Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nh...

Tài liệu Giải pháp phát triển huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long sở giao dịch thành phố hồ chí minh

.PDF
96
93
62

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- Đỗ Xuân Thanh GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG SỞ GIAO DỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- Đỗ Xuân Thanh GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG SỞ GIAO DỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ GV HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG HOÀNG LƯƠNG Tp. Hồ Chí Minh – năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG SỞ GIAO DỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Cơ sở lý luận tham khảo từ các tài liệu thu thập từ sách, báo và các nghiên cứu có liên quan được nêu trong phần tài liệu tham khảo. Dữ liệu phân tích trong luận văn được thu thập qua bảng câu hỏi khảo sát những khách hàng tại MHB – SGD TP. HCM và kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực, không sao chép của bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. TP.HCM, ngày 01 tháng 11 năm 2013 Người thực hiện luận văn ĐỖ XUÂN THANH MỤC LỤC Trang phụ bìa. Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................1 1. LỜI MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: .....................................................................................2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ..........................................................2 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:.............................................................................2 5. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO NGHIÊN CỨU: ...........................................................2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .....................................................................................................4 1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. ...........................................4 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN VỐN HUY ĐỘNG ........................7 1.2.1 Khái niệm.............................................................................................................7 1.2.2 Mục đích và đặc điểm. .........................................................................................8 1.2.3 Các nguyên tắc huy động vốn. .............................................................................8 1.2.4. Tầm quan trọng của công việc phát triển huy động vốn. ...................................9 1.2.5 Các hình thức huy động vốn. .............................................................................10 1.2.5.1 Các loại tài khoản. ......................................................................................10 1.2.5.2. Phát hành các giấy nợ để huy động vốn. ...................................................11 1.2.5.3. Vay vốn: .....................................................................................................12 1.2.5.4. Các hình thức khác ....................................................................................13 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG VỐN. ............14 1.3.1. Nhân tố chủ quan..............................................................................................14 1.3.1.1. Chính sách lãi suất cạnh tranh. ..................................................................14 1.3.1.2. Chất lượng dịch vụ ngân hàng. ..................................................................15 1.3.1.3. Các chính sách khác của ngân hàng...........................................................15 1.3.1.4 Các yếu tố khác: ..........................................................................................16 1.3.2. Nhân tố khách quan. .........................................................................................17 1.3.2.1. Các yếu tố kinh tế: .....................................................................................17 1.3.2.2. Các yếu tố chính trị và pháp luật: ..............................................................17 1.3.2.3. Các yếu tố văn hóa xã hội: .........................................................................18 1.3.2.4. Các yếu tố về trình độ phát triển công nghệ và đối thủ cạnh tranh ...........18 1.4. QUẢN TRỊ CHI PHÍ HUY ĐỘNG VỐN ................................................................19 1.4.1. Phân tích tình hình và cơ cấu vốn huy động của NHTM .................................19 1.4.2. Kiểm soát chi phí huy động vốn .......................................................................21 1.4.2.1. Xác định chi phí nguồn vốn .......................................................................21 1.4.2.2. Lựa chọn giữa chi phí và rủi ro trong huy động vốn. ................................23 1.4.3. Biện pháp quản lý các tài sản nợ .....................................................................24 1.4.3.1. Thực hiện đồng bộ các chính sách và biện pháp .......................................24 1.4.3.2. Sử dụng các công cụ cơ bản để tìm được nguồn vốn có chi phí thấp ........25 1.4.3.3. Đa dạng hóa các nguồn huy động và tạo cơ cấu nguồn vốn sao cho phù hợp với những đặc điểm hoạt động của ngân hàng ................................................25 1.5. KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG VỐN CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI ........................................................................................................................................25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG MHB – SGD TP.HCM............................................................................................................................29 2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG MHB – SGD TP. HCM.............................................................................................................29 2.1.1. Tiền thân phát triển và hình thành MHB: ........................................................29 2.1.2. Giới thiệu về ngân hàng MHB – SGD HCM: ...................................................30 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh MHB – SGD HCM qua các năm .....................31 2.2. KHÁI QUÁT MÔI TRƯỜNG KINH TẾ ................................................................32 2.2.1. Bối cảnh chung .................................................................................................32 2.2.2. Tình hình huy động vốn của NHTM hiện nay...................................................33 2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG MHB – SGD TP.HCM ................................................................................................................34 2.3.1. Các kênh huy động vốn tại ngân hàng MHB – SGD TP.HCM ........................34 2.3.2. Quy mô, cơ cấu và quản trị huy động vốn tại MHB:........................................35 2.3.3. Thực trạng huy động vốn tại MHB – SGD TPHCM năm 2012........................38 2.3.4. Đo lường các yếu tố quyết định đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tiền gửi tại MHB - SGD HCM........................................................................40 2.3.4.1. Tổng quan lý thuyết về sự hài lòng:...........................................................40 2.3.4.2. Mô hình nghiên cứu về sự hài lòng: ..........................................................42 2.3.4.3 Kết quả đánh giá thang đo: .........................................................................45 2.4. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA MHB – SGD TP.HCM ..........................59 2.4.1. Những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế đối với công tác huy động vốn: .............................................................................................................................59 2.4.2. Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong sự phát triển huy động vốn hiện tại. ...............................................................................................................................64 2.4.2.1. Khách quan ................................................................................................64 2.4.2.2. Chủ quan ....................................................................................................65 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................67 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG VỐN CHO NGÂN HÀNG MHB – SỞ GIAO DỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. ...........................................68 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MHB – SỞ GIAO DỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: ....................................................................................................................68 3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG MHB – SỞ GIAO DỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. .................................................................69 3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan yếu tố Mức độ đáp ứng: .........................................69 3.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến yếu tố Phương tiện hữu hình: .........................70 3.2.3. Nhóm giải pháp liên quan yếu tố Mức độ cảm thông: .....................................70 3.2.4. Nhóm giải pháp liên quan yếu tố Mức độ tin cậy.............................................72 3.2.5. Nhóm giải pháp liên quan yếu tố Mức độ đảm bảo. ........................................73 3.2.6. Nhóm các giải pháp khác. ................................................................................73 3.3. CÁC KIẾN NGHỊ. ...................................................................................................78 3.3.1. Đối với chính phủ. ............................................................................................78 3.3.2. Những kiến nghị đối với NHNN .......................................................................79 3.3.2.1. Về cơ chế chính sách. ................................................................................79 3.3.2.2. Về quản lý điều hành .................................................................................80 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................81 KẾT LUẬN .......................................................................................................................82 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. 2. Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 3. ATM Máy giao dịch tự động (Automatic Teller Machine). 4. BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 5. CAR Hê số an toàn vốn. 6. ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long. 7. EXIMBANK Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam. 8. HABUBANK Ngân hàng Phát triển nhà Hà Nội. 9. MB Ngân hàng Quân Đội (Việt Nam). 10. MHB – SGD TP. HCM Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển nhà Đồng Bằng Sông. Cửu Long Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh. 11. NHNN Ngân hàng Nhà nước. 12. NHTM Ngân hàng thương mại. 13. POS Điểm chấp nhận thẻ (Point of Sale). 14. RP Hợp đồng Repo (Repurchase Agreement). 15. SHB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội. 16. TCTD Tổ chức tín dụng. 17. TECHCOMBANK Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam. 18. USD Đô-la Mỹ. 19. VNĐ Việt Nam đồng. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh MHB – SGD HCM ........................................31 Bảng 2.2: Tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng. ....................................................35 Bảng 2.3: Cơ Cấu nguồn vốn huy động của MHB theo sản phẩm ...................................36 Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động của MHB – SGD HCM theo sản phẩm ...............37 Bảng 2.5: Tình hình huy động vốn tại MHB – SGD HCM năm 2012 ..............................38 Bảng 2.6: Cơ cấu huy động vốn MHB – SGD HCM năm 2012 ........................................39 Bảng 2.7: Thống kê mô tả mẫu khảo sát............................................................................44 Bảng 2.8: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha cho các thang đo. ....................................46 Bảng 2.9: KMO and Bartlett's Test ...................................................................................47 Bảng 2.10: Total Variance Explained ...............................................................................48 Bảng 2.11: Rotated Component Matrixa ...........................................................................49 Bảng 2.12: Bảng giá trị trung bình của các biến trong thành phần Mức độ đáp ứng ......50 Bảng 2.13: Bảng giá trị trung bình của các biến trong thành phần Mức độ đảm bảo. ....51 Bảng 2.14 : Bảng giá trị trung bình của các biến trong thành phần Mức độ tin cậy .......52 Bảng 2.15: Bảng giá trị trung bình của các biến trong thành phần Phương tiện hữu hình. ...........................................................................................................................................53 Bảng 2.16: Bảng giá trị trung bình của các biến trong thành phần Mức độ cảm thông ..54 Bảng 2.17: Model Summaryb ............................................................................................55 Bảng 2.18: Anovab .............................................................................................................56 Bảng 2.19: Coefficientsa ....................................................................................................56 Bảng 2.20: Giá trị trung bình các biến trong Mức độ hài lòng ........................................58 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1 : Sơ đồ luân chuyển vốn ........................................................................................6 Hình 1.2: Mẫu biểu báo cáo cân đối kế toán ...................................................................19 Hình 1.3: Chi phí huy động vốn bình quân........................................................................24 Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của MHB qua các năm. .........31 Hình 2.2. Cho điểm 1 đến 7 theo mức độ thõa mãn của khách hàng. ...............................40 Hình 2.3: Mô hình định lượng đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng ứng dụng cho hệ thống NHTM của Phó giáo sư, Tiến sĩ kinh tế Đinh Phi Hổ. .......................................41 Hình 2.4: Mô hình đề xuất để đo lường mức độ hài lòng của khác hàng tại MHB - SGD TP. HCM. ...........................................................................................................................42 Hình 2.5: Biểu đồ biểu diễn giá trị trung bình thang đo Mức độ đáp ứng. .......................51 Hình 2.6: Biểu đồ biểu diễn giá trị trung bình thang đo Mức độ đảm bảo. ......................52 Hình 2.7: Biểu đồ biểu diễn giá trị trung bình thang đo Mức độ tin cậy. .........................53 ...........................................................................................................................................53 Hình 2.8: Biểu đồ biểu diễn giá trị trung bình thang đo Phương tiện hữu hình. ..............54 Hình 2.9: Biểu đồ biểu diễn giá trị trung bình thang đo Mức độ cảm thông. ...................54 Hình 2.10: Biểu đồ biểu diễn Histogram. ..........................................................................57 Hình 2.11: Biểu đồ biểu diễn giá trị trung bình thang đo Mức độ hài lòng. .....................58 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lời mở đầu Hiện nay, các quốc gia trên toàn thế giới đang phải đối đầu giải quyết những hệ lụy sau cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục trở lại. Không nằm ngoài vòng xoáy đó, cuộc khủng đã làm cho toàn bộ nền kinh tế Việt Nam bị nhiều thiệt hại và tổn thất nặng nề. Bắt đầu từ việc làm ăn kém hiệu quả của một số lượng lớn các doanh nghiệp liên tiếp thua lỗ thậm chí giải thể, sau đó là hàng ngàn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán bốc hơi, tiếp theo là lĩnh vực tài chính ngân hàng với nợ xấu và tăng trưởng tín dụng nóng. Do đó, để giải quyết tất cả các vấn đề trên cần có chính sách tốt từ phía chính phủ nói chung và chiến lược đúng đắn của các thành phần tham gia trong nền kinh tế nói riêng. Trong đó NHTM là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế thị trường đóng vai trò là định chế tài chính trung gian. NHTM hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt đó là tài chính – tiền tệ. Mọi biến động xấu, bất ổn trong ngành ngân hàng đều dẫn đến những thiệt hại không thể lường trước cho nền kinh tế. Tuy nhiên NHTM hoạt động thì cần có nguồn vốn làm cơ sở. Bởi vậy ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả thì phải có vốn đủ ổn định với chi phí hợp lý, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn. Ngoài ra, các NHTM đang trong tình trạng thiếu vốn trung và dài hạn cho nên việc tìm ra nguồn vốn huy động với quy mô lớn và có chất lượng là vấn đề cấp thiết. Vì vậy muốn giải quyết tốt vấn đề huy động vốn cần đi sâu vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vốn huy động, cũng như các công tác quản trị vốn huy động để kiểm soát được chi phí sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất. Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long MHB - Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh (SGD TP.HCM) cũng đang tìm kiếm cho mình các giải pháp tăng cường huy động vốn để đáp ứng yêu cầu kinh doanh. Trên cơ sở để giúp ngân hàng MHB – SGD TP. HCM tìm ra giải pháp cho vấn đề trên tác giả chọn đề 2 tài “Giải pháp phát triển huy động vốn của ngân hàng MHB – SGD TP.HCM” để nghiên cứu và phân tích. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết cơ bản về nghiệp vụ huy động vốn tại NHTM thông qua việc hệ thống hóa lý thuyết và các bài học kinh nghiệm ở các nước trên thế giới. Phân tích thực trạng và các yếu tố tác động đến công tác huy động vốn tại ngân hàng MHB – SGD TP.HCM từ đó đưa ra đề xuất kiến nghị, giải pháp phát triển nghiệp vụ huy động vốn cụ thể, khả thi cho ngân hàng MHB – SGD TP.HCM. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề cơ bản về phát triển huy động vốn tại ngân hàng thương mại. Đồng thời phân tích các yếu tố tác động đến công tác huy động vốn qua đó đánh giá thực trạng huy động vốn tại ngân hàng MHB – SGD TP.HCM. Phạm vi nghiên cứu: thực trạng huy động vốn tại ngân hàng MHB giai đoạn từ năm 2010 đến quý 1năm 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp kết hợp giữa lý luận và tài liệu thực tế để so sánh phân tích đồng thời sử dụng phương pháp thống kê, phân tích nhân tố, hồi quy, phân tích tổng hợp để đưa ra kết luận, chỉ ra các hạn chế và từ đó đưa ra giải pháp phát triển huy động vốn tại ngân hàng MHB – SGD TP.HCM. Số liệu trong luận văn được thu thập và xử lý từ dữ liệu nội bộ của MHB – SGD TP. HCM; MHB và dữ liệu từ nguồn khác như: NHNN, các NHTM, các phương tiện truyền thông, khách hàng. 5. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu: Đề tài bao gồm 03 chương được phân chia như sau: Chương 1: Tổng quan lý thuyết về nghiệp vụ huy động vốn trong NHTM. 3 Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn ngân hàng MHB – SGD TP.HCM. Chương 3: Giải pháp phát triển huy động vốn của MHB – SGD TP HCM. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại. NHTM là định chế tài chính trung gian đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Ngân hàng có lịch sử ra đời từ rất lâu, 3000 năm trước công nguyên. Từ nghề đổi tiền của một số thương nhân dần dần hình thành nên các tổ chức nhận tiền gửi, cho vay, chuyển tiền, thanh toán …vv hoạt động như các NHTM. Theo ngân hàng thế giới: ngân hàng là tổ chức tài chính nhận tiền gửi chủ yếu dưới dạng không kỳ hạn hoặc tiền gửi được rút ra với một thông báo ngắn hạn (tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm). Tại Hoa Kỳ: NHTM là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, chuyên cung cấp các dịch vụ về tài chính như nhận tiền gửi, chuyển tiền, thanh toán, cho vay, đầu tư, đổi tiền, mua bán ngoại hối và các dịch vụ khác liên quan đến tiền như bảo quản, ủy thác, làm đại lý trong nước và quốc tế. Tại Pháp: theo đạo luật ngân hàng Pháp năm 1941, NHTM là những xí nghiệp hay là những cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng số tiền đó cho chính họ trong các nghiệp vu chiết khấu, tín dụng và cung cấp dịch vụ tài chính. Tại Việt Nam: khái niệm về NHTM được quy định của pháp luật. Theo điều 4, luật các tổ chức tín dụng, ngày 16 tháng 06 năm 2010, NHTM là loại ngân hàng được thực hiện tất cả các họa động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật các tổ chức tính dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận. Như vậy, NHTM là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi dưới nhiều hình thức khác nhau và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các chủ thể trong nền kinh tế, nhằm mục tiêu lợi nhuận. 5 Mặt khác, hàng hóa mà các ngân hàng kinh doanh là một loại hàng hóa đặc biệt, nó rất nhạy cảm với sự biến đổi của thị trường và tình hình kinh tế xã hội. Có thể phân chia ngân hàng theo các tiêu thức khác nhau tùy theo yêu cầu của người quản lý. Phân loại NHTM theo hình thức sở hữu: ngân hàng sở hữu tư nhân; ngân hàng sở hữu của các cổ đông (Ngân hàng cổ phần); ngân hàng sở hữu nhà nước; ngân hàng liên doanh; ngân hàng chuyên doanh và đa năng; ngân hàng bán buôn và ngân bán lẻ. Các loại NHTM chia theo cơ cấu tổ chức: ngân hàng sở hữu công ty và ngân hàng không sở hữu công ty. Vai trò và chức năng của NHTM. Vai trò: Điều tiết nguồn vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho nền kinh tế. Nhờ hoạt động của NHTM mà nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế được tập hợp lại thành nguồn vốn lớn phục vụ cho đời sống xã hội và phát triển kinh tế. NHTM trở thành kênh chu chuyển vốn quan trọng trong nền kinh tế, cung ứng vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Tạo điều kiện thúc đẩy thị trường tài chính phát triển: hoạt động của NHTM vừa mang tính cạnh tranh nhưng cũng vừa có tác động hỗ trợ đến các hoạt động khác trong lĩnh vực tài chính như: thị trường chứng khoán, bảo hiểm…Khi NHTM ngày càng phát triển hoàn thiện thì càng có nhiều dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động trên. Góp phần thực thi chính sách tiền tệ quốc gia: NHNN là cơ quan xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ, nhưng để thực thi chính sách tiền tệ NHNN phải sử dụng các công cụ như: dự trữ bắt buộc, lãi suất, tái cấp vốn, thị trường mở… tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của NHTM, thay đổi tăng hoặc giảm khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế, góp phần bình ổn lưu thông tiền tệ của quốc gia, kiểm soát lạm phát. Chức năng: Chức năng làm trung gian tài chính: trung gian tài chính là chức năng quan trọng nhất của NHTM, quyết định sự phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh 6 của ngân hàng. Trong chức năng này NHTM đóng vai trò là một định chế tài chính trung gian đứng ra tập trung nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế để điều chuyển cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu về vốn, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, góp phần điều tiết nguồn vốn cho nền kinh tế. Mặc khác, NHTM cũng là một chủ thể tham gia trên thị trường tài chính bằng các hoạt động đầu tư sinh lời, cung cấp các dịch vụ tài chính khác cho các chủ thể trong nền kinh tế, như NHTM cũng là một trong những chủ thể tham gia vào việc phân phối tài chính cho nền kinh tế. Sơ đồ luân chuyển vốn như sau: Sơ đồ luân chuyển vốn Hình 1.1 : Sơ đồ luân chuyển vốn Với chức năng trung gian tín dụng, NHTM làm "cầu nối" giữa người thừa vốn và người thiếu vốn và nó đã không chỉ đem lại lợi ích cho những người dư thừa vốn và những người thiếu vốn mà còn đem lại lợi ích kinh tế cho bản thân nó và nền kinh tế. Đối với ngân hàng, họ sẽ tìm được lợi nhuận cho bản thân mình từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới. Lợi nhuận này chính là cơ sở cho NHTM tồn tại và phát triển. Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình sản xuất được thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất. Với chức năng này, Ngân hàng đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. 7 Đây chính là chức năng quan trọng nhất của NHTM, nó quyết định sự duy trì và phát triển của Ngân hàng đồng thời là cơ sở để thực hiện các chức năng sau: Chức năng trung gian thanh toán: NHTM là người quản lý tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng, do đó NHTM thực hiện được chức năng trung gian thanh toán cho khách hàng. Chức năng tạo tiền Đây là hệ quả của hai chức năng trên trong hoạt động ngân hàng: Từ một số dự trữ ban đầu thông qua quá trình cho vay và thanh toán bằng chuyển khoản của ngân hàng thì lượng tiền gửi mới được tạo ra và nó lớn hơn so với lượng dự trữ ban đầu gấp nhiều lần, gọi là quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng. Một ngân hàng sau khi nhận một món tiền gửi, trên tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng sẽ có số dư. Với số tiền này sau khi đã để lại một khoản dự trữ bắt buộc, ngân hàng sẽ đem đi đầu tư, cho vay từ đó nó sẽ chuyển sang vốn tiền gửi của ngân hàng khác. Với vòng quay của vốn thông qua chức năng tín dụng và thanh toán của ngân hàng, NHTM thực hiện được chức năng tạo tiền. 1.2. Những vấn đề cơ bản về phát triển vốn huy động 1.2.1 Khái niệm. Trước khi tìm hiểu phát triển huy động vốn tác giả xem xét lần lượt các định nghĩa như sau: Một là, khái niệm về sự phát triển là chỉ khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp lên cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Hai là, khái niệm về huy động vốn là một trong các nghiệp vụ tạo nên nguồn vốn của NHTM, thông qua việc ngân hàng nhận ký thác và quản lý các khoản tiền từ khách hàng theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi đáp ứng nhu cầu vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Như vậy, đi từ hai khái niệm trên tác giả rút ra được khái niệm về sự phát triển huy động vốn đó chính là quá trình vận động tiến lên từ thấp lên cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của nghiệp vụ tạo nguồn vốn trong NHTM, thông qua nhận ký thác và quả lý các khoản tiền từ khách hàng của ngân hàng theo 8 nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi để đáp ứng nhu cầu vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Huy động chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn nên đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn huy động của ngân hàng gồm các khoản như nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm); phát hành chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá; vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; vay vốn ngắn hạn của NHNN. 1.2.2 Mục đích và đặc điểm. Các chủ thể tham gia trong nghiệp vụ huy động vốn bao gồm: NHTM với vị thế là người huy động vốn và khách hàng (cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vv…) với vị thế là người cung cấp vốn huy động cho ngân hàng. Hình thức huy động vốn của NHTM ngày càng đa dạng đáp ứng yêu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế. Khi có khách hàng có yêu cầu rút tiền thì ngân hàng sẽ hoàn trả lại số tiền gốc đã huy động và trả cho khách hàng một khoản tiền lãi phát sinh từ việc gửi tiền tại ngân hàng. Khoản tiền lãi này chính là chi phí mà ngân hàng phải trả khi thực hiện huy động vốn của khách hàng trong một khoản thời gian nhất định. Huy động vốn là nghiệp vụ có tính hoàn trả, vì NHTM là người đi vay vốn, chỉ được quyền sử dụng số vốn đó trong một khoảng thời gian nhất định, mà không có quyền sở hữu nên có trách nhiệm hoàn trả lại cho khách hàng khi đến hạn hoặc ngay khi khách hàng yêu cầu. Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NHTM đóng vai trò quan trọng nhưng cũng không kém phần rủi ro cho NHTM. Nghiệp vụ huy động vốn chỉ có thể thực hiện khi có sự tin tưởng, tín nhiệm của khách hàng dành cho ngân hàng. 1.2.3 Các nguyên tắc huy động vốn. Do nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn, các NHTM hiện nay đều đưa ra những chính sách huy động vốn có tính cạnh tranh cao 9 để tập trung thu hút vốn trong nền kinh tế. Do vậy huy động vốn thực chất là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu nên việc huy động và sử dụng nguồn vốn này phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây: Hoàn trả: là nguyên tắc cơ bản, theo đó NHTM phải có trách nhiệm hoàn trả cho khách hàng khi có yêu cầu hoặc khi đáo hạn. Nhờ vậy sẽ tạo được lòng tin nơi khách hàng để họ yên tâm gửi tiền vào ngân hàng đảm bảo an toàn. Trả lãi: NHTM không chỉ phải hoàn trả vốn gốc mà còn phải có trách nhiệm trả lãi cho khách hàng, cho dù ngân hàng kinh doanh có lãi hoặc lỗ. Nguyên tắc này đảm bảo cho người gửi tiền được bảo toàn vốn và có thu nhập thích đáng dưới hình thức lãi. Cho nên gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, hoặc mua kỳ phiếu, trái phiếu do ngân hàng phát hành đều là những hình thức đầu tư hiệu quả, và đảm bảo an toàn. Bảo mật: đây là nguyên tắc quan trọng, đồng thời cũng là yêu cầu đòi hỏi khách quan NHTM phải bảo mật thông tin tiền gửi khách hàng. Theo nguyên tắc này, NHTM phải giữ bí mật tài khoản của khách hàng, tình hình số dư và biến động tài khoản tiền gửi của khách hàng trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan chức năng. Giữ bí mật về tình hình biến động tài khoản tiền gửi khách hàng trở thành một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của các ngân hàng trên thế giới. 1.2.4. Tầm quan trọng của công việc phát triển huy động vốn. Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM. Đối với NHTM, huy động vốn là cơ sở để ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh khác. Các khoản tài trợ từ bên ngoài là nguồn vốn chủ yếu đối với hầu hết các NHTM. Mặt khác thông qua nghiệp vụ này, các ngân hàng có thể đo lường sự tín nhiệm, uy tín của khách hàng đối với ngân hàng. Có thể nói, nghiệp vụ huy động vốn góp phần giải quyết “đầu vào” của ngân hàng. Đối với khách hàng, nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ được sinh lợi. Ngoài ra, nó còn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để cất trữ và tích luỹ vốn tạm thời nhàn 10 rỗi, giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng khác như dịch vụ thanh toán, tín dụng… Đối với nền kinh tế, nghiệp vụ huy động vốn giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội để tiếp cận nguồn vốn; từ đó thúc đẩy đầu tư sản xuất tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội. 1.2.5 Các hình thức huy động vốn. 1.2.5.1 Các loại tài khoản. Một là, các loại tài khoản giao dịch là những tài khoản được khách hàng mở tại ngân hàng với mục đích để được ngân hàng cung cấp cho mình những dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt gồm có:  Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tín dụng khác (hay còn gọi là tài khoản tiền gửi giao dịch, thanh toán). Đây là loại tiền gửi mà khách hàng có thể gửi tiền vào và rút tiền ra bất cứ lúc nào nên khi ngân hàng sử dụng làm nguồn vốn kinh doanh thì rủi ro rất cao. Do đó, phải duy trì dự trữ nhiều hơn so với các loại tiền gửi khác. Và mục đích của người gửi không phải là để được hưởng lợi tức mà để được ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho nên ngân hàng không nhất thiết phải trả lãi cho người gửi hoặc trả lại thấp mang tính tượng trưng. Vì vậy, nếu sử dụng để làm nguồn vốn cho vay sẽ mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.  Tài khoản vãng lai. Đối với tài khoản thanh toán, chủ tài khoản được quyền ra lệnh cho ngân hàng chi trả trong phạm vi số tiền đã gởi vào. Còn đối với tài khoản vãng lai, thường áp dụng đối với những khách hàng có uy tín, ngân hàng có thể cho thấu chi (overdraft) đến hạn mức phù hợp với thu nhập bình quân của chủ tài khoản nhằm đảm bảo khả năng trả nợ. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng mang tính thương mại nên phải chặt chẽ nhưng tiện lợi, nhanh chóng, đảm bảo lợi ích của đôi bên phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh. Tài khoản vãng lai dựa trên hợp đồng tài khoản vãng lai, trong đó hai bên thỏa thuận về hạn mức cho vay, thời hạn, lãi suất, các hình thức đảm bảo như tài sản thế chấp,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan