Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển dịch vụ bao thanh toán nội địa tại một số ngân hàng thương ...

Tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ bao thanh toán nội địa tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh.pdf

.PDF
88
17557
89

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM DƯƠNG NGUYỄN THANH TÂM GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng Mã số:60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan danh dự về đề tài nghiên cứu: “Giải pháp phát triển dịch vụ bao thanh toán nội địa tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh’’ là đề tài của tôi nghiên cứu khi thực hiện Luận văn Thạc sĩ kinh tế, không sao chép, cóp nhặt của bất kỳ ai. Các tài liệu và các số liệu của đề tài là trung thực, đảm bảo tính chính xác. Ngày 16 tháng 12 năm 2011 Người thực hiện Dương Nguyễn Thanh Tâm MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA 1.1 Tổng quan về hoạt động bao thanh toán và bao thanh toán nội địa ............. 1 1.1.1 Khái niệm bao thanh toán .......................................................................... 1 1.1.2 Chức năng của BTT và BTT nội địa ......................................................... 3 1.1.2.1 Kế toán sổ sách các khoản phải thu ................................................ 3 1.1.2.2 Thu nợ các khoản phải thu ............................................................... 3 1.1.2.3 Phòng ngừa rủi ro nợ xấu ................................................................ 3 1.1.2.4 Tài trợ cho người bán ...................................................................... 4 1.1.3 Lịch sử hình thành bao thanh toán và bao thanh toán nội địa ............... 4 1.1.4 Phân loại bao thanh toán ........................................................................... 5 1.1.4.1 Căn cứ vào mức độ rủi ro tín dụng .................................................. 5 1.1.4.2 Căn cứ vào phạm vi thực hiện .......................................................... 5 1.1.4.3 Căn cứ vào chức năng của BTT ...................................................... 6 1.1.5 Quy trình nghiệp vụ bao thanh toán nội địa ............................................. 7 1.1.6 Chi phí trong giao dịch BTT ...................................................................... 8 1.1.6.1 Phí bao thanh toán ........................................................................... 9 1.1.6.2 Lãi bao thanh toán ........................................................................... 9 1.2 So sánh BTT nội địa với các hình thức tài trợ thương mại khác ................ 10 1.2.1 So sánh BTT nội địa và tài trợ các khoản phải thu ................................ 10 1.2.2 So sánh BTT nội địa và cho vay thông thường ....................................... 11 1.3 Lợi ích khi sử dụng dịch vụ bao thanh toán nội địa ..................................... 11 1.3.1 Lợi ích đối với đơn vị BTT ....................................................................... 11 1.3.2 Lợi ích đối với bên bán hàng.................................................................... 12 1.3.3 Lợi ích đối với bên mua hàng .................................................................. 12 1.3.4 Lợi ích đối với nền kinh tế........................................................................ 13 1.4 Những bất lợi và rủi ro phát sinh trong dịch vụ bao thanh toán nội địa .... 13 1.4.1 Đối với đơn vị BTT .................................................................................. 13 1.4.2 Đối với bên bán hàng ............................................................................... 14 1.4.3 Đối với bên mua hàng .............................................................................. 14 1.5 Lược khảo các nghiên cứu có liên quan đến đề tài .......................................... 14 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Thực tiễn hoạt động bao thanh toán và bao thanh toán nội địa trên thế giới .............................................................................................................. 17 2.1.1 Hiệp hội bao thanh toán trên thế giới .................................................... 17 2.1.2 Thực tiễn hoạt động bao thanh toán trên thế giới ................................. 17 2.1.2.1 Phân tích doanh thu BTT toàn cầu giai đoạn 2000 – 2010 ......... 17 2.1.2.2 Phân tích doanh thu BTT nội địa giai đoạn 2000 – 2010 ........... 18 2.1.2.3 Phân tích doanh thu BTT của các châu lục .................................. 20 2.1.2.4 Phân tích doanh thu BTT của các nước khu vực châu Á .............. 21 2.2 Các quy định về hoạt động bao thanh toán nội địa tại Việt Nam ................ 23 2.2.1 Cơ sở pháp lý cho việc cung cấp và sử dụng dịch vụ bao thanh toán nội địa tại Việt Nam ........................................................................................... 23 2.2.2 Điều kiện để các đơn vị được cung ứng và sử dụng dịch vụ bao thanh toán ......................................................................................................... 24 2.3 Thực trạng hoạt động bao thanh toán nội địa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh............................................................................................................. 25 2.3.1 Các ngân hàng thương mại tham gia cung cấp dịch vụ bao thanh toán nội địa ................................................................................................................. 25 2.3.2 Quy mô của hoạt động BTT nội địa tại Việt Nam ................................... 27 2.3.2.1 Phân tích doanh thu BTT của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 .. 27 2.3.2.2 Phân tích cơ cấu doanh thu BTT của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010........................................................................................................... 27 2.3.3 Thực tiễn hoạt động bao thanh toán nội địa tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB)...................................................................................... 29 2.3.3.1 Quy trình thực hiện dịch vụ BTT nội địa tại ACB ....................... 29 2.3.3.2 Kết quả hoạt động BTT tại ACB ................................................... 35 2.3.4 Thực tiễn hoạt động BTT nội địa tại Ngân hàng TMCP ngoại thương ..................................................................................................... 36 2.3.4.1 Quy trình BTT nội địa của VCB.................................................... 36 2.3.4.2 Kết quả hoạt động BTT nội địa tại VCB ....................................... 39 2.4 Kết quả đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ BTT nội địa của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ....... 39 2.4.1 Phương pháp phân tích ............................................................................ 39 2.4.2 Mô tả mẫu khảo sát .................................................................................. 42 2.4.3 Kết quả thống kê của mô hình ................................................................. 43 2.4.4 Kết quả đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ BTT nội địa của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bằng mô hình Logit .... 46 2.5 Những nguyên nhân cản trở việc phát triển dịch vụ BTT nội địa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................. 50 2.5.1 Từ phía Nhà Nước .................................................................................... 50 2.5.2 Từ phía các đơn vị BTT ............................................................................ 52 2.5.3 Từ phía các doanh nghiệp ........................................................................ 53 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 55 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BTT NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1 Giải pháp hỗ trợ phát triển dịch vụ BTT từ phía Nhà Nước ....................... 56 3.1.1 Ngân hàng Nhà Nước cần ban hành quy chế mới quy định về hoạt động BTT thay cho Quyết định số 1096/2004/QĐ- NHNN ...................................... 56 3.1.2 NHNN nghiên cứu quy chế thành lập các đơn vị BTT độc lập ............. 58 3.1.3 Sự hỗ trợ thành lập Hiệp Hội BTT quốc gia từ phía NHNN ................. 58 3.1.4 Hoàn thiện hạ tầng thông tin tín dụng .................................................... 59 3.2 Giải pháp góp phần phát triển dịch vụ BTT nội địa từ các đơn vị BTT .... 59 3.2.1 Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phát triển dịch vụ BTT nội địa và xây dựng mô hình tổ chức cung cấp dịch vụ BTT nội địa hiệu quả và phù hợp ............................................................................................................ 59 3.2.2 Xây dựng sản phẩm BTT nội địa phù hợp với nhu cầu của khách hàng ............................................................................................................................ 60 3.2.3 Nâng cao chất lượng khâu thẩm định ..................................................... 61 3.2.4 Xây dựng kế hoạch marketing cho dịch vụ BTT nội địa ........................ 62 3.2.5 Đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ BTT nội địa cho nhân viên ngân hàng ............................................................................................................................ 63 3.2.6 Đề xuất xây dựng sản phẩm BTT đảo ngược (Reverse Factoring) để thu hút khách hàng là các doanh nghiệp bán không phân biệt là lớn, nhỏ hay vừa có khách hàng mua hàng lớn ........................................................................... 63 3.3 Giải pháp gia tăng sử dụng dịch vụ BTT nội địa từ phía các doanh nghiệp .................................................................................................................................. 66 3.3.1 Hiểu rõ lợi ích mà BTT mang lại cho doanh nghiệp .............................. 66 3.3.2 Nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong kinh doanh ............................ 66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 67 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KÝ HIỆU NGHĨA CỦA TỪ ACB Ngân hàng Á Châu Agribank Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn BTT Bao thanh toán CIC Trung tâm thông tin tín dụng DN Doanh nghiệp Eximbank Ngân hàng xuất – nhập khẩu FCI Hiệp hội bao thanh toán quốc tế NHNN Ngân hàng Nhà Nước NHTM Ngân hàng thương mại Sacombank Ngân hàng Sài Gòn thương tín SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần VCB Ngân hàng ngoại thương BĐRRTD Bảo đảm rủi ro tín dụng CN Chi nhánh QHKH/QLRR Quan hệ khách hàng/ Quản lý rủi ro DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 1.1 So sánh BTT nội địa và tài trợ các khoản phải thu 10 Bảng 1.2 So sánh BTT nội địa và cho vay thông thường 11 Bảng 2.1 Tổng doanh thu bao thanh toán toàn cầu giai đoạn 2000-2010 18 Bảng 2.2 Doanh thu BTT quốc tế và BTT nội địa toàn cầu giai đoạn 2000 – 2010 19 Bảng 2.3 Doanh thu BTT của các châu lục giai đoạn 2001 – 2010 20 Bảng 2.4 Doanh thu BTT của các nước khu vực châu Á giai đoạn 2005 – 2010 23 Bảng 2.5 Doanh thu BTT quốc tế và BTT nội địa của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 28 Bảng 2.6 Tiêu chí lựa chọn người mua trong hoạt động BTT tại ACB 30 Bảng 2.7 Thống kê số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ BTT và doanh thu BTT của ACB 35 Bảng 2.8 Diễn giải các biến độc lập sử dụng trong mô hình Logit 41 Bảng 2.9 Cơ cấu mẫu khảo sát theo tình hình sử dụng dịch vụ BTT của doanh nghiệp 43 Bảng 2.10 Thống kê số lượng doanh nghiệp trong mẫu khảo sát theo từng biến độc lập 44 Bảng 2.11 Ma trận hệ số tương quan của các biến độc lập 45 Bảng 2.12 Các đại lượng thống kê mô tả của mô hình Logit 46 Bảng 2.13 Kết quả phân tích bằng mô hình Logit 47 Biểu đồ 2.1 Tốc độ tăng trưởng của tổng doanh thu BTT toàn cầu giai đoạn 2000 – 2010 18 Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng doanh thu BTT nội địa và BTT quốc tế trên doanh thu BTT toàn cầu giai đoạn 2000 – 2010 19 Biểu đồ 2.3 Doanh thu BTT của các châu lục giai đoạn từ 2001 – 2010 21 Biểu đồ 2.4 Doanh thu BTT của các nước khu vực châu Á năm 2009 và năm 2010 22 Biểu đồ 2.5 Doanh thu BTT của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 27 Biểu đồ 2.6 Doanh thu BTT nội địa và BTT quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 28 Sơ đồ 1.1 Quy trình BTT nội địa Sơ đồ 3.1 Quy trình BTT đảo ngược của Ngân hàng Nafin 7 62 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu: Khi bàn về sự tăng trưởng và phát triển của một quốc gia, không ai có thể phủ nhận vai trò của hoạt động thương mại. Trong một nền kinh tế toàn cầu năng động mà Việt Nam đang thâm nhập như hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam muốn bán được hàng thì một yêu cầu đặt ra đối với họ là những ưu đãi đối với bên mua hàng. Mà trong đó vấn đề mà bên mua hàng quan tâm nhất khi họ quyết định một đơn hàng là điều khoản thanh toán. Nếu doanh nghiệp bán hàng không có đủ tiềm lực tài chính để tài trợ bằng hình thức trả chậm cho khách hàng của họ hoặc bên mua hàng không thực hiện đúng cam kết về thời gian thanh toán thì rủi ro thanh khoản xảy ra đối với bên bán hàng và họ có thể phá sản. Lúc này cần có một cứu tinh tài chính cho bên bán hàng, đó chính là các NHTM. Có thể kể đến một số sản phẩm mà các NHTM cung cấp nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn của doanh nghiệp bán hàng như: cho vay theo hạn mức tín dụng, bao thanh toán. Đặc điểm của dịch vụ bao thanh toán mà NHTM cung cấp nhằm giải quyết vốn lưu động và các khoản phải thu khó đòi. Dịch vụ bao thanh toán nội địa tại Việt Nam đã được cung cấp tại một số NHTM nhưng qui mô thực hiện còn khá khiêm tốn. Vì thế làm sao để dịch vụ bao thanh toán nội địa có thể được phát triển hoàn thiện hơn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề mà luận văn cần tập trung giải quyết. Người viết đã chọn đề tài: “Giải pháp phát triển dịch vụ bao thanh toán nội địa tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”. Đã có một số công trình nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ bao thanh toán nội địa tại các NHTM Việt Nam, như Bùi Kim Dung (Luận văn thạc sỹ - 2007), Lê Quang Ninh (Luận văn thạc sỹ - 2009). Các tác giả đã tập trung phân tích định tính các nguyên nhân cản trở sự phát triển dịch vụ BTT nội địa tại các NHTM Việt Nam. Vì chưa có cơ sở số liệu thực tiễn để minh chứng nên lập luận trở nên kém thuyết phục, vì vậy đề tài của luận văn này đã lựa chọn địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để thu thập số liệu về doanh nghiệp để phân tích đo lường các nhân tố ảnh hưởng sử dụng dịch vụ bao thanh toán nội địa của doanh nghiệp bằng mô hình Logit. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung: Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu giải pháp phát triển dịch vụ bao thanh toán nội địa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 2.2 Mục tiêu cụ thể: - Nghiên cứu thực trạng hoạt động của dịch vụ bao thanh toán nội địa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ bao thanh toán nội địa của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ bao thanh toán nội địa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu sử dụng cho nghiên cứu này được thu thập giúp nghiên cứu mục tiêu đánh giá thực trạng hoạt động của dịch vụ bao thanh toán nội địa trên thế giới và Việt Nam. o Số liệu thứ cấp: Đối với hoạt động bao thanh toán trên thế giới, số liệu được thu thập là số liệu thứ cấp, từ báo cáo thường niên các năm của hiệp hội bao thanh toán quốc tế (FCI). o Số liệu sơ cấp: Đối với hoạt động bao thanh toán nội địa của Việt Nam, số liệu thu thập là số liệu sơ cấp: thông qua bảng câu hỏi gửi đến các doanh nghiệp và các cán bộ tín dụng của NHTM có thông tin về doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả thăm dò được tổng cộng 282 doanh nghiệp, trong đó 78 doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ BTT nội địa, tỷ lệ 27,7% và 204 doanh nghiệp không sử dụng BTT nội địa, tỷ lệ 72,3% . 3.2. Phương pháp phân tích: Để mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ BTT nội địa của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trên mẫu khảo sát, đề tài sử dụng thống kê mô tả. Để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ bao thanh toán nội địa của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đề tài sử dụng mô hình Logit. Mô hình Logit (Binary Logistic Model) được sử dụng trong nghiên cứu này có dạng như sau: Y = α + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7+ε Trong đó: + Y: là biến phụ thuộc, đo lường quyết định sử dụng dịch vụ BTT nội địa của doanh nghiệp. Y = 1 nếu doanh nghiệp có sử dụng BTT nội địa. Y = 0 nếu doanh nghiệp không sử dụng BTT nội địa. + X1 , X2 , X3 , X4 ,X5 , X6 , X7: là các biến độc lập (biến giải thích). Cơ sở để lựa chọn các biến độc lập đưa vào mô hình là dựa trên kết quả nghiên cứu trước đây của Soufani (2002) và Leora Klapper (2008). Các biến độc lập này được diễn giải chi tiết ở bảng 1. 4. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu dịch vụ bao thanh toán nội địa thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, số liệu thu thập từ Hiệp hội bao thanh toán quốc tế, báo cáo thường niên của NHNN, kết quả hoạt động của dịch vụ bao thanh toán nội địa tại các NHTM Việt Nam, các báo và tạp chí. 5. Cấu trúc luận văn: gồm ba chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ bao thanh toán nội địa. - Chương 2: Thực trạng hoạt động của dịch vụ bao thanh toán nội địa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ bao thanh toán nội địa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. -1- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA 1.1 Tổng quan về hoạt động bao thanh toán và bao thanh toán nội địa 1.1.1 Khái niệm bao thanh toán Khi hoạt động thương mại giữa người bán và người mua hàng hóa được thực hiện trên lãnh thổ một quốc gia, có thể thấy thường phát sinh các khoản mua bán trả chậm. Một lý do giải thích cho sự tồn tại của khoản trả chậm này là người bán cần có người mua và người bán chấp nhận để người mua chiếm dụng vốn mà mình phải trả lãi trong một thời gian nhất định trong khi người bán cũng rất cần vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vấn đề phát sinh liên quan đến khoản nợ trả chậm này là người bán cần thẩm định năng lực tài chính của người mua để đánh giá khả năng trả nợ của người mua và tốn chi phí để thuê nhân viên theo dõi các khoản nợ của người mua, đôn đốc để thu hồi nợ từ người mua. Việc làm này người bán không thể chuyên nghiệp bằng các đơn vị tài chính. Vì vậy, người bán cần tiếp cận đến sản phẩm bao thanh toán (BTT) nội địa từ các đơn vị tài chính nhằm lựa chọn người mua có khả năng trả nợ tốt. Theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy chế hoạt động BTT của các tổ chức tín dụng: “Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hoá giữa bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hoá”. Theo Hiệp hội bao thanh toán quốc tế (FCI), bao thanh toán là một dịch vụ tài chính trọn gói, kết hợp việc tài trợ vốn lưu động, phòng ngừa rủi ro tín dụng, theo dõi nợ và thu hồi nợ. Đó là sự thoả thuận giữa đơn vị bao thanh toán và người bán, trong đó đơn vị bao thanh toán sẽ mua lại khoản phải thu của người bán, thường là không truy đòi, đồng thời có trách nhiệm đảm bảo khả năng chi trả của người mua. Nếu người mua phá sản hay mất khả năng chi trả vì những lý do tín dụng thì đơn vị bao thanh toán sẽ thay người mua trả tiền cho người bán. -2- Ngoài ra, dựa trên quan điểm về luật và kế toán, theo hiệp hội BTT quốc tế, BTT là một dịch vụ dựa vào các khoản phải thu được chuyển nhượng. Các khoản phải thu của người bán hàng sẽ được chuyển nhượng cho đơn vị BTT, do đó tạo ra sự chuyển đổi chủ nợ. Đơn vị BTT sẽ trở thành chủ nợ mới và độc quyền với các khoản phải thu, bao gồm cả các phần phụ thuộc vào khoản phải thu đó. Trích những quy định chung về hoạt động bao thanh toán quốc tế (General Rules for International Factoring) ấn bản tháng 04/2010 do Hiệp hội bao thanh toán quốc tế ban hành, thì hợp đồng bao thanh toán là một hợp đồng, theo đó nhà cung cấp sẽ chuyển nhượng các khoản phải thu (hay một phần của các khoản phải thu) cho một đơn vị bao thanh toán, có thể vì mục đích tài trợ hoặc không, để thực hiện ít nhất một trong các chức năng sau đây: Kế toán sổ sách các khoản phải thu Thu nợ các khoản phải thu Phòng ngừa rủi ro nợ xấu Tài trợ cho người bán, bao gồm việc cho vay lẫn việc ứng trước tiền thanh toán. Theo từ điển thuật ngữ Ngân hàng của nhà biên soạn Hans Klaus thì “Bao thanh toán là một loại hình tài trợ dưới dạng tín dụng chuyển nhượng nợ. Một doanh nghiệp chuyển toàn bộ hay một phần khoản nợ cho một công ty tài chính chuyên nghiệp (công ty mua nợ, thông thường là một công ty trực thuộc ngân hàng). Công ty này đảm nhận việc thu các khoản nợ và theo dõi các khoản phải thu để hưởng phí và có lúc ứng trước giá trị của các khoản nợ. Thông thường công ty mua nợ phải chịu rủi ro mất khả năng thanh toán của món nợ”. Tuy có nhiều khái niệm khác nhau nhưng nói một cách đơn giản nhất bao thanh toán được hiểu là sự chuyển nhượng nợ của người mua hàng (con nợ) từ người bán hay cung ứng dịch vụ (chủ nợ cũ) sang đơn vị bao thanh toán (chủ nợ mới). Đơn vị bao thanh toán đảm bảo việc thu nợ, tránh các rủi ro không trả nợ hoặc -3- không có khả năng trả nợ của người mua. Đơn vị bao thanh toán có thể trả trước toàn bộ hay một phần các khoản nợ của người mua sau khi trừ đi một khoản hoa hồng tài trợ và phí thu nợ. Mọi rủi ro không thu được tiền hàng đều do đơn vị bao thanh toán gánh chịu. 1.1.2 Chức năng của BTT và BTT nội địa Trong ấn bản tháng 4/2010 của Hiệp hội BTT về những quy định chung trong hoạt động BTT quốc tế thì BTT có bốn chức năng: 1.1.2.1 Kế toán sổ sách các khoản phải thu Trong dịch vụ BTT, đơn vị BTT theo dõi các khoản phải trả của người mua vào sổ sách của mình. Khi có phát sinh các hóa đơn, giấy nhận nợ hay các khoản người mua phải thanh toán thì đơn vị BTT có thể sẽ gửi sao kê các khoản phải trả cho người mua và người bán cũng được cập nhật đầy đủ về tình trạng sổ sách và hoạt động của người mua. 1.1.2.2 Thu nợ các khoản phải thu Điểm khác biệt trong việc thu hồi các khoản phải thu của dịch vụ BTT với dịch vụ chiết khấu hối phiếu được chấp nhận thanh toán là tính tự động thanh toán của người mua. Vì thế, đơn vị BTT thiết lập một hệ thống quản lý khoa học để thu nợ thông qua các thư yêu cầu người mua thanh toán và từ đó các nhân viên của đơn vị BTT có thể thực hiện nghiệp vụ này một cách dễ dàng. 1.1.2.3 Phòng ngừa rủi ro nợ xấu Theo thỏa thuận giữa các bên khi sử dụng dịch vụ BTT, đơn vị BTT có thể thanh toán toàn bộ giá trị của khoản phải thu cho người bán khi người mua mất khả năng thanh toán hoặc khoản phải thu đã quá hạn (số ngày quá hạn tùy theo quy định). Đối với hình thức BTT miễn truy đòi thì người bán không phải chịu rủi ro nợ xấu này. 1.1.2.4 Tài trợ cho người bán -4- Đối với người bán, nhu cầu vốn lưu động tăng cao khi các khoản phải thu tăng cao. Khi họ sử dụng dịch vụ BTT, họ có thể được tài trợ lên đến 80% giá trị khoản phải thu ngay khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng. Như vậy một phần nhu cầu vốn lưu động của người bán đã thực sự trở thành vốn lưu động để sử dụng cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo. 1.1.3 Lịch sử hình thành bao thanh toán và bao thanh toán nội địa BTT là một hình thức tài trợ lâu đời nhất trên thế giới. Nhiều tài liệu cổ xưa cho thấy công cụ này xuất hiện từ thế kỷ XVIII trước công nguyên ở Babilon, dưới thời Hammurabi và là một phần của những giao dịch mua bán vải vóc trên con đường tơ lụa xưa kia. Hầu hết các nền văn minh chú trọng thương mại đều tồn tại một hình thức nào đó của BTT, trong đó có nền văn minh La Mã, nơi bán và chiết khấu giấy nợ đầu tiên. Vào thế kỷ XIV, BTT được sử dụng rộng rãi ở Anh khi nền công nghiệp len sợi phát triển. Các tổ chức BTT lúc này đóng vai trò là đại lý bán hàng, hưởng hoa hồng của các nhà máy sợi. Phương tiện liên lạc chậm chạp đã làm cản trở các giao dịch kinh tế. Tổ chức bao thanh toán thời kỳ này tự quyết định tất cả chẳng hạn như xem xét mặt hàng nào được yêu thích ở khu vực của mình. Sau đó hàng hoá được chuyên chở trực tiếp đến tổ chức bao thanh toán và tổ chức này nhận mọi rủi ro thu nợ hàng hóa bán chịu trong khu vực. Theo cách đó, tổ chức bao thanh toán như ngày hôm nay, bắt đầu phát triển và được biết đến. Trong hệ thống này, các tổ chức bao thanh toán đảm nhiệm nhiệm vụ mà ngày nay chúng ta gọi là rủi ro tín dụng. Tổ chức bao thanh toán ký hoá đơn bằng chính tên của mình và giữ lại 20-25% của những khoản phải thu để bù đắp cho việc khiếu nại những hàng hoá không đạt yêu cầu và những tranh chấp phát sinh. Trong cuộc cách mạng giành độc lập ở Mỹ , BTT được sử dụng phổ biến khi vải, cotton, lông thú và gỗ được chuyên chở đi bán từ các nước thuộc địa. Các ngân hàng ở Châu Âu đã ứng trước tiền bán hàng cho người dân thuộc địa trước khi hàng -5- đến lục địa. Điều này cho phép người dân tiếp tục sản xuất, giảm bớt gánh nặng phải chờ đợi để được thanh toán. Khi cách mạng công nghiệp bùng nổ, BTT càng tập trung hơn vào việc cấp tín dụng. Qua việc giúp khách hàng xác định được mức độ tín nhiệm của người mua và xác lập hạn mức tín dụng, tổ chức BTT đã thực sự đảm bảo thanh toán cho những người mua đủ điều kiện. Hình thức này chính là BTT miễn truy đòi sử dụng phổ biến hiện nay. Trước những năm 1930, BTT ở Mỹ chủ yếu sử dụng trong ngành công nghiệp dệt may – ngành kế thừa trực tiếp từ nền kinh tế thực dân, nơi mà BTT đã rất phổ biến. Sau chiến tranh, các tổ chức BTT nhận thấy tiềm năng từ việc tài trợ cho những ngành khác và họ bắt đầu mở rộng kinh doanh. Số lượng các tổ chức BTT gia tăng nhanh chóng vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX, bởi sự tác động của việc gia tăng lãi suất liên tục và những chuyển biến trong hoạt động ngân hàng. Cho đến nay bao thanh toán đã được sử dụng rộng rãi trên hầu hết các Châu Lục với tốc độ tăng trưỏng liên tục và khá ổn định. 1.1.4 Phân loại bao thanh toán 1.1.4.1 Căn cứ vào mức độ rủi ro tín dụng • BTT có truy đòi : Với hình thức BTT này, đơn vị BTT có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước từ bên bán hàng khi bên mua hàng không có khả năng thanh toán các khoản phải thu. Có thể thấy đơn vị BTT chỉ thực sự chịu rủi ro khi bên mua không thanh toán được các khoản phải thu và bên bán không thể bù đắp thiếu hụt. • BTT miễn truy đòi: là hình thức BTT mà đơn vị BTT phải chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán. Tuy nhiên, đơn vị BTT vẫn có khả năng đòi lại số tiền ứng trước từ người bán trong trường hợp bên mua từ chối thanh toán do bên bán giao hàng không đúng theo thỏa thuận của hợp đồng thương mại hoặc vì lý do khác không liên quan đến khả năng thanh toán của người mua. 1.1.4.2 Căn cứ vào phạm vi thực hiện -6- • BTT nội địa: Theo quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004 về quy chế hoạt động BTT của các TCTD thì bao thanh toán nội địa là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng mua, bán hàng, trong đó bên bán hàng và bên mua hàng là người cư trú theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Cũng theo quyết định 1096, bên mua hàng: là tổ chức được nhận hàng hoá từ bên bán hàng và có nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu quy định tại hợp đồng mua, bán hàng và hợp đồng mua, bán hàng: là thoả thuận bằng văn bản giữa bên bán hàng và bên mua hàng về việc mua, bán hàng hoá theo quy định của pháp luật, trong đó bên mua hàng chưa đến hạn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán. • BTT quốc tế: là hình thức BTT dựa trên các hợp đồng xuất khẩu. Theo đó, TCTD cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu thông qua việc mua lại các khoản nợ phải thu phát sinh từ giao dịch xuất khẩu hàng hóa dịch vụ ngay tại nước của nhà xuất khẩu. 1.1.4.3 Căn cứ vào chức năng của BTT • BTT thông thường: là dịch vụ cung cấp đầy đủ các chức năng của BTT. Khoản tài trợ ứng trước được tính lãi căn cứ vào số ngày tài trợ thực tế. Sau khi người mua thanh toán khoản phải thu, đơn vị BTT sẽ trả phần còn lại sau khi trừ phí BTT và tiền lãi tài trợ. Việc chiết khấu các khoản phải thu này là không bảo lưu, nghĩa là miễn truy đòi khi người mua không thanh toán. Theo lý thuyết thì BTT là hình thức miễn truy đòi. • BTT kỳ hạn: với dịch vụ này, đơn vị BTT không ứng tiền hàng cho người bán vào thời điểm phát sinh các khoản phải thu mà thay vào đó, hai bên thỏa thuận kỳ hạn thanh toán cho các khoản phải thu của người bán (ví dụ như 30 ngày sau khi hóa đơn đáo hạn). Mục đích của dịch vụ này khi cung cấp là giúp người bán thu được tiền hàng và giảm thiểu chi phí thu nợ. Vì thế, bên bán phải tìm nguồn tài trợ vốn khác. Dịch vụ BTT kỳ hạn có 2 chức năng là quản lý các khoản phải thu và đảm nhận các rủi ro không thanh toán của người mua. • BTT kỳ hạn có truy đòi: đơn vị BTT không mua đứt các khoản phải thu mà chỉ dựa vào đó để tài trợ cho người bán dưới hình thức có truy đòi. Nghĩa là người -7- bán phải hoàn trả nợ vay cho tổ chức BTT nếu không thu được tiền hàng. Dịch vụ này thể hiện chức năng tài trợ và cung cấp dịch vụ thu nợ cho người bán. • BTT không thông báo: đơn vị BTT ứng trước một số tiền cho người bán. Bên mua không được thông báo về việc khoản phải thu được người bán chuyển nhượng cho đơn vị BTT. Người bán sẽ thu nợ và thanh toán cho đơn vị BTT. Dịch vụ này thường tồn tại dưới hình thức có truy đòi. 1.1.5 Quy trình nghiệp vụ bao thanh toán nội địa Trong một giao dịch BTT nội địa, có ba chủ thể tham gia cơ bản là bên bán, bên mua và đơn vị BTT. Quan hệ giữa bên bán và bên mua dựa trên hợp đồng thương mại cơ sở. Quan hệ giữa bên bán và đơn vị BTT thể hiện trên hợp đồng BTT. Thông qua hợp đồng BTT, bên bán chuyển nhượng quyền thu nợ tiền hàng một cách hợp pháp từ bên mua. Quan hệ giữa bên mua và đơn vị BTT là mối quan hệ pháp lý giữa chủ nợ và con nợ. BÊN BÁN (1) (6’) (7) BÊN MUA (8) (3) (2) (3) (4) (5) (9)(10) (12) (6) (7’) (11) ĐƠN VỊ BTT Sơ đồ 1.1: Quy trình BTT nội địa Quy trình thực hiện dịch vụ BTT nội địa thể hiện qua các bước sau đây: (1) Bên mua và bên bán hàng hóa ký kết hợp đồng thương mại. -8- (2) Bên bán hàng đề nghị đơn vị BTT thực hiện BTT các khoản phải thu. (3) Đơn vị BTT thực hiện phân tích, thẩm định các khoản phải thu, thẩm định thông tin tín dụng của bên bán hàng và bên mua hàng. (4) Đơn vị BTT thông báo với bên bán hàng về việc đồng ý hay từ chối thực hiện BTT. (5) Đơn vị BTT và bên bán ký kết hợp đồng thực hiện dịch vụ BTT. Bên bán phải chứng minh được các nội dung sau: Bên bán là chủ sở hữu hợp pháp và có quyền chuyển nhượng khoản nợ này Bên bán chưa chuyển nhượng khoản nợ này cho ai khác. Bên mua sẽ không có căn cứ nào để thoái thác nghĩa vụ trả nợ. (6) Đơn vị BTT gửi văn bản thông báo về hợp đồng BTT cho bên mua hàng, trong đó nêu rõ bên bán đã chuyển nhượng quyền đòi nợ cho đơn vị BTT và hướng dẫn bên mua thanh toán trực tiếp cho đơn vị BTT. (7) Bên mua hàng gửi thông báo cho đơn vị BTT và bên bán về việc đã nhận được thông báo và cam kết thực hiện thanh toán cho đơn vị BTT. (8) Bên bán giao hàng cho bên mua (9) Bên bán chuyển giao chứng từ và hợp đồng bán hàng cho đơn vị BTT. (10) Đơn vị BTT chuyển tiền ứng trước cho bên bán. (11) Đơn vị BTT theo dõi, thu nợ bên mua. (12) Bên mua thanh toán tiền hàng cho đơn vị BTT. Đơn vị BTT tất toán tiền với bên bán hàng theo quy định trong hợp đồng BTT. Trong trường hợp người mua không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ giá trị hóa đơn: Đơn vị BTT sẽ không chi trả phần còn lại cho người bán, nếu là BTT miễn truy đòi. Đơn vị BTT có quyền truy đòi người bán hoàn trả lại khoản tiền đã ứng trước nếu dịch vụ cung cấp là BTT có truy đòi. Chứng từ đòi nợ chuyển giao lại cho người bán. 1.1.6 Chi phí trong giao dịch BTT Chi phí trong một giao dịch BTT bao gồm phí BTT và lãi BTT. Giá trị khoản phải thu sau khi trừ đi lãi và phí BTT chính là giá mua khoản phải thu được BTT.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất