Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới tại huyện yên sơn tỉnh tu...

Tài liệu Giải pháp huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang

.PDF
105
37
137

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN HÙNG MINH GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC ĐỂ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN HÙNG MINH GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC ĐỂ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN MINH YẾN THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chƣa đƣợc dùng để bảo vệ một học vị nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã đƣợc cảm ơn. Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 04 tháng 12 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Hùng Minh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Giải pháp huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang”. Tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin đƣợc bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. - c Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn và tri ân sâu sắc đối với sự giúp đỡ rất tận tình của giáo viên hƣớng dẫn TS. Trần Minh Yến đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận đƣợc sự giúp đỡ và cộng tác của các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Trong quá trình làm luận văn, mặc dù có nhiều cố gắng nhƣng do trình độ lý luận cũng nhƣ kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của Thầy, Cô và các nhà khoa học để tôi hoàn thành tốt hơn bài báo cáo sắp tới. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 04 tháng 12 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Hùng Minh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài .......................................................................... 3 5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 3 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC ĐỂ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ..................... 4 1.1. Cơ sở lý luận về huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới ........... 4 1.1.1. Các khái niệm .......................................................................................... 4 1.1.2. Nội dung của công tác huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới ........ 8 1.1.3. Sự cần thiết phải huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới ..... 14 1.1.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới ..................................................................................... 17 1.2. Thực tiễn về huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới ............... 24 1.2.1. Kinh nghiệm của xã Hợp Đồng - Chƣơng Mỹ - Hà Nội ...................... 24 1.2.2. Kinh nghiệm của huyện Vĩnh Linh - Quảng trị .................................... 27 1.2.3. Kinh nghiệm của xã Vĩnh Viễn, Hậu Giang ......................................... 30 1.2.4. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho địa bàn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang ....................................................................................... 32 Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 35 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 35 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 35 2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu điểm.............................................................. 35 2.2.2. Phƣơng pháp thu thập tài liệu ............................................................... 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.2.3. Phƣơng pháp tổng hợp .......................................................................... 36 2.2.4. Phƣơng pháp phân tích số liệu .............................................................. 36 2.2.5. Phƣơng pháp phỏng vấn ........................................................................ 36 2.2.6. Phƣơng pháp thống kê........................................................................... 36 2.2.7. Phƣơng pháp so sánh............................................................................. 37 2.3. Các chỉ tiêu phân tích ............................................................................... 37 2.3.1. Các chỉ tiêu định lƣợng ......................................................................... 37 2.3.2. Các chỉ tiêu về định tính........................................................................ 38 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC ĐỂ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN SƠN TỈNH TUYÊN QUANG TRONG THỜI GIAN QUA ........................................................................................ 39 3.1. Đặc điểm địa bàn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang.............................. 39 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 39 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 41 3.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn ................................................. 48 3.2. Một số chính sách chủ yếu về phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới ..................................................................... 49 3.2.1. Đối tƣợng áp dụng................................................................................. 50 3.2.2. Nguồn vốn cho vay ............................................................................... 50 3.3. Thực trạng huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang trong thời gian qua ............... 51 3.3.1. Tình hình huy động nguồn lực .............................................................. 52 3.3.2. Kết quả huy động nguồn lực theo các lĩnh vực đầu tƣ ......................... 54 3.3.3. Nguồn vốn huy động xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Sơn ..... 59 3.4. Những khó khăn về tình hình huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại huyên Yên Sơn ............................................................... 61 3.5. Đánh giá chung về công tác huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Sơn ............................................................... 62 3.5.1. Những kết quả đạt đƣợc ........................................................................ 62 3.5.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ................................................ 73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chƣơng 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN SƠN TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2015.................................................. 75 4.1. Mục tiêu phát trển kinh tế xã hội của Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang ......... 75 4.1.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 75 4.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 75 4.1.3. Phƣơng hƣớng và quan điểm về nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Sơn ....................................................................... 77 4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang .................................................................................................. 78 4.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách ............................................................. 78 4.2.2. Giải pháp về thực hiện tốt công tác quy hoạch ..................................... 80 4.2.3. Giải pháp về nâng cao trình độ cán bộ quản lý để sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tƣ ........................................................................... 81 4.2.4. Giải pháp về đa dạng hóa các hình thức tín dụng ................................. 83 4.2.5. Giải pháp về tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp và người nông dân ....................................................................................................... 85 4.2.6. Giải pháp về đẩy mạnh hợp tác quốc tế ................................................ 86 4.2.7. Giải pháp về nâng cao nhận thức cho ngƣời dân, đẩy mạnh tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới ..................................................... 86 4.2.8. Giải pháp về tăng cƣờng kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới ...................................... 88 4.3. Một số kiến nghị....................................................................................... 89 4.3.1. Kiến nghị với trung ƣơng, Tỉnh Tuyên Quang ..................................... 89 4.3.2. Kiến nghị đối với UBND huyện Yên Sơn ............................................ 90 4.3.3. Kiến nghị đối với các UBND cấp xã .................................................... 91 KẾT LUẬN .................................................................................................... 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 94 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCĐ Ban chỉ đạo CSHT Cơ sở hạ tầng CSXH Chính sách xã hội DN Doanh nghiệp HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã NN Nông nghiệp NTM Nông thôn mới PTNT Phát triển nông thôn QSDĐ Quyền sử dụng đất THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNDN Thu nhập doanh nghiệp TN - PTMT Tài nguyên - phát triển môi trƣờng NNNT Nông nghiệp nông thôn UBND Ủy ban nhân dân CCN Cụm công nghiệp TPCP Trái phiếu chính phủ GTSX Giá trị sản xuất GTNT Giao thông nông thôn KHKT Khoa học kỹ thuật NN-PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn CBCC Cán bộ công chức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tình hình kinh tế của Yên Sơn năm 2013 ...................................... 42 Bảng 3.2. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Yên Sơn ...................... 45 Bảng 3.3. Kết quả sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản ..................................................................................... 47 Bảng 3.4. Vốn ngân sách xây dựng nông thôn mới huyện Yên Sơn .............. 52 Bảng 3.5. Nguồn vốn tín dụng huy động đƣợc để xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Sơn ..................................................................... 52 Bảng 3.6. Nguồn vôn huy động đƣợc từ doanh nghiệp để xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Sơn .................................................... 53 Bảng 3.7. Nguồn vốn huy động đƣợc từ cộng đồng để xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang ................................................ 53 Bảng 3.8. Lƣợng vốn huy động để xây dựng nông thôn mới huyện Yên Sơn ...... 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới là chƣơng trình mục tiêu quốc gia nhằm thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Trong những năm qua mô hình phát triển nông thôn mới đã đƣợc triển khai và thực hiện ở rất nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc, có rất nhiều thành tựu đã đạt đƣợc: Diện mạo nông thôn thay đổi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đƣợc cải tạo và xây dựng mới, cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ, đặc biệt, đời sống ngƣời dân nông thôn đƣợc cải thiện và nâng cao cả về tinh thần và vật chất. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, nhiều địa phƣơng gặp không ít khó khăn, bất cập. Từ phƣơng pháp, cách làm đến các bƣớc triển khai còn lúng túng. Các nguồn lực để thực hiện xây dựng nông thôn mới còn thiếu và yếu, nên kết quả đạt đƣợc chƣa cao. Bên cạnh đó, một số tiêu chí trong bộ tiêu chí đặt ra còn cứng nhắc, không phù hợp với mỗi địa phƣơng, mỗi vùng, miền. Chính vì vậy, cần có sự tìm hiểu, nghiên cứu một cách cụ thể, khoa học để tìm ra các giải pháp đồng bộ, phù hợp, khắc phục khó khăn, thực hiện chƣơng trình một cách có hiệu quả. Yên Sơn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Tuyên Quang. Từ năm 2011 đến nay, Yên Sơn đã triển khai và thực hiện xây dựng nông thôn mới ở hầu hết các xã trong huyện. Với đặc thù là một huyện miền núi, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn có nhiều hạn chế nên việc thực hiện xây dựng nông thôn mới gặp nhiều khó khăn, thách thức. Do vậy, cần phải có sự nghiên cứu về vấn đề này để tìm ra các giải pháp khoa học, sát với thực tế, góp phần vào việc thực hiện tốt chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở địa phƣơng. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế về phát triển nông thôn mới tại địa phƣơng nơi tôi đang công tác, tôi đã lựa chọn vấn đề: “Giải pháp huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài nghiên cứu của luận văn. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu chung: Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài: Xem xét, đánh giá thực trạng của việc huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh công tác xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang theo hƣớng hiệu quả, bền vững, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân. * Mục tiêu cụ thể: - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới và huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới. - Phân tích và đánh giá thực trạng của công tác huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang, chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại, vƣớng mắc, nguyên nhân của những tồn tại và vƣớng mắc đó. - Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình thực hiện việc huy động nguồn lực tài chính để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2013. - Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Sơn - Tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề huy động nguồn lực nhằm xây dựng nông thôn mới huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề huy động nguồn lực trong quá trình xây dựng nông thôn mới huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Trong luận văn, Nguồn lực nghiên cứu ở đây đƣợc hiểu và đƣợc xác định là nguồn lực tài chính. 3 Về mặt thời gian: Nghiên cứu từ năm 2011 đến năm 2013, và đề xuất phƣơng hƣớng giải pháp đến năm 2015. Về mặt không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới. Đánh giá thực trạng quá trình huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. Chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế, bất cập và những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết và tháo gỡ. Đề xuất và kiến nghị một số giải pháp để huy động nguồn lực phục vụ xây đựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn tới. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới. Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn. Chương 3: Thực trạng công tác huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang trong thời gian qua. Chương 4: Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công tác huy động nguồn lực phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015. 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC ĐỂ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Cơ sở lý luận về huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới 1.1.1. Các khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm về xây dựng nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cƣ ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trƣờng và an ninh nông thôn đƣợc đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng cao. Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh. Những thành tựu đạt đƣợc trong phát triển nông nghiệp, nông thôn là rất to lớn, tuy nhiên, nông nghiệp và nông thôn nƣớc ta vẫn tiềm ẩn những mâu thuẫn, thách thức và bộc lộ những hạn chế không nhỏ. Nƣớc ta vẫn là một nƣớc nông nghiệp, nông dân chiếm gần 74% dân số và chiếm đến 60,7% lao động xã hội. Thu nhập của nông dân chỉ bằng 1/3 so với dân cƣ khu vực thành thị. Nhiều chính sách của Nhà nƣớc đối với nông nghiệp, nông thôn chƣa thực sự hiệu quả, thiếu bền vững, ở nhiều mặt có thể nói là chƣa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, chƣa đƣa sản xuất nông nghiệp ở nông thôn thành sản xuất hàng hoá thực sự. Một trong những nguyên nhân cơ bản là các chính sách chƣa thấu đáo các vấn đề nhƣ: tầm nhìn (mục tiêu); mô hình phát triển và các nguồn lực; xác định lợi ích 5 thực tế của các bên liên quan trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nên có phần thiên về thúc đẩy phát triển ngành, mà chƣa xem trọng đúng mức vai trò, lợi ích của chủ thể chính, động lực chính phát triển nông nghiệp là nông dân. Phần lớn các chính sách hầu nhƣ chƣa quan tâm thỏa đáng trong việc xử lý tổng thể, hợp lý mối quan hệ giữa các vùng, các lĩnh vực trong ngành, giữa nông thôn và thành thị, chƣa đặt ra và giải quyết triệt để mối quan hệ giữa các yếu tố chính của mô hình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, dẫn đến tình trạng thiếu cụ thể, thiếu khoa học trong quy trình hoạch định chính sách và triển khai chính sách; có nhiều chính sách nhƣng hiệu quả kinh tế, hiệu ứng xã hội của các chính sách không tƣơng xứng với nguồn lực đầu tƣ, hoặc thiếu bền vững. Góp phần khắc phục một cách cơ bản tình trạng trên, đƣa Nghị quyết của Đảng về nông thôn đi vào cuộc sống, một trong những việc cần làm là xây dựng mô hình nông thôn mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế thế giới. Đây là chính sách về một mô hình phát triển cả nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc, hoặc duy ý chí. Từ thực tiễn đó, đã xuất hiện nhiều ý tƣởng nghiên cứu và triển khai mô hình nông thôn mới. Từ năm 2001 đến 2006, cả nƣớc đã triển khai thí điểm Đề án xây dựng mô hình nông thôn mới cấp xã theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hợp tác hoá, dân chủ hoá, do Ban Kinh tế Trung ƣơng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo. Theo Quyết định 2614/QĐ/BNN-HTX ngày 8-9-2006 của Bộ trƣởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã triển khai mô hình làng nông thôn mới theo hƣớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hợp tác hoá, dân chủ hoá tại trên 200 làng điểm ở các địa phƣơng trong cả nƣớc. Qua các dự án ở Đồng Nai, Từ Sơn (Bắc Ninh), Quỳnh Lƣu (Nghệ An), Cai Lậy (Tiền Giang)… có thể rút ra một số vấn đề 6 nhƣ sau: Bƣớc đầu có một số mô hình thí điểm đã phát huy nội lực trên cơ sở dựa vào sức dân, tranh thủ sự trợ giúp của Nhà nƣớc và các nguồn lực bên ngoài; xây dựng nông thôn có kinh tế phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hoá, đời sống nhân dân đƣợc nâng cao, kết cấu hạ tầng đồng bộ, dân chủ ở cơ sở đƣợc phát huy. Ở các mô hình thí điểm, tốc độ tăng trƣởng kinh tế khá cao (từ năm 2000 - 2005, Từ Sơn đạt 16,4%; Quỳnh Lƣu: 17,5%; Cai Lậy: 9,04%), thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng mạnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, sinh hoạt dân chủ khởi sắc… Tuy nhiên, ở các mô hình này cũng cho thấy nhiều thách thức đang đặt ra, nổi bật là vấn đề ô nhiễm môi trƣờng khu dân cƣ quanh các cụm công nghiệp làng nghề; thiếu việc làm, dƣ thừa lao động trong nông thôn; kết cấu hạ tầng còn yếu kém; sản xuất nông, lâm, thuỷ sản phát triển thiếu bền vững; tình trạng tranh mua, tranh bán xảy ra khá phổ biến gây thiệt hại đến chính nông dân; sản xuất phi nông nghiệp phát triển kém do thiếu mặt bằng sản xuất... Từ những mô hình thử nghiệm rất quan trọng và có ý nghĩa đã dần hình thành nên những tiêu chí, cấu trúc, khả năng áp dụng của mô hình nông thôn mới. Với sự cố gắng của các cấp, các ngành từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, đến thời điểm này đã có 185 xã đạt chuẩn nông thôn mới và gần 600 xã đạt từ 15-18 tiêu chí của mô hình nông thôn mới. Đây là một khích lệ lớn đối với phong trào xây dựng nông thôn mới. 1.1.1.2. Khái niệm về nguồn lực Nguồn lực đƣợc hiểu gồm tất cả những lợi thế, tiềm năng vật chất và phi vật chất để phục vụ cho một mục tiêu phát triển nhất định nào đó. Nguồn lực bao gồm: Con ngƣời: Lao động, tri thức. Cơ sở vật chất: CSHT và các vật chất khác. Tài chính: Tiền, của cải có thể hoán đổi. Tài nguyên thiên nhiên: Đất đai, tài nguyên, khoáng sản. 7 Nguồn lực xã hội: Giá trị gắn kết con ngƣời lại với nhau quan hệ gia đình, nhƣ văn hóa, tập quán... 1.1.1.3. Khái niệm về huy động nguồn lực Thuật ngữ‚“huy động nguồn lực“ đƣợc sử dụng để mô tả tiến trình thu hút và tập hợp tiền hoặc các nguồn lực khác từ các cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nƣớc, các quỹ nhân đạo, hoặc nguồn ngân sách nhà nƣớc. Huy động nguồn lực là việc đổi một nguồn lực đang có để lấy tiền hoặc một nguồn lực cần thiết khác. Để xây dựng nông thôn mới trƣớc hết phụ thuộc vào nguồn lực huy động đƣợc. Các nguồn lực đƣợc xem xét theo số lƣợng và chất lƣợng theo chiều hƣớng khác nhau. Tuy nhiên khi sử dụng các nguồn lực này cần phải có sự kết hợp một cách hài hòa, hợp lý. Tỷ lệ tham gia của mỗi yếu tố nguồn lực để xây dựng nông thôn mới tùy thuộc vào đặc điểm của từng địa phƣơng. Điều đó có nghĩa tùy thuộc vào tỉnh, huyện, địa phƣơng để có quyết định về số lƣợng và chất lƣợng của mỗi yếu tố nguồn lực đƣợc huy động. Nguồn vốn sử dụng để xây dựng nông thôn mới đóng vai trò quan trọng do đó vấn đề huy động nguồn vốn phải đặt lên hàng đầu, cần có kế hoạch huy động từ nhà nƣớc, doanh nghiệp và địa phƣơng một cách hợp lý. Vốn là nguồn lực có hạn do đó mỗi địa phƣơng cần có những phƣơng án để sử dụng một cách hiệu quả. Để có đƣợc điều này phụ thuộc chủ yếu vào khả năng cũng nhƣ trình độ quản lý ở các địa phƣơng trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó yếu tố tuyên truyền để ngƣời dân hiểu rõ xây dựng nông thôn mới chính là phục vụ lợi ích cho chính bản thân họ sẽ giúp ngƣời dân quan tâm đến chƣơng trình lấy đƣợc sự đồng thuận, tín nhiệm của dân. Đồng thời phải củng cố, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn, nhằm nhanh chóng phát huy có hiệu quả trong quá trình sử dụng các yếu tố nguồn lực. 8 1.1.2. Nội dung của công tác huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới 1.1.2.1. Công tác tuyên truyền Tổ chức phát động, tuyên truyền, phổ biến, vận động từ trung ƣơng đến cơ sở, để mọi tầng lớp nhân dân hiểu và cả hệ thống chính trị tham gia. Thƣờng xuyên cập nhật, đƣa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới, huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để phổ biến và nhân rộng các mô hình này; Phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới trong toàn quốc. Nội dung xây dựng nông thôn mới phải trở thành một nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng và các cơ quan có liên quan. 1.1.2.2. Cơ chế huy động vốn Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện chƣơng trình này. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chƣơng trình mục tiêu quốc gia; các chƣơng trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn, bao gồm: - Vốn từ các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, các chƣơng trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai trên địa bàn nông thôn và tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo gồm: chƣơng trình giảm nghèo; chƣơng trình quốc gia về việc làm; chƣơng trình nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn; chƣơng trình phòng, chống tội phạm; chƣơng trình dân số và kế hoạch hóa gia đình; chƣơng trình phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh nguy hiểm và HIV/AIDS chƣơng trình thích ứng biến đổi khí hậu; chƣơng trình về văn hóa; chƣơng trình giáo dục đào tạo; chƣơng trình 135; dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; hỗ trợ đầu tƣ trụ sở xã; hỗ trợ chia tách huyện, xã; hỗ trợ khám chữa bệnh cho ngƣời nghèo, cho trẻ em dƣới 6 tuổi…; đầu tƣ kiên cố hóa trƣờng, lớp học; kiên cố hóa kênh mƣơng; phát triển đƣờng giao thông nông thôn; phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, làng nghề…; 9 - Vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp của chƣơng trình này, bao gồm cả trái phiếu Chính phủ (nếu có); Huy động tối đa nguồn lực của địa phƣơng (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai Chƣơng trình. Hội đồng nhân dân tỉnh quy định tăng tỷ lệ vốn thu đƣợc từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã (sau khi đã trừ đi chi phí) để lại cho ngân sách xã, ít nhất 70% thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới; Huy động vốn đầu tƣ của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp đƣợc vay vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đƣợc ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ sau đầu tƣ và đƣợc hƣởng ƣu đãi đầu tƣ theo quy định của pháp luật; Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án cụ thể, do Hội đồng nhân dân xã thông qua; Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc cho các dự án đầu tƣ; Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng: - Vốn tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc đƣợc trung ƣơng phân bổ cho các tỉnh, thành phố theo chƣơng trình kiên cố hóa kênh mƣơng, phát triển đƣờng giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn và theo danh mục quy định tại Nghị định số: 106/2008/NĐCP, ngày 19 tháng 9 năm 2008 của Thủ tƣớng Chính phủ; - Vốn tín dụng thƣơng mại theo quy định tại Nghị định số: 41/2010/NĐCP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác. 1.1.2.3. Nguyên tắc hỗ trợ Đối với tất cả các xã, hỗ trợ 100% từ ngân sách nhà nƣớc cho: Công tác quy hoạch; xây dựng trụ sở xã; kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản, cán bộ hợp tác xã. 10 Đối với các xã thuộc các huyện nghèo thuộc Chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số: 30a/2008/NQ-CP, ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ, hỗ trợ tối đa 100% từ ngân sách nhà nƣớc cho: Xây dựng đƣờng giao thông đến trung tâm xã, đƣờng giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mƣơng nội đồng; xây dựng trƣờng học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã, thôn, bản; công trình thể thao thôn, bản; xây dựng công trình cấp nƣớc sinh hoạt, thoát nƣớc thải khu dân cƣ; phát triển sản xuất và dịch vụ; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản. Đối với các xã còn lại, hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nƣớc cho: Xây dựng đƣờng giao thông đến trung tâm xã, đƣờng giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mƣơng nội đồng; xây dựng trƣờng học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã, thôn, bản; công trình thể thao thôn, bản; xây dựng công trình cấp nƣớc sinh hoạt, thoát nƣớc thải khu dân cƣ; phát triển sản xuất và dịch vụ; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản. Giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc cho từng nội dung, công việc cụ thể, bảo đảm phù hợp với thực tế và yêu cầu hỗ trợ của từng địa phƣơng. Mức hỗ trợ từ ngân sách trung ƣơng cho các địa phƣơng căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội để bố trí phù hợp với quy định tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ƣu tiên hỗ trợ cho các địa phƣơng khó khăn chƣa tự cân đối ngân sách, địa bàn đặc biệt khó khăn và những địa phƣơng làm tốt. Chính quyền địa phƣơng (tỉnh, huyện, xã) không quy định bắt buộc nhân dân đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Nhân dân trong xã bàn bạc mức tự nguyện đóng góp cụ thể cho từng dự án, đề nghị Hội đồng nhân dân xã thông qua. 11 Hộ nghèo tham gia trực tiếp lao động để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phƣơng đƣợc chính quyền địa phƣơng xem xét, trả thù lao theo mức phù hợp với mức tiền lƣơng chung của thị trƣờng lao động tại địa phƣơng và khả năng cân đối ngân sách địa phƣơng. Ủy ban nhân dân địa phƣơng xem xét, quyết định mức thù lao cụ thể sau khi trình Thƣờng trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chỉ đạo, hƣớng dẫn các sở, ban, ngành, huyện, xã triển khai thực hiện. 1.1.2.4. Cơ chế đầu tư Chủ đầu tƣ các dự án xây dựng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã là Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã do Ủy ban nhân dân xã quyết định. Đối với các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, đòi hỏi có trình độ chuyên môn mà Ban Quản lý xã không đủ năng lực và không nhận làm chủ đầu tƣ thì Ủy ban nhân dân huyện giao cho một đơn vị có đủ năng lực làm chủ đầu tƣ và có sự tham gia của Ủy ban nhân dân xã; Dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã, thôn, bản có thời gian thực hiện dƣới 2 năm hoặc giá trị công trình đến 3 tỷ, chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, trong đó phải nêu rõ tên công trình, mục tiêu đầu tƣ, địa điểm xây dựng, quy mô kỹ thuật công trình, thời gian thi công, thời gian hoàn thành, nguồn vốn đầu tƣ và cơ chế huy động nguồn vốn kèm theo thiết kế, bản vẽ thi công và dự toán; Đối với các công trình có giá trị trên 3 tỷ hoặc công trình có yêu cầu kỹ thuật cao thì việc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật và thiết kế, bản vẽ thi công và dự toán phải do đơn vị tƣ vấn có tƣ cách pháp nhân thực hiện. Việc lựa chọn tƣ vấn phải theo quy định hiện hành; Trong quá trình chuẩn bị đầu tƣ cần tiến hành lấy ý kiến tham gia của cộng đồng dân cƣ về báo cáo kinh tế - kỹ thuật và thiết kế, bản vẽ thi công và dự toán các công trình cơ sở hạ tầng; Ủy ban nhân dân huyện là cấp quyết định đầu tƣ, phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật các công trình có mức vốn đầu tƣ trên 3 tỷ đồng có nguồn gốc từ ngân sách và các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan