Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển bền vững hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện v...

Tài liệu Giải pháp phát triển bền vững hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện vân đồn tỉnh quảng ninh

.PDF
118
58
122

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra trong luận văn được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng hợp của cá nhân đảm bảo tính khách quan và trung thực. Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2016 Tác giả Nguyễn Phúc Nam LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu nghiêm túc, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường với đề tài “Giải pháp phát triển bền vững hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh”. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Kinh tế và Quản lý đã truyền đạt cho tác giả những kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành và giúp đỡ tác giả tận tình trong suốt thời gian theo học cũng như thời gian làm luận văn. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Đặng Tùng Hoa - giảng viên khoa Kinh tế và Quản lý và PGS.TSKH Nguyễn Trung Dũng đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Cuối cùng, tác xin được gửi lời cảm ơn trân trọng tới UBND huyện Vân Đồn đã cung cấp những tư liệu và hỗ trợ tác giả hoàn thành luận văn này. Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn! . Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2016 Tác giả Nguyễn Phúc Nam MỤC LỤC DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT..........................................................................xvi KNXK Kim ngạch xuất khẩu ....................................................................................xvi KTTS Khai thác thủy sản ..........................................................................................xvi NSNN Ngân sách nhà nước........................................................................................xvi NTTS Nuôi trồng thủy sản.........................................................................................xvi SLKT Sản lượng khai thác ........................................................................................xvi SLNT Sản lượng nuôi trồng ......................................................................................xvi SLTS Sản lượng thủy sản ..........................................................................................xvi XK Xuất khẩu .............................................................................................................xvi PHẦN MỞ ĐẦU ..........................................................................................................17 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN .........................................6 1.2. Phát triển bền vững hoạt động nuôi trồng thủy sản ...........................................7 1.2.1. Khái niệm phát triển bền vững ............................................................................7 1.2.2. Vai trò của phát triển bền vững ...........................................................................8 1.2.3. Một số tiêu chí về tính bền vững kinh tế - xã hội và các phương thức phát triển .................................................................................................................................9 1.2.4. Phát triển bền vững trong ngành thủy sản .......................................................15 1.2.5. Sự cần thiết phải phát triển bền vững hoạt động nuôi trồng thủy sản ............17 1.2.6. Tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững của hoạt động nuôi trồng thủy sản .......................................................................................................................................19 1.3. Thực trạng phát triển bền vững hoạt động nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam.21 1.3.1. Cơ sở pháp lý.......................................................................................................21 1.3.2. Quản lý nuôi trồng thủy sản ..............................................................................22 1.3.3. Nuôi trồng dựa vào hệ sinh thái ..........................................................................23 1.3.4. Tạo vùng bảo vệ trong nuôi trồng thủy sản ......................................................24 1.3.5. Mô hình trang trại trong nuôi trồng thủy sản...................................................25 1.3.6. Tiến bộ khoa học - kỹ thuật................................................................................26 1.3.7. Nâng cao nhận thức và trình độ của người nuôi trồng ................................... 28 1.4. Kinh nghiệm về phát triển bền vững ngành thủy sản và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................................................................. 28 1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ........................................................................... 28 1.4.2. Kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản của Thái Lan .............................................. 30 1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................................. 31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 32 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÂN ĐỒN – TỈNH QUẢNG NINH............................................................................................................................. 33 2.1. Khái quát chung về huyện Vân Đồn và hoạt động nuôi trồng thủy sản ......... 33 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện ........................... 33 2.1.2. Giới thiệu về hoạt động nuôi trồng thủy sản tại huyện Vân Đồn .................... 37 2.2. Thực trạng phát triển của hoạt động nuôi trồng thủy sản huyện Vân Đồn trong thời gian qua ...................................................................................................... 38 2.2.1. Thực trạng nuôi trồng thủy sản của huyện Vân Đồn ...................................... 38 2.2.2.1. Diện tích NTTS tại các xã ............................................................................... 40 2.2.1.2. Hình thức nuôi trồng thủy sản tại huyện Vân Đồn....................................... 48 2.2.1.3. Đối tượng nuôi ................................................................................................ 49 2.2.1.4. Hiện trạng nuôi một số đối tượng chủ lực ..................................................... 50 2.2.1.5. Cơ cấu sản phẩm, sản lượng và giá trị thủy sản ........................................... 52 2.2.1.6. Cơ cấu sản phẩm thủy sản theo sản lượng ...................................................... 53 2.2.1.7. Cơ cấu sản phẩm thủy sản theo giá trị............................................................. 53 2.2.1.8. Năng lực chế biến thủy sản huyện Vân Đồn năm 2015 ................................... 55 2.2.1.9. Trang thiết bị phục vụ chế biến thủy sản ..................................................... 56 2.2.1.10. Cơ sở hạ tầng, hậu cần dịch vụ thủy sản.................................................... 57 a) Cơ sở hạ tầng, hậu cần dịch vụ khai thác hải sản .................................................... 57 b) Hiện trạng các cơ sở sản xuất giống và dịch vụ cung cấp giống thủy sản tại Vân Đồn ................................................................................................................................ 58 c) Đầu tư cơ sở hạ tầng và hậu cần dịch vụ cho nuôi trồng thủy sản .......................... 59 2.2.2. Thực trạng về tổ chức và quản lý sản xuất nuôi trồng thủy sản .................. 59 1C3. Sự cần thiết phải phát triển bền vững hoạt động nuôi trồng thủy sản .................60 1B. Sự cần thiết phải phát triển bền vững hoạt động nuôi trồng thủy sản....................60 2.2.3. Thực trạng phát triển dịch vụ cho hoạt động nuôi trồng thủy sản......................62 2.2.4. Thực trạng về lao động trong nuôi trồng thủy sản..............................................63 2.2.5. Thực trạng về áp dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản .............63 2.2.6. Thực trạng về công tác khuyến ngư ....................................................................63 2.2.7. Thực trạng môi trường sinh thái và dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản ..........64 2.2.8. Những tác động từ hoạt động nuôi trồng thủy sản đến môi trường ....................65 2.3. Những hoạt động phục vụ cho hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Vân Đồn thời gian qua .....................................................................................66 2.3.1. Chính sách trong nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Quảng Ninh ................................66 2.3.2. Cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản ......................................................................68 2.3.5. Hệ thống quan trắc và cảnh báo dịch bệnh phục vụ nuôi trồng thủy sản ...........69 2.3.6. Thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm nuôi trồng thủy sản ................................71 2.4. Những kết quả đạt được và tồn tại trong hoạt động nuôi trồng thủy sản ở huyện Vân Đồn ............................................................................................................72 2.4.1. Những kết quả đã đạt được ................................................................................72 3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển bền vững hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bản huyện Vân Đồn ................................................................................79 3.1.1. Một số chủ trương chính sách chung của nhà nước ...........................................79 3.1.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển bền vững hoạt động nuôi trồng thủy sản huyện Vân Đồn trong thời gian tới ................................................................................85 3.2. Cơ sở và định hướng của việc đề xuất các giải pháp.........................................86 3.2.1. Cơ sở của việc đề xuất các giải pháp ..................................................................86 3.2.2. Nguyên tắc của việc đề xuất các giải pháp .........................................................87 3.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững hoạt động nuôi trồng thủy sản huyện Vân Đồn đến năm 2020 ....................................................................................88 3.3.1. Giải pháp về quy hoạch sản xuất và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản ..........................................................................................................................88 3.3.2. Giải pháp về kinh tế .............................................................................................89 3.3.3. Giải pháp về cơ chế chính sách và khuyến ngư ..................................................93 3.3.4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực và dịch vụ hậu cần .............................. 96 3.3.5. Giải pháp về khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường .................................... 97 3.3.6. Giải pháp về tổ chức lại sản xuất ........................................................................ 99 3.3.7. Giải pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi và tái tạo nguồn lợi ............... 100 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 103 2. Kiến nghị ................................................................................................................ 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 106 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 1.1. Các chỉ thị đánh giá phát triển bền vững về kinh tế ……...………………..9 Bảng 1.2. Bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững về môi trường ........................................11 Bảng 2.1: Bản đồ huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh ..................................................47 Bảng 2.2: Các chỉ tiêu cơ bản đạt được năm 2015 ...................................................... 53 Bảng 2.3: Năng suất, sản lượng, giá trị sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện qua các năm .......................................................................................................54 Bảng 2.4: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của các xã, thị trấn năm 2015 ...............57 Hình 2.1: Sơ đồ hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản ………………………….....32 Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức quản lý nuôi trồng thủy sản ……………………………….59 DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT KNXK Kim ngạch xuất khẩu KTTS Khai thác thủy sản NSNN Ngân sách nhà nước NTTS Nuôi trồng thủy sản SLKT Sản lượng khai thác SLNT Sản lượng nuôi trồng SLTS Sản lượng thủy sản XK Xuất khẩu PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bờ biển nước ta có chiều dài 3.260 km, với 112 cửa sông lạch, trung bình cứ 100 km2 diện tích tự nhiên lại có 1 km bờ biển. Trong số 63 tỉnh/thành phố, có 28 tỉnh ven biển với số dân hơn 44,2 triệu người, chiếm 50,34% tổng dân số cả nước (Tổng cục Thống kê, 2011). Vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam có diện tích trên 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần vùng lãnh thổ trên đất liền. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, từ chỗ chỉ là một nghề phụ trong sản xuất nông nghiệp, ngành thủy sản đã dần hình thành và phát triển như một ngành kinh tế - kỹ thuật có đóng góp ngày càng lớn cho kinh tế đất nước và đã trở thành ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đạt 4,48 % tốc độ tăng trưởng cao trong khối nông, lâm nghiệp và thủy sản (Tổng cục Thống kê, 2012). Đến nay, Thủy sản Việt Nam đã có vị trí cao trong cộng đồng nghề cá thế giới, đứng thứ 12 về khai thác thủy sản, thứ 3 về nuôi trồng thủy sản và thứ 4 về giá trị xuất khẩu thủy sản (Tổng cục Thống kê, 2015). Ngoài ra sự phát triển của ngành Thủy sản còn đóng góp rất lớn vào công cuộc giữ gìn an ninh, chủ quyền trên vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của đất nước. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của ngành thuỷ sản đó là hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Sự phát triển của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đã có tác động rất lớn đến các lĩnh vực, ngành nghề trong xã hội, nó không những tạo thêm nhiều công ăn việc làm, tạo thêm thu nhập, nâng cao đời sống của người dân mà còn có những tác động mạnh mẽ đến ngành thuỷ sản và nền kinh tế nói chung. Cụ thể, nuôi trồng thủy sản góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng sự trao đổi buôn bán, ngoại giao với nhiều quốc gia và nhiều khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, hoạt động nuôi trồng thủy sản vẫn còn không ít những bất cập và phải đối mặt với hàng loạt thách thức như: công tác quy hoạch không theo kịp với tốc độ phát triển, đầu tư còn dàn trải, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, hàm lượng khoa học công nghệ còn thấp, nguồn lợi thuỷ sản đang có xu hướng giảm, sự phát triển còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, không theo kịp quy hoạch dẫn đến môi trường một số nơi có dấu hiệu suy thoái, dịch bệnh phát sinh và có sự mất cân đối giữa cung và cầu, do đó để khắc phục những tồn tại nêu trên, đáp ứng được những biến đổi về khí hậu, các yêu cầu của hội nhập kinh tế toàn cầu, sự suy thoái môi trường, sự đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như theo kịp sự tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại thì rất cần một chiến lược phát triển tổng thể nhằm mục tiêu phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản - một cách bền vững, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đáp ứng thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu. Phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản là sự phát triển có sự kết hợp hài hoà của ba mặt: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Đặc biệt sự phát triển bền vững không chỉ thoả mãn nhu cầu hiện tại của con người mà còn phải đảm bảo một cơ sở tài nguyên phong phú, bảo tồn các giống loài thúy sản quý hiếm, một môi trường trong sạch không ô nhiễm, một xã hội tiến bộ cho người dân trong tương lai. Vân Đồn là một huyện có địa hình có diện tích mặt nước biển lớn và lực lượng lao động dồi dào, phù hợp cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Nắm được lợi thế đó của huyện, Đảng uỷ, các cán bộ lãnh đạo huyện đã xác định rõ phát triển nuôi trồng thuỷ sản là hướng đi đúng đắn và cần thiết để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân. Để thực hiện điều đó huyện đã đưa ra nhiều chính sánh hỗ trợ, hướng dẫn, chỉ đạo xuống tận các xã để mở rộng và phát triển phong trào nuôi trồng thuỷ sản trên toàn huyện. Các giải pháp, chính sách của huyện đưa ra đã góp phần không nhỏ vào viêc phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế như: giá trị mang lại trên một đơn vị đơn vị diện tích chưa cao, quy mô nuôi trồng thủy sản còn nhỏ lẻ manh mún, việc phát triển nuôi trồng thủy sản chưa có tính bền vững, bên cạnh đó là sự ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, nhận thức, cơ sở hạ tầng. Nên việc nuôi trồng thuỷ sản trên địa bànhuyện Vân Đồn chưa phát huy được hết những lợi thế sẳn có. Xuất phát từ những vấn đề đó, tác giảtiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu: “Giải pháp phát triển bền vững hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Vân Đồn – Tỉnh Quảng Ninh”. 2. Mục đích nghiên cứu 2 Đề xuất một số một số giải pháp nhằm phát triển bền vững hoạt động nuôi trồng thủy sản huyện Vân Đồn– tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản tại địa phương trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2015. 3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nội dung nghiên cứu đã đề ra, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thu thập thông tin: Tác giả tiến hành tìm kiếm, rà soát văn bản, tài liệu, báo cáo và các nghiên cứu tư liệu hiện có được thu thập tại Việt Nam thông qua nhiều nguồn khác nhau (Chính phủ, các bộ ban ngành, UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND huyện Vân Đồn, các báo cáo/tạp chí nghiên cứu khoa học, Internet, các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản...) nhằm thu được hiểu biết chung về các vấn đề quan tâm và nhiệm vụ nghiên cứu. Phương pháp chuyên gia: Tác giả tiến hành phỏng vấn và trao đổi với các chuyên gia về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trong các cấp ngành chính quyền và các chuyên gia quản lý hoạt động lâu năm trong ngành thủy sản trên địa bàn huyện Vân Đồn nhằm thu được những kinh nghiệm, tham khảo những nhận xét và ý kiến của họ về vấn đề nuôi trồng thủy sản trong từng tình huống cụ thể tại các dự án đã và đang thực hiện. Phương pháp điều tra xã hội học: Lựa chọn địa bàn điều tra: Trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, để tiến hành nghiên cứu tác động của nuôi trồng thủy sản đến cuộc sống của người dân, các cơ quan chức năng để đề xuất giải pháp quản lý. Xác định đối tượng điều tra: Các hộ dân có hoạt động nuôi trồng thủy sản. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu: Số liệu sau khi thu thập được tổng hợp và xử lý thông qua phần mềm tính toán Microsoft Excel được thể hiện kết quả qua các bảng, hình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: tập trung vào hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua. 3 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt động nuôi trồng thủy trên địa bàn huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2015 và đề xuất giải pháp phát triển bền vững hoạt động nuôi trồng thủy sản của địa phương đến năm 2020. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận, đề xuất các giải pháp dựa trên cơ sở khoa học, đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc bổ sung cập nhật thêm các giải pháp về phát triển bền vững hoạt động nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam nói chung và ở huyện Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh nói riêng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản trong tình hình phát triển kinh tế xã hội. Nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu. Ý nghĩa thực tiễn: Thông qua các kết quả nghiên cứu, đề tài góp phần giúp các nhà quản lý, các cấp thực hiện cũng như các tổ chức có liên quan có cái nhìn khách quan và toàn diện hơn về thực trạng phát triển hoạt động nuôi trồng thuỷ sản huyện Vân Đồn – Tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua. Các giải pháp đề xuất của đề tài đóng góp một phần tích cực vào cải thiện hoạt động nuôi trồng thủy sản hướng tới phát triển bền vững hoạt động nuôi trồng thủy sản huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. 6. Kết quả dự kiến đạt được Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển bền vững của hoạt động nuôi trồng thủy sản. Đánh giá thực trạng quá trình phát triển và những tồn tại trong phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển bền vững hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyệp Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. 7. Nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị, luận văn được cấu trúc với 3 chương với nội dung chính sau đây: Chương 1: Tổng quan về nuôi trồng thủy sản và phát triển bền vững hoạt động nuôi trồng thủy sản Chương 2: Thực trạng phát triển của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản huyện Vân Đồn – Tỉnh Quảng Ninh 4 Chương 3: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững hoạt động nuôi trồng thuỷ sản huyện Vân Đồn – Tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 1.1 Vai trò của ngành Thủy sản trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp và trong đó ngành thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, được thiên nhiên ưu đãi nên nước ta có một tiềm năng lớn trong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Cụ thể: có một bờ biển dài hơn 3260 km với nhiều sông, ngòi, lạch, đầm phá thuận lợi cho cả nuôi thuỷ sản nước ngọt và nước mặn, lợ. Chính vì điều này mà qua trong nhiều năm phát triển ngành kinh tế thuỷ sản (sau đây ngắn gọn là ngành thủy sản) đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, gồm nhiều phân ngành như: khai thác, nuôi trồng, chế biến, các ngành công nghiệp phụ trợ như công nghiệp đóng sửa tàu thuyền, cơ khí, dệt lưới, bao bì, kho tàng, vận chuyển.... Phát triển ngành thuỷ sản sẽ góp phần quan trọng trong tăng trưởng của toàn ngành nông nghiệp và toàn nền kinh tế nói chung. Ngành thủy sản đóng một vai trò quan trọng, cụ thể như sau: a) Cung cấp sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao: Các sản phẩm thủy sản xét về mặt dinh dưỡng là sản phẩm bổ dưỡng, giàu đạm, dễ tiêu hoá, phù hợp với sinh lý dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi, không chứa chất béo nên rất tốt cho cơ thể. Trong xã hội hiện đại, với cuộc sống tấp nập, xô bồ, người ta thường có thói quen ăn những đồ ăn nhanh. Những đồ ăn này không hề có lợi cho cơ thể. Vì vậy, một bữa ăn giàu đạm với cá, tôm và các loại hải sản khác bên cạnh gia đình và người thân thật sự là có ý nghĩa biết bao. Càng những nước có nền kinh tế phát triển, mức sống và thu nhập của người dân cao thì người ta thường hướng vào loại thực phẩm bổ dưỡng này. b) Thu hút hàng vạn lao động dư thừa, nông nhàn ở nông thôn góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nông dân và làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. c) Ngành thuỷ sản có một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Bởi vì, ngành thuỷ sản cũng là một ngành sản xuất vật chất mà sản phẩm của nó là các sinh vật sống trong môi trường nước, đó là một trong những loại thực phẩm làm thức ăn phục vụ cho đời sống nhân dân. Do đó phát triển ngành thuỷ sản không 6 những đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu thu được ngoại tệ cho đất nước. d) Ngành thủy sản và thương mại quốc tế: Ngành thuỷ sản của nước ta đi lên từ nghề cá nhân dân, với những hình thức sơ khai buổi đầu là đánh bắt thuỷ sản nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu của chính bản thân ngư dân. Và ngày nay khi đất nước ta đã hoà mình vào nền kinh tế quốc tế thì ngành thuỷ sản cũng có nhiều cơ hội mới để phát triển, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản.Ngành thuỷ sản phát triển thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của đất nước. Bởi vì xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường các nước trên thế giới, không những giúp ta thu được ngoại tệ cho đất nước mà hơn thế nữa nó sẽ mở ra một cơ hội cho đất nước hoà mình cùng nhịp điệu sôi động của thế giới, mở ra mối quan hệ hợp tác, giao lưu giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Có thể thấy rằng sự mở rộng quan hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản đã góp phần mở ra những con đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và trên thế giới. 1.2. Phát triển bền vững hoạt động nuôi trồng thủy sản 1.2.1. Khái niệm phát triển bền vững Để duy trì sự sống của bản thân và tiếp tục phát triển của nòi giống, ngay từ thời kỳ nguyên thủy của lịch sử nhân loại, con người đã có những hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, chế biến thành những vật phẩm cần thiết cho mình, hoặc để cải thiện những điều kiện thiên nhiên, tạo nên môi trường sống thích hợp với mình. Trong lúc tiến hành những hoạt động đó, con người ít nhiều đã biết rằng mọi can thiệp vào tài nguyên thiên nhiên và môi trường luôn luôn có hai mặt lợi, hại khác nhau đối với cuộc sống trước mắt và lâu dài của con người. Một số kiến thức và biện pháp thiết thực để ngăn ngừa những tác động thái quá đối với môi trường đã được đúc kết và truyền đạt từ thế hệ này qua thế hệ khác dưới dạng những tín ngưỡng và phong tục. Trong các xã hội công nghiệp, với sự phát hiện những nguồn năng lượng mới, vật liệu mới và kỹ thuật sản xuất tiến bộ hơn nhiều, con người đã tác động mạnh mẽ vào tài nguyên thiên nhiên và môi trường, can thiệp một cách trực tiếp và nhiều khi thô bạo vào các hệ thiên nhiên. Để “chế ngự” thiên nhiên, con người nhiều khi đã tạo nên những mâu thuẫn sâu sắc giữa mục tiêu phát triển của xã hội loài người với các quá trình diễn biến của tự nhiên. Để đạt tới những năng suất cao trong sản xuất nông 7 nghiệp, con người đã chuyển đổi các dòng năng lượng tự nhiên, cắt nối các mắt xích thức ăn vốn có của thiên nhiên, đơn điệu hóa các hệ sinh thái, sử dụng năng lượng bổ sung to lớn để duy trì những cân bằng nhân tạo mong manh. Đặc biệt là trong nửa cuối thế kỷ 20, sau những năm hồi phục hậu quả của thế chiến lần thứ hai, hàng loạt nước tư bản chủ nghĩa cũng như xã hội chủ nghĩa tiếp tục đi sâu vào công nghiệp hóa, nhiều nước mới được giải phóng khỏi chế độ thực dân cũng có điều kiện phát triển mạnh mẽ nền kinh tế của mình. Một số nhân tố mới như cách mạng khoa học và kỹ thuật, sự bùng nổ dân số, sự phân hóa các quốc gia về thu nhập đa tạo nên nhiều nhu cầu và khả năng mới về khai thác tài nguyên và can thiệp vào môi trường. Trật tự bất hợp lý về kinh tế thế giới đã tạo nên hai loại ô nhiễm: “ô nhiễm do thừa thãi” tại các nước tư bản chủ nghĩa phát triển và: “Ô nhiễm do đói nghèo” tại các nước chậm phát triển về kinh tế. Có thể nói rằng, mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển. Nhưng con người cũng như tất cả mọi sinh vật khác không thể ngừng tiến hóa và ngừng sự phát triển của mình. Đó là quy luật của sự sống, của tạo hóa mà vạn vật đều phải tuân theo một cách tự giác hay không tự giác. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển là phải chấp nhận phát triển, nhưng giữ sao cho phát triển không tác động một cách tiêu cực tới môi trường. Phát triển đương nhiên sẽ biến đổi môi trường, nhưng làm sao cho môi trường vẫn đầy đủ các chức năng: đảm bảo không gian sống với chất lượng tốt cho con người, cung cấp cho con người các loại tài nguyên cần thiết, tái xử lý các phế thải của hoạt động của con người, giảm nhẹ tác động bất lợi của thiên tai, duy trì các giá trị lịch sử văn hóa, khoa học của loài người. Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường (Luật bảo vệ môi trường, 2014). 1.2.2. Vai trò của phát triển bền vững Môi trường tự nhiên và sản xuất xã hội có mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ, tác động lẫn nhau trong thế cân đối thống nhất: Môi trường tự nhiên (bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên) cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản xuất xã hội. Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài nguyên: Rất nhiều quốc gia phát triển 8 chỉ trên cơ sở khai thác tài nguyên để xuất khẩu đổi lấy ngoại tệ, thiết bị công nghệ hiện đại... Có thể nói, tài nguyên nói riêng và môi trường tự nhiên nói chung (trong đó có cả tài nguyên) có vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội (KT-XH) ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương vì: Thứ nhất, môi trường không những chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn chứa đựng “đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống. Thứ hai, môi trường liên quan đến tính ổn định và bền vững của sự phát triển KT-XH. Thứ ba, môi trường có liên quan tới tương lai của đất nước, dân tộc. 1.2.3. Một số tiêu chí về tính bền vững kinh tế - xã hội và các phương thức phát triển Phát triển bền vững là mục tiêu phát triển của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, làm thế nào để chúng ta có thể đánh giá được sự phát triển của một quốc gia là bền vững hay không bền vững. Độ bền vững của sự phát triển thường được đánh giá thông qua các tiêu chí về tính bền vững kinh tế - xã hội và các phương thức phát triển. a) Bền vững về kinh tế Bền vững về kinh tế có thể được đánh giá thông qua giá trị và mức ổn định của các chỉ số tăng trưởng kinh tế truyền thống như: tổng sản phẩm trong nước GDP, tổng sản phẩm quốc gia GNP, GDP hay GNP bình quân đầu người, mức tăng trưởng GDP, cơ cấu GDP... Tăng trưởng GDP thể hiện lượng tăng của GDP trong một năm cụ thể so với GDP năm trước, tính bằng %. Một quốc gia phát triển bền vững về kinh tế phải bảo đảm tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người cao. Các nước thunhập thấp có mức tăng trưởng GDP vào khoảng 5%. Nếu có mức tăng trưởng GDP cao nhưng không GDP bình quân đầu người thấp thì vẫn xem là chưa đạt tới mức bền vững. Ngoài ra, nền kinh tế của một quốc gia thường gồm các lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.Mỗi một lĩnh vực có khả năng sinh lợi khác nhau, nhưng thông thường thì lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp sinh lợi nhiều hơn nông nghiệp. Do đó, cùng một GDP như nhau nhưng nền kinh tế nào có cơ cấu GDP với tỉ lệ dịch vụ và công nghiệp cao thì có khả năng tăng trưởng nhanh hơn. Chỉ tiêu bền vững mới về kinh tế được thiết lập trên cơ sở điều chỉnh các bất hợp lý trong cách tính truyền thống: chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội điều chỉnh ANP 9 (Anderson, 1991) được tính bằng cách lấy GNP trừ vốn đầu tư, tổn thất tài nguyên thiên nhiên, cộng giá của lao động gia đình và dịch vụ thương mại không trả tiền; chỉ số phúc lợi kinh tế bền vững ISEW (Daly và Cobb, 1989) được tính bằng thu nhập cá nhân có bổ sung giá trị lao động tại gia đình, giá của các dịch vụ tập thể công cộng, suy thoái môi trường và suy giảm các giá trị liên quan tới an toàn của con người. Năm 2002, Lê Trình và cộng sự đã thực hiện đề tài nghiên cứu xây dựng các tiêu chí phát triển bền vững ở Việt Nam, trong đó đã đề xuất hai vấn đề, bốn mục tiêu và 12 chỉ thị phát triển bền vững về kinh tế (Bảng 1.1). Các chỉ thị này được đưa ra căn cứ vào các điều kiện của việc xác lập một chỉ thị đánh giá mức độ phát triển bền vững, điều kiện thực tế về số liệu thống kê của Việt Nam và tham khảo bộ chỉ thị của Ủy ban phát triển bền vững Liên hợp quốc cũng như của các quốc gia khác. Bảng 1.1. Các chỉ thị đánh giá phát triển bền vững về kinh tế Vấn đề Mục tiêu Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững nhằm“chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng Cấu công nghiệp trúc kinh tế hóa, hiện đại hóa” Mở rộng kinh tế đối ngoại Đảm bảo nền tài chính mạnh Đầu tư Đầu tư thích cho đáng cho bảo BVM vệ môi trường T (BVMT) Chỉ thị Tên chỉ thị Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước GDP Tốc độ tăng trưởng GDP/đầu người Tỷ lệ GDP từng ngành kinh tế so với GDP quốc gia Tốc độ lạm phát Tỉ lệ đầu tư so với GDP Chênh lệch GDP giữa các vùng Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc gia (GNP) Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu Cân bằng ngân sách Nhà nước Tỷ lệ nợ nước ngoài so với GNP Tỷ lệ ngân sách dành cho công tác BVMT so với tổng ngân sách nhà nước Mức giải ngân hỗ trợ phát triển chính thức cho bảo vệ môi trường Đơn vị đo % % % % % % % % Chênh lệch thu chi (đồng) % % Đồng (Nguồn: Lê Trình và cộng sự 2002) 10 b) Bền vững về xã hội Tính bền vững xã hội của một quốc gia được đánh giá thông qua các tiêu chí và chỉ thị như: chỉ thị phát triển con người (HDI – Human Development Index), chỉ thị bất bình đẳng về thu nhập, tiêu chí về giáo dục, dịch vụ y tế và các hoạt động văn hóa. Chỉ thị phát triển con người HDI là chỉ số tổng hợp của tuổi thọ trung bình của người dân (I), học vấn trung bình của người dân (e), và khả năng về kinh tế thể hiện qua sức mua tương đương (Purchase Parity Power – PPP/ người). HDI = f (PPP/người, l, e) Chỉ số HDI < 0,500 là chậm phát triển, HDI từ 0,501 – 0,799 phát triển trung bình, HDI > 0,800 phát triển cao. Một quốc gia muốn phát triển bền vững thì phải đạt điều kiện HDI tăng trưởng và HDI đạt trên mức trung bình. Chỉ số bình đẳng thu nhập (hệ số Gini). Đây được xem là một tiêu chí về tính bền vững xã hội của một quốc gia vì bất công bằng trong phân phối thu nhập là nguyên nhân cơ bản của bất ổn xã hội, gây ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững. Hệ số Gini bằng không trong trường hợp công bằng tuyệt đối trong thu nhập. Hệ số Gini càng lớn chứng tỏ mức mất công bằng càng cao. Tiêu chí về giáo dục đào tạo (thường được cụ thể hóa thành những chỉ thị như tỉ lệ người biết chữ theo độ tuổi, tỉ lệ trẻ em học tiểu học, trung học, số sinh viên trên 10.000 dân, số học sinh/giáo viên, ngân sách nhà nước chi cho giáo dục bằng % tổng ngân sách...) Tiêu chí về dịch vụ y tế xã hội, thường được cụ thể hóa thành các chỉ thị như: số bác sĩ trên 1000 dân, số giường bệnh trên 1000 dân, tỷ lệ % dân được hưởng dịch vụ y tế xã hội, tỷ lệ % dân được sử dụng nước sạch, tỷ lệ trẻ em dưới 12 tháng tuổi được tiêm chủng đầy đủ, ngân sách nhà nước chi cho dịch vụ xã hội về y tế bằng % tổng ngân sách, hoạc tổng GDP. Tiêu chí về hoạt động văn hóa thường khó xác định hơn và được cụ thể hóa bẳng số tờ báo, ấn phẩm được phát hành cho 1000 dân , số thư viện trên 10.000 dân, số người trên 1 ti vi, số kết nối internet/1000 dân, số thuê bao điện thoại/1000 dân. Một xã hội phát triển bền vững về giáo dục, y tế, và văn hóa phải có sự tăng trưởng của các chỉ số nêu trên.Trên đây là các tiêu chí và chỉ thị cơ bản. Ngoài ra, Lê Trình và cộng sự (2002) cũng đề xuất 35 chỉ thị cụ thể nhằm đánh giá phát triển bền vững về mặt xã hội 11 của một quốc gia. Các chỉ thị này đo lường tính bền vững của tám vấn đề xã hội: nghèo đói, việc làm, dân số, y tế, giáo dục, nhà ở, an ninh trật tự và văn hóa. c) Bền vững về môi trường Môi trường sống có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của từng cá thể con người cũng như toàn thể loài người. Theo Lê Thạc Cán (2002), môi trường có ba chức năng chính: là không gian sống của con người, là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người, và cũng là nơi chứa đựng và xử lý phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Để đảm bảo bền vững về môi trường trước hết cần phải bảo đảm bền vững về không gian sống cho con người. Muốn vậy thì dân số phải không được vượt quá khả năng chịu tải của không gian; Chất lượng môi trường được duy trì ở mức tốt hơn hoặc tối thiểu phải bằng tiêu chuẩn cho phép; Lượng xả thải phải không vượt quá khả năng tự xử lý, phân hủy tự nhiên của môi trường. Sự bền vững về tài nguyên thiên nhiên thể hiện ở chỗ lượng sử dụng phải nhỏ hơn hoặc bằng lượng khôi phục tái tạo được với tài nguyên tái tạo, hoặc lượng thay thế với tài nguyên không tái tạo. Để cụ giúp cho việc đánh giá sự phát triển bền vững về mặt môi trường, Lê Trình và cộng sự (2002) xây dựng bộ 27 chỉ thị thuộc 11 mục tiêu và 7 vấn đề (bảng 1.2). Hệ thống chỉ thị và các phương pháp xác định các chỉ thị này cũng như các chỉ thị về mặt kinh tế, xã hội cần được nhiều nhà quản lý, khoa học, doanh nghiệp góp ý để đi đến thống nhất và được Chính phủ phê chuẩn trước khi đưa vào áp dụng đánh giá và so sánh mức độ phát triển bền vững của quốc gia tại các thời kỳ khác nhau cũng như với các quốc gia khác trên thế giới. Bảng 1.2. Bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững về môi trường Chỉ thị Vấn đề Mục tiêu Bảo vệ và sử Đất Tên chỉ thị Tỷ lệ diện tích rừng (không tính cây công dụng hợp lý tài nghiệp) so với diện tích tự nhiên nguyên thực Diện tích cây xanh theo đầu người ở thành phố, 12 Đơn vị % m2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất