Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH MITSUBA M-TECH VI...

Tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH MITSUBA M-TECH VIỆT NAM

.PDF
92
63
127

Mô tả:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH MITSUBA M-TECH VIỆT NAM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG LÊ ĐOÀN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH MITSUBA M-TECH VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠ S QUẢN TRỊ KINH DOANH Đồng Nai, Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG LÊ ĐOÀN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH MITSUBA M-TECH VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TR INH DO NH MÃ SỐ: 60340102 LUẬN VĂN THẠ S QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƢỜI HƢỚNG DẪN HO H C: PGS. TS. NGUYỄN TH LIÊN DIỆP Đồng Nai, Năm 2013 LỜI AM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Lê Đoàn LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu, quý thầy cô trƣờng Đại Học Lạc Hồng, đặc biệt là quý thầy cô trực tiếp giảng dạy lớp Cao học Quản Trị Kinh Doanh khóa 3 đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm và trợ giúp cho tác giả trong suốc thời gian theo học tại trƣờng. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn và kính trong tới PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Diệp đã rất tâm huyết ủng hộ, động viên, khuyến khích và chỉ dẫn tận tình cho tác giả thực hiện và hoàn thành luận văn cao học này. Tác giả cũng bày tỏ lời cảm ơn đến Ban giám đốc công ty TNHH Mitsuba M-tech Việt Nam, các anh, chị, em trong công ty, các đối tác, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận văn này. Luận văn này chắc chắn không thể tránh đƣợc những khiếm khuyết, rất mong nhận đƣơc những ý kiến đóng góp chân thành của Quý thầy cô và bạn bè. Trân trọng Lê Đoàn MỤC LỤC D NH ỤC C C TỪ VI T T T D NH ỤC C C BẢNG BIỂU LỜI Ở ĐẦU Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUY T VỀ HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG.............5 1.1. Tổng quan về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng ..............................5 1.1.1. Lịch sử phát triển của quản trị chuỗi cung ứng ..........................................5 1.1.2. Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng .............................8 1.1.2.1. Chuỗi cung ứng ....................................................................................8 1.1.2.2. Quản trị chuỗi cung ứng ......................................................................9 1.1.3. Các mô hình chuỗi cung ứng ....................................................................11 1.1.3.1. Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản .....................................................11 1.1.3.2. Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng .....................................................11 1.1.3.3. Mô hình chuỗi cung ứng điển hình ....................................................12 1.1.4. Thành phần của chuỗi cung ứng...............................................................12 1.1.4.1. Nhà cung cấp......................................................................................12 1.1.4.2. Nhà sản xuất .......................................................................................12 1.1.4.3. Nhà phân phối ....................................................................................13 1.1.4.4. Nhà bán lẻ ..........................................................................................13 1.1.4.5. Khách hàng ........................................................................................13 1.1.5. Mục tiêu của chuỗi cung ứng ...................................................................13 1.1.6. Hoạt động của chuỗi cung ứng .................................................................14 1.1.6.1. Hoạt động thu mua .............................................................................14 1.1.6.2. Hoạt động sản xuất.............................................................................15 1.1.6.3. Hoạt động tồn trữ ...............................................................................15 1.1.6.4. Hoạt động phân phối ..........................................................................15 1.1.6.5. Hoạt động quản lý khách hàng...........................................................16 1.1.7. Những vấn đề chính trong hoạt động chuỗi cung ứng .............................16 1.1.7.1. Mạng lƣới phân phối ..........................................................................16 1.1.7.2. Kiểm soát tồn kho ..............................................................................16 1.1.7.3. Các hợp đồng cung ứng .....................................................................17 1.1.7.4. Tích hợp chuỗi cung ứng và cộng tác chiến lƣợc ..............................17 1.1.7.5. Thu mua bên ngoài.............................................................................17 1.1.7.6. Thiết kế sản phẩm ..............................................................................17 1.1.7.8. Công nghệ thông tin và hệ thống hỗ trợ ra quyết định ......................18 1.2. Các xu hƣớng của quản trị chuỗi cung ứng ....................................................18 1.2.1. Sự mở rộng của chuỗi cung ứng...............................................................18 1.2.2. Công nghệ.................................................................................................18 1.2.3. Gia công bên ngoài ...................................................................................19 1.2.4. Chuỗi cung ứng xanh ...............................................................................19 1.3. Đánh giá chuỗi cung ứng ................................................................................19 1.4. Phân biệt quản trị chuỗi cung ứng với quản trị logistics ................................21 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH MITSUBA M-TECH VIỆT NAM ................................................................24 2.1. Giới thiệu quá trình hoạt động của công ty Mitsuba M-tech Việt Nam .........24 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ........................................24 2.1.1.1. Chức năng ..........................................................................................26 2.1.1.2. Nhiệm vụ ............................................................................................27 2.1.2. Cơ cấu tổ chức ..........................................................................................27 2.1.3. Tình hình nhân sự của công ty .................................................................28 2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (2010 – 2012)............................29 2.2. Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Mitsuba M-tech Việt Nam ................................................................................................................31 2.2.1. Hoạt động mua hàng.................................................................................32 2.3.1.1. Tìm kiếm nhà cung cấp ......................................................................34 2.3.1.2. Xác định nhu cầu và phát hành đơn hàng ..........................................35 2.3.1.3. Theo dõi giao hàng.............................................................................37 2.3.1.4. Kiểm tra nhận hàng và nhập kho .......................................................41 2.3.1.5. Thanh toán .........................................................................................42 2.3.2. Hoạt động sản xuất ...................................................................................42 2.3.2.1. Triển khai sản phẩm ...........................................................................42 2.3.2.2. Lập kế hoạch sản xuất ........................................................................43 2.3.2.3. Sản xuất ..............................................................................................46 2.3.2.4. Kiểm tra chất lƣợng và nhập kho .......................................................48 2.3.3. Hoạt động tồn trữ .....................................................................................48 2.3.4. Hoạt động phân phối ................................................................................51 2.3.5. Hoạt động quản lý khách hàng .................................................................56 2.3.6. Hệ thống thông tin quản lý .......................................................................61 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH MITSUBA M-TECH VIỆT NAM .............................................65 3.1. Những định hƣớng phát triển của công ty trong thời gian tới ........................65 3.2. Những nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng ..........65 3.2.1. Xây dựng phòng thu mua riêng biệt .........................................................65 3.2.2. Đa dạng hóa nguồn cung cấp nội địa và xây dựng mối quan hệ liên minh với nhà cung cấp .................................................................................................66 3.2.3. Nâng cao năng lực của nhà cung cấp hiện tại ..........................................67 3.2.4. Hoàn thiện hệ thống ERP .........................................................................68 3.2.5. Hoàn thiện quy trình theo dõi đơn hàng và lập kế hoạch sản xuất ..........69 3.2.5.1. Hoàn thiện quy trình theo dõi đơn hàng ............................................69 3.2.5.2. Hoàn thiện quy trình lập kế hoạch sản xuất .......................................70 3.2.6. Kế hoạch đào tạo nhân viên và đánh giá hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng định kỳ .........................................................................................................71 3.2.7. Hoàn thiện quy trình giao hàng ................................................................72 3.3. Kiến nghị đối với nhà nƣớc ............................................................................72 3.3.1. Thủ tục hải quan thông thoáng .................................................................72 3.3.2. Tổ chức hội thảo chuyên đề chuỗi cung ứng............................................73 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOM (Bill Of Materials) Bảng định mức nguyên vật liệu B2B (Business To Business) Doanh nghiệp đến doanh nghiệp B/L (Bill of Lading) Vận đơn BPR (Business Process Reengineering) Tái thiết kế quy trình kinh doanh C/O (Certificate of Origin) Chứng nhận xuất xứ EDI (Electronic Data Interchange) Chuyển đổi dữ liệu nội bộ EOQ (Economic Order Quantity) ERP (Enterprise Resources Planning) ô hình lƣợng đặt hàng kinh tế cơ bản Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp FIFO (First In Fist Out) Nhập trƣớc, xuất trƣớc JIT (Just In Time) Vừa đúng lúc MRP (Materials Requirements Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu Planning) MRPII (Manufacturing Resource Hoạch định nguồn lực sản xuất Planning) PC (Production Control) Phòng kế hoạch sản xuất PD (Production Department) Phòng sản xuất POQ (Production Order Quantity) ô hình lƣợng đặt hàng theo sản xuất PurReq (Purchase Requisition) Yêu cầu mua hàng QC (Quality Control) Phòng quản lý chất lƣợng RFID (Radio Frequency Identification) Công nghệ nhận dạng bằng tần số radio ROHS (Restrictions of Hazardous Danh mục các chất cấm sử dụng trong Substances) sản phẩm SC (Supply Chain) Chuỗi cung ứng SCM (Supply Chain Management) Quản trị chuỗi cung ứng TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn TQM (Total Quality Management) Quản trị chất lƣợng toàn diện DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 So sánh giữa quản trị Chuỗi Cung Ứng và quản trị Logistics ...................... 22 Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty cuối năm 2012 ..................................... 29 Bảng 2.2 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ........................................ 30 Bảng 2.3 Thống kê kết quả giao hàng của nhà cung cấp từ 2010 – 2012 .................... 38 Bảng 2.4 Phân tích tỷ lệ tồn kho nguyên vật liệu giai đoạn 2010 – 2012 .................... 50 Bảng 2.5 Cơ cấu doanh thu theo khách hàng năm 2012 .............................................. 59 Bảng 2.6 Tổng hợp kết quả khảo sát sự hài lòng khách hàng 2012 ............................. 60 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản ................................................................ 11 Hình 1.2 Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng ................................................................. 11 Hình 1.3 Mô hình chuỗi cung ứng điển hình ............................................................... 12 Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH Mitsuba M-Tech Việt Nam Co., LTD. .... 28 Hình 2.2 Mô hình quản trị chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Mitsuba M-tech Việt Nam .............................................................................................................................. 32 Hình 2.3 Quy trình mua hàng nguyên vật liệu tại công ty TNHH Mitsuba M-tech Việt Nam ...................................................................................................................... 33 Hình 2.4 Giao diện hệ thống ERP R/3 của SAP .......................................................... 35 Hình 2.5 Quy trình nhập kho nguyên vật liệu tại công ty ............................................ 41 Hình 2.6 Kế hoạch sản xuất của 1 thành phẩm trong hệ thống ................................... 44 Hình 2.7 Lệnh sản xuất của 1 thành phẩm ................................................................... 47 Hình 2.8 Thao tác quét tem hàng xuất bán hàng thành phẩm ...................................... 52 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Với xu hƣớng toàn cầu hóa nhƣ hiện nay, các doanh nghiệp có thể mang sản phẩm, dịch vụ của mình tới nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Nhiều ngƣời tiêu dùng Việt Nam dễ dàng mua đƣợc các sản phẩm thƣơng hiệu của Mỹ, Châu Âu tại các cửa hàng trong nƣớc. Những sản phẩm này lại đƣợc sản xuất tại các quốc gia khác có lợi thế về chi phí nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ hoặc các nƣớc Đông Nam . Quá trình phối hợp của rất nhiều khâu, từ nhà cung cấp nguyên phụ liệu, các nhà máy gia công trên khắp thế giới, các đơn vị vận chuyển đến các trung tâm phân phối, các cửa hiệu bán sỉ, bán lẻ diễn ra rất phức tạp. Vì thế cần có sự phối hợp các hoạt động để quá trình tiến hành suôn sẻ, vừa tiết kiệm chi phí tối đa vừa đem lại nhiều lợi ích nhất cho các bên liên quan. Để làm đƣợc việc này, chỉ một cá nhân hay bộ phận nào đó trong tổ chức là không đủ, mà nó đòi hỏi mọi thành viên, mọi bộ phận trong tổ chức phải nỗ lực tham gia và hoàn thành tốt phần việc của mình hƣớng tới mục tiêu duy nhất là phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng. Từ những năm 1980, khái niệm chuỗi cung ứng đã đƣợc hình thành và phát triển mạnh mẽ. Chuỗi cung ứng liên kết các bên liên quan từ nhà cung cấp, đơn vị vận tải, doanh nghiệp, khách hàng thành một khối thống nhất. Nguyên vật liệu đầu vào sẽ đƣợc quản lý một cách hiệu quả cho đến khi hình thành sản phẩm, đƣa đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi cung ứng đƣợc xem nhƣ tài sản chiến lƣợc để các tập đoàn đa quốc gia nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, hoạt động quản trị này vẫn còn là sự thách thức với rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam. Thực tiễn cho thấy nhiều doanh nghiệp chƣa hiểu rõ đƣợc tầm quan trọng đặc biệt của chuỗi cung ứng trong môi trƣờng cạnh tranh toàn cầu ngày nay. Do đó họ không có sự đầu tƣ, cũng nhƣ nhận thức đúng đắn cho hoạt động này. Điều đó cũng đồng nghĩa cơ hội mở rộng thị trƣờng, phát triển sản phẩm mới đã bị giảm đi đáng kế. Thiết lập chuỗi cung ứng thích hợp là một vấn đề có ý nghĩa sống còn của mỗi doanh nghiệp và ngành. Bất kể doanh nghiệp ở đâu, qui mô nhƣ thế nào và 2 kinh doanh lĩnh vực gì thì việc cải thiện sức cạnh tranh của chính mình đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Một trong những cách đó là các doanh nghiệp nên hợp tác với các nhà cung cấp và nhà phân phối trong chuỗi cung ứng của chính doanh nghiệp đó. Công ty Mitsuba M-tech Việt Nam là một doanh nghiệp chuyên sản xuất linh kiện cho các hãng ô tô, xe máy lớn nhƣ Honda, Yamaha, Suzuki, Nissan… Những hãng này có yêu cầu rất gắt gao về điều kiện giao hàng, chất lƣợng sản phẩm và những chỉ tiêu khác. Điều này đòi hỏi công ty phải luôn cải tiến hoạt động quản lý, máy móc thiết bị để phục vụ khách hàng đƣợc tốt hơn. Chuỗi cung ứng cũng là một trong những hoạt động cần đƣợc chú trọng và đầu tƣ. Chính vì thế, tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Mitsuba M-tech Việt Nam” làm đề tài tốt nghiệp cao học kinh tế của mình. 2. Mục tiêu đề tài Luận văn tập trung nghiên cứu và hệ thống cơ sở lý thuyết liên quan đến hoạt động chuỗi cung ứng. Phân tích thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng của công ty Mitsuba M-tech Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp để nhằm hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng của công ty Mitsuba M-tech Việt Nam. 3. Nội dung thực hiện Đ i tƣ v Đ i tƣ ạ vi iê cứu iê cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạng và giải pháp để ứng dụng hoạt động chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp. P ạ vi iê cứu 3 Hoạt động chuỗi cung ứng của công ty Mitsuba M-tech Việt Nam. Số liệu từ năm 2010 – 2012. 4 P ƣơ á t ực hiện Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính, phƣơng pháp mô tả, phƣơng pháp phân tích và phƣơng pháp chuyên gia: Bƣớc 1: Nghiên cứu lý thuyết về hoạt động chuỗi cung ứng qua sách, giáo trình, các tạp chí, các kết quả nghiên cứu liên quan đã đƣợc công bố. Bƣớc 2: Nghiên cứu và mô tả thực trạng hoạt động hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Mitsuba M-tech Việt Nam bằng cách phỏng vấn trực tiếp ban lãnh đạo, cán bộ quản lý và nhân viên có liên quan đến chuỗi cung ứng và hoạt động chuỗi cung ứng. Bƣớc 3: Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả phân tích thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty theo từng bƣớc là cung ứng, sản xuất, tồn trữ và phân phối. Đƣa ra số liệu để phân tích hiệu quả hoạt động quản trị chuỗi cung ứng. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng. 5 Điểm mới của đề tài Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về hoạt động chuỗi cung ứng của công ty TNHH Mitsuba M-tech Việt Nam. Với cách tiếp cận hệ thống các lý luận về chuỗi cung ứng, cùng với những đánh giá tổng thể và phân tích toàn diện về tình hình hoạt động cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động chuỗi cung ứng của công ty, làm cơ sở để đƣa ra những giải pháp thích hợp. Những giải pháp nêu trong đề tài có thể đƣợc sử dụng để vận dụng trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tối ƣu hóa chi phí, nâng cao hiệu quả quản lý. 6. Kết cấu đề tài 4 Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, nội dung chính của luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về hoạt động chuỗi cung ứng Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Mitsuba M-tech Việt Nam Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Mitsuba M-tech Việt Nam 5 ƣơ : Ơ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG 1.1. Tổng quan về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng 1.1.1. Lịch sử phát triển của quản trị chuỗi cung ứng Trong những thập niên giữa 1950 và 1960, các công của Hoa Kỳ đã áp dụng nhiều công cụ để giảm thiểu chi phí và cải thiện năng xuất, trong khi ít chú ý đến việc tạo ra mối quan hệ với nhà cung cấp, cải thiện việc thiết kế quy trình và tính linh hoạt, hoặc cải thiện chất lƣợng sản phẩm. Việc thiết kế và phát triển sản phẩm mới diễn ra chậm chạp và lệ thuộc chủ yếu vào nguồn lực nội bộ, công nghệ và công suất. Chia sẻ công nghệ và chuyên môn thông qua sự cộng tác chiến lƣợc giữa ngƣời mua và ngƣời bán là một thuật ngữ hiếm khi nghe giai đoạn bấy giờ. Các quy trình sản xuất không chú trọng hàng đầu do tồn kho nhằm để duy trì máy móc vận hành thông suốt và quy trì cân đối dòng nguyên vật liệu, điều này dẫn đến tồn kho trong sản xuất tăng cao. Trong thập niên 1960 và 1970, hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP – Material Requirements Planning) và hệ thống hoạch định nguồn lực sản xuất (MRPII – anufacturing Resource Planning) đƣợc phát triển. Những hệ thống này cho phép các doanh nghiệp nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của quản trị nguyên vật liệu. Họ có thể đánh giá đƣợc mức độ tồn kho trong sản xuất, lƣu giữ và vận chuyển. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là máy tính làm gia tăng tính tinh vi của các phần mềm kiểm soát tồn kho dẫn đến làm giảm đáng kể chi phí tồn kho trong khi vẫn cải thiện truyền thông nội bộ về nhu cầu của các chi tiết cần mua cũng nhƣ nguồn cung. Thập niên 1980 đƣợc xem nhƣ là thời kỳ bản lề của quản trị chuỗi cung ứng. Thuật ngữ quản trị chuỗi cung ứng lần đầu tiên sử dụng một cách rộng rãi trên nhiều tờ báo cụ thể là ở tạp chí vào năm 1982 (O. R. Keith and M. D. Webber, “Supply-Chain anagement: Logistics Catches Up with Strategy,” Outlook - 1982). Cạnh tranh trên thịtrƣờng toàn cầu trở nên khốc liệt vào đầu thập niên 1980 (và tiếp tục đến ngày nay) gây áp lực đến các nhà sản xuất phải cắt giảm chi phí nâng cao 6 chất lƣợng sản phẩm cùng với việc gia tăng mức độ phục vụ khách hàng. Các hãng sản xuất vận dụng JIT và chiến lƣợc quản trị chất lƣợng toàn diện (TQM) nhằm cải tiến chất lƣợng, nâng cao hiệu quả sản xuất và thời gian giao hàng. Trong môi trƣờng sản xuất JIT với việc sử dụng ít tồn kho làm đệm cho lịch trình sản xuất, các doanh nghiệp bắt đầu nhận thấy lợi ích tiềm tàng và tầm quan trọng của mối quan hệ chiến lƣợc và hợp tác của nhà cung cấp - ngƣời mua - khách hàng. Khái niệm về sự cộng tác hoặc liên minh càng nổi bật khi các doanh nghiệp thực hiện JIT và TQM. Khi cạnh tranh ở thị trƣờng Mỹ gia tăng nhiều hơn vào thập niên 1990 kèm với việc gia tăng chi phí hậu cần và tồn kho cũng nhƣ khuynh hƣớng toàn cầu hóa nền kinh tế làm cho thách thức của việc cải thiện chất lƣợng, hiệu quả sản xuất, dịch vụ khách hàng và thiết kế và phát triển sản phẩm mới cũng gia tăng. Để giải quyết với những thách thức này, các nhà sản xuất bắt đầu mua sản phẩm từ các nhà cung cấp chất lƣợng cao, có danh tiếng và đƣợc chứng thực. Hơn nữa các doanh nghiệp sản xuất kêu gọi các nhà cung cấp tham gia vào việc thiết kế và phát triển sản phẩm mới cũng nhƣ đóng góp ý kiến cào việc cải thiện dịch vụ, chất lƣợng và giảm chi phí chung. Mặt khác, các công ty nhận thấy rằng nếu họ cam kết mua hàng từ những nhà cung cấp tốt nhất cho họat động kinh doanh của mình thì đổi lại họ sẽ hƣởng lợi gia tăng doanh số thông qua sự cải tiến chất lƣợng, phân phối và thiết kế sản phẩm cũng nhƣ cắt giảm chi phí nhờ vào việc quan tâm nhiều đến tiến trình, nguyên vật liệu và các linh kiện đƣợc sử dụng trong hoạt động sản xuất. Nhiều liên minh giữa nhà cung cấp và ngƣời mua đã chứng tỏ sự thành công của mình. Tái thiết kế quy trình kinh doanh (BPR - Business Process Reengineering) suy nghĩ một cách triệt để và tái thiết kế quy trình kinh doanh nhằm giảm các lãng phí và gia tăng thành tích đƣợc giới thiệu vào đầu thập niên 1990 là kết quả của những quan tâm to lớn trong suốt giai đoạn này với mục đích cắt giảm chi phí và nhấn mạnh đến những năng lực then chốt của doanh nghiệp nhằm đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh dài hạn. hi xu hƣớng này mất dần vào giữa cuối thập niên 1990 (thuật ngữ trở nên đồng nghĩa với việc thu hẹp quy mô), quản trị chuỗi cung cấp trở nên phổ quát hơn nhƣ là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. 7 Cũng trong thời gian này, các nhà quản trị, nhà tƣ vấn và các học giả hàn lâm bắt đầu nhận thức sâu sắc hơn sự khác biệt giữa hậu cần và quản trị chuỗi cung ứng. ãi cho đến thời điểm đó thì quản trị chuỗi cung cấp mới đƣợc nhìn nhận nhƣ là hoạt động hậu cần bên ngoài doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp bắt đầu ứng dụng các sáng kiến của quản trị chuỗi cung cấp, họ bắt đầu hiểu đƣợc sự cần thiết phải tích hợp tất cả các quy trình kinh doanh then chốt giữa các bên tham gia trong chuỗi cung ứng, cho phép chuỗi cung ứng vận hành và phản ứng nhƣ một thể thống nhất. Ngày nay, hậu cần đƣợc xem nhƣ là một thành tố quan trọng của khái niệm quản trị chuỗi cung ứng. Cùng thời điểm đó, các doanh nghiệp cũng nhận thấy lợi ích trong việc tạo ra các liên minh hoặc sự cộng tác với khách hàng của nó. Phát triển mối quan hệ mật thiết và dài hạn với khách hàng sẽ cho phép doanh nghiệp giữ ít tồn kho. Doanh nghiệp sẽ tập trung nguồn lực vào việc cung ứng tốt hơn các sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng. Điều này sẽ giúp thị phần đối với sản phẩm đƣợc cải thiện và nâng cao hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, quản trị chuỗi cung cấp phát triển song song theo hai hƣớng: (1) quản trị chuỗi cung ứng và thu mua nhấn mạnh đến khách hàng công nghiệp hoặc khách hàng tổ chức và (2) vận tải và hậu cần nhấn mạnh từ nhà bán sỉ và nhà bán lẻ. Mức độ phổ biến của các liên minh với nhà cung cấp và khách hàng (nhà cung cấp của nhà cung cấp và khách hàng của khách hàng) vào cuối thập niên 1990 và tiếp tục đến ngày nay. Xây dựng mối quan hệ cũng xảy ra đối với nhiều nhà cung cấp dịch vụ thứ ba hoặc các doanh nghiệp sử dụng chúng để đảm bảo việc cung ứng liên tục và không bị gián đoạn hàng hóa. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu suất và thành tích của mối quan hệ này theo từng giai đoạn cũng đồng hành với sự phát triển của quản trị chuỗi cung cấp. Một trong những thách thức mà nhiều doanh nghiệp đối diện hiện nay liên quan đến quản trị chuỗi cung cấp chính là cách thức đánh giá đầy đủ hiệu suất toàn diện trong một chuỗi cung cấp toàn cầu và thƣờng là cực kỳ phức tạp. 8 Đối với ngành bán sỉ và bán lẻ, trọng tâm của quản trị chuỗi cung cấp là những vấn đề về vị trí và hậu cầu hơn là vấn đề sản xuất. Quản trị chuỗi cung ứng trong những ngành này thƣờng liên quan đến việc đáp ứng nhanh chóng hoặc hậu cần tích hợp. Thành tựu của hệ thống chuyển đổi dữ liệu điện tử nội bộ (EDI – Electronic Data Interchange), hệ thống mã vạch, Internet và hệ thống nhận dạng bằng sóng radio (radio frequency identification) trong hai thập kỷ qua đƣợc hỗ trợ cho sự phát triển của khái niệm chuỗi cung ứng tích hợp. Các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ đã sử dụng quản trị chuỗi cung ứng nhằm đƣơng đầu với tính phức tạp và không chắc chắn chƣa từng có của thị trƣờng và để giảm thiểu tồn kho xuyên suốt chuỗi cung ứng. Việc phát triển nhanh chóng phần mềm quản trị chuỗi cung ứng khách hàng/máy chủ mà điển hình bao gồm việc tích hợp quản trị chuỗi cung ứng và các cấu thành của thƣơng mại điện tử đã hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển và ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng. Chia sẻ thông tin với các đối tác chuỗi cung ứng thông qua EDI và Internet cho phép doanh nghiệp tích hợp chức năng tồn kho, hậu cần, mua nguyên vật liệu, vận chuyển và các chức năng khác nhằm tạo ra phƣơng thức quản trị tiên phong và hiệu quả hơn. 1.1.2. Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng 1.1.2.1. Chuỗi cung ứng Nhiều công trình nghiên cứu đã đƣa ra những định nghĩa về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả trích lƣợc một số định nghĩa để bổ sung cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu, bao gồm: Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan đến nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ, và khách hàng [Nguyễn Kim Anh (2006), tr. 6]. Chuỗi cung ứng bao gồm các liên kết giữa các tổ chức trong dòng chảy xuôi chiều và ngƣợc chiều của sản phẩm, dịch vụ, tài chính, thông tin từ nguồn ban đầu 9 đến khách hàng cuối cùng [Robert M. Monczka, Robert B. Handfield, Larry C. Giunipero, James L. Patterson (2009), tr. 10]. Chuỗi cung ứng là một mạng lƣới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên vật liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm, thành phẩm và phân phối chúng cho khách hàng [Ganesham, Ran & Terry P. Harrison (1995)]. Chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm đƣa sản phẩm hay dịch vụ ra thị trƣờng [Lambert, Douglas M., James R. Stock & Lisa M. Ellram (1998), ch. 14]. Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, ngƣời bán lẻ và bản thân khách hàng. Hay chuỗi cung ứng hiểu một cách đơn giản đó là sự kết nối các nhà cung cấp, khách hàng, nhà sản xuất và các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến quá trình kinh doanh [Chopra, Sunil, and Peter Meindl (2003), ch. 1]. Theo hội đồng chuỗi cung ứng: Chuỗi cung ứng bao gồm mọi hoạt động liên quan đến sản xuất và phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn chỉnh, bắt đầu từ nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng. Nhƣ vậy chuỗi cung ứng là mối liên kết thành dòng chảy của các bên liên quan, để nguyên vật liệu đƣợc chuyển thành sản phẩm và phân phối đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Để quá trình này diễn ra trôi chảy, cần xây dựng đƣợc mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà cung cấp, nhà sản xuất, khách hàng. 1.1.2.2. Quản trị chuỗi cung ứng Để hoạt động chuỗi cung ứng diễn ra nhịp nhàng, hiệu quả, tổ chức cần phải xây dựng hoạt động quản trị cho tất cả các khâu. Tác giả cũng xin đƣa ra một số định nghĩa của những nhà nghiên cứu về quản trị chuỗi cung ứng. 10 Quản trị chuỗi cung ứng là một hệ thống, sự hợp tác mang tính chiến lƣợc của các chức năng kinh doanh truyền thống và các sách lƣợc kết hợp trong các chức năng kinh doanh trong phạm vi một doanh nghiệp cụ thể, xuyên suốt hoạt động kinh doanh trong phạm vi chuỗi cung ứng nhằm cải thiện việc hiện mang tính dài hạn của các doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ chuỗi cung ứng [Mentzer và cộng sự (2001), tr. 8]. Quản trị chuỗi cung ứng là hoạt động định hƣớng, quản lý hai chiều và phối hợp của sản phẩm, dịch vụ, thông tin, tài chính thành dòng chảy từ nguyên vật liệu đến ngƣời sử dụng cuối cùng [Robert M. Monczka, Robert B. Handfield, Larry C. Giunipero, James L. Patterson (2009), tr. 10]. Quản trị chuỗi cung ứng là sự phối hợi các công cụ từ lập kế hoạch và điều khiển các bƣớc trong mạng lƣới từ thu mua nguyên vật liệu, chuyển hóa thành sản phẩm và vận chuyển sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng [Joe D. Wisner, KeahChoon Tan, G. Keong Leong, Priciples Supply Chain Management – A Balanced Approach (2009), tr. 8]. Nhƣ vậy có thể hiểu khái quát về quản trị chuỗi cung ứng là tập trung quản lý các mối quan hệ trong thành phần chuỗi cung ứng [Huỳnh Thị Thu Sương (2012), tr. 15]. Nội dung chính của các định nghĩa này là ý tƣởng phối hợp hoặc tích hợp hàng hóa và các hoạt động dịch vụ liên quan vào các thành phần của chuỗi cung ứng để cải thiện hiệu quả hoạt động, chất lƣợng và dịch vụ khách hàng. Chính vì vậy, để quản trị chuỗi cung ứng thành công, các công ty phải cùng làm việc với nhau, chia sẻ thông tin nhƣ dự báo nhu cầu, kế hoạch sản xuất, những thay đổi năng lực, chiến lƣợc marketing mới, việc phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, công nghệ mới, kế hoạch mua hàng, ngày giao hàng và tất cả những thông tin khách ảnh hƣởng đến hoạt động mua hàng, sản xuất, kế hoạch phân phối. Ngày nay, ranh giới của chuỗi cung ứng cũng rất linh hoạt. Nhiều công ty đã mở rộng ranh giới của chuỗi cung ứng sang tầng lớp nhà cung cấp của nhà cung cấp,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan