Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại và sản xuất ...

Tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại và sản xuất toàn thịnh

.DOC
57
170
52

Mô tả:

Chuyên đề tốt nghiệp 1 GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên LỜI NÓI ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải có một lượng vốn nhất định, đó là một tiền đề cần thiết. Trong nền kinh tế thị trường như ngày nay thì nhu cầu về vốn cho từng doanh nghiệp càng trở nên quan trọng và bức xúc hơn vì một mặt, các doanh nghiệp phải đối mặt trực tiếp với sự biến động của thị trường, cùng với sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước, các bạn hàng nước ngoài nên đòi hỏi phải sử dụng vốn sao cho hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh và làm tăng thêm sức cạnh tranh của mình. Mặt khác, để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều tìm mọi cách để tăng cường nguồn vốn, và do vậy sự cạnh tranh cả trên thị trường vốn cũng ngày càng trở nên quyết liệt. Bất kỳ Doanh nghiệp nào khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều kiện cần thiết để quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Do đó việc bảo toàn và sử dụng vốn kinh doanh một cách có hiệu quả được coi là vấn đề cấp thiết, là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý doanh nghiệp. Hay nói cách khác hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó trở thành yếu tố mang tính tất yếu khách quan của mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong điều kiện hiện nay. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn nhằm mục đích nhận thức một cách đúng đắn toàn diện về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa. 1.2 Xác lập và tuyên bố các vấn đề cần nghiên cứu SV: Phạm Như Quỳnh Lớp : QTKDTM - K41A Chuyên đề tốt nghiệp 2 GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên Đối với vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thì một trong những câu hỏi lớn được đặt ra là: vốn kinh doanh của doanh nghiệp là gì, và làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp doanh nghiệp sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Nhận rõ tầm quan trọng của vốn kinh doanh đối với doanh nghiệp, với những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường và khoảng thời gian thực tập tại công ty TNHH Thương mại và Sản Xuất Toàn Thịnh” em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Thương mại và Sản Xuất Toàn Thịnh”. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Để thấy được hiệu quả sử dụng vốn, đề tài đặt ra những mục tiêu cần nghiên cứu sau: - Thực trạng tình hình sử dụng vốn của Công ty. - Thông qua kết quả kinh doanh để thấy được tình hình sử dụng vốn có hiệu quả hay không ? - Một số đề xuất nhằm nâng cao tình hình sử dụng vốn. Quá trình tiếp xúc tại Công ty cho chúng ta cái nhìn tổng quát về Công ty, đánh giá khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, thấy được cách sử dụng vốn của Công ty. Nguồn vốn đó được huy động ra sao, được sử dụng như thế nào trong những năm qua, có mang lại hiệu quả như mong đợi hay không ? Và hiệu quả mang lại cao hay thấp ? Tóm lại, mục tiêu nghiên cứu là tình hình sử dụng vốn tại Công ty. Từ đó, đề ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn trong những năm tiếp theo. SV: Phạm Như Quỳnh Lớp : QTKDTM - K41A Chuyên đề tốt nghiệp 3 GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên 1.4 Phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của đề tài: phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Thương mại và Sản Xuất Toàn Thịnh. Đề tài được thực hiện trên cơ sở khảo sát tại công ty TNHH Thương mại và Sản Xuất Toàn Thịnh Số liệu thể hiện trong đề tài do đơn vị thực tập cung cấp đó là nguồn số liệu về thực tiễn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong 3 năm 2009 – 2011. 1.5 Kết cấu chuyên đề Nội dung chuyên đề bao gồm các phần sau: Chương 1:Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH thương mại và sản xuất Toàn Thịnh Chương 2:Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty TNHH thương mại và sản xuất Toàn Thịnh Chương 3: Định hướng phát triển và các giải pháp đẩy mạnh hoạt động sử dụng vốn kinh doanh trong thời gian tới của Công ty Chuyên đề này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo – PGS.TS. Phan Tố Uyên . Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quí báu đó. SV: Phạm Như Quỳnh Lớp : QTKDTM - K41A Chuyên đề tốt nghiệp 4 GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT TOÀN THỊNH 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH thương mại và sản xuất Toàn Thịnh 1.1.1 Quá trình hình thành Công ty Tên công ty: Công ty TNHH thương mại & sản xuất Toàn Thịnh Công ty TNHH TM & SX Toàn Thịnh tiền thân là Doanh nghiệp tư nhân. Được thành lập vào năm 1987 với chức năng kinh doanh vật tư kim khí. Năm 1994 chuyển thành Công ty TNHH TM & SX Toàn Thịnh chuyên kinh doanh - XNK vật tư kim khí : Ống thép các loại, thép hình các loại, thép tấm và cuộn các loại… Tên giao dịch: Toàn Thịnh Trade company Limited H×nh thøc ph¸p lý : C«ng ty TNHH TM & SX Toàn Thịnh Trụ sở giao dịch : P12D5, tập thể Thành Công, Ba Đình, Hà Nội Quyết định thành lập số 3989/QD-UB của UBND TP Hà Nội và đăng ký kinh doanh số 070982 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 12/5/1994. Vốn điều lệ: 8.825.000.000đ - Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty: + Chuyên kinh doanh – XNK vật tư kim khí: ống thép các loại, thép hình các loại, thép tấm và cuộn các loại… + Đại lý phân phối thép các loại + Ngoài ra công ty còn sản xuất một số loại lưới thép được dập từ thép tấm và kéo giãn SV: Phạm Như Quỳnh Lớp : QTKDTM - K41A Chuyên đề tốt nghiệp 5 GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên + Sản xuất các đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, đồ gia dụng... 1.1.2. Quá trình phát triển của công ty. Trong những năm đầu hoạt động công ty TNHH thương mại & sản xuất Toàn Thịnh gặp rất nhiều khó khăn, nền kinh tế nước ta mới chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì thế, với công ty còn non trẻ như công ty TNHH thương mại & sản xuất Toàn Thịnh sẽ không tránh khỏi những khó khăn và thách thức. Nhưng với sự nỗ lực của ban Giám đốc cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên. Công ty đã phát triển và ngày càng đứng vững hơn trong cơ chế thị trường vô cùng khắc nghiệt đó. Nhưng trong những năm hoạt động kinh doanh công ty TNHH thương mại & sản xuất Toàn Thịnh vẫn luôn hoàn thành tốt mọi nghĩa vụ đối với Nhà nước, trong những năm đầu hoạt động, công ty chuyên kinh doanh – XNK vật tư kim khí, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ cung cấp cho những khách hàng truyền thống trong nước cũng như ngoài nước. Hiện nay công ty TNHH thương mại & sản xuất Toàn Thịnh mở rộng và đầu tư sang nước bạn để khai thác .Với từng bước phát triển và mở rộng thêm thị trường công ty TNHH thương mại & sản xuất Toàn Thịnh quyết tâm sẽ ngày càng vững mạnh hơn trong nền kinh tế thị trường hiện nay cũng như mai sau. Với khẩu hiệu “Chữ Tín ” là sức mạnh. Công ty TNHH thương mại & sản xuất Toàn Thịnh đang vượt qua những khó khăn chung trong nền kinh tế kinh tế thị trường để phát triển, không những giữ vững thị trường trong nước mà còn tăng cường mở rộng thị trường ra bên ngoài. 1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Công ty. Sơ đồ 1 : Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty SV: Phạm Như Quỳnh Lớp : QTKDTM - K41A Chuyên đề tốt nghiệp 6 GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên Hội đồng thành viên Ban kiểm soát Tổng giám đốc Phó giám đốc Phòng tài chính – kế toán Kho và phòng mẫu Phòng kinh doanh Quản trị nhân sự Ghi chú: Phòng xuất nhập khẩu Ban/Phòng dự án Phòng hành chínhtổ chức Quan hệ trực thuộc Quan hệ điều hành Bộ phận dự kiến sẽ tổ chức *Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lý a. Ban giám đốc - Công ty có một giám đốc và phó giám đốc, giám đốc làm nhiệm vụ là người quản lý, điều hành xây dựng chiến lược kinh doanh, định hướng phát triển thực hiện các mối liên hệ với đối tác, giao nhiệm vụ cho các bộ phận SV: Phạm Như Quỳnh Lớp : QTKDTM - K41A Chuyên đề tốt nghiệp 7 GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên theo chức năng, kiểm tra phối hợp thống nhất sự hoạt động của các bộ phân trong công ty - Phó giám đốc tham gia cùng giám đốc trong việc quản lý điều hành, giải quyết các vấn đề mà giám đốc giao phó, đồng thời cũng có quyền chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các phong ban, theo chức năng và nhiệm vụ mà giám đốc giao. - Các phòng ban tuỳ theo chức năng và nhiệm vụ của mình giải quyết công việc một các có hiệu quả nhất theo sự chị đạo của giám đốc và phó giám đốc. Để đảm bảo nâng cao hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí, các phòng ban cần phải tiến hành phối hợp một cách chặt chẽ, tương trợ nhau trong quá trình làm việc. b. Phòng quản lý CBCNV - Phòng quản lý CBCNV có chức năng theo dõi, kiểm tra trực tiếp về mặt ăn ở sinh hoạt, công tác, hàng ngày của CBCNV trong suất quá trình kinh doanh lao động sản xuất, chất lượng dịch vụ tốt. c. Phòng kinh doanh - Phòng kinh doanh có chức năng bố trí phân công lao động giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị, phòng kinh doanh còn có chức năng thu nhận các thông tin thị trường, các chức năng phản hồi của khách hàng trực tiếp sử dụng dịch vụ để phản ánh trực tiếp với ban quản lý nhằm không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng những nhu cầu không ngừng thay đổi của đời sồng. d. Phòng kế toán - Tham mưu cho giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý tài chính, công tác hạch toán kế toán trong toàn công ty theo đúng điều lệ thống kê kế toán, quy chế tài chính và pháp luật của nhà nước. SV: Phạm Như Quỳnh Lớp : QTKDTM - K41A Chuyên đề tốt nghiệp 8 GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên - Tham mưu đề xuất với giám đốc ban hành các quy chế về tài chính phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị, xây dựng các định mực kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí, xác định giá thành đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. - Thường xuyên đánh giá hiệu quả kinh doanh có đề xuất và kiến nghị kịp thời nhằm tạo nên tình hình tài chính tốt nhất cho công ty. - Phản ánh trung thực về tình hình tài chính của công ty và kết hợp các hoạt động khác của công ty. - Định kỳ lập báo cáo theo quy định lập kế hoạch thu chi ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu tố của công ty. - Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty tổ chưc kế hoạch tài chính và quyết định niên độ kế toán hàng năm. - Kiểm tra, kiểm soát việc thu chi, thành toán các khoản nợ, theo dõi tình hình công nợ với khách hàng, tình hình nộp ngân sách của nhà nước. e. Phòng hành chính - tổ chức - Phòng hành chính tổ chức có chức năng tiếp nhận thông tin, truyền tin truyền mệnh lệnh giúp giám đốc công ty trong việc quản lý điều hành đợn vị và trong quan hệ công tác với cấp trên, cấp dưới, khách hang, bố trí phân công lao động, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của đợn vị. - Tham mưu cho giám đốc công ty trong việc trong việc tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức cán bộ gồm : tuyển dụng lao động, phân công điều hành công tác, bổ nhiệm cán bộ, khen thưởng kỷ luật. - Tham mưu cho giám đốc trong việc thực hiện chế độ chính sách cho người lao động như: chế độ tiền lương, nâng lương. Nâng bậc, chế độ bảo hiểm - Quản lý và lưu trữ hồ sơ cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ. SV: Phạm Như Quỳnh Lớp : QTKDTM - K41A Chuyên đề tốt nghiệp 9 GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên - Thực hiện công tác đối nội. đối ngoại tổ chức công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ an ninh trật tự trong cơ qua. - Tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý và điều hành công tác công văn giấy tờ, in ấn tài liệu, quản lý phương tiện trang thiết bị, văn phòng, xe ôtô, trụ sở làm việc và công tác lễ tân của công ty theo đúng quy định của công ty và nhà nước. - Thanh tra kiểm tra mọi hoạt động của đơn vị, ngăn chặn và kiểm tra tài liệu trước khi lưu trữ. 1.3. Cơ cấu nhân sự của Công ty Cơ cấu lao động theo chức năng. Bảng 1 : Số lượng lao động của Công ty Chỉ tiêu 9%1. Lao động gián tiếp: - Ký thuật9 - Quản lý 2. Lao động trực tiếp: - Phân xưởng sản xuất - Kho bãi - Phân xưởng KCS Tổng Số lượng 21 Tỉ trọng 21% 12 12% 79 60 10 9 100 người 79% 60% 10% 9% 100% (Theo nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương) Nhìn vào bảng trên ta thấy với 100 cán bộ công nhân viên của công ty, lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ (21%) trong đó có 9% là lao động quản lý, đây là một bộ máy quản lý đã được tinh giảm, gọn nhẹ, chứng tỏ ban giám đốc chú trọng đến chất lượng lao động hơn là số lượng lao động. Công ty cũng là doanh nghiệp làm việc theo chế độ một thủ trưởng. Vì vậy, cũng hạn chế tối đa được sự chồng chéo trong khâu quản lý trong công ty. SV: Phạm Như Quỳnh Lớp : QTKDTM - K41A Chuyên đề tốt nghiệp 10 GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên Với cơ cấu nhân sự như vậy công ty đã phần nào đáp ứng được nhu cầu sản xuất tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Cơ cấu lao động theo trình độ: Bảng 2 : Cơ cấu lao động theo trình độ Đại và sau Cao đại học 7 8 0 đẳng 0 0 0 bậc 6-7 Công nhân bậc 2-30 0 Công nhân bậc 4-5 Tổng số Tỷ trọng 15 15% Chỉ tiêu lao động Cán bộ quản lý Cán bộ kỹ thuật 0038Công nhân Trung cấp Công nhân kỹ 2 4 0 thuật 0 0 12 0 0 29 0 6 6% 79 79% (Theo nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương) Số lượng lao động quản lý là 9 người, trong đó có 7 người có trình độ đại học, còn lại cán bộ kỹ thuật có trình trung cấp. Như vậy với bộ máy quản lý nhỏ gọn nhưng lại có tỷ trọng cán bộ có trình độ cao chiếm phần lớn nên công việc quản lý của công ty vẫn được tổ chức một cách khoa học và hiệu quả. Trong số cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao, nhưng đó chưa phải là số lượng cán bộ đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty. Công ty cần chú trọng tuyển thêm cán bộ kỹ thuật về các phân xưởng phụ trách trực tiếp quá trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Công ty có số lượng công nhân kỹ thuật bậc cao tương đối lớn, đó là những công nhân đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc, là những công nhân SV: Phạm Như Quỳnh Lớp : QTKDTM - K41A Chuyên đề tốt nghiệp 11 GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên bậc thầy cho các lớp công nhân trẻ mới vào làm, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Nhưng mặt khác số công nhân bậc cao này cũng có những bất ổn cho công ty trong quá trình sản xuất, tuy là những công nhân lành nghề đã quen với nếp sống kỷ luật của công ty nhưng nó cũng khó khăn về sức khoẻ và tuổi tác của công nhân này đã cao, sắp hết tuổi lao động. Nhiều người trong số họ sức khỏe đã giảm đi làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động. Vì vậy công ty cần phải chuẩn bị tuyển người và đào tạo nâng cao tay nghề của các lớp công nhân trẻ, kịp thời thay thế cho các lớp thế hệ trước. 1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây Bảng 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2009 – 2011 Đơn vị: nghìn đồng TT Chỉ tiêu 1 Doanh thu bán hàng Năm 2009 Năm 2010 46.685.240 143.358.48 2 3 4 5 6 7 8 87.860.981 9 Các khoản giảm trừ 0 268.750 Doanh thu thuần 46.685.240 87.592.231 Giá vốn hàng bán 39.563.763 72.993.526 Lợi nhuận trước thuế 2.336.258 5.345.126 Lợi nhuận sau thuế 1.752.194 4.008.845 Vốn kinh doanh 13.562.238 22.586.172 Thu nhập bình quân một người/tháng 1.890 2.050 9 Tỷ suất lợi nhuận (sau thuế)/VKD Năm 2011 580.255 142.778.234 122.032.678 8.281.135 6.210.851 31.885.152 2.115 0,129 0,177 0,195 (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính) Qua bảng phân tích trên ta thấy trong những năm qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn đạt kết quả cao, cụ thể là doanh thu bán hàng của công ty liên tục tăng và tăng với tốc độ cao, doanh thu SV: Phạm Như Quỳnh Lớp : QTKDTM - K41A Chuyên đề tốt nghiệp 12 GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên thuần của năm 2011 tăng 40.906.991 nghìn đồng so với năm 2009 với tốc độ tăng là 88% và sang tới năm 2012 doanh thu vẫn tiếp tục tăng hơn so với năm 2010 là 55.186.003 nghìn đồng với tốc độ tăng 63%. Tiếp đến là chỉ tiêu lợi nhuận của công ty cũng có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây, lợi nhuận của năm 2010 tăng 3.008.868 nghìn đồng với tốc độ tăng là 129% và tới năm 2011 lợi nhuận vẫn tăng cao hơn so với năm 2010 là 2.936.009 nghìn đồng với tốc độ tăng là 55%. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ VKD có xu hướng tăng lên năm sau cao hơn năm trước điều này cho thấy công ty làm ăn có hiệu quả. Bên cạnh đó thu nhập bình quân của người lao động cũng ngày càng được tăng cao chứng tỏ công ty đã chú trọng tới việc cải thiện và nâng cao đời sống vật chất cho người lao động. Để đạt được kết quả như vậy chính là nhờ có đội ngũ cán bộ công ty có trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm, năng động sáng tạo và có tinh thần ý thức trách nhiệm xây dựng doanh nghiệp ngày càng phát triển. CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT TOÀN THỊNH SV: Phạm Như Quỳnh Lớp : QTKDTM - K41A Chuyên đề tốt nghiệp 13 GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên 2.1 Đặc điểm vốn, nguồn vốn kinh doanh tại công ty TNHH Thương mại & sản xuất Toàn Thịnh Trong quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới để có thể thích ứng với tình hình hiện nay. Đi đôi với việc mở rộng phạm vi kinh doanh ngày càng đa dạng và phong phú hơn thì nguồn vốn của công ty cũng ngày càng thay đổi về số lượng và cơ cấu để đáp ứng với nhu cầu kinh doanh. Để có thể đánh giá khả năng tự chủ tài chính của công ty trước hết ta phải nghiên cứu vốn để thấy được sự phân bố tài sản trong doanh nghiệp, tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số tài sản đã hợp lý chưa. Đồng thời khi xem xét nguồn hình thành vốn chúng ta sẽ biết được khoản nào được tích lũy từ hoạt động kinh doanh, khoản nào là do vay nợ. Để có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của công ty và có thể đánh giá đúng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ta đi phân tích một số chỉ tiêu cơ bản của công ty. Dựa vào các báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh rút ra các số liệu phân tích. Việc nghiên cứu kết cấu vốn và nguồn hình thành có thể đưa ra các biện pháp nhằm sử dụng vốn hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. SV: Phạm Như Quỳnh Lớp : QTKDTM - K41A Chuyên đề tốt nghiệp 14 GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên Bảng 4: Kết cấu vốn và nguồn vốn công ty ĐVT: nghìn đồng Năm 2009 TT Chỉ tiêu 1 Tổng VKD 2 VCĐ Năm 2011 Năm 2010 Số tiền TT % 13.562.238 100 3.933.049 29 Số tiền TT % 22.586.172 100 7.227.575 32 So sánh 10/09 So sánh 11/10 Số tiền Số tiền TT TL Số tiền % 31.885.152 100 9.023.934 % 67 9.298.980 13.072.912 3.294.526 84 41 TL % 41 81 5.8 45. 3 VLĐ 9.629.189 4 Tổng NV 5 Nợ phải trả 5.018.028 6 Nợ ngắn hạn 7 8 Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu 71 13.562.238 100 15.358.597 68 18.812.240 59 337 5.729.408 60 3.453.643 22 22.586.172 100 31.885.152 100 9.023.934 67 9.298.980 41 37 10.163.777 18.174.537 5.145.749 103 8.010.760 79 4.475.538 33 9.034.469 40 14.986.022 47 4.558.931 102 5.951.553 66 542.490 8.544.210 4 63 1.129.308 12.422.395 5 55 10 43 45 3.188.515 13.710.615 57 586.818 108 2.059.207 182 3.878.185 45 1.288.220 10 (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính) SV: Phạm Như Quỳnh Lớp : QTKDTM - K41A Chuyên đề tốt nghiệp SV: Phạm Như Quỳnh 15 GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên Lớp : QTKDTM - K41A Chuyên đề tốt nghiệp 16 GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên Qua bảng phân tích số liệu ta thấy vốn kinh doanh của công ty có xu hướng ngày càng tăng từ năm 2009 – 2011 cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Vốn kinh doanh của công ty năm 2010 tăng 9.023.934 nghìn đồng so với năm 2009 với tốc độ tăng là 67% và năm 2009 tăng 9.298.980 nghìn đồng so với năm 2010 với tốc độ tăng là 41% điều này cho thấy lượng vốn tăng lên rất nhiều so với ban đầu. Trong tổng vốn kinh doanh của công ty thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn hơn so với vốn cố định. Điều này hoàn toàn phù với một doanh nghiệp thương mại luôn cần nhiều vốn để quay vòng kinh doanh. Cụ thể : lượng vốn lưu động tăng cao qua các năm, cụ thể năm 2010 tăng 5.729.408 nghìn đồng so với năm 2009 với tốc độ tăng là 60% và năm 2011 tăng 3.453.643 nghìn đồng với tốc độ tăng là 22% so với năm 2010. Điều này hoàn toàn hợp lý vì vốn lưu động tăng lên giúp công ty có khả năng quay vòng vốn nhanh hơn để mở rộng kinh doanh. Lượng vốn lưu động tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh là tương đối lớn làm tăng quy mô và phạm vi hoạt động của công ty, tuy nhiên trong những năm gần đây lượng vốn lưu động lại đang có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong tổng vốn kinh doanh, công ty cần xem xét để phân bổ lại vốn kinh doanh sao cho có đủ lượng vốn lưu động để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được lâu dài, với số vốn như vậy công ty đã đề ra kế hoạch quản lý tài chính sao cho phù hợp, tránh được hao hụt thất thoát vốn. Kế hoạch tài chính cần dựa trên cơ sở kế hoạch luân chuyển hàng hóa, dự trữ và tiêu thụ. Trên cơ sở này thì công ty sẽ xác định được doanh số, chi phí, lợi tức. Căn cứ vào bảng số liệu ta thấy trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp thì tỷ trọng vốn chủ sở hữu ngày càng giảm và tỷ trọng vốn vay ngày càng tăng. Cụ thể: vốn chủ sở hữu năm 2009 chiếm 63%, năm 2010 chiếm SV: Phạm Như Quỳnh Lớp : QTKDTM - K41A Chuyên đề tốt nghiệp 17 GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên 55%, nhưng sang năm 2011 vốn chủ sở hữu giảm xuống chỉ còn 43%, đồng thời nguồn vốn vay lại có xu hướng tăng lên. Điều này cho thấy năm 2011 công ty chưa tự chủ được trong hoạt động tài chính mà còn phụ thuộc vào nhiều nguồn tài trợ khác so với 2 năm trước đó và cho thấy khả năng thanh toán nợ có xu hướng giảm. Để thấy rõ sự biến động trên ta đi sâu xem xét chi tiết các khoản mục trong vốn lưu động và vốn cố định. 2.2 Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH Thương mại & sản xuất Toàn Thịnh 2.2.1 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Vốn cố định là một phần của vốn kinh doanh để tạo nên nguồn vốn của doanh nghiêp. Nó chính là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định có vai trò quan trọng việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, nó cho phép giảm tỷ suất chi phí lưu thông và tăng lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. Qua phân tích trên ta thấy vốn cố định của Công ty chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng nguồn vốn, nhưng để đánh giá chính xác được hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty tốt hay xấu ta phải phân tích các chỉ tiêu sau. 2.2.1.1. Tình hình sử dụng vốn cố định của công ty Vốn cố định được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, tùy theo đặc điểm kinh doanh của các doanh nghiệp mà trang bị cho các bộ phận kinh doanh là khác nhau. Ta hãy nghiên cứu tình hình sử dụng vốn cố định thông qua tài sản cố định của công ty để thấy được những nguyên nhân tác động tích cực hay tiêu cực đến tài sản cố định của công ty. SV: Phạm Như Quỳnh Lớp : QTKDTM - K41A Chuyên đề tốt nghiệp 18 GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên Bảng 5: Cơ cấu tài sản cố định của công ty ĐVT: nghìn đồng TT Chỉ tiêu Năm Năm 2009 2010 Năm 2011 So sánh 10/09 Số tiền TL So sánh 11/10 Số tiền TL % % Nhà cửa 1 vật kiến 1.982.556 3.117.258 3.786.239 57 668.981 21 2.091.50 11 5.082.80 129 7 3 0 256.136 68.317 72 93.556 58 13.072.91 3.294.52 84 5.845.33 81 trúc Máy 2 móc 2 1.856.230 3.947.737 9.030.537 thiết bị CCDC 3 quản lý Cộng 1.134.70 94.263 162.580 3.933.049 7.227.575 2 6 7 (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính) Tài sản cố định của công ty, đây là khoản mục chiếm đáng kể trong tổng vốn cố định, nhưng so với tổng vốn cũng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ và có sự biến động qua các năm, bởi vì vốn cố định của công ty chiếm tỷ lệ thấp trong tổng vốn, bên cạnh đó công ty cũng ít mua sắm mới tài sản cố định có giá trị lớn. Nhìn chung tài sản cố định của công ty có xu hướng tăng lên, năm 2010 tăng 3.294.526 nghìn đồng với tốc độ tăng là 84%, và năm 2011 tài sản cố định tăng là 5.845.337 nghìn đồng với tốc độ tăng là 81%. Trong năm các tài sản như nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ quản lý đều tăng SV: Phạm Như Quỳnh Lớp : QTKDTM - K41A Chuyên đề tốt nghiệp 19 GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên lên. Điều này cho thấy công ty đã chú trọng đến việc đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Trên thực tế tài sản cố định tăng được đánh giá là tích cực, cho thấy công ty có chú ý nâng cấp, thay thế nhằm giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh được ổn định và tạo được tâm lý an tâm sản xuất cho cán bộ công nhân viên. Thế nhưng, tài sản cố định tăng cũng chưa chắc tốt, và giảm xuống cũng không hẳn là xấu. Do đó cần phải xem xét sự tăng lên này có được sử dụng đúng mục đích hay không, những tài sản được cắt giảm là những tài sản làm tiêu tốn nhiều chi phí hay khả năng phục vụ kém chăng? Những thắc mắc này sẽ được làm rõ trong phần phân tích về tình hình tài sản cố định và ở đó mức độ phục vụ của tài sản cố định hiện tại như thế nào cũng sẽ được phản ánh. 2.2.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định Là một doanh nghiệp thương mại nên phần vốn cố định chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn kinh doanh nhưng không vì thế mà tầm quan trọng của nó là không đáng kể, ngược lại việc sử dụng tốt nguồn vốn cố định sẽ giúp công ty đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đi sâu phân tích chúng ta sẽ hiểu rõ hơn vấn đề này. SV: Phạm Như Quỳnh Lớp : QTKDTM - K41A Chuyên đề tốt nghiệp 20 GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên Bảng6: Hiệu quả sử dụng vốn cố định ĐVT: nghìn đồng T Chỉ tiêu T 1 Năm Năm 2009 2010 Doanh thu 46.685.24 142.778.2 thuần 2 3 So sánh 10/09 So sánh 11/10 T Số tiền T Năm 2011 Số tiền L L Lợi nhuận VCĐ bq 0 .1 87.592.23 86 1 .0 2.336.258 5.345.126 3.933.049 7.227.575 Hệ số phục 11,87 12,12 5 vụ VCĐ Hàm 0,084 0,083 lượng 6 1 34 4 VCĐ Doanh lợi 40.906.99 % 88 55 % 63 8.281.135 03 1.028.45 96 896.128 43 13.072.91 4 3.294.52 84 5.845.33 81 2 10,92 6 7 0,092 0,594 0,740 0,633 VCĐ (Nguồn : Phòng kế toán – tài chính) Công thức tính: Hệ số phục vụ VCĐ = Doanh thu thuần / VCĐ bình quân Hàm lượng VCĐ = VCĐ bình quân / Doanh thu thuần Doanh lợi VCĐ = Lợi nhuận / VCĐ bình quân Qua bảng tính toán trên ta có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty TNHH Thương mại & sản xuất Toàn Thịnh đang có xu hướng giảm. Cụ thể: SV: Phạm Như Quỳnh Lớp : QTKDTM - K41A
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng