Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại việt nam...

Tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại việt nam

.PDF
38
103
138

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM ------------ ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM. GVHD: TS Lại Tiến Dĩnh Nhóm thực hiện: Nhóm 6 Lớp: Ngân hàng Đêm 2 – Khóa 22. TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014 Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng Bán lẻ tại Việt Nam. MỤC LỤC PHẦN GIỚ I THI ỆU......................................................................................................................... 3 Chương I. TỔ NG Q UAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ ..................................................... 5 1. Gi ới thiệu dịch vụ ngân hàng bán lẻ ...................................................................................... 5 2. Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ ................................................................................. 6 3. Vai trò của phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ .................................................................... 7 4. Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng bán lẻ.......................................................................... 8 5. Kinh nghiệm phát triển ngân hàng bán lẻ trên thế giới và bài học cho Việt Nam .................. 8 5.1 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ NHB L của một số ngân hàng nước ngoài ..................... 8 5.2 Bài học Việt Nam ......................................................................................................... 10 Chương II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NA M .. 10 1. Tóm lược lịch sử phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam..................................... 10 2. Kế t quả kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ .................................................................... 12 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam...................... 21 4. Phân tích, đánh giá phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam ................................ 26 4.1. Cơ hội phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việ t Nam................................................. 26 4.2. Những thành công và hạn chế .......................................................................................... 28 4.3. Những yếu tố hạn chế phát triển dịch vụ NHBL tại Việ t Nam ......................................... 29 Chương III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM ....... 30 1. Hoàn thiện các qui định pháp lý về nghiệ p vụ và dịch vụ ngân hàng ................................... 30 2. Đa dạng hóa các kênh phân phối và thực hiện phân phối có hiệu quả ................................. 32 3. Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ ....................................................................................... 33 4. Tăn g cường hoạt động tiế p thị và chăm sóc khách hàng ...................................................... 34 5. Xây dựng nguồn nhân lực cho hoạt động ngân hàng bán lẻ ................................................. 35 6. Chủ động tham gia thị trường tài chính khu vực và thế giới................................................ 36 7. Các giải pháp khác .............................................................................................................. 36 KẾT LUẬN .................................................................................................................................... 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 38 2 Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng Bán lẻ tại Việt Nam. PHẦN GIỚI THIỆU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, dưới áp lực cạnh tranh ngày càng tăng do việc áp dụng lộ trình nới lỏng các quy định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài, nhất là về việc mở chi nhánh và các điểm giao dịch, việc dỡ bỏ hạn chế về huy động tiền gửi bằng VNĐ, khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào khai thác thị trường bán lẻ như đẩy mạnh hiện đại hóa, phát triển các loại hình dịch vụ mới, đa tiện ích và đã được xã hội chấp nhận như ATM, internet banking, home banking, PC banking, mobile banking. Nhiều ngân hàng đã đầu tư rất mạnh cho công nghệ để tạo lập cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, chủ động đối mặt với những thách thức của tiến trình hội nhập. Các ngân hàng thương mại Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể về năng lực tài chính, công nghệ, quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức và mạng lưới kênh phân phối, hệ thống sản phẩm dịch vụ. Nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã được triển khai thực hiện như dịch vụ tài khoản, séc, thẻ, quản lý tài sản, tín dụng, cầm cố, tín dụng tiêu dùng. Trong xu thế hội nhập, cạnh tranh trên thị trường bán lẻ ngày càng gay gắt, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ được xác định là một định hướng chiến lược quan trọng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Hầu hết các ngân hàng thương mại đều đã xác định đúng hướng đi rõ ràng là phải đầu tư phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ để có thể tồn tại và cạnh tranh trong một mô i trường mà người tiêu dùng luôn đòi hỏi những cải tiến mang lại sự tiện ích và an toàn trong quá trình thanh toán và sử dụng nguồn thu nhập của mình. Tuy nhiên, việc đầu tư của các ngân hàng nhằm phát triển dịch vụ này có hiệu quả và có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không ?, các ngân hàng gặp phải những khó khăn gì trong quá trình triển khai ?, và cần có những giải pháp nào để khắc phục ? Đề tài nghiên cứu “Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam” sẽ góp phần làm rõ hơn những vấn đề này. 3 Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng Bán lẻ tại Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Đề tài sẽ phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và đề ra một số giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện hơn nữa các dịch vụ này. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ - Tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: thu thập các dữ liệu thứ cấp từ sách, báo, Internet, tạp chí… - Phương pháp xử lý số liệu: dùng phương pháp thống kê mô tả và so sánh để phân tích các số liệu đã thu thập được. - Dựa vào các tài liệu thu thập và các số liệu phân tích để nhận xét, đánh giá và đề ra một số giải pháp có hiệu quả nhất. 4. Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: dịch vụ ngân hàng bán lẻ. - Không gian: các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. - Thời gian: từ năm 2009 đến năm 2013. 4 Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng Bán lẻ tại Việt Nam. Chương I TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ 1. Giới thiệu dịch vụ ngân hàng bán lẻ Dịch vụ ngân hàng bán lẻ (NHBL) là một trong những hoạt động truyền thống hình thành nên hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) trên thế giới. Từ khi hình thành đến nay, hoạt động NHBL đã đóng vai trò quan trọng tạo nền tảng phát triển bền vững cho các NHTM. Hoạt động NHBL là lĩnh vực phân tán rủi ro, ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế hơn so với các lĩnh vực khác, do đó nó góp phần tạo lập nguồn vốn và thu nhập ổn định cho các ngân hàng. Bên cạnh đó, hoạt động NHBL góp phần quan trọng trong việc mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, ổn định hoạt động cho ngân hàng. Trước khủng hoảng, các ngân hàng Việt Nam chủ yếu tập trung bán buôn (ngân hàng đầu tư) và chú trọng đối tượng khách hàng doanh nghiệp thì khó khăn của kinh tế toàn cầu và cả kinh tế Việt Nam g iai đoạn vừa qua đã khiến các ngân hàng phải thay đổi chiến lược, định hướng lại chiến lược ngân hàng bán lẻ - vốn là cốt lõi của nhiều ngân hàng trước đây. Hiện nay, có nhiều khái niệm về dịch vụ NHBL theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. NHBL thực ra là hoạt động bao trùm tất cả các mặt tác nghiệp của NHTM như tín dụng, huy động, các dịch vụ,... chứ không chỉ là dịch vụ ngân hàng. Theo Jean Paul Votron - Ngân hàng Foties: Bán lẻ chính là vấn đề của phân phối, trong đó triển khai các hoạt động tìm h iểu, xúc tiến, nghiên cứu, thử nghiệm, phát hiện và phát triển các kênh phân phối hiện đại- mà nổi bật là kinh doanh qua mạng. Dịch vụ bán lẻ bao gồm ba lĩnh vực chính: thị trường, các kênh phân phối, dịch vụ và đáp ứng dịch vụ. Theo các chuyên gia kinh tế của Học viện Công nghệ Châu á – AIT, dịch vụ NHBL là cung ứng trực tiếp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới từng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới chi nhánh, hoặc khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm và dịch vụ ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử viễn thông và công nghệ thông tin. Từ điển Tài chính – Đầu tư – Ngân hàng – Kế toán Anh Việt, Nhà xuất bản khoa học và kinh tế năm 1999 định nghĩa dịch vụ NHBL là các dịch vụ ngân hàng được thực hiện với khách hàng là công chúng, thường có quy mô nhỏ và thông qua các chi nhánh nhằm đối 5 Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng Bán lẻ tại Việt Nam. lập với dịch vụ ngân hàng bán buôn là dịch vụ ngân hàng dành cho các định chế tài chính và những dịch vụ ngân hàng được cung cấp với số lượng lớn. 2. Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ Từ các khái niệm về dịch vụ NHBL ở trên, chúng ta có thể thấy NHBL có những đặc điểm sau:  Khách hàng của NHBL bao gồm nhiều thành phần trong xã hội, trong đó chủ yếu là khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.  Các giao dịch của dịch vụ NHBL có số lượng lớn nhưng giá trị của mỗi khoản giao dịch thường nhỏ.  Sản phẩm dịch vụ NHBL vô cùng đa dạng, được phát triển dựa trên nền tảng của hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.  Dịch vụ NHBL được tiếp cận tới từng khách hàng thông qua hệ thống phân phối đa dạng, rộng khắp của ngân hàng. Có thể thấy công nghệ thông tin (CNTT) có vai trò quyết định trong việc triển khai dịch vụ NHBL:  CNTT là tiền đề quan trọng để lưu giữ và xử lý cơ sở dữ liệu tập trung, cho phép các giao dịch trực tuyến được thực hiện.  CNTT hỗ trợ triển khai các sản phẩm dịch vụ NHBL tiên tiến như chuyển tiền tự động, huy động vốn và cho vay dân cư dưới nhiều hình thức khác nhau.  Nhờ khả năng trao đổi thông tin tức thời, CNTT góp phần nâng cao hiệu quả của việc quản trị ngân hàng, tạo điều kiện thực hiện mô hình xử lý tập trung các giao dịch có tính chất phân tán như chuyển tiền, giao dịch thẻ, tiết giảm đáng kể chi phí giao dịch.  CNTT có tác dụng tăng cường khả năng quản trị trong ngân hàng, hệ thống quản trị tập trung sẽ cho phép khai thác dữ liệu một cách nhất quán, nhanh chóng, chính xác. Để xác định mức độ thực hiện dịch vụ NHBL của một NHTM, các tổ chức tài chính lớn trên thế giới dựa vào các tiêu chí sau: Giá trị thương hiệu; Hiệu lực tài chính; Tính bền vững của nguồn thu; Tính rõ ràng trong chiến lược; Năng lực bán hàng; Năng lực quản lý rủi ro; Khả năng tạo sản phẩm; Thâm nhập thị trường; Đầu tư vào nguồn nhân lực. 6 Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng Bán lẻ tại Việt Nam. 3. Vai trò của phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ Các ngân hàng hàng đầu thế giới như CityGroup, HSBC, BNB, Bank of American, Paribas, Barclay Bank, Credit Suisse, Deutsche Bank, Fortis, Royal Bank of Scotland cũng coi phát triển dịch vụ NHBL là một trong những chiến lược chủ đạo của họ hiện nay. Các ngân hàng trên đã phát triển mạnh về dịch vụ bán buôn đều nhận định rằng hoạt động bán buôn có thể tạo ra nguồn thu ổn định tuy nhiên nguy cơ rủi ro rất cao. Trong khi hoạt động NHBL mang lại nguồn doanh thu cao, chắc chắn, ít rủi ro. Bên cạnh đó, nó mang lại cơ hội đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, cơ hội bán chéo với cá nhân và doanh nghiệp nhỏ. Vì vậy, các ngân hàng đều hy vọng rằng dịch vụ NHBL sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số kinh doanh của họ. Vai trò này càng thể hiện rõ trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua, trong khi hầu hết các NHTM có chiến lược tập trung vào hoạt động NHBL đã trụ vững trong khi nhiều ngân hàng đầu tư lớn bị phá sản (Merrill Lynch, Lemon Brothers…) hoặc lâm vào khó khăn cũng phải chuyển hướng sang phát triển hoạt động NHBL. Vì vậy, xu hướng là hầu hết các NHTM trên thế giới ngày nay đều phát triển hoạt động NHBL. Dịch vụ NHBL mang lại rất nhiều lợi ích cho cả phía nhà cung cấp dịch vụ và cả phía khách hàng. Nói cách khác, dịch vụ NHBL đã mang lại lợi ích cho toàn xã hội và cho cả nền kinh tế. Nền kinh tế tăng trưởng, có phần đóng góp của ngành tài chính –ngân hàng mà trong đó dịch vụ NHBL là một trong những thành tố quan trọng.  Đối với nền kinh tế  Góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, góp phần vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cải thiện đời sống nhân dân.  Đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền, tận dụng tiềm năng to lớn về vốn để phát triển kinh tế.  Giảm dần lưu lượng tiền mặt trong nền kinh tế, hạn chế thanh toán tiền mặt, góp phần tiết kiệm chi phí và thời gian cho cả ngân hàng và khách hàng.  Tạo nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia từ các nguồn kiều hối từ nước ngoài chuyển về.  Đối với ngân hàng 7 Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng Bán lẻ tại Việt Nam.  Gia tăng nguồn thu nhập ổn định, chắc chắn từ dịch vụ NHBL.  Tận dụng được nguồn vốn trong thanh toán của khách hàng đang lưu ký trên tài khoản thanh toán, ký quỹ.  Hạn chế rủi ro.  Mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần đa dạng hóa hoạt động ngân hàng.  Đối với khách hàng  Người sử dụng được đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mình, dịch vụ NHBL mang đến sự thuận tiện, an toàn, tiết kiệm cho khách hàng trong quá trình thanh toán và sử dụng nguồn thu nhập của mình.  Việc phát triển các dịch vụ trên nền tảng công nghệ hiện đại giúp khách hàng giảm được những chi phí dịch vụ cũng như tiết kiệm thời gian khi thực hiện giao dịch với ngân hàng.  Dịch vụ NHBL giúp cho cá nhân, doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của mình. 4. Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng bán lẻ Các sản phẩm, dịch vụ của NHBL tập trung vào đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng, thường xuyên thay đổi của các đối tượng khách hàng khác nhau, trong đó lấy khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ làm trung tâm. Các sản phẩm dịch vụ NHBL cơ bản bao gồm:  Huy động vốn từ khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.  Tín dụng bán lẻ.  Dịch vụ thanh toán.  Dịch vụ ngân hàng điện tử.  Dịch vụ thẻ.  Dịch vụ bán lẻ khác: dịch vụ kiều hối, thu hộ, chi hộ, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm, ủy thác đầu tư,... 5. Kinh nghiệm phát triển ngân hàng bán lẻ trên thế giới và bài học cho Việt Nam 5.1 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ NHB L của một số ngân hàng nước ngoài  Ngân hàng CitiBank: 8 Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng Bán lẻ tại Việt Nam. Cit iBank cung cấp cho khách hàng một hệ thống các dịch vụ thế chấp tài chính cá nhân, khoản vay cá nhân, thẻ tín dụng, tài khoản tiền gửi và đầu tư, dịch vụ bảo hiểm nhân thọ và quỹ quản lý. Đặc biệt, trong dịch vụ thẻ tín dụng, Cit ibank nghiên cứu và phát triển một loại thẻ tín dụng liên kết với các ngành công nghiệp khác như hàng không, bất động sản, thể thao như bóng đá và golf,…  Ngân hàng Bank of New York: Cung cấp dịch vụ giải pháp tài chính phức tạp bao gồm: Quản lý tài sản danh mục đầu tư, NHBL và dịch vụ của nhà đầu tư chứng khoán. Tập trung vào lĩnh vực kinh doanh thẻ tín dụng với chiến lược lãi s uất thấp, có nhiều chương trình khuyến mãi như miễn phí một số tiện ích thẻ, hợp tác với các công ty cung cấp hàng hóa dịch vụ để tặng thêm khuyến mãi cho khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng của Bank of NewYork.  Ngân hàng DBS Group Hol dings:  Tập trung khai thác thẻ tín dụng, cho vay, các quỹ ủy thác đầu tư, bảo hiểm và nghiệp vụ ngân hàng ưu tiên.  Cung cấp các DVNH được đổi mới và các giải pháp tài chính cho cá nhân với triết lý là cung cấp giá trị với chi phí hợp lý nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng trong suốt cuộc đời họ.  Mang đến cho khách hàng hàng loạt các điểm dịch vụ một cửa đáp ứng tất cả các yêu cầu về DVNH của khách hàng và cung cấp cho khách hàng các DVNH phù hợp nhất với yêu cầu cá nhân của khách hàng.  Thành lập một đội ngũ các nhà tư vấn đầu tư có nhiều kinh nghiệm có thể đáp ứng các giải pháp tư vấn đầu tư theo nhu cầu của khách hàng phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau.  Ngân hàng BNP Paribas (Pháp):  BNP Paribas là ngân hàng có hoạt động bán lẻ rộng lớn tại Pháp với 6 triệu khách hàng, 2.200 chi nhánh bán lẻ khắp quốc gia và giữ vị trí dẫn đầu trong những dịch vụ ngân hàng qua Internet.  BNP Paribas là ngân hàng Pháp đầu tiên triển khai dịch vụ Internet banking trên toàn quốc. 9 Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng Bán lẻ tại Việt Nam.  Để có thể tối đa hóa hiệu quả dị ch vụ ngân hàng bán lẻ và đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn, BNP Paribas đã tái cơ cấu tổ chức gồm có ba nhóm cốt lõi. 5.2 Bài học Việt Nam  Cung ứng dịch vụ theo đối tượng khách hàng. Do đó, cần xác định đối tượng khách hàng tiềm năng để tập trung hướng tới và thiết kế sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng.  Mở rộng và đa dạng hóa mạng lưới phục vụ khách hàng để nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng.  Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, hình thành bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm.  Tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng.  Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có chất lượng cao.  Hiện đại hóa hạ tầng CNTT. Chương II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM 1. Tóm lược lịch sử phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam  Giai đoạn từ năm 1986 – 1990: Hệ thống Ngân hàng từng bước đổi mới và phát triển, hoàn thiện về mô hình tổ chức, thể chế pháp lý, công nghệ và dịch vụ ngân hàng. Mô hình ngân hàng một cấp chuyển thành mô hình ngân hàng hai cấp, tách bạch dần chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước với chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng của các TCTD. Do đó, trong giai đoạn này, dịch vụ ngân hàng vẫn chủ yếu là các sản phẩm ngân hàng thông thường, đơn giản như huy động vốn, cấp tín dụng,...  Giai đoạn từ năm 1990 đến nay: - Giai đoạn 1990 – 1996: Tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nước thông qua 2 Pháp lệnh Ngân hàng. Hệ thống ngân hàng bắt đầu quá trình chuyển đổi mạnh mẽ, căn bản và toàn diện phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của Đảng, Nhà nước. Vốn tín 10 Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng Bán lẻ tại Việt Nam. dụng được mở rộng cho mọi thành phần kinh tế và đạt mức tăng trưởng bình quân 36%/năm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng trong nhiều năm. Năm 1990, Ngân hàng Pháp BFCE và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) đã ký kết hợp đồng làm đại lý thanh toán thẻ Visa, đánh dấu cho sự xuất hiện của thẻ thanh toán tại thị trường Việt Nam. Năm 1993, VCB chính thức phát hành thẻ Vietcombank card, tiếp đến các ngân hàng khác lần lượt tham gia vào thị trường thanh toán thẻ, trở thành thành viên của các tổchức VisaCard, MasterCard,... Đến năm 1996, “ Hiệp hội các ngân hàng thanh toán thẻViệt Nam” ra đời với bốn thành viên sáng lập gồm VCB, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) và First Vinabank. Đến nay, thị trường thẻ Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, sản phẩm thẻ liên tiếp ra đời với các chức năng, tiện ích mới. Ngoài việc đa dạng hoá sản phẩm, các ngân hàng thương mại (NHTM) còn đầu tư lắp đặt các ATM/POS mới nhằm đáp ứng tốc độ phát triển nhanh chóng của thị trường thẻ. Với sự nỗ lực của các tổ chức phát hành thẻ, thị trường thẻ ngân hàng đang ngày càng phát triển đa dạng về chủng loại và nâng cao về chất lượng. - Giai đoạn 1997 – 2007: Năm 1997, Quốc hội thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng, tạo nền tảng pháp lý căn bản và mạnh mẽ hơn cho hệ thống ngân hàng tiếp tục đổi mới hoạt động phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 15/7/2002.Việc đưa hệ thống thanh toán này vào sử dụng đã đáp ứng được yêu cầu giảm lượng vốn trôi nổi, tập trung vốn dự trữ, tạo điều kiện thuận lợi để Ngân hàng Nhà nước kiểm soát các nguồn vốn. Ngoài ra, hệ thống cũng góp phần tăng tốc độ vòng quay đồng tiền và thỏa mãn yêu cầu thanh toán, dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhanh chóng, an toàn, 11 Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng Bán lẻ tại Việt Nam. tin cậy của các tổ chức cung ứng dịch vụ, cũng như khách hàng. Hệ thống bao gồm Trung tâm thanh toán quốc gia lắp đặt tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương, các trung tâm xử lý cấp tỉnh tại Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và đã kết nối với gần 100 chi nhánh của các tổ chức tín dụng ở các địa bàn khác nhau trên cả nước. Trong giai đoạn này, các dịch vụ ngân hàng điện tử cũng bắt đầu xuất hiện (E-Banking, Internet banking,...). Và ngân hàng cổ phần đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước cho phép cung cấp dịch vụ thanh toán qua Internet là Techcombank (từ tháng 5/2007) - Giai đoạn 2008 – nay: Việt Nam ngày càng gia nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, Các ngân hàng thương mại Việt Nam tích cực phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ với những sản phẩm áp dụng công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu càng cao của người dân. 2. Kết quả kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ 2.1 Dịch vụ huy động vốn bán lẻ Theo sát diễn biến thị trường ngân hàng thượng mại các năm vừa qua, hoạt động huy động vốn của các ngân hàng cạnh tranh khá gay gắt. Các ngân hàng đã đưa ra những chính sách lãi s uất huy động vốn cạnh tranh, chất lượng dịch vụ khá tốt, mức lãi suất cao và hấp dẫn, các chương trình dự thưởng khuyến mãi để tiếp cận nguồn vốn trong dân cư và doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn khách hàng cá nhân tăng cao qua các năm tại một số ngân hàng thương mại lớn. Công tác huy động vốn của một số ngân hàng thương mại trong những năm qua: Đvt: tỷ đồng Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Năm 2009 2010 2011 2012 Tổng số tiền huy 169.457 208.320 241.700 303.942 76,949 98.851 121.587 173.246,94 động Huy động vốn từ khách hàng cá nhân 12 Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng Bán lẻ tại Việt Nam. Tỷ lệ tăng 23% 23% 43% Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Năm 2009 2010 2011 2012 Tổng số tiền huy 201.539 251.924 244.838 331.116 100.767 113.365 129.764 192.047 13% 15% 48% động Huy động vốn từ khách hàng cá nhân Tỷ lệ tăng Ngân hàng Công thương Việt Nam Năm 2009 2010 2011 2012 Tổng số tiền huy 174.905 220.436 339.699 420.212 87.452 121.240 203.819 281.542 26% 54% 23,7% động Huy động vốn từ khách hàng cá nhân Tỷ lệ tăng Nguồn: báo cáo tài chính của ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, BIDV Huy động vốn trong năm 2009, 2010 tại một số ngân hàng thương mại cổ phần vừa và nhỏ gặp khó khăn do hoạt động thiếu thanh khoản, cũng như phải tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng của các ngân hàng này vào thời điểm cuối năm. Có những thời điểm cuộc chạy đua lãi s uất đã đẩy mức lãi s uất huy động lên tới 17%/năm, 18%/năm. Các ngân hàng còn tăng mức lãi s uất thương lượng, tặng quà cho khách hàng, làm cho cuộc chạy đua ngày càng gay gắt. 9/9 ngân hàng đang niêm yết trên sàn chứng khoán đều có nguồn tiền gửi của khách hàng cuối năm 2011 cao hơn cuối năm 2010. Trong đó, ngân hàng có nguồn tiền gửi của khách hàng lớn nhất là VietinBank. Tuy nhiên, ngân hàng có tốc độ tăng trưởng huy động vốn mạnh nhất lại là MB với mức tăng 49%. Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng huy động vốn thấp nhất là Sacombank với chỉ 1%. 13 Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng Bán lẻ tại Việt Nam. Theo số liệu Vietcombank công bố, nguồn vốn huy động từ cá nhân của ngân hàng này cuối năm 2011 chiếm khoảng 14% thị phần toàn ngân hàng. Căn cứ vào số liệu trên báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, có thể thấy được thị phần huy động vốn cá nhân năm 2011 của các ngân hàng niêm yết (trừ Habubank không công bố cụ thể số liệu huy động vốn cá nhân). Theo biểu đồ, có thể thấy VietinBank dẫn đầu trong 9 ngân hàng về thị phần vốn huy động cá nhân với 16,2%. So với năm 2010, thị phần huy động vốn của VietinBank, Vietcombank có vẻ không đổi. Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất các Ngân hàng năm 2010, 2011/ GAFIN Nhìn vào cơ cấu tiền gửi của các ngân hàng, có thể thấy tiền gửi của cá nhân hầu như chiếm đa số. Riêng với MB, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tới 65%. 14 Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng Bán lẻ tại Việt Nam. Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất các Ngân hàng năm 2011/GAFIN Đơn vị: nghìn tỷ đồng Năm 2012, các ngân hàng đều đặt mục tiêu tăng trưởng huy động vốn lên hàng đầu, vì cuối năm 2011, cho vay khách hàng chiếm khoảng 65 - 95% tổng tiền gửi khách hàng, đặc biệt một số ngân hàng như VietinBank, Sacombank, Eximbank còn có số dư cho vay khách hàng lớn hơn tổng tiền gửi của khách hàng. Nguồn vốn huy động trong khối khách hàng cá nhân tăng cao hơn so với các năm trước. Người dân đã bắt đầu tin tưởng hơn vào hệ thống ngân hàng thương mại, các hoạt động đầu tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản, vàng, dola đang tiềm ần những rủi ro. Do vậy, mức tăng trưởng huy động của toàn ngành ngân hàng đã có những tăng trưởng cao và vững chắc. Đã cải thiện được sự thiếu hụt thanh khoản cho các ngân hàng, tạo động cơ niềm tin cho người gửi tiền. 2.2 Dịch vụ tín dụng bán lẻ Năm 2012, hoạt động tăng trưởng tín dụng hệ thống ngân hàng thương mại trong nước tăng trưởng âm. Nợ xấu trong ngành ngân hàng gia tăng nhanh khiến lợi nhuận của hệ thống bị giảm sút mạnh. Các ngân hàng trong nước đã tiến hành chuyển dần từ tín dụng doanh nghiệp dần dần sang tín dụng bán lẻ. Trong cơ cấu cho vay, thì khối doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn 66% so với tín dụng cá nhân 28%, tuy nhiên cơ cấu này đang dần có sự dịch chuyển khi mà điều kiện cho vay đối với các doanh nghiệp đòi hỏi những tiêu chuẩn cao 15 Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng Bán lẻ tại Việt Nam. hơn, hồ sơ chứng từ khó khăn và phức tạp hơn. Trong khi khối khách hàng cá nhân với nguồn thu nhập từ lương, sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ thì ngân hàng đang nhắm vào cho vay đối tượng này trong các năm tiếp theo. Nguồn: Ngân hàng nhà nước Các ngân hàng thương mại cũng đưa ra các sản phẩm tín dụng mới tiếp thị khối khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ : HDBank đang quảng bá chương trình ưu đãi "Cho vay cá nhân và hộ kinh doanh" với lãi s uất hấp dẫn. Khách hàng cá nhân có thể được vay với mức lãi suất ưu đãi 8,6%/năm trong 3 tháng đầu tiên khi vay mua nhà để ở và vay bổ sung vốn kinh doanh. WesternBank đang dành hạn mức 1.000 tỷ đồng cho vay sản xuất kinh doanh, bổ sung vốn lưu động cho các cá nhân, hộ kinh doanh, tiểu thương...VPBank cũng không chịu “thua kém” khi đưa ra tổng hạn mức 3.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ nhu cầu vay gói sản phẩm cá nhân như cho vay mua ô tô, cho vay mua nhà, xây dựng và sửa chữa nhà, cho vay hộ kinh doanh bổ sung vốn lưu động trả góp tối thiểu 12 tháng… 16 Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng Bán lẻ tại Việt Nam. Doanh số cho vay khối khách hàng cá nhân của một số ngân hàng thương mại năm 2012 Đvt: tỷ đồng Tên ngân hàng Vietcombank Vietinbank BIDV Eximbank Sacombank ACB Số tiền 96.465 118.973 26.091 65.856 50.200 63.337 Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại Qua bảng số liệu thì có thể nhận định, BIDV, Vietcombank,Vietinbank vẫn là những ngân hàng có nguồn vốn cho vay đối với khối khách hàng cá nhân năm 2012 cao hơn nhiều so với khối ngân hàng còn lại. Với nguồn vốn lớn, mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp trên cả nước, lượng khách hàng giao dịch đông, lãi suất cho vay hấp dẫn thì có thể thấy các ngân hàng trên vẫn tiếp tục dẫn đầu thị phần cho vay khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay khách hàng cá nhân/ tổng dư nợ thì ACB và Sacombank lại chiếm tỷ lệ cao hơn bởi 2 ngân hàng này hướng tới ngân hàng bán lẻ từ khi mới thành lập nên đối tượng khách hàng chủ yếu lại là khối khách hàng cá nhân. 2.3 Dịch vụ sản phẩm dịch vụ thẻ ngân hàng Trước năm 2010, khi 3 hệ thống thẻ ngân hàng Banknet,Smartlink, VNBC hoạt động độc lập với nhau. Chủ thẻ của các ngân hàng phát hành thẻ chỉ được sử dụng đúng nơi ngân hàng phát hành thẻ, phát sinh nhiều chi phí cho ngân hàng trong việc trang bị hệ thống địa điểm chấp nhận thẻ, cũng như cho khách hàng khi phải tìm kiếm được địa điểm ATM... Khi 3 hệ thống liên minh thẻ với nhau, khách hàng được sử dụng thẻ của các ngân hàng được rút tại bất kỳ cây ATM, máy POS của ngân hàng khác. Thị trường thẻ Việt Nam đã có những bước phát triển đáng ghi nhận và đồng đều tất cả các mặt hoạt động phát hành, thanh toán, sử dụng thẻ và phát triển mạng lưới. Chỉ tiêu Đơn vị 31/12/2011 31/12/2012 Tổng số lượng thẻ (tích lũy) Triệu thẻ 40 51 1.500 1.980 Doanh số thanh toán thẻ quốc tế tại Triệu USD ĐVCNT 17 Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng Bán lẻ tại Việt Nam. Doanh số thanh toán thẻ quốc tế tại Triệu USD 1.200 2.400 100 230 24.000 35.600 ATM Doanh số thanh toán thẻ nội địa tại Triệu USD ĐVCNT Doanh số thanh toán thẻ nội địa tại Triệu USD ATM Doanh số sử dụng thẻ các loại Triệu USD 32.000 35.000 Số lượng ATM (tích lũy) Máy 13.000 14.300 Số lượng POS Máy 70.000 101.400 Nguồn: Hiệp hội Thẻ Việt Nam Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, hiện lượng người dùng thẻ ATM đã tăng khá cao. Tính đến cuối quý II/2013, toàn hệ thống có 54,89 triệu thẻ thanh toán nội địa và 5,26 triệu thẻ thanh toán quốc tế. hiện tại thẻ nội địa vẫn chiếm tỷ trọng lớn - 92,31%, thẻ quốc tế chỉ chiếm 7,69%. Về số liệu hạ tầng thẻ mới nhất, tính đến cuối tháng 3.2013, toàn hệ thống có 46 NH đã trang bị máy ATM/POS (ATM - máy rút tiền tự động; POS - điểm giao dịch chấp nhận thẻ PV) với số lượng đạt trên 14.300 máy ATM và hơn 101.400 POS. Các máy được kết nối, cùng với sự phát triển của nhiều sản phẩm mới với các tính năng đa đạng hướng đến các phân khúc thị trường khác nhau, góp phần tăng doanh số sử dụng thẻ trên 600.000 tỷ VND. Cũng tính hết quý II/2013, đã có khoảng 5,65 triệu giao dịch được thực hiện thông qua các loại thẻ với tổng giá trị gần 29.600 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với quý I/2013. Chiếc thẻ ATM ngoài việc nhận tiền, các chủ thẻ còn có thể dùng vào nhiều giao dịch khác như mua vé máy bay, hàng hóa qua mạng bằng thẻ ATM; thanh toán tiền điện, nước, Internet, điện thoại.... mà không cần phải đến tận nơi để đóng tiền.Để tiếp tục khuyến khích người dân sử dụng thẻ qua ATM, nhiều ngân hàng đã kết hợp với các nhà cung cấp dịch vụ để tăng thêm nhiều tiện ích cho những người dùng thẻ ATM. Ngoài ra, các ngân hàng không những không thu phí người dùng, mà còn ra nhiều chính sách ưu đãi, giảm giá khi mua hàng bằng thẻ. 18 Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng Bán lẻ tại Việt Nam. Vietinbank hiện là ngân hàng có số lượng thẻ lớn nhất, với 12,6 triệu thẻ, chiếm hơn 23% thị phần. Agribank theo sát phía sau khi lượng phát hành của 14 sản phẩm thẻ các loại với số lượng tăng bình quân hơn 2 triệu thẻ/năm; đạt tổng cộng hơn 12 triệu thẻ vào tháng 6 vừa qua và hiện chiếm 20% thị phần trên thị trường thẻ. Ít hơn, nhưng các ngân hàng khác như ACB, Sacombank, Đông Á… lượng thẻ phát hành ra thị trường cũng đã đạt tới con số vài triệu thẻ. Lượng thẻ ATM phát hành tăng nhanh, nhưng số máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ tăng khá chậm, bình quân cứ 10.000 người dùng thẻ mới có 1,7 máy ATM phục vụ. Vietcombank trong năm 2012 cũng phát hành được 1,1 triệu thẻ. Doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế đạt 5.397 tỷ đồng, tăng 17%năm so với năm 2011. Doanh số thanh toán thẻ quốc tế của ngân hàng đạt 1,2 tỷ USD chiếm trên 50% thị phần của các ngân hàng thương mại trên cả nước. Vietcombank dẫn đầu mở rộng mạng lưới POS của mình tăng lên 32.178 máy và chiếm 29% số lượng máy cà thẻ trên toàn hệ thống. Với gần 1.835 máy ATM đưa Vietcombank cũng trở thành một trong những ngân hàng có mạng lưới ATM rộng khắp cả nước. 2.4 Dịch vụ chuyển tiền Hệ thống chuyển tiền trong nước liên ngân hàng thông qua cổng ngân hàng nhà nước đã giúp cho các khách hàng đã được nhanh chóng, thuận lợi trong việc tìm kiếm ngân hàng, giảm chi phí thời gian và nhanh chóng tạo thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế giữa các vùng miền trên cả nước. Ngoài ra hoạt động thanh toán chuyển tiền đi nước ngoài cho khách hàng với mục đích đi du học, chữa bệnh, du lịch, tham quan du lịch được các ngân hàng nhanh chóng mở rộng đối tượng phục vụ khách hàng. Các ngân hàng trong nước hiện đã kết nối với hệ thống chuyển tiền toàn cầu thông qua Western Union, Money Gram, và một số ngân hàng trong nước còn mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý, mở rộng mạng lưới phục vụ tại các quốc gia có đông người Việt... giúp cho hoạt động chuyển tiền về trong nước cũng được nhanh chóng, đơn giản, và thuận lợi cho khách hàng. 19 Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng Bán lẻ tại Việt Nam. Doanh số nhận tiền kiều hối năm 2013 qua các ngân hàng trong nước Tên ngân Vietcombank Vietinbank Sacombank Đông Á Eximbank hàng Doanh số 1.230 chuyển tiền triệu 1.200 triệu 1.700 USD USD triệu 1.397 USD triệu 239 USD triệu USD Doanh số chuyển tiền ra nước ngoài của khách hàng cá nhân thông qua các ngân hàng trong nước Tên ngân Vietcombank Vietinbank Sacombank Đông Á Eximbank hàng Doanh số chuyển tiền 520 triệu 180 USD USD triệu 200 triệu 52 triệu USD USD 155 triệu USD Nguồn: báo cáo tài chính các ngân hàng Doanh số nhận kiều hối trong những năm qua không ngừng tăng nhanh, năm 2011 đạt 10 tỷ USD, năm 2012 đạt 11 tỷ USD, dự kiến năm 2013 đạt 13 Tỷ USD. Khi mà nền kinh tế trong nước chưa phục hồi, nguồn vốn cần cho sự phát triển kinh tế cần được bổ sung thì nguồn vốn kiều hối chiếm một tỷ lệ quan trọng. Những năm qua, không những người dân định cư ở nước ngoài chuyển tiền về nước với mục đích trợ cấp người thân trong nước, đầu tư tài chính, bất động sản, gửi tiết kiệm để hưởng chênh lệch lãi suất. Thì bộ phận người lao động làm việc ở nước ngoài từ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản... trong những năm qua đang có chiều hướng gia tăng. Giúp cải thiện đời sống người dân, tăng cơ hội thoát nghèo. Nguồn vốn kiều hối còn giúp giảm được cán cân thặng dư thương mại trong nước suốt một thời gian dài. 2.5 Dịch vụ ngân hàng điện tử Các ngân hàng trong nước đã phát triển hệ thống thanh toán ngân hàng điện tử. Ngoài hoạt động truy vấn, chuyển khoản, gia tăng các dịch vụ thanh toán tiền điện, nước, tiền điện thoại, viễn thông, mở tài khoản tiền gửi.... Hệ thống thanh toán đã giúp khách hàng thực hiện giao dịch 24/24h mà không cần phải đi ra quầy giao dịch tại ngân hàng. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng