Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần h...

Tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh cần thơ

.PDF
74
285
77

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QTKD NGUYỄN HOÀNG KHANG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Tài Chính Ngân Hàng Mã số ngành: 52340201 8- 2014 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QTKD NGUYỄN HOÀNG KHANG MSSV: 4114245 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Tài Chính Ngân Hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN NGUYỄN TUẤN KIỆT 8-2014 LỜI CẢM TẠ Trong những năm học tập và rèn luyện tại trƣờng Đại học Cần Thơ, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu cùng quý Thầy Cô của trƣờng đã tạo điều kiện và giúp đỡ em học tập và nâng cao trình độ của mình cả về tri thức, lối sống cũng nhƣ các hoạt động giúp cải thiện các kỹ năng mềm. Em xin cám ơn các Thầy Cô thuộc Khoa Kinh Tế - QTKD đã quan tâm, truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt quá trình học tập tại trƣờng và trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình. Đặc biệt em vô cùng biết ơn giáo viên hƣớng dẫn của mình là Thầy Nguyễn Tuấn Kiệt đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho đề tài của em đƣợc hoàn thành tốt. Bên cạnh đó, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Đốc ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Cần Thơ đã tạo điều kiện cho em đƣợc thực tập tại đơn vị. Cám ơn các anh, chị ở phòng giao dịch An Thới đã giúp em hòa nhập vào môi trƣờng làm việc của văn phòng và hƣớng dẫn cũng nhƣ cung cấp các kiến thức, tài liệu để em hoàn thành tốt đề tài của mình. Luận văn tốt nghiệp là thƣớc đo chất lƣợng học tập của một sinh viên trong suốt 4 năm học, nó là sự đúc kết tất cả các kiến thức mà sinh viên cần có trong thời gian học tập tại trƣờng. Mặc dù, đề tài luận văn của em đƣợc hoàn thành nhƣng với khả năng và kiến thức còn hạn chế, trong khi kinh nghiệm còn thiếu nên sẽ có nhiều những sai sót. Rất mong đƣợc sự quan tâm, đóng góp ý kiến, hƣớng dẫn và chỉ bảo của quý Thầy Cô để bài luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Trân trọng! Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Hoàng Khang Nhận xét của cơ quan thực tập ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ................... Ngày ... tháng ... năm 2014 Thủ trƣởng đơn vị (ký tên và đóng dấu) TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Ngƣời thực hiện Nguyễn Hoàng Khang MỤC LỤC Trang Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ................................................................................. 1 1.1 Sự cần thiết của đề tài................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................3 1.3.1 Không gian nghiên cứu ...........................................................................3 1.3.2 Thời gian nghiên cứu ..............................................................................3 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................3 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 4 2.1 Cơ sở lý luận .............................................................................................4 2.1.1 Ngân hàng thƣơng mại và hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại ........................................................................................................................4 2.1.2 Một số lý luận cơ bản về tín dụng ...........................................................5 2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng .............................................. 13 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 15 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu................................................................ 15 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu .............................................................. 15 Chƣơng 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ ...................................... 17 3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng ....................................... 17 3.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam ........................... 17 3.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ ............................................................................................................... 18 3.2 Cơ cấu và sơ đồ bộ máy tổ chức .............................................................. 19 3.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức ........................................................................... 19 3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban ............................................. 19 3.3 Quy định về cho vay tiêu dùng tại MSB Cần Thơ .................................... 21 i 3.4 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ năm 2011 tới quí II năm 2014 ............................................................................................. 23 3.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của MSB Cần Thơ từ năm 2011 đến năm 2013 .............................................................................................................. 23 3.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của MSB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013-2014 ............................................................................................. 26 3.5 Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Cần Thơ ........................................................................................ 27 3.5.1 Thuận lợi .............................................................................................. 27 3.5.2 Khó khăn .............................................................................................. 28 3.6 Định hƣớng phát triển của ngân hàng ...................................................... 28 3.6.1 Mục tiêu ............................................................................................... 28 3.6.2 Biện pháp ............................................................................................. 29 Chƣơng 4: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI MARITIME BANK CHI NHÁNH CẦN THƠ .................................................................. 30 4.1 Phân tích tình hình nguồn vốn ................................................................. 30 4.1.1 Phân tích tình hình nguồn vốn của MSB Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 ... ...................................................................................................................... 30 4.1.2 Phân tích tình hình nguồn vốn của MSB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013-2014 ............................................................................................. 33 4.2 Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại MSB Cần Thơ từ năm 2011 tới 6 tháng đầu năm 2014 .............................................................. 34 4.2.1 Tình hình cho vay của MSB Cần Thơ ................................................... 34 4.2.2 Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng ................................................... 38 4.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng ............................... 52 Chƣơng 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI MARITIME BANK CHI NHÁNH CẦN THƠ ...................................................................................................................... 57 5.1 Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng của MSB Cần Thơ ....................... 57 5.1.1 Những mặt làm đƣợc ............................................................................ 57 5.1.2 Những mặt chƣa làm đƣợc.................................................................... 57 5.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Maritime Bank chi nhánh Cần Thơ................................................................ 58 5.2.1 Tăng cƣờng hoạt động marketing cho ngân hàng .................................. 58 5.2.2 Đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên ................................................. 59 5.2.3 Đa dạng hóa sản phẩm cho vay ............................................................. 59 ii Chƣơng 6:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 61 6.1 Kết luận.................................................................................................. 61 6.2 Kiến nghị................................................................................................. 61 6.2.1 Đối với NHNN ..................................................................................... 61 6.2.2 Đối với Hội sở ...................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 63 iii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của MSB Cần Thơ giai đoạn 20112013 .............................................................................................................. 24 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của MSB Cần Thơgiai đoạn 6 tháng đầu năm 2013-2014 ....................................................................................... 27 Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của MSB Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 ....... 31 Bảng 4.2 Tình hình nguồn vốn của MSB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2013 ..................................................................................................... 33 Bảng 4.3 Tình hình cho vay của MSB Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 ........... 35 Bảng 4.4 Tình hình cho vay của MSB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2013 ..................................................................................................... 37 Bảng 4.5 Doanh số cho vay tiêu dùng của MSB Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 ...................................................................................................................... 40 Bảng 4.6 Doanh số cho vay tiêu dùng của MSB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013-2014 ....................................................................................... 41 Bảng 4.7 Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng của MSB Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 ..................................................................................................... 44 Bảng 4.8 Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng của MSB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013-2014 ............................................................................. 45 Bảng 4.9 Dƣ nợ cho vay tiêu dùng của MSB Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 . 47 Bảng 4.10 Dƣ nợ cho vay tiêu dùng của MSB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2013 ............................................................................................. 48 Bảng 4.11 Nợ xấu cho vay tiêu dùng của MSB Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 ...................................................................................................................... 51 Bảng 4.12 Nợ xấu cho vay tiêu dùng của MSB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013-2014 ............................................................................................. 52 Bảng 4.13 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng ........ 54 của MSB Cần Thơ từ năm 2011 tới 6 tháng đầu năm 2014 ............................ 54 Bảng 4.14 Số lƣợng khách hàng vay tiêu dùng tại MSB Cần Thơ từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ............................................................................. 55 iv DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1Sơ đồ bộ máy tổ chức của MSB cần thơ ................................. 19 Hình 3.2 Lợi nhuận của MSB cần thơ từ năm 2011 đến năm 2013 ....... 26 Hình 4.1 cơ cấu doanh số thu nợ tiêu dùng của msb cần thơ từ năm 2011 tới 6 tháng đầu năm 2014 ..................................................................... 46 Hình 4.2 Cơ cấu dƣ nợ cho vay tiêu dùng của MSB cần thơ từ năm 2011 tới 6 tháng đầu năm 2014 ..................................................................... 49 v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHNN : Ngân hàng nhà nƣớc TMCP : Thƣơng mại cổ phần ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long KHDN : Khách hàng doanh nghiệp TCTD : Tổ chức tín dụng CVTD : Cho vay tiêu dùng vi CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hiện nay, mặc dù nền kinh tế khó khăn nhƣng giá nguyên liệu vẫn tăng cao, trong khi hàng hóa ế ẩm không bán đƣợc, lãi suất ngân hàng mặc dù đã giảm nhiều nhƣng vẫn còn khá cao so với tình trạng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó bên phía ngân hàng do nợ xấu tăng cao, khả năng mất cả vốn lẫn lãi luôn rình rập, để có thể cho doanh nghiệp vay sản xuất kinh doanh thì ngân hàng phải thẩm định rất kỹ trƣớc khi giải ngân. Ngoài ra đời sống ngày càng phát triển, mức sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao, theo đó nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân cũng tăng theo. Do đó, các ngân hàng thƣơng mại chuyển hƣớng sang “chăm sóc” ngƣời tiêu dùng bởi dân số Việt Nam hiện rất đông lên đến 90 triệu ngƣời, nhu cầu sử dụng tiền vào các việc nhỏ lẻ nhƣ mua sắm, sửa chữa nhà cửa và đặc biệt là mua xe, mua nhà trả góp là rất lớn. Cùng với việc cho vay tiêu dùng thƣờng ở mức giá trị thấp, có tài sản thế chấp cũng nhƣ phƣơng án trả nợ, nên đối với ngân hàng là những khoản vay an toàn, rất ít rủi ro và dễ thu hồi nợ. Mặc dù có nhiều thuận lợi đối với sản phẩm cho vay tiêu dùng nhƣng vẫn còn nhiều rào cản nhƣ: thủ tục cho vay khó khăn, phƣơng án trả nợ chƣa linh hoạt. Để có thể vay một khoản vay nhỏ vài chục triệu để giải quyết chuyện cá nhân mà ngƣời dân vẫn phải mang sổ đỏ đi thế chấp ngân hàng nhƣng phải có sự đồng ý của tất cả thành viên liên quan trong gia đình làm cho ngƣời dân ngần ngại trong việc mang sổ đỏ đi thế chấp. Ngoài ra cho vay tiêu dùng còn dựa trên nguồn thu nhập ổn định, ngƣời đi vay phải chứng minh đƣợc nguồn thu nhập của mình. Ở Việt Nam hiện nay việc xác nhận mức thu nhập cụ thể của từng ngƣời không hề dễ dàng nên rất khó có thể đƣợc ngân hàng cho vay. Trong 23 năm xây dựng và phát triển Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần (TMCP) Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) với những nỗ lực không ngừng cải tiến, nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ đã đạt đƣợc những thành tựu đáng khích lệ; đạt danh hiệu sản phẩm – dịch vụ uy tín chất lƣợng do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ ngƣời tiêu dùng Việt Nam trao tặng (2013), là một trong 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính đoạt danh hiệu “ Doanh nghiệp dịch vụ đƣợc hài lòng nhất năm 2013”. Với độ ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp, chất lƣợng dịch vụ luôn đƣợc đánh giá cao, Maritime Bank 1 Cần Thơ đã tạo đƣợc dấu ấn riêng trong thị trƣờng tài chính trong nƣớc. Với mục tiêu trở thành ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam, Maritime Bank Cần Thơ đang tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cho cá nhân và hộ gia đình. Với dân số đông, đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện đáng kể cho nên đây sẽ là thị trƣờng đầy tiềm năng cho mảng tín dụng này. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tài chính khác, đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng nổ lực nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, cải tiến sản phẩm đặc biệt là thị trƣờng cho vay tiêu dùng đang là một thị trƣờng đầy tiềm năng mà nhiều ngân hàng đang hƣớng tới. Chính vì những lí do trên, em xin chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ” làm đề tài luận văn cho mình. Đề tài thu thập số liệu thứ cấp từ phòng kế toán của ngân hàng và sử dụng phƣơng pháp so sánh, thống kê mô tả để phân tích tình hình tín dụng.Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu về hoạt động cho vay tiêu dùng bằng các chỉ số tài chính, ngoài ra cũng sẽ xem xét các yếu tố nhƣ điểm mạnh, điểm yếu tác động đến hoạt động tín dụng tiêu dùng của ngân hàng. Từ đó, làm căn cứ để đề ra một số giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng để từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (i) Phân tích chung về tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ. (ii) Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàngTMCP Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ. (iii) Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ. (iv) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ. 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài đƣợc nghiên cứu tại Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ. 1.3.2 Thời gian nghiên cứu Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 11.08.2014 đến ngày 17.11.2014. 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu và đi sâu vào phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng và từ đó đƣa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ. 3 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Ngân hàng thƣơng mại và hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại 2.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, NHTM là loại hình ngân hàng đƣợc thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo qui định của luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. Trong đó, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh, cung ứng thƣờng xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Với tƣ cách là một trung gian tài chính, ngân hàng thƣơng mại là một doanh nghiệp kinh doanh đồng vốn. Doanh nghiệp ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc thù. Chất liệu kinh doanh chủ yếu của loại hình này là “quyền sử dụng các khoản tiền tệ”. Ngân hàng vừa là ngƣời cung cấp đồng vốn, đồng thời cũng là ngƣời tiêu thụ đồng vốn của khách hàng. Tất cả những hoạt động mua, bán này thông qua một số công cụ và nghiệp vụ ngân hàng. Ngân hàng thƣơng mại kiếm lợi nhuận bằng cách đi vay và cho vay. Để thu hút tiền vào, ngân hàng đƣa ra các điều kiện thuận lợi cho ngƣời gửi tiền. Tiếp đó, ngân hàng phải tìm ra những cách có lợi để đem cho vay những gì vay đƣợc. Một số nguyên tắc kinh doanh mang đặc thù của ngân hàng thƣơng mại: - Các dịch vụ tài chính đƣợc cung cấp trƣớc hết phải bảo đảm lợi ích cho khách hàng và trong đó có lợi ích của mình. - Cần phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn hoạt động kinh doanh, chẳng hạn: duy trì mức vốn nhất định, lựa chọn khách hàng, hạn chế tín dụng, giám sát thực hiện, đa dạng hóa sản phẩm,… Là doanh nghiệp đặc thù, ngân hàng có những nét riêng so với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. - Hàng hóa của ngân hàng là một loại hàng hóa đặc biệt: tiền, giấy tờ có giá, chứng khoán,… - Ngân hàng không trực tiếp tham gia sản xuất, lƣu thông hàng hóa nhƣ các doanh nghiệp thông thƣờng mà nó thực hiện chức năng trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và làm dịch vụ tiền tệ, tƣ vấn tài chính cho khách 4 hàng,… không kinh doanh bằng vốn tự có mà chủ yếu bằng vốn của ngƣời gửi tiền. - Ngân hàng thƣơng mại nắm trong tay một bộ phận lớn của cải xã hội dƣới dạng giá trị, nhƣng không có quyền sở hữu chúng mà chỉ có quyền sử dụng với những điều kiện ràng buộc. - Nếu doanh nghiệp sản xuất ra các loại hàng hóa hữu hình thì ngân hàng thƣơng mại sản xuất ra hàng hóa vô hình hay các dịch vụ. Sản phẩm của ngân hàng mang tính phi vật chất, chỉ bắt đầu khi khách hàng chuyển đến ngân hàng các ủy nhiệm của họ khi phát sinh từ hợp đồng giao dịch thƣơng mại, tín dụng hoặc phải hoàn thành một nghĩa vụ tài chính nào đó. (Lê Văn Tƣ, 2000) 2.1.1.2 Phân loại ngân hàng thương mại - Căn cứ vào hình thức sở hữu: + Ngân hàng thƣơng mại quốc doanh; + Ngân hàng thƣơng mại cổ phần; + Ngân hàng thƣơng mại liên doanh; + Ngân hàng thƣơng mại 100% vốn nƣớc ngoài; + Chi nhánh ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài. - Căn cứ vào tính chất nghiệp vụ kinh doanh: + Ngân hàng bán buôn; + Ngân hàng bán lẻ; + Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ. - Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động: + Ngân hàng chuyên doanh; + Ngân hàng kinh doanh tổng hợp; + Ngân hàng đa năng. (Bùi Văn Trịnh và Thái Văn Đại, 2010) 2.1.2 Một số lý luận cơ bản về tín dụng 2.1.2.1 Khái niệm tín dụng Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Cũng nhƣ quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung: 5 + Có sự chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn từ ngƣời sở hữu sang ngƣời sử dụng; + Sự chuyển nhƣợng này có thời hạn hay mang tính tạm thời; + Sự chuyển nhƣợng này có kèm theo chi phí. (Nguyễn Minh Kiều, 2009) 2.1.2.2 Phân loại tín dụng Tín dụng ngân hàng (gọi tắt tín dụng) có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo những tiêu thức phân loại khác nhau: a) Dựa vào thời hạn tín dụng - Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dƣới một năm. Mục đích của loại cho vay này thƣờng là nhằm tài trợ cho việc đầu tƣ vào tài sản lƣu động; - Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Mục đích của loại cho vay này thƣờng là nhằm tài trợ cho việc đầu tƣ vào tài sản cố định; - Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại cho vay này thƣờng là nhằm tài trợ đầu tƣ vào các dự án đầu tƣ. b) Dựa vào mục đích của tín dụng - Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thƣơng nghiệp; - Cho vay tiêu dùng cá nhân; - Cho vay mua bán bất động sản; - Cho vay sản xuất nông nghiệp; - Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu… c) Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng - Cho vay không có đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của ngƣời khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay. - Cho vay có đảm bảo: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay nhƣ thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác. d) Dựa vào phương thức cho vay - Cho vay theo món; - Cho vay theo hạn mức tín dụng; 6 - Cho vay theo hạn mức thấu chi. e) Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay - Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn; - Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp; - Cho vay trả nợ nhiều lần nhƣng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy vào khả năng tài chính của mình, ngƣời đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào. 2.1.2.3 Nguyên tắc tín dụng Theo Điều 6, Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của NHNN, việc cho vay phải thực hiện theo đúng 2 nguyên tắc: - Tiền vay phải đƣợc sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. - Tiền vay phải đƣợc hoàn trả đầy đủ gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. 2.1.2.4 Điều kiện vay vốn Theo Điều 7, Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của NHNN, có qui định để đƣợc vay vốn khách hàng phải có các điều kiện sau: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật. - Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tƣ, phƣơng án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với qui định của pháp luật. - Phải thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hƣớng dẫn của NHNN Việt Nam. Các điều kiện cho vay có thể đƣợc từng ngân hàng cụ thể hóa tùy thuộc vào đặc điểm của từng khách hàng, đặc điểm của từng khoản vay, môi trƣờng kinh doanh,… 7 2.1.2.5 Nhu cầu được cho vay Nhu cầu đƣợc ngân hàng cho vay hay còn gọi là đối tƣợng cho vay là những chi phí vốn cần thiết để cấu thành tài sản cố định, tài sản lƣu động và các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng trong một thời kì nào đó. a) Ngân hàng cho vay các nhu cầu sau: - Giá trị vật tƣ, hàng hóa, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tƣ phát triển. - Số tiền vay trả cho các TCTD trong thời gian thi công chƣa bàn giao và đƣa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung và dài hạn để đầu tƣ tài sản cố định mà khoản lãi đƣợc tính trong giá trị tài sản cố định đó. (Thái Văn Đại, 2012) b) Những nhu cầu vốn không được cho vay Theo Điều 9, Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của NHNN, TCTD không đƣợc cho vay các nhu cầu vốn sau đây: - Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhƣợng, chuyển đổi; - Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm; - Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm. Việc đảo nợ, các TCTD thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. 2.1.2.6 Thời hạn và lãi suất tín dụng a) Thời hạn tín dụng Theo Điều 10, Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của NHNN có qui định nhƣ sau: Tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tƣ, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng để thỏa thuận về thời hạn cho vay. Đối với các pháp nhân Việt Nam và nƣớc ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động 8 tại Việt Nam; đối với cá nhân nƣớc ngoài, thời hạn cho vay không vƣợt quá thời hạn đƣợc phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam. b) Lãi suất tín dụng Theo Điều 11, Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của NHNN có qui định nhƣ sau: Mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín dụng ấn định và thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhƣng không vƣợt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã đƣợc ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng. 2.1.2.7 Quy trình tín dụng a) Ý nghĩa của việc lập quy trình tín dụng Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bƣớc đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Về mặt hiệu quả, quy trình tín dụng hợp lý góp phần nâng cao chất lƣợng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản trị, quy trình tín dụng có các tác dụng sau đây: - Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng. - Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn về mặt hành chính. - Quy trình tín dụng chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng. b) Quy trình tín dụng căn bản - Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng: lập hồ sơ tín dụng là khâu căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng, nó đƣợc thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Lập hồ sơ tín dụng là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích và ra quyết định cho vay. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan