Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp hoàn thiện nội dung và phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại ...

Tài liệu Giải pháp hoàn thiện nội dung và phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại các doanh nghiệp Việt Nam theo hướng hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế

.PDF
152
881
123

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN ANH VŨ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THEO HƯỚNG HÒA HỢP VỚI CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN ANH VŨ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THEO HƯỚNG HÒA HỢP VỚI CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HÀ XUÂN THẠCH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế "Giải pháp hoàn thiện nội dung và phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại các doanh nghiệp Việt Nam theo hướng hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế" là công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Hà Xuân Thạch. Những kết quả nêu ra trong luận văn này là trung thực và chưa công bố rộng rãi trước đây. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả Nguyễn Anh Vũ MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BCLCTT THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ: .................................................................................................................................................... 7 1.1. Tổng quan về BCLCTT: ------------------------------------------------------------------------ 7 1.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của BCLCTT: ...................................... 7 1.1.2. Ý nghĩa thông tin của BCLCTT: ............................................................................ 11 1.2. Nội dung cơ bản của BCLCTT theo chuẩn mực kế toán quốc tế: --------------------12 1.2.1. Những thuật ngữ cơ bản: ........................................................................................ 12 1.2.2. Luồng tiền vào và ra trong BCLCTT: .................................................................... 12 1.2.3. Phương pháp lập và trình bày BCLCTT: ................................................................ 14 1.2.3.1 Phương pháp trực tiếp: ...................................................................................... 14 1.2.3.2 Phương pháp gián tiếp: ..................................................................................... 15 1.3. Mối quan hệ giữa BCLCTT và các BCTC khác: -----------------------------------------16 1.3.1. Mối quan hệ giữa BCLCTT và BCĐKT: ............................................................... 16 1.3.2. Mối quan hệ giữa BCLCTT và BCKQHĐKD: ...................................................... 17 1.3.3. Mối quan hệ giữa BCLCTT và thuyết minh BCTC: .............................................. 19 1.4. So sánh sự khác biệt của chuẩn mực BCLCTT các nước và quốc tế - bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: -------------------------------------------------------------------------------19 1.4.1. So sánh sự khác biệt của chuẩn mực BCLCTT các nước và quốc tế: .................... 19 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: ...................................................................... 31 Kết luận chương 1: -----------------------------------------------------------------------------------33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẬP VÀ TRÌNH BÀY BCLCTT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM: ............................................................................................................ 34 2.1. Tổng quan về lập và trình bày BCLCTT tại Việt Nam: ---------------------------------34 2.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến BCLCTT: .................................... 34 2.1.2. Nội dung cơ bản chuẩn mực VAS 24 ..................................................................... 36 2.1.2.1. Các khái niệm cơ bản:...................................................................................... 36 2.1.2.2. Phân loại luồng tiền: ........................................................................................ 36 2.1.2.3. Phương pháp lập BCLCTT: ............................................................................. 37 2.2. So sánh sự khác biệt giữa BCLCTT theo IFRS và theo chuẩn mực Việt Nam: ----38 2.3. Khảo sát về việc lập và trình bày BCLCTT tại Việt Nam: -----------------------------43 2.3.1. Thu thập dữ liệu: ..................................................................................................... 43 2.3.1.1. Khảo sát những thuận lợi và khó khăn hiện nay trong việc lập BCLCTT theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam .......................................................... 43 2.3.1.2. Khảo sát tính hữu ích của thông tin BCLCTT: ................................................ 45 2.3.1.3. Khảo sát tính tuân thủ khi vận dụng các văn bản pháp quy kế toán về việc vận dụng và trình bày BCLCTT ở Việt Nam: ..................................................................... 45 2.3.1.4. Khảo sát mức độ hội nhập cũng như những thuận lợi khó khăn khi hội nhập kế toán Việt Nam và quốc tế: ............................................................................................ 46 2.3.2. Phương pháp xử lý: ................................................................................................. 46 2.3.2.1. Kết quả khảo sát những thuận lợi và khó khăn hiện nay trong việc lập BCLCTT theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam: ................................. 46 2.3.2.2. Kết quả khảo sát tính hữu ích của thông tin BCLCTT: ................................... 58 2.3.2.3. Kết quả khảo sát tính tuân thủ khi vận dụng các văn bản pháp quy kế toán về việc vận dụng và trình bày BCLCTT ở Việt Nam: ....................................................... 63 2.3.2.4. Kết quả khảo sát mức độ hội nhập cũng như những thuận lợi khó khăn khi hội nhập kế toán Việt Nam và quốc tế: ............................................................................... 64 2.4. Những mặt đã làm được, chưa làm được và nguyên nhân tồn tại: -------------------65 Kết luận chương 2 ------------------------------------------------------------------------------------69 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP BCLCTT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THEO HƯỚNG HÒA HỢP VỚI CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ. ......................................................................... 70 3.1. Quan điểm hoàn thiện: -------------------------------------------------------------------------70 3.2. Định hướng xây dựng giải pháp: -------------------------------------------------------------71 3.2.1. Dựa trên khuôn mẫu lý thuyết kế toán:................................................................... 71 3.2.2. Tiếp cận trên cơ sở hoàn thiện các mục tiêu nghiên cứu: ....................................... 72 3.2.3. Tiếp cận từ các chủ thể liên quan BCLCTT: .......................................................... 72 3.2.3.1. Tiếp cận từ các tổ chức lập quy: ...................................................................... 72 3.2.3.2. Tiếp cận từ người lập và người sử dụng BCLCTT: ......................................... 74 3.2.3.3. Trách nhiệm của các trường đại học và trung tâm đào tạo kế toán: ................ 75 3.3. Giải pháp hoàn thiện nội dung và phương pháp lập BCLCTT tại các doanh nghiệp Việt Nam theo hướng hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế:-------------------75 3.3.1. Hoàn chỉnh VAS 24 theo hướng hòa hợp với kế toán quốc tế: .............................. 76 3.3.2. Ban hành mới thông tư về BCLCTT theo chuẩn mực kế toán quốc tế: ................. 79 3.3.3. Hoàn thiện quy trình lập BCLCTT phương pháp gián tiếp theo chuẩn mực kế toán quốc tế:.............................................................................................................................. 87 Kết luận chương 3 ------------------------------------------------------------------------------------93 LỜI KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ BCTC Báo cáo tài chính CMKT Chuẩn mực kế toán SDCK Số dư cuối kỳ SDĐK Số dư đầu kỳ TNDN Thu nhập doanh nghiệp Tiếng Anh AARF Australian Accounting Research Foundation AASB Australian Accounting Standards Board AICPA American Institute [of] Certified Public Accountants APB Accounting Principles Board ASB Accounting Standards Board ASRB Accounting Standards Review Board FASB Financial Accounting Standards Board FRS Financial Reporting Standards GAAP Generally Accepted Accounting Principles IASB International Accounting Standards Board IASC International Accounting Standards Committee ICAA Institute of Chartered Accountants in Australia ICAEW Institute of Chartered Accountants in England and Wales IFRS International Financial Reporting Standard SSAF Statement of Source and Application of Funds SSAP Statements of Standard Accounting Practice 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận quan trọng của báo cáo tài chính, nó có tác dụng quan trọng trong việc phân tích, đánh giá, dự báo khả năng tạo ra tiền, khả năng đầu tư, khả năng thanh toán,… nhằm giúp các nhà quản lý, các nhà đầu tư và những ai có nhu cầu sử dụng thông tin có những hiểu biết nhất định đối với hoạt động của doanh nghiệp. Trong thời đại ngày nay, để đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của người sử dụng thì sự cần thiết đặt ra là báo cáo tài chính nói chung và báo cáo lưu chuyển tiền tệ nói riêng cũng phải được lập và trình bày theo tiến trình hội nhập kế toán quốc tế. Hiện nay, nhiều quốc gia đã chủ động và tích cực tham gia bằng việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IAS/IFRS). Chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) những năm gần đây đã có những thay đổi rất lớn, thậm chí chúng ta đã dùng một số chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IAS/ IFRS) áp dụng cho Việt Nam. Tuy nhiên, viễn cảnh hội nhập kế toán quốc tế từ chuẩn mực đến thực tiễn là cả một quá trình đầy thử thách bởi thực trạng việc vận dụng chuẩn mực của các quốc gia và từng khu vực theo những phương pháp tiếp cận khác nhau. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được quy định theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 24, tuy nhiên thực tế các doanh nghiệp chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong việc cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng và báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng chưa được quan tâm và chú trọng đúng mức theo tinh thần hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Để các doanh nghiệp Việt Nam có thể niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài cũng như giao dịch với các nước bạn thì vấn đề được đặt ra là làm sao để các Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam có thể tiệm cận được với chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế. Xuất phát từ tầm quan trọng của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cùng với những kiến thức được các thầy cô trang bị trong hai năm theo học cao học tại trường, 2 tôi chọn nghiên cứu đề tài "Giải pháp hoàn thiện nội dung và phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại các doanh nghiệp Việt Nam theo hướng hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế" làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan các đề tài nghiên cứu có liên quan: Đề tài "Adviser alert—New publication on IAS 7: Statement of Cash Flows—a guide to avoiding common pitfalls and application" của Grant Thornton năm 2012. Tác giả chú trọng làm rõ các khoản mục về "tiền và các khoản tương đương tiền"; cách thức phân loại các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, đầu tư, tài chính; cách thức trình bày BCLCTT; xác định các nhóm luồng tiền; làm rõ các luồng tiền liên quan đến ngoại tệ theo IAS 7. Đề tài đã minh họa và giải thích những khái niệm chưa được làm rõ trong IAS 7. Đề tài "Presentation of Consolidated Statement of Cash Flows under IAS 7, Statement of Cash Flows" – đề tài nghiên cứu khoa học của Tănase Alin-Eliodor và Calota Traian-Ovidiu năm 2013. Tác giả đã trình bày phương pháp tiếp cận các khái niệm về BCLCTT, đồng thời minh họa quá trình chuẩn bị và lập BCLCTT hợp nhất theo IAS 7. Nhìn chung, bài nghiên cứu cho người đọc một cái nhìn tổng quát về BCLCTT theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Đề tài "The Usefulness of Direct Cash Flow Statements under IFRS" – đề tài nghiên cứu của Alan Jonathan Duboisée de Ricquebourg năm 2013. Đề tài chú trọng trong việc phân tích tầm quan trọng của BCLCTT theo phương pháp trực tiếp, chỉ ra tính hữu của phương pháp này trong việc phân tích chính xác luồng tiền theo IFRS. Đề tài "Hoàn thiện nội dung và phương pháp lập BCLCTT để nâng cao tính hữu ích của hệ thống báo cáo kế toán doanh nghiệp Việt Nam" - đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2002, chủ nhiệm đề tài: Lý Thị Bích Châu. Tác giả đã phân tích và lý giải những vấn đề cơ bản về BCLCTT theo chuẩn mực kế toán quốc tế và khẳng định sự cần thiết phải vận dụng BCLCTT trong hệ thống doanh nghiệp Việt Nam. Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung và phương pháp lập BCLCTT 3 trong hệ thống báo cáo tài chính nhằm nâng cao tính hữu ích của thông tin kế toán quản lý. Đề tài thực hiện vào tháng 3 năm 2002, thời điểm này VAS 24 chưa được ban hành, các doanh nghiệp lúc này lập BCLCTT theo quyết định 1141/TC/CĐKT. Tác giả nghiên cứu dưới góc độ các BCLCTT riêng, chưa đi vào nghiên cứu ở quy mô tập đoàn, tức là các BCLCTT hợp nhất. Đề tài "Một số giải pháp nâng cao tính hữu ích của BCLCTT tại các doanh nghiệp Việt Nam" - luận văn thạc sĩ năm 2010 Nguyễn Thị Thanh Hiền, người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Hữu Đức. Tác giả đã hệ thống hóa những khó khăn thường gặp khi lập và sử dụng báo cáo cáo lưu chuyển tiền tệ, đồng thời đưa ra được một số giải pháp đối với người lập, người sử dụng nhằm nâng cao tính hữu ích của báo cáo này. Giống như đề tài trên, tác giả cũng không nghiên cứu dưới góc độ các BCLCTT hợp nhất. Đề tài "Hoàn thiện BCLCTT hợp nhất tại các công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con – Việt Nam" – luận văn thạc sĩ năm 2013 Phan Thị Kiểu Oanh, người hướng dẫn khoa học: PGS:TS Bùi Văn Dương. Luận văn đã tổng hợp được các khó khăn khi lập BCLCTT hợp nhất và kiến nghị được một số giải pháp cho việc ra quyết định. Trọng tâm nghiên cứu của luận văn theo hướng giúp BCLCTT hợp nhất phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình Việt Nam, luận văn không nghiên cứu theo khía cạnh hội tụ với các chuẩn mực kế toán quốc tế hiện nay. Tác giả nhận thấy rằng các công trình nghiên cứu nước ngoài đã tập trung làm rõ được các vấn đề trong việc lập và trình bày BCLCTT theo chuẩn mực kế toán quốc tế; các công trình nghiên cứu trong nước hướng trọng tâm vào việc nâng cao tính hữu ích của BCLCTT. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây có liên quan, tác giả tiếp cận đề tài ở một khía cạnh khác, đó là hoàn thiện nội dung và phương pháp lập theo hướng hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. 3. Mục đích nghiên cứu 3.1. Mục đích chung: 4 Mục đích của đề tài là nghiên cứu, làm rõ một số lý luận và thực tiễn trong việc lập và trình bày BCLCTT tại các doanh nghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung và phương pháp lập BCLCTT. 3.2. Mục đích cụ thể: - Hệ thống hóa các lý luận về BCLCTT theo chuẩn mực kế toán quốc tế. - Thực trạng tại các doanh nghiệp Việt Nam trong việc lập BCLCTT riêng và BCLCTT hợp nhất theo VAS, xem xét khả năng đáp ứng thông tin của BCLCTT và quá trình hòa hợp của kế toán Việt Nam hiện nay. - Đề ra giải pháp để hoàn thiện việc lập và trình bày BCLCTT riêng và hợp nhất theo hướng hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. 4. Câu hỏi nghiên cứu: (1) Những thuận lợi và khó khăn hiện nay trong việc lập BCLCTT theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam. (2) Tính hữu ích của thông tin BCLCTT theo mẫu hiện nay của kế toán Việt Nam ở mức độ nào. (3) Đánh giá về tính tuân thủ khi vận dụng các văn bản pháp quy kế toán về việc vận dụng và trình bày BCLCTT ở Việt Nam. (4) Mức độ hội nhập cũng như những thuận lợi khó khăn khi hội tụ kế toán Việt Nam và quốc tế. 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 5 Việc lập và trình bày BCLCTT riêng và hợp nhất tại các doanh nghiệp và tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. 5 Nghiên cứu các doanh nghiệp và tập đoàn sản xuất kinh doanh tại Việt Nam có cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE và HNX. Phạm vi nghiên cứu không bao gồm các đơn vị kinh doanh tiền tệ, bảo hiểm, chứng khoán 5 6. Phương pháp nghiên cứu: 6.1. Phương pháp thu thập số liệu: Dữ liệu thứ cấp: gồm các tài liệu chuẩn mực kế toán quốc tế, IAS, IFRS, các công trình nghiên cứu về tiến trình hội tụ kế toán quốc tế của các quốc gia trên thế giới, tài liệu về chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán của Việt Nam, các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp và tập đoàn sản xuất kinh doanh Việt Nam, các bài báo, luận văn, luận án có liên quan đến đề tài. Dữ liệu sơ cấp: Để đánh giá được nhiều ý kiến về lập và trình bày BCLCTT hiện nay tại Việt Nam thì ngoài dữ liệu thứ cấp ở các tài liệu nêu trên thì luận văn lập 4 bảng khảo sát để khảo sát 4 đối tượng khác nhau. 6.2 Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa dữ liệu để phục vụ lý luận. - Phương pháp so sánh, phân tích thông tin. - Phương pháp thống kê mô tả để đánh giá các câu hỏi. - Phương pháp suy diễn nhằm tổng hợp và đưa ra những giải pháp. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu: - Về lý luận: Hệ thống hóa lý luận lập BCLCTT theo chuẩn mực kế toán quốc tế. - Khảo sát sự giống và khác nhau về lý luận lập BCLCTT giữa Việt Nam và quốc tế. - Đánh giá thực trạng lập BCLCTT hiện nay ở Việt Nam. - Đưa ra giải pháp để Việt Nam hoàn thiện BCLCTT theo hướng hòa hợp với chuẩn mực với kế toán quốc tế. 8. Bố cục đề tài: Ngoại trừ phần mở đầu, phần kết luận và phần phụ lục. Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Chương 2: Thực trạng lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại các doanh nghiệp Việt Nam. 6 Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện nội dung và phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại các doanh nghiệp Việt Nam theo hướng hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BCLCTT THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ: 1.1. Tổng quan về BCLCTT: 1.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của BCLCTT: Thời trung cổ, kế toán luồng tiền là một trong những hình thức lâu đời nhất trong việc lưu trữ hồ sơ, trong thời gian đó, tất cả các giao dịch kinh doanh ghi nhận những nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt thực tế thu được hoặc thanh toán mà không liên quan đến thời gian cụ thể của các giao dịch. Dưới sự phát triển của nguyên tắc bút toán kép và kế toán dồn tích, công tác kế toán đã có sự thay đổi triệt để phù hợp với chi phí cho việc sử dụng các nguồn lực và các khoản thu liên quan được tạo ra bởi những nguồn lực tương tự. Sự phát triển BCLCTT ở Mỹ: Theo Alan Jonathan Duboisée de Ricquebourg, (2013), trước những năm 1960, báo cáo thường niên của các công ty Mỹ chỉ bao gồm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán, có rất ít hoặc không có thông tin về lưu chuyển các nguồn lực trong giai đoạn này. Đến đầu những năm 1960, một số công ty đã có những bước điều chỉnh để báo cáo tài chính của họ giải quyết vấn đề này, đó là thực hiện các báo cáo lưu chuyển quỹ. Điều này làm nảy sinh một vấn đề nan giải khi so sánh báo cáo lưu chuyển quỹ giữa các công ty do thiếu quy định đầy đủ. Năm 1961, Hiệp hội kế toán viên công chứng của Mỹ (AICPA) đã ra mắt Nghiên cứu Kế toán số 2 – Phân tích "Luồng tiền" và Báo cáo quỹ nhằm chuẩn hóa việc công bố thông tin của họ. Tháng 10 năm 1963 Ủy Ban nguyên tắc kế toán (APB) ban hành Ý kiến số 3 của họ về "Báo cáo về nguồn và sử dụng ngân quỹ". Họ đề nghị nhưng không bắt buộc sử dụng "Báo cáo về nguồn và sử dụng ngân quỹ"(SSAF) như là một phần bổ sung báo cáo thường niên của doanh nghiệp. 8 Tháng 3 năm 1971, APB thay thế Ý kiến số 3 bằng Ý kiến số 19 – "Báo cáo thay đổi về tình hình tài chính" cho tất cả các công ty công bố báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán trong báo cáo thường niên. Về sau, có nhiều ý kiến cho rằng các báo cáo lưu chuyển quỹ là khá khó hiểu, không rõ ràng và dễ gây hiểu lầm. Hơn nữa, việc định nghĩa lỏng lẻo các "quỹ", "vốn lưu động" hoặc "tiền mặt", bị chỉ trích nặng nề. Năm 1987, FASB ban hành Chuẩn mực Kế toán tài chính (SFAS) số 95 "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ" thay APB số 19. Mỹ là một trong những nước đầu tiên giới thiệu chuẩn mực về công bố luồng tiền. Chuẩn mực đã loại bỏ sự mơ hồ của APB số 19, nó cũng phát triển để hoàn thiện khuôn mẫu lý thuyết kế toán của FASB. FASB đã thiết kế SFAS số 95 nhằm cung cấp cho người sử dụng thông tin để đánh giá tốt hơn luồng tiền tương lai nhằm xác định khả năng đáp ứng các nghĩa vụ trong tương lai của công ty. Sự phát triển BCLCTT ở Anh: Theo Alan Jonathan Duboisée de Ricquebourg, (2013), lịch sử phát triển của BCLCTT ở Anh theo một mô hình rất giống với Mỹ, tuy nhiên các doanh nghiệp Vương quốc Anh đã chậm hơn rất nhiều về việc chấp nhận và sử dụng các báo cáo lưu chuyển quỹ. Vào những năm 1970, Viện Kế toán Công chứng tại Anh và xứ Wales (ICAEW) điều tra về các báo cáo thường niên đã thấy được sự chấp nhận và sử dụng rộng rãi báo cáo lưu chuyển quỹ trong các công ty thuộc Vương quốc Anh. Tháng 7 năm 1975, SSAP 10 "Báo cáo về nguồn và sử dụng ngân quỹ" được ban hành. Việc SSAP 10 thiếu sự hướng dẫn rõ ràng đã tạo áp lực cho Hội đồng chuẩn mực kế toán (ASB) tiếp tục đổi mới. Tháng 9 năm 1991, ASB ban hành Chuẩn mực Báo cáo tài chính (FRS) 1 "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ", FRS 1 chịu nhiều ảnh hưởng từ SFAS số 95 của Mỹ. Chuẩn mực này đã chuyển từ báo cáo lưu chuyển "quỹ" sang tập trung vào báo cáo "tiền mặt" được tạo ra và hấp thụ trong kỳ. 9 ASB đã cung cấp một định nghĩa rõ ràng về "luồng tiền", tiếp tục giúp cho việc tăng khả năng so sánh các BCLCTT giữa các công ty. Chuẩn mực đã định nghĩa "lưu chuyển tiền tệ" như một sự tăng, giảm "tiền mặt" hoặc "các khoản tương đương tiền". Hơn nữa, FRS 1 định nghĩa "tiền" là các khoản tiền mặt giữ trong tay, tiền gửi và "các khoản tương đương tiền" như các khoản "đầu tư ngắn hạn có tính thanh khoản" chuyển đổi thành tiền mặt mà không cần thông báo và đáo hạn trong vòng ba tháng kể từ ngày phát hành. Những thay đổi này là một cải tiến lớn về định nghĩa lỏng lẻo của các "quỹ thanh khoản" được cung cấp bởi SSAP 10, giúp cho việc tăng khả năng so sánh giữa BCLCTT. Sự phát triển BCLCTT ở Úc: Theo Alan Jonathan Duboisée de Ricquebourg, (2013), giống như Mỹ và Anh, báo cáo lưu chuyển quỹ và BCLCTT của Úc cũng phát triển theo một chu kỳ tương tự. Tháng 1 năm 1971, Viện Kế toán Công chứng Úc (ICAA) phát hành tập san kỹ thuật F1:"Báo cáo Quỹ". Khi Sở Giao dịch chứng khoán Úc sửa đổi quy tắc niêm yết vào năm 1972, các báo cáo lưu chuyển quỹ trở nên phổ biến, các công ty đại chúng phải nộp một các báo cáo này như một phần của báo cáo thường niên. Trước năm 1985, Tổ chức nghiên cứu kế toán Úc (AARF) phát triển và ban hành chuẩn mực kế toán Úc mà không cần bất kỳ sự giám sát quản lý độc lập nào. Quy định của Chuẩn mực kế toán Úc chỉ bắt đầu khi Hội đồng rà soát chuẩn mực kế toán(ASRB) được thành lập vào năm 1985 với nhiệm vụ xem xét các tiêu chuẩn do AARF lập. Xung đột giữa các ASRB và AARF đã làm chậm lại đáng kể quá trình chuyển đổi từ báo cáo lưu chuyển quỹ sang BCLCTT báo cáo tại Úc. ASRB ưa chuộng SFAS 95 khi chuẩn mực này áp dụng một phương pháp hoàn toàn mới của BCLCTT và đã thoát ra khỏi cái bóng của báo cáo lưu chuyển quỹ. Trong khi đó, tuy nhiên, AARF là nội dung để giữ lại bảng vốn lưu với các sửa đổi. Tháng 12 năm 1991, Hội đồng chuẩn mực kế toán Úc (AASB) ban hành AASB 1026 "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ". AASB 1026 chịu nhiều ảnh hưởng của SFAS số 95, 10 trong đó yêu cầu luồng tiền được công bố theo cùng ba hoạt động:"kinh doanh","đầu tư" và "tài chính". Ở Úc, các công ty không được phép lập BCLCTT theo phương pháp gián tiếp, mặc dù phương pháp này được sử dụng ở Mỹ và Vương quốc Anh. Sự hình thành và thay đổi của chuẩn mực BCLCTT quốc tế: Theo Alan Jonathan Duboisée de Ricquebourg, (2013), cũng giống như FASB và ASB, IASC đã nhận ra rằng họ cần giải quyết các vấn đề liên quan đến Báo cáo lưu chuyển quỹ. Tháng 7 năm 1991 họ ban hành Dự thảo công bố (ED) 36: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Tháng 12 năm 1992, họ ban hành IAS 7 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash flow statement), hiệu lực cho tất cả các năm tài chính kết thúc vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 1994. IAS 7 coi "luồng tiền" là sự kết hợp tất cả các luồng tiền vào và ra của "tiền và các khoản tương đương tiền" và không loại trừ " tương đương tiền" như FRS 1 (sửa đổi 1996). "Các khoản tương đương tiền" theo theo SFAS số 95 bao gồm "các khoản đầu tư ngắn hạn, có tính thanh khoản". IAS 7 phân loại luồng tiền bằng cách sử dụng phương pháp của Mỹ: theo hoạt động kinh doanh, đầu tư, và tài chính. SFAS số 95 và IAS 7 có sự khác biệt quan trọng liên quan việc phân loại lãi suất và cổ tức. IAS 7, đoạn 31, cho phép lãi và cổ tức được phân loại dưới hoạt động "kinh doanh", "đầu tư" hoặc "tài chính", miễn là phương pháp được lựa chọn đã được áp dụng nhất quán từ một giai đoạn kế tiếp. Trong khi đó, SFAS số 95 chỉ cho phép phân loại tiền lãi nhận được, chi trả tiền lãi và cổ tức nhận được là hoạt động "kinh doanh", phân loại chi trả cổ tức như hoạt động "tài chính". Tháng 9 năm 2007, IASB đổi tên IAS 7 "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ" từ "Cash Flow Statements" sang "Statement of Cash Flows".. Gần đây hơn, IASB sửa đổi IAS 7 yêu cầu việc công bố thông tin của chi phí vốn trong hoạt động đầu tư cho những nguồn tạo ra tài sản (IASB, 2010), văn bản này có hiệu lực từ năm tài chính kết thúc vào hoặc sau ngày 01 tháng một năm 2010. 11 1.1.2. Ý nghĩa thông tin của BCLCTT: BCLCTT là báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý doanh nghiệp cũng như đối với các cơ quan hữu quan và các đối tượng quan tâm như: Hội đồng quản trị, nhà đầu tư, người cho vay, các cơ quan quản lý cấp trên cùng toàn bộ cán bộ của doanh nghiệp... Đối với nội bộ doanh nghiệp: - Là phương tiện cần thiết để nhà quản lý phân tích, dự đoán khả năng về số lượng, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong kỳ kế tiếp, kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi giá cả từ đó lập kế hoạch kinh doanh, sử dụng vốn có hiệu quả cho kỳ đó. - Là căn cứ quan trọng cho việc xây dựng các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có biện pháp cụ thể cho việc nâng cao hiêu quả kinh doanh của mình Đối với đối tượng ngoài doanh nghiệp - Cung cấp thông tin cho người sử dụng về các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra tiền trong quá trình hoạt động. - Làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động của doanh nghiệp và khả năng so sánh của các doanh nghiệp vì nó loại trừ được ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng một giao dịch. - Cung cấp các chỉ tiêu, số liệu đáng tin cậy để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, khả năng thanh toán, đồng thời cho biết nhu cầu của doanh nghiệp trong việc sử dụng các khoản tiền. 12 1.2. Nội dung cơ bản của BCLCTT theo chuẩn mực kế toán quốc tế: 1.2.1. Những thuật ngữ cơ bản: Tiền: Bao gồm tiền mặt đang nắm giữ và tiền gửi. Các khoản tương đương tiền: Là các khoản đầu tư ngắn hạn, có tính thanh khoản cao, có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt để đáp ứng các cam kết chi tiền ngắn hạn hơn là cho việc đầu tư hoặc các mục đích khác. Vì vậy, một khoản đầu tư bình thường mà đủ điều kiện gọi là tương đương tiền chỉ khi nó có kỳ hạn ngắn, ba tháng hoặc ít hơn từ ngày mua. Thấu chi ngân hàng thường được xem là hoạt động tài chính tương tự như vay. Tuy nhiên, nếu chúng được hoàn trả theo yêu cầu và được chứng minh là một phần không thể thiếu trong quản lý tiền mặt của một doanh nghiệp, thấu chi ngân hàng là một bộ phận của tiền và các khoản tương đương tiền. 1.2.2. Luồng tiền vào và ra trong BCLCTT: Một đơn vị kinh doanh khi trình bày một BCLCTT, luồng tiền trong kỳ được phân loại theo hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính. Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh doanh là những hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của đơn vị kinh doanh. Do đó, luồng tiền từ hoạt động kinh doanh nói chung là kết quả của các giao dịch và các sự kiện và điều kiện khác nhau mà tham gia vào việc xác định lãi hoặc lỗ . + Luồng tiền vào chủ yếu từ việc bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ, tiền bản quyền, phí , hoa hồng và doanh thu khác; thu tiền mặt từ các khoản đầu tư , cho vay và hợp đồng khác… + Luồng tiền ra chủ yếu từ thanh toán tiền mặt cho các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ, thanh toán tiền mặt cho nhân viên; thanh toán bằng tiền mặt hoặc hoàn lại tiền thuế thu nhập trừ khi chúng được xác định là hoạt động tài chính hoặc hoạt động đầu tư; chi tiền mặt cho khoản đầu tư , cho vay và hợp đồng khác… Luồng tiền từ hoạt động đầu tư: 13 Hoạt động đầu tư là những hoạt động mua lại và thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không nằm trong khoản tương đương tiền . + Luồng tiền vào chủ yếu từ việc bán tài sản, máy móc thiết bị , tài sản vô hình và tài sản dài hạn khác; phát hành công cụ vốn chủ sở hữu hoặc nợ của đơn vị và lợi ích trong công ty liên doanh (trừ doanh thu đối với những công cụ được phân loại là tương đương tiền mặt hoặc tổ chức xử lý , kinh doanh ) khác; tiền thu các khoản vay các bên khác; tiền thu từ các hợp đồng tương lai , hợp đồng kỳ hạn , hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi , trừ khi hợp đồng được tổ chức cho giao dịch , kinh doanh , hoặc hóa đơn được phân loại là hoạt động tài chính. + Luồng tiền ra chủ yếu từ thanh toán tiền mặt mua tài sản, máy móc thiết bị (bao gồm cả bất động sản tự xây dựng, máy móc thiết bị) , tài sản vô hình và tài sản dài hạn khác; thanh toán tiền mặt để đạt được công cụ vốn hoặc nợ của đơn vị khác và các quyền lợi khác trong công ty liên doanh (trừ các khoản thanh toán cho những công cụ phân loại là tương đương tiền mặt hoặc tổ chức cho giao dịch , kinh doanh ); chi tiền mặt và các khoản vay cho các bên khác ; thanh toán tiền mặt cho hợp đồng tương lai , hợp đồng kỳ hạn , hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi , trừ khi hợp đồng được tổ chức cho giao dịch , kinh doanh , hoặc các khoản thanh toán được phân loại là hoạt động tài chính Luồng tiền từ hoạt động tài chính: Hoạt động tài chính là những hoạt động mà dẫn đến thay đổi trong quy mô và thành phần đóng góp của vốn chủ sở hữu và khoản vay của một doanh nghiệp. + Luồng tiền vào chủ yếu từ phát hành cổ phiếu hoặc công cụ vốn khác; trái phiếu phát hành, các khoản vay, trái phiếu, các khoản thế chấp và các khoản vay ngắn hạn hoặc dài hạn khác. + Luồng tiền ra chủ yếu từ thanh toán tiền mặt cho chủ sở hữu để mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp; trả tiền các khoản vay….
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan