Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Giải pháp kỹ thuật sản xuất sắn tại huyện yên bình, tỉnh yên bái...

Tài liệu Giải pháp kỹ thuật sản xuất sắn tại huyện yên bình, tỉnh yên bái

.PDF
89
35
130

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG MINH THẢO GIẢI PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤT SẮN TẠI HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG MINH THẢO GIẢI PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤT SẮN TẠI HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI Chuyên ngành: Phát triển Nông thôn Mã số: 60.62.01.16 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. DƯƠNG VĂN SƠN THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và hoàn toàn chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng năm 2016 Tác giả luận văn Nông Minh Thảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân đây: Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo, Ban chủ nhiệm Khoa KT&PTNT cùng các thầy cô Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện về mọi mặt để tôi thực hiện đề tài này. Đặc biệt tôi xin cảm ơn PGS.TS Dương Văn Sơn, đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn các cơ quan: Uỷ ban nhân dân huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực tập để đạt kết quả tốt tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Cuối cùng tôi xin trân thành cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè, những người đã chia sẻ, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành tốt luận văn của mình. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của các tập thể và cá nhân đã dành cho tôi. Do điều kiện thời gian và năng lực có hạn, bản thân tôi cũng đã cố gắng, nỗ lực hết mình để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Song sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong được các thầy, cô, các nhà khoa học, các đồng nghiệp tiếp tục đóng góp ý kiến chỉ bảo để tôi có thêm cơ hội tiếp thu nâng cao kiến thức chuyên môn của bản thân. Thái Nguyên, tháng năm 2016 Tác giả luận văn Nông Minh Thảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................ vi DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3 3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .................................. 5 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 5 1.1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về nông hộ................................................ 5 1.1.2. Biện pháp kỹ thuật và áp dụng biện pháp kỹ thuật ............................... 10 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 10 1.2.1. Vị trí, vai trò của cây sắn trong phát triển sinh kế nông hộ .................. 10 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới và ở Việt Nam ........... 13 1.2.3. Tình hình nghiên cứu sắn trong và ngoài nước..................................... 17 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.24 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 24 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 24 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 24 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 24 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24 2.3.1. Tổng quát về khu vực và địa bàn nghiên cứu ....................................... 24 2.3.2. Vai trò của cây sắn trong sinh kế nông hộ tại địa bàn nghiên cứu ....... 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv 2.3.3. Thực trạng việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất sắn tại 2 xã nghiên cứu .................................................................................................. 25 2.3.4. Giải pháp phát triển sản xuất sắn bền vững, nâng cao đời sống vật chất người nông dân trồng sắn, góp phần cải thiện sinh kế bà con nông dân địa phương ............................................................................................................. 25 2.4. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 25 2.4.1. Tiếp cận đề tài ....................................................................................... 25 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 26 2.5. Hê ̣ thố ng chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 27 2.5.1. Chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của chủ hộ ................................................ 27 2.5.2. Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất ....................................................... 27 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 29 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại địa bàn nghiên cứu ...................... 29 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 29 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 30 3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn nổi trội ....................................................... 31 3.2. Đánh giá vai trò của cây sắn trong sinh kế nông hộ tại địa bàn nghiên cứu .. 32 3.2.1. Tình hình sử dụng đất đai...................................................................... 32 3.2.2. Diện tích đất đai theo nhóm hộ ............................................................. 37 3.2.3. Tình hình thu nhập sinh kế .................................................................... 39 3.2.4. Thu nhập về trồng trọt, gồm sắn, lúa, ngô và các cây trồng khác của hộ ... 45 3.2.5. Tình hình sản xuất trồng trọt ................................................................. 46 3.3. Thực trạng việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất sắn tại 2 xã nghiên cứu .................................................................................................. 47 3.3.1. Kỹ thuật sản xuất sắn ............................................................................ 47 3.4. Giải pháp phát triển sản xuất sắn bền vững, nâng cao đời sống vật chất người nông dân trồng sắn, góp phần cải thiện sinh kế bà con nông dân địa phương ............................................................................................... 55 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn v 3.4.1. Giải pháp chung .................................................................................... 55 3.4.2. Giải pháp cụ thể .................................................................................... 58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 60 1. Kết luận ....................................................................................................... 60 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 62 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vi DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT CIAT : Trung tâm quố c tế nông nghiê ̣p nhiêṭ đới DT : Diêṇ tích FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiêp̣ lien hơ ̣p quố c GDP : Tổ ng sản phẩ m quố c nô ̣i NS : Năng xuấ t RTB : Chương trình nghiên cứu toàn cầ u về cây có củ SD : Đô ̣ lêch ̣ chuẩ n SE : Sai số chuẩ n SL : Số lươ ̣ng TB : Trung bình UBND : Ủy ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới qua các năm ... 14 Bảng 1.2. Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng sắn tại châu Á ............... 15 Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trong nước qua các năm..... 16 Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Vĩnh Kiên .................................. 32 Bảng 3.2. Diện tích cây trồng hàng năm của xã Vĩnh Kiên ........................... 33 Bảng 3.3. Tình hình sử dụng đất đai của xã Phúc An ..................................... 34 Bảng 3.4. Hộ điều tra phân theo thôn và tham gia .......................................... 36 Bảng 3.5. Hộ điều tra theo kinh tế và tham gia............................................... 36 Bảng 3.6. Hộ điều tra phân theo dân tộc ......................................................... 37 Bảng 3.7. Bình quân diện tích đất canh tác 2 xã theo phân loại kinh tế hộ .... 38 Bảng 3.8. Thu nhập nông nghiệp và phi nông nghiệp bình quân tại 2 xã Phúc An và Vĩnh Kiên ............................................................................. 40 Bảng 3.9. Các hoạt động phi nông nghiệp ...................................................... 41 Bảng 3.10. Phân tích thu nhập (%) ngành nông nghiệp ................................. 43 Bảng 3.11. Cơ cấu (%) thu nhập về trồng trọt của các cây trồng chính ......... 45 Bảng 3.12. Diện tích TB, năng suất TB, sản lượng TB một số cây trồng chính năm 2014 ......................................................................................... 46 Bảng 3.16. Các giống sắn đã sử dụng ............................................................. 48 Bảng 3.17. Hiểu biết kỹ thuật mới về giống sắn ............................................. 49 Bảng 3.18. Số hộ trồng xen sắn tại địa bàn nghiên cứu .................................. 50 Bảng 3.19. Bón phân cho sắn trồng xen cây lâm nghiệp trong năm đầu tiên. 51 Bảng 3.20. Bón phần cho sắn trồng xen cây lâm nghiệp trong năm thứ hai .. 51 Bảng 3.21. Bón phân cho cây lâm nghiệp suốt chu kỳ ................................... 51 Bảng 3.22. Đánh giá tình trạng sinh trưởng của cây lâm nghiệp trồng xen sắn ... 52 Bảng 3.23. Thay đổi về mật độ trồng sắn ....................................................... 53 Bảng 3.24. Sâu bệnh và quản lý dịch hại sắn .................................................. 54 Bảng 3.25. Người cung cấp thông tin về sâu bệnh và quản lý dịch hại sắn ... 55 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu, giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp nước ta đã tăng trưởng cao và ổn định trong suốt thời gian dài. Góp phần làm cho thu nhập của hộ nông dân và hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn được cải thiện. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn còn nhiều trở ngại và thách thức, bình quân thu nhập nông thôn còn rất thấp. Sự khác biệt lớn giữa các vùng, khoảng cách giàu nghèo có xu hướng ngày càng tăng. Nhiều vấn đề bức thiết trong nông nghiệp, nông thôn, nông dân đang tạo áp lực cho tăng trưởng kinh tế và sự ổn định kinh tế xã hội. Trong bối cảnh tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa, ở một nước đông dân, bình quân diện tích đất trên đầu người thấp, tỷ trọng đóng góp GDP, giá trị xuất khẩu và lực lượng lao động cao. Nông nghiệp tiếp tục giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Sản xuất lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam. Sắn là một trong ba loại cây lương thực quan trọng và chủ chốt nhất của nước ta, đứng sau lúa và ngô. Sắn là cây trồng có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, tinh bột sắn có những ứng dụng hết sức rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm, dược liệu, công nghiệp lên men. Củ, thân và lá sắn đều có nhiều công dụng thiết thực, củ sắn được dùng để chế biến tinh bột, sắn lát khô, bột sắn nghiền, từ sắn củ tươi hoặc từ các sản phẩm sắn sơ chế tạo thành hàng loạt các sản phẩm công nghiệp như bột ngọt, rượu cồn, mì ăn liền, gluco, xiro, bánh kẹo, mạch nha, kỹ nghệ chất dính (hồ vải, dán gỗ), phụ gia thực phẩm, phụ gia dược phẩm… là những hướng chính trong chế biến sắn công nghiệp. Thân sắn dùng để làm giống, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulô, làm nấm..., bột sắn thô phối trộn với cám ngô, cám gạo, bánh dầu, bột cá, … để làm thức ăn tổng hợp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2 Mặt khác nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt và tác hại của nó ảnh hưởng đến môi trường hiệu ứng nhà kính, các nhà khoa học trên Thế giới đang rất quan tâm đến nhiên liệu sinh học Ethanol, lợi ích của nguồn nhiên liệu này đem lại và Sắn là nguyên liệu chính cho quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học này. Các nước trên Thế giới đang dần phát triển nhiên liệu sinh học thay thế nhiên liệu hóa thạch như Mỹ phê chuẩn 2,3 tỷ USD vào ngày 8/1/2010 để đầu tư sản suất nhiên liệu sinh học( nhiên liệu xanh) và dự kiến đến năm 2020 sẽ thay thế 50% nhiên liệu sinh học cho thiết bị quân sự trên bờ và dưới biển. Brazil là nước sản xuất 90% oto mới lắp đặt thiết bị sử dụng nhiên liệu sinh học Ethanol với mục tiêu phát triển nâng cao sản lượng, thúc đẩy đẩy tiêu thụ hang hóa và giảm giá thành sản phẩm. Còn ở một số nước đang phát triển như Việt Nam thì việc đầu tư sản suất nhiên liệu sinh học Ethanol với mục đích: Tạo đầu ra cho nông sản, tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân, xóa đói giảm nghèo và xóa dần chênh lệch giữa các vùng kinh tế. Tạo công ăn việc làm cho đội ngũ lao động có trình độ thấp, đặc biệt là các dân tộc miền núi, giảm tỷ lệ bỏ đất hoang và gánh nặng việc làm cho lao động tại các thành phố lớn. Đa dạng nguồn nhiên liệu, giảm giá thành sản phẩm, giảm các chất độc hại thải ra ngoài môi trường Không những thế nước ta những năm gần đây, cây sắn thực sự đã trở thành cây hàng hoá góp phần rất lớn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. Hiện nay cả nước có 53 nhà máy với công suất trên 50 tấn tinh bột ngày đêm và khoảng hơn 2.000 cơ sở chế biến thủ công. Sản lượng tinh bột hàng năm xấp xỉ 1 triệu tấn, góp phần đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Cây sắn ở nước ta hiện nay càng có nhu cầu cao trong công nghiệp chế biến tinh bột, thức ăn chăn nuôi, thực phẩm, dược liệu và cũng đang trở thành cây hàng hóa, tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân, nhất là ở vùng núi và trung du. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3 Huyện Yên Bình là một huyện thuộc tỉnh Yên Bái nền sản xuất của huyện nói chung vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Kinh tế nông nghiệp nói chung và kinh tế nông hộ của huyện nói riêng đang dần phát triển theo đà phát triển chung của cả nước nhưng nó cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn tồn tại cần được giải quyết. Những vấn đề cần làm rõ là: Sự đóng góp của cây sắn trong sinh kế nông hộ tại đây như thế nào? Các can thiệp về kỹ thuật sản xuất sắn bền vững và chế biến thức ăn chăn nuôi từ bã sắn tại hai xã như thế nào? Đời sống của người dân được cải thiện ra sao? Những giải pháp chủ yếu nào nhằm phát triển sản xuất sắn bền vững, góp phần nâng cao đời sống vật chất nông hộ tại địa phương. Trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu toàn cầu về cây có củ (Roots), cây lấy rễ (Tubers) và chuối (Bananas), gọi tắt là chương trình RTB do Nhóm Tư vấn về Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế (Consultative Group on International Research - CGIAR), chủ yếu gồm Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), Trung tâm Khoai tây Quốc tế (CIP), Viện Quốc tế về Nông nghiệp Nhiệt đới (IIAT) cùng với các đối tác toàn cầu của Pháp thực hiện tại tỉnh Yên Bái, trực tiếp do CIAT quản lý với những can thiệp về kỹ thuật công nghệ sản xuất sắn cũng như sử dụng sản phẩm chế biến từ sắn củ tươi. Xuất phát từ tình hình đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp kỹ thuật sản xuất sắn tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá vai trò của cây sắn trong sinh kế nông hộ tại hai xã Phúc An và Vĩnh Kiên (huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái). - Tìm hiểu và đánh giá việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất sắn tại 2 xã nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 4 - Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất sắn bền vững, nâng cao đời sống vật chất hộ trồng sắn, góp phần cải thiện sinh kế nông dân địa phương. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa đối với học tập và nghiên cứu khoa học Củng cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành đã học trong trường, ứng dụng kiến thức đó trong thực tiễn. Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin và xử lý số liệu, viết báo cáo. Giúp hiểu thêm về tình hình lao động, việc làm và tình hình kinh tế xã hội tại địa phương. 3.2. Ý nghĩa đối với thực tiễn - Nhận thức được những gì đã làm được và chưa làm được khi đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện, để từ đó có hướng đi đúng đắn. - Là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khóa sau có cùng hướng nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về nông hộ 1.1.1.1. Khái niệm về can thiệp Theo cách hiểu thông thường: Một can thiệp là một sự kết hợp của các yếu tố chương trình, chiến lược thiết kế để sản xuất thay đổi hành vi hoặc cải thiện tình trạng sức khỏe giữa các cá nhân hoặc toàn bộ dân số. Can thiệp có thể bao gồm các chương trình giáo dục, chính sách mới hoặc mạnh mẽ hơn, cải thiện môi trường, hoặc một chiến dịch nâng cao sức khỏe. Can thiệp bao gồm nhiều chiến lược thường là hiệu quả nhất trong sản xuất thay đổi mong muốn và lâu dài. Như vậy, can thiệp để nhằm tạo ra sự thay đổi. Bằng chứng đã cho thấy rằng các can thiệp có thể tạo ra sự thay đổi bằng cách khác nhau sau đây: - Ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ của cá nhân, niềm tin và kỹ năng; - Tăng cường hỗ trợ xã hội; - Tạo môi trường hỗ trợ, chính sách và các nguồn lực. Can thiệp là một chiến lược hoặc hoạt động được thiết kế để ngăn ngừa hoặc làm gián đoạn tiến triển của một tình trạng hoặc bệnh để ngăn chặn/ngăn cản mà sự tiến triển. Theo một số nhà tâm lý: Một can thiệp là một nỗ lực âm mưu do một hoặc nhiều người - thường là gia đình và bạn bè để có được một người nào đó để tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp với một chứng nghiện hoặc một số loại chấn thương tâm lý hoặc khủng hoảng, hoặc vấn đề nghiêm trọng khác. Can thiệp hạn thường được sử dụng khi sự kiện đau buồn liên quan đến nghiện ma túy hoặc các mặt hàng khác. Can thiệp cũng có thể tham khảo các hành động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 6 bằng cách sử dụng một kỹ thuật tương tự như một phương thức điều trị một bệnh tật nào đó. Can thiệp đã được sử dụng để giải quyết vấn đề nghiêm trọng cá nhân, bao gồm, nhưng không giới hạn, nghiện rượu, cờ bạc ép buộc, lạm dụng ma túy, ăn uống ép buộc và các rối loạn ăn uống, tự hại và là nạn nhân của lạm dụng. Có hai loại can thiệp là: Can thiệp hoặc là trực tiếp hoặc là gián tiếp, thường liên quan đến một cuộc họp đối đầu với cá nhân trong câu hỏi, hoặc gián tiếp, liên quan đến làm việc với một gia đình phụ thuộc vào đồng để khuyến khích họ có hiệu quả hơn trong việc giúp đỡ các cá nhân. Can thiệp có thể được thực hiện trong các chương trình, dự án khác nhau bao gồm cả cộng đồng, trường học, tổ chức, các tổ chức tôn giáo hoặc trong gia đình. Can thiệp thực hiện trong nhiều thiết lập và sử dụng nhiều chiến lược có thể là hiệu quả nhất vì những tiềm năng để đạt được một số lượng lớn của người dân trong nhiều cách khác nhau. 1.1.1.2. Tính bền vững Các yếu tố bền vững được đánh giá là: môi trường chính sách, tính khả thi về kinh tế và tài chính, năng lực thể chế và khía cạnh văn hoá - xã hội, sự tham gia và quyền sở hữu, vấn đề giới, môi trường và công nghệ thích hợp? Điều gì đã hay sẽ diễn ra đối với các tác động tích cực của dự án sau khi sự hỗ trợ từ bên ngoài kết thúc? Đối với một dự án riêng biệt, tính bền vững được mô tả như là một cấp độ mà ở đó các lợi ích do dự án đem lại sẽ tiếp tục phát huy sau khi hỗ trợ bên ngoài chấm dứt. Đó cũng là một chủ đề trung tâm trong tất cả các công tác đánh giá và liên quan tới tất cả các thành phần của khung lôgic đối với một dự án cụ thể. Tính bền vững có thể được hiểu như là sinh kế mà các ảnh hưởng tích cực của một dự án hay chương trình (như tài sản, kỹ năng, tiện nghi hoặc các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 7 dịch vụ cải tiến) vẫn sẽ cứ tiếp tục tồn tại trong giai đoạn mở rộng hay kéo dài, sau khi đã kết thúc sự hỗ trợ từ bên ngoài. 1.1.1.3. Khái niê ̣m đánh giá Đánh giá mô hình là nhìn nhận và phân tích toàn bô ̣ quá trình triể n khai thực hiện mô hình, các kế t quả thực hiện cũng như hiê ̣u quả thực tế đa ̣t được của mô hình trong mỗi quan hê ̣ với nhiề u yế u tố , so sánh với mu ̣c tiêu ban đầ u. Đánh giá là so sánh những gì đã thực hiêṇ đươ ̣c bằ ng nguồ n lực của gia đình, thôn bản và những hỗ trơ ̣ từ bên ngoài với những gì thực sự đã đa ̣t đươ ̣c. Trong đánh giá mô hình người ta có thể hiể u như sau: - Là quá trình thu thập và phân tích thông tin để khẳng đinh: ̣ + Liê ̣u mô hình có đa ̣t được các kế t quả và tác động hay không? + Mức độ mà mô hình đã đa ̣t đươ ̣c so với mu ̣c tiêu của mô hình thông qua các hoạt đô ̣ng đã chỉ ra. - Trong quá trin ̀ h đánh giá yêu cầ u phải lâ ̣p kế hoa ̣ch chi tiế t có khoa ho ̣c, lâ ̣p mẫu cho phương pháp thố ng kê. - Việc đánh giá sẽ tiế n hành đo đế m đinh ̣ kỳ theo giai đoa ̣n. - Việc đánh giá sẽ tâ ̣p trung vào các chỉ số kế t quả và đánh giá tác đô ̣ng.  Đánh giá có nhiều loa ̣i khác nhau như sau:  Đánh giá tiền khả thi/khả thi Đánh giá tiền khả thi là đánh giá tính khả thi của hoa ̣t đô ̣ng hay mô hiǹ h, để xem xét liêụ hoạt đô ̣ng hay mô hình có thể thực hiêṇ được hay không trong điều kiện cụ thể nhấ t định. Loa ̣i đánh giá này thường do tổ chức tài trợ thực hiện. Tổ chức tài trợ sẽ phân tích các khả năng thực hiêṇ của mô hiǹ h hay hoa ̣t đô ̣ng để làm căn cứ cho phê duyê ̣t xem mô hình hay hoa ̣t động có đươ ̣c đưa và thực hiêṇ hay không ?  Đánh giá thực hiê ̣n - Đánh giá đinh ̣ kỳ: là đánh giá từng giai đoa ̣n thực hiên, ̣ có thể là đánh giá toàn bô ̣ các công việc trong mô ̣t giai đoa ̣n, có những cu ̣ thể đánh giá từng công viêc̣ ở từng giai đoa ̣n nhấ t đinh. ̣ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 8 Nhìn chung đánh giá định kỳ thường áp du ̣ng cho mô hình dài ha ̣n. Tùy theo mô hình có thể định ra các khoảng thời gian để đánh giá định kỳ, có thể là ba tháng, sáu tháng hay một năm một lần. Mục đích của đánh giá đinh ̣ kỳ là tìm ra những điểm ma ̣nh, điể m yế u, những khó khăn, thuận lợi trong một thời kỳ nhấ t đinh ̣ để có những thay đổ i hay điề u chỉnh phù hơ ̣p cho những giai đoa ̣n tiế p theo. - Đánh giá cuố i kỳ: là đánh giá cuố i cùng khi kế t thúc mô hiǹ h hay hoa ̣t động. Đây là đánh giá toàn diê ̣n tấ t cả các hoa ̣t đô ̣ng và kế t quả của mô hình. Mục đích của đánh giá cuố i kỳ nhằm nhìn nhâ ̣n la ̣i toàn bộ quá trình thực hiêṇ mô hình. Những thế ma ̣nh điể m yế u, những thành công và ha ̣n chế , nguyên nhân của từng vấn đề, đưa ra những bài ho ̣c cần phải rút kinh nghiê ̣m và điề u chin̉ h cho mô hin ̀ h hay hoa ̣t đô ̣ng khác phù hơ ̣p hơn. - Đánh giá tiến độ thực hiên: ̣ là việc xem xét thời gian thực tế triể n khai thực hiện các nội dung của mô hình hay cách nói khác là xem xét hoa ̣t đô ̣ng cho đúng thời gian dự đinh ̣ hay không, nhanh hay chậm thế nào. - Đánh giá tình hình chi tiêu tài chính: là xem xét viê ̣c sử du ̣ng kinh phí chi tiêu có đúng nguyên tắ c đã được quy định hay không để có điề u chỉnh và rút kinh nghiê ̣m. - Đánh giá về tổ chức thực hiện: Đánh giá về tổ chức phố i hơ ̣p thực hiêṇ giữa các thành phần tham gia, xem xét và phân tích công tác tổ chức, cách phối hợp các thành phầ n tham gia. Ngoài ra có thể xem xét viêc̣ phố i kế t hợp giữa các mô hiǹ h hay hoa ̣t đô ̣ng trên cùng mô ̣t điạ bàn và hiê ̣u quả của sự phố i hơ ̣p đó. - Đánh giá kỹ thuật mô hình: Là xem xét la ̣i các kỹ thuâ ̣t mà mô hình đã đưa vào có phải là mới không, quá trình thực hiêṇ các khâu kỹ thuâ ̣t có đảm bảo theo đúng quy trình kỹ thuâ ̣t đã đă ̣t ra không. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 9 - Đánh giá mức đô ̣ ảnh hưởng của môi trường: hiêṇ nay vầ n đề môi trường là một vấn đề bức xúc của toàn cầ u, vì vậy chúng ta cầ n phải quan tâm đế n những vấn đề môi trường. - Đánh giá khả năng mở rô ̣ng: là quá trình xem xét kế t quả củ a mô hình có thể áp du ̣ng rô ̣ng rãi, đa ̣i trà hay không, nếu có áp dùng thì cầ n điề u kiê ̣n gì không. Tổng kết Thông thường sau khi kết thúc một mô hình hay hoạt động, người ta tổ chức hội nghị tổng kết để cùng nhau nhìn lại quá trình thực hiện, đánh giá về những thành công hay chưa thành công, phân tích những nguyên nhân gây ra thất bại, lấy đó là bài học để tránh vấp phải sai lầm cho các mô hình sau này.  Tiêu chí đánh giá:  Khái niệm về tiêu chí - Tiêu chí như là một hệ thống các tiêu chí, chỉ số có thể định lượng được dùng để đánh giá hay phân loại một hoạt động hay một mô hình nào đó.  Các đặc điểm của tiêu chí đánh giá - Đối với các tiêu chí mang tính định lượng: là các tiêu chí đo đếm được cụ thể, các tiêu chí này thường được sử dụng để kiểm tra tiến độ công việc. Thông tin cần cho các chỉ tiêu này có thể được thực hiện qua việc thu thập số liệu qua sổ sách kiểm tra hoặc phỏng vấn... cũng có thể đo lường trực tiếp trên đồng ruộng hoặc trên hiện trường: Sự sinh trưởng của cây trồng, tăng trọng của vật nuôi, năng suất cây trồng... - Đối với các chỉ tiêu định tính: là các chỉ tiêu không thể đo đếm được. Nhóm chỉ tiêu này thường phản ánh chất lượng của công việc dựa trên định tính nhiều hơn: cây sinh trưởng chậm hay nhanh, màu quả đẹp hay xấu. Việc xác định các chỉ tiêu này thường thông qua phỏng vấn, quan sát và nhận định của người tham gia giám sát cũng như của người dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 10  Các loại tiêu chí dùng cho đánh giá Các loại tiêu chí dùng cho hoạt động đánh giá là các tiêu chí mang tính toàn diện hơn. Việc xác định các chỉ tiêu đánh giá phải căn cứ vào mục đích và hoạt động của mô hình, thường có các nhóm chỉ tiêu sau đây: - Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động của khuyến nông theo mục tiêu đã đề ra: diện tích, năng suất, cơ cấu, đầu tư, sử dụng vốn... - Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của mô hình hay hoạt động khuyến nông: tổng thu, tổng chi, thu - chi, hiệu quả lao động hiệu quả đồng vốn. - Nhóm chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của mô hình hay hoạt động khuyến nông đến đời sống, văn hóa, xã hội: ảnh hưởng đến môi trường đất (sói mòn, độ phì, độ che phủ,...), ảnh hưởng đến đời sống (giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, bình đẳng giới,... ). - Các tiêu chí đánh giá phục vụ quá trình xem xét, phân tích các hoạt động khuyến nông với sự tham gia của cán bộ khuyến nông và nông dân. 1.1.2. Biện pháp kỹ thuật và áp dụng biện pháp kỹ thuật - Biện pháp kỹ thuật là việc ứng dụng kiến thức khoa học, kinh tế, xã hội, và thực tiễn để thiết kế, xây dựng, và duy trì các cấu trúc, máy móc, thiết bị, hệ thống, vật liệu, và quá trình. Kỹ thuật có thể bao gồm việc sử dụng sự hiểu biết sâu sắc để tìm ra, tạo mô hình, và thay đổi quy mô một giải pháp hợp lý cho một vấn đề hay một mục tiêu. Ngành kỹ thuật vô cùng rộng, nó bao gồm một loạt các lĩnh vực kỹ thuật đặc thù hơn, mỗi lĩnh vực nhấn mạnh đến những lĩnh vực công nghệ và những kiểu ứng dụng riêng. - Áp dụng biện pháp kỹ thuật là áp dụng những công nghệ kiến thức khoa học tiên tiễn vào sản xuất nhằm tăng năng suất, giảm thiểu thời gian lao động. 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 1.2.1. Vị trí, vai trò của cây sắn trong phát triển sinh kế nông hộ Sắn là cây trồng bản địa, được trồng lâu đời tại khắp các địa phương của Việt Nam, đặc biệt ở các tỉnh miền núi, nơi có nhiều đồi núi, phù hợp cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 11 loại cây này phát triển. Trước đây, sắn được coi là cây lương thực, giải quyết nạn đói thường xuyên đe dọa, vì vậy trong nhân dân có câu: “Lúa ngô khoai sắn”. Ngày nay, vị trí vai trò của cây sắn đã được chuyển đổi, sắn đã và đang trở thành một cây công nghiệp chế biến, cung cấp nguyên liệu chế biến tinh bột ướt hay tinh bột khô để chế biến thành rất nhiều sản phẩm cho công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dược phẩm và hóa chất. Hiện nay, cây sắn đang chuyển đổi vai trò từ một cây lương thực thành một cây nguyên liệu cho công nghiệp chế biến tinh bột và thức ăn chăn nuôi. Nhu cầu nguyên liệu sắn cho công nghiệp chế biến tinh bột ở Việt Nam là rất lớn. Sắn đã có thị trường tiêu thụ, đã hình thành vùng nguyên liệu và trở thành một trong những nguồn thu nhập chính của địa phương. Sắn hiện đang trở thành cây hàng hoá có khả năng cạnh tranh cao, có giá trị thương mại vì sản phẩm chế biến tinh bột và thức ăn gia súc rất lớn. Hiện nay, diện tích sắn của Việt Nam vào khoảng trên 500 ngàn ha sắn [Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam]. Diện tích và sản lượng sắn của Việt Nam bị áp lực chi phối của thị trường nên không ổn định. Tiêu thụ sắn ở nước ta chủ yếu ở dạng chế biến sắn lát và tinh bột sắn. Mức xuất khẩu sắn lát còn thấp và không ổn định. Hiện có khoảng trên 20 nhà máy chế biến tinh bột sắn đã và đang được xây dựng (phần lớn tập trung ở các tỉnh phía Nam). Tổng công suất của các Nhà máy chế biến tinh bột sắn trong cả nước đạt khoảng 900 ngàn tấn của tươi/năm, chiếm khoảng 45% tổng sản lượng sắn [Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam]. Giống là biện pháp kỹ thuật quan trọng nhất để nâng cao năng suất và sản lượng, là tiền để thâm canh tăng năng suất và chất lượng. Trên thực tế nhiều vùng, nông dân vẫn còn tình trạng sử dụng các giống sắn cũ, có năng suất thấp. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì năng suất sắn ở Việt Nam thuộc vào loại thấp nhất ở Châu Á. Nguyên nhân chủ yếu là do nông dân vẫn còn trồng các giống cũ có năng suất thấp và phần lớn được chọn lọc để làm lương thực. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan