Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm internet băng thông rộng của...

Tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm internet băng thông rộng của công ty vdc

.PDF
94
44203
83

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------o0o-------- NGUYỄN ĐỨC ĐÔNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO SẢN PHẨM INTERNET BĂNG THÔNG RỘNG CỦA CÔNG TY VDC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------o0o-------- NGUYỄN ĐỨC ĐÔNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO SẢN PHẨM INTERNET BĂNG THÔNG RỘNG CỦA CÔNG TY VDC Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS BÙI XUÂN PHONG Hà Nội - 2014 MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................. i Danh mục các bảng .............................................................................................ii Danh mục các hình vẽ .........................................................................................iii MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LƢ̣C CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM, DỊCH VỤ.............................................................................7 1.1. Cơ sở lý luâ ̣n về ca ̣nh tranh, năng lƣ̣c ca ̣nh tranh ........................................7 1.1.1. Cơ sở lý luâ ̣n về ca ̣nh tranh .......................................................................7 1.1.2. Lợi thế cạnh tranh......................................................................................12 1.1.3. Cơ sở lý luâ ̣n về năng lực ca ̣nh tranh ........................................................15 1.2. Các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ ..................17 1.2.1. Các yếu tố bên ngoài .................................................................................17 1.2.2. Các yếu tố bên trong..................................................................................21 1.3. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp đánh giá năng lƣ̣c ca ̣nh tranh của sản phẩ m, dịch vụ .................................................................................................................24 1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩ m, dịch vụ ...........24 1.3.2. Phƣơng pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩ m, dịch vụ .........26 1.4. Internet băng thông rộng ..............................................................................29 1.4.1. Khái quát Internet băng thông rộng ..........................................................29 1.4.2. Xu hƣớng phát triển Internet băng thông rộng tại Việt Nam ....................30 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM INTERNET BĂNG THÔNG RỘNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU (VDC) ................................................................................31 2.1. Tổng quan về công ty VDC .........................................................................31 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triể n của công ty VDC................................31 2.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức VDC và vị trí trong cấu trúc Tập đoàn VNPT. ......32 2.1.3. Hệ thống mục tiêu chiến lƣợc hiện tại. .....................................................33 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh những năm qua ........................................34 2.2. Năng lực cạnh tranh sản phẩm Internet băng thông rộng của Công ty VDC ..... 34 2.2.1. Những nhân tố ảnh hƣởng .........................................................................34 2.2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh Internet băng thông rộng ...........................46 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM INTERNET BĂNG THÔNG RỘNG TẠI CÔNG TY VDC ..............................................................................................................66 3.1. Căn cƣ́ của giải pháp ....................................................................................66 3.1.1. Xu hƣớng phát triển của thị trƣờng dịch vụ Internet băng thông rộng .....66 3.1.2. Xu hƣớng vận động của các đối thủ cạnh tranh ........................................66 3.1.3. Mục tiêu phát triển của VDC trong thời gian tới ......................................66 3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ Internet băng thông rộng của Công ty VDC ................................................................................................67 3.2.1. Công tác điều tra, nghiên cứu thị trƣờng ..................................................67 3.2.2. Tăng cƣờng công tác phân đoạn và lựa chọn thị trƣờng mục tiêu ............68 3.2.3. Chính sách sản phẩm .................................................................................68 3.2.4. Chính sách giá ...........................................................................................70 3.2.5. Hoàn thiện hệ thống phân phối .................................................................71 3.2.6. Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến yểm trợ .........................................71 3.2.7. Tái cấu trúc lại Công ty .............................................................................72 3.3. Các kiến nghị ................................................................................................75 3.3.1. Kiến nghị với Nhà nƣớc và cơ quan quản lý nhà nƣớc.............................75 3.3.2. Kiến nghị đối với Bộ Thông tin và Truyền thông .....................................76 KẾT LUẬN .........................................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................79 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ADTEC Công ty Cổ phần Truyền thông ADTEC 2 CCVN Công ty Cổ phần Sáng tạo Truyền thông Việt Nam 3 CMC IT Công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC 4 CMC Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông CMC 5 DNVT Doanh nghiệp viễn thông 6 Email Thƣ điện tử 7 FiberVNN Dịch vụ Internet băng thông rộng của VDC/VNPT 8 FPT Công ty cổ phần phát triển đầu tƣ công nghệ 9 Home N+ Gói dịch vụ Internet băng thông rộng của Viettel 10 Home E+ Gói dịch vụ Internet băng thông rộng của Viettel 11 HTC Công ty Cổ phần Viễn thông Quân đội 12 MegaVNN Dịch vụ Internet băng thông rộng của VDC/VNPT 13 Mega Basic Gói dịch vụ Internet băng thông rộng của VDC/VNPT 14 Mega Easy Gói dịch vụ Internet băng thông rộng của VDC/VNPT 15 Mega Office Gói dịch vụ Internet băng thông rộng của VDC/VNPT 16 Mega Max Gói dịch vụ Internet băng thông rộng của VDC/VNPT 17 Mega Me Gói dịch vụ Internet băng thông rộng của FPT 18 Mega Save Gói dịch vụ Internet băng thông rộng của FPT 19 Mega You Gói dịch vụ Internet băng thông rộng của FPT 20 NetC Gói dịch vụ Internet băng thông rộng của Viettel 21 NETNAM Công ty NETNAM-Viện CNTT 22 QTSC Công ty phát triển công viên phần mềm Quang Trung 23 SPT Công ty cổ phần dịch vụ BC-VT Sài Gòn 24 SCTV Công ty Truyền hình cáp Sài gòn Tourist 25 VDC Công ty Điện toán và Truyền số liệu 26 Viettel Tổng công ty Viễn thông quân đội 27 VNNIC Trung tâm Internet Việt Nam 28 VNPT Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Mô hình đánh giá sức mạnh cạnh tranh có trọng số 27 2 Bảng 1.2 Bảng xác định chỉ số năng lực cạnh tranh dịch vụ 29 3 Bảng 2.1 4 Bảng 2.2 Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của VDC giai đoạn 2009-2013 Thị phần các nhà cung cấp Internet băng thông rộng tính đến 9/2013 34 38 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh 5 Bảng 2.3 tranh chính trong việc cung cấp dịch vụ Internet băng 39 thông rộng với VNPT/VDC Cơ cấu lao động tham gia cung cấp Internet băng 6 Bảng 2.4 7 Bảng 2.5 Bảng công bố chất lƣợng thông rộng năm 2013 43 47 Năng lực cạnh tranh trong cung ứng Internet băng 8 Bảng 2.6 thông rộng của VDC, Viettel và FPT theo đánh giá của khách hàng ii 65 DANH MỤC HÌNH STT Bảng Nội dung 1 Hình 1.1 Các khối cơ bản tạo thành lợi thế cạnh tranh 13 2 Hình 1.2 Chuỗi giá trị 14 3 Hình 1.3 Mô hình năm lực lƣợng cạnh tranh 19 4 Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức VDC và vị trí trong tập đoàn VNPT 32 5 Hình 2.2 Dự báo số ngƣời dùng Internet 2007-2015 42 6 Hình 2.3 Phân nhóm tổng đài hỗ trợ 48 7 Hình 2.4 Đánh giá của khách hàng về chất lƣợng DV Internet của VDC 49 8 Hình 2.5 Đánh giá của khách hàng về chất lƣợng dịch vụ của Viettel 50 9 Hình 2.6 Đánh giá của khách hàng về chất lƣợng dv Internet của FPT 50 10 Hình 2.7 Đánh giá của khách hàng về giá cƣớc dv Internet của VDC 52 11 Hình 2.8 Đánh giá của khách hàng về giá cƣớc dịch vụ Internet của Viettel 53 12 Hình 2.9 Đánh giá của khách hàng về giá cƣớc dịch vụ Internet của FPT 53 13 Hình 2.10 Đánh giá của khách hàng về hệ thống kênh phân phối của FPT 56 14 Hình 2.11 Đánh giá của khách hàng về hệ thống kênh phân phối của Viettel 56 15 Hình 2.12 Đánh giá của khách hàng về hệ thống kênh phân phối của VDC 57 16 Hình 2.13 Đánh giá của khách hàng về sự khác biệt dịch vụ Intenet của VDC 57 17 Hình 2.14 Đánh giá của KH về sự khác biệt hóa dịch vụ Internet của FPT 58 18 Hình 2.15 Đánh giá của khách hàng về sự khác biệt dịch vụ Internet của Viettel 58 19 Hình 2.16 Đánh giá của KH về thông tin và xúc tiến thƣơng mại của VDC 59 20 Hình 2.17 Đánh giá của KH về thông tin và xúc tiến thƣơng mại của Viettel 60 21 Hình 2.18 Đánh giá của KH về thông tin và xúc tiến thƣơng mại của FPT 60 22 Hình 2.19 Đánh giá của khách hàng về thƣơng hiệu và uy tín dịch vụ của Viettel 63 23 Hình 2.20 Đánh giá của KH về thƣơng hiệu và uy tín dịch vụ của VDC 64 24 Hình 2.21 Đánh giá của KH về thƣơng hiệu và uy tín dịch vụ của FPT 64 iii Trang MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cạnh tranh là một trong những đặc trƣng cơ bản của kinh tế thị trƣờng, là năng lực phát triển của kinh tế thị trƣờng. Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trƣờng, mở cửa, hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới, hầu hết các doanh nghiệp đều thừa nhận trong mọi hoạt động đều phải có cạnh tranh và coi cạnh tranh không những là môi trƣờng, động lực của sự phát triển nói chung, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng hiệu quả của các doanh nghiệp, mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội khi Nhà nƣớc bảo đảm sự bình đẳng trƣớc pháp luật. Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC - Vietnam Data Communication) là một thành viên của Tập đoàn Bƣu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT), hoạt động trong lĩnh vực viễn thông - công nghệ thông tin. Theo chủ trƣơng của Tập đoàn, công ty đƣợc giao chủ quản Internet băng thông rộng trên phạm vi toàn quốc. Đây là một trong các dịch vụ chủ lực, đem lại doanh thu lớn hàng năm cho công ty. Trong các năm gần đây từ 2008 đến 2013, công ty VDC liên tiếp giành đƣợc nhiều giải thƣởng quan trọng về dịch vụ Internet băng thông rộng tại thị trƣờng Việt Nam. Hiện nay, theo số liệu từ Báo cáo Viễn thông Việt Nam quý IV/2013, công ty hiện có hơn 5,1 triệu thuê bao, chiếm 62% thị phần toàn quốc, vƣợt xa các đối thủ cạnh tranh chính nhƣ FPT Telecom, Viettel Telecom. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, thị trƣờng Internet băng thông rộng Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mới, ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển của công ty VDC. Các đối thủ cạnh tranh truyền thống là công ty FPT Telecom, thuộc Tập đoàn FPT và Viettel Telecom, thuộc Tập đoàn Viettel cũng có nhiều thay đổi về chính sách kinh doanh Internet băng thông rộng. Sự cạnh tranh không nhỏ đến từ Sự lên ngôi của mạng di động 3G và mạng di động không dây do sự phát triển mạnh mẽ của smartphone và tablet. Trong khi đó, các tác động khác nhƣ sự phát triển mạnh của công nghệ và khủng hoảng kinh tế cũng có ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty VDC. Kết quả là thị phần Internet băng thông rộng 1 của công ty đã giảm từ 74% vào cuối năm 2011 xuống còn 62% vào cuối năm 2013. Trƣớc bối cảnh nhƣ vậy, công ty VDC cần nỗ lực, tự thay đổi mình để tạo chuyển biến tích cực nhằm ứng phó với những khó khăn đó. Để phát triển thị phần và giữ vững vị trí hàng đầu Việt Nam về dịch vụ Internet băng thông rộng trong môi trƣờng viễn thông cạnh tranh vô cùng khốc liệt hiện nay, công ty VDC cần phải thực hiện rất nhiều việc nhƣ đảm bảo chất lƣợng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm, chính sách giá phù hợp, phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền Internet, có chiến lƣợc tiếp thị hiệu quả … Xuất phát từ thực tế nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm Internet băng thông rộng của công ty VDC” 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề cạnh tranh và chiến lƣợc cạnh tranh của nền kinh tế nƣớc ta, của các doanh nghiệp, của sản phẩm... đã đƣợc các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, quản lý rất quan tâm nghiên cứu. Liên quan đến vấn đề này ở nƣớc ta đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trƣớc và sau khi hội nhập quốc tế, luận án tiến sĩ kinh tế đề cập và giải quyết. Có thể nêu ra một số công trình tiêu biểu sau: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng- Đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia - NXB GTVT, (2003). Công trình đã chỉ ra, năng lực cạnh tranh của Việt nam những năm qua chủ yếu dựa trên những lợi thế tự nhiên đƣợc thừa hƣởng, đặc biệt là vị trí địa lý tự nhiên và đặc điểm dân cƣ. Đã đến lúc Việt nam phải tạo dựng đƣợc các lợi thế cạnh tranh mới, đặc trƣng. Trên cơ sở đó đề xuất Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh thể chế, cần phát triển các cụm ngành, lấy cụm ngành làm trung tâm của vấn đề cải cách. Nguyễn Vĩnh Thanh - Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế - NXB Lao động- xã hội, (2005). Công trình hệ thống và làm rõ một số lý luận về sức cạnh tranh của doanh nghiệp thƣơng mại trong nền kinh tế thị trƣờng; Bàn luận về thực trạng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thƣơng mại Việt Nam trong thời gian qua. Căn cứ vào thực trạng sức 2 cạnh tranh, cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp thƣơng mại khi hội nhập kinh tế quốc tế, đề xuất quan điểm, phƣơng hƣớng và một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thƣơng mại trong thời gian tới. Nguyễn Thế Nghĩa, Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế, Tạp chí Cộng sản Online 143. Công trình chỉ ra các hạn chế trong năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nhƣ công nghệ, nguyên vật liệu, sự yếu kém về thƣơng hiệu, chiến lƣợc phân phối, chiến lƣợc truyền thông và xúc tiến thƣơng mại của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế. Căn cứ vào đó đề xuất gói 5 giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Với lĩnh vực Viễn thông, đã có một số công trình đƣợc công bố về vấn đề cạnh tranh. Có thể kể đến các công trình điển hình nhƣ sau: - Trung tâm Thông tin Bƣu điện - Cạnh tranh trong Viễn thông, NXB Bƣu điện, 2001. Đây là sách do Mai Thế Nhƣợng biên dịch nên chƣa nói rõ vấn đề cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của Viễn thông. Tên là Cạnh tranh trong Viễn thông. Nhƣng nội dung lại bao gồm 7 chƣơng với các vấn đề: Các vấn đề cơ bản; Quản lý khuyến khích; Phƣơng tiện chủ yếu và truy nhập một chiều: lý thuyết; Phƣơng tiện chủ yếu và chính sách truy nhập một chiều; các nút cố chai và truy nhập hai chiều; Dịch vụ phổ cập; Những kết luận cuối cùng. - Bùi Xuân Phong, có công bố về vấn đề này trên một số bài viết trên ấn phẩm Thông tin Khoa học công nghệ và Kinh tế Bƣu điện Tập đoàn Bƣu chính viễn thông Việt nam nhƣ: + Mô hình lựa chọn chiến lƣợc cạnh tranh của doanh nghiệp Bƣu chính Viễn thông (3/2004); + Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện môi trƣờng cạnh tranh của doanh nghiệp bƣu chính viễn thông (2/2005); + Một số biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty BCVT Việt Nam trong cung cấp dịch vụ viễn thông (4/2005); Các bài viết này chỉ dừng lại ở việc phân tích và đề xuất cho từng vấn đề riêng lẻ không cụ thể cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 3G. 3 - Bùi Xuân Phong - Quản trị kinh doanh Viễn thông theo hƣớng hội nhập kinh tế. NXB Bƣu điện, (2006). Với công trình này, sau khi đề cập những vấn đề chung về kinh doanh và quản trị kinh doanh Viễn thông; các lĩnh vực quản trị kinh doanh Viễn thông, trong chƣơng 10 đề cập đến một số lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực Viễn thông; đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Viễn thông. - Ngô Hoàng Yến- Luận án Tiến sĩ kinh tế Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ Viễn thông của Tập đoàn BCVT (VNPT) trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO, Viện nghiên cứu Thƣơng Mại, (2010). Công trình này, đề cập đến một số lý luận chủ yếu về sức cạnh tranh dịch vụ thông tin di động và truy nhập Internet băng rộng. Đánh giá thực trạng sức cạnh tranh dịch vụ thông tin di động và truy nhập Internet băng rộng của Tập đoàn BCVT Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh các dịch vụ Viễn thông của VNPT trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài : “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty VDC trong cung cấp sản phẩm internet băng thông rộng” nhằm đƣa ra cơ sở lý thuyết về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh, luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu cụ thể về thực trạng tình cạnh tranh của dịch vụ tại doanh nghiệp nói chung, công ty Điện toán Truyền số liệu-VDC nói riêng, đƣa ra năng lực cốt lõi của công ty và đƣa ra các ý tƣởng mới cho về nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty trong điều kiện thị trƣờng ngày càng cạnh tranh gay gắt và nhiều cơ hội rộng mở. Nhiệm vụ: Để thực hiện đƣợc đề tài này thì đòi hỏi tác giả nghiên cứu một cách nghiêm túc, thực tế và tìm kiếm nguồn tài liệu cho phù hợp với nội dung mà đề tài cần nghiên cứu, trên cơ sở những luận cứ lý thuyết và thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh để chứng minh luận điểm và gợi ý một số giải pháp ban đầu. 4 - Luận cứ lý thuyết + Hệ thống hoá các vấn đề lý thuyết về năng lực cạnh tranh + Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh + Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh và các chỉ tiêu đo lƣờng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - Luận cứ thực tiễn + Nghiên cứu tổng quan về thị trƣờng Internet băng thông rộng tại Việt Nam. + Nghiên cứu về tình hình hoạt động kinh doanh sản phẩm Internet băng thông rộng của công ty VDC. + Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của công ty VDC trong kinh doanh sản phẩm Internet băng thông rộng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tình hình cạnh tranh sản phẩm Internet băng thông rộng của các doanh nghiệp trong nƣớc, tình hình cạnh tranh sản phẩm Internet băng thông rộng và năng lực của VDC trong cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng. Phạm vi nghiên cứu: Ngoài Internet băng thông rộng, là sản phẩm, dịch vụ chiến lƣợc của Công ty, VDC còn cung cấp rất nhiều các dịch vụ khác. Tuy nhiên, phạm vi của luận văn chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu vấn đề năng lực cạnh tranh của Công ty VDC trong cung cấp Internet băng thông rộng, không nghiên cứu các dịch vụ khác của Công ty VDC. Các giải pháp đƣa ra chủ yếu là giải pháp thuộc Công ty, trong luận văn không nghiên cứu giải pháp tầm vĩ mô. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phƣơng pháp chủ yếu sau trong quá trình nghiên cứu: + Phƣơng pháp kế thừa: trong đó tổng hợp, trích dẫn, kế thừa một số công trình nghiên cứu của các học giả; các số liệu phản ánh kết quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của VDC và một số đối thủ cạnh tranh chính trong việc đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ Internet băng thông rộng. 5 + Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành: Kỹ thuật sử dụng để nghiên cứu liên quan đến các chuyên ngành chủ yếu triết học, toán học, kinh tế học… Vì vậy, phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành đƣợc áp dụng. + Phƣơng pháp thu thập thông tin: thông qua việc thực hiện điều tra phỏng vấn trực tiếp đội ngũ nhân viên trong công ty, đại lý và các khách hàng sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. + Phƣơng pháp phân tích - so sánh: Tác giả so sánh một số kết quả kinh doanh dịch vụ đạt đƣợc tƣơng quan với các dịch vụ của nhà cung cấp khác để giúp hình dung một cách khách quan đƣợc thực trạng tình hình cạnh tranh của dịch vụ và gợi ý một số giải pháp có thể áp dụng trong thời gian tới. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng các công cụ hỗ trợ khác nhƣ sử dụng một số phần mềm tin học, sử dụng các thuật toán thống kê để xử lý dữ liệu thu thập đƣợc. 6. Những đóng góp của luận văn Cho đến nay chƣa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện đến cạnh tranh và năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Viễn thông nhƣ VDC. Luận văn đƣa ra cơ sở lý thuyết về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh, tiến hành nghiên cứu cụ thể về thực trạng tình cạnh tranh của dịch vụ tại doanh nghiệp nói chung, Công ty Điện toán Truyền số liệu-VDC nói riêng, đƣa ra năng lực cốt lõi của công ty và đƣa ra các ý tƣởng mới cho về nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty trong điều kiện thị trƣờng ngày càng cạnh tranh gay gắt và nhiều cơ hội rộng mở, giúp doanh nghiệp Viễn thông đứng vững và giành thắng lợi trên thị trƣờng kinh doanh dịch vụ Viễn thông trong và ngoài nƣớc. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo thì luận án đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng: - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ. - Chƣơng 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm Internet băng thông rộng tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC). - Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Internet băng thông rộng tại Công ty VDC. 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LƢ̣C CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM, DỊCH VỤ 1.1. Cơ sở lý luâ ̣n về ca ̣nh tranh, năng lƣc̣ ca ̣nh tranh 1.1.1. Cơ sở lý luâ ̣n về ca ̣nh tranh 1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh là một thuật ngữ đƣợc sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực nhƣ kinh tế, chính trị, quân sự…và có nhiều cách quan niệm dƣới các góc độ khác nhau: Trong tác phẩm “ C.Mác và Ph.Ăng-ghen toàn tập” K. Marx cho rằng “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tƣ bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận siêu ngạch” [17]. Theo Từ điển Bách khoa của Việt Nam thì “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những ngƣời sản xuất hàng hoá, giữa các thƣơng nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trƣờng có lợi nhất” [20]. Theo cha đẻ của lý thuyết cạnh tranh hiện đại Michael E. Porter, “Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hƣớng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi” [15]. Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn kinh tế học (xuất bản lần thứ 12) cho rằng cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng hoặc thị trƣờng [14]. Hai tác giả này cho cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo. Ba tác giả Mỹ khác là D.Begg, S. Fischer và R. Dornbusch cũng cho cạnh tranh là cạnh tranh hoàn hảo, các tác giả này viết: Một cạnh tranh hoàn hảo, là ngành trong đó mọi ngƣời đều tin rằng hành động của họ không gây ảnh hƣởng tới giá cả thị trƣờng, phải có nhiều ngƣời bán và nhiều ngƣời mua [7]. 7 Cùng quan điểm nhƣ trên, R.S. Pindyck và D.L Rubinfeld trong cuốn kinh tế học vi mô cho rằng: Một thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo, hoàn thiện có rất nhiều ngƣời mua và ngƣời bán, để cho không có ngƣời mua hoặc ngƣời bán duy nhất nào có ảnh hƣởng có ý nghĩa đối với giá cả [27]. Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm cạnh tranh nhƣng tựu chung lại có thể rút ra những nét chung cơ bản nhƣ sau: Cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế là sự tranh đua giữa những cá nhân, tập thể, đơn vị kinh tế thông qua các hành động, nỗ lực và các biện pháp nhằm giành lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh để thỏa mãn các mục tiêu của mình trong điều kiện môi trường kinh doanh cụ thể. Các mục tiêu này có thể là thị phần, lợi nhuận, điều kiện sản xuất , điều kiện tiêu thụ thuận lợi hơn … 1.1.1.2. Nguồn gốc, bản chất và ý nghĩa của cạnh tranh. Cạnh tranh chỉ tồn tại trong nền kinh tế thị trƣờng, khi dƣới tác động của các quy luật cung-cầu và quy luật giá trị các chủ thể kinh doanh phải cạnh tranh với nhau để cung ứng sản phẩm hàng hóa cho ngƣời tiêu dùng. Cạnh tranh là một quy luật tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trƣờng. Cạnh tranh thúc đẩy lực lƣợng sản xuất xã hội phát triển, nâng cao năng suất lao động, đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong điều kiện các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất là khan hiếm. Cạnh tranh chỉ xuất hiện khi có các điều kiện sau: - Phải có ít nhất hai chủ thể cùng tham gia cạnh tranh; các chủ thể có cùng các mục đích phải giành giật; - Việc cạnh tranh phải đƣợc diễn ra trong một môi trƣờng cụ thể, đó là các ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia phải tuân thủ; - Cạnh tranh diễn ra trong khoảng thời gian không cố định, hoặc ngắn (từng vụ việc) hoặc dài (trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của mỗi chủ thể tham gia cạnh tranh); - Sự cạnh tranh diễn ra trong không gian xác định hoặc hẹp (một tổ chức, một ngành, một địa phƣơng), hoặc rộng (một nƣớc, giữa các nƣớc). 8 Bên cạnh mặt tích cực cạnh tranh cũng tồn tại các mặt tiêu cực nhƣ gây phá sản, thất nghiệp, gây rối loạn khi ngƣời kinh doanh bất chấp pháp luật, quy tắc đạo đức để triệt hạ đối thủ. 1.1.1.3. Chức năng của cạnh tranh Đối với nền kinh tế, cạnh tranh đảm nhận một số chức năng quan trọng. Tuy nhiên, tầm quan trọng của những chức năng có thể thay đổi theo từng thời kỳ. Đó là: - Chức năng điều chỉnh cung cầu trên thị trƣờng: khi cung một hàng hoá dịch vụ nào đó lớn hơn cầu, cạnh tranh giữa những ngƣời bán để cung ứng sản phẩm làm cho giá cả thị trƣờng giảm xuống; giá giảm lợi nhuận giảm dẫn đến giảm cung. Khi cung một hàng hoá dịch vụ nào đó thấp hơn cầu, hàng hoá đó trở nên khan hiếm trên thị trƣờng, giá cả sẽ tăng lên tạo ra lợi nhuận cao hơn mức bình quân, nhƣng đồng thời dẫn đến giảm cầu tại thời điểm đó. Nhƣ vậy cạnh tranh điều chỉnh “cung cầu” xung quanh điểm cân bằng. - Chức năng điều tiết việc sử dụng các nhân tố sản xuất: nhằm tối đa hoá lợi nhuận, các chủ thể kinh doanh khi tham gia thị trƣờng phải cân nhắc các quyết định sử dụng nguồn lực về vật chất và nhân lực vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Họ luôn phải sử dụng một cách hợp lý nhất các nhân tố sản xuất sao cho chi phí sản xuất thấp nhất hiệu quả cao nhất. Chính từ đặc điểm này mà các nguồn lực đƣợc vận động, chu chuyển hợp lý về mọi mặt để phát huy hết khả năng vốn có, đƣa lại năng suất cao. Tuy nhiên, không vì thế mà coi hoạt động của chức năng này là có hiệu quả tuyệt đối, bởi vì vẫn còn những trƣờng hợp chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. - Chức năng “xúc tác” tích cực: làm cho sản xuất thích ứng với biến động của cầu và công nghệ sản xuất. Điểm mấu chốt của kinh tế thị trƣờng là quyền lựa chọn của ngƣời tiêu dùng. Ngƣời tiêu dùng có quyền lựa chọn những sản phẩm tốt nhất. Nếu một sản phẩm không đáp ứng đƣợc yêu cầu thị trƣờng, thì sự lựa chọn của ngƣời tiêu dùng và quy luật cạnh tranh sẽ buộc nó phải tự định hƣớng lại và hoàn thiện. Do cạnh tranh, các chủ thể kinh doanh chủ động đổi mới công nghệ, áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm, chất lƣợng dịch 9 vụ và phƣơng thức kinh doanh để thoả mãn yêu cầu thị trƣờng, nâng cao vị thế của chủ thể cạnh tranh và sản phẩm. - Chức năng phân phối và điều hoà thu nhập: Không một chủ thể kinh doanh nào có thể mãi mãi thu lợi nhuận cao và thống trị hệ thống phân phối trên thị trƣờng. Các đối thủ cạnh tranh ngày đêm tìm kiếm những giải pháp hữu ích để ganh đua. Trong từng thời điểm, một sản phẩm hàng hoá với những ƣu việt nhất định thoả mãn yêu cầu của ngƣời tiêu dùng có thể chiếm đƣợc ƣu thế trên thị trƣờng, song vị trí của nó luôn bị đe dọa bởi các sản phẩm cùng loại khác tiến bộ hơn. Do cạnh tranh, các nhà kinh doanh không thể lạm dụng đƣợc ƣu thế của mình. Vì vậy, cạnh tranh sẽ tác động một cách tích cực đến việc phân phối và điều hoà thu nhập. - Chức năng động lực thúc đẩy đổi mới. Điều đó thể hiện ở việc trong các cuộc cạnh tranh kinh tế luôn khẳng định chiến thắng thuộc về kẻ mạnh - những chủ thể kinh doanh có tiềm năng, có trình độ quản lý và tri thức về kỹ thuật công nghệ, có tƣ duy kinh tế và kinh nghiệm thƣơng trƣờng sẽ tồn tại, phát triển và ngƣợc lại. Do đó, cạnh tranh trở thành động lực phát triển không chỉ thôi thúc mỗi cá nhân các chủ thể kinh doanh, mà còn là động lực phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia. [19, tr.13-14] 1.1.1.4. Phân loại cạnh tranh Cạnh tranh diễn ra muôn màu, muôn vẻ trên thị trƣờng. Để phân loại cạnh tranh có thể dựa trên một số tiêu thức sau: - Căn cứ vào số lƣợng ngƣời tham gia thị trƣờng + Cạnh tranh giữa ngƣời bán và ngƣời mua: Ngƣời bán muốn bán sản phẩm của mình với giá cao nhất, còn ngƣời mua lại muốn mua sản phẩm, dịch vụ với giá thấp nhất. Giá cả cuối cùng đƣợc chấp nhận là giá thống nhất giữa những ngƣời bán và ngƣời mua sau quá trình đàm phán với nhau. + Cạnh tranh giữa những ngƣời bán với nhau: là cuộc cạnh tranh trên thị trƣờng nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. + Cạnh tranh giữa những ngƣời mua với nhau: là cuộc cạnh tranh giữa những ngƣời mua nhằm mua đƣợc những hàng hóa mà họ cần. Đặc biệt trong điều kiện thị 10 trƣờng khan hiếm số lƣợng ngƣời mua đông nên ngƣời mua sẵn sàng chấp nhận giá cao để mua đƣợc những hàng hóa mà họ cần. - Căn cứ vào phạm vi kinh tế + Cạnh tranh giữa các ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau nhằm mục đích đầu tƣ có lợi hơn. Kết quả của cuộc cạnh tranh này là hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hóa thành giá trị sản xuất. + Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất một loại hàng hóa trong cùng một ngành nhằm tiêu thụ hàng hóa có lợi hơn để thu đƣợc lợi nhuận cao hơn. - Căn cứ vào phạm vi địa lý: có cạnh tranh trong nƣớc và cạnh tranh quốc tế, trong đó cạnh tranh quốc tế có thể diễn ra ngay trên thị trƣờng nội địa đó là cạnh tranh giữa hàng nhập khẩu và hàng thay thế hàng nhập khẩu. Trong hình thức cạnh tranh này, các yếu tố nhƣ chất lƣợng sản phẩm tốt, giá bán thấp, thời gian đƣa hàng hóa ra thị trƣờng đúng thời điểm và điều kiện dịch vụ sau bán hàng nhƣ bảo hành, bảo dƣỡng, sửa chữa là mối quan tâm hàng đầu. - Căn cứ theo cấp độ cạnh tranh + Cạnh tranh cấp quốc gia: thƣờng đƣợc phân tích theo quan điểm tổng thể, chú trọng vào môi trƣờng kinh tế vĩ mô và vai trò của Chính phủ. Theo Ủy ban Cạnh tranh Công nghiệp của Mỹ thì cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ mà ở đó dƣới điều kiện thị trƣờng tự do và công bằng, có thể sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng đƣợc các đòi hỏi của thị trƣờng quốc tế, đồng thời duy trì và nâng cao đƣợc thu nhập thực tế của ngƣời dân nƣớc đó. + Cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp: là các doanh nghiệp căn cứ vào năng lực duy trì lợi nhuận và thị phần trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc cạnh tranh để tồn tại, giữ vững ổn định trong sản xuất kinh doanh. + Cạnh tranh ở cấp độ sản phẩm, dịch vụ: đó là việc các doanh nghiệp đƣa ra các hàng hóa, dịch vụ có chất lƣợng cao, giá cả hợp lý, các dịch vụ hậu mãi và sau bán hàng hấp dẫn, đặc biệt là các sản phẩm đem lại giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn để thu hút các khách hàng sử dụng và tiêu thụ nhiều sản phẩm của mình. [19] 11 - Căn cứ vào tính chất cạnh tranh cạnh tranh: + Cạnh tranh hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh giữa nhiều ngƣời bán trên thị trƣờng trong đó không ngƣời nào có đủ ƣu thế khống chế giá cả trên thị trƣờng và các sản phẩm bán ra không khác nhau về quy cách, phẩm chất mẫu mã. Bởi vậy để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh các doanh nghiệp buộc phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc làm khác biệt hoá sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh. + Cạnh tranh không hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh giữa những ngƣời bán có các sản phẩm không đồng nhất với nhau. Mỗi sản phẩm đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau cho nên để giành đựơc ƣu thế trong cạnh tranh, ngƣời bán phải sử dụng các công cụ hỗ trợ bán nhƣ: quảng cáo, khuyến mại, cung cấp dịch vụ, ƣu đãi giá cả, đây là loại hình cạnh tranh phổ biến trong giai đoạn hiện nay. + Cạnh tranh độc quyền: Trên thị trƣờng chỉ có một hoặc một số ít ngƣời bán một sản phẩm hoặc dịch vụ vào đó, giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ đó trên thị trƣờng sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu. - Căn cứ thủ đoạn dùng trong cạnh tranh + Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn mực xã hội và đƣợc xã hội thừa nhận, nó thƣờng diễn ra công bằng và công khai. + Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa vào kẽ hở của luật pháp, trái với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án (nhƣ trốn thuế buôn lậu, móc ngoặc, khủng bố vv...) 1.1.2. Lợi thế cạnh tranh Lợi thế là nền tảng cho sự cạnh tranh. Chính vì vậy, lợi thế cạnh tranh là những gì làm cho doanh nghiệp nổi bật, những cái mà các đối thủ cạnh tranh khác không có, doanh nghiệp đó sẽ hoạt động tốt hơn những doanh nghiệp khác. Xây dựng và sở hữu lợi thế cạnh tranh là yếu tố cần thiết cho sự thành công và tồn tại lâu dài, hay khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Có bốn yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh là: nâng cao hiệu quả các hoạt động, nâng cao chất lượng, sự đổi mới và sự thỏa mãn khách hàng. Chúng là những khối chung của lợi thế cạnh tranh mà một doanh nghiệp có thể làm theo, bất kể doanh nghiệp 12 đó ở trong ngành nào, cung cấp sản phẩm dịch vụ gì. Mặc dù chúng ta có thể nghiên cứu từng khối tách biệt nhau ở những phần dƣới đây, song cần lƣu ý rằng, giữa chúng có sự tƣơng tác lẫn nhau rất mạnh. Hình 1.1 Các khối cơ bản tạo thành lợi thế cạnh tranh Nguồn: [10] Mỗi yếu tố đều có sự ảnh hƣởng đến việc tạo ra sự khác biệt. Bốn yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị cao hơn thông qua việc hạ thấp chi phí hay tạo sự khác biệt về sản phẩm so với các đối thủ. Từ đó, doanh nghiệp có thể làm tốt hơn đối thủ và có lợi thế cạnh tranh. Theo Porter, lợi thế cạnh tranh (theo đó là lợi nhuận cao hơn) đến với các doanh nghiệp nào có thể tạo ra giá trị vƣợt trội. Và cách thức để tạo ra giá trị vƣợt trội là hƣớng đến việc giảm thấp chi phí kinh doanh và / hoặc tạo khác biệt sản phẩm vì thế khách hàng đánh giá nó cao hơn và sẵn lòng trả một mức giá tăng thêm. Việc đánh giá cao hay thấp sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp phụ thuộc vào lƣợng giá trị mà các khách hàng cảm nhận đƣợc về hàng hoá hay dịch vụ của doanh nghiệp, và chi phí để có đƣợc hàng hóa dịch vụ đó. Giá trị cảm nhận của khách hàng là sự lƣu giữ trong tâm trí của họ về những gì mà họ cảm thấy thỏa mãn từ sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Nói chung, giá trị mà khách hàng cảm nhận và đánh giá về sản phẩm của doanh nghiệp thƣờng cao hơn giá mà doanh nghiệp có thể đòi hỏi về các sản phẩm, dịch vụ của mình. Theo các nhà kinh tế, phần cao hơn đó chính là thặng dƣ ngƣời tiêu dùng mà khách hàng có thể giành đƣợc. Cạnh tranh giành giật khách hàng giữa các doanh nghiệp đã giúp khách hàng nhận đƣợc phần thặng dƣ này. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng