Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại trung tâm an toàn và bảo vệ môi trường...

Tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại trung tâm an toàn và bảo vệ môi trường của vietsovpetro

.PDF
66
1
100

Mô tả:

i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU ******* NGÔ HƯNG HẢI GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI TRUNG TÂM AN TOÀN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA VIETSOVPETRO LUẬN VĂN THẠC SĨ Vũng Tàu : Tháng 01 năm 2022 i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU ******* LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại Trung Tâm An Toàn và Bảo Vệ Môi Trường của Vietsovpetro Giảng Viên Hướng Dẫn : Tiến Sĩ Nguyễn Vân Anh Học viên : Ngô Hưng Hải Lớp : MBA20 K14 Vũng Tàu : Tháng 01 năm 2022 ii LỜI CẢM ƠN Sau quá trình nghiên cứu, đến nay luận văn với chủ đề “ Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại Trung tâm an toàn và bảo vệ môi trường của Vietsovpetro “ đã hoàn tất. Tác giả xin chân thành cảm ơn thầy cô Trường và Viện sau đại học của Trường Đại Học Bà Rịa Vũng Tàu đã nhiệt tình, chu đáo giảng dạy và trang bị kiến thức trong quá trình học tập. Tác giả cũng xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp tại Trung Tâm An Toàn và Bảo Vệ Môi Trường Vietsovpetro đã cung cấp số liệu giúp tác giả hoàn thành luận văn này. Đồng thời tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới gia đình đã động viên khích lệ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu. Và đặc biệt tác giả gửi lời tri ân tới Tiến Sĩ Nguyễn Vân Anh, giáo viên hướng dẫn trực tiếp cho tác giả để tác giả có thể hoàn thành được luận văn thạc sĩ của mình Mặc dù đã cố gắng dành hết tâm huyết, thực hiện luận văn, nhưng lực bất tòng tâm, những khiếm khuyết của luận văn là khó tránh khỏi. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp chân thành từ quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp cùng toàn thể bạn đọc để luận văn nghiên cứu này được hoàn chỉnh. Xin trân trọng cảm ơn! iii MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các từ viết tắt vi Danh mục các bảng viii Phần mở đầu 1 1. Tính cấp thiết của đề tài. 1 2. Mục tiêu của đề tài 1 3. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 2 4.1 Phương pháp phân tích 2 4.2 Phương pháp tổng hợp 2 4.3 Phương pháp so sánh 2 5. Ý nghĩa khoa học và thực hiện của luận văn 3 6. Cấu trúc của luận văn 3 Chương 1 : Cơ sở lý luận 4 1.1 Dịch vụ và chất lượng dịch vụ 4 1.1.1 Khái niệm dịch vụ và chất lượng dịch vụ 4 1.1.1.1 Khái niệm dịch vụ 4 1.1.1.2 Khái niệm chất lượng dịch vụ 4 1.1.2 Đặc điểm chất lượng dịch vụ 5 1.1.3 Vai trò của dịch vụ 6 1.1.4 Các loại dịch vụ 6 1.2 Dịch vụ an toàn 8 1.2.1 Khái niệm 8 1.2.2 Vai trò của dịch vụ an toàn 8 1.2.3 Các loại dịch vụ an toàn 9 1.3 Dịch vụ bảo vệ môi trường 10 1.3.1 Khái niệm về môi trường 10 1.3.2 Vai trò của môi trường 10 1.3.3 Các loại dịch vụ bảo vệ môi trường 11 iv 1.4 Các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ 13 1.4.1 Dựa vào sự kỳ vọng của cung ứng 13 1.4.2 Dựa vào kết quả kinh doanh 14 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ an toàn và bảo vệ môi trường 15 1.5. 1 Cơ chế chính sách trong lĩnh vực an toàn và bảo vệ môi trường dầu khí 15 1.5.2. Công tác tổ chức trong hoạt động dịch vụ an toàn và bảo vệ môi 15 trường 1.5.3. Nhân lực 16 1.5.4. Cơ sở vật chất cho hoạt động dịch vụ 16 1.5.5. Việc đầu tư kinh phí cho hoạt động dịch vụ 16 1.6 Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ 16 Chương 2 Đánh giá chất lượng dịch vụ tại TTAT & BVMT 20 Vietsovpetro 2.1 Cơ chế, chính sách về an toàn và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực 20 dầu khí 2.2 Giới thiệu sơ lược về TTAT & BVMT Vietsovpetro 21 2.2.1 Lịch sử hình thành 21 2.2.2 Các dịch vụ hiện nay tại TTAT & BVMT Vietsovpetro 22 2.2.2.1 Dịch vụ đào tạo 22 2.2.2.2 Dịch vụ ứng cứu sự cố 23 2.2.2.3 Dịch vụ thanh tra giám sát an toàn 23 2.2.2.4 Dịch vụ kỹ thuật an toàn 23 2.3 Thực trạng dịch vụ của TTAT & BVMT Vietsovpetro 23 2.3.1 Cơ cấu tổ chức tại TTAT & BVMT 23 2.3.2 Nhân lực tại TTAT & BVMT 24 2.3.3 Cơ sở vật chất cho hoạt động dịch vụ tại TTAT & BVMT 27 2.3.4 Việc đầu tư kinh phí cho hoạt động dịch vụ tại TTAT & BVMT 28 2.4 Kết quả các dịch vụ tại TTAT & BVMT 29 v 2.4.1 Về doanh thu và lợi nhuận 29 2.4.2 Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng 29 2.4.3 Thông qua sự đánh giá của khách hàng 33 2.5 Các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân 36 2.5.1 Ưu điểm 36 2.5.2 Các tồn tại, hạn chế. 37 2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại. 39 Chương 3 Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại 42 TTAT & BVMT Vietsovpetro. 3.1 Định hướng phát triển 42 3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại TTAT & 43 BVMT 3.2.1 Giải pháp về sự kỳ vọng của khách hàng 43 3.2.2 Giải pháp kết quả kinh doanh 43 3.2.3 Giải pháp về thực hiện cơ chế, chính sách 43 3.2.4 Giải pháp về tổ chức 44 3.2.5 Giải pháp về cơ sở vật chất 47 3.2.6 Nâng cao nguồn nhân lực và chuyên môn nghiệp vụ 48 3.2.7 Giải pháp về đầu tư kinh phí cho hoạt động dịch vụ 50 KẾT LUẬN 52 Tài liệu tham khảo 53 Phụ lục 54 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TTAT & BVMT : Trung tâm an toàn và bảo vệ môi trường ATVSLĐ : An toàn vệ sinh lao động WTO : World Trade Organization TPP : Trans - Pacific Partnership Agreement PCA : Partner Co-operation Agreement AFTA : ASEAN Free Trade Area NĐ-CP : Nghị định – Chính phủ VSP : Liên doanh Việt Nga – Vietsovpetro TT : Thông tư BLĐTBXH : Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội TR : Doanh thu P : Lợi nhuận TC : Khoản chi phí CHXHCNVN : Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam XN : Xí nghiệp CCTKTDK : Các công trình khai thác dầu khí VTTB : Vật tư thiết bị ƯCSC : Ứng cứu sự cố CBCNV : Cán bộ công nhân viên PVN : Petrolimex Viet Nam OPITO : Offshore Petroleum Industrial Training Organisation T - BOSIET : Tropical - Basic Offshore Safety Induction Emergency Training T - FOET : Tropical - Further Offshore Emergency Training T - HUET : Tropical - Helicopter Underwater Escape Training SCBA : Self Contained Breathing Apparatus IWCF : International Well Control Forum FSO : Floating Storage Offloading Biển Đông POC : Công ty điều hành dầu khí Biển Đông vii PVEP : PetroVietnam Exploration Production Corporation POVO : Premier Oil Vietnam Offshore KNOC : Korea National Oil Corporation PV : PetroVietnam DVN : Dịch vụ ngoài viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.2.4a. Nhân lực theo quốc tịch tại TTAT & BVMT ....................................25 Bảng 2.2.4b. Nhân lực theo phòng ban tại TTAT & BVMT............................... ..25 Bảng 2.2.4c. Nhân lực độ tuổi tại TTAT & BVMT ...............................................26 Bảng 2.2.4d. Nhân lực theo giới tính tại TTAT & BVMT ....................................26 Bảng 2.2.4e. Nhân lực theo trình độ tại TTAT & BVMT .....................................27 Bảng 2.3.4. Đầu tư chi phí tại TTAT & BVMT ....................................................28 Bảng 2.4.1. Bảng doanh thu và lợi nhuận của TTAT & BVMT ........................29 Bảng 2.4.2a. Bảng số lượng khách hàng của TTAT & BVMT 2016 – 2021 .....30 Biểu đồ 2.4.2b. Bảng số lượng khách hàng của TTAT & BVMT 2016 – 2021 ..31 Bảng 2.4.2c Số lượng xử lý sự cố của Ban Ứng cứu sự cố 2016 – 2021 .........31 Bảng 2.4.2d Số lượng hợp đồng của Ban Thanh Tra 2016 – 2021 ................32 Bảng 2.4.2e Số lượng hợp đồng của Xưởng SCBT 2016 – 2021 ....................32 Bảng 2.4.3 Kết quả khảo sát ý kiến khách hàng của TTĐT .............................33 Bảng 2.4.3b Kết quả khảo sát ý kiến khách hàng của ban ƯCSC ...................34 Bảng 2.4.3c Kết quả khảo sát ý kiến khách hàng của ban Thanh tra ..............34 Bảng 2.4.3d Kết quả khảo sát ý kiến khách hàng của Xưởng SCTB ...............35 ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.2.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức Vietsovpetro ..................................................21 Sơ đồ 2.2.3. Cơ cấu tổ chức của Trung Tâm An Toàn và Bảo Vệ Môi Trường.. .24 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: An toàn và bảo vệ môi trường là một vấn đề mang tính toàn cầu. An toàn giúp bảo vệ tài sản, sức khỏe , tính mạng con người, bảo vệ cho chủ nhân của các công trình thế kỷ trên thế giới. Bảo vệ môi trường giúp gìn giữ, bảo vệ môi trường sống lành mạnh, bền vững cho nhân loại. Mặt khác từ năm 1980 đến nay, ở Việt Nam ngành dầu khí đã là một trong những ngành mũi nhọn và hàng đầu góp phần tăng trưởng kinh tế rất lớn cho đất nước. Với việc khai thác và chế biến dầu khí ngoài khơi nên ngành dầu khí là một trong những ngành có rất nhiều nguy cơ gây những tai nạn ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy vấn đề an toàn, môi trường trong ngành dầu khí được coi trọng không những ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Trong đó việc đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường trong ngành dầu khí luôn đặt lên hàng đầu. Trung Tâm An Toàn và Bảo Vệ Môi Trường của Vietsovpetro là một trong đơn vị cung cấp dịch vụ an toàn và bảo vệ môi trường đầu tiên của ngành dầu khí lập ra để đáp ứng nhu cầu trong nội bộ công ty cũng như trong ngành dầu khí. Mặc dù vậy chất lượng dịch vụ an toàn và bảo vệ môi trường của trung tâm hiện nay chưa đạt được chất lượng như mong đợi. Bên cạnh đó có nhiều đơn vị, trung tâm khác bên ngoài thành lập cũng cung ứng về dịch vụ an toàn và bảo vệ môi trường với nhiều dịch vụ đa dạng và chất lượng hơn đang hình thành và cạnh tranh gay gắt. Chính vì những lý do nêu trên nên tác giả chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại Trung Tâm An Toàn và Bảo Vệ Môi Trường của Vietsovpetro” làm chủ đề cho luận văn thạc sĩ của mình. Với mong muốn nâng cao chất lượng dịch vụ của đơn vị mình và góp phần phát triển đơn vị nơi tác giả đang công tác, cũng như phát triển chất lượng dịch vụ an toàn và bảo vệ môi trường cho xã hội. 2. Mục tiêu của đề tài: Mục tiêu chung: Với mục tiêu chung là nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ an toàn và bảo vệ môi trường của Trung Tâm An Toàn và Bảo Vệ Môi Trường Vietsovpetro để cung ứng phục vụ cho ngành dầu khí và các ngành liên quan . 2 Mục tiêu cụ thể: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng dịch vụ an toàn và bảo vệ môi trường tại Trung Tâm An Toàn và Bảo Vệ Môi Trường. Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ tại Trung Tâm An Toàn và Bảo Vệ Môi Trường. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại Trung Tâm An Toàn và Bảo Vệ Môi Trường của Vietsovpetro trong thời gian sắp tới. 3. Phạm vị nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: là nghiên cứu về công tác dịch vụ an toàn và bảo vệ môi trường tại Trung Tâm An Toàn Và Bảo Vệ Môi Trường – Vietsovpetro Phạm vi nghiên cứu: ✔ Về không gian: tại Trung Tâm An Toàn Và Bảo Vệ Môi Trường – Vietsovpetro ✔ Về thời gian: từ năm 2016 đến 2021 4. Phương pháp và phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp phân tích: Phân tích các tồn tại, khó khăn , vướng mắc và những nội dung cần thực hiện trong quá trình hoạt động cung cấp dịch vụ an toàn của Trung Tâm An Toàn và Bảo Vệ Môi Trường . Để nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ an toàn và bảo vệ môi trường cho Trung Tâm. 4.2 Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các số liệu báo cáo về công tác dịch vụ an toàn của Trung Tâm An Toàn và Bảo Vệ Môi Trường Vietsovpetro trong thời gian qua để nhận xét, đánh giá chất lượng dịch vụ tại Trung Tâm An Toàn và Bảo Vệ Môi Trường Vietsovpetro. 4.3 Phương pháp so sánh: Thực hiện so sánh các dịch vụ an toàn và bảo vệ môi trường với các trung tâm và đơn vị cung ứng dịch vụ an toàn giống với các dịch vụ của Trung Tâm An Toàn và Bảo Vệ Môi Trường trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Để từ đó thấy được những điểm yếu và điểm mạnh cũng như sự khác nhau giữa các trung tâm 3 và đơn vị cung cấp dịch vụ an toàn nhằm hướng tới và nâng cao chất lượng dịch vụ cho trung tâm và định hướng phát triển lâu dài. Qua các kết quả của phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh khi nghiên cứu về giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ an toàn và bảo vệ môi trường tại Trung tâm an toàn và bảo vệ môi trường của Vietsovpetro. Tác giả sử dụng phương pháp định tính dựa vào kết quả chỉ tiêu và mô hình đánh giá để đưa ra kết luận và từ đó đưa ra phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ. 5. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài. - Ý nghĩa khoa học : Hệ thống hóa cơ sở lý luận dịch vụ, Phân tích, làm rõ thực trạng chất lượng dịch vụ; Đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ về về an toàn và bảo vệ môi trường tại Trung Tâm An Toàn và Bảo Vệ Môi Trường – Vietsovpetro. - Ý nghĩa thực tiễn : Qua luận văn giúp cho các nhà lãnh đạo làm tài liệu tham khảo cũng như các công trình nghiên cứu tương tự sử dụng để áp dụng vào đơn vị cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ về an toàn và bảo vệ môi trường. 6. Cấu trúc của luận văn. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì luận văn được trình bày với cấu trúc gồm ba chương, gồm : Chương 1 : là cơ sở lý luận về dịch vụ , dịch vụ an toàn, dịch vụ bảo vệ môi trường để làm cơ sở , tiền đề cho các chương tiếp theo. Chương 2 trình bày về thực trạng tại Trung Tâm An Toàn và Bảo Vệ Môi Trường Vietsovpetro từ đó đưa ra được các khó khăn, hạn chế và nguyên nhân về dịch vụ an toàn và bảo vệ môi trường của Trung Tâm An Toàn và Bảo Vệ Môi Trường Vietsovpetro . Chương ba: Trình bày về định hướng phát triển của Trung tâm và các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ an toàn và bảo vệ môi trường của Trung Tâm An Toàn và Bảo Vệ Môi Trường - Vietsovpetro . 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Dịch vụ và chất lượng dịch vụ 1.1.1 Khái niệm dịch vụ và chất lượng dịch vụ 1.1.1.1 Khái niệm dịch vụ Khái niệm về dịch vụ không còn xa lạ với thời đại ngày nay và đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển của các quốc gia trên thế giới. Dịch vụ ra đời và phát triển đó là một yếu tố tất yếu và khách quan do sự phát triển và phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hóa. Khái niệm dịch vụ lần đầu tiên trong thời kỳ chiến tranh trong việc phục vụ hầu cần cho quân đội và sau này phát triển ra các ngành kinh tế, xã hội đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế thị trường. Hiện nay có thể thấy để giải thích khái niệm dịch vụ là gì? thì có rất nhiều góc độ tiếp cận khác nhau và đưa ra cách hiểu về khái niệm dịch vụ khác nhau. Philip Kotler cho rằng: “Dịch vụ là mọi hành động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một cái gì đó. Sản phẩm của nó có thể có hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất”. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật giá 2012 có quy định về khái niệm dịch vụ như sau: “ Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật”. Các định nghĩa đều thống nhất dịch vụ là sản phẩm của lao động, tính vô hình, không tồn tại dưới dạng vật thể, quá trình sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời, nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên theo nội dung luận văn này tác giả đồng quan điểm nhiều hơn với về khái niệm dịch vụ của Philip Kotler là: “Dịch vụ là mọi hành động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một cái gì đó. Sản phẩm của nó có thể có hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất”. 1.1.1.2 Khái niệm chất lượng dịch vụ. Trong cuộc sống ngày nay chúng ta thường xuyên nghe về chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên để đưa ra khái niệm về chất lượng dịch vụ thì hiện nay đang có nhiều tranh cãi. 5 Do chất lượng dịch vụ là một phạm trù rộng và phức tạp, phản ánh các nội dung xã hội, kinh tế và kỹ thuật. Với tính phức tạp đó nên hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về chất lượng, có thể nhận thấy, tùy theo hướng tiếp cận mà khái niệm chất lượng được hiểu theo nhiều cách khác nhau, mỗi cách đều có cơ sở khoa học nhằm giải quyết mục tiêu, nhiệm vụ nhận định trong thực tế. Theo ISO 8402, chất lượng là “Tập hợp các đặc tính của một đối tượng, tạo cho đối tượng đó khả năng thỏa mãn những yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn” ( Quality management and quality assurance vocabulary ISO 8402, 2000). Còn theo Parasuraman và tác giả (1988) thì “ Chất lượng dịch vụ là mức độ khác nhau giữa sự mong đợi của người tiêu dùng về dịch vụ và nhận thức của họ về kết quả dịch vụ” ( Parasuraman, A., V.A Zeithaml & L. L. Berry, “Servqual: A multiple item scale for measuring consumer perceptions of service quality”, Journal of Retailing, 64 (1988) 1, 12 – 40. Có thể hiểu chất lượng dịch vụ là sự thỏa mãn khách hàng được đo bằng hiệu số giữa chất lượng mong đợi và chất lượng đạt được dựa trên các tiêu chuẩn đưa ra cho chính dịch vụ đó với tính an toàn và khả năng đáp ứng. 1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ . Dịch vụ mang những đặc điểm đặc trưng như sau : Tính vô hình : Dịch vụ thường không mang một hình dạng vật thể rõ ràng, không thể cảm nhận được tính chất cơ lý hóa bằng các giác quan được và nỏ được gọi là tính vô hình của dịch vụ. Tính không thể tách rời : Dịch vụ luôn song hành cùng với hàng hóa vật chất nó không thể tách rời với hàng hóa, nó gắn liền với hàng hóa từ khâu sản xuất đến cho đến cung ứng cho khách hàng. Tính không đồng nhất : Để đánh giá chất lượng của dịch vụ thì khó có một chuẩn mực chung nào để đánh giá cho tất cả các dạng dịch vụ vì tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ phải phù thuộc vào khách hàng nhưng sự hài lòng của khách hàng thì rất đa dạng chính vì vậy dịch vụ mang tính không đồng nhất. Tính không thể cất trữ : do dịch vụ có tính vô hình và không thể tách rời nên dịch vụ sẽ có tính không cất trữ như những loại hàng hóa khác. Với các hàng hóa khác thì nhà sản xuất có thể sản xuất hàng loại và cất giữ trong kho và khi cần có thể đem ra bán nhưng với dịch vụ thì chỉ tồn tại vào thời gian nó được cung cấp mà thôi. Do vậy 6 dịch vụ không thể sản xuất hàng loại rồi cất trữ trong kho, khi có nhu cầu thị trường thì đưa ra bán. Tính không chuyển quyền sở hữu : dịch vụ chỉ được quyền sử dụng, được hưởng lợi ích mà dịch vụ mang lại trong thời gian nhất định mà thôi chứ không mang quyền sở hữu sau khi mua sản phẩm như các laoij sản phẩm hàng hóa khác. 1.1.3 Vai trò của dịch vụ. Dịch vụ có vai trò vô cùng lớn và quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, trải rộng khắp từ các mặt kinh tế, sản xuất, xã hội. Và trong thời kỳ kinh tế hội nhập với cách mạng công nghệ 4.0 như hiện nay thì dịch vụ càng nắm vai trò quan trọng hơn trong thế giới phẳng. Đối với nền kinh tế quốc dân thì dịch vụ có vai trò đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển tiền tệ, hàng hóa trong nền kinh tế và đóng góp to lớn đến sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Dịch vụ còn giúp thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa đi lên nhằm giúp phát triển kinh tế quốc gia đó cùng với xu hướng phát triển kinh tế toàn cấu. Đối với sản xuất hoạt động dịch vụ giúp cung ứng nguyên liệu, vật tư cho sản xuất và đưa sản phẩm đến người tiêu dùng. Và dịch vụ tạo nên sự liên kết giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và các quốc gia trên thế giới. Đối với xã hội thì dịch vụ giúp tạo điều kiện việc làm cho tất cả các ngành nghề, đem lại nhiều nguồn thu nhập lớn cho cá nhân, tập thể và nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó dịch vụ còn đáp ứng nhu cầu của con người như mua sắm du lịch, đi lại, tiêu dùng ăn ở. Trong thế giới phẳng hiện nay thì vai trò dịch vụ là không thể thiếu cho mối các nhân, nhà nước và thế giới và dịch vụ đóng góp rất nhiều trong sự phát triển của nhân loại. 1.1.4 Các loại hình dịch vụ Dựa vào cách mô hình sở hữu và các ngành nghề có thể phân loại nhiều loại hình dịch vụ khác nhau : Dựa vào mô hình sở hữu : 7 Dịch vụ của nhà nước : Là đơn vị trực thuộc của nhà nước dùng để thực thi cũng như cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong từng khu vực và quốc gia khác nhau : như các đơn vị đào tạo về luật, nghị định , thông tư, chỉ thị, tiêu chuẩn của nhà nước ban hành nhằm đảm bảo các tổ chức, doanh nghiệp thực thi và tuân theo các điều luật này để đảm bảo an toàn, an ninh trong từng khu vực và quốc gia; Các đơn vị kiểm định , kiểm tra chỉ trực thuộc hoàn toàn của nhà nước để kiểm định và kiểm tra các đối tượng, tổ chức và cá nhân cũng như cấp phép để hoạt động đảm bảo; … Dịch vụ an toàn của tư nhân : là các tổ chức đơn vị, công ty, doanh nghiệp , trung tâm do các cá nhân tự đầu tư, quản lý và hoạt động tuân theo điều luật của nhà nước, theo các tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho từng ngành nghề để cung cấp các dịch vụ an toàn cho tổ chức , cá nhân và các đối tượng có nhu cầu sử dụng để duy trì và đảm bảo an toàn cho đơn vị và các nhân mình trong quá trình hoạt động. Dịch vụ an toàn hợp tác, liên kết : là tổ chức có sự kết nối, hợp tác, góp vốn, chuyên môn, cơ sở vật chất, nhân lực để cung cấp các dịch vụ an toàn . Sự hợp tác, liên kết có thể giữa các quốc gia, nhà nước với tư nhân, tư nhân với tư nhân, hoặc các tổ chức khác nhau từ đó tạo ra nhiều dịch vụ an toàn khác nhau làm đa dạng trong việc cung ứng về dịch vụ an toàn và tăng chiều sâu, chất lượng và sự thuận tiện đến khách hàng. Dựa vào ngành nghề. Dựa vào từng ngành nghề khác nhau và chúng ta có các loại hình dịch vụ khác nhau như : Dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch vụ công cộng. Dịch vụ tiêu dùng gồm: thương mại, dịch vụ sửa chữa, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ cá nhân và cộng đồng…. Dịch vụ sản xuất gồm: giao thông vận tải, bưu chính, viễn thông, tài chính, tín dụng… Dịch vụ cộng đồng gồm: khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, quản lí nhà nước, …. 8 Dịch vụ an toàn và bảo vệ môi trường trong luận văn này là một dịch vụ nằm trong loại hình dịch vụ sản xuất và dịch vụ cộng đồng. 1.2 Dịch vụ an toàn 1.2.1 Khái niệm An toàn là nhu cầu thiết yếu đối với chúng ta. Trong tháp nhu cầu Maslow thì nhu cầu an toàn là nhu cầu thiết yếu thứ hai, nó đứng sau nhu cầu cơ bản nhất của con người là : Ăn, uống, ngủ.... Vậy khái niệm an toàn là gì ? Theo từ điển pháp luật trong bộ Luật lao động 2012: “An toàn (Safety) được hiểu là trạng thái mà con người, thiết bị, môi trường được bảo vệ, phòng chống lại những tác nhân nguy hại có thể phát sinh (hoặc tiềm ẩn) do các nguyên nhân chủ quan và khách quan trong cuộc sống” Theo thông tư 43/2010/TT-BCT thì khái niệm “ An toàn là tình trạng không gây chấn thương, nguy hiểm đến tính mạng, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và hư hỏng máy, thiết bị dây chuyền, quá trình công nghệ sản xuất” Như vậy các khái niệm an toàn đều thống nhất quan điểm là sự đảm bảo, bảo vệ con người, sự vật giữ ở mức độ nguyên vẹn hoặc mức độ tác động chấp nhận được trước sự tác động xung quanh. Tuy nhiên mỗi cách thức được diễn giải và nhằm vào phương diện muốn hướng tới. 1.2.2 Vai trò của dịch vụ an toàn Dịch vụ an toàn đóng vai trò đảm bảo cho những tham gia lao động trong lĩnh vực dầu khí đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng khi tham gia làm việc trong lĩnh vực dầu khí nói riêng và lĩnh vực dịch vụ khác nói chung. Đây là vai trò quan trọng đầu tiên mà dịch vụ an toàn nhắm tới và là yêu cầu thiết yếu của các quy định, tiêu chuẩn và điều luật của các quốc gia và thế giới đều nhấn mạnh. Dịch vụ an toàn còn đóng vai trò đảm bảo sự an toàn tài sản của các đơn vị sản xuất trong quá trình hoạt động của mình.Vì trong quá trình hoạt động nếu không đảm bảo an toàn có thể gây ra các hậu quả rất nghiêm trọng ảnh hưởng nặng nề thậm chí dẫn đến phá sản. Nên công tác phòng ngừa và ngăn ngừa sự cố trong dịch vụ an toàn có vai trò rất quan trọng cho hoạt động của các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực dầu khí. 9 Hiện nay sự hội nhập kinh tế toàn cầu là vô cũng lớn và công tác về an toàn cùng góp phần cho hội nhập để các đơn vị trong ngành dầu khí tham gia vào các hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy dịch vụ an toàn lại càng đóng vai trò quan trọng trong ngành dầu khí nói riêng và các ngành nghề khác nói chung. 1.2.3 Các loại dịch vụ an toàn. Dựa vào lĩnh vực ngành nghề, dịch vụ an toàn được chia ra các loại như sau : Dịch vụ đào tạo an toàn : là loại hình dịch vụ chuyên cung cấp mảng đào tạo chuyên môn về an toàn đến khách hàng từ kiến thức và kỹ năng an toàn để từ đó nâng cao nhân thức cho nhân lực cá nhân, nhân lực tổ chức, doanh nghiệp. Khi nguồn nhân lực có đủ nhận thức và cá nhân về kiến thức, kỹ năng an toàn sẽ đảm bảo tránh được các sự cố, tai nạn và tổn thất rất cao về con người, tài sản và môi trường cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Vì vậy hiện nay ở Việt nam mảng đào tạo về an toàn đang được nhà nước rất chú tâm cũng như triển khai rộng rãi , áp dụng đến từ công ty, tổ chức và cá nhân đang hoạt động, làm việc và sinh sống tại Việt nam. Sau khi có các thông tư như thông tư 27/2013/ TT-BLĐTBXH thì ngành dịch vụ đào tạo an toàn bắt đầu chú tâm và mở rộng và khi luận An Toàn Vệ Sinh Lao Động năm 2016 và nghị định 44/2016/NĐ-CP ban hành đến nay các trung tâm về huấn luyện an toàn càng phát triển mạnh mẽ để ấp ứng lại nhu cầu của thị trường tiềm năng trong nước. Dịch vụ kiểm định an toàn : Ngoài mảng đào tạo nhân lực để nâng cao an toàn thì mảng cung ứng dịch vụ kiểm định cho cơ sở, thiết bị, máy móc cũng cực kỳ tiềm năng và được nhiều đơn vị mở ra và cung ứng cho khách hàng. Với những quy định an toàn theo quy định từ nhà sản xuất, quy định theo luật và những tiêu chuẩn được đưa ra rất cao, chi tiết và kỹ càng thì nhu cầu của khách hàng càng lớn. Vì vậy loại hình dịch vụ kiểm định an toàn càng được nhân rộng và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ công nghiệp hóa và xu hướng phát triển của công nghệ. Dịch vụ sản xuất và cung cấp thiết bị, máy móc an toàn : Đây là loại hình dịch vụ nghiêng về sản xuất công nghiệp nhưng cung ứng theo dịch vụ an toàn đang phát triển hiện nay. Để đảm bảo an toàn và tránh được các rủi ro hơn trong quá trình hoạt động thì việc sản xuất và cung cấp các thiết bị, máy móc và hệ thống an toàn đảm bảo sản xuất đã được đưa vào ứng dụng từ rất lâu nay. Nhưng khi xu thế phát triển của xã hội 10 nâng cao con người cũng nhận thấy những rủi ro không lường trước trong quá trình hoạt động ảnh hưởng quá lớn và khó chấp nhận được thì việc đầu tư vào hệ thống, thiết bị máy móc đảm bảo an toàn là điều cần thiết và lâu dài Chính vì vậy ngành dịch vụ về sản xuất , cung ứng thiết bị, máy móc và hệ thống an toàn đang phát triển ngày càng cao và chuyên môn sâu rộng hơn trước rất nhiều. Dịch vụ thanh tra giám sát an toàn : Đây là dịch vụ đang phát triển hiện nat tai nước ta do yêu cầu ngày càng tăng về công tác an toàn và bảo vệ môi trường nên cần một nguồn nhân lực rất lớn để thanh, kiểm tra các hoạt động để đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất. Dịch vụ cứu hộ, cứu nạn : Các dịch vụ này đã được triển khai rất nhiều trong nhiều ngành nghề khác nhau để hỗ trợ các trường hợp sự cố xẩy ra trong đời sống xã hội. 1.3 Dịch vụ bảo vệ môi trường. 1.3.1 Khái niệm về môi trường. Môi trường là một khái niệm khá phổ biến trong đời sống hàng ngày. Theo chương trình môi trường Liên hiệp Quốc ( UNEP) định nghĩa “ Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội, tác động lên từng cá thể hay cả cộng đồng”. Theo Luật bảo vệ môi trường Việt Nam (2020): “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”. Như vậy, môi trường của con người theo định nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội ...Còn với nghĩa hẹp thì môi trường sống của con người chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội trực tiếp liên quan đến chất lượng sống của con người như nước sạch, không khí, thức ăn, điều kiện sống ... Tóm lại, môi trường là tất cả những gì xung quanh chúng ta, tạo điều kiện để chúng ta sống, hoạt động và phát triển. 1.3.2 Vai trò môi trường. Môi trường đóng các vai trò như sau:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan