Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh một thành viên xuất khẩu...

Tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh một thành viên xuất khẩu thủy sản khánh hòa

.PDF
164
211
74

Mô tả:

i NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… Nha Trang, ngày tháng năm 2012 ii LỜI CẢM ƠN Qua thời gian thâm nhập thực tế tại Công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa, cùng với sự giúp đỡ của Thầy giáo hướng dẫn và sự cố gắng miệt mài của bản thân, sự động viên giúp đỡ tận tình của bạn bè, người thân, cuối cùng tôi đã hoàn thành xong khóa luận văn tốt nghiệp của mình. Quá trình học tập nghiên cứu suốt bốn năm đại học sắp sửa kết thúc. Thời gian qua, trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã cố gắng với tất cả nghị lực, ý chí và lòng quyết tâm của mình để bây giờ có thể hân hoan đón nhận đứa con tinh thần đầu tiên của mình - cuốn LVTN hoàn thành. Nhìn lại chặng đường đã qua, từ đáy lòng mình tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo hướng dẫn, Th.s Nguyễn Ngọc Duy, người đã không quản thời gian định hướng và tận tình chỉ dạy tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Trường Đại Học Nha Trang, các Thầy Cô trong khoa kinh tế, Bộ môn Quản Trị Kinh Doanh và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa, đã tạo điều kiện cho tôi có thể thực hiện tốt công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu khoa học với tôi có quá nhiều bỡ ngỡ, năng lực còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong được sự góp ý của các Thầy, Cô cùng ban lãnh đạo trong Công ty và bạn đọc gần xa để đề tài này được hoàn thiện, đóng góp chút giá trị nhỏ bé vào quá trình ổn định và phát triển của công ty TNHHMTVXKTS Khánh Hòa mà tôi đã gắn bó trong nhiều tháng qua. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Nha Trang, tháng 7 năm 2012 Sinh viên thực hiện Hoàng Ngọc Thắng iii CÁC CHỮ VIẾT TẮT * TNHH: Trách Nhiệm Hữu Hạn * UBND: Ủy Ban Nhân Dân * DNTN: Doanh Nghiệp Tư Nhân * CP: Cổ phần * HACCP (Hazard Analysis & Critical Control Points ): là một tiêu chuẩn quốc tế xác định các yêu cầu của một hệ thống quản lý thực phẩm an toàn. * GMP (Good Manufacturing Practices): là hướng dẫn thực hành sản xuất tốt, áp dụng đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm nhằm kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành chất lượng sản phẩm từ khâu thiết kế, xây lắp nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ chế biến, điều kiện phục vụ, chuẩn bị chế biến đến quá trình chế biến, bao gói, bảo quản và con người điều khiển các hoạt động trong suốt quá trình gia công, chế biến. Nó đề cập đến mọi khía cạnh của quá trình sản xuất và kiểm soát chất lượng. * ISO ( International Organization for Standardization ): Tổ chức tiêu chuẩn Quốc Tế. * VCSH: Vốn chủ sở hữu * DT: Doanh thu * LNTT: Lợi nhuận trước thuế * LNST: Lợi nhuận sau thuế * NXB: Nhà xuất bản * HĐTC: Hoạt động tài chính * QLDN: Quản lý doanh nghiệp * HĐKD: Hoạt động kinh doanh * TNDN: Thu nhập doanh nghiệp * ODA (Official Development Assistance): Hỗ trợ phát triển chính thức iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 2009-2011 ...........53 Bảng 2.2: Danh sách một số đối thủ cạnh tranh tại tỉnh Khánh Hòa và một số đối thủ tiêu biểu trong ngành............................................................................................63 Bảng 2.3: Bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty 2009-2011......................................66 Bảng 2.4: Đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty qua các năm 2009-2011 ......... ......................................................................................................................................70 Bảng 2.5: Bảng các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty từ năm 2009- 2011...................................................................................................................73 Bảng 2.6: Năng lực bảo quản của Công ty................................................................78 Bảng 2.7: Tình hình xuất khẩu của Công ty 2009-2011 ..........................................79 Bảng 2.8: Cơ cấu lao động của công ty 2009-2011..................................................81 Bảng 2.9: Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý của công ty 2009-2010........................82 Bảng 2.10: Sản lượng thu mua nguyên liệu theo địa bàn qua 3 năm (2008-2010) .... ......................................................................................................................................84 Bảng 2.11: Cơ cấu nguyên liệu thu mua theo sản lượng của công ty qua 3 năm (2008-2010).................................................................................................................85 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguyên liệu thu mua theo sản lượng của Công ty qua 3 năm (2008-2010).................................................................................................................86 Bảng 2.12: Cơ cấu giá trị mặt hàng tiêu thụ của công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa 2009-2011 ...............................................................93 Bảng 2.13: Cơ cấu giá trị mặt hàng xuất khẩu của Công ty Cổ phần Nha Trang Seafood-f17 năm 2010- 2011.....................................................................................94 Bảng 2.14: Giá cả xuất khẩu bình quân một số mặt hàng thủy sản của Công ty CP Nha Trang Seafood – F17 năm 2009-2011 ...............................................................98 Bảng 2.15: Giá cả xuất khẩu bình quân một số mặt hàng thủy sản của Công ty năm 2009-2011....................................................................................................................99 v Bảng 2.16: Thị trường Xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Công ty 2009-2011.... ....................................................................................................................................103 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu xuất khẩu của công ty năm 2009 ...........................................104 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu xuất khẩu của công ty năm 2010 ...........................................104 Bảng 2.17: Thị phần của công ty so với một số doanh nghiệp tiêu biểu trong thời gian qua 2008-2010 ..................................................................................................109 Bảng 2.18: Bảng đánh giá các yếu tố môi trường bên trong của Công ty (IFE) ..112 Bảng 2.19: Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh so sánh giữa các đối thủ .......115 vi DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất hàng đông lạnh ..........................................................25 Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất hàng khô ....................................................................25 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty..............................................44 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty.............................................47 Sơ đồ 2.3: Kênh phân phối tại thị trường xuất khẩu...............................................100 Sơ đồ 2.4: Kênh phân phối tại thị trường nội địa....................................................102 vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Vai trò của nguồn lực & năng lực .............................................................10 Hình 1.2: Mô hình các yếu tố quyết định của lợi thế cạnh tranh .............................11 Hình 1.3: Mô hình quan hệ dọc giữa năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh ....12 Hình 1.4: Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Micheal Porter ................................17 Hình 1.5: Phương pháp chuyên gia............................................................................34 viii MỤC LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY LỜI CẢM ƠN CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................1 3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................................2 5. Đóng góp của đề tài ..............................................................................................2 6. Bố cục của đề tài...................................................................................................2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ............................................................................................................3 1.1 Lý thuyết về cạnh tranh ......................................................................................3 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh...................................................................................3 1.1.2 Vai trò của cạnh tranh..................................................................................4 1.1.3 Các loại hình cạnh tranh..............................................................................5 1.1.4 Tính tất yếu của cạnh tranh .........................................................................7 1.2 Lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ........................................7 1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ...............................7 1.2.1.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh .........................................................8 1.2.1.2 Khái niệm về lợi thế cạnh tranh ............................................................9 1.2.2. Năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh.............................................. 10 1.2.2.1 Mô hình dựa vào nguồn lực ................................................................ 10 ix 1.2.2.2 Mô hình tạo lợi thế cạnh tranh............................................................ 11 1.2.2.3 Mô hình quan hệ dọc giữa năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh ............................................................................................................................. 12 1.2.3 Xây dựng năng lực cạnh tranh để nâng cao lợi thế cạnh tranh............ 12 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành thủy sản........................................................................................................ 14 1.3.1 Môi trường vĩ mô...................................................................................... 14 1.3.2 Môi trường vi mô...................................................................................... 17 1.4 Các công cụ cạnh tranh chủ yếu ...................................................................... 20 1.4.1 Chiến lược khác biệt hóa .......................................................................... 20 1.4.2 Chiến lược dẫn đầu về chi phí.................................................................. 21 1.4.3 Chiến lược tập trung vào trọng điểm....................................................... 22 1.5 Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa ............................................................................. 22 1.5.1 Nhóm các yếu tố đầu vào ......................................................................... 22 1.5.2 Nhóm các yếu tố đầu ra............................................................................ 29 1.6 Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh .....................................................33 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XUẤT KHẨU THỦY SẢN KHÁNH HÒA ....................... 36 2.1 Tổng quan về Công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa.......................................................................................................................... 36 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển .......................................................... 36 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty....................................................... 43 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý............................................................... 43 2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty ...................................................... 43 2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các phòng ban .............. 45 2.1.4 Cơ cấu tổ chức sản xuất........................................................................... 46 2.1.5 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới ................................................................................................................ 49 x 2.1.5.1 Thuận lợi .............................................................................................. 49 2.1.5.2 Khó khăn .............................................................................................. 50 2.1.5.3 Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới ................ 51 2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ............................................ 52 2.2 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa ................................................... 56 2.2.1 Môi tường vĩ mô ....................................................................................... 56 2.2.2 Môi trường vi mô...................................................................................... 61 2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa................................................................................................ 65 2.3.1 Đánh giá các yếu tố đầu vào .................................................................... 65 2.3.1.1 Tiềm lực tài chính................................................................................ 65 2.3.1.2 Năng lực sản xuất ............................................................................... 75 2.3.1.3 Nguồn nhân lực.................................................................................... 80 2.3.1.4 Nguồn nguyên vật liệu ........................................................................ 83 2.3.1.5 Uy tín ....................................................................................................88 2.3.1.6 Hoạt động Marketing........................................................................... 89 2.3.1.7 Tổng hợp đánh gía năng lực cạnh tranh đầu vào của Công ty…......91 2.3.2 Đánh giá các yếu tố đầu ra......................................................................... 93 2.3.2.1 Sản phẩm.............................................................................................. 93 2.3.2.2 Giá bán ................................................................................................. 97 2.3.2.3 Kênh phân phối.................................................................................. 100 2.3.2.4 Thị phần ............................................................................................. 102 2.3.2.5 Tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh đầu ra của Công ty...........110 2.3.3 Tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty............................. 112 2.3.4 Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh so sánh giữa các đối thủ.......... 115 2.3.5 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa ........................................................................119 xi CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XUẤT KHẨU THỦY SẢN KHÁNH HÒA.......................................................................................................................... 122 3.1.1 Giải pháp 1: ............................................................................................. 122 3.1.2 Giải pháp 2: ............................................................................................. 126 3.1.3 Giải pháp 3: ............................................................................................. 127 3.1.4 Giải pháp 4: ............................................................................................. 130 3.1.5 Giải pháp 5: ............................................................................................. 132 3.2 Kiến nghị ......................................................................................................... 137 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 140 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 142 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài - Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ như ngày hôm nay thì sự cạnh tranh được coi là yếu tố khắc nghiệt. Các Doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với các Công ty trong nước mà còn phải cạnh tranh với các Công ty nước ngoài. Và ngành thủy sản cũng không nằm ngoài quy luật đó. - Ở Khánh Hòa ngành thủy sản cũng ra đời vào những năm 80. Tại Nha Trang ngoài một số doanh nghiệp mạnh như Công ty cổ phần Nha Trang Seafood, Công ty Cổ Phần Thủy Sản Cam Ranh …. thì nhiều doanh nghiệp khác cũng đang dần lớn mạnh lên nên sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. - Tại Công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa mặc dù các mặt hàng của Công ty đã có mặt ở các thị trường khó tính như : Úc, Nhật, Singapore … nhưng sự cạnh tranh về thương mại dưới nhiều hình thức khác nhau cùng với sự khó khăn về nguồn vốn, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng…khiến Công ty nhiều phen lao đao trước các đối thủ cạnh tranh. - Trong quá trình tiếp xúc, tìm hiểu chiến lược kinh doanh của Công ty, nhận thấy được thực tế nói trên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa “ với mong muốn có thể góp phần vào việc nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của Công ty ở hiện tại và tương lai. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa “. Để thực hiện mục tiêu đó, đề tài khi nghiên cứu thực hiện môt số mục tiêu cụ thể sau: - Tổng quan lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa 2 - Dựa vào kết quả phân tích thực trạng nhằm kiến nghị một số biện pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu. (Cách điều tra, lấy mẫu) - Phương pháp thống kê, phân tích dữ liệu. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn ý kiến của các chuyên gia trong ngành. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu này chỉ tập trung vào phân tích Năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa. 5. Đóng góp của đề tài - Về mặt lý luận: Đề tài góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa. - Về mặt thực tiễn: Đề tài này sẽ giúp cho Ban lãnh đạo công ty có cái nhìn khái quát hơn về đối thủ cạnh tranh trực tiếp và nhận thức được năng lực cạnh tranh tại công ty cũng như xác định được điểm mạnh, điểm yếu của công ty. Từ đó có những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. Chương 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa. Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1 Lý thuyết cạnh tranh 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau. Khái niệm này được sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, phạm vi ngành hoặc phạm vi quốc gia vv… điều này chỉ khác nhau ở mục tiêu được đặt ra là ở quy mô doanh nghiệp hay quốc gia mà thôi. Trong khi đó đối với một doanh nghiệp, mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận, còn đối với quốc gia mục tiêu là nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dân vv… Theo K.Marx:”Cạnh tranh là sự ganh đua đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. (Tổng hợp từ nghiên cứu) Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là:” sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”. (Tổng hợp từ nghiên cứu) Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn kinh tế học (xuất bản lần thứ 12) cho rằng:” Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng hoặc thị trường “. Hai tác giả này cho cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo. (Tổng hợp từ nghiên cứu) Với những quan niệm trên, phạm trù cạnh tranh được hiểu là: quan hệ kinh tế ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị 4 trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ich tiêu dùng và sự tiện lợi. 1.1.2 Vai trò của cạnh tranh * Đối với nền kinh tế quốc dân - Cạnh tranh đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó tạo đà cho sự phát triển kinh tế. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy cho sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động. - Nhờ có cạnh tranh các doanh nghiệp không ngừng đầu tư nghiên cứu phát triển khoa học kĩ thuật để vận dụng vào sản xuất kinh doanh. Thông qua các hình thức cạnh tranh các doanh nghiệp cần tìm khai thác tối đa những nguồn lực, ưu thế sẵn có của mình để sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. * Đối với doanh nghiệp - Cạnh tranh quyết định sự tồn tại phát triển của mỗi doanh nghiệp năng động trong sản xuất kinh doanh, không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, phải nắm bắt thông tin và xử lý thông tin một cách kịp thời. - Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy mỗi doanh nghiệp phải tìm ra biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Cạnh tranh quyết định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường thông qua thị phần của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. * Đối với người tiêu dùng - Nhờ có cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau mà người tiêu dùng có cơ hội nhận được những sản phẩm ngày càng phong phú và đa dạng với chất lượng cao và giá thành phù hợp. - Người tiêu dùng ngày càng được sử dụng những sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn. 5 1.1.3 Các loại hình cạnh tranh Dựa vào các tiêu thức khác nhau, cạnh tranh được phân ra làm nhiều loại * Căn cứ vào tính chất cạnh tranh: Cạnh tranh được phân làm 3 loại: - Cạnh tranh hoàn hảo ( Perfect Competition): Là hình thức cạnh tranh mà ở đó có nhiều người bán và người mua, giá cả, số lượng hàng hóa sẽ do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. Các sản phẩm bán ra trên thụ trường đều phải đồng nhất với nhau. Khi hoạt động trong thị trường này các doanh nghiệp phải bán sản phẩm của mình theo thị trường. - Cạnh tranh không hoàn hảo (Inperfect competition): Đây là hình thức cạnh tranh chiếm ưu thế trong các ngành sản xuất kinh doanh, là hình thức cạnh tranh giữa những người bán có các sản phẩm không đồng nhất với nhau, mỗi sản phẩm đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau. Ở đó các nhà sản xuất đủ mạnh để chi phối thị trường. - Cạnh tranh độc quyền (Monopolisic Competition): Trên thị trường chỉ có một hoặc một số ít người bán một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu. * Căn cứ vào chủ thể tham gia cạnh tranh: Cạnh tranh được phân chia làm ba loại: - Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh nhằm giành giật khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho người mua. Trong giai đoạn này một số doanh nghiệp buộc phải rút lui khỏi thị trường, nhường thị phần của mình cho các đối thủ mạnh hơn. - Cạnh tranh giữa nhũng người mua với nhau: Thường thì đây là cuộc cạnh tranh trong khai thác các yếu tố đầu vào, mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường. Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh tranh trở 6 nên gay gắt, giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên, người mua sẽ thể hiện các lợi thế của mình như là khả năng tài chính, uy tín và các điều kiện khác, người bán sẽ so sánh các lợi ích mà những người mua mang lại cho mình. Người mua nào mang lại lợi ích cao nhất sẽ được chọn. Cạnh tranh này thường mang lại nhiều lợi ích cho người bán. - Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Cạnh tranh diễn ra theo quy luật mua rẻ bán đắt. Người bán luôn muốn bán sản phẩm của mình với giá cao, còn người mua lại muốn mua sản phẩm của mình với giá thấp. Sự cạnh tranh được thể hiện trong quá trình thương lượng, mặc cả với mức giá mà cả hai bên đều cho là mình có lợi để đi đến quyết định mua bán. * Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế: Cạnh tranh được phân làm hai loại: - Cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm thu lợi nhuận cao nhất. Sự cạnh tranh giữa các ngành dẫn đến việc các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những ngành đầu tư có lợi nhất để chuyển vốn từ ngành đầu tư ít lợi nhuận sang ngành có lợi nhuận cao. - Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất cùng kinh doanh một loại hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong một ngành, các doanh nghiệp cạnh tranh mà quy mô mà sức mạnh ngang nhau thì sự cạnh tranh trên thị trường sẽ trở nên gay gắt. Kết quả cuộc cạnh tranh này làm cho kỹ thuật phát triển. * Căn cứ vào hình thức sử dụng trong cạnh tranh: Phân thành hai loại: - Cạnh tranh lành mạnh (Healthy Competition): Là các chủ thể kinh tế sẽ dùng những biện pháp cạnh tranh hợp pháp, được xã hội thừa nhận. Cạnh tranh một cách công bằng và lành mạnh. 7 - Cạnh tranh không lành mạnh (Unfair Competition): Các chủ thể kinh tế dùng các thủ đoạn phi pháp nhằm tiêu diệt đối phương bất chấp pháp luật, lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Hình thức cạnh tranh này trái với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án. 1.1.4 Tính tất yếu của cạnh tranh - Doanh nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế chịu sự chi phối hoạt động của các quy luật kinh tế chủ yếu là quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trường, mọi người đều tự do kinh doanh, đây chính là nguồn gốc cạnh tranh. - Cạnh tranh là một tất yếu khách quan, các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường thì phải chấp nhận và tuân thủ các quy luật của cạnh tranh. Các điều kiện về cạnh tranh ngày càng khó khăn hơn, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành, tổ chức tốt hệ thống tiêu thụ để tồn tại và phát triển. Trong thời kì bao cấp ở nước ta không có cạnh tranh nhưng khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh cũng xuất hiện như một tất yếu và không thể tách rời, buộc các doanh nghiệp phải thích nghi với cơ chế mới. - Trong xu hướng toàn cầu đang diễn ra rất mạnh mẽ như hiện nay, quốc tế hóa tất yếu, các rào cản thương mại được cắt giảm tiến tới xóa bỏ. Như vậy trong quá trình hội nhập thì cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn. Cho nên việc nâng cao khả năng cạnh tranh là một vấn đề cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. 1.2 Lý thuyết về năng lực cạnh tranh 1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 8 1.2.1.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh - Năng lực cạnh tranh là khái niệm được dùng cho phạm vi doanh nghiệp, ngành và quốc gia. Trong khóa luận năng lực cạnh tranh được nghiên cứu dưới góc độ doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được coi là có năng lực cạnh tranh khi các sản phẩm được đưa ra với mức giá thấp hơn các sản phẩm cùng loại hoặc cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất lượng và dịch vụ cao hơn. - Trong một báo cáo về tính cạnh tranh tổng thể của Diễn đàn kinh tế thế giới ( WEF) năm 1997 đã nêu ra: “ Năng lực cạnh tranh của một quốc gia là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác”. - Khái niệm tổng quát: “ Năng lực cạnh tranh là khả năng dành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp “. (Từ điển Thuật ngữ kinh tế , NXB Từ Điển Bách Khoa Hà Nội 2001). - Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp. Cách quan niệm này có thể gặp trong các công trình nghiên cứu của Mehra (1998), Ramasamy (1995), Buckley (1991), Schealbach (1989) hay ở trong nước như của CIEM (Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế). Cách quan niệm như vậy tương đồng với cách tiếp cận thương mại truyền thống đã nêu trên. Hạn chế trong cách quan niệm này là chưa bao hàm các phương thức, chưa phản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. (Nguồn:http://www.nghiencuukinhtehoc.com) 9 - Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự tấn công của doanh nghiệp khác. Chẳng hạn, Hội đồng Chính sách năng lực của Mỹ đưa ra định nghĩa: năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường thế giới. Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (CIEM) cho rằng: năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Quan niệm về năng lực cạnh tranh như vậy mang tính chất định tính, khó có thể định lượng. Theo Michael E.Porter đưa ra quan điểm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau :“năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể hiểu là khả năng chiếm lĩnh thị trường, tiêu thụ các sản phẩm cùng loại (hay sản phẩm thay thế ) của công ty đó” (Michael E.Porter 1985). - Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa là khả năng sản phẩm đó được tiêu thụ nhanh chóng khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên thị trường. Hay nói cách khác, năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó, năng lực cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, tốc độ cung ứng, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu quảng cáo, điều kiện mua hàng (Tuấn Sơn 2006, Sức cạnh tranh, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội). 1.2.1.2 Khái niệm về Lợi thế cạnh tranh - Lợi thế cạnh tranh là giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng, giá trị đó vượt quá chi phí dùng để tạo ra nó. Giá trị mà khách hàng sẵn sàng để trả và ngăn trở việc đề nghị những mức giá thấp hơn của đối thủ cho những lợi ích tương đương hay cung cấp những lợi ích độc nhất hơn là phát sinh một giá cao hơn. (Micheal Porter, 1985, trang 3) - Lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để “nắm bắt cơ hội”, để kinh doanh có lãi. Khi nói đến lợi thế cạnh tranh, chúng ta nói đến lợi thế mà một doanh nghiệp đang có và có thể có, so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm vừa có tính vi mô ( cho doanh nghiệp), vừa có tính vĩ mô (ở cấp quốc gia).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng