Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp Giải pháp phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại vùng chè tân cương, thành phố...

Tài liệu Giải pháp phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại vùng chè tân cương, thành phố thái nguyên

.PDF
80
324
84

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN --------------------------- BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG MÃ SỐ: T2016 - 19 Tên đề tài: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI VÙNG CHÈ TÂN CƢƠNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI: ThS. ĐẶNG THỊ BÍCH HUỆ Thái Nguyên, năm 2016 TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN --------------------------- BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG MÃ SỐ: T2016 - 19 Tên đề tài: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI VÙNG CHÈ TÂN CƢƠNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Chủ trì đề tài: Ths. Đặng Thị Bích Huệ Những ngƣời tham gia: 1. Nguyễn Thị Giang 2. Đặng Thị Mai Lan 3. Vũ Thị Hiền 4. Nguyễn Quốc Huy 5. Lành Ngọc Tú Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2016 Địa điểm nghiên cứu: Vùng chè Tân Cƣơng - TPTN Thái Nguyên, năm 2016 i LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu khoa học là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với mỗi giáo viên trong quá trình giảng dạy và công tác tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Quá trình nghiên cứu giúp cho mỗi giáo viên có thể nâng cao được kinh nghiệm thực tế phục vụ trực tiếp công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu của mình. Để quá trình nghiên cứu đạt được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin chân thành cảm ơn Các Thầy trong BCN Khoa Kinh tế và PTNT cùng các Thầy, Cô giáo trong khoa đã cùng tham gia và giúp đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Phúc Xuân, UBND xã Tân Cương - TP. Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Thái Nguyên ngày tháng năm 201 Chủ trì đề tài Đặng Thị Bích Huệ ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i MỤC LỤC ................................................................................................................. ii DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... viii SUMMARY ............................................................................................................ iix MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ...................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2 2.1. Mục tiêu tổng quát ..............................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................2 3. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................2 3.1. Ý nghĩa trong khoa học .......................................................................................2 3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .......................................................................................2 CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................3 1.1. Cơ sở lí luận của đề tài .......................................................................................3 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................3 1.1.1.1. Khái niệm du lịch ...........................................................................................3 1.1.1.2. Khái niệm cộng đồng .....................................................................................3 1.1.1.3. Khái niệm du lịch cộng đồng .........................................................................4 1.1.2. Các hình thức của du lịch cộng đồng .............................................................6 1.1.2.1. Du lịch sinh thái .............................................................................................6 1.1.2.2. Du lịch văn hóa ..............................................................................................6 1.1.2.3. Du lịch nông nghiệp .......................................................................................6 1.1.2.4. Du lịch bản địa ...............................................................................................7 1.1.2.5. Du lịch nông thôn ...........................................................................................7 1.1.2.6. Du lịch gắn với hộ gia đình (Homestay) ........................................................7 1.1.3. Các điều kiện cần có để phát triển du lịch cộng đồng....................................7 1.1.4. Các đặc trưng cơ bản của du lịch cộng đồng .................................................7 1.1.5. Các nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch ................................................8 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ..................................................................................9 1.2.1. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại một số quốc gia trên thế giới ...9 1.2.1.1. Tại Hàn Quốc .................................................................................................9 iii 1.2.1.2. Tại Namibia ..................................................................................................13 1.2.1.3. Tại Thái Lan .................................................................................................15 1.2.1.4. Tại Indonesia ................................................................................................16 1.2.2. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam ................................18 1.2.2.1. Tại Quảng Ninh ............................................................................................18 1.2.2.2. Tại Lào Cai ..................................................................................................19 1.2.2.3. Tại Thanh Hóa .............................................................................................21 1.2.2.4. Tại Quảng Nam ............................................................................................23 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................25 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................25 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................25 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................25 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................25 2.2.1. Địa điểm ..........................................................................................................25 2.2.2. Thời gian nghiên cứu.....................................................................................25 2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................25 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................25 2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu..........................................................25 2.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp ...............................................................................25 2.4.1.2. Thu thập tài liệu sơ cấp ................................................................................26 2.4.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu ...........................................................26 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................27 3.1. Tổng quan về vùng chè Tân Cƣơng................................................................27 3.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................27 3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế ..........................................................................27 3.1.3. Điều kiện xã hội .............................................................................................28 3.2. Tiềm năng du lịch cộng đồng tại vùng chè Tân Cƣơng, Thành phố Thái Nguyên ...................................................................................................................................28 3.2.1. Tiềm năng tài nguyên tự nhiên .....................................................................28 3.2.1.1. Địa hình ........................................................................................................28 3.2.1.2. Thủy văn .......................................................................................................29 3.2.1.3. Thời tiết, khí hậu ..........................................................................................29 3.2.2. Tiềm năng về tài nguyên nhân văn ...............................................................30 3.2.2.1. Di tích lịch sử, không gian văn hóa .............................................................30 iv 3.2.2.2. Phong tục, tập quán, lễ hội ..........................................................................32 3.2.2.3. Làng nghề truyền thống ...............................................................................34 3.2.3. Tiềm năng về kinh tế ......................................................................................35 3.3. Thực trạng phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại vùng chè Tân Cƣơng, Thành phố Thái Nguyên .........................................................................................36 3.3.1. Các hoạt động xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới tại vùng chè Tân Cương, TP. Thái Nguyên ............................................36 3.3.1.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật ......................................................................36 3.3.1.2. Công tác đào tạo, tập huấn ..........................................................................37 3.3.1.3. Công tác vệ sinh môi trường ........................................................................38 3.3.1.4. Công tác tuyên truyền, quảng bá .................................................................38 3.3.1.5. Nâng cấp các dịch vụ phục vụ du khách ......................................................39 3.3.2. Hiện trạng nguồn nhân lực du lịch của các hộ điều tra ..............................40 3.3.2.1. Số lao động tham gia vào hoạt động du lịch................................................40 3.3.2.2. Độ tuổi lao động tham gia vào hoạt động du lịch .......................................41 3.3.2.3. Trình độ học vấn của lao động tham gia hoạt động du lịch qua hộ điều tra. ...................................................................................................................................42 3.3.3. Các hoạt động và cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại địa phương ................43 3.3.3.1. Các hoạt động du lịch ..................................................................................43 3.3.3.2. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch .....................................................................44 3.3.4. Doanh thu từ du lịch ......................................................................................46 3.4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại vùng chè Tân Cƣơng ................................................................................50 3.4.1. Thuận lợi ........................................................................................................50 3.4.2. Khó khăn ........................................................................................................51 3.5. Một số giải pháp nhằm phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại vùng chè Tân Cƣơng ...............................................................................................................52 3.5.1. Tăng cường cơ sở vật chất cho du lịch .........................................................52 3.5.2. Đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực ...............................................................52 3.5.3. Nâng cấp các dịch vụ phục vụ khách du lịch ...............................................53 3.5.4. Quy hoạch mở rộng quy mô một số hộ dân sản xuất chè theo hướng phát triển du lịch...............................................................................................................53 3.5.5. Xây dựng các tuyến du lịch liên kết ..............................................................54 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................55 1. Kết luận ................................................................................................................55 v 2. Kiến nghị ..............................................................................................................55 2.1. Đối với các cấp chính quyền và đoàn thể địa phương ....................................55 2.2. Đối với người dân địa phương .........................................................................56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................57 I. Tài liệu tiếng Việt .................................................................................................57 II. Tài liệu tiếng Anh ...............................................................................................57 III. Tài liệu internet.................................................................................................57 vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Dân số và lao động một số xã vùng chè Tân Cương năm 2015 ............... 28 Bảng 3.2. Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người .............................................. 30 Bảng 3.3. Một số làng nghề chè truyền thống tại vùng chè Tân Cương ................... 34 Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế vùng chè Tân Cương năm 2015 .......... 35 Bảng 3.5: Số lao động tham gia vào hoạt động du lịch tại các hộ điều tra ............... 41 Bảng 3.6: Độ tuổi lao động tham gia vào hoạt động du lịch tại các hộ điều tra ....... 41 Bảng 3.7: Trình độ học vấn của lao động tham gia hoạt động du lịch ...................... 42 Bảng 3.8: Hoạt động du lịch của các hộ điều tra ........................................................ 43 Bảng 3.9: Tổng hợp 1 số cơ sở lưu trú tại vùng chè Tân Cương ............................... 44 Bảng 3.10: Tổng hợp 1 số nhà hàng tại vùng chè Tân Cương ................................... 45 Bảng 3.12: Thu nhập của các hộ từ hoạt động du lịch ............................................... 47 Bảng 3.13: Chi phí của các hộ (TB/hộ/tháng) ............................................................ 48 Bảng 3.14: Lợi nhuận của các hộ từ hoạt động du lịch .............................................. 49 Bảng 3.15: Lợi ích của người dân khi tham gia hoạt động du lịch cộng đồng ......... 50 Bảng 3.16: Một số khó khăn của người dân khi tham gia .......................................... 51 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ, cụm viết tắt BQ Bình quân CC CP Cơ cấu Cổ phần CNH-HĐH CN-XD Công nghiệp hóa - hiện đại hóa Công nghiệp - xây dựng DEP DLCĐ Cục xúc tiến xuất khẩu thuộc Bộ Thương mại Thái Lan Du lịch cộng đồng DLST Du lịch sinh thái DV ĐH Dịch vụ Đại học ĐVT KT-XH LĐ Đơn vị tính Kinh tế - xã hội Lao động MEI Hiê ̣p hội Du lịch sinh thái Indonesia - Masyarakat Ekowisata Indonesia NN OTOP OVOP SL TB TC- CĐ Nông nghiệp One Tambon One Product One Village One Product Số lượng Trung bình Trung cấp - cao đẳng TP UNWTO USAid Thành phố Tổ chức du lịch thế giới United States Agency for International Development Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ World Health Organization - Tổ chức Y tế thê giới World Wide Fund For Nature - Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên Vườn quốc gia WHO WWF VQG Nghĩa của từ, cụm từ viết tắt viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ - Tên đề tài: Giải pháp phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại vùng chè Tân Cương, thành phố Thái Nguyên - Mã số: T2016 - 19 - Chủ nhiệm đề tài: Ths. Đặng Thị Bích Huệ E-mail: [email protected] Tel.: 0989 869 633 [email protected] - Cơ quan chủ trì đề tài: Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên. - Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện: xã Tân Cương, xã Phúc Xuân - TP. Thái Nguyên. - Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2016. 1. Mục tiêu: Tìm hiểu thực trạng về tiềm năng du lịch và mô hình du lịch cộng đồng tại vùng chè Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch, khôi phục, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, phát triển du lịch một cách bền vững. 2. Nội dung chính: - Đánh giá những nguồn lực về tự nhiên, kinh tế, xã hội tại vùng chè Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên. - Đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng tại vùng chè Tân Cương, TP. Thái Nguyên. - Thực trạng phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại vùng chè Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên. - Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại vùng chè Tân Cương. - Một số giải pháp nhằm phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại vùng chè Tân Cương. 3. Kết quả chính đạt đƣợc (khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế - xã hội, v.v…). Xác định được tiềm năng, thực trạng, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển du lịch cộng đồng tại vùng chè Tân Cương. Từ đó giúp người dân vùng chè Tân Cương có định hướng nhằm thu hút khách du lịch trong quá trình phát triển mô hình du lịch cộng đồng. ix SUMMARY - Research Project Title: Solution to develop community-based tourism model in Tan Cuong tea area, Thai Nguyen city - Code number: T2016 - 19 - Coordinator: MSc. Dang Thi Bich Hue E-mail: [email protected] Tel.: 0989 869 633 [email protected] - Implementing Institution: Faculty of Economics and Rural Development, Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry - Cooperating Institution(s): Tan Cuong commune, Phuc Xuan commune Thai Nguyen - Duration: from January 2016 to December 2016 1. Objectives: Explore the current status of tourism potential and the model of communitybased tourism in Tan Cuong tea area, Thai Nguyen city. On that basis, there are a number of solutions to attract local communities into tourism, restoring and preserving traditional cultural values and developing sustainable tourism. 2. Main contents: - Assessment of natural, economic and social resources in Tan Cuong tea area, Thai Nguyen city - Assessment of community tourism potential in Tan Cuong Tea area, Thai Nguyen - Development of community tourism model in Tan Cuong tea area, Thai Nguyen city - Advantages and disadvantages in building a model of community tourism in Tan Cuong tea area - Some solutions to develop the model of community tourism in Tan Cuong tea area 3. Results obtained: Identify potential, current status, advantages and disadvantages in the process of developing community-based tourism in Tan Cuong tea area. This will help the people of Tan Cuong tea area to orient tourists to develop the model of community tourism. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mang tính bền vững, mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương, bảo vệ môi trường và cung cấp cho du khách kinh nghiệm mới góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mục đích của du lịch cộng đồng là tạo điều kiện cho mọi thành viên trong cộng đồng được tham gia vào hoạt động du lịch, phát triển đời sống vật chất và tinh thần, tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư địa phương nhằm xoá đói giảm nghèo, đồng thời tham gia vào công tác bảo tồn, giữ gìn những giá trị văn hóa và cảnh quan tự nhiên của vùng. Hơn nữa, du lịch cộng đồng là du lịch dựa vào dân, dân tự làm tức là dân tham gia chịu trách nhiệm ra quyết định, thực thi và điều hành các dự án phát triển du lịch của địa phương. Nhưng trên thực tế, cộng đồng dân cư địa phương ở nhiều mô hình du lịch cộng đồng chưa có cơ hội để thực hiện hết vai trò của mình trong hoạt động du lịch, người dân ít có lợi ích trong hoạt động du lịch. Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. Có tổng diện tích tự nhiên gần 190km2 với 28 đơn vị hành chính gồm: 19 phường và 9 xã, dân số trên 35 vạn người với 8 dân tộc anh em cùng sinh sống. TP Thái Nguyên là cửa ngõ giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với đồng bằng Bắc Bộ. Vị trí và vai trò của Thành phố Thái Nguyên đã được Đảng và Chính phủ xác định là: Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du Miền núi Bắc bộ. Thành phố Thái Nguyên có vùng chè đặc sản Tân Cương nằm cách trung tâm thành phố gần 10km về phía Tây, tập trung chủ yếu ở 4 xã Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu và Quyết Thắng với diện tích đất trồng chè rộng hơn 1.300ha. Vùng chè đặc sản Tân Cương được mệnh danh là “Đệ nhất danh trà”. Nhằm khai thác hết tiềm năng du lịch của địa phương, góp phần tăng thu nhập cho các hộ dân và tạo thêm việc làm cho người lao động vùng nông thôn; tạo điều kiện để phát triển kinh tế địa phương thông qua việc bán các sản phẩm phục vụ khách du lịch, thành phố Thái Nguyên đã xây dựng mô hình thí điểm về làng du lịch cộng đồng tại vùng chè đặc sản Tân Cương gắn với mô hình xây dựng nông thôn mới theo chương trình đối tác đô thị và phát triển kinh tế giữa thành phố Thái Nguyên với thành phố Victoria - Canada. Có thể nói, xây dựng làng văn hoá du lịch cộng đồng là cơ hội mới cho các hộ dân làm kinh tế theo mô hình kết hợp kinh tế và văn hoá, lấy văn hoá du lịch làm nền tảng 2 cho phát triển kinh tế nhằm từng bước nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần xây dựng Thành phố Thái Nguyên là thành phố du lịch. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại vùng chè Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên” 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Tìm hiểu thực trạng về tiềm năng du lịch và mô hình du lịch cộng đồng tại vùng chè Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch, khôi phục, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, phát triển du lịch một cách bền vững. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được những nguồn lực về tự nhiên, kinh tế, xã hội tại vùng chè Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên - Xác định được thực trạng phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại vùng chè Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên - Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại vùng chè Tân Cương 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa trong khoa học - Giúp bản thân vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tế. - Nâng cao năng lực cũng như rèn luyện các kỹ năng cho bản thân trong quá trình tiếp cận và nghiên cứu đề tài. - Nâng cao khả năng thu thập, xử lý thông tin đồng thời bổ sung thêm những kiến thức còn thiếu cho bản thân. 3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Kết quả của đề tài giúp các xã vùng chè Tân Cương đánh giá được tiềm năng, thực trạng, thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển mô hình du lịch cộng đồng. Từ đó đưa ra các giải pháp phát triển phù hợp. - Ngoài ra đề tài còn làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và học tập trong lĩnh vực du lịch cộng đồng và là tài liệu tham khảo cho các cơ quan lãnh đạo, quản lý tại địa phương. 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lí luận của đề tài 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm du lịch Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một nhu cầu, một hoạt động nghỉ ngơi, tích cực của con người. Ngày nay, du lịch được xác định là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội. Theo I.I.Pirojnik (1985) “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”.[5] Hội nghị lần thứ 27 (năm 1993) của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra khái niệm du lịch thay thế cho khái niệm cũ “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với một trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm”.[5] Có nhiều cách định nghĩa du lịch khác nhau nhưng tựu chung lại “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. [3] Du lịch là ngành dịch vụ hoạt động trong nền kinh tế nhằm thỏa mãn những nhu cầu vui chơi, giải trí, tìm hiểu thiên nhiên, các nét đẹp văn hóa... của dân cư các miền khác nhau trên thế giới để thu được lợi nhuận. Vì vậy, việc đẩy mạnh phát triển du lịch thường được các quốc gia trên thế giới quan tâm đề cao vì tính hiệu quả của 1.1.1.2. Khái niệm cộng đồng Theo Trung tâm Nghiên cứu và tập huấn Phát triển cộng đồng: “Cộng đồng là một tập thể có tổ chức, bao gồm các cá nhân con người sống chung ở một địa 4 bàn nhất định, có chung một đặc tính xã hội hoặc sinh học nào đó và cùng chia sẻ với nhau một lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào đấy”. “Cộng đồng là tập thể người sống trong cùng một khu vực, một tình hoặc một quốc gia và được xem như một khối thống nhất”; “Cộng đồng là một nhóm người có cùng tín ngưỡng, chủng tộc, cùng loại hình nghề nghiệp, hoặc cùng mối quan tâm”; “Cộng đồng là một tập thể cùng chia sẻ, hoặc có tài nguyên chung, hoặc có tình trạng tương tự nhau về một số khía cạnh nào đó” Có thể phân ra 2 loại cộng đồng: Cộng đồng địa lý bao gồm những người dân cư trú trong cùng một địa bàn có thể có chung các đặc điểm văn hoá xã hội và có thể có mối quan hệ ràng buộc với nhau. Họ cùng được áp dụng chính sách chung Cộng đồng chức năng gồm những người có thể cư trú gần nhau hoặc không gần nhau nhưng có lợi ích chung. Họ liên kết với nhau trên cơ sở nghề nghiệp, sở thích, hợp tác hay hiệp hội có tổ chức (NGO Training Project) Cộng đồng có thể ở quy mô các cấp khác nhau từ lớn đến nhỏ, từ chung chung đến cụ thể. Ví dụ: - Cộng đồng địa lý như Cộng đồng người Hoa, người Chăm, cộng đồng dân cư tại xóm X; - Cộng đồng chức năng như: Hội đồng hương của tỉnh Quảng Ngãi; Cộng đồng học sinh, sinh viên Việt Nam đang du học tại các nước; Cộng đồng những công nhân nhập cư tại khu phố A;.. [2] 1.1.1.3. Khái niệm du lịch cộng đồng Khái niệm “du lịch cộng đồng” (DLCĐ) được đề cập rộng rãi tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, cụ thể: Ở Thái Lan khái niệm Du lịch dựa vào cộng đồng được định nghĩa: “DLCĐ là loại hình du lịch được quản lý và có bởi chính cộng đồng địa phương, hướng đến mục tiêu bền vững về mặt môi trường, văn hóa và xã hội. Thông qua DLCĐ du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức về lối sống của cộng đồng địa phương” (REST, 1997). Tổ chức hướng đến việc giới thiệu và bảo tồn văn hóa bản địa khu vực Châu Mỹ - Pachamama đã đưa ra quan điểm như sau: “DLCĐ là loại hình du lịch mà du khách từ bên ngoài đến với cộng đồng địa phương để tìm hiểu về phong tục, lối sống, niềm tin và được thưởng thức ẩm thực địa phương. Cộng đồng địa phương kiểm soát cả những tác động và những lợi ích thông qua quá trình tham gia vào hình thức du lịch này, từ đó tăng cường khả năng tự quản, tăng cường phương thức sinh kế và phát huy giá trị truyền thống của địa phương”. [7] 5 Tổ chức hướng đến việc hỗ trợ các nghiên cứu, huy động nguồn lực tài chính trong công tác bảo tồn về mặt sinh thái tự nhiên và nhân văn cho các quốc gia đang phát triển trên thế giới - Istituto Oikos, Ý đề cập đến nội dung của DLCĐ theo hướng: “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mà du khách từ bên ngoài đến và có lưu trú qua đêm tại không gian sinh sống của cộng đồng địa phương (thường là các cộng đồng ở nông thôn hoặc các cộng đồng nghèo hoặc sinh sống ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn). Thông qua đó du khách có cơ hội khám phá môi trường thiên nhiên hoang dã hoặc tìm hiểu các giá trị về văn hóa truyền thống, tôn trọng tư duy văn hóa bản địa. Cộng đồng địa phương có cơ hội thụ hưởng các lợi ích kinh tế từ việc tham gia vào các hoạt động khám phá dựa trên các giá trị về tự nhiên và văn hóa xã hội tại khu vực cộng đồng địa phương sinh sống”. [8] Tổ chức mạng lưới du lịch cộng đồng vì người nghèo cho rằng: “DLCĐ là một loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo trong môi trường cộng đồng. Các sáng kiến của DLCĐ nhằm vào mục tiêu thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào việc vận hành và quản lý các dự án du lịch nhỏ như một phương tiện giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho cộng đồng. Các sáng kiến của DLCĐ còn khuyến khích tôn trọng các truyền thống và văn hóa địa phương cũng như các di sản thiên nhiên” [9] Tại Việt Nam, theo Trần Thị Mai (2005): “DLCĐ là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên quan, nhằm mang lại lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi trường và mang đến cho du khách kinh nghiệm mới, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có dự án” [1] Theo Bùi Thị Hải Yến (2012):“DLCĐ có thể hiểu là phương thức phát triển bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch. Cộng đồng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; của chính quyền địa phương cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn khai thác tài nguyên môi trường du lịch bền vững, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú, có chất lượng cao và hợp lý của du khách” [4] Nói tóm lại, khái niệm Du lịch cộng đồng bao gồm các nội dung chủ yếu như sau: - Du khách là tác nhân bên ngoài, là tiền đề mang lại lợi ích kinh tế và sẽ có những tác động nhất định kèm theo việc thụ hưởng các giá trị về môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn khi đến với một cộng đồng địa phương cụ thể. 6 - Cộng đồng địa phương là người kiểm soát các giá trị về mặt tài nguyên du lịch để hỗ trợ du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức của mình khi có cơ hội tiếp cận hệ thống tài nguyên du lịch tại không gian sinh sống của cộng đồng địa phương. - Cộng đồng địa phương sẽ nhận được lợi ích về mặt kinh tế, mở rộng tầm hiểu biết về đặc điểm tính cách của du khách cũng như có cơ hội nắm bắt các thông tin bên ngoài từ du khách. - Cộng đồng địa phương ngày càng được tăng cường về khả năng tổ chức, vận hành và thực hiện các hoạt động, xây dựng các sản phẩm du lịch phục vụ cho du khách. Từ đó, cộng đồng ngày càng phát huy vai trò làm chủ của mình. 1.1.2. Các hình thức của du lịch cộng đồng 1.1.2.1. Du lịch sinh thái Du lịch sinh thái là một hình thức du lịch diễn ra trong khu vực tự nhiên (đặc biệt là trong các khu vực cần được bảo vệ và môi trường xung quanh nó) và kết hợp tìm hiểu bản sắc văn hóa - xã hội của địa phương có sự quan tâm đến môi trường. Nó thúc đẩy một hệ sinh thái bền vững thông qua một quá trình quản lý môi trường có sự tham gia của tất cả các bên liên quan [5] 1.1.2.2. Du lịch văn hóa Du lịch văn hóa là loại hình du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống. Mục đích chủ yếu các khách du lịch khi tham gia du lịch văn hóa là nghiên cứu, tìm hiểu các đối tượng văn hóa như: các di tích văn hóa lịch sử, các công trình kiến trúc tiêu biểu, các di sản văn hóa, các phong tục, tập quán,... Mục đích chính của du lịch văn hóa là bảo tồn, khai thác các giá trị văn hóa vào hoạt động du lịch, truyền bá các giá trị văn hóa bản địa nói riêng và nhân loại nói chung tới khách du lịch. [5] 1.1.2.3. Du lịch nông nghiệp Là một hình thức du lịch tại các khu vực nông nghiệp như vườn cây ăn trái, trang trại nông lâm kết hợp, trang trại thảo dược và các trang trại động vật đã được chuẩn bị phục vụ cho khách du lịch. Khách du lịch xem hoặc tham gia vào thực tiễn hoạt động sản xuất nông nghiệp như làm việc với dụng cụ của nhà nông hoặc thu hoạch mùa mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái hoặc năng suất của gia đình chủ nhà. Một sản phẩm mới đặc biệt là nghỉ ngơi ở các trang trại hữu cơ, nơi du khách có thể tìm hiểu về thiên nhiên và học tập các phương pháp canh tác dùng thuốc trừ sâu. [5] 7 1.1.2.4. Du lịch bản địa Du lịch bản địa (dân tộc) đề cập đến loại hình du lịch, nơi đồng bảo dân tộc thiểu số hoặc người dân bản địa tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, nền văn hóa vốn có của họ chính là yếu tố chính thu hút khách du lịch. [5] 1.1.2.5. Du lịch nông thôn Du lịch nông thôn là loại hình du lịch diễn ra trong địa bàn nông thôn và khai thác các tài nguyên du lịch tự nhiên hoặc nhân văn ở vùng nông thôn, du khách được giao lưu với người dân địa phương, trực tiếp trải nghiệm cuộc sống nông thôn và tiêu dùng các dịch vụ do người dân địa phương cung cấp. [5] 1.1.2.6. Du lịch gắn với hộ gia đình (Homestay) Du lịch homestay là một loại hình du lịch mà khách du lịch đến tạm thời và tham gia trực tiếp vào một số hoạt động hàng ngày của người dân bản địa trong thời gian chuyến du lịch để thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, khám phá văn hóa bản địa. Du lịch homestay là loại hình du lịch ở nhà dân nghĩa là người dân chính là cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch và cung cấp cho khách du lịch các dịch vụ bổ sung trong quá trình lưu trú. Khách du lịch thông qua loại hình này có thể khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa bản địa đặc trưng. Du lịch homestay là loại hình hướng tới lợi ích của cộng đồng địa phương nhằm đảm bảo sự công bằng trong du lịch, góp phần bảo tồn tài nguyên du lịch. [5] 1.1.3. Các điều kiện cần có để phát triển du lịch cộng đồng - Tiện nghi và các điểm hấp dẫn của cộng đồng: Các tài nguyên văn hóa; tài nguyên môi trường; lưu trú; phương tiện đi lại; thông tin; dịch vụ cho khách du lịch tại vùng du lịch; sức khỏe và an toàn trong vùng du lịch và phụ cận; nguồn nhân lực; nơi mua sắm; các dịch vụ đi lại, cấp nước, năng lượng và hệ thống nước thải; nguồn tài chính,... - Tiềm năng thị trường: Du khách là nhân tố quyết định cho sự thành công của phát triển du lịch cộng đồng. Việc hiểu rõ nhu cầu, mối quan tâm và động cơ của du khách rất cần thiết cho sự phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. Điều này giúp cho cộng đồng xác định đúng thị trường mục tiêu, các loại du khách có thể đến tham quan cộng đồng, từ đó có kế hoạch phát triển sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. [5] 1.1.4. Các đặc trưng cơ bản của du lịch cộng đồng Mọi hoạt động của du lịch đều được thực hiện dựa trên giá trị của tài nguyên du lịch thiên nhiên văn hóa, lịch sử kèm theo các điều kiện về cơ sở hạ tầng và dịch 8 vụ. Kết quả của quá trình khai thác đó là sự hình thành những sản phẩm du lịch từ các tiềm năng và tài nguyên đem lại nhiều lợi ích cho xã hội. Du lịch mang những đặc điểm cơ bản sau: - Tính đa ngành - Tính đa thành phần - Tính đa mục tiêu - Tính liên vùng - Tính mùa vụ - Tính chi phí - Tính xã hội hóa Ngoài những đặc trưng cơ bản của du lịch, du lịch cộng đồng còn có thêm một số đặc trưng sau: - Giáo dục cao về môi trường: Giáo dục môi trường trong du lịch có tác dụng làm thay đổi thái đội của du khách, cộng đồng và chính ngành du lịch đối với giá trị bảo tồn và sẽ góp phần tạo nên sự bền vững lâu dài của các dạng tài nguyên du lịch. - Góp phần bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì đa dạng sinh học: Vì du lịch được phát triển trong môi trường có sự hấp dẫn ưu thế về tự nhiên, văn hóa bản địa đặc sắc. Vì vậy, trong du lịch hình thức, địa điểm và mức độ sử dụng các dạng tài nguyên phục vụ du lịch phải được duy trì quản lý bền vững. - Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: Du lịch cải thiện đời sống, tăng thêm lợi ích cho cộng đồng địa phương trên cơ sở cung cấp về kiến thức, những kinh nghiệm thực tế để đa số người dân có khả năng tham gia vào việc quản lý, vận hành, kinh doanh du lịch. Đó cũng là để người dân có thể trở thành những người bảo tồn tích cực. Lợi ích của du lịch phải lớn hơn sự trả giá về môi trường, văn hóa, xã hội có thể nảy sinh trên lãnh thổ du lịch. [5] 1.1.5. Các nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có định hướng tài nguyên rõ rệt và có nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành liên vùng, xã hội hóa cao. Chính vì vậy mà sự phát triển của du lịch đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung của toàn bộ xã hội. Phát triển du lịch luôn hướng tới việc đảm bảo được 3 mục tiêu cơ bản sau: - Đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế - Đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường - Đảm bảo sự bền vũng về xã hội Để đảm bảo được ba mục tiêu trên thì phải tuân thủ 10 nguyên tắc: - Một là: Khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch hợp lý 9 - Hai là: Hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên du lịch và giảm thiểu chất thải từ hoạt động du lịch ra môi trường. - Ba là: Phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. - Bốn là: Phát triển du lịch phải luôn gắn liền với bảo tồn tính đa dạng tài nguyên và môi trường - Năm là: Phát triển du lịch cần chú trọng việc chia sẻ lợi ích cùng cộng đồng. - Sáu là: Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương và các đối tượng có liên quan đến việc phát triển du lịch. - Bảy là: Thường xuyên trao đổi với cộng đồng địa phương và các đối tượng có liên quan đến việc phát triển du lịch. - Tám là: Luôn chú trọng việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và phát triển trong nền kinh tế thị trường - Chín là: Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch có trách nhiệm - Mười là: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng KHCN Muốn phát triển du lịch bền vững thì nhất thiết phải tôn trọng các nguyên tắc cơ bản trên để không tổn hại đến môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, môi trường xã hội. [3] 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 1.2.1. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại một số quốc gia trên thế giới 1.2.1.1. Tại Hàn Quốc Đảo Nami nằm ở thành phố Chuncheon, cách thủ đô Seoul, Hàn Quốc khoảng 70km. Đây là hòn đảo xinh đẹp, nổi tiếng gắn liền với sự thành công của bộ phim “Bản tình ca mùa đông”. Năm 2013, đảo Nami thu hút gần 3 triệu khách du lịch, trong đó xấp xỉ 1 triệu khách quốc tế. Đây là con số đáng kinh ngạc bởi trên thực tế, du lịch của hòn đảo nhỏ bé này đã từng có giai đoạn suy thoái, tưởng chừng không thể vực dậy được. Việc khai thác đảo Nami được chính thức bắt đầu từ năm 1966 khi công ty phát triển du lịch KyoungChun được thành lập, lượng khách du lịch thăm quan đảo tăng đều cho đến năm 1989, tuy nhiên, đến năm 1990 bắt đầu đi vào suy thoái. Từ năm 2002, công ty tuyên bố cải tạo lại đảo và những nỗ lực trong quá trình tái tạo lại môi trường du lịch đem lại kết quả là Đảo Nami đã quay trở lại vị trí vốn có của nó, địa điểm du lịch tiêu biểu của Hàn Quốc. Hòn đảo này đã cải tạo, phát triển du lịch bằng cách:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan