Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao chất lượng dân số cho dan tộc thiểu só pà thẻn tại hà giang...

Tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dân số cho dan tộc thiểu só pà thẻn tại hà giang

.DOC
41
133
87

Mô tả:

Chất lượng dân số Dân tộc Pà Thẻn MỤC LỤC Phần 1: Cơ sở lí thuyết. 1. Khái niệm CLDS. 2. Khái niệm dân tộc thiểu số Phần II. Lược sử dân tộc Pà Thẻn. 1. Lịch sử. 2 Tên gọi 3. Dân số va địa bàn cư trú. 4. Ngôn ngữ. 5. Đặc điểm kinh tế.. 6 Đặc điểm Văn hóa: 6.1 Cưới xin 6.2. Ma chay. 6.3. Lễ hội. 6.4 , Trang phục 7. Nhà của. Phần III. Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng dân số dân tộc pà thẻn. 1. Quy mô dân số và sự phân bố dân cư của dân tộc Bố Y sinh sống ở Hà Giang. 1,1 quy mô, 1.2 .Sự phân bố dân cư 2. Thực trạng chất lượng cuộc sống dân tộc PÀ THẺN K53. CÔNG TÁC XÃ HỘI Page 1 Chất lượng dân số 2,1. 2.2 Thu Dân tộc Pà Thẻn nhập Lao 2.3. và phân động Giao phối và thông thu việc liên nhập làm lạc 2.4. Sức khoẻ. 2.5. Giáo dục: 2,6. Nhà ở 2.7. Môi trường 2.8. Cuộc sống gia đình 2. 9. Sự tham gia CTXH của phụ nữ 2.10. Trật tự an toàn công cộng 2.11. Văn hóa tinh thần 3.Đánh giá chất lượng dân số dân tộc Pà Thẻn. IV: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ CHO DAN TỘC THIỂU SÓ PÀ THẺN TẠI HÀ GIANG IV. CÁC CHÍNH SÁCH CHO DÂN TỘC THIỂU SỐ K53. CÔNG TÁC XÃ HỘI Page 2 Chất lượng dân số Dân tộc Pà Thẻn DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BPTT: Biện pháp tránh thai BCH: Ban chấp hành CLB: Câu lạc bộ CTXH: Công tác xã hội. DS: Dân số. KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình. UBND: Uỷ ban nhân dân HG: Hà Giang. ĐKKH: Đăng kí kết hôn HLHPN: Hội liên hiệp phụ nữ. K53. CÔNG TÁC XÃ HỘI Page 3 Chất lượng dân số Dân tộc Pà Thẻn * Chú thích: Biểu đồ 1 Thể hiện nguồn thu nhập cuả dân tộc Pà thẻn tại xã Tân Bắc H, Quảng Ba- HG( số liệu thống kê thu thập thông tin năm 2011). Biểu đồ 2 Mức độ thu thập thông tin của dân tộc PÀ THẺN ( số liệu thu thập thông tin tại cuộc điều tra 5 dân tộc thiểu số 2011 Biểu đồ 3 Chỉ số BMI ( độ tuổi dưới 60 tuổi của dân tộc pà thẻn tại xã Tân Bắc - điều tra thu thập thông tin 2011). Thể hiện tình trạng sủ dụng hố xí của dân tộc Pa Thẻn - trích Biểu Số liệu điều tra tính hình sử dụng hố xí của 5 dân tộc thiểu số- 2011 đồ 4. Bảng 5 Tình trạng công trình vệ sinh của 5 dân tôc thiểu số Bảng 6 Tình trạng hiểu biết về độ tuổi kết hôn và ĐKKH Bảng 7 Tình trạng ĐKKH của dân tộc pà thẻn, K53. CÔNG TÁC XÃ HỘI Page 4 Chất lượng dân số Dân tộc Pà Thẻn MỞ ĐẦU Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với hơn 50 dân tộc anh em , phân bố rộng khắp lãnh thổ, trong đó dân tộc thiểu số phân bố trên địa bàn rộng lớn ở vùng miền nùi , vung biên giới hải đảo , vùng đầu nguồn xung yếu vị trí quan trọng của đất nước về chính trị , kinh tế và an ninh quốc phòng. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách đầu tư giú bà con dân tộc thiểu số cải thiên cuộc sống. Tuy nhiên do điểu kiên đại lí, phong tục tập quán cung như do ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế thị trường đã tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của các dân tộc thiểu số kinh tế. Dân tộc thiểu só Pà thẻn cũng là một trong dân tộc đã và đang được hưởng nhiều chính sách phát triển hinh tế, xã hội. Để nâng cao chất lượng cuộc sống dân tộc PHẦN I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1. Khái niệm dân số. Dân số (population) là đại lượng tuyệt đối con người trong một đơn vị hành chính hay một quốc gia, một châu lục hoặc cả hành tinh chúng ta tại một thời điểm nhất định.Dân số của một cộng đồng, một quốc gia phụ thuộc vào quá trình sinh tử. Ngoài ra còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như kết hôn, ly hôn, gián hôn và đặc biệt là xuất nhập cư. K53. CÔNG TÁC XÃ HỘI Page 5 Chất lượng dân số Dân tộc Pà Thẻn 2. Chất lượng dân số. Theo Ph. Ăngghen, chất lượng dân số là khả năng của con người thực hiện các hoạt động một cách có hiệu quả nhất. Theo các nhà nhân khẩu học Nga, chất lượng dân số là “khái niệm trung tâm của hệ thông tri thức về dân số”. Và được phản ánh qua các chỉ tiêu: (1) Trình độ giáo dục; (2) Cơ cấu nghề nghiệp xã hội; (3) Tính năng động và tình trạng sức khoẻ. Theo từ điển bách khoa của Việt Nam xuất bản năm 1995, “ chất lượng dân số phải được biểu thị bằng các thuộc tính bản chất của dân số”. 3. Khái niệm Dân tộc thiểu số. Dân tộc thiểu số: là những dân tộc có sốdân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam. II. LƯỢC SỬ DÂN TỘC PÀ THẺN. 1. Lịch sử: Theo truyền thuyết xưa của người Pà Thẻn kể lại rằng: “Trước kia tổ tiên của họ ở vùng Than Lò (Trung Quốc), các dân tộc xung quanh gọi họ là Húng Dao hoặc là Thầu Dao. Người Pà Thẻn di cư đến nước ta cách ngày nay vào khoảng từ 200 làm đến 300 năm, cùng với các nhóm người Dao khác ở nhiều đoạn và những thời điểm khác nhau. Truyện kể về quá trình vượt biển di cư đến Việt Nam của người Pà Thẻn ngày nay vẫn được các cụ già nhắc đến. Sau Khi xưa, tổ tiên người Pà Thẻn đến Việt Nam bằng đường biển, qua Móng Cái, Thái Nguyên theo các con suối lớn đến xà Linh Phú, rồi lại ngược lên sông Gâm đến vùng Lăng Can thuộc huyện Nà Háng, sau đó họ chuyển lên vùng Hữu Sản, .. Hồng Quang và phần lớn vượt sang tả ngạn sông Gâm K53. CÔNG TÁC XÃ HỘI Page 6 Chất lượng dân số Dân tộc Pà Thẻn đến ở các xã Tân Trịnh, Yên Bình, Tân Lập, trên đường đến Lăng Can có một bộ phận ở lại xã Tân Phú, Trưng Sơn sống đan xen với người Tày…” 2. Tên gọi. Người Pà Thẻn tự gọi mình là Pá Hưng. Các dân tộc anh em khác thì gọi người Pà Thẻn là Mèo Lài, Mèo Hoa, hoặc Mèo Dỏ. Trong thư tịch cổ xưa, người Pà Thẻn được nhắc đến với tên Bát tiên tộc. Một số học giả người Pháp gọi người Pà Thèn là Mán Pa Seng hay Mán Pa Teng và họ xếp vào nhóm Mản với người Cao Lan, Sán Chỉ, Sán Dìu. Trích Câu chuyện huyền thoại về sự phân bố dân cư chủ yếu ở Hà Giang và Tuyên Quang: “Từ một ngày rất xa xưa, thời đó đang bị chiến tranh loạn lạc. Hai anh em người Pà Thẻn đi chạy loạn, người anh đi trước, người em đi sau. Đến một ngã 3 đường, người anh lấy một đoạn cây làm chỉ dấu để chỉ hướng đi cho người em biết và đi theo, chẳng may khúc cây đó bị Lợn rừng ủi lệch sang hướng khác, dẫn tới 2 anh em mỗi người đi một ngả bị lạc nhau. Người em đã đi theo một hướng có nhắc đến một địa danh là “ Hủng sợ ”, ngày nay cho rằng đó có thể là một từ Hán – Việt nói tới “ Hùng Sơn” nghĩa là một dãy núi hùng vĩ mà tổ tiên người Pà Thẻn ở My Bắc đã đi qua. Sau đó, người em đã đi đến vùng Chiêm Hoá ( Tuyên Quang ) rồi định cư, rồi một số người Pà Thẻn từ Chiêm Hoá mới di cư nên Hà Giang cư trú bây giờ. Đến nay, người Pà Thẻn ở My Bắc không biết đã qua bao nhiêu đời định cư yên ổn tại nơi đây. ( http://nguoivungcao.wordpress.com/2011/09/12/3/,, , người Pà Thẻn Mỹ Bắc - truyền thuyết và đời thực, tùy bút Nguyễn Xung Kích) K53. CÔNG TÁC XÃ HỘI Page 7 Chất lượng dân số Dân tộc Pà Thẻn 3. Phân bố và đại bàn cư trú. - Người Pà Thẻn có dân số 6.811 người, có mặt tại 32/63 tỉnh, thành (Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009) - Cư trú tập trung tại các tỉnh: Hà Giang (5.771 người (chiếm 84,7 %), Tuyên Quang (877 người), Đồng Nai (27 người), Thái Nguyên (25 người), Hà Nội (20 người) 4. Ngôn ngữ. Nhóm Pà Thẻn thuộc nhóm ngôn ngữ H’Mông – Dao. 5. Đặc điểm kinh tế. a. Nông nghiệp: - Trồng trọt: Người Pà Thẻn sống chủ yếu bằng nương rẫy. Phương thức canh tác là phát đốt rồi chọc lỗ, tra hạt. Cây trồng gồm lúa, ngô và các loại rau, đậu, khoai sọ, khoai môn… Trong đó cây lúa là chủ đạo. Công cụ sản xuất là rìu, cuốc, dao… - Chăn nuôi: Người Pà Thẻn chăn nuôi các loại gia súc và gia cầm như: Trâu, bò, dê, lợn, gà... Ngoài phục vụ nhu cầu sức kéo, chăn nuôi còn nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng và lễ nghi tôn giáo. b. Công nghiệp: - Người dân Pà Thẻn vẫn giữ được nghề truyền thống. - Đàn ông thì thường đan lát và đan lát và nghề mộc. K53. CÔNG TÁC XÃ HỘI Page 8 Chất lượng dân số Dân tộc Pà Thẻn - Phụ nữ thì vẫn còn dệt, đây là nghề mang lại thu nhập cho góp phần ổn định kinh tế và tăng thu nhập. 6. Đặc điểm văn hóa 6.1 Lễ cưới - Luật: Không được phép lấy người cùng họ, ngoại tình bị nghiêm cấm và lên án. Người con trai sau khi kết hôn phải đến ở nhà Gái 12 Năm, nếu như không đủ được 12 năm thì đươc quy sang tiền khi nào có điều kiện thì sẽ trả - Cưới hỏi của người Pà Thẻn cũng hết sức đặc sắc, theo truyền thống xưa khi trai gái Pà Thẻn tìm hiểu nhau khi gặp mặt không phân biệt trai đến nhà gái trước hay gái đến nhà trai trước, nếu bên trai đến trước thì họ phải xin phép hộ gia đình nào đó trong làng cho phép họ được tìm hiểu tại gia đình đó. Khi đi bên trai có 2 người thì bên gái phải bố trí 3 người và ngược lại nếu bên gái đến bên trai thì bên gái đến 2 bên trai phải bố trí 3 người nhưng 3 trai không được trùng họ với nhau và 2 gái cũng không được trùng họ nhau, gia đình sẽ chuẩn bị cho một chiếc ghế dài và củi để đốt cho trai gái tìm hiểu, sau bữa tối gia đình đi ngủ nhường lại bếp lửa cho thanh niên, trên một chiếc ghế băng dài từng cặp ngồi xen kẽ sao cho mỗi cặp trai và gái không được trùng họ, sau một thời gian tìm hiểu nếu hợp nhau họ sẽ thông báo cho gia đình tổ chức, khi ăn hỏi hai gia đình phải trải qua ba hoặc bốn lần gặp mặt rồi mới đến kết hôn. - Lễ vật kết hôn: Gồm có 8 con gà thiến, 20 lít rượu, 10kg gạo nếp, 50kg lợn, ba mươi đồng bạc (đây là mức chung, có nhà mười đồng, có nhà ba tám đồng, cũng có khi lên tới bốn năm mươi đồng). Trước khi nhà trai tới rước dâu đêm hôm trước nhà gái cúng một đêm để cắt họ, hôm sau khi nhà trai rước dâu thì nhà trai cũng phải cúng nhập dâu để hợp nhất thành chủ, cô dâu phải dùng khăn che mặt ngồi một chỗ cho tới khi tối đi ngủ mới được bỏ ra. K53. CÔNG TÁC XÃ HỘI Page 9 Chất lượng dân số Dân tộc Pà Thẻn Người Pà Thẻn có truyền thống chung thủy một vợ một chồng từ xa xưa họ đã có một lời nguyện thề nếu đã làm vợ chồng thì làm mãi mãi, chính vì vậy lịch sử người Pà Thẻn từ xưa đến nay không được phép ly hôn, kể cả khi lấy vợ sinh con mà không có người nối dõi (con trai) vẫn không được phép đi lấy vợ khác bởi vì người Pà Thẻn khi kết hôn luôn luôn vợ và chồng không cùng họ, vì vậy tục nối dõi lưu truyền trong tất cả những người mang họ đó họ chứ không phải trong một gia đình, bởi thế mà người Pạ Hưng không bao giờ bị mất họ. 6.2. Ma chay:  Ma chay của họ được chia làm 3 dạng: Dạng thứ nhất: Từ 1 đến 18 tuổi khi mất họ cúng nghi lễ cúng thả về trời bằng cách deo sợi dây dài khoảng 1m theo đường thẳng về mâm cơm sợi dây có một gạch, cùng với một cây gậy tượng trưng cho vực thẳm lấy sợi dây đó buộc một đầu vào cây gậy cho hồn người chết được thả về với tổ tiên. Dạng thứ hai: Đối với người có gia đình và người già họ có một lễ cúng đưa đường dẫn linh hồn đến với tổ tiên. Dạng thứ ba trên mười tám tuổi chưa có gia đình tùy theo gia đình lựa chọn làm theo nghi lễ của người có gia đình hoặc trẻ con, nhưng trước khi cúng thầy cúng cần xác định xem gia phả người chết ở bên này biển hay bên kia biển để có bài cúng riêng. Người Pà Thẻn xưa kia không khâm niệm xác chết tại nhà mà dùng một cây gậy buộc xác chết sau đó đem ra huyệt khâm niệm rồi mới đưa vào áo quan để chôn, thủ tục cúng người chết được thực hiện sau khi đã chôn cất xong, hàng năm họ không làm giỗ vì họ quan niệm người chết đã về cùng tổ tiên nên không cần làm giỗ và cũng không để ảnh thờ, cũng không thờ bát hương. K53. CÔNG TÁC XÃ HỘI Page 10 Chất lượng dân số Dân tộc Pà Thẻn Khi có người chết người nhà bắn ba phát súng báo hiệu, sau đó tiến hành khâm liệm. Lễ vật cho đám ma (lợn, gà…) do con gái đã có chồng đưa đến phúng viếng. Quan tài làm bằng thân cây khoét rỗng. Trong quan tài có đổ gạo rang, phủ giấy bản rồi mới đóng chốt hạ huyệt. 6.3 Thờ cúng • Người Pà Thẻn tin vào sự tồn tại của các siêu linh, vạn vật có linh hồn. • Ma quỷ, thần thánh gồm hai loại: lành dữ. Loại lành gồm các thần ở trên trời, tổ tiên, thổ địa...; loại ma dữ như ma sông, ma suối, ma của người chết bất đắc kỳ tử... chúng thường phá hoại mùa màng, làm hại gia súc. • Chủ yếu là thờ cúng tổ tiên trong nhà. Bàn thờ làm bằng tấm gỗ hình chữ U ngược. Mặt bàn để một bát hương và một bát nước lã. • Người Pà Thẻn có nhiều tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp như: cúng trước khi tra hạt, lễ cúng cơm mới. Truyền thuyết sự xuất hiện của cây lúa là do 3 con vật: chó, mèo, lợn lấy trộm giống lúa trên trời, nên khi cúng cơm phải cho 3 con vật trên ăn trước • Khi hạn hán lâu, dân bản làm lễ cầu mưa. • Chú trọng nghi lễ chăn nuôi săn bắn. 6.4. Lễ , Tết.  Tết Người Pà Thẻn ăn tết nguyên đán và các tết như các dân tộc khác ở vùng Ðông Bắc  Lễ hôi: - Lễ hôi nhảy lửa Lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn thường bắt đầu từ ngày 16/10 âm lịch cho đến hết năm. Vào ngày đó, thầy Mo bắt đầu làm lễ truyền nghề cho những ai muốn học và tất cả nam giới người Pà Thẻn đều có thể học nghề. Người muốn học nghề phải có một lễ nhỏ là: 1 con gà, 1 chai rượu và 1 bó hương để thầy Mo làm lễ khai truyền . Sau lễ khai truyền cũng là lễ mở cửa Thần lửa thì người Pà Thẻn có thể làm lễ nhảy lửa vào bất kể ngày nào từ đó đến hết năm âm lịch. K53. CÔNG TÁC XÃ HỘI Page 11 Chất lượng dân số Dân tộc Pà Thẻn Ngày trước, người Pà Thẻn chỉ nhảy lửa ở trong bếp, khi đống lửa đốt lên để người Pà Thẻn quây quần bên nhau thì thầy Mo cúng và đọc thần chú, sau đó cùng nhau nhảy lửa như một sự truyền bá sức mạnh tâm linh. Sau này mới đem lễ nhảy lửa ra trình diễn ngoài trời như hiện nay. Đó là tục lệ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của cả cộng đồng mà nhiều nơi đã biết đến. Trong lễ nhảy lửa, thầy Mo sắm lễ, thắp hương tế cáo trời đất, tổ tiên rồi bắt đầu đọc các bài cúng như những câu thần chú. Nội dung các bài cúng là mở đường lên trời, báo cáo với Thần Lửa, tế cáo linh hồn của tổ tiên để mời về nhập vào các nghệ nhân nhảy lửa trong đêm hội. Các nghệ nhân khi được nhập đồng, trong người như bị thôi miên, múa may uyển chuyển, rồi nhảy vào đống lửa đang cháy đỏ rực để biểu diễn mà không hề bị cháy bỏng cho đến khi đống lửa lụi tàn. Điều này, cho đến nay khoa học vẫn chưa có sự giải thích nào thoả đáng. Khi các nghệ nhân biểu diễn xong, thầy Mo lại làm thủ tục để tiễn Thần Lửa và linh hồn tổ tiên về chốn cũ, tất cả lại trở về trạng thái bình thường và lễ hội kết thúc với niềm tin những điều tốt đẹp nhất sẽ dần đến với họ.  Ngoài ra họ còn có lễ cúng cơm mới, lễ cầu mưa, đuổi ma… - Lễ cúng cơm: Ngày 27/9 âm lịch: Gồm các họ Tải, Làn, Phù, Lừu, Hủng, Ván, Tẩn Ngày 28/9 âm lịch: chỉ riêng họ Xìn. Truyền thuyết kể rằng, họ Xìn có một cô con gái lấy chồng xa, bố mẹ đẻ mời về ăn tết cơm mới, nhưng đường xa nên 27/9 không về kịp, gia đình đã chờ tới ngày hôm, khi con gái về mới ăn tết, từ đó tục này giữ đến ngày nay. Ngày 9/9 âm lịch: Họ Sìn ăn rất sớm, vì khi đó họ Sìn trồng được giống lúa mới, chín sớm hơn các họ khác, nên họ Sìn làm tết sớm hơn để cúng trời đất, tổ tiên đã phù hộ cho họ có mùa màng ấm no. Và tục ấy giữ đến ngày nay. 6.5. Trang phục: K53. CÔNG TÁC XÃ HỘI Page 12 Chất lượng dân số Dân tộc Pà Thẻn Trang phục của người dân tộc Pà Thẻn có đặc điểm của tộc người đậm nét khác phong cách các dân tộc cùng nhóm ngôn ngữ hay khu vực. Cái nét độc đáo của trang phục người dân tộc Pà Thẻn là trang phục nữ, biểu hiện ở lối tạo dáng áo dài, cách dùng màu và lối mặc, tạo nên phong cách riêng. - Trang phục nam: nam thường mặc áo quần màu chàm, đó là loại áo cánh ngắn xẻ ngực, quần lá tọa, giống phong cách trang phục các dân tộc Tày. - Trang phục nữ: phụ nữ người dân tộc Pà Thẻn đội khăn màu chàm quấn thành nhiều vòng trên đầu. Đó là lối đội khăn chữ nhất quấn thành mái xòe rộng như mũ, hoặc cách đội khăn hình chữ nhân giản đơn hơn cũng tạo thành mái nhô ra hai bên mang tai. Áo có hai loại cơ bản là áo ngắn và áo dài. Áo ngắn xẻ ngực, cổ thấp, màu chàm, cổ làm liền với hai vạt trước. Áo này thường mặc với váy rộng nhiều nếp gấp, màu chàm. Áo dài là loại áo xẻ ngực, có thể gọi là áo lửng, cổ thấp liền hai vạt trước, khi mặc vạt phải đè chéo lên vạt trái, phía dưới của vạt phải nhọn xuống tạo thành vạt chính của thân trước. Ống tay áo và toàn bộ thân áo được trang trí với lối dùng màu nóng sặc sỡ. Áo này mặc với váy hở dệt thêu hoa văn đa dạng hình chữ thập ngoặc, hình quả trám... Giữa eo thân áo được thắt dây lưng được dệt thêu hoa văn. Phụ nữ người dân tộc Pà Thẻn ưa mang nhiều đồ trang sức vòng cổ, vòng tay... Cùng với áo và váy, phụ nữ có loại áo vừa giống cái yếm vừa giống tạp dề. Áo được mang như mang tạp dề nhưng không có công dụng như tạp dề. Màu sắc chủ yếu trên trang phục của phụ nữ là màu đỏ, đen, trắng. Hoa văn chủ yếu được tạo ra bằng dệt. K53. CÔNG TÁC XÃ HỘI Page 13 Chất lượng dân số Dân tộc Pà Thẻn Phụ nữ có gia đình thường tết tóc đuôi sam, vấn khăn quanh đầu thành vòng và lấy kẹp ba lá ghim lại. Các cô gái chưa chồng cặp tóc đằng sau theo kiểu đuôi gà làm duyên. (http://cema.gov.vn/modules.php? name=Content&op=details&mid=117451330#ixzz1fdzOGOSn). 6.6. Ăn, uống: Chủ yếu là người Pà Thẻn ăn cơm tẻ, ngay 2 bữa chính. Thích ăn các món luộc xào. 6.7. Nhà ở: Người Pà Thẻn 3 loại nhà ở chính là nhà sàn, nhà đất và nhà nửa sàn nửa đất. Họ dựng nhà tùy thuộc vào địa hình cư trú và truyền thống của bản. Hướng chung của làng bản thường quay về phía nam hoặc hướng Tây. Cách bố trí mặt bằng sinh hoạt trong các ngôi nhà Pà thẻn khá thống nhất. Đa số các ngôi nhà chỉ có một cửa chính ở phía trước vào gian chính, thẳng hướng bàn thờ và một gian phụ mở ở phía đầu hồi. Mỗi gia đình thường có 2 bếp: một bếp dùng cho sinh hoạy hàng ngày và một bếp còn lại chỉ dùng để nấu rượu. 7. Quan hệ cộng đồng: Quan hệ xóm giềng giữ vai trò chủ đạo. Thôn xóm hoà thuận, các gia đình thường quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, đổi công cho nhau những lúc thời vụ hay những công việc cần lao động. 8.Hoạt động văn hóa văn nghệ. K53. CÔNG TÁC XÃ HỘI Page 14 Chất lượng dân số Dân tộc Pà Thẻn Sinh hoạt văn hóa dân gian của dân tộc Pà Thẻn khá phong phú, thể hiện qua tàng truyện cổ tích, các làn điệu dân ca, hát ru, các điệu nhảy múa, các loại nhạc cụ (khèn bè, đàn tầy nhậy, sáo trúc...). (http://cema.gov.vn/modules.php? name=Content&op=details&mid=117451330#ixzz1fdxk0kC9). PHẦN III: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ CỦA DÂN TỘC PÀ THẺN. 1.Quy mô dân số và sự phân bố dân cư của dân tộc Pà Thẻn sinh sống ở Hà Giang 1.1. Quy mô: Người Pà Thẻn có dân số 6.811 người 3.431 nam, 3.380 nữ )(, có mặt tại 32/63 tỉnh (theo số liệu điều tra dân số năm 2009 ) 1.2. Phân bố: Tại Hà Giang người Pà Thẻn tập trung chủ yếu ở 5 xã : Tân Bắc, Tân Lập, Tân Trịnh, Yên Thành và Tân Nam. Đây là Tỉnh dân số tập trung đông nhất với 5.771 người chiếm 84,7% dân số pà thẻn trong cả nước Tại xã Tân Bắc người Pà Thẻn có khoảng 1.849 khẩu , chiếm 45% dân số toàn xã. Riêng thôn Mỹ Bắc là nơi tập trung đông dân nhất với: 131 hộ = 638 khẩu. Như vậy thôn Mỹ Bắc là thôn hầu như còn nguyên là thôn của người Pà Thẻn. Ngoài ra người Pà Thẻn còn định cư ở Tuyên Quang 887 người, Đồng Nai ( 27 người), Thái Nguyên (25 người), Hà Nội(20 người). Người bản thẻn thường hay sống tập trung ở những nới thuận lợi cho sản xuất , ở gần các con suối.. K53. CÔNG TÁC XÃ HỘI Page 15 Chất lượng dân số Dân tộc Pà Thẻn 2. CLDS của dân tộc Pà Thẻn. 2.1. Thu nhập và phân phối thu nhập Thu nhập bình quan đầu người thể hiện mức sống và sư giàu có của người dân. Nhờ có thu nhập mà người dân có thể tự duy trì cuộc sống của bản thân mình và gia đình. Th u nhập và phân bổ thu nhập phản ánh mức độ cân bằng của các nguồn kinh tế.( thu nhập bình quân , hệ số GINI, Tỉ lệ đói nghèo). Theo kết quả báo cáo của UBNN xã Tân Bắc Dân tộc Pà Thẻn sống tập trung ở những vùng đồi núi nhưng do những tác động của sự phát triển khoa học kí thuật, kinh tế xã hội cũng như những tác động của yếu tố địa hình , điều kiện thiên nhiên đã tác động không nhỏ đến đời sống người dân. Thu nhập của người dân đã tăng lên số hộ đói nghèo, đã giảm xuống. Thu nhập chính của người dân vẫn là trồng trọt chiếm vai trò chủ đạo. Biểu đồ 1: Thể hiện nguồn thu nhập cuả dân tộc Pà thẻn tại xã Tân Bắc Huyện Quảng Ba- Hà Giang ( số liệu thống kê thu thập thông tin năm 2011) Qua biểu đồ ta có thể thấy nguồn thu nhập của người dân chủ yếu là trồng trọt. K53. CÔNG TÁC XÃ HỘI Page 16 Chất lượng dân số Dân tộc Pà Thẻn Trong đó cấy lúa chiếm diện tích lớn với tổng diện tích gieo trồng 287/274 ha vượt kế hoạch huyện đề ra13,5 ha đạt 104%. .Cây Ngô thực hiện được 130 đạt 100%.. Bên cạnh đó cây lạc, cây đạu tương, trồng cỏ chăm nuôi đều dạt kết quả cao. Ngoài ra người dân còn trồng cây chè, cây tre măng Bát bộ . Công tác chăn nuôi và bảo vệ đàn gia súc được thực hiện tốt. Tổng đàn Lơn , dê tăng hơn 67 % só với năm 2008. Đàn gia cầm tăng 45,3% só với năm 2008. (Số liệu báo cáo kết quả công tác mặt trận năm 2009 và chương trình hành động năm 2010 của xã TÂN BẮC ). Buôn bán của người dân chưa được phát triển vì phương tiện vần chuyển chủ là xe thồ. Bên cạnh đó giao thông chưa phát triển. Theo đánh giá chung của người dân và các cán bộ được phỏng vấn thì cuốc sống của người tốt hơn trước kia. Cách đây vài năm 14 hộ/ 14 hộ Pà Thẻn thôn Nà Tho đều nghèo, đến năm 2010 chỉ còn 5 họ nghèo. 5 hộ được xóa nhà tạm (PVS: N.T.T- thaot luận cán bộ HG). Tỉ lệ hộ nghèo hiện nay cuả toàn tỉnh là 15%. 2.2. Lao động và việc làm Lao động làn nhân tố quan trong vì lao động là phương thức tạo ra thu nhập để duy trì và cai thiện cuộc sống. Việc làm: hiện nay cơ cấu nghề của dân tộc Pản thẻn kha đa dạng và được hưởng nhiều chính sách để phát triển kinh tế tăng thu nhập. “ Bây giờ kinh tế đã có sự biến chuyển, trước đây hàng hóa của dân đem ra chợ bán ít, nay người dân làm ra hàng hóa (rau cỏ, gà vịt, nhiều hơn). Nhận thức của người dân được nâng lên qua đài báo, tập huấn, nhà nước đầu tư về giống, cây con. Có ý thức sản xuất để trao đổi (KT thị trường..) - (Trích PV sâu Cán bộ hội liên hiệp phụ nữ Huyện Quản Bạ , HG). Hiện nay nhiều hộ đã nắm được khao học kỹ thuật, Pà Thẻn kinh tế. Ngoài ra còn trồng keo, mỡ, tre bát độ để có thêm thu nhập. Tre được trồng từ 2010, đến nay đã phát triển. CB hướng dẫn dân rào ruộng nương để tránh bị K53. CÔNG TÁC XÃ HỘI Page 17 Chất lượng dân số Dân tộc Pà Thẻn trâu bò phá. 2011 đã có hộ bán măng tre cho thu nhập khá (Thôn Nặm O có ông Sìn văn Chính 45 tuổi – Pà Thẻn đã trồng được khoảng 100 gốc tra Bát độ từ 2008. Hiện nay theo giá thị trường 1kg măng tươi là 4000 đồng. Năm 2011 đã bán được khoảng 1,5 triệu tiền măng tươi. Hộ Ông Lừu Văn Sĩ đã trồng 50 gốc tre năm 2010, đến nay đã phát triển. ông Sĩ còn trồng 3 ha keo theo Dự án của Nhà nước đến nay đã được 3 năm tuổi. Hiện nay trị giá vườn keo khoảng 20 triệu đồng. Do dự 661 hỗ trợ trồng. Ban đầu được hỗ trợ 200 nghìn để cho việc đầu tư.(1) Pà Thẻn hiện nay đã được học nghề đan chổi chít, dệt thổ cẩm. Đến nay việc đan túi thổ cẩm đã là hàng hóa để trao đổi mua bán (ở hội chợ huyện Quang Bình). (2) Kinh tế phát triển chủ yếu là thu nhập từ cây lúa nước, khoa học kỹ thuậ được ánguwoif đap dụng, Nhiều, năng suất cao. Pà Thẻn biết chăn nuôi gà lợn, trâu bò, mùa rét biết bảo vệ chăm sóc, quây kín tránh rét. Chuẩn bị rơm rạ cho trâu ăn khi mùa đông. Tuân theo sự tuyên truyền của khuyến nông , xã trong áp dụng khoa học kỹ thuật.( 3) [(1),(2),(3) PVS Thảo luận nhóm cán bộ thông , xã Tân Bắc , Huyện Quang Bình, Tỉnh Hà Giang] Bên cạnh đó nghề thủ công truyền thống của người Pà Thẻn cũng được quan tâm như: Thành lập hợp tác xã chuyên dệt thổ cẩm, nhà nước hỗ trợ chỉ xanh đỏ; HTX dệt thổ cẩm cẩm; Chủ nhiệm hợp TX là cán bộ VH xã và cũng là dân tộc Pà Thẻn (Chị Phù Thị Thiên)…mang lại thu nhập cho người dân. Một trong khó khăn đặt ra hiện nay với dân tộc Pà Thẻn. chính là những người có khả năng lao động phổ thông chính vì vậy Đảng, Nhà nước có nhiều chính sách tạo điểu kiện giải quyết vấn đề thất nghiệp , tạo công ăn việc làm cho người dân. K53. CÔNG TÁC XÃ HỘI Page 18 Chất lượng dân số Dân tộc Pà Thẻn * Dự án khôi phục nghề dệt thủ công cho phụ nữ dân tộc Pà Thẻn của WB và Cty Ford Motor: Dự án Khôi phục và phát triển nghề dệt thủ công truyền thống cho phụ nữ dân tộc Pà Thẻn ở huyện Bắc Quang và huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang do Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA) thực hiện theo tài trợ của: Văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB), Cty Ford Motor và Nhóm Hoạt động Dân tộc Thiểu số (WVNG), nhằm cải thiện đời sống cho phụ nữ nghèo dân tộc ở miền núi. Dự án đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho 2.500 phụ nữ nghèo dân tộc Pà Thẻn ở các xã thuộc huyện Bắc Quang và Quang Bình, tỉnh Hà Giang 2.3. Giao thông liên lạc: Đây là một trong yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ và phát triển vì chúng liên quan đến vấn đề lưu thông là phương tiện tiếp cận với các nguồn tài nguyên thiên nhiên , cơ hội và việc làm, giáo dục vận chuyển hàng hóa ( giao thông, điện thoại , ti vi ,sử dụng internet… a) Giao thông: Nhìn chung hiện nay giao thông của của đại bàn nghiên cứu cũng đã được cải thiện . Nhưng hiện nay một số phần đường liên vần chưa được kiên có hóa. Đường vẫn hep, địa hình đồi núi dốc. Trời mưa đường lầy lội khó khăn trong đi lại.gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khẻ người dân.. b) Thông tin liên lạc: Người dân được tiếp cận với nhiều nguôn tin liên lạc như : ti vi, báo, internet… K53. CÔNG TÁC XÃ HỘI Page 19 Chất lượng dân số Dân tộc Pà Thẻn Biểu đồ 2: Mức độ thu thập thông tin của dân tộc Pà Thẻn ( số liệu thu thập thông tin tại cuộc điều tra 5 dân tộc thiểu số 2011) Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy nguồn thông tin mọi người có được chủ yếu là do ti vi chiếm 68% thông tin, vì hiện nay dân tộc có khoảng 80% người dẫn có ti vi. Bên cạnh ti vi người dân con g thu thập thông tin qua Đài phát thanh . Bao gòm Đài phát thanh của Tỉnh các chươn g trình được phát đi phát lại nhiều lân. Ở các thôn thì thôn nào cũng có đài phát thanh. Tuy nhiên thông tin mà người dân thu được chỉ có 4 % vì chương trình phát thanh bằng nhiều tiếng khác nhau. Và chưa có nhiều kênh nói tiếng dân tộc “Đài phát thanh, Phủ sóng PT TH cao. PT chiếm 98 %. Địa bàn dân tộc Bố Y Pà Thẻn cư trú thuận lợi tiếp sóng, bắt sóng của đài truyền hình tỉnh, huyện. Bà con thường xuyên dược tiếp nhận thông tin của đài tỉnh huyện” Nội dụng “Tuyên truyền chủ thương của Đảng và Nhà nước đến người dân, chnh sách của Đảng và Nhà nước đến bà con. Tuyên truyền các chính sách DS và KHHGĐ, Bình đẳng giới, đài PT truyền hình các cấp tập trung tuyên truyền các chương trình của Phụ nữ như: Phụ nữ 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt. Phong trào 5 không, ba sạch của PN. Bình đẳng giới, chương trình vai K53. CÔNG TÁC XÃ HỘI Page 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan