Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển dịch vụ bankplus tại chi nhánh viettel hưng yên...

Tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ bankplus tại chi nhánh viettel hưng yên

.PDF
130
157
96

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TƯỜNG DUY CHIẾN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BANKPLUS TẠI CHI NHÁNH VIETTEL HƯNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TƯỜNG DUY CHIẾN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BANKPLUS TẠI CHI NHÁNH VIETTEL HƯNG YÊN CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60.34.01.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH HỰU HÀ NỘI – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn “Giải pháp phát triển dịch vụ Bankplus tại Chi nhánh Viettel Hưng Yên” là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Tường Duy Chiến Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page i LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể. Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Bộ môn Kế toán Quản trị - Kiểm toán Học viện nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Đình Hựu đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Chi nhánh Viettel Hưng Yên đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, tư liệu khách quan giúp tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Tường Duy Chiến Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục từ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục hình, sơ đồ viii PHẦN I MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3 1.4.2 Phạm Vi nghiên cứu 3 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4 2.1 Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ Bankplus 4 2.1.1 Một số lý luận cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt 4 2.1.2 Khái quát về Bankplus 11 2.1.3 Phát triển dịch vụ Bankplus và các tiêu chí đánh giá phát triển 15 2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ Bankplus 20 2.1.5 Khái quát tài liệu nghiên cứu 25 2.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển dịch vụ Bankplus 28 2.2.1 Những thành tựu ở một số nước trong khu vực về phát triển dịch vụ TTKTM và kinh nghiệm để phát triển Bankplus Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế 28 Page iii 2.2.2 2.2.3 Thành tựu về áp dụng dịch vụ TTKTM tại các Ngân hàng và các nhà mạng ở Việt Nam 32 Bài học rút ra từ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn 39 PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41 3.1 Khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu 41 3.1.1 Về điều kiện tự nhiên 41 3.1.2 Về kinh tế xã hội 44 3.1.3 Dân số lao động 46 3.1.4 Khái quát về Tổng Công ty viễn thông Viettel và Chi nhánh Viettel Hưng Yên 46 3.2 Phương pháp nghiên cứu 56 3.2.1 Chọn địa điểm nghiên cứu 56 3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 56 3.2.3 Phương pháp phân tích 58 3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 59 3.3.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá dịch vụ Bankplus 59 3.3.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ Bankplus 59 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 60 4.1 Thực trạng phát triển dịch vụ BankPlus tại thị trường Hưng Yên 60 4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 60 4.1.2 Số lượng khách hàng và doanh thu 64 4.1.3 Biểu phí và hạn mức dịch vụ 69 4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ Bankplus tại thị trường tỉnh Hưng Yên 74 4.2.1 Một số thông tin cơ bản của khách hàng được điều tra 74 4.2.2 Các hành vi khách hàng 76 4.2.3 Đánh giá của khách hàng về dịch vụ Bankplus 82 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iv 4.2.4 Đánh giá tổng quan về phát triển dịch vụ Bankplus tại Chi nhánh Viettel Hưng Yên. 4.3 92 Định hướng và các giải pháp phát triển dịch vụ Bankplus tại Chi nhánh Viettel Hưng Yên 95 4.3.1 Định hướng giải pháp 95 4.3.2 Các giải pháp cụ thể 97 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 111 5.1 Kết luận 111 5.2 Kiến nghị 112 TÀI LIỆU T HAM KHẢO Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế 115 Page v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt ATM Giải thích Automated Teller Machine - Cây rút tiền tự động BankPlus S CBCNV BankPlus Simple - Dịch vụ Bankplus đơn giản Cán bộ công nhân viên Client Giao diện giao tiếp trên điện thoại CNTT CSKH Công nghệ thông tin Chăm sóc khách hàng ĐTDĐ GSM Điện thoại di động Global System for Mobile Communication ( Hệ thống thông tin di động toàn cầu) KPI Key Performance Indicator (Chỉ số đánh giá hiệu suất công việc) OTP POS SMS One time pass word (mật khẩu dùng một lần) Point of sale (máy chấp nhận thanh toán thẻ) Short Message Service - Tin nhắn ngắn STK TCLĐ Sim toolkit Tổ chức lao động TT CSKH Trung tâm Chăm sóc khách hàng - Tổng Công ty Viễn thông Viettel TT VAS Trung tâm Kinh doanh dịch vụ Giá trị gia tăng - Tổng Công ty Viễn thông Viettel. TTTMĐT Trung tâm thương mại điện tử - Tổng Công ty Viễn thông Viettel USSD Viettel Telecom Unstructured Supplementary Service Data Công ty Viễn thông Viettel. VT Viễn thông VTNET Tổng Công ty Mạng lưới Viettel Website/Wabsite - Trang thông tin điện tử Web/Wab Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vi DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Địa điểm đăng ký dịch vụ Bankplus của Viettel 16 3.1 Số lượng và cơ cấu cán bộ Chi nhánh Viettel Hưng Yên năm 2013 51 3.2 Danh sách điểm giao dịch tại Hưng Yên 52 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 54 3.4 Cơ cấu phiếu điều tra 58 4.1 Danh sách ngân hàng Viettel hợp tác 61 4.2 Tình hình phát triển thuê bao dịch vụ BankPlus giai đoạn 2011-2013 64 4.3 Doanh thu dịch vụ BankPlus 2011-2013 68 4.4 Biểu phí dịch vụ Bankplus tại một số Ngân hàng 70 4.5 Hạn mức giap dịch tại một số Ngân hàng 73 4.6 Tình hình sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng được điều tra 4.7 77 Tần suất sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (KHÔNG RÚT TIỀN MẶT) 78 4.8. Đánh gia nhu cầu sử dụng dịch vụ Bankplus 81 4.9 Tổng hợp mong đợi của khách hàng về dịch vụ Bankplus 83 4.10 Động cơ thúc đấy lựa chọn dịch vụ Bankplus của khách hàng khi được phỏng vấn 4.11 4.12 86 Các yếu tố cản trở việc đăng ký sử dụng dịch vụ Bankplus của khách hàng khi được phỏng vấn 89 So sánh dịch vụ BankPlus và một số dịch vụ ngân hàng khác 91 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ STT Tên hình Trang 3.1 Trụ sở Chi nhánh Viettel Hưng Yên 48 4.1 Biểu đồ phát triển thuê bao dịch vụ BankPlus 65 4.2 Tỷ trọng phát triển dịch vụ Banklus so với thuê bao 3D3K của Viettel 66 4.3 Tỷ lệ giới tính 75 4.4 Cơ cấu độ tuổi 75 4.5 Cơ cấu ngành nghề 75 4.6 Tỷ lệ khách hàng sử dụng sim Viettel tại các ngân hàng điều tra 76 4.7 Tỷ lệ khách hàng sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (không rút tiền mặt) 4.8 78 Một số mục đích của khách hàng khi sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt 79 4.9 Nhận biết của khách hàng về dịch vụ Bankplus 80 4.10 Các kênh thông tin nhận biết dịch vụ Bankplus của khách hàng 80 STT Tên Sơ đồ Trang Sơ đồ tổ chức Chi nhánh Viettel Hưng Yên 49 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page viii 3.1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ngày nay, đa phần các Ngân hàng đều đã cung cấp các dịch vụ Ngân hàng trên điện thoại di động. Những ngân hàng này đa phần hợp tác với đối tác trong nước, cung cấp giải pháp ứng dụng mobile banking (mobile application), nhưng chỉ áp dụng một cách hạn chế cho một số dòng smartphone. Tuy nhiên, cùng với thời gian, các ngân hàng ngày càng nhận thức rõ lợi ích từ việc cung cấp một kênh giao dịch ngân hàng tiện lợi, linh hoạt, bỏ gọn trong túi, mang lại cơ hội tốt trong việc làm hài lòng và giữ chân các khách hàng hiện tại. Ngoài ra, những kênh giao dịch này sẽ thu hút thêm nhiều khách hàng mới và yêu thích dịch vụ công nghệ cao. Chính vì thế nhiều ngân hàng đã triển khai thử nghiệm dịch vụ mobile banking và có sự nâng cấp và điều chỉnh tương ứng. Các dịch vụ mobile banking của các ngân hàng đã trở nên đa dạng hơn, nhiều tính năng, tiện ích gia tăng hơn như thanh toán hoá đơn, tra cứu thông tin lãi suất, tỷ giá, chương trình khuyến mãi,… Việc nhiều ngân hàng nhìn ra cơ hội chiếm lĩnh thị trường khi tiến hành triển khai dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động và ồ ạt nắm lấy công cụ này trong thời gian gần đây đã cho thấy xu thế tất yếu của dịch vụ này. Vấn đề còn lại là phải tìm giải pháp công nghệ nào cho dịch vụ mobile banking để mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất cho các ngân hàng. Các ngân hàng cũng sử dụng nhiều giải pháp khác nhau để triển khai dịch vụ mobile banking như Simtoolkit (ứng dụng dịch vụ ngân hàng di động được tích hợp trên sim điện thoại di động, mobile application (ứng dụng dịch vụ ngân hàng di động được cài đặt trên điện thoại di động) hay mobile web (dịch vụ ngân hàng di động Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1 được truy cập qua trình duyệt Internet trên điện thoại di động). Mỗi giải pháp công nghệ đều có ưu, nhược điểm nhất định và các ngân hàng sẽ lựa chọn một hoặc nhiều giải pháp tùy theo mục đích, chiến lược riêng. Là doanh nghiệp luôn tiên phong và làm chủ công nghệ, Viettel đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp thích hợp cho các Ngân hàng khi tích hợp trực tiếp các dịch vụ của Ngân hàng trên sim đi động của Viettel (Sim Bankplus). Dịch vụ Bankplus khai thác tối đa các tiện ích trên di động và mạng Internet, dịch vụ phù hợp với tất cả dòng máy điện thoại di động hiện nay và khách hàng có thể quản lý tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng ở bất cứ nơi nào có sóng di động của Viettel. Và trong khi thị trường viễn thông đang dần đi đến bão hòa, việc phát triển thuê bao mới ngày càng trở nên khó khăn hơn thì việc tích hợp các dịch vụ và phát triển các dịch vụ trên hướng tới các tiện ích mới cho những khách hàng hiện có là một trong những ưu tiên hàng đầu để giữ chân khách hàng đối với các Doanh nghiệp viễn thông. Là Doanh nghiệp viễn thông duy nhất triển khai dịch vụ ngân hàng di động Bankplus, Tập đoàn Viễn thông Quân đội nói chung và Chi nhánh Viettel Hưng Yên nói riêng xác định đây là dịch vụ tiềm năng, khả năng sinh lời rất lớn và là một trong những mục tiêu chiến lược được ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển trong thời gian tới. Nhằm giúp Tập đoàn và Chi nhánh thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ phát triển kinh doanh dịch vụ Bankplus và hướng tới việc khách hàng được sử dụng các dịch vụ ngân hàng cơ bản thuận tiện nhất, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển dịch vụ Bankplus tại Chi nhánh Viettel Hưng Yên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ Bankplus, thực trạng phát triển dịch vụ Bankplus của chi nhánh Viettel Hưng Yên từ đó đề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển dịch vụ Bankplus tại Viettel Hưng Yên. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ và phát triển dịch vụ Bankplus. - Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ Bankplus của Chi nhánh Viettel Hưng Yên. - Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển dịch vụ Bankplus tại Chi nhánh Viettel Hưng Yên. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Hiện nay ở Việt Nam có các loại hình thoanh toán không dùng tiền mặt nào? - Ưu và nhược điểm, cơ hội phát triển của các loại hình thanh toán không dùng tiền mặt? - Dịch vụ Bankplus của Viettel là gì? Định hướng phát triển dịch vụ Bankplus của Viettel và của Việt Nam? - Ưu và nhược điểm của Bankplus so với các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và dùng tiền mặt? - Những kết quả đạt được khi triển khai dịch vụ Bankplus của Viettel Hưng Yên trong những năm qua? - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả triển khai dịch vụ Bankplus? - Những giải pháp nào phù hợp để phát triển dịch vụ Banklpus tại Viettel Hưng Yên? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Dịch vụ Bankplus tại Chi nhánh Viettel Hưng Yên và giải pháp đẩy mạnh phát triển dịch vụ này. 1.4.2. Phạm Vi nghiên cứu - Không gian: Kinh doanh dịch vụ Bankplus tại Chi nhánh Viettel Hưng Yên gồm 09 Huyện và 01 Thành phố. - Thời gian: Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ Bankplus từ năm 2011 đến 2013, hình thành các giải pháp đẩy mạnh phát triển dịch vụ này tại Chi nhánh Viettel Hưng Yên trong thời gian tới (từ 2014-2020). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ Bankplus 2.1.1. Một số lý luận cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt 2.1.1.1. Khái niệm hình thức thanh toán không dùng tiền mặt Hiện nay, chức năng thanh toán của tiền tệ đang phát triển với nhiều mô thức đa dạng và đóng vai trò quan trọng giúp đẩy nhanh việc tập trung và phân phối các dòng vốn trong nền kinh tế xã hội, cung ứng vốn cho kinh tế phát triển. Vì vậy, việc điều hành chính sách tài chính, tiền tệ thông qua hệ thống thanh toán quốc gia, với những phương tiện, kỹ thuật công nghệ hiện đại hơn bao giờ hết phải đảm bảo sự nhanh chóng, tiện ích, an toàn, hiệu quả trong thanh toán. Thanh toán bằng tiền mặt là phương thức thanh toán đơn giản và tiện dụng nhất được sử dụng để mua bán hàng hoá một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp với nền kinh tế có quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất chưa phát triển, việc trao đổi thanh toán hàng hoá diễn ra với số lượng nhỏ, trong phạm vi hẹp. Vì vậy, khi nền kinh tế ngày một phát triển với tốc độ cao cả về chất lượng và số lượng thì việc thanh toán bằng tiền mặt không còn đủ khả năng đáp ứng được những nhu cầu thanh toán của toàn bộ nền kinh tế. Việc thanh toán bằng tiền mặt đã bộc lộ một số hạn chế nhất định. Trước hết là việc thanh toán bằng tiền mặt có độ an toàn không cao. Với khối lượng hàng hóa, dịch vụ giao dịch lớn thì việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt sẽ không an toàn, thuận tiện cho cả người chi trả và người thụ hưởng. Thứ hai là Ngân hàng Nhà nước phải bỏ ra chi phí rất lớn để in ấn vận chuyển và bảo quản tiền mặt. Ngoài ra, một hạn chế quan trọng của việc thanh toán bằng tiền mặt nữa là thanh toán bằng tiền mặt làm giảm khả năng tạo tiền của NHTM, trong khi nền kinh tế luôn có nhu cầu về tiền mặt để thanh toán chi tiêu gây sức ép giả Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4 tạo về sự khan hiếm tiền mặt trong nền kinh tế, làm cho giá cả có khả năng tăng cao gây khó khăn cho Ngân hàng Nhà nước trong việc điều tiết chính sách tiền tệ. Từ thực tế khách quan trên đòi hỏi phải có sự ra đời của một phương thức thanh toán khác tiên tiến hơn, hiện đại hơn đó là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán không tiền mặt đã trở thành phương thức thanh toán phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Bỉ, Pháp, Canada với giá trị chi tiêu không dùng tiền mặt của người dân chiếm tới hơn 90% tổng số giao dịch hằng ngày. Ở Việt Nam, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ sử dụng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán đang có xu hướng giảm dần từ 20,3% năm 2004 xuống 14% năm 2010 và hiện còn khoảng 12%. Có hơn 65% đơn vị thực hiện chi trả lương qua tài khoản cho đến năm 2013 (Minh Trí, 2013). Theo Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt thì “Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán và một số dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.” Như vậy, có thể hiểu Thanh toán không dùng tiền mặt là cách thức thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ không có sự xuất hiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoản của người chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Xét về góc độ kế toán, kế toán nghiệp vụ thanh toán KDTM là thực hiện các bút toán bằng đồng tiền ghi sổ hay bút tệ. Tham gia vào hoạt động thanh toán có các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán: - Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán gồm các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác và tổ chức khác khi được NHNN cấp phép. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5 - Tổ chức, cá nhân được sử dụng dịch vụ thanh toán là các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các cá nhân trong nền kinh tế có nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ trong quan hệ thương mại. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta hiện nay tương đối đa dạng và phong phú, bao gồm: Internet banking, E-banking, Home banking, Phone banking, Mobile banking, ATM, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, séc, chuyển tiền điện tử, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thanh toán qua tài khoản cá nhân, thanh toán online, Master card, Visa card… So với các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta hiện nay, thì Bankplus là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt xuất hiện muộn hơn cả. 2.1.1.2. Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt Thứ nhất, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt độc lập so với sự vận động của vật tư hàng hoá cả về thời gian và không gian. Khác với thanh toán bằng tiền mặt do khách hàng tự thực hiện một cách trực tiếp theo kiểu “giao hàng, nhận tiền”, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng cho phép việc giao hàng được tiến hành ở nơi này, trong thời gian này nhưng việc thanh toán có thể thực hiện ở nơi khác, trong thời gian khác. Đặc điểm này cho phép dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có thể thực hiện với khối lượng giá trị không hạn chế. Tài khoản ngân hàng chính là cơ sở để thực hiện dịch vụ. Thứ hai, trong dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, vật môi giới (tiền mặt) không xuất hiện như trong thanh toán bằng tiền mặt (H-T-T) mà chỉ xuất hiện dưới hình thức tiền tệ kế toán (tiền ghi sổ) và được ghi chép trên các chứng từ, sổ sách kế toán. Với đặc điểm này, mỗi bên tham gia thanh toán (mà chủ yếu là người mua) bắt buộc phải mở tài khoản tại ngân hàng và phải có tiền trên tài khoản đó. Nếu không thì việc thanh toán sẽ không thể tiến hành được. Ngoài ra, do khách hàng phải mở tài khoản tại ngân hàng nên vấn đề kiểm soát của ngân hàng trong việc tổ chức thanh toán là cần thiết để đảm Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6 bảo đặc điểm kỹ thuật và tính chuyên nghiệp của dịch vụ này. Thứ ba, trong tổ chức dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng, là người tổ chức và hoàn thành thực hiện các khoản thanh toán mà khách hàng uỷ nhiệm. Ngoài hai hoặc nhiều đơn vị mua bán tham gia trong thanh toán thì ngân hàng là người “thứ ba” môi giới kinh doanh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kết thúc quá trình mua bán và trả tiền các đối tác. Bởi vì chỉ có ngân hàng - người quản lý tài khoản tiền gửi của các đơn vị mới được phép trích chuyển tài khoản giữa các đơn vị. Với nghiệp vụ đặc biệt này, ngâ hàng trở thành một “trung tâm môi giới thanh toán” cho xã hội. Thứ tư, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có đặc điểm phổ biến như các dịch vụ khác của nền kinh tế: trừu tượng, không thể dự trữ, chỉ xuất hiện khi có uỷ nhiệm của khách hàng đưa tới ngân hàng. 2.1.1.3. Các nguyên tắc trong thanh toán không dùng tiền mặt Thanh toán không dùng tiền mặt phản ánh mối quan hệ kinh tế pháp lý trong giao nhận và thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ nên trong quá trình thực hiện thanh toán các bên tham gia phải tuân thủ những quy định mang tính nguyên tắc sau: Thứ nhất: Các chủ thể tham gia thanh toán (kể cả pháp nhân và thể nhân) đều phải mở tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và được quyền lựa chọn tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để mở tài khoản. Khi tiến hành thanh toán phải thực hiện thanh toán thông qua tài khoản đã mở theo đúng chế độ quy định và phải trả phí thanh toán theo quy định của ngân hàng và tổ chức làm dịch vụ thanh toán. Trường hợp đồng tiền thanh toán là ngoại tệ thì phải tuân thủ quy chế quản lý ngoại hối của nhà nước. Thứ hai: Số tiền thanh toán giữa người chi trả và người thụ hưởng phải dựa trên cơ sở lượng hàng hoá, dịch vụ đã giao giữa người mua và người bán. Người mua phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện thanh toán (số dư trên tài khoản Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 7 tiền gửi thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc hạn mức thấu chi nếu có) để đáp ứng yêu cầu thanh toán đầy đủ, kịp thời khi xuất hiện yêu cầu thanh toán. Nếu người mua chậm trễ thanh toán hoặc vi phạm chế độ thanh toán thì phải chịu phạt theo chế độ thanh toán hiện hành. Thứ ba: Người bán hay cung cấp dịch vụ là người được hưởng số tiền do người chi trả chuyển vào tài khoản của mình nên phải có trách nhiệm giao hàng hay cung cấp dịch vụ kịp thời và đúng với lượng giá trị mà người mua đã thanh toán, đồng thời phải kiểm soát kỹ càng các chứng từ phát sinh trong quá trình thanh toán. Thứ tư: Là trung gian thanh toán giữa người mua và người bán, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thực hiện đúng vai trò trung gian thanh toán: - Chỉ trích tiền từ tài khoản của người chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng khi có lệnh của người chi trả (thể hiện trên các chứng từ thanh toán). Trường hợp không cần có lệnh của người chi trả (không cần có chữ ký của chủ tài khoản trên chứng từ) chỉ áp dụng đối với một số hình thức thanh toán như uỷ nhiệm thu, hay lệnh của Toà án kinh tế. - Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ khách hàng mở tài khoản, sử dụng các công cụ thanh toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, phương thức giao nhận, vận chuyển hàng hoá. Cung cấp đầy đủ các chứng từ sử dụng trong quá trình thanh toán cho khách hàng. - Tổ chức hạch toán, chuyển chứng từ thanh toán một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn tài sản. Nếu để chậm trễ hay hạch toán thiếu chính xác gây thiệt hại cho khách hàng trong quá trình thanh toán thì phải chịu phạt để bồi thường cho khách hàng theo chế tài chung. 2.1.1.4. Vai trò, chức năng của thanh toán không dùng tiền mặt Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8 Thanh toán bằng tiền mặt là phương thức thanh toán đơn giản và tiện dụng nhất được sử dụng để mua bán hàng hóa một cách dễ dàng. Tuy nhiên nó chỉ phù hợp với nền kinh tế có quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất chưa phát triển, việc trao đổi thanh toán hàng hóa với số lượng nhỏ, trong phạm vi hẹp. Vì vậy, khi nền kinh tế phát triển mạnh cả về chất lượng và số lượng thì việc thanh toán bằng tiền mặt không thể đáp ứng được nhu cầu thanh toán của toàn bộ nền kinh tế. Việc ứng dụng một hình thức thanh toán mới thuận tiện hơn, an toàn hơn là điều mà bất cứ quốc gia nào cũng quan tâm. Viêc thanh toán không dùng tiền mặt có những vai trò và lợi ích to lớn cho toàn bộ nền kinh tế, cho các tổ chức doanh nghiệp cũng như cá nhân người sử dụng. * Đối với nền kinh tế Thứ nhất, Tăng khả năng lưu thông tiền tệ. Tiền mặt để trong két thì sẽ không tham gia vào quá trình lưu thông nhưng để trong các ngân hàng thì sẽ tạo ra một nguồn vốn lớn cho nền kinh tế. Nguồn vốn này sẽ tiếp tục được tái đầu tư phát triển kinh tế đất nước, đảm bảo an sinh xã hội, đầu tư cho giáo dục… Thứ hai, quá trình thanh toán không dùng tiền mặt nhà nước giảm được các chi phí khi lưu thông tiền mặt như: chi phí in ấn, chi phí bảo quản và vận chuyển tiền mặt. Thứ ba, Thời gian thanh toán được rút ngắn xuống còn 1-3 phút, làm cho quá trình quay vòng của tiền được tăng lên đáng kể. Thứ tư, việc thanh toán qua ngân hàng sẽ minh bạch thu - chi của các doanh nghiệp nên hạn chế được việc trốn lậu thuế. Đồng thời, việc trả lương qua thẻ ATM và thanh toán qua ngân hàng sẽ kiểm soát được thu nhập các cá nhân hạn chế được tình trạng tham nhũng. Thứ năm, thanh toán thông qua ngân hàng sẽ kiểm soát được các giao dịch qua đó ngăn chặn được hoạt động rửa tiền của các tổ chức tội phạm cũng như các quan chức tham nhũng. * Đối với cá nhân người sử dụng dịch vụ Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 9 Thứ nhất, tạo ra sự tiện ích, có thể lựa chọn nhiều phương thức thanh toán phù hợp với thời gian, công việc người sử dụng dịch vụ. Thứ hai, sử dụng hình thức thanh toán qua thẻ ngân hàng vẫn thanh toán cho khách hàng những hóa đơn mà quá số dư trong tài khoản ngân hàng của mình. Thứ ba, Tiết kiệm thời gian. Khi hệ thống hạ tầng viễn thông phát triển thì các cá nhân có thể giao dịch qua internet, mobile,… mà không cần đến các cửa hàng hay siêu thị. Quá trình thanh toán được thực hiện qua hệ thống thanh toán điện tử. Như vậy, các tổ chức hoặc cá nhân có thể giao dịch mà không phải mất nhiều thời gian, chi phí đi lại giao dịch. Thứ tư, giảm chi phí. Đối với một số thanh toán khi sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt, khách hàng luôn được hưởng các chương trình khuyến mãi từ nhà cung cấp dịch vụ do đó giảm một phần chi phí so với thanh toán thông thường. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, thanh toán bằng tiền mặt có độ an toàn không cao. Với khối lượng hàng hóa lớn thì việc thanh toán bằng tiền mặt sẽ không an toàn, thuận tiện cho cả người chi trả và người thụ hưởng. Với một tài khoản ở ngân hàng thì mọi giao dịch được thực hiện thông qua bút tệ nên sẽ được đảm bảo an toàn, tránh tình trang cuớp giật, rơi mất. Việc bảo quản tiền cũng đòi hỏi một chi phí và khó khăn hơn rất nhiều so với một chiếc thẻ thanh toán. Nhưng thanh toán không dùng tiền mặt dùng tiềm ẩn những rủi ro như bị hacker trộm tiền từ các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. * Đối với các Ngân hàng Thương mại Thứ nhất, tạo điều kiện cho hoạt động vốn của Ngân hàng. Việc thanh toán không dùng tiền mặt đòi hỏi các khách hàng phải mở tài khoản và duy trì số dư trong tài khoản đó. Các Ngân hàng Thương mại có thể sử dụng tạm thời các số dư đó vào trong các hoạt động khác của mình. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan