Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ THÀNH PHỐ CẦN THƠ...

Tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

.PDF
126
413
128

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Võ Thị Mỹ Thà GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Võ Thị Mỹ Thà GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ THÀNH PHỐ CẦN THƠ Chuyên ngành : Địa lí học Mã số : 60 31 05 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀM NGUYỄN THÙY DƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: - Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi, - Số liệu trong luận văn được điều tra trung thực, - Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Nguyễn Võ Thị Mỹ Thà 1 LỜI CẢM ƠN Được học hỏi và nâng cao nhận thức về Địa lí luôn là mong mỏi của bản thân tôi. Là một học học viên cao học chuyên ngành Địa lí học, tôi đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của quý Thầy Cô Trường Đại học Sư phạm TP. HCM. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến: TS Đàm Nguyễn Thùy Dương đã hết lòng giúp đỡ, động viên hướng dẫn tận tình cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn của mình. Quý thầy cô đã giảng dạy trong chương trình Cao học Địa lí học K.22, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích Địa lí học để từ đó làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Sư phạm TP. HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Cục Thống kê TP. Cần Thơ, Phòng Thương mại đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm tư liệu làm luận văn. Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của Thầy/Cô và các anh chị học viên. TP. HCM, ngày…..tháng…..năm 2013 Học viên Nguyễn Võ Thị Mỹ Thà 2 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2 MỤC LỤC .................................................................................................................... 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 6 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................7 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................8 3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................9 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài ...............................................................................................9 5. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu ...............................................................11 6. Những đóng góp chính của đề tài ................................................................................14 7. Cấu trúc đề tài ...............................................................................................................14 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ ......................................................................................................... 15 1.1. Khái niệm về chất lượng cuộc sống ..........................................................................15 1.1.1. Quan điểm triết học về chất lượng ........................................................................ 15 1.1.2. Khái niệm chất lượng cuộc sống .......................................................................... 15 1.2. Các tiêu chí phản ánh chất lượng cuộc sống dân cư ..............................................18 1.2.1. HDI – một tiêu chí phản ánh chất lượng cuộc sống ............................................. 18 1.2.2. Chỉ số thu nhập bình quân đầu người (GDP) ....................................................... 22 1.2.3. Chỉ số về giáo dục ................................................................................................. 26 1.2.4. Chỉ số về y tế và chăm sóc sức khỏe .................................................................... 27 1.2.5. Các tiêu chí khác ................................................................................................... 29 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS dân cư .............................................................32 1.3.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................ 32 1.3.2. Các nhân tố tự nhiên ............................................................................................. 32 1.3.3. Các nhân tố kinh tế xã hội .................................................................................... 32 1.4. Thực tiễn về chất lượng cuộc sống dân cư Việt Nam .............................................33 1.4.1. GDP và GDP bình quân đầu người....................................................................... 33 1.4.2. Về chế độ dinh dưỡng ........................................................................................... 36 1.4.3. Về tuổi thọ bình quân và sức khỏe ....................................................................... 36 1.4.4. Về chế độ giáo dục................................................................................................ 38 1.4.5. Các điều kiện về sử dụng điện, nước sinh hoạt và nhà ở ...................................... 39 3 1.4.6. Về HDI của Việt Nam .......................................................................................... 40 CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ THÀNH PHỐ CẦN THƠ ......................................................................................................... 43 2.1. Khái quát về TP. Cần Thơ ........................................................................................43 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của dân cư TP. Cần Thơ .......43 2.2.1. Các nhân tố kinh tế - xã hội .................................................................................. 43 2.2.2. Các nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .................................................... 55 2.3. Hiện trạng chất lượng cuộc sống dân cư TP. Cần Thơ ..........................................61 2.3.1. Vấn đề lao động, việc làm, thu nhập bình quân đầu người .................................. 62 2.3.2. Vấn đề lương thực, dinh dưỡng ............................................................................ 66 2.3.3. Tiêu chí về giáo dục .............................................................................................. 69 2.3.4. Vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe ........................................................................ 73 2.3.5. Điều kiện sống của các hộ gia đình ...................................................................... 79 2.3.6. Mức hưởng thụ văn hóa tinh thần ......................................................................... 83 2.3.7. Vấn đề môi trường sống ....................................................................................... 85 2.4. Đánh giá tổng hợp về chất lượng cuộc sống dân cư TP. Cần Thơ ........................89 2.5. Nguyên nhân của thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư TP. Cần Thơ ...........91 2.5.1. Nhận xét thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư TP. Cần Thơ .......................... 91 2.5.2. Nguyên nhân của thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư TP. Cần Thơ ................... 91 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TP. CẦN THƠ........................................................................................... 95 3.1. Căn cứ xây dựng và định hướng các mục tiêu phát triển ......................................95 3.1.1. Bối cảnh khu vực và trong nước ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư TP. Cần Thơ........................................................................................................................... 95 3.1.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng CLCS dân cư TP. Cần Thơ giai đoạn 2005 – 201296 3.2. Định hướng phát triển Kinh tế xã hội của TP. Cần Thơ .......................................97 3.2.1. Các ngành, lĩnh vực kinh tế .................................................................................. 97 3.2.2. Phát triển kết cấu hạ tầng ...................................................................................... 98 3.2.3. Định hướng phát triển các lĩnh vực xã hội với vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư TP. Cần Thơ. ............................................................................................ 100 3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư TP. Cần Thơ .............103 3.3.1. Nhóm giải pháp tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động .................. 107 3.3.2. Nhóm giải pháp xóa đói giảm nghèo .................................................................. 112 3.3.3. Nhóm giải pháp đảm bảo nhu cầu lương thực và dinh dưỡng ............................ 113 3.3.4. Nhóm giải pháp về giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực .................................... 115 4 3.3.5. Nhóm giải pháp về phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe................................... 116 3.3.6. Nhóm giải pháp nâng cao điều kiện và môi trường sống ................................... 117 3.3.7. Nhóm giải pháp nâng cao đời sống tinh thần và an ninh xã hội ......................... 118 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 120 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 122 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt STT Viết đầy đủ 1 BOT Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao 2 CLB Câu lạc bộ 3 CLCS Chất lượng cuộc sống 4 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 5 GDP Tổng thu nhập quốc nội 6 HDI Chỉ số phát triển con người 7 HDR Báo cao phát triển con người 8 HIV Virut làm suy giảm miễn dịch 9 KTXH Kinh tế xã hội 10 NGO Tổ chức phi chính phủ 11 ODA Viện trợ phát triển chính thức 12 PPP Phương pháp sức mua tương đương 13 TNMT Tài nguyên môi trường 14 THCN Trung học chuyên nghiệp 15 THCS Trung học cơ sở 16 THPT Trung học phổ thông 17 TP. Cần Thơ Thành phố Cần Thơ 18 UNDP Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc 19 WB Ngân hàng thế giới 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển về mặt kinh tế, khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí, thì nhu cầu của con người cũng vì vậy mà tăng cao. Nhưng không phải quốc gia có nền kinh tế phát triển thì người dân nơi đấy sẽ có chất lượng cuộc sống cao hay khoa học kỹ thuật và trình độ dân trí phát triển thì sẽ có chất lượng cuộc sống cao mà chất lượng cuộc sống được nâng cao khi có hoạt động kinh tế gia tăng, người dân tiếp cận được các dịch vụ y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng và các chỉ tiêu phản ánh điều kiện sống như: nhà ở, nước, vệ sinh môi trường… Chính vì thế, vấn đề chất lượng cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư là nội dung chủ yếu trong chiến lược phát triển con người, đã trở thành mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia, là vấn đề được nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam hết sức quan tâm. Ngoài ra, chất lượng cuộc sống dân cư còn phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia ở các lĩnh vực kinh tế văn hóa và phúc lợi xã hội. Đồng thời, chất lượng cuộc sống dân cư và tăng trưởng kinh tế - xã hội có mối quan hệ khắng khít, chặt chẽ với nhau. Chất lượng cuộc sống dân cư vừa là động lực thức đẩy tăng trưởng vừa là thướt đo trình độ văn minh và sự phát triển của nhiều mặt của một quốc gia. Chính vì vậy nhiều quốc gia trên thế giới không ngừng thực hiện các chính sách phát triển toàn diện về kinh tế xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư, nhằm khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế. Ngay từ những năm đầu xây dựng đất nước Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (năm 1991) đã khẳng định “Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người. Kết hợp hài hòa giữa sự phát triển kinh tế và sự phát triển xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân…” [20]. Vì vậy, chất lượng cuộc sống dân cư trong những năm gần đây đã tăng lên đáng kể, thể hiện qua các chỉ tiêu về chất lượng cuộc sống dân cư. Chẳng hạn, chỉ số phát triển con người - HDI) của Việt Nam đã tăng từ 0,690 điểm (năm 2000) lên 0,725 điểm (năm 2009), tuổi thọ bình quân tăng cao từ 68,3 tuổi (2000) lên 72,8 tuổi (năm 2009) Tuổi thọ tăng phản ánh mức sống dân cư và công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được triển khai tốt. Ngoài ra, công tác xoá đói giảm nghèo thực hiện tốt 7 được thế giới đánh giá cao; các lĩnh vực giáo dục, nhà ở, điện, nước, văn hóa – thể thao phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Nhìn chung, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã được nâng lên rất nhiều trong thời gian qua, nhưng vẫn còn ở mức thấp, chênh lệch mức sống còn cao giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng trong cả nước, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, miền núi. Mặt khác nếu so sánh với các nước khác trong khu vực và thế giới chất lượng cuộc sống của dân cư nước ta còn rất thấp. Thành phố Cần Thơ là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, là thành phố đô thị loại 1 của cả nước và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long. Nền kinh tế của thành phố trong những năm qua có nhiều chuyển biến rõ nét trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đời sống của người dân cũng được nâng cao. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế của đất nước nền kinh tế TP. Cần Thơ ngày một đi lên từ đó cuộc sống người dân ngày càng được nâng cao về mọi mặt. Song nếu so sánh với các địa phương khác trong cả nước thì mức sống của người dân TP. Cần Thơ vẫn chưa cao, có sự chênh lệch giữa các quận, huyện trong thành phố. Do đó, nghiên cứu thực trạng chất lượng cuộc sống của dân cư và tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân ở thành phố Cần Thơ là đều cần thiết. Với ý nghĩa trên, bản thân mong muốn góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề chất lượng cuộc sống ở địa bàn TP. Cần Thơ nên đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư TP. Cần Thơ” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu của đề tài Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cuộc sống để vận dụng vào nghiên cứu thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư của TP. Cần Thơ. Từ đó, làm cơ sở khoa học để đề ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư TP. Cần Thơ từ nay đến năm 2020. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, đề tài có những nhiệm vụ sau: - Đúc kết những cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cuộc sống dân cư. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư TP. Cần Thơ. - Phân tích thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư TP. Cần Thơ thời kì 2004 – 2010. - Tìm ra những kết quả và hạn chế trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống dân cư TP. Cần Thơ. 8 - Đề xuất một số định hướng và tìm ra những giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư TP. Cần Thơ đến năm 2020. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Về không gian Bắt đầu từ 1/1/2004 Tỉnh Cần Thơ được chia thành TP. Cần Thơ trực thuộc Trung Ương và tỉnh Hậu Giang. Đề tài nghiên cứu địa bàn TP. Cần Thơ. 3.2. Về thời gian Thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư TP. Cần Thơ từ năm 2004 - 2011 và đề xuất định hướng và giải pháp đến năm 2020. 3.3. Về nội dung Giới hạn tiếp cận chất lượng cuộc sống trên cơ sở khảo sát, điều tra những chỉ tiêu cơ bản phản ánh chất lượng cuộc sống của dân cư TP. Cần Thơ: chỉ số thu nhập bình quân đầu người, chỉ số về dinh dưỡng, chỉ số về giáo dục, chỉ số về y tế và chăm sóc sức khỏe và các chỉ tiêu phản ánh điều kiện sống (nhà ở, nước, vệ sinh môi trường v.v…) Trọng tâm của luận văn là nghiên cứu, phân tích thực trạng chất lượng cuộc sống, đề xuất các giải pháp phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của TP. Cần Thơ trên cơ sở số liệu thống kê từ năm 2005 – 2012. 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài 4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học và các tổ chức nghiên cứu về chất lượng cuộc sống. Vào cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, một nhà dân số học người Ấn Độ (R.C Sharma) đề cập đến chất lượng cuộc sống trong tác phẩm “Dân số, tài nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống”, nghiên cứu mối tương tác giữa chất lượng cuộc sống dân cư với quá trình phát triển dân cư, phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Theo ông, chất lượng cuộc sống là sự đáp ứng đầy đủ về các yếu tố vật chất và tinh thần cho người dân. Năm 1990, UNDP (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc) đã đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá về phát triển con người – HDI (Human Development Index) dựa trên những chỉ tiêu cơ bản về thu nhập, sức khỏe, tri thức và được coi là 3 mặt cơ bản phản ánh chất lượng cuộc sống. Hệ thống các chỉ tiêu này đã phản ánh cách tiếp cận mới, có tính hệ thống hơn, đã coi “phát triển con người là sự mở rộng phạm vi lựa chọn của con người để đạt đến một cuộc sống trường thọ, khỏe mạnh, có ý nghĩa và xứng đáng với con người. Điều 9 này bao hàm hai khía cạnh chính là mở rộng các cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực lựa chọn của con người nhằm hưởng thụ một cuộc sống hạnh phúc, bền vững. ”[1] 4.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và ngày càng được chú trọng hơn trong giai đoạn hiện nay. Chính tầm quan trọng đó mà từ trước đến nay, mức sống dân cư đã được Tổng cục Thống kê, Ủy ban kế hoạch hóa nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Ngân hàng thế giới cùng với sự trợ giúp của UNDP tiến hành điều tra khảo sát qua 4 cuộc Tổng điều tra mức sống dân cư Việt Nam qua các năm 1992 – 1993, 1997 – 1998, 2001 – 2004, 2007 – 2008. Các cuộc điều tra này cung cấp những thông tin về thu nhập, chỉ tiêu và các tiêu chí khác về mức sống củ các hộ gia đình Việt Nam qua các năm 1993, 1998, 2004, 2008, 2009, 2010. Mỗi cuộc điều tra sẽ thấy rõ sự thay đổi mức sống của dân cư Việt Nam qua các năm, sự tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong việc giảm nghèo và nâng cao mức sống. Những số liệu này chứng tỏ tính hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách của các cơ quan phát triển của chính phủ trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, các cuộc tổng điều tra này chỉ dừng lại trong việc khảo sát mức sống dân cư Việt Nam bằng những số liệu cụ thể, chưa đi sâu phân tích mức sống một địa phương nào trong cả nước. Tại Việt Nam, từ những năm cuối thế kỷ XX đã có nhiều công trình liên quan đến chất lượng cuộc sống đã được công bố: “Các chỉ số phát triển con người” của Nguyễn Quán (1995), “Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1992 -1993”, “Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1997 – 1998”, “Phân hóa giàu nghèo và tác động của yếu tố học vấn đến nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam” (2003) của tập thể các tác giả Đỗ Thiên Kính, Phùng Đức Tùng, Hồ Sĩ Cúc, Nguyễn Bùi Linh, Bùi Thái Quyên, Hoàng Văn Kình, Lê Thị Thanh Loan, Nguyễn Phong. Các công trình này đã phân tích các vấn đề có liên quan đến chất lượng cuộc sống dân cư như: thu nhập của người dân, trình độ dân trí, chất lượng y tế, giáo dục và thông qua đó khẳng định về sự cải thiện chất lượng cuộc sống của các hộ gia đình Việt Nam theo thời gian. Công trình nghiên cứu: “Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001- Đổi mới và sự nghiệp phát triển con người” của tập thể hơn 30 nhà khoa học do Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia (nay là Viện Khoa học xã hội) thực hiện đã tổng quan toàn bộ sự phát triển con người năm 2001, trong đó quan tâm đến HDI theo vùng và tỉnh, thành phố. 10 Đến những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu đã có sự quan tâm, tìm hiểu đối với mức sống, chất lượng cuộc sống dân cư của địa phương. Đó là: “Diễn biến mức sống dân cư, phân hóa giàu nghèo và các giải pháp xóa đói giảm nghèo trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam nhìn tự thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” [11] của PGS.TS Nguyễn Thị Cành, tác giả đã trình bày và đi sâu phân tích cụ thể và chi tiết về việc làm, thu nhập và chi tiêu của dân cư TP. Hồ Chí Minh. Đây có thể xem là công trình có ý nghĩa chiến lược đầu tiên về phân tích thực trạng mức sống dân cư ở một địa phương. Bên cạnh, tiếp cận mức sống dân cư ở địa phương còn có Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ “Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bình Thuận – Thực trạng và giải pháp” của Bùi Vũ Thanh Nhật, luận văn tốt nghiệp thạc sĩ “Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư huyện Ninh Phước” của Phan Thị Xuân Hằng, Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đồng Nai hiện trạng và giải pháp của Nguyễn Thị Linh đã đề cập đến cách tiếp cận này. Trong luận văn các tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu mối quan hệ biện chứng trong sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Cùng với những giá trị tích cực đạt được, đề tài cũng chỉ ra những tồn tại cần giải quyết để ngày càng cải thiện chất lượng cuộc sống dân cư. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những kiến nghị và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư. Như vậy, có thể thấy rằng, mảng đề tài mức sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư trong những năm qua, đã được quan tâm nghiên cứu dưới nhiều phạm vi và góc độ khác nhau. Tuy nhiên, việc tiếp cận một cách trực tiếp, tổng thể chất lượng cuộc sống dân cư của thành phố Cần Thơ còn rất ít. Từ thực tế trên, một mặt cho phép đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Cần Thơ” kế thừa những thành quả của các công trình trước đó, nhưng đồng thời cũng sẽ là cơ hội cho đề tài có thể tiếp tục đưa ra những ý kiến và kết quả nghiên cứu của mình để bổ sung thêm vào lĩnh vực nghiên cứu đời sống dân cư dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội. 5. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Hệ quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm hệ thống Quan điểm này được sử dụng rộng rãi trong quá trình nghiên cứu. Sự phát triển kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư ở từng tỉnh, thành phố trong mỗi quốc gia cần phải được đặt trong mối quan hệ cụ thể với toàn bộ hệ thống lãnh thổ quốc gia. Đó là cơ sở đầu tiên giúp cho việc tiếp cận và phân tích vấn đề một cách có hệ thống. Vì vậy, việc nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư TP. Cần Thơ phải được đặt trong mối 11 liên hệ với vùng Đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước. Bản thân chất lượng cuốc sống của TP. Cần Thơ cũng là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố qua lại. 5.1.2. Quan điểm tổng hợp – lãnh thổ Chất lượng cuộc sống không chỉ là cuộc sống vật chất mà còn tập hợp nhiều yếu tố như dân trí, văn hóa, giáo dục… Do vậy, việc nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư TP. Cần Thơ cần phải dựa trên phân tích, đánh giá tổng hợp của nhiều yếu tố liên quan. Các yếu tố về tự nhiên và kinh tế xã hội của từng khu vực, từng huyện, quận có bản sắc riêng. Vì vậy, nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư TP. Cần Thơ phải tìm hiểu trên quan điểm tổng hợp – lãnh thổ. Qua đó, làm rõ nguyên nhân của sự khác biệt để phân tích và đánh giá thực trạng của người dân ở TP. Cần Thơ đúng đắn hơn. Mặt khác, cũng cần phải thấy được khả năng phát triển kinh tế của từng huyện, thành phố mà đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm phát triển kinh tế xã hội một cách có hiệu quả trong thời kì tới. 5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Phân tích chất lượng cuộc sống dân cư trong điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam và TP. Cần Thơ trong quá khứ, hiện tại và tương lai sẽ làm rõ được bản chất của vấn đề theo một chuỗi thời gian. 5.1.4. Quan điểm sinh thái – phát triển bền vững Môi trường sống và chất lượng cuộc sống của dân cư có mối quan hệ mật thiết và hữu cơ với nhau. Môi trường sống có ảnh hưởng trục tiếp đến chất lượng cuộc sống của dân cư, đặc biệt là sức khỏe và tuổi thọ của người dân. Vì vậy, khi nghiên cứu chúng ta cần xem môi trường như là một bộ phận của chất lượng cuộc sống của dân cư. Sự tồn tại và phát triển của loài người đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái. Việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống phải dựa trên quan điểm phát triển bền vững mới đảm bảo tính ổn định lâu dài. Vì vậy, mối quan hệ giữa tự nhiên và sự phát triển xã hội là vấn đề cần giải quyết của bất kì một đề tài nghiên cứu nào. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp Đây là phương pháp quan trọng, xuyên suốt cả quá trình nghiên cứu của đề tài, phương pháp được sử dụng để hệ thống lại các tri thức về bức tranh chung của đối tượng và khách thể nghiên cứu. Quá trình làm đề tài cần tiến hành thu thập, phân tích và tổng hợp tài 12 liệu, số liệu thống kê của các cơ quan, qua sách, báo, tạp chí, các nghiên cứu đã được công bố của các cơ quan, ban ngành của TP. Cần Thơ. 5.2.2. Phương pháp thống kê Trên cơ sở nguồn tư liệu thu thập được từ các công trình của các tác giả đi trước như: sách, báo, tạp chí, văn bản, các báo cáo, luận văn, luận án…chúng tôi tổng hợp, thống kê lại nhằm xử lý kết quả nghiên cứu theo chủ đề khác nhau để từ đó có những nhận định ban đầu về tình hình phát triển kinh tế xã hội, văn hóa, đặc biệt là quy mô dân số, cơ cấu nguồn lao động. 5.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Nghiên cứu Địa lý kinh tế - xã hội không thể thiếu phương pháp bản đồ, biểu đồ. Những kết quả có được như đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, phân tích thực trạng theo ngành và theo lãnh thổ…nếu được phản ánh lên bản đồ, biểu đồ sẽ được thể hiện cụ thể, trực quan và toàn diện hơn. Thông qua đó sẽ dễ dàng so sánh, phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành chất lượng cuộc sống giữa các địa phương trong TP. Cần Thơ. 5.2.4. Phương pháp thực địa Thực địa là phương pháp nền của ngành Địa lý học. Tư liệu thu được bằng phương pháp thực địa hiện nay được xem là nguồn tư liệu tốt nhất dành cho các tác giả muốn tìm kiếm một sự hiểu biết theo quan điểm toàn diện về văn hóa và tình trạng sinh sống của con người. Trong quá trình nghiên cứu thực địa, ghi chép là cứ liệu thông tin không thể thiếu, bởi vì nó đánh dấu bước đầu về những điều mới phát hiện của người nghiên cứu. Ghi chép là công việc bắt buộc của người nghiên cứu nhằm giúp họ lưu giữ, phân tích, lý giải thông tin một cách chính xác, khoa học và nó cũng là cơ sở minh chứng cho những lập luận sau này của người nghiên cứu. 5.2.5. Phương pháp thu thập tài liệu Nghiên cứu chất lượng cuộc sống trong một thời gian dài là vấn đề phức tạp và mang tính đa chiều, liên quan đến nhiều khía cạnh. Vì vậy, tất cả các số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội từ cấp quận, huyện của TP. Cần Thơ đều là những dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài. Để phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài đạt hiệu quả cao thì các số liệu cần được hệ thống hóa để tránh những thiếu sót sau này. Nguồn dữ liệu thu thập bao gồm từ nhiều nguồn khác nhau: Niên giám thống kê, số liệu qua các báo cáo và các sổ sách lưu trữ tại các cơ quan, thống kê qua các tài liệu từ khảo sát thực địa. 13 6. Những đóng góp chính của đề tài Công trình nghiên cứu về chất lượng cuộc sống dân cư TP. Cần Thơ không chỉ mang ý nghĩa khoa học mà còn ý nghĩa thực tiễn cao. - Kế thừa, bổ sung và cập nhật cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cuộc sống dân cư - Làm rõ được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của dân cư TP. Cần Thơ - Nghiên cứu hiện trạng chất lượng cuộc sống của dân cư TP. Cần Thơ theo các chỉ tiêu lựa chọn - Đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư TP. Cần Thơ 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cuộc sống dân cư Chương 2. Thực trạng chất lượng cuộc sống của dân cư TP. Cần Thơ Chương 3. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư TP. Cần Thơ 14 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ 1.1. Khái niệm về chất lượng cuộc sống 1.1.1. Quan điểm triết học về chất lượng Theo quan điểm triết học, chất lượng là tính xác định bản chất nào đó của sự vật, hiện tượng, tính chất mà nó khẳng định nó chính là cái đó chứ không phải là cái khác hoặc cũng nhờ nó mà tạo ra sự khác biệt với một khách thể khác. Chất lượng còn được hiểu như là một sự đạt được một mức hoàn hảo mang tính chất tuyệt đối. Chất lượng là một cái gì đó mà làm cho mọi người mỗi khi nghe thấy đều nghỉ ngay đến sự hoàn mỹ tốt nhất, cao nhất, tuyệt vời của sản phẩm hay dịch vụ. Tóm lại, có thể hiểu chất lượng có nghĩa là có ích trong cuộc sống con người, sự thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống con người. 1.1.2. Khái niệm chất lượng cuộc sống Mỗi giai cấp và tầng lớp trong xã hội có một quan niệm riêng về CLCS, nó bao hàm nhiều khía cạnh khác nhau và các khía cạnh của CLCS đều rất quan trọng. Tuy nhiên, có một số xã hội nhấn mạnh vào khía cạnh này nhiều hơn khía cạnh khác. Chẳng hạn như ở xã hội theo Chủ nghĩa Duy vật sẽ nói rằng kinh tế là quan trọng nhất, ngược lại xã hội hiện đại có thể nhấn mạnh hơn về khía cạnh chính trị, văn hóa, tinh thần. Chính vì vậy, niềm tin và giá trị của cá nhân ảnh hưởng tới định nghĩa của một xã hội về CLCS. CLCS thực sự khó tiếp cận vì nó phụ thuộc vào hệ giá trị, cơ sở văn hóa của mỗi quốc gia và cả thời gian nghiên cứu cũng làm cho các quan niệm về CLCS trở nên đa dạng. Tuy nhiên, dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội có thể hiểu CLCS như sau: CLCS là sự phản ánh, sự đáp ứng những nhu cầu xã hội, trước hết là những nhu cầu vật chất cơ bản tối thiểu của con người. Mức đáp ứng càng cao thì CLCS càng cao. Mặt khác CLCS, còn được mở rộng hơn chia thành 2 nhóm cơ bản: vật chất và tinh thần. Do vậy, CLCS là điều kiện sống được cung cấp đầy đủ về nhà ở, giáo dục, dịch vụ y tế, lương thực thực phẩm, vui chơi giải trí cho mọi người để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của họ về những vấn đề trên. Điều kiện này làm cho con người dễ dàng đạt được sự hạnh phúc, an toàn cho gia đình, khỏe mạnh về vật chất và tinh thần. 15 Bên cạnh đó, CLCS còn được gắn liền với môi trường và sự an toàn của môi trường. Một cuộc sống sung túc là cuộc sống được đảm bảo bởi những nguồn lực cần thiết, như cơ sở hạ tầng hiện đại, các điều kiện vật chất và tinh thần đầy đủ. Đồng thời con người phải được sống trong môi trường tự nhiên trong lành, bền vững, không bị ô nhiểm, một môi trường xã hội lành mạnh và bình đẳng, không bị ảnh hưởng bởi các vấn nạn xã hội. Do đó, CLCS phản ánh đặc trưng cơ bản của một xã hội văn minh có trình độ phát triển cao nhất về mọi mặt. Theo R.C.Sharma, tác giả của cuốn sách nổi tiếng: "Dân số, tài nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống". thì CLCS là một khái niệm phức tạp, nó đòi hỏi sự thỏa mãn cộng đồng chung xã hội, cũng như những khả năng đáp ứng được nhu cầu cơ bản của chính bản thân xã hội. Ông đã định nghĩa: "Chất lượng cuộc sống là sự cảm giác được hài lòng (hạnh phúc hoặc thỏa mãn) với những nhân tố của cuộc sống, mà những nhân tố đó được coi là quan trọng nhất đối với bản thân một con người. Thêm vào đó, chất lượng là sự cảm giác được hài lòng với những gì mà con người có được. Nó như là cảm giác của sự đầy đủ hay là sự trọn vẹn của cuộc sống. Theo R.C.Sharma thì mức sống của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội được coi là yếu tố quan trọng để tạo ra CLCS. Trong xã hội hiện đại, khái niệm CLCS thường được đồng nhất với khái niệm thoải mái tối ưu. Trong đó, mối quan tâm chính của việc nâng cao CLCS là tạo ra một trạng thái thoải mái về vật chất và tinh thần, là tăng cường thời gian nghỉ ngơi. Sự tối ưu hóa mức độ thoải mái được thể hiện trong sự đa dạng hóa các sản phẩm tiêu dùng mà mỗi cộng đồng xã hội, mỗi gia đình hay mỗi cá nhân có được. Sự "thoải mái tối ưu" đó "không có sự phân biệt mức độ giữa các tầng lớp, sự ngăn cách bởi sự sang hèn, hay địa vị trong xã hội". Nội dung khái niệm CLCS đã được Wiliam Bell mở rộng toàn diện hơn, như gắn quan niệm CLCS với các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, sinh thái… Theo ông, CLCS được đặc trưng bởi 12 điểm: (1) An toàn thể chất cá nhân; (2) Sung túc về kinh tế; (3) Công bằng trong khuôn khổ pháp luật; (4) An ninh quốc gia; (5) Bảo hiểm lúc già yếu và đau ốm; (6) Hạnh phúc tinh thần; (7) Sự tham gia vào đời sống xã hội; 16 (8) Bình đẳng về giáo dục, nhà ở, nghỉ ngơi; (9) Chất lượng đời sống văn hóa; (10) Quyền tự do công dân; (11) Chất lượng môi trường kỹ thuật (giao thông vận tải, nhà ở, thiết bị sinh hoạt, thiết bị giáo dục, y tế); (12) Chất lượng môi trường sống và khả năng chống ô nhiễm". Trong đó, ông đã nhấn mạnh nội dung "An toàn" và đã khẳng định CLCS được đặc trưng bằng sự an toàn của môi trường (nhân tạo) trong môi trường tự nhiên trong lành và môi trường xã hội lành mạnh. Một cuộc sống sung túc là cuộc sống đảm bảo bởi những nguồn lực cần thiết cho nhu cầu của con người. Đồng thời con người phải được sống trong môi trường tự nhiên trong lành, không bị ô nhiểm, môi trường xã hội lành mạnh và bình đẳng, không bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội. Nói tới CLCS là phải nói tới sự tổng hợp của cả bốn nhân tố: một là, nhân tố kinh tế (GDP - tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu người); hai là, giáo dục thông qua các tiêu chí về xóa nạn mù chữ và số năm học bình quân; ba là, sức khỏe con người thông qua tuổi thọ bình quân và bốn là, nhân tố môi trường (bao gồm, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường kỹ thuật). Như vậy, bốn nhân tố kinh tế - giáo dục - sức khỏe - môi trường là hạt nhân cơ bản để tạo nên CLCS của mổi cộng đồng, quốc gia và dân tộc. Điểm chung dễ nhận thấy trong các quan niệm về CLCS đều gắn liền với yếu tố tăng trưởng kinh tế. Việc nâng cao CLCS của con người trong bất cứ xã hội nào luôn gắn với một quan hệ trực tiếp giữa phát triển kinh tế, sản xuất hàng hoá với phúc lợi cộng đồng một quốc gia. Và do vậy, CLCS thường được xác định thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Mặt khác, khái niệm CLCS còn được mở rộng hơn. Nó chính là "Điều kiện sống được cung cấp đầy đủ nhà ở, giáo dục, dịch vụ y tế, lương thực, vui chơi giải trí cho nhu cầu của con người. Điều kiện này dễ làm cho con người đạt được hạnh phúc, an toàn gia đình, khỏe mạnh về vật chất và tinh thần". [25] Nếu học vấn cao, sức khỏe dồi dào và mức sống no đủ, giàu có là nội dung phát triển, thì phải chăng tội phạm, tệ nạn xã hội là phản phát triển. Điều này cho thấy, CLCS không những đòi hỏi làm cho kinh tế, giáo dục, y tế phát triển, môi trường tự nhiên trong lành, mà còn phải đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội, tạo sự lành mạnh cho xã hội. Một khái niệm mang tính chất đơn giản hơn nhằm đánh giá CLCS là vấn đề phát triển của con người. Theo UNDP, “ phát triển con người” là quá trình nâng cao nâng lực các cộng đồng và cá nhân, sự 17 gia tăng cơ hội cho mọi người để có thể tiếp cận với các điều kiện sống và điều kiện học tập tốt hơn. Phát triển con người phải đảm bảo tính bền vững, bình đẳng và nâng cao vị thế của nó. Vấn đề phát triển con người được cải thiện sẽ là điều kiện cho con người cải thiện cuộc sống của mình và tạo ra sự kết hợp các nguồn vật chất và nguồn vốn con người có hiệu quả hơn. Như vậy, có thể hiểu CLCS là sự phản ánh, sự đáp ứng những nhu cầu của xã hội, trước hết là nhu cầu về vật chất cơ bản tối thiểu của con người. Mức đáp ứng càng cao thì CLCS càng cao. Bên cạnh đó, CLCS còn được gắn liền với môi trường và sự an toàn của môi trường. Từ sự phân tích trên, có thể đi đến khái niệm về CLCS như sau: chất lượng cuộc sống thể hiện ở mức sung túc về kinh tế, con người có giáo dục, sống khỏe mạnh và trường thọ, được sống trong môi trường tự nhiên, xã hội, nhân tạo an toàn, bình đẳng và được tôn trọng. 1.2. Các tiêu chí phản ánh chất lượng cuộc sống dân cư CLCS là một vấn đề định tính hơn là vấn đề định lượng, và đánh giá CLCS là vấn đề phức tạp, rất khó có chỉ tiêu nào có tính chất tổng hợp để đo lường và so sánh về CLCS. Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi đánh giá CLCS thông qua một số chỉ tiêu liên quan như thu nhập bình quân đầu người, giáo dục, y tế, vấn đề điều kiện sống, môi trường sống của con người và chỉ tiêu có tính chất thay thế đó là vấn đề phát triển con người ( HDI). 1.2.1. HDI – một tiêu chí phản ánh chất lượng cuộc sống Con người là tài nguyên quý giá nhất, là mục tiêu hướng tới của mọi hoạt động kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và thế giới. Việc lựa chọn các tiêu chí phản ánh sự phát triển con người có ý nghĩa rất quan trọng. Trước đây người ta thường dựa vào các tiêu chí GDP/người hoặc GNI/người để phân chia thành các nhóm nước giàu và nghèo. Tuy nhiên, thực tế cho rằng, không phải bất cứ nước nào có thu nhập cao thì trình độ dân trí đều cao, chú ý đến vấn đề chăm sóc sức khỏe và phúc lợi xã hội của con người. Ngược lại, nhiều quốc gia thu nhập bình quân đầu người chỉ ở mức trung bình, thấp, đời sống vật chất còn nhiều khó khăn nhưng lại quan tâm đến mục tiêu giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân. Từ những năm 1990, Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) đưa ra chỉ số phát triển con người HDI (Human Development Index), chỉ số nghèo khổ cho con người ở các nước đang phát triển HPI (Human Poverty Index), chỉ số phát triển giới GDI 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan