Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển các hiệp hội ngành hàng việt nam luận văn thạc sĩ...

Tài liệu Giải pháp phát triển các hiệp hội ngành hàng việt nam luận văn thạc sĩ

.PDF
132
66205
164

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM --------------- PHAN NGUYỄN MAI TRANG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM --------------- PHAN NGUYỄN MAI TRANG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG VIỆT NAM Chuyên ngành Mã số : Quản trị kinh doanh : 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN DŨNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2010 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin và số liệu được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn trung thực. Người viết Phan Nguyễn Mai Trang ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..........................................................................................................i Mục lục...................................................................................................................ii Danh mục từ viết tắt.............................................................................................vi Danh mục sơ đồ, bảng, biểu đồ ...........................................................................vii Danh mục phụ lục...............................................................................................viii LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG ......6 1.1. Khái niệm về Hiệp hội ngành hàng ............................................................6 1.1.1. Khái niệm về Tổ chức dân sự, Hiệp hội .................................................. 6 1.1.2. Khái niệm về Hiệp hội ngành hàng .......................................................... 8 1.2. Chức năng của Hiệp hội ngành hàng .......................................................13 1.2.1. Đại diện quyền lợi của doanh nghiệp..................................................... 13 1.2.1.1. Quan hệ với chính quyền .............................................................. 13 1.2.1.2. Quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước .............................. 14 1.2.2. Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp .......................................... 15 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của Hiệp hội ngành hàng.............17 1.3.1. Yếu tố khách quan .................................................................................... 17 1.3.1.1. Khung pháp lý cho việc xây dựng và phát triển Hiệp hội ngành hàng ...........................................................................................................17 1.3.1.2. Vai trò của các cơ quan quản lý đối với Hiệp hội ngành hàng..... 18 1.3.1.3. Vai trò của cộng đồng doanh nghiệp đối với Hiệp hội ngành hàng ...................................................................................................................18 1.3.2. Yếu tố chủ quan ........................................................................................ 19 1.3.2.1. Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội ngành hàng .................................... 19 1.3.2.2. Nguồn lực về tài chính của Hiệp hội ngành hàng........................ 20 iii 1.3.2.3. Nguồn nhân lực của Hiệp hội ngành hàng .................................. 22 1.4. Bài học kinh nghiệm phát triển Hiệp hội ngành hàng............................. 22 1.4.1. Hoạt động của một số Hiệp hội ngành hàng các nước Châu Á ......... 22 1.4.1.1. Hiệp hội Giày dép Đài Loan.......................................................... 22 1.4.1.2. Hiệp hội Cao su Thái Lan............................................................. 23 1.4.1.3. Hiệp hội Da Trung Quốc .............................................................. 25 1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ............................... 26 Kết luận chương 1 ............................................................................................... 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG VIỆT NAM............................................................................................. 30 2.1. Tổng quan về các Hiệp hội ngành hàng Việt Nam ..................................30 2.1.1. Sự ra đời và phát triển của các Hiệp hội ngành hàng Việt Nam....... 30 2.1.2. Những quan điểm về tổ chức và hoạt động Hiệp hội ngành hàng Việt Nam ....................................................................................................................... 35 2.2. Thực trạng hoạt động của các Hiệp hội ngành hàng Việt Nam ..............36 2.2.1. Về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các Hiệp hội ngành hàng Việt Nam ............................................................................................................... 36 2.2.1.1. Yếu tố khách quan ........................................................................ 36 2.2.1.1.1. Khung pháp lý cho việc xây dựng và phát triển các Hiệp hội ngành hàng Việt Nam ............................................................................36 2.2.1.1.2. Vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với các Hiệp hội ngành hàng Việt Nam ............................................................................39 2.2.1.1.3. Tác động của cộng đồng doanh nghiệp đối với các Hiệp hội ngành hàng Việt Nam. ...........................................................................42 2.2.1.2. Yếu tố chủ quan ............................................................................ 43 2.2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của các Hiệp hội ngành hàng Việt Nam .......43 2.2.1.2.2. Nguồn lực tài chính của các Hiệp hội ngành hàng Việt Nam46 2.2.1.2.3. Nguồn nhân lực của các Hiệp hội ngành hàng Việt Nam .....48 iv 2.2.2. Về việc thực hiện chức năng của các Hiệp hội ngành hàng Việt Nam ................................................................................................................................ 49 2.2.2.1. Về việc thực hiện chức năng đại diện quyền lợi của doanh nghiệp ...................................................................................................................49 2.2.2.1.1. Quan hệ với chính quyền........................................................49 2.2.2.1.2. Quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước........................57 2.2.2.2. Về việc thực hiện chức năng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ........................................................................................................58 2.3. Đánh giá chung về các Hiệp hội ngành hàng Việt Nam ..........................61 2.3.1. Những thành công đã đạt được .............................................................. 61 2.3.2. Những mặt còn hạn chế ........................................................................... 62 Kết luận chương 2 ............................................................................................... 63 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG VIỆT NAM ..........................................................................................................65 3.1. Quan điểm và định hướng phát triển các Hiệp hội ngành hàng Việt Nam ..........................................................................................................................65 3.1.1. Quan điểm phát triển các Hiệp hội ngành hàng Việt Nam ................ 65 3.1.2. Định hướng phát triển các Hiệp hội ngành hàng Việt Nam .............. 67 3.1.2.1. Số lượng các Hiệp hội ngành hàng sẽ tăng lên nhanh chóng...... 68 3.1.2.2. Chất lượng hoạt động của các Hiệp hội ngành hàng ngày càng được nâng cao............................................................................................ 69 3.2. Giải pháp phát triển các Hiệp hội ngành hàng Việt Nam .......................69 3.2.1. Giải pháp về phía Hiệp hội ngành hàng ................................................ 70 3.2.1.1. Chủ động cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của Hiệp hội ngành hàng..........................................................................................70 3.2.1.1.1. Điều chỉnh cơ cấu tổ chức nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của Hiệp hội ngành hàng.......................................................................70 3.2.1.1.2. Tăng cường nhân sự cho Hiệp hội ngành hàng.....................70 v 3.2.1.1.3. Bảo đảm yêu cầu về tài chính cho hoạt động của Hiệp hội ngành hàng ............................................................................................ 71 3.2.1.2. Thực hiện hiệu quả chức năng của Hiệp hội ngành hàng đối với hội viên ......................................................................................................71 3.2.1.2.1. Phát huy chức năng là đại diện cho quyền lợi của doanh nghiệp.....................................................................................................71 3.2.1.2.2. Nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp ................................................................................................................74 3.2.2. Giải pháp về phía Nhà nước.................................................................... 78 3.2.2.1. Xây dựng cơ sở pháp lý cho các Hiệp hội ngành hàng hoạt động 78 3.2.2.2. Mở rộng thành phần hội viên, thể chế hóa các mối quan hệ........ 81 3.2.2.3. Phát huy hơn nữa vai trò hỗ trợ đối với các Hiệp hội ngành hàng ...................................................................................................................83 3.2.2.4. Một số giải pháp khác ................................................................... 86 Kết luận chương 3 ............................................................................................... 88 KẾT LUẬN..........................................................................................................89 Tài liệu tham khảo............................................................................................... 90 Phụ lục ............................................................................................................. PL-1 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt DN Doanh nghiệp HH Hiệp hội HHDN Hiệp hội doanh nghiệp HHNH Hiệp hội ngành hàng Tiếng Anh CLIA China Leather Industry Association (Hiệp hội Da Trung Quốc) EU European Union (Liên minh Châu Âu) IRA International Rubber Association (Hiệp hội Cao su quốc tế) LEFASO Hiệp hội Da – Giày Việt Nam NGO Non – Government Organization (Tổ chức phi chính phủ) NPO Non – Profit Organization (Tổ chức phi lợi nhuận) R&D Research and Development (Nghiên cứu và phát triển) UAIC Union of Associations of Industry and Commerce (Hiệp hội Công thương TP. HCM) VAFI Vietnam Association of Financial Investors (Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam) VASEP Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) VINASME Vietnam Association of Small and Medium Enterprises (Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam) VNCI Vietnam Competitiveness Initiative (Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam) VUSTA Vietnam Union of Science and Technology Associations (Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) WTO World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới) vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ Danh mục sơ đồ Sơ đồ 1.1 : Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của Hiệp hội ngành hàng............22 Sơ đồ 2.1 : Tổ chức bộ máy hoạt động của Hiệp hội ngành hàng...........................44 Danh mục bảng Bảng 2.1 : Số hội viên của các Hiệp hội ngành hàng nước ta .................................34 Bảng 2.2 : Ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp về hoạt động của Hiệp hội ngành hàng ......................................................................................................................60 Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.1: Mức độ thường xuyên trong góp ý các văn bản pháp luật trước năm 2001 và từ năm 2001 đến nay của Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam .....................51 viii DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1 : Số lượng Hiệp hội doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố................... PL-1 Phụ lục 2 : Tỷ lệ doanh nghiệp dân doanh tham gia Hiệp hội............................. PL-2 Phụ lục 3 : Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/04/2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.................................................................................... PL-3 Phụ lục 4 : Điều lệ Hiệp hội Dệt may Việt Nam .............................................. PL-23 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài Dưới tác động mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, cả thế giới trong thời đại ngày nay đã được kết nối một cách sâu sắc. Những thành tựu về tin học, viễn thông, đặc biệt là mạng Internet đã giúp người ta có thể ngồi ở Châu Á để mua một hàng hóa ở Châu Âu và nhờ một ngân hàng nào đó ở New York trả tiền trong nháy mắt. Những hợp đồng mua bán không còn dừng lại trong nước mà có thể được thực hiện ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Cứ thế xu thế toàn cầu hóa ngày càng lan rộng và chi phối thời đại của chúng ta, như chính Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 10 đã khẳng định. Quá trình chúng ta chủ động hội nhập quốc tế, mà việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một biểu hiện, có cả cơ hội lẫn thách thức. Trong xu thế hội nhập, phải nhìn nhận doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã tiếp nhận rất nhiều cơ hội để thành công. Các DN, doanh nhân đã nhanh chóng tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, từng bước thích nghi với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, cải tiến công tác quản lý… Thế nhưng, nếu như nhìn lại cả quá trình kể từ khi hội nhập, có một bài toán mà chúng ta luôn trăn trở. Đó là bài toán cạnh tranh. Khi toàn cầu hóa, chúng ta không còn một mình một chợ, mà phải vận động nỗ lực từng giây từng phút để tồn tại trên thương trường, đặc biệt khi phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh nước ngoài (các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia có tiềm lực tài chính, công nghệ, kinh nghiệm và năng lực cạnh tranh cao), phải cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện mới (thị trường toàn cầu với những nguyên tắc nghiêm ngặt của định chế thương mại và luật pháp quốc tế). Những vụ kiện bán phá giá tôm, cá basa chỉ là một trong vô vàn những gút mắt trong cạnh tranh mà DN phải đối mặt. Thế nhưng các DN Việt Nam đã có trong tay những gì trước bài toán cạnh tranh khi hội nhập? Có thể nói năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam hiện còn rất hạn chế. Trong điều kiện quy mô DN nhỏ, vốn ít, các DN Việt Nam gặp rất nhiều thách thức. Đó là chất 2 lượng nhân lực thấp, sự lạc hậu về khoa học – công nghệ, chiến lược phân phối, chiến lược truyền thông và xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế… Tự thân mỗi DN vận động trong điều kiện như vậy sẽ là một bài toán cực kỳ khó. Nếu như biết liên kết, hợp lực lẫn nhau thì gánh nặng hạn chế về nguồn lực sẽ giảm. Hiệp hội ngành hàng (HHNH) ra đời chính là lời giải cần thiết. Đây là một hình thức liên kết hiệu quả giữa các DN cùng ngành hàng và trở thành mô hình phổ biến cho xu hướng liên kết trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Với tính chất đặc trưng là tự nguyện, phi chính phủ và phi lợi nhuận, hướng đến mục tiêu tập hợp các DN cùng ngành hàng để bảo vệ quyền lợi cho chính họ, các HHNH đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng DN. HHNH hỗ trợ cho DN trong hoạt động kinh tế, là cầu nối giữa DN với chính quyền và là người đại diện cho quyền lợi của DN trước cộng đồng quốc tế. Rõ ràng với những bản chất ưu việt như vậy, HHNH sẽ là một trong những lời giải quan trọng cho DN Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh vốn dĩ đã rất hạn chế. Thực tế ở Việt Nam trong thời gian qua cũng đã chứng minh được vai trò quan trọng của HHNH. Hiện nay, hầu như tất cả các lĩnh vực đều đã thành lập các HHNH và các HH (Hiệp hội) này đã hỗ trợ các DN rất nhiều về nhiều mặt: thông tin thị trường, đào tạo, vận động chính sách… Một số HH đã thể hiện được vai trò của mình như HH Dệt may Việt Nam, HH Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Da – Giày Việt Nam... Tuy nhiên, do còn mới mẻ, kinh nghiệm quản lý và điều hành HHNH còn ít, sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động từ phía Nhà nước còn bất cập, nên đã hạn chế không nhỏ đến năng lực hoạt động của các HH. Tính chuyên nghiệp của các HHNH Việt Nam không cao nên khả năng hỗ trợ cho DN còn yếu. Vì vậy, để đặt các HHNH Việt Nam vào đúng vị trí của mình trong việc hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay, vấn đề hết sức cần thiết là phải đánh giá lại thực trạng hoạt động của các HHNH, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động cho các HHNH Việt Nam. 3 2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Ở nước ngoài, trước đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế xã hội, các tổ chức dân sự theo tính chất HH đã hình thành từ lâu. Đặc biệt tại các nước phát triển, các HH đã phát triển rất mạnh và ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Một số quốc gia như Mỹ, Australia, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu (EU) thì sự đóng góp của HH rất đáng kể, thực hiện một cách chuyên nghiệp vai trò hỗ trợ DN. Vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về HH. Theo nhận định của các nghiên cứu này, các tổ chức dân sự nói chung đang trở thành loại hình quyền lực thứ tư của xã hội và HHNH là một tổ chức đặc trưng của các liên kết kinh tế đại diện cho xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường hiện đại. Ở Việt Nam, các tổ chức mang tính chất HH nói chung đã tồn tại từ lâu, nhưng các tổ chức mang tính chất HH kinh tế chỉ mới hình thành trong thời gian gần đây. Vai trò các HH chưa thể hiện rõ nét và chưa được quan tâm đúng mức nên chưa có các nghiên cứu một cách bài bản và toàn diện về vấn đề này. Hiện nay, các cơ quan chính quyền và bộ, ngành cũng đã quan tâm thực hiện một số công trình điều tra nghiên cứu về HHDN nói chung và HHNH nói riêng, trong đó đáng chú ý là nghiên cứu của Viện nghiên cứu thương mại thuộc Bộ thương mại, một số nghiên cứu điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Viện nghiên cứu về đào tạo và quản lý thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam… bao gồm:  Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của các HH ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - Đề tài khoa học cấp bộ - Viện nghiên cứu thương mại, Bộ thương mại – Tháng 12/2004;  HHDN Việt Nam với vai trò vận động chính sách – Nghiên cứu chuyên đề kinh tế - VCCI – 2007;  Những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các HHDN trong bối cảnh hiện nay – Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, Hội liên hiệp khoa học và kỹ thuật Việt Nam – Tháng 5/2005; 4  Tài liệu hội thảo “Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của HH các tổ chức kinh tế trong thời kỳ đổi mới” – Hội thảo khoa học liên Bộ, VCCI và Bộ Nội vụ. Và nhiều báo cáo tổng kết hoạt động hàng năm của các HH;  Tổng hợp thực trạng hoạt động của các HH – Báo cáo của Bộ nội vụ - Tháng 12/2003;  Một số hội thảo khoa học do VCCI tổ chức;  Các bài viết trên các tạp chí về HHDN, website. So với những nghiên cứu ở trên, đề tài thạc sĩ này nghiên cứu về HHNH trên nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến hoạt động của các HHNH (từ các yếu tố ảnh hưởng hoạt động đến khả năng thực hiện chức năng của HHNH) để từ đó có thể đưa ra những giải pháp mang tính phối hợp đồng bộ nằm phát huy vai trò của các HHNH Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung đánh giá các khía cạnh liên quan đến hoạt động của HHNH Việt Nam, từ các yếu tố ảnh hưởng hoạt động của HHNH đến việc thực hiện chức năng của HHNH, để từ đó đưa ra một số giải pháp mang tính phối hợp đồng bộ nhằm phát huy vai trò của HHNH Việt Nam trong việc hỗ trợ các DN Việt Nam. 4. Quy trình nghiên cứu  Làm rõ bản chất, chức năng, đặc điểm hoạt động của HHNH;  Tổng hợp những bài học kinh nghiệm của các HHNH nước ngoài;  Đánh giá thực trạng hoạt động của các HHNH Việt Nam, những thành công, hạn chế trong hoạt động của các HHNH Việt Nam hiện nay;  Đề xuất các giải pháp phát triển các HHNH Việt Nam nhằm phát huy vai trò của HHNH đối với các DN Việt Nam. 5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Các HHNH Việt Nam, HHNH của một số nước trên thế giới.  Phạm vi nghiên cứu: Không nghiên cứu các Hiệp hội, Hiệp hội doanh nghiệp nói chung mà nghiên cứu Hiệp hội các ngành hàng. 5 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Phân tích, tổng hợp những kết quả nghiên cứu đã công bố, các số liệu từ các cuộc điều tra xã hội học về HHNH, tài liệu pháp lý đã ban hành có liên quan với quá trình xây dựng và hoạt động của các hội nói chung và HHNH nói riêng của Việt Nam và nước ngoài và tài liệu hội thảo, báo cáo tổng kết, các bài viết liên quan của các cơ quan nhà nước, các tạp chí, website trong và ngoài nước. 7. Thông tin sử dụng Thông tin thứ cấp gồm:  Những kết quả nghiên cứu đã công bố;  Các số liệu từ các cuộc điều tra xã hội học về HHNH;  Tài liệu pháp lý đã ban hành có liên quan với quá trình xây dựng và hoạt động của các hội nói chung và HHNH nói riêng của Việt Nam và nước ngoài.  Tài liệu hội thảo, báo cáo tổng kết, các bài viết liên quan của các cơ quan nhà nước, các tạp chí, website trong và ngoài nước. 6 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG 1.1. Khái niệm về HHNH 1.1.1. Khái niệm về Tổ chức dân sự, HH Theo quan điểm chung của hầu hết các nước trên thế giới và theo các nhà nghiên cứu xã hội học hiện đại, xã hội được xem xét theo ba khu vực chính, đan xen nhau là: Nhà nước – Thị trường – Dân sự (các tổ chức do dân lập ra và tự quản lý, thường được gọi là các tổ chức phi chính phủ hoặc xã hội dân sự). 1. Nhà nước (gồm các cơ quan công quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp) có chức năng thiết lập và thực thi các quy tắc cai quản xã hội; 2. Thị trường (gồm các tổ chức kinh doanh: sản xuất và dịch vụ) có chức năng tiến hành các hoạt động kinh tế, tạo ra của cải vật chất; 3. Khu vực nằm giữa hai khu vực trên (gồm các tổ chức xã hội, các hội quần chúng, các HH nghề nghiệp, các tổ chức nhân đạo v.v..) có chức năng phát triển các giá trị chung, quyền lợi của cộng đồng và nghĩa vụ công dân. Khu vực thứ ba, khu vực các tổ chức dân sự, ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển và hiện nay trong các xã hội tự do dân chủ, các tổ chức dân sự đang có xu thế thay thế nhiều chức năng của khu vực Nhà nước/ Chính phủ trong nhiều hoạt động quản lý và phát triển xã hội. Tổ chức dân sự là các tổ chức tình nguyện, phi lợi nhuận, không bao hàm Nhà nước, hoạt động trên tất cả lĩnh vực xã hội như: công nghiệp, nông nghiệp, lao động, du lịch, hợp tác xã, phát triển khu vực, di cư, môi trường; phúc lợi xã hội, giáo dục, văn hóa, y tế, dân số, thanh niên, thể thao; luật pháp và chính sách: tuyên truyền và phổ biến thông tin đại chúng, vấn đề giải quyết các tệ nạn xã hội, tội phạm, v.v... Trong khu vực này, các thực thể pháp nhân thường được các nước gọi là các tổ chức phi chính phủ (NGO). Trong đó, các tổ chức phi lợi nhuận (NPO) hoạt động vì lợi ích công đóng vai trò tiên phong và có hiệu quả cao đóng góp cho tiến trình phát 7 triển xã hội. Do đó, các tổ chức này thường được hưởng những ưu đãi nhất định từ Chính phủ và Chính quyền địa phương, mà chủ yếu là cơ chế khuyến khích hoạt động và hỗ trợ về tài chính. Các NPO trở thành đối tác của Chính phủ thông qua sự phối hợp giữa NPO với Nhà nước trong sự nghiệp phát triển xã hội. Vai trò của các NGO và NPO đang được chính quyền các nước nhìn nhận và đánh giá ngày càng cao trong việc xã hội hóa các hoạt động của Nhà nước. Họ chính là người thực hiện các chương trình, dự án trong mọi lĩnh vực phát triển xã hội. Với những hoạt động không bị hành chính hóa, họ là người trực tiếp mang những chiếc “cần câu” – phương tiện để tồn tại và phát triển – đến cho mọi nhà, mọi số phận của các cộng đồng dân cư. Với phương pháp làm việc nhạy bén, tự nguyện, sát thực tế, khoa học và dân chủ, với mạng lưới rộng khắp, hoạt động của họ mang lại hiệu quả nhiều hơn so với cách làm việc hành chính của khu vực quản lý nhà nước. Nhận thức được điều này, Chính phủ của hầu hết các nước trên thế giới hiện đại đã phối hợp, hỗ trợ cùng với các tổ chức dân sự, các NGO, NPO trong nước và quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của các tổ chức này trong các chương trình phát triển của Nhà nước. Trên thực tế, tại nhiều quốc gia, Nhà nước đã bước đầu chuyển giao ngay cả một số chức năng của quản lý nhà nước cho các tổ chức dân sự (sự giao phó cho các tổ chức dân sự trong giải quyết nhiều vấn đề xã hội, chia sẻ với chính phủ các dịch vụ công cộng… là những biểu hiện của xu thế này). Ứng xử cơ bản ở đây của Nhà nước là tuân thủ nguyên tắc: Khi có một tổ chức cộng đồng làm tốt và phát huy được ưu thế hơn hẳn so với cơ quan chuyên môn tương ứng của Nhà nước thì một Chính phủ mạnh, dám cải cách, sẽ chuyển giao hoạt động đó cho các tổ chức dân sự. Hội/ HH là một tổ chức dân sự, nằm trong khu vực tổ chức dân sự. Theo trên, ta có thể xác định được HH với những đặc điểm cơ bản sau đây:  Là một tổ chức mang tính chất cộng đồng mà trong đó các thành viên (có thể là cá nhân hay tổ chức) tự nguyện tham gia nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của các thành viên; 8  Các nhu cầu tham gia vào HH thì nhiều khi không phải đơn thuần về mặt kinh tế mà còn các nhu cầu đa dạng khác, do đó HH tồn tại và hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như kinh tế, văn hóa, tôn giáo…;  HH là một tổ chức phi chính phủ, không tư pháp, hành pháp hay lập pháp, nói cách khác quyền lực của HH không mang tính chất chính trị, hành chính mà là quyền lực có tính chất xã hội;  HH là một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các thành viên.  Hội, HH là một dạng tổ chức nên nó phải bao hàm những tính chất đặc điểm của thể chế, nghĩa là một hệ thống ý niệm áp dụng cho một tập thể hay một tổ chức bao gồm: phong tục, tập quán được áp dụng rộng rãi, hoặc luật chơi (luật lệ)... được một tổ chức xã hội chấp nhận. Cùng với việc đề ra luật chơi, tổ chức phải có hình thức cần thiết để thực thi luật chơi, để giải quyết tranh chấp khi có sự hiểu biết khác nhau về luật chơi, để xử lý khi có vi phạm. Hay nói cách khác, HH thiết lập định chế tự quản của các thành viên mà không cần đến biện pháp can thiệp của Nhà nước. Những tính chất cơ bản trên đã được thể hiện rõ trong khái niệm Hội theo Nghị định số 45/2010/NĐ-CP do Chính phủ Việt Nam ban hành ngày 21 tháng 04 năm 2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Theo đó, Hội là “Tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.” 1.1.2. Khái niệm về HHNH  Hiệp hội doanh nghiệp (HHDN) HHDN là HH của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. Thực ra tham gia HHDN không chỉ có các DN mà còn có thể gồm một số tổ chức kinh tế - kỹ thuật khác có chung lợi ích cần liên kết để cùng nhau bảo vệ và phát triển (như các hợp tác xã, các 9 trang trại, đơn vị dịch vụ khoa học kỹ thuật, ngân hàng, các tổ chức tín dụng…). HHDN là một bộ phận trong các tổ chức dân sự, thuộc “khu vực thứ ba”. Vì vậy, HHDN vừa mang tính chất của HH, hay nói cách khác là mang tính chất của một tổ chức dân sự, lại vừa có những nét đặc thù. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của HHDN cũng như HH là tự quản (độc lập với công quyền), tự nguyện (tham gia hoặc không), tự trang trải (không phụ thuộc vào Ngân sách Nhà nước) và phi lợi nhuận (không vì mục đích vụ lợi), mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu của các hội viên mà ở đây chính là nhu cầu của các tổ chức kinh tế, các DN. Điểm đặc biệt là tuy các HHDN cũng như các dạng HH khác là tổ chức phi chính phủ (NGO) và phi lợi nhuận (NPO), nhưng lại có quan hệ rất gần gũi với các các tổ chức kinh tế hay các DN nói chung (là tất cả các hình thức tổ chức phục vụ cho mục đích kinh tế và kinh doanh như các Tập đoàn, Công ty, Xí nghiệp hoặc các tổ chức thương mại khác; đó là các tổ chức thuộc khu vực Thị trường – “khu vực thứ hai”). Vì vậy, bên cạnh những nguyên tắc chung như HH, HHDN còn mang những nét đặc trưng của mình. HHDN thực chất là một tổ chức nghề nghiệp, bởi đó là sự liên minh giữa những người cùng nghề nghiệp (ngành kinh doanh) để phát triển ngành nghề, phối hợp hoạt động vì nghề nghiệp, cụ thể hơn là nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của DN hội viên, điều hòa lợi ích, yểm trợ nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, thúc đẩy gia tăng lợi nhuận của mọi đơn vị thành viên. Xét về mặt lợi ích, HHDN ra đời và phát triển được hay không phải căn cứ vào lợi ích kinh tế thiết thực mà HH mang lại cho các hội viên. Hội viên là các DN hoạt động với mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, họ không phải tìm kiếm lợi nhuận trong HHDN, mà đó chỉ là nơi giúp cho họ tìm kiếm lợi nhuận trên thương trường với kết quả tốt hơn. Mục tiêu của HHDN là giúp DN hội viên trực tiếp và gián tiếp tăng thêm lợi nhuận trong hoạt động của họ. Hội phí phải được tính toán trên cơ sở “chi phí cận biên”, theo đó mỗi đồng hội phí tăng thêm phải tạo ra lợi nhuận gia tăng theo cả nghĩa đen 10 và nghĩa bóng của từ này. Hội phí không thể tăng thêm nếu không mang lại lợi ích gì cho DN hội viên. Vai trò, chức năng cơ bản của HHDN là tập hợp các DN trong tổ chức thống nhất, tạo ra sức mạnh mới cả về chất và lượng so với từng DN riêng lẻ. HH bảo vệ quyền lợi chung của các DN hội viên, là cầu nối giữa DN với Nhà nước trong những vấn đề liên quan đến chính sách của Nhà nước và với thị trường, đại diện cho cộng đồng DN trên các diễn đàn quốc tế, đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của các DN hội viên. Các HHDN có vai trò rất quan trọng trong hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, tăng cường hiệu quả hoạt động của các DN. Tại Việt Nam, HHDN cũng được điều chỉnh theo Nghị định đối với Hội nói chung (Nghị định số 45/2010/NĐ-CP do Chính phủ Việt Nam ban hành ngày 21 tháng 4 năm 2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội). Theo Nghị định này, trong Chương II, Điều 5, có nhắc đến điều kiện thủ tục thành lập HHDN thông qua mục đ : “HH các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; HH có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội.” Qua đó phần nào ta cũng có được cái nhìn về HHDN theo Nghị định này, nhưng chưa có khái niệm rõ ràng về HHDN. Tuy nhiên, trong bối cảnh của bộ luật dân sự và với các thuật ngữ thông dụng ở Việt Nam hiện nay, định nghĩa chính xác nhất về HHDN nên là: “HHDN là một loại hình tổ chức xã hội – nghề nghiệp, được Nhà nước cho phép thành lập, có hội viên là các DN, các tổ chức khác và các cá nhân tự nguyện đóng góp tài sản và hội phí nhằm phục vụ lợi ích của hội viên và đạt mục đích của cả HH.”  Hiệp hội ngành hàng (HHNH) Như đã trình bày ở trên, trong thuật ngữ HHDN, thực ra tham gia HH không chỉ có các doanh nghiệp mà còn có thể gồm một số tổ chức kinh tế - kỹ thuật khác có chung lợi ích cần liên kết để cùng nhau bảo vệ và phát triển (như các hợp tác xã, các
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng