Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại yên bái gi...

Tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại yên bái giai đoạn 2012 - 2020

.PDF
214
1290
88

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ––––––––––––––––– BÙI NỮ HOÀNG ANH GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2012 - 2020 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN, 2013 i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ––––––––––––––––– BÙI NỮ HOÀNG ANH GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2012 - 2020 Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp Mã số: 62 62 01 15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.TRẦN CHÍ THIỆN THÁI NGUYÊN, 2013 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu sơ cấp và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả iii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Đại học Thái Nguyên, Ban Đào tạo Sau Đại học, Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, các Thầy Cô giáo Khoa Kinh tế thuộc trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Phó Giáo sư - Tiến sĩ Trần Chí Thiện, người Thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian và định hướng và chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Yên Bái, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái, Chi cục Thống kê tỉnh Yên Bái, Uỷ ban nhân dân huyện Yên Bình, Uỷ Ban nhân dân huyện Văn Chấn, Uỷ ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, Phòng Nông nghiệp và Phòng Tài nguyên của các huyện: Yên Bình, Văn Chấn, Mù Cang Chải đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi tiến hành nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ của Dự án giảm nghèo tại huyện Mù Cang Chải đã giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai điều tra thu thập số liệu thực địa phục vụ cho nghiên cứu luận án. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới ThS. Lê Khắc Bộ, giảng viên Khoa Kinh tế & PTNT thuộc trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đã nhiệt tình giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng ân tình tới Gia đình của tôi, Gia đình đã thực sự là nguồn động viên lớn lao và là những người truyền nhiệt huyết để tôi hoàn thành luận án. Tác giả Bùi Nữ Hoàng Anh iv MỤC LỤC Nội dung Trang MỞ ĐẦU……………………………………………………………………. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ……………………………………………………… 2 2.1. Mục tiêu chung..................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………... 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………...... 2 3.2.1. Phạm vi không gian …………………………………………...... 2 3.2.2. Phạm vi thời gian………………………………………………... 3 3.2.3. Phạm vi nội dung………………………………………………... 3 4. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................... 3 5. Đóng góp mới của luận án……………………………………………….. 3 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 4 1.1. Cơ sở lý luận…………………………………………………………... 4 1.1.1.Cơ sở lý luận về đất nông nghiệp…………………………………... 4 1.1.1.1. Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp……………………… 4 1.1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất nông nghiệp……………………….. 7 1.1.1.3. Đặc điểm kinh tế của đất nông nghiệp………………………… 8 1.1.1.4. Sử dụng đất nông nghiệp……………………………………… 10 1.1.1.5. Quan điểm sử dụng đất bền vững…………………………….. 11 1.1.1.6. Loại hình sử dụng đất…………………………………………. 12 1.1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp 13 1.1.2.1. Khái quát về hiệu quả ………………………………………... 13 1.1.2.2. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế ………………………….. 17 iv Nội dung Trang 1.1.2.3. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế.................................... 18 1.1.2.4. Khái niệm và sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp............................................................... 19 1.1.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp……………………………………………………... 21 1.1.2.6. Đặc điểm và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 24 1.2. Cơ sở thực tiễn………………………………………………………... 25 1.2.1. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới…………………. 25 1.2.2. Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam…….. 28 1.2.2.1. Diện tích đất nông nghiệp........................................................... 28 1.2.2.2. Tình trạng mất đất nông nghiệp.................................................. 29 1.2.2.3. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam....................... 33 1.2.3.4. Thách thức về an ninh lương thực.............................................. 36 1.2.3. Chính sách đất nông nghiệp của Việt Nam……………………….. 37 1.2.3.1. Thực trạng…………………………………………………….. 37 1.2.3.2. Tác động của chính sách đất đai đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đời sống của nông dân...................................... 41 Chƣơng 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 45 2.1. Những nghiên cứu về hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp 45 2.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài............................................................... 45 2.1.1.1. Những nghiên cứu phân tích xu hướng suy giảm đất nông nghiệp và vấn đề phát triển bền vững………………………….. 45 2.1.1.2. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp…………………………………………………… 47 2.1.1.3. Những phương pháp khác nhau để phân tích hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ……………………………………………………. 50 2.1.2. Nghiên cứu trong nước...................................................................... 53 2.1.2.1. Nghiên cứu trên phạm vi cả nước……………………………. 53 2.1.2.2. Nghiên cứu tại Yên Bái………………………………………… 58 iv Nội dung Trang 2.2. Bài học kinh nghiệm.............................................................................. 58 2.3. Kết luận……………………………………………………………….. 60 Chƣơng 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 61 3.1. Thu thập thông tin……………………………………………………. 61 3.1.1. Thông tin thứ cấp…………………………………………… ……. 61 3.1.2. Thông tin sơ cấp…………………………………………………… 61 3.1.2.1. Lý do chọn phương pháp Điều tra chọn mẫu.............................. 61 3.1.2.2. Mô tả phương pháp..................................................................... 62 3.2. Tổng hợp thông tin................................................................................ 65 3.2.1. Phân tổ thống kê................................................................................ 65 3.2.2. Bảng thống kê.................................................................................... 65 3.2.3. Đồ thị thống kê..................................................................................... 66 3.3. Phân tích thông tin................................................................................ 66 3.3.1. Phương pháp phân tích dãy số thời gian........................................... 66 3.3.2. Phương pháp phân tích xu thế phát triển cơ bản của hiện tượng...... 68 3.3.3. Phương pháp chỉ số........................................................................... 68 3.3.4. Phương pháp phân tích tài chính....................................................... 68 3.3.5. Phương pháp phân tích SWOT......................................................... 69 3.3.6. Phương pháp xây dựng “Cây vấn đề”............................................... 69 3.3.7. Phương pháp dự báo.......................................................................... 69 3.3.7.1. Phương pháp Categories……………………………………... 69 3.3.7.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo tính nhất quán bên trong.......... 69 3.3.7.3. Mô hình số liệu hỗn hợp (dữ liệu bảng).................................... 70 3.4. Phƣơng pháp có sự tham gia................................................................ 71 3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu............................................................... 71 3.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng đất nông nghiệp 71 3.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp 72 iv Nội dung Trang 3.5.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp 73 3.5.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của LUT trồng cây lâu năm (theo chu kỳ sản xuất)............................................................................. 74 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 76 4.1. Khái quát về tỉnh Yên Bái............................................................................... 76 4.1.1.Điều kiện tự nhiên.............................................................................. 76 4.1.1.1. Vị trí địa lý.................................................................................. 76 4.1.1.2. Địa hình, khí hậu......................................................................... 76 4.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên................................................................ 77 4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................. 79 4.1.2.1. Dân số và lao động...................................................................... 79 4.1.2.2. Cơ cấu kinh tế............................................................................. 80 4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng................................................................................. 80 4.1.2.4. Đời sống - xã hội............................................................................ 82 4.1.3. Đặc điểm của các huyện điều tra.......................................................... 83 4.1.3.1. Huyện Yên Bình............................................................................. 83 4.1.3.2. Huyện Văn Chấn............................................................................ 85 4.1.3.3. Huyện Mù Cang Chải.................................................................... 86 4.1.4. Đánh giá chung..................................................................................... 86 4.2. Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp............................... 87 4.2.1. Tình hình biến động đất đai............................................................... 87 4.2.2. Đặc điểm đất nông nghiệp của Yên Bái............................................ 88 4.2.3. Tình hình biến động đất nông nghiệp……………………………… 89 4.2.3.1. Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp............................ 90 4.2.3.2. Biến động diện tích đất lâm nghiệp............................................ 93 4.2.3.3. Biến động diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản…………………... 95 4.2.3.4. Đất nông nghiệp khác…………………………………………. 95 iv Nội dung Trang 4.2.4. Các cây trồng và vật nuôi chính…………………………………… 95 4.2.4.1. Cơ cấu mùa vụ………………………………………………… 95 4.2.4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng………………………………... 96 4.2.5. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu…………………… 104 4.2.5.1. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu tại vùng thấp 104 4.2.5.2. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu tại vùng giữa.......... 108 4.2.5.3. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu tại vùng cao............ 109 4.2.6. Hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính 109 4.2.6.1. Tại vùng thấp…………………………………………………... 111 4.2.6.2. Tại vùng giữa…………………………………………………... 111 4.2.6.3. Tại vùng cao…………………………………………………… 112 4.2.6.4. Hiệu quả kinh tế của một số cây lâu năm……………………… 116 4.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp………………………………………………………………… 117 4.3.1. Kết quả tổng hợp và kiểm định các biến……………………………. 117 4.3.2. Kết quả phân tích mô hình số liệu hỗn hợp…………………………. 118 4.4. Các kết quả nghiên cứu khác…………………………………………. 121 4.4.1. Kết quả phân tích SWOT………………………………………….. 121 4.4.1.1. Kết quả phân tích SWOT cho vùng thấp……………………… 123 4.4.1.2. Kết quả phân tích SWOT cho vùng giữa……………………… 124 4.4.1.3. Kết quả phân tích SWOT cho vùng cao………………………. 125 4.4.2. “Cây vấn đề”……………………………………………………… 127 4.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp 127 4.5.1. Căn cứ đề xuất giải pháp………………………………………….. 127 4.5.1.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của tỉnh………………… 127 4.5.1.2. Những chủ trương, chính sách được áp dụng trên địa bàn tỉnh 128 iv Nội dung Trang 4.5.1.3. Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến 2020 128 4.5.1.4. Các dự báo liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp………….. 130 4.5.1.5. Các tiến bộ về khoa học công nghệ............................................ 133 4.5.1.6. Kết quả của nghiên cứu của luận án........................................... 133 4.5.2. Giải pháp theo vùng……………………………............................. 133 4.5.2.1. “Cây giải pháp”.......................................................................... 133 4.5.2.2. Nội dung chi tiết của các nhóm giải pháp……………………... 134 4.5.2.3. Đảm bảo tính khả thi cho các giải pháp………………………. 140 4.5.3. Giải pháp cho toàn tỉnh…………………………………………… 141 4.5.3.1. Giải pháp theo độ dốc của đất nông nghiệp............................... 142 4.5.3.2. Giải pháp cho từng loại đất nông nghiệp................................... 147 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………….. 149 1. Kết luận…………………………………………………………………... 149 2. Kiến nghị………………………………………………………………… 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………… 151 PHỤ LỤC………………………………………………………………….. 158 Phụ lục 1. Giá bán của một số nông sản……………………………………. 158 Phụ lục 2. Các bảng biểu…………………………………………………… 160 Phụ lục 3. Biểu đồ và sơ đồ………………………………………………… 184 Phụ lục 4. Minh họa kết quả xử lý các biến trong mô hình………………… 185 v DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU STT Số hiệu bảng Tên bảng Trang 1 1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp phân theo địa phương 160 2 1.2. Cơ cấu sử dụng đất phân theo địa phương……………… 161 3 1.3. Biến động về diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện tích đất trồng cây hàng năm ở Việt Nam……………….. 161 4 3.1. Chọn mẫu điều tra………………………………………. 64 5 3.2. Đặc điểm của mẫu điều tra………………………………. 65 6 4.1. Các tiểu vùng khí hậu của tỉnh Yên Bái………………... 162 7 4.2. Thực trạng đất đai của tỉnh Yên Bái phân theo loại hình sử dụng…………………………………………………. 77 8 4.3. Lao động của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2005 - 2010…… 163 9 4.4. GDP của tỉnh Yên Bái…………………………………... 164 10 4.5. Một số chỉ tiêu phản ánh đời sống - xã hội tại tỉnh Yên Bái 165 11 4.6. 12 4.7. Biến động về diện tích đất theo mục đích sử dụng của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 – 2010……………………. Tỷ lệ đất nông nghiệp ở các cấp độ dốc………………... 13 4.8. Tỷ lệ đất nông nghiệp phân theo mức độ phì nhiêu…… 89 14 4.9. Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2010 (vùng thấp)………………………………... 168 15 4.10. 16 4.11. 17 4.12. 18 4.13. Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2010 (vùng giữa) Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2000 – 2010 (vùng cao)………………………………… Biến động diện tích đất lâm nghiệp giai đoạn 2000 – 2010 (vùng thấp) Biến động diện tích đất lâm nghiệp giai đoạn 2005 - 2010 (vùng giữa)……………………………………………… 166 88 169 170 171 172 v STT Số hiệu bảng 19 4.14. 20 4.15. 21 4.16. Biến động đất nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2000 - 2010 174 22 4.17. Biến động đất nông nghiệp khác giai đoạn 2005 - 2010 175 23 4.18. Các loại cây trồng theo mùa vụ giai đoạn 2000 - 2010 176 24 4.19. Diện tích, năng suất, sản lượng của một số loại cây trồng chính và thuỷ sản ở vùng thấp……………………. 97 25 4.20. Diện tích, năng suất, sản lượng của một số loại cây trồng chính và thuỷ sản ở vùng giữa……………………. 100 26 4.21. Diện tích, năng suất, sản lượng của một số loại cây trồng chính và thuỷ sản ở vùng cao…………………….. 103 27 4.22. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính ở vùng thấp 105 28 4.23. Các công thức luân canh và các loại thủy sản chính ở vùng thấp……………………………………………….. 106 29 4.24. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính ở vùng giữa 107 30 4.25. Các công thức luân canh chủ yếu được áp dụng ở vùng giữa 108 31 4.26. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính ở vùng cao 109 32 4.27. Các công thức luân canh và thủy sản chính ở vùng cao 110 33 4.28. Kết quả và hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp ở vùng thấp…………………………………... 113 34 4.29. Kết quả và hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp ở vùng giữa…………………………………... 114 35 4.30. Kết quả và hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp ở vùng cao…………………………………… 115 36 4.31. Thu chi trong sản xuất kinh doanh cây bưởi đặc sản và chè tại vùng thấp................................................................................. 178 Tên bảng Biến động diện tích đất lâm nghiệp giai đoạn 2000 2010 (vùng cao)………………………………………… Nguyên nhân biến động đất lâm nghiệp ở vùng cao giai đoạn 2005 – 2010……………………………………………….. Trang 173 94 v STT Số hiệu bảng Tên bảng Trang 37 4.32. Thu chi trong sản xuất kinh doanh cây ăn quả và chè tại vùng giữa...................................................................................... 179 38 4.33. Thu chi trong sản xuất kinh doanh cây bưởi đặc sản và chè tại vùng cao.................................................................................. 180 39 4.34. Tỷ lệ nội hoàn vốn (IRR) trong sản xuất kinh doanh cây ăn quả và chè tại 3 vùng nghiên cứu……………………. 117 40 4.35. Minh hoạ kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho một số biến………………………………………………….. 118 41 4.36. Các hệ số của mô hình…………………………………... 120 42 4.37. Quy hoạch diện tích các loại cây trồng chính của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2020…………………………... 181 43 4.38. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2020…………………………………….. 181 44 4.39 Dự báo nhu cầu lương thực, thực phẩm và chất đốt giai đoạn 2015 – 2020………………………………………. 182 45 4.40 Thời gian và nhiệt độ bảo quản một số sản phẩm quả vùng TDMNPB…………………………………………. 182 46 4.41 47 4.42 Điều kiện cần lưu ý khi quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp có độ dốc > 150…………………………………… Mật độ thích hợp của một số cây ăn quả trên đất dốc vùng TD và MNPB……………………………………... 183 183 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Dạng viết tắt Dạng đầy đủ Tiếng Việt 1 BVTV Bảo vệ thực vật 2 CNH - HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá 3 DT Diện tích 4 DTĐT Diện tích điều tra 5 ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng 6 HQKT Hiệu quả kinh tế 7 HQMT Hiệu quả môi trường 8 HQXH Hiệu quả xã hội 9 HSSDV Hiệu suất sử dụng vốn 10 KCN Khu công nghiệp 11 KCX Khu chế xuất 12 KH - CN Khoa học - Công nghệ 13 KT - CN Kỹ thuật – Công nghệ 14 LN Lâm nghiệp 15 NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 16 NTTS Nuôi trồng thuỷ sản 17 NN Nông nghiệp 18 NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 19 NS Năng suất 20 NTTS Nuôi trồng thủy sản 21 SL Sản lượng 22 SX Sản xuất 23 SXNN Sản xuất nông nghiệp 24 TD - MNPB Trung du - Miền núi phía Bắc 25 THPT Trung học phổ thông 26 TKNN Thiết kế nông nghiệp 27 TT Thị trấn 28 UBND Ủy ban nhân dân 29 XD CSHT Xây dựng cơ sở hạ tầng vi STT Dạng viết tắt Dạng đầy đủ Tiếng nước ngoài 30 AE Allocative Efficiency 31 APEC Asia-Pacific Economic Cooperation 32 DEA Data Envelopment Analysis 33 EE Economic Efficiency 34 FAO Food and Agriculture Organization 35 FEM Fixed Effect Model 36 GDP Gross Domestic Product 37 KIP Key Informant Panel 38 LUT Land Use Type 39 MW Mega Watt 40 NOMAFSI Northern Mountainous Agriculture and Forestry Science Institute 41 PDA Panel Data Analysis 42 PDM Panel Data Model 43 PRA Participatory Rapid Appraisal 44 REM Random Effect Model 45 SREM Support to the Renovation of Education Management 46 SWOT Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats 47 TE Technical Efficiency 48 WHO World Health Organization 49 WTO World Trade Organization vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH STT Số hiệu Tên biểu đồ, sơ đồ, hình Trang Biểu đồ 1 3.1. Diện tích một số loại đất tỉnh Yên Bái năm 2010…………….. 78 2 3.2. Diện tích các loại đất nông nghiệp tỉnh Yên Bái năm 2010…... 78 3 3.3. Các dân tộc tỉnh Yên Bái năm 2010………………………….. 184 Sơ đồ 4 5 4.1. 6 Tổng quát sử dụng hợp lý đất dốc…………………………….. 184 Hình 7 1.1. Khung logic nghiên cứu về hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp…………………………………………………… Trước trang 5 8 1.2. Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất………………………….. 15 9 3.1. Khung logic về phương pháp nghiên cứu thực trạng………… Trước trang 61 10 3.2. Khung logic phương pháp nghiên cứu từ thực trạng đến giải pháp Trước trang 61 11 4.1. Khung logic về nội dung, phương pháp và kết quả nghiên cứu Trước trang 76 12 4.2. Ma trận SWOT………………………………………………... 122 13 4.3a. “Cây vấn đề” của vùng thấp…………………………………... Trước trang 127 14 4.3b “Cây vấn đề” của vùng giữa………………………………….. Trước trang 127 15 4.3c “Cây vấn đề” của vùng cao…………………………………… Trước trang 127 16 4.4a. “Cây giải pháp” cho vùng thấp……………………………….. Trước trang 133 17 4.4b “Cây giải pháp” cho vùng giữa……………………………….. Trước trang 133 18 4.4c “Cây giải pháp” cho vùng cao………………………………… Trước trang 133 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sử dụng đất nông nghiệp như thế nào để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu cùng với sức ép của sự gia tăng dân số, của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang trở thành một vấn đề vấn đề bức thiết của các nước đang phát triển. Việt Nam đến nay vẫn cơ bản là một nước nông nghiệp. Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam đã, đang và sẽ có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Từ một nền kinh tế nông nghiệp tập trung mang nặng tính bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, nước ta đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề về kinh tế, xã hội cũng như môi trường. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, trên cơ sở đó nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện cảnh quan, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái. Sức ép của quá trình đô thị hoá và sự gia tăng dân số khiến đất nông nghiệp nước ta đang suy giảm nhanh chóng cả về số lượng cũng như chất lượng. Con người đã và đang khai thác quá mức mà chưa có biện pháp hợp lý để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này. Trong bối cảnh hiện nay, sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với kịch bản nước biển dâng làm cho diện tích đất canh tác ở các vùng đồng bằng ven biển ngày càng bị thu hẹp, việc nghiên cứu tiềm năng đất đai, tìm hiểu một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp, đánh giá mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất đó để làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý, hiệu quả ở các tỉnh miền núi là vấn đề có tính chiến lược và cấp bách của từng địa phương cũng như của cả nước nhằm đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực, phát triển bền vững. Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Đất đai của Yên Bái đa dạng về chủng loại, đất nông nghiệp chiếm tới gần 80% tổng diện tích tự nhiên, nhưng phần lớn diện tích là đất dốc. Tuy có diện tích tương đối lớn nhưng địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi, trình độ dân trí chưa cao nên khả năng khai thác nguồn tài nguyên đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng phục vụ sản xuất còn hạn chế. Sản xuất kém phát triển, hiệu quả kinh tế không cao, trong khi nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, đời sống nhân dân trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, vất vả. Đến năm 2012, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh mới chỉ đạt 16,6 triệu, chỉ bằng 53,9% thu nhập bình quân của cả nước. Muốn nâng cao mức sống của người dân, 2 cần thực thi đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thông qua việc lựa chọn được các loại hình sử dụng đất và cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý nhằm tăng năng suất, đồng thời áp dụng những biện pháp hữu hiệu chống thoái hoá, bảo vệ và nâng cao độ phì đất, hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững trên đất dốc. Từ thực tế đó, để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên này, đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012 - 2020” đã được lựa chọn nghiên cứu. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu chung Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Yên Bái và cung cấp các tài liệu tham chiếu để nghiên cứu về đất nông nghiệp tại các tỉnh khác ở miền núi phía Bắc Việt Nam. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá được các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp; - Phân tích được hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp ở Yên Bái; - Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp tại tỉnh Yên Bái. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. §èi t-îng nghiªn cøu Hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu ở tỉnh Yên Bái và các vấn đề liên quan. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1.Phạm vi không gian Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Điều tra thực địa được tiến hành tại 3 huyện mang đặc trưng của 3 vùng: - Vùng thấp: điều tra nghiên cứu tại huyện Yên Bình; - Vùng giữa: điều tra nghiên cứu tại huyện Văn Chấn; - Vùng cao: điều tra nghiên cứu tại huyện Mù Cang Chải. 3 3.2.2.Phạm vi thời gian - Số liệu thứ cấp: thu thập trong giai đoạn 2000 - 2012; - Số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin về tình hình sử dụng đất nông nghiệp của các nông hộ được điều tra trong giai đoạn 2008 - 2011; - Các giải pháp được nghiên cứu và đề xuất trong giai đoạn 2012 - 2020. 3.2.3. Phạm vi nội dung - Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính; - Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp. 4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1. Đất nông nghiệp của tỉnh Yên Bái có những đặc điểm gì? 2. Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại Yên Bái hiện nay ra sao? 3. Những nhân tố nào tác động đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại Yên Bái? 4. Giải pháp nào cần được thực thi để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại Yên Bái trong thời gian tới? 5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Đã gắn hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp với vấn đề an ninh lương thực và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Củng cố quan điểm mới về vai trò của đất nông nghiệp tại vùng cao trong việc đảm bảo an ninh lương thực, chống thoái hóa đất, duy trì nguồn nước, điều hoà khí hậu và giảm nhẹ thiên tai. 2. Đã đưa ra được khái niệm về “Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp”, sử dụng khái niệm đó phục vụ cho nghiên cứu. 3. Luận án là nghiên cứu đầu tiên về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh miền núi Yên Bái có sự kết hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống với phương pháp nghiên cứu hiện đại, phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp định lượng. 4. Luận án đã luận giải nguyên nhân của thực trạng sử dụng đất nông nghiệp, đã xây dựng được Mô hình hiệu ứng cố định (FEM) để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp đề xuất được một hệ thống các giải pháp khá toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại một tỉnh miền núi trong bối cảnh nền nông nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức. 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Cơ sở lý luận về đất nông nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp a) Khái niệm đất nông nghiệp Đất nông nghiệp (ký hiệu là NNP) là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. [31] b) Phân loại đất nông nghiệp *) Đất sản xuất nông nghiệp (SXN): là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp; bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm.  Đất trồng cây hàng năm (CHN): là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm, kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên, đất cỏ tự nhiên có cải tạo sử dụng vào mục đích chăn nuôi. Loại này bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác. + ) Đất trồng lúa (LUA): là ruộng, nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với sử dụng vào các mục đích khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính; bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại, đất trồng lúa nương. - Đất chuyên trồng lúa nước (LUC): là ruộng lúa nước cấy trồng từ hai vụ lúa mỗi năm trở lên kể cả trường hợp luân canh với cây hàng năm khác, có khó khăn đột xuất mà chỉ trồng cấy được một vụ hoặc phải bỏ hóa không quá một năm. - Đất trồng lúa nước còn lại (LUK): là ruộng lúa nước không phải chuyên trồng lúa nước. - Đất trồng lúa nương (LUN): là đất nương, rẫy để trồng từ một vụ lúa trở lên. +) Đất cỏ dùng vào chăn nuôi (COC): là đất trồng cỏ hoặc đồng cỏ, đồi cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc; bao gồm đất trồng cỏ và đất cỏ tự nhiên có cải tạo. - Đất trồng cỏ (COT): là đất gieo trồng các loại cỏ được chăm sóc, thu hoạch như các loại cây hàng năm. 5 - Đất cỏ tự nhiên có cải tạo (CON): là đồng cỏ, đồi cỏ tự nhiên đã được cải tạo, khoanh nuôi, phân thành từng thửa để chăn nuôi đàn gia súc. +) Đất trồng cây hàng năm khác (HNK): là đất trồng cây hàng năm không phải đất trồng lúa và đất cỏ dùng vào chăn nuôi gồm chủ yếu để trồng mầu, hoa, cây thuốc, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tầm, cỏ không để chăn nuôi; gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác. - Đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK): là đất bằng phẳng ở đồng bằng, thung lũng, cao nguyên để trồng cây hàng năm khác. - Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (NHK): là đất nương, rẫy ở trung du và miền núi để trồng cây hàng năm khác.  Đất trồng cây lâu năm (CLN): là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch kể cả cây có thời gian sinh trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như Thanh long, Chuối, Dứa, Nho, v.v.; bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác. +) Đất trồng cây công nghiệp lâu năm (LNC): là đất trồng cây lâu năm có sản phẩm thu hoạch (không phải là gỗ) để làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được gồm chủ yếu là Chè, Cà phê, Cao su, Hồ tiêu, Điều, Ca cao, Dừa, v.v. +) Đất trồng cây ăn quả lâu năm (LNQ): là đất trồng cây lâu năm có sản phẩm thu hoạch là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến. +) Đất trồng cây lâu năm khác (LNK): là đất trồng cây lâu năm không phải đất trồng cây công nghiệp lâu năm và đất trồng cây ăn quả lâu năm gồm chủ yếu là đất trồng cây lấy gỗ, lấy bóng mát, tạo cảnh quan không thuộc đất lâm nghiệp, đất vườn trồng xen lẫn nhiều loại cây lâu năm hoặc cây lâu năm xen lẫn cây hàng năm. *) Đất lâm nghiệp (LNP): là đất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có rừng trồng đạt tiêu chuẩn rừng, đất đang khoanh nuôi phục hồi rừng (đất đã có rừng bị khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng), đất để trồng rừng mới (đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng hoặc đất đã giao để trồng rừng mới); bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.  Đất rừng sản xuất (RSX): là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất, đất trồng rừng sản xuất. 6 +) Đất có rừng tự nhiên sản xuất (RSN): là đất rừng sản xuất có rừng tự nhiên đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. +) Đất có rừng trồng sản xuất (RST): là đất rừng sản xuất có rừng do con người trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. +) Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất (RSK): là đất rừng sản xuất đã có rừng bị khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng. +) Đất trồng rừng sản xuất (RSM): là đất rừng sản xuất nay có cây rừng mới trồng nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng.  Đất rừng phòng hộ (RPH): là đất để sử dụng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát, chắn sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên phòng hộ, đất có rừng trồng phòng hộ, đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ, đất trồng rừng phòng hộ. +) Đất có rừng tự nhiên phòng hộ (RPN): là đất rừng phòng hộ có rừng tự nhiên đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. +) Đất có rừng trồng phòng hộ (RPT): là đất rừng phòng hộ có rừng do con người trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. +) Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ (RPK): là đất rừng phòng hộ đã có rừng bị khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng. +) Đất trồng rừng phòng hộ (RPM): là đất rừng phòng hộ nay có cây rừng mới trồng nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng.  Đất rừng đặc dụng (RDD): là đất để sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn rừng quốc gia, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sinh thái theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên đặc dụng, đất có rừng trồng đặc dụng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng, đất trồng rừng đặc dụng. +) Đất có rừng tự nhiên đặc dụng (RDN): là đất rừng đặc dụng có rừng tự nhiên đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. +) Đất có rừng trồng đặc dụng (RDT): là đất rừng đặc dụng có rừng do con người trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. +) Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng (RDK): là đất rừng đặc dụng đã có rừng bị khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng. +) Đất trồng rừng đặc dụng (RDM): là đất rừng đặc dụng nay có cây rừng mới trồng nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng. 7 *) Đất nuôi trồng thuỷ sản (NTS): là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thuỷ sản; bao gồm đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. +) Đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn (TSL): là đất chuyên nuôi, trồng thuỷ sản sử dụng môi trường nước lợ hoặc nước mặn. +) Đất chuyên nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt (TSN): là đất chuyên nuôi, trồng thuỷ sản sử dụng môi trường nước ngọt. *) Đất làm muối (LMU): là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối. *) Đất nông nghiệp khác (NKH): là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp. [31] Nghiên cứu về đất nông nghiệp tại Yên Bái, chúng tôi chỉ thấy có 4 loại đất nông nghiệp cơ bản, không có đất làm muối vì Yên Bái là một tỉnh miền núi. 1.1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất nông nghiệp Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống của động - thực vật và con người trên trái đất. Đất đai là điều kiện rất cần thiết để con người tồn tại và tái sản xuất các thế hệ kế tiếp nhau của loài người. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành kinh tế của xã hội. Tuy vậy, đối với từng ngành cụ thể đất đai có vị trí khác nhau. Trong nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng, đất đai có vị trí đặc biệt. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Đặc biệt vì đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Đất đai là đối tượng lao động vì đất đai chịu sự tác động của con người trong quá trình sản xuất như: cày, bừa, xới,...để có môi trường tốt cho sinh vật phát triển. Đất đai là tư liệu lao động vì đất đai phát huy tác dụng như một công cụ lao động. Con người sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi. Không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp. Với sinh vật, đất đai không chỉ là môi trường sống, mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Năng suất cây trồng, vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất đai. Diện tích, chất lượng của đất đai quy định lợi thế so sánh của mỗi vùng cũng như cơ cấu sản xuất của từng nông trại và của cả vùng. Vì vậy, việc quản lý, sử dụng đất đai nói chung cũng như đất nông nghiệp nói riêng một cách đúng hướng, có hiệu quả, sẽ góp phần làm tăng thu nhập, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội. 8 Bên cạnh đó, một bộ phận lớn đất ngập nước: các đầm lầy, sông ngòi, kênh rạch, rừng ngập mặn, các vũng, vịnh ven biển, hồ nước nhân tạo,…còn có nhiều vai trò quan trọng khác. Đây là nơi cung cấp nhiên liệu, thức ăn, là nơi diễn ra các hoạt động giải trí, nuôi trồng thủy sản, lưu trữ các nguồn gien quý hiếm. Ngoài ra, đất nông nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lọc nước thải, điều hoà dòng chảy (giảm lũ lụt và hạn hán), điều hòa khí hậu địa phương, chống xói lở ở bờ biển, ổn định mạch nước ngầm cho nguồn sản xuất nông nghiệp, tích lũy nước ngầm, là nơi cư trú của các loài chim, phát triển du lịch,…. Hướng sử dụng đất quy định hướng sử dụng các tư liệu sản xuất khác và hiệu quả sản xuất. Chỉ có thông qua đất, các tư liệu sản xuất mới tác động đến hầu hết các cây trồng, vật nuôi. Vì vậy, muốn làm tăng năng suất đất đai, giữ gìn và bảo vệ đất đai để đảm bảo cả lợi ích trước mắt cũng như mục tiêu lâu dài, cần sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả, cần coi việc bảo vệ lâu bền nguồn tài nguyên vô giá này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách đối với mỗi quốc gia. [6] 1.1.1.3. Đặc điểm kinh tế của đất nông nghiệp Trên phương diện kinh tế, đất nông nghiệp có những đặc điểm cơ bản sau: *) Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế Nét đặc biệt của loại tư liệu sản xuất này chính là sự khác biệt với các tư liệu sản xuất khác trong quá trình sử dụng. Các tư liệu sản xuất khác sau một thời gian sử dụng sẽ bị hao mòn và hỏng hóc, còn đất đai nếu sử dụng hợp lý, khoa học sẽ lại càng tốt hơn. Đặc điểm này có được là do đất đai có độ phì nhiêu. Tùy theo mục đích khác nhau, người ta chia độ phì nhiêu thành các loại khác nhau. Cụ thể là: +) Độ phì tự nhiên: được tạo ra do quá trình phong hóa tự nhiên. Độ phì loại này gắn với thuộc tính lý - hóa - sinh học của đất và môi trường xung quanh. +) Độ phì nhân tạo: có được là do kết quả của sự tác động có ý thức của con người, bằng cách áp dụng hệ thống canh tác hợp lý, có căn cứ khoa học để thỏa mãn mục đích của con người (làm đất, chăm sóc, luân canh, xen canh cây trồng và tưới tiêu). +) Độ phì tiềm tàng: là hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong đất ở một thời điểm nhất định. Độ phì nhiêu loại này là kết quả của sự tác động tổng hợp các nhân tố tự nhiên và nhân tạo. +) Độ phì kinh tế: là độ phì nhiêu mà con người đã khai thác sử dụng cho mục đích kinh tế thông qua sự hấp thụ và chuyển hóa của cây trồng sau một quá trình sản xuất. Từ đặc điểm này, trong nông nghiệp cần phải quản lý đất đai một cách chặt chẽ, theo quy định của Luật đất đai; phân loại đất đai một cách chính xác; bố trí sản xuất 9 nông nghiệp một cách hợp lý; thực hiện chế độ canh tác thích hợp để tăng năng suất đất đai, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên đất. [6] *) Diện tích đất là có hạn Diện tích đất là có hạn do giới hạn của từng nông trại, từng hộ nông dân, từng vùng và phạm vi lãnh thổ của từng quốc gia. Sự giới hạn về diện tích đất nông nghiệp còn thể hiện ở khả năng có hạn của hoạt động khai hoang, khả năng tăng vụ trong từng điều kiện cụ thể. Quỹ đất nông nghiệp là có hạn và ngày càng trở nên khan hiếm do nhu cầu ngày càng cao về đất đai của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa cũng như đáp ứng nhu cầu đất ở khi dân số ngày một gia tăng. Đặc điểm này ảnh hưởng đến khả năng duy trì và mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất đai là có hạn không có nghĩa là mức cung về đất đai trên thị trường là cố định. Tuy quỹ đất đai là có hạn nhưng đường cung về đất đai trên thị trường vẫn là một đường dốc lên thể hiện mối quan hệ cùng chiều giữa giá đất và lượng cung về đất. Đặc điểm này cho thấy cần quy hoạch, và sử dụng đất đai hợp lý đồng thời quản lý chặt chẽ để vừa đảm bảo nâng cao thu nhập cho người nông dân vừa đảm bảo an ninh lương thực trong thời kỳ CNH - HĐH. [6] *)Vị trí đất đai là cố định Các tư liệu sản xuất khác có thể được di chuyển trong quá trình sử dụng từ vị trí này sang vị trí khác thuận lợi hơn, nhưng với đất đai việc làm đó là không thể. Chúng ta không thể di chuyển được đất đai theo ý muốn mà chỉ có thể canh tác trên những vị trí đất đai đã có sẵn. Chính vị trí cố định đã quy định tính chất hóa - lý - sinh của đất đai đồng thời cũng góp phần hình thành nên những lợi thế so sánh nhất định về sản xuất nông nghiệp. Từ việc nghiên cứu đặc điểm này cần phải bố trí sản xuất hợp lý cho từng vùng đất phù hợp với lợi thế so sánh và những hạn chế của vùng; thực hiện quy hoạch, phân bổ đất đai cho các mục tiêu sử dụng một cách thích hợp; xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống thủy lợi, giao thông cho từng vùng để tạo điều kiện sử dụng đất tốt hơn. [6] *) Đất đai là sản phẩm của tự nhiên Đất đai là sản phẩm mà tự nhiên ban tặng cho con người. Song, thông qua lao động để thỏa mãn mong muốn của mình, con người làm thay đổi giá trị và độ phì nhiêu của đất đai. Đất đai xuất hiện, tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của con người và thuộc sở hữu chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, Luật đất đai cũng khẳng định quyền sử dụng đất nông nghiệp sẽ thuộc người sản xuất. Nông dân có quyền sử dụng, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp và thuê mướn đất. [31] 10 1.1.1.4. Sử dụng đất nông nghiệp a) Sử dụng đất nông nghiệp Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người - đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Quy luật phát triển kinh tế - xã hội cùng với yêu cầu bền vững về mặt môi trường cũng như hệ sinh thái quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới lợi ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. Với vai trò là nhân tố cơ bản của sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện ở các khía cạnh sau: - Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng đất. - Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất. - Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh tế sử dụng đất. - Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một cách kinh tế, tập trung, thâm canh. [12] b) Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp *) Đất nông nghiệp cần được sử dụng đầy đủ và hợp lý Sử dụng đầy đủ và hợp lý đất nông nghiệp có nghĩa là đất nông nghiệp cần được sử dụng hết và mọi diện tích đất nông nghiệp đều được bố trí sử dụng phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng loại đất để vừa nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi vừa duy trì được độ phì nhiêu của đất. *) Đất nông nghiệp cần được sử dụng có hiệu quả kinh tế cao Đây là kết quả của nguyên tắc thứ nhất trong sử dụng đất nông nghiệp. Nguyên tắc chung là đầu tư vào đất nông nghiệp đến khi mức sản phẩm thu thêm trên một đơn vị diện tích bằng mức chi phí tăng thêm trên một đơn vị diện tích đó. *) Đất nông nghiệp cần được quản lý và sử dụng một cách bền vững Sự bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp có nghĩa là cả số lượng và chất lượng đất nông nghiệp phải được bảo tồn không những để đáp ứng mục đích trước mắt của thế hệ hiện tại mà còn phải đáp ứng được cả nhu cầu ngày càng tăng của các thế hệ 11 mai sau. Sự bền vững của đất nông nghiệp gắn liền với điều kiện sinh thái môi trường. Vì vậy, cần áp dụng các phương thức sử dụng đất nông nghiệp kết hợp hài hòa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài. [6] 1.1.1.5. Quan điểm sử dụng đất bền vững Là một hệ sinh thái, một phần do con người tạo ra nhằm mục đích phục vụ con người, hệ sinh thái nông nghiệp chịu những tác động mạnh mẽ nhất từ chính con người. Các tác động của con người, nhiều khi, đã làm cho hệ sinh thái biến đổi vượt quá khả năng tự điều chỉnh của đất. Con người đã không chỉ tác động vào đất đai mà còn tác động cả vào khí quyển, nguồn nước để tạo ra một lượng lương thực, thực phẩm ngày càng nhiều trong khi các hoạt động cải tạo đất chưa được quan tâm đúng mức và hậu quả là đất đai cũng như các nhân tố tự nhiên khác bị thay đổi theo chiều hướng ngày một xấu đi. Ngày nay, nhiều vùng đất đai màu mỡ đã bị thoái hóa nghiêm trọng, kéo theo sự xói mòn đất và suy giảm nguồn nước đi kèm với hạn hán, lũ lụt,…. Vì vậy, để đảm bảo cho cuộc sống của con người trong hiện tại và tương lai cần phải có những chiến lược về sử dụng đất để không chỉ duy trì những khả năng hiện có của đất mà còn khôi phục những khả năng đã mất. Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” ra đời trên cơ sở của những mong muốn trên. [81] Việc tìm kiếm các giải pháp sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững luôn là mong muốn của con người trong mọi thời đại. Nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế đã đi sâu nghiên cứu vấn đề sử dụng đất một cách bền vững trên nhiều vùng của thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc sử dụng đất bền vững nhằm đạt được các mục tiêu sau: - Duy trì, nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất); - Giảm rủi ro sản xuất (an toàn); - Bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hoá đất và nước (bảo vệ); - Có hiệu quả lâu dài (lâu bền); - Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận). Như vậy, sử dụng đất bền vững không chỉ thuần tuý về mặt tự nhiên mà còn cả về mặt môi trường, lợi ích kinh tế và xã hội. Năm mục tiêu mang tính nguyên tắc trên đây là trụ cột của việc sử dụng đất bền vững. Trong thực tiễn, việc sử dụng đất đạt được cả 5 mục tiêu trên thì sự bền vững sẽ thành công, nếu không sẽ chỉ đạt được sự bền vững ở một vài bộ phận hay sự bền vững có điều kiện. Tại Việt Nam, việc sử dụng đất bền vững cũng dựa trên những nguyên tắc trên và được thể hiện trong 3 yêu cầu sau: - Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và được thị trường chấp nhận. Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình 12 quân vùng có cùng điều kiện đất đai. Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩm chính và phụ (đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ, quả,...và tàn dư để lại). Một hệ thống sử dụng đất bền vững phải có năng suất trên mức bình quân vùng, nếu không sẽ không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường. Về chất lượng: sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong nước và xuất khẩu, tùy mục tiêu của từng vùng. Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Tổng giá trị trong một giai đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức đó thì nguy cơ người sử dụng đất sẽ không có lãi, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng. - Bền vững về mặt xã hội: thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sống người dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Đáp ứng nhu cầu của nông hộ là điều cần quan tâm trước nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường,...). Sản phẩm thu được cần thoả mãn cái ăn, cái mặc, và nhu cầu sống hàng ngày của người nông dân. Nội lực và nguồn lực địa phương phải được phát huy. Hệ thống sử dụng đất phải được tổ chức trên đất mà nông dân có quyền hưởng thụ lâu dài, đất đã được giao và rừng đã được khoán với lợi ích các bên cụ thể. Sử dụng đất sẽ bền vững nếu phù hợp với nền văn hoá dân tộc và tập quán địa phương, nếu ngược lại sẽ không được cộng đồng ủng hộ. - Bền vững về mặt môi trường: loại hình sử dụng đất bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hoá đất và bảo vệ môi trường sinh thái. Giữ đất được thể hiện bằng giảm thiểu lượng đất mất hàng năm dưới mức cho phép. + Độ phì nhiêu đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với quản lý sử dụng bền vững. + Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%). + Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (đa canh bền vững hơn độc canh, cây lâu năm có khả năng bảo vệ đất tốt hơn cây hàng năm ...). Ba yêu cầu bền vững trên là tiêu chuẩn để xem xét và đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại. Thông qua việc xem xét và đánh giá các yêu cầu trên để giúp cho việc định hướng phát triển nông nghiệp ở vùng sinh thái. [10], [45] 1.1.1.6. Loại hình sử dụng đất Trong đánh giá đất, FAO đã đưa ra những khái niệm về loại hình sử dụng đất, đưa việc xác định loại hình sử dụng đất vào nội dung các bước đánh giá đất và coi loại hình sử dụng đất là một đối tượng của quá trình đánh giá đất. Loại hình sử dụng đất (land use type – LUT) là bức tranh mô tả thực trạng sử 13 dụng đất của mỗi vùng với những phương thức sản xuất và quản lý sản xuất trong điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và kỹ thuật được xác định. [64] Yêu cầu của các LUT là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai để bảo vệ mỗi LUT phát triển bền vững. Đó là những yêu cầu sinh trưởng, quản lý, chăm sóc, các yêu cầu bảo vệ đất và môi trường. [64] Có thể liệt kê một số LUT khá phổ biến trong nông nghiệp hiện nay, như: - Chuyên trồng lúa: có thể canh tác nhờ nước mưa hay có tưới chủ động, trồng 1 vụ, 2 vụ hay 3 vụ trong năm; - Chuyên trồng màu: thường được áp dụng cho những vùng đất cao thiếu nước tưới, đất có thành phần cơ giới nhẹ; - Kết hợp trồng lúa với cây trồng cạn, thực hiện những công thức luân canh nhiều vụ trong năm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu cuộc sống con người, đồng thời còn có tác dụng cải tạo độ phì của đất. Cũng có thể nhằm khắc phục những hạn chế về điều kiện tưới không chủ động một số tháng trong năm, nhất là mùa khô. - Trồng cỏ chăn nuôi; - Nuôi trồng thủy sản; - Trồng rừng. [64] Tại Yên Bái, ngoài những loại hình kể trên, còn xuất hiện thêm một số LUT khác như: Kết hợp giữa trồng lúa với NTTS (mô hình 2 vụ lúa, 1 vụ cá); Chuyên trồng cây lâu năm (chè, cây ăn quả) và Kết hợp trồng rừng với chăn nuôi đại gia súc (trồng keo - nuôi trâu, bò). 1.1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp 1.1.2.1. Khái quát về hiệu quả a) Khái niệm: Hiệu quả là một phạm trù khoa học phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó trong một thời kỳ nhất định. b) Phân loại hiệu quả: Các nhà kinh tế thường phân loại hiệu quả theo các tiêu thức sau đây: *) Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội, hiệu quả bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả xã hội, hiệu quả quốc phòng. *) Theo phạm vi lợi ích, hiệu quả bao gồm hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội. *) Theo mức độ phát sinh, hiệu quả bao gồm: hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp. 14 *) Theo cách tính toán, hiệu quả bao gồm: hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối. Hiệu quả tuyệt đối được tính bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí. Hiệu quả tương đối được tính bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí. Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp đã được nhiều học giả nghiên cứu, nổi bật nhất là Theodore W. Schultz (1964), Rizzo (1979) và Ellis (1993). Các học giả này đều cho rằng cần phân biệt 3 khái niệm cơ bản về hiệu quả là: hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency), hiệu quả phân bổ (allocative efficiency) và hiệu quả kinh tế (economic efficiency). *) Hiệu quả kỹ thuật (TE): là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể. Hiệu quả này thường được phản ánh trong hàm sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, hiệu quả này chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, phụ thuộc vào kỹ năng của người sản xuất cũng như môi trường kinh tế - xã hội khác mà trong đó kỹ thuật được áp dụng. Như vậy, có thể hiểu hiệu quả kỹ thuật trong sử dụng đất nông nghiệp là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp chỉ ra rằng một đơn vị diện tích đất nông nghiệp được dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm. *) Hiệu quả phân bổ (AE): là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí chi thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá đầu vào và đầu ra. Vì thế mà hiệu quả phân bổ còn được gọi là hiệu quả giá (price efficiency). Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện về lý thuyết cận biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là hiệu quả này đạt được khi giá trị biên của sản phẩm phải bằng chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất. *) Hiệu quả kinh tế (EE): là mục tiêu của người sản xuất, là thước đo phản ánh mức độ thành công của người sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp đầu vào và đầu ra tối ưu. EE được tính bằng tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ (EE = TE*AE). 15 Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế, trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một trong hai hiệu quả, hoặc là hiệu quả kỹ thuật, hoặc là hiệu quả phân bổ thì mới chỉ thỏa mãn điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế. Như vậy, để đạt được hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp cũng cần phải đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế chỉ thể hiện mục đích của người sản xuất là tối đa hóa lợi nhuận. Muốn sử dụng đất nông nghiệp bền vững cần quan tâm đến cả hiệu quả về mặt xã hội và môi trường. [6] HQKT HQXH HQMT Bền vững Hình 1.2: Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất Ba vấn đề trên có quan hệ mật thiết với nhau và có ý nghĩa quan trọng đối với mục tiêu phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Trong nhiều trường hợp, đặc biệt ở các nước đang và chậm phát triển; ở những vùng núi cao; những vùng sâu; vùng xa, nơi dân cư có trình độ thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu như tỉnh Yên Bái, để đạt được lợi ích kinh tế thì nhiều khi lợi ích về mặt xã hội và môi trường không được bàn đến. Hậu quả là cạn kiệt, thoái hóa tài nguyên đất, đất lại cho năng suất thấp hơn và thu nhập bị giảm, người nông dân ở những vùng đó lại tiếp tục bị rơi vào vòng nghèo đói. Và cứ như vậy, vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói và phát triển không bền vững duy trì hết thế hệ này qua thế hệ khác, tạo nguy cơ tụt hậu xa hơn về mọi mặt giữa những bộ phận dân cư trong những vùng này với những vùng mà ở đó người dân thành công trong việc điều hòa cả lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và lợi ích về môi trường trong quá trình phát triển. Song, để hiểu rõ về hiệu quả kinh tế, cần phải phân biệt kết quả với hiệu quả kinh tế, phân biệt hiệu quả kinh tế với các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, cũng cần nhận ra những ưu điểm, nhược điểm của phương thức đánh giá hiệu quả kinh tế theo quan điểm truyền thống và quan điểm hiện đại. Về sự khác nhau giữa kết quả và hiệu quả kinh tế, ta thấy, hiệu quả kinh tế là phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được, còn kết quả kinh tế chỉ là một yếu tố trong được sử dụng để xác định hiệu quả mà thôi. 16 Thực tế cho thấy, các hoạt động sản xuất kinh doanh của từng tổ chức cũng như của cả nền kinh tế quốc dân mang lại kết quả được tính bằng khối lượng sản phẩm hàng hoá, giá trị sản lượng hàng hoá, doanh thu bán hàng,… Nhưng kết quả này chỉ phản ánh quy mô hoạt động kinh tế mà chưa phản ánh được trình độ tổ chức sản xuất của một đơn vị hoặc một nền kinh tế, chưa trả lời được các câu hỏi như: được tạo ra bằng cách nào? Bằng phương tiện gì? Chi phí bằng bao nhiêu? Để giải quyết được vấn đề này, kết quả của quá trình sản xuất phải được đặt trong mối quan hệ so sánh với chi phí và nguồn lực khác. Trong điều kiện giới hạn nguồn lực, phải tạo ra kết quả sản xuất cao, tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hoá cho xã hội. Chính điều này thể hiện trình độ sản xuất trong nền kinh tế quốc dân mà theo C.Mác thì đây là cơ sở để phân biệt trình độ văn minh của nền sản xuất này so với nền sản xuất khác. Hiệu quả kinh tế chính là yếu tố thể hiện được điều này. Về sự khác nhau giữa hiệu quả kinh tế và các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế, có thể thấy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng tổng hợp của một quá trình sản xuất kinh doanh, bao gồm hai mặt định tính và định lượng. Trong khi đó, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả chỉ phản ánh từng mặt các quan hệ định lượng của hiệu quả kinh tế. Thật vậy, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế là một phạm trù cụ thể, còn hiệu quả kinh tế vừa là phạm trù trừu tượng vừa là phạm trù cụ thể. Là phạm trù trừu tượng vì hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ năng lực sản xuất kinh doanh của tổ chức sản xuất hoặc của nền kinh tế quốc dân. Các yếu tố cấu thành hiệu quả kinh tế là kết quả sản xuất và nguồn lực cho sản xuất mang các đặc trưng gắn liền với quan hệ sản xuất của xã hội. Hiệu quả kinh tế chịu ảnh hưởng của các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội, quan hệ luật pháp từng quốc gia và các quan hệ khác của hạ tầng cơ sở cũng như thượng tầng kiến trúc. Với nghĩa này, hiệu quả kinh tế phản ánh toàn diện sự phát triển của tổ chức sản xuất, của nền sản xuất xã hội. Là một phạm trù trừu tượng vì hiệu quả kinh tế thể hiện trình độ sản xuất, trình độ quản lý kinh doanh, trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất để đạt được kết quả cao ở đầu ra với chi phí thấp nhất. Là phạm trù cụ thể vì hiệu quả kinh tế có thể đo lường được thông qua mối quan hệ bằng lượng giữa kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra. Đương nhiên, không thể có một chỉ tiêu tổng hợp nào có thể phản ánh được đầy đủ các khía cạnh khác nhau của hiệu quả kinh tế. Thông qua các chỉ tiêu thống kê, kế toán có thể xác định được hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế. Mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh nào đó của hiệu quả kinh tế. Hệ thống chỉ tiêu này quan hệ với nhau theo thứ bậc từ chỉ tiêu tổng hợp, sau đó đến các chỉ tiêu phản ánh các yếu tố riêng lẻ của quá trình sản xuất kinh doanh. 17 Tóm lại, việc nâng cao hiệu quả kinh tế được hiểu là nâng cao các chỉ tiêu đo lường và mức độ đạt được các mục tiêu định tính theo hướng tích cực. [11] 1.1.2.2. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế, chúng tôi nhận thấy đã có hai quan điểm khác nhau về vấn đề này, cụ thể là: *) Quan điểm truyền thống Quan điểm truyền thống cho rằng, nói đến hiệu quả kinh tế là nói đến phần còn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí. Hiệu quả kinh tế được đo bằng các chi phí và lãi. Nhiều tác giả theo quan điểm này cho rằng, hiệu quả kinh tế được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là giá thành sản phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh [24]. Quan điểm truyền thống trên chưa thật toàn diện khi xem xét đến hiệu quả kinh tế. Sự thiếu toàn diện được thể hiện qua những khía cạnh sau: Thứ nhất, hiệu quả kinh tế được xem xét với quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, chỉ xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tư. Trong khi đó, hiệu quả kinh tế lại là một vấn đề rất quan trọng không những cho phép chúng ta biết được kết quả đầu tư mà còn giúp chúng ta xem xét trước khi ra quyết định có nên tiếp tục đầu tư hay không và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên phương diện này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng được đầy đủ. Thứ hai, quan điểm truyền thống không tính yếu tố thời gian khi tính toán thu và chi cho một hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, thu và chi trong tính toán hiệu quả kinh tế là chưa đầy đủ và chính xác. Thứ ba, hiệu quả kinh tế chỉ bao gồm hai phạm trù cơ bản là thu và chi. Hai phạm trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố tài chính đơn thuần như chi phí về vốn, lao động, thu về sản phẩm và giá cả. Trong khi đó, các hoạt động đầu tư và phát triển lại có những tác động không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà còn trên cả các phương diện khác nữa. Bên cạnh đó, có những phần thu lợi hoặc những khoản chi phí mà lúc đầu khó hoặc không lượng hoá được nhưng lại đáng kể thì lại không được phản ánh ở cách tính theo quan điểm truyền thống này [24]. *) Quan điểm hiện đại Các nhà kinh tế đã đưa ra quan niệm hiện đại về hiệu quả kinh tế nhằm khắc phục những hạn chế của quan điểm truyền thống. Theo quan điểm hiện đại, khi tính hiệu quả kinh tế phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố. Cụ thể là: - Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan hệ này, cần phân biệt rõ ba phạm trù: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và 18 hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm (O) thu thêm trên một đơn vị đầu vào (I) đầu tư thêm. Tỷ số ∂O/∂I được gọi là sản phẩm biên. Hiệu quả phân bổ nguồn lực là giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí đầu tư thêm. Thực chất nó là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá đầu vào và giá sản phẩm. Hiệu quả phân bổ đạt tối đa khi doanh thu biên bằng chi phí biên. Hiệu quả kinh tế là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư thêm. Chỉ đạt được hiệu quả kinh tế khi cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực là tối đa [24]. - Yếu tố thời gian: các nhà kinh tế đương đại đã coi thời gian là một yếu tố trong tính toán hiệu quả. Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng nhau nhưng có thể có hiệu quả khác nhau trong những thời điểm khác nhau. - Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường: các quan điểm hiện đại cho rằng hiệu quả về tài chính phải phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với chiến lược tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững của các quốc gia hiện nay [24]. Nhận thức được những ưu điểm và hạn chế trong các quan điểm về hiệu quả kinh tế, trong nghiên cứu này, chúng tôi đã kết hợp cả hai quan điểm để xem xét và tính toán hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh miền núi Yên Bái. 1.1.2.3. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế Cho dù theo quan điểm truyền thống hay hiện đại, hiệu quả kinh tế luôn liên quan đến các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Nội dung xác định hiệu quả kinh tế bao gồm: - Xác định các yếu tố đầu vào: đó là chi phí trung gian, chi phí sản xuất, chi phí lao động và dịch vụ, chi phí vốn đầu tư và đất đai, v.v... - Xác định các yếu tố đầu ra (mục tiêu đạt được): trước hết hiệu quả kinh tế là các mục tiêu đạt được của từng hộ gia đình, từng cơ sở sản xuất phải phù hợp với mục tiêu chung của nền kinh tế quốc dân, hàng hóa sản xuất ra phải trao đổi được trên thị trường, các kết quả đạt được là: khối lượng sản phẩm, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, lợi nhuận, v.v... Bản chất hiệu quả kinh tế, về mặt định lượng là xem xét, so sánh kết quả thu được và chi phí bỏ ra, người ta chỉ thu được hiệu quả kinh tế khi kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra, chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Về mặt định tính, mức độ hiệu quả kinh tế cao là phản ánh nỗ lực của từng khâu, của mỗi cấp trong hệ thống sản xuất phản ánh trình độ năng lực quản lý sản xuất kinh doanh. Sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị xã hội. Hai mặt định tính và định lượng là cặp phạm trù của hiệu quả kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau. [11] 19 1.1.2.4. Khái niệm và sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp Cho đến nay, chưa có tài liệu nào đưa ra khái niệm rõ ràng về “hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp”. Qua nghiên cứu tổng quan lý luận về hiệu quả, tác giả cho rằng: “Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp là một phạm trù khoa học phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế và chi phí kinh tế đã bỏ ra để đạt được kết quả đó trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp được sử dụng trong một thời kỳ nhất định”. Vậy, vì sao cần đánh giá hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp? Đất nông nghiệp là một tài nguyên quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một quốc gia. Muốn quy hoạch và sử dụng nguồn tài nguyên này một cách hiệu quả, cần phải đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng, đặc biệt là hiệu quả kinh tế để tìm lời giải cho các vấn đề như: Diện tích các loại đất nông nghiệp bằng bao nhiêu? Cơ cấu mỗi loại đất như thế nào? Đất nông nghiệp đang được sử dụng ra sao? Hiệu quả sử dụng cao hay thấp? Những nhân tố nào quyết định hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên đất nông nghiệp? Giải pháp nào cần thực thi để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên này nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia? Tại Việt Nam - một nước nông nghiệp, đất nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong những năm qua, dù đã có nhiều đổi mới phù hợp với điều kiện thực tế hơn, diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã có sự tăng lên đáng kể theo thời gian, song diện tích đất lúa lại giảm đi, kèm theo đó, công tác quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là đất nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập, dẫn đến hiệu quả sử dụng đất thấp, gây lãng phí lớn. Nhiều diện tích đất nông nghiệp đã chuyển mục đích sử dụng nhưng vẫn bị bỏ hoang trong khi có biết bao người nông dân phải rơi vào cảnh thiếu đất sản xuất. Cũng do việc quản lý và sử dụng còn nhiều bất cập nên nguồn thu từ đất đai cũng rất hạn chế. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, thuế đất không tạo ra nguồn thu đáng kể, tổng các nguồn thu từ đất của nước ta chỉ chiếm khoảng 5 - 8% tổng thu ngân sách nhà nước, trong đó chủ yếu là thu tiền sử dụng đất. Đây là mức thấp so với các nước trên thế giới. Giải quyết tận gốc vấn đề này để nguồn tài nguyên đất thực sự phát huy hiệu quả, trở thành động lực cho phát triển kinh tế – xã hội đang là nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Không thể chủ quan với thực tại, mặc dù hiện nay Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu gạo lớn của thế giới, song nếu hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp không được nâng cao hơn, việc sử dụng đất nông nghiệp không được cải thiện theo hướng bền vững hơn, thì nhiều khả năng nghèo đói và phát triển không bền vững sẽ là thách thức lớn cho tương lai. Năm 2012, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết 19NQ/TƯ - Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về "Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai". Theo đó, vấn đề về nâng cao 20 năng lực quản lý đất đai cũng đã được đề cập chi tiết, trong đó, Nghị quyết nêu rõ: “Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá chất lượng, tiềm năng đất đai đáp ứng yêu cầu quản lý, sử dụng đất, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật đất đai cho cộng đồng, nhất là đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin về đất đai và tài sản gắn liền với đất theo hướng hiện đại, công khai, minh bạch, phục vụ đa mục tiêu;...”. Nội dung Nghị quyết cho thấy, hơn lúc nào hết, nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng cần được coi là nhiệm vụ cấp bách. Việc tìm kiếm các giải pháp đồng bộ: tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm, hỗ trợ cây trồng, hỗ trợ thiên tai, miễn thuỷ lợi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, cải thiện thu nhập từ đất nông nghiệp cho người nông dân,... để người nông dân yên tâm sản xuất trên đất nông nghiệp, sống được bằng nghề nông là hết sức cần thiết. Để lựa chọn được những giải pháp và thứ tự ưu tiên cho mỗi giải pháp, đánh giá hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp là một việc có ý nghĩa quan trọng, có tính chất quyết định. Phải dựa trên bức tranh thực trạng về hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp, mỗi địa phương, mỗi quốc gia mới có thể hoạch định được chính sách phù hợp, hiệu quả. Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp là một đòi hỏi tất yếu của sự phát triển xã hội. Đối với người sản xuất, tăng hiệu quả chính là cơ sở để họ tăng lợi nhuận. Đối với người tiêu dùng, tăng hiệu quả chính là đảm bảo cho họ có mức thỏa dụng cao hơn (được sử dụng hàng hoá với lượng nhiều hơn, giá thấp hơn và chất lượng tốt hơn). Xã hội càng phát triển với công nghệ cao, kỹ thuật mới, việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp càng gặp nhiều thuận lợi hơn. Nâng cao hiệu quả sẽ làm tăng lợi ích của cả xã hội bởi lợi ích của cả người sản xuất và người tiêu dùng đều được cải thiện. Tuy nhiên, việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp phải được đặt trong mối quan hệ bền vững với hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường, cả trước mắt và lâu dài. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững về mọi mặt, việc nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại các tỉnh vùng cao, miền núi – những vùng đất đai rộng lớn, nhiều tiềm năng nhưng cũng có nhiều khó khăn và ẩn chứa nhiều rủi ro là việc làm hết sức quan trọng. Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất tại những vùng này không chỉ mang lại những giá trị về mặt kinh tế, tạo tiền đề xóa đói giảm nghèo, mà còn có giá trị to lớn về mặt xã hội (tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nghèo, dân tộc thiểu số; nâng cao 21 trình độ dân trí, thay đổi tập quán sinh hoạt, tập quán canh tác theo hướng tích cực hơn; bảo vệ biên cương, chủ quyền của Tổ quốc; duy trì bản sắc vùng miền; củng cố niềm tin trong nhân dân, tạo sự ổn định về chính trị, xã hội;…). Bên cạnh đó, đánh giá hiệu quả kinh tế của mỗi loại hình sử dụng đất là một việc làm cụ thể rất có ý nghĩa, giúp cho các địa phương lựa chọn được những phương án sản xuất kinh doanh vừa mang lại thu nhập cao, ổn định, tăng khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, vừa giảm bớt các nguy cơ làm suy thoái môi trường. 1.1.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp a) Điều kiện tự nhiên Sự phát triển của bất cứ hoạt động kinh tế nào cũng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Song, đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp thì tác động của nhân tố tự nhiên thể hiện rõ nét hơn cả, thậm chí còn mang tính quyết định. Điều kiện tự nhiên như: vị trí, địa hình, khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nguồn nước,...có tác động không nhỏ đến hiệu quả sử dụng đất đai trong sản xuất nông nghiệp. *) Vị trí, địa hình, đất đai: Đất đai là yếu tố sản xuất không thể thiếu được trong sản xuất nông nghiệp, là mối quan tâm hàng đầu đối với người làm nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp phải gắn liền với đất đai, quỹ đất nhiều hay ít, tốt hay xấu, vị trí thuận lợi hay không, độ dốc lớn hay nhỏ,... đều ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và tác động đến thu nhập của người nông dân. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp bởi vì đây là cơ sở để sinh vật sinh trưởng, phát triển và tạo sinh khối. Đánh giá đúng điều kiện tự nhiên là cơ sở xác định cây trồng vật nuôi phù hợp và định hướng đầu tư thâm canh đúng. Ở vùng đồng bằng, đất nông nghiệp được hình thành chủ yếu do sự bồi tụ phù sa của hệ thống các sông lớn theo những loại hình tam giác châu thổ hoặc đồng bằng ven biển. Với các đặc điểm là địa hình tương đối bằng phẳng, có nguồn nước tưới thuận lợi, đất đai màu mỡ phì nhiêu, đồng bằng đã và đang là những cánh đồng lớn ngày càng phong phú về chủng loại cây trồng theo sự phát triển của giống và hệ thống canh tác mới. Ở miền núi, đất đai rất phong phú, đa dạng, địa hình xen kẽ giữa các cánh đồng nhỏ hẹp hình thành do phù sa sông suối, các thung lũng do đất bồi tụ mà thành với những vùng đất cao, những triền đồi, núi dốc rất khác nhau về đặc điểm thổ nhưỡng, thảm thực vật, nguồn nước và độ ẩm được khai thác, sử dụng bởi nhiều tộc người khác nhau. Vì vậy, quá trình sử dụng đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng ở miền núi cũng có sự khác biệt với miền xuôi, thể hiện qua chủng loại cây trồng, cơ cấu mùa vụ, năng suất cây trồng rồi đến thu nhập của hộ nông dân. [12] *) Khí hậu, thời tiết: Yếu tố khí hậu, thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Nhiệt độ bình quân, sự sai khác 22 nhiệt độ ánh sáng, lượng mưa, độ ẩm, số giờ nắng,...trực tiếp ảnh hưởng tới sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Lượng mưa có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ, độ ẩm của đất, cũng như khả năng đảm bảo cung cấp nước cho quá trình sinh trưởng của cây trồng và vật nuôi. [12] b) Điều kiện kinh tế - xã hội Điều kiện kinh tế - xã hội bao gồm: các yếu tố về chế độ xã hội; dân số và lao động; thông tin và chính sách; trình độ dân trí; yêu cầu quốc phòng - an ninh; sức sản xuất và trình độ phát triển kinh tế hàng hoá; cơ cấu kinh tế và phân bố sản xuất; các điều kiện phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, giao thông vận tải; thủy lợi; sự phát triển của khoa học kỹ thuật; trình độ quản lý sử dụng lao động; điều kiện trang thiết bị vật chất cho công tác phát triển nguồn nhân lực,... Trong đó, các nhân tố xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo về việc sử dụng đất đai nói chung, sử dụng đất nông nghiệp nói riêng. Phương thức sử dụng đất nông nghiệp được quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Chế độ sở hữu tư liệu sản xuất và điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau đã tác động đến việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp, khống chế phương thức và hiệu quả sử dụng đất. Trình độ phát triển xã hội và kinh tế khác nhau dẫn đến trình độ sử dụng đất nông nghiệp cũng khác nhau. Nền kinh tế và khoa học kỹ thuật nông nghiệp càng phát triển thì khả năng sử dụng đất nông nghiệp của con người càng được nâng cao. Chính sách và những quy định của Nhà nước là nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Có bốn nhóm chính sách có tác động gián tiếp đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp: nhóm thứ nhất thường có ảnh hưởng trực tiếp là: các chính sách liên quan quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhóm thứ hai bao gồm các chính sách liên quan đến giá sản phẩm, giá đầu vào; nhóm thứ ba gồm các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng: giao thông, thủy lợi, giáo dục, thông tin, nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ và nhóm thứ tư gồm các chính sách liên quan đến tín dụng và lãi suất. [12], [59], [79] c) Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất Đây cũng là nhân tố cơ bản quy định hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng bao gồm giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc, các dịch vụ về sản xuất và khoa học - kỹ thuật. Những yếu tố này tác động cả trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp. [12], [69], [73], [74] d) Kỹ thuật, công nghệ Bản chất của kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất đất đai và hiệu quả kinh tế. Như chúng ta đã biết, đổi mới công nghệ 23 trong nông nghiệp có thể hướng vào việc tiết kiệm các nguồn lực, phát triển các công nghệ đòi hỏi mức đầu tư thấp, ít sử dụng chất hóa học trong sản xuất nông nghiệp, phát huy kiến thức cổ truyền của nông dân và thực hiện mục tiêu đa dạng sinh học. Hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nói riêng phụ thuộc nhiều vào công nghệ áp dụng trong sản xuất. Có khi cùng chủng loại và số lượng đầu vào nhưng đổi mới cách thức, kỹ năng sử dụng cũng có thể dẫn đến sự thay đổi lớn trong kết quả cũng như hiệu quả kinh tế. [1] Biện pháp kỹ thuật canh tác cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp. Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để hình thành, phân bổ và tích luỹ năng suất kinh tế. Theo Đường Hồng Dật, biện pháp kỹ thuật canh tác là những tác động thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của con người về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường, thể hiện những dự báo thông minh và sắc xảo, sự lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại cũng như cách sử dụng đầu vào phù hợp với các quy luật tự nhiên của sinh vật nhằm đạt mục tiêu đề ra. [9] Theo một số nhà nghiên cứu về đất đai, ở các nước phát triển, khi có tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì yêu cầu đối với tổ chức sử dụng đất cũng được đặt ra. Thực tế cũng cho thấy, ứng dụng công nghệ sản xuất tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh. Cho đến giữa thế kỷ XXI, trong nông nghiệp Việt Nam, quy trình kỹ thuật có thể góp phần đến 30% của năng suất kinh tế. Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. [12], [63], [79] e) Điều kiện sản xuất của nông hộ Kiến thức và kỹ năng của nông dân góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp. Khả năng tiếp thu kỹ thuật và năng suất cây trồng, vật nuôi có liên quan chặt chẽ đến kiến thức và kỹ năng canh tác của nông dân. Trình độ văn hóa và kinh nghiệm có thể được coi là những biến độc lập quy định đến năng suất và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. [1], [60], [79] Bên cạnh đó, diện tích đất, số lượng lao động, lượng vốn mà hộ nông dân có để phục vụ sản xuất nông nghiệp,…cũng là những biến số quan trọng trong nhân tố này. f) Thị trường trong nông nghiệp Bàn về thị trường trong nông nghiệp cần kể đến thị trường đầu vào và đầu ra. Phần lớn các thị trường trong nông nghiệp mang tính cạnh tranh cao hơn so với các 24 ngành khác trong nền kinh tế. Vì vậy, tạo ra thị trường cạnh tranh lành mạnh, cũng là một trong những điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp, đặc biệt là đất nông nghiệp. Môi trường cạnh tranh lành mạnh, trong đó các thành phần kinh tế quốc doanh, tư nhân và hợp tác xã có quyền ngang nhau trong việc tạo vốn, sử dụng các thông tin mua và bán sản phẩm... [1], [69], [70] Tóm lại, các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, khuynh hướng quan tâm quá mức đến lợi ích kinh tế luôn luôn chi phối quá trình sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả của quá trình này. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan, đất đai nhìn chung đang bị khai thác một cách không hợp lý, cụ thể là khai thác quá mức – vượt quá khả năng mang tải (carrrying capacity) của đất, làm cho đất nông nghiệp bị giảm sút về số lượng và suy thoái về chất lượng. Vì vậy, cần phải dựa vào quy luật tự nhiên và quy luật kinh tế - xã hội để nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong việc sử dụng đất nông nghiệp. Cần căn cứ vào những yêu cầu của thị trường, của xã hội để xác định hướng sử dụng đất nông nghiệp, kết hợp chặt chẽ yêu cầu sử dụng với ưu thế tài nguyên của đất đai nhằm đạt tới cơ cấu hợp lý nhất với diện tích đất nông nghiệp có hạn, mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội cũng như hiệu quả về môi trường, đồng thời nên có chính sách phù hợp nhằm cải thiện chất lượng đất nông nghiệp. [12] 1.1.2.6. Đặc điểm và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp a) Đặc điểm đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp - Trước hết và quan trọng nhất là đánh giá hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất diễn ra trên diện tích đất nông nghiệp đó. Trong quá trình khai thác, sử dụng đất nông nghiệp con người luôn mong muốn thu được nhiều sản phẩm nhất trên một đơn vị diện tích với chi phí thấp nhất. Điều đó khẳng định rằng, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, trước hết, phải được xác định bằng kết quả thu được trên một đơn vị diện tích cụ thể, kết quả thu được trên một đồng chi phí, trên một lao động đầu tư. - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần phải quan tâm đến những tác động của sản xuất nông nghiệp đến các vấn đề xã hội bao gồm: giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí trong nông thôn. Điều đó khẳng định thêm rằng, hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính xã hội rất sâu sắc. Thực chất vấn đề này là đề cập đến hiệu quả xã hội khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phải quan tâm tới những ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp tới môi trường xung quanh. Nông nghiệp là ngành sản xuất chịu nhiều tác động và cũng có tác động nhiều đến môi trường cũng như hệ sinh thái. 25 Chỉ có thể phát triển nông nghiệp bền vững được khi con người biết cách bảo vệ và cải thiện môi trường cùng hệ sinh thái. Tóm lại, để đánh giá một cách toàn diện hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần phải đề cập tới cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. [45] b) Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí các nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu dài của hiệu quả. Đối với đất nông nghiệp, tiêu chuẩn để đánh giá là mức độ đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường do xã hội đặt ra, cụ thể là: tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng chất lượng và tổng sản phẩm hướng tới thoả mãn tốt nhu cầu nông sản cho thị trường trong nước và tăng sản lượng xuất khẩu đồng thời đáp ứng yêu cầu bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp bền vững. [45] Theo quan điểm của tổ chức FAO (1990), có ba tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất bền vững là: bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt môi trường và bền vững về mặt xã hội, nghĩa là định hướng sự thay đổi về kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thoả mãn liên tục các nhu cầu của con người thuộc các thế hệ hôm nay và mai sau. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới Hiện nay, toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu hecta, chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền. Những loại đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6%. Những loại đất quá xấu chiếm tới 40,5%. Diện tích đất trồng trọt trên toàn thế giới mới chỉ chiếm 10,8% tổng diện tích đất tự nhiên (khoảng 1.500 triệu hecta), trong đó chỉ có 46% đất có khả năng sản xuất nông nghiệp còn 54% đất có khả năng sản xuất nhưng chưa được khai thác. Kết quả đánh giá đất nông nghiệp của thế giới cho thấy: chỉ có 14% đất có năng suất cao, 28% đất có năng suất trung bình, nhưng có tới 58% đất có năng suất thấp. [51] Hàng năm, trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, sản xuất nông nghiệp trở nên khó khăn hơn. Không chỉ đối mặt với sự sụt giảm về diện tích, cả thế giới cũng đang lo ngại trước sự suy giảm chất lượng đất trồng. Một diện tích lớn đất canh tác bị nhiễm mặn không canh tác được một phần cũng do tác động gián tiếp của sự gia tăng dân số. Sự gia tăng sử dụng thuốc BVTV cũng tạo ra nguy cơ ô nhiễm đất nông 26 nghiệp. Thuốc hóa học trừ sâu, phân bón hóa học trên thế giới ngày càng được sử dụng nhiều. Trong thập niên 80, thuốc BVTV được sử dụng ở các nước như: Indonexia, Pakistan, Philipin, Srilanka đã tăng hơn 10%/năm. Thuốc BVTV gây hại nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người. Theo ước lượng của Tổ chức WHO, mỗi năm có 3% lao động trong nông nghiệp ở các nước đang phát triển (25 triệu người) bị nhiễm độc thuốc trừ sâu. Thập niên 90, ở Châu Phi mỗi năm 11 triệu người bị nhiễm độc. Tại Malayxia, 7% nông dân bị ngộ độc hàng năm và 15 % bị ngộ độc ít nhất 1 lần trong đời. Hiện tượng mất rừng cũng gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng đất nông nghiệp. Toàn thế giới có khoảng 3,8 tỷ hecta rừng. Hàng năm mất đi khoảng trên 15 triệu hecta. Tỷ lệ mất rừng nhiệt đới khoảng 2% /năm. Diện tích rừng bị mất nhiều nhất ở vùng châu Mỹ - Latinh và châu Á. Tại Braxin hàng năm mất 1,7 triệu hecta rừng, tại Ấn Độ con số này là 1,5 triệu ha. Tại các nước như: Campuchia và Lào, nạn phá rừng làm củi đun, làm nương rẫy, xuất khẩu gỗ, chế biến các sản phẩm từ gỗ phục vụ cho cuộc sống của cư dân đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng vốn phong phú. [51] Hoang mạc hoá hiện đang đe dọa 1/3 diện tích trái đất, ảnh hưởng đời sống ít nhất 850 triệu người. Hoang mạc hoá là quá trình tự nhiên và xã hội. Khoảng 30% diện tích trái đất nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn đang đứng trước nguy cơ hoang mạc hóa. Hàng năm có khoảng 6 triệu hecta đất bị hoang mạc hoá, mất khả năng canh tác do những hoạt động của con người. Xói mòn rửa trôi cũng là một nguyên nhân khác gây suy thoái đất. Mỗi năm rửa trôi xói mòn chiếm 15% nguyên nhân thoái hoá đất. Trung bình đất đai trên thế giới bị xói mòn 1,8 - 3,4 tấn/hecta/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trôi xói mòn hàng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh 30 - 50 triệu tấn lương thực. Sự xói mòn đất dẫn tới hậu quả là làm giảm năng suất đất, tạo ra nguy cơ mất an ninh lương thực, phá hoại nguồn tài nguyên, làm mất đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái và nhiều nguy cơ khác. [51] Tỷ trọng các nguyên nhân gây thoái đất trên thế giới như sau: mất rừng 30%, khai thác rừng quá mức (chặt cây cối làm củi,...) 7%, chăn thả gia súc quá mức 35%, canh tác nông nghiệp không hợp lý 28%, công nghiệp hoá gây ô nhiễm 1%. Mức độ tác động của các nguyên nhân gây thoái hoá đất ở các châu lục không giống nhau: ở Châu Âu, châu Á và Nam Mỹ, mất rừng là nguyên nhân hàng đầu trong khi ở châu Đại Dương và châu Phi chăn thả gia súc quá mức có ảnh hưởng nhiều nhất; ở Bắc và Trung Mỹ thì nguyên nhân chủ yếu lại do hoạt động sản xuất nông nghiệp. Thoái hóa 27 đất làm nghèo dinh dưỡng, phá hủy cân bằng chu trình nước và tạo nguy cơ mất an ninh lương thực, tỷ lệ nghèo đói gia tăng. Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái nghiêm trọng trong 50 năm qua do xói mòn rửa trôi, sa mạc hoá, chua hoá, mặn hoá, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Khoảng 40% đất nông nghiệp đã bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hoá do biến động khí hậu bất lợi và khai thác sử dụng không hợp lý. Sa mạc Sahara mỗi năm mở rộng lấn mất 100.000 hecta đất nông nghiệp và đồng cỏ. Thoái hoá môi trường đất có nguy cơ làm giảm 10 - 20% sản lượng lương thực thế giới trong 25 năm tới. Tốc độ đô thị quá nhanh dẫn tới sự hình thành các siêu đô thị, hiện nay trên thế giới đã có khoảng 20 siêu đô thị với dân số trên 10 triệu người. Sự hình thành siêu đô thị gây khó khăn cho giao thông vận tải, nhà ở, nguyên vật liệu, xử lý chất thải và cũng làm giảm bớt diện tích đất nông nghiệp. [51] Bước vào thế kỷ 21, với những thách thức về an ninh lương thực, dân số, môi trường sinh thái, nông nghiệp - một ngành sản xuất lương thực, thực phẩm cơ bản nuôi sống con người phải đối mặt với nhiều khó khăn. Nhu cầu của con người ngày càng tăng đó gây sức ép nặng nề lên đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp bị suy thoái, biến chất đã ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng nông sản và khả năng đảm bảo an ninh lương thực. Thực tế cho thấy, khi đất nông nghiệp bị thoái hóa thì cuộc sống của con người bị đe dọa. Theo FAO, tình trạng thoái hóa đất gia tăng đã khiến năng suất cây trồng giảm và có thể đe dọa tới tình hình an ninh lương thực đối với khoảng ¼ dân số trên thế giới. Năng suất cây trồng giảm, giá lương thực tăng cao, nguồn dự trữ thấp, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng tăng và thiên tai ngày càng nhiều đang là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu đói của hàng triệu người ở các nước đang phát triển. Bên cạnh hiện tượng thu hẹp về diện tích đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và suy giảm chất lượng đất nông nghiệp do sa mạc hóa, xói mòn, rửa trôi, mất rừng, việc chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp không bền vững sẽ làm tình trạng sản xuất nông nghiệp rơi vào tình trạng trầm trọng hơn trong vòng luẩn quẩn: suy thoái đất – mất đa dạng sinh học – biến đổi khí hậu – hiệu quả sử dụng đất thấp – tăng cường khai thác đất – suy thoái đất. Cùng với mức tăng dân số và sự gia tăng hàng loạt nhu cầu của con người về các sản phẩm nông nghiệp thì cách tiếp cận quản lý đất đai không bền vững đã đem lại nhiều thất bại. 28 Tóm lại, đất nông nghiệp trên thế giới đã không nhiều so với tổng diện tích tự nhiên, lại bị sử dụng kém hiệu quả và kém bền vững dẫn tới nhiều hệ luỵ xấu cho hiện tại và tương lai. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do con người. Nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới, chúng tôi nhận thấy rằng tăng cường quản lý và sử dụng đất theo hướng nâng cao hiệu quả là một việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay. 1.2.2. Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam 1.2.2.1. Diện tích đất nông nghiệp Tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam là 33.168.855 hecta, đứng thứ 59 trong hơn 200 nước trên thế giới. Thế nhưng, diện tích đất canh tác của Việt Nam thấp vào bậc nhất trên thế giới. Đó là dự báo của các chuyên gia trong hội thảo “Sử dụng tài nguyên đất ở Việt Nam với định cư đô thị và nông thôn” do Liên hiệp các Hội khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Viện nghiên cứu định cư (SHI), Viện nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng tổ chức vào ngày 24-25/5/2007. Nước ta có các vùng đất nông nghiệp trù phú như: đồng bằng sông Hồng rộng gần 800 ngàn hecta, đồng bằng sông Cửu Long khoảng 2,5 triệu hecta. Nhưng hiện những vùng đất này đều bị chia nhỏ, manh mún khiến một số công trình thủy nông không còn tác dụng. Mặt khác, đất nông nghiệp đang bị chuyển đổi tùy tiện. Đến năm 2010, đất nông nghiệp giảm khoảng hơn 170 ngàn hecta. Đất bằng ở Việt Nam có khoảng trên 7 triệu hecta, đất dốc trên 25 triệu hecta. Trên 50% diện tích đất đồng bằng, gần 70% diện tích đất đồi núi là đất xấu và có độ phì nhiêu thấp, trong đó đất bạc màu gần 3 triệu hecta, đất trơ sỏi đá 5,76 triệu hecta, đất mặn 0,91 triệu hecta, đất dốc trên 25 0 gần 12,4 triệu hecta. Bình quân đất tự nhiên theo đầu người là 0,4 hecta. Theo mục đích sử dụng năm 2000, đất nông nghiệp 9,35 triệu hecta, đất lâm nghiệp 11,58 triệu hecta, đất chưa sử dụng 10 triệu hecta (30,45%), đất chuyên dùng 1,5 triệu hecta. Đất tiềm năng nông nghiệp hiện còn khoảng 4 triệu hecta. Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người thấp và giảm rất nhanh theo thời gian, năm 1940 có 0,2 hecta, năm 1995 là 0,095 hecta. Đây là một hạn chế rất lớn cho phát triển. [30] Đến 01/01/2007 tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước là 24.696 hecta và đến 01/01/2008 vẫn là 24.696 hecta, nhưng với số dân cả nước lên tới 86.210.800 người (tính đến hết 2008), trong đó dân số thành thị là 24.233.300 người, chiếm 28,11%; nông thôn là 61.977.500 người, (71,89%). Do nhu cầu sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, trong những năm gần đây, diện tích đất này ngày càng giảm mạnh. Phân theo địa phương, khu vực TD - MNPB đứng thứ 2 trong cả nước về tổng 29 diện tích, khu vực này đứng đầu trong cả nước về diện tích đất lâm nghiệp, nhưng diện tích sản xuất nông nghiệp thì chỉ đứng thứ tư trong 6 khu vực của cả nước với 1.423,2 nghìn hecta (Xem bảng 1.1 phần Phụ lục). Khu vực TD - MNPB có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tới hơn 50% tổng diện tích, chỉ đứng sau khu vực Tây Nguyên về cơ cấu đất lâm nghiệp. Song, đất nông nghiệp của khu vực TD - MNPB lại chỉ chiếm hơn 14,9% tổng diện tích. Con số này cho thấy, đây là khu vực có diện tích đất nông nghiệp so với tổng diện tích tự nhiên thấp nhất trong cả nước. Tính đến hết năm 2008 là như vậy, nhưng xét trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2007, diện tích đất nông nghiệp đã có sự biến động đáng kể (Xem bảng 1.2 phần Phụ lục). Xét xu hướng biến động của đất nông nghiệp cùng với sự biến động của dân số trong giai đoạn này có thể thấy, dân số không ngừng tăng lên theo thời gian, trong khi đó đất SXNN, bao gồm cả đất trồng cây hàng năm liên tục giảm, khiến cho diện tích đất SXNN bình quân đầu người cũng giảm. So sánh với một số nước trong khu vực và trên thế giới, trong giai đoạn 2005- 2008, diện tích đất canh tác bình quân của nước ta hiện vào bậc thấp nhất thế giới, chỉ khoảng 0,12 hecta/người. Xét bình quân, diện tích đất canh tác của Việt Nam chỉ hơn được một số nước như: Hàn Quốc, Băng-la-đét, Ai Cập,... Tại Thái Lan, diện tích đất canh tác bình quân là 0,3 hecta/người, cao hơn 2,5 lần so với Việt Nam (Xem bảng 1.3 phần Phụ lục). Theo phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) do Chính phủ trình Quốc hội ngày 20/10/2011, được Ủy ban Kinh tế Quốc hội thông qua, đất nông nghiệp của cả nước đến năm 2020 là 26.732 nghìn hecta, tăng 506 nghìn hecta so với năm 2010. Đến thời điểm hiện nay, cả nước còn trên 4 triệu hecta đất trồng lúa, diện tích này vẫn đang giảm một cách nhanh chóng. Quốc hội đã nhất trí phương án giữ diện tích đất trồng lúa đến năm 2020 là 3,81 triệu hecta. Với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015), Chính phủ đề ra 3 mục tiêu cơ bản đó là: đáp ứng yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội (giao thông, thuỷ lợi, văn hoá, y tế, giáo dục, thể dục thể thao…), công nghiệp và đô thị để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước bảo đảm anh ninh, quốc phòng và an sinh xã hội; đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu. 1.2.2.2. Tình trạng mất đất nông nghiệp Diện tích đất nông nghiệp bị giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể kể đến một số nguyên nhân cơ bản sau: *) Đô thị hoá và công nghiệp hoá: Quỹ đất trồng trọt tăng không đáng kể trong khi dân số tăng nhanh nên diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người ngày càng giảm. Trung bình mỗi năm, người nông dân phải nhường khoảng 74.000 hecta đất 30 nông nghiệp để xây dựng các công trình nhà ở, đô thị và khu công nghiệp, 63.000 hecta cho phát triển giao thông. Theo Vũ Tuyên Hoàng (2009), quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ góp phần làm giảm diện tích đất nông nghiệp. Dân số đô thị Việt Nam năm 1980 là 19%, hiện nay khoảng trên 30%. Kinh nghiệm của các nước châu Á, vốn lấy cây lúa nước là cây lương thực chính, cho thấy rằng qua mấy chục năm tiến hành công nghiệp hóa, đô thị hóa thì tỷ lệ mất đất canh tác từ 0,5%-2%/năm. Tỷ lệ mất đất canh tác hàng năm trong thập niên 1980-1990 của Trung Quốc là 0,5%, Hàn Quốc 1,4%, Đài Loan 2%, Nhật Bản 1,6%. Việt Nam trong thời gian qua mất khoảng 0,4% diện tích đất canh tác, riêng đất trồng lúa có tỷ lệ mất cao hơn khoảng 1%. Tuy nhiên, với tốc độ công nghiệp hóa ngày càng tăng thì tỷ lệ mất đất sẽ không dừng ở mức độ trên. Một điều đáng lo ngại là “phần đất canh tác bị chuyển đổi lại là những vùng đất tốt. Những diện tích đất trồng trọt màu mỡ ven quốc lộ 5 cũng bị đổ cát xây dựng các khu công nghiệp”. Theo tác giả Nguyễn Văn Ngãi (2009), tốc độ mất đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu hiện nay là 1%. Với đà này, đến năm 2020 sản lượng lúa của Việt Nam chỉ còn đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước, chứ không có khả năng xuất khẩu. Hiện tượng mất đất nông nghiệp đe dọa mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực. Nghiên cứu của tác giả Đỗ Kim Chung (2009) đã chỉ rõ, an ninh lương thực không chỉ bó hẹp ở những nông sản có chứa tinh bột (chủ yếu là lúa gạo) mà còn gồm cả lương thực và thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cho con người. “Điều đáng lo ngại hiện nay là không ít người nghĩ rằng càng làm lúa càng nghèo. Điều này xuất phát từ thực tế là: hiện cả nước có 71% dân số làm nông nghiệp nhưng số hộ nghèo chiếm tới 23,4%, trong khi bộ phận người phi nông nghiệp chỉ có 5% hộ nghèo. Nghiên cứu của tác giả Đặng Đức Hiệp (2009) lai cho thấy, vấn đề đang được quan tâm nhiều nhất là việc thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ cho mục đích xây dựng sân golf và các khu công nghiệp, khu đô thị. Có tới 40% đất trong số các dự án triển khai làm sân golf lại được dùng để kinh doanh bất động sản. Trong tổng số hơn 23.000 hecta của 76 dự án sân golf đã và đang triển khai trong cả nước, có tới 8.000 hecta đất (chiếm 40%) để kinh doanh bất động sản, biệt thự, nhà nghỉ, nhà hàng,... Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản cho rằng, thực chất hàng trăm ngôi biệt thự cao cấp “đính kèm” bên cạnh sân golf trong mỗi dự án mới là mục tiêu chính mà các chủ đầu tư nhắm đến. Bên cạnh đó, hàng loạt sân golf xây dựng làm cho đất đai bị hủy diệt. Những năm gần đây, các sân golf rộng lớn có diện tích rộng trên vài chục hecta xuất hiện một cách ồ ạt. Người ta chặt cây rừng, san ủi hàng triệu khối đất đá, thay đổi địa hình, phá vỡ cảnh quan tự nhiên để cho ra đời nhiều “điểm đến xanh”, 31 “thiên đường xanh”… mà ẩn dấu phía sau là những mảng xám, màu đen gây hại cho môi sinh, xã hội. Để có thảm cỏ trải dài, phẳng mịn, xanh,… thì đều đặn theo định kỳ, một lượng lớn hóa chất được đổ xuống để diệt nấm và sâu bệnh. Số liệu của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) tính rằng lượng hóa chất trung bình sử dụng cho sân golf là 1,5 tấn/hecta, lớn gấp ba lần số hóa chất cho một khu canh tác nông nghiệp bình thường. Điều đó gây hậu quả khôn lường đến đời sống lâu dài của con người. Và không ai khác, chính thế hệ con cháu chúng ta phải lãnh chịu hậu quả đó. Dù tình trạng lấy đất nông nghiệp phục vụ sân golf, khu công nghiệp… khiến hàng triệu nông dân rơi vào cảnh thất nghiệp vẫn chưa tìm ra lời giải thích chính đáng, song, việc thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ cho mục đích trên vẫn cứ tiếp diễn tại hầu hết các địa phương. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, trung bình mỗi hecta đất nông nghiệp thu hồi ảnh hưởng tới việc làm của trên 10 lao động nông thôn. Việc thu hồi đất nông nghiệp và đất chỉ riêng trong giai đoạn 2001 - 2005 đã tác động tới đời sống của hơn 2,5 triệu người, gồm 628.000 hộ gia đình, (khoảng 950.000 lao động). Sau khi bị thu hồi đất, có tới 53% số hộ bị giảm thu nhập so với trước, 13% số hộ có thu nhập tăng. Tỷ lệ hộ có điều kiện sống tốt hơn trước chỉ chiếm khoảng 29%. Đáng nói là, đất nông nghiệp hiện nay còn rất manh mún với khoảng 70 triệu thửa. Sự manh mún trầm trọng hơn do hình thành các KCN, khu chế xuất, sân golf... trên các cánh đồng, đã, đang và sẽ phá vỡ hệ thống thủy lợi, gây ô nhiễm nặng tại các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Đồng thời, nhiều diện tích đất lúa gần các KCN, khu chế xuất bị ảnh hưởng trực tiếp từ nước thải, khói bụi, ánh sáng khiến sâu bệnh gia tăng, năng suất giảm 15 - 30%. Theo tính toán của các nhà nghiên cứu tài nguyên môi trường, mỗi hecta dành cho xây dựng KCN hoặc sân golf thường kéo theo khoảng 1 - 2 hecta đất liền kề không sử dụng được do ô nhiễm. Theo Bộ NN&PTNT, giai đoạn 2009 - 2030, do 500 ngàn hecta đất lúa có khả năng bị chuyển đổi sang mục đích khác sẽ gây áp lực đối với an ninh lương thực quốc gia và nhu cầu xuất khẩu trong tương lai. *) Đất canh tác bị mất do xây dựng các công trình thủy điện. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Văn Tiềm (2010), từ năm 1978 đến nay cả nước đã có khoảng 130.000 hecta đất nông nghiệp bị lấy để xây dựng các công trình thủy lợi. Mặc dù các công trình thủy điện được xây dựng chủ yếu ở miền núi, nơi đất canh tác có năng suất thấp, mật độ dân cư thưa thớt, nhưng hồ tích nước của các công trình này làm ngập các thung lũng, là nơi tập trung chủ yếu ruộng lúa nước vốn rất quý hiếm ở miền núi. Ruộng ở đó không bị xói mòn, có thể cấy 2 vụ, bình quân cả năm thu được 8 tấn thóc/hecta, gấp nhiều lần so với ruộng nương sườn đồi núi. Nương trên các sườn đồi, sườn núi chỉ làm được một vụ và cả năm chỉ thu được khoảng 1,2 tấn thóc/hecta; hơn nữa, do xói mòn thoái hóa đất nên chỉ trồng được 2 năm và phải bỏ hóa ít nhất 3 năm để đất hồi phục độ phì mới trồng lại được. Tuy nhiên, thông tin về các công trình thủy điện làm 32 ngập hết bao nhiêu hecta ruộng lúa còn rất ít. Chúng ta thường có các thông tin về các công trình thủy diện như: công suất mấy MW, số tổ máy, đầu tư hết bao nhiêu tỉ đồng, nhưng rất ít thông tin về công trình đó đã làm ngập hết bao nhiêu hecta ruộng lúa? Tỷ lệ mất đất canh tác cho mỗi MW bao nhiêu? Có phải là ngưỡng có thể được chấp nhận về mặt pháp lý không? So sánh hai công trình thủy điện Thác Bà (Yên Bái) và Đa Nhim (Lâm Đồng): Thác Bà công suất 108 MW nhỏ hơn công suất của Đa Nhim (160 MW), nhưng Thác Bà làm ngập một diện tích đất canh tác lớn hơn Đa Nhim nhiều lần.” *) Thoái hoá đất: Suy thoái tài nguyên đất Việt Nam bao gồm nhiều vấn đề và do nhiều quá trình tự nhiên xã hội khác nhau đồng thời tác động. Những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thoái hoá đất nghiêm trọng ở Việt Nam là: 1- Xói mòn rửa trôi bạc màu do mất rừng, do mưa lớn, do canh tác không hợp lý và do chăn thả quá mức. Theo các tác giả Trần Văn Ý và Nguyễn Quang Mỹ (1999), trên 60% lãnh thổ Việt Nam chịu ảnh hưởng của xói mòn tiềm năng ở mức > 50tấn/hecta/năm. 2- Chua hoá, mặn hoá, phèn hoá, hoang mạc hoá, cát bay, đá lộ đầu, mất cân bằng dinh dưỡng,... Tỷ lệ bón phân N : P2O5 : K2O trung bình trên thế giới là 100 : 33 :17, còn ở Việt Nam là 100 : 29 : 7, thiếu lân và kali nghiêm trọng. Diện tích giảm, thêm vào đó là nguy cơ suy giảm chất lượng đất do sự tác động của tự nhiên và con người. Đất đang bị sa mạc hóa, thoái hóa… do sự khai thác của con người. Hiện tượng sa mạc hóa làm mất đất nông nghiệp đang là mối đe dọa đất nông nghiệp toàn thế giới, Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT tại hội thảo quốc gia về thực hiện Công ước quốc tế Chống sa mạc hóa tổ chức từ 8 - 10/9/2010, Việt Nam mất 20 hecta đất nông nghiệp mỗi năm do sa mạc hóa và hàng trăm ngàn hecta đất đang trong quá trình thoái hóa nghiêm trọng. Sa mạc cục bộ tại Việt Nam hiện đã xảy ra trên 7,85 triệu hecta, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên, Tây Bắc, Tứ giác Long Xuyên và Nam Trung Bộ. Để khắc phục, trong giai đoạn 2005-2010, Chính phủ và Bộ NN & PTNN sẽ tập trung thực hiện các giải pháp như ngăn chặn phá rừng, cải tạo đất bị thoái hóa ở các tỉnh miền núi, chống cát bay ở các tỉnh miền Trung bằng việc trồng rừng, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm hạn hán ở vùng nông thôn,... +) Thoái hoá do mất rừng: Chất lượng đất đai không thể duy trì nếu không có rừng. Hiện tượng mất rừng đang ở mức báo động ở châu Á và Việt Nam. Mỗi năm, châu Á mất khoảng 5 triệu hecta rừng. Việt Nam trước 1945, rừng chiếm 43% diện tích, hiện nay chỉ còn khoảng 33%, mặc dù đã có nhiều nỗ lực trồng và bảo vệ rừng. 33 +) Thoái hoá đất do sử dụng thuốc BVTV: Đất trồng cũng đang chịu sự ô nhiễm do sử dụng thuốc BVTV. Ở Việt Nam, trên 300 loại thuốc bảo vệ thực vật đang được sử dụng (có cả các loại thuốc bị cấm như Wolfatox, Monitor, DDT). Liều lượng thuốc phun vào khoảng 2-3lit/hecta. Số lần phun ở những vùng trồng chè là khoảng 30 lần/năm, ở những vùng trồng rau khoảng 20-60lần/vụ. Dư lượng thuốc BVTV trên đất trồng và không khí vượt mức cho phép, cụ thể là: 30% số mẫu đất có dư lượng thuốc BVTV vuợt quá tiêu chuẩn 2-40 lần; 55% mẫu không khí có nồng độ thuốc bảo vệ thực vật vượt quá tiêu chuẩn 2-10 lần. Diện tích dần bị thu hẹp, để tăng sản lượng lúa đáp ứng nhu cầu về lúa gạo, lượng phân bón hoá học sử dụng hàng năm ở nước ta cao gấp 2 lần Thái Lan. Giá trị sản xuất lúa nước và vấn đề định cư có mối liên hệ rất chặt với nhau. Lý do giải thích cho tình trạng di cư của nông dân ở Bắc Hà, Cao Bằng, Lào Cai vào Tây Nguyên là do mức đầu tư phân bón và thuốc BVTV ở những vùng đất này khá cao, giá bán sản phẩm lại không cao, hạch toán ra là hòa vốn, không có lãi. [50] Trước tình trạng mất đất nông nghiệp vẫn tiếp tục tái diễn, các chuyên gia cho rằng, một trong những vấn đề đảm bảo an ninh lương thực trong nước là chúng ta phải nghĩ đến quy hoạch đất cho sản xuất nông nghiệp trước khi nghĩ đến đất cho khu công nghiệp và đô thị. Dù nông nghiệp đóng góp vào GDP hàng năm không thể so sánh với công nghiệp, song, 70% dân số nước ta vẫn đang phải sống nhờ vào nông nghiệp và đặc biệt, trong các cuộc suy thoái kinh tế, nông nghiệp luôn tỏ ra là trụ đứng vững chắc vực nền kinh tế đi lên. 1.2.2.3. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam Đất nông nghiệp ở Việt Nam chưa được sử dụng một cách có hiệu quả, thực tế đó được thể hiện qua những khía cạnh sau: *) Đầu tư và hiệu quả khai thác tài nguyên đất nông nghiệp ở Việt Nam nói chung chưa cao, thể hiện ở tỷ lệ đất thuỷ lợi hoá, hệ số sử dụng đất thấp, chỉ đạt 1,6 vụ/năm; năng suất cây trồng thấp, chỉ có năng suất lúa, cà phê, ngô đã đạt và vượt mức trung bình thế giới. Năng suất trung bình của thế giới đối với từng loại cây trồng này là: lúa: 4 tấn/hecta, ngô: 5,5 tấn/hecta và cà phê đạt 7 tạ nhân/hecta còn ở Việt Nam là 2,1 tấn nhân/hecta. Đất SXNN của Việt Nam chỉ chiếm 28,38% tổng diện tích đất nông nghiệp và gần tương đương với diện tích này là diện tích đất chưa sử dụng. Tỷ lệ này cho thấy cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn để có thể khai thác được diện tích đất nói trên phục vụ cho các mục đích khác nhau. Bên cạnh đó, thu nhập từ SXNN còn ở mức thấp, năm 2010 thu nhập bình quân của nông dân cả nước chỉ đạt khoảng 3,5 triệu/hộ/năm tức là khoảng gần 300 ngàn đồng/hộ/tháng. [2] 34 *) Chất lượng dự báo nhu cầu quỹ đất cho phát triển để đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương chưa cao. Những con số dự báo chưa được tính toán khoa học, chưa sát với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường bất động sản. Thực tế này đã dẫn đến hậu quả là vừa thiếu, vừa thừa quỹ đất và thường phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hơn nữa, trách nhiệm của từng cấp trong việc quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được xác định rõ. Theo tác giả Lê Quốc Dung (2010), đất lúa là loại đất đặc biệt quan trọng đối với một đất nước có tới hơn 70% dân số làm nông nghiệp như Việt Nam. Thực tế, quy hoạch sử dụng đất những năm qua cho thấy vẫn còn tình trạng lấy đất phục vụ mục đích phi nông nghiệp trên đất nông nghiệp có năng suất cao, thậm chí trên đất chuyên trồng lúa nước, trong khi ở địa phương vẫn còn các loại đất khác. Nhiều "bờ xôi, ruộng mật" đã bị các KCN chiếm mất. Quy hoạch cho phép giảm đất lúa quá dễ dãi so với nhu cầu, trong khi đó đất các KCN chỉ lấp đầy 46% gây nhiều lãng phí và bức xúc trong nhân dân. Cũng về tình trạng này, tác giả Đặng Kim Sơn (2011) cho rằng, các nhà hoạch định chính sách đang lo lắng chính đáng về viễn cảnh chuyển đổi đất lúa bừa bãi và không được giám sát đầy đủ các mục đích sử dụng. Ở ngoại ô các thành phố, có áp lực ngày càng lớn đối với việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích công nghiệp và đô thị. Đất lúa chuyển đổi để xây dựng một khu công nghiệp sẽ bị mất đi mãi mãi đối với nông nghiệp. Sự kém hiệu quả còn thể hiện ở sự phối hợp chưa tốt giữa các Bộ, ngành, các địa phương trong công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, giữa quy hoạch sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp với quy hoạch sử dụng đất cho nuôi trồng thuỷ sản. Phần lớn các địa phương, nhất là các thành phố còn lúng túng trong việc gắn kết giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn. Nhiều quy hoạch ngành được xây dựng sau khi quy hoạch sử dụng đất được xét duyệt nên không được cập nhật đầy đủ dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực hiện. [4] Từ chất lượng quy hoạch này, theo tác giả Đặng Kim Sơn (2011), một thực tế dễ thấy là: “Một trong những chỉ tiêu không đạt của quy hoạch là chưa đảm bảo đất cư trú cho cư dân nông thôn. Dù đô thị có nhiều khu bỏ trống nhưng nông thôn thì đất ở rất chật, mất vệ sinh và không đảm bảo văn hoá, môi trường”. Kết quả kiểm kê cho thấy phần lớn các chỉ tiêu đều không theo quy hoạch sử dụng đất, hoặc là không hoàn thành, hoặc là thực hiện quá chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đã được 35 Chính phủ xét duyệt. Trong đó, đất trồng lúa nước vượt 10,3%, đất trồng cây lâu năm vượt 10,87% và đất ở vượt 2%; các loại đất không đạt chỉ tiêu quy hoạch gồm đất nuôi trồng thủy sản chỉ đạt 84,72%, đất lâm nghiệp 96,27%, đất chuyên dùng đạt 94,28%. [4] *) Lãng phí đất nông nghiệp: Việc phát triển các khu đô thị mới ở một số thành phố lớn còn phân tán, tạo nên nhiều khu đất nông nghiệp xen kẹt giữa các khu đô thị bị bỏ hoang nhiều năm, gây lãng phí rất lớn như ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Luật Đất đai quy định mỗi xã chỉ để lại không quá 5% đất nông nghiệp dành cho công ích, song kết quả kiểm kê cho thấy hiện còn 21 tỉnh, thành phố để lại quỹ đất này quá tỷ lệ cho phép. [4] Theo nghiên cứu của tác giả Đặng Hùng Võ (2011), phần lớn diện tích đất nông nghiệp bị giảm đều do sử dụng vào mục đích xây dựng KCN, KCX, các khu vui chơi giải trí (sân golf) hoặc để hoang hóa. Tính đến 6/2009, toàn quốc có 166 dự án sân golf đang hoạt động và đang triển khai xây dựng, 145 dự án đó được cấp đất, 84 dự án đó được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Diện tích các sân golf là 52.700 hecta, bình quân hơn 300 hecta cho 1 sân; chiếm dụng 10.500 hecta đất nông nghiệp; 2.900 hecta đất lúa. Đối với các KCN, KCX... mặc dù đã được cấp giấy phép từ lâu nhưng ruộng đất vẫn bị bỏ không gây ra tình trạng hết sức lãng phí như: KCN Xuyên Á (Long An) được cấp giấy phép từ năm 1997 với diện tích 306 hecta nhưng đến nay mới cho thuê được 14,56% diện tích; KCN Đức Hòa (Long An) được cấp giấy phép từ năm 1997 nhưng mới cho thuê được 26,16%/ 274 hecta diện tích; KCN Tân Hương (Tiền Giang) được cấp giấy phép từ năm 2004 mới cho thuê được 0,76%/197 hecta diện tích; KCN Nam sông Cần Thơ đó có 2.000 hecta đất nông nghiệp bị quy hoạch nhưng vẫn chưa có kế hoạch sử dụng; KCN Phố Nối B (Hưng Yên) được cấp giấy phép hoạt động từ 2003 nhưng mới cho thuê được 37,31% /95 hecta diện tích; KCN Hà Nội - Đài Từ được cấp giấy phép năm 1995, mới cho thuê được 18,75%/40 hecta diện tích,... Cũng theo tác giả này, từ khi bắt đầu thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư (năm 1991) đến cuối tháng 12/2010, đã có 261 khu công nghiệp được thành lập, chiếm 71.394 hecta đất, trong đó 45.854 hecta có thể sử dụng làm mặt bằng sản xuất, đã đưa 21.095 hecta vào sử dụng với tỷ lệ lấp đầy 46%. Điều này đã khiến cho các KCN thừa diện tích, trong khi đó diện tích đất nông nghiệp lại bị giảm. Ngoài ra, việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị nhiều nơi còn dàn trải, có không ít địa phương tỷ lệ lấp đầy còn dưới 60% song vẫn đề nghị mở thêm nhiều khu, cụm công nghiệp khác mà quỹ đất phần lớn lại là lấy từ đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, cơ cấu sử dụng đất ở nhiều lĩnh vực hiện nay chưa hợp lý. Bằng chứng về cơ cấu đất ở nông thôn: đất dành cho giao thông nông thôn và đất dành cho các công trình công cộng còn thiếu, nhất là tại các tỉnh TD - MNPB. Quỹ đất dành cho các nhu cầu y tế, văn 36 hóa, giáo dục – đào tạo,… chưa đáp ứng được nhu cầu, vị trí quy hoạch chưa hợp lý trong khi vẫn còn nhiều diện tích đất và đất nông nghiệp bỏ hoang. [4] 1.2.2.4. Thách thức về an ninh lương thực Diện tích đất canh tác Việt Nam vào loại thấp nhất thế giới, đất canh tác chỉ khoảng 0,12%. Trong khi những mảnh đất màu mỡ cứ ít đi, nhường chỗ dần cho những khu công nghiệp, sân golf thì mỗi năm dân số tăng khoảng 1 triệu người. Đất nông nghiệp không thể phục hồi hoặc có thể thì rất ít. Tuy trước mắt Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu lương thực khá ổn định, an ninh lương thực cấp quốc gia chưa phải là điều đáng quan ngại. Nhưng cứ với tốc độ chuyển đổi đất như hiện nay sẽ đặt cho tương lai nhiều thách thức. Nhu cầu lương thực của cả nước năm 2010 là 42 triệu tấn (tăng 5 triệu tấn so với năm 2005) và xuất khẩu 6 triệu tấn. Với diện tích gieo trồng lúa hiện nay là 7,15 triệu hecta thì có thể đạt sản lượng 39 triệu tấn thóc (hệ số sử dụng đất trồng lúa là 1,8). Như vậy vấn đề an ninh lương thực đang có nguy cơ trở thành thách thức. Trong khi đó, việc giữ được diện tích đất lúa là 3,81 triệu hecta đến năm 2020 lại là một khó khăn không nhỏ trước sức ép tăng dân số và sức ép của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bằng chứng từ một số nước châu Á cho thấy, sản lượng lương thực đã giảm mạnh khi diện tích đất trồng lúa bị mất. Nông nghiệp các nước này chỉ còn chiếm dưới 10% GDP (Hàn Quốc còn 3,2% GDP, Đài Loan là 4% GDP). Với lợi nhuận thu được từ công nghiệp, các nước này nhập khẩu lương thực. Hàng năm Nhật Bản nhập 23,7 tỷ USD, Hàn Quốc 4,6 tỷ USD, Đài Loan 2,5 tỷ USD, Malaysia 1,3 tỷ USD. Ở Việt Nam, đối mặt với thách thức về an ninh lương thực, để tăng sản lượng đảm bảo nuôi sống một lượng dân cư ngày càng đông và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu trong bối cảnh diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, chúng ta đã tăng năng suất bằng cách sử dụng phân bón hóa học. Việt Nam là nước sử dụng phân bón hóa học vào hạng cao nhất thế giới dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Vậy nếu không theo cách đó thì cần làm thế nào? Câu trả lời là, quan trọng nhất vẫn là hạn chế và tiến tới cấm sử dụng đất trồng lúa cho mục đích đô thị hóa và xây dựng các khu công nghiệp. Một số giải pháp khác là đầu tư vào thủy lợi để tăng vụ và thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất lên 2 lần, hỗ trợ dân mở rộng diện tích ruộng bậc thang,… Tạo sự hài hòa giữa công nghiệp hóa và phát triển nông nghiệp bền vững đảm bảo an ninh lương thực là một thách thức đối với Việt Nam trong quá trình phát triển. Các giải pháp cần đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường. So với một số nước trên thế giới, nước ta có tỷ lệ đất dùng vào nông nghiệp rất thấp. Là một nước có đa phần dân số làm nghề nông thì bình quân diện tích đất canh 37 tác trên đầu người nông dân rất thấp và manh mún đang là một trở ngại lớn. Bên cạnh đó, do tốc độ đô thị hóa trong quá trình phát triển cùng với phương thức quản lý, sử dụng đất đai, nhất là đất nông nghiệp cũng chưa phù hợp, chưa có hiệu quả đó làm cho tình trạng hạn mức sử dụng đất ngày càng giảm mạnh. Để phát triển một nền nông nghiệp đủ sức cung cấp lương thực, thực phẩm cho toàn dân và có một phần xuất khẩu, cần biết cách khai thác, sử dụng hợp lý đất đai, cần triệt để tiết kiệm đất, sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao, trên cơ sở hướng tới phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Tóm lại, đất nông nghiệp của Việt Nam đến nay vẫn chưa được sử dụng một cách thực sự có hiệu quả. Nguyên nhân của thực trạng này không ít, bên cạnh nguyên nhân trình độ nhận thức của người nông dân còn nhiều hạn chế thì chính sách đất đai nói chung và chính sách đất nông nghiệp nói riêng cũng được xem là một nguyên nhân cơ bản. 1.2.3. Chính sách đất nông nghiệp của Việt Nam 1.2.3.1. Thực trạng Chính sách đất nông nghiệp hiện nay ở nước ta là kết quả của quá trình xây dựng trên quan điểm đổi mới trong một thời gian dài. Khởi điểm của quá trình đổi mới đó là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị năm 1988 về giao quyền tự chủ cho hộ nông dân, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương (khóa VI) tháng 11-1988 về giao đất cho hộ nông dân. Cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, Nhà nước đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp lý xác định chế độ, chính sách đối với đất nông nghiệp, trong đó nổi bật là Luật Đất đai ban hành năm 1993 (được liên tục sửa đổi vào các năm sau này, nhất là Luật Đất đai sửa đổi năm 2003), Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất (năm 1999), Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp (năm 2000, thay cho thuế nông nghiệp). Nội dung cơ bản của chính sách đất nông nghiệp của Nhà nước Việt Nam hiện nay thể hiện qua chế độ sở hữu đất nông nghiệp, chính sách giá đất của Nhà nước, chính sách tích tụ và tập trung đất nông nghiệp, chính sách thuế đất nông nghiệp và chính sách bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp. a) Chế độ sở hữu đất nông nghiệp Chế độ sở hữu đất nông nghiệp ở Việt Nam được phân chia thành hai quyền: quyền sở hữu và quyền sử dụng. Hai quyền ấy được phân cho hai chủ thể khác nhau là Nhà nước (đại diện cho chủ sở hữu toàn dân) và người sử dụng, chủ yếu là nông dân. Chế độ sở hữu đất đai đặc biệt của Việt Nam đã đưa đến một số hệ quả là: - Ở Việt Nam đã hình thành hai thị trường đất đai: thị trường cấp I là thị trường giao dịch giữa Nhà nước và người sử dụng đất (với nhiều chế độ khác nhau, như giao 38 đất có thu tiền, không thu tiền; giao đất có thời hạn khác nhau; cho thuê đất...); thị trường cấp II là thị trường giao dịch giữa những người sử dụng đất nông nghiệp với nhau. Thị trường cấp I được Nhà nước kiểm soát chặt chẽ về đối tượng được giao đất, giá giao đất, thời hạn giao đất và mục đích sử dụng đất. Thị trường cấp II là thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo mục đích đã được Nhà nước quy định, hoạt động tự phát, Nhà nước chỉ đứng ra cung cấp các dịch vụ pháp lý cần thiết cho giao dịch và thu thuế. Trong thực tế, thị trường cấp II chưa được tổ chức quy củ và chưa có dịch vụ thích ứng nên hạn chế khả năng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của nông dân. - Nhà nước vừa đóng vai trò cơ quan quản lý hành chính công đối với đất đai, vừa đóng vai trò chủ sở hữu đất, có quyền quyết định thu hồi quyền sử dụng đất của nông dân, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, giao đất nông nghiệp đã được chuyển mục đích sử dụng cho tổ chức và cá nhân không phải là nông dân, quy định giá thu hồi đất nông nghiệp. - Người nông dân ở vào vị thế yếu trong giao dịch đất nông nghiệp, thể hiện qua các khía cạnh sau: Thứ nhất, người nông dân chỉ được sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Do mức sinh lợi của ngành nông nghiệp thấp nên giá trị chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thành tiền không lớn, không khuyến khích người nông dân chuyển quyền sử dụng này cho người khác. Thứ hai, Nhà nước toàn quyền quy hoạch và thu hồi đất nông nghiệp để chuyển thành đất đô thị hoặc đất kinh doanh mà nông dân không có quyền thỏa thuận giá đất bị thu hồi, cũng như không có quyền phản đối hoặc đòi hỏi đền bù thỏa đáng quyền lợi của mình. Trường hợp đất thu hồi để làm các công trình công cộng như đường sá, công trình thủy lợi... thì không có mặt bằng giá mới nên người nông dân không cảm nhận được thiệt thòi của họ. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất để chuyển thành khu đô thị theo cách giao cho các doanh nghiệp đầu tư kết cấu hạ tầng rồi bán nền, bán nhà... sẽ làm xuất hiện mặt bằng giá quyền sử dụng đất phi nông nghiệp, thường cao hơn giá đất nông nghiệp nhiều lần. Thứ ba, thời hạn giao đất nông nghiệp cho nông dân theo quy định của pháp luật hiện hành là quá ngắn (50 năm với đất trồng cây lâu năm, 20 năm với đất còn lại) so với thời hạn giao đất phi nông nghiệp. Thứ tư, hạn mức diện tích đất giao khá thấp. Điều 70 Luật Đất đai 2003 về hạn mức giao đất nông nghiệp quy định: Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 3 hecta đối với mỗi loại đất. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không 39 quá 10 hecta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 hecta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi. Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 hecta đối với đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá năm 5 hecta. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm là không quá 5 hecta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 hecta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì tổng hạn mức giao đất rừng sản xuất là không quá 25 hecta. Báo cáo của Đoàn Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn trình bày trước UBTV Quốc hội ngày 18/4/2012 đã khẳng định: Việc quy định khống chế hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân tại Điều 70 Luật Đất đai gây khó khăn trong việc mở rộng diện tích canh tác và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm. b) Chính sách giá đất nông nghiệp Chính sách giá đất nông nghiệp được quy định tại Điều 12 Luật Đất đai năm 2003 và mới nhất là Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16-11-2004 của Chính phủ. Theo đó, có hai phương pháp xác định giá đất: theo giá thị trường và theo thu nhập từ đất. Quyền xác định giá đất được phân cấp rộng rãi cho chính quyền cấp tỉnh. Chế độ điều chỉnh giá cũng linh hoạt hơn trước và bám sát giá thị trường. Với việc chính thức công nhận giá đất thị trường và điều chỉnh giá Nhà nước theo giá thị trường, Nhà nước Việt Nam đã gián tiếp thừa nhận quyền sử dụng đất có giá cả, tồn tại thị trường quyền sử dụng đất và là một trong những cơ sở để Nhà nước xác định giá giao dịch đất giữa Nhà nước và người dân. Tuy nhiên, việc thực hiện những quy định này trong thực tế rất khó khăn do thị trường đất nông nghiệp hoạt động rất kém và chưa được tổ chức nên hầu như không thể thu thập được thông tin tin cậy về giá. Do không có thông tin giá thị trường thuyết phục nên các tổ chức định giá đất thường lấy giá quy định từ đầu năm của chính quyền cấp tỉnh. Đến lượt mình, giá đất này cũng được xác định một cách chủ quan nên chưa được người dân tin cậy. Trên thực tế, nhiều địa phương phải thỏa thuận với nông dân, nhưng người nông dân cũng không có thông tin, họ thường so bì với những người chây ì, nhận tiền sau (những người này thường nhận được giá cao hơn) hoặc so với giá đất đô thị chuyển nhượng tại các dự án khác ở địa phương để đòi giá cao. Cách làm này dẫn đến hai hệ lụy: 40 Một là, vô hình trung khuyến khích nông dân chây ì; hai là, người nông dân luôn ở trạng thái bất bình do nhận thức rằng mình bị thiệt thòi. Hai là, do Nhà nước không ngăn chặn được đầu cơ trên thị trường đất đô thị, nên giá đất đô thị tăng lên quá cao khiến thông tin về giá này cũng không đáng tin cậy. Để khắc phục khó khăn, nhiều địa phương đã tiến hành các biện pháp nửa vời, dự án thuận lợi thì đền bù theo giá Nhà nước, dự án khó khăn thì để nhà đầu tư phụ thêm tiền đền bù theo giá thỏa thuận với nông dân. Thậm chí, để giải phóng mặt bằng nhanh, nhiều nhà đầu tư chấp nhận trả thêm tiền cho các hộ chây ì. Cách làm như vậy đã gây tác động không tốt cho các hộ đã di dời. c) Chính sách khuyến khích tích tụ và tập trung đất Khi tiến hành giao đất lần đầu cho hộ nông dân vào những năm đầu thập niên 90, thế kỷ XX, để giảm xung đột, Nhà nước đã giao đất cho hộ theo chế độ bình quân cả về diện tích lẫn hạng đất. Hệ quả là đất nông nghiệp được giao cho hộ gia đình nông dân rất manh mún. Để khuyến khích nông dân tập trung đất nông nghiệp phục vụ sản xuất quy mô lớn, Nhà nước sau đó có chính sách khuyến khích nông dân “dồn điền, đổi thửa”, chuyển đổi, chuyển nhượng đất cho nhau. Phong trào “dồn điền, đổi thửa” được chính quyền các tỉnh đồng bằng sông Hồng hưởng ứng, nhưng kết quả đạt được không mấy khả quan. Số thửa ruộng của một hộ có giảm đi, nhưng quy mô đất canh tác của một hộ nông dân tăng không đáng kể do các hộ nông dân không muốn nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người khác vì nhiều lý do. Ở các vùng chuyên canh phía Nam tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp đạt kết quả khá hơn ở phía Bắc, nhưng cũng chưa tạo đủ tiền đề để hình thành các trang trại lớn. Ở miền núi cao mà tỉnh Yên Bái là một ví dụ, việc dồn điền đổi thửa gần như chưa được triển khai rộng rãi và chưa mang lại hiệu quả đáng kể. Các chính sách khuyến khích sử dụng đất tập trung ở quy mô lớn, như hình thành các nông, lâm trường, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp cũng tỏ ra chưa hiệu quả. Có thực tế là các nông, lâm trường buộc phải giao đất cho hộ công nhân nông, lâm trường để họ canh tác theo phương thức gia đình. Mặc dù quá trình giao đất nông, lâm trường cho hộ nông, lâm trường viên có tạo được động lực sử dụng đất hiệu quả hơn, sản xuất phát triển hơn, nhưng gây khó khăn cho việc quản lý đất công thuộc quyền sử dụng của nông, lâm trường, trong một số trường hợp còn gây ra sự bất bình đẳng về quy mô đất được giao giữa gia đình nông, lâm trường viên và gia đình nông dân canh tác ở cùng một khu vực. Một số hộ nông dân ở một số nơi đã lấn chiếm đất nông, lâm trường để sử dụng một cách bất hợp pháp. 41 d) Chính sách thu hồi và đền bù đất nông nghiệp Từ thập niên 90 của thế kỷ thứ XX đến nay, Nhà nước tiến hành thu hồi nhiều diện tích đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị tập trung. Chính vì thế, chính sách thu hồi, đền bù đất nông nghiệp tác động lớn đến hiệu quả sử dụng đất của nông dân. Luật Đất đai của Việt Nam quy định: ”Nhà nước có quyền thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất ở của nông dân để sử dụng cho các mục đích công cộng hoặc phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Khi thu hồi đất nông nghiệp, đất ở của nông dân, Nhà nước phải đền bù cho nông dân đất mới theo diện tích và hạng đất tương đương. Nếu không có đất đền bù hoặc đất đền bù ít hơn đất bị thu hồi, Nhà nước đền tiền cho nông dân theo giá đất do Nhà nước quy định tại từng thời điểm”. Với quyền hạn như vậy, chính quyền một số địa phương đã thu hồi đất nông nghiệp một cách thiếu thận trọng và ở quy mô lớn, khiến diện tích đất của nông dân nhiều vùng giảm nhanh. e) Chính sách thuế đất nông nghiệp Trước đây, Nhà nước thu từ nông dân sử dụng đất nông nghiệp các khoản: tiền thuê đất, thuế sử dụng đất và một số lệ phí quản lý đất đai. Nhìn chung, tổng thuế sử dụng đất nông nghiệp không lớn. Từ năm 2003 đến năm 2010, Chính phủ đã quyết định miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn điền cho tất cả hộ nông dân và miễn hoàn toàn thuế sử dụng đất cho hộ nông dân nghèo, giảm 50% cho diện tích vượt hạn điền. Tiền thuê đất chỉ áp dụng đối với diện tích đất vượt hạn điền hoặc đất đấu thầu. Các khoản lệ phí về đất không lớn, thường là phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phí trích lục bản đồ, phí đăng ký đất,...Xét tổng thể, chính sách thuế đất nông nghiệp của Việt Nam được giảm nhẹ ở nhiều khâu, kể cả việc Nhà nước không thu thuế chuyển nhượng đất nông nghiệp giữa những người nông dân với nhau nhằm khuyến khích tập trung đất và chưa thu thuế giá trị gia tăng từ đất. 1.2.3.2. Tác động của chính sách đất đai đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đời sống của nông dân a) Tác động tích cực *) Chính sách đất đai đã tạo điều kiện cho nông dân chủ động sản xuất, kinh doanh nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất và tăng thu nhập So với các tầng lớp dân cư khác, nông dân Việt Nam được hưởng 3 lợi ích từ chính sách đất nông nghiệp: được giao đất nông nghiệp không mất tiền; được quyền chủ động sắp xếp kế hoạch canh tác và bán nông sản theo nguyên tắc thị trường để cải 42 thiện cuộc sống; được chuyển nhượng quyền sử dụng đất như một tài sản. Nhờ đó, cuộc sống của nông dân được cải thiện. *) Chính sách đất nông nghiệp tạo điều kiện để nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất Chế độ giao đất cho hộ nông dân và coi hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ cho phép họ lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi có lợi nhất trên đất được giao đã tạo điều kiện cho nhiều gia đình, nhiều xã, nhiều huyện, tỉnh lựa chọn cơ cấu sản xuất thích hợp. Trong cả nước, số hộ độc canh lúa giảm đi. Đã xuất hiện nhiều hộ, nhiều trang trại chuyên canh nông sản hàng hóa. *) Chính sách đất nông nghiệp hỗ trợ nông dân tiếp cận tín dụng ngân hàng Việc hợp thức hóa quyền sử dụng đất nông nghiệp bằng cách cấp giấ y chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân đã hỗ trợ họ không chỉ trong thực hành giao dịch quyền sử dụng đất an toàn như cho thuê, góp vốn sản xuất, mà còn giúp họ thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng. *) Chính sách đất nông nghiệp đã bước đầu khuyến khích nông dân tích tụ, tập trung đất để kinh doanh hiệu quả hơn Về mặt pháp lý, có quyền sử dụng đất nông nghiệp hợp pháp, được Nhà nước bảo hộ, nên nông dân có thể chuyển đổi, chuyển nhượng đất cho nhau hoặc thuê mướn để có diện tích đất nông nghiệp liền khoảnh, quy mô lớn, thích hợp với cơ giới hóa, từ đó thuận lợi cho việc áp dụng các biện pháp bảo vệ thực vật và thâm canh. Những người không có khả năng làm nông nghiệp hiệu quả cũng có thể nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người khác để có tiền chuyển sang làm các nghề phi nông nghiệp. Nhờ đó, quá trình chuyên môn hóa ngành nghề và “sàng lọc” để tìm ra người làm nông nghiệp giỏi được thúc đẩy nhanh hơn. *) Chính sách đất nông nghiệp kích hoạt thị trường bất động sản ở nông thôn, tạo điều kiện phân bổ đất nông nghiệp hiệu quả, hình thành nhiều ngành nghề mới ở nông thôn Thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp ở nông thôn được kích hoạt đã tạo điều kiện cho giao dịch quyền sử dụng đất thuận lợi hơn, chi phí giao dịch giảm. Do có thể chuyển nhượng dễ dàng quyền sử dụng đất nông nghiệp nên đất đai cũng được sử dụng hiệu quả hơn theo tín hiệu của thị trường, nhờ đó thúc đẩy quá trình phân bổ lại đất đai giữa trồng trọt, thủy sản và chăn nuôi, đồng thời góp phần khôi phục và phát triển nhiều làng nghề truyền thống. 43 b) Tác động tiêu cực *) Nông dân chưa được lợi nhiều từ quyền sử dụng đất nông nghiệp Do nông dân không được tự ý chuyển đất nông nghiệp sang các loại đất khác, đồng thời do đất nông nghiệp sinh lợi thấp nên giá quyền sử dụng đất nông nghiệp thấp hơn giá quyền sử dụng các loại đất khác rất nhiều. Hơn nữa, quyền sử dụng đất nông nghiệp của nông dân dễ bị thu hồi. Nông dân không những chỉ được sử dụng đất nông nghiệp với kỳ hạn ngắn nhất, mà còn được hưởng lợi ít nhất khi đất nông nghiệp được sử dụng vào mục đích khác. Vô hình trung, chính sách này không khuyến khích nông dân gắn bó với nông nghiệp do cơ hội làm giàu ở đây rất thấp. *) Tình trạng nông dân không có đất Giao quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân và kích hoạt thị trường bất động sản, đồng thời người nông dân phải tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất, kinh doanh trong điều kiện thị trường cạnh tranh và bấp bênh, mức tích lũy thấp. Thậm chí, nhiều dịch vụ ở nông thôn được bao cấp trước kia và nhiều nguồn tài chính tái phân bổ cho nông dân nghèo trong thời kỳ bao cấp đang bị suy giảm nghiêm trọng. Hệ quả là, khi gặp hoàn cảnh khó khăn, nông dân chỉ có cách bán quyền sử dụng đất nông nghiệp và trở thành nghèo đói. Nhà nước không có nhiều khả năng để hỗ trợ họ giữ đất nông nghiệp làm phương tiện mưu sinh. Chính vì vậy, phân hóa giàu nghèo phát sinh ngay trong tầng lớp nông dân. Tệ nạn xã hội cũng có cơ hội len lỏi vào các làng quê Việt Nam. *) Chính sách đất nông nghiệp chưa khuyến khích nông dân bảo vệ đất và đầu tư dài hạn vào đất Nhà nước không giao quyền sử dụng đất dài hạn, ổn định cho hộ gia đình nông dân, nên không khuyến khích họ đầu tư lâu dài nhằm bảo tồn đất nông nghiệp. Hơn nữa, do xu hướng chạy theo sản lượng, đã xuất hiện tình trạng nông dân lạm dụng hóa chất để thâm canh, không chú trọng đầu tư cải tạo đất lâu dài, làm thoái hóa đất nông nghiệp, thậm chí gây ô nhiễm đất. *) Tác động hỗ trợ nông dân tích tụ, tập trung đất chưa đạt yêu cầu Chính sách giao đất bình quân khiến đất nông nghiệp trở nên manh mún. Ngoài ra, do số lao động rút khỏi ngành nông nghiệp không đủ lớn để làm giảm số lượng lao động nông nghiệp trên diện tích đất đai đi đôi với việc chuyển diện tích lớn đất nông nghiệp sang sử dụng với mục đích khác dẫn đến quy mô đất nông nghiệp bình quân đầu người tiếp tục giảm. Hiện nay, chỉ còn ít cơ sở sản xuất nông nghiệp có quy mô từ 3 - 5 hecta trở lên, mà đa phần là các hộ gia đình có quy mô diện tích dưới 1 hecta. 44 *) Chính sách thu hồi đất và giá đất nông nghiệp khiến nông dân thiệt thòi Thiệt thòi thứ nhất là người nông dân không còn phương tiện để sinh sống do Nhà nước không đủ quỹ đất nông nghiệp để đền bù. Thiệt thòi thứ hai là các vùng đất dành để đền bù cho nông dân thường không thuận lợi bằng đất bị thu hồi, nên đời sống của họ trở nên khó khăn hơn. Thiệt thòi thứ ba là nông dân không được quyền thỏa thuận khi đền bù. Những chính sách như đào tạo nghề cho nông dân thuộc diện thu hồi đất, khuyến khích người nhận quyền sử dụng đất thu hồi từ nông dân chia sẻ lợi ích với nông dân, chính sách tái định cư,... thường đem lại hiệu quả thấp. *) Chưa tạo điều kiện khuyến khích nông dân thực hành nông nghiệp hiện đại Hạn mức sử dụng đất nông nghiệp giao cho nông dân quá thấp khiến hầu hết các hộ nông nghiệp đều canh tác bằng lao động thủ công của gia đình, không có nhu cầu mua máy móc và hợp tác với nhau trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong giao dịch tư liệu sản xuất và tiêu thụ nông sản, trong áp dụng đồng bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, năng suất và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp còn thấp. Tóm lại, qua nghiên cứu thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới, tại Việt Nam và chính sách sử dụng đất nông nghiệp của nước ta, tác giả nhận thấy: diện tích đất nông nghiệp của thế giới cũng như của Việt Nam không nhiều, lại đang bị thu hẹp dần do nhiều nguyên nhân khác nhau; hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng tại nhiều vùng; đó là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng đói nghèo của nhiều nông hộ và sự thiếu bền vững trong phát triển, đặc biệt là tại các tỉnh miền núi cao; chính sách đất nông nghiệp đã có đổi mới, song vẫn còn không ít tồn tại, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp cũng như lợi ích của người nông dân. Đây chính là cơ hội để tác giả tiến hành nghiên cứu về giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh miền núi Yên Bái. 45 Chƣơng 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Những nghiên cứu về hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp 2.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài 2.1.1.1. Những nghiên cứu phân tích xu hướng suy giảm đất nông nghiệp và vấn đề phát triển bền vững *) Bằng các phương pháp thống kê truyền thống, Lin Kuo-Ching (1994) đã chỉ ra rằng: khoảng 20 đến 25% nguyên nhân của hiện tượng giảm diện tích đất canh tác ở Trung Quốc trong những năm gần đây là do chuyển đổi thành các vườn cây ăn quả và ao cá. Việc phân bổ lại đất canh tác từ ngũ cốc và củ trái cây, rau, sang trồng cây ăn quả và nuôi cá là một sự thay đổi tự nhiên theo nhu cầu tiêu dùng và tăng thu nhập chứ không phải là một dấu hiệu về sự mất khả năng duy trì sản xuất lương thực chủ yếu ở những diện tích đất này. Các hộ gia đình thành thị Trung Quốc tiêu thụ ngũ cốc ít hơn nhiều so với các hộ gia đình nông thôn. Vì vậy, những thay đổi trong khẩu phần ăn gây ra hiện tượng di cư từ nông thôn ra thành thị và kết quả đó cũng thể hiện trong sụt giảm lượng tiêu thụ ngũ cốc ở Trung Quốc từ năm 1995 và 2002, mặc dù tổng dân số vẫn tăng thêm khoảng 1/8 trong thời gian đó. Ngay cả sau khi điều chỉnh theo hướng tái phân bổ đất canh tác cho các sản phẩm thực phẩm khác, Trung Quốc đã bị mất một lượng đáng kể diện tích đất trồng trọt, mặc dù số lượng chính xác rất khó xác định vì các số liệu thống kê lịch sử có chất lượng kém. Ước tính tổng diện tích đất trồng trọt từ năm 1987 và 1995 giảm từ 3 đến 5 triệu ha trong tổng dự toán 125 đến 145 triệu ha. Một số nguyên nhân đẫn đến sự giảm sút năng suất đất nông nghiệp là đất rất dễ bị xói mòn, sa mạc hóa. Nhiều vùng đất trong số này sau đó đã được cho phép để trở lại sử dụng bền vững hơn, chẳng hạn như đồng cỏ và rừng. Hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng Trung Quốc có thể vẫn chủ yếu là tự cung tự cấp trong sản xuất thực phẩm nhờ khả năng tăng năng suất của đất nông nghiệp. Chẳng hạn, hệ thống nghiên cứu nông nghiệp của Trung Quốc đã khá thành công trong việc phát triển và đưa vào áp dụng các giống cây trồng, các phương pháp canh tác mới đã làm tăng sản lượng ngũ cốc tiềm năng trung bình 1,5 đến 2,5% hàng năm. Nghiên cứu này cũng nhấn mạnh rằng, sự phân bổ đất không hiệu quả và việc chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất đô thị đang đe dọa an ninh lương thực của Trung Quốc. Vấn đề đáng lo ngại nhất là chuyển đổi đất nông nghiệp lại được tiến hành tập trung ở các khu vực sản xuất nông nghiệp hiệu quả nhất của đất nước, đặc biệt là các tỉnh ven biển cũng như trung tâm có cả đất đai màu mỡ, khí hậu cho phép phát triển nhiều loại cây trồng và cho năng suất cao. Trong khoảng thời gian từ năm 1985 đến 1995, diện tích đất nông nghiệp tại các tỉnh này giảm khoảng 2 đến 4 triệu ha. Đô thị hóa, công nghiệp hóa, phát triển cơ sở hạ tầng và sử dụng với mục đích phi nông 46 nghiệp khác đã trở thành nguyên nhân chính của hiện tượng mất đất nông nghiệp ở các tỉnh công nghiệp hoá diễn ra nhanh chóng. [74] *) Cũng áp dụng phương pháp thống kê truyền thống, William E.Rees (1997) trong một nghiên cứu với tựa đề “Nông nghiệp đô thị” tại Cộng hòa Colombia đã đưa ra nhận định, chúng ta sống trong một thế giới ngày càng “đô thị”. 75% dân cư trong các nước công nghiệp đã được sống ở các thị trấn, thành phố trực thuộc Trung ương và đô thị hóa đã trở thành một hiện tượng toàn cầu trong nửa thế kỷ qua. Từ năm 2000, khoảng một nửa gia đình của nhân loại sẽ trở thành cư dân thành phố. Nhu cầu về đất đai trong quá trình đô thị hóa là rất lớn, để đáp ứng nhu cầu đó, một diện tích đất nông nghiệp đáng kể đã bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Vấn đề đảm bảo an ninh lương thực trong hiện tại và tương lai dồn vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng diện tích đất nông nghiệp hiện có. [81] *) Báo cáo của Monterey County (1999) đăng trên Land Watch, Tiểu bang California (Mỹ) cho biết, trong khi đô thị hóa thường được coi là một hiện tượng mang tính nhân khẩu học hay kinh tế - xã hội thì chính quá trình này cũng để lại những hậu quả lớn về sinh thái. Là kết quả của quá trình này, đất nông nghiệp đang bị suy thoái: hơn một nửa các chất dinh dưỡng tự nhiên và chất hữu cơ từ phần lớn diện tích đất nông nghiệp của California - một tiểu bang thường được nhắc đến với những đồng cỏ bao la, đã bị mất trong một thế kỷ của cơ giới hóa nông nghiệp phục vụ cho xuất khẩu. Người dân California đang buộc phải thay thế những tài nguyên không tái tạo bởi những thứ nhân tạo. Trong nền kinh tế thị trường, đất nông nghiệp đang phải chịu sức ép về khả năng cạnh tranh với các mục đích sử dụng khác. Vì vậy, một diện tích lớn đất nông nghiệp tốt nhất thế giới bây giờ trở thành những nơi có thể kiếm tìm được lợi nhuận kinh tế cao như các bãi đỗ xe và trung tâm mua sắm rực rỡ sắc màu xung quanh vùng ngoại ô của các thành phố ở khắp mọi nơi. Sản xuất lương thực toàn cầu dường như bị trì hoãn ngay cả khi nhu cầu và giá cả lương thực tăng với tốc độ chưa từng có trong giai đoạn gần đây. Mặc dù nhu cầu tăng cao, nhưng diện tích sản xuất ngũ cốc bình quân đầu người đã thực sự bị suy giảm kể từ giữa những năm 1980. Thực tế cho thấy diện tích đất bị suy thoái nghiêm trọng và mất khả năng sản xuất đã lên đến con số 86 triệu hecta. [71] *) Erik Lichtenberg, Chengri Ding (2006) trong một nghiên cứu về vấn đề sử dụng đất hiệu quả, an ninh lương thực và bảo tồn đất nông nghiệp ở Trung Quốc cho biết: chính phủ Trung Quốc đã quan tâm về khả năng tiếp tục nuôi dưỡng một lượng dân số ngày càng tăng kể từ giữa những năm 1990. Họ đã hướng vào mục tiêu chuyển đổi đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích phát triển công nghiệp và dân cư, đặc biệt là ở khu vực nông nghiệp hiệu quả nhất. Đây chính là mối đe dọa lớn nhất đối với năng lực sản xuất một số ngũ cốc chính. Tại Trung Quốc, chỉ có khoảng 1/3 tổng diện tích đất của có thể được sử dụng hiệu quả cho nông nghiệp. Một số biện pháp đã được áp dụng với mục đích bảo vệ đất nông nghiệp, đặc biệt là đất nông nghiệp có tiềm năng sản xuất lớn nhất. Ví dụ, quy định hiện hành yêu cầu mỗi tỉnh giữ lại 80% đất nông 47 nghiệp chủ yếu để canh tác. Ngoài ra còn có các chính sách yêu cầu mỗi tỉnh phải có biện pháp để đảm bảo tự cung tự cấp trong sản xuất ngũ cốc và xây dựng kế hoạch bảo vệ đất nông nghiệp. [62] *) Bằng phương pháp điều tra và phân tích thống kê, FAO (2010) đã công bố nghiên cứu về hiệu quả sử dụng phân bón và đất nông nghiệp. Nghiên cứu đã khẳng định rằng, trong 3 thập kỷ tới, mức tăng sản xuất sẽ không nhỏ hơn về con số tuyệt đối so với 3 thập kỷ đã qua, mặc dù tốc độ tăng trưởng sẽ thấp hơn đáng kể. Triển vọng gia tăng sản lượng lương thực thế giới bắt nguồn từ các nước đang phát triển sẽ làm gia tăng nhiều hơn nữa các rủi ro bởi vì ở các nước này, thông thường mục tiêu an ninh lương thực, việc làm, thu nhập từ xuất khẩu thường được ưu tiên hơn so với vấn đề bảo tồn bền vững và môi trường. Điều này có nghĩa là áp lực sẽ dồn vào môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Do khan hiếm đất nông nghiệp, để đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, người dân tìm cách để thu được nhiều sản phẩm hơn từ đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp bị khai thác quá mức, quá nhiều hóa chất được đưa vào đất trồng để nhanh đem lại sản phẩm thỏa mãn mong muốn của con người, tình trạng đó đã tạo ra nguy cơ thoái hóa đất, ô nhiễm đất trồng và nguồn nước, đe dọa tính bền vững của hệ sinh thái và môi trường. [67] 2.1.1.2. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp *) Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, Lin Kuo-Ching (1994) chỉ ra rằng, hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào đầu tư thủy lợi, kiểm soát lũ, và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ở Trung Quốc hiện nay, nước lại là một nguồn tài nguyên đang ở tình trạng đáng báo động hơn đất. Nhiều khu vực nông nghiệp phải đối mặt với tình trạng thiếu nước tưới, vì vậy những người nông dân dựa phần nhiều vào khai thác nước ngầm ở mức không bền vững, khiến mực nước ngầm giảm nhanh chóng. Ngay cả những khu vực có nguồn nước dồi dào cũng xảy ra tình trạng thiếu hụt vì công tác bảo vệ cũng như hệ thống thủy lợi hoạt động kém hiệu quả. Không có nguồn kinh phí riêng cho xây dựng và bảo trì hệ thống thủy lợi, vì thế nguồn này thay đổi theo tình trạng tài chính tổng thể của chính phủ. Nỗ lực gần đây để khắc phục việc bỏ hoang bằng cách đầu tư sửa chữa và nâng cấp hệ thống thủy lợi bị cản trở bởi thiếu vốn. Tại Kinh Châu, các quan chức ước tính ở mức kinh phí hiện tại, sẽ phải mất 50 năm để sửa chữa tất cả các hệ thống thủy lợi hiện đang có nhu cầu. Cải thiện công tác kiểm soát lũ lụt cũng là vô cùng cần thiết để ngăn chặn thiên tai gây thiệt hại lớn đến đất trồng trọt. [74] *) Điều tra và áp dụng phương pháp phân tích thống kê, Lin Kuo-Ching and Chiu Hao-Ling (1998) trong một đánh giá về hiệu quả thực thi chính sách đất nông nghiệp đã chỉ ra rằng: ngoài chính sách về quyền sử dụng đất, lao động cũng là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Thật vậy, cơ hội việc làm ở đô thị cho người đàn ông trong độ tuổi lao động khá lớn tại các khu vực ven biển, để lại lực 48 lượng lao động ở các nông hộ chủ yếu là phụ nữ và người già. 80% của những người đàn ông trẻ ở quanh thành phố Pinghu và 20% ở Kinh Châu đã làm việc trong các khu công nghiệp ở các thành phố gần đó. Nếu không có quyền cư trú ở đô thị, các nông hộ phải gắn bó với đất, nhưng kể từ khi nguồn thu nhập chính của họ là phi nông nghiệp, họ có ít động cơ để sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp. Tiền lương từ công ăn việc làm ở đô thị cao hơn nhiều so với thu nhập từ sản xuất nông nghiệp nên nông dân ít đầu tư để duy trì và nâng cao năng suất đất bằng cách áp dụng phân bón hữu cơ hoặc bảo trì hệ thống thủy lợi. Hơn nữa, cũng vì còn lại ít thời gian và sức lực cho lao động nông nghiệp, một diện tích đất nông nghiệp không nhỏ đã bị bỏ hoang. [76] *) Nhóm nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực nông nghiệp của Nga (2000) đã công bố kết quả nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên tạp chí Kinh tế Nga. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Đất nông nghiệp là một nguồn tài nguyên vô giá của bất kỳ quốc gia nào; Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất rất nhiều và đa dạng; Có nhiều yếu tố liên quan đến công nghệ, đến tổ chức sản xuất; Các yếu tố đó phụ thuộc vào các hoạt động của một hộ gia đình hay một nông trại cụ thể, phụ thuộc vào đầu vào sử dụng hay những công bố về các thành tựu của khoa học - kỹ thuật. Để nâng cao hiệu quả kinh tế của đất nông nghiệp, theo ý kiến của các nhà nghiên cứu này cần tìm hiểu, phân tích cơ cấu sản xuất nông nghiệp của vùng nghiên cứu. Kết quả điển cứu Doanh nghiệp nông nghiệp Kama Rybnaya Sloboda của khu vực nước Cộng hòa Tatarstan, sử dụng phương pháp của mô hình kinh tế và toán học cho thấy các giải pháp tối ưu hóa có thể làm tăng giá trị của sản xuất lương thực. Sản lượng trên mỗi đơn vị diện tích là 100 hecta có thể được tăng 37,2% và có được lợi nhuận trên 100 hecta tăng thêm 58,3%. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiệu quả sử dụng đất là kết quả của tất cả các hoạt động phối hợp giữa các đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất với các nhân tố tự nhiên, kinh tế và xã hội.[63] *) Gale (2002) cho biết, khả năng tiếp cận thị trường kém cũng là một nguyên nhân dẫn tới sự kém hiệu quả trong sử dụng đất nông nghiệp tại Trung Quốc. Trung Quốc có một truyền thống lâu đời là sản xuất tự cung tự cấp ở cấp tỉnh và địa phương, thời gian gần đây Trung Quốc đã từng bước nhận thức được vai trò của thị trường đối với khả năng bảo tồn và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường có thể góp phần duy trì năng lực sản xuất lương thực, thực phẩm, tăng thu nhập, làm cho sản xuất nông nghiệp trở nên hấp dẫn hơn so với nhiều việc làm khác ở đô thị. Nhưng muốn tăng khả năng tiếp cận thị trường cũng đòi hỏi phải đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng như mạng lưới giao thông và kho chứa nông sản. Mạng lưới giao thông của Trung Quốc không theo kịp với sự tăng trưởng của thương mại, cả nước thiếu kho và phương tiện bảo quản lạnh để cất trữ nông sản, hiện tại chỉ đáp ứng được 20% - 30% nhu cầu, hậu quả là tỷ lệ hao hụt do mất mát, hư hỏng là 1/3. [69] 49 *) Hanan G. Jacoby & Guo Li & Scott Rozelle (2002) chỉ rõ rằng: những nguyên nhân dẫn tới nguy cơ mất an ninh lương thực của Trung Quốc nằm chính ở vấn đề sử dụng không hiệu quả đất nông nghiệp, mà nguyên nhân sâu xa hơn nữa của việc sử dụng không hiệu quả đất nông nghiệp lại phát sinh từ những chính sách ảnh hưởng đến tạo thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, bao gồm: việc không đảm bảo tính ổn định dài lâu trong quyền sử dụng đất nông nghiệp; tình trạng thiếu nước; tổ chức quản lý thủy lợi yếu kém; thiếu cơ sở hạ tầng và hạn chế trong khả năng tiếp cận thị trường. Tính ổn định trong quyền sử dụng đất nông nghiệp, theo các nhà kinh tế, là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đất nông nghiệp ở ngoại thành Trung Quốc thuộc quyền quản lý của ủy ban nhân dân các cấp. Thời hạn sử dụng đất không ổn định và lâu dài được xem là một rào cản cản trở việc đầu tư vào nông nghiệp và cải tiến sản xuất nông nghiệp. [70] *) Benin, Samuel Place, Frank Nkonya, Ephraim M.Pender, John L (2006) sử dụng dữ liệu từ vùng cao nguyên của Ethiopia, Kenya và Uganda để điều tra tác động của thị trường đất đai đối với các loại đầu tư khác nhau vào đất và thực tiễn quản lý, sản lượng cây trồng, chất lượng đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thị trường đất đai, bao gồm cả bán đất và cho thuê đất ngắn hạn, có một vai trò quan trọng trong quản lý đất đai hiệu quả, bền vững cũng như phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trong điều kiện thị trường các yếu tố khác sản xuất không hoàn hảo khuyết thiếu. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trên những diện tích đất mà người nông dân có thời gian và quyền sử dụng lâu dài thì mức đầu tư có sự khác biệt so với những diện tích mà họ chỉ được sử dụng trong ngắn hạn. Chẳng hạn, hoạt động bón phân hữu cơ và việc nạo vét các công trình thủy lợi được tiến hành thường xuyên hơn trên những mảnh đất mà họ được sử dụng và thu được lợi ích trong thời gian dài hơn. Trên những diện tích đất thuê, người nông dân thường sử dụng phân bón hóa học. Thực tế đó ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp và chất lượng đất, kết quả điều tra trong nghiên cứu này đã cung cấp sở cứ để tin rằng những diện tích đất được giao dịch trên thị trường ngắn hạn ở Kenya và Uganda có xu hướng kém chất lượng, làm tăng thêm tính thuyết phục của giả thuyết về sự tích tụ đất nông nghiệp trong tay những người có khả năng về vốn đầu tư cao trên một đơn vị diện tích. [59] *) Liding Chen, Xin Qi, Xinyu Zhang, Qi Li and Yanyan Zhang (2007) lại cho thấy mối quan hệ tương tác giữa dinh dưỡng đất với việc quản lý và sử dụng đất. Dinh dưỡng đất có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn LUT và ngược lại, việc lựa chọn các LUT lại làm thay đổi các chất dinh dưỡng trong đất nông nghiệp. Kể từ cuối những năm 1970, một số LUT đã được giới thiệu trong các khu vực nông thôn của Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những thay đổi trong LUT có ảnh hưởng đến tính chất của đất như: tốc độ hấp thu chất dinh dưỡng, tỷ lệ sử dụng chất dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế trong một khu vực nông nghiệp của Bắc Kinh. Với đối tượng nghiên cứu là đất canh tác, vườn cây ăn quả và các loại cây trồng chính, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, phương thức 50 sử dụng đất và quản lý nông nghiệp ảnh hưởng đáng kể đến thành phần của đất ở lưu vực sông Yanqing, tây bắc Bắc Kinh. Các chất dinh dưỡng của đất trong mỗi LUT giảm nhanh chóng. Loại hình vườn cây ăn quả và rau xanh có xu hướng giữ được chất dinh dưỡng đất cao hơn so với các loại hình đất trồng trọt khác. Tuy nhiên, tỷ lệ đất hấp thụ chất dinh dưỡng của vườn cây ăn quả và rau xanh là thấp hơn so với các vùng đất trồng trọt, mặc dù vườn cây ăn quả và rau xanh có thể cung cấp nhiều lợi ích kinh tế cao hơn. Trong khi tăng các chất hữu cơ, đạm và lân trong các vườn cây ăn quả và rau xanh thâm canh có thể là một lựa chọn tốt để cải thiện chất lượng đất, thì khả năng tăng nguy cơ mất chất dinh dưỡng, hoặc ô nhiễm nguồn đất phi nông nghiệp có thể xảy ra nếu đất đai không được quản lý, sử dụng một cách thích hợp. [72] 2.1.1.3. Những phương pháp khác nhau để phân tích hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp *) Boris E. Bravo-Ureta và Antonio E. Pinheiro (1993) sử dụng hàm sản xuất cận biên để phân tích hiệu quả nông nghiệp của các nước đang phát triển. Nhóm nghiên cứu cho biết, đến nay đã có 30 nghiên cứu sử dụng hàm sản xuất cận biên để phân tích hiệu quả cấp hộ tại 14 nước đang phát triển khác nhau. Một kết luận quan trọng của nghiên cứu là tại không ít nước đang phát triển, người ta tăng sản lượng nông nghiệp mà không tăng đầu vào và cũng không có yêu cầu được giới thiệu công nghệ mới. Thật thú vị khi nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: sử dụng hàm sản xuất cận biên chỉ tập trung được vào hiệu quả kỹ thuật, mặc dù biết rằng hiệu quả kỹ thuật là một trong những thành tố quan trọng của hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật được cải thiện có thể sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế tổng thể lớn hơn. Trả lời cho câu hỏi “Cần làm gì để nâng cao hiệu quả?”, nghiên cứu này đã cho thấy một số biến được lựa chọn để phản ánh sự thay đổi hiệu quả của các nông hộ. Các biến được sử dụng thường xuyên nhất trong các mô hình này là giáo dục đào tạo (trình độ, sự hiểu biết của nông dân), kinh nghiệm, khả năng tiếp cận tín dụng và quy mô trang trại. Kết quả cho thấy rằng các biến này có xu hướng tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả kỹ thuật. Các kết quả của phương pháp sử dụng hàm sản xuất cận biên là nhất quán với quan điểm cho rằng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong năng suất nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Do đó, các chính sách đầu tư công được thiết kế để tăng cường nguồn vốn con người có thể sẽ tạo ra sản lượng tăng thêm ngay cả trong trường hợp không có công nghệ mới. [60] *) Baiding Hu và Michael McAleer (2005) sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng (hay mô hình dữ liệu hỗn hợp – Panel Data) để ước lượng hiệu quả sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc. Một bảng dữ liệu được thiết lập gồm dữ liệu của 30 tỉnh của Trung Quốc trong khoảng thời gian 7 năm được sử dụng để đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật được định nghĩa là sự khác biệt giữa đầu ra quan sát và sản lượng tối đa có thể đạt được. Cả hai mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên và hiệu ứng cố định ước tính cho hàm sản xuất Cobb-Douglas. Trên cơ sở các kết quả kiểm 51 định F, dữ liệu bảng được ưa chuộng hơn. Kết quả kiểm định Hausman cho thấy hiệu ứng tác động cố định cần được lựa chọn trên để đánh giá hiệu quả kỹ thuật. Suy rộng ở cấp quốc gia, hiệu quả kỹ thuật nói chung đã tăng liên tục trong 7 năm thời gian. Phân tích khu vực cho thấy: các tỉnh trong khu vực miền Đông đạt được hiệu quả kỹ thuật cao hơn nhiều so với hai khu vực khác. Hơn nữa, khoảng cách hiệu quả giữa phương Đông và các khu vực Tây tăng lên trong mẫu. Khu vực miền Trung đã có một tốc độ tăng trưởng cao hơn tỷ lệ hiệu quả kỹ thuật vào thời gian cuối, giúp thu hẹp khoảng cách giữa vùng miền Trung và miền Đông. [58] *) Frantisek Brazdik (2006) sử dụng DEA để đánh giá hiệu quả kỹ thuật và quy mô của các trang trại lúa ở Tây Java, xác định các yếu tố quyết định hiệu quả trang trại. Ngoài ra, mô hình hồi quy Tobit cũng được sử dụng để giải thích sự thay đổi trong điểm số hiệu quả liên quan đến các yếu tố nông nghiệp cụ thể. Nghiên cứu đã kết luận rằng: quy mô trang trại là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả kỹ thuật của trang trại và manh mún đất đai ở mức độ cao là nguồn gốc cơ bản của sự thiếu hiệu quả kỹ thuật trong thời kỳ của kỷ nguyên tăng trưởng, được gọi là cuộc cách mạng xanh. [68] *) Chih-Hai Yang (2007) sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đất canh tác trong nông nghiệp Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, cùng với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đã bùng nổ nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp, nhưng việc tăng cường sử dụng đất đối với các lĩnh vực sản xuất khác đã gây ra sự suy giảm trong tổng diện tích đất canh tác. Nghiên cứu này đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sử dụng đất canh tác. Tác giả đã sử dụng hệ số sử dụng đất để phản ánh hiệu quả sử dụng đất canh tác. Chih-Hai Yang sử dụng phương pháp phân tích bao phủ dữ liệu (DEA) để kiểm tra, đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sử dụng đất canh tác. Kết quả hồi quy cho thấy, những thảm họa tự nhiên và nhân tạo như: lũ lụt, hạn hán và ô nhiễm là các các nguyên nhân chính của sự kém hiệu quả trong sử dụng đất nông nghiệp. Hoạt động sáng tạo, đa dạng hóa sản xuất và vốn đầu tư nước ngoài là những yếu tố có một mối quan hệ tích cực đáng kể với hiệu quả sử dụng đất canh tác trong nông nghiệp Trung Quốc. *) Singh Vivek Kumar (2009) đã chỉ rõ: nông nghiệp là một hoạt động kinh tế hữu cơ có một mối quan hệ chặt chẽ với các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất và nước. Hệ sinh thái thay đổi có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các tài nguyên nông nghiệp, trong đó có đất đai. Các hộ nông dân đang cố gắng đa dạng hóa việc sử dụng đất nông nghiệp để thích ứng với sự thay đổi đó. Chính phủ và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là một việc làm cần thiết vì sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng tài nguyên được sử dụng làm thước đo để đánh giá hệ sinh 52 thái, hiệu quả kinh tế cũng như tăng trưởng trong nông nghiệp. Hiệu quả công trình thủy lợi có thể là một chỉ số để xác định việc sử dụng tài nguyên nước và hiệu quả sử dụng sản phẩm trong nông nghiệp. Hệ số sử dụng đất nông nghiệp, cường độ sử dụng các công trình thủy lợi được xem như những chỉ tiêu để đo lường hiệu quả sử dụng đất và sử dụng tài nguyên trong nghiên cứu này. Tác giả sử dụng hệ số sử dụng đất nông nghiệp trong các xã khác nhau của huyện Jhabua để xác định cường độ sử dụng tài nguyên ở các vùng khác nhau trong địa phương này. [82] *) Wang.X.B, Glauben.T and Yanjie Zhang (2010) đã chỉ ra mối quan hệ giữa các chính sách liên quan đến quyền sử dụng đất nông nghiệp của nông dân và hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại Trung Quốc. Nghiên cứu này đã sử dụng hàm sản xuất cận biên để ước tính sự thay đổi năng suất và thay đổi hiệu quả sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc kể từ khi cải cách thể chế. Thú vị hơn, Yanjie Zhang tổng hợp cả những nghiên cứu của các nhà kinh tế châu Âu để khẳng định về mối quan hệ chặt chẽ giữa quyền sở hữu đất đai cũng như các chính sách ưu đãi để đảm bảo mục tiêu nâng cao năng suất, tăng thu nhập trong sản xuất nông nghiệp với hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các hộ nông dân. [85] Các tác giả này cũng sử dụng hàm sản xuất cận biên để xác định hiệu quả kỹ thuật trong điều kiện đất đai được phân bổ lại. Dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập từ các hộ gia đình nông thôn ở Triết Giang, Hồ Bắc và tỉnh Vân Nam từ năm 1995 và 2002, nghiên cứu chỉ ra rằng sự phát triển của một thị trường cho thuê đất có thể được xem như là một sự lựa chọn thay thế cho sự tái phân bổ đất để đáp ứng mục tiêu tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên đất. Các kết quả nghiên cứu không giống nhau ở các tỉnh khác nhau còn chỉ ra rằng tác động của việc tái phân bổ đất đối với hiệu quả kỹ thuật trong sử dụng đất là một vấn đề thực nghiệm và phụ thuộc vào các thể chế cụ thể cũng như môi trường kinh tế tổng thể được thiết lập ở mỗi địa phương. [85] *) Qiangyi Yu, Huajun Tang, Youqi Chen, Wenbin Wu Peng Yang, Pengqin Tang, Xinguo Xu (2011) sử dụng phương pháp DEA (Data Envelopment Analysis) để phân tích hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong khu vực Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Mục tiêu là tìm kiếm nền kinh tế thành viên có thể sản xuất ít nhất là cùng một mức sản lượng lương thực nhưng với đầu vào tài nguyên ít hơn. Phương pháp phân tích bao phủ dữ liệu (DEA) được sử dụng để phân tích hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong một hệ thống đầu vào - đầu ra cho sản xuất lương thực. Kết quả cho thấy, hiệu quả sử dụng sản xuất lương thực là tương đối thấp trong khu vực APEC, có rất nhiều phương án cho hầu hết các nền kinh tế để tăng năng suất lương thực ở mức đầu vào hiện tại. Các yếu tố đầu vào có đóng góp khác nhau vào hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: diện tích đất canh tác là yếu tố cuối cùng gây ra sự dư thừa đầu vào, lao động nông nghiệp cần được giải phóng từ khu vực nông nghiệp. 53 Nguyên liệu đầu vào nhân tạo như phân bón, máy móc cũng đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống sử dụng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. [80] *) Orawan Srisompun và Somporn Isvilanonda (2012) sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng (Panel Data Analysis) để nghiên cứu về sự thay đổi hiệu quả trong sản xuất gạo tại Thái Lan. Kết quả nghiên cứu cho thấy: việc áp dụng các giống lúa hiện đại (MV) có gây ra những thay đổi lớn trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo trong Thái Lan. Ứng dụng công nghệ mới, sử dụng nhiều phân bón hóa học hơn và việc áp dụng các giống lúa mới dẫn đến năng suất lúa trung bình cao hơn tại Thái Lan trong vài thập kỷ qua. Năng suất bình quân trên mỗi đơn vị diện tích đã gần như đạt đến mức tối đa theo công nghệ sản xuất hiện tại. Các đặc điểm kinh tế xã hội, đặc điểm nông dân, đặc điểm nông nghiệp, điều kiện môi trường, hoạt động nông nghiệp và quản lý sản xuất của nông dân là những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa gạo. Cải thiện những nhân tố này sẽ nâng cao hiệu quả kỹ thuật của nông dân cũng như năng suất. Nghiên cứu này đã sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas, mô hình hàm sản xuất cân biên để phân tích. Kết quả cho thấy rằng hạt giống và thời gian làm việc của máy móc có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất lúa. Điều đó có thể được giải thích rằng: thông qua sử dụng máy móc đã tiết kiệm lao động trong tất cả quy trình sản xuất lúa gạo, bù đắp cho tình trạng khan hiếm lao động thủ công. Như vây, máy móc đã có một vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất lúa. Việc áp dụng các công nghệ tiết kiệm lao động và máy móc để nâng cao hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa gạo ở Thái Lan trong hơn hai thập kỷ qua còn chưa nhiều, chưa xứng với tiềm năng tối đa và thậm chí có chiều hướng giảm. Bên cạnh máy móc, công nghệ, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy: hệ thống thủy lợi; quy mô sản xuất; sự liên kết của nông dân, các chương trình khuyến nông nhằm giảm giá đầu vào, tăng giá sản phẩm, giảm chi phí giao dịch, giảm chi phí tiếp thị nông sản, giảm chi phí vận chuyển, cải thiện thu nhập của hộ nông dân; chính sách hỗ trợ; khả năng tiếp cận tín dụng; cơ chế giám sát để đảm bảo rằng các khoản vay được sử dụng cho đầu vào sản xuất như: phân bón hóa học và hạt giống là những biến số quan trọng có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa gạo tại Thái Lan. [79] 2.1.2. Nghiên cứu trong nước 2.1.2.1. Nghiên cứu trên phạm vi cả nước Đã có nhiều nghiên cứu về đất đai nói chung và đất nông nghiệp được thực hiện, nhiều công trình đã được công bố. Từ những năm 60 của thế kỷ 20, nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã nghiên cứu và công bố nhiều loại bản đồ đất, nhiều tài liệu khác nhau về đặc điểm thổ nhưỡng của nhiều vùng trên toàn quốc. Những công trình có đóng góp lớn, phải kể đến các nghiên cứu của các tác giả như: Trần Đình Đằng, Quyền Đình Hà, Vũ Thị Bình (1990); Cao Liêm, Quyền Đình Hà (1991); Quyền Đình Hà, Vũ Thị Bình (1991); Chu Hữu Quý, Cao Liêm, Quyền Đình Hà (1991); Quyền Đình Hà (1993); Quyền Đình Hà (1993; Phạm Vân Đình, Quyền Đình Hà (1994); Quyền Đình 54 Hà (1995); Nguyễn Thị Minh Hiền, Ngô Thị Thuận (1996); Đỗ Văn Viện, Vũ Thị Phương Thụy (2000); Đỗ Kim Chung (2000); Vũ Thị Phương Thuỵ (2000); Đỗ Văn Viện (1998); Phạm Văn Hùng (2005); Đỗ Văn Viện (2005); Phạm Văn Hùng, T.Gordon MacAulay and Sally P. Marsh (2006); Phạm Văn Hùng, T.Gordon MacAulay (2006); Quyền Đình Hà, Vũ Thị Bình (2006). Về hiệu quả kinh tế liên quan đến vấn đề sử dụng đất nông nghiệp, có một số nghiên cứu điển hình sau: *) Phan Sỹ Cường (2000) đã tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế cây cam ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ A. Nghiên cứu dùng các chỉ tiêu NPV và IRR để tính hiệu quả kinh tế sản xuất cam cho các hộ nông dân và kết quả cho thấy NPV = 180.940,7 ở tỷ lệ chiết khấu là 9,5% và tỷ suất thu hồi vốn nội bộ là IRR = 0,398. Như vậy, sản xuất cam là có hiệu quả. Việc tính toán theo thống chỉ tiêu này có ưu điểm là chính xác nhưng đòi hỏi số liệu về thu chi phải được ghi chép, lưu trữ chi tiết trong nhiều năm. Yêu cầu này là rất khó được đáp ứng trong những nghiên cứu ở các hộ nông dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa và miền núi cao, nơi có trình độ dân trí thấp. Do vậy, việc tính toán hiệu quả kinh tế theo phương pháp này ít được sử dụng [7]. *) Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2005) đã thực hiện dự án nghiên cứu “Quy hoạch sử dụng hiệu quả 38 vạn ha đất nương rẫy vùng TDMNBB”. Nghiên cứu khẳng định, canh tác nương rẫy là một giai đoạn phát triển nông nghiệp mà mọi miền trên trái đất đều trải qua và hiện vẫn đang tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, canh tác nương rẫy là phương thức sản xuất truyền thống lâu đời của cộng đồng các dân tộc vùng cao, mang nặng tính tự cung tự cấp. Cả một thời gian dài, canh tác nương rẫy đã đáp ứng những nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm của các cư dân vùng đồi núi. Tình hình này vẫn sẽ còn tồn tại trong tương lai xa. Tuy nhiên, canh tác nương rẫy là hệ luỵ của việc phá rừng, đốt nương làm rẫy. Đa số đất nương rẫy có độ dốc cao; canh tác trên đất nương rẫy chủ yếu theo phương thức truyền thống, khai thác tự nhiên, thiếu các biện pháp chống xói mòn rửa trôi nên phá vỡ nghiêm trọng môi trường sinh thái, đất thoái hoá, năng suất cây trồng thấp. Do sản xuất quảng canh nên sau một chu kỳ nhất định, người dân buộc phải bỏ nương rẫy cũ và khai phá vùng đất khác, lại đốt nương làm rẫy,... Hầu hết các diện tích đất trống đồi trọc hiện nay là hệ quả của canh tác nương rẫy. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, năm 2005, cả nước có khoảng 1 triệu ha đất nương rẫy thì riêng vùng TD – MNPB đã có 45,2 vạn ha, chiếm trên 45% đẫt nương rẫy của cả nước. Tỷ trọng đất nương rẫy trong đất nông nghiệp của vùng là 30,6%, trong đất cây hàng năm 39,7%, cao hơn nhiều so với các vùng khác. Đặc biệt 3 tỉnh Tây Bắc, tỷ trọng đất nương rẫy trong đất nông nghiệp rất cao như tỉnh Điện Biên 55,2%, Sơn La 68,8%, Lai Châu 48%. Nhiều huyện tỷ trọng này trên 60-70% và sản xuất nông nghiệp ở đây gần như đồng nghĩa với canh tác nương rẫy. Như vậy, đất 55 nương rẫy vẫn giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp trong vùng. Việc sử dụng hiệu quả đất nương rẫy sẽ mang lại lợi ích thiết thực, nhất là trong hiện nay, trong vùng có nhiều dự án di dân tái định cư lớn, trong khi việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp trong vùng rất khó khăn. Hiện nay, sản xuất đất nương rẫy đứng trước những tác động tích cực như: chuyển đổi mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ; các dự án tái định cư các công trình thuỷ điện trong vùng, các phương án quy hoạch ngành hàng (như quy hoạch chè, quy hoạch cây ăn quả, quy hoạch ngô, đậu tương…), các phương án rà soát quy hoạch nông nghiệp các tỉnh đã tác động tích cực đến việc chuyển đổi đất nương rẫy; nhiều chương trình, quyết định của chính phủ (đặc biệt là các chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng TD - MNPB theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; góp phần hình thành các vùng chuyên canh hàng hoá tập trung). *) Đinh Duy Khánh, Đoàn Công Quỳ (2006) đã xây dựng mô hình bài toán tối ưu đa mục tiêu để xác định phương án tổ chức sản xuất trên đất canh tác cho huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Bài toán tối ưu được giải bằng Modul Solver trong phần mềm Excel, theo phương pháp nhượng bộ từng bước. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện trạng sản xuất ngành trồng trọt của huyện Gia Viễn tương đối đa dạng. Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao nhất là dưa chuột, GTSX đạt 50,4 triệu đồng/ha; GTGT đạt 45,8 triệu đồng/ha. LUT cho hiệu quả kinh tế cao nhất là lúa + cá cho GTSX là 93,350 triệu đồng và GTGT là 82,465 tiệu đồng đồng trên 1 ha. Cá nuôi vụ mùa trên ruộng lúa cũng cho hiệu quả kinh tế rất cao (GTSX đạt 80,5 triệu đồng, GTGT đạt 73,25 triệu đồng/ha). Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác, huyện cần chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng theo hướng tăng diện tích cây trồng cho hiệu quả cao, kiên quyết loại trừ những cây trồng cho hiệu quả thấp. Thực hiện theo phương án này, mặc dù không phải đầu tư bổ sung nhưng GTSX sẽ tăng 97,814 tỷ đồng, GTGT sẽ tăng 93,825 tỷ đồng so với hiện trạng. [29] *) Đoàn Công Quỳ (2006) đã sử dụng hệ thống chỉ tiêu như: giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian, giá trị sản xuất/lao động, giá trị gia tăng/lao động để đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở các xã vùng đồng bằng huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây”. [36] *) Trần Đình Thao (2006), đã tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất ngô hè thu tại Sơn La. Nghiên cứu sử dụng mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas phản ánh năng suất tối đa để đánh giá hiệu quả kỹ thuật và tính toán mức kỹ thuật giao động từ 50% đến 90%, mức bình quân là 82,08%. Nghiên cứu kết luận: trình độ giáo dục của chủ hộ, số lần tham gia tập huấn của chủ hộ về kỹ thuật canh tác ngô, cơ hội tiếp cận các dịch vụ khuyến nông, các biện pháp chống xói mòn đất và chất lượng ngô giống có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kỹ thuật của hộ nông dân trồng ngô. [44] *) Nguyễn Văn Hoàn (2007) đã sử dụng các chỉ tiêu như: tổng giá trị sản phẩm, 56 thu nhập thuần để đánh giá hiệu quả sử dụng đất và hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với đất đai của vùng núi tỉnh Bắc Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại vùng núi Bắc Giang: trên đất vàn thấp nơi thoát nước kém và hay có nguy cơ ngập úng vào mùa mưa chỉ sản xuất được 1 vụ lúa thì có thể áp dụng mô hình canh tác mới là: lúa - cá, hoặc chuyển hoàn toàn sang nuôi cá. Ở những vùng đất vàn tưới tiêu chủ động chế độ canh tác ba hay bốn vụ đã đem lại thu nhập cao từ loại hình trồng lúa kết hợp với cây trồng cạn với các công thức luân canh cải tiến. Trên chân đất vàn cao nơi tưới tiêu không chủ động, loại hình trồng lúa kết hợp với cây trồng cạn vẫn được áp dụng, nhưng công thức luân canh mới có hiệu quả cao nhất là: Lúa xuân - đậu tương hè - khoai tây. Trên địa hình đồi thấp có thể chuyển đổi từ trồng thuần cây sắn sang trồng xen cây lạc trong nương sắn để không ảnh hưởng đến đất và thu nhập cũng cao hơn. Trên địa hình đồi cao có thể chuyển một số diện tích trồng các cây lâm nghiệp như địa phương thường làm sang trồng cây vải và xen cây dứa trong vườn vải ở giai đoạn đầu khi cây vải chưa khép tán để nâng cao hiệu quả kinh tế. [22] *) Marsh và các cộng sự (2007) trong một nghiên cứu về vấn đề phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam trong khuôn khổ dự án ACIAR được tiến hành tại Hà Tây, Yên Bái đã chỉ rõ: Các hộ nông dân đã đa dạng hoá trong việc sử dụng đất nông nghiệp (trong 200 hộ thuộc tỉnh Hà Tây và Yên Bái có đến 63 LUT khác nhau). Lợi ích kinh tế từ việc sử dụng linh hoạt đất đai cũng có thay đổi đáng kể và lợi ích từ trồng cây lâu năm cao hơn cây hàng năm. Đối với cây hàng năm, việc luân canh giữa lúa và rau (cây thực phẩm) sẽ đem lại thu nhập cao hơn là luân canh giữa lúa với các loại cây khác như ngô, sắn. Thu nhập từ việc trồng hoa hay các loại cây cảnh cũng cao hơn. [32] *) Trương Văn Tuấn (2007) sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) và các phương pháp xác định lượng đất bị xói mòn, rửa trôi để đánh giá hiệu quả của một số biện pháp canh tác trên đất dốc của các cộng đồng trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuy trong thực tế, các cộng đồng đã áp dụng nhiều biện pháp để bảo vệ đất dốc nhưng hiệu quả của các biện pháp này như thế nào thì chưa có nghiên cứu nào xác định cụ thể. Do đó, tác giả tiến hành nghiên cứu, đánh giá các biện pháp canh tác trên dất dốc đang được sử dụng, từ đó đề xuất các giải pháp giúp bảo vệ, phục hồi đất dốc nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên dất dốc tại địa bàn. Quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đã xác định được biện pháp canh tác xen canh cho hiệu quả cao nhất (cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường). Kết quả bố trí thí nghiệm cho thấy LUT điều xen sắn có hiệu quả cao hơn các LUT khác trong hạn chế xói mòn rửa trôi. Quá trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc đánh giá các biện pháp canh tác trên địa bàn, vì vậy cần có những nghiên cứu về các biện pháp canh tác mới có hiệu quả hơn nhằm phát triển một nền sản xuất nông nghiệp bền vững. [49] *) Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Ngọc Châu (2008) sử dụng một số chỉ tiêu như diện tích, năng suất cây trồng, hệ số sử dụng ruộng đất để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông 57 nghiệp tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình quản lý đất đai của địa phương ngày càng chặt chẽ hơn, hiệu quả sử dụng đất cao hơn thể hiện ở diện tích, năng suất của hầu hết cây trồng gia tăng đặc biệt là lúa, ngô và các cây trồng hàng hoá như rau, sắn. Hệ số sử dụng ruộng đất đều tăng nhanh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tại A Lưới việc cấp thẻ giao đất cho các hộ dân vẫn còn rất hạn chế; cơ cấu cây trồng vẫn nặng về sản xuất tự cấp, tự túc, chưa phát triển mạnh sản xuất hàng hoá; năng suất cây trồng vẫn chưa ổn định;… Từ kết quả nghiên cứu, một số giải pháp phù hợp với địa phương cũng đã được đề xuất. [48] *) Phạm Văn Dư (2009) đã nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng. Theo kết quả nghiên cứu, tính đến năm 2006, đồng bằng Sông Hồng có diện tích xấp xỉ 15.000 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 855 ngàn hecta, bằng 57% tổng diện tích. Tổng dân số là 17,6 triệu người, trong đó 13,4 triệu là dân số nông nghiệp và nông thôn. Tuy nhiên, trong những năm qua, do các thửa ruộng manh mún, cách làm ăn cá thể, nhỏ lẻ đã đẩy chi phí sản xuất lên rất cao, thậm chí bằng với giá bán. Trung bình mỗi hộ chỉ có 0,2 hecta đất nông nghiệp với từ 3-7 mảnh. Theo kết quả điều tra năm 2006, bình quân thu nhập của nông dân chỉ là 506 nghìn đồng/tháng. Một trong những nguyên nhân cơ bản là quy mô đất đai của các nông hộ hiện nay quá nhỏ và manh mún đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, không áp dụng được cơ giới hoá đồng bộ, không áp dụng được nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm chi phí. Để khắc phục tình trạng này, đã có nhiều giải pháp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất như dồn điển đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tích tụ ruộng đất. Mỗi giải pháp đều gặp nhiều khó khăn và có mặt trái của nó, như năng suất, điều kiện tự nhiên giữa các đồng đất không đều, đầu ra sản phẩm không ổn định, hậu quả xã hội khi nông dân mất ruộng, … Nghiên cứu này đề nghị giải pháp xây dựng Tổ hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên cơ sở tự nguyện của các hộ, bỏ bờ thửa, cùng canh tác, đưa máy móc thiết bị vào sản xuất đã giảm được đến 50% chi phí, được bà con nông dân đồng tình hưởng ứng. [13] *) Nguyễn Khắc Quỳnh (2010) sử dụng các phương pháp như: Thống kê mô tả, Phân tích tài chính từng phần (Partial Budget Analysis – PBA), Phân tích chỉ số VCR gia tăng (Incremental Value Cost Ratio – IVCR), Phân tích điểm hòa vốn (Break-even Analysis – BA) để đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa lai thương phẩm ở các hộ nông dân vùng đồng bằng Sông Hồng. Bên cạnh các phương pháp đó, tác giả còn sử dụng mô hình hồi quy tương quan với hàm sản xuất và một số công cụ của PRA để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất luá lai thương phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở cả 2 vụ sản xuất và các tỉnh nghiên cứu, với năng suất, giá bán hiện tại, sản xuất lúa lai thương phẩm tại các hộ nông dân vùng ĐBSH đã có hiệu quả kinh tế. Với các hạch toán như hiện nay, để hòa vốn, nông dân vùng ĐBSH chỉ cầm đạt năng suất lúa lai ở vụ xuân là 51,65 tạ/ha, vụ mùa là 43,82 tạ/ha và giá bán là 148,05 ngàn đồng/tạ ở vụ xuân và 159,75 ngàn đồng/tạ ở 58 vụ mùa. Nếu giá bán thóc tăng và tăng nhanh hơn giá vật tư nông nghiệp, chắc chắn các hộ sản xuất lúa lai thương phẩm vẫn có lãi. [37] 2.1.2.2. Nghiên cứu tại Yên Bái *) Phạm Xuân Hoàn và Ngô Đình Quế (2007) nghiên cứu kinh nghiệm quản lý đất sau nương rẫy của bà con người Dao tại Yên Bái. Nghiên cứu đã đề xuất giải pháp nhằm từng bước thay thế phương thức đốt nương làm rẫy của người Dao bằng cách trồng quế theo hướng có hiệu quả và ổn định. [23] *) Nguyễn Quang Tin - NOMAFSI (2011) đã nghiên cứu và triển khai áp dụng các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc như: kỹ thuật che phủ đất tận dụng các tàn dư thực vật, kỹ thuật tạo tiểu bậc thang trên đất dốc, kỹ thuật trồng xen canh cây trồng để giảm thiểu sự rửa trôi…tại tỉnh Yên Bái. Thực tế cho thấy, việc ứng dụng các kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc đã mở ra một hướng đi mới trong sản xuất nông lâm nghiệp cho một số huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái. Đây là những kỹ thuật đơn giản, dễ làm, chi phí đầu tư ít nhưng lại mang lại hiệu quả cao, giúp ngăn chặn xói mòn, rửa trôi đất đai đến 80%, tăng độ ẩm đất từ 20-30% và cải thiện cấu trúc của đất. Hơn nữa, các kỹ thuật này còn mang tính bảo vệ môi trường sinh thái, tăng năng suất cây trồng lên từ 25-50%, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân vùng cao tỉnh Yên Bái. [47] 2.2. Bài học kinh nghiệm - Cần bảo vệ nghiêm ngặt đất nông nghiệp, dần từng bước chấm dứt tình trạng sử dụng sai mục đích và lãng phí đất nông nghiệp (bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc). - Mất đất NN do chuyển đổi mục đích sử dụng một cách tùy tiện đe dọa trực tiếp đến an ninh lương thực. Không nên chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng phi nông nghiệp ở những khu vực sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao, đặc biệt là các vùng có đất đai màu mỡ, tưới tiêu thuận lợi và khí hậu cho phép phát triển nhiều loại cây trồng và cho năng suất cao (bài học kinh nghiệm từ tỉnh Triết Giang và tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc); - Cần nhận thức sâu sắc rằng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là kết quả của tất cả các hoạt động phối hợp giữa các đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất với các nhân tố tự nhiên, kinh tế và xã hội để từ đó xây dựng hệ thống giải pháp đồng bộ, toàn diện nâng cao hiệu quả sử dụng loại đất này. (Kinh nghiệm từ nghiên cứu của các nhà khoa học Nga và Mỹ); - Chuyển đổi các loại hình sử dụng đất nông nghiệp một cách ồ ạt, thiếu căn cứ khoa học sẽ dẫn tới hậu quả là làm thay đổi chất dinh dưỡng của đất, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản. (Bài học từ Colombia & Trung Quốc). - Trong nền kinh tế thị trường, đất nông nghiệp đang phải chịu sức ép về khả năng cạnh tranh với các mục đích sử dụng khác. Nếu không có giải pháp quy hoạch và 59 sử dụng theo hướng bền vững thì ngay trong thời gian không lâu, nền kinh tế sẽ phải đối mặt với tình trạng sản xuất lương thực bị giảm sút, giá lương thực, thực phẩm tăng cao, đất có khả năng SX lương thực, thực phẩm bị suy kiệt. (Kinh nghiệm từ Mỹ); - Cải cách nông thôn làm tăng nguy cơ tái phân bổ và điều chỉnh đất ở các các hộ nông dân, qua đó tác động đến hiệu quả kỹ thuật trong sử dụng đất. Do vậy, cần theo dõi và định hướng về việc tái phân bổ, việc điều chỉnh đất trong quá trình xây dựng nông thôn mới. (Kinh nghiệm từ Trung Quốc); - Không nên khai thác quá mức đất nông nghiệp và đưa quá nhiều hóa chất vào đất trồng để nhanh đem lại sản phẩm thỏa mãn mong muốn của con người, tình trạng đó sẽ tạo ra nguy cơ thoái hóa đất, ô nhiễm đất trồng và nguồn nước, đe dọa tính bền vững của hệ sinh thái và môi trường. (Kinh nghiệm từ nghiên cứu của FAO tại các nước đang phát triển). - Những nguyên nhân dẫn tới nguy cơ mất an ninh lương thực nằm chính ở vấn đề sử dụng không hiệu quả đất nông nghiệp, mà nguyên nhân sâu xa hơn nữa của việc sử dụng không hiệu quả đất nông nghiệp lại phát sinh từ những chính sách ảnh hưởng đến tạo thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, bao gồm: việc không đảm bảo tính ổn định dài lâu trong quyền sử dụng đất nông nghiệp, thiếu cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và hạn chế trong khả năng tiếp cận thị trường. Do vậy, phải nhận thức rõ rằng muốn nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần có giải pháp đầu tư vào thủy lợi và kiểm soát lũ; Cần có quy hoạch theo hướng bền vững các khu vực xây dựng công trình thủy điện và nuôi trồng thủy sản để không tạo ra những hệ lụy không tốt đến sản xuất cũng như đời sống. (Kinh nghiệm từ thành phố Kinh Châu, tỉnh Hồ Bắc, gần sông Dương Tử); Cần tăng cường khả năng tiếp cận thị trường; cần đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng như mạng lưới giao thông và kho chứa nông sản,... (Kinh nghiệm từ Trung Quốc). Bên cạnh đó, cần giao đất nông nghiệp cho người nông dân với thời hạn dài hơn và ổn định hơn. Thời hạn sử dụng đất ngắn và không ổn định được xem là một rào cản cản trở việc đầu tư vào nông nghiệp và cải tiến sản xuất nông nghiệp. (Kinh nghiệm từ Trung Quốc, Đông Phi). - Nghiên cứu và đưa vào áp dụng các giống cây trồng, vật nuôi và các phương thức canh tác mới làm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp. (Bài học từ Trung Quốc: sản lượng ngũ cốc trung bình tăng từ 1,5 đến 2,5%/năm do áp dụng giống mới và kỹ thuật canh tác mới). - Những thảm họa tự nhiên và nhân tạo như: lũ lụt, hạn hán và ô nhiễm là các các nguyên nhân chính của sự kém hiệu quả trong sử dụng đất nông nghiệp. Hoạt động sáng tạo, đa dạng hóa sản xuất và vốn đầu tư nước ngoài vào sản xuất nông nghiệp là 60 những nhân tố có mối quan hệ tích cực với hiệu quả sử dụng đất canh tác trong nông nghiệp. (Kinh nghiệm từ Trung Quốc). - Hệ sinh thái thay đổi có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các tài nguyên nông nghiệp, trong đó có đất đai. Do vậy, các hộ nông dân cần cố gắng đa dạng hóa việc sử dụng đất nông nghiệp để thích ứng với sự thay đổi đó, đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay. (Kinh nghiệm từ Ấn Độ). - Không cấp quyền cư trú lâu dài ở đô thị cho lao động nông thôn nói chung và đặc biệt là lao động nam giới sẽ buộc các họ phải gắn bó với đất. Nếu nguồn thu nhập chính của nông dân là phi nông nghiệp, thì họ có ít động cơ để sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp. (Kinh nghiệm từ Trung Quốc); - Có khá nhiều nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, bao gồm cả nhân tố tự nhiên và xã hội, nhân tố chủ quan và khách quan, nhân tố tác động tích cực và tiêu cực. Để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại mỗi địa phương, cần nghiên cứu kỹ tác động của những nhân tố này. - Các phương pháp để nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp rất đa dạng, từ đơn giản đến phức tạp, từ phương pháp truyền thống đến hiện đại. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và hạn chế riêng. Tùy theo điều kiện nghiên cứu ở từng địa bàn khác nhau có thể lựa chọn áp dụng những phương pháp phù hợp. 2.3. Kết luận Kết quả tổng quan vấn đề sử dụng và hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp cho thấy: - Ở nước ngoài, đã có những nghiên cứu sử dụng phương pháp truyền thống, đã có những nghiên cứu sử dụng phương pháp hiện đại (DEA, PDA, sử dụng hàm Frontier,…), nhưng lại chưa thấy có nghiên cứu như vậy tại Yên Bái, Việt Nam. - Tại Việt Nam, đã có không ít nghiên cứu về hiệu quả kinh tế, trong đó có sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Tại Yên Bái, đã từng có những nghiên cứu về đất nông nghiệp, nhưng lại chưa thấy các tác giả sử dụng những phương pháp hiện đại để nghiên cứu về hiệu quả kinh tế trong sử dụng loại đất này. - Các nghiên cứu cũng mới chỉ đề cập đến một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế một cách rời rạc. Có nghiên cứu thiên về các nhân tố tự nhiên, có nghiên cứu thiên về yếu tố kỹ thuật, cũng có tác giả chỉ nghiên cứu về nhân tố xã hội (chính sách đất đai, quyền sở hữu đất),...song chưa có nghiên cứu nào vừa kết hợp phương pháp truyền thống với phương pháp hiện đại, kết hợp giữa phân tích định lượng và định tính, đồng thời đề cập một cách toàn diện tới tác động của tất cả các nhân tố kể trên. Đó chính là cơ hội để chúng tôi thực hiện nghiên cứu này tại tỉnh Yên Bái, phía Bắc Việt Nam. 61 Chƣơng 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. THU THẬP THÔNG TIN 3.1.1. Thông tin thứ cấp Trong nghiên cứu này, thông tin thứ cấp được thu thập từ Bộ NN & PTNT và các cơ quan trong tỉnh, trong các huyện như: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trường, Cục Thống kê và phòng Thống kê của các huyện. Sử dụng các báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyên môn. *) Các tài liệu: +) Niên giám thống kê từ năm 2000 đến 2011. (Cục Thống kê tỉnh Yên Bái); +) Thống kê đất đai năm 2010. (Phòng thống kê các huyện, thị: Yên Bình, Văn Chấn, Nghĩa Lộ, Mù Cang Chải); +) Báo cáo tình hình sử dụng đất 2005-2010. (Phòng Tài Nguyên và môi trường các huyện: Yên Bình, Văn Chấn, Mù Cang Chải, thị xã Nghĩa Lộ); +) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 tỉnh Yên Bái. (UBND tỉnh Yên Bái); +) Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Yên Bái đến năm 2020. (Sở Tài nguyên và Môi trường); +) Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2010 – 2015 tỉnh Yên Bái đến năm 2020. (UBND tỉnh Yên Bái); +) Số liệu tổng kiểm kê hiện trạng sử dụng đất năm 2010. (Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Yên Bái, 2010). - Các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và các website chuyên ngành. 3.1.2. Thông tin sơ cấp Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, thời gian và mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà lựa chọn phương pháp Điều tra chọn mẫu (chọn một cách ngẫu nhiên một số đủ lớn đơn vị đại diện trong toàn bộ các đơn vị của tổng thể chung để điều tra rồi dùng kết quả thu thập được tính toán, suy rộng thành các đặc điểm của toàn bộ tổng thể chung). 3.1.2.1. Lý do chọn phương pháp Điều tra chọn mẫu - Đất nông nghiệp và các LUT là đối tượng nghiên cứu có phạm vi rất lớn về không gian, phức tạp về tính chất; - Điều tra chọn mẫu là một phương pháp có tính ứng dụng cao, phương pháp này 62 đã được ứng dụng rất rộng rãi trong thống kê kinh tế - xã hội như: điều tra năng suất, sản lượng lúa; điều tra lao động - việc làm; điều tra thu nhập, chi tiêu của hộ gia đình; điều tra biến động thường xuyên dân số; điều tra chất lượng sản phẩm công nghiệp,... - Các điều kiện áp dụng phương pháp này tại địa bàn nghiên cứu được thỏa mãn. 3.1.2.2. Mô tả phương pháp - Đơn vị chọn mẫu: Theo không gian, đề tài chọn mẫu ở 4 cấp, vì vậy có 4 loại đơn vị chọn mẫu. Cụ thể như sau: Cấp tỉnh (cấp 1): đơn vị chọn mẫu là huyện; cấp huyện (cấp 2): đơn vị chọn mẫu là xã; cấp xã (cấp 3): đơn vị chọn mẫu là thôn/bản; cấp thôn/bản(cấp 4): đơn vị chọn mẫu là các hộ gia đình. - Dàn chọn mẫu: Vì mẫu được chọn ở 4 cấp, nên cũng có 4 dàn chọn mẫu tương ứng. Dàn chọn mẫu trong nghiên cứu này là danh sách các đơn vị chọn mẫu với tên gọi cụ thể: +) Dàn chọn mẫu cấp 1: là danh sách tất cả các huyện trong tỉnh; +) Dàn chọn mẫu cấp 2: là danh sách các xã trong các huyện được chọn ở mẫu cấp 1; +) Dàn chọn mẫu cấp 3: là danh sách các thôn/bản trong các xã được chọn ở mẫu cấp 2; +) Dàn chọn mẫu cấp 4: là danh sách các hộ gia đình trong các thôn/bản được chọn ở mẫu cấp 3. Áp dụng phương pháp Chọn phân loại để chọn 3 huyện trong tỉnh. Tiêu thức lựa chọn là độ cao so với mặt nước biển. Gọi là vùng thấp nếu có độ cao trung bình trong khoảng 150 - 200m so với mặt nước biển; vùng giữa nếu có độ cao trung bình khoảng 400m so với mặt nước biển và gọi là vùng cao nếu có độ cao trung bình trong khoảng 800 - 1000m so với mặt nước biển. Căn cứ vào tiêu thức lựa chọn, trong danh sách các huyện, thị, thành của tỉnh chúng tôi chọn 3 huyện đại diện cho 3 vùng với các đơn vị điều tra cụ thể như sau: +) Huyện Yên Bình (đại diện cho vùng thấp); huyện Văn Chấn (đại diện cho vùng giữa); huyện Mù Cang Chải (đại diện cho vùng cao). +) Trong danh sách các xã của các huyện, chọn mỗi huyện 3 xã. Tiêu thức lựa chọn là số lượng hộ nông nghiệp lớn. +) Trong danh sách các thôn/bản của các xã, chọn mỗi xã 3 thôn/bản. Tiêu thức lựa chọn là số lượng hộ nông nghiệp của thôn bản phải khá lớn (trên 50%). (Xem bảng 3.1). +) Trong danh sách các hộ gia đình của các thôn/bản, chọn trong mỗi thôn/bản 12 hộ gia đình theo phương pháp chọn mẫu hệ thống kết hợp với điều tra có chủ đích (chỉ chọn những hộ có thời gian sử dụng đất nông nghiệp ít nhất là 5 năm). 63 - Phương pháp chọn mẫu: Áp dụng phương pháp Chọn mẫu hệ thống, chia tổng số hộ gia đình trong mỗi thôn/bản thành 12 nhóm, đánh số thứ tự từ N1 đến N12, mỗi nhóm chọn 1 hộ, các hộ được chọn ra từ 12 nhóm lại được đánh thứ tự từ H 1 đến H12. Nhóm 1 chọn hộ thứ 1, nhóm hai chọn hộ thứ 2 và cứ tiếp tục như vậy, chọn hộ thứ 12 trong nhóm 12. Ở những thôn, bản có số hộ nhỏ (chỉ có từ 5 đến 11 hộ trong một nhóm), thì sau khi chọn hộ có số thứ tự lớn nhất trong nhóm, từ những nhóm sau quay trở lại từ đầu, chẳng hạn như: ở Bản Mời mỗi nhóm chỉ có 5 hộ, chọn hộ thứ nhất trong nhóm 1, hộ thứ 2 trong nhóm 2, hộ thứ 3 trong nhóm 3, hộ thứ 4 trong nhóm 4, hộ thứ 5 trong nhóm 5, rồi quay lại lấy hộ thứ 1 trong nhóm 6, hộ thứ 2 trong nhóm 7, hộ thứ 3 trong nhóm 8, hộ thứ 4 trong nhóm 9,...tiếp tục đến nhóm thứ 12. Kết quả sẽ chọn được 12 hộ từ 12 nhóm. Một số thôn/ bản có quá ít người không được lựa chọn để nghiên cứu nhằm giảm thiểu sai số chọn mẫu. - Cỡ mẫu: Áp dụng phương pháp xác định cỡ mẫu theo kinh nghiệm điều tra thực tế, trên địa bàn toàn tỉnh, chúng tôi chọn 3 huyện đại diện cho 3 vùng; trong mỗi huyện chúng tôi chọn 3 xã, mỗi xã chọn 3 thôn/bản, tại mỗi thôn/bản chọn 12 hộ gia đình để điều tra, tổng số mẫu điều tra là: 12 hộ * 3 thôn/bản * 3 xã * 3 huyện = 324 mẫu. Sau khi thu thập được số liệu, để giảm thiểu sai số chọn mẫu, trong quá trình xử lý, tác giả sắp xếp số liệu theo thứ tự tăng dần, căn cứ theo tiêu chí thu nhập hàng năm của hộ từ sản xuất trên đất nông nghiệp, rồi lọc bỏ hộ đầu tiên và hộ cuối cùng để chỉ còn lại 10 hộ trong mỗi thôn/bản. Như vậy, bộ dữ liệu đưa vào sử dụng sẽ chỉ còn 270 mẫu (10 hộ * 3 thôn/bản * 3 xã * 3 huyện). Thông tin cụ thể được thể hiện chi tiết trong bảng 3.1. - Nội dung điều tra: tình hình cơ bản của hộ (số khẩu, tuổi chủ hộ, giới tính của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ,...); tình hình sử dụng đất nông nghiệp; phương thức canh tác; mức độ đầu tư thâm canh; kết quả sản xuất (diện tích, năng suất, sản lượng, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, lượng nông sản bán được,...), các công thức luận canh; giá bán một số loại nông sản chủ yếu; giá một số đầu vào chính; các tiến bộ kỹ thuật được áp dụng, mức độ tiếp cận khoa học - kỹ thuật; mức độ tiếp cận thị trường; khả năng tiếp cận vốn tín dụng; những mong đợi về chính sách và sự sẵn sàng áp dụng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp,… Phiếu điều tra được xây dựng cho 4 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và cấp hộ gia đình. - Các bước tiến hành điều tra chọn mẫu Điều tra chọn mẫu trong nghiên cứu này gồm các bước sau: Xây dựng phương án điều tra; Xác định dung lượng mẫu và phương pháp chọn mẫu; Thiết kế bảng hỏi; Tập huấn điều tra; Điều tra thử; Điều tra chính thức. 64 Bảng 3.1. Chọn mẫu điều tra TT Đơn vị chọn mẫu I 1.1 1.1.1 1.1.2 1.1.3 1.2. 1.2.1 1.2.2 1.2.3 1.3. 1.3.1 1.3.2 1.3.3 II 2.1 2.1.1 2.1.2 2.1.3 2.2 2.2.1 2.2.2 2.2.3 2.3 2.3.1 2.3.2 2.3.3 III 3.1 3.1.1 3.1.2 3.1.3 3.2 3.2.1 3.2.2 3.2.3 3.3 3.3.1 3.3.2 3.3.3 Huyện Yên Bình Xã Đại Minh Thôn Làng Cần Thôn Phai Tung Thôn Đại Thân Xã Đại Đồng Thôn Hồng Xuân Thôn Hương Lý Thôn Dộc Trần Xã Mông Sơn Thôn Tân Minh Thôn Trung Sơn Thôn Làng Cạn Huyện Văn Chấn Xã Gia Hội Thôn Hải Chấn Thôn Nam Vai Bản Đồn Xã Sơn Lương Bản Đông Hẻo Bản Sẻ Bản Mời TT nông trường Nghĩa Lộ Tổ dân phố 5a+4a+4c Tổ dân phố 1+2a+2b Tổ dân phố 5b Huyện Mù Cang Chải Xã Nậm Có Bản Tà Gềnh Bản Đá Đen Bản Tu San Xã Púng Luông Bản Ngã Ba Kim Bản Háng Cơ Bua Bản Mý Háng Tâu Xã La Pán Tẩn Bản La Pán Tẩn Bản Pú Nhu Bản Tà Chí Lừ Tổng số (hộ) Số nhóm Số hộ TB trong nhóm* (nhóm) (hộ) 108 36 75 12 6 71 12 6 69 12 6 36 104 12 9 94 12 8 87 12 7 36 133 12 11 131 12 11 106 12 9 108 36 68 12 6 151 12 13 151 12 13 36 88 12 7 81 12 7 65 12 5 36 153 12 13 180 12 15 146 12 12 108 36 124 12 10 94 12 8 157 12 13 36 105 12 9 71 12 6 69 12 6 36 145 12 12 99 12 8 89 12 7 - * Số hộ TB trong nhóm đã được làm tròn - Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra. 65 - Đặc điểm của mẫu điều tra Thông tin ở Bảng 3.2 cho thấy cơ cấu về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và số năm sử dụng đất nông nghiệp của các hộ được điều tra là phù hợp với thực tế và có thể đại diện cho tổng thể nghiên cứu. Các hộ có thời gian sử dụng đất nông nghiệp từ 5 năm trở lên và có trình độ học vấn đủ để trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra. Điều đó khẳng định rằng những thông tin mà họ cung cấp đảm bảo độ tin cậy để đưa vào phân tích. Bảng 3.2. Đặc điểm của mẫu điều tra Chỉ tiêu ĐVT Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1. Giới tính chủ hộ 1.1. Nam người 195 60,18 1.2. Nữ người 129 39,82 2. Tuổi 2.1. Trung bình tuổi 42 2.2. Cao nhất tuổi 65 2.3. Thấp nhất tuổi 19 3. Tình trạng giáo dục của chủ hộ 3.1. Chưa biết đọc, biết viết người 49 15,12 3.2. Từ THPT trở xuống người 159 49,07 3.3. Trung cấp, cao đẳng người 71 21,91 3.4. Đại học người 45 13,89 4. Thời gian sử dụng đất nông nghiệp 4.1. Trung bình năm 27 4.2. Lâu dài nhất năm 50 4.3. Ngắn nhất năm 5 5. Số thửa đất hiện có của hộ 5.1. Trung bình thửa 5 5.2. Nhiều nhất thửa 8 5.3. Ít nhất thửa 2 Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả 3.2. TỔNG HỢP THÔNG TIN 3.2.1. Phân tổ thống kê Phương pháp này được sử dụng khá nhiều trong nghiên cứu này, chẳng hạn như: phân chia đất đai theo mục đích sử dụng, phân chia đất nông nghiệp theo độ phì, theo độ cao,...Các phương pháp phân tổ cụ thể được sử dụng bao gồm: phân tổ phân loại (các loại đất), phân tổ kết cấu (các loại đất nông nghiệp), phân tổ liên hệ (mối quan hệ giữa thu nhập, hiệu suất sử dụng vốn,...với loại hình sử dụng đất), phân tổ theo một tiêu thức và phân tổ theo nhiều tiêu thức. 3.2.2. Bảng thống kê Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này và có tác dụng quan trọng trong việc phân tích thống kê. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm 66 đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp. 3.2.3. Đồ thị thống kê Theo hình thức biểu hiện, hai loại đồ thị được sử dụng trong nghiên cứu này là Biểu đồ hình cột và Biểu đồ diện tích (tròn). Căn cứ vào nội dung phản ánh, hai loại đồ thị được sử dụng là: Đồ thị kết cấu (cơ cấu các dân tộc của tỉnh Yên Bái, diện tích các loại đất), Đồ thị so sánh (diện tích các loại đất nông nghiệp). 3.3. PHÂN TÍCH THÔNG TIN Trong nghiên cứu này, các phương pháp phân tích thống kê được sử dụng bao gồm: phương pháp tính các chỉ tiêu tuyệt đối, tương đối và bình quân; phương pháp dãy số biến động theo thời gian; phương pháp chỉ số; phương pháp bảng cân đối,... [50] 3.3.1. Phƣơng pháp phân tích dãy số thời gian Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 5 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động của diện tích đất nông nghiệp, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính theo thời gian bao gồm: - Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i) Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài. Công thức tính: ∆i = yi - y1 (i = 2,3,…n) Trong đó yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu - Tốc độ phát triển Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tácgiả sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau: +) Tốc độ phát triển liên hoàn (ti) Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó. Công thức tính: ti  yi (i = 2,3,…,n) yi 1 67 Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i Yy-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian trước liền đó +) Tốc độ phát triển định gốc (Ti) Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài. Công thức tính: Ti  yi (i = 2,3,…,n) y1 Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu +) Tốc độ phát triển bình quân ( t ) Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn. t  n 1 t2 .t3.t4 ...tn Công thức tính: t  n 1 Tn  n 1 hoặc: yn y1 Trong đó: t2, t3, t4...tn là tốc độ phát triển liên hoàn của n thời kỳ. Tn là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n yn là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu - Tốc độ tăng (hoặc giảm) +) Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (Ai) Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc được dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số. Công thức tính: hoặc: Ai = Ti - 1 (nếu Ti tính bằng lần) Ai = Ti - 100 (nếu Ti tính bằng %) +) Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân ( a ) Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn. Công thức tính: a  t  1 (nếu t tính bằng lần) 68 Hoặc: a  t (%)  100 (nếu t tính bằng %) 3.3.2. Phƣơng pháp phân tích xu thế phát triển cơ bản của hiện tƣợng Có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm dãy số biến động của hiện tượng nghiên cứu. Song, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian. Phương pháp này được lựa chọn vì thời gian nghiên cứu là 12 năm (từ 2000 đến 2011) và có quá nhiều mức độ của lượng biến, gây khó khăn cho việc nhận biết xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng. Theo phương pháp này, có thể rút bớt các mức độ trong dãy số bằng cách biến đổi mức độ hàng năm thành 3 hoặc 5 năm để tạo thành dãy số mới. Dãy số mới cho thấy rõ hơn xu hướng biến động của hiện tượng. 3.3.3. Phƣơng pháp chỉ số Các loại chỉ số được sử dụng trong nghiên cứu này gồm: - Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: nói lên biến động của các chỉ tiêu phản ánh chất lượng của quá trình sản xuất như: năng suất thu hoạch của các loại cây trồng chính, giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp,… - Chỉ số chỉ tiêu khối lượng: nói lên biến động của các chỉ tiêu phản ánh số lượng của quá trình sản xuất như: diện tích, sản lượng,… - Chỉ số phân tích mối liên hệ giữa sản lượng với năng suất trên một đơn vị diện tích gieo trồng và diện tích gieo trồng. Sản lượng thu hoạch = Năng suất trên 1 đơn vị diện tích gieo trồng x Diện tích gieo trồng 3.3.4. Phƣơng pháp phân tích tài chính Phương pháp này được sử dụng để tính toán hiệu quả của một số cây trồng lâu năm. Tác giả vận dụng phương pháp này trên cơ sở tham khảo phương pháp phân tích dự án đầu tư. Với quan điểm nghiên cứu rằng, quá trình đầu tư vào cây lâu năm cũng tương tự như đầu tư cho một “dự án”, mà vòng đời của “dự án” được xác định chính là khoảng thời gian từ khi bắt đầu trồng đến khi không kết thúc việc khai thác thu lợi từ cây trồng đó. Để áp dụng được phương pháp này, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin về chi phí, doanh thu kể từ khi bắt đầu trồng các loại cây trồng này cho đến khi không khai thác (giả định nghiên cứu là 20 năm). Nếu vườn cây lâu năm đó chưa hết thời gian 20 năm, thì thời gian còn lại sẽ được ước tính theo phương pháp tính giá trị còn lại (Salvage value). 69 3.3.5. Phƣơng pháp phân tích SWOT SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ). Khung phân tích SWOT thường được trình bày dưới dạng lưới, bao gồm 4 phần chính thể hiện 4 nội dung chính của SWOT: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ, một số các câu hỏi mẫu và câu trả lời được điền vào các phần tương ứng trong khung. Công cụ này thường được sử dụng khi đối tượng phân tích được xác định rõ ràng, vì SWOT chính là tổng quan của một đối tượng (có thể là một công ty, một vùng, một sản phẩm, một dự án, một ý tưởng, một phương pháp hay một lựa chọn,…). Trong nghiên cứu này, khung phân tích SWOT được sử dụng để tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức trong sử dụng đất nông nghiệp của từng vùng nghiên cứu tại Yên Bái. Kết quả phân tích ma trận SWOT sẽ là một trong những căn cứ quan trọng để ra quyết định lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp cho từng vùng. 3.3.6. Phƣơng pháp xây dựng “Cây vấn đề” Cây vấn đề được sử dụng khá phổ biến để nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế sử dụng thành công phương pháp này, chẳng hạn như: một số nghiên cứu về ngô và lúa của tác giả Trần Đình Thao; nghiên cứu về tình trạng ô nhiễm nước sông của chương trình viện trợ trực tiếp SREM;... Trong nghiên cứu này, các vấn đề được cụ thể hóa thành “Cây vấn đề” và “Cây giải pháp”. Cây vấn đề thể hiện mối quan hệ nhân - quả để trả lời cho câu hỏi: Vì sao đất nông nghiệp được sử dụng với hiệu quả kinh tế chưa cao? Đất nông nghiệp bị sử dụng kém hiệu quả gây ra những hậu quả gì? Cây giải pháp được xây dựng trên cơ sở Cây vấn đề đã được xác định. Cây giải pháp được sử dụng để trả lời cho các câu hỏi như: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp? Muốn nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp cần phải làm gì? Kết quả dự kiến của những hoạt động đó ra sao? 3.3.7. Phƣơng pháp dự báo 3.3.7.1. Phương pháp Categories Đây là phương pháp xử lý dữ liệu rất hiệu quả và phù hợp với nghiên cứu có nhiều biến độc lập. Phương pháp này dựa trên cơ sở giả định rằng: một câu hỏi có nhiều cách lựa chọn trả lời cho mỗi phương án, một nhân tố tổng hợp có nhiều biến thành phần cấu tạo nên. Công cụ xử lý là Analyze/Multiple Response/Define Variables Sets trong phần mềm SPSS. 3.3.7.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo tính nhất quán bên trong Tính nhất quán bên trong liên quan đến nội dung các chỉ tiêu định tính trong một thang đo lường một cấu trúc hay khái niệm nghiên cứu. Các chỉ tiêu định tính 70 cùng đo lường một hiện tượng nên phải liên kết với nhau một cách logic. Sau khi sử dụng phương pháp Categories, cần phải kiểm tra tính nhất quán bên trong của kiểm định cho phép người nghiên cứu xác định những biến (chỉ tiêu định tính) nào không nhất quán (phù hợp) với kiểm định trong việc đo lường hiện tượng được điều tra, từ đó loại bỏ những biến không nhất quán và làm gia tăng sự nhất quán bên trong. Kiểm định tính nhất quán bên trong sẽ gia tăng xác suất đáng tin cậy của kiểm định. Sử dụng hệ số Cronbach’s alpha để xác định tính nhất quán bên trong (internal consistency). Đây là một hệ số tương quan đơn, dùng để ước lượng mức trung bình của tất cả các hệ số tương quan của các biến trong kiểm định. Theo quy ước, một tập hợp các mục hỏi để đo lường được đánh giá là tốt phải có hệ số Cronbach’s alpha từ 0,6 trở lên. Hệ số Cronbach’s alpha được tính theo công thức sau: 2 k     X i   1  . k  1   X2  Trong đó, α là hệ số Cronbach’s alpha, k là số lượng biến trong thang đo,  X  là tổng phương sai các biến,  2 i 2 X là phương sai tổng thang đo. Theo Nunnally, Peterson và Slate thì hệ số Cronbach’s alpha được xem xét trong các trường hợp sau: 0,6 ≤ α < 0,7 : Chấp nhận được (trong trường hợp nghiên cứu hoàn toàn mới hoặc trong bối cảnh nghiên cứu); 0,7 ≤ α < 0,8: Chấp nhận được; 0,8 ≤ α < 0,9: Tốt; 0,9 ≤ α ≤ 1: Rất tốt. Công cụ xử lý là Analyze/Scale/Reliability Analysis trong phần mềm SPSS. 3.3.7.3. Mô hình dữ liệu hỗn hợp (dữ liệu bảng) Mô hình dữ liệu hỗn hợp (Panel Data Model - PDM) được lựa chọn để nhận diện và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại các vùng nghiên cứu. a) Lý do lựa chọn mô hình - Khắc phục được vấn đề “thiếu biến”, không cần có sự hiện diện của một số biến không quan sát được mà vẫn có thể nhận thấy mối quan hệ giữa lợi nhuận/1ĐVDT với các biến nghiên cứu; - Tính đến sự khác nhau giữa các cá thể (huyện, xã, thôn/bản); - Phù hợp với địa bàn nghiên cứu (không cần thời gian điều tra dài mà vẫn có nhiều quan sát); - Có khả năng nâng cao hiệu quả của ước lượng trong điều kiện số liệu phong phú, biến thiên nhiều, giảm thiểu hiện tượng cộng tuyến giữa các biến, nhiều độ tự do hơn; 71 - Mô hình PD cũng phù hợp với nghiên cứu này vì trong những vấn đề liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp luôn chứa sự thay đổi với các yếu tố động; - Mô hình này cho phép nghiên cứu vấn đề phức tạp liên quan đến sự thay đổi quy mô, KT-CN và giúp tác giả tối thiểu hóa mức độ chệch (bias) khi gộp các cá thể. b) Mô hình cụ thể - Nghiên cứu này có số cá thể (N) lớn và thời gian điều tra (T) nhỏ hơn. N đủ lớn để có thể áp dụng luật số lớn (N>30), các suy diễn thống kê áp dụng theo chiều ngang của số liệu. - Kết quả kiểm định Hausman cho Pvalue=0,0075 < 0,05. Kết luận: bác bỏ giả thiết H0 (mô hình không có vấn đề thiếu biến). Mô hình tác động cố định (FEM) được lựa chọn vì bài toán có vấn đề thiếu biến (do không quan sát được, mà các biến đó tương quan với một hoặc nhiều biến giải thích trong mô hình). Ước lượng thông qua FEM sẽ không chệch. - Dạng tổng quát: Yit    1 X1it   2 X 2it  ...   k X kit  uit Trong đó: Yit là biến phụ thuộc X1it, X2it,…Xkit là những biến độc lập (biến ảnh hưởng) α là hệ số chặn  là hệ số góc i và t là những chỉ số (t là chỉ số theo thời gian, i là chỉ số theo không gian) 3.4. PHƢƠNG PHÁP CÓ SỰ THAM GIA Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý về việc sử dụng đất nông nghiệp hiện nay thông qua phỏng vấn trực tiếp và trả lời qua phiếu điều tra. Đồng thời, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp PRA và KIP để thu thập thông tin về thực trạng sử dụng đất nông nghiệp, về sự lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại mỗi vùng. 3.5. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU Để đánh giá về mặt kinh tế hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, tác giả sử dụng một hệ thống chỉ tiêu sau: 3.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng đất nông nghiệp 1 - Diện tích và tỷ lệ diện tích đất đã sử dụng cho nông, lâm và ngư nghiệp trên tổng quỹ đất tự nhiên; 2 - Diện tích và cơ cấu diện tích đất đai phân bổ cho các lĩnh vực trong nội bộ ngành nông, lâm và ngư nghiệp (đất SXNN, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác); 72 3 - Diện tích và tỷ lệ diện tích đất có khả năng phát triển nông, lâm và ngư nghiệp chưa được sử dụng; 4 - Hệ số sử dụng đất (hệ số lần trồng): là hệ số giữa tổng diện tích gieo trồng tính trên tổng diện tích canh tác trong một năm; R (lần) = Tổng diện tích gieo trồng/tổng diện tích canh tác Công thức này được sử dụng để tính hệ số quay vòng của đất, hệ số sử dụng ruộng đất càng lớn thì năng suất đất đai sẽ càng cao. 3.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp 1 - Năng suất bình quân (AP): Là mức sản lượng thu được trong quá trình điều tra đối với từng loại cây trồng cụ thể trên một đơn vị diện tích. Sản lượng Năng suất bình quân = Diện tích gieo trồng 2 - Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ (thường là một năm). n Công thức tính: Trong đó: Q * P GO = i 1 i i GO là giá trị sản xuất Qi là khối lượng sản phẩm loại i Pi là đơn giá sản phẩm i 3 - Năng suất đất đai: được đo bằng tổng giá trị sản xuất (GO) trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Trong nghiên cứu này, GO là toàn bộ sản phẩm thu được quy ra tiền theo giá thị trường trên một hecta đất canh tác. Năng suất đất đai = Giá trị sản xuất Diện tích canh tác 4 - Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất (tính theo chu kỳ của GO). Trong nông nghiệp, chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí như: giống cây, phân bón, thuốc trừ sâu, v.v… Công thức tính: m IC =  Cj i 1 Trong đó: IC là chi phí trung gian Cj là khoản chi phí thứ j trong vụ sản xuất. 73 5 - Giá trị gia tăng (VA): là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các ngành sản xuất tạo ra trong một năm hay một chu kỳ sản xuất. VA được tính bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian. Công thức tính: VA = GO - IC 6 - Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích (tính theo chu kỳ của GO). Công thức tính: Trong đó: MI = GO - IC - (A + T + lao động thuê) MI: thu nhập hỗn hợp. GO: tổng giá trị sản xuất. IC: chi phí trung gian. A: khấu hao tài sản cố định. T: các khoản thuế, phí phải nộp. 7 - Giá trị ngày công: Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất trong một ngày lao động sản xuất trên một đơn vị diện tích cho một công thức luân canh, xen canh. Giá trị của ngày công lao động = Thu nhập hỗn hợp/ số công lao động 3.5.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp 1 - Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí (TGO): là tỷ số giá trị sản xuất tính bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong 1 chu kỳ sản xuất. Công thức tính: TGO = GO (lần) IC 2 - Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí (TVA): là tỷ số giá trị tăng thêm tính bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong một chu kỳ sản xuất. Công thức tính: TVA = VA (lần) IC 3 - Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian (TMI): là tỷ số thu nhập hỗn hợp tính bình quân trên một đơnvị diện tích với chi phí trung gian trong một chu kỳ sản xuất. Công thức tính: TMI = MI (lần) IC 4 - Tỷ suất giá trị sản xuất theo công lao động (TGOLĐ): là tỷ số giá trị tăng thêm tính bình quân trên một đơn vị diện tích với số công lao động đầu tư cho một chu kỳ sản xuất. 74 Công thức tính: TGOLĐ = GO/công lao động 5 - Tỷ suất giá trị gia tăng theo công lao động (TVALĐ): là tỷ số giá trị gia tăng tính bình quân trên một đơn vị diện tích với số công lao động đầu tư cho một chu kỳ sản xuất. Công thức tính: TVALĐ = VA/công lao động 6 - Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo công lao động (TMILĐ): là tỷ số thu nhập hỗn hợp tính bình quân trên một đơn vị diện tích với số công lao động đầu tư cho một chu kỳ sản xuất. Công thức tính: TMILĐ = MI/công lao động 3.5.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của LUT trồng cây lâu năm (theo chu kỳ sản xuất) 1 - Giá trị hiện tại thuần: Giá trị hiện tại thuần hay giá trị hiện tại của thu nhập thuần là khoản chênh lệch giữa tổng các khoản thu và tổng các khoản chi phí của cả vòng đời cây trồng đã được đưa về cùng thời điểm hiện tại. n Công thức tính: NPV =  Bi i i o 1  r  Trong đó: n Ci  (1  r ) i 0 i NPV: giá trị hiện tại của thu nhập thuần. Bi: Khoảng thu của năm thứ i. Ci: Khoản chi phí của năm thứ i. n: số năm (vòng đời) của cây trồng (từ năm 0 đến năm n) r: tỷ suất chiết khấu được lựa chọn (tính bằng tỷ lệ lãi suất ngân hàng) Đối với cây ăn quả và cây chè là những cây trồng một lần nhưng thu nhiều lần nên để tính toán được chỉ tiêu NPV thì đòi hỏi phải có sự ghi chép cụ thể qua từng năm trong suốt chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. NPV > 0: quá trình sản xuất có hiệu quả kinh tế (tổng các khoản thu từ loại cây trồng đó lớn hơn tổng chi phí sau khi đã đưa về giá trị hiện tại). Nên tiếp tục mở rộng sản xuất; NPV < 0: quá trình sản xuất không có hiệu quả kinh tế (tổng các khoản thu từ loại cây trồng đó không bù đắp được chi phí sau khi đã đưa về giá trị hiện tại). Không nên tiếp tục mở rộng sản xuất; 75 NPV = 0: quá trình sản xuất không có tác dụng gì dù chấp nhận hay bác bỏ. Tùy thuộc vào tình hình sản xuất và thị trường cụ thể của địa phương mà đưa ra quyết định có tiếp tục sản xuất hay không 2 - Tỉ lệ hoàn vốn nội bộ (Internal Rate Of Return - IRR): là tỉ lệ khấu trừ được sử dụng trong tính toán nguồn vốn để quy giá trị thuần của dòng tiền hiện tại của một dự án cụ thể về 0. Có thể xem tỷ lệ hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất được sử dụng làm ỷ lệ chiết kháu để tính chuyển các khoản thu, chi trong vòng đời của một loại cây trồng lâu năm về cùng mặt bằng thời gian hiện tại. Tỉ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) càng cao thì khả năng thực thi dự án là càng cao. Trong nghiên cứu này, IRR thể hiện khả năng thu lãi trung bình của khoản tiền đầu tư vào sản xuất cây lâu năm trong suốt thời gian vòng đời của các cây trồng đó. Công thức tính: NPVr1 IRR = r1 + (r2 - r1) NPVr1 - NPVr2 Trong đó: r1 và r2 là hai mức lãi suất chọn tùy ý sao cho r1 > r2 và r1 - r2 ≤ 5% r1: Tỷ suất chiết khấu thấp hơn tại đó NPV1 > 0 gần sát 0 nhất (tính bằng lãi suất ngân hàng bình quân ở thời kỳ thứ nhất) r2: Tỷ suất chiết khấu cao hơn tại đó NPV2 < 0 gần sát 0 nhất (tính bằng lãi suất ngân hàng bình quân ở thời kỳ thứ hai) NPVr1: giá trị hiện tại ròng tính theo r1 NPVr2: giá trị hiện tại ròng tính theo r2 NPV<0 và IRR > r: nên duy trì LUT với các loại cây trồng này; NPV<0 và IRR< r: không nên duy trì LUT với các loại cây trồng này; NPV = 0 và IRR = r: LUT trồng các loại cây này không có tác dụng gì dù chấp nhận hay không. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng giá thị trường của các sản phẩm cùng loại tại địa phương và trong nước cùng thời điểm nghiên cứu để làm giá tham chiếu khi phân tích cũng như đưa ra kết luận về hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại 3 vùng nghiên cứu. 76 Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH YÊN BÁI 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh vùng núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Yên Bái có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 180 xã, phường, thị trấn (159 xã và 21 phường, thị trấn); trong đó có 70 xã vùng cao và 62 xã đặc biệt khó khăn được đầu tư theo các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, có 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải (đồng bào Mông chiếm gần 80%) nằm trong 61 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước. [7] Là đầu mối và trung độ của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lào Cai, Yên Bái có lợi thế trong việc giao lưu với các tỉnh bạn, với các thị trường lớn trong và ngoài nước. 4.1.1.2. Địa hình, khí hậu Nằm trong vùng TDMNBB, địa hình của Yên Bái cao dốc và bị chia cắt phức tạp nhất nước ta. Độ dốc trung bình 25 – 300, có nơi độ dốc trên 450. Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 22 230C; lượng mưa trung bình 1.500 – 2.200 mm/năm; độ ẩm trung bình 83 – 87%, thuận lợi cho việc phát triển nông – lâm nghiệp. Dựa trên yếu tố địa hình và khí hậu, có thể chia Yên Bái thành 5 tiểu vùng khí hậu. Tiểu vùng Mù Cang Chải với độ cao trung bình 900 m, nhiệt độ trung bình 18 – 200C, có khi xuống dưới 00C về mùa đông, thích hợp phát triển các loại động, thực vật vùng ôn đới. Tiểu vùng Văn Chấn – nam Văn Chấn, độ cao trung bình 800 m, nhiệt độ trung bình 18 – 200C. Phía Bắc là tiểu vùng mưa nhiều, phía Nam là vùng mưa ít nhất tỉnh, thích hợp phát triển các loại động, thực vật á nhiệt đới, ôn đới. Tiểu vùng Văn Chấn – Tú Lệ, độ cao trung bình 200-400 m, nhiệt độ trung bình 21 – 320C, thích hợp phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm, chè vùng thấp, vùng cao, cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Tiểu vùng nam Trấn Yên, Văn Yên, thành phố Yên Bái, Ba Khe, độ cao trung bình 70 m, nhiệt độ trung bình 23 – 240C, là vùng mưa phùn nhiều nhất tỉnh, có điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, cây công 77 nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn quả. Tiểu vùng Lục Yên – Yên Bình độ cao trung bình dưới 300 m, nhiệt độ trung bình 20 – 230C, là vùng có mặt nước nhiều nhất tỉnh, có hồ Thác Bà rộng 19.050 ha, có điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, có tiềm năng du lịch (Xem Bảng 4.1 phần Phụ lục). 4.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên a) Tài nguyên đất Tài nguyên đất của tỉnh Yên Bái được thể hiện qua số liệu trong bảng 4.2. Bảng 4.2. Thực trạng đất đai của tỉnh Yên Bái phân theo loại hình sử dụng (Tính đến hết năm 2011) STT Loại hình sử dụng Tổng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 689.949,05 100,00 I Đất nông nghiệp 549.104,31 79,59 1 Đất SXNN 77.618,58 14,14 2 Đất lâm nghiệp 469.968,24 85,59 3 Đất nuôi trồng thủy sản 1.420,04 0,26 4 Đất nông nghiệp khác 97,45 0,02 47.906,46 6,94 4.482,82 9,36 II Đất phi nông nghiệp 1 Đất ở 2 Đất chuyên dùng 31.604,98 65,97 3 Đất sử dụng vào mục đích khác 11.818,66 24,67 92.938,28 13,47 949,00 1,02 85.936,52 92,47 III Đất chưa sử dụng 1 Đất bằng 2 Đất đồi núi 3 Núi đá không có rừng cây 6.052,76 6,51 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái, 2010 Nghiên cứu bảng 4.2 ta thấy: đất nông nghiệp chiếm gần 80% diện tích đất tự nhiên của tỉnh Yên Bái, nhưng trong đất nông nghiệp thì đất SXNN lại rất ít, chỉ chiếm hơn 14%, còn đất lâm nghiệp chiếm tới hơn 85%. Là một tỉnh miền núi, quỹ đất được sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản của tỉnh rất ít, chỉ có hơn 1000 ha, chiếm 0,26% diện tích đất nông nghiệp. Cơ cấu các loại đất thể hiện trong biểu đồ 4.1 và 4.2 dưới đây. Đất Yên Bái chủ yếu là đất xám (chiếm 82,37%), còn lại là đất mùn alít, đất phù sa, đất glây, đất đỏ… 78 90,00 80,00 70,00 đất nông nghiệp 60,00 50,00 diện tích nhóm đất phi nông nghiệp 40,00 diện tích đất chưa sử dụng 20,00 Series1 30,00 10,00 0,00 Đất sản xuất nông nghiệp Biểu đồ 4.1. Diện tích một số loại đất tỉnh Yên Bái năm 2011 Đất lâm Đất nuôi Đất nông nghiệp trồng thủy nghiệp sản khác Biểu đồ 4.2. Diện tích các loại đất nông nghiệp tỉnh Yên Bái năm 2011 b) Tài nguyên rừng Tính đến tháng 6 năm 2011, diện tích đất có rừng toàn tỉnh Yên Bái đạt 400.284,6 ha, trong đó: rừng tự nhiên 231.901,6 ha, trên 200 ngàn ha rừng trồng, đạt độ che phủ trên 56%. Yên Bái có nhiều loại rừng khác nhau như: rừng nhiệt đới, á nhiệt đới, và núi cao. Trong khu vực rừng á nhiệt đới của tỉnh có nhiều loại cây lá kim (như: pơmu, thông nàng, thông tre lá lớn, sa mộc, sam mộc) xen lẫn cây lá rộng thuộc họ sồi dẻ, đỗ quyên. Ở độ cao trên 2.000 m, rừng hỗn giao giảm dần, pơmu mọc thành rừng kín cao tới 40 50 m, đường kính thân có cây tới 1,5 m. Cao hơn nữa là những cánh rừng thông xen kẽ các tầng cây bụi nhỏ rồi đến trúc lùn, cậy họ cói, cậy họ hoa hồng, cây họ thạch nam, cây họ cúc, cây họ hoàng liên xen kẽ. Lùi dần về phía đông nam, độ cao hạ dần, khí hậu ấm áp hơn làm cho lớp phủ thực vật rừng có điều kiện phát triển. Bên cạnh các loại gỗ quý (nghiến, trúc, lát hoa, chò chỉ, pơmu, cây thuốc quý (đẳng sâm, sơn tra, hà thủ ô, hoài sơn, sa nhân), động vật hiếm (hổ, báo, cầy hương, lợn rừng, chó sói, sơn dương, gấu, hươu, vượn, khỉ, trăn, tê tê, đàng đẵng, ếch dát, gà lôi, nộc cốc, phượng hoàng đất) cùng nhiều khu rừng cho lâm, đặc sản (cọ, măng, song, móc, nấm hương, mộc nhĩ, trẩu, quế, chè). Yên Bái còn có trên 200 ngàn ha rừng trồng kinh tế, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng trên 200 ngàn m3 mỗi năm, 150 ngàn tấn tre, vầu, nứa và hàng ngàn tấn lâm sản phụ. Đó là lợi thế trong đầu tư cho công nghiệp chế biến gỗ. Miền Trung có quế Trà My, Yên Bái nổi tiếng với quế Văn Yên, Trấn Yên. Với trên 30 ngàn ha trồng quế, sản lượng khai thác quế vỏ đạt khoảng 2.500 tấn/năm, quế trồng trên đất Yên Bái có hàm lượng tinh dầu cao. Bên cạnh đó, Yên Bái còn có vùng sắn, vùng cây ăn quả rất tập trung, đây là nguồn nguyên liệu sẵn sàng cho ngành công nghiệp chế biến nông - lâm sản. 79 c) Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên khoáng sản của Yên Bái rất đa dạng, phong phú về chủng loại. Hiện trên địa bàn có 257 điểm mỏ thuộc nhóm năng lượng, vật liệu xây dựng, kim loại và nước khoáng. Đặc biệt, các mỏ đá vôi trắng trên địa bàn có trữ lượng rất lớn 8,7 tỷ m3, tập trung tại huyện Lục Yên, Yên Bình có đường bộ, đường thủy thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa. Các mỏ đá vôi trắng chất lượng rất cao, hàm lượng CaO dao động từ 55,39% đến 55,78%, độ trắng từ 84,75% đến 95,85%, hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất chất độn cao cấp trong ngành công nghiệp sản xuất xi măng, hóa mỹ phẩm, dược phẩm, chế biến cao su, sơn, đồ nhựa, sản xuất giấy, giầy, dép… Hiện đã có 36 nhà máy chế biến đá vôi trắng, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là đá bột, đá hạt, đá Block và bột Felspat, nhưng thực tế các nhà máy còn nhỏ, công nghệ chưa cao, năng lực hạn chế. Ngoài ra, Yên Bái còn có vùng mỏ đá mỹ nghệ với trữ lượng khá lớn và rất đẹp về màu sắc, hình thù, được đánh giá là vùng đá cảnh đẹp nhất Việt Nam. 4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Dân số và lao động Theo kết quả cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, tổng dân số toàn tỉnh là 752.868 người. Mật độ dân số bình quân là 109 người/km 2, tập trung ở một số khu đô thị như thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các thị trấn, thị tứ. Cũng theo số liệu từ cuộc điều tra, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có tới 30 dân tộc sinh sống, trong đó có 7 dân tộc có dân số trên 10.000 người, 2 dân tộc có từ 2.000 - 5.000 người, 3 dân tộc có từ 500 -2.000 người. Trong đó, người Kinh chiếm 49,6%, người Tày chiếm 18,58%, người Dao chiếm 10,31%, người H’mông chiếm 8,9% người Thái chiếm 6,7%, người Cao Lan chiếm 1%, còn lại là các dân tộc khác (Xem biểu đồ 4.3 phần Phụ lục). Sự phân bố các cộng đồng dân tộc trên địa bàn tỉnh có những đặc trưng riêng. Ba huyện phía Tây (Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn) chiếm 31% dân số toàn tỉnh. Trong đó, người Kinh là 33%; người Thái 19,2%, Tày 11,8%, Hmông 24,1%; người Mường 5,2% và người Dao 5,1% so với dân số toàn vùng. Cộng đồng và các dân tộc trong tỉnh với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên một nền văn hóa rất đa dạng và phong phú, có nhiều nét độc đáo, sâu sắc nhân văn và những truyền thống tập quán trong lao động sản xuất có nhiều bản sắc dân tộc. Về lao động, tính đến 2011, lao động của tỉnh Yên Bái là 528.471 người, chiếm 56,91% dân số. Trong đó, có 38.249 lao động công nghiệp (chiếm chỉ khoảng 6,6%), còn lại là lao động trong các lĩnh vực khác mà đa số làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Chỉ có 90,18% người trong độ tuổi tham gia lực lượng lao động và có việc làm trong các ngành kinh tế, còn lại khoảng 9,82% thuộc diện đang đi học, ở nhà làm nội trợ cho chính gia đình mình hay không muốn làm việc hay đang ở tình trạng thất nghiệp (Xem bảng 4.3 phần Phụ lục). 80 4.1.2.2. Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế của tỉnh hiện nay là Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ (từ năm 1995 đến nay giá trị sản xuất của ngành trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 50% - 70% giá trị sản xuất của toàn tỉnh). Mặc dù chiếm tỷ trọng lớn như vậy, nhưng điều kiện sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn nhiều khó khăn mang nặng tính tự cấp tự túc, sản xuất nhỏ, năng suất lao động thấp. Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu, cơ cấu trong nội bộ các ngành kinh tế và cơ cấu lao động còn chậm chuyển dịch. Giai đoạn 2005 - 2010, cơ cấu kinh tế đã có bước dịch chuyển, song trong thực tế, công nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh; chưa có những sản phẩm đạt chất lượng cao; có rất ít thương hiệu được khẳng định trên thị trường. Có các khu và cụm công nghiệp nhưng còn vắng bóng các nhà đầu tư có tiềm lực kinh tế mạnh, có công nghệ cao và mới, có kỹ thuật tiên tiến; thiếu hụt lực lượng lao động có chất lượng cao. Các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng còn nhỏ trong GDP, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa chưa cao, hoạt động du lịch phát triển chậm, chưa khai thác được tiềm năng của tỉnh. Dịch vụ ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc đẩy mạnh tốc độ gia tăng các dịch vụ và nâng cao chất lượng phục vụ vì thu nhập của dân cư nhìn chung không cao, trình độ dân trí thấp, đối tượng thuộc diện ưu đãi tín dụng lại nhiều. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2005 - 2010, theo Báo cáo của tỉnh và số liệu của Cục Thống kê Yên Bái, là khá cao (12,31%/năm) (Xem bảng 4.4 phần Phụ lục) nhưng chưa bền vững. Tăng trưởng còn dựa nhiều vào các yếu tố vốn, tài nguyên thiên nhiên, lao động thủ công và sự trợ giúp từ bên ngoài chứ không phải do năng suất lao động cao hay do tiến bộ khoa học công nghệ. Muốn nâng cao năng suất lao động thì cần có rất nhiều điều kiện như: những chính sách gắn với vấn đề nâng cao chất lượng lao động; những chính sách liên quan đến đất đai; đầu tư vào trang thiết bị, máy móc;... mà trong điều kiện thu nhập thấp, nhiều hộ làm không đủ ăn, do vậy không có tích lũy, không có tiết kiệm để đầu tư vào sản xuất, và không đầu tư vào sản xuất nên hoạt động sản xuất chỉ mang tính manh mún, không thể sản xuất hàng hóa và không thể hướng tới đáp ứng yêu cầu của thị trường, lại tiếp tục rơi vào nghèo đói. 4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng của Yên Bái phát triển ở trình độ thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong hiện tại và tương lai. Địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn, trình độ dân trí và mức đầu tư chưa cao nên các kết cấu hạ tầng như: điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế, chợ, hệ thống cung cấp nước sạch, thoát nước và cảnh quan môi trường,... vừa thiếu vừa kém chất lượng. Còn hàng nghìn hộ chưa có điện sinh hoạt, hàng trăm xã, thôn bản chưa có đường bê tông, hàng chục ngôi trường còn ở tình trạng tạm bợ, phần lớn trạm y tế chưa được trang bị đủ các phương tiện cấp cứu và điều 81 trị cần thiết, chợ ở các huyện vùng cao chủ yếu họp theo phiên, hàng hóa ít về số lượng, đơn điệu về chủng loại vì đa số dân cư sống theo kiểu tự sản tự tiêu. Ở một số huyện miền núi cao như Mù Cang Chải và Trạm Tấu vẫn chưa có hệ thống cung cấp nước sạch cho dân bản, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu vẫn trực tiếp từ sông suối, đây chính là một trong những nguyên nhân lây lan dịch bệnh từ người sang người và từ vật nuôi sang người một cách nhanh chóng. *) Thủy lợi: Hiện nay, nhiều công trình thuỷ lợi trong tỉnh xuống cấp nghiêm trọng, năng lực tưới tiêu thấp, chỉ đạt khoảng 50% công suất thiết kế. Ngoài nguyên nhân khách quan do rừng đầu nguồn bị tàn phá, thời tiết thuỷ văn bất thường, còn có nguyên nhân chủ quan ở khâu quy hoạch, thiết kế thi công, quản lý, bảo dưỡng nên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất công trình. Qua điều tra thấy, vùng nào làm tốt công tác thuỷ lợi, tăng vụ và nâng cao năng suất lúa thì từng bước khắc phục được tình trạng đốt nương làm rẫy. Những năm gần đây, tốc độ đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi của tỉnh khá lớn nhưng còn thấp so với yêu cầu thực tế. Về thuỷ lợi trên đất nương rẫy, đến nay chưa có giải pháp mang tính hệ thống vì phụ thuộc rất lớn vào địa hình nguồn nước. Hiện nay, đa số đồng bào sử dụng biện pháp thuỷ lợi nhỏ. Với sự hỗ trợ vốn của Nhà nước và địa phương, người dân lợi dụng những nguồn nước khe, rạch để cải tạo đất nương rẫy thành ruộng bậc thang trồng lúa nước. Đây là giải pháp đã đi vào cuộc sống được người dân hưởng ứng vì dễ làm, rất hiệu quả, phù hợp với địa hình và điều kiện thực tế của người dân. *) Giao thông: Tuy đã được đầu tư nhiều nhưng Yên Bái vẫn là một tỉnh giao thông còn nhiều khó khăn, thể hiện ở các đặc điểm sau: - Thứ nhất, giao thông đến các huyện trong tỉnh hầu như chỉ có đường tỉnh lộ độc đạo, lại qua địa hình hiểm trở, quanh co nên thời gian lưu hành dài. - Thứ hai, còn nhiều xã miền núi chưa có đường ô tô tới trung tâm, chất lượng đường xấu, có xã chỉ đi bộ được vào mùa mưa và đi ô tô được vào mùa khô. - Thứ ba, các thôn bản, các điểm dân cư và các địa bàn sản xuất, đặc biệt là đất nương rẫy rất phân tán nên ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất chỉ đạo sản xuất cũng như vận chuyển nông sản và vật tư nông nghiệp. Những đặc điểm trên của giao thông trong tỉnh đã hạn chế đáng kể khả năng sản xuất hàng hoá. Đây cũng là nguyên nhân mà ở các vùng sâu, vùng xa chủ yếu vẫn là sản xuất tự cung tự cấp với canh tác nương rẫy truyền thống. Thực tế cho thấy rằng: vùng nào thuận lợi giao thông đi lại thì vùng ấy sản xuất hàng hoá phát triển, hạn chế sản xuất nương rẫy. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của Yên Bái có chất lượng thấp vì nguồn vốn đầu tư còn ít, bản thân người hưởng lợi cũng có yêu cầu chưa cao, bên cạnh đó người dân 82 cũng chưa có thói quen sử dụng một cách hiệu quả và văn minh nên các công trình cũng nhanh chóng xuống cấp. *) Các cơ sở chế biến nông sản Yên Bái đã có hàng loạt nhà máy giấy quy mô vừa ở Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình... tạo ra sản lượng giấy đạt gần 30 nghìn tấn/năm, có trên 400 xưởng chế biến gỗ rừng trồng với các sản phẩm chính là ván ép, gỗ xẻ, đũa xuất khẩu và 4 công ty sản xuất chế biến chè, ngoài ra còn có hàng chục hợp tác xã hay các xưởng chế biến chè tư nhân. Hầu hết các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản còn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, công nghệ cũ, hiệu suất thấp, sản phẩm đơn điệu ở dạng thô, sức cạnh tranh kém, không đáp ứng với nhu cầu thị trường ngày càng đòi hỏi khắt khe cả về chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Bên cạnh hệ thống chế biến, vấn đề bảo quản nông sản cũng đang đặt ra cấp thiết, đặc biệt với một số nhóm nông sản chủ lực như ngô, quả…Hiện nay, ở các vùng ngô lớn, với các giống cao sản, tỷ lệ hao hụt do hư hỏng sau thu hoạch có nơi lên tới 2030%. Ở các vùng quả tập trung như Văn Chấn, Yên Bình, Văn Yên,… nhu cầu bảo quản, hạn chế tỷ lệ hư hỏng là cần thiết nhằm kéo dài thời gian có mặt của sản phẩm quả tươi trên thị trường, đặc biệt là thị trường ngoại tỉnh. Thời gian qua, đã có hiện tượng người dân dùng các loại hoá chất độc hại bị cấm sử dụng như DDT, 666, Gastoxm, các hoá chất nhập lậu từ Trung Quốc… để bảo quản sản phẩm đã gây tâm lý hoang mang trên thị trường tiêu thụ. *) Thị trường tiêu thụ nông sản Như đã nêu, sản xuất trên đất nông nghiệp hiện nay của tỉnh chủ yếu mang tính tự cung tự cấp, nên các sản phẩm từ đất nông nghiệp mà chủ yếu là ngô, lúa, sắn, đậu tương, rau màu, hoa quả, chè và một số vật nuôi phổ biến, trước nhất là để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm trong tỉnh. Ở nhiều xã vùng sâu, vùng xa thuộc các huyện như Trạm Tấu, Mù Cang Chải, ngô được xem như cây lương thực chính. Ngoài ra, các sản phẩm trên còn làm thức ăn chăn nuôi. Ngoài nhu cầu tiêu thụ nội vùng, các sản phẩm còn cung cấp cho các cơ sở chế biến trong tỉnh. 4.1.2.4. Đời sống - xã hội Chất lượng cuộc sống ở nhiều huyện trong tỉnh còn thấp, thể hiện trên nhiều phương diện. Thu nhập thấp, tiêu dùng hạn hẹp và đầu tư cho giáo dục cũng như chăm sóc sức khỏe chưa được quan tâm đúng mức để biến thành hành động làm thay đổi thực trạng nghèo đói của một bộ phận không nhỏ người dân của tỉnh miền núi này. Còn khá nhiều hộ dân tộc thiểu số ở vùng núi cao đang có cuộc sống bấp bênh, họ thuộc nhóm dân cư dễ bị tổn thương và ít có cơ hội tiếp cận với cuộc sống văn minh, hiện đại. Học tập chỉ ở 83 mức tối thiểu cùng với nhiều tập quán lạc hậu, ít được giao tiếp với bên ngoài là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến khả năng nhận thức kém, tầm nhìn hạn hẹp. Do chưa có ý thức chủ động thoát nghèo, nên ở nhiều xã vùng cao, ruộng đất vẫn bị bỏ hoang. Nhiều tập quán và hủ tục lạc hậu vẫn được duy trì, đặc biệt là tập quán uống nhiều rượu rất phổ biến ở tỉnh miền núi cao này. Tập quán đó làm lãng phí thời gian, tiền bạc, hủy hoại sức khỏe, làm giảm năng suất lao động dẫn đến thu nhập thấp, đồng thời làm gia tăng các khoản chi phí của cả gia đình và xã hội để trợ cấp khó khăn, xóa đói giảm nghèo, khắc phục hậu quả tai nạn giao thông hay chữa trị bệnh tật. Cũng vì nhận thức hạn chế, không nhận thấy vai trò quan trọng của môi trường, của hai nguồn tài nguyên là đất và rừng, người dân ở những huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái phải chịu nhiều tổn thất do mưa lũ, sạt lở đất và hiện tượng xói mòn, rửa trôi. Thực tế cực khổ đó vẫn chưa thực sự có sức thuyết phục họ chung tay trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái. Nguồn nhân lực là quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế có trình độ thấp như vậy nên những nguồn lực khác như vốn, đất đai, máy móc,… khó có thể được sử dụng với hiệu quả cao (Xem bảng 4.5 phần Phụ lục). Khoảng cách giàu nghèo còn thể hiện khá rõ giữa vùng thấp và vùng cao của tỉnh. Dân cư sống ở vùng cao chủ yếu là dân tộc thiểu số, vì thế, chênh lệch vùng miền lại đi kèm với chênh lệch giữa các dân tộc. Những người có thu nhập cao chủ yếu tập trung ở vùng thành thị, phần lớn người nghèo là dân tộc thiểu số sống ở vùng cao. Theo số liệu thống kê đến năm 2010, Yên Bái còn hai huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%, thuộc diện huyện nghèo được thụ hưởng chính sách theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ là huyện Trạm Tấu (có 4.274 hộ trong đó có 2.369 hộ nghèo, chiếm 55,43% tổng số hộ) và huyện Mù Cang Chải (có 7.703 hộ trong đó có 4.176 hộ nghèo, chiếm 54,21% tổng số hộ). Chênh lệch trong thu nhập là nguyên nhân dẫn đến khoảng cách chệnh lệch trong tiêu dùng, trong giáo dục đào tạo và sự cách biệt trong nhận thức cũng như hành động. Vì vậy, thực hiện có hiệu quả các giải pháp xóa đói giảm nghèo sẽ góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền và giữa các dân tộc trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội. 4.1.3. Đặc điểm của các huyện điều tra 4.1.3.1. Huyện Yên Bình *) Đặc điểm tự nhiên - Là huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam tỉnh Yên Bái có tổng diện tích tự nhiên là 77.319,67 hecta trong đó diện tích đất nông nghiệp có 57.690,43 hecta chiếm 74,61% tổng diện tích tự nhiên. 84 - Yên Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,90C. Lượng mưa bình quân hàng năm là 2.121,2mm, số ngày mưa trung bình là 136 ngày, tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Độ ẩm trung bình là 37% và không có sương muối. - Do đặc điểm là huyện có diện tích mặt nước lớn nên khí hậu vùng này mang tính chất vùng hồ: mùa đông ít lạnh, mùa hè mát mẻ, thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp, trồng rừng phòng hộ và rừng nguyên liệu; trồng cây công nghiệp chè, cao su, cây ăn quả và là tiềm năng để phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản, phát triển du lịch dịch vụ. - Địa hình khá phức tạp, với đặc điểm địa hình chuyển tiếp từ Trung du lên miền núi. Đặc điểm đất đai thổ nhưỡng của Yên Bình là nhiều loại đất, nhóm đất đỏ vàng (Feralit) là nhóm đất chiếm phần lớn diện tích trong huyện (61%) gồm nhiều loại đất có khả năng phát triển cây công nghiệp (chè, cà phê, cao su, cây ăn quả), cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc, đậu tương...) và phát triển đồng cỏ để chăn nuôi đại gia súc. Nhóm đất dốc tự phân bổ rải rác ở các thung lũng sông suối có khả năng cải tạo thâm canh trồng cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất phù sa phân bố dọc hai bên bờ sông Chảy có đặc tính độ phì cao của phù sa đáp ứng được yêu cầu của các loại cây màu và cây lương thực. - Các tài nguyên thiên nhiên của huyện khá phong phú, ngoài tài nguyên nước và tài nguyên rừng còn kể đến một số khoáng sản: đá vôi hoa hoá có độ trắng cao, đá vôi vật liệu xây dựng, chì, kẽm, pyrit, cao lanh, fenspat; ngoài ra có đá quý, bán đá quý và các loại cát, quặng vàng, than nâu...những loại tài nguyên này đều có trữ lượng khá lớn. - Là địa phương có nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý, là đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng của Tỉnh Yên Bái và Lào Cai với Hà nội, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, đó là thuận lợi quan trọng để phát triển kinh tế dịch vụ. Huyện có nhiều tiềm năng về khoáng sản, có thể phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp: đất đai, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây trồng công nghiệp, cây ăn quả có múi, cây lương thực và có nhiều điều kiện tốt để phát triển chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thuỷ sản. *) Đặc điểm kinh tế - xã hội - Năm 2011, dân số của huyện Yên Bình là 107.398 người, lực lượng lao động xã hội 45.037 người, trong đó lực lượng lao động nông thôn chiếm 76,5%. Trên địa bàn huyện có 5 dân tộc chính là Kinh, Tày, Nùng, Dao, Cao Lan (Sán Chay) sống xen kẽ với nhau từ lâu đời. Mật độ dân cư bình quân toàn huyện là 139 người dân/km2, nhìn chung 85 sự phân bố dân cư không đồng đều, tập trung chủ yếu ở các xã hạ huyện và thị trấn huyện lỵ, riêng xã vùng cao Xuân Long chỉ có 49,1 người/km2. - Yên Bình có 26 đơn vị hành chính cấp cơ sở gồm 24 xã và 2 thị trấn, trong đó có 1 xã vùng cao và 6 xã đặc biệt khó khăn. - Kết cấu hạ tầng còn chưa tốt, giao thông đi lại khó khăn do bị chia cắt bởi Hồ Thác Bà. Toàn huyện có 422 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ đang sử dụng khai thác, trong đó có 107 công trình kiên cố, 35 công trình tạm hàng năm đáp ứng khoảng 75% nhu cầu tưới tiêu. Trên địa bàn có 56 km đường quốc lộ, 93,5 km đường tỉnh lộ và gần 400Km đường liên xã, liên thôn. 100% số xã đều đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Ngoài ra, trên địa bàn còn có các tuyến đường thuỷ quan trọng trên lòng hồ Thác bà, nối liền các xã, thị trấn ven hồ. Mạng lưới điện quốc gia đã được phủ hầu hết 26/26 xã, thị trấn. Về thông tin liên lạc, hiện tại trên địa bàn huyện đã có 26/26 xã/thị trấn có điện thoại, 26/26 xã/thị trấn đã xây dựng được điểm bưu điện văn hoá. Bình quân 10 máy điện thoại cố định/100 người dân, bình quân 1 vạn dân có 3,2 bác sỹ. Toàn huyện có trên 99 % số dân được sử dụng điện; 96% diện tích được phủ sóng phát thanh truyền hình. Tỷ lệ hộ nghèo còn 17%. 4.1.3.2. Huyện Văn Chấn *) Đặc điểm tự nhiên - Là huyện miền núi, tổng diện tích tự nhiên 121.090,02 hecta, chiếm 17% diện tích toàn tỉnh. - Văn Chấn nằm ở sườn phía Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn. Địa hình phức tạp, có nhiều rừng, núi, hang động, suối khe chằng chịt, thung lũng bằng phẳng. Độ cao trung bình so với mặt nước biển 400m. Tuy địa hình khá phức tạp nhưng chia thành 3 tiểu vùng kinh tế: Vùng trong (vùng cánh đồng Mường Lò) gồm 12 xã, là vùng tương đối bằng phẳng, có cánh đồng Mường Lò rộng trên 2.400 hecta đứng thứ 2 trong 4 cánh đồng Tây Bắc. Vùng ngoài: gồm 9 xã, thị trấn, có lợi thế về phát triển vườn đồi, vườn rừng và trồng lúa nước. Vùng cao thượng huyện: gồm 10 xã, có độ cao trung bình 600 m trở lên, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, chăn nuôi đại gia súc. - Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 20 – 300C; mùa đông rét đậm nhiệt độ xuống dưới tới -2 đến -30C. Có hai mùa rõ rệt, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa khô, từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm là mùa mưa. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1200 đến 1600 mm. Độ ẩm bình quân từ 83% - 87%, thấp nhất là 50%. Thời gian chiếu sáng nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 9, ít nhất từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; lượng bức xạ thực tế đến được mặt đất bình quân cả năm đạt 45%, thích hợp phát triển các loại động thực vật á nhiệt đới, ôn đới và các loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, lâm nghiệp. 86 - Do điều kiện địa hình đồi núi dốc mạnh, lượng mưa lớn và tập trung nên tạo cho Văn Chấn một hệ thống ngòi suối khá dày đặc, có tốc độ dòng chảy lớn và lưu lượng nước thay đổi theo từng mùa. Suối Thia do hệ thống các suối: Ngòi Nhì, Nậm Tăng, Nậm Mười, Nậm Đông hợp thành được bắt nguồn từ vùng núi cao trên 2000 m ngoài việc cung cấp nước để tưới cho sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt còn là tiềm năng phát triển thuỷ điện nhỏ và vừa. *) Đặc điểm kinh tế - xã hội - Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới là 32,91%; - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn 25%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,1%; - Tỷ lệ hộ được nghe Đài Tiếng nói Việt Nam đạt 93%, tỷ lệ hộ được xem truyền hình Trung ương đạt 85%; 4.1.3.3. Huyện Mù Cang Chải *) Đặc điểm tự nhiên - Mù Cang Chải nằm ở phía Tây tỉnh Yên Bái, cách thành phố Yên Bái 180km, ở độ cao 1.000m so với mặt biển, Huyện Mù Cang Chải có tổng diện tích tự nhiên là 120.195,46 hecta. - Huyện nằm dưới chân của dãy núi Hoàng Liên Sơn, bao gồm nhiều dãy núi liên tiếp nhau chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Giữa các dãy núi là các khe suối thuộc lưu vực sông Hồng và sông Đà. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc tính ôn đới, chia thành 2 mùa: Mùa khô hanh và mùa mưa. Nhiệt độ bình quân trong năm: 18,50C. *) Đặc điểm kinh tế - xã hội - Toàn huyện có 01 thị trấn, 13 xã với 110 thôn bản, 100% số xã và thị trấn thuộc khu vực III. - Năm 2010, tổng số dân huyện Mù Cang Chải là khoảng 48.656 người, trong đó 90% là dân tộc Mông còn lại là dân tộc Thái, Kinh và các dân tộc khác. - Tỷ lệ hộ nghèo của huyện năm 2010 là 49,4%. 4.1.4. Đánh giá chung - Yên Bái là tỉnh có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và nhân văn đặc thù. Tuy nhiên, đây cũng là tỉnh nằm trong vùng còn nhiều khó khăn của cả nước. Vùng có địa hình núi cao, dốc, chia cắt, cơ sở hạ tầng yếu kém, đời sống vật chất, tinh thần và trình độ của dân trí còn thấp. Nhiều địa bàn sản xuất vẫn mang nặng tính tự cung tự cấp với phương thức canh tác nương rẫy là phổ biến. 87 - Điều kiện tự nhiên đa dạng về địa hình, khí hậu đã tạo cho tỉnh lợi thế phát triển một tập đoàn cây trồng vật nuôi hàng hoá mang tính cạnh tranh cao như cây ăn quả, chè, cây đặc sản, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi đại gia súc và trồng cây lâm nghiệp. Thế mạnh này đã và đang được phát huy trong việc chuyển đổi diện tích đất nương rẫy, nâng cao được hiệu quả kinh tế cũng như tăng cường bảo vệ đất nông nghiệp. - Tuy nhiên, địa hình bị chia cắt và độ dốc lớn đã hạn chế trực tiếp đối với sản xuất nông nghiệp, nhất là áp dụng các biện pháp thâm canh và ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Đất nương rẫy trong tỉnh chủ yếu có độ dốc trên 15 0, lại canh tác cây ngắn ngày nên hiện tượng xói mòn rửa trôi là phổ biến. - Một bất lợi nữa là do địa hình cao và bị chia cắt nên rất khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, các công trình thuỷ lợi. Suất đầu tư cho các công trình thường rất cao, hiệu quả kinh tế mang lại thấp. - Điều bất lợi của điều kiện tự nhiên tác động tiêu cực đến sử dụng đất nông nghiệp là: độ dốc cao, mưa lớn tập trung nên đã gây xói mòn rửa trôi, lũ quét, sạt lở đất gây thiệt hại về người, gia súc, nhà cửa, mùa màng. Vào mùa khô thiếu nước nên trên đất nương rẫy chủ yếu chỉ trồng được 1 vụ. - Tình trạng thiếu lương thực, mức sống thấp, giao thông khó khăn, tập quán canh tác và những tập tục lạc hậu là rào cản trong việc áp dụng tiến bộ KH - KT nói chung; trong sử dụng đất nông nghiệp nói riêng. - Trong thời gian qua, đặc biệt là trong giai đoạn 2001 – 2005, Chính phủ đã có nhiều quyết định hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội vùng TDMNBB, trong đó có các chính sách liên quan đến việc sử dụng và chuyển đổi đất nông nghiệp. Thực tế đã khẳng định những chính sách này mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, tác động tích cực tới việc chuyển đổi và hạn chế canh tác nương rẫy, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. - Trong 3 huyện điều tra, huyện vùng cao Mù Cang Chải có điều kiện tự nhiên bất lợi nhất, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện cũng còn nhiều khó khăn hơn so với 2 huyện còn lại. 4.2. HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 4.2.1. Tình hình biến động đất đai Số liệu ở bảng 4.6 phần Phụ lục cho thấy sự biến động về diện tích đất theo mục đích sử dụng của tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 2006 - 2010. Nghiên cứu số liệu thấy, cả diện tích đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp đều tăng, diện tích tất cả các loại đất chưa sử dụng có chiều hướng giảm theo thời gian. Điều đó cho thấy tỉnh đã chú trọng khai thác quỹ đất chưa sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội, từng bước khắc phục tình trạng lãng phí tài nguyên đất. Trong nhóm đất phi nông nghiệp, đất ở tăng lên về diện tích nhưng cơ cấu lại giảm, đất nghĩa trang và đất sông suối 88 cũng giảm. Sự thay đổi diện tích và cơ cấu đất phi nông nghiệp gắn liền với sự thay đổi của dân cư và các ngành kinh tế trong tỉnh. Theo quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, đến 2015 sẽ tiếp tục chuyển khoảng hơn 1.500 hecta đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Thực tế đó đặt ra bài toán đối với vấn đề đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm trong tỉnh và đáp ứng một phần cầu thị trường trong nước. Câu trả lời sẽ ở trong chính kế hoạch và quá trình khai thác quỹ đất chưa sử dụng đưa vào sản xuất nông nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng diện tích đất nông nghiệp hiện có. 4.2.2. Đặc điểm đất nông nghiệp của Yên Bái Đất nông nghiệp của Yên Bái có độ dốc tương đối lớn. Hiện nay chưa có bản đồ độ dốc cho riêng đất nông nghiệp. Căn cứ vào số liệu phân cấp địa hình theo các loại đất của toàn tỉnh kết hợp với việc điều tra điểm, diện tích các cấp độ dốc của đất nông nghiệp được tính toán sơ bộ trong bảng 4.7 dưới đây. Bảng 4.7. Tỷ lệ đất nông nghiệp ở các cấp độ dốc (ĐVT: %) Cấp độ dốc Độ dốc Địa bàn Toàn tỉnh - Vùng thấp - Vùng giữa - Vùng cao Cấp I (0 – 80) 5 9 Cấp II (8 – 150) 31 20 Cấp III (15 – 250) 38 30 Cấp IV (> 250) 26 41 7 3 16 12 34 37 43 48 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2011 Bảng 4.7 cho thấy, đất nông nghiệp có độ dốc trên 15 0 chiếm tỷ lệ khá cao. Đây là một thực tế bất lợi cho việc sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh. Mức độ thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp được thể hiện qua các cấp (hạng) đất. Theo Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, căn cứ vào độ phì nhiêu có thể phân toàn bộ đất sản xuất nông nghiệp thành 6 cấp: - Cấp 1: Rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp - Cấp 2: Thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp - Cấp 3: Ít thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp - Cấp 4: Không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, có khả năng phát triển đồng cỏ chăn thả. 89 - Cấp 5: Không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, có khả năng sản xuất theo phương thức nông lâm kết hợp - Cấp 6: Không thích hợp cho sản xuát nông nghiệp, đồng cỏ chăn nuôi, nông lâm kết hợp, chỉ có khả năng sản xuất lâm nghiệp hoặc phục hồi tự nhiên. Theo cách phân cấp này, tỷ lệ đất nông nghiệp của tỉnh Yên Bái được phân theo các cấp độ phì nhiêu được thể hiện trong bảng 4.8 dưới đây. Số liệu trong Bảng 4.8 cho thấy, Yên Bái là tỉnh miền núi với đặc trưng cơ bản là đất dốc nên đất cấp 1 và cấp 2 chiếm tỷ lệ không cao, loại đất từ cấp 3 đến cấp 5 chiếm tỷ lệ khá cao ở cả 3 vùng. Đối với diện tích đất loại này nên áp dụng các mô hình nông lâm kết hợp. Đất ở cấp độ 6 chiếm tỷ lệ cao nhất, với diện tích đất này chỉ nên sử dụng vào mục đích phát triển lâm nghiệp mới đảm bảo hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Bảng 4.8. Tỷ lệ đất nông nghiệp phân theo mức độ phì nhiêu (ĐVT: %) Cấp độ Vùng thấp Vùng giữa Vùng cao 1 4,72 4,52 0,28 2 9,19 4,42 2,80 3 3,81 4,46 6,20 4 1,81 2,83 3,53 5 6,52 7,55 9,38 6 73,95 76,22 77,81 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2011 4.2.3. Tình hình biến động đất nông nghiệp Trở lại tiếp tục nghiên cứu bảng 4.6 trong phần Phụ lục thấy, từ năm 2006 đến 2010, diện tích đất nông nghiệp tăng thêm 26.479, 59 ha, về cơ cấu tăng thêm 3,17% và tốc độ phát triển định gốc trong giai đoạn này là 105,07%. Nhưng đối với từng loại hình sử dụng đất lại có sự biến động không giống nhau. Cụ thể là: về diện tích, trong đất nông nghiệp có thể thấy diện tích đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác tăng, nhưng riêng diện tích đất sản xuất nông nghiệp lại bị giảm tới 1.665,48 ha. Xét trong nội bộ nhóm đất SXNN lại thấy, chỉ có diện tích đất trồng cỏ phục vụ chăn nuôi và đất trồng cây lâu năm tăng, nhưng lượng tăng không đáng kể, diện tích đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác giảm một lượng lớn hơn, dẫn tới kết quả chung là diện tích đất SXNN giảm. Diện tích đất lâm nghiệp nhìn chung tăng 28.071,50 ha, nhưng riêng diện tích đất rừng phòng hộ lại giảm 25.354,48 ha, tức là giảm 8,46% so với năm 2006. Đây là một hiện tượng đáng báo động ở một tỉnh miền 90 núi có địa hình hiểm trở, độ dốc cao, nhiều thiên tai như lũ ống, lũ quét và sạt lở đất liên tiếp xảy ra gây thiệt hại lớn về người và tài sản, ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều ngành nghề, trong đó ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng tới SXNN. Kết quả kiểm kê 2010 so với kỳ kiểm kê năm 2005, đất nông nghiệp tăng 61.092,75 ha, năm 2010 so với 2006 chỉ tăng 26.479,59 ha. Diện tích đất nông nghiệp tăng chủ yếu được khai thác từ quỹ đất chưa sử dụng. Trong những năm qua, công tác giao đất; cho thuê đất; cấp GCNQSDĐ được chú trọng giúp nhân dân và các tổ chức kinh tế yên tâm sản xuất, đầu tư sản xuất nông nghiệp và có lãi do thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định,... Bên cạnh đó, các chương trình, dự án Nhà nước đã hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho người sản xuất nông nghiệp đặc biệt là các địa phương vùng cao nên đã khuyến khích người dân mở rộng diện tích sản xuất. Mặt khác, trong các nhóm đất sản xuất nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý theo hướng sản xuất hàng hoá cũng góp phần làm tăng diện tích đất nông nghiệp. 4.2.3.1. Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp *) Đất trồng cây hàng năm Tại tỉnh Yên Bái, các loại cây hàng năm được trồng chủ yếu là: các loại cây lương thực như: lúa, ngô, khoai…và hoa màu gồm: các loại rau, củ, đậu đỗ,…Trong khoảng 10 năm, diện tích trồng cây hàng năm biến động không giống nhau ở các vùng khác nhau do nhiều nguyên nhân. - Tại vùng thấp (Xem Bảng 4.9 phần Phụ lục): Số liệu trong bảng 3.9 cho thấy diện tích đất trồng cây hàng năm của vùng thấp có biến động không lớn, trong vài năm trở lại đây có xu hướng được mở rộng, chủ yếu là do việc mở rộng diện tích trồng lúa. Qua các năm, diện tích chuyên trồng lúa nước được được mở rộng một cách đều đặn, trung bình tăng khoảng 38 ha/năm. Trong khi đó diện tích trồng lúa còn lại và diện tích trồng lúa nương đang được thu hẹp dần theo từng năm, đặc biệt là diện tích trồng lúa nương. Đây là một hướng chuyển dịch tích cực. Cơ cấu diện tích đất trồng lúa không mang tính chuyên môn hóa, cho năng suất thấp được thu hẹp dần, thay vào đó là mở rộng diện tích chuyên trồng lúa nước, có tính chuyên môn hóa cao, đảm bảo sử dụng diện tích đất trồng lúa một cách hợp lý hơn, từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Diện tích đất trồng cây hàng năm khác của vùng thấp chủ yếu là rau màu và các loại đậu, đỗ. Năm 2010, diện tích đất trồng cây hàng năm khác tăng 288,62 ha so với năm 2000. Tuy nhiên, nghiên cứu thực tế cho thấy, diện tích này có biến động tương đối phức tạp. Năm 2007, diện tích giảm 64 ha so với năm 2006, nhưng đến năm 2008 diện tích lại tăng hơn 66 ha và rồi lại giảm trong năm 2009 và năm 2010 lại tăng lên gần bằng diện tích năm 2008. Nguyên nhân chính của hiện tượng tăng giảm liên tục này là sự thay đổi của diện tích trồng sắn, đặc biệt là khi đưa nhà máy chế biến tinh bột sắn vào 91 sản xuất năm 2004, diện tích trồng sắn đã được tăng nhanh vào năm 2005. Tuy nhiên, một phần do khi đưa giống sắn cao sản vào sản xuất cho năng suất rất cao, gây ra tình trạng dư thừa, một phần do không đảm bảo tính ổn định trong sản xuất nên gây ra tình trạng biến động diện tích sản xuất, diện tích trồng sắn tăng giảm thất thường. Diện tích đất trồng cỏ chăn nuôi đã tăng lên đáng kể cả về diện tích và cơ cấu thể hiện sự chuyển biến trong nhận thức của người dân về thế mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc trong vùng. - Tại vùng giữa (Xem Bảng 4.10 phần Phụ lục): Tương tự như vùng thấp, ở vùng giữa, diện tích chuyên trồng lúa nước cũng tăng lên theo thời gian, diện tích lúa nương và diện tích lúa không chuyên canh giảm. Diện tích cây trồng hàng năm khác tăng do người dân tích cực mở rộng diện tích để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm trong vùng. Các loại rau màu, đậu đỗ và khoai tây được mở rộng diện tích do người dân được hỗ trợ về giống mới và kỹ thuật. - Tại vùng cao (Xem Bảng 4.11 phần Phụ lục): Diện tích đất trồng cỏ phục vụ chăn nuôi tương đối ổn định qua các năm, thể hiện thế mạnh chăn nuôi đại gia súc đang được duy trì tại vùng này. Diện tích lúa nếu so sánh năm 2010 với 2000 thấy tăng 823,78 ha. Sự biến động này do chuyển 0,83 ha sang đất trồng cây hàng năm khác nhưng lại chuyển 822,95 ha từ đất trồng cây hàng năm khác sang đất trồng lúa. Mặc dù chưa thu thập được đầy đủ số liệu về từng loại đất lúa qua tất cả các năm, nhưng qua nghiên cứu thực tế thấy, người dân có xu hướng giảm diện tích trồng lúa nương và chuyển sang canh tác theo mô hình ruộng bậc thang ở những nơi thuận lợi về nguồn nước. Đây là mô hình tiên tiến, vừa cho hiệu quả kinh tế cao hơn, vừa bảo vệ cảnh quan và môi trường. Diện tích trồng lúa nói chung năm 2010 tăng so với năm 2000, nhưng lại giảm đáng kể so với năm 2008 và 2009. Diện tích đất trồng cây hàng năm khác ở vùng cao này tăng cả về diện tích và cơ cấu, nguyên nhân là do người dân đã quan tâm khai thác mở rộng diện tích để đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm trong vùng. *) Đất trồng cây lâu năm Năm 2010, diện tích đất trồng cây lâu năm của tỉnh Yên Bái là 30.853,68 ha tăng 790,06 ha (2,63 %) so với năm 2000. Các loại cây lâu năm chủ yếu của tỉnh gồm: +) Cây công nghiệp lâu năm: Chè +) Cây ăn quả lâu năm: Bưởi, cam, xoài, hồng, nhãn……. +) Cây lâu năm khác: Keo, Bồ đề Diện tích trồng cây lâu năm ở cả 3 vùng cũng đều có biến động. Cụ thể như sau: - Ở vùng thấp: Tổng diện tích đất trồng cây lâu năm tăng thêm 108,49 ha qua 10 năm, nhưng về cơ cấu lại giảm 1,12%. Trong đó đất trồng chè và trồng cây ăn quả 92 lâu năm tăng cả về diện tích và cơ cấu, chỉ riêng diện tích và cơ cấu đất trồng cây lâu năm khác lại giảm. Đến năm 2010, diện tích trồng chè của vùng là 4.090,78 ha tăng 354,55 ha so với năm 2000. Nguyên nhân là người dân đã có ý thức từng bước sản xuất theo hướng hàng hóa, tiếp cận và dần dần đáp ứng yêu cầu thị trường, tập trung vào những cây trồng nhanh cho sản phẩm và sản phẩm dễ tiêu thụ như chè và cây ăn quả, diện tích những cây trồng lâu cho sản phẩm và sản phẩm không thông dụng và hiệu quả kinh tế thấp như xoan, trẩu, mít,...giảm dần. Cây ăn quả của vùng khá đa dạng về chủng loại như cam, quýt, bưởi, xoài… Nhưng đặc biệt phải nói đến cây bưởi - loại cây ăn quả chủ lực của vùng. Bưởi đặc sản ngon nổi tiếng được trồng chủ yếu ở huyện Yên Bình (xã Đại Minh và một số xã nằm dọc theo sông Chảy). Cây bưởi không chỉ đem lại nguồn lợi về kinh tế cho người nông dân trong vùng mà nó còn có thể sẽ đem lại hình ảnh cho vùng trên thị trường. Các cây ăn quả khác của vùng tuy cũng cho hiệu quả nhưng được trồng khá manh mún, chủ yếu là trồng xem kẽ trong vườn tạp. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, diện tích trồng cây ăn quả lâu năm đã được mở rộng đáng kể. Năm 2010, diện tích trồng cây ăn quả lâu năm là 587,34 ha, tăng 185,11 ha so với năm 2000. Điều đáng nói ở đây là đã giảm được diện tích đất vườn tạp, diện tích đất manh mún, từng bước phát triển nhiều mô hình vườn cây chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Diện tích trồng các loại cây lâu năm khác trong vùng chủ yếu là diện tích trồng cây keo. Do một số nguyên nhân về thị trường tiêu thụ cũng như về năng suất lấy gỗ, nên diện tích trồng keo giảm đáng kể theo từng năm. Đặc biệt là giai đoạn năm 2008 – 2010 diện tích giảm trung bình 110 ha/năm. Đa phần diện tích cắt giảm được chuyển sang mục đích trồng chè do cây chè đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Đến năm 2010, diện tích trồng cây lâu năm khác là 554,28 ha, giảm 431,17 ha so với năm 2000. Đây là diện tích giảm tương đối đáng kể, tuy nhiên lại là hướng đi phù hợp trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. - Ở vùng giữa: Đất trồng cây lâu năm giảm cả về diện tích và cơ cấu lại giảm. Nhưng diện tích trồng chè vẫn và tăng nhiều nhất vì chè là cây trồng có thế mạnh của vùng này. Cây chè phù hợp với vùng này cả về điều kiện sinh trưởng cũng như điều kiện chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Trong vùng có 2 nhà máy lớn, hàng chục hợp tác xã, nhiều hộ gia đình trồng và chế biến chè các loại. Sự khác biệt giữa 2 vùng này là: ở vùng thấp, diện tích chè và cây ăn quả cùng tăng (diện tích chè tăng nhanh hơn), nhưng ở vùng giữa, diện tích cây chè tăng rất mạnh, chỉ trong 10 năm tăng thêm 1.204,58 ha (tăng 38,67%), trong khi đó, diện tích các loại cây ăn quả và cây trồng lâu năm khác lại giảm đáng kể. Trước đây, nhãn được xem là cây ăn quả có thế mạnh của vùng này với vùng trồng nhãn ngon nổi tiếng Văn Chấn, nhưng những năm gần đây, vẫn là do nguyên nhân phải vật lộn với thực tế “được mùa mất giá, được giá mất mùa”, thu nhập từ loại cây ăn quả chính này 93 không ổn định và thấp hơn nhiều so với cây chè nên người dân đã chuyển sang tập trung đầu tư trồng chè làm diện tích chè tăng lên rất nhanh. - Ở vùng cao: Sự biến động diện tích cây lâu năm ở vùng này lại có sự khác biệt với vùng thấp và vùng giữa. Diện tích cây trồng lâu năm trong giai đoạn 2000 - 2010 giảm mạnh do chuyển sang các mục đích sử dụng khác như: chuyển thành đất trồng cây hàng năm khác (1.271,59 ha), đất ở nông thôn (88,14 ha), đất ở đô thị (2,19 ha) và đất có mục đích công cộng (2,02 ha). Trong khi diện tích chè tăng ở cả vùng thấp và vùng giữa thì diện tích trồng chè lại giảm ở vùng cao do phần lớn người dân trong vùng là dân tộc thiểu số, nghèo, ít có điều kiện đầu tư cho cây chè nên năng suất không cao. Hơn nữa, việc tiêu thụ sản phẩm chè ở đây cũng khó khăn vì thị thường ít người tiêu dùng, trong vùng lại không có nhà máy chế biến chè, điều kiện giao thông để vận chuyển sang các vùng khác trong tỉnh cũng không thuận lợi. Một số loại cây ăn quả, cây trồng lâu năm khác và cây lâm nghiệp lại mang lại hiệu quả cao hơn trên vùng đất này nên diện tích trồng các loại cây này vẫn tăng. 4.2.3.2. Biến động diện tích đất lâm nghiệp - Tại vùng thấp (Xem Bảng 4.12 phần Phụ lục): Hoạt động lâm nghiệp là phương án tối ưu cho việc tận dụng đất đồi núi chưa sử dụng. Nghiên cứu cho thấy, hầu hết đất rừng các loại đều tăng trong giai đoạn 2000 - 2010, duy nhất đất rừng tự nhiên sản xuất giảm cả về diện tích và cơ cấu. Thực tế đó cho thấy người dân đã nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của rừng phòng hộ, tuy nhiên diện tích rừng tự nhiên sản xuất lại bị giảm do sự tàn phá của con người. Trong khoảng thời gian 10 năm, diện tích này đã giảm tới 817,84, giảm 9,95%. Đất có rừng trồng phòng hộ cũng giảm, đây là dấu hiệu cảnh báo những nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân. - Tại vùng giữa (Xem Bảng 4.13 phần Phụ lục): Số liệu trong bảng cho thấy trong khi đất rừng sản xuất tăng thì diện tích rừng phòng hộ lại giảm. Thực tế này cho thấy, chỉ trong khoảng 5 năm, đất rừng phòng hộ giảm tới 11.089 ha, tức là giảm khoảng 1/3 do con người tàn phá. Diện tích rừng phòng hộ giảm cũng có nghĩa là con người phải đối mặt với những nguy cơ đe doạ sản xuất và đời sống sinh hoạt đang ngày càng gia tăng về số lượng và nghiêm trọng về mức độ gây hại. Những hậu quả của hiện tượng mất rừng là sự suy thoái, bạc màu của đất trồng do bị rửa trôi, suy giảm nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, hạn hán, lũ ống, lũ quét,… - Tại vùng cao (Xem Bảng 4.14 phần Phụ lục): Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng giá trị mà thiên nhiên đã ban tặng và cũng là tiềm năng kinh tế to lớn của vùng. Nghiên cứu số liệu ở bảng 4.14 thấy, diện tích đất lâm nghiệp của vùng cao trong giai đoạn 2000 - 2010 có nhiều biến động. Diện tích đất lâm nghiệp năm 2010 giảm 518,92 94 ha, về cơ cấu giảm 2,63% so với năm 2005, nhưng lại tăng rất nhiều so với năm 2000, diện tích tăng tới 51.028,97, về cơ cấu tăng 8,2%. Riêng trong giai đoạn 2005 2010, diện tích đất rừng phòng hộ các loại đều giảm, giảm nhiều nhất là đất rừng tự nhiên phòng hộ do nạn chặt phá rừng và chuyển mục đích sử dụng. Diện tích đất rừng sản xuất và đất rừng đặc dụng vẫn tăng trong giai đoạn này. Nguyên nhân biến động của các loại đất lâm nghiệp được tổng kết trong bảng 4.15 dưới đây. Qua phân tích số liệu trong bảng, có thể thấy một diện tích đáng kể đất núi đá chưa sử dụng đã được đưa vào trồng cây lâm nghiệp, một diện tích rừng phòng hộ khá lớn giảm nhưng lại được chuyển thành rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Khoảng hơn 100 ha đất lâm nghiệp được chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm cho người dân trong vùng. Khoảng hơn 500 ha đất lâm nghiệp các loại được chuyển sang đất có mục đích công cộng. Chỉ có hơn 32 ha đất rừng giảm do các nguyên nhân khác chưa được làm rõ, nhưng nghiên cứu thực tế cho thấy một diện tích rừng tự nhiên khá lớn trong vùng này đã bị tàn phá bởi bàn tay lâm tặc và người dân trong vùng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt như làm nhà sàn, đun nấu và làm nương rẫy. Bảng 4.15. Nguyên nhân biến động đất lâm nghiệp ở vùng cao giai đoạn 2005 - 2010 Loại hình sử dụng đất 1. Đất rừng sản xuất 2. Đất rừng phòng hộ 3. Đất rừng đặc dụng Diện tích (ha) 104,98 2.601,86 1.132,07 -494,84 2,00 5.569,95 49,06 172,00 -2.601,86 -8.889,73 -5,09 -6.967,54 -32,44 Nguyên nhân biến động Chuyển từ đất cây hàng năm khác sang Chuyển từ đất rừng phòng hộ sang Chuyển từ đất đồi núi chưa sử dụng sang Chuyển sang đất có mục đích công cộng Chuyển từ đất cây hàng năm khác sang Chuyển từ đất đồi núi chưa sử dụng sang Chuyển từ đất rừng đặc dụng sang Chuyển từ đất núi đá không có rừng cây sang Chuyển sang đất rừng sản xuất Chuyển sang đất rừng đặc dụng Chuyển sang đất có mục đích công cộng Chuyển sang đất đồi núi chưa sử dụng Do các nguyên nhân khác -49,06 Chuyển sang đất rừng phòng hộ -0,01 Chuyển sang đất có mục đích công cộng 8.889,73 Chuyển từ đất rừng phòng hộ sang Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mù Cang Chải 95 4.2.3.3. Biến động diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản Tình hình biến động đất nuôi trồng thuỷ sản của 3 vùng được thể hiện trong bảng 4.16 (phần Phụ lục). Vùng thấp có hồ Thác Bà rộng 23.400 ha, diện tích mặt nước 19.050 ha, chiều dài 80 km, mức nước dao động từ 46m đến 58m. Ngoài sông Chảy là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho hồ còn có một hệ thống sông ngòi lớn như: ngòi Hành, ngòi Cát, …đổ về làm tăng lượng phù sa và các loài sinh vật phong phú cho hồ. Hơn nữa, ở vùng thấp cũng ít khi xảy ra thiên tai, lũ lụt nên khá thuận lợi trong việc nuôi trồng thủy sản. Đất nuôi trồng thủy sản khá đa dạng về hình thức, vật nuôi cũng như đa dạng về chủng loại. Số liệu thu thập được tại bảng 4.16 (trong phần Phụ lục) cho thấy tổng diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản ở vùng thấp là lớn nhất. Tính đến năm 2010, diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở vùng thấp là 392,54 ha, lớn gấp 2,05 lần ở vùng giữa và gấp 99,38 lần diện tích này ở vùng cao. Điều đó thể hiện khả năng vượt trội trong phát triển nuôi trồng thuỷ sản của vùng thấp. Vùng cao do điều kiện tự nhiên không thích hợp nên diện tích nuôi trồng thuỷ sản không nhiều. 4.2.3.4. Đất nông nghiệp khác Biến động diện tích đất nông nghiệp khác của 3 vùng và nguyên nhân biến động thể hiện qua bảng 4.17 (phần Phụ lục). Theo dõi bảng 4.17 có thể thấy, diện tích đất nông nghiệp khác của cả 3 vùng rất ít. Trong giai đoạn 2005 - 2010, diện tích này tăng lên ở vùng thấp do chuyển từ quỹ đất chưa sử dụng sang, ở vùng cao toàn bộ diện tích đất nông nghiệp khác đã được chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác. Riêng ở vùng giữa, diện tích đất này không đổi trong 5 năm. 4.2.4. Các cây trồng và vật nuôi chính 4.2.4.1. Cơ cấu mùa vụ Tại các vùng nghiên cứu hiện có 5 nhóm cây trồng chính: - Nhóm cây lương thực: lúa nước, lúa nương, ngô, khoai, sắn - Nhóm cây hoa màu: Đậu tương, khoai tây, đậu đỗ, vừng, lạc, rau (cải, bắp cải, dưa chuột...), măng tre. - Nhóm cây công nghiệp: Mía, chè,... 96 - Nhóm cây ăn quả: Xoài, cây ăn quả có múi (Bưởi, cam), nhãn, hồng, dứa,… - Cây lâm nghiệp: Trẩu, quế, bồ đề,... Các cây trồng trên được phân bổ theo mùa vụ khác nhau trong năm. Về cơ bản, mùa vụ của các cây trồng chính ở các vùng giống nhau, chỉ có lúa và một số cây ăn quả như: nhãn, vải, cam, xoài, bưởi ở vùng cao có sự khác biệt với 2 vùng còn lại do điều kiện thời tiết, khí hậu và tập quán canh tác ở một số địa phương trong vùng (Xem bảng 4.18 phần Phụ lục). Về vật nuôi, tại các cùng này có các nhóm vật nuôi chính sau: - Gia cầm, thuỷ cầm: gà, vịt, ngan; - Gia súc: lợn, dê; - Đại gia súc: trâu, bò; - Thuỷ sản: tôm, cá nước ngọt. Các vật nuôi này được chăn nuôi rải rác quanh năm với quy mô nhỏ tại các hộ gia đình. Chỉ một số ít trang trại chăn nuôi với quy mô tương đối lớn, các trang trại này có ở vùng thấp, vùng giữa nhưng không có ở vùng cao. 4.2.4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng Mặc dù thời vụ gieo trồng khá giống nhau, nhưng do diện tích và năng suất các cây trồng đó ở các vùng không như nhau dẫn tới sản lượng ở các vùng nghiên cứu cũng có sự khác biệt. a) Tại vùng thấp Trong vùng có một số loại cây trồng, vật nuôi chính. Diện tích các cây trồng này và diện tích nuôi trồng thuỷ sản có sự thay đổi theo thời gian. Sự thay đổi đó được thể hiện trong bảng 4.19 dưới đây. 97 Bảng 4.19. Diện tích, năng suất, sản lƣợng của một số loại cây trồng chính và thuỷ sản ở vùng thấp Cây trồng/ Vật nuôi Cây hàng năm Lúa cả năm 2000 DT (ha) 2008 NS (tạ/ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) 2009 SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) So sánh SL 010/2000 2010 SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) +,(tÊn) SL (tấn) (%) 4380,0 43,6 19096,8 4357,0 45,3 19737,2 4430,0 45,6 20200,8 4386,2 46,5 20395,8 1299,0 106,8 Lúa xuân 2028,0 46,0 9328,8 2030,0 46,8 9500,4 2100,0 47,0 9870,0 2086,2 47,3 9867,7 538,9 105,8 Lúa mùa 2352,0 41,5 9760,8 2327,0 44,0 1038,8 2330,0 44,3 10321,9 2300,0 45,7 10511,0 750,2 107,7 Ngô cả năm 984,0 30,0 2.952,0 1044,9 28,1 2936,2 1421,5 26,1 3710,1 1405,0 36,8 5170,4 2.218,4 175,1 Sắn cả năm 1755,0 130,0 22815,0 3615,7 195,0 70506,2 3827,6 205,0 78465,8 4000,0 226,0 90400,0 67585,0 396,2 - - - 250,0 250,0 6250,0 560,0 246,0 13776,0 1250,0 250,0 31250,0 31250,0 Khoai lang 616,0 55,0 3388,0 571,0 55,0 3140,5 584,0 55,0 3212,0 745,9 53,0 3953,3 565,3 116,7 Đậu tương 128,5 6,4 82,2 112,1 6,0 67,3 126,8 8,5 107,8 130,3 8,7 113,4 31,2 138,0 Lạc 292,5 8,9 260,3 272,0 9,8 266,6 342,6 9,8 335,7 407,4 9,9 403,3 143,0 154,9 Sắn cao sản Cây lâu năm Chè Cây ăn quả (tạ/ha) (m3/ha) (tấn), (m ) (ha) 2526,7 60,0 15160,2 3002,3 61,0 18314,0 3010,0 944,6 260,9 25410,0 1669,1 400,3 67265,0 1909,5 80,0 230936,0 4444,3 85,0 377765,5 5083,9 (tấn) (ha) 2114,0 383,3 (ha) Cây LN (8 năm) 2886,7 Nuôi trồng TS (ha) Thuỷ sản 317,8 (tạ/ha) 58,0 3 (tấn) (ha) 1843,2 377,5 (tạ/ha) (tấn), (m3) 3 (m /ha) (tạ/ha) 56,0 (ha) (tạ/ha) (m3/ha) +,(tấn), (m3) - (tạ/ha) (m3/ha) (tấn), (m ) 3250,0 65,0 21125,0 5964,8 139,3 80581,0 1969,7 450,2 89030,0 6362,0 350,4 85,0 432131,5 5518,6 85,0 (tấn), (m3) 62,0 18662,0 420,2 (tạ/ha) 56,0 (tấn) 2146,5 (ha) (ha) 392,5 (tạ/ha) 56,0 3 (%) 46981,0 238145,0 203,1 (tấn) +,(tÊn) 2198,0 354,8 119,2 (%) Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra 98 Theo dõi bảng số liệu thấy, các loại cây trồng và nuôi trồng thủy sản đều có sự biến động về cả diện tích, năng suất cũng như sản lượng. Cụ thể như sau: - Lúa: Nếu như năm 2000, cây lúa có diện tích lớn nhất, sau đó đến cây lâm nghiệp và cây chè thì đến năm 2010 cây lâm nghiệp lại có diện tích lớn nhất, sau đó đến lúa rồi đến sắn và chè. Trong khoảng thời gian 10 năm, diện tích cây lâm nghiệp tăng nhiều nhất, sau đó đến diện tích sắn. Do diện tích đất nông nghiệp của vùng nằm hai bên bờ con sông Chảy nên khá màu mỡ, hệ thống thủy lợi cung cấp khá đầy đủ nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất. Nói chung, vùng có tiềm năng phát triển nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây lúa nước. Tại vùng thấp, lúa nước được trồng tập trung trên đất ruộng, là loại đất phù sa cơ giới nhẹ, có mức độ thích nghi trung bình. Diện tích lúa tương đối ổn định qua các năm, đảm bảo an ninh lương thực trong vùng và đáp ứng một phần nhu cầu thị trường trong tỉnh. - Sắn: Năm 2004, nhà máy chế biến tinh bột sắn được xây dựng trong vùng bắt đầu hoạt động, diện tích sắn và đặc biệt là sắn cao sản cũng vì thế được mở rộng. Theo kết quả của một nghiên cứu do Viện Nông hoá Thổ nhưỡng thực hiện, mức độ thích nghi của cây sắn đối với đất nông nghiệp của vùng tương đối cao. Trên tổng DTĐT, diện tích đất có độ thích nghi với cây sắn ở mức cao là chiếm 27,57% tổng DTĐT, mức độ thích nghi trung bình chiếm 42,47% DTĐT. Có thể thấy, diện tích đất nông nghiệp ở vùng này khá thích hợp với cây sắn. Hơn nữa, hệ thông tưới tiêu trong tiểu vùng cũng rất tốt, nên trồng sắn cho hiệu quả cao. Đến năm 2010, diện tích trồng sắn của vùng đạt 4.000 ha. - Cây ăn quả: Cây ăn quả trong vùng khá đa dạng về chủng loại như cam, quýt, bưởi, xoài, nhãn, vải,… nhưng bưởi chủ lực. Trong vùng có xã Đại Minh nằm xuôi theo dòng sông Chảy có bưởi rất ngon và nổi tiếng. Cây bưởi không chỉ đem lại nguồn lợi về kinh tế cho người nông dân, mà còn có thể sẽ đem lại hình ảnh cho vùng trên thị trường. Bưởi và cây ăn quả có múi khác như cam, quýt có thể phát triển tốt trên các loại đất có thành phần cơ giới khác nhau, nhưng tốt nhất là đất có thành phần cơ giới là thịt, đất cơ giới nhẹ cũng thích hợp nếu lượng mưa cao. Kết quả điều tra về mức độ thích nghi của các loại cây ăn quả có múi đối với diện tích đất nông nghiệp cho thấy các loại cây này khá thích hợp đối với đất nông nghiệp của vùng. Cũng theo kết quả nghiên cứu của Viện Nông hoá Thổ nhưỡng, toàn vùng có 19,93% diện tích đất mà cây ăn quả thích nghi cao. Diện tích mà cây ăn quả có múi thích nghi ở mức trung bình 43,13%. Hơn nữa, diện tích đất nông nghiệp của vùng có địa hình tương đối bằng phẳng hoặc hơi lượn sóng, có khả năng tưới tiêu, độ phì nhiêu ở tầng mặt khá, độ dày 99 tầng mặt trên 100 cm, rất thích hợp với cây ăn quả có múi. Các cây ăn quả khác của vùng tuy cũng cho hiệu quả nhưng được trồng manh mún, chủ yếu là trồng xen kẽ trong vườn tạp. - Chè: Giống như đa phần các tỉnh miền núi phía Bắc, cây công nghiệp chính được trồng ở vùng là cây chè. Trong những năm qua, cây chè cũng đang được phát triển mạnh và được xem là cây công nghiệp thế mạnh bởi chè nơi đây cho năng suất và chất lượng cao, đang có uy tín trên thị trường. Ngoài cây chè ra cũng có một vài cây công nghiệp được đưa vào trồng trong vùng, nhưng có qui mô nhỏ và rất manh mún. Cây chè đòi hỏi đất có độ dày tầng mặt lớn (trên 1m), tiêu thoát nước tốt và chua. Đất cơ giới thô không thích hợp. Cây chè thích hợp với đất chua đến chua vừa. Chè là cây không kén đất, không tranh chấp đất với cây lương thực, chịu được hạn hán và không mất trắng với những bất thuận của thời tiết. Chè thích nghi cao với các diện tích thuộc nhóm đất đỏ và đất xám điển hình, tầng đất dày, hơi chua. Theo kết quả điều tra của Viện Nông hoá Thổ nhưỡng, diện tích đất mà cây chè thích nghi cao là 2.745,29 ha, chiếm 36% tổng DTĐT. Diện tích đất thích nghi ở mức trung bình với cây chè có 4.676,43 ha, chiếm 47% DTĐT. Số liệu điều tra cho thấy cây chè khá thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng. Tại vùng, cây chè được trồng tập trung ở các xã: Tân Nguyên, Cẩm Nhân, Yên Thành, Ngọc Chấn, TT. Yên Bình, Phú Thịnh, Bạch Hà, Phúc An, Mỹ Gia, Yên Bình,... Năm 2010, diện tích trồng chè đạt 3.250 ha. Nghiên cứu cho thấy, năng suất các cây trồng chính tương đối ổn định và có xu hướng tăng dần qua các năm. Sản lượng của tất cả các cây trồng đều tăng trong giai đoạn 2000 - 2010, tăng nhiều nhất là sắn, sau đó đến ngô, cây ăn quả, chè và lúa. Sản lượng tăng do sự gia tăng của cả diện tích và năng suất, nhưng chủ yếu là do được mở rộng diện tích. Diện tích các cây trồng được mở rộng mà vẫn cho năng suất cao hơn là một thực tế bước đầu khẳng định đất nông nghiệp đã được sử dụng có hiệu quả hơn. Tuy vậy, năng suất bình quân trong vùng vẫn thấp hơn mức năng suất bình quân của một số vùng có điều kiện tự nhiên tương tự tại một số tỉnh lân cận như: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. - Thủy sản: Vùng thấp có vùng lòng hồ Thác Bà với hàng chục loài tôm cá, sản lượng đánh bắt hàng năm trung bình khoảng 2.000 tấn. Diện tích nuôi trồng thủy sản có xu hướng ngày càng được mở rộng, nhưng năng suất lại có chiều hướng giảm dần theo thời gian do khai thác tận thu bằng chất nổ và xung điện. Ô nhiễm nguồn nước từ nhà máy chế biến sắn trong vùng cũng làm giảm năng suất nuôi trồng. Tuy nhiên, sản lượng vẫn tăng do phần gia tăng của diện tích thừa đủ bù đắp cho sự sụt giảm của năng suất. 100 Bảng 4.20. Diện tích, năng suất, sản lƣợng của một số loại cây trồng chính và thuỷ sản ở vùng giữa Cây trồng/ NTTS Cây hàng năm 2000 DT (ha) NS (tạ/ha) 2008 SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) 2009 SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) So sánh SL 2010/2000 2010 SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) +,(tÊn) (%) Lúa cả năm 8303,0 46,6 38691,9 8.463,2 46,7 39523,1 8471,0 48,3 40914,9 8484,0 49,0 41571,6 2879,7 107,4 Lúa xuân 3783,0 53,8 20352,5 3.863,2 53,0 20474,9 3900,0 55,3 21567,0 3914,2 56,2 21997,8 1645,3 108,1 Lúa mùa 4020,0 44,4 17848,8 4.070,8 45,5 18522,1 4070,8 46,1 18766,4 4070,0 46,6 18966,2 1117,4 106,3 Lúa nương 500,0 10,0 500,0 495,6 10,7 530,3 493,0 11,1 547,2 387,5 11,1 430,1 -69,9 86,0 Ngô cả năm 3200,0 22,8 7296,0 4.150,0 26,1 10831,5 4276,0 27,3 11673,5 4670,2 29,1 13590,3 6294,3 186,3 Sắn cả năm 1797,0 105,5 18958,4 1.600,0 100,0 16000,0 1600,0 100,0 16000,0 1500,0 105,0 41571,6 22613,2 219,3 Khoai lang 563,0 48,5 2.730,6 662,0 49,2 3257,0 700,0 50,0 3500,0 700,0 51,0 3570,0 839,4 130,7 Cây lâu năm (ha) (tấn), (m3) (ha) (tạ/ha) (m3/ha) (tấn), (m3) (ha) (tạ/ha) (m3/ha) (tạ/ha) (tấn), (m3) 3 (m /ha) (ha) (tạ/ha) +,(tấn), (m3) 3 (m /ha) (tấn), (m3) (%) Chè 2845,3 66,7 18978,2 3.254,6 67,0 21805,8 3270,0 69,5 22726,5 11267,6 71,0 41571,6 22593,4 219,0 Cây ăn quả 3121,6 83,2 25971,7 3.121,6 110,0 34337,6 2850,0 105,0 29925,0 2800,0 100,0 28000,0 2028,3 107,8 Cây LN (8 năm) 1500,0 80,0 120000,0 2.100,0 130,0 273000,0 2500,0 130,0 325000,0 2700,0 130,0 351000,0 231000,0 292,5 Nuôi trồng TS (ha) (tấn) (ha) (tạ/ha) (tấn) (ha) (tạ/ha) (tấn) +,(tÊn) (%) Thuỷ sản 197,3 530,0 200,0 546,0 268,0 (tạ/ha) 25,0 (tấn) (ha) 493,3 200,0 (tạ/ha) 26,5 27,3 32,1 860,3 367,0 174,4 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra 101 b) Tại vùng giữa Bảng 4.20 cho thấy, trong giai đoạn 2000 - 2010, sản lượng của hầu hết các cây trồng chính đều tăng, tăng nhiều nhất là sản lượng chè thể hiện thế mạnh vượt trội của cây chè ở vùng này so với vùng thấp và vùng cao. Sản lượng chè trong vùng này cao là do diện tích và năng suất, chất lượng chè của vùng này cao nhất trong toàn tỉnh Yên Bái và tăng nhanh trong những năm gần đây. Sau cây chè là ngô và lúa, sản lượng ngô năm 2010 tăng 86,3% so với năm 2000 do sự gia tăng của cả diện tích và năng suất, nhưng tốc độ gia tăng diện tích nhanh hơn. Sản lượng lúa năm 2010 ở vùng giữa cao gấp hơn 2 lần so với sản lượng lúa cùng kỳ ở vùng thấp và luôn cao hơn ở tất cả các năm trong giai đoạn 2000 -2010. Nguyên nhân là do trong vùng có cánh đồng Mường Lò -vựa lúa lớn thứ hai ở miền Tây Bắc của Tổ quốc, đây là điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển cây lúa và gạo thơm đặc sản. Sản lượng lúa nương giảm dần qua các năm do diện tích đã bị thu hẹp dần để chuyển sang hình thức canh tác ruộng bậc thang ở những nơi thuận lợi về nguồn nước hoặc chuyển sang đất trồng cây lâm nghiệp. Xét riêng về diện tích, năm 2000 diện tích lúa là lớn nhất, sau đó đến diện tích ngô rồi đến diện tích cây ăn quả. Sau 10 năm, cơ cấu diện tích cây trồng đã có sự thay đổi lớn. Năm 2010, diện tích chè là lớn nhất, sau đó đến lúa rồi đến ngô. Chè là cây trồng có tốc độ tăng về diện tích nhanh nhất, về tốc độ tăng năng suất thì cây lâm nghiệp có tốc độ tăng nhanh nhất trong khoảng thời gian 10 năm, sau đó đến nuôi trồng thủy sản rồi đến ngô. Thực tế đó cho thấy những loại hình sử dụng đất nông nghiệp này đã được đầu tư theo hướng thâm canh. Cùng là những cây trồng như nhau, nhưng năng suất ở vùng giữa khác với năng suất ở vùng thấp. Sự khác biệt rõ nét nhất là ở cây lâm nghiệp trong giai đoạn 2008 2010. Năng suất cây lâm nghiệp cùng độ tuổi 8 năm ở vùng giữa cao gấp khoảng 1,8 lần năng suất cây lâm nghiệp cùng loại ở vùng thấp. Song, về nuôi trồng thủy sản thì ngược lại, năng suất nuôi trồng thủy sản ở vùng thấp lại cao hơn ở vùng giữa từ 1,7 đến 2,3 lần. Điều này phần nào đã bộc lộ dần những lợi thế của từng vùng. c) Tại vùng cao Nghiên cứu bảng 4.21 có thể thấy, vùng này cũng có điều kiện tự nhiên phù hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là lúa, chè và ngô. Nghiên cứu thực tế thấy, mặc dù năng suất 102 của các cây trồng tương đối ổn định và có xu hướng tăng dần, nhưng năng suất và sản lượng vẫn thấp hơn so với cây trồng cùng loại ở vùng thấp và vùng giữa (so sánh số liệu bảng 4.21 với bảng 4.20 và 4.19). Sản lượng cây trồng chỉ đủ để đáp ứng một phần nhu cầu lương thực, thực phẩm tại chỗ, hàng năm vẫn có hàng nghìn hộ trong vùng rơi vào tình trạng đói và phải cứu đói. Trong giai đoạn 2000 - 2010, sản lượng lúa tăng nhiều nhất, sau đó đến ngô, sơ tra và chè. Sản lượng lúa tăng do sự gia tăng của cả diện tích và năng suất, nhưng năng suất tăng nhiều hơn. Không giống như cây lúa, sản lượng ngô tăng khá nhiều so với các cây trồng khác và cũng do cả sự gia tăng của diện tích lẫn năng suất, nhưng sự gia tăng do mở rộng diện tích lớn hơn. Tượng tự như cây ngô, sản lượng sơn tra tăng đáng kể trong giai đoạn này chủ yêú là do mở rộng diện tích (tăng 4,17 lần). Sản lượng cây lâm nghiệp tăng nhanh trong 10 năm do cả mở rộng diện tích và đầu tư tăng năng suất. Những cây lâm nghiệp chủ yếu được người dân trong vùng trồng là thông lá kim và sơn tra. Khác với cây lâm nghiệp của vùng giữa và vùng thấp, hai loại cây trồng này sau 8 năm đem lại năng suất và thu nhập khá cao cho hộ trồng rừng (với giá bán 6.000VND/kg quả, mỗi gốc sơn tra 8 năm tuổi cho thu nhập khoảng 600.000VND). Năng suất nuôi trồng thủy sản ở vùng này thấp hơn so với vùng giữa và vùng thấp, nhưng sản lượng vẫn tăng do diện tích nuôi trồng được mở rộng. Mặc dù đã được mở rộng, nhưng về diện tích nuôi trồng thủy sản của vùng này chỉ bằng 1/67 diện tích nuôi trồng thủy sản vùng giữa và 1/98 diện tích này ở vùng thấp. Thực tế đó đã một lần nữa khẳng định thế mạnh trồng cây lâm nghiệp và những hạn chế trong nuôi trồng thủy sản trên vùng cao. 103 Bảng 4.21. Diện tích, năng suất, sản lƣợng của một số loại cây trồng chính và thuỷ sản ở vùng cao Cây trồng/ NTTS Cây hàng năm 2000 DT (ha) NS (tạ/ha) 2008 SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) 2009 SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) So sánh SL 2010/2000 2010 SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) +,(tÊn) (%) Lúa cả năm 3981,0 24,7 9833,1 4252,6 27,6 11737,2 4450,0 30,5 13572,5 4623,7 32,0 14795,8 4962,7 50,5 Ngô cả năm 1886,0 18,8 3545,7 2243,3 19,8 4441,7 2350,0 21,7 5099,5 2500,0 22,0 5500,0 1954,3 55,1 Sắn cả năm 356,0 96,5 3435,4 359,0 98,2 3525,4 361,9 98,0 3546,6 400,0 100,0 4000,0 564,6 16,4 Khoai lang 65,0 40,8 265,2 66,5 40,2 267,3 70,0 45,0 315,0 80,0 45,0 360,0 94,8 35,7 Rau các loại 325,8 70,0 2280,6 347,9 71,0 2470,1 350,0 72,0 2520,0 350,0 75,0 2625,0 344,4 15,1 Đậu tương 87,0 6,2 53,9 188,0 6,5 122,2 231,0 6,6 152,4 250,0 7,0 175,0 121,1 224,7 Lạc 75,0 8,5 63,8 76,5 8,0 61,2 86,0 9,0 77,4 100,0 9,0 90,0 26,2 41,1 Mía 19,2 141,1 270,9 22,3 146,5 326,7 22,0 150,0 330,0 30,0 150,0 450,0 179,1 66,1 (tạ/ha) (m3/ha) (tấn), (m3) (tạ/ha) (m3/ha) (tấn), (m3) (ha) 20,8 249,6 300,0 165,0 59,5 981,8 167,0 Chè 1681,0 49,0 8236,9 CâyLN (8năm) 2417,0 Nuôi trồng TS (ha) Cây lâu năm (ha) Sơn tra 120,0 Cây ăn quả Thuỷ sản 0,3 (tạ/ha) (m3/ha) (tạ/ha) +,(tấn), (m3) 3 (m /ha) (tấn), (m3) (tấn), (m3) (ha) 28,7 861,0 400,0 40,0 1600,0 500,0 40,0 2000,0 1750,4 701,3 28,5 476,0 168,0 29,4 493,9 170,0 30,1 511,7 -470,1 -47,9 1681,0 70,0 11767,0 1184,0 57,0 6748,8 1385,0 70,0 9695,0 1458,1 17,7 85,0 205445,0 2561,0 100,0 256100,0 2763,0 130,0 359190,0 2937,0 130,0 381810,0 176365,0 185,8 (tạ/ha) (tạ/ha) (tạ/ha) (tấn) +,(tÊn) (%) (tạ/ha) 12,5 (tấn) 3,75 (ha) 0,56 12,5 (tấn) 7,0 (ha) 2,4 12,5 (ha) (tấn) (ha) 30,4 4,0 14,2 56,8 (%) 53,1 1514,7 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra 104 4.2.5. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu Với hơn 30 loại cây trồng và nhiều loại thủy sản được phân theo mùa vụ và tổ hợp, bố trí theo các loại hình sử dụng đất nông nghiệp. Ở các vùng nghiên cứu, các loại hình chủ yếu gồm: chuyên trồng lúa, chuyên trồng màu, trồng lúa kết hợp với cây trồng cạn, trồng cây ăn quả, trồng chè, trồng cây lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, kết hợp trồng lúa với NTTS và kết hợp trồng cây lâm nghiệp với chăn nuôi gia súc. Do điều kiện tự nhiên và nhiều lý do khác như: tập quán canh tác; vốn đầu tư, khả năng tiêu thụ sản phẩm,...nên sự lựa chọn các loại hình sử dụng đất nông nghiệp ở các vùng có sự khác biệt. 4.2.5.1. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu tại vùng thấp Sự lựa chọn các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của vùng trong giai đoạn 2000 2010 được tổng hợp trong bảng 4.22. Kết quả điều tra 90 hộ trong vùng cho thấy, cây vải là loại hình chuyên trồng màu (đậu đỗ xuân - đậu đỗ mùa) và trồng cây ăn quả (mơ, mận, nhãn, vải) được áp dụng ở trên 90% các hộ trong vùng. Khoảng 60% - 80% số hộ trong vùng lựa chọn loại hình chuyên trồng lúa, trồng lúa kết hợp với cây trồng cạn (2 vụ lúa - 1 vụ ngô) hay chuyên trồng màu (3 vụ rau ) chứng tỏ rằng đó là những loại hình sử dụng đất khá phổ biến và thích hợp với vùng. Loại hình trồng lúa kết hợp với cây trồng cạn với công thức luân canh 2 vụ lúa, một vụ rau ít được áp dụng nhất (chỉ có hơn 20% số hộ trong vùng lựa chọn) do khó chuyển đổi và mất khá nhiều công làm đất. Các loại hình khác được áp dụng trong khoảng từ 40% - 60% số hộ trong vùng. Có hơn 40% số hộ lựa chọn loại hình nuôi trồng thủy sản, cá tầm đang là loại vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Cá chim trắng, Rô phi đơn tính, Trê lai, Mè... đã được người dân rất ưa thích và mở rộng diện tích mặt nước để nuôi thả. Các công thức luân canh và các loại thủy sản chính được lựa chọn tại các hộ điều tra được thể hiện trong bảng 4.23. Sắn, đậu các loại và một số loại cây ăn quả như: bưởi, nhãn, vải được áp dụng ở cả 3 xã điều tra. Các loại thủy sản được nuôi trồng ở 2 xã Đại Minh và Đại Đồng, nhưng ở xã Mông Sơn hầu hết các hộ dân không lựa chọn loại hình này do không có lợi thế về mặt nước. 105 Bảng 4.22. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính ở vùng thấp STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 Loại hình sử dụng đất nông nghiệp Chuyên trồng lúa (Lúa nương) Chuyên trồng lúa (Lúa xuân - Lúa mùa) Kết hợp trồng lúa với cây trồng cạn (Lúa xuân - Lúa mùa - Đậu đỗ đông) Kết hợp trồng lúa với cây trồng cạn (Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai đông) Kết hợp trồng lúa với cây trồng cạn (Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông) Kết hợp trồng lúa với cây trồng cạn (Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đông) Kết hợp trồng lúa với thả cá (2 vụ lúa - 1 vụ cá) Chuyên trồng màu (Ngô xuân - Ngô mùa) Chuyên trồng màu (Ngô xuân - Ngô mùa - Ngô đông) Chuyên trồng màu (Rau xuân - Rau mùa) Chuyên trồng màu (Rau xuân - Rau mùa - Rau đông) Chuyên trồng màu (Khoai lang xuân - Kh.lang mùa) Chuyên trồng màu (Đậu đỗ xuân - Đậu đỗ mùa) Chuyên trồng màu (Lạc xuân - Lạc mùa) Trồng Sắn Trồng Mía Trồng cây ăn quả hàng năm (Chuối) Trồng cây ăn quả hàng năm (Dứa) Trồng cây lâu năm (Chè) Trồng cây ăn quả lâu năm (Bưởi) Trồng cây ăn quả lâu năm (Cam) Trồng cây ăn quả lâu năm (Mơ mận) Trồng cây ăn quả lâu năm (Nhãn, Vải) Trồng cây lâm nghiệp Trồng cây lâm nghiệp kết hợp với chăn nuôi gia súc Nuôi trồng thủy sản Mức độ phổ biến Số hộ lựa chọn Tỷ lệ (%) 53,8 48 76,9 69 61,5 55 46,2 42 50,0 45 69,2 62 26,9 24 65,4 59 76,9 69 50,0 45 73,1 66 57,7 52 92,3 83 46,2 42 57,7 52 61,5 55 50,0 45 46,2 42 76,9 69 88,5 80 65,4 59 92,3 83 92,3 83 96,2 87 65,4 59 83 92,3 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra 106 Bảng 4.23. Các công thức luân canh và các loại thủy sản chính ở vùng thấp STT Công thức luân canh/ Loại thủy sản Thực trạng áp dụng tại các xã Đại Minh Đại Đồng Mông Sơn 1 Lúa nương x x 2 Lúa xuân - Lúa mùa x 3 Lúa xuân - Lúa mùa - Đậu đỗ đông x 4 Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang đông x 5 Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây đông Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 6 Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đông 7 Cá lúa x x 8 Ngô xuân - Ngô mùa x x x 9 Ngô xuân - Ngô mùa - Ngô đông x x 10 Rau xuân - Rau mùa 11 Rau xuân - Rau mùa - Rau đông x x 12 Khoai lang xuân - Khoai lang mùa x 13 Đậu đỗ xuân - Đậu đỗ mùa x x x 14 Lạc xuân - Lạc mùa x x 15 Sắn x x x 16 Mía x x 17 Chuối 18 Dứa 19 Chè x 20 Bưởi x 21 Cam x 22 Mơ mận 23 Nhãn, Vải 24 Cây lâm nghiệp 25 Trồng rừng keo kết hợp nuôi bò 26 Nuôi cá lồng (Trắm, Rô, Mè) x Nuôi cá Tầm x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Nguồn: Dữ liệu điều tra 107 Bảng 4.24. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính ở vùng giữa Loại hình sử dụng đất nông nghiệp STT Mức độ phổ biến Số hộ lựa chọn Tỷ lệ (%) 1 Chuyên trồng lúa (Lúa mùa) 65 72,0 2 Chuyên trồng lúa (Lúa nương) 50 56,0 3 Chuyên trồng lúa (Lúa xuân - Lúa mùa) 76 84,0 4 Kết hợp trồng lúa với cây trồng cạn (Lúa xuân - Lúa mùa - Đậu đỗ đông) 58 64,0 5 Kết hợp trồng lúa với cây trồng cạn (Lúa xuân - lúa mùa - Khoai đông) 40 44,0 6 Kết hợp trồng lúa với cây trồng cạn (Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông) 65 72,0 7 Kết hợp trồng lúa với cây trồng cạn (Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đông) 22 24,0 8 Chuyên trồng màu (Ngô xuân) 61 68,0 9 Chuyên trồng màu (Ngô xuân - Ngô mùa) 72 80,0 10 Chuyên trồng màu (Ngô xuân - Ngô mùa - Ngô đông) 47 52,0 11 Chuyên trồng màu (Rau xuân - Rau mùa) 68 76,0 12 Chuyên trồng màu (Rau xuân - Rau mùa - Rau đông) 54 60,0 13 Chuyên trồng màu (Khoai lang xuân - Khoai lang mùa) 86 96,0 14 Chuyên trồng màu (Đậu đỗ xuân - Đậu đỗ mùa) 72 80,0 15 Chuyên trồng màu (Đậu tương xuân) 43 48,0 16 Chuyên trồng màu (Đậu tương xuân - Đậu tương mùa) 54 60,0 17 Chuyên trồng màu (Lạc xuân - Lạc mùa) 61 68,0 18 Chuyên trồng màu (Lạc xuân - Vừng mùa) 50 56,0 19 Trồng Sắn 54 60,0 20 Trồng cây lâu năm (Chè, Bưởi, Cam, Quýt) 83 92,0 21 Trồng cây lâm nghiệp (Keo, Bạch đàn, Tre Bát Độ, Quế, Bồ đề) 47 52,0 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả 108 Bảng 4.25. Các công thức luân canh chủ yếu đƣợc áp dụng ở vùng giữa STT Công thức luân canh/ Loại thủy sản Thực trạng áp dụng tại các xã/ thị trấn Nghĩa Lộ Gia Hội Sơn Lương 1 Lúa mùa 2 Lúa nương x 3 Lúa xuân - Lúa mùa x x x 4 Lúa xuân - Lúa mùa - Đậu đỗ đông x x x 5 Lúa xuân - lúa mùa - Khoai lang đông x Lúa xuân - lúa mùa - Khoai tây đông x x 6 Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông x x 7 Lúa xuận - Lúa mùa - Rau đông x x x 8 Ngô xuân x x x 9 Ngô xuân - Ngô mùa x x x 10 Ngô xuân - Ngô mùa - Ngô đông x x 11 Rau xuân - Rau mùa x x 12 Rau xuân - Rau mùa - Rau đông x x 13 Khoai lang xuân - Khoai lang mùa x x x 14 Đậu đỗ xuân - Đậu đỗ mùa x x x 15 Đậu tương xuân x 16 Đậu tương xuân - Đậu tương mùa x x 17 Lạc xuân - Lạc mùa x x x 18 Lạc xuân - Vừng mùa x x 19 Sắn x 20 Cây lâu năm (Chè) x x x Cây lâu năm (Bưởi) x x x Cây lâu năm (Cam, Quýt) x x x Trồng cây lâm nghiệp x x x 21 x x x x Nguồn: Dữ liệu điều tra 4.2.5.2. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu tại vùng giữa Nghiên cứu các nông hộ trong vùng giữa, kết quả được tổng hợp ở bảng 4.24 chỉ ra rằng loại hình trồng cây ăn quả (cam), trồng chè và chuyên trồng màu (khoai lang 2 vụ ) được áp dụng ở hầu hết các hộ trong vùng (90% - 100% số địa phương). Loại hình chuyên trồng lúa (lúa xuân - lúa mùa), chuyên trồng màu (ngô xuân - ngô mùa hay đậu đỗ xuân đậu đỗ mùa) được hơn 80% số hộ áp dụng. Tương tự như ở vùng thấp, loại hình trồng lúa 109 kết hợp với cây trồng cạn (2 vụ lúa - 1 vụ rau đông) ít được áp dụng nhất do mất nhiều công làm đất, chỉ có hơn 20% số hộ lựa chọn. Loại hình chuyên trồng lúa nương giảm, chỉ còn ở 50/90 hộ lựa chọn. Loại hình trồng cây lâm nghiệp (chủ yếu là bồ đề, keo, bạch đàn và tre Bát Độ) được lựa chọn ở 47/90 hộ (chiếm 52%). Các công thức luân canh chủ yếu được áp dụng tại vùng giữa được thể hiện qua bảng 4.25. Bảng 4.25 cho thấy, công thức luân canh 2 vụ lúa, chè, ngô và một số loại cây ăn quả như bưởi, cam, chuối được áp dụng ở cả 3 xã điều tra. Trong khi đó lúa mùa chỉ được trồng ở Gia Hội và đậu tương xuân lại chỉ được áp dụng tại thị trấn nông trường Nghĩa Lộ. 4.2.5.3. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu tại vùng cao Bảng 4.26. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính ở vùng cao STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Mức độ phổ biến Số hộ lựa chọn Tỷ lệ (%) Chuyên trồng lúa (Lúa mùa ruộng) 90 100,0 Chuyên trồng lúa (Lúa nương) 90 100,0 Chuyên trồng lúa (Lúa đông xuân) 71 78,6 Chuyên trồng màu (Ngô xuân hè) 90 100,0 Chuyên trồng màu (Ngô hè thu – Ngô thu đông) 90 100,0 Chuyên trồng màu (Rau, đậu các loại) 90 100,0 Chuyên trồng màu (Đậu tương xuân) 77 85,7 Chuyên trồng màu (Đậu tương hè) 84 92,9 Chuyên trồng màu (Lạc) 19 21,4 Trồng Lanh 84 92,9 Trồng cây ăn quả hàng năm (Chuối) 90 100,0 Trồng cây lâu năm (Chè) 26 28,6 Trồng cây ăn quả lâu năm (Chanh) 90 100,0 Trồng cây ăn quả lâu năm (Bưởi) 90 100,0 Trồng cây ăn quả lâu năm (Cam) 90 100,0 Trồng cây ăn quả (Mơ mận) 90 100,0 Trồng cây lâm nghiệp 84 92,9 Nuôi trồng thuỷ sản 13 14,3 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra Loại hình sử dụng đất nông nghiệp Nghiên cứu bảng 4.26 có thể thấy, khác với vùng thấp và vùng giữa, ở vùng cao chỉ có 18 loại hình sử dụng đất nông nghiệp. Mức độ áp dụng các loại hình trong vùng này cũng có sự khác biệt rõ nét. Kết quả tổng hợp được trong bảng 4.26 cho thấy, tỷ lệ các hộ áp dụng các loại hình trồng cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả rất cao (khoảng 80% - 100%). Mặc dù các loại hình này được áp dụng rộng rãi nhất so ở với 2 110 vùng kia, nhưng sản lượng lương thực, thực phẩm lại thấp, hàng ngàn hộ gia đình phải rơi vào diện cứu đói mỗi năm. Nguyên nhân là do ở vùng cao này có tới 90% dân số là người Mông, tập quán canh tác còn lạc hậu, canh tác nương rẫy mang tính truyền thống vẫn được áp dụng ở 100% số hộ được điều tra nghiên cứu dẫn đến năng suất thấp, đất nương rẫy dễ bị thoái hoá do bị rửa trôi. Kiểu sản xuất tự cung tự cấp vẫn thể hiện khá rõ trong vùng này, chưa hình thành kiểu sản xuất hàng hoá và chuyên canh trong nông nghiệp, vì vậy ở hầu hết các hộ đều phải tự trồng cây lương thực để có cơm ăn, tự trồng lanh để có áo mặc và loại hình trồng cây ăn quả cũng được áp dụng ở tất cả các hộ điều tra trong vùng. Loại hình trồng cây lâm nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng và được áp dụng ở 84/90 hộ. Nếu như ở vùng thấp và vùng giữa loại hình trồng chè được phổ biến trên 80% số hộ trong vùng và trồng lạc có ở hơn 40% số hộ thì ở vùng cao tỷ lệ hộ áp dụng 2 loại hình này chỉ hơn 20%. Chỉ có 13/90 hộ áp dụng hình thức nuôi trồng thuỷ sản với tổng diện tích gần 4 ha. Thực tế này lại một lần nữa cho thấy nuôi trồng thủy sản không phải là loại hình phù hợp cho vùng cao. Các công thức luân canh thể hiện trong bảng 4.27 dưới đây. Bảng 4.27. Các công thức luân canh và thủy sản chính ở vùng cao STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Công thức luân canh Lúa mùa ruộng Lúa nương Lúa đông xuân Ngô xuân hè Ngô hè thu – Ngô thu đông Rau, đậu các loại Đậu tương xuân Đậu tương hè Lạc Lanh Chuối Chè Chanh Bưởi Cam Mơ mận Cây lâm nghiệp Nuôi cá hồi Thực trạng áp dụng tại các xã Nậm Có Púng Luông La Pán Tẩn x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Nguồn: Dữ liệu điều tra 111 Thông tin trong bảng 4.27 cho thấy, ở vùng cao chỉ có 18 công thức luân canh tương ứng với 18 LUT chủ yếu được áp dụng tại 3 xã điều tra. Hầu hết các công thức luân canh này được áp dụng ở tất cả các xã điều tra, chỉ có cây chè không được trồng ở Nậm Có, lúa đông xuân không được trồng ở xã Púng Luông và cá hồi chỉ được nuôi với một diện tích nhỏ mang tính chất thí điểm tại xã Nậm Có. Các xã điều tra không gần nhau, nhưng tất cả các công thức luân canh của vùng đều có ở các xã thể hiện tính chất manh mún, trình độ chuyên môn hóa không cao. Bà con thường học hỏi lẫn nhau một cách đơn thuần, bắt chước một cách cơ học mà chưa hề có ý thức tạo sự khác biệt cho địa phương mình. Tuy nhiên, mặt tích cực của hiện tượng này là việc triển khai chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng khá thuận tiện do sự lan truyền và áp dụng đồng loạt của người dân vùng này. Song, một thách thức khác đối với việc chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật lại là trình độ dân trí của người dân trong vùng rất thấp. 4.2.6. Hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu 4.2.6.1. Tại vùng thấp Kết quả, hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính trong vùng được thể hiện qua bảng 4.28 dưới đây. Số liệu trong bảng chỉ ra rằng, nuôi trồng thủy sản là loại hình sử dụng đất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất thể hiện ở tất cả các chỉ tiêu như GO, VA, MI, GTNC, HSSDV, GO/IC và VA/IC. Nếu chỉ xét riêng chỉ tiêu GO, thì loại hình kết hợp trồng lúa với cây trồng cạn (2 vụ lúa - 1 vụ khoai tây) mang lại giá trị sản lượng cao thứ hai sau loại hình nuôi trồng thủy sản, nhưng loại hình này lại có chi phí trung gian khá cao nên chỉ tiêu GO/IC và VA/IC lại không cao. Cây bưởi đặc sản có giá trị sản lượng không cao nhất nhì, nhưng chi phí thấp và trồng bưởi tốn ít công lao động hơn trồng lúa và màu nên giá trị ngày công cao, GO/IC và VA/IC của loại hình trồng cây ăn quả (Bưởi đặc sản) cao hơn trồng lúa kết hợp với cây trồng cạn và một số loại hình khác đang được lựa chọn trong vùng. Nếu xét riêng chỉ tiêu GO/IC thì nuôi trồng thủy sản là loại hình sử dụng đất mang lại hiệu quả cao nhất (GO/IC = 14,5 lần), sau đó đến loại hình trồng cây ăn quả (Bưởi đặc sản) với GO/IC = 8,2 lần và loại hình có hiệu quả kinh tế thấp nhất là trồng màu với 2 vụ khoai lang (GO/IC = 2,8 lần). 4.2.6.2. Tại vùng giữa Bảng 4.29 dưới đây tổng hợp kết quả và hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu tại vùng giữa. Số liệu trong bảng 4.29 cho thấy, xét cả về giá trị sản lượng, hiệu suất sử dụng vốn và chỉ tiêu GO/IC, VA/IC, loại hình trồng 112 chè mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, sau đó đến cây ngô, cây ăn quả, lúa, nuôi trồng thuỷ sản,…. Cây chè vẫn khẳng định được thế mạnh ở vùng này so với vùng thấp và vùng cao. Sau đó là cây ngô, đây là loại cây rất phù hợp với vùng này và là điều kiện quan trọng để phát triển chăn nuôi. Khoai tây Atlantic đang trong giai đoạn thử nghiệm, được đầu tư ở mức cao và năng suất, chất lượng tốt nên đem lại giá trị sản xuất khá, nhưng do chi phí trong giai đoạn này cao nên chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giá trị ngày công của những loại hình sử dụng đất mất ít công lao động thường cao hơn. Nếu xét hiệu suất sử dụng đồng vốn thì loại hình trồng chè, trồng ngô, cây ăn quả có hiệu quả cao, còn loại hình trồng khoai sắn có hiệu suất thấp hơn. Tại thời điểm điều tra nghiên cứu, cây khoai tây Atlantic có hiệu suất thấp nhất, nhưng trong tương lai vẫn nên phát triển loại cây trồng này theo hướng tăng năng suất, sản lượng và giảm dần chi phí để đáp ứng nhu cầu thị trường. 4.2.6.3. Tại vùng cao Nghiên cứu số liệu trong bảng 4.30 thấy, trong các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của vùng cao, xét cả về giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, giá trị ngày công, hiệu suất sử dụng vốn cũng như một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế khác thì loại hình trồng cây lâm nghiệp mang lại giá trị và hiệu quả cao nhất, sau đó đến loại hình trồng chè, rồi đến loại hình trồng màu (Ngô), cho hiệu quả thấp nhất là loại hình chuyên trồng màu với cây Đậu tương. Loại hình trồng màu (Đậu tương) mang lại hiệu quả kinh tế không cao do bà con trồng đại trà và không đầu tư phân bón, chăm sóc nên năng suất, chất lượng kém. Cây Đậu tương được trồng với mục đích chủ yếu là chống bạc màu, cải tạo đất chứ chưa được đầu tư thâm canh để tăng năng suất. Mặc dù thực tế là người dân trong vùng trồng rất nhiều loại cây để đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm và cả quần áo vì tập quán trong vùng vẫn mang nặng tính tự sản tự tiêu, nhưng nghiên cứu này kết hợp với các kết quả nghiên cứu khoa học về thổ nhưỡng, về nông học tiến hành trước và đồng thời cùng nghiên cứu này, có thể khẳng định vùng cao phù hợp nhất với cây lâm nghiệp. Nhưng một thách thức lớn đối với việc phát triển trồng rừng tại vùng cao này là thiếu lương thực và thực phẩm phục vụ cho đời sống hàng ngày. Thách thức đó đòi hỏi phải nghiên cứu và có giải pháp phát triển mô hình nông - lâm hay lâm - nông kết hợp để đảm bảo mục tiêu lấy ngắn nuôi dài. 113 Bảng 4.28. Kết quả và hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp ở vùng thấp (Tính cho 1 ha năm 2011) Chỉ tiêu TT LUT GO IC VA MI GTNC MI/IC GO/IC VA/IC (tr. đ) (tr. đ) (tr. đ) (tr. đ) (ng. đ) (lần) (lần) (lần) Chuyên trồng lúa (Lúa xuân - Lúa mùa) 29,20 9,70 19,50 19,30 36,50 2,00 3,00 2,00 Kết hợp trồng lúa với cây trồng cạn (Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây đông) 52,40 16,40 36,00 34,80 43,80 2,10 3,20 2,20 (Khoai lang xuân - Khoai lang mùa) 18,20 6,50 11,80 10,10 30,00 1,60 2,80 1,80 4 Trồng màu (Ngô xuân) 16,10 5,50 10,60 9,20 34,00 1,70 3,00 2,00 5 Trồng cây ăn quả (Bưởi) 45,00 5,50 39,50 34,00 150,00 6,20 8,20 7,20 6 Trồng cây ăn quả (Dứa) 25,90 9,00 16,90 15,70 35,00 1,70 2,90 1,90 7 Trồng Sắn 13,30 3,10 10,20 9,00 30,00 2,90 4,30 3,30 8 Trồng cây lâu năm (Chè) 32,50 10,20 22,30 19,90 32,00 1,90 3,20 2,20 9 Nuôi trồng thuỷ sản 89,60 6,20 83,40 78,40 261,30 12,60 14,50 13,50 1 2 3 Trồng màu Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra 114 Bảng 4.29. Kết quả và hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp ở vùng giữa (Tính cho 1 ha năm 2011) Chỉ tiêu TT LUT GO IC VA MI GTNC MI/IC GO/IC VA/IC (tr. đ) (tr. đ) (tr. đ) (tr. đ) (ng. đ) (lần) (lần) (lần) Chuyên trồng lúa 1 50,00 9,71 40,29 32,30 36,46 3,33 5,15 4,15 84,16 6,70 77,46 63,55 28,76 9,49 12,56 11,56 12,50 5,95 8,55 7,70 46,70 1,29 2,10 1,44 15,30 6,52 8,78 7,90 36,00 1,21 2,35 1,35 37,10 19,40 17,70 15,93 30,00 0,82 1,91 0,91 142,00 10,70 131,30 118,17 35,00 11,04 13,27 12,27 (Lúa xuân - Lúa mùa) Chuyên trồng màu 2 3 (Ngô hè thu - Ngô thu đông) Chuyên trồng Sắn Chuyên trồng màu 4 (Khoai lang) Chuyên trồng màu 5 (Khoai tây Atlantic) 6 Trồng cây lâu năm (Chè) 7 Trồng cây ăn quả 22,30 5,60 44,40 39,96 130,00 7,14 3,98 7,93 8 Nuôi trồng thuỷ sản 23,13 4,70 23,75 18,45 45,00 3,93 4,92 5,05 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra 115 Bảng 4.30. Kết quả và hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp ở vùng cao (Tính cho 1 ha năm 2011) Chỉ tiêu TT LUT 1 GO IC VA MI GTNC MI/IC GO/IC VA/IC (tr. đ) (tr. đ) (tr. đ) (tr. đ) (ng. đ) (lần) (lần) (lần) Chuyên trồng lúa (Lúa xuân - Lúa mùa) 29,40 10,21 19,19 17,27 35,26 1,69 2,88 1,88 (Ngô xuân - Ngô mùa) 32,50 3,50 29,00 26,10 40,50 7,46 9,29 8,29 3 Chuyên trồng Sắn 14,50 5,95 8,55 7,70 43,79 1,29 2,44 1,44 4 Chuyên trồng màu (Khoai lang) 13,25 6,52 6,73 6,06 34,00 0,93 2,03 1,03 5 Chuyên trồng màu (Đậu tương) 15,50 8,40 7,10 6,39 32,00 0,76 1,85 0,85 6 Trồng cây lâu năm (Chè) 102,00 9,50 92,50 83,25 60,00 8,76 10,74 9,74 7 Trồng cây ăn quả 20,00 5,60 14,40 12,96 30,00 2,31 3,57 2,57 8 Nuôi trồng thuỷ sản 21,16 7,50 13,66 12,29 45,00 1,64 2,82 1,82 9 Trồng cây lâm nghiệp 130,00 8,00 122,0 120,0 150,0 15,0 16,3 15,3 2 Chuyên trồng màu Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra 116 4.2.6.4. Hiệu quả kinh tế của một số cây lâu năm Cây ăn quả và chè là những cây trồng lâu năm, cho thu hoạch nhiều lần. Để đánh giá hiệu quả của các loại cây này một cách chính xác, chúng tôi sử dụng chỉ tiêu NPV và IRR với thời gian 15 năm và mức r = 9%, tương đương mức lãi suất ngân hàng tại thời điểm nghiên cứu. Căn cứ vào số liệu tại các bảng 4.31, 4.32 và 4.33 (phần Phụ lục) về sản lượng, giá bán, doanh thu và chi phí cho các loại cây lâu năm này tại 3 vùng, ta tính các chỉ tiêu này như sau: a) Chỉ tiêu Giá trị hiện tại thực (NPV) Tính theo công thức: n NPV =  Bi i i o 1  r  n Ci  (1  r ) i 0 i - Kết quả tính được NPV cho cây bưởi và cây chè ở vùng thấp tại mức r = 9% lần lượt là 44.935,123 triệu đồng và 36.728,241 triệu đồng. Kết quả này cho thấy nên tiếp tục sản xuất 2 loại cây lâu năm này tại vùng thấp. - Ở vùng giữa, tại mức r = 9%, NPV của cây ăn quả và chè lần lượt là 4,28 triệu đồng và 53.847,354 triệu đồng. Kết quả cho thấy, tập trung sản xuất chè tại vùng này là sự lựa chọn có hiệu quả kinh tế cao. Đối với cây ăn quả, vẫn nên tiếp tục sản xuất tại vùng này. Song, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác, ta thấy loại cây ăn quả nên tiếp tục trồng tại vùng giữa là cây ăn quả có múi như cam, quýt. - Tại vùng cao, kết quả tính NPV cho cây ăn quả và cây chè tại r = 9% là -6,49 triệu đồng và 14.231,173 triệu đồng. Căn cứ vào kết quả tính được, không nên tiếp tục mở rộng loại hình trồng cây ăn quả và vẫn nên tiếp tục sản xuất chè tại vùng này. So sánh NPV tại 3 vùng thấy, cây ăn quả tại vùng thấp cho giá trị NPV cao nhất, rồi đến vùng giữa và thấp nhất là vùng cao. Còn với cây chè, NPV tại vùng giữa có giá trị cao nhất, rồi đến vùng thấp và thấp nhất là tại vùng cao. b) Chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ IRR Với giá trị r1 = 7,5% và r2 = 12 %, áp dụng công thức tính IRR tại trang 72, ta có kết quả tính IRR cho từng loại cây tại 3 vùng như sau: 117 Bảng 4.34. Tỷ lệ nội hoàn vốn (IRR) trong sản xuất kinh doanh cây ăn quả và chè tại 3 vùng nghiên cứu (Tính bình quân cho 1 ha) (ĐVT: %) Vùng Loại cây Cây ăn quả Chè Vùng thấp Vùng giữa 27,12 25,34 13,46 29,51 Vùng cao 7,11 10,13 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra Kết quả tính được giá trị IRR của hầu hết các loại cây trồng đều dương và lớn hơn r = 9% cho thấy vẫn nên duy trì các LUT với cây ăn quả và chè tại vùng thấp và vùng giữa. Riêng ở vùng cao, IRR của cây ăn quả = 7,11% và NPV = -6,49 cho thấy xét trên phương diện hiệu quả kinh tế thì không nên duy trì LUT với cây ăn quả tại vùng cao này. Tóm lại, qua kết quả phân tích bằng nhiều phương pháp kết hợp với những số liệu thứ cấp được tổng hợp trong các bảng tại Phụ lục 1, ta thấy hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Yên Bái chưa cao. Cả năng suất vật nuôi, cây trồng, giá bán hầu hết các loại nông sản cũng như thu nhập của các hộ nông dân từ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Yên Bái đều thấp hơn mức trung bình trong cả nước và thế giới. (Xem Phụ lục 1). Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp, cần nhận diện và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề này. 4.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 4.3.1. Kết quả tổng hợp và kiểm định các biến Để nhận diện và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại những vùng nghiên cứu, chúng tôi đã lựa chọn tới 126 biến số mà qua điều tra chúng tôi thấy có ảnh hưởng ở mức độ khác nhau. Các biến được lựa chọn bao gồm cả biến định lượng và biến định tính. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi đã lựa chọn phương pháp Categories để tổng hợp thành 6 nhân tố tổng hợp. Kết quả kiểm định cho thấy cả 6 nhân tố đều có ý nghĩa thống kê. Sau khi lựa chọn, kiểm định, đã thu được kết quả từ việc áp dụng phương pháp Categories và xử lý bằng hệ số Cronbach’s alpha. Bảng 4.35 dưới đây minh họa kết quả kiểm định một số biến theo phương pháp này. 118 Bảng 4.35. Minh hoạ kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho một số biến Cronbach's Biến tổng hợp Biến thành phần Kết luận Alpha - pH đất - Chất hữu cơ 1. Độ phì của đất 1.000 Chấp nhận - Lân hữu dụng - Hô hấp đất - Tập quán sinh hoạt 2. Tập quán 1.000 Chấp nhận - Tập quán canh tác - Hợp tác cộng đồng - Đầu tư XD CSHT 3. Hợp tác chuyển giao 0.807 Tốt - Chuyển giao kỹ thuật - Áp dụng công nghệ - Đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi 4. Khả năng, nhận thức - Vai trò của hợp tác - Khả năng tiếp cận tín dụng - Khả năng tiếp cận thị trường 0.924 Chấp nhận Nguồn: Trích từ kết quả xử lý dữ liệu điều tra 4.3.2. Kết quả phân tích mô hình dữ liệu hỗn hợp Để quyết định sử dụng mô hình hiệu ứng cố định (FEM) hay hiệu ứng ngẫu nhiên (REM), tác giả kết hợp phân tích khả năng đáp ứng các điều kiện của bài toán với kết quả kiểm định Hausman. Bài toán nghiên cứu về các nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp. Có rất nhiều chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp, chẳng hạn như: Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí (GO/IC), Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí (VA/IC), Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí (MI/IC), Tỷ suất giá trị sản xuất theo công lao động (GO/LĐ), NPV,...Các chỉ tiêu này đã được tác giả sử dụng với phương pháp truyền thống để đánh giá, so sánh hiệu quả của từng LUT tại mỗi vùng nghiên cứu và so sánh một LUT tại 3 vùng nghiên cứu với nhau. Kết quả được thể hiện trong những phần trước. Trong mô hình dữ liệu hỗn hợp này, với mục tiêu là nhận diện các nhân tố ảnh hưởng và chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tới hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó, căn cứ vào đối tượng và đặc điểm địa bàn nghiên cứu, tác giả đã lựa chọn biến phụ thuộc là Thu nhập hỗn hợp/1 ha đất nông nghiệp. Đây là một biến tổng hợp, phản ánh tốt nhất mối quan hệ so sánh giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp được sử dụng tại các vùng nghiên cứu trong một thời kỳ nhất định. 119 Thực hiện kiểm định với các giả thuyết như sau: H0: Không có hiện tượng thiếu biến do không quan sát được H1: Có hiện tượng thiếu biến do không quan sát được Kết quả kiểm định cho giá trị Prob hay mức xác suất viết tắt là P-value = 0,0075. Với α = 0,05 ta thấy P-value < 0,05. Kết luận: bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là vấn đề thiếu biến do không quan sát được là không tránh khỏi. Thực tế cho thấy, các biến không quan sát được đó lại tương quan với một hoặc một số biến giải thích trong mô hình. Mô hình hiệu ứng cố định (FEM) được lựa chọn để làm giảm độ chệch của ước lượng. Chúng tôi tiếp tục sử dụng P-value cho kiểm định T về các hệ số  k và kiểm định F về sự phù hợp của hàm hồi quy. Kết quả thu được là tất cả giá trị của P-value trong các trường hợp kiểm định đều nhỏ hơn giá trị α = 0,05. Kết quả đó cho thấy các hệ số của các biến tổng hợp được lựa chọn (  k ) đều thực sự khác 0, điều đó có nghĩa là các biến X có ý nghĩa thống kê, biến Thu nhập hỗn hợp/1 ha đất nông nghiệp thực sự phụ thuộc vào các biến X đã lựa chọn. Hàm hồi quy đặt ra là phù hợp và có ý nghĩa để phân tích. Các nhân tố tổng hợp được lựa chọn là phù hợp với dữ liệu điều tra các hộ nông dân và các biến đều đủ điều kiện đưa vào mô hình phân tích. Cụ thể như sau: - Nhân tố 1 gồm 15 biến từ X1 đến X15 được gọi là Điều kiện tự nhiên. - Nhân tố 2 gồm 7 biến từ X16 đến X22 được gọi là Điều kiện kinh tế - xã hội. - Nhân tố 3 gồm 3 biến từ X23 đến X25 được gọi là Cơ sở hạ tầng phục vụ SX. - Nhân tố 4 gồm 5 biến từ X26 đến X30 được gọi là Kỹ thuật - CN áp dụng trong SXNN. - Nhân tố 5 gồm 32 biến từ X31 đến X62 được gọi là Điều kiện SX của nông hộ. - Nhân tố 6 gồm 64 biến từ X63 đến X126 được gọi là Thị trường. Từ kết quả tổng hợp nhân tố trên đã xác định được 6 nhân tố tổng hợp ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Yên Bái. Đây chính là 6 biến giải thích được đưa vào mô hình FEM với ký hiệu tương ứng: X1 - Điều kiện tự nhiên, X2 - Điều kiện kinh tế - xã hội, X3 - Cơ sở hạ tầng phục vụ SX, X4 - Kỹ thuật - CN áp dụng trong SXNN, X5 - Điều kiện SX của nông hộ, X6 - Thị trường và Thu nhập hỗn hợp/1 ha đất nông nghiệp là biến phụ thuộc được ký hiệu là Y. Mô hình có dạng như sau: Yit = 0,086 + 0,182X1 + 0,215X2 + 0,151X3 + 0,197X4 + 0,112X5 + 0,150X6 + uit Kết quả chạy mô hình được thể hiện tóm tắt trong bảng 4.36 dưới đây. 120 Bảng 4.36. Các hệ số của mô hình Các hệ số, biến số Hệ số t Mức ý nghĩa thống kê ß Độ lệch chuẩn Constant .086 .159 4.725 .001 Điều kiện tự nhiên .182 .031 3.622 .003 Điều kiện kinh tế - xã hội .215 .058 4.501 .005 Cơ sở hạ tầng phục vụ SX .151 .030 5.421 .000 KT - CN áp dụng trong SXNN .197 .022 4.109 .000 Điều kiện SX của nông hộ .112 .031 5.112 .002 Thị trường .150 .021 4.234 .004 2 R = 0.536 F = 6.280 (Sig. F = 0.000) Nguồn: Kết quả mô hình Kết quả trên cho thấy, với t là hệ số tin cậy của các biến, t của tất cả các biến được đưa vào mô hình đều > 3 chứng tỏ khoảng tin cậy trên 95%. Giá trị của R2 = 0,536 cho thấy mô hình lựa chọn là tương đối phù hợp với dữ liệu thu thập và 53,6% sự thay đổi hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp được giải thích bởi 6 nhân tố trong mô hình hay nói cách khác, cả 6 biến độc lập trong mô hình giải thích được 53,6% sự biến động của biến phụ thuộc. F = 6.280 (Sig. F = 0.000) cho thấy hàm số trên có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99,9%. Tất cả các hệ số trong mô hình trên đều mang dấu dương, điều đó có nghĩa là cả 6 nhân tố nghiên cứu đều có tác động cùng chiều đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp. Nói cách khác, khi cải thiện bất kỳ nhân tố nào đều làm gia tăng thu nhập hỗn hợp trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, kết quả phân tích chung của cả 3 cùng nghiên cứu tại Yên Bái cho thấy, hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp chịu tác động nhiều nhất của nhân tố Điều kiện xã hội (trong đó có trình độ dân trí, khả năng, nhận thức của người nông dân, chính sách của chính phủ, sự hợp tác trong sản xuất nông nghiệp,…) với hệ số ß2= 0,215, tiếp theo là nhân tố KT - CN áp dụng trong SXNN với hệ số ß4 = 0,197, sau đó là nhân tố Điều kiện tự nhiên (ß1 = 0,182), nhân tố Cơ sở hạ tầng phục vụ SXNN (ß3 = 0,151), nhân tố Thị trường (ß6 = 0,150), cuối cùng là nhân tố Điều kiện SX của nông hộ (ß5 = 0,112). Tuy nhiên, kết hợp với kết quả từ các phương pháp nghiên cứu khác cho thấy, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên ở mỗi vùng là không như nhau. 121 Kết quả phân tích mô hình cho thấy, khi Điều kiện tự nhiên được cải thiện tốt gấp đôi so với hiện tại thì thu nhập tăng thêm 18,2%. Khi Điều kiện xã hội được cải thiện tốt gấp đôi hiện tại thì thu nhập trên một ha đất nông nghiệp tăng thêm 21,5%. Khi Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất được cải thiện tốt gấp đôi so với hiện tại thì thu nhập tăng thêm 15,1%. Khi Kỹ thuật công nghệ được cải thiện tốt gấp đôi hiện tại thì thu nhập tăng thêm 19,7%. Khi Điều kiện sản xuất của nông hộ được cải thiện tốt gấp đôi hiện tại thì thu nhập tăng thêm 11,2% và khi Thị trường được cải thiện tốt gấp đôi hiện tại thì thu nhập tăng thêm 15%. 4.4. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHÁC 4.4.1. Kết quả phân tích SWOT Những thông tin trong ma trận phân tích được trình bày ở dạng lưới (gồm 4 phần) sau đây sẽ cung cấp những căn cứ để quyết định lựa chọn giải pháp sử dụng đất nông nghiệp phù hợp cho từng vùng. Những nhân tố, được cho là có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp như: điều kiện tự nhiên; điều kiện xã hội; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất; kỹ thuật công nghệ; điều kiện sản xuất của hộ và thị trường trong nông nghiệp sẽ có tác động theo như thế nào đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của từng vùng sẽ được bộc lộ qua nội dung khung phân tích SWOT của từng vùng. Khung phân tích này chính là kết quả có được từ áp dụng công cụ PRA và KIP trong phương pháp có sự tham gia tại 3 vùng nghiên cứu. Kết quả phân tích SWOT cho thấy, nếu xét trong từng vùng thì vùng thấp có nhiều lợi thế hơn bất lợi, có nhiều cơ hội hơn thách thức. Vùng giữa có lợi thế và bất lợi tương đương nhau; cơ hội và thách thức cũng nhiều gần như nhau. Vùng cao thì ngược lại với vùng thấp, có nhiều bất lợi hơn lợi thế, thách thức nhiều hơn cơ hội. Cũng căn cứ vào khung phân tích SWOT, nếu so sánh các vùng với nhau thì thấy, vùng thấp và vùng giữa có nhiều lợi thế và ít điểm bất lợi so với vùng cao. Tuy có khác biệt về nội dung nhưng về cơ bản thì cơ hội đối với cả 3 vùng gần như nhau, nhưng thách thức đối với vùng cao là nhiều và lớn hơn so với vùng thấp và vùng giữa. Sau khi đã phân tích để tìm ra được những lợi thế, bất lợi, những cơ hội và thách thức của từng vùng (trình bày trong mục 4.4.1.1. sau này), chúng tôi đặt những điểm riêng biệt của từng vùng vào ma trận SWOT để tìm ra hướng giải pháp cho từng vùng. Ma trận được mô phỏng trong hình dưới đây. 122 LỢI THẾ BẤT LỢI Làm gì để phát huy lợi thế, tận dụng cơ hội nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp? Làm gì để khắc phục, vượt lên những khó khăn, nắm lấy cơ hội nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp? Làm thế nào để tận dụng lợi thế đẩy lùi thách thức, biến thách thức thành những cơ hội mới nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp? Những bất lợi nào đang “hiện thực hóa” những thách thức, nguy cơ làm giảm hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp? GIẢI PHÁP CƠ HỘI THÁCH THỨC Hình 4.2. Ma trận SWOT Kết quả phân tích ma trận SWOT đã chỉ rõ những hướng giải pháp chính, những hoạt động cần triển khai ở từng vùng để phát huy lợi thế, khắc phục những bất lợi để nắm lấy cơ hội, đẩy lùi thách thức, đồng thời kết quả phân tích ma trận cũng cho thấy những điểm bất lợi làm tăng nguy cơ giảm hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp. 123 4.4.1.1. Kết quả phân tích SWOT cho vùng thấp LỢI THẾ - Độ dốc của đất nông nghiệp không quá lớn; - Có diện tích mặt nước rất lớn, thích hợp cho phát triển NTTS nước ngọt; - Lực lượng lao động dồi dào; - Người dân có kinh nghiệm, có kiến thức và biết sử dụng vốn có hiệu quả hơn; - Am hiểu hơn về kỹ thuật nuôi trồng, thu hoạch; - Giao thông thuận lợi hơn vùng giữa và vùng cao; - Công nghệ thông tin, truyền thông phát triển, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; - Văn hóa, thái độ, hành vi của người dân tích cực; CƠ HỘI - Thời tiết, khí hậu thuận lợi, ít thiên tai; Không có địa phương nào trong tỉnh có được lợi thế về mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản bằng vùng này; - Trong vùng có một số cơ sở SX giống và chế biến nông sản (nhà máy chế biến tinh bột sắn và một số cơ sở sản xuất giống thủy sản) - Khoa học - kỹ thuật, công nghệ trong nông nghiệp có nhiều thành tựu mới có khả năng áp dụng; Thông tin và các chương trình nghiên cứu ngày càng nhiều, phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức thể hiện; - Vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm đang trở thành vấn đề quan tâm mang tính toàn cầu; - Chính phủ khuyến khích nhập khẩu các giống vật nuôi, cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và khuyến khích xuất khẩu nông sản; - Thị trường nông sản trong vùng và trong tỉnh ngày càng phát triển, nhu cầu về nông sản ngày càng cao và đa dạng; - Các đối tác, hệ thống đại lý và kênh phân phối nông sản ngày càng phát triển; BẤT LỢI - Chất lượng lao động chưa cao; - Thiếu vốn; - Ruộng đất manh mún; - Khả năng tiếp cận thị trường hạn chế; - Chất lượng nông sản thấp, không ổn định; - Phẩm cấp, thương hiệu của nông sản chưa được khẳng định; - Công nghệ chế biến, bảo quản lạc hậu; - Việc kiểm soát quá trình sử dụng đất nông nghiệp của cơ quan quản lý các cấp còn bộc lộ nhiều hạn chế,... THÁCH THỨC - Chất lượng nông sản thấp, không ổn định; - Biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính đang gây ra nhiều tác động xấu đến SX NN; - Đất nông nghiệp bị chia cắt bởi lòng hồ Thác Bà; - Bộ phận đất có độ dốc tương đối lớn trong vùng không nhiều nhưng lại đang bị thoái hóa, bạc màu đe dọa an ninh lương thực; - Ô nhiễm nguồn nước hồ Thác Bà do nước thải của các nhà máy xung quanh; - Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nông sản ngày càng nhiều và lớn mạnh; - Một số điểm yếu khác không thể khắc phục đang có nguy cơ làm giảm hiệu quả của nhiều chương trình, chính sách; 124 4.4.1.2. Kết quả phân tích SWOT cho vùng giữa LỢI THẾ BẤT LỢI - Đất tương đối phì nhiêu; Khí hậu thuận hòa; Giao thông thuận lợi hơn vùng cao; - Có cánh đồng Mường Lò trải trên đất thuộc 8 xã của huyện. Đây là vựa lúa lớn thứ 2 ở miền núi phía Bắc VN với diện tích trên 2000 ha, tưới tiêu tự chảy; - Có diện tích chè lớn nhất trong tỉnh; - Chất lượng gạo được thị trường chấp nhận, sản lượng khá cao và ổn định; - Thương hiệu gạo nếp Tú Lệ và chè Văn Chấn đã được khẳng định trên thị trường nội tỉnh; - Có nhiều dân tộc chung sống, người dân có kinh nghiệm và kiến thức sản xuất; - Có kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt tiến bộ hơn vùng cao; - Văn hóa, thái độ, hành vi của người dân tích cực; - Công nghệ thông tin, truyền thông phát triển, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; - Nguồn nhân lực còn hạn chế về số lượng và cả chất lượng; - Thiếu vốn; Khả năng tiếp cận thị trường chưa tốt; - Tỷ lệ chủ hộ được qua đào tạo chưa cao; Cơ sở GD-ĐT chưa nhiều; - Nông sản chủ yếu chỉ phục vụ cho tiêu dùng trong nội tỉnh. Chất lượng chè và nhiều loại nông sản khác chưa khẳng định được vị thế trên thị trường ngoại tỉnh; Chưa bảo vệ và xây dựng được thương hiệu cho một số đặc sản của vùng; - Ít am hiểu về kỹ thuật cao, công nghệ mới trong thu hoạch, chế biến, bảo quản, đóng gói nông sản; - Việc kiểm soát quá trình sử dụng đất nông nghiệp của cơ quan quản lý các cấp còn bộc lộ nhiều hạn chế hơn vùng thấp,... CƠ HỘI - Thời tiết, khí hậu thuận lợi, ít thiên tai; Mạng lưới thông tin khá phát triển; - Thị trường nông sản trong vùng và trong tỉnh ngày càng phát triển, nhu cầu về nông sản ngày càng cao và đa dạng; - Không có địa phương nào trong tỉnh có được lợi thế về diện tích đất sản xuất lúa và chè như vùng này; - Trong vùng có nhà máy chế biến tinh bột sắn và nhiều cơ sở chế biến chè; - Khoa học - kỹ thuật, công nghệ trong nông nghiệp có nhiều thành tựu mới có khả năng áp dụng, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất các giống lúa mới; - Vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm đang trở thành vấn đề quan tâm mang tính toàn cầu; - Chính phủ khuyến khích nhập khẩu các giống vật nuôi, cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và khuyến khích xuất khẩu nông sản; - Các đối tác, hệ thống đại lý và kênh phân phối nông sản ngày càng phát triển. THÁCH THỨC - Địa hình khá hiểm trở, nhiều núi, đồi; - Bộ phận đất có độ dốc cao trong vùng tương đối nhiều, đang bị thoái hóa, bạc màu và chưa được sử dụng có hiệu quả; - Giá nông sản thấp, không ổn định; Biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính đang gây ra nhiều tác động xấu đến SX NN; - Ô nhiễm cánh đồng Mường Lò do nước thải và khí thải của các nhà máy tinh bột sắn Nghĩa Lộ đe dọa an ninh và an toàn lương thực, thực phẩm; - Thu nhập của dân cư thấp, phương thức tự sản tự tiêu còn khá phổ biến nên lượng nông sản hàng hoá trên thị trường chưa nhiều; - Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nông sản ngày càng nhiều và lớn mạnh; - Một số điểm yếu khác không thể khắc phục đang có nguy cơ làm giảm hiệu quả của nhiều chương trình, chính sách; - 125 4.3.1.3. Kết quả phân tích SWOT cho vùng cao LỢI THẾ BẤT LỢI - Có những cánh đồng bậc thang trồng lúa nước lớn thứ hai ở miền núi phía Bắc với diện tích hàng trăm hecta, tưới tiêu tự chảy. Những cánh đồng bậc thang này tạo nên cảnh quan rất đẹp và kỳ vĩ; - Có diện tích rừng lớn nhất trong tỉnh; - Công nghệ thông tin, truyền thông đủ khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; - Người dân trung thực, dám bộc lộ những khó khăn cũng như hạn chế của mình trong sinh hoạt và sản xuất; - Nguồn nhân lực còn rất hạn chế về số lượng và cả chất lượng; - Bộ phận dân cư là dân tộc thiểu số chiếm hơn 90%, thiếu kinh nghiệm và kiến thức sản xuất; - Thiếu vốn, sử dụng vốn chưa có hiệu quả; - Trình độ dân trí chưa cao; còn nhiều phong tục, tập quán sản xuất và sinh hoạt lạc hậu. Nhiều hộ chưa biết xây dựng kế hoạch sản xuất, chi tiêu và hình ảnh trong tương lai của chính họ; - Một bộ phận không nhỏ lười lao động, chưa có động cơ tự thoát nghèo, có thái độ trồng chờ vào sự tác động từ bên ngoài; - Ít cơ sở giáo dục - đào tạo; - Trong vùng chưa có cơ sở chế biến nông sản; - Khả năng tiếp cận thị trường kém; - Chất lượng nông sản chưa được thị trường chấp nhận, sản lượng thấp và không ổn định, không đủ để phục vụ nhu cầu trong huyện; - Ít am hiểu kỹ thuật - công nghệ nuôi, trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, và đóng gói nông sản; - Nông sản chủ yếu chỉ phục vụ cho tiêu dùng trong huyện; - Chưa xây dựng được thương hiệu cho một loại nông sản nào; - Việc kiểm soát quá trình sử dụng đất nông nghiệp của cơ quan quản lý các cấp còn bộc lộ rất nhiều hạn chế,... 126 - - CƠ HỘI Là một trong 62 huyện nghèo và đặc biệt khó khăn của cả nước nên được Chính phủ rất quan tâm; Có nhiều chính sách hỗ trợ, đặc biệt trong nông nghiệp; Thị trường nông sản trong vùng và trong tỉnh ngày càng phát triển, nhu cầu về nông sản ngày càng cao và đa dạng; Không có địa phương nào trong tỉnh có được lợi thế phát triển nghề lâm nghiệp như vùng này; Khoa học - kỹ thuật, công nghệ trong nông nghiệp có nhiều thành tựu mới có khả năng áp dụng, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất các giống cây lâm nghiệp mới có giá trị kinh tế cao; Vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm đang trở thành vấn đề quan tâm mang tính toàn cầu; Chính phủ khuyến khích nhập khẩu các giống vật nuôi, cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và khuyến khích xuất khẩu nông sản; Các đối tác, hệ thống đại lý và kênh phân phối nông sản ngày càng phát triển; Thông tin và các chương trình nghiên cứu ngày càng nhiều, phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức thể hiện; THÁCH THỨC - - Địa hình hiểm trở; Giao thông khó khăn; Thời tiết, khí hậu khắc nghiệt (nhiệt độ rất thấp vào mùa đông); - Giá nông sản thấp, không ổn định; - Biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính đang gây ra nhiều tác động xấu đến SX NN, đe dọa an ninh lương thực, thực phẩm ở vùng này ở mức nghiêm trọng hơn; - Nhiều thiên tai gây hậu quả nghiêm trọng (lũ ống và sạt lở đất); - Đất nông nghiệp bị chia cắt bởi địa hình nên ruộng đất manh mún, khó khăn cho tưới tiêu và chăm sóc dẫn đến năng suất trồng trọt thấp; - Đất nông nghiệp có độ dốc lớn, độ phì nhiêu thấp, diện tích thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp rất ít, phần lớn chỉ thuận cho phát triển lâm nghiệp; - Thu nhập của dân cư rất thấp, phương thức tự sản tự tiêu còn rất phổ biến nên lượng người tiêu thụ nông sản trên thị trường rất ít, sản lượng tiêu thụ rất thấp; - Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nông sản ngày càng nhiều và lớn mạnh; - Các đối tác tiêu thụ lâm sản gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh; - Nguồn cung lâm sản của các địa phương khác trong và ngoài tỉnh ngày càng lớn ảnh hưởng không tích cực đến giá và sản lượng lâm sản của vùng này; - Một số điểm yếu khác không thể khắc phục đang có nguy cơ làm giảm hiệu quả của nhiều chương trình, chính sách; - 127 4.4.2. “Cây vấn đề” Từ những kết quả nghiên cứu trên đây, chúng tôi thiết kế “Cây vấn đề” cho từng vùng. “Cây vấn đề” được sử dụng để thể hiện mối quan hệ nhân quả trong việc sử dụng đất nông nghiệp. Những câu hỏi có thể được giải đáp qua “Cây vấn đề” gồm: - Nguyên nhân nào dẫn đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại 3 vùng của Yên Bái chưa cao? - Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp thấp sẽ dẫn đến hậu quả gì? “Cây vấn đề” được thiết kế trên cơ sở nghiên cứu bằng nhiều phương pháp khác nhau để nhận diện được những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp thấp, đồng thời cũng đề cập đến hậu quả của thực trạng này. “Cây vấn đề” cũng là một trong những căn cứ mang tính khoa học để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho từng vùng trong tỉnh. (Xem hình 4.3a, 4.3b và 4.3c) 4.5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 4.5.1. Căn cứ đề xuất giải pháp 4.5.1.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của tỉnh Kết quả nghiên cứu về điều kiện tự nhiên của tỉnh cho thấy, tính đặc thù của điều kiện khí hậu, địa hình và đất đai đã tạo cho tỉnh Yên Bái có lợi thế để phát triển một tập đoàn cây trồng, vật nuôi phong phú và độc đáo. Diện tích đất chưa sử dụng đến năm 2010 của tỉnh Yên Bái còn nhiều. Phần lớn đất nông nghiệp của Yên Bái là đất đỏ, vàng, có độ dốc cao. Các huyện vùng cao nói chung có nền nhiệt độ thấp hơn các huyện ở vùng thấp, đặc biệt là Mù Cang Chải, vào mùa đông có những khi nhiệt độ xuống tới mức dưới 0 0C. Yên Bái là một trong những tỉnh miền núi có kết cấu hạ tầng lạc hậu nhất so với nhiều vùng khác của miền núi phía Bắc nước ta. Địa hình chia cắt mạnh, kết cấu hạ tầng lạc hậu, lại xa các thị trường lớn là những nhân tố tác động trực tiếp đến giá thành và khả năng cạnh tranh của nông lâm sản. Trình độ dân trí thấp, thói quen sản xuất tự túc tự cấp; khó triển khai hình thức sản xuất hàng hóa; vốn tự có trong dân rất ít; nhiều phong tục, tập quán lach hậu còn tồn tại; thiên tai thường xuyên… đang là những nhân tố tạo nên nguy cơ tụt hậu xa hơn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Việc chọn cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp hàng hóa ở tỉnh Yên Bái đã cân nhắc kỹ lưỡng các đặc điểm trên đây. Cơ cấu cây con được lựa chọn phải phù hợp các điều kiện: - Thích hợp sản xuất trên đất dốc 128 - Kỹ thuật nuôi trồng đơn giản, dễ làm, bỏ vốn ít, sớm cho sản phẩm - Sản phẩm dễ thu hái, dễ vận chuyển. Bản chất sản xuất nông nghiệp ở một tỉnh miền núi như Yên Bái là nền sản xuất trên đất dốc dựa vào người nghèo, trình độ thâm canh thấp. Mọi sự áp đặt, không tính đến các đặc điểm đó sẽ thất bại. 4.5.1.2. Những chủ trương, chính sách được áp dụng trên địa bàn tỉnh Những chủ trương, chính sách được cụ thể hoá bằng các văn bản pháp lý đã, đang và sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Các chủ trương chính sách đó tác động đến hầu hết các vấn đề liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp: từ diện tích canh tác đến mức độ đầu tư thâm canh; từ giống cây trồng vật nuôi đến năng suất, sản lượng, chất lượng nông sản; từ khả năng tiếp cận vốn tín dụng đến lượng vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp; từ sản xuất đến tiêu thụ; từ việc làm cho lao động nông nghiệp đến thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích đất nông nghiệp; từ mục tiêu đảm bảo an ninh lương tực tại chỗ đến phát triển nông nghiệp bền vững;… 4.5.1.3. Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến 2020 Căn cứ vào các tài liệu về thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất, đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây trồng, dự kiến khả năng mở rộng diện tích cho mục đích phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 là 25.000 - 35.000 ha. Trong đó: - Mở rộng cho mục đích sản xuất nông nghiệp: 5.000 - 10.000 ha; - Khả năng mở rộng cho mục đích sản xuất lâm nghiệp: 20.000 - 25.000 ha. [8] Mặc dù luận án là một nghiên cứu khoa học độc lập, nhưng để đảm bảo tính khả thi của các giải pháp, chúng tôi tham khảo Đề án quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh với một số nội dung liên quan trực tiếp đến quy hoạch sử dụng và hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp. Cụ thể như sau: *) Quy hoạch ngành trồng trọt - Mục tiêu: Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững, sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, chất lượng cao, sản phẩm an toàn, có sức cạnh tranh trên thị trường. Hình thành các vùng chuyên canh tập trung có năng suất cao gắn với công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến, đồng thời gìn giữ và bảo vệ môi trường. Đảm bảo an ninh lương thực, ổn định diện tích canh tác lúa, ngô sắn, chè,...Thử nghiệm một số cây trồng như cao su và một số cây trồng khác. Hình thành các vùng rau sạch, phát triển nghề trồng hoa, sinh vật cảnh. - Chỉ tiêu nhiệm vụ: Các chỉ tiêu phát triển ngành trồng trọt được thể hiện cụ thể trong Quy hoạch đối với từng nhóm cây trồng. (Xem bảng 4.37 phần Phụ lục). 129 *) Quy hoạch ngành lâm nghiệp - Mục tiêu: Thiết lập quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp. Tập trung phát triển trồng rừng kinh tế ở vùng thấp, từng bước chuyển giao kỹ thuật trồng rừng kinh tế ở vùng cao. Khuyến khích các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội tham gia hoạt động lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng nhiều vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và góp phần giữ vững quốc phòng an ninh. Phấn đấu đến 2015, giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 25% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Năm 2020, giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 26% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. - Quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp: Tổng diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp là 493.801 ha. Phát triển 3 loại rừng: +) Rừng sản xuất (268.632 hecta), chủ yếu trồng rừng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp sản xuất giấy, sản xuất ván nhân tạo, gỗ xây dựng; trồng rừng đặc sản; phát triển kinh tế trang trại nông lâm kết hợp với các loại cây như: keo lai, keo tai tượng, bạch đàn mô,mỡ, xoan, quế, tre, vầu, luồng, song, mây,... +) Rừng phòng hộ (188.661 hecta). Thực hiện quản lý bảo vệ tốt hệ thống rừng đầu nguồn hiện có, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên, trồng rừng phòng hộ, bình quân mỗi năm 1.600 ha với các loại cây thích hợp như: trám, sấu, thông, quế, tre, luồng, vối, thuốc, sa mộc, sơn tra,... trên địa bàn 7 huyện: Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Yên Bình, Lục Yên, Văn Yên, Trấn Yên nhằm nâng độ che phủ, điều tiết nước cho thủy điện Thác Bà và bảo vệ an toàn cho vùng hạ lưu. +) Rừng đặc dụng (36.508 hecta. Tiếp tục đầu tư quản lý rừng tự nhiên,khoanh nuôi, trồng mới rừng đặc dụng cho 2 khu bảo tồn sinh cảnh tại huyện Mù Cang Chải và khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu - Văn Yên. *) Thủy sản - Mục tiêu: Tận dụng tối đa diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản để tăng sản lượng. Tăng diện tích nuôi cá ruộng, chuyển đổi những diện tích ruộng 1 vụ kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Ổn định và tiếp tục phát triển mô hình nuôi cá lồng để tận dụng mặt nước các hồ, đầm lớn. Tiếp tục củng cố mạng lưới sản xuất các loại giồng thủy sản, thử nghiệm đưa giống mới có năng suất và giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Từng bước tăng giá trị ngành thủy sản, phấn đấu đến 2015, giá trị sản xuất thủy sản đạt 7% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, năm 2020 đạt 9% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. - Chỉ tiêu cụ thể: Các chỉ tiêu cụ thể để phát triển nuôi trồng thủy sản thể hiện trong bảng 4.38 phần Phụ lục. 130 4.5.1.4. Các dự báo liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp *) Dự báo về dân số và lao động Dự báo dân số của tỉnh năm 2015 là khoảng 781.000 người, tỷ lệ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 là 1,086%, năm 2020 có khoảng 814.500 người, tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 là 1,006%. Dân số nông thôn năm 2015 dự ước vào khoảng 649.136 người, lao động nông nghiệp là khoảng 370.000 người, năm 2020 có khoảng 692.441 người, lao động nông nghiệp là khoảng 394.600 người. Cơ cấu lao động nông nghiệp trong các ngành kinh tế năm 2015 là 70,8%, năm 2020 là 67% tổng lao động. Hiện nay, tại tỉnh Yên Bái, tỷ lệ tăng dân số còn khá cao, nhất là ở khu vực nông thôn, do vậy sẽ tạo ra áp lực lớn về lương thực, thực phẩm, việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn. *) Dự báo về nhu cầu lương thực, thực phẩm và chất đốt Trong giai đoạn tới, giải quyết vấn đề an ninh lương thực vẫn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với tỉnh miền núi nghèo Yên Bái, tiếp đến là tạo sản phẩm hàng hóa làm tăng thu nhập cho người dân. Dự báo nhu cầu về lương thực, thực phẩm và chất đốt của tỉnh thể hiện qua bảng 4.39 (phần Phụ lục). *) Dự báo về triển vọng sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đến năm 2015 và 2020 có liên quan đến sản xuất nông nghiệp tại Yên Bái  Dự báo các chỉ tiêu sản xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn +) Về trồng trọt - Lúa: Trên cơ sở tính toán nhu cầu trong tương lai của đất nước và nhu cầu chung của thế giới, dự kiến sản lượng lúa đến năm 2020 đạt hơn 41 triệu tấn trên diện tích canh tác 3,81 ha. - Ngô, mía, lạc, đậu tương: Xác định địa bàn và quy mô sản xuất tối ưu cho các loại cây trồng này. Phấn đấu đến năm 2015, sản lượng ngô đạt 6,5 triệu tấn; sản lượng mía cây đạt 25 triệu tấn; sản lượng lạc đạt 1 triệu tấn; đậu tương đạt 740 ngàn tấn. Đến năm 2020, sản lượng ngô đạt 7,2 triệu tấn; đậu tương đạt 1,1, triệu tấn. - Cà phê, chè, cao su: dự kiến sản lượng cà phê là 1,1 triệu tấn; cao su là khoảng 1,5 triệu tấn; chè búp tươi 1 triệu tấn. Tập trung xây dựng một số vùng chuyên canh với các trang trại và doanh nghiệp tập trung quy mô lớn gắn với chế biến và hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ, thị trường. - Cây ăn quả, rau, hoa: Dự ước năm 2020 sản xuất được 12 triệu tấn quả tươi. Phấn đấu xuất khẩu trong giai đoạn 2010 - 2015 xuất khẩu được 200 - 300 ngàn tấn rau, 400 - 500 ngàn tấn quả; giai đoạn 2016 - 2020 xuất khẩu 350 - 400 ngàn tấn rau, 600 - 800 ngàn tấn quả các loại. Tăng cường áp dụng quy trình sản xuất, chế biến 131 đảm bảo vệ sinh, an toàn. Tổ chức chế biến, xây dựng hệ thống tiếp thị để phát triển mạnh thị trường trong nước và xuất khẩu. [3] +) Lâm nghiệp Sắp xếp, ổn định lại hệ thống 3 loại rừng gồm: 8,4 triệu ha rừng sản xuất; 5,68 triệu ha rừng phòng hộ và 2,16 triệu ha rừng đặc dụng. Phấn đấu đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt 5,4 tỷ USD và nâng lên 7 tỷ USD vào năm 2020. Thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực có thế mạnh như: đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ mộc mỹ nghệ và sản phẩm mây tre. Đẩy mạnh chế biến ván nhân tạo, bột giấy, giảm chế biến dăm giấy xuất khẩu. [3] +) Thủy sản Tập trung đầu tư theo chiều sâu, mở rộng quy mô bán thâm canh, thâm canh, giữ ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản ở mức 1,1 - 1,2 triệu ha. Trong đó, nuôi trồng thủy sản cá nước ngọt là 550 ngàn ha, hình thức nuôi thâm canh và công nghiệp dự kiến chiếm khoảng 3-5% tổng diện tích nuôi trồng. Các loại thủy sản chính là: cá tra, cá rô phi đơn tính, tôm càng xanh,...Bảo tồn và phát triển các giống thủy sản bản địa có giá trị kinh tế cao, nâng kim ngạch xuất khẩu thủy sản lên khoảng 7 tỷ USD vào năm 2015 và khoảng 8,6 tỷ USD vào năm 2020. [3]  Dự báo thị trường +) Thị trường các sản phẩm cây lâu năm - Cây ăn quả: Theo thống kê của FAO thì bình quân tiêu thụ quả của Việt Nam là 40 kg/người/năm, chỉ bằng 59% mức bình quân của thế giới (70 kg/người/năm). Mức sống càng tăng thì nhu cầu sử dụng quả càng tăng. Như vậy, thị trường quả trong nước vẫn còn rất lớn. Đối với vùng TD - MNPB thì ngoài tiêu thụ nội vùng, thị trường quả sẽ là vùng đồng bằng sông Hồng với các đô thị lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương … Về xuất khẩu, theo ước tính của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam thì lượng xuất khẩu của nước ta hiện nay chỉ đạt 6-10% tổng sản lượng, trong đó chủ yếu xuất sang Châu Á (82%), Châu Âu (11,8%) và Châu Mỹ (5,2%). Trung Quốc là một thị trường lớn của cây ăn quả Việt Nam, nhưng hiện nay, việc xuất quả vào Trung Quốc rất khó khăn do nước này đã gia nhập WTO và áp dụng tiêu chuẩn hàng hoá châu Âu. Hơn nữa, giữa Trung Quốc và Thái Lan đã dỡ bỏ thuế quan mậu dịch, đây thực sự là một thách thức cho việc sản xuất quả của Việt Nam, đòi hỏi ngành sản xuất quả của cả nước phải nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hạ giá thành để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới. Về chế biến, theo Tổng Công ty Rau quả Việt Nam, lượng quả chế biến hiện chỉ chiếm 5-7%, tập trung chủ yếu vào các sản phẩm dứa, xoài, chôm chôm, nhãn, chuối, 132 mãng cầu, cam, đu đủ … Vùng TD - MNPB hiện chỉ có những cơ sở chế biến thủ công với sản lượng rất thấp. Theo kế hoạch phát triển các loại cây ăn quả chính, đến năm 2010, vùng TD - MNPB sẽ là một trong những vùng cung cấp nguyên liệu quả cho các nhà máy chế biến cây công nghiệp được bố trí tại Lào Cai, Sơn La, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà Nội, Thái Bình, Bắc Giang, Nam Định và Hải Phòng. Đây là một cơ hội lớn để tỉnh Yên Bái quy hoạch và tập trung phát triển vùng cây ăn quả đặc sản, tạo dựng thương hiệu và hình ảnh cho chính mình. - Sản phẩm chè: Theo dự án điều chỉnh quy hoạch sản xuất chè cả nước thì mức tiêu thụ chè ở Việt Nam là 0,36 kg/người/năm (của thế giới là 0,50 kg). Mức tiêu thụ trong nước tăng 4-5%/năm, tổng mức nội tiêu năm 2010 vào khoảng 45-50 ngàn tấn. Với thị trường ngoài nước, hiện nay 80% sản lượng chè của ta dùng cho xuất khẩu. Theo Hội đồng chè thế giới (ITC), nhu cầu chè thế giới giai đoạn 2005-2010 tăng 2,3%/năm, trong đó các nước CIS (cộng đồng các quốc gia độc lập) tăng 2,4%/năm. Hiện nay, nhu cầu chè thế giới là 2,1 triệu tấn. Những năm gần đây, thị phần xuất khẩu chè của ta ở khu vực Trung Đông giảm mạnh do chiến tranh. Tuy nhiên, ta đang mở rộng một số thị trường tiềm năng là Nga, Mỹ và các nước Đông Âu. Xuất khẩu chè dự báo sẽ tăng 2,5%/năm trong những năm tới. Riêng các nước xuất khẩu lớn như Trung Quốc, ấn Độ, Indonesia, Xri Lanka và Kenya chiếm 85% thị phần. Như vậy, thị phần xuất khẩu của ta trên thị trường chè thế giới còn rất nhỏ bé, cơ hội xuất khẩu chè của ta còn rất lớn. +) Thị trường các sản phẩm cây hàng năm - Ngô: Thị trường tiêu thụ ngô vùng TD - MNPB năm 2010 vào khoảng 1,3 triệu tấn, trong đó nhu cầu cho người và chăn nuôi nội vùng 900 ngàn tấn/năm, nhu cầu cho chế biến 400 ngàn tấn/năm. Nhu cầu thị trường ngô là rất lớn, mỗi năm nước ta phải nhập trên 1 triệu tấn ngô từ Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc về để chế biến thức ăn gia súc. Trong phương án phát triển ngô của tỉnh thì chủ trương tăng diện tích ngô ở diện tích đất 1 vụ lúa và đất màu ven sông, giảm ngô trên đất nương rẫy. - Đậu tương: Theo dự án điều tra, bổ sung sản xuất, chế biến ngô, đậu tương vùng TD - MNPB, thị trường tiêu thụ đậu tương của vùng năm 2010 khoảng 500600 ngàn tấn, chủ yếu làm thực phẩm cho người và thức ăn chăn nuôi nội vùng, cung cấp cho công nghiệp ép dầu và chế biến thức ăn gia súc ở các tỉnh phía Bắc. Dự báo đến năm 2020, tổng các nhu cầu này tăng gấp trên 2,5 lần hiện nay. [3] Như vậy, thị trường ngô và đậu tương còn rất lớn. Hiện nay, nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi ở nước ta, chủ yếu là ngô và đậu tương. Hai loại nông sản này còn phải nhập từ nước ngoài (ngô nhập 300.000 tấn/năm 2010, đậu tương 300– 500 nghìn tấn/năm 2010) . Trong khi đó, đất nương rẫy của tỉnh là một trong những chân đất thích hợp vào việc mở rộng diện tích trồng ngô và đậu tương. 133 4.5.1.5. Các tiến bộ về khoa học công nghệ - Về giống cây trồng: Đến nay, các cơ quan và các Viện nghiên cứu đã chọn tạo và nhập nội được một tập đoàn cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, phù hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau như cây ăn quả nguồn gốc ôn đới, á nhiệt đới, các giống chè, ngô, đậu tương năng suất, chất lượng cao, các giống bò sữa, bò thịt cho sản lượng sữa, thịt cao. Hiện nay, các chương trình giống vật nuôi, cây trồng đang được chú trọng ở tất cả các vùng trong tỉnh. Hầu hết các loại cây trồng, vật nuôi đều có quy trình kỹ thuật được ban hành từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Những quy trình này là kết quả của những nghiên cứu và khảo nghiệm thực tế trên địa bàn. - Về khoa học công nghệ trên đất dốc: Hiện nay, có nhiều mô hình sử dụng đất dốc có hiệu quả được các cơ quan tổ chức trong và ngoài nước áp dụng trong vùng TD - MNPB nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng. Ngoài ra, có nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu về đất dốc trong các lĩnh vực: thuỷ lợi, lâm nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, kỹ thuật canh tác v.v… 4.5.1.6. Kết quả nghiên cứu của luận án Căn cứ vào kết quả áp dụng phối hợp nhiều phương pháp, tác giả đã chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức của từng vùng; nhận diện được những nhân tố tác động, mức độ tác động đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp; nhận biết mối quan hệ nhân quả trong việc sử dụng đất nông nghiệp (những nguyên nhân dẫn tới việc sử dụng đất nông nghiệp không hiệu quả trong từng vùng, và việc sử dụng đất nông nghiệp kém hiệu quả sẽ dẫn tới những hệ luỵ gì). Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng giải pháp cho từng vùng. Các giải pháp cho từng vùng và cho cả tỉnh Yên Bái được đề xuất trên quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững, mà muốn có được sự bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường ở vùng núi cao Yên Bái trong giai đoạn từ nay đến 2020 thì mục tiêu về kinh tế như: xoá đói giảm nghèo, cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống cần phải được chú trọng. 4.5.2. Giải pháp theo vùng 4.5.2.1. “Cây giải pháp” (Xem Cây giải pháp trong hình 4.4a, 4.4b và 4.4c) “Cây giải pháp” của từng vùng nghiên cứu được thiết kế trên cơ sở kết quả mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp đã được thể hiện trong “Cây vấn đề”. Theo thứ tự từ trái qua phải cũng là thứ tự ưu tiên của giải pháp tại mỗi vùng. Những câu hỏi được giải đáp trong “Cây giải pháp” gồm: - Giải pháp nào được lựa chọn cho từng vùng (Tên giải pháp)? - Mục tiêu của từng giải pháp là gì? 134 - Các hoạt động nào cần thực hiện trong mỗi giải pháp (Nội dung của giải pháp)? - Các giải pháp được thực hiện sẽ mang lại kết quả ra sao (Kết quả dự kiến)? Những giải pháp cụ thể dựa trên kết quả phân tích mô hình dữ liệu hỗn hợp được thể hiện trong “Cây giải pháp” cho từng vùng. 6 nhân tố ảnh hưởng đến từng vùng không như nhau về mức độ, do vậy thứ tự ưu tiên các giải pháp cũng khác nhau ở mỗi vùng nghiên cứu. 4.5.2.2. Nội dung chi tiết của các nhóm giải pháp a) Tăng cường công tác khuyến nông và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực *) Công tác khuyến nông Thực hiện có hiệu quả việc xã hội hoá công tác khuyến nông. Cần xây dựng phương án đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn của mạng lưới khuyến nông đến từng thôn, bản. Các cán bộ khuyến nông cần thực hiện phương châm “3 cùng” và “cầm tay chỉ việc” trong công tác khuyến nông, đặc biệt là trong việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ trên đất dốc. Mặt khác, ngành nông nghiệp của tỉnh cũng cần điều chỉnh chế độ thù lao đối với các cán bộ khuyến nông cơ sở nhằm động viên, khuyến khích cán bộ khuyến nông phát huy hết năng lực. Cần dành một khoản kinh phí cho chương trình đào tạo chuyên môn về khoa học công nghệ sử dụng đất dốc cho các cán bộ nông nghiệp từ tỉnh đến huyện và các cán bộ khuyến nông vì đất dốc là đặc trưng của đất nông nghiệp của tỉnh Yên Bái, mà muốn sử dụng đất có hiệu quả thì phải có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực đất nông nghiệp và đất dốc. *) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Con người là yếu tố quyết định mọi thành công, do vậy để đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tỉnh Yên Bái cần thực hiện các giải pháp sau: +) Đối với đội ngũ cán bộ quản lý - Xác định rõ chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị để hình thành tiêu chuẩn cán bộ theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng cao. Trên cơ sở đó rà soát,lập kế hoạch bố trí, đào tạo và thu hút nhân tài. - Xây dựng chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, có khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp. - Xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, thú y, thủy sản, lâm nghiệp,...) theo hướng gửi đi đào tạo ở nước ngoài và tại các trường chuyên nghiệp trong nước. - Có chính sách tuyển dụng cán bộ trẻ, có trình độ, năng lực. Tăng cường công tác luân chuyển cán bộ, nhất là cán bộ quản lý. 135 +) Đối với nông dân - Đào tạo một cách có hệ thống, có cấp bằng cho lao động nông nghiệp. Ban hành chính sách khuyến khích nông dân học nghề (ưu đãi vốn vay, ưu đãi tích tụ ruộng đất trong giới hạn được phép, hỗ trợ áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ). - Phát huy vai trò của Hội nông dân, hợp tác xã và các Hiệp hội sản xuất trong việc dạy nghề, tiếp thu khoa học - công nghệ, tiếp cận thông tin. - Xây dựng đội ngũ phát triển cộng đồng, tập trung nâng cao kiến thức cho cán bộ cơ sở. - Khuyến khích đội ngũ trí thức phục vụ nông nghiệp, nông thôn (thành lập doanh nghiệp, xây dựng trang trại, mở dịch vụ khoa học - công nghệ,...) - Tăng cường công tác tuyên truyền, đổi mới, nâng cao nhận thức cho nông dân. Tăng cường thời lượng phát sóng các kênh truyền hình, kênh phát thanh các chuyên mục phục vụ phát triển nông nghiệp. Xây dựng chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp thông tin về sản xuất nông nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ưu tiên cho công tác in ấn, phát hành sách báo phổ biến kỹ thuật trong nông nghiệp. Xây dựng quỹ hỗ trợ cho các sáng tác có nội dung tuyên truyền về các chương trình phát triển nông nghiệp. *) Tổ chức sản xuất, kinh doanh - Tổng kết, đổi mới và xây dựng các mô hình kinh tế, các hình thức tổ chức sản xuất sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp tại các địa phương. Xây dựng chính sách khuyến khích phát triển các mối liên kết giữa nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo hướng trang trại có quy mô phù hợp, tỷ trọng sản phẩm hàng hóa lớn. - Tiếp tục phát triển kinh tế hộ lên một bước mới theo hướng chuyên môn hóa. Đưa sản xuất theo mô hình trang trại ra khỏi khu dân cư, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu. - Ưu tiên khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác (ưu đãi về vốn vay, đào tạo, thuê đất, chuyển giao kỹ thuật, phát triển thị trường, xúc tiến thương mại,...), khuyến khích các hiệp hội ngành hàng nhằm liên kết các nông hộ, các trang trại với nhau. Có như vậy mới thuận lợi trong việc tăng cường quy mô sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. - Rà soát hiện trạng sử dụng quỹ đất nông nghiệp, thu hồi đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả giao lại cho chính quyền địa phương để cho các tổ chức, cá nhân khác thuê sử dụng với hiệu quả cao hơn. - Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản, thủy sản sử dụng nguyên liệu và lao động nông nghiệp tại chỗ. Đầu tư phát triển các doanh nghiệp công nghiệp chế tạo máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất nông 136 nghiệp. Phát triển và bảo tồn các nghề mang bản sắc dân tộc và làm tăng thu nhập của nông dân bằng việc gắn các loại hình sử dụng đất nông nghiệp với du lịch sinh thái. - Phát động rộng rãi chương trình xây dựng nông thôn mới để các tổ chức của nông dân đóng vai trò chủ động trong việc huy động lực lượng và tham gia quản lý các chương trình phát triển nông thôn, Phát huy sức mạnh cộng đồng trong quá trình xây dựng chiến lược, triển khai và quản lý xã hội, quản lý các tài nguyên nói chung và đất nông nghiệp nói riêng. *) Huy động các nguồn vốn, hỗ trợ về vốn và tín dụng - Để có được khoản vốn lớn để thực hiện một hệ thống các giải pháp toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đối với một tỉnh nghèo như Yên Bái, tỉnh cần đa dạng hóa các kênh huy động. Các nguồn có thể huy động có thể bao gồm: các nguồn ngân sách trung ương, địa phương; vốn tín dụng đầu tư; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; vốn doanh nghiệp và huy động từ dân cư. - Cần tiến hành lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng. - Tiếp tục chính sách hỗ trợ xây dựng ruộng bậc thang và nương cố định, đề nghị tăng mức hỗ trợ làm ruộng bậc thang lên 10 triệu đồng/hecta. - Hỗ trợ đối với đất nương rẫy chuyển sang trồng chè và cây ăn quả và trồng rừng, đề nghị mức hỗ trợ 6 - 8 triệu đồng/hecta. - Đối với những hộ trồng mới chè, trồng cây ăn quả, trồng rừng cần duy trì hưởng chế độ đầu tư và vay vốn tín dụng lồng ghép các dự án như dự án ADB, dự án 5 triệu hecta rừng,… - Thực hiện các chính sách hỗ trợ giống (như đã làm với giống ngô) đối với các giống lúa nương, chè, cây ăn quả và đậu tương, cỏ trồng chăn nuôi, giống cây lâm nghiệp. - Ưu đãi vốn vay cho những hộ nông dân phát triển mô hình trang trại. b) Phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản - Thực hiện mối liên kết “4 nhà”: nhà nước - nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp để phát huy tổng hợp thế mạnh trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ; nông dân hợp tác sản xuất có định hướng theo hợp đồng; nhà khoa học nghiên cứu đưa ra các giải pháp tăng sản lượng, cải thiện chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh; nhà nước thể hiện vai trò trung gian gắn kết giữa các nhà với nhau, đồng thời đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp thông tin, tiêu chuẩn hóa sản phẩm xuất khẩu, có cơ chế thúc đẩy sản xuất, hỗ trợ tín dụng và tổ chức thực hiện liên kết. - Tập trung nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật của những ngành mũi nhọn. Ưu tiên đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học để chọn, tạo ra nhiều 137 giống cây trồng, vật nuôi và quy trình nuôi trồng, bảo quản, chế biến; tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả sản xuất. Tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp như: nghiên cứu thị trường nông sản, phòng chống thiên tai, phòng chống dịch bệnh, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp,... - Nghiên cứu và ứng dụng mô hình canh tác trên đất dốc nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo vệ môi trường cho các huyện và xã vùng cao. Chú trọng kỹ thuật canh tác, hạn chế tối thiểu xói mòn; thực hiện các biện pháp giữ ẩm, tưới tiết kiệm; áp dụng các mô hình nông - lâm và nông - lâm - ngư nghiệp. - Tăng cường tỷ trọng vốn ngân sách cho nghiên cứu, chuyển giao khoa học, công nghệ, nâng cao tỷ lệ đóng góp của khoa học - công nghệ cho sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp. - Củng cố và hoàn thiện cơ sở vật chất, nhân lực cho các đơn vị có chức năng nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất như: Trung tâm giống vật nuôi, Trung tâm giống cây trồng, Trại sản xuất giống lúa, Trại giống thủy sản, Trung tâm nuôi cấy mô tế bào thực vật. - Xây dựng chính sách đãi ngộ thỏa đáng để tạo động lực phát huy tốt năng lực cán bộ khoa học, khuyến khích mọi thành phần tham gia đầu tư nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ, khuyến khích thanh niên, trí thức trẻ am hiểu về khoa học kỹ thuật về nông thôn công tác. - Tăng cường năng lực cho hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ khác ở nông thôn. Gắn hiệu quả cung cấp dịch vụ với lợi ích vật chất và tinh thần của đội ngũ cán bộ. Chọn lọc và đào tạo chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học, chuyển những cán bộ không có năng lực hoạt động khoa học - công nghệ sang công tác khác. - Xã hội hóa hoạt động khoa học - công nghệ, khuyến khích mọi thành phần tham giá đầu tư nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ. Dành một phần quỹ đất để nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp, đầu tư xây dựng các khu công nghệ cao. - Bố trí cơ cấu cấy trồng, vật nuôi và điều khiển thời vụ sát với điều kiện sinh thái của từng vùng. Chú trọng cải tạo mặt bằng đồng ruộng kết hợp với tăng cường thủy lợi nội đồng để tạo môi trường tốt cho việc áp dụng các kỹ thuật canh tác trên đồng ruộng. c) Khắc phục những khó khăn về điều kiện tự nhiên - Nhận thức đúng về những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Từng bước làm chủ cuộc sống và sản xuất, thích ứng với điều kiện địa hình, thời tiết, khí hậu trong bối cảnh hiện nay. - Không ngừng tìm kiếm những biện pháp cụ thể để biến những thách thức của điều kiện tự nhiên thành những cơ hội mới, những lợi thế riêng trong sinh hoạt cũng 138 như trong sản xuất kinh doanh bằng cách tạo ra những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ từ nông nghiệp mang đậm bản sắc vùng miền mà những địa phương khác không có, khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp chưa sử dụng. d) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh nông sản - Giao thông: Là một nhân tố quan trọng nhất đến hình thành và phát triển nền sản xuất hàng hoá, hạ tầng giao thông được cải thiện sẽ làm thay đổi phương thức sản xuất hiện tại theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích. - Thuỷ lợi: Kết quả điều tra ở nhiều địa phương cho thấy, nơi nào làm tốt công tác thuỷ lợi, đất ruộng được đầu tư thâm canh, tăng vụ thì nơi ấy giảm được canh tác nương rẫy do làm ruộng đủ lương thực nên người dân sẽ dần dần chuyển đất nương rẫy sang trồng rừng hoặc các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế và môi trường cao hơn, đặc biệt làm tốt công tác thuỷ lợi nhỏ sẽ tạo được nguồn nước để xây dựng ruộng bậc thang. - Chợ và các trung tâm thương mại: Xây dựng các trung tâm thương mại ở cấp huyện và các trung tâm của vùng trong tỉnh, đồng thời cần hỗ trợ các xã xây dựng chợ hoặc mở rộng chợ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi, mua bán hàng hóa nông - lâm - thủy sản. Xây dựng các chợ đầu mối ở vùng trọng điểm. Trước mắt có thể chọn những địa điểm thuận lợi về giao thông, kho bãi để xây dựng chợ nông sản đầu mối nhằm tập trung lượng hàng lớn, chất lượng cao phục vụ cho 3 kênh tiêu thụ: nội tỉnh, bán sang các tỉnh khác và chế biến. e) Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và thị trường tiêu thụ nông sản - Nâng cao chất lượng nông phẩm, giảm giá thành, cải tiến mẫu mã để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Thực hiện đồng bộ các khâu tiếp thị, quảng cáo,thiết lập mạng lưới phân phối. Tăng cường các hình thức liên kết, liên doanh với các đối tác có kinh nghiệm và truyền thống. - Các địa phương trong tỉnh cần tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng để tiếp cận được chiến lược thị trường, tránh tình trạng sản xuất ồ ạt không theo quy hoạch. Theo dõi giá cả để đề xuất kịp thời với tỉnh và Trung ương về những biến động của giá cả, giúp nông dân ổn định sản xuất những nông, lâm và thủy sản chính. - Xây dựng chính sách khuyến mãi nhằm khuyến khích xuất khẩu dựa trên một số ưu đãi về vốn vay, thuế và các điều kiện kinh doanh. Thành lập quỹ phục vụ cho hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ cho các nông hộ, trang trại, các hợp tác xã và các doanh nghiệp nông nghiệp tham gia sản xuất xuất khẩu. Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ làm thị trường và xúc tiến thương mại trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp. - Tăng cường cập nhật thông tin kinh tế, đặc biệt là các thông tin về thị trường, giá cả và cung cấp để các tổ chức kinh tế cũng như nông dân nắm được, từ đó xác định được kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm một cách nhanh chóng, chính xác. 139 - Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các khâu trong quá trình sản xuất nông nghiệp, từ khâu cung ứng vật tư, nguyên liệu, kỹ thuật, tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm. Hệ thống dịch vụ cũng cần được sắp xếp, tổ chức và quản lý theo hướng gắn liền với sản xuất. Hình thành mạng lưới đại lý cung ứng giống, vật tư, thiết bị kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm, đặc biệt là đối với nông sản xuất khẩu. - Tổ chức Hội chợ nông sản để quảng bá sản phẩm nông nghiệp. Thành lập các hợp tác xã tiêu thụ làm đầu mối giữa người sản xuất và các cơ sở chế biến, các công ty xuất khẩu để tập trung sản phẩm. Bảo vệ và tiếp tục xây dựng thương hiệu cho các loại nông sản - đặc sản nổi tiếng của tỉnh v.v… f) Cải thiện điều kiện sản xuất của nông hộ và của vùng Mục tiêu của nhóm giải pháp này là từng bước nâng cao năng suất lao động; nâng cao chất lượng khâu thu hoạch, chế biến, bảo quản nông sản; tăng thêm thu nhập từ sản xuất nông nghiệp cho nông hộ, đảm bảo mục tiêu xóa đói giảm nghèo và hướng tới phát triển bền vững. Nội dung chi tiết của nhóm giải pháp này như sau: - Lồng ghép với nhóm giải pháp về đào tạo và hỗ trợ vốn tín dụng để nâng cao nhận thức và khắc phục tình trạng thiếu vốn sản xuất, kinh doanh. - Cung cấp cho người nông dân những biện pháp thu hoạch có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do giảm phẩm cấp nông sản hay hao hụt trong quá trình thu hoạch. - Đầu tư mua sắm, sửa chữa và cải tiến theo hướng hiện đại hóa các trang thiết bị, máy móc tại các cơ sở chế biến nông sản trong vùng. Nâng cấp tối thiểu 50% số cơ sở chế biến chè trong tỉnh để các sản phẩm đủ tiêu chuẩn tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. - Phổ biến, áp dụng công nghệ chế biến rau quả với nhiều hình thức từ thủ công đến hiện đại và đa dạng hoá sản phẩm (sấy, muối, sirô, rượu vang, nước quả, đồ hộp v.v…) - Ở những vùng chuyên canh lớn, tập trung đầu tư các nhà máy chế biến mới với thiết bị, công nghệ hiện đại, đồng bộ cùng với phương tiện vận chuyển và kho tàng đạt trình độ tiên tiến. Đối với các vùng cây chuyên canh quy mô nhỏ (<500 ha), giao thông khó khăn, cần đầu tư các nhà xưởng quy mô nhỏ phục vụ nội tiêu trong vùng. - Áp dụng đồng thời 2 phương pháp bảo quản: Phương pháp cổ truyền và hiện đại (phương pháp hoá học, sinh học). Chẳng hạn, bảo quản cam quýt truyền thống bằng cách xử lý nước vôi trong hoặc nước vôi trong có phèn chua, bọc túi ny-lon để trong hầm đất được 1-2 tháng. Bảo quản bằng hoá chất có thể được lâu hơn, mẫu mã đẹp nhưng hương vị nhạt hơn. Nhìn chung, nên giảm tới mức thấp nhất lượng sản phẩm bảo quản bằng hóa chất để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người sử dụng. Khuyến khích và hỗ trợ về vốn để các hộ, nhóm hộ có điều kiện áp dụng công nghệ bảo quản lạnh với nhiều ưu điểm. Thời gian và nhiệt độ bảo quản một số loại quả có thể tham khảo kết quả nghiên cứu của FAO trong bảng 4.40 (phần Phụ lục). 140 4.5.2.3. Đảm bảo tính khả thi cho các giải pháp *) Những hoạt động cần triển khai để đảm bảo tính khả thi cho các giải pháp tại vùng thấp - Tập trung xây dựng chiến lược và huy động các nguồn lực cần thiết để khôi phục, phát triển nuôi trồng thuỷ sản, tận dụng lợi thế về diện tích mặt nước của hồ Thác Bà; - Quy hoạch vùng sắn cao sản cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến tinh bột sắn và xây dựng thương hiệu cho bưởi ngọt Yên Bình; - Thử nghiệm mô hình cá lúa và nhân rộng ngay khi mô hình thử nghiệm cho kết quả tốt. Đây là loại hình khá phù hợp với vùng, tận dụng được thế mạnh mặt nước và kinh nghiệm nuôi trồng thuỷ sản vốn có, đồng thời cũng tận dụng được nguồn thức ăn từ vụ lúa để nuôi cá và tận dụng nguồn dinh dưỡng từ chất thải của cá để cải tạo đất và nâng cao năng suất lúa. Loại hình này có thể mang lại thu nhập khá cao cho nông hộ (1 ha trồng 2 vụ lúa và 1 vụ cá thu đông có thể mang lại thu nhập khoảng 30 - 40 triệu đồng). - Chú trọng trồng và bảo vệ rừng phòng hộ để ngăn ngừa bão lũ, đảm bảo an toàn cho trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản. Duy trì sản xuất ngô và đậu tương để cung cấp thức ăn cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. *) Những hoạt động cần triển khai để đảm bảo tính khả thi cho các giải pháp tại vùng giữa - Phát triển loại hình trồng chè giống mới ở các xã vùng ngoài củaVăn Chấn, chè Shan ở các xã thượng của huyện. Bên cạnh đó, cần chú trọng khâu chế biến, đóng gói và xây dựng thương hiệu, xây dựng các kênh tiêu thụ nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm chè đặc sản của vùng. - Chú trọng phát triển loại hình trồng rừng, đặc biệt quan tâm đến rừng quế đặc sản. Không chỉ dừng lại trồng cây lâm nghiệp, cần sớm triển khai rộng rãi loại hình trồng cây lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò). Đây là loại hình sử dụng đất khá phù hợp với đặc điểm đất đai và tập quán của người dân trong vùng; - Quy hoạch đất đai và xây dựng chiến lược phát triển loại hình trồng lúa thơm đặc sản và ngô tại cánh đồng Mường Lò (huyện Văn Chấn - thị xã Nghĩa Lộ). Đó là những sản phẩm trên đất nông nghiệp của vùng mà những nơi khác không thể có được. Nhưng muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao cũng cần quan tâm đến sản xuất bền vững và xây dựng thương hiệu quế Văn Chấn, gạo nếp thơm Tú Lệ. Cũng cần áp dụng các loại hình xen canh, gối vụ giữa những cây lương thực, thực phẩm và cây họ đậu để vừa nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích vừa cải tạo đất. - Tiếp tục thử nghiệm và nhân rộng loại hình trồng màu với cây khoai tây Atlantic là một giống cây vừa cho năng suất cao, vừa cho sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu thị trường. 141 *) Những hoạt động cần triển khai để đảm bảo tính khả thi cho các giải pháp tại vùng giữa - Xây dựng chiến lược phát triển loại hình trồng cây lâm nghiệp, nhưng không chỉ dừng lại ở đó mà cần nhân rộng mô hình kết hợp trồng rừng với chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò). Đây là loại hình sử dụng đất nông nghiệp rất phù hợp với đặc điểm địa hình, đất đai cũng như tập quán của người dân trong vùng. Loại hình này tận dụng tối đa diện tích đất dưới tán rừng, tận dụng được nguồn thức ăn từ rừng để chăn thả đại gia súc và tận dụng nguồn dinh dưỡng từ chất thải của gia súc để cải tạo đất rừng, nâng cao năng suất rừng trồng. Loại hình này cũng giải quyết được vấn đề nghèo đói một cách bền vững theo phương châm “lấy ngắn nuôi dài” trong phát triển và bảo vệ rừng tại vùng núi cao. - Tập huấn để nâng cao nhận thức của người nông dân về kỹ thuật chăn nuôi nhằm giảm tới mức thấp nhất rủi ro trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại vùng núi cao này, để loại hình này thực sự là một giải pháp xoá đói, giảm nghèo và sử dụng đất nông nghiệp bền vững. - Phát triển LUT trồng màu với cây ngô lai. Đây là một loại hình sử dụng đất nông nghiệp khá phù hợp với vùng, cây ngô cho hiệu quả gấp hơn 4 lần cây lúa ở vùng này cả về năng suất cũng như thu nhập. Tuy vậy, vẫn cần duy trì loại hình lúa - ngô để đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ. - Chuyển loại hình canh tác nương rẫy sang trồng cỏ chăn nuôi đại gia súc và trồng rừng sẽ vừa mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn vừa bảo vệ được môi trường, đảm bảo phát triển bền vững. Chỉ duy trì nuôi trồng thuỷ sản ở vùng cao ở mức đủ đảm bảo cung cấp thực phẩm trong vùng chứ không nên định hướng sản xuất hàng hoá vì không có tiềm năng và lợi thế về mặt nước. 4.5.3. Giải pháp cho toàn tỉnh Hết năm 2011, về cơ bản, các điều kiện về kinh tế – xã hội trong tỉnh được cải thiện đáng kể, cơ sở hạ tầng được nâng cấp, lưu thông hàng hóa thuận tiện. Trong nông nghiệp, sản xuất hàng hoá phát triển mạnh; nhận thức của người dân về tầm quan trọng của sản xuất bền vững và bảo vệ môi trường đã được cải thiện; các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp trong giai đoạn 2010-2020 đã từng bước được thực hiện. Trong bối cảnh như vậy, diện tích đất nương rẫy sẽ tiếp tục giảm, đặc biệt ở những diện tích có độ dốc trên 150 sẽ được chuyển sang trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh. Trên cơ sở những căn cứ trên, ngoài các giải pháp quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp theo lợi thế từng vùng như đã trình bày ở trên, giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp còn cần được thực hiện theo hai khía cạnh nữa là độ dốc của đất nông nghiệp và loại đất nông nghiệp. Cụ thể như sau: 142 4.5.3.1. Giải pháp theo độ dốc của đất nông nghiệp  Đất nông nghiệp có độ dốc trên 150 *) Mục tiêu của giải pháp: Quy hoạch thành các loại hình sử dụng đất có ưu thế về: - Hiệu quả bảo vệ tài nguyên đất, hạn chế được xói mòn, rửa trôi; - Chuyển đổi từ phương thức sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá - Nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích. *) Nội dung: Nương rẫy là một kiểu điển hình của loại đất nông nghiệp có độ dốc cao tại Yên Bái. Nhiều diện tích đất nương rẫy đã, đang và cần được chuyển sang trồng cây lâu năm hoặc trồng cỏ chăn nuôi. Những nơi có nguồn nước bà con cần mở rộng xây dựng kiểu hình ruộng bậc thang trồng lúa nước, một số diện tích cần được chuyển sang trồng rừng kinh tế cho hiệu quả cao và bền vững hơn. Mù Cang Chải là địa phương có nhiều đất nương rẫy, nhưng chỉ những nơi có bề dày tầng mặt 70 - 100 cm và không bị ảnh hưởng bởi lũ quét thì mới làm ruộng bậc thang được. Đến năm 2003, cả tỉnh đã chuyển đổi được 215 ha đất nương rẫy thành ruộng bậc thang trồng lúa nước, vừa tạo cảnh quan vừa góp phần phát triển bền vững trong nông nghiệp. *) Điều kiện thực thi: Khi thực hiện các phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp có độ dốc trên 15 0 trong thời gian tới, cần quan tâm đến những nguyên lý của phương pháp chống xói mòn, rửa trôi. Cụ thể như sau: + Để làm giảm tác động của mưa trên bề mặt đất thì phải tạo thảm thực vật có độ che phủ lớn quanh năm. Như vậy, với một số diện tích đất nương rẫy sẽ chuyển sang trồng rừng, trồng cỏ hoặc cây lâu năm, những diện tích còn lại phải có chế độ xen canh, luân canh hợp lý cùng với giải pháp hạn chế làm đất, tạo nguyên liệu phủ bề mặt. + Để làm giảm độ dốc địa hình thì dùng biện pháp tạo ruộng bậc thang. Có 2 loại ruộng bậc thang: ruộng bậc thang trồng lúa nước (ở những nơi có nguồn nước) và ruộng bậc thang trồng màu. + Để giảm chiều dài dốc thì chia dốc thành từng đoạn bằng biện pháp trồng băng cây xanh và làm nương cố định. Bên cạnh đó, cần học hỏi những kinh nghiệm thành công trên đất nương rẫy; cần căn cứ vào tình hình sử dụng đất nương rẫy ở từng vùng trong những năm qua; sự phù hợp của các loại hình sử dụng đất với điều kiện tự nhiên và phương hướng phát triển kinh tế của từng địa phương trong tỉnh; sự phù hợp với tập quán canh tác và được người dân chấp nhận. Ngoài những yếu tố chung trên thì mỗi loại hình sử dụng cần có những điều kiện riêng (Xem bảng 4.41 phần Phụ lục). Đối với đất nông nghiệp có độ dốc trên 150, phương án sử dụng có hiệu quả là quy hoạch vào các loại hình sau: 143 *) Trồng lúa nước trên ruộng bậc thang Có thể nói, việc làm ruộng bậc thang trồng lúa nước vừa đáp ứng yêu cầu làm giảm độ dốc tự nhiên, hạn chế xói mòn, rửa trôi, vừa góp phần quan trọng trong việc giải quyết lương thực cho cư dân vùng núi. Qua đó, hạn chế được phá rừng, phát nương làm rẫy. Thực tế cho thấy rằng, 1 ha ruộng nước sẽ cho sản lượng lương thực gấp 3 – 6 lần 1 ha đất nương rẫy. Để có thể thiết kế ruộng bậc thang trồng lúa nước thì diện tích đất dốc đó phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật (Xem trong bảng 4.41 phần Phụ lục). *) Trồng chè Đây là phương án nhằm khai thác lợi thế và giảm thiểu những bất lợi về điều kiện tự nhiên của tỉnh. Cả nước có 9 tỉnh trọng điểm trồng chè, có 8 tỉnh thuộc vùng TDMNBB và Yên Bái là một trong 8 tỉnh đó. Những diện tích đất dốc quy hoạch trồng chè phải phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây chè. Nên tập trung ở những vùng chè truyền thống và góp phần mở rộng các vùng chè chuyên canh. Trong năm 2010, cả tỉnh đã trồng mới khoảng 800 ha chè. Nghiên cứu thực tế thấy, trên những diện tích dự kiến trồng chè phải trồng cây đậu đỗ 1-2 năm mới đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt cho cây chè trong thời kỳ kiến thiết. Nếu địa hình có độ dốc lớn có thể rạo ruộng bậc thang để hạ độ dốc. Trồng cây chắn gió và hàng rào xanh theo ranh giới của thửa đất bằng các cây phân xanh để tạo hình nương chè. Để nâng cao hiệu quả kinh tế của loại hình trồng chè, cần tuân thủ nghiêm túc các quy trình kỹ thuật từ khâu làm đất (cách đào rãnh trồng chè, thời điểm làm đất), chọn giống (căn sứ vào độ cao của thửa đất để chọn giống cho phù hợp), kỹ thuật trồng và chăm sóc cho đến khâu trồng cây phân xanh và che bóng (lựa chọn loại cây, thời điểm gieo trồng, vị trí gieo trồng, khoảng cách trồng,…). *) Trồng cây ăn quả Cùng với cây chè, cây ăn quả là một trong những lợi thế của tỉnh Yên Bái, đặc biệt là những sản phẩm cây ăn quả có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới. Vì tính phổ biến của cây ăn quả rộng hơn cây chè và tập đoàn cây ăn quả trong tỉnh cũng rất phong phú nên địa bàn trồng cây ăn quả cũng rộng rãi hơn. Trong những năm gần đây, toàn tỉnh đã trồng hàng nghìn ha cây ăn quả trên đất nông nghiệp có độ dốc cao trên 150 . Việc trồng cây ăn quả không đòi hỏi khắt khe trồng chè, tuy nhiên vẫn cần lưu ý các vấn đề mang tính kỹ thuật như: Chọn địa bàn trồng; Cải tạo đất và xây dựng thiết kế vườn cây ăn quả (Ở những diện tích đất dốc, đất xấu, trước khi trồng cây ăn quả phải được trồng cây đậu đỗ 1-2 năm); Mật độ tuỳ thuộc loại cây ăn quả (theo nguyên tắc: cây dầy, hàng thưa (Xem bảng 4.42 phần Phụ lục)); Thời vụ trồng cây ăn quả. *) Trồng cỏ chăn nuôi Chăn nuôi đại gia súc là thế mạnh của tỉnh, tốc độ tăng trưởng đàn gia súc của tỉnh giai đoạn 2000 - 2010 là 4,5%/năm. Để giải quyết nhu cầu thức ăn cho đàn đại gia súc này, ngoài thức ăn tinh và phụ phẩm nông nghiệp, cần một diện tích đồng cỏ hàng ngàn 144 hecta. Một trong những loại đất có khả năng phát triển đồng cỏ chăn nuôi là đất nương rẫy có độ dốc khá lớn. Diện tích đất dốc trồng cỏ chủ yếu được lựa chọn ở những nơi mà năng suất cây trồng thấp. Ở những nơi có độ dốc cao có thể chuyển sang đồng cỏ tự nhiên cải tạo. Trồng cỏ không đòi hỏi các điều kiện khắt khe như trồng chè và cây ăn quả. Các khâu cần thiết để đảm bảo hiệu quả kinh tế trong trồng cỏ chăn nuôi gồm: Làm đất và trồng cỏ; Bố trí giống cỏ theo địa hình, hình thức và quy mô chăn nuôi. *) Trồng rừng kinh tế và rừng khoanh nuôi tái sinh Yên Bái có trên 1/4 đất nương rẫy có độ dốc trên 250, có thể nói, đây là những diện tích mà hiện tượng xói mòn, rửa trôi diễn ra mạnh nhất. Hơn nữa, đây thường là các diện tích xa khu dân cư, không có các điều kiện chăm sóc, nên đây cũng là điển hình của kiểu canh tác khai thác tự nhiên. Năng suất cây trồng hầu hết đều rất thấp, thậm chí có nơi không cho thu hoạch. Một số diện tích ở trạng thái mong manh giữa đất sản xuất và đất trống đồi trọc. Đây là những diện tích cần phải chuyển đổi sang trồng rừng hoặc khoanh nuôi tái sinh. Toàn tỉnh có khoảng 3.000 ha có thể trồng rừng kinh tế và khoảng 2.000 ha có thể khoanh nuôi tái sinh. Hiện nay, các loại đất rừng và đất nương rẫy đã được giao cho các tổ chức và hộ gia đình quản lý sử dụng. Vì vậy, không còn tình trạng đất nương rẫy kém hiệu quả bỏ hoá thành đất trống đồi trọc mà được các chủ hộ chuyển sang trồng rừng hoặc khoanh nuôi tái sinh. Thu nhập hỗn hợp từ trồng măng tre Bát Độ tại xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải đã đạt 30 triệu đồng/ha/năm, hơn hẳn so với canh tác nương rẫy, chỉ thu được từ 3-5 triệu đồng/ha/năm. - Đối với đất trồng rừng kinh tế và rừng phòng hộ : Có 2 loại rừng, đó là : + Rừng lấy gỗ : Chủ yếu là cây nguyên liệu giấy + Rừng đặc sản : Tre măng xuất khẩu, quế, thông. Tập đoàn cây rừng hiện rất phong phú, nhưng phổ biến nhất ở hầu hết địa phương trong tỉnh là keo lai, bạch đàn cao sản, tre luồng, một số nơi trồng muồng, trám, lát, thông, mỡ. Đặc biệt, một số địa phương có thể triển khai mô hình trồng tre măng xuất khẩu cho lợi nhuận rất cao. Tuy nhiên, những nơi trồng tre măng xuất khẩu đòi hỏi độ dốc không lớn, luôn đủ ẩm và một chế độ chăm sóc tốt mới cho năng suất cao. Rừng trồng đặc sản khắt khe hơn, phụ thuộc sâu sắc vào đất đai và tiểu khí hậu và chế độ chăm sóc. Chẳng hạn, cây quế cũng chỉ phát triển tốt và cho lượng tinh dầu cao hơn trong một số vùng sinh thái nhất định ở Văn Yên và Văn Chấn.  Đất nông nghiệp có độ dốc dưới 150 *) Mục tiêu của giải pháp: Quy hoạch thành những vùng trồng cây hàng năm theo hướng: - Sản xuất sản phẩm hàng hoá - Góp phần đảm bảo nhu cầu tối thiểu về lương thực, thực phẩm của cư dân bản địa. - Nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích 145 - Gắn mỗi vùng trong tỉnh với một sản phẩm nông nghiệp đặc trưng. Loại hình sử dụng đất thích hợp với những diện tích có độ dốc dưới 150 là chuyên trồng các cây màu ngắn ngày. Những cây trồng chủ lực ở tỉnh Yên Bái phù hợp với loại đất này gồm: ngô, sắn, đậu tương, lạc và các loại rau củ, hoa. *) Trồng Ngô - Mục tiêu: Tận dụng thế mạnh trong sản xuất Ngô, thúc đẩy ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển. - Nội dung giải pháp: Diện tích trồng Ngô của cả tỉnh gần 18.000 ha mỗi năm. Diện tích nhỏ lẻ, địa hình dốc là những nguyên nhân dẫn đến loại hình trồng ngô còn được áp dụng theo kiểu manh mún, sản xuất chưa mang tính hàng hoá. Để cây ngô thực sự trở thành cây lương thực hàng hoá trên đất Yên Bái, trước tiên, ngành nông nghiệp và các huyện thị có lợi thế về phát triển cây ngô phải đầu tư xây dựng vùng ngô hàng hoá tập trung. Trong quy hoạch, không nên làm tràn lan mà chỉ tập trung ở các huyện: Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên và Mù Cang Chải. Tập trung thâm canh các diện tích ngô đã có, mở rộng diện tích trên các chân đất ruộng 1 vụ lúa mùa bằng ngô vụ xuân, trên đất chuyên màu bằng ngô vụ xuân hè và ngô vụ hè thu. Đối với đất nương rẫy, chú trọng phát triển ngô các vùng chuyên canh tập trung và các vùng ít đất ruộng, khó khăn về lương thực, giảm diện tích ngô ở các địa bàn cây ngô kém lợi thế cạnh tranh so với cây trồng khác. - Điều kiện thực thi: Giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng là những yếu tố có ý nghĩa quyết định hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao, khi trồng cây ngô cần lưu ý những điểm sau: quản lý tốt công tác sản xuất giống ngô, tiếp tục chính sách trợ giá giống đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; đảm bảo kỹ thuật từ khâu làm đất, đến việc áp dụng các công thức luân canh nâng cao độ che phủ như: Ngô xuân + đậu tương; Ngô xuân hè + xen rau đậu hoặc Ngô xuân hè + ngô thu và chăm sóc. *) Trồng đậu tương - Mục tiêu: Cải tạo đất nông nghiệp, phát huy lợi thế nhờ tính thích nghi rộng rãi của loại cây trồng này. - Nội dung: Cần mở rộng diện tích trồng đậu tương ở tất cả các địa phương, đặc biệt chú ý các vùng chuyên canh tập trung. - Điều kiện thực thi: Phổ biến kỹ thuật, cung cấp giống tốt và đảm bảo khả năng tiêu thụ sản phẩm. Bố trí đất trồng đậu tương: Đậu tương là cây dễ tính, đất xấu cũng cho thu hoạch. Tuy nhiên, để đạt năng suất cao thì đậu tương nên bố trí ven các chân đồi núi, đặc biệt đậu tương phát triển rất tốt ở chân núi đá vôi như vùng Lục Yên, Mù Cang Chải, Văn Chấn. Giống đậu tương: Về lâu dài, tiếp tục nghiên cứu, lai tạo và chọn lọc để có giống chịu hạn, năng suất cao và các giống có thời vụ linh hoạt trên đất dốc. Có 146 thể trồng vụ xuân (trên đất 1 vụ lúa), vừa có thể trồng vụ hè thu. Áp dụng chế độ luân canh cải tiến: Ở một số địa phương, do tiểu khí hậu, đất đai và các điều kiện sinh thái cho phép, có thể trồng đậu tương 2 vụ liên tiếp hoặc với một cây trồng khác như sau: Ngô xuân hè + đậu tương (nơi có mưa sớm); Ngô xuân hè + gối đậu tương/lạc và Đậu tương + đậu tương (nếu mưa muộn). Đây là chế độ luân canh đảm bảo được thu nhập trên một đơn vị diện tích và nâng cao độ che phủ mặt đất trong năm. *) Trồng sắn - Mục tiêu: Tận dụng lợi thế đất đai, đáp ứng nhu cầu về lương thực, phát triển chăn nuôi, tăng thu nhập cho nông dân, đẩy mạnh chế biến nông sản trong tỉnh và cung cấp nguyên liệu sản xuất chế phẩm xăng sinh học thân thiện với môi trường. - Nội dung: Chuyển đổi những diện tích trồng sắn kém hiệu quả. Với diện tích sắn còn lại, tập trung đầu tư thâm canh, khuyến khích trồng sắn lưu gốc thay thế chu kỳ bỏ hoá tự nhiên. Mở rộng diện tích trồng sắn ở những địa bàn có cơ sở chế biến như vùng thấp. Khuyến khích trồng sắn lưu gốc 2-3 năm. Đây là phương thức canh tác nương rẫy cải tiến bằng chu kỳ bỏ hoá nhân tạo thay vì bỏ hoá tự nhiên. Chú trọng kết hợp với các giải pháp cải tạo đất (có thể áp dụng ngay mô hình trồng xen sắn với gừng và cây lạc dại). Đây là kết quả nghiên cứu mà nhóm tác giả kết hợp với nhóm chuyên gia trong lĩnh vực trồng trọt đã thử nghiệm thành công. Có thể coi đây là một phương án có tính đột phá trong việc nâng cao cả hiệu quả về kinh tế cũng như hiệu quả môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp có độ dốc cao tại tỉnh Yên Bái. Sắn có thể được trồng ở cả 3 vùng quanh năm mà đất không bị bạc màu, vì toàn bộ diện tích trồng sắn được bao phủ bởi một lớp cây lạc dại, một loại cây dây leo bám sát mặt đất có tác dụng cố định đạm và chống xói mòn, rửa trôi rất tốt. Trồng xen gừng với sắn thì các loại cỏ dại không mọc, lại có sản phẩm gừng củ để bán với giá thị trường hiện nay trung bình khoảng 20.000đồng/kg. Có cây lạc dại làm tăng lượng đạm trong đất và vì vậy năng suất sắn có thể đạt đến 40 tấn/ha, bán với giá trung bình khoảng 4.000.000đồng/tấn. Cây sắn, cây gừng có thể cải thiện đáng kể thu nhập của người dân, biến đặc điểm bất lợi của đất nông nghiệp thành lợi thế của tỉnh miền núi. - Điều kiện thực thi: Đưa các giống sắn năng suất cao vào sản xuất, đặc biệt phải có giải pháp cải tạo đất trồng sắn để tránh bị thoái hoá. Phổ biến kỹ thuật, cung cấp giống tốt và đảm bảo khả năng tiêu thụ sản phẩm. *) Trồng lạc Đối với cây lạc, tăng thêm diện tích lạc trồng xen, trồng gối ở vùng cao, còn lại tập trung thâm canh diện tích lạc hiện có. Diện tích lạc được mở rộng ở những vùng chuyên canh tập trung và ở các chân đất luân canh với cây vụ xuân hè và trồng xen trong đất sắn: Cây vụ xuân hè + lạc; Sắn + xen lạc. *) Trồng lúa, trồng màu và NTTS: Loại hình sử dụng đất thích hợp và có hiệu 147 quả kinh tế - xã hội cao đối với những diện tích đất nông nghiệp có độ dốc từ 00 - 80 là chuyên trồng lúa; kết hợp trồng lúa với cây màu; chuyên trồng màu và nuôi trồng thủy sản để đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm trong nội bộ tỉnh đồng thời cung cấp nguyên liệu, lương thực, thực phẩm cho các thị trường ngoài tỉnh. Các công thức luân canh, xen canh nên áp dụng là: Lúa xuân - lúa mùa; Lúa xuân - lúa mùa - khoai tây đông; Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông; Lúa xuân - lúa mùa - đậu đỗ đông; Lúa xuân lúa mùa - rau đông; Lúa - cá; chuyên trồng rau; chuyên trồng hoa; nuôi cá lồng (cá tầm, rô phi đơn tính, trắm,...), nuôi Ba ba, ếch,... 4.5.3.2. Giải pháp theo loại đất nông nghiệp a) Đất sản xuất nông nghiệp - Chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng: Đối với những cây trồng như: lúa cao sản, lúa lai, ngô lai, lạc, đậu tương, chè, cây ăn quả, rau, hoa,...cần thay dần các giống cũ có năng suất, chất lượng thấp bằng các giống mới có năng suất, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Bảo tồn và phục tráng các giống cây trồng đặc sản có giá trị kinh tế cao như: bưởi Yên Bình, lúa nếp Tú Lệ, chè Shan Mù Cang Chải,... - Đẩy mạnh việc sản xuất giống cây trồng tại chỗ để chủ động nguồn giống đạt tiêu chuẩn chất lượng (cho năng suất cao, phẩm chất tốt, sản phẩm có giá trị, cây trồng có khả năng chống chịu với những biến đổi của ngoại cảnh,...). Muốn vậy, tỉnh cần đầu tư xây dựng và phát triển các trung tâm giống, có cơ chế thu hút các doanh nghiệp tư nhân tham gia sản xuất và cung cấp cây giống,... - Tăng hệ số sử dụng đất, chuyển dịch cơ cấu diện tích đất nông nghiệp theo hướng giảm diện tích đất trồng cây hàng năm khác, tích cực khai thác đất trống đưa vào sử dụng. Tập trung chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây ngắn ngày có giá trị kinh tế cao như: lạc, đậu tương. Mở rộng diện tích trồng lúa có năng suất cao. - Tăng cường áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến như: chương trình “3 giảm, 3 tăng”, canh tác bền vững, phòng trừ tổng hợp IPM, sản xuất theo quy trình GAP đã được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Áp dụng mô hình sử dụng đất dốc (Xem sơ đồ 4.1 phần Phụ lục). - Tăng cường đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương nội đồng. Đồng thời quản lý, khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi, làm tốt công tác phòng chống lụt bão, phòng chống hạn để đảm bảo nước tưới cho cây trồng. - Làm tốt công tác quản lý chất lượng đối với mạng lưới dịch vụ cung ứng vật tư (phân bón, thuốc BVTV, giống cây trồng, vật nuôi,...) của tư nhân để hạn chế tới mức thấp nhất sự ảnh hưởng của các sản phẩm kém chất lượng tới quá trình sản xuất của người nông dân. 148 b) Đất lâm nghiệp - Xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên rừng theo các chức năng và cần có các biện pháp kinh doanh rừng cho phù hợp với điều kiện địa phương và mục đích kinh doanh cụ thể; - Tổ chức tuyên truyền Luật Bảo vệ và phát triển rừng, các chủ trương, chính sách của Nhà nước liên quan đến rừng và đất rừng đến từng người dân nhằm xã hội hóa công tác quản lý và bảo vệ rừng; - Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, chăm sóc diện tích rừng trồng nguyên liệu hiện có. Trồng mới rừng theo hướng thâm canh, đưa nhanh các giống mới vào sản xuất như: keo lai, bạch đàn mô để nâng cao năng suất và rút ngắn chu kỳ kinh doanh; - Tập trung gieo ươm để có đủ giống tốt phục vụ trồng rừng vào vụ xuân. Tăng cường các biện pháp thâm canh, bón phân cho rừng trồng để có năng suất cao; - Phát huy vai trò nòng cốt của các công ty lâm nghiệp trong khâu sản xuất và cung ứng các giống cây lâm nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật và làm dịch vụ vật tư cũng như bao tiêu các sản phẩm của người dân phục vụ chế biến. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết giữa các công ty lâm nghiệp với hộ nông dân để phát triển loại hình trồng rừng nguyên liệu; - Hình thành và phân vùng phát triển lâm nghiệp: +) Vùng cao: phát triển các khu rừng đặc dụng như Mù Cang Chải, Nà Hẩu, Púng Luông, Cao Phạ, Nậm Khắt, Nậm Búng; +) Vùng giữa: Phát triển rừng trồng quế và tre tại Văn Chấn, Trấn Yên; +) Vùng thấp: Phát triển rừng gỗ nguyên liệu phục vụ công nghiệp và khai thác măng tại Yên Bái, Văn Yên và thành phố Yên Bái. c) Đất nuôi trồng thủy sản - Củng cố mạng lưới sản xuất cá giống để cung cấp giống tại chỗ, vừa giảm chi phí cho người nuôi trồng, vừa tạo thêm việc làm cho lao động tại các trại giống. Thử nghiệm đưa nhanh giống mới vào nuôi trồng; - Áp dụng nhiều hình thức nuôi như: nuôi thâm canh trong ao hồ nhỏ, nuôi cá lồng ở các hồ đập lớn. Phát triển nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà kết hợp với mô hình cá - lúa khoảng 1.000 - 1.100 ha trong giai đoạn 2011 - 2020; - Phân vùng quản lý phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán: +) Vùng cao: phát triển cá ruộng, nuôi cá ao hồ và nuôi cá nước chảy (cá lăng, cá bống, cá chiên) để đáp ứng nhu cầu thực phẩm tại chỗ; +) Vùng giữa: tập trung nuôi thâm canh cá thịt ở ao hồ nhỏ, cá lồng để đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong vùng; +) Vùng thấp: tập trung phát triển mô hình nuôi cá lồng, nuôi ba ba và nhiều thủy đặc sản thích hợp khác. 149 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1. Diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Yên Bái có sự biến động do việc tách hay gộp một số chân đất khác nhau. Trong nội bộ đất nông nghiệp cũng có sự biến động về diện tích do chuyển đổi từ loại đất này sang loại đất khác. 2. Thách thức lớn nhất trong sử dụng đất nông nghiệp ở một tỉnh miền núi như Yên Bái hiện nay là: đa phần diện tích đất nông nghiệp có độ dốc cao; có nhiều diện tích đất nương rẫy; sản xuất theo phương thức canh tác truyền thống mang nặng tính khai thác tự nhiên; hiểu biết của người dân về kỹ thuật canh tác trên đất dốc còn hạn chế; thiếu các biện pháp chống xói mòn rửa trôi nên đất bị thoái hoá nhanh, năng suất cây trồng giảm. Những mâu thuẫn giữa nhu cầu cuộc sống và môi trường sinh thái ngày càng sâu sắc. Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh chưa cao. Cả năng suất vật nuôi, cây trồng, giá bán hầu hết các loại nông sản, hệ số sử dụng đất cũng như thu nhập của các hộ nông dân của tỉnh Yên Bái đều thấp hơn mức trung bình trong cả nước và thế giới. 3. Bằng cách kết hợp giữa các phương pháp nghiên cứu truyền thống với phương pháp hiện đại, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một số LUT mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững cho vùng thấp là: nuôi trồng thủy sản, kết hợp trồng lúa với nuôi cá và trồng cây ăn quả có múi (đặc biệt là bưởi đặc sản). Tại vùng giữa, trồng chè, trồng cây hàng năm như ngô và gạo đặc sản là những LUT mang lại hiệu quả kinh tế cao. Còn đối với vùng cao, trồng cây lâm nghiệp và trồng cây lâm nghiệp kết hợp với chăn nuôi đại gia súc là một LUT mang lại hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với địa phương. Trồng cây hàng năm tại vùng này chỉ nhằm mục đích đảm bảo lương thực, thực phẩm tại chỗ trong điều kiện sản xuất hàng hóa chưa phát triển. 4. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 6 nhân tố tổng hợp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu. Đó là: Điều kiện tự nhiên, Điều kiện kinh tế - xã hội, Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, Kỹ thuật – công nghệ áp dụng trong sản xuất nông nghiệp, Điều kiện sản xuất của nông hộ và Thị trường. Tất cả các nhân tố này đều có ảnh hưởng cùng chiều với thu nhập hỗn hợp trên một hecta đất nông nghiệp. Kết quả mô hình cho thấy mức độ ảnh hưởng của các nhân tố không như nhau, nhưng nếu một trong các nhân tố này được cải thiện, hoặc tất cả các nhân tố này đều được cải thiện sẽ làm tăng đáng kể thu nhập của nông hộ, làm tăng hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại Yên Bái. 150 5. Các giải pháp đề xuất nếu được thực hiện sẽ mang lại hiệu quả kinh tế với giá trị sản lượng trên đất nông nghiệp cao hơn, thu nhập trung bình từ 1 hecta đất nông nghiệp có thể tăng từ 18-25 triệu đồng trong giai đoạn hiện nay lên khoảng 40-60 triệu đồng vào năm 2020. Đồng thời, tài nguyên đất dốc được bảo vệ, hạn chế được tình trạng phát nương làm rẫy. Giải pháp quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế cũng tạo thêm được hàng ngàn việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cũng như kiến thức sử dụng đất của cộng đồng các dân tộc vùng núi. 2. Kiến nghị 1. Nhà nước, tỉnh Yên Bái cần tập trung xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là chiến lược đào tạo, nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, kỹ năng cho các cán bộ là người dân tộc thiểu số sống, làm việc tại vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa nhằm đảm bảo điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. 2. Nhà nước, Bộ NN & PTNT triển khai rộng rãi các mô hình sử dụng đất dốc có hiệu quả trên lãnh thổ vùng TD - MNPB, trong đó có tỉnh Yên Bái. Nhà Nước và tỉnh cần tiếp tục thực hiện và tăng cường giám sát để đảm bảo hiệu quả chương trình hỗ trợ xây dựng ruộng bậc thang và nương cố định đến năm 2015. 3. Lãnh đạo tỉnh và các địa phương trong tỉnh cần tăng cường nghiên cứu, học hỏi để rút kinh nghiệm từ các nước có nền nông nghiệp phát triển, từ các tỉnh khác có nhiều đặc điểm tương đồng, mạnh dạn áp dụng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao nhằm phát triển một nền nông nghiệp bền vững trong tương lai. 4. Tỉnh cần tiếp tục ưu tiên phát triển giao thông, thuỷ lợi ở các địa phương, đặc biệt chú trọng thuỷ lợi nhỏ ở các vùng sâu, vùng xa. Đây là giải pháp thiết thực góp phần cải thiện điều kiện sản xuất của nông hộ, làm tăng hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực vùng núi, hạn chế canh tác nương rẫy. Khẩn trương xây dựng, thực hiện phương án nhà ở bán kiên cố, đảm bảo đất sản xuất, an ninh lương thực cho các huyện, xã vùng sâu, vùng xa để hạn chế tình trạng canh tác nương rẫy và du canh, du cư. 5. Cần có thêm những nghiên cứu phân tích chi tiết hiệu quả kinh tế của từng loại cây trồng chính (hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ) để cung cấp những thông tin chi tiết hơn cho người sản xuất trên đất nông nghiệp, góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân tại tỉnh Yên Bái. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Lê Huy Bá, Vũ Chí Hiếu, Võ Đình Long (2009), Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững. 2. Nguyễn Đình Bồng (2005), “Sử dụng hợp lý và tái tạo tài nguyên thiên nhiên”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 2/2005, tr.21-24. 3. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2010), Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2020. 4. Bộ Tài nguyên - Môi trường (2010), Báo cáo về quy hoạch và sử dụng đất. 5. Đỗ Kim Chung (2000), “Thị trường đất nông nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 260 tháng 1/2000. 6. Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình, Trần Văn Đức, Quyền Đình Hà (1997), Kinh tế nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 7. Phan Sỹ Cường (2000), Đánh giá hiệu quả kinh tế cây cam ở huyện Nghĩa Đàn Nghệ An, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 8. Cục Thống kê tỉnh Yên Bái, Niên giám thống kê 2000 - 2011, Nxb Thống kê, Hà Nội. 9. Đường Hồng Dật (2004), Từ điển Nông nghiệp Anh - Việt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Bùi Thị Thùy Dung (2009), Bài giảng kinh tế sử dụng đất, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Phạm Ngọc Dũng (2007), Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê nhân của các hộ nông dân huỵên Đăk Song - tỉnh Đăk Nông, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 12. Phạm Tiến Dũng (2009), Bài giảng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 13. Phạm Văn Dư (2009), “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Cộng sản, Số ra ngày 15/5/2009. 14. Trần Đình Đằng, Quyền Đình Hà, Vũ Thị Bình (1990), “Kết quả bước đầu đánh giá đất canh tác ở huyện Tiền Hải, Thái Bình”, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, số 4 năm 1990, tr. 203 - 207. 15. Phạm Vân Đình, Quyền Đình Hà (1994), “Kết quả bước đầu về việc nghiên cứu đánh giá kinh tế đất ở một số địa phương”, Tạp chí Hoạt động khoa học, tháng 5/1994, tr. 30 - 32. 152 16. Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyên, Nguyễn Hữu Tề (1997), Giáo trình cây lương thực, Nxb Nông Nghiệp. 17. Quyền Đình Hà, Vũ Thị Bình (1991), “Cơ sở khoa học đánh giá kinh tế đất”, Tạp chí Quản lý ruộng đất, tháng 1/1991, số 34, tr.13 - 15. 18. Quyền Đình Hà (1993), “Kết quả điều tra xã hội học từ các hộ nông dân về đổi mới chính sách ruộng đất”, Tạp chí Quản lý ruộng đất, tháng 2/1993, số 48, tr. 8 -14. 19. Quyền Đình Hà (1993), “Một số vấn đề về chính sách ruộng đất ở Việt Nam”, Tập san Hội thảo Những vấn đề về đổi mới đào tạo và nghiên cứu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tháng 10/1993, tr. 51- 54. 20. Quyền Đình Hà (1995), “Một số kết quả khảo sát, nghiên cứu bước đầu về thực trạng quan hệ ruộng đất và tác động của chính sách ruộng đất ở nông thôn”, Kết quả nghiên cứu và trao đổi khoa học 1992 – 1994, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 33 - 36. 21. Nguyễn Thị Minh Hiền, Ngô Thị Thuận (1996), “Đánh giá hệ thống sử dụng đất canh tác ở HTX Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội”, Kết quả nghiên cứu khoa học của nữ cán bộ giảng dạy ĐHNN, Hà Nội. 22. Nguyễn Văn Hoàn (2007), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ. 23. Phạm Xuân Hoàn, Ngô Đình Quế (2007), Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý đất sau nương rẫy của bà con người Dao tại Yên Bái, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh. 24. Hoàng Hùng (2001), ”Hiệu quả kinh tế trong các dự án phát triển nông thôn”, http:www.clst.ac.vn/tapchitrongnuoc/hdkh/2001/so01/16.htm. 25. Phạm Văn Hùng (2005), Manh mún đất đai và hiệu quả theo qui mô ở các nông hộ tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 26. Phạm Văn Hùng và Nguyễn Quốc Chỉnh (2005), "Ứng dụng phần mềm Frontier 4.1 và Limdep trong phân tích dữ liệu kinh tế nông nghiệp", 'Tin học ứng dụng trong ngành nông nghiệp', Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, (trang 86-114). 27. Phạm Văn Hùng và Sally P.Marsh, T.Gordon MacAulay (2007), Phát triển Nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 28. Phạm Văn Hùng, Trần Đình Thao (1998), Kinh tế lượng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 153 29. Đinh Duy Khánh, Đoàn Công Quỳ (2006), “Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình”, Tạp chí khoa học và Phát triển - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Số 4 và 5 - Năm 2006. 30. Lê Văn Khoa (2009), Giáo trình tài nguyên đất môi trường, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 31. Luật đất đai, (2003), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Marsh S.P. và các cộng sự trong dự án ACIAR (2007), Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam, Nxb Lamb Printers Pty Ltd. 33. Phòng thống kê các huyện, thị: Yên Bình,Văn Chấn, Mù Cang Chải, Lục Yên, Văn Yên, Trạm Tấu, Nghĩa Lộ, Trấn Yên và thành phố Yên Bái, Thống kê đất đai năm 2010. 34. Phòng Tài Nguyên và môi trường các huyện: Yên Bình, Văn Chấn, Mù Cang Chải, Trấn Yên, Lục Yên, Trạm Tấu, Văn Yên, thị xã Nghĩa Lộ, thành phố Yên Bái, Báo cáo tình hình sử dụng đất 2005 - 2010. 35. Chu Hữu Quý, Cao Liêm, Quyền Đình Hà (1991), “Những kết quả bước đầu đánh giá kinh tế đất ở huyện Nam Ninh tỉnh Hà Nam Ninh”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp 1986 – 1991, Nxb Nông nghiệp Hà Nội 1991, tr. 211 - 214. 36. Đoàn Công Quỳ (2006), “Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở các xã vùng đồng bằng huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây”, Số 25, (vie) - ISSN 08683743, tr. 79 - 82, 93. 37. Chu Hữu Quý, Cao Liêm, Quyền Đình Hà (1991), “Những kết quả bước đầu đánh giá kinh tế đất ở huyện Nam Ninh tỉnh Hà Nam Ninh”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp 1986 – 1991, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 211 - 214. 38. Ngô Trung Sơn (2008), Giáo trình Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 39. Sở Kế hoạch và đầu tư Yên Bái (2005), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 tỉnh Yên Bái. 40. Sở Nông nghiệp Yên Bái (2010), Dự án quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2020. 41. Sở Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Yên Bái đến năm 2020. 42. Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Yên Bái (2010), Số liệu tổng kiểm kê hiện trạng sử dụng đất năm 2010. 154 43. Phạm Chí Thành, Phạm Tiến Dũng, Đào Châu Thu, Trần Đức Viên (1996), Hệ thống nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 44. Trần Đình Thao (2006), "Đánh giá hiệu quả kỹ thuật sản xuất ngô hè thu tại Sơn La", Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp I, 4(1), tr. 76-79. 45. Đào Châu Thu (1998), Đánh giá đất, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 46. Vũ Phương Thuỵ, Trần Đình Đằng, Quyền Đình Hà, Vũ Thị Bình (1990), “Kết quả bước đầu đánh giá đất canh tác ở huyện Tiền Hải, Thái Bình”, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, số 4/1990, tr. 203-207. 47. Nguyễn Quang Tin, Nghiên cứu áp dụng các giải pháp kỹ thuật và thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ngô và đậu tương hàng hóa tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, Đề tài nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học Việt Nam. 48. Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Ngọc Châu (2008), “Tình hình quản lý sử dụng đất nông nghiệp huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 – 2007”, Tạp chí Khoa học – Đại học Huế, Số 47 – 2008. 49. Trương Văn Tuấn (2007), “Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk”, Tạp chí Khoa học – Đại học Đà Nẵng, Số 19 – 2007. 50. Nguyễn Hữu Tri, Trương Văn Phúc (2008), Giáo trình thống kê, Nxb Thống kê, Hà Nội. 51. Trung tâm thông tin tư liệu Khoa học và Công nghệ quốc gia (2002), Giới thiệu tài liệu khoa học và công nghệ theo chuyên đề số 106: Sử dụng tài nguyên đất trên quan điểm môi trường, sinh thái và phát triển bền vững, Nxb Trung tâm thông tin tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia. 52. Đỗ Văn Viện, Vũ Thị Phương Thụy (2000), “Nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trong điều kiện đô thị hóa ở ngoại thành Hà Nội”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Thái Nguyên, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 53. Đỗ Văn Viện (1998), “Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở vùng sinh thái đất phù sa ngoại thành Hà Nội”, Tạp chí khoa học công nghệ và quản lý kinh tế, số tháng 12/1998. 54. Đỗ Văn Viện (2005), “Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác của hộ nông dân ở huyện Từ Liêm theo các tiểu vùng sinh thái”, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, kỳ 2 tháng 1/2005. 155 55. Viện nghiên cứu Rau Quả (2004), Kiến thức bản địa của dân tộc thiểu số các tỉnh TDMNBB, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 56. Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2005), “Quy hoạch sử dụng hiệu quả 38 vạn ha đất nương rẫy vùng TDMNBB”, Dự án. Tài liệu tiếng Anh 57. Alan Bryman (2003), Advanced Quantitative Data Analysis, Open University Press, First published 2003, Philadelphia, USA. 58. Baiding Hu, Michael McAleer (2005), “Estimation of Chinese Agricultural Production Efficiencies with Panel Data”, Journal Mathematics and Computers in Simulation - Special issue: First special issue: Selected papers of the MSSANZ/IMACS 15th Biennial conference on modelling and simulation, Volume 68 Issue 5-6, 26 May 2005, Pages 474-483. 59. Benin, Samuel Place, Frank Nkonya, Ephraim M.Pender, John L (2006), Land Markets and Agricultural Land Use Efficiency and Sustainability: Evidence from East Africa. 60. Boris E. Bravo-Ureta and Antonio E. Pinheiro (1993), “Efficiency Analysis of Developing Country Agriculture: A Review of the Frontier Function Literature”, Agricultural and Resource Economics Review, Volume 22, Number 1, April 1993, Pages 88-101. 61. Dent, David & Anthony Young (1981), Soil survey and land evaluation, Geogre Allen & Unwin publishers lt. Lon don. U.K. 62. Erik Lichtenberg and Chengri Ding, "Land Use Efficiency, Food Security, and Farmland Preservation in China", Land Lines, April 2006, Pages 2-7. 63. Famous Russian Authors (2000), “Economic efficiency of agricultural land use”, Journal of Economics, © Copyright by Economics Journal, Inc. ISSN 1077-5315. 64. FAO (1988), Guidelines: Land Evaluation for Rural Development, FAO, Rome. 65. FAO (1989), Guidelines: Land Evaluation and Farming Systems Analisys for Land Use Planning, FAO, Rome. 66. FAO (1990), Land Evaluation and Farming Systems Analisys for Land Use. 67. FAO (2010), Fertilizer use efficiency and agricultural land. 156 68. Frantisek Brazdik (2006), “Non-Parametric Analysis of Technical Efficiency: Factors Affecting Efficiency of West Java Rice Farms”, CERGE-EI Working Paper Series No. 286. 69. Gale (2002), “China’s Food and Agriculture: Issues for the 21st century”, Market and Trade Economics Division, Economic Research Service, U.S. Department of Agriculture, Agriculture Information Bulletin, No. 775. 70. Hanan G. Jacoby & Guo Li & Scott Rozelle (2002), "Hazards of Expropriation: Tenure Insecurity and Investment in Rural China", American Economic Review, American Economic Association, Vol. 92(5), pages 1420-1447, December. 71. Land Watch State of Monterey County (1999), Report. 72. Liding Chen, Xin Qi, Xinyu Zhang, Qi Li and Yanyan Zhang (2007), “Effect of agricultural land use changes on soil nutrient use efficiency in an agricultural area, Beijing, China”, Paper provided by University Library of Munich, Germany in its series MPRA Paper with number 28543. 73. Lin Kuo-Ching (1993), Policy Options for Agricultural Land use in Taiwan, the Land Policy in East Asia: Toward New Choices-Final Meetings, Shizuoka, Japan. 74. Lin Kuo-Ching (1994), “Agricultural Land use Management in Taiwan”, APO Seminar on Agricultural Land Use Management, Tokyo, Japan. 75. Lin Kuo-Ching and Chiu Hao-Ling (1997) “An Analysis of the Effectiveness of the Implementation of Agricultural Land Conversion Scheme”, Annual Conference of Taiwanese Economic Association, Taipei, Taiwan. 76. Lin Kuo-Ching and Chiu Hao-Ling (1998), The Evaluation of the Effectiveness of Implementation of Agricultural Land Convention Scheme and an Analysis of Related Policies, National Science Council. 77. Lin Kuo-Ching (2003), "Conflict in Land Uses: Application Methodologies with Case Studies from Taiwan", Seminar on Land Tenure and Rural Development, International Center for Rural Policy Studies and Training, Taoyuan, Taiwan. 78. Lin Kuo-Ching, Yang Yi-Ting, Shi Ying-Yang (2005), “An Analysis of Slope land Agriculture and National Land Conservation Policy”, Annual Conference of the Rural Economics Society of Taiwan, National Chung-Hsing University, Taichung, December 10. 79. Orawan Srisompun, Somporn Isvilanonda (2012), “Efficiency change in Thailand rice production: Evidence from panel data analysis”, Journal of Development and 157 Agricultural Economics, Vol. 4(4), Pages 101-108, 26 February, 2012, DOI: 10.5897/JDAE11.122, ISSN 2006-9774 ©2012 Academic Journals. 80. Qiangyi Yu, Huajun Tang, Youqi Chen, Wenbin Wu Peng Yang, Pengqin Tang, Xinguo Xu (2011), Efficiency Analysis of Agricultural Land Use Based on DEA Method: A Case Study among APEC Economies. 81. William E.Rees, British Colombia University(1997), Urban Agriculture. 82. Singh Vivek Kumar (2009), Pattern Identification of Land use and Resource use efficiencies in Agriculture in Jhabua Tribal district in Madhya Pradesh, Volume 21, Number 4, Pages 392-402. 83. Springfield, Residential Land Study (RLS), Land Use Efficiency Measures. 84. B.P.Warkentin (2001), Department of Crop and Soil Science, Oregon State University, Corvallis, OR 97331, USA, “Diffuse pollution: lessons from soil conservation policies”, Water Science & Technology, Vol 44 No 7, Pages 197-202, © IWA Publishing 2001. 85. Wang.X.B, Glauben.T and Yanjie Zhang (2010), The Land Rental Market and its Effect on Agricultural Production in Rural China, Economic Transition and Natural Resource Management in East- and Southeast Asia. Shaker Publisher: Aachen. 158 Phụ lục 1 GIÁ BÁN CỦA MỘT SỐ NÔNG SẢN STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 LOẠI NÔNG SẢN Lúa tẻ thường Ngô hạt Cá trắm, rô, mè Cá chép Đỗ xanh Đỗ đen Đỗ tương Khoai tây Khoai lang Lạc nhân Gừng Sắn Sơn tra Keo, bạch đàn mô (8 năm) Lợn giống Lợn hơi (trên 80kg) Hoa hồng Hoa Ly Chè búp tươi Chè búp khô Mía Cam quýt Vải, nhãn ĐVT ngàn VND/kg ngàn VND/kg ngàn VND/kg ngàn VND/kg ngàn VND/kg ngàn VND/kg ngàn VND/kg ngàn VND/kg ngàn VND/kg ngàn VND/kg ngàn VND/kg ngàn VND/kg ngàn VND/kg ngàn VND/m3 ngàn VND/kg ngàn VND/kg ngàn VND/bông ngàn VND/bông ngàn VND/kg ngàn VND/kg ngàn VND/tấn ngàn VND/kg ngàn VND/kg Giá thị trƣờng 7,8 5,6 22,0 35,0 17,9 16,8 13,0 13,0 5,5 28,0 18,0 3,5 5,0 1.200,0 65,0 40,0 3,0 10,0 2,5 150,0 800,0 15,0 20,0 2009 Giá cổng trại tại Yên Bái 4,5 5,0 10,0 23,5 13,0 12,0 9,8 3,0 5,0 25,8 17,0 5,0 2,5 1.200,0 55,0 40,0 2,0 8,0 1,5 55,0 700,0 8,0 12,0 2010 2011 Giá thị Giá cổng trại Giá thị Giá cổng trại trƣờng tại Yên Bái trƣờng tại Yên Bái 8,4 5,5 10,0 6,0 7,0 6,9 9,5 7,0 25,0 12,0 30,0 16,0 40,0 36,0 41,0 36,0 19,5 15,0 24,4 19,0 18,6 14,5 23,1 18,5 15,0 12,7 15,7 15,0 15,4 7,0 20,0 10,0 8,7 6,5 9,5 6,5 29,0 28,3 29,7 29,0 19,0 18,0 20,0 18,0 7,5 6,0 8,0 6,0 6,0 3,0 10,0 5,0 1.300,0 1.300,0 1.300,0 1.300,0 70,0 60,0 90,0 75,0 45,0 45,0 68,0 68,0 4,0 3,0 6,0 3,5 15,0 10,0 20,0 12,0 3,0 2,0 3,5 2,5 200,0 65,0 250,0 80,0 900,0 800,0 900,0 800,0 27,0 20,0 30,0 22,0 25,0 14,0 35,0 18,0 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái 159 NĂNG SUẤT BÌNH QUÂN CỦA MỘT SỐ NÔNG SẢN 2009 STT LOẠI NÔNG SẢN ĐVT 1 2 Lúa tẻ thường (2-3 vụ/năm) Ngô hạt (2-3 vụ/năm) tấn/ha/vụ tấn/ha/vụ 4,32 5,16 4,88 4,00 3 4 5 6 7 8 9 10 Đỗ xanh (2-3 vụ/năm) Đỗ tương (2-3 vụ/năm) Khoai tây Khoai lang (1-2 vụ/năm) Lạc nhân (2-3 vụ/năm) Gừng Rau các loại Sắn (1 vụ/năm) tấn/ha/vụ tấn/ha/vụ tấn/ha/vụ tấn/ha tấn/ha tấn/ha tấn/ha tấn/ha/năm 1,30 2,25 17,93 12,62 5,34 59,40 13,83 12,36 0,90 1,46 10,86 8,26 9,28 58,21 12,14 16,80 11 12 13 14 15 16 17 Keo, bạch đàn mô (8 năm) Quế 10 năm Chè búp tươi Chè búp khô Mía Cam quýt Vải, nhãn m3/ha tấn/ha/năm tấn/ha/năm tấn/ha/năm tấn/ha tấn/ha tấn/ha 160,00 8,93 14,07 6,70 70,82 16,76 5473 18 Nuôi trồng TS nước ngọt tấn/ha Thế giới 2,52 VN 2010 YB VN 4,33 5,18 5,34 4,10 4,91 1,00 38,76 9,46 10,95 1,30 2,58 17,80 12,54 5,26 61,43 13,89 12,50 1,10 1,50 10,76 8,74 8,28 60,00 11,46 17,26 120,00 100,00 3,77 15,00 16,67 7,20 5,00 2.60 58,76 50,26 10,75 10,00 3,70 0,88 170,00 8,42 14,54 6,82 71,60 16,66 5,35 2,11 4,64 2,63 Thế giới 1,10 1,30 2,65 2011 YB VN YB 4,40 5,18 5,53 4,33 4,96 1,11 45,67 9,74 12,00 1,32 2,53 19,44 13,10 5,17 64,61 14,24 12,83 1,20 1,46 11,19 9,36 8,25 61,27 12,96 17,60 5,01 1,07 54,16 10,28 14,24 130,00 120,00 3,67 20,00 17,53 8,34 5,55 3,21 60,05 51,50 11,86 11,50 4,00 1,56 170,00 8,60 14,33 7,20 70,54 17,23 5,33 145,00 3,74 17,99 5,55 52,08 12,14 4,35 130,00 25,00 9,73 3,34 50,30 12,00 1,90 2,78 2,63 1,45 2,26 4,83 2,72 Thế giới 1,14 1,28 4,89 2,94 1,08 Nguồn: FAO Stat và Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái 160 Phụ lục 2 CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp phân theo địa phƣơng (Tính đến 01/01/2010) (ĐVT: nghìn ha) Chỉ tiêu Địa phƣơng CẢ NƢỚC Tổng Đất sản xuất Đất Đất diện tích nông nghiệp lâm nghiệp chuyên dùng Đất ở 33.115,0 9.420,3 14.816,6 1.553,7 620,4 Đồng bằng sông Hồng 2.097,3 802,6 4.454,0 277,6 129,4 Trung du và miền núi phía Bắc 9.543,4 1.423,2 5.173,7 259,3 105,6 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 9.589,5 1.758,3 5.069,7 451,4 169,9 Tây Nguyên 5.464,0 1.626,9 3.122,5 142,0 43,5 Đông Nam Bộ 2.360,5 1.248,7 668,4 189,4 61,9 Đồng bằng sông Cửu Long 4.060,2 2.560,6 336,8 234,1 110,0 Nguồn: Tổng cục Thống kê 161 Bảng 1.2. Cơ cấu sử dụng đất phân theo địa phƣơng (Tính đến 01/01/2010) (ĐVT: %) Chỉ tiêu Địa phƣơng CẢ NƯỚC Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Tổng diện tích 100, 0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp 28,4 44,7 38,3 21,2 14,9 54,2 18,3 52,9 29,8 57,1 52,9 28,3 63,1 8,3 Nguồn: Tổng cục Thống kê Bảng 1.3. Biến động về diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện tích đất trồng cây hàng năm ở Việt Nam Năm 2000 2008 2009 2010 Tổng diện tích Tổng diện tích Bình quân diện tích đất SXNN đất sản xuất nông nghiệp đất trồng cây hàng năm Dân số (m2/người) (1000ha) (1000ha) (1000 người) 12.644,30 10.540,30 77.635,40 1.628,68 9.415,57 6.370,02 83.119,90 1.132,77 9.436,16 6.348,15 84.155,80 1.121,27 9.420,28 6.309,62 85.154,90 1.106,25 Nguồn: Kiểm kê, thống kê đất đai các năm 2000, 2007, 2008, 2009; Niên giám thống kê 2010 162 Bảng 4.1. Các tiểu vùng khí hậu của tỉnh Yên Bái Nhiệt độ TB Mù Cang Chải Độ cao TB (m) 900 2 Văn Chấn – Nam Văn Chấn 800 18 – 20 3 Văn Chấn – Tú Lệ 200 – 400 21 – 32 STT Tiểu vùng khí hậu 1 4 5 Nam Trấn Yên, Văn Yên, thành phố Yên Bái, Ba Khe Lục Yên – Yên Bình ** (0C) 18 – 20* Lƣợng mƣa Các loại động, thực vật thích hợp Ít mưa Động, thực vật vùng ôn đới Phía Bắc là tiểu vùng mưa nhiều, phía Nam là vùng Động, thực vật á nhiệt đới, ôn đới mưa ít nhất tỉnh Cây lương thực, thực phẩm, chè vùng thấp, vùng cao, cây ăn quả và cây Ít mưa lâm nghiệp 70 23 – 24 Là vùng mưa phùn nhiều Cây lương thực, thực phẩm, cây công nhất tỉnh nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn quả 300 20 – 23 Tương đối nhiều Cây lương thực, thực phẩm, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng, thủy văn tỉnh Yên Bái * Có những khi nhiệt độ xuống dưới 00C về mùa đông ** Là vùng có mặt nước nhiều nhất tỉnh, có hồ Thác Bà rộng 19.050 ha, có tiềm năng du lịch. 163 Bảng 4.3. Lao động của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 - 2010 (ĐVT: Người) Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Chỉ tiêu A. Nguồn lao động(*) = (**) + (***) 408.928 416.381 422.343 427.860 428.471 1. Số người trong tuổi lao động 400.808 405.736 410.185 415.226 416.024 - Có khả năng lao động (**) 397722 402.584 407.003 412.036 412.704 3.086 3.152 3.182 3.190 3.320 11.206 13.797 15.340 15.824 15.767 - Trên độ tuổi lao động 8.363 10.509 11.943 12.551 12.388 - Dưới độ tuổi lao động 2.843 3.288 3.397 3.273 3.379 363.520 368.851 374.381 382.102 386.380 30.914 34.688 35.570 32.241 28.075 26.777 30.298 31.192 27.259 23.063 4.137 4.390 4.378 4.982 5.012 3. Số người trong độ tuổi có khả năng lao động làm nội trợ 3.696 3.641 3.970 4.763 4.920 4. Số người trong độ tuổi có khả năng lao động không làm việc 3.840 3.205 2.880 3.130 3.315 5. Số người trong độ tuổi có khả năng lao động có nhu cầu việc làm đang không có việc làm 6.958 5.996 5.542 5.624 5.781 - Mất khả năng lao động 2. Số người ngoài độ tuổi thực tế có tham gia lao động (***) B. Phân phối nguồn lao động 1. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 2. Số người trong độ tuổi có khả năng lao động đang đi học - Học phổ thông - Học chuyên môn nghiệp vụ, học nghề 164 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Yên Bái Bảng 4.4. GDP của tỉnh Yên Bái Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 I. Phân theo khu vực kinh tế theo giá hiện hành Giá trị GDP (triệu đồng) - Nông, lâm nghiệp, thủy sản - Công nghiệp - xây dựng - Dịch vụ 3.119.199 3.731.054 4.483.076 5.664.788 6.792.910 7.900.260 1.216.008 866.380 1.036.811 1.399.013 1.075.646 1.256.395 1.639.832 1.342.008 1.501.236 1.984.361 1.810.278 1.870.149 2.311.020 2.250.270 2.231.620 2.611.130 2.694.390 2.594.740 2.112.089 2.348.881 2.622.791 2.950.347 3.330.770 3.773.600 788.528 691.495 632.066 9,81 5,84 9,69 15,36 833.104 789.437 726.340 11,21 5,65 14,16 14,92 880.633 903.904 838.254 11,66 5,71 14,50 15,41 919.185 1.075.176 955.986 12,49 4,38 18,95 14,04 963.310 1.011.490 1.279.810 1.531.650 1.087.650 1.230.460 12,89 13,30 4,80 5,00 19,03 19,70 13,77 13,20 38,98 27,78 33,24 37,50 28,83 33,67 36,58 29,93 33,49 35,03 31,96 33,01 II. Phân theo khu vực kinh tế theo giá so sánh 1994 1. Giá trị GDP (triệu đồng) - Nông, lâm nghiệp, thủy sản - Công nghiệp - xây dựng - Dịch vụ 2. Tốc độ tăng trưởng KT(%) - Nông, lâm nghiệp, thủy sản - Công nghiệp - xây dựng - Dịch vụ III. Cơ cấu kinh tế theo giá hiện hành (%) - Nông, lâm nghiệp, thủy sản - Công nghiệp - xây dựng - Dịch vụ 34,02 33,13 32,85 33,05 34,11 32,84 165 Nguồn: Cục Thống kê Yên Bái 166 Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu phản ánh đời sống - xã hội tại tỉnh Yên Bái Chỉ tiêu 1- GDP bình quân đầu người /năm (Theo giá hiện hành) 2- Số bác sỹ/vạn dân 3- Số giường bệnh/vạn dân 4- Tỷ lệ hộ nghèo 5- Số người được tạo việc làm mới ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 1000 đồng Người Giường % 4.335,0 5.144,0 6.128,0 7.681,0 9.132,0 10.750,0 6,3 30,5 6,4 31,1 6,6 31,7 6,8 32,8 6- Số máy điện thoại/ 100 dân Người Máy 7- Lao động đang làm việc khu vực nhà nước Người 8- Thu nhập BQ tháng/1 LĐ khu vực nhà nước 9- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 10- Tỷ lệ người mắc bệnh sốt rét 11- Tỷ lệ người mắc bệnh bướu cổ 12-Số xã, phường TTrấn đạt chuẩn quốc gia về y tế 13- Tỷ lệ làng, bản, khu phố đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa 14- Tỷ lệ hộ dân được xem truyền hình 15- Tỷ lệ hộ nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh 1000 đồng % % % Xã, P, T.trấn 7,0 33,2 2010 7,3 33,8 34,7 30,7 24,2 21,3 15,7 11,7 17.040,0 17.000,0 17.902,0 17.500,0 17.500,0 17.150,0 5,3 7,2 9,7 14,8 20,8 23,3 34.976,0 36.885,0 35.882,0 35.867,0 36.309,0 36.300,0 1.134,0 27,0 0,2 1.261,0 26,2 0,1 1.407,0 25,3 0,1 1.674,0 24,7 0,1 2.093,0 23,3 0,1 2.450,0 22,0 0,1 12,0 10,0 9,5 8,0 7,5 7,5 % 31,0 64,0 86,0 110,0 128,0 140,0 % 18,0 30,2 36,5 42,0 45,0 45,5 % - 80,0 82,0 83,0 84,0 85,0 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Yên Bái 167 Bảng 4.6. Biến động về diện tích đất theo mục đích sử dụng của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 - 2010 2006 2007 2008 2009 2010 So sánh 2010/2006 +,- % TĐPT (%) 1.171,66 0,00 100,17 79,59 26.479,59 3,71 105,07 77.618,58 14,14 -1.665,48 -1,03 97,90 47.403,89 46.764,90 60,25 -2.455,54 -1,83 95,01 28.428,55 28.524,22 28.241,88 60,39 -6,64 3,00 99,98 1.902,16 1.939,87 1.932,93 1.921,72 4,11 42,06 0,29 102,24 38,79 18.464,02 17.427,62 16.946,74 16.601,30 35,50 -2.490,96 -3,29 86,95 30.063,62 37,92 30.893,76 31.440,33 31.204,92 30.853,68 39,75 790,06 1,83 102,63 2- Đất lâm nghiệp 441.896,74 84,55 446.940,03 451.026,26 453.670,92 469.968,24 85,59 28.071,50 1,03 106,35 a- Đất rừng sản xuất 188.840,53 42,73 189.171,32 190.928,34 193.163,84 233.721,06 49,73 44.880,53 7,00 123,77 b- Đất rừng phòng hộ 226.686,95 51,30 231.399,45 233.728,66 234.137,82 201.332,47 42,84 -25.354,48 -8,46 88,82 c- Đất rừng đặc dụng 26.369,26 5,97 26.369,26 26.369,26 26.369,26 34.914,71 7,43 8.545,45 1,46 132,41 1.363,28 0,26 1.392,77 1.428,32 1.435,91 1.420,04 0,26 56,76 0,00 104,16 Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 688.777,39 100,00 688.777,39 688.777,39 689.949,05 I-Đất nông nghiệp 522.624,72 75,88 527.865,49 531.771,59 533.796,28 549.104,31 1- Đất sản xuất nông nghiệp 79.284,06 15,17 79.452,05 79.236,37 78.608,81 a- Đất trồng cây hàng năm 49.220,44 62,08 48.558,29 47.796,04 28.248,52 57,39 28.192,11 - Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 1.879,66 3,82 - Đất trồng cây hàng năm khác 19.092,26 b- Đất trồng cây lâu năm - Đất trồng lúa 3- Đất nuôi trồng thuỷ sản (ha) (ha) (ha) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 689.949,05 100,00 +, (ha) 168 4- Đất nông nghiệp khác 80,64 0,02 2006 80,64 2007 80,64 2008 80,64 2009 97,45 0,02 2010 16,81 0,00 120,85 So sánh 2010/2006 +,- % TĐPT (%) 2.941,03 0,42 106,54 9,36 175,93 -0,22 104,08 3.617,88 80,71 117,76 -0,56 103,36 845,70 864,94 19,29 58,17 0,56 107,21 10.620,34 30.166,80 31.604,98 65,97 21.523,95 43,55 313,51 216,88 218,46 184,83 163,48 0,52 -51,18 -1,61 76,16 20,11 2.031,20 2.032,13 2.045,60 1.955,80 6,19 -71,41 -13,92 96,48 937,36 9,30 995,57 1.167,15 1.409,58 2.120,03 6,71 1.182,67 -2,59 226,17 6.901,80 68,46 6.989,21 7.202,60 26.526,79 27.365,67 86,59 20.463,87 18,12 396,50 3- Đất tôn giáo, tín ngưỡng 20,85 0,05 21,17 21,68 23,83 24,15 0,05 3,30 0,00 115,83 4- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 603,12 1,34 602,82 613,93 617,13 591,11 1,23 -12,01 -0,11 98,01 5- Đất sông suối và mặt nước 29.929,65 66,56 30.029,77 30.033,51 11.123,68 11.152,68 23,28 -18.776,97 -43,28 37,26 23,89 0,05 24,58 24,58 29,94 50,72 0,11 26,83 0,05 212,31 121.187,24 17,59 115.643,03 111.282,23 109.734,87 92.938,28 13,47 -28.248,96 -4,12 76,69 965,32 0,80 980,97 934,60 949,00 1,02 -16,32 0,22 98,31 2- Đất đồi núi chưa sử dụng 114.000,62 94,07 108.575,92 104.257,52 102.665,99 85.936,52 92,47 -28.064,10 -1,60 75,38 3- Núi đá không có rừng cây 6.221,30 5,13 6.086,14 6.052,76 6,51 -168,54 1,38 97,29 Cơ cấu (%) Mục đích sử dụng Diện tích (ha) II- Đất phi nông nghiệp 44.965,43 6,53 45.268,87 45.723,57 46.417,90 47.906,46 6,94 1- Đất ở 4.306,89 9,58 4.357,67 4.409,53 4.456,52 4.482,82 a- Đất ở tại nông thôn 3.500,12 81,27 3.533,33 3.575,41 3.610,82 806,77 18,73 824,34 834,12 10.081,03 22,42 10.232,86 214,66 2,13 2.027,21 b- Đất ở tại đô thị 2- Đất chuyên dùng a- Đất trụ sở cơ quan, công trình SN b- Đất quốc phòng, an ninh c- Đất sản xuất kinh doanh phi NN d- Đất có mục đích công cộng 6- Đất phi nông nghiệp khác III- Đất chƣa sử dụng 1- Đất bằng chưa sử dụng (ha) (ha) 940,57 6.084,14 (ha) 6.134,28 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) +, (ha) Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Yên Bái 169 Bảng 4.9. Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2010 (VÙNG THẤP) 2000 Loại hình sử dụng ĐẤT NÔNG NGHIỆP Đất sản xuất nông nghiệp 2008 Diện tích Cơ cấu (ha) (%) 33.066,62 (ha) 2010 2009 (ha) 100,00 57.611,39 56.677,97 So sánh 2010/2000 TĐPT Diện tích Cơ cấu +,- +,-% 2000-2010 (ha) (%) (ha) (%) (%) 57.690,43 100,00 24.623,81 00,00 174,47 9.353,37 28,29 9.842,40 9.537,51 9.750,48 16,90 397,11 -11,39 104,25 Đất trồng cây hàng năm 4.229,46 45,22 4.605,87 4.437,03 4.518,08 46,34 288,62 1,12 106,82 - Đất trồng lúa 3.502,36 82,81 3.599,84 3.497,05 3.515,13 77,80 12,77 -5,01 100,36 Đất chuyên trồng lúa nước 1.770,12 50,54 2.011,27 2.130,05 2.167,27 61,66 397,15 11,11 122,44 Đất trồng lúa nước còn lại 769,01 21,96 642,27 443,05 513,54 14,61 -255,47 -7,35 66,78 Đất trồng lúa nương 963,23 27,50 946,30 923,95 834,32 23,74 -128,91 -3,77 86,62 11,50 0,27 135,12 135,12 134,86 2,98 123,36 2,71 1172,70 715,60 16,92 870,91 804,86 868,09 19,21 152,49 2,29 121,31 Đất trồng cây lâu năm 5.123,91 54,78 5.236,53 5.100,48 5.232,4 53,66 108,49 -1,12 102,12 - Đất trồng cây chè 3.736,23 72,92 3.836,28 3.944,15 4.090,78 78,18 354,55 5,26 109,49 402,23 7,85 527,37 536,27 587,34 11,23 185,11 3,37 146,02 - Đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi - Đất trồng cây hàng năm khác - Đất trồng cây ăn quả lâu năm 170 - Đất trồng cây lâu năm khác 985,45 19,23 872,88 620,06 554,28 10,59 -431,17 -8,64 56,25 Nguồn: Tổng hợp, tính toán từ số liệu của Phòng Nông nghiệp huyện Yên Bình Bảng 4.10. Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2010 (VÙNG GIỮA) 2000 Loại hình sử dụng 2005 2010 So sánh 2010/2000 TĐPT Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu +,- +, -% 2000-2010 (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) (%) ĐẤT NÔNG NGHIỆP 79.796,40 100 77.648,77 100 86.787,72 100 6.991,32 0 108,76 Đất sản xuất nông nghiệp 16.676,98 20,9 16.674,83 21,47 15.943,27 18,05 -733,71 -2,85 95,6 Đất trồng cây hàng năm 8.246,53 49,45 8.662,94 51,95 7.794,84 51,65 -451,69 2,2 94,52 - Đất trồng lúa 4.843,66 58,74 4.940,54 57,03 3.344,40 42,91 -1.499,26 -15,83 69,05 Đất chuyên trồng lúa nước 3.725,89 76,92 3.825,57 77,43 3.731,20 76,99 5,31 0,07 100,14 Đất trồng lúa nước còn lại 288,15 5,95 286,65 5,8 356,74 5,91 68,59 -0,04 123,8 Đất trồng lúa nương 829,62 17,13 828,32 16,77 778,63 17,1 -50,99 -0,03 93,85 - - 571,54 6,6 591,99 7,59 591,99 - - - Đất trồng cây hàng năm khác 3.402,87 41,26 3.150,86 36,37 2.336,28 49,5 -1.066,59 8,24 68,66 Đất trồng cây lâu năm 8.430,45 50,55 8.011,89 48,05 8.148,43 48,35 -282,02 -2,2 96,65 - Đất trồng chè 3.115,42 36,95 3.270,00 40,81 4.812,02 48,11 1.696,60 11,16 154,46 - Đất trồng cây ăn quả lâu năm 3.018,26 35,8 2.666,56 33,28 3.054,20 31,18 35,94 -4,62 101,19 - Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 171 - Đất trồng cây lâu năm khác 2.296,77 27,24 2.075,33 25,9 282,21 20,7 -2.014,56 -6,54 12,29 Nguồn: Tổng hợp, tính toán từ số liệu của Phòng Nông nghiệp huyện Văn Chấn 172 Bảng 4.11. Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2010 (VÙNG CAO) 2000 Loại hình sử dụng 2005 2010 Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu (ha) (%) (ha) (%) Diện tích Cơ cấu (ha) (%) So sánh 2010/2000 TĐPT +, -% 2000- (%) 2010 +,(ha) (%) ĐẤT NÔNG NGHIỆP 34.746,05 100 87.040,61 100 89.031,86 Đất sản xuất nông nghiệp 6.754,71 19,44 7.501,13 8,62 10.008,10 Đất trồng cây hàng năm 5.034,67 74,54 5.350,69 71,33 - Đất trồng lúa 3.011,57 59,82 3.354,80 Đất chuyên trồng lúa nước - - Đất trồng lúa nước còn lại - Đất trồng lúa nương - Đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi 100 54.285,81 0 256,24 11,24 3.253,39 -8,20 148,16 9221,9 92,14 4.187,23 17,61 183,17 62,70 3.835,35 41,59 823,78 -18,23 127,35 - - 760 19,82 - - - - - - 1.866,78 48,67 - - - - - - - 1.208,57 31,51 - - - 639,5 12,70 639,5 11,95 636,6 6,90 -2,9 -5,80 99,55 - Đất trồng cây hàng năm khác 1.383,60 27,48 1.356,39 25,35 4.749,95 51,51 3.366,35 24,03 343,30 Đất trồng cây lâu năm - Đất trồng chè 1.720,04 25,46 2.150,44 28,67 786,2 7,86 -933,84 -17,61 45,71 1.339,33 77,87 0,00 0,00 0,00 0,00 -1.339,33 -77,87 0,00 180,8 13,50 0,00 0,00 0,00 0,00 -180,8 -13,50 0,00 148,59 8,64 0,00 0,00 0,00 0,00 -148,59 -8,64 0,00 - Đất trồng cây ăn quả - Đất trồng cây lâu năm khác Nguồn: Tổng hợp, tính toán từ số liệu của Phòng Nông nghiệp huyện Mù Cang Chải 173 Bảng 4.12. Biến động diện tích đất lâm nghiệp giai đoạn 2000 - 2010 (VÙNG THẤP) 2000 Loại hình sử dụng 2008 Diện tích Cơ cấu (ha) (%) (ha) ĐẤT NÔNG NGHIỆP 33.066,62 100,00 Đất lâm nghiệp 23.395,19 2010 2009 So sánh 2010/2000 TĐPT Diện tích Cơ cấu +,- +, -% 2000-2010 (ha) (ha) (%) (ha) (%) (%) 57.611,39 56.677,97 57.690,43 100,00 24.623,81 0,00 174,47 70,75 47.384,38 46.762,40 47.556,12 82,43 24.160,93 11,68 203,27 19.748,39 84,41 28.203,61 27.581,63 29.100,04 61,19 9.351,65 -23,22 147,35 4.389,70 22,22 4.291,36 4.606,91 3.571,86 12,27 -817,84 -9,95 81,37 13.929,49 70,53 13.864,29 16.498,10 18.979,64 65,22 5.050,15 -5,31 136,26 - - 378,60 378,60 378,60 1,30 - 1,30 - 1.429,20 7,23 9.669,36 6.098,02 6.169,94 21,20 4.740,74 13,97 431,71 Đất rừng phòng hộ 3.646,80 15,58 19.180,77 19.180,77 18.456,08 38,81 14.809,28 23,22 506,09 - Đất có rừng tự nhiên PH 1.945,20 53,33 10.135,27 12.968,90 12.368,14 67,01 10.422,94 13,67 635,83 - Đất có rừng trồng PH 1.701,60 46,66 8.596,50 5.762,87 5.638,94 30,55 3.937,34 -16,11 331,39 - Đất khoanh nuôi phục hồi rừng PH - - 400,00 400,00 400,00 2,17 - 2,17 - - Đất trồng rừng PH - - 49,00 49,00 49,00 0,27 - - - Đất rừng sản xuất - Đất có rừng tự nhiên SX - Đất có rừng trồng SX - Đất khoanh nuôi phục hồi rừng SX - Đất trồng rừng SX Nguồn: Tổng hợp, tính toán từ số liệu của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Bình 174 Bảng 4.13. Biến động diện tích đất lâm nghiệp giai đoạn 2005 - 2010 (VÙNG GIỮA) Năm 2005 Loại hình sử dụng ĐẤT NÔNG NGHIỆP Năm 2010 So sánh 2010/2005 TĐPT Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu +,- +, - % 2005-2010 (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) (%) 77.648,77 100,00 86.787,72 100,00 9.138,95 0,00 111,77 Đất lâm nghiệp 60.763,60 78,25 70.630,26 81,38 9.866,66 3,13 116,24 Đất rừng sản xuất 27.434,62 45,15 48.390,73 68,51 20.956,11 23,36 176,39 - Đất có rừng tự nhiên sản xuất 8.434,10 30,74 25.018,79 51,70 16.584,69 20,96 296,64 - Đất có rừng trồng sản xuất 9.386,99 34,22 14.270,54 29,49 4.883,55 -4,73 152,02 - Đất khoanh nuôi phục hồi rừng SX 1.258,23 4,59 1.477,93 3,05 219,70 -1,53 117,46 - Đất trồng rừng sản xuất 8.355,30 30,46 7.623,47 15,75 -731,83 -14,70 91,24 33.328,98 54,85 22.239,53 31,49 -11.089,45 -23,36 66,73 23.406,84 70,23 19.347,11 86,99 -4.059,73 16,76 82,66 5.682,30 17,05 2.330,82 10,48 -3.351,48 -6,57 41,02 32,00 0,10 34,00 0,15 2,00 0,06 106,25 4.207,84 12,63 527,60 2,37 -3.680,24 -10,25 12,54 Đất rừng phòng hộ - Đất có rừng tự nhiên phòng hộ - Đất có rừng trồng phòng hộ - Đất khoanh nuôi phục hồi RPH - Đất trồng rừng phòng hộ Nguồn: Tổng hợp, tính toán từ số liệu của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Văn Chấn 175 Bảng 4.14. Biến động diện tích đất lâm nghiệp giai đoạn 2000 - 2010 (VÙNG CAO) 2000 2005 2010 Loại hình sử dụng Đất lâm nghiệp So sánh 2010/2000 +,- +, - % (ha) (%) TĐPT 2000-2010 (%) (ha) 34.746,05 87.040,61 89.031,86 1.991,25 0,00 102,29 54.285,81 0,00 256,23 27.990,84 79.538,73 79.019,81 -518,92 -2,63 99,35 51.028,97 8,20 282,3 (ha) +, -% (%) TĐPT 2000-2005 (%) +,(ha) (ha) ĐẤT NÔNG NGHIỆP So sánh 2010/2005 Đất rừng sản xuất 0,00 0,00 3.344,07 3.344,07 - - 3.344,07 4,23 - - Đất có rừng tự nhiên sản xuất 0,00 0,00 33,64 33,64 - - 33,64 1,01 - - Đất có rừng trồng sản xuất 0,00 0,00 960,78 960,78 - - 960,78 28,73 - - Đất khoanh nuôi phục hồi rừng SX 0,00 0,00 892,47 892,47 - - 892,47 26,69 - - Đất trồng rừng sản xuất 0,00 0,00 1.457,18 1.457,18 - - 1.457,18 43,58 - 55.567,28 -12.703,65 -15,51 81,39 27.576,44 -29,68 198,51 -5,86 73,85 - 57,41 - Đất rừng phòng hộ 27.990,84 68.270,93 - Đất có rừng tự nhiên phòng hộ - 43.191,88 31.899,17 -11.292,71 - Đất có rừng trồng phòng hộ - 12.952,96 12.170,56 -782,4 2,93 93,96 - 21,90 - - 6.971,31 6.488,03 -483,28 1,46 93,07 - 11,68 - - 5.154,78 5.009,52 -145,26 1,46 97,18 - 9,02 - 0,00 11.267,80 20.108,46 8.840,66 11,28 178,46 - 25,45 - - Đất khoanh nuôi phục hồi rừng PH - Đất trồng rừng phòng hộ Đất rừng đặc dụng Nguồn: Tổng hợp, tính toán từ số liệu của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mù Cang Chải 176 Bảng 4.16. Biến động đất nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2000 - 2010 Loại đất nông nghiệp 2000 Diện tích (ha) 2005 Cơ cấu (%) Diện tích (ha) 2010 Cơ cấu (%) Diện tích (ha) So sánh 2010/2005 So sánh 2010/2000 Cơ cấu (%) +,- % +,- +, - % (ha) (%) (ha) (%) TĐPT 2005-2010 (%) Vùng thấp - Đất NN - Đất NTTS 33.066,62 100,00 57.518,29 100,00 57.690,43 317,76 0,96 383,29 0,67 392,54 77.648,77 100,00 86.787,72 198,35 0,26 195,91 87.040,61 100,00 89.031,86 0,25 0,0003 3,95 100,00 172,14 0,00 24.623,81 0,00 100,30 0,68 9,25 0,01 74,78 -0,28 102,41 100 9.138,95 0,00 86.787,72 0,00 111,77 0,23 -0,03 195,91 0,23 98,77 0,00 54.285,81 0,00 102,29 0,004 1.580,00 Vùng giữa - Đất NN - Đất NTTS -2,44 Vùng cao - Đất NN - Đất NTTS 34.746,05 100,00 1.991,25 0,004 3,70 0,0041 3,95 Nguồn: Tổng hợp, tính toán từ số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái 177 178 Bảng 4.17. Biến động đất nông nghiệp khác giai đoạn 2005 - 2010 Loại đất nông nghiệp 2005 Diện tích (ha) 2010 Cơ cấu (%) Diện tích (ha) So sánh 2010/2005 Cơ cấu (%) +, (ha) +, - % (%) TĐPT 2005-2010 (%) Vùng thấp - Đất NN - Đất NN khác 57.518,29 100,00 57.690,43 100,00 172,14 0,00 100,30 0,3 0,0005 0,54 0,0009 0,24 0,0004 180,00 77.648,77 100,00 86.787,72 100,00 9.138,95 0,00 111,77 11,99 0,015 11,99 0,014 0,00 -0,002 100,00 87.040,61 100,00 89.031,86 100 1.991,25 0,00 102,29 0,5 0,001 0,00 0,00 -0,5 -0,001 0,00 Vùng giữa - Đất NN - Đất NN khác Vùng cao - Đất NN - Đất NN khác Nguồn: Tổng hợp, tính toán từ số liệu của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái 179 Bảng 4.18. Các loại cây trồng theo mùa vụ giai đoạn 2000 - 2010 Thời vụ gieo trồng Cây trồng TT Vùng thấp Vùng giữa Vùng cao 1 Lúa xuân Tháng 1 – 2 Tháng 1 – 2 Cuối tháng 12 - Đầu tháng 1 2 Lúa mùa Tháng 6 – 7 Tháng 6 – 7 Tháng 4 – 6 3 Lúa nương mùa Tháng 4 – 5 Tháng 4 – 5 4 Ngô xuân Tháng 1 – 2 Tháng 1 – 2 Tháng 1 – 2 5 Ngô mùa Tháng 5 – 6 Tháng 5 – 6 Tháng 5 – 6 6 Ngô đông Tháng 9 – 10 Tháng 9 – 10 Tháng 9 – 10 Sắn 7 Tháng 2 – 3 Tháng 2 – 3 Tháng 2 - 3 8 Khoai tây đông Tháng 9 -10 Tháng 9 -10 9 Khoai lang xuân Tháng 1 – 2 Tháng 1 – 2 Tháng 1 – 2 10 Khoai lang mùa Tháng 5 – 6 Tháng 5 – 6 Tháng 5 - 6 11 Khoai lang đông Tháng 9 – 10 Tháng 9 – 10 Tháng 9 - 10 12 Đậu đỗ xuân Tháng 1 – 2 Tháng 1 – 2 Tháng 1 – 2 13 Đậu đỗ mùa Tháng 6 – 7 Tháng 6 – 7 Tháng 6 – 7 14 Đậu đỗ đông Tháng 9 – 10 Tháng 9 – 10 Tháng 9 – 10 15 Rau xanh xuân Tháng 1 – 3 Tháng 1 – 3 Tháng 1 – 3 16 Rau xanh mùa Tháng 5 – 7 Tháng 5 – 7 Tháng 5 – 7 180 Rau xanh đông 17 18 Lạc xuân Tháng 9 – 10 Tháng 2 – 3 19 Lạc mùa Tháng 9 – 10 Tháng 2 – 3 Tháng 2 – 3 Thời vụ gieo trồng Cây trồng TT Tháng 9 – 10 Vùng thấp Tháng 6 – 7 Vùng giữa Vùng cao Tháng 6 – 7 Tháng 6 – 7 20 Đậu tương xuân Tháng 2 – 3 Tháng 2 – 3 Tháng 2 – 3 21 Đậu tương mùa Tháng 6 – 7 Tháng 6 – 7 Tháng 6 – 7 22 Mía Tháng 2 – 3 Tháng 2 – 3 Tháng 2 – 3 23 Chè Tháng 2 – 3 Tháng 2 – 3 Tháng 2 – 3 24 Mận mơ Cuối tháng 12 - Đầu tháng 1 Cuối tháng 12 - Đầu tháng 1 Cuối tháng 12 - Đầu tháng 1 25 Dứa Vụ xuân hè (3 - 5), Vụ thu (9 - 10) Vụ xuân hè (3 - 5), Vụ thu (9 - 10) 26 Chuối Vụ xuân (2 - 3), Vụ thu (8 - 10) Vụ xuân (2 - 3), Vụ thu (8 - 10) Vụ xuân (2 - 3), Vụ thu (8 - 10) Tháng 6 – 7 Vụ xuân (2 - 4), Vụ thu (8 - 10) Vụ xuân (2 - 4), Vụ thu (8 - 10) Tháng 6 – 7 Cam Vụ xuân (2 - 3), Vụ thu (8 - 10) Vụ xuân (2 - 3), Vụ thu (8 - 10) Tháng 6 – 7 30 Xoài Vụ xuân (2 - 3), Vụ thu (8 - 10) Vụ xuân (2 - 3), Vụ thu (8 - 10) Tháng 6 - 7 31 Bưởi Vụ xuân (2 - 3), Vụ thu (8 - 10) Vụ xuân (2 - 3), Vụ thu (8 - 10) Tháng 6 – 7 27 Nhãn 28 Vải 29 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 181 Bảng 4.31. Thu chi trong sản xuất kinh doanh cây bƣởi đặc sản và chè tại vùng thấp (Tính bình quân cho 1 hộ điều tra) Cây bƣởi đặc sản STT Năm Sản lượng (tấn) Giá bán (triệu đồng/tấn) I II 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 KTCB SXKD 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 - - - 4.45 6.34 6.74 6.83 6.96 7.25 7.37 7.45 7.48 7.52 7.54 7.57 7.65 12.50 13.40 15.50 16.10 16.20 16.50 17.00 18.00 18.50 19.50 19.50 20.00 20.00 55.63 84.96 104.47 109.96 112.75 119.63 125.29 134.10 138.38 146.64 147.03 151.40 153.00 Cây chè Sản lượng (tấn) Giá bán (triệu đồng/tấn) 40.52 - - - 58.50 5.50 6.73 9.28 20.90 24.41 28.22 30.26 35.54 36.32 40.16 41.50 43.72 50.25 31.99 32.99 37.54 39.19 47.49 47.61 47.75 49.48 50.50 51.20 51.50 51.80 52.00 1.50 1.50 1.55 1.80 1.85 2.00 2.00 2.00 2.50 2.50 2.50 2.50 2.50 47.99 49.49 58.19 70.54 87.86 95.22 95.50 98.96 126.25 128.00 128.75 129.50 130.00 8.50 10.37 10.50 11.25 12.50 12.68 13.00 13.25 13.41 14.55 15.00 16.50 18.25 Doanh thu Chi phí (triệu đồng) (triệu đồng) Doanh thu Chi phí (triệu đồng) (triệu đồng) 182 14 15 16 2013 2014 2015 7.65 7.65 7.65 20.00 20.00 20.00 153.00 153.00 153.00 50.25 50.25 50.25 52.00 18.25 2.50 130.00 52.00 18.25 2.50 130.00 52.00 18.25 2.50 130.00 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra Bảng 4.32. Thu chi trong sản xuất kinh doanh cây ăn quả và chè tại vùng giữa (Tính bình quân cho 1 hộ điều tra) Cây ăn quả Cây chè STT Năm Sản lượng (tấn) Giá bán (triệu đồng/tấn) I II 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 KTCB SXKD 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 - - - 1.25 2.33 2.74 2.80 2.92 3.00 3.00 3.26 3.35 3.52 3.64 3.57 3.64 10.50 11.40 13.50 14.10 14.20 14.50 15.00 16.00 16.50 17.50 17.50 18.00 18.00 13.13 26.56 36.99 39.48 41.46 43.50 45.00 52.16 55.28 61.60 63.70 64.26 65.52 Sản lượng (tấn) Giá bán (triệu đồng/tấn) 45.00 - - - 59.00 5.50 4.73 5.24 10.90 14.45 16.24 16.50 17.54 18.32 20.16 21.50 23.72 30.25 36.99 37.99 42.54 44.19 51.49 51.61 51.75 52.48 55.50 60.00 62.00 63.50 65.00 1.50 1.50 1.55 1.80 1.85 2.00 2.50 2.50 2.80 2.80 2.80 2.80 2.80 55.49 56.99 65.94 79.54 95.26 103.22 129.38 131.20 155.40 168.00 173.60 177.80 182.00 8.50 9.37 9.50 10.25 11.50 11.68 12.00 12.25 12.41 13.55 14.00 15.50 16.25 Doanh thu Chi phí (triệu đồng) (triệu đồng) Doanh thu Chi phí (triệu đồng) (triệu đồng) 183 14 15 16 2013 2014 2015 3.64 3.64 3.64 18.00 18.00 18.00 65.52 65.52 65.52 30.25 30.25 30.25 65.00 2.80 182.00 16.25 65.00 2.80 182.00 16.25 65.00 2.80 182.00 16.25 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra Bảng 4.33. Thu chi trong sản xuất kinh doanh cây bƣởi đặc sản và chè tại vùng cao (Tính bình quân cho 1 hộ điều tra) Cây ăn quả Cây chè STT Năm Sản lượng (tấn) Giá bán (triệu đồng/tấn) I II 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 KTCB SXKD 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 - - - 0.55 1.23 1.54 1.60 1.76 2.00 2.00 2.26 2.15 2.25 2.44 2.57 2.64 10.50 11.40 13.50 14.10 14.20 14.50 15.00 16.00 16.50 17.50 17.50 18.00 18.00 5.78 14.02 20.79 22.56 24.99 29.00 30.00 36.16 35.48 39.38 42.70 46.26 47.52 Sản lượng (tấn) Giá bán (triệu đồng/tấn) 10.52 - - - 38.50 1.50 2.73 4.28 5.90 6.41 8.22 10.26 12.54 14.32 15.16 18.50 20.72 20.72 16.99 17.99 22.54 24.19 27.49 28.61 29.75 30.48 30.50 31.00 32.00 33.50 33.50 1.50 1.50 1.55 1.80 1.85 1.85 1.85 2.00 2.00 2.00 2.00 2.00 2.00 25.49 26.99 34.94 43.54 50.86 52.93 55.04 60.96 61.00 62.00 64.00 67.00 67.00 6.50 8.37 11.50 12.25 13.50 14.68 14.00 14.25 14.41 15.55 16.00 17.50 19.50 Doanh thu Chi phí (triệu đồng) (triệu đồng) Doanh thu Chi phí (triệu đồng) (triệu đồng) 184 14 15 16 2013 2014 2015 2.64 2.64 2.64 18.00 18.00 18.00 47.52 47.52 47.52 20.72 20.72 20.72 33.50 19.50 2.00 67.00 33.50 19.50 2.00 67.00 33.50 19.50 2.00 67.00 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra 185 Bảng 4.37. Quy hoạch diện tích các loại cây trồng chính của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2020 (ĐVT: ha) STT I 1 2 CHỈ TIÊU Nhóm cây lương thực có hạt Lúa Ngô 2011 - 2015 2016 - 2020 40.090 25.000 40.090 25.000 13.000 3.000 13.000 3.000 7.600 10.000 II 3 4 Nhóm cây lấy bột có củ Sắn Khoai các loại III Nhóm cây thực phẩm (rau, đậu, đỗ...) IV 5 6 7 8 9 10 Nhóm cây công nghiệp Chè Cao su Đậu tương Lạc Mía Đao riềng 13.000 7.600 4.000 2.000 900 500 13.000 15.000 4.000 2.000 1.000 700 V 11 12 13 Nhóm cây ăn quả Bưởi, cam, quýt Nhãn, vải Cây ăn quả khác 10.520 2.000 2.000 4.000 11.550 2.000 2.000 4.500 Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Yên Bái Bảng 4.38. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2020 Chỉ tiêu ĐVT Diện tích nuôi trồng thủy sản 2011- 2015 2016 - 2020 ha 21.850 21.900 tấn 8.820 12.600 - Sản lượng nuôi trồng tấn 7.144 10.238 - Sản lượng đánh bắt tấn 1.676 2.362 (Tính cả hồ Thác Bà) Tổng sản lượng thủy sản Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Yên Bái 186 Bảng 4.39. Dự báo nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm và chất đốt giai đoạn 2015 - 2020 TT Hạng mục I Nhu cầu lương thực 1 Cho người 2 Thức ăn chăn nuôi 3 Làm giống - Thóc - Ngô II Nhu cầu thực phẩm 1 Thịt các loại 2 Rau xanh các loại III Nhu cầu về gỗ, củi 1 Gỗ 2 Củi ĐVT Năm 2015 Năm 2020 tấn tấn 208.560 95.000 224.400 130.000 tấn tấn 1.200 500 1.200 500 tấn tấn 28.835 86.900 31.025 93.500 m3 m3 150.000 - 200.000 1.500.000 200.000 - 250.000 1.600.000 Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Yên Bái Bảng 4.40. Thời gian và nhiệt độ bảo quản một số sản phẩm quả vùng TDMNBB STT Loại quả Nhiệt độ khi Nhiệt độ Độ ẩm khi Thời gian vận chuyển bảo quản bảo quản bảo quản ( 0C) ( 0C) (%) (tuần) 1 Cam quýt 4 - 10 -1 đến-7 85-90 4- 24 2 Dứa xanh 10 -11 10 85-90 2-4 3 Dứa chín 10 -11 4,5 -10 85-90 2-6 4 Hồng 10 -11 -1 -0 85-90 1-2 5 Lê 10 -11 -15 -1,5 85-90 1-7 6 Mận 0 -3 -0,5 -1,0 85-90 2-8 7 Nhãn, vải 0 -3 0 -1,5 85-90 5-11 8 Xoài 0 -3 7 -10 85-90 4-7 Nguồn: Trung tâm thông tin tư liệu Khoa học và Công nghệ quốc gia, 2002 187 Bảng 4.41. Điều kiện cần lƣu ý khi quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp có độ dốc > 15O Loại hình sử dụng đất STT Điều kiện 1 - Có nguồn nước tự chảy ổn định. Tầng Ruộng bậc thang trồng lúa nước đất dày > 70 cm đủ để kiến tạo bậc thang. Không bị ảnh hưởng của lũ quét 2 Trồng chè - Nằm trên vùng chuyên canh phát triển chè tập trung, tầng dày > 50 cm 3 Trồng cây ăn quả - Trong vùng chuyên canh phát triển cây ăn quả, phát huy thế mạnh cây ăn quả ôn đới, á nhiệt đới, tầng dày > 20cm. 4 Trồng cỏ trồng chăn nuôi - Đất nương rẫy sản xuất cây hàng năm kém hiệu quả. - Đất quá dốc, địa hình chia cắt phức tạp, sản xuất kém hiệu quả; 5 Rừng sản xuất và khoanh nuôi - Xa khu dân cư. Nguồn: Trung tâm thông tin tư liệu Khoa học và Công nghệ quốc gia, 2002 Bảng 4.42. Mật độ thích hợp của một số cây ăn quả trên đất dốc vùng TD và MNBB (ĐVT: cây/ha) STT Loại cây ăn quả Mật độ hiện tại Mật độ theo PP cải tiến 1 - Vải 120 150 2 - Nhãn 150 150 3 - Xoài 180 180 4 - Cam, quýt 400 600 5 - Bưởi 200 270 6 - Hồng 100 200 7 - Mận, đào 300 400 8 - Lê đường 120 150 Nguồn: Trung tâm thông tin tư liệu Khoa học và Công nghệ quốc gia, 2002 188 Phụ lục 3 BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Kinh Tày Dao H'mông Thái Cao Lan Dân tộc khác S-ên dèc 1: N«ng-l©m kÕt hîp (C©y ¨n qu¶/chÌ+b¨ng xanh) S-ên dèc 2: C©y ¨n ChÌ/c©y ¨n qu¶ B¨ng xanh S-ên dèc §Ønh dèc: C©y l©m nghiÖp phßng hé §Ønha dèc Biểu đồ 4.3. Các dân tộc tỉnh Yên Bái năm 2010 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Yên Bái) C©y hµng n¨m/cá Ch©n dèc: C©y hµng n¨m S¬ ®å 4.1: Tæng qu¸t sö dông hîp lý ®Êt dèc Nguồn: Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên nhiên nhiên, Viện khoa học Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, 1998. Ch©nn dèc qu¶/chÌ+c©y hµng n¨m/cá 189 Phụ lục 4 MINH HỌA KẾT QUẢ XỬ LÝ CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP CATEGORIES VÀ HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA I. KẾT QUẢ XỬ LÝ CÁC BIẾN BẰNG PHƯƠNG PHÁP CATEGORIES 1. Độ phì của đất Đặt biến X11 + X12+ X13 + X14 = Do_phi_dat (Độ phì đất canh tác của hộ)  Cần tính tỉ lệ độ phì của đất theo các mức phân tổ (1: Cao, 2: Trung bình, 3: Thấp). X11 pH đất (để đánh giá độ màu mỡ của đất) X12 Chất hữu cơ (để đánh giá độ màu mỡ của đất. Được xác định theo phương pháp Wallkely - Black) X13 Lân hữu dụng (để đánh giá độ màu mỡ của đất. Được xác định theo phương pháp Olsen) X14 Hô hấp đất Giả thiết: - Đất có độ pH càng cao thì đất càng màu mỡ. Độ pH càng thấp thì càng khó cải tạo và có ảnh hưởng càng xấu đến canh tác cây ngắn ngày; - Hàm lượng chất hữu cơ càng lớn thì đất càng màu mỡ, nước thấm nhanh hơn làm giảm xói mòn đất và ngược lại khi nghèo hữu cơ thì thấm chậm gây dòng chảy dẫn đến xói mòn mạnh. Hàm lượng chất hữu cơ càng cao thì năng suất cây trồng càng cao; - Hàm lượng Lân hữu dụng càng cao thì đất càng màu mỡ; - Hàm lượng CO2 càng lớn thì đất càng màu mỡ, càng thuận lợi cho sự phát triển của các loài vi sinh vật trong đất, năng suất cây trồng càng cao. Kết quả xử lý: $Do_phi_dat Frequencies Responses Name Do phi dat canh tac cua cac ho Total N Percent Percent of Cases 1 268 24.8% 99.3% 2 360 33.3% 133.3% 3 452 41.9% 167.4% 1080 100.0% 400.0% 190 2. Tập quán Đặt biến X16 + X17 = Tap_quan (Tập quán sinh hoạt và canh tác của hộ)  Cần tính tỉ lệ hộ có tập quán truyền thống lạc hậu và tỉ lệ hộ theo nếp sống mới (1: Theo nếp sống mới; 0: Truyền thống lạc hậu) X16 Tập quán sinh hoạt theo truyền thống X17 Canh tác theo truyền thống Giả thiết: - Tập quán sinh hoạt theo truyền thống càng lạc hậu thì hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng thấp; - Tập quán canh tác theo truyền thống càng lạc hậu thì hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng thấp Kết quả xử lý: $Tap_quan Frequencies Responses Name Percent of Cases N Tap quan sinh hoat va canh tac cua ho Total Percent 0 58 10.9% 21.7% 1 476 89.1% 178.3% 534 100.0% 200.0% 3. Hợp tác, chuyển giao Đặt biến: X18 + X19 + X21+ X22 = Hop_tac_chuyen_giao (Hợp tác, đầu tư, chuyển giao và áp dụng kỹ thuật)  Cần tính tỉ lệ hộ có sự hợp tác với nhau trong cộng đồng, được hưởng lợi từ chương trình đầy tư xây dựng cơ sở hạ tầng, được chuyển giao kỹ thuật tiến tiến, biết áp dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp theo mức phân tổ (1: Kết hợp ít nhất 1 trong 4 yếu tố trên; 0: Không kết hợp yếu tố nào). X18 Sự hợp tác với nhau trong cộng đồng X19 Chương trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng X21 Chuyển giao KT tiên tiến & CN mới vào SXNN X22 Áp dụng KT tiên tiến & CN mới vào SXNN 191 Giả thiết: - Càng có sự hợp tác chặt chẽ với nhau trong SX thì hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng cao; - Càng có nhiều chương trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thì hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng cao; - Càng có nhiều chương trình chuyển giao KT tiên tiến & CN mới vào SXNN thì hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng cao; - Càng tích cực áp dụng KT tiên tiến & CN mới vào SXNN thì hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng cao. Kết quả xử lý: $Hop_tac_chuyen_giao Frequencies Responses Name Percent of Cases N Hop tac, dau tu, chuyen giao va ap dung Total Percent 0 108 10.0% 40.0% 1 969 90.0% 358.9% 1077 100.0% 398.9% 4. Nhận thức, khả năng Đặt biến: X26 + X29 + X30 + X32 = Nhan_thuc_kha_nang (Nhận thức, mục tiêu, khả năng tiếp cận)  Tính tỉ lệ hộ có nhận thức về vai trò của hợp tác trong SXNN, có mục tiêu đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi, có khả năng tiếp cận tín dụng và thị trường theo mức phân tổ (1: Kết hợp ít nhất 1 trong 4 yếu tố trên; 0: Không kết hợp yếu tố nào). X26 Có mục tiêu đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi trên đất NN X29 Nhận thức về vai trò của hợp tác trong SXNN X30 Khả năng tiếp cận tín dụng X32 Khả năng tiếp cận thị trường Giả thiết: - Mục tiêu đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi trên đất NN càng rõ ràng thì hiệu quả sử dụng đất NN càng cao; - Nhận thức càng đầy đủ về vai trò của hợp tác trong SXNN thì hiệu quả sử dụng đất NN càng cao; 192 - Khả năng tiếp cận tín dụng càng được đảm bảo thì hiệu quả sử dụng đất NN càng cao; - Khả năng tiếp cận thị trường càng được đảm bảo thì hiệu quả sử dụng đất NN càng cao Kết quả xử lý: $Nhan_thu_kha_nang Frequencies Responses Name Percent of Cases N Nhan thuc, muc tieu, kha nang tiep cana Percent 0 170 15.7% 63.0% 1 910 84.3% 337.0% 1080 100.0% 400.0% Total 5. Ảnh hƣởng của các yếu tố đầu vào trong sản xuất nông nghiệp Đặt biến: X63 + X64 = Anh_huong_dau_vao (Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào trong SXNN)  Tỉnh tỉ lệ đánh giá của các hộ về sự ổn định giá đầu vào, sự sẵn có của các đầu vào trong SXNN được phân tổ theo 2 mức (1: Kết hợp ít nhất 1 trong 2 yếu tố trên; 0: Không kết hợp yếu tố nào). X63 Sự ổn định trong giá đầu vào X64 Sự sẵn có của các đầu vào Giả thiết: - Giá đầu vào càng ổn định thì hiệu quả sử dụng đất NN càng cao; - Các đầu vào càng sẵn có thì hiệu quả sử dụng đất NN càng cao. Kết quả xử lý: $Anh_huong_dau_vao Frequencies Responses Name Percent of Cases N Anh huong cua cac yeu to dau vao SXNN Total Percent 0 270 50.0% 100.0% 1 270 50.0% 100.0% 540 100.0% 200.0% 193 II. Kết quả xử lý bằng hệ số Cronbach’s alpha 1. Độ phì của đất Đặt biến X11 + X12+ X13 + X14 = Do_phi_dat (Độ phì đất canh tác của hộ) Case Processing Summary N Cases Valid 270 100.0 0 .0 270 100.0 Excludeda Total % a. Listwise deletion based on all variables in the procedure. Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items 1.000 4 Kết quả kiểm định cho biến độ phì đất cho thấy rằng trong toàn bộ mẫu gồm 270 hộ được điều tra đều được tham gia vào quá trình phân tích (không có hộ nào bị loại vì thiếu dữ liệu). Hệ số Cronbach’s alpha = 1, điều đó cho phép khẳng định rằng mức độ nhất quán bên trong giữa 4 biến (X11, X12, X13 và X14) của biến độ phì đất là cao. Item Statistics Mean Std. Deviation N X11 2.1704 .80001 270 X12 2.1704 .80001 270 X13 2.1704 .80001 270 X14 2.1704 .80001 270 194 Item-Total Statistics Scale Mean Scale Corrected Cronbach's if Item Variance if Item-Total Alpha if Deleted Item Deleted Correlation Item Deleted X11 6.5111 5.760 1.000 1.000 X12 6.5111 5.760 1.000 1.000 X13 6.5111 5.760 1.000 1.000 X14 6.5111 5.760 1.000 1.000 Hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation cho thấy sự tương quan (phù hợp) giữa mỗi mục (biến) với toàn bộ các mục (các biến) còn lại. Điều kiện để một chỉ báo (biến) được giữ lại nếu hệ số tương quan biến tổng Item – Total Correlation của chỉ báo (biến) nào đó phải lớn hơn 0,3. Dựa vào tiêu chuẩn này, thông qua cột Corrected Item – Total Correlation, tất cả các chỉ báo (các biến) đếu lớn hơn 0,3 nên đều được giữ lại. Thật vậy, loại bỏ bất kỳ chỉ báo (biến) nào trong 4 biến nêu trên đều làm giảm đi độ tin cậy của thang đo, điều này được thể hiện ở cột Cronbach’s Alpha if Item Deleted. 2. Tập quán Đặt biến X16 + X17 = Tap_quan Kết quả kiểm định cho biến tập quán được giải thích tương tự như trường hợp biến độ phì của đất đã nêu trên. Case Processing Summary N Cases Valid Excludeda Total % 267 98.9 3 1.1 270 100.0 a. Listwise deletion based on all variables in the procedure. Reliability Statistics Cronbach's Alpha 1.000 N of Items 2 195 Item Statistics Mean Std. Deviation N X16 .8914 .31174 267 X17 .8914 .31174 267 Item-Total Statistics Scale Mean Scale Corrected Cronbach's if Item Variance if Item-Total Alpha if Deleted Item Deleted Correlation Item Deleted X16 .8914 .097 1.000 .a X17 .8914 .097 1.000 .a a. The value is negative due to a negative average covariance among items. This violates reliability model assumptions. You may want to check item codings. Vì biến X16, X17 là các biến nhị thức (dichotomy) nên cột Cronbach’s Alpha if Item Delected có thông báo “.a”. Nếu ta thay mã hóa 0; 1 bằng mã hóa 1; 2 thì sẽ không có thông báo này. Điều đó cho thấy rằng, khi sử dụng công cụ Cronbach’s Alpha thì bắt buộc mã hóa theo giá trị lớn hơn 0. 3. Hợp tác, chuyển giao Đặt biến: X18 + X19 + X21+ X22 = Hop_tac_chuyen_giao Kết quả kiểm định cho biến hợp tác chuyển giao được sử dụng công cụ Cronbach’s Alpha như sau: Case Processing Summary N Cases Valid Excludeda Total % 267 98.9 3 1.1 270 100.0 a. Listwise deletion based on all variables in the procedure. 196 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .807 4 Item Statistics Mean Std. Deviation N X18 .8914 .31174 267 X19 .8914 .31174 267 X21 .9663 .18082 267 X22 .8801 .32540 267 Item-Total Statistics Scale Mean Scale Corrected Cronbach's if Item Variance if Item-Total Alpha if Deleted Item Deleted Correlation Item Deleted X18 2.7378 .525 .489 .826 X19 2.7378 .390 .916 .592 X21 2.6629 .698 .372 .855 X22 2.7491 .407 .797 .663 4. Nhận thức, khả năng Đặt biến: X26 + X29 + X30 + X32 = Nhan_thuc_kha_nang Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến nhận thức khả năng: Case Processing Summary N Cases Valid Excludeda Total % 270 100.0 0 .0 270 100.0 197 Case Processing Summary N Cases Valid % 270 100.0 0 .0 270 100.0 Excludeda Total a. Listwise deletion based on all variables in the procedure. Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .924 4 Item Statistics Mean Std. Deviation N X26 .7704 .42138 270 X29 .8370 .37002 270 X30 .8593 .34840 270 X32 .9037 .29554 270 Item-Total Statistics Scale Mean Scale Corrected Cronbach's if Item Variance if Item-Total Alpha if Deleted Item Deleted Correlation Item Deleted X26 2.6000 .910 .769 .930 X29 2.5333 .919 .917 .869 X30 2.5111 .965 .906 .875 X32 2.4667 1.142 .755 .928 5. Ảnh hƣởng của các yếu tố đầu vào trong sản xuất nông nghiệp Đặt biến: X63 + X64 = Anh_huong_dau_vao 198 Đối với biến ảnh hưởng đầu vào được tạo bởi biến “sự ổn định trong giá đầu vào” (X63), kết quả điều tra 100% hộ khẳng định là không ổn định và biến “sự sẵn có các đầu vào” (X64), kết quả điều tra 100% hộ khẳng định là sẵn có. Do vậy, kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến ảnh hưởng đầu vào là không cần thiết.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng