Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ thuật - Công nghệ Kiến trúc xây dựng Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 195...

Tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 trên địa bàn tỉnh lạng sơn

.PDF
119
190
124

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tác giả xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày ......tháng ......năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Khuyến i LỜI CÁM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo, Khoa Kinh tế và quản lý xây dựng trường Đại học Thủy lợi đã giúp đỡ về mọi mặt để tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả gửi lời cám ơn các thầy, cô bộ môn Quản lý xây dựng trong Khoa Kinh tế và quản lý đã giảng dạy, giúp đỡ tác giả trong quá trình học và làm luận văn. Xin cám ơn Sở Lao động - TB&XH tỉnh Lạng Sơn, một số cơ quan có liên quan thuộc UBND tỉnh Lạng Sơn; Phòng LĐTBXH, Trung tâm dạy nghề các huyện, thành phố và một số hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giúp đỡ tạo điều kiện cung cấp những thông tin cần thiết để tác giả hoàn thành Luận văn. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Văn Chính, người thầy đã trực tiếp tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tác hoàn thành luận văn. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các đồng chí, đồng nghiệp, bàn bè và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ, động viên khích lệ, đồng thời có những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày ......tháng ......năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Khuyến ii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.....................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ......................................................................4 1.1 Khái niệm và vai trò của lao động nông thôn ....................................................4 1.1.1 Khái niệm lao động nông thôn ....................................................................4 1.1.2 Vai trò của lao động nông thôn ...................................................................5 1.2 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 ....................................7 1.2.1 Quan điểm về đào tạo nghề .........................................................................7 1.2.2 Nội dung về đào tạo nghề cho lao động nông thôn .....................................8 1.3 Chỉ tiêu đánh giá công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 ..........................................................................................................................15 1.3.1 Số lượng lao động đã được đào tạo ...........................................................15 1.3.2 Ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn ............................................16 1.3.3 Chất lượng đào tạo nghề qua đánh giá của người lao động ......................17 1.3.4 Chất lượng đào tạo nghề qua đánh giá của các doanh nghiệp và người sử dụng lao động trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn ...........................................................18 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 .........................................................................................................20 1.4.1 Các nhân tố khách quan ............................................................................20 1.4.2 Các nhân tố chủ quan ................................................................................21 1.5 Bài học kinh nghiệm về đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 ..........................................................................................................................23 1.5.1 Kinh nghiệm trong nước ...........................................................................23 1.5.2 Kinh nghiệm ngoài nước ...........................................................................25 1.5.3 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Lạng Sơn ...................................................28 1.6 Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan ....................................29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..............................................................................................31 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THEO ĐỀ ÁN 1956 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN .................32 iii 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn tỉnh Lạng Sơn .... 32 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên ..................................................................................... 32 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội .......................................................................... 39 2.2 Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 ................ 44 2.2.1 thôn Thực trạng tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho lao động nông ................................................................................................................... 44 2.2.2 Thực trạng triển khai các mô hình dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn ............................................................................................................... 47 2.2.3 Sơn Thực trạng hệ thống cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo nghề Tỉnh Lạng ................................................................................................................... 53 2.2.4 Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước .................................................... 58 2.2.5 Thực trạng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý........................................... 60 2.2.6 Thực trạng phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề .......................... 61 2.2.7 Thực trạng quản lý, giám sát..................................................................... 64 2.3 Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn theo Đề án 1956................................................................................................................. 66 2.3.1 Nhu cầu đào tạo nghề ................................................................................ 66 2.3.2 Kết quả đào tạo nghề................................................................................. 68 2.4 Phân tích đánh giá chung về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ................ 70 2.4.1 Những kết quả đạt được ............................................................................ 70 2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân .................................................................. 74 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 78 CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THEO ĐỀ ÁN 1956 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN ............................................................................................... 79 3.1 Định hướng phát triển của tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 ................................ 79 3.1.1 Định hướng chung..................................................................................... 79 3.1.2 Định hướng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ................................... 82 3.2 Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn tới ..................................................................... 87 3.2.1 Cơ hội ........................................................................................................ 87 3.2.2 Thách thức................................................................................................. 87 iv 3.3 Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn ............................................................88 3.3.1 Nâng cao nhận thức đối với học nghề của người dân khu vực nông thôn 89 3.3.2 Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành đến từng người dân về vai trò, ý nghĩa của đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với sự phát triển của xã hội ...................................................90 3.3.3 Đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho giảng dạy, học tập ..................................................................................................91 3.3.4 nghề Nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đào tạo ...................................................................................................................92 3.3.5 Mở rộng mạng lưới đào tạo nghề, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên dạy nghề ..........................................................................................94 3.3.6 Phát triển, đổi mới nội dung chương trình đào tạo ...................................96 3.3.7 Phân luồng lao động theo nhu cầu học nghề, mở rộng hình thức và ngành nghề đào tạo, đổi mới nội dung đào tạo phù hợp với tình hình phát triển hiện nay của địa phương ......................................................................................................97 3.3.8 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn ..................................................................98 3.3.9 Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động .................99 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................103 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................106 PHỤ LỤC ..........................................................................................................108 v DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn ................................................................. 32 vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tình hình đất đai của tỉnh Lạng Sơn năm 2016 ............................................34 Bảng 2.2 Tình hình phát triển và cơ cấu kinh tế của Tỉnh Lạng Sơn 3 năm (2014-2016) .......................................................................................................................................40 Bảng 2.3. Tình hình dân số và lao động của Tỉnh Lạng Sơn trong 3 năm (2014-2016) .......................................................................................................................................43 Bảng 2.4. Ý kiến của các học viên về hoạt động tuyên truyền ĐTN tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh ............................................................................................46 Bảng 2.5. Kế hoạch triển khai các mô hình dạy nghề của người lao động trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ................................................................................................................47 Bảng 2.6. Tình hình thực hiện các mô hình dạy nghề giai đoạn 2014-2016 .................48 Bảng 2.7.Danh mục các nghề đào tạo; nhu cầu học nghề và kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn trong 3 năm 2014 – 2016 .....................................................................50 Bảng 2.8. Cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ sở đào tạo nghề tỉnh Lạng Sơn ....................53 Bảng 2.9. Ý kiến đánh giá của các cơ sở ĐTN và học viên về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo nghề ...................................................................................................................57 Bảng 2.10. Kinh phí thực hiện ĐTN theo Đề án 1956 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-2016 .............................................................................................................59 Bảng 2.11. Số lượng giáo viên, giảng viên tham gia dạy nghề của tỉnh Lạng Sơn (Có mặt đến 31/12/2016) ......................................................................................................60 Bảng 2.12. Đánh giá của người lao động về chương trình, giáo trình, giáo viên tham gia công tác dạy nghề ....................................................................................................62 Bảng 2.13. Nhu cầu đào tạo của các ngành nghề ..........................................................67 Bảng 2.14. Kết quả đào tạo nghề tại tỉnh Lạng Sơn qua 3 năm 2014-2016 ..................68 Bảng 2.15 Danh mục nghề đào tạo và kết quả giải quyết việc làm trong 3 năm 2014 – 2016 ...............................................................................................................................71 Bảng 2.16 Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của lao động qua đào tạo ....................73 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CC : Cơ cấu CN : Công nghiệp CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DN : Doanh nghiệp DT : Diện tích ĐTN : Đào tạo nghề ĐVT : Đơn vị tính HĐND : KHKT : Khoa học kỹ thuật LĐNT : Lao động nông thôn LĐ-TB và XH : Lao động Thương binh và Xã hội SL : Số lượng SXKD : Sản xuất kinh doanh THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp TTDN : Trung tâm dạy nghề UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa Hội đồng nhân dân viii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn lao động là một trong các nguồn lực quan trọng và có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nguồn lao động phải đáp ứng đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Với đặc điểm về sự biến động của nguồn lao động, thường xuyên có bộ phận có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm lao động đã quá tuổi lao động ra khỏi độ tuổi lao động và bộ phận khác chưa có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm lao động bước vào độ tuổi lao động. Vì vậy đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động là việc làm thường xuyên và đóng vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt là những người lao động trong nguồn lao động nông thôn. Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế, nông nghiệp nông thôn của nước ta đòi hỏi cần phải có nguồn lực có chất lượng. Mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, có trình độ phát triển trung bình, tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 30% trong lao động xã hội. Tuy nhiên Việt Nam hiện có 70,4% dân số sống ở nông thôn với 31,9 triệu lao động nông thôn (chiếm 73% lực lượng lao động của cả nước), lao động làm việc trong nhóm ngành Nông – lâm – ngư nghiệp là 21,7 triệu người, chiếm trên 68%, còn lại là lao động phi nông nghiệp. Có thể thấy lao động nông thông đang trở thành lực lượng sản xuất đóng vai trò quan trọng, quyết định, then chốt trong các ngành kinh tế của đất nước. Do đó đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT là một yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Nhiệm vụ này đã được cụ thể hóa bằng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định 1956 ngày 27/11/2009 và đang được triển khai tích cực trên phạm vi toàn quốc. Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc, có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, có trên 220 km đường biên giới Quốc gia với nước Trung Quốc, 02 cửa khẩu quốc gia và 07 điểm chợ biên giới. Đến năm 2020 tỉnh 1 Lạng Sơn trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ, kết nối, giao thương giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước trên thế giới. Trong tương lai Lạng Sơn sẽ là một cực của tứ giác kinh tế vùng Bắc Bộ của Việt Nam: Lạng Sơn – Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa ngày càng cao, đặt ra nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong tỉnh, trong nước và quốc tế ngày càng lớn. Thực trạng đó đặt ra cho Lạng Sơn bài toán về phát triển nguồn nhân lực một cách đồng bộ, nhất là lao động ở khu vực nông thôn. Từ những nhận thức trên, cùng với những kiến thức chuyên môn được học tập và nghiên cứu trong Nhà trường và kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác tại địa bàn nghiên cứu, tác giả lựa chọn đề tài với tên gọi: “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn”. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp có tính khả thi, có cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn. 3. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các vấn đề đã được đặt ra trong các chương của luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp phổ biến phù hợp với nội dung nghiên cứu, đó là: Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu thực tế; Phương pháp thống kê; Phương pháp hệ thống hóa; Phương pháp phân tích so sánh, phân tích tổng hợp; Phương pháp đối chiếu với hệ thống văn bản pháp quy và một số phương pháp khác. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu 2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng hoạt động đào tạo nghề, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. b. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về mặt không gian và nội dung, luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu về tình hình học nghề của người LĐNT, các hoạt động đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề và những chính sách hỗ trợ học nghề, dạy nghề; công tác quản lý hoạt động đào tạo nghề trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn. Phạm vi về mặt thời gian, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu, thu thập và phân tích các số liệu thực trạng liên quan đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn trong giai đoạn 2010 - 2016 và đề xuất các giải pháp tăng cường chất lượng công tác này trong thời gian tới. Cấu trúc của luận văn Luận văn ngoài các phần: mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bao gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. - Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956. - Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 2956 trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1 Khái niệm và vai trò của lao động nông thôn 1.1.1 Khái niệm lao động nông thôn Trước hết, chúng ta biết lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực, là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội. Theo pháp luật lao động Việt Nam hiện hành, độ tuổi lao động của người Việt Nam được quy định như sau: Nam từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi. Nữ từ đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi. [1] Như vậy, chúng ta cần phân biệt nguồn lao động với dân số trong độ tuổi lao động. Cả hai thuật ngữ đều giới hạn độ tuổi lao động theo quy định, nhưng nguồn lao động chỉ bao gồm những người có khả năng lao động trong khi dân số trong độ tuổi lao động còn bao gồm bộ phân dân số trong độ tuổi lao động nhưng không có khả năng lao động như tàn tật, mất sức lao động bẩm sinh hoặc do các nguyên nhân như chiến tranh, tai nạn giao thông, tai nạn lao động… Do vậy, nguồn lao động là một bộ phận của dân số trong độ tuổi lao động. Lực lượng lao động là một bộ phận của nguồn lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động, đang có việc làm và những người chưa có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. Từ năm 1996, Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam ra quyết định tiến hành điều tra Lao động - Việc làm hàng năm ở khu vực thành thị và nông thôn trên phạm vi cả nước. Trong các cuộc điều tra này, khái niệm lực lượng lao động được sử dụng như sau: “Lực lượng lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế) bao gồm toàn bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc đang tìm kiếm việc làm. Lực lượng 4 lao động trong độ tuổi lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động) bao gồm những người trong độ tuổi lao động (nam từ đủ 15 tuổi đến hết 60 tuổi; nữ từ đủ 15 tuổi đến hết 55 tuổi) đang có việc làm hoặc không có việc làm (thất nghiệp) nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc”. Trên cơ sở những phân tích trên, khái niệm lao động nông thôn được hiểu như sau: Lao động nông thôn“sau đây gọi là LĐNT” gồm những người đủ 15 tuổi trở lên thuộc khu vực nông thôn đang làm việc trong các ngành: nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng vì lí do khác nhau hiện tại chưa tham gia hoạt động kinh tế. Những người trong độ tuổi lao động nông thôn có khả năng lao động nhưng hiện tại chưa tham gia lao động do các nguyên nhân như đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ gia đình, không có nhu cầu làm việc, và những người thuộc tình trạng khác.[2] Như vậy, nguồn lao động nông thôn là một bộ phận của lực lượng lao động quốc gia, thuộc khu vực nông thôn và là nguồn lực quan trọng trong hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. 1.1.2 Vai trò của lao động nông thôn Lao động là một trong ba nhân tố quan trọng của bất cứ một quá trình sản xuất nào. Trong thời đại ngày nay khi mà các nguồn lực trở nên khan hiếm thì nó được xem xét là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất, vai trò của nguồn lao động nói chung và nguồn lao động nông thôn nói riêng là rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, nó được thể hiện qua các mặt sau: 1.1.2.1 Nguồn lao động nông thôn tham gia vào quá trình phát triển các ngành trong nền kinh tế quốc dân Trong giai đoạn đầu khi đất nước bắt đầu công nghiệp hóa, nông nghiệp chuyển sang sản xuất hàng hóa, năng suất lao động nông nghiệp được giải phóng trở nên dư thừa và được các ngành khác thu hút, sử dụng vào hoạt động sản xuất dịch vụ. Chúng ta có thể thấy hiện tượng này ở Việt Nam hiện nay có nhiều nông dân bỏ ruộng và đi làm việc phi nông nghiệp khác hoặc đi làm thuê với thu nhập cao hơn là làm nông nghiệp. 5 Ở giai đoạn tiếp theo nền kinh tế đã phát triển ở trình độ cao, năng suất lao động nông nghiệp tăng nhanh và năng suất lao động xã hội đạt trình độ cao. Số lao động dôi ra do nông nghiệp giải phóng đã được ngành khác thu hút hết. Vì thế trong giai đoạn này số lượng lao động ở nông thôn giảm. Chúng ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, hy vọng sẽ nâng cao được năng suất lao động ở nông thôn, từ đó sẽ từng bước rút bớt được lao động ở nông thôn để tham gia vào các ngành sản xuất khác. Nước ta là một nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời với dân số sống chủ yếu bằng nghề nông. Vì vậy, nguồn lao động nông thôn tham gia vào sản xuất nông nghiệp là rất đông đảo. Cùng với sự đi lên của nền kinh tế và sự gia tăng về dân số thì nhu cầu về lương thực – thực phẩm ngày càng gia tăng. Việc sản xuất lương thực – thực phẩm chỉ có thể đạt được trong ngành nông nghiệp và sức lao động để tạo ra lương thực – thực phẩm là do nguồn lao động nông thôn cung cấp. Nền kinh tế phát triển gắn với sự phát triển của quá trình đô thị hóa, thu nhập của người dân tăng lên đòi hỏi khối lượng lương thực – thực phẩm ngày càng cao. Để có thể đáp ứng đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng thì nguồn lao động nông thôn phải được nâng cao về trình độ dạy nghề và kinh nghiệp sản xuất. Hiện nay chất lượng nguồn lao động nông thôn ngày càng được nâng cao như: số lượng, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề, học vấn của người lao động ngày càng được nâng lên nên năng suất và sản lượng lương thực – thực phẩm ổn định cho nhu cầu trong nước mà hàng năm chúng ta đã xuất khẩu nông sản, thu được ngoại tệ đáng kể cho đất nước trong thời gian qua đã tạo điều kiện vật chất cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa “sau đây gọi là CNH, HĐH” đất nước. Để việc cung cấp lương thực – thực phẩm ổn định và chất lượng không ngừng được nâng cao thì nguồn lai động nông thôn đóng vai trò hết sức quan trọng. 6 1.1.2.2 Nguồn lao động nông thôn tham gia vào quá trình sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản Công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản với các yếu tố đầu vào là các sản phẩm mà người lao động nông thôn làm ra. Trong thời kỳ CNH – HĐH thì phát triển công nghiệp chế biến là rất quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. 1.1.2.3 Lao động nông thôn là thị trường tiêu thụ sản phẩm của các ngành khác LĐNT là thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn của các ngành khác và của chính bản thân ngành nông nghiệp. Tại thời điểm năm 2015, lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong 6 tháng đầu năm ước tính 37,45 triệu người chiếm 68,94%. Với dân số gần 40 triệu người thì có thể nói nông thôn là một thị trường rộng lớn cần phải được khai thác triệt để.[3] 1.2 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 1.2.1 Quan điểm về đào tạo nghề Đào tạo nghề “sau đây gọi là ĐTN” cho người lao động nông thôn là quá trình giáo dục kỹ thuật sản xuất cho người lao động để họ nắm vững một nghề, một chuyên môn, bao gồm cả người đã có nghề, có chuyên môn rồi hay học để làm nghề chuyên môn khác. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): "Những hoạt động nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có cho sự thực hiện có năng suất và hiệu quả trong phạm vi một nghề hoặc nhóm nghề. Nó bao gồm đào tạo ban đầu, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, cập nhật và đào tạo liên quan đến nghề nghiệp chuyên sâu". Như vậy, có thể hiểu, đào tạo nghề là hoạt động trang bị năng lực (kiến thức, kỹ năng và thái độ) hành nghề cho người lao động để người lao động có thể tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm.[4] Theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” thì “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, 7 huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn”.[5] Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống; Chuyển mạnh đào tạo nghề cho LĐNT từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương; Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình; Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tạo sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, công chức, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở xã phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. 1.2.2 Nội dung về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 1.2.2.1 Tuyên truyền tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn. Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về dạy nghề nông thôn; thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong những năm qua. Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành được 8 năm và đang triển khai trong tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Việc triển khai hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn vào các nội dung chủ yếu như: - Quán triệt nội dung Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến tận cơ sở. - Các cơ quan phát thanh, truyền hình, các phương tiện báo chí ở địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; biến các phương tiện 8 thông tin đại chúng trở thành những kênh thông tin quan trọng nâng cao nhận thực của các cấp, các ngành và của toàn xã hội về dạy nghề cho lao động nông thôn. - Biên soạn các tài liệu tuyên truyền đến từng người dân chủ trương của Đảng và Chính phủ, các kế hoạch, mục tiêu đào tạo nghề của địa phương đến từng cơ sở đào tạo nghề và đến từng lao động nông thôn. - Tuyên truyền các chính sách ưu đãi đối với lao động nông thôn tham gia đào tạo nghề. Trong thời gian qua các cơ quan truyền thông đã tích phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy nghề cho lao động nông thôn và tổ chức tuyên truyền sâu rộng về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài những tin tức cập nhật về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề, về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để người lao động nông thôn biết và tích cực tham gia học nghề, các báo, đài đều mở các chuyên trang, chuyên mục về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, coi đây là kênh tuyên truyền Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” tại các địa phương trong cả nước. Đặc biệt, các cơ quan, đơn vị truyền thông đã thường xuyên cập nhật, đăng tải các văn bản chỉ đạo của trung ương, của các địa phương, các tin, bài, phóng sự phản ánh tuyên truyền đào tạo nghề của các doanh nghiệp, các trung tâm đào tạo nghề; thông tin tuyển dụng lao động việc làm của các công ty, doanh nghiệp để người dân dễ dàng truy cập tiếp nhận thông tin; tuyên truyền biểu dương kịp thời những tập thể cá nhân, gương điển hình tiên tiến trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn để xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến; phối hợp chặt chẽ với các ngành Lao động - Thương binh và Xã hội “sau đây gọi là LĐTBXH”, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân tổ chức thông tin, tuyên truyền, phản ánh công tác đào tạo nghề ở các địa phương, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện, trên cơ sở đó giúp các ngành chức năng có các biện pháp giải quyết hiệu quả các vấn đề liên quan đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn. 9 Công tác tuyên truyền đã được các đơn vị triển khai thực hiện tốt, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và người lao động về vai trò quan trọng của dạy nghề cho lao động nông thôn đối với phát triển nguồn nhân lực nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống, phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn và xây dựng nông thôn mới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 1.2.2.2 Thí điểm tổ chức, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn Trong những năm đầu triển khai thực hiện Đề án, các địa phương tập trung triển khai các điều kiện tiền đề thực hiện Đề án như: Tổ chức các hội nghị quán triệt Đề án tới các cán bộ chủ chốt các cấp (tỉnh, huyện, xã); tổ chức tập huấn đối với cán bộ cấp huyện, xã nhằm tạo chuyển biến nhận thức của cán bộ về mục đích, ý nghĩa về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; hướng dẫn, thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ban chỉ đạo Trung ương, Bộ LĐTBXH về công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. Về chỉ đạo thực hiện, tất cả các tỉnh, thành ủy đã ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh/thành phố nhiệm kỳ 2010-2015 để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện”. Các tỉnh, thành phố đã căn cứ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình và kết hợp điều kiện thực tế phát triển kinh tế trên địa bàn đã lựa chọn các nghề điểm trong các lĩnh vực để đảm bảo việc làm thông qua tự tạo việc làm, tăng thu nhập, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động của người lao động nông thôn, góp phần thay đổi phương thức sản xuất truyền thống, thúc đẩy đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm phát triển kinh tế hộ, tăng thu nhập và giá trị sản phẩm hàng hóa ở khu vực nông thôn, đồng thời góp phần giảm nghèo bền vững...Cụ thể sau 3 năm (2010-2013) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tổ chức nhân rộng mô hình thí điểm có hiệu quả tại 24 tỉnh, thành phố với 24 nghề tiểu thủ công nghiệp; 26 nghề đào tạo theo vị trí làm việc tại các doanh nghiệp; 2 nghề đào tạo cho ngư dân tàu đánh cá xa bờ. Qua triển khai đã hoàn thiện, nhân rộng mô hình có hiệu quả, đã xây dựng được các quy trình dạy nghề cho lao động nông thôn để phổ biến cho các địa phương. Các quy trình gồm: 10 - Quy trình tổ chức lớp dạy nghề tiểu thủ công nghiệp cho lao động nông thôn tại các làng nghề. - Quy trình tổ chức lớp dạy nghề thuyền trưởng, máy trưởng cho ngư dân tàu đánh cá xa bờ. - Quy trình tổ chức lớp dạy nghề theo vị trí việc làm tại doanh nghiệp cho lai động nông thôn. - Quy trình tổ chức lớp dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Với những nghề nói trên việc áp dụng vào quá trình phát triển kinh tế hộ phù hợp với điều kiện tại địa phương, đảm bảo trên 80% lao động sau đào tạo sử dụng đúng nghề, áp dụng có hiệu quả sau đào tạo, sản phẩm tiêu thụ nhanh và đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo bền vững, nhiều hộ còn vươn lên thành hộ khá và giàu. [6] Như vậy, cùng với các hoạt động triển khai thực hiện Đề án, việc triển khai thí điểm, hoàn thiện, nhân rộng và rút kinh nghiệm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn là một hoạt động cần thiết và mang lại hiệu quả thiết thực. 1.2.2.3 Tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các đơn vị dạy nghề công lập Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các đơn vị là một trong những nhân tố quan trọng tác động tích cực tới việc đảm bảo và nâng cao dạy và học tại các đơn vị dạy nghề công lập. Chất lượng của cơ sở vật chất gắn chặt với chất lượng đào tạo, vì thế việc đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất là đòi hỏi cần thiết nhằm giúp cho người học đáp ứng được yêu cầu của thực tế trong tình hình mới. Nếu cơ sở dạy nghề có đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện, máy móc, hệ thống giáo trình… phục vụ cho hoạt động đào tạo nghề thì chất lượng lao động được đào tạo tại cơ sở đó sẽ được đảm bảo và nâng cao. Hệ thống cơ sở vật chất là những điều kiện rất cần thiết cho hoạt động dạy nghề. Dạy nghề là dạy và rèn kỹ năng lao động, dạy nghề cần có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, nhất là các trang thiết bị phục vụ cho dạy nghề. Kinh phí cho việc đầu tư các thiết bị thường rất lớn vì đó là các máy móc, thiết bị cho người học rèn tay nghề nên số lượng 11 lớn và sử dụng thường xuyên, Vì vậy, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo nghề có vai trò hết sức quan trọng. Tăng cường cơ sở vật chất có sự tham gia của các cấp quản lý vĩ mô với các hoạt động quan trọng như: quy hoạch hệ thống đào tạo nghề trên các phương diện cơ sở vật chất, cấp vốn cho các trường, các cơ sở đào tạo nghề và giám sát quá trình sử dụng vốn. Vai trò này chủ yếu thuộc về Tổng cục dạy nghề với tư cách là đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dạy nghề, các bộ ngành, các địa phương có liên quan trong chức năng chủ quản của một số cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc ngành, địa phương. Việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các đơn vị dạy nghề công lập còn thuộc về chính các cơ sở đào tạo trong việc sử dụng nguồn vốn xã hội trong xây dựng hệ thống cơ sở vật chất của mình. Đặc biệt các đơn vị dạy nghề còn năng động trong việc huy động nguồn vốn từ các đơn vị sử dụng lao động, từ các tổ chức phi chính phủ theo phương châm “xã hội hóa” đào tạo nghề cho lao động nông thôn; trong việc quản lý và sử dụng có hiệu quả các cơ sở vật chất của từng cơ sở đào tạo nghề được xây dựng. 1.2.2.4 Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề Đội ngũ cán bộ đào tạo nghề bao gồm các cán bộ quản lý ở cơ sở đào tạo nghề và đội ngũ giáo viên dạy nghề. Đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề là những người trực tiếp truyền đạt các kiến thức cơ bản về nghề, đồng thời cũng là những người hướng dẫn nghề và rèn luyện tay nghề. Vì vậy đội ngũ giáo viên dạy nghề phải là những người nắm vững lý thuyết, nhưng rất giỏi về thực hành. Để có được đội ngũ giáo viên dạy nghề đáp ứng được yêu cầu, các cơ sở dạy nghề cần phải có chế độ tuyển dụng những người đủ tiêu chuẩn về chuyên môn (có nền tảng lý thuyết vững và trình độ tay nghề giỏi), có lòng yêu nghề. Không chỉ vậy, các cơ sở đào tạo nghề cần có chế độ thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và có chính sách sử dụng đội ngũ giáo viên theo hướng khuyến khích, tạo sự yên tâm với nghề, nhất là ở những nơi có sự cạnh tranh cao giữa các trường nghề với các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan