Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn thành phố sơn la...

Tài liệu Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn thành phố sơn la

.PDF
96
1
115

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÙ ANH DŨNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2022 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÙ ANH DŨNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SƠN LA Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Lương Xinh THÁI NGUYÊN - 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Lù Anh Dũng ii LỜI CẢM ƠN Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Hồ Lương Xinh- Người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, các Thầy Cô giáo phòng Đào tạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Trong quá trình làm nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn, đã tham khảo nhiều tài liệu và đã trao đổi, tiếp thu ý kiến của Thầy, Cô và bạn bè. Song, do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế nên nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện đóng góp ý kiến của Thầy Cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia đình, người thân đã động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2022 Tác giả luận văn Lù Anh Dũng iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH, HỘP.................................................. vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ................................................................................ viii MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2 4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận văn.............................. 2 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ................................................. 4 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 4 1.1.1. Hệ thống hóa các khái niệm .................................................................... 4 1.1.2. Nội dung, đặc điểm và các hình thức của du lịch cộng đồng ................. 8 1.1.3. Các tác động của du lịch cộng đồng ..................................................... 10 1.1.4. Các tiêu chí đánh giá về phát triển DLCĐ ............................................ 15 1.1.5. Các nguyên tắc cơ bản của du lịch cộng đồng ...................................... 17 1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 20 1.2.1. Kinh nghiệm phát triển DLCĐ của một số địa phương............................. 20 1.2.2 . Bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch cộng tại thành phố Sơn La .... 23 1.2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu....................................................... 24 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 29 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 29 2.1.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Sơn La ................................................... 29 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Sơn La ........................................ 33 iv 2.1.3. Thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội để phát triển DLCĐ thành phố Sơn La ...................................................................... 34 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 35 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 36 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp.............................................. 36 2.3.2. Phương pháp phân tích văn bản ............................................................ 36 2.3.3. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 37 2.3.4. Phương pháp thu thập thông tin thực địa .............................................. 37 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 38 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC ....................................... 40 3.1. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tại thành phố Sơn La ........... 40 3.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch tại thành phố Sơn La............................... 40 3.1.2. Thực trạng phát triển du lịch thành phố Sơn La ................................... 42 3.2. Thực trạng phát triển DLCĐ tại các bản DLCĐ trên thành phố Sơn La ..... 46 3.2.1. Số lượng khách du lịch đến các bản DLCĐ ............................................ 46 3.2.2. Mô hình quản lý DLCĐ tại thành phố Sơn La...................................... 47 3.3. Đánh giá của các đối tượng điều tra về thực trạng DLCĐ tại thành phố Sơn La.................................................................................................... 50 3.3.1. Đánh giá của khách du lịch đã từng đi du lịch đến các bản DLCĐ tại thành phố Sơn La ................................................................................... 50 3.3.2. Đánh giá của các hộ tham gia DLCĐ ................................................... 56 3.3.3. Đánh giá của các doanh nghiệp làm du lịch ......................................... 61 3.3.4. Đánh giá của các cán bộ quản lý về tiềm năng DLCĐ tại thành phố Sơn La ................................................................................................... 61 3.4. Tiềm năng, lợi thế khác biệt và những tồn tại, hạn chế trong phát triển DLCĐ của thành phố Sơn La ................................................................ 63 3.4.1. Tiềm năng, lợi thế khác biệt .................................................................. 63 3.4.2. Những đóng góp tích cực và tồn tại, hạn chế của DLCĐ ..................... 64 v 3.5. Giải pháp phát triển phát triển DLCĐ trên địa bàn thành phố Sơn La giai đoạn 2022 - 2025 định hướng đến 2030 ........................................ 67 3.5.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển DLCĐ ..... 67 3.5.2. Nhóm giải pháp khai thác các giá trị đặc thù về cảnh quan, môi trường, văn hóa, lịch sử......................................................................... 67 3.5.3. Giải pháp về quản lý điểm đến, kiểm soát chất lượng dịch vụ ............. 68 3.5.4. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ......................... 70 3.5.5. Nhóm giải pháp tăng cường truyền thông quảng bá và tăng cường kết nối và phát huy vai trò của công ty lữ hành trong phát triển DLCĐ ........ 71 KẾT LUẬN...................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 75 PHỤ LỤC vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung đầy đủ BQL Ban Quản lý DLCĐ Du lịch cộng đồng DTTS Dân tộc thiểu số GDP Tổng sản phẩm quốc nội KDL Khu du lịch KT-XH Kinh tế - xã hội QĐ Quyết định QLNN Quản lý nhà nước TNDL Tài nguyên du lịch TTg Thủ tướng TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân UNWTO Tổ chức du lịch thế giới VH TT&DL Văn hóa thể thao &du lịch vii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH, HỘP Bảng Bảng 2.1: Tổng số mẫu nghiên cứu ................................................................ 38 Bảng 3.1. Số lượt khách du lịch đến với thành phố Sơn La giai đoạn 2016 - 2020 .......................................................................................... 42 Bảng 3.2. Doanh thu từ du lịch của thành phố Sơn La giai đoạn 2016 - 2020 ....... 44 Bảng 3.3: Cơ sở lưu trú của thành phố Sơn La .............................................. 45 Bảng 3.4 Số lượng khách du lịch đến các bản DLCĐ tại thành phố Sơn La ..... 47 Bảng 3.5. Mô hình quản lý các bản DLCĐ của thành phố Sơn La ................ 48 Bảng 3.6: Thông tin chung về khách du lịch .................................................. 50 Bảng 3.7: Đánh giá của khách du lịch về hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và điều kiện cơ sở vật chất .......................................................... 53 Bảng 3.8: Đánh giá của khách du lịch về chất lượng sản phẩm dịch vụ của các điểm DLCĐ .......................................................................... 54 Bảng 3.9: Hiện trạng môi trường tại các điểm DLCĐ ................................... 56 Bảng 3.10: Thông tin chung về các hộ làm DLCĐ tại thành phố Sơn La .... 57 Bảng 3.11: Đánh giá sự tham gia của người dân trong phát triển DLCĐ..... 58 Bảng 3.12: Đánh giá Kiến thức/ kỹ năng của người dân trong phát triển DLCĐ .......................................................................................... 60 Hình, Biểu, Hộp Hình 3.1. Các thành phần liên quan đến cộng đồng địa phương trong DLCĐ Biểu đồ 3.1: Lý do khách du lịch lựa chọn đi du lịch tại các bản DLCĐ tại thành phố Sơn La Hộp 3.1: 52 Phỏng vấn sâu: Bà chủ nhà hàng Minh Đoàn thành phố Sơn La Hộp 3.2: 48 61 Trích phỏng vấn sâu ông Sầm Vũ Bắc - Phòng Văn hóa thông tin thành phố Sơn La 62 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Tên tác giả: Lù Anh Dũng 2. Tên luận văn: Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn thành phố Sơn La 3. Ngành: Kinh tế nông nghiệp, Mã số: 60.62.01.15 4. Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Lương Xinh 4. Cơ sở đào tạo: Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Mục đích: Cách Thủ đô Hà Nội 300km, thành phố Sơn La sở hữu cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ cùng điều kiện khí hậu lý tưởng. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống, tạo nên những mảng màu văn hóa đặc trưng, hấp dẫn. Đó chính là điều kiện thuận lợi để thành phố Sơn La phát triển mô hình DLCĐ - một trong những sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương. Sau thành công của Đề án phát triển 4 bản DLCĐ giai đoạn 1 năm 2016, Tỉnh Sơn La tiếp tục ban hành chính sách hỗ trợ phát triển DLCĐ đến năm 2020 và đạt được một số kết quả như: xây dựng được 8 bản DLCĐ, 28 homestay tại thành phố Sơn La và các huyện: Mộc Châu, Mường La, Vân Hồ, Quỳnh Nhai. Làm thế nào để phát triển DLCĐ tại thành phố Sơn La hơn nữa nhằm đem lại thu nhập bền vững và giữ gìn các giá trị văn hóa bản địa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Sơn La? Đây chính là mục đích để thực hiện đề tài “Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn thành Phố Sơn La Mục tiêu nghiên cứu: Tập trung phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DLCĐ trên địa bàn thành phố Sơn La dựa vào 3 mục tiêu: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển DLCĐ. (2) Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển DLCĐ tại thành phố Sơn La. (3) Đề xuất một số giải pháp phát triển DLCĐ trên địa bàn thành phố Sơn La giai đoạn 2022 - 2025 tầm nhìn đến năm 2030. ix Phương pháp nghiên cứu: Trong nghiên cứu này tôi sử dụng số liệu thứ cấp và sơ cấp để đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ nguồn báo cáo, văn bản liên quan đến phát triển DLCĐ trên địa bàn thành phố Sơn La. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phiếu điều tra 100 khách du lịch, 66 hộ tham gia vào DLCĐ, 5 cán bộ quản lý về du lịch và 5 đơn vị có liên quan đến DLCĐ. Kết quả nghiên cứu: Qua kết quả nghiên cứu đã thấy được tiềm năng rất lớn của DLCĐ thành phố Sơn La. Thông qua điều tra khách du lịch đã cho thấy khách du lịch đến DLCĐ tại thành phố Sơn La vì giá trị văn hóa, cảnh quan đẹp và không khí trong lành chiếm đến hơn 70% và khách du lịch đều mong muốn quay lại sau khi về đây là một thành công của DLCĐ thành phố Sơn La với những giá trị văn hóa đặc biệt. Với sự đánh giá của khách du lịch về Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ DLCĐ, Chất lượng sản phẩm dịch vụ của các điểm DLCĐ, Hiện trạng môi trường tại các điểm DLCĐ đều trên mức trung bình và hài lòng. Đối với điều tra 66 hộ là DLCĐ về sự tham gia của người dân trong phát triển DLCĐ, kiến thức/ kỹ năng của người dân trong phát triển DLCĐ đều cho thấy sự chủ động trong du lịch và sự tham gia tích cực của người dân thành phố Sơn La trong phát triển DLCĐ Kết luận: Với vẻ đẹp tự nhiên của thành phố Sơn La kế hợp với những phong tục tập quán độc đáo và đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền, là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch, trong đó tiêu biểu là DLCĐ. Việc phát triển hình thức DLCĐ là loại hình du lịch xanh, du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm lý tưởng đối với những người yêu thích khám phá văn hóa bản địa, nét đẹp truyền thống của các đồng bào dân tộc nơi đây. Trong quyết định 147/QĐ-TTg về phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030” đã nhấn mạnh Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại và định hướng x Chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc đây chính là cốt lõi của DLCĐ. Từ định hướng của Chính phủ, tỉnh Sơn La cũng như thành phố Sơn La cũng định hướng du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong đó phát triển DLCĐ được chú trọng. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay du lịch cộng đồng (DLCĐ) đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho cư dân bản địa. DLCĐ không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương. Việt Nam có nhiều tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, giá trị về lịch sử, văn hóa bản địa của các dân tộc, tập tục và lối sống, văn hóa ẩm thực phong phú của các vùng miền là cơ sở để phát triển mạnh loại hình DLCĐ. Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều nước phát triển mô hình DLCĐ nhằm mục đích giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa của người dân địa phương như Thái Lan, Nhật Bản,...tác động tích cực của mô hình DLCĐ đã được kiểm chứng như: tạo thu nhập bền vững, các dịch vụ địa phương được cải thiện, trao quyền văn hóa và trao đổi văn hóa, nâng cao nhận thức bảo tồn của người dân địa phương, .... Việt Nam hiện có rất nhiều các loại hình du lịch đa dạng đang được phát triển như du lịch văn hóa, du lịch thiên nhiên, du lịch nghỉ dưỡng, DLCĐ,.... Trong đó du lịch dựa vào cộng đồng thường gọi là “DLCĐ” xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1980 tại một số địa điểm như Mai Châu - Hòa Bình, Sa Pa - Lào Cai, Hội An - Quảng Nam và một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân địa phương. Cách Thủ đô Hà Nội 300km, thành phố Sơn La sở hữu cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ cùng điều kiện khí hậu lý tưởng. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống, tạo nên những mảng màu văn hóa đặc trưng, hấp dẫn. Đó chính là điều kiện thuận lợi để thành phố Sơn La phát triển mô hình DLCĐ - một trong những sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương. Sau thành công của Đề án phát triển 4 bản DLCĐ giai đoạn 1 năm 2016, Tỉnh Sơn La tiếp tục ban hành chính sách hỗ trợ phát triển DLCĐ đến năm 2020 và 2 đạt được một số kết quả như: xây dựng được 8 bản DLCĐ, 28 homestay tại thành phố Sơn La và các huyện: Mộc Châu, Mường La, Vân Hồ, Quỳnh Nhai. Làm thế nào để phát triển DLCĐ hơn nữa nhằm đem lại thu nhập bền vững và giữ gìn các giá trị văn hóa bản địa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Sơn La? Đây chính là lý do để thực hiện đề tài “Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn thành Phố Sơn La” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ - chuyên ngành kinh tế nông nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển DLCĐ - Đánh giá thực trạng phát triển DLCĐ tại thành phố Sơn La giai đoạn 2019 - 2021 - Đề xuất một số giải pháp phát triển DLCĐ trên địa bàn thành phố Sơn La giai đoạn 2022 - 2025 tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các giải pháp về phát triển DLCĐ trên địa bàn thành phố Sơn La 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp đến phát triển DLCĐ trên địa bàn thành phố Sơn La. - Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn thành phố Sơn La. - Về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu giai đoạn từ 2019 - 2021 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2021 - 2025 tầm nhìn đến năm 2030. 4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận văn 4.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và cơ cở thực tiễn về phát triển DLCĐ do vậy luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho giảng viên và sinh viên ngành các ngành kinh tế và phát triển nông thôn trong nghiên cứu và học 3 tập. 4.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Là tài liệu để các cấp, các ngành của huyện Điện Biên tham khảo, đưa ra các chính sách, giải pháp hợp lý nhằm phát triển DLCĐ. Góp phần khái quát thực tiễn về sự tham gia của người dân trong phát triển DLCĐ trong hoàn cảnh thực tiễn ở thành phố Sơn La. Trên cơ sở đó kiến nghị với địa phương để đưa ra các chính sách phù hợp. Kết quả nghiên cứu của Luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị trong phát triển DLCĐ bền vững cho các địa phương có điều kiện tương đồng. 4.3. Những đóng góp mới của luận văn Thực hiện đề tài có ý nghĩa lớn trong việc định hướng phát triển DLCĐ tại tỉnh Sơn La đang được chú trọng. Từ kết quả nghiên cứu, kết hợp với những đặc thù của bối cảnh nghiên cứu, luận văn đề xuất một số khuyến nghị mang tính gợi ý với các bên liên quan đến phát triển DLCĐ, làm luận cứ cho những giải pháp, chính sách phù hợp nhằm phát triển DLCĐ, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách du lịch, đảm bảo phát triển hài hòa giữa kinh tế cộng đồng địa phương với việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, phong tục tập quán cũng như vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố Sơn La mà chưa có nghiên cứu nào trùng lặp. 4 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Hệ thống hóa các khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm cộng đồng, du lịch cộng đồng và phát triển * Cộng đồng Thuật ngữ “cộng đồng” vốn bắt nguồn từ gốc tiếng Latin là “cummunitas”, với nghĩa là toàn bộ tín đồ của một tôn giáo hay toàn bộ những người đi theo một thủ lĩnh nào đó. Ngày nay, thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ Âu - Mỹ, như trong tiếng Pháp là “communité”, tiếng Anh là “community”, tiếng Đức là “Gemeinschaft” nhưng với những ý nghĩa khác nhau trong những khung cảnh khác nhau (Võ Quế (2006). Đây là một khái niệm cơ bản của khoa học xã hội & nhân văn, theo một số nghiên cứu đã định nghĩa “Cộng đồng là những cộng đồng được gọi tên như đơn vị làng, bản, xã, huyện....những người chung về lý tưởng xã hội, lứa tuổi, giới tính, thân phận xã hội” (Đặng Trung Kiên (2017). Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (2000) cộng đồng được hiểu là “một tập đoàn người rộng lớn, có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú. Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm cả một dòng giống, một sắc tộc, một dân tộc” Trên thực tế cộng đồng có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau nhưng đều có điểm chung như sau: - Cộng đồng phải là tập hợp của một số đông người - Mỗi cộng đồng phải có một bản sắc riêng - Các thành viên của cộng đồng phải tự cảm thấy có sự gắn kết với cộng đồng và với các thành viên khác của cộng đồng. - Có thể có nhiều yếu tố tạo nên bản sắc và sức bền gắn kết cộng đồng, nhưng quan trọng nhất chính là sự thống nhất về ý chí và chia sẻ về tình cảm, tạo nên ý thức cộng đồng. 5 - Mỗi cộng đồng đều có những tiêu chí bên ngoài để nhận biết về cộng đồng và có những quy tắc chế định hoạt động, ứng xử chung của cộng đồng. Trên cơ sở những nội hàm như trên, có thể đi đến một định nghĩa chung nhất như sau về “cộng đồng là những người sống trong một khu vực được xác định về mặt địa lý, có những mối quan hệ văn hóa - xã hội với nhau và trách nhiệm với nơi họ sinh sống, có cùng sự đồng thuận về ý chí, tình cảm, niềm tin và ý thức cộng đồng, nhờ đó các thành viên của cộng đồng cảm thấy có sự gắn kết họ với cộng đồng và với các thành viên khác của cộng đồng. * Du lịch cộng đồng Thuật ngữ “DLCĐ” được đề cập từ những năm 1980 ở các nước thuộc khu vực châu Âu, châu Mỹ và châu Úc. Khách du lịch đi tham quan các làng bản, tìm hiểu về văn hóa, phong tục tập quán lễ hội của người dân địa phương, khám phá hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên vẫn còn giữ được những nét tự nhiên, hoang dã. Theo Nicole Hausle và Wolffgang Strasdas (2009) cho rằng: “DLCĐ là mô hình phát triển du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương”. Quan niệm trên nhấn mạnh đến vai trò chính của người dân địa phương trong vấn đề phát triển du lịch ngay trên địa bàn quản lý. Viện Miền núi cho rằng: “DLCĐ là nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại điểm du lịch đón khách vì sự phát triển du lịch bền vững dài hạn. DLCĐ khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương trong du lịch và có cơ chế tạo các cơ hội cho cộng đồng. DLCĐ là một quá trình tương tác giữa cộng đồng (chủ) và khách du lịch mà sự tham gia có ý nghĩa của cả hai phía mang lại các lợi ích kinh tế, bảo tồn cho cộng đồng và môi trường địa phương” (Đỗ Anh Tài, 2019) “DLCĐ là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên quan, nhằm mang lại lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi trường 6 và mang đến cho du khách kinh nghiệm mới, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có dự án.” (Trần Thị Mai, 2005) “Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên.” (Võ Quế, 2006) “DLCĐ có thể hiểu là phương thức phát triển bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển. Cộng đồng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; củachính quyền địaphương cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn khai thác tài nguyên môi trường du lịch bền vững, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú, có chất lượng cao và hợp lý của du khách.” (Bùi Thị Hải Yến, 2012) Có rất nhiều tên gọi khác nhau liên quan đến hoạt động du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương như: - Du lịch dựa vào cộng đồng (Community-Based Tourism) - Phát triển cộng đồng dựa vào du lịch (Community-Development in Tourism) - Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (Community-Based Ecotourism) - Du lịch có sự tham gia của cộng đồng (Community-Participation in Tourism) - Phát triển du lịch núi dựa vào cộng đồng (Community-Based Moutain Tourism) Như vậy, dựa trên những quan điểm nghiên cứu khác nhau thì quan niệm về DLCĐ không hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên có một số điểm chung sau: 7 - Du khách là tác nhân bên ngoài là tiền đề mang lại lợi ích kinh tế và sẽ có những tác động nhất định kèm theo việc thụ hưởng các giá trị về môi trường sinh thái tự nhiên và văn hóa khi đến với một cộng đồng địa phương cụ thể. - Cộng đồng địa phương là người kiểm soát các giá trị về mặt tài nguyên du lịch để hỗ trợ du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức của mình khi có cơ hội tiếp cận hệ thống tài nguyên du lịch tại không gian sinh sống của cộng đồng địa phương. - Cộng đồng địa phương sẽ nhận được lợi ích về mặt kinh tế, mở rộng tầm hiểu biết về đặc điểm tính cách của du khách cũng như có cơ hội nắm bắt các thông tin bên ngoài từ du khách - Cộng đồng địa phương ngày càng được tăng cường về khả năng tổ chức, vận hành và thực hiện các hoạt động, xây dựng các sản phẩm du lịch phục vụ cho du khách. Từ đó, cộng đồng ngày càng phát huy vai trò làm chủ của mình. Tổng hợp những quan điểm về DLCĐ thì DLCĐ là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung, thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hoá…) * Phát triển Phát triển là sự vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của một sự vật, hiện tượng nào đó trong Triết học Mác - Lenin. Quá trình phát triển có thể diễn ra từ từ hoặc diễn ra nhanh chóng (hay còn gọi là nhảy vọt) để sinh ra những sự vật, hiện tượng mới thay thế cho những sự vật, hiện tượng cũ. Sự phát triển là quá trình vận động, thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất. Chu kỳ này diễn ra theo hình xoắn ốc, nghĩa là đi hết một chu kỳ thì quá trình phát triển sẽ quay lại mức ban đầu và tiếp tục vấn động để có sự 8 thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất (nhưng ở một cấp độ cao hơn chu kỳ ban đầu). Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận của sự phát triển, một quan điểm khoa học trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. Nội dung cơ bản của quan điểm phát triển như sau: + Khi xem xét bất cứ một sự vật, hiện tượng nào, cần đặt chúng vào sự vận động, phát triển và sự chuyển hóa, biến đổi của chúng. Sự vận động, phát triển của một sự vật, hiện tượng diễn ra rất đa dạng phong phú và theo những khuynh hướng khác nhau, trong đó thì phát triển vẫn được coi là xu hướng phát triển chính để thúc đẩy sự phát triển của sự vật, hiện tượng. + Sự vận động của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan để hình thành sự phát triển là một quá trình chứa đựng nhiều mâu thuẫn. + Trong quá trình đó, sự vật, hiện tượng không chỉ có những biến đổi theo hướng đi lên mà có thể còn phát triển theo hướng thụt lùi. Do vậy, quá trình nhận thức phải thấy rõ được tính chất quanh co, phức tạp của quá trình phát triển như là một hiện tượng phổ biến. + Quá trình nhận thức sự vật, hiện tượng phải luôn đổi mới, bổ sung và phát triển cho phù hợp với sự biến đổi của bản thân sự vật, hiện tượng. 1.1.2. Nội dung, đặc điểm và các hình thức của du lịch cộng đồng * Nội dung cơ bản của DLCĐ bao gồm - Đảm bảo sự bền vững về văn hóa và thiên nhiên. - Có sự sở hữu cộng đồng. - Tạo thu nhập cho cộng đồng. - Nâng cao nhận thức cho cộng đồng. - Tăng cường quyền lực cho cộng đồng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất