Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao hiệu qủa sản xuất bưởi tân triều tại huyện vĩnh cửu, tỉnh đồn...

Tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu qủa sản xuất bưởi tân triều tại huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai

.PDF
76
1
124

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI NGUYỄN ĐỨC NAM GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT BƯỞI TÂN TRIỀU TẠI HUYỆN VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8310110 Đồng Nai, năm 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI NGUYỄN ĐỨC NAM GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT BƯỞI TÂN TRIỀU TẠI HUYỆN VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8310110 Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thịnh Trường Đồng Nai, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi, các kết quả này chưa được công bố ở công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Đồng Nai, ngày..... tháng..... năm 2019 Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Đức Nam i LỜI CẢM ƠN Được học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai là niềm vinh dự của tôi. Trong quá trình học tập tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Quý thầy cô, sự quan tâm từ Phòng Sau đại học đã giúp đỡ tôi hoàn thành quá trình học tập của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS.Vũ Thịnh Trường. Thầy đã nhiệt tình tận tâm chỉ bảo và hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành bài luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Cửu, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vĩnh Cửu, bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã giúp đỡ tôi cung cấp các thông tin và hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập số liệu và dữ liệu để hoàn thành bài luận văn này. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn. Trân trọng! Học viên Nguyễn Đức Nam ii TÓM TẮT Bưởi Tân Triều được xác định là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Đồng Nai, được trồng chủ yếu ở huyện Vĩnh Cửu. Trong nhiều năm qua, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện nhiều chính sách khuyến nông nhằm phát triển sản xuất sản phẩm này. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đo lường và kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố thuộc chính sách khuyến nông lên hiệu sản xuất của các nông hộ trồng Bưởi Tân Triều. Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA) kết hợp mô hình hồi quy Tobit được sử dụng để phân tích dữ liệu gồm 180 mẫu nghiên cứu cho hai năm 2017 và 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, các nông hộ có hiệu quả sản xuất đo bằng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả chi phí lần lượt là 83%, 63%, 52%. Các nhân tố tác động dương có ý nghĩa thống kê lên hiệu quả kỹ thuật trong cả hai năm đó là: Kinh nghiệm trồng bưởi Tân Triều, Tập huấn, Tham gia Hợp tác xã. Yếu tố Tín dụng ảnh hưởng âm đến Hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trong năm 2017. Cuối cùng, việc thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn VietGAP chưa được chú trọng và kết quả kiểm định cũng chỉ ra yếu tố này không làm ảnh hưởng đến Hiệu quả kỹ thuật một cách có ý nghĩa thống kê. Từ đây, một số hàm ý chính sách được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các chính sách khuyến nông của địa phương. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii TÓM TẮT ............................................................................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 3 3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 3 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4 6. Kết cấu của luận văn ................................................................................................. 5 Chương 1: 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 6 Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất ........................................................................ 6 1.1.1. Định nghĩa và phân loại hiệu quả ................................................................... 6 1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp .............. 8 1.1.3. Phương pháp đo lường hiệu quả ................................................................... 11 1.1.4. Một số nghiên cứu về hiệu quả sản xuất các sản phẩm ăn trái trong nông nghiệp tại Việt Nam ................................................................................................... 17 1.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 19 1.2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ..................................................................... 19 1.2.2. Mô hình đo lường hiệu quả sản xuất ............................................................ 25 1.2.3. Mô hình kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất Bưởi Tân Triều ...................................................................................................................... 26 1.2.4. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 27 1.2.4.1. Khung chọn mẫu ........................................................................................... 27 v 1.2.4.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu .............................................................. 27 1.2.4.3. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 28 1.2.4.4. Dữ liệu và phương pháp điều tra khảo sát .................................................... 30 Chương 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT BƯỞI TÂN TRIỀU TẠI HUYỆN VĨNH CỬU .................................................................................................... 32 2.1. Thực trạng hoạt động sản xuất Bưởi Tân Triều tại huyện Vĩnh Cửu từ 2017 – 2019 ....................................................................................................................................... 32 2.1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ Bưởi Tân Triều ................................................ 32 2.1.2. Thực trạng triển khai các chính sách phát triển sản xuất Bưởi Tân Triều ... 35 2.2. Thực trạng sản xuất Bưởi Tân Triều của các nông hộ điều tra ........................... 40 2.3. Phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả chi phí các nông hộ điều tra ........................................................................................................................... 43 2.4. Kết quả kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật Bưởi Tân Triều ............................................................................................................................. 45 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT BƯỞI TÂN TRIỀU, HUYỆN VĨNH CỬU .................................................................................................... 49 3.1. Quan điểm, định hướng phát triển cây ăn quả của tỉnh Đồng Nai và huyện Vĩnh Cửu ............................................................................................................................. 49 3.1.1. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Cửu giai đoạn 2015 – 2020 … 49 3.1.2. Định hướng chung phát triển cây ăn quả ...................................................... 49 3.1.3. Giải pháp phát triển cây ăn quả bền vững .................................................... 51 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất Bưởi Tân Triều trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu ............................................................................................................................. 52 3.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách phát triển sản xuất hoạt động sản xuất ........ 52 3.2.2. Nhóm chính sách liên quan đến khâu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ........ 54 PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 59 PHỤ LỤC ................................................................................................................... vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BC: Báo cáo BVTV: Bảo vệ thực vật CĐLL: Cánh đồng lúa lớn ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long GlobalGAP: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn toàn cầu KHKT: Khoa học kỹ thuật PCCCR và QLBVR: Phòng cháy chữa cháy rừng và Quản lý bảo vệ rừng QĐ: Quyết định UBND: Ủy ban nhân dân VietGAP: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ................................ 26 Bảng 1.2: Số lượng mẫu thu thập từng xã dự kiến ........................................................ 28 Bảng 2.1: Tổng diện tích trồng bưởi tại Vĩnh Cửu từ năm 2017-2019 ......................... 34 Bảng 2.2: Phân bố nông hộ điều tra theo xã .................................................................. 40 Bảng 2.3: Đặc điểm nông hộ trồng bưởi Tân Triều ...................................................... 41 Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất của các nông hộ điều tra ........................... 42 Bảng 2.5: Kết quả phân tích hiệu quả kỹ thuật ............................................................. 43 Bảng 2.6: Phân bố các nông hộ điều tra theo mức độ hiệu quả kỹ thuật ...................... 44 Bảng 2.7: Phân bố các nông hộ điều tra theo hiệu quả chi phí ..................................... 44 Bảng 2.8: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu ............................................................ 45 Bảng 2.9: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy Tobit ................................................... 46 vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Đường sản xuất biên ngẫu nhiên ................................................................... 13 Hình 1.2: Đo lường hiệu quả theo mô hình phương pháp DEA ................................... 15 Hình 1.3: Biểu đồ cơ cấu cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu .................. 23 viii PHẦN MỞ ĐẦU Nội dung của Phần mở đầu, tác giả làm rõ lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu và vấn đề cần nghiên cứu. Từ đó, tiếp tục xác định mục tiêu nghiên cứu và những câu hỏi nghiên cứu cần trả lời. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu cũng được xác định rõ để đảm bảo tính khả thi của nghiên cứu. Cuối cùng, tác giả trình bày tóm tắt phương pháp nghiên cứu chính sử dụng trong nghiên cứu này và giới thiệu kết cấu của luận văn. 1. Lý do chọn đề tài Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định, nó biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và toàn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế đó. Trong nông nghiệp, đối tượng sản xuất chủ yếu là cây trồng, vật nuôi, việc đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế trong sản xuất là cơ sở để các đơn vị thực hiện các biện pháp canh tác hợp lý, lựa chọn các giống cây trồng, quy trình kỹ thuật phù hợp với đặc điểm tự nhiên của vùng, đồng thời đề ra được các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm phát huy, nâng cao hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp. Vì vậy, hiệu quả kinh tế được xem trọng và được đánh giá một cách thường xuyên và đây được xem là cơ sở quan trọng để ra quyết định cho mọi hoạt động trong quá trình sản xuất. Để đánh giá hiệu quả trong sản xuất trong nông nghiệp, trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp; đối với cây công nghiệp (cây mía – Lê Đình Hải và Lê Ngọc Diệp (2016)); đối với cây lương thực (cây lúa – Nguyễn Phú Sơn; Lê Bửu Minh Quân; Phan Huyền Trang (2017)); đối với cây ăn quả (cây xoài – Hà Thị Ngọc Châu và Trần Thị Thu Hà (2016); cây cam – Trần Thụy Ái Đông, Quan Minh Nhựt và Thạch Kim Khánh (2017); cây thanh long – Trần Thị Thu Hà, Nguyễn Ngọc Phụng (2017); cây dưa hấu – Đoàn Hoài Nhân; Đỗ Văn Xê (2016))... Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã đánh giá được thực trạng, tổng thể các nội dung nghiên cứu về hiệu quả sản xuất, hiệu quả chi phí trong sản xuất nông nghiệp đối với từng loại cây trồng cụ thể trên từng địa bàn nghiên cứu, đã đề ra các chính sách tác 1 động, thúc đẩy phát triển sản xuất để nâng cao hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả chi phí trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu đánh giá cụ thể về hiệu quả sản xuất Bưởi Tân Triều trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu. Bưởi Tân Triều là loại trái cây đặc sản và nổi tiếng vùng Đông Nam Bộ, có giá trị kinh tế cao, đã được khẳng định chất lượng qua các Hội thị trái cây ngon Vùng Nam Bộ và đã được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý Bưởi Tân Triều vào năm 2012 (Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 2837/QĐ-SHTT ngày 14/11/2012 về việc cấp Giấy số 00031). Tuy nhiên, hoạt động trồng bưởi thời gian qua chưa thật sự mang lại hiệu quả kinh tế như mong đợi, chưa khai thác được lợi thế, thế mạnh chỉ dẫn địa lý Bưởi Tân Triều. Nông dân đã được thụ hưởng nhiều chính sách hỗ trợ về khuyến nông, tập huấn khoa học kỹ thuật, tham quan học tập mô hình ứng dụng tiến bộ KHKT, được hỗ trợ ứng dụng hệ thống tưới nước và bón phân qua đường ống, tuy nhiên hiện nay các nông hộ trồng bưởi trên địa bàn huyện đang phải đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sản xuất gia tăng do thiếu hụt nguồn lao động trẻ; thị trường đầu ra thiếu ổn định, chưa xây dựng được chuỗi liên kết trong sản xuất từ khâu tổ chức đầu vào sản xuất đến khâu đầu ra tiêu thụ nông sản. Chưa có báo cáo hay nghiên cứu về hiệu quả sản xuất sau khi các nông hộ được hưởng lợi từ các chính sách khuyến nông. Một trong các nguyên nhân của vấn đề này là do tập quán sản xuất theo kinh nghiệm cũng như nguồn lực đầu tư trồng bưởi theo quy trình kỹ thuật cao, theo quy trình chung chưa được thực hiện đồng bộ. Phần lớn nông hộ đã được tham dự các lớp tập huấn, học tập, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất tuy nhiên khả năng áp dụng trong thực tế của các nông hộ chưa đồng bộ; nông hộ chưa thực sự quan tâm đến tính hiệu quả đầu tư trong quá trình sản xuất, chi phí sản xuất biến động lớn do chi phí sản xuất đầu vào biến động lớn; trong 05 năm qua, mặc dù năng suất bình quân/ha có tăng nhưng không đồng đều, ổn định giữa các nông hộ, chất lượng, giá bưởi không ổn định và chưa tương xứng với thương hiệu Bưởi Tân Triều. Mặt khác, phương thức sản xuất của hộ trồng bưởi còn nhỏ lẻ, thủ công, việc ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất còn hạn chế; Việc trồng, chăm sóc cây bưởi không thống nhất theo quy trình chung đồng thời chưa quan tâm đến hiệu quả đầu tư trong quá trình sản xuất đã ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng bưởi giữa các nông hộ trồng bưởi. Chính vì thế, cần có sự đánh giá đúng thực trạng để thấy rõ được những vấn đề 2 còn tồn tại, từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nhằm gia tăng lợi ích cho người nông dân trồng bưởi cũng như ngành nông nghiệp huyện Vĩnh Cửu. Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất Bưởi Tân Triều tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai". 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất của các nông hộ trồng Bưởi Tân Triều trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu; từ đó đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất Bưởi Tân Triều. - Mục tiêu cụ thể: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất trong sản xuất nông nghiệp. + Phân tích và đánh giá thực trạng sản xuất Bưởi Tân Triều của các nông hộ trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai + Đo lường và xác định mức độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả sản xuất Bưởi Tân Triều các nông hộ trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. + Đề xuất các hàm ý chính sách và giải pháp nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất Bưởi Tân Triều tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Câu hỏi nghiên cứu 1: Thực trạng sản xuất Bưởi Tân Triều của các nông hộ trên địa bản huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai ra sao? Trong thời gian qua, Nhà nước, chính quyền địa phương có các chính sách nào để phát triển sản xuất Bưởi Tân Triều? Các chính sách này có phát huy hiệu quả hay không? - Câu hỏi nghiên cứu 2: Hiệu quả sản xuất Bưởi Tân Triều của các nông hộ đang ở mức độ nào? Nhân tố nào và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ra sao đến hiệu quả sản xuất của các nông hộ? - Câu hỏi nghiên cứu 3: Những hàm ý chính sách hay những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sản xuất Bưởi Tân Triều của các nông hộ trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai? 3 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Nghiên cứu này thực hiện việc điều tra hiệu quả sản xuất Bưởi Tân Triều ở các xã Bình Hòa, Tân Bình, Bình Lợi, Thiện Tân, Tân An của huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. + Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2015 – 2018. Số liệu sơ cấp về tình hình sản xuất năm 2017 và 2018. - Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sản xuất Bưởi Tân Triều của các nông hộ trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. 5. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ các mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp thu thập số liệu để hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất trong sản xuất nông nghiệp: Phương pháp thu thập số liệu từ các nguồn dữ liệu thứ cấp, các hệ thống tài liệu kinh tế nông nghiệp, số liệu từ các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý nhà nước liên quan trên địa bàn nghiên cứu. - Phương pháp thống kê mô tả để phân tích và đánh giá thực trạng sản xuất Bưởi Tân Triều của các nông hộ trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai: Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp liên quan đến thu thập thông tin nhằm tiến hành mô tả mẫu điều tra, những đặc điểm của nông hộ điều tra, tình hình sản xuất bưởi của các nông hộ, giải thích các số liệu, mô tả hiện trạng sản xuất bưởi của các nông hộ tham gia sản xuất bao gồm: giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn, tần số xuất hiện của các đối tượng trong nghiên cứu. Để qua đó có thể thấy được hiệu quả sản xuất trong sản xuất bưởi tại 05 xã trong vùng chỉ dẫn địa lý Bưởi Tân Triều. - Phương pháp Màng bao dữ liệu để đo lường và xác định mức độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả sản xuất Bưởi Tân Triều các nông hộ trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai: Với các chỉ tiêu về hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả chi phí được ứng dụng. - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia để đề xuất các hàm ý chính sách và giải pháp nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất Bưởi Tân Triều tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai: 4 Dựa vào sự hiểu biết kinh nghiệm của nông hộ sản xuất giỏi, các cán bộ phụ trách kỹ thuật, tham khảo ý kiến của các phòng chức năng liên quan, các nhà lãnh đạo quản lý, các nhà khoa học về đánh giá, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế cho trái Bưởi Tân Triều, phát huy hiệu quả sử dụng chỉ dẫn địa lý Bưởi Tân Triều. 6. Kết cấu của luận văn Bài luận văn được kết cấu bao gồm những phần sau: Phần Mở đầu. Chương 1: Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu Chương 2: Thực trạng hiệu quả sản xuất bưởi tân triều tại huyện Vĩnh Cửu Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất Bưởi Tân Triều Phần Kết luận 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nội dung chương đầu tiên của luận văn gồm hai phần. Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất, các phương pháp đo lường và lược khảo các nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Hai là, tác giả xây dựng phương pháp nghiên cứu để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất 1.1.1. Định nghĩa và phân loại hiệu quả Hiệu quả (efficiency) là mối quan hệ giữa các đầu vào nhân tố khan hiếm và sản lượng hàng hóa và dịch vụ. Mối quan hệ này có thể tính bằng hiện vật (hiệu quả kỹ thuật) hoặc giá trị (hiệu quả kinh tế). Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công thức biểu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau: H = K/C Trong đó: Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó. K là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó. C là chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm như thế hoàn toàn có thể tính 6 toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng. Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định. Hiệu quả kỹ thuật (Technical efficiency): Theo Farrell (1957), hiệu quả kỹ thuật là khả năng tạo ra mức sản lượng cao nhất tại một mức sử dụng đầu vào và công nghệ hiện có của một hộ sản xuất Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào với nhau và giữa các sản phẩm khi nông dân ra quyết định sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, kỹ năng của người sản xuất cũng như môi trường xã hội khác mà trong đó kỹ thuật được áp dụng. Gồm hai loại là hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu vào và hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu ra: - Hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu vào là sử dụng các loại đầu vào ở mức tối thiểu để sản xuất ra một đầu ra cố định. - Hiệu quả kỹ thuật đầu ra là tối đa hóa mức đầu ra với mức đầu vào cố định cho trước. Khái niệm hiệu quả kỹ thuật được dựa trên mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Hiệu quả kỹ thuật đạt được khi nó là giao điểm giữa đường giới hạn khả năng sản xuất với đường thẳng thể hiện công nghệ sản xuất hiệu quả không đổi theo quy mô. Theo Koopman( 1995): “Một nhà sản xuất được xem là có hiệu quả kỹ thuật nếu một sự gia tăng trong bất kì đầu ra đòi hỏi một sự giảm xuống của ít nhất một đầu ra khác hoặc một sự gia tăng của ít nhất một đầu vào”. Ngoài ra, hiệu quả kỹ thuật còn bằng tỉ số giữa năng suất thực tế và năng suất tối đa có thể đạt được trong điều kiện kỹ thuật và đầu vào hiện tại. Theo Farrell (1957) việc đo lường hiệu quả kỹ thuật có thể được bằng cách sử dụng đầu vào và đầu ra mà không cần quan tâm đến giá của đầu vào và đầu ra. Với giả định một hàm sản xuất dạng Cobb- Douglas, (Aigner và Chu (1968)) đã sử dụng phương pháp tiếp cận tham số để xác định sự đóng góp của từng nhân tố đầu vào trong quá trình 7 sản xuất. Tuy vậy một điều hết sức quan trọng là phải xác định được cách phân phối của sai số trong cách tiếp cận này. Một trong những hạn chế của cách tiếp cận biên là giả định rằng ngành sản xuất sử dụng cùng một loại công nghệ và cùng đường biên sản xuất. Vì thế, sự khác biệt trong sản xuất có thể là do con người trong quản ý hoặc do sự khác biệt về công nghệ. Hiệu quả chi phí (Allocative effficiency) Hiệu quả sử dụng chi phí hay còn gọi là hiệu quả kinh tế tổng hợp của nông hộ được tính toán trên cơ sở tổng hợp hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối nguồn lực. 1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp Để đẩy mạnh sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, chúng ta cần xác định được những nhân tố nào có ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp để đề ra phương hướng và những giải pháp hiệu quả nhất để phát triển nông nghiệp. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp như sau: - Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên – khí hậu Trong các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên, yếu tố đầu tiên phải kể đến đó là điều kiện đất đai. Các tiêu thức của đất đai cần được phân tích, đánh giá về mức độ thuận lợi hay khó khăn cho sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp là: Tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp; đặc điểm về chất đất (nguồn gốc đất, hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong đất, khả năng mà cây trồng các loại có thể sử dụng các chất dinh dưỡng đó, độ PH của đất...); đặc điểm về địa hình, về cao độ của đất đai. Điểm cơ bản cần lưu ý khi đánh giá mức độ thuận lợi hay khó khăn của đất đai là phải gắn với từng loại cây trồng cụ thể. Rất có thể một đặc điểm nào đó của đất đai là khó khăn cho phát triển loại cây trồng này, nhưng lại là thuận lợi cho phát triển loại cây khác. Đồng thời cũng cần xem xét trong từng thời vụ cụ thể trong năm về ảnh hưởng của đất đai đối với sản xuất một loại cây trồng cụ thể. Đối với sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, đất đai tuy thường được xem xét trước, nhưng mức độ ảnh hưởng của nó đến sản xuất hàng hoá không mang tính quyết định bằng điều kiện khí hậu. Những thông số cơ bản của khí hậu như: Nhiệt độ bình quân hàng năm, hàng tháng; lượng mưa hàng năm, hàng tháng; độ ẩm không khí; thời gian chiếu sáng, cường độ chiếu sáng; chế độ gió; những hiện tượng đặc biệt của khí hậu như sương muối, mưa đá, tuyết rơi, sương mù... đều phải được phân tích, đánh giá về mức độ ảnh hưởng đến phát triển của từng loại cây trồng cụ thể. 8 Ngoài đất đai và khí hậu, nguồn nước cũng cần được xem xét. Nguồn nước bao gồm cả nước mặt và nước ngầm, hoặc khả năng đưa nước từ nơi khác đến vùng sản xuất mà chúng ta đang xem xét. Tóm lại, các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên được xem như cơ sở tự nhiên của phân công lao động trong nông nghiệp. Đa phần những chuyên môn hoá theo vùng trong nông nghiệp cho đến thời đại ngày nay, đều xuất phát từ sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, trong đó chủ yếu xuất phát từ sự khác biệt về khí hậu và nguồn nước. Chính vì vậy, đối với phát triển nông nghiệp, đòi hỏi phải nghiên cứu tạo ra những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng. Mặt khác, sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa các vùng lãnh thổ đã hình thành nên các vùng cây con đặc sản có lợi thế cạnh tranh rất cao. Đây cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển nền nông nghiệp, cần phải nghiên cứu để tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp. - Nhóm yếu tố về điều kiện và kỹ thuật sản xuất của hộ Hiện nay, các chủ thể trong sản xuất nông nghiệp là các doanh nghiệp và phần đông là các hộ nông dân. Một thực trạng là điều kiện sản xuất của các chủ thể, nhất là các hộ nông dân còn yếu. Tiến hành sản xuất, kinh doanh trong điều kiện mới, các chủ thể sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về vốn, công nghệ, thị trường… Về điều kiện sản xuất của chủ hộ được xem xét qua nhiều yếu tố về quy mô canh tác, nguồn vốn, lực lượng lao động, khoa học – công nghệ…những yếu tố trên tác động quan trọng đến công tác tổ chức sản xuất của nông hộ. Việc đẩy mạnh công tác tập huấn kỹ thuật canh tác, hội thảo đánh giá các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả; hỗ trợ ứng dụng cơ giới hóa, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp giúp nông dân nâng cao kiến thức, kỹ năng, khả năng ứng dụng kỹ thuật cao trong sản xuất góp phần trong nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp cho nông dân. Để sản xuất nông nghiệp phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, nhà nước cần phải tiếp tục hỗ trợ cho người nông dân trên nhiều lĩnh vực nhằm phát huy hết vai trò chủ thể của nông dân và khả năng làm chủ khoa học – công nghệ, kỹ thuật canh tác trong sản xuất nông nghiệp. 9 - Nhóm yếu tố về thị trường Do sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp có mục đích chính là sản xuất ra nông sản hàng hoá, nên điều kiện về thị trường giữ vị trí quyết định đến sự tồn tại và phát triển của người sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp. Thị trường vừa là điều kiện, vừa là môi trường của kinh tế hàng hóa; nó thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa, khối lượng nông sản hàng hóa tiêu thụ trên thị trường, nó điều tiết (thúc đẩy hoặc hạn chế) quan hệ kinh tế của cả người quản lý, nhà sản xuất và người tiêu dùng thông qua tín hiệu giá cả thị trường. Thông qua sự vận động của giá cả, thị trường có tác dụng định hướng cho người sản xuất điều chỉnh quy mô sản xuất, thay đổi mặt hàng, thay đổi kỹ thuật sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Thị trường ngày càng phát triển sẽ góp phần làm cho sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú. Thị trường cũng lựa chọn, đòi hỏi cao về số lượng và chất lượng, phong phú về chủng loại nông sản hàng hóa. Việc xây dựng thị trường đầu ra cho nông nghiệp hàng hóa là cơ sở để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Trong nền sản xuất hàng hóa, sản phẩm sản xuất ra là nhằm để bán và trao đổi trên thị trường. Do vậy, điều kiện cơ bản để các chủ thể kinh tế trong nông nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh của mình là phải xác định được thị trường đầu ra, tìm kiếm được khách hàng và lựa chọn được phương thức tiêu thụ sản phẩm. Thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp rất đa dạng và phong phú, đó có thể là các doanh nghiệp công nghiệp (các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản), các doanh nghiệp thương mại (các nhà bán buôn, bán lẻ, các đại lý...) và những người tiêu dùng, nông lâm sản thông qua các chợ, các đại lý tiêu thụ, các cơ sở chế biến công nghiệp tiêu thụ ở thị trường các tỉnh lân cận và nước ngoài thông qua các nhà xuất khẩu các hợp đồng kinh tế, khả năng khai thác và mở rộng thị trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp là nhân tố hết sức quan trọng quyết định quy mô và trình độ phát triển nông nghiệp hàng hóa. - Nhóm yếu tố vĩ mô Chính sách kinh tế vĩ mô có ý nghĩa tạo ra môi trường kinh doanh để hình thành nền nông nghiệp hàng hóa. Vì thế, nếu chính sách đúng đắn, thích hợp nó sẽ phát huy được tính năng động của các chủ thể sản xuất - kinh doanh, khai thác tốt nhất mọi tiềm năng thế mạnh của đất nước, thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp hàng hóa; ngược lại nếu các chính sách kinh tế vĩ mô của không đúng đắn, không thích hợp nó sẽ trở thành 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất