp đồng phái sinh ………………………………………...86 LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sự kiện Việt Nam chính thức trở th ành thành viên của tổ chức thương mại thế giới vào năm 2007 là kết quả chứng minh cho nỗ lực cải cách không ngừng trong lĩnh vực kinh tế của Việt Nam trong nhiều năm qua theo h ướng mở cửa thị trường, trong đó thị trường ngoại hối có vai trò như chiếc cầu nối giữa nền kinh tế trong n ước với kinh tế thế giới, có tác dụng xúc tác, đẩy m ạnh hoạt động kinh tế đối ngoại. Chính vì thế mà bên cạnh những thuận lợi của quá tr ình hội nhập thì thị trường ngoại hối của chúng ta phải đối mặt với nhiều rủi ro do biến động của tỷ giá hối đoái. Từ năm 2008 đến nay , nền kinh tế nước ta liên tiếp phải đối mặt với các khó khăn từ các ảnh h ưởng của lạm phát, khủng hoảng kinh tế, tỷ giá biến động khó l ường khiến cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp vô vàn khó khăn. Vấn đề đặt ra cho thị tr ường ngoại hối nước ta là phải đưa vào sử dụng và hoàn thiện các công cụ phái sinh để đáp ứng kịp thời các nhu cầu bảo hiểm rủi ro hay tối đa hóa lợi nhuận cho các ngân h àng, tổ chức tài chính và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các công cụ phái sinh nh ư hợp đồng kỳ hạn (forward), hợp đồng giao sau (futures), hợp đồng hoán đổi (swap), quyền chọn (option) được sử dụng rộng rãi trên thị trường ngoại hối của các nước phát triển. Một trong những công cụ bảo hiểm giúp nhà đầu tư quản lý hạn chế rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận trên thị trường ngoại hối hiện nay l à Quyền chọn (option). Đây là công cụ tài chính cao cấp, khá phức tạp nhưng lại có nhiều ứng dụng v à có vai trò quan trọng, thiết thực đối các nhà quản lý rủi ro và đầu cơ. Việc nghiên cứu nhằm mục đích ứng dụng và phát triển công cụ này vào thị trường ngoại hối hiện nay là hết sức cần thiết. Vì vậy đó là lý do tôi chọn đề tài “Giải pháp phát triển quyền chọn tiền tệ tại Việt Nam” 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề cơ bản của quyền chọn  Ứng dụng quyền chọn để phòng ngừa rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận.  Phân tích thực trạng của thị trường quyền chọn tại Việt Nam từ lúc bắt đầu đến nay.  Đưa ra các giải pháp nhằm phát triển thị trường quyền chọn tại Việt Nam . 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU  Đề tài tập trung nghiên cứu các đặc điểm của công cụ quyền chọn tiền tệ để từ đó có thể đưa ra một số cách sử dụng hợp lý. T ừ đó có thể giúp cho các nh à kinh doanh hiểu cặn kẽ và có thể sử dụng cho mục đích bảo vệ rủi ro hay tối đa hóa lợi ích cho chính họ.  Do có sự giới hạn nên trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, nên sẽ không đi sâu vào các mô hình định giá quyền chọn. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp thu thập xử lý số liệu (số liệu thứ cấp được lấy từ cơ quan thống kê, tạp chí, mạng…). Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phân tích để hệ thống hóa từng nh óm thông tin, qua đó thuận tiện cho việc đối chiếu và so sánh. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Hiện nay, không chỉ các thị tr ường toàn cầu nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng, mọi người đều lo ngại vấn đề quản lý rủi ro, v à đây cũng là thời điểm tốt để một thị trường còn non trẻ, với nhiều biến động về tỷ giá trong thời gian qua nh ư ở Việt Nam có thể xem xét đến việc áp dụng những h ình thức giao dịch thông qua những công cụ phái sinh. Xét về quy mô thị trường cũng như môi trường đầu tư hiện tại thì việc nghiên cứu đưa vào áp dụng các công cụ phái sinh l à hết sức cần thiết. Option, một sản phẩm đặc trưng cho công cụ phái sinh sẽ góp phần bảo vệ cho các nh à kinh doanh trong hiện tại và tương lai. 6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Nội dung chính của đề tài bao gồm 3 chương:  Chương 1 : Tổng quan về quyền chọn tiền tệ  Chương 2: Thực trạng thị trường quyền chọn tại Việt Nam  Chương 3: Các giải pháp phát triển thị trường quyền chọn tiền tệ tại Việt Nam 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUYỀN CHỌN TIỀN TỆ 1.1 Thị trường ngoại hối và thị trường phái sinh 1.1.1 Thị trường ngoại hối Thị trường ngoại hối là nơi giao dịch mua bán các đồng tiền chuyển đổi. Các đồng tiền mạnh, có tính chuyển đổi cao được giao dịch nhiều nhất là Đôla Mỹ, Yên Nhật Bản, Mác Đức. Thị trường hối đoái là thị trường phi tập trung. Ba thị trường hối đoái lớn nhất thế giới là London, Tokyo, New York. Thị trường hối đoái có quy mô giao dịch trong một ngày trên một nghìn tỷ đôla. Vì vậy, thị trường này tác động rất lớn đến tình hình kinh tế của các nước đang phát triển. Đến nay, chưa có một cơ quan quốc tế nào đứng ra làm nhiệm vụ giám sát thị trường này. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) muốn đứng ra làm chức năng Ngân hàng Trung ương toàn cầu, nhưng lực bất tòng tâm, và không được các nước công nghiệp Tư bản ủng hộ. Các nước công nghiệp tư bản chỉ chú trọng trước hết đến những vấn đề tiền tệ, kinh tế trong nước, nên không phối hợp đúng mức để kiểm soát thị trường. 1.1.2 Thị trường phái sinh Thị trường tài chính phái sinh là một thị trường còn ít được biết đến ở Việt Nam. Doanh nghiệp dường như còn quá xa lạ với những công cụ để phòng tránh rủi ro cho hoạt động kinh doanh trước những biến động của thị trường. Thị trường các công cụ phái sinh là các thị trường dành cho các công cụ mang tính chất hợp đồng mà thành quả của chúng được xác định dựa trên một công cụ hoặc một tài sản khác. Công cụ tài chính phái sinh là các hợp đồng tài chính mà giá trị của nó có mối liên hệ chặt chẽ hoặc được bắt nguồn từ các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán, lãi suất hoặc tỷ giá. Chúng được sử dụng để phòng tránh, phân tán rủi ro, bảo vệ, tạo lợi nhuận, chống biến động giá trị hoặc để đầu cơ thu lợi nhuận. Chúng ta xem các công cụ phái sinh như là các hợp đồng, chúng được thoả thuận giữa hai bên – người mua và người bán – trong đó mỗi bên Giải pháp phát triển quyền chọn tiền tệ tại Việt Nam Trần Thái Phương 2 sẽ thực hiện một nghĩa vụ gì đó cho bên kia. Các loại hợp đồng có giá cả, trong đó người mua cố gắng mua với giá rẻ nhất trong khi người bán lại muốn bán với giá cao nhất. Đến nay, trên thị trường tài chính quốc tế nghiệp vụ tài chính phái sinh đã phát triển rất mạnh với các nghiệp vụ phái sinh rất đa dạng và thị trường phái sinh đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu. Sở dĩ nó phát triển thành công như vậy, là do sử dụng nghiệp vụ này đem lại lợi ích cho các thành viên trên thị trường. Trên thị trường đó có thể phân ra thành 3 loại thành viên: người đầu tư, người đầu cơ, người cơ lợi. Sử dụng nghiệp vụ tài chính phái sinh đều mang lại lợi ích cho 3 loại thành viên này: người đầu tư phải đối diện với những rủi ro do biến động giá cả của các sản phẩm chính, họ phải sử dụng nghiệp vụ phái sinh để giảm thiểu hoặc loại bỏ rủi ro; đối với người đầu cơ lại muốn đánh cuộc trên những biến động giá cả của sản phẩm chính, họ dùng nghiệp vụ này như một đòn bẩy đặc biệt; đối với người cơ lợi (thực hiện lợi nhuận mà không có rủi ro) bằng cách sử dụng chênh lệch giá giữa các thị trường tài chính khác nhau, họ đã sử dụng rất hiệu quả các nghiệp vụ phái sinh để hưởng sự chênh lệch giá. Công cụ tài chính phái sinh là một loại công cụ tài chính hoặc một hợp đồng được sử dụng với mục đích ngăn ngừa rủi ro hoặc được nắm giữ vì mục đích thương mại. Công cụ tài chính phái sinh có các đặc điểm:  Giá trị có thể bị thay đổi theo sự biến động của lãi suất trên thị trường, sự biến động của giá trị công cụ tài chính gốc (hợp đồng), giá cả hàng hóa, tỷ giá hối đoái, chỉ số giá, tỷ suất hoặc chỉ số tín dụng hoặc các biến động khác của hợp đồng gốc.  Doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính phái sinh có thể phải bỏ ra khoản đầu tư ban đầu nhưng khoản đầu tư ban đầu đó nhỏ hơn giá trị của các hợp đồng gốc mà những hợp đồng này có khả năng thay đổi do những biến động của các yếu tố không chắc chắn trên thị trường; được thanh toán vào một ngày trong tương lai. Giải pháp phát triển quyền chọn tiền tệ tại Việt Nam Trần Thái Phương 3 Những đặc điểm ở trên đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động và hiệu quả của thị trường phái sinh. Các thị trường giao ngay và sản phẩm phái sinh gắn bó với nhau rất chặt chẽ. Tuy vậy, chúng ta vẫn chưa xác định rõ vai trò của thị trường các sản phẩm phái sinh đối với hoạt động của thị trường giao ngay là gì. 1.1.3 Tính hai mặt của thị trường các sản phẩm phái sinh 1.1.3.1 Tích cực  Về phía ngân hàng Kiểm soát nguồn vốn khả dụng: các ngân hàng thương mại có thể thực hiện các giao dịch hoán đổi với Ngân hàng Nhà nước để điều tiết lượng vốn khả dụng tại ngân hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại còn có thể ký kết các hợp đồng hoán đổi với nhau nhằm sử dụng lượng tiền hiện có một cách hiệu quả. Tạo liên kết với khách hàng: nhờ đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của khách hàng nên các giao dịch sản phẩm phái sinh trở thành một cầu nối quan trọng giữa ngân hàng và khách hàng. Cầu nối đó lại càng chắc chắn hơn khi thông qua các giao dịch này ngân hàng thực hiện việc bán chéo các sản phẩm, dịch vụ của mình cho khách hàng. Khách hàng sẽ rất hài lòng khi được phục vụ với một gói các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao. Tăng thu nhập cho ngân hàng: các giao dịch sản phẩm phái sinh mang lại cho các ngân hàng thương mại nguồn thu thông qua phí và chênh lệch giá. Ngoài ra, việc bán chéo sản phẩm cũng đem lại nguồn thu không nhỏ cho các ngân hàng nếu khai thác một cách triệt để. Nâng cao năng lực kinh doanh: sử dụng tốt các giao dịch hối đoái phái sinh giúp ngân hàng kiểm soát nguồn vốn khả dụng bằng ngoại tệ một cách hiệu quả, tạo liên kết tốt với khách hàng và tạo nhiều cơ hội bán chéo sản phẩm. Tất cả những yếu tố đó tạo thành một chuỗi liên kết nhân quả giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Giải pháp phát triển quyền chọn tiền tệ tại Việt Nam Trần Thái Phương 4  Về phía khách hàng Quản trị rủi ro: vì giá của sản phẩm phái sinh có quan hệ với giá của hàng hoá cơ sở trên thị trường giao ngay, các sản phẩm phái sinh có thể sử dụng để làm giảm hay tăng rủi ro của việc sở hữu tài sản giao ngay. Ví dụ, mua một tài sản giao ngay và bán một hợp đồng giao sau hay một quyền chọn mua sẽ làm giảm rủi ro của nhà đầu tư. Dạng giao dịch này được gọi là phòng ngừa rủi ro. Các nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro khác nhau, một số nhà đầu tư có khả năng chấp nhận rủi ro tốt hơn các nhà đầu tư khác. Tuy nhiên, tất cả các nhà đầu tư đều muốn giữ cho khoản đầu tư của mình ở một mức rủi ro có thể chấp nhận được. Thị trường sản phẩm phái sinh cho phép những người muốn làm giảm rủi ro của mình chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó, đó là các nhà đầu cơ. Vì các thị trường này là rất hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư, không ai cần chấp nhận một mức rủi ro không phù hợp với bản thân mình. Vì vậy, các nhà đầu tư sẵn sàng cung cấp nhiều vốn hơn cho thị trường tài chính, tạo điều kiện cho các công ty vay vốn với chi phí sử dụng vốn thấp, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Thông tin hiệu quả hình thành giá: các thị trường kỳ hạn và giao sau là nguồn thông tin rất quan trọng đối với giá cả. Đặc biệt, thị trường giao sau được xem như một công cụ xác định giá giao ngay của tài sản. Vàng, dầu và hàng hoá giao dịch ở nhiều nơi vào những thời điểm khác nhau, ứng với mỗi loại có rất nhiều xếp hạng khác nhau về chất lượng và chủng loại, do đó có rất nhiều giá giao ngay có thể xảy ra. Thị trường giao sau tổng hợp tất cả các thông tin vào một dạng thống nhất, phản ánh giá giao ngay của một tài sản riêng biệt, là cơ sở của một hợp đồng giao sau. Giá của một hợp đồng giao sau đáo hạn sớm nhất thường được xem là giá giao ngay. Thị trường quyền chọn không cung cấp những dự báo về giá giao ngay trong tương lai một cách trực tiếp. Tuy nhiên, chúng cung cấp những thông tin quý giá về độ bất ổn và cũng là rủi ro của tài sản giao ngay cơ sở. Giải pháp phát triển quyền chọn tiền tệ tại Việt Nam Trần Thái Phương 5 Các lợi thế về hoạt động: các thị trường phái sinh cung cấp rất nhiều lợi thế về hoạt động:  Chi phí giao dịch thấp hơn: hoa hồng và các chi phí giao dịch khác đối với người tham gia giao dịch là thấp hơn  việc dử dụng để thay thế và bổ sung cho các giao dịch trên thị trường giao ngay trở nên dễ dàng và hấp dẫn hơn.  Thị trường các sản phẩm phái sinh (đặc biệt là sàn giao dịch giao sau và quyền chọn) có tính thanh khoản cao hơn thị trường giao ngay do mức vốn yêu cầu tham gia vào thị trường sản phẩm phái sinh thấp hơn. Tỷ suất sinh lợi và mức độ rủi ro có thể điều chỉnh ở bất cứ mức độ nào như mong muốn, đồng thời có thể giao dịch với khối lượng lớn.  Các thị trường sản phẩm phái sinh cho phép nhà đầu tư bán khống dễ dàng hơn thị trường chứng khoán. Kinh doanh trên cơ sở chênh lệch tỷ giá: doanh nghiệp có thể khai thác chiều hướng biến động có lợi của tỷ giá để thu lợi nhuận. Một quyền chọn mua hay bán (kiểu Mỹ) có thể được thực hiện trước ngày đáo hạn nếu tỷ giá giao ngay trên thị trường cao hơn hay thấp hơn tỷ giá quyền chọn với dự báo rằng tỷ giá có xu hướng biến động ngược chiều trong tương lai. Thị trường hiệu quả: các thị trường giao ngay có thể vẫn hiệu quả ngay cả khi không có thị trường sản phẩm phái sinh. Tuy nhiên, một số cơ hội kinh doanh chênh lệch lãi suất vẫn tồn tại, ngay cả trong thị trường thường xuyên hiệu quả (có nghĩa là giá của một số tài sản tạm thời vi phạm các quy luật). Các nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận vượt hơn mức hợp lý của thị trường ứng với mức rủi ro cho trước. Thông qua các giao dịch sản phẩm phái sinh, các cơ hội này sẽ bị loại trừ, giá của tài sản cơ sở phản ánh chính xác hơn giá trị kinh tế thật sự của hàng hoá, mang lại lợi ích cho nền kinh tế. Thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán: các công cụ phái sinh đang ngày một phổ biến và được áp dụng nhiều hơn bao giờ hết đối với tất cả các hàng Giải pháp phát triển quyền chọn tiền tệ tại Việt Nam Trần Thái Phương 6 hoá chính trên thị trường chứng khoán, từ cổ phiếu, trái phiếu cho đến tiền tệ và hàng hoá như: sắt, dầu mỏ, sản phẩm nông nghiệp ... Sự phổ biến của các công cụ phái sinh trên thị trường xuất phát từ tính linh hoạt và mềm dẻo của nó so với các công cụ khác. Lợi nhuận của những công cụ này hình thành từ chính giá của những sản phẩm mà nó điều chỉnh. Điều này giúp các ngân hàng, các nhà giao dịch hay nhà đầu tư có thể "đánh cược" vào sự biến động về giá cả mà bỏ qua tranh cãi về giá trị thực của tài sản. Chính vì thế, lợi ích của các công cụ phái sinh luôn được các nhà đầu tư chứng khoán khai thác triệt để nhằm tránh các khoản thua lỗ do sự biến động của giá cả. Một cách đơn giản, với việc mua các công cụ phái sinh, các nhà đầu tư đang đánh cược rằng thị trường sẽ biến động theo chiều hướng ngược lại. Từ đó, các nhà đầu tư vừa có được lợi nhuận nếu giá cổ phiếu lên cao, vừa đảm bảo sẽ không thua lỗ trong trường hợp cổ phiếu mất giá. Do đó, công cụ chứng khoán phái sinh có mặt nhiều trong các quỹ phòng hộ (hedge-fund) - và quỹ này là một phát minh lớn trên thị trường chứng khoán. Các sản phẩm giao dịch cho phép chuyển giao rủi ro từ những người muốn loại trừ hay giảm thiểu rủi ro sang những người muốn chấp nhận hay muốn gia tăng rủi ro. Thị trường này đòi hỏi phải tồn tại các nhà đầu cơ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tạo điều kiện thuận lợi cho những người phòng ngừa rủi ro. Hầu hết các nhà đầu cơ thật sự không kinh doanh các tài sản cơ sở và đôi khi không biết gì về chúng những tay cờ bạc? Khác biệt quan trọng giữa thị trường sản phẩm phái sinh và đánh bạc là về phương diện lợi ích tạo ra cho xã hội. Lợi ích của người đánh bạc chỉ thuộc về người tham gia và một số ít người liên quan (gián tiếp). Lợi ích của sản phẩm phái sinh không chỉ cho những người tham gia thị trường mà còn giúp thị trường tài chính hiệu quả hơn, tạo ra những cơ hội tốt hơn để phòng ngừa rủi ro. Lợi ích này lan tỏa ra toàn xã hội. Tóm lại, thị trường sản phẩm phái sinh cung cấp công cụ hỗ trợ cho hoạt động quản trị rủi ro, các thông tin hiệu quả để hình thành giá, giảm chi phí, nâng cao tính thanh khoản, bán khống và làm cho thị trường hiệu quả hơn. Giải pháp phát triển quyền chọn tiền tệ tại Việt Nam Trần Thái Phương 7 1.1.3.2 Tiêu cực Không cần phải nghi ngờ về việc các sản phẩm phái sinh là những công cụ rất hữu hiệu. Chúng thường chứa đựng đòn bẩy khá cao, những thay đổi trong giá cả có thể dẫn đến những mức lợi nhuận hay mức lỗ rất lớn  một đặc tính không mong muốn, vừa là ưu điểm, vừa là khuyết điểm. Các sản phẩm phái sinh đôi khi bị chỉ trích là nguyên nhân dẫn đến các khoản lỗ lớn của các công ty lớn, các quỹ đầu tư, chính phủ, nhà đầu tư phi lợi nhuận và các cá nhân. Liệu sản phẩm phái sinh có thật sự gây ra tội lỗi hay không? Công cụ phái sinh sử dụng phương pháp đòn bẩy: sử dụng một số tiền nhỏ để thực hiện một khoản đầu tư có giá trị lớn. Bạn có thể mua một hợp đồng tương lai (futures contract) trị giá hàng nghìn đô la với khoản đầu tư ban đầu chỉ bằng 10% tổng trị giá hợp đồng. Ví dụ, nếu bạn mua một hợp đồng vàng trị giá 35.000$ (khi 1 ounce vàng bằng 350$) bạn có thể chỉ cần bỏ ra 3.500$. Đó chính là một sự đảm bảo tốt cho bạn và sẽ tạo cho bạn một lực bẩy hơn 100 ounce (oz.) vàng. Với một hàng hoá có giá dao động bất ổn như vàng, dao động giá khoảng 100$ trong suốt thời hạn của hợp đồng là hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, nếu giá tăng 100$, tức là lên đến 450$ một ounce, giá trị đầu tư của bạn có thể lên đến 10.000$ - gần như đạt mức lãi 300% so với đầu tư gốc 3.500$ của bạn. Mỗi lần giá một ounce vàng tăng lên 10 cent thì giá trị hợp đồng sẽ tăng lên 10$. Tuy vậy, đương nhiên là điều ngược lại cũng có thể xảy ra. Nếu giá giảm và giá trị đầu tư của bạn cũng sụt xuống 300%, việc này có thể lấy mất hơn 10.000$ của bạn -- đôi khi còn nhiều hơn -- để thực hiện đúng cam kết của hợp đồng khi bạn bị lỗ. Vì vậy, mặc dù đòn bẩy khiến cho việc cam kết lúc ban đầu có vẻ thuận lợi nhưng những diễn biến xấu có thể xảy ra trong quá trình đầu tư phái sinh này có thể gây ra cho bạn những khoản thua lỗ lớn. Việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh và hoạt động của thị trường công cụ tài chính phái sinh chứa đựng những rủi ro tiềm tàng rất lớn, thậm chí khi rủi ro xảy ra có thể làm cho doanh nghiệp bị phá sản hoặc khủng hoảng tài chính... nếu hoạt động của doanh nghiệp, của tổ chức tài chính, của thị trường không hiệu quả. Chính Giải pháp phát triển quyền chọn tiền tệ tại Việt Nam Trần Thái Phương 8 vì vậy, từng nhà quản trị doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước cần phải hiểu rõ về bản chất và những rủi ro gia tăng từ công cụ tài chính phái sinh. Tùy thuộc từng loại công cụ phái sinh, tùy thuộc vào mục đích và trạng thái kinh doanh sẵn có khi mua – bán, giao dịch công cụ tài chính phái sinh, tùy thuộc cơ sở hạ tầng tài chính, tùy thuộc môi trường kinh doanh mà người mua, người bán sẽ phải hoặc không phải đối diện với những loại rủi ro tài chính, mức độ rủi ro nhất định. Ví dụ, nếu xét riêng lẻ một nghiệp vụ quyền chọn: đối với người mua quyền chọn mua, lỗ nhiều nhất là mức phí quyền chọn, lãi thì có thể rất lớn; ngược lại, đối với người bán quyền chọn mua: lãi tối đa là phí quyền chọn, lỗ thì có thể rất lớn. 1.2 Quyền chọn tiền tệ 1.2.1 Khái niệm Hợp đồng quyền chọn (option contract): là một thỏa thuận giữa bên mua và bên bán quyền chọn, theo đó bên bán quyền đồng ý trao cho bên mua quyền một quyền chọn, đó là quyền chứ không phải nghĩa vụ, để thực hiện quyền mua hoặc không mua, bán hoặc không bán một lượng hàng hóa cơ sở nhất định, có thể là ngoại tệ, hàng hóa, chứng khoán…, theo một mức giá hoặc tỷ giá được thỏa thuận và định trước trong hợp đồng, có hiệu lực trong một thời gian nhất định kể từ ngày mua quyền chọn. Bên mua quyền chọn phải trả cho bên bán quyền chọn một khoản tiền gọi là phí quyền chọn hay giá quyền chọn ngay tại thời điểm ký hợp đồng mua quyền chọn. 1.2.2 Vai trò của hợp đồng quyền chọn  Quản lý rủi ro giá cả Các nhà đầu tư đều có các cách suy nghĩ khác nhau, không ai giống ai vì vậy mức độ chấp nhận rủi ro cũng rất khác nhau. Một số nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao, và một nhóm nhà đầu tư khác thì ngược lại. Thị trường quyền chọn cho phép những người muốn làm giảm rủi ro của mình chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó – đó là những người đầu cơ mong muốn tìm kiếm được những lợi nhuận cao trong rủi ro. Vì các thị trường này là rất hiệu quả trong việc Giải pháp phát triển quyền chọn tiền tệ tại Việt Nam Trần Thái Phương 9 phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư, không có ai cần phải chấp nhận một mức rủi ro không phù hợp với bản thân mình. Vì vậy các nhà đầu tư sẵn sàng cung cấp nhiều vốn hơn cho thị trường tài chính. Điều này sẽ tạo ra nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Quyền chọn là một công cụ cho phép phòng tránh rủi ro và chuyển dịch rủi ro từ những người không thích rủi ro sang những người chấp nhận rủi ro để tìm kiếm lợi nhuận.  Thúc đẩy thị trường tài chính phát triển Hợp đồng quyền chọn cho phép nhà kinh doanh đạt được tỳ suất sinh lợi cao, chính điều này hấp dẫn mạnh các nguồn vốn mạo hiểm, góp phần huy động nguồn lực tài chính từ xã hội. Ngoài ra chi phí thực hiện hợp đồng thấp (ở các nước có nền kinh tế phát triển phí option rất cạnh tranh) và tính thanh khoản của các hợp đồng này là rất cao.  Lợi thế về hoạt động Chi phí giao dịch thấp. điều này làm cho việc sử dụng giao dịch trên các thị trường này thay thế hoặc bổ sung cho các giao dịch trên thị trường giao ngay trở nên dễ dàng và hấp dẫn hơn. Giao dịch quyền chọn có tính thanh khoản cao hơn so với thị trường giao ngay. Mặc dù thị trường giao ngay nói chung là có tính thanh khoản rất cao tuy nhiên chúng không thể hấp thu được các giao dịch có giá trị lớn mà không gây ra các biến động đáng kể. Do đó, thị trường sản phẩm phái sinh có thể thích ứng với các giao dịch khối lượng lớn dễ dàng hơn. Tính thanh khoản cao hơn một phần là do mức vốn sinh lợi và rủi ro có thể được điều chỉnh ở bất cứ mức độ nào như mong muốn nhưng vì cần ít vốn hơn nên các thị trường này có thể hấp thu nhiều giao dịch hơn. 1.2.3 1.2.3.1 Ưu nhược điểm của quyền chọn Ưu điểm Quyền chọn có nhiều ưu điểm : Giải pháp phát triển quyền chọn tiền tệ tại Việt Nam Trần Thái Phương 10  Người nắm giữ quyền chọn có quyền thực hiện hay không thực hiện hợp đồng quyền chọn. Điều này tạo thêm cơ hội kinh doanh và phù hợp với các biến động về giá của các tài sản cơ sở.  Mức lỗ tối đa được xác định trước, còn mức lời thì vô hạn (đối với người mua quyền chọn).  Được sử dụng để bảo vệ lợi nhuận, đây là một trong những đặc điểm nổi bật của quyền chọn. Khi nắm giữ tài sản cơ sở, để bảo vệ mức lợi nhuận đã có được, nhà đầu tư có thể mua quyền chọn bán với một mức giá thực hiện tốt nhất để bảo vệ mức lợi nhuận mà mình đã có khi tài sản cơ sở sụt giảm.  Linh hoạt phòng ngừa rủi ro, ở mọi vị thế nhà đầu tư đều có thể sử dụng quyền chọn để bảo vệ các rủi ro mà minh có thể gặp phải. Với việc sử dụng các công cụ quyền chọn linh hoạt, nhà đầu tư có thể phòng ngừa rủi ro, mặt khác có thể tìm kiếm lợi nhuận từ chính công cụ phòng ngừa rủi ro này. 1.2.3.2 Nhược điểm Bên cạnh các ưu điểm, quyền chọn cũng có nhiều nhược điểm :  Giao dịch quyền chọn phụ thuộc vào giá trị của tài sản cơ sở, mức giá thực hiện quyền, thời gian, độ biến thiên của tài sản cơ sở. Mặt trái cơ bản nhất của quyền chọn là khi thị trường diễn biến không như kỳ vọng của nhà đầu tư thì sẽ mất hết toàn bộ số tiền bỏ ra để có được quyền chọn.  Quyền chọn là công cụ phái sinh khá phức tạp. Do đó khi sử dụng giao dịch quyền chọn, nhà đầu tư cần phải hiểu rõ và biết cách vận dụng các công cụ quyền chọn một cách linh hoạt. Do đó, rủi ro lớn nhất của quyền chọn là khi chính nhà đầu tư không hiểu rõ về quyền chọn và không biết cách kết hợp các vị thế để giới hạn tổn thất nếu có và gia tăng lợi nhuận.  Mặt khác của các giao dịch quyền chọn là hiện tượng đầu cơ. Các nhà đầu cơ có thể đầu cơ giá lên hoặc đầu cơ giá xuống bằng các quyền chọn mua và Giải pháp phát triển quyền chọn tiền tệ tại Việt Nam Trần Thái Phương
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng