Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao kết quả thực hiện công việc của nhân viên, giáo viên của trườ...

Tài liệu Giải pháp nâng cao kết quả thực hiện công việc của nhân viên, giáo viên của trường uk academy bà rịa

.PDF
126
1
82

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8340101 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN, GIÁO VIÊN CỦA TRƯỜNG UK ACADEMY BÀ RỊA Học viên: Cao Thị Kim Huệ (MBA21K18) MSHV: 20110025 Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 9 năm 2022 i LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các giảng viên, các thầy cô giảng dạy lớp MBA20K18 đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học cao học tại trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu vừa qua. Tôi xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học, TS. Nguyễn Thị Đức Loan đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài luận văn này. Tôi xin cảm ơn những người thân gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã luôn ủng hộ tôi, san sẻ với tôi trong những lúc khó khăn vất vả nhất. Trân trọng cảm ơn! Học viên Cao Thị Kim Huệ ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................................i MỤC LỤC ............................................................................................................................. ii DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................................v DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ .................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................... viii TÓM TẮT............................................................................................................................. ix CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...........................1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 2 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 3 1.5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ......................................................... 4 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ...................................................... 4 1.6. Kết cấu đề tài ................................................................................................... 4 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................5 2.1. Kết quả thực hiện công việc ........................................................................... 5 2.1.1. Định nghĩa ............................................................................................... 5 2.1.2. Vai trò của đánh giá kết quả thực hiện công việc ................................... 6 2.2. Lược khảo các nghiên cứu có liên quan ........................................................ 8 2.2.1. Nghiên cứu của Rashid Saeed, Shireen Mussawar, Rab Nawaz Lodhi, Anam Iqbal, Hafiza Hafsa Nayab và Somia Yaseen ......................................... 8 2.2.2. Nghiên cứu của Azizatul Munawaroh, Corina D. S. Riantoputra và Sally Bethesda Marpaung .......................................................................................... 9 2.2.3. Nghiên cứu của Korkaew Jankingthong và Suthinee Rurkkhum ............ 9 2.2.4. Nghiên cứu của Le Tran Thach Thao và Chiou-shu J. Hwang ............. 10 iii 2.3. Sơ lược công trình thực nghiệm ................................................................... 12 2.3.1. Công trình nước ngoài .......................................................................... 12 2.3.2. Công trình trong nước ........................................................................... 13 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu .............................. 13 2.4.1. Mô hình nghiên cứu dự kiến .................................................................. 13 2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................... 22 TÓM TẮT CHƯƠNG 2: ...................................................................................................22 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .....................................................................23 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 23 3.1 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 24 3.1.1 Nghiên cứu định tính .............................................................................. 24 3.1.2 Nghiên cứu định lượng ........................................................................... 25 3.2 Mẫu nghiên cứu .............................................................................................. 26 3.3 Thang đo .......................................................................................................... 26 TÓM TẮT CHƯƠNG 3: ...................................................................................................29 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .......................................30 4.1. Tổng quan về trường UK Academy Bà Rịa ................................................ 30 4.1.1. Lịch sử hình thành trường UK Academy Bà Rịa ................................... 30 4.1.2. Ngành nghề kinh doanh chính ............................................................... 33 4.1.3. Cơ cấu tổ chức ....................................................................................... 33 4.1.4. Tổng quan nguồn lực trường UK Academy Bà Rịa .............................. 34 4.1.5. Tình hình hoạt động............................................................................... 36 4.2. Kết quả xử lý dữ liệu định lượng về thực trạng kết quả thực hiện công việc tại trường UK Academy Bà Rịa .......................................................................... 36 4.2.1. Mô tả mẫu .............................................................................................. 38 4.2.2. Kiểm định thang đo ............................................................................... 40 4.3. Tổng quan kết quả nghiên cứu..................................................................... 44 4.3.1. Kết quả thống kê mô tả .......................................................................... 44 4.3.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng phân tích Cronbach’s Alpha ....... 65 4.3.3. Phân tích yếu tố khám phá EFA ............................................................ 66 Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc.............................................................................69 iv Kết quả hồi quy tuyến tính bội ........................................................................................ 69 4.4. Đánh giá chung .............................................................................................. 71 4.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 71 4.4.2. Hạn chế .................................................................................................. 72 TÓM TẮT CHƯƠNG 4: .................................................................................................. 74 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .................................................. 75 5.1. Kết luận .......................................................................................................... 75 5.2. Cơ sở xây dựng giải pháp ............................................................................. 75 5.2.1. Định hướng phát triển của trường UK Academy Bà Rịa đến năm 2025 ......................................................................................................................... 75 5.2.2. Đánh giá mức độ quan trọng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công việc tại trường UK Academy Bà Rịa ...................................................... 76 5.3. Một số giải pháp nâng cao kết quả thực hiện công việc của giáo viên, nhân viên trường UK Academy Bà Rịa ....................................................................... 77 5.3.1. Các giải pháp về Công bằng tổ chức .................................................... 77 5.3.2. Các giải pháp về văn hoá tổ chức ......................................................... 79 5.3.3. Các giải pháp về Môi trường làm việc .................................................. 80 5.3.4. Các giải pháp về phong cách lãnh đạo ................................................. 81 5.3.5. Các giải pháp về đào tạo ....................................................................... 83 5.3.6. Các giải pháp về Thu nhập phúc lợi ..................................................... 84 5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................... 86 5.4.1. Hạn chế.................................................................................................. 86 5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................. 86 TÓM TẮT CHƯƠNG 5: .................................................................................................. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 87 PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM TẬP TRUNG ..................................a PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ................................................................ h PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SPSS...................................................................l KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CRONBACH’S ALPHA ..................................................... m PHỤ LỤC 4: PHÂN TÍCH HỒI QUY MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CÁC YẾU TỐ .....x v DANH MỤC BẢNG BIỂU Stt Tên bảng Bảng 2.1 Mô hình nghiên cứu dự kiến Bảng 2.2 Thang đo phong cách lãnh đạo tác động đến kết quả thực hiện công việc của giáo viên, nhân viên tại trường UK Academy Bà Rịa Bảng 2.3 Thang đo văn hoá tổ chức tác động đến kết quả thực hiện công việc của giáo viên, nhân viên tại UK Academy Bà Rịa Bảng 2.4 Thang đo môi trường làm việc tác động đến kết quả thực hiện công việc của giáo viên, nhân viên tại trường UK Academy Bà Rịa Bảng 2.5 Thang đo đào tạo tác động đến kết quả thực hiện công việc của giáo viên, nhân viên tại trường UK Academy Bà Rịa: Bảng 2.6 Thang đo Thu nhập và phúc lợi tác động đến kết quả thực hiện công việc của giáo viên, nhân viên tại trường UK Academy Bà Rịa Bảng 2.7 Thang đo công bằng tổ chức tác động đến kết quả thực hiện công việc của giáo viên, nhân viên tại UK Academy Bà Rịa Bảng 2.8 Giả thuyết nghiên cứu Bảng 3.1 Kết quả nghiên cứu định tính Bảng 3.2 Thang đo Bảng 4.1 Số liệu nhân sự cơ hữu Bảng 4.2 Bảng 4.3 Số liệu giáo viên thỉnh giảng, nhân viên thời vụ Kết quả khảo sát về kết quả thực hiện công việc của giáo viên, nhân viên tại UK Academy Bà Rịa Bảng 4.4 Kết quả khảo sát về tỷ lệ giới tính của giáo viên, nhân viên tại UK Academy Bà Rịa Kết quả khảo sát về tỷ lệ nhóm tuổi của giáo viên, nhân viên tại UK Academy Bà Rịa Kết quả khảo sát về thời gian làm việc của giáo viên, nhân viên tại UK Academy Bà Rịa Kết quả khảo sát về trình độ của giáo viên, nhân viên tại UK Academy Bà Rịa Cronbach’s Alpha của yếu tố Phong cách lãnh đạo Bảng 4.5 Bảng 4.6 Bảng 4.7 Bảng 4.8 Bảng 4.9 Cronbach’s Alpha của yếu tố Văn hoá tổ chức (VHTC) Bảng 4.10 Bảng 4.10. Cronbach’s Alpha của yếu tố Môi trường làm việc (MTLV) Bảng 4.11 Kết quả Cronbach’s Alpha của yếu tố “Môi trường làm việc” sau khi loại biến quan sát MTLV3 Bảng 4.12. Cronbach’s Alpha của yếu tố Đào tạo (DT) Bảng 4.12 vi Stt Tên bảng Bảng 4.13 Bảng 4.13. Cronbach’s Alpha của yếu tố Thu nhập phúc lợi (TNPL) Bảng 4.14 Bảng 4.14. Cronbach’s Alpha của yếu tố Công bằng tổ chức (CBTC) Bảng 4.15 Kết quả thống kê mô tả yếu tố phong cách lãnh đạo Bảng 4.16 Trình độ chuyên môn và thâm niên công tác của Ban giám hiệu UK Academy Bà Rịa Kết quả thống kê miêu tả yếu tố văn hoá tổ chức Bảng 4.17 Bảng 4.18 Sứ mệnh – Tầm nhìn – Giá trị cốt lõi của trường UK Academy Bà Rịa Bảng 4.19 Kết quả thống kê mô tả yếu tố môi trường làm việc Bảng 4.20 Thống kê thiết bị văn phòng của UK Academy Bà Rịa Bảng 4.21 Kết quả thống kê mô tả yếu tố Đào tạo Bảng 4.22 Kết quả thống kê mô tả yếu tố Thu nhập phúc lợi Bảng 4.23 Thống kê lương bình quân tại UK Academy Bà Rịa trong năm học 2019 – 2020 và 2021 - 2022 Bảng 4.24 Chính sách nâng lương lại UK Academy Bà Rịa Bảng 4.25 Thống kê tỷ lệ nhân sự được xét tăng lương giai đoạn 2017 – 2022 tại UK Academy Bà Rịa Bảng 4.26 Bảng 4.27 Chính sách thưởng tuyển sinh tại trường UK Academy Bà Rịa Chính sách phúc lợi UK Academy Bà Rịa Bảng 4.28 Các khoản hỗ trợ công đoàn viên trường UK Academy Bà Rịa Bảng 4.29 Kết quả thống kê mô tả yếu tố Công bằng tổ chức Bảng 4.30 Các kết quả chạy kiểm định Cronback’s Alpha các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả làm việc của giáo viên, nhân viên tại UK Academy Bà Rịa Bảng 4.31 Các kết quả phân tích KMO and Bartlett's Test các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả làm việc của giáo viên, nhân viên tại UK Academy Bà Rịa Bảng 4.32 Bảng 4.32: Bảng ma trận hệ số tải nhân tố Bảng 4.33 Bảng 4.33: Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc Bảng 4.34 Bảng 4.34: Phân tích kết quả hồi quy tuyến tính bội vii DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Stt Tên hình, Sơ đồ Hình 2.1 Mô hình Rashid Saeed, Shireen Mussawar, Rab Nawaz Lodhi, Anam Iqbal, Hafiza Hafsa Nayab and Somia Yaseen Hình 2.2 Mô hình Azizatul Munawaroh, Corina D. S. Riantoputra Hình 2.3 Mô hình Korkaew Jankingthong và Suthinee Rurkkhum Hình 2.4 Mô hình Le Tran Thach Thao và Chiou-shu J. Hwang Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu của tác giả Hình 4.1 Hình 4.2 Trường UK Academy Bà Rịa Sơ đồ bộ máy tổ chức viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Stt Tên biểu đồ Biểu đồ 4.1 Số lượng học sinh qua các năm Biểu đồ 4.2 Số lượng lớp học qua các năm Biểu đồ 4.3 Số lượng nhân sự qua các năm ix TÓM TẮT Lý do chọn đề tài: Nguồn nhân lực là nhân tố chính, có ảnh hưởng quan trọng trong quá trình vận hành và phát triển của tổ chức. Đề tài nghiên cứu nhằm tìm kiếm các giải pháp để nâng cao hiệu quả làm việc của giáo viên, nhân viên tại trường UK Academy Bà Rịa chưa có nghiên cứu nào đề cập tới. Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất những giải pháp nhằm mục tiêu cải thiện nâng cao kết quả làm việc của giáo viên, nhân viên trong trường, khuyến khích nâng cao tinh thần làm việc, tăng tính gắn bó, tăng hiệu quả kinh doanh, giúp UK Academy Bà Rịa có được đội ngũ nhân lực trình độ cao, tận tâm, làm việc có hiệu quả cao và nhà trường đạt được mục tiêu phát triển bền vững cùng những kế hoạch kinh doanh đề ra. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện để xây dựng, đánh giá các thang đo và mô hình lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công việc của người lao động. Phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn 14 người lao động. Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua 168 mẫu khảo sát thực tế với thang đo gồm 30 biến quan sát. Kết quả nghiên cứu: Kết quả phân tích cho thấy các nhóm yếu tố tác động đến kết quả thực hiện công việc của giáo viên, nhân viên là: 6 yếu tố: “Thu nhập – phúc lợi”, “Đào tạo”, “Môi trường làm việc”, “Văn hoá tổ chức”, “Phong cách lãnh đạo”, “Công bằng tổ chức”. Kết luận và hàm ý: Các nhóm giải pháp được kiến nghị tương ứng với các yếu tố cần cải thiện nhằm nâng cao kết quả làm việc của giáo viên, nhân viên tại UK Academy Bà Rịa áp dụng đến năm 2025. Từ khóa: Giáo viên nhân viên, Trưởng bộ phận, Ban giám hiệu, Kết quả làm việc. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp: Nguồn nhân lực đảm bảo mọi nguồn sáng tạo trong tổ chức. Chỉ có con người mới sáng tạo ra các hàng hoá, dịch vụ và kiểm tra được quá trình sản xuất kinh doanh đó. Mặc dù trang thiết bị, tài sản, nguồn tài chính là những nguồn tài nguyên mà các tổ chức đều cần phải có, nhưng trong đó tài nguyên nhân văn - con người lại đặc biệt quan trọng. Không có những con người làm việc hiệu quả thì tổ chức đó không thể nào đạt tới mục tiêu. Trong điều kiện xã hội đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, các nhân tố công nghệ, vốn, nguyên vật liệu đang giảm dần vai trò của nó. Nhân tố tri thức của con người ngày càng chiếm vị trí quan trọng: Nguồn nhân lực có tính năng động, sáng tạo và hoạt động trí óc của con người trở thành yếu tố chiến lược cho sự phát triển của mỗi tổ chức. Nguồn nhân lực là nguồn lực vô tận: Xã hội không ngừng tiến lên, doanh nghiệp ngày càng phát triển và nguồn lực con người là vô tận. Nếu biết khai thác nguồn lực này đúng cách sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người. Hệ thống Trường Quốc tế Song ngữ Học viện Anh Quốc (UK Academy Việt Nam) là một thành viên của tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng, là hệ thống trường liên cấp từ Mầm non lên Trung học phổ thông. Thành lập vào năm 2016, hiện UK Academy Việt Nam đang có 7 cơ sở ở Hạ Long - Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, IEC Quảng Ngãi, Gia Lai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Thạnh - Thành phố Hồ Chí Minh. Là một trong những hệ thống giáo dục lấy nhân bản làm triết lý, UK Academy Việt Nam cung cấp cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện, từ học vấn, kỹ năng đến thể chất thông qua sự kết hợp của 9 chương trình: Chương trình Anh ngữ Quốc tế Cambrigde; Chương trình Dự bị Đại học Anh Quốc; Chương trình của Bộ Giáo dục-Đào tạo Việt Nam; Chương trình Giá trị sống-Kỹ năng sống; Chương trình Âm nhạc LCM; Chương trình Kiến tạo doanh nhân trẻ JA; Chương 2 trình STEM Robotics kết hợp Chương trình Phát triển thể chất tối ưu và Chương trình Ngoại khoá. Với vai trò là trường được thành lập đầu tiên trong hệ thống UK Academy Việt Nam, UK Academy Bà Rịa nhận được sự kỳ vọng lớn từ công ty và tập đoàn Nguyễn Hoàng về hiệu quả hoạt động, hiệu quả kinh doanh. Nhà trường đã áp dụng nhiều đổi mới trong phương pháp dạy và học, trong quy trình làm việc giữa các bộ phận. Tuy nhiên, do quy mô hoạt động ngày càng lớn, sĩ số học sinh tăng đều qua các năm, đồng thời môi trường xã hội có nhiều biến động sau ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động của UK Academy Bà Rịa chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Xuất phát từ các lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao kết quả thực hiện công việc của nhân viên, giáo viên của trường UK Academy Bà Rịa” làm luận văn của mình nhằm tìm hiểu các nguyên nhân từ đó đề xuất giải pháp để nâng cao kết quả thực hiện công việc của nhân viên, giáo viên của trường UK Academy Bà Rịa nhằm đáp ứng nhu cầu kế hoạch phát triển bền vững của nhà trường. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu tổng quát của luận văn là xây dựng giải pháp nhằm nâng cao kết quả thực hiện công việc của nhân viên, giáo viên của trường UK Academy Bà Rịa. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt mục đích nghiên cứu đã nêu, đề tài cần thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau: - Hệ thống cơ sở lý thuyết về kết quả thực hiện công việc của nhân viên. - Xác định các yếu tố tác động đến kết quả thực hiện công việc của nhân viên. - Phân tích thực trạng kết quả thực hiện công việc nhân viên, giáo viên của trường UK Academy Bà Rịa trong thời gian qua. - Xác định những hạn chế từ phân tích thực tế để đề xuất các giải pháp cho trường UK Academy Bà Rịa nhằm nâng cao kết quả thực hiện công việc của nhân viên, giáo viên của trường. 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Câu 1: Những nhân tố nào tác động đến kết quả thực hiện công việc của nhân viên? Câu 2: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến kết quả thực hiện công việc của nhân viên như thế nào? Câu 3: Thực trạng kết quả thực hiện công việc của nhân viên, giáo viên của trường UK Academy Bà Rịa trong thời gian qua như thế nào? Câu 4: Những đề xuất các giải pháp nào cho trường UK Academy Bà Rịa nhằm nâng cao kết quả thực hiện công việc của nhân viên, giáo viên của trường? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là kết quả thực hiện công việc và những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công việc của nhân viên tại trường UK Academy Bà Rịa. Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát là Ban giám hiệu, lãnh đạo các phòng ban và giáo viên, nhân viên tại các phòng ban của trường UK Academy Bà Rịa. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại trường UK Academy Bà Rịa. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/2021 đến tháng 5/2022 Dữ liệu nghiên cứu: Nguồn dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thống kê, báo cáo nội bộ của trường UK Academy Bà Rịa giai đoạn 2017 - 2021 Nguồn dữ liệu sơ cấp: Khảo sát các nhân viên đang làm việc tại trường UK Academy Bà Rịa về các yếu tố tác động đến kết quả thực hiện công việc từ tháng 12/2021 – tháng 5/2022. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành các mục tiêu của luận văn, đề tài sử dụng chủ yếu 2 phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, cụ thể như sau: 4 1.5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn Nhóm tập trung gồm: Ban giám hiệu và một số giáo viên, nhân viên tại trường UK Academy Bà Rịa nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả công việc đồng thời điều chỉnh thang đo cho phù hợp tình hình thực tế tại trường. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp tổng hợp thống kê mô tả các dữ liệu thứ cấp để phân tích thực trạng kết quả thực hiện công việc của giáo viên, nhân viên trường UK Academy Bà Rịa. 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng nhằm kiểm định độ tin cậy thang đo và giá trị trung bình thang đo từ các bảng khảo sát nhân viên, đồng thời phân tích để xác định mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công việc của giáo viên, nhân viên trường UK Academy Bà Rịa làm cơ sở đề xuất giải pháp. 1.6. Kết cấu đề tài Đề tài nghiên cứu bao gồm 5 chương chính như sau: Chương 1. Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3. Thiết kế nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Đề tài nhận diện vấn đề liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng kết quả thực hiện công việc của giáo viên, nhân viên trường UK Academy Bà Rịa và tính cần thiết hình thành nên đề tài. Ngoài ra, chương này đề tài cũng trình bày chi tiết các nội dung về mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu đề tài. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Kết quả thực hiện công việc 2.1.1. Định nghĩa Theo Motowwidlo (2003), kết quả thực hiện công việc của người lao động là tổng giá trị mong đợi của tổ chức đối với những thuộc tính hành vi rời rạc mà một cá nhân thực hiện trong một khoảng thời gian tiêu chuẩn. Tuy nhiên, Cambell và cộng sự (1993) thì lại cho rằng: Kết quả thực hiện công việc như một cái gì đó mà một người thực hiện và có thể được quan sát thấy. Mathis và Jackson (2009) quan niệm: “Kết quả thực hiện công việc liên quan đến số lượng, chất lượng, tính kịp thời của công việc đầu ra, sự hiện diện, có mặt khi cần, tính hiệu suất và hiệu quả của công việc được hoàn tất” Theo Whetten và Cameron (1998), kết quả thực hiện công việc của nhân viên là sản phẩm của năng lực cá nhân cộng hưởng với việc được động viên. Hơn nữa, Cumming và Schwab (1973) đã đồng ý rằng, kết quả thực hiện công việc là kết quả cộng hưởng của năng lực cá nhân và các yếu tổ môi trường có ảnh hưởng nhất trong suốt quá trình thực hiện công việc của nhân viên. Tuy nhiên, theo các học giả Ilgen và Schneider (1991), Motowidlo, Borman và Schmit (1997), kết quả thực hiện công việc không được coi là hành động một mình và phải thông qua quá trình xem xét và đánh giá. Hơn nữa, chỉ có hành động nào mà có thể đo đếm được thì mới được xem là thành phần tạo nên kết quả thực hiện công việc (Campbell và cộng sự, 1993). Ngoài ra, trong nghiên cứu của mình, Borman và Motowidlo (1993) cho rằng thước đo để đánh giá kết quả thực hiện công việc là thước đo hai chiều. Chính vì vậy, hai tác giả đã đề xuất kết quả thực hiện công việc bao gồm 2 thước đo chính, đó là kết quả thực hiện công việc được giao và kết quả thực hiện công việc phát sinh. Từ những định nghĩa nêu trên, trong nghiên cứu này kết quả thực hiện công việc được hiểu là kết quả cộng hưởng của năng lực cá nhân và các yếu tố môi trường bên ngoài có ảnh hưởng nhất trong suốt quá trình thực hiện công việc của nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu mục tiêu, giá trị mong đợi của tổ chức. Kết quả thực hiện công việc không được coi là hành động một mình mà phải thông qua quá trình xem xét và đánh giá. 6 2.1.2. Vai trò của đánh giá kết quả thực hiện công việc Đánh giá kết quả thực hiện công việc là một hoạt động quản trị nhân lực rất quan trọng và góp phần lớn cho công tác quản lý của người lãnh đạo. Tuỳ theo mục đích của đánh giá thực hiện công việc mà cách thức đánh giá có thể thực hiện bằng hình thức chính thức hoặc không chính thức. Nhưng chung quy lại nó có các mục đích sau: Thứ nhất, đối với nhà quản lý, người lãnh đạo tổ chức, việc đánh giá kết quả thực hiện công việc giúp đánh giá được thực tế làm việc của nhân viên. Nhân viên đang thực hiện công việc với hiệu suất tốt, hướng đến mục tiêu kỳ vọng của công ty hay đang làm việc thiếu hiệu quả đều sẽ được phản ánh qua kết quả đánh giá công việc. Ngoài ra, thông qua kết quả thực hiện, nhà quản lý cũng nhìn nhận được cả quá trình làm việc của nhân viên. Nhờ vào đó, nhà quản lý có thể đưa ra được các quyết định nhân sự đúng đắn về các vấn đề tiền lương, thưởng, phúc lợi hay thuyên chuyển, bổ nhiệm hoặc buộc thôi việc đối với nhân viên. Kết quả đánh giá thực hiện công việc có vai trò quan trọng trong việc đề xuất thăng chức hay xuống cấp của người lao động. Qua đó, nhà quản lý cũng sẽ thấu hiểu được người lao động hơn, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn và phù hợp với nguyện vọng, mong muốn của người lao động. Thứ hai, đánh giá kết quả thực hiện công việc còn giúp nhà quản lý kiểm soát được tiến độ thực hiện công việc thay vì việc bị động chờ nhân viên báo cáo. Từ đó, nhà quản lý có căn cứ chuẩn xác, khách quan để thiết lập kế hoạch phát triển cho công ty trong cả ngắn, trụng và dài hạn. Thứ ba, phát triển nguồn lao động. Thông qua đánh giá thực hiện công việc của nhân viên, nhà quản lý có thể đảm bảo công tác phát triển nhân sự thực hiện minh bạch, phù hợp, bảo đảm lợi ích của tổ chức. Việc được trao đúng người và người được sắp xếp đúng vị trí. Nhân viên cũng có thể nhìn nhận được điểm mạnh, điểm yếu của mình từ kết quả đánh giá công việc, từ những phản hồi đa chiều của đồng nghiệp, quản lý trực tiếp, khách hàng, đối tác. Họ sẽ tìm được những phương án, giải pháp để phát huy điểm mạnh, cải thiện điểm yếu nhằm thực hiện công việc tốt hơn. Sau khi có kết quả đánh giá công việc, nhà quản lý sẽ có những hoạt động quản trị tiếp theo, do đó thực chất của việc đánh giá thực hiện công việc là tạo động lực cho 7 người lao động. Giữa nhà quản lý và người lao động có thông tin phản hồi để hiểu nhau hơn. Đánh giá đúng kết quả làm việc của người lao động có giá trị rất lớn đối với cả nhà quản lý và người lao động. Từ kết quả đánh giá công việc có thể đánh giá được hiệu quả thực hiện công việc của các hoạt động quản lý nguồn nhân lực khác trong tổ chức. Bên cạnh việc giúp nhà quản lý đưa ra được các quyết định về nhân sự, kết quả đánh giá thực hiện công việc còn giúp nhà quản lý và các cấp lãnh đạo cao hơn có thể đánh giá được hiệu quả của các hoạt động chức năng về nguồn nhân sự như tuyển dụng, tập huấn, quy hoặch và phát triển nguồn nhân lực, lộ trình thăng tiến của nhân viên, … từ đó kiểm soát được mức độ hiệu quả và phù hợp của các hoạt động đó, đồng thời có các phương án điều chỉnh cho hợp lý. Điều này góp phần tạo động lực cho người lao động, cải thiện bầu không khí tâm lý xã hội trong tập thể và nâng cao thái độ, ý thức làm việc của người lao động. Thứ tư, đánh giá kết quả thực hiện công việc đảm bảo lợi ích của người lao động: Trong và sau quá trình đánh giá, mọi kết quả sẽ được lưu trữ vào hồ sơ của nhân viên. Do vậy, khi người lao động được đánh giá đúng năng lực sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những quyền lợi của họ trong tương lai như chế độ thưởng, chế độ thăng tiến, đào tạo phát triển. Ngược lại, nếu kết quả đánh giá chưa chính xác, không dựa theo các tiêu chí đánh giá hợp lý mà chỉ căn cứ theo thâm niên công tác hoặc ý kiến chủ quan của người đánh giá thì người lao động sẽ thiếu động lực để cố gắng thực hiện công việc. Vì vậy, hệ thống đánh giá hợp lý, đầy đủ và khách quan sẽ đảm bảo lợi ích cho người lao động và tạo động lực cho họ cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa. Việc đánh giá công việc cũng giúp người lao động biết rõ hơn họ đã làm được những gì, đã đóng góp gì trong công việc, trong mục tiêu chung của tổ chức. Thay vì việc chỉ nhìn nhận được phần công việc cá thể do mỗi người phụ trách hàng ngày, thông qua đánh giá công việc, người lao động có thể nhìn nhận được bức tranh tổng thể, lớn hơn. Từ đó, họ sẽ có thêm động lực để nâng cao hiệu suất, hiệu quả của công việc. Như vậy, vai trò của đánh giá thực hiện công việc là giúp nhà quản lý và người lao động gia tăng được tương tác, phản hồi và hiểu rõ về công việc đang thực hiện hơn. Từ đó, người quản lý sẽ kịp thời có những quyết định phù hợp để ghi nhận hiệu quả và nỗ lực làm việc của người lao động, khuyến khích người lao động cải thiện 8 hiệu suất công việc. Người lao động thông qua đánh giá thực hiện công việc cũng sẽ điều chỉnh được hành vi, thái độ trong công việc của mình để đạt được kỳ vọng, mục tiêu của tổ chức. Qua đây, hiệu suất, hiệu quả công việc của tổ chức và người lao động đều sẽ được cải thiện tích cực 2.2. Lược khảo các nghiên cứu có liên quan 2.2.1. Nghiên cứu của Rashid Saeed, Shireen Mussawar, Rab Nawaz Lodhi, Anam Iqbal, Hafiza Hafsa Nayab và Somia Yaseen Nội dung các nghiên cứu của Rashid Saeed, Shireen Mussawar, Rab Nawaz Lodhi, Anam Iqbal, Hafiza Hafsa Nayab và Somia Yaseen (2013) đã thể hiện rằng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả làm việc của nhân viên bao gồm các vấn đề cá nhân, thái độ của nhà quản lý, văn hoá tổ chức, các khen thưởng về tài chính, nội dung công việc. Thông qua kết quả khảo sát ở ngân hàng Sahiwal, mẫu 200 nhân viên cho thấy các giả thuyết đều cho kết quả đáng kể, toàn bộ các giả thuyết đều đúng. Theo mô hình nghiên cứu 1: Thái độ của nhà quản lý Văn hoá tổ chức Các vấn đề cá nhân Nội dung công việc KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN Khen thưởng về tài chính Hình 2.1. Mô hình Rashid Saeed, Shireen Mussawar, Rab Nawaz Lodhi, Anam Iqbal, Hafiza Hafsa Nayab and Somia Yaseen (Nguồn: Rashid Saeed, Shireen Mussawar và các cộng sự (2013)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan