Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho nông hộ sản xuất lúa tại tỉn...

Tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho nông hộ sản xuất lúa tại tỉnh an giang

.PDF
69
213
86

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ PHƯƠNG LAN GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CHO NÔNG HỘ SẢN XUẤT LÚA TẠI TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: KINH DOANH THƯƠNG MẠI Mã số ngành: 52340121 Tháng 05 – 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ PHƯƠNG LAN MSSV: 4115651 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CHO NÔNG HỘ SẢN XUẤT LÚA TẠI TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: KINH DOANH THƯƠNG MẠI Mã số ngành: 52340121 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ThS. LÊ THỊ DIỆU HIỀN Tháng 05 – 2014 LỜI CẢM TẠ Luận văn này được thực hiện tại Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ. Để có thể hoàn thành đề tài luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ của rất nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ nói chung và quý thầy cô Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh nói riêng, đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu giúp tôi có đủ kiến thức để thực hiện đề tài này. Đặc biệt tôi xin gửi cảm ơn sâu sắc đến Cô Lê Thị Diệu Hiền là người hướng dẫn trực tiếp về chuyên môn cho luận văn tốt nghiệp. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Cô La Nguyễn Thùy Dung và Thầy Nguyễn Quốc Nghi đã chia sẽ dữ liệu và kinh nghiệm nghiên cứu về tiếp cận thị trường. Sự hướng dẫn tận tình của quí Thầy Cô góp phần rất lớn vào sự thành công của nghiên cứu này. Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiên đề tài nghiên cứu của mình. Mặc dù tác giả đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng luận văn vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè để bài viết được hoàn thiện hơn. Cần Thơ, ngày 15 tháng 05 năm 2014 Người thực hiện LÊ PHƯƠNG LAN i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Dữ liệu của đề tài được cung cấp bởi ThS. La Nguyễn Thùy Dung. Tôi được sự đồng ý chia sẽ dữ liệu nghiên cứu trong phạm vi thực hiện luận văn tốt nghiệp từ ThS. La Nguyễn Thùy Dung. Cần Thơ, ngày 15 tháng 05 năm 2014 Người thực hiện LÊ PHƯƠNG LAN ii MỤC LỤC Trang Chương 1 GIỚI THIỆU...................................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung...................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .........................................................................2 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.........................................................................2 1.4.1 Địa bàn nghiên cứu ............................................................................2 1.4.2 Thời gian nghiên cứu..........................................................................3 1.4.3 Nội dung nghiên cứu ..........................................................................3 1.4.4 Đối tượng nghiên cứu .........................................................................3 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..........................................................................3 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ...........................................................................5 2.1.1 Khái niệm về thị trường ......................................................................5 2.1.2 Phân loại thị trường ............................................................................5 2.1.3 Khái niệm về tiếp cận thị trường ........................................................6 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................7 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu..............................................................7 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................7 Chương 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..................... .8 3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...........................................8 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên .............................................................................8 3.1.2 Đơn vị hành chính ............................................................................ 12 3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO Ở TỈNH AN GIANG ................... 20 3.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO Ở TỈNH AN GIANG THEO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN ................................................................. 23 Chương 4: KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT LÚA TRONG MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN VÀ NGOÀI MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN Ở TỈNH AN GIANG........... 25 4.1 GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỘ SẢN XUẤT LÚA ....................... 25 4.2 THỰC TRẠNG CANH TÁC LÚA CỦA NÔNG HỘ.............................. 28 4.2.1 Cơ cấu mùa vụ ................................................................................. 28 4.2.2 Tiếp cận tiến bộ kỹ thuật của nông hộ .............................................. 29 4.2.3 Cơ cấu chi phí sản xuất..................................................................... 29 iii 4.2.4 Sản lượng lúa thu hoạch ..................................................................... 31 4.3 ĐÁNH GIÁ TRỊ TRƯỜNG ĐẦU RA CỦA NÔNG HỘ ......................... 35 4.3.1 Đối tượng bán lúa ............................................................................. 35 4.3.2 Người quyết định giá ........................................................................ 35 4.3.3 Hình thức thanh toán ........................................................................ 36 4.3.4 Hình thức liên lạc với người mua ..................................................... 37 4.3.5 Nguồn thông tin về giá cả và thị trường ............................................ 39 4.3.6 Mức độ tiếp cận thông tin về giá cả và thị trường ............................. 39 4.3.7 Hiệu quả tiêu thụ theo từng tác nhân đầu ra của nông hộ .................. 41 4.4 ĐÁNH GIÁ SỰ HỖ TRỢ CỦA TÁC NHÂN THỊ TRƯỜNG ĐỒI VỚI NÔNG HỘ NGOÀI MÔ HÌNH CĐML VÀ TRONG MÔ HÌNH CĐML ...... 45 4.4.1 Thuận lợi và khó khăn về thị trường đầu ra đối với nông hộ sản xuất lúa không tham gia mô hình CĐML .............................................................. 47 4.4.2 Thuận lợi và khó khăn về thị trường đầu ra đối với nông hộ sản xuất trong mô hình CĐML .................................................................................... 48 Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ CẢI THIỆN THU NHẬP CHO NÔNG HỘ SẢN XUẤT LÚA Ở TỈNH AN GIANG ................................................................................................... 49 5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................................................... 49 5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ CẢI THIỆN THU NHẬP CHO NÔNG HỘ SẢN XUẤT LÚA ..................... 49 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 52 6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................. 52 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 53 iv DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1 Diện tích sản xuất lúa ở ĐBSCL giai đoạn 2007 - 2012 .................. 20 Bảng 3.2 Năng suất lúa ở ĐBSCL giai đoạn năm 2007 - 2012....................... 21 Bảng 3.3 Tình hình sản suất lúa ở tỉnh An Giang (2007-2012) ...................... 22 Bảng 4.1 Thông tin về giới tính chủ hộ, dân tộc, trình độ học vấn của nông hộ sản xuất lúa ngoài mô hình CĐML và trong mô hình CĐML tỉnh An Giang . 25 Bảng 4.2 Đặc điểm về nhân khẩu, kinh nghiệm, diện tích sản xuất của nông hộ sản xuất lúa ngoài mô hình CĐML và trong mô hình CĐML ở tỉnh An Giang....................................................................................................... 27 Bảng 4.3 Cơ cấu mùa vụ sản xuất lúa của nông hộ ngoài mô hình CĐML và trong mô hình CĐML ở tỉnh An Giang.......................................................... 28 Bảng 4.4 Khả năng tiếp cận tiến bộ kỹ thuật (TBKT) của nông hộ sản xuất lúa ngoài mô hình CĐML và trong mô hình CĐML ở tỉnh An Giang ................. 29 Bảng 4.5 Chi phí đầu vào bình quân chủ yếu của nông hộ ngoài mô hình CĐML và trong mô hình CĐML ở tỉnh An Giang ......................................... 30 Bảng 4.6 Sản lượng lúa thu hoạch trong 3 vụ năm 2013 của nông hộ ngoài mô hình CĐML và trong mô hình CĐML ở tỉnh An Giang ................................. 31 Bảng 4.7 Giá thành, sản lượng và lợi nhuận của nông hộ sản xuất lúa ngoài mô hình CĐML và trong mô hình CĐML ở tỉnh An Giang ................................. 33 Bảng 4.8 Một số thông tin chung về đối tượng bán lúa của nông hộ ngoài mô hình CĐML và trong mô hình CĐML ở tỉnh An Giang ................................. 35 Bảng 4.9 Một số thông tin chung về người quyết định giá bán của nông hộ ngoài mô hình CĐML và trong mô hình CĐML ở tỉnh An Giang ................. 36 Bảng 4.10 Một số thông tin chung về hình thức thanh toán khi bán lúa của nông hộ ngoài mô hình CĐML và trong mô hình CĐML ở tỉnh An Giang .... 36 Bảng 4.11 Một số thông tin chung về hình thức liên lạc với người mua của nông hộ ngoài mô hình CĐML và trong mô hình CĐML ở tỉnh An Giang .... 37 Bảng 4.12 Nguồn thông tin về giá cả và thị trường của nông hộ ngoài mô hình CĐML và trong mô hình CĐML ở tỉnh An Giang ......................................... 39 Bảng 4.13 Mức độ tiếp cận thông tin về giá cả và thị trường của nông hộ ngoài mô hình CĐML và trong mô hình CĐML ở tỉnh An Giang ........................... 40 Bảng 4.14 Hiệu quả tiêu thụ theo từng tác nhân đầu ra của nông hộ sản xuất lúa ngoài mô hình CĐML và trong mô hình CĐML ở tỉnh An Giang ............ 41 Bảng 4.15 Thuận lợi và khó khăn về thị trường đầu ra của nông hộ ngoài mô hình CĐML và trong mô hình CĐML ở tỉnh An Giang ................................. 47 v DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh An Giang ................................................... 12 Hình 3.2 Diện tích lúa tại tỉnh An Giang từ năm 2007 đến năm 2012 ............ 21 Hình 3.3 Năng suất lúa ở tỉnh An Giang từ năm 2007 đến năm 2012 ............ 22 Hình 3.4 Sản lượng lúa ở tỉnh An Giang từ năm 2007 đến năm 2012 ............ 23 vi Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển từ lâu đời, đặc biệt là ngành lúa gạo. Giá trị xuất khẩu lúa gạo tại Việt Nam qua các nước khác trên thế giới tăng trưởng mỗi năm. Tuy nhiên cho đến nay hạt gạo Việt vẫn chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho mình. Phần lớn bà con nông dân khi tiến hành sản xuất vẫn theo lối truyền thống, dựa vào kinh nghiệm, không thấy và hiểu được những cơ sở khoa học, khó khăn tìm kiếm đầu ra. Người nông dân chịu nhiều áp lực từ phía thị trường đẩy người nông dân rơi vào tình thế bất lợi. Việc nâng cao khả năng tham gia thị trường cho nông dân có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống của người dân. Từ những thực tế về khó khăn của nông dân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ, mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) được đề xuất và đang được áp dụng để đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại. Thực hiện Nghị quyết 21/2011/QH13 của Quốc hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chỉ đạo phát triển các hình thức hợp tác trong nông nghiệp , liên kết 4 nhà, liên kết vùng. Mô hình cánh đồng mẫu lớn là bước đột phá của ngành nông nghiệp, là nơi áp dụng tất cả các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến nhất, làm tăng năng suất, chất lượng hạt lúa, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống nông dân. Ở vùng Nam Bộ, mô hình CĐML đang được phát triển mạnh. Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNN cho thấy vụ Đông Xuân 2012-2013, khu vực Nam Bộ có 21 tỉnh đăng ký tham gia mô hình với tổng diện tích hơn 76.500 ha tăng 50.000 ha so vụ hè thu 2012, lợi nhuận thì cao hơn so với ngoài mô hình từ 2,2 – 7,5 triệu đồng/ha. Tại An Giang, CĐML được khởi xướng từ vụ Đông xuân 2010-2011 được xem là một bước đột phá đáng kể. Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” trên địa bàn tỉnh tiếp tục được nhân rộng và đạt trên 32 nghìn ha vào cuối năm1. Có thể coi mô hình CĐML đã đưa nền nông nghiệp đến với kỷ nguyên mới, giúp một bộ phận nông dân tỉnh An Giang nói riêng và nước Việt Nam nói chung thoát khỏi cái nghèo, vươn lên khấm khá, giải quyết nổi lo đầu ra cho nông dân. Tuy nhiên, mô hình cũng gặp phải nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo chưa vào cuộc một cách tích cực, kỹ thuật mỏng, kinh phí đầu vào hầu như không có. Bên cạnh 1 Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2014), Báo cáo kinh tế xã hội năm 2013 tỉnh An Giang 1 đó, nông dân sản xuất nhỏ chưa quen với hình thức liên kết, chưa thật sự tin tưởng vào hiệu quả mô hình. Vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ sản xuất lúa tại Tỉnh An Giang” để thấy khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ trong mô hình CĐML và ngoài mô hình CĐML, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường và cả thiện thu nhập cho nông hộ tại tỉnh An Giang, bên cạnh đó là phát triển quy mô hình CĐML. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ sản xuất lúa trong mô hình CĐML và ngoài mô hình CĐML ở tỉnh An Giang, đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường và cải thiện thu nhập cho nông hộ sản xuất lúa. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng sản xuất lúa trong mô hình CĐML và ngoài mô hình CĐML ở tỉnh An Giang. Mục tiêu 2: Phân tích khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ sản xuất lúa trong mô hình CĐML và ngoài mô hình CĐML ở tỉnh An Giang. Mục tiêu 3: Đưa ra các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường và cải thiện thu nhập cho nông hộ sản xuất và phát triển mô hình CĐML. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu hỏi 1: Thực trạng sản xuất lúa theo mô hình CĐML tại tỉnh An Giang như thế nào? Câu hỏi 2: Khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ trong CĐML và ngoài CĐML như thế nào? Câu hỏi 3: Thị trường đầu ra của nông hộ trong CĐML và ngoài CĐML như thế nào? Câu hỏi 4: Hiệu quả tiêu thụ của nông hộ trong CĐML và ngoài CĐML như thế nào? Câu hỏi 5: Để nâng cao hiệu quả đầu ra cho nông hộ sản xuất lúa và phát triển mô hình CĐML cần phải có những giải pháp nào? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu này được tiến hành ở tỉnh An Giang chủ yếu tập trung trên các địa bàn 5 huyện đại diện: Châu Thành, Châu Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên và Chợ Mới. Đây là những vùng sản xuất lúa lâu đời của tỉnh với đặc điểm tự 2 nhiên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Phần lớn người dân có thu nhập từ việc trồng lúa, có những hộ trồng lúa theo kiểu truyền thống và những hộ trong theo mô hình CĐML thuận tiện cho việc phân tích và so sánh khả năng tiếp cận thị trường đầu ra trong mô hình CĐML và ngoài mô hình CĐML. 1.4.2 Thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2014, sử dụng số liệu thứ cấp từ năm 2007 đến cuối năm 2013 và số liệu sơ cấp thu thập từ việc phỏng vấn trực tiếp các nông hộ về niên vụ sản xuất lúa năm 2013. 1.4.3 Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung phân tích và đánh giá khả năng tiếp cận đầu ra của nông hộ trong mô hình CĐML và ngoài mô hình CĐML. Từ phân tích đó, đề xuất ra giải pháp nâng cao hiệu quả đầu ra cũng như khả năng tiếp cận thị trường cho nông hộ sản xuất lúa và mở rộng quy mô mô hình CĐML. 1.4.4 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ nông dân trồng lúa trong mô hình CĐML và ngoài mô hình CĐML tại tỉnh An Giang. 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Có khá nhiều đề tài và công trình nghiên cứu liên quan đến khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ sản xuất nông nghiệp. Các tác giả nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng tiếp cận thị trường của nông hộ, từ đó đề xuất nâng cao giải pháp tiếp cận thị trường cũng như nâng cao thu nhập cho nông hộ. Trong đó, Nguyễn Tiến Hùng (2009) đã phân tích khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh qua “Nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của hộ trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”. Dựa trên số liệu sơ cấp thu thập từ nông hộ và kết hợp các phương pháp phân tổ và tổng hợp thống kê, tính toán bình quân,… nghiên cứu đã cho thấy sản xuất hoa cảnh của nông hộ chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, chưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho nông hộ. Bùi Thi Gia, Phạn Tiến Dũng, Đặng Việt Quang (2004) đã nghiên cứu khả năng tiếp cận thị trường sản xuất và tiêu thụ nông lâm sản ở vùng núi Tây Bắc qua nghiên cứu “Khả năng tiếp cận thị trường sản xuất và tiêu thụ nông lâm sản ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam”. Bài nghiên cứu đã phân tích khả năng tiếp cận thị trường ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Thanh Huyền cũng đã phân tích khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ trồng rau ở huyện Tứ Kỳ thông qua nghiên cứu “Nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của hộ nông dân trồng rau ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương”. 3 Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường của người dân nơi đây là: khoảng cách đến thị trường tiêu thụ, hệ thống thông tin thị trường, hệ thống giao thông, phương tiện vận chuyển, các thể chế chính sách của nhà nước và các yếu tố nội tại của nông hộ. Các yếu tố nội tại của chủ hộ ảnh hưởng tới năng lực tiếp cận thị trường là: trình độ học vấn, độ tuổi, kinh nghiệm, quy mô sản xuất của chủ hộ. Và Đàm Thị Hưng (2011) với bài nghiên cứu “Các giải pháp đẩy mạnh tiếp cận thị trường nông sản cho phụ nữ nông thôn huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên” đã chỉ ra thực trạng tiếp cận thị trường của phụ nữ huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố khách quan (quan niệm phong kiến, quỹ thời gian phân bổ trong ngày, điều kiện gia đình, quy mô sản xuất nhỏ, chất lượng sản phẩm không đồng đều, thiếu thông tin thị trường) và các yếu tố chủ quan (sức khỏe, trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, vai trò quản lý trong gia đình). Bên cạnh đó phân tích SWOT của tác giả cũng mang lại những giải pháp tích cực nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho phụ nữ, góp phần nâng cao thu nhập và vai trò của phụ nữ huyện Văn Giang nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung. Nhìn chung, các tác giả nghiên cứu về khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ đã chỉ ra thực trạng tiếp cận thị trường của nông hộ sản xuất và đề xuất giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho nông hộ. Ở bài nghiên cứu “Giải pháp khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ sản xuất lúa tại Tỉnh An Giang” phân tích thực trạng sản xuất và hiệu quả tiêu thụ, đánh giá thị trường đầu ra và khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ của nông hộ, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ cũng như cải thiện lợi nhuận cho nông hộ. Tuy nhiên, nghiên cứu có sự khác biệt so với đề tài trước là việc phân tích kết hợp so sánh hai đối tượng: nông hộ trong CĐML và ngoài CĐML để thấy hiệu quả mang lại từ mô hình CĐML đang được triển khai. 4 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm về thị trường Theo Wikipedia, “thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định nào đó. Còn theo kinh tế học thì thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào”. Theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Hiền (2009) cho rằng “thị trường là nơi người mua và người bán gặp nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Thị trường có thể được xác định bằng nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ”. Theo định nghĩa này, thị trường là một nhóm người có nhu cầu và sẵn sàng trả tiền để thỏa mãn nhu cầu đó. Còn theo Nguyễn Nguyên Cự (2005) “thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó”. Bên cạnh đó, Trần Minh Đạo (2006) lại cho rằng “thị trường là sự biểu hiện ngắn gọn quá trình mà nhờ đó các quyết định của các hộ gia đình về việc tiêu dùng các hàng hoá khác nhau, các quyết định của các doanh nghiệp về việc sản xuất cái gì và như thế nào, các quyết định của công nhận về làm việc bao lâu và cho ai được điều hòa bởi sự điều chỉnh giá cả”. Tóm lại, thị trường là một quá trình trong đó người bán và người mua hàng hóa tác động qua lại lẫn nhau xác định giá cả, số lượng, chất lượng của một hay nhiều loại hàng hoá dịch vụ. 2.1.2 Phân loại thị trường Căn cứ vào chức năng của các thành viên tham gia thị trường mà người ta chia thị trường thành 3 loại: *Thị trường các yếu tố đầu vào: là tập hợp các cá nhân, tổ chức mua và bán tư liệu sản xuất đầu vào nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất ra sản phẩm. *Thị trường người bán buôn và trung gian: là tập hợp những cá nhân hay tổ chức mua hàng của người sản xuất và bán lại cho người khác hoặc bán cho người tiêu dùng để kiếm lời (thương lái, thu mua, người bán sỉ, lẻ, cơ sở chế biến,…). *Thị trường tiêu dùng: là những cá nhân hay gia đình mua hay bằng một phương thức trao đổi nào đó để có được thứ nông sản hay dịch vụ để phục vụ cho lợi ích của cá nhân. 5 2.1.3 Khái niệm về tiếp cận thị trường Theo Robert W.Bly (2006) “Tiếp cận thị trường là một quá trình tìm kiếm, phát hiện và đánh giá những nhu cầu của thị trường từ đó lên kế hoạch sản xuất kinh doanh, lựa chọn thị trường mục tiêu, xâm nhập thị trường, tiếp cận khách hàng để đạt mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh là tiêu thụ sản phẩm”. Theo định nghĩa của Philip Kotler “Marketing (tiếp cận thị trường) là quá trình quản lý xã hội thông qua sự sáng tạo cá nhân và tập thể để thay đổi sự tiêu thụ. Là tự do giao dịch trao đổi sản phẩm và các giá trị khác, để từ đó biết được nhu cầu xã hội”. Theo Lưu Thanh Đức Hải (2007) “Tiếp cận thị trường (marketing) nhằm thực hiện công việc: tìm kiếm, xác định nhu cầu, thị hiếu chưa được thỏa mãn. Kế đến là tổ chức sản xuất, cung ứng thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng”. Theo tổ chức FAO (1989) “Tiếp cận thị trường bao gồm việc tìm hiểu xem các khách hàng của bạn cần gì và cung cấp cái đó cho họ mà vẫn có lãi”. Ngoài ra theo Globefish (1997) còn một số khái niệm khác về tiếp cận thị trường như: + “Tiếp cận thị trường là một quá trình hoặc một hệ thống, một loạt các hoạt động và sự việc có liên quan móc xích, và toàn bộ nhằm mang lại sự thỏa mãn cho khách hàng”. + “Tiếp cận thị trường là việc xác định nhu cầu của khách hàng và cung cấp một hoặc nhiều sản phẩm thỏa mãn các nhu cầu đó với giá cả có thể chấp nhận được đối với khách hàng mà đồng thời người bán vẫn có lãi”. + “Tiếp cận thị trường là một hệ thống các hoạt động và phân hệ ảnh hưởng lẫn nhau và ăn khớp vào nhau được thiết kế và vận hành nhằm mục đích mang lại sự thỏa mãn cho khách hàng”. Tóm lại tiếp cận thị trường là một khái niệm rất rộng, nó đánh giá mức độ dễ hay khó để tới được thị trường các yếu tố đầu vào cho sản xuất và sản phẩm sản xuất đầu ra của nông nghiệp. Nó bao gồm những hoạt động như: xác định thị trường, tìm kiếm, lựa chọn và phối hợp các yếu tố đầu vào cho sản xuất, xác định giá bán, tìm kiếm thông tin đầu ra cho sản phẩm,…. 6 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các bài nghiên cứu đã được công bố, website cổng thông tin tỉnh An Giang, các website liên quan về kinh tế, nông nghiệp và ngành hàng lúa gạo. - Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp nông hộ sản xuất lúa tại tỉnh An Giang. Đối tượng được phỏng vấn là chủ hộ, người trực tiếp sản xuất lúa thông qua bảng câu hỏi được soạn sẵn. Phương pháp chọn mẫu: phương pháp chọn mẫu thuận tiện, dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu. Bảng 2.1 Số lượng nông hộ được khảo sát theo địa bàn nghiên cứu Địa bàn khảo sát Nông hộ (hộ) Tỷ trọng (%) 105 25,00 2. Châu Thành 86 20,48 3. Châu Phú 72 17,14 4. Tri Tôn 82 19,52 5. Tịnh Biên 75 17,86 Tổng cộng 420 100 1. Chợ Mới Nguồn: Số liệu điều tra từ 420 nông hộ, năm 2014 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu Trong bài nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích các tỷ số tài chính và so sánh hiệu quả tiêu thụ giữa nông hộ trong CĐML và nông hộ ngoài CĐML. Trong đó: Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng để mô tả thực trạng lao động, trình độ, kinh nghiệm, các thông tin về chi phí, giá bán, sản lượng, thu nhập, các yếu đồ đầu ra…của nông hộ sản xuất lúa trong mô hình CĐML và ngoài mô hình CĐML. Phân tích các tỷ số tài chính: sử dụng các tỷ số tài chính để phân tích hiệu quả sản xuất, hiệu quả tiêu thụ của nông hộ trong mô hình CĐML và ngoài mô hình CĐML. Từ phân tích đó so sánh hiệu quả giữa nông hộ trong mô hình CĐML và ngoài mô hình CĐML và đề xuất giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường và cải thiện thu nhập cho nông hộ. 7 Chương 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý An Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên là 3.536,8 km2, một phần nằm trong tứ giác Long Xuyên. Tỉnh có phía tây bắc giáp Campuchia (104 km), phía tây nam giáp tỉnh Kiên Giang (69,789 km), phía nam giáp thành phố Cần Thơ (44,734 km), phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp (107,628 km). An Giang nằm trong vĩ độ địa lý của khoảng 10 - 110 vĩ bắc, tức là nằm gần với xích đạo, nên các quá trình diễn biến của nhiệt độ cũng như lượng mưa đều giống với khí hậu xích đạo. 3.1.1.2 Khí hậu An Giang chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió là: gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió Tây Nam mát và ẩm nên gây ra mùa mưa. Gió mùa Đông Bắc thổi vào An Giang xuất phát từ biển nhiệt đới phía Trung Quốc, nên có nhiệt độ cao hơn vùng băng tuyết Si-bê-ri và có độ ẩm lớn hơn, không tạo ra rét, mà chỉ hanh khô, có phần nắng nóng. 3.1.1.3 Đặc điểm địa hình An Giang là 1 trong 2 tỉnh ĐBSCL có đồi núi, hầu hết đều tập trung ở phía Tây Bắc của tỉnh, thuộc 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Đây là cụm núi cuối cùng của dãy Trường Sơn , nên đặc điểm địa chất cũng có những nét tương đồng với vùng Nam Trường Sơn, bao gồm các thành tạo trầm tích và magma. 3.1.1.4 Dân số Tính đến năm 2011 dân số toàn tỉnh là 2.151.000 người, mật độ dân số 608 người/km². Đây là tỉnh có dân số đông nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Toàn tỉnh có 24.011 hộ dân tộc thiểu số, với 114.632 người, chiếm 5,17% tổng dân số toàn tỉnh. Trong đó: - Dân tộc Khmer có 18.512 hộ, 86.592 người, chiếm tỷ lệ 75,54% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 3,9% so tổng dân số toàn tỉnh; trong đó có 16.838 hộ với dân số khoảng 80.000 người (chiếm gần 92% tổng số dân tộc Khmer toàn tỉnh) sống tập trung ở 2 huyện miền núi: Tri Tôn và Tịnh Biên, số còn lại sống rải rác ở các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn., có mối quan hệ rộng rãi với đồng bào dân tộc Khmer các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và người Khmer ở Campuchia. Nguồn thu nhập chủ yếu của đồng bào Khmer từ trồng trọt, chăn nuôi gia đình và làm thuê mướn theo thời vụ. 8 - Dân tộc Chăm có 2.660 hộ, 13.722 người, chiếm tỷ lệ gần 12% so tổng số người dân tộc thiểu số, số còn lại sống rải rác ở các huyện: Phú Tân, Châu Phú và Châu Thành. Hầu hết đồng bào Chăm theo đạo Hồi, có mối quan hệ với tín đồ Hồi giáo các nước Ả Rập, Malaysia, Indonesia, Campuchia. Nguồn thu nhập chính bằng nghề chài lưới, buôn bán nhỏ và dệt thủ công truyền thống. - Dân tộc Hoa có 2.839 hộ, 14.318 người, chiếm tỷ lệ 12,50% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 0,65% tổng dân số toàn tỉnh. Đại bộ phận sống ở thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, có mối quan hệ chặt chẽ với người Hoa trong vùng và nhiều nước trên thế giới. Đồng bào người Hoa phần lớn theo Phật giáo Đại thừa, đạo Khổng và tín ngưỡng dân gian. Một bộ phận lớn kinh doanh thương mại, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có cuộc sống ổn định, thu nhập khá hơn so với các dân tộc khác. 3.1.1.5 Tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên đất An Giang là một tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, là một trong những tỉnh có diện tích đất canh tác lớn nhất trong vùng ĐBSCL. Tổng diện tích đất nông nghiệp là 246.821 ha, trong đó đất trồng lúa chiếm hơn 82%. Đất An Giang hình thành qua quá trình tranh chấp giữa biển và sông ngòi, nên rất đa dạng. Mỗi một vùng trầm tích trong môi trường khác nhau sẽ tạo nên một nhóm đất khác nhau, với những thay đổi về chất đất, địa hình, hệ sinh thái và tập quán canh tác. + Nhóm đất phèn: Đất phèn ở An Giang phân bố nhiều ở vùng tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang, thuộc địa phận huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và một phần của Châu Phú, với tổng diện tích khoảng 30.136 ha, trong đó Tri Tôn chiếm 67%. + Nhóm đất phù sa: Đất phù sa ở An Giang có nguồn gốc và môi trường trầm tích đa dạng có diện tích khoảng 1.354 ha. Có 2 đơn vị trầm tích là đồng lụt hở và đồng lụt trung tâm. Đồng lụt hở với đặc trưng là địa hình thấp dần khi càng xa sông và nước lũ chi phối mạnh mẽ. + Đồng lụt: Đồng lụt trung tâm giữa sông Tiền và sông Hậu được xác định bởi đặc trưng là chiều dày lớn nhờ lún đáy liên tục và lượng phù sa bồi đắp nhiều. Ở An Giang, nhóm đất phù sa chiếm 44,27% tổng diện tích đất toàn tỉnh với khoảng 156.507 ha, chủ yếu phân bố ở các huyện Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân, An Phú, Tân Châu, Thoại Sơn, Chợ Mới và một phần của thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc. Nhóm đất này bao gồm các nhóm: Đất cồn bãi (Phân bố chủ yếu ven sông Tiền, sông Hậu và một phần nhỏ trên sông Vàm Nao, gồm doi sông, cồn sông). 9 + Nhóm đất đồi núi: Đất đồi núi chủ yếu phân bố tại 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, một phần nhỏ ở huyện Thoại Sơn (vùng Ba Thê). Tổng diện tích đất đồi núi ở An Giang khoảng 29.320 ha, chiếm 8,6% tổng diện tích đất của tỉnh. - Tài nguyên khoáng sản Tỉnh An Giang phong phú về khoáng sản, với những loại: + Đá xây dựng Có nhiều chủng loại, bao gồm các loại đá trầm tích và magma, phân bố tại các khu vực núi Tà Pạ, Nam Qui, Phú Cường, Cô Tô, Trà Sư… Phạm vi sử dụng cũng đa dạng như: đá trải đường, đá xây, đổ bêtông. Cát xây dựng, có 2 nhóm: Cát núi nằm theo triền hoặc trong các trũng giữa núi Cấm và núi Dài thuộc các xã An Cư, Thới Sơn; cát sông: Cát vàng phục vụ cho xây dựng ở Tân Châu (sông Tiền) đã nổi tiếng. Những bãi cát sông có khả năng khai thác xuất hiện trên sông Tiền và sông Hậu với tổng lượng khai thác hàng năm gần 2 triệu khối. Trên sông Tiền có 4 khu vực và sông Hậu có 8 khu vực. + Đất sét gạch ngói: Các vùng đất nông nghiệp ở Châu Thành, Châu Phú đều thích hợp cho sản xuất gạch ngói. Đất có nguồn gốc từ phù sa sông hiện tại. Chỉ cần khai thác ở lớp đất bề mặt dày 0,2 - 0,3m là có thể đủ để cung cấp cho hơn 400 nhà máy sản xuất gạch ngói lớn nhỏ trong toàn tỉnh. Sau đó, chỉ trong vòng 2 - 3 mùa ngập lũ phù sa lại lấp đầy như cũ. Sét gạch gốm ở An Giang dùng làm gạch ống, gạch thẻ, ngói lợp, gạch tàu. + Nhóm vật liệu trang trí Đá ốp lát ở An Giang chủ yếu là các nhóm đá granite, granodiorite, rhyolite có nhiều màu sắc rất được ưa chuộng trong trang trí cao cấp. Cụ thể có các loại đá ốp lát như: granite hồng xen đốm đen, hoa văn nhỏ, granodiorite con tằm có màu xám xanh, hoa văn dạng đốm lớn hình da báo, granite hồng ở khu mỏ Ô Mai… Ngoài ra, còn có đá phiến đen ở núi Phú Cường, núi Nam Qui. Những mỏ đá có thể khai thác làm đá ốp lát: Mỏ đá núi Cấm, chủ yếu nằm trên sườn Đông Nam núi Cấm, xen giữa dãy núi Cấm và núi Nam Qui; mỏ đá Gập Ghềnh: ở phía Bắc núi Dài nhỏ và là 1 phần rất nhỏ khối granite thuộc pha 2 phức hệ Đèo Cả tuổi kareta thuộc xã An Phú (Tịnh Biên). Đá aplite ở An Giang đã được khai thác cung cấp cho các nhà máy sản xuất gạch ceramic Đồng Tâm, An Giang và Thành phố HCM. Bên cạnh aplite, những mạch pecmatic chứa tràn kali và natri rất quí cho công nghiệp gốm sứ, sành sứ được tìm thấy ở núi Sập và khu vực Bảy Núi. + Than bùn: Các mỏ than bùn ở An Giang được phân bố chủ yếu ở khu vực Bảy Núi thuộc 2 huyện Tịnh Biên, Tri Tôn. Trữ lượng dự báo của các mỏ than bùn của tỉnh khoảng 7.632.430 tấn (cấp A + B + C1) và tổng tiềm 10 năng là 16.886.730 tấn. Hầu hết các mỏ đều có chất lượng than bùn tốt, đáp ứng được yêu cầu sản xuất phân hữu cơ vi sinh và acid humic.Có 2 loại than bùn khác biệt nhau: Than bùn dạng vỉa ở các mỏ Núi Tô, Tà Đảnh, Ba Chúc, và than bùn dạng dải theo các lòng sông cổ ở An Tức , Vĩnh Gia. + Vỏ sò: Mỏ vỏ sò ở An Giang được hình thành trong vùng cửa sông, nằm trong cảnh quan chung miền Tây - Tây Nam sông Hậu và những khối vỏ sò nằm rải rác, kéo dài theo hướng Tây Nam - Đông Bắc. Vỏ sò được sử dụng vào công nghệ sản xuất xi-măng trắng và làm phối liệu trong phân NPK. + Đất sét Đất sét cao-lanh An Giang chủ yếu tập trung ở vùng Bảy Núi do quá trình phong hóa của các đá mang khoáng này ở núi Cấm, núi Dài, núi Cô Tô, núi Nam Qui, núi Tà Pạ… Đây là nguồn vật liệu làm sứ cách điện cao cấp. Đất sét bentonite, một loại đất chứa nhiều khoáng montmorillonite. Nguyên liệu rất thông dụng trong công nghiệp, đặc biệt dùng làm chất tẩy rửa và hút nhờn, nên chúng được sử dụng làm chất tẩy rửa dầu nhớt và làm dung dịch trong các giếng khoan dầu nhớt. Bentonite ở An Giang được tìm thấy tại xã Lê Trì huyện Tri Tôn, với trữ lượng khá lớn. + Đá quí và ngọc: Ở núi Nam Qui và núi Tà Pạ, thỉnh thoảng người dân địa phương nhặt được những viên đá quí lộ ra ở những đoạn đường trải đá núi, đó là các loại mã não, các cây hóa thạch. Một số vùng rìa tiếp xúc giữa đá granit với đá xung quanh phát sinh 1 số loại đá quí khác như hồng ngọc. Một số loại thạch anh ám khói, thạch anh tím được tìm thấy trong các mạch pecmatic ở Ba Thê, núi Két… + Quặng kim loại Quặng molipden: Đã được người Nhật khai thác từ hơn 40 năm trước mà miệng hầm mỏ vẫn còn ở núi Sam. Mạch quặng molipdenit có màu xám đen đi kèm với đá pecmatic. Ngoài ra, molipden còn được phát hiện trong 1 số mạch đá ở núi Trà Sư, núi Két nhưng không nhiều. Quặng mangan: Là lớp bột màu tím đỏ hoặc tím đen (MnO2), phân bố ở Tà Lọt . Loại khoáng này đã được khai thác từ năm 1936. Quặng mangan thường đi kèm với sắt ở trong đá trầm tích bị biến chất. + Nước khoáng thiên nhiên: Ở An Giang, đặc biệt là ở vùng Bảy Núi, các khu mội nước khoáng thường tìm thấy dọc theo các đới đứt gãy tân kiến tạo. Dọc theo trục đứt gãy phân cắt núi Phú Cường và núi Dài, núi Cấm và núi Dài hình thành nơi thung lũng Ô Tà Sóc (Tri Tôn) có 6 điểm lộ nước khoáng: núi Cậu, An Cư - nằm về phía Bắc núi Phú Cường, Soài Chết, Suối Vàng, Sà Lôn và Tà Pạ. Hệ thống thứ hai nằm dọc theo trục đứt gãy chia cắt núi Két và núi Dài (dọc theo trục tỉnh lộ Nhà Bàn - Tri Tôn). 11 + Diatomite: Ở An Giang, diatomite được phát hiện ở Lê Trì (Tri Tôn) nằm cách mặt đất từ 1,8-2,2m. Bề dày bình quân khoảng 1,7-2m, trữ lượng dự báo khoảng từ 800.000 đến 1.000.000 tấn. Các loại diatomite có ở đây đều lẫn sắt hoặc chất hữu cơ rất cao, nên thường có màu xám đen hoặc vàng. Do vậy, màu trắng và tính ròng của diatomite An Giang là vô cùng đặc sắc; có thể sử dụng rộng rãi trong công nghiệp lọc hoạt tính, đặc biệt là lọc bia, rượu, dầu ăn. - Tiềm năng du lịch: An Giang là tỉnh có tiềm năng du lịch. Du lịch của tỉnh tập trung vào các lĩnh vực văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí và du lịch nghỉ dưỡng. - Những lợi thế so sánh: Tài nguyên khoáng sản là lợi thế của tỉnh An Giang so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khác: nguồn đá, cát, đất sét là nguyên liệu quý của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đáp ứng nhu cầu rất lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long về vật liệu xây dựng. 3.1.2 Đơn vị hành chính 3.1.2.1 Bản đồ hành chính Nguồn: Cổng thông tin tỉnh An Giang Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh An Giang 3.1.2.2 Các đơn vị hành chính Tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 02 thành phố, 01 thị xã và 08 huyện trong đó bao gồm 156 đơn vị hành chính cấp xã: 2 thành phố (Long Xuyên và Châu Đốc), 1 thị xã (Tân Châu), 8 huyện (An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Thoại Sơn, Tịnh Biên, Tri Tôn). 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng