Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ ĐỂ THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRỞ THÀNH T...

Tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ ĐỂ THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRỞ THÀNH TRUNG TÂM ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

.PDF
9
102
80

Mô tả:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ ĐỂ THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRỞ THÀNH TRUNG TÂM ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Kỷ yếu Khoa học 2012: 47-55 Trường Đại học Cần Thơ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ ĐỂ THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRỞ THÀNH TRUNG TÂM ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Lưu Thanh Đức Hải1 và Nguyễn Quốc Nghi2 ABSTRACT Joining in the WTO has opened many chances for retail groups to influx Vietnamese market such as: Tesco, Walmart, Carrefour, Lotte....Therefore, the competitive pressure for domestic supermarkets is more and more acute. In Cantho, there are totally 5 big supermarkets, but 2 supermarkets – Metro and Big C belong to multinational corporations. Thus, it’s necessary to improve the quality of service in local supermarkets at Cantho City so that they will have more power in the race with competitors at the present. The aim of this research is to find out factors that affect the quality of supermarkets’ service. Based on that basis, the writer will propose some solutions that contribute to enhance the quality of service of retail supermarkets at Cantho City. The data for this project are collected from interviewing 220 customers shopping in the supermarkets. The methods for analysing are descriptive statistic, frequency analysis, and cross-tabulation. Keywords: Suppermarkets, Service quality, Motivation center Title: Solutions for developing trading and service activities in Cantho City become a motivation center of the Mekong Delta TÓM TẮT Việc gia nhập WTO đã tạo nhiều cơ hội cho các tập đoàn bán lẻ nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam như Tesco, Walmart, Carrefour, Lotte…do đó, áp lực cạnh tranh cho các siêu thị trong nước ngày càng gay gắt hơn. Tại Cần Thơ, tuy chỉ có 5 siêu thị lớn kinh doanh tổng hợp nhưng đến 2 siêu thị của nước ngoài đó là Metro và Big C. Như vậy, hơn bao giờ hết việc cải tiến chất lượng dịch vụ của các siêu thị Việt Nam trên địa bàn thành phố Cần Thơ để có thêm sức mạnh trong cuộc đua với đối thủ cạnh tranh là vô cùng cần thiết. Mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ siêu thị, và trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ các siêu thị bán lẻ trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Nguồn dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu được lấy từ việc phỏng vấn ngẫu nhiên 220 khách hàng đến siêu thị mua sắm. Các phương pháp được sử dụng để phân tích dữ liệu thu thập là: thống kê mô tả, phân tích tần số, phân tích nhân tố và phân tích bảng chéo. Từ khoá: Siêu thị, chất lượng dịch vụ, Trung tâm động lực 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, là thành phố loại 1 trực thuộc trung ương. Chính vì thế, Tp. Cần Thơ có nhiều điều kiện 1 2 PGS. Ts, Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh, Trường đại học Cần Thơ Thạc sỹ, Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh, Trường đại học Cần Thơ 47 Kỷ yếu Khoa học 2012: 47-55 Trường Đại học Cần Thơ thuận lợi phát triển thương mại và dịch vụ thời gian qua. Đặc biệt từ khi hoàn thành xây dựng và đưa vào lưu thông cầu Cần Thơ (4/2010) nối liền tuyến giao thông huyết mạch vùng ĐBSCL và cả nước. Trong những năm gần đây, Tp. Cần Thơ có nhiều chuyển biến tích cực trong hoạt động thương mại và dịch vụ, năm 2010 tổng mức bán hàng hoá và dịch vụ đạt 68.290.202 triệu đồng [02, tr.235], trong đó, thương mại và dịch vụ chiếm 95,13%. Tuy nhiên, ngành dịch vụ và thương mại Tp. Cần Thơ vẫn còn một số hạn chế như: vẫn chưa khẳng định vai trò trung tâm thương mại cấp vùng, tốc độ phát triển của dịch vụ và thương mại quá nhanh dẫn đến các vấn đề bất cập, ngược lại phát triển dịch vụ thương mại ở các cụm nông thôn của thành phố còn chậm,… Hơn nữa, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, với vai trò “đầu tàu” của khu vực ĐBSCL, thành phố Cần Thơ cần vượt qua những khó khăn, hạn chế hiện tại, xây dựng chiến lược phát triển ngành thương mại và dịch vụ xứng tầm với thành phố “trung tâm động lực phát triển thương mại và dịch vụ khu vực ĐBSCL”. 2 THỰC TRẠNG NGÀNH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TP. CẦN THƠ 2.1 Thành tựu và đóng góp của ngành TM&DV trong phát triển kinh tế xã hội Cùng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Tp. Cần Thơ, giá trị ngành TM&DV tạo ra chiếm một phần đáng kể. Năm 2010, TM&DV đóng góp 64.925.247 triệu đồng, trong đó ngành thương mại chiếm tới 62.976.772 triệu đồng và 1.988.475 triệu đồng từ ngành dịch vụ [1, tr.235]. Bảng 1: Tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ Tp. Cần Thơ năm 2010 Ngành kinh tế Thương mại Dịch vụ Khách sạn nhà hàng Du lịch Tổng Giá trị đóng góp (triệu đồng) Cơ cấu (%) Xếp hạng 62.976.772 92,22 1 3.270.435 1.988.475 4,79 2,91 2 3 54.520 68.288 0,08 100 4 Nguồn: Kỷ yếu Cần Thơ 35 năm phát triển và hội nhập Tp. Cần Thơ là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, thanh toán xuất nhập khẩu ở khu vực ĐBSCL. Do đó, ngành TM&DV rất phong phú, đa dạng và rất phát triển mạnh. Đặc biệt là các loại hình như: Xây dựng, bán lẻ, tài chính, tư vấn, logistic, giáo dục,... Trong đó, nổi trội nhất phải kẻ đến hoạt động kinh doanh bán lẻ. Hoạt động bán lẻ: Tp. Cần Thơ với 05 siêu thị bán lẻ (Co.opMart, Maximark, Vinatex, Metro và Big C), 05 siêu thị chuyên doanh là Tây Đô - Plaza, siêu thị điện máy Bestcarings, siêu thị Chợ lớn, siêu thị Sách Tây Đô và siêu thị Đại Khánh. Với tổng số vốn đầu tư hơn 366 tỷ đồng, ngoài ra còn có các chuỗi cửa hàng tiện lợi và hệ thống 102 chợ truyền thống (có 2 chợ nổi), năm 2010 doanh thu từ bán lẻ đạt 32.211 tỷ đồng [1, tr.236]. Qua đó, có thể thấy rằng hoạt động bán lẻ đóng vai trò rất lớn trong ngành TM&DV của thành phố. 48 Kỷ yếu Khoa học 2012: 47-55 Trường Đại học Cần Thơ Mạng lưới siêu thị phát triển khá nhanh trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Năm 2004, siêu thị đầu tiên được thành lập với hình thức một siêu thị mini là Co.opMart, tọa lạc tại trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế Cần Thơ. Và chỉ sau tám năm, thành phố Cần Thơ đã có trên 10 siêu thị kinh doanh các loại, trong đó có 4 siêu thị kinh doanh tổng hợp và hơn 6 siêu thị kinh doanh chuyên ngành. Và vào ngày 05/07/2012 vừa qua, Big C cũng đã gia nhập hệ thống siêu thị, tạo nên sự cạnh tranh và năng động cho thành phố Cần Thơ. Theo qui hoạch phát triển hệ thống chợ, siêu thị và trung tâm thương mại được Sở Thương mại thành phố Cần Thơ thông qua thì đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Cần Thơ sẽ có 110 chợ, 14 siêu thị và 17 trung tâm thương mại. Bảng 2: Một số siêu thị điển hình trên địa bàn thành phố Cần Thơ Tên siêu thị Địa điểm Co.opMart Metro Maximark Vinatex Big C An Cư Hưng Lợi Thới Bình Xuân Khánh Hưng Phú Năm Hoạt động Xếp hạng Diện tích kinh doanh (m2) Ghi chú 2004 2004 2006 2006 2012 I I I I I 8.500 9.668 9.060 8.500 12.000 Bán lẻ Bán sỉ Bán lẻ Bán lẻ Bán lẻ Nguồn: Sở Công Thương Cần Thơ Xây dựng và vận tải: Với vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và được huy động từ nhiều nguồn và đầu tư xây dựng hợp lý. Tp. Cần Thơ tập trung chủ yếu xây dựng các công trình hạ tầng giao thông và các công trình phúc lợi. Đặc biệt công trình cầu Cần Thơ với mức đầu tư 4.832 tỷ đồng, sau khi xây dựng và đưa vào hoạt động (2010) giúp lưu thông tiện lợi, việc phân phối hàng hoá trở nên dễ dàng đáp ứng 50,9 triệu lượt khách mỗi năm [1, tr.46]. Ngoài ra, Tp. Cần Thơ còn có cảng Trà Nóc, Cảng Cần Thơ và Cảng Cái Cui vận chuyển hơn 10 triệu hàng hoá (2010) [1. tr.78]. Thêm vào đó, Tp. Cần Thơ còn có cảng hàng không duy nhất của vùng ĐBSCL, tiếp nhận khách bay trong nước và cả quốc tế. Tài chính và tín dụng: Hệ thống ngân hàng thành phố Cần Thơ trong năm 2010 đã thành lập thêm 07 chi nhánh ngân hàng thương mại và 02 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, nâng tổng số lên 213 địa điểm có giao dịch ngân hàng, gồm 01 trụ sở chính ngân hàng thương mại cổ phần, 48 chi nhánh cấp 1, 05 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, 02 ngân hàng nước ngoài, 01 ngân hàng liên doanh, 02 công ty tài chính và cho thuê tài chính và 158 điểm giao dịch ngân hàng dưới cấp chi nhánh. Bảng 3: Mạng lưới tổ chức tín dụng ở Tp. Cần Thơ TT Loại hình 1 2 3 4 5 6 Ngân hàng thương mại Nhà nước Ngân hàng thương mại cổ phần Ngân hàng liên doanh Ngân hàng nước ngoài Chi nhánh tổ chức tín dụng phi ngân hàng Tổ chức tín dụng hợp tác Năm 2007 7 18 1 2 Năm 2008 7 24 1 2 Năm 2009 10 27 1 2 Năm 2010 10 34 1 2 2 2 2 2 3 3 3 5 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cần Thơ 49 Kỷ yếu Khoa học 2012: 47-55 Trường Đại học Cần Thơ Giáo dục đào tạo và chuyển giao khoa học kỹ thuật: Có nhiều chuyển biến tích cực, được tăng cường cả về quy mô và chất lượng. Tp. Cần Thơ là trung tâm văn hoá vùng với rất nhiều trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu. Tp. Cần Thơ là nơi đào tạo tri thức và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho cả khu vực ĐBSCL, trong đó, phải kể đến các đơn vị như: trường Đại học Cần Thơ, Đại học Y Dược Cần Thơ, Đại học Tây Đô và Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đại học Cần Thơ là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực ĐBSCL, trong khi Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long là trung tâm nghiên cứu và triển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa của khu vực và cả nước. 2.2 Kết quả khảo sát ý kiến người tiêu dùng khi mua sắm tại các Siêu thị 2.2.1 Lý do khách hàng chọn siêu thị là nơi mua sắm Kết quả phân tích ở Bảng 4 cho thấy hàng hóa đa dạng, chất lượng đảm bảo là nguyên nhân chủ yếu để khách hàng lựa chọn siêu thị làm nơi mua sắm, vì trong tổng số 220 người được hỏi thì có 162 lượt lựa chọn lý do này, chiếm tỉ lệ 73,6%. Bên cạnh đó, việc được tự do và thoải mái lựa chọn hàng hóa cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến khách hàng mua sắm tại siêu thị vì có đến 158 lượt lựa chọn lý do này trong tổng số 220 người được hỏi, chiếm tỉ lệ 71,8%. Ngoài ra, không gian sạch sẽ, thoáng mát và các chương trình khuyến mãi trong siêu thị cũng được khách hàng đặc biệt quan tâm, chiếm tỉ lệ tương ứng 55,5% và 50,1%. Bảng 4: Lý do khách hàng chọn Siêu thị để mau sắm Lý do Gần nhà Giá cả hợp lý Hàng hóa đa dạng, chất lượng đảm bảo Có nhiều chương trình khuyến mãi Văn minh, lịch sự Không gian sạch sẽ, thoáng mát Chương trình hậu mãi tốt Tự do lựa chọn hàng hóa Tổng mẫu Số lượt trả lời 31 66 162 110 74 122 32 158 220 % so với tổng mẫu 14,1 30,0 73,6 50,1 33,6 55,5 14,5 71,8 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát năm 2012 2.2.2 Chủng loại hàng hóa mà khách hàng thường lựa chọn Kết quả thống kê ở Bảng 5 cho thấy ngành hàng thực phẩm được khách hàng lựa chọn nhiều nhất với tổng số điểm là 975, tiếp theo là đồ dùng gia đình với 905 điểm và đứng thứ ba là ngành hàng may mặc 708 điểm. Hàng điện máy và giày dép có tổng số điểm tương đối nhỏ cho thấy khách hàng đến siêu thị không chọn mua mặt hàng này nhiều, điều này phản ánh sát thực tế bởi nếu mua hàng điện máy thì phần lớn khách hàng sẽ đến các cửa hàng hoặc siêu thị chuyên doanh. 50 Kỷ yếu Khoa học 2012: 47-55 Trường Đại học Cần Thơ Bảng 5: Thứ tự ưu tiên lựa chọn hàng hoá Thứ Thực phẩm tự Thang ưu điểm Tần Điểm tiên số Đồ dùng gia đình Tần Điểm số Đồ Điện máy Giày dép may mặc Tần Tần Tần Điểm Điểm Điểm số số số 1 2 3 4 5 Tổng 72 113 27 4 4 220 11 59 120 27 3 220 5 4 3 2 1 132 43 37 6 2 220 660 172 111 12 2 975 360 452 81 8 4 905 55 236 360 54 3 708 3 4 22 67 124 220 15 16 66 134 124 355 2 1 14 116 87 220 10 4 42 232 87 375 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát năm 2012 2.2.3 Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại các siêu thị Bảng 6: Kết quả đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại các Siêu thị Các yếu tố 1. Hàng hóa đa dạng 2. Chất lượng đảm bảo 3. Giá cả hợp lý 4. Khả năng và thái độ phục vụ của nhân viên 5. Vị trí thuận lợi 6. Hàng hóa trưng bày đẹp mắt, dễ tìm 7. Các chương trình khuyến mãi hấp dẫn 8. Dịch vụ chăm sóc khách hàng 9. Tiết kiệm thời gian Tổng Co.opMart Điểm TB 931 4,23 870 3,95 779 3,54 Vinatex Điểm TB 689 3,13 806 3,66 774 3,52 Maximark Điểm TB 705 3,20 815 3,70 758 3,44 759 3,45 731 3,32 716 3,25 897 863 857 786 614 7.356 4,07 3,92 3,89 3,57 2,79 3,72 828 804 711 690 658 6.691 3,76 3,65 3,23 3,13 2,99 3,38 782 794 673 679 654 6.576 3,55 3,61 3,06 3,09 2,97 3,32 Nguồn: kết quả phân tích số liệu khảo sát năm 2012 Kết quả thống kê ở Bảng 6 cho thấy trong 3 siêu thị nghiên cứu thì Co.opMart được đánh giá là tốt nhất với tổng số điểm 7.356, tiếp theo là Vinatex 6.691 điểm và sau cùng là Maximark 6.576 điểm. Xét về tiêu chí hàng hóa đa dạng, siêu thị Co.opMart dẫn đầu với số điểm chênh lệch khá lớn so với Vinatex và Maximark. Về vấn đề chất lượng và giá cả, nhìn chung cả 3 siêu thị đều thực hiện khá tốt và tương đồng nhau. Điểm trung bình cho hai yếu tố chất lượng và giá cả của Co.opMart đạt 3,74, Vinatex 3,59 và Maximark là 3,57. Vậy cả 3 siêu thị đều được khách hàng đánh giá ở mức hài lòng (mức hài lòng = 3) trở lên cho 2 tiêu chí này. Về khả năng và thái độ phục vụ của nhân viên, điểm chênh lệch giữa 3 siêu thị không quá lớn và điểm bình quân cho mỗi siêu thị cũng từ 3 trở lên. Đối với yếu tố này, Co.opMart vẫn ở vị trí dẫn đầu. Sở hữu “vị trí vàng” với bốn mặt tiền nên Co.opMart ở vị trí quán quân so với Vinatex và Maximark trong tiêu chí này. Theo nhận xét của khách hàng, Maximark tuy sở hữu một diện tích khá rộng nhưng đường Hùng Vương có nhiều xe lớn và dường như “hơi ngược đường” so với Vinatex nằm trên đường 30/4 hiền hòa nhưng náo nhiệt. 51 Kỷ yếu Khoa học 2012: 47-55 Trường Đại học Cần Thơ Trưng bày hàng hóa chính là bộ mặt và tạo ấn tượng ban đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào trong mắt người tiêu dùng. Điều này tuy đơn giản bởi nó chỉ là sự sắp xếp nhưng thực sự không phải giản đơn mà cần tập trung nghiêm chỉnh, sự sáng tạo và nghiên cứu tâm lý, thói quen... của khách hàng. Nắm bắt được điều này nên cả 3 siêu thị đều thực hiện khá tốt và được đánh giá ở mức điểm trung bình từ 3,5 trở lên. Tuy nhiên, cách bày trí trong siêu thị Co.opMart được đánh giá cao nhất với tổng số điểm là 863 bởi sự bắt mắt và chuyên nghiệp hơn so với Maximark và Vinatex. 2.2.4 Mối liên hệ giữa mức độ hài lòng và việc lựa chọn siêu thị để mua sắm Siêu thị Vinatex Siêu thị Siêu thị Hình 1: Trưng bày hàng khuyến mãi tại các siêu thị Bảng 7: Mối liên hệ giữa mức độ hài lòng và việc lựa chọn siêu thị để mua sắm Mức độ hài lòng Siêu thị Không Hài lòng Hài lòng Tổng Khá Rất hài lòng Hài lòng Theo hàng Co.opMart 10 68 61 8 147 % theo hàng 6,8% 46,3% 41,5% 5,4% 100,0% 37,1% 72,3% 76,3% 42,1% 9 14 10 6 39 % theo hàng 23,1% 35,9% 25,6% 15,4% 100,0% % theo cột 33,3% 14,9% 12,5% 31,6% Maximark 8 12 9 5 34 % theo hàng 23,5% 35,3% 26,5% 14,7% 100,0% % theo cột 29,6% 12,8% 11,2% 26,3% 27 94 80 19 220 12,3% 42,7% 36,4% 8,6% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% % theo cột Vinatex Tổng theo cột Nguồn: kết quả phân tích số liệu khảo sát năm 2012 Kết quả thống kê ở Bảng 7 cho thấy, trong 220 khách hàng được phỏng vấn về ưu tiên 1 khi lựa chọn siêu thị để mua sắm thì có 147 khách hàng chọn Co.opMart, 39 khách hàng chọn Vinatex và 34 khách hàng chọn Maximark. Về đánh giá chất lượng dịch vụ tại các siêu thị, phần lớn khách hàng đánh giá ở mức hài lòng và khá hài lòng, chiếm 79,1%; rất hài lòng là 8,6% và không hài lòng là 12,3%. Không có khách hàng nào đánh giá các siêu thị ở mức hoàn toàn không hài lòng. 52 Kỷ yếu Khoa học 2012: 47-55 Trường Đại học Cần Thơ Có 94 khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ ở mức hài lòng, đạt tỉ lệ 42,7%, trong đó có 68 khách hàng mua sắm tại siêu thị Co.opMart (72,3%); 14 khách hàng tại siêu thị Vinatex (14,9%) và 12 khách hàng đến siêu thị Maximark (12,8%). Tương tự ta có 80 khách hàng đánh giá ở mức khá hài lòng, đạt tỉ lệ 36,4%; trong đó có 61 khách hàng chọn Co.opMart là ưu tiên 1 khi đi mua sắm, chiếm tỉ lệ 76,3%; Vinatex có 10 khách hàng với tỉ lệ 12,5% và Maximark có 9 khách hàng, đạt 11,2%. Như vậy, ở mức độ hài lòng và khá hài lòng, ta thấy siêu thị Co.opMart đạt tỉ lệ cao hơn Vinatex và Maximark, hay có thể nói rằng phần lớn khách hàng mua sắm tại Co.opMart cảm thấy hài lòng hơn so với 2 siêu thị còn lại. Tuy nhiên, vẫn có một số khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ siêu thị ở mức không hài lòng. Tại Co.opMart có 10/147 khách hàng đến siêu thị không hài lòng, chiếm tỉ lệ 6,8%; Vinatex có 9/39, chiếm 23,1% và Maximark là 8/34 chiếm 23,5% . Qua điều tra thực tế tác giả thấy được nguyên nhân không hài lòng chủ yếu là do khách hàng bị mất nhiều thời gian ở khâu gởi xe, thanh toán tiền và thái độ phục vụ của nhân viên. Số lượng khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ ở mức rất hài lòng chiếm tỉ lệ khá nhỏ, chỉ có 19 người, trong khi số lượng không hài lòng là 27. Vậy các siêu thị cần nâng cao chất lượng dịch vụ hơn nữa để làm tăng con số “rất hài lòng” và làm giảm con số “không hài lòng”. Theo kết quả khảo sát về “Xu hướng tiêu dùng Việt Nam năm 2012” do công ty nghiên cứu thị trường FTA thực hiện thì người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm mua sắm ở các kênh hiện đại và chuyển sang chợ có giá thấp hơn. Nghiên cứu cho thấy 80% người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ bỏ dịch vụ nếu dịch vụ đó tồi, tại Hà Nội là 70%, Đà Nẵng 67% và Cần Thơ 74%. 2.3 Hạn chế và tồn tại của ngành TM&DV ở Tp. Cần Thơ Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, ngành TM&DV Tp. Cần Thơ cũng gặp phải rất nhiều khó khăn, đặc biệt là hoạt động kinh doanh tại các trung tâm thương mại, siêu thị và chợ truyền thống. Phần lớn các siêu thị, trung tâm thương mại tập trung chủ yếu ở trung tâm thành phố bán kính chưa đến 1km. Vì thế sức cạnh tranh vô cùng khóc liệt, một số siêu thị và cửa hàng bán lẻ đã đóng cửa vì hoạt động không hiệu quả. Trong khi các quận, huyện lân cận thì hầu như vắng bóng các siêu thị, trung tâm thương mại. Từ đó cho thấy, mạng lưới bán lẻ của thành phố chưa phát triển đồng bộ. Mặc khác, hệ thống chợ truyền thống vẫn còn nhiều bất cập về hệ thống hạ tầng và mạng lưới phát triển. Hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố phát triển khá nhanh nhưng hiệu quả hoạt động của hệ thống thì còn nhiều vấn đề bất cập. Đó là tình trạng mất cân bằng giữa vốn huy động quá cao và vốn cho vay còn thấp. Ngoài ra, tình trạng dư nợ, nợ xấu khiến hoạt động của ngành ngân hàng phải đau đầu. Tính đến cuối tháng 12/2010, tổng dư nợ cho vay các ngân hàng toàn thành phố đạt 36.862 tỷ đồng, tăng 26.89% so với 2009. Các sản phẩn dịch vụ của hệ thống ngân hàng chủ yếu vẫn là các sản phẩm dịch vụ truyền thống, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động ngân hàng còn nhiều hạn chế. Tp. Cần Thơ đóng vai trò vị trí chiến lược, huyết mạch lưu thông của vùng. Tuy nhiên qua nhiều năm sử dụng và không được duy tu thường xuyên nên nhiều tuyến quốc lộ cũng như tỉnh lộ quan trọng đã xuống cấp nghiêm trọng, khó đảm bảo 53 Kỷ yếu Khoa học 2012: 47-55 Trường Đại học Cần Thơ ATGT. Từ đó khiến cho ngành dịch vụ vận tải mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí. Đặc biệt tình trạng ngập đường, là một thành phố lớn nhưng mỗi khi trời mưa xuống do hệ thống thoát nước không đảm bảo cộng với triều cường dâng cao, nước bị ứ đọng gây ra rất nhiều trở ngại cho lưu thông. Mặc dù có nhiều trường đại học cao đẳng, viện nghiên cứu nhưng các cấp đào tạo trung học và tiểu học còn chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Thực tế cho thấy, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia của Tp. Cần Thơ mới đạt 15,75%, còn hạn chế so với mặt bằng chung của cả nước. Nguyên nhân chủ yếu là do kinh phí đầu tư xây dựng hàng năm có giới hạn, thiếu quỹ đất đảm bảo diện tích theo quy định và thiếu cơ chế, chính sách để phát huy mọi nguồn lực cho công tác này. Hệ thống dịch vụ y tế có sự chuyển biến tích cực trong những năm gần đây, đặc biệt là sự ra đời của nhiều bệnh viện tư (Bệnh viên Quốc tế Phụ sản Phương Châu, Bệnh viện Hoàn Mỹ,...). Tuy nhiên, đó là ở cấp thành phố, còn đối với cấp quận, huyện hay đến cấp phường, xã thì còn quá nhiều vấn đề cần phải bàn luận. Trong đó, phải nói đến cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực,... còn nhiều yếu kém. 3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ Qua phân tích thực trạng cho thấy, ngành TM&DV Tp. Cần Thơ đã có sự phát triển khá nhanh và đóng vai trò rất quan trọng trong khu vực và cả nước. Tuy nhiên, hệ thống này vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của một thành phố trẻ, trung tâm khu vực và hơn 17 triệu dân ở khu vực ĐBSCL. Để phát triển ngành TM&DV Tp. Cần Thơ xứng tầm với vai trò trung tâm động lực ĐBSCL, nhóm tác giả đề xuất một số định hướng sau: Thứ nhất, giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng: Cần chú trọng đầu tư nâng cấp hệ thống chợ truyền thống. Đặc biệt chú ý nâng cấp một số chợ tự phát ở những vị trí quan trọng để đảm bảo tính lưu thông hàng hóa. Cần xây dựng một trung tâm thương mại chính cho thành phố, để Tp. Cần Thơ trở thành trung tâm thương mại cấp vùng, đầu mối cho mọi hoạt động thương mại vùng và liên vùng. Nghiên cứu giải pháp khuyến khích hợp tác công tư (PPPs) trong việc nâng cấp trang thiết bị hệ thống dịch vụ y tế tuyến huyện thị, nâng cấp hệ thống trường lớp các cấp. Ngoài ra cần đầu tư, nâng cấp giao thông ở các tuyến đường quan trọng của thành phố. Giải quyết ngay hệ thống thoát nước, không để tình trạng ngập lụt còn tái diễn mỗi khi trời mưa. Thứ hai, tăng cường công tác tổ chức và quản lý: Để ngành TM&DV Tp. Cần Thơ xứng đáng với vai trò trung tâm động lực của vùng, lãnh đạo thành phố cần nghiên cứu, xây dựng các chủ trương, chính sách hỗ trợ đặc thù. Xây dựng lộ trình phát triển ngành TM&DV trong ngắn và dài hạn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của thành phố. Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn những trường hợp vi phạm pháp luật, phát hiện và xử lý kịp thời hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại. Thứ ba, đa dạng hoá loại hình TM&DV, đẩy mạnh xúc tiến thương mại: Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành TM&DV, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh, phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân và khách du lịch. Xây dựng đội ngũ 54 Kỷ yếu Khoa học 2012: 47-55 Trường Đại học Cần Thơ nhân lực chuyên nghiệp, thường xuyên cập nhật thông tin thị trường trong và ngoài nước phục vụ cho hoạt động xúc tiến thương mại. Nghiên cứu, xây dựng sàn giao dịch nông sản của Tp. Cần Thơ, đảm nhận nhiệm vụ phân phối nông sản cho khu vực ĐBSCL. Thứ tư, đào tạo nguồn nhân lực tri thức: Nghiên cứu các chính sách đào tạo nhân tài và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt chú trọng nguồn nhân lực tri thức, chuyển giao khoa học công nghệ. Từ đó, phát triển mạnh dịch vụ đào tạo, dịch vụ tài chính, dịch vụ chuyển giao kỹ thuật, ngành logistic. Đồng thời, công tác đào tạo và dạy nghề cũng cần được quan tâm và phát triển mạnh trong thời gian tới. 4 KẾT LUẬN Qua phân tích thực trạng ngành TM&DV Tp. Cần Thơ, nhóm tác giả rút ra một kết luận như sau: Thứ nhất, ngành TM&DV Tp. Cần Thơ có nhiều đóng góp đáng cho sự phát triển kinh tế của thành phố, góp phần cũng cố vị thế trung tâm kinh tế của vùng ĐBSCL. Trong đó, phải kể đến các ngành quan trọng như: ngành bán lẻ, tài chính, giáo dục...; Thứ hai, bên cạnh những thành tựu đạt được ngành TM&DV cũng còn tồn tại những khó khăn, hạn chế cần khắc phục như: cơ sở hạ tầng phục vụ cho TM&DV, công tác quản lý TM&DV,... Dựa trên thực trạng, thành tựu đạt được và khó khăn tồn tại cần khắc phục, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển ngành TM&DV Tp. Cần Thơ. Từ đó, giúp kinh tế Tp. Cần Thơ phát triển mạnh mẽ hơn nữa, xứng đáng với vai trò trung tâm động lực của khu vực ĐBSCL. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Kim Thoa (2010), Kỷ yếu “Cần Thơ 35 năm phát triển và hội nhập” 2. Lưu Thanh Đức Hải và Lê Thị Thu Trang (2009); “Giải pháp phát triển hệ thống thương mại bán lẻ trên địa bàn thành phố Cần Thơ” 3. Lưu Thanh Đức Hải và Lê Trương Linh Thoại (2012), “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại các Siêu thị bán lẻ trên địa bàn Thành phố Cần Thơ” 4. Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Trung Khải (2012); “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ trên địa bàn Thành phố Cần Thơ” 5. Nguyễn Quốc Nghi (2010), “Mạng lưới bán lẻ ở thành phố Cần Thơ thực trạng và giải pháp”. Tạp chí Thương mại, số 27-2010. 6. Nguyễn Quốc Nghi (2011), “Hệ thống bán lẻ hiện đại ở đồng bằng sông Cửu Long: thực trạng và định hướng phát triển”. Tạp chí Thương mại, số 25-2011. 55
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan