Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu eximbank...

Tài liệu Giải pháp hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu eximbank

.DOC
56
192
135

Mô tả:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................... PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TM CP XNK VN –EXIMBANK ....................................................................................................................... 1.1 Khái quát về ngân hàng TMCP XNK VN (Eximbank)............................. 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng TM CP XNK VN-Eximbank..... 1.1.2 Khái quát về lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng TM CP XNK VNEximbank....................................................................................................... 1.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức ngân hàng TM CP XNK VN-Eximbank................... 1.1.4 Thị trường và khách hàng mục tiêu của Eximbank........................................ 1.1.5 Nguồn lực của ngân hàng TMCP XNK VN - Eximbnak..............................11 1.2 Tổng quan về thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam..............................16 1.2.1 Cung và đặc điểm cung................................................................................16 1.2.2 Cầu và đặc điểm cầu.....................................................................................17 PHẦN 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU CỦA NGÂN HÀNG TM CP XNK VN-EXIMBANK........................................19 2.1 Khái quát về thương hiệu Eximbank........................................................19 2.1.1 Mục tiêu, chiến lược thương hiệu.................................................................19 2.1.2 Các yếu tố nền tảng của thương hiệu Eximbank...........................................19 2.1.3 Thực trạng của hệ thống nhận diện thương hiệu của Eximbank...................21 2.2 Hệ thống nhận diện thương hiệu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Eximbank.................................................................................30 2.2.1 Khai thác hệ thống nhận diện thương hiệu Eximbank trong truyền thông marketing.....................................................................................................30 2.2.2 Khai thác hệ thống nhận diện thương hiệu Eximbank trong các hoạt động khác..............................................................................................................35 2.3 Đánh giá hệ thống nhận diện thương hiệu của Eximbank trong hoạt động kinh doanh....................................................................................................37 2.3.1 Hệ thống nhận diện thuơng hiệu với giá trị thương hiệu Eximbank............37 2.3.2 Các yếu tố trong hệ thống nhận diện thương hiệu........................................38 2.3.3 Đánh giá khai thác hệ thống nhận diện trong truyền thông và các hoạt động khác.....................................................................................................42 SV: Nguyễn Hồng Linh Chi Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẦN 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG NHẬN DIỆN CỦA EXIMBANK..............................................................45 3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp..............................................................................45 3.1.1 Xu hướng thay đổi của môi trường kinh doanh ngành tài chính ngân hàng ..................................................................................................................... 45 3.1.2 Thực trạng hệ thống nhận diện thương hiệu của Eximbank.........................46 3.2 Giải pháp hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu Eximbank.........46 3.2.1 Giải pháp đối với nhóm các yếu tố nhận diện cơ bản:..................................47 3.2.2 Giải pháp đối với nhóm các yếu tố ứng dụng:..............................................47 3.2.3 Các giải pháp khác:......................................................................................50 KẾT LUẬN............................................................................................................52 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................53 SV: Nguyễn Hồng Linh Chi Báo cáo thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Thương hiệu trong kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng đối với một doanh nghiệp, xây dựng một thương hiệu mạnh mang đến cho doanh nghiệp lợi thế to lớn, không chỉ vì nó tạo ra hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo uy tín cho sản phẩm, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá và là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh. Thương hiệu mạnh tạo niềm tin cho người tiêu dùng vào sản phẩm. Ngoài ra, với một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp sẽ có được thế đứng vững chắc trong các cuộc cạnh tranh của thị trường về giá, phân phối sản phẩm, thu hút vốn đầu tư, thu hút nhân tài…, làm tăng lợi nhuận và lãi cổ phần cho doanh nghiệp. Hơn nữa, với nhận thức ngày càng cao về thương hiệu của người tiêu dùng, thì thương hiệu là yếu tố chủ yếu để họ quyết định mua sắm. Ngân hàng được biết đến như là một định chế tài chính với hoạt động tiền thân là làm đại lý thanh toán, nhận, giữ hộ và cho vay. Với đặc thù là ngành kinh doanh tài chính, tiền tệ, ngân hàng là một loại hình dịch vụ, sản phẩm mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng của mình là dịch vụ tốt, về cơ bản sản phẩm của các ngân hàng là thực hiện nghiệp vụ huy động tiền gửi, cho vay và dịch vụ thanh toán, chất lượng của một ngân hàng có thể được đánh giá qua chất lượng dịch vụ, uy tín và hình ảnh của ngân hàng đó, đối với ngành ngân hàng, nếu chỉ vay và cho vay thì không có sự khác biệt. Do đó, việc xây dựng hình ảnh thương hiệu là quan trọng đối với các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt quan trọng với ngành ngân hàng nói riêng. Khi thương hiệu được cảm nhận bằng lý trí và tình cảm. Những đặc điểm nhận diện hữu hình của thương hiệu là nhận diện thương hiệu tác động trực tiếp đến xúc cảm của con người, tạo nên sự hình dung một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất về thương hiệu. Do đó, một thương hiệu mạnh phải xây dựng một hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh . Xây dựng Hệ thống NDTH là đại diện của hình ảnh thương hiệu đóng góp to lớn vào hoạt động và kết quả kinh doanh của ngân hàng. Hai năm trở lại đây, ngành tài chính ngân hàng được coi là ngành sôi động nhất trong việc xây dựng thương hiệu khi hàng loạt các ngân hàng, định chế tài chính tiến hành thay đổi bộ nhận diện thương hiệu mới: như VIBank, SeaBank, DongA bank…và cả ngân hàng nước ngoài ANZ. Điều đó cho thấy các ngân hàng rất chú trọng đến việc cải thiện và tái tạo sức sống cho hình ảnh thương hiệu để đạt SV: Nguyễn Hồng Linh Chi 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp vị thế cạnh tranh cao hơn trên thị trường. Vì vậy, trước sức ép cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong và ngoài nước, sự ra đời của ngày càng nhiều ngân hàng mới với phong cách hiện đại, chuyên nghiệp hơn, vấn đề phát triển thương hiệu thật sự trở nên quan trọng và cần thiết đối với các NHTM Việt Nam nói chung và Eximbank nói riêng. Hệ thống nhận diện thương hiệu của ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank hiện đang tồn tại một số vấn đề bất cập trong quá trình xây dựng một hình ảnh thương hiệu eximbank mạnh Với vị trí thực tập hiện tại, thực tế tình hình thực tập và khả năng của bản thân, em nhận thấy vấn đề đặt ra nằm trong khả năng nghiên cứu và giải quyết của bản thân. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Thực trạng xây dựng và sử dụng hệ thống nhận diện thương hiệu của Eximbank - Từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu của Eximbank 3. Đối tượng nghiên cứu: - Hệ thống nhận diện của ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank 4. Phạm vi nghiên cứu: - Đề tài chỉ nghiên cứu về vấn đề hệ thống nhận diện ngân hàng Eximbank 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu mô tả: các thông tin thứ cấp, bao gồm: thông tin về thị trường dịch vụ tài chính- ngân hàng, về ngân hàng Eximbank, hệ thống nhận diện thương hiệu của Eximbank …, các thông tin sơ cấp thu thập từ quá trình điều tra, chọn lọc, xử lý trong thời gian thực tập. - Phương pháp quan sát: tiến hành khảo sát tại chi nhánh Eximbank Hà Nội Nội dung bài viết gồm 3 phần, đó là: Phần 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Việt Nam – Eximbank (TM CP XNK VN) Phần 2: Thực trạng hệ thống nhận diện thương hiệu của ngân hàng Eximbank Phần 3: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống nhận diện của Eximbank PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TM CP XNK VN –EXIMBANK SV: Nguyễn Hồng Linh Chi 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1.1 Khái quát về ngân hàng TMCP XNK VN (Eximbank) 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng TM CP XNK VNEximbank - Ngày 24/05/1989, Eximbank được thành lập vào theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam - Ngày 17/01/1990 ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động - Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 10.560 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.627 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam - Tính đến ngày 31/12/2010, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 183 Chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Nghệ An, Huế, Bạc Liêu, Long An, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đắc Lắc, Lâm Đồng và TP.HCM và đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 852 Ngân hàng và chi nhánh ngân hàng ở hơn 80 quốc gia trên thế giới. 1.1.2 Khái quát về lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng TM CP XNK VNEximbank Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước. SV: Nguyễn Hồng Linh Chi 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản. - Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option). - Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque. - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB...thanh toán qua mạng bằng Thẻ - Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước. - Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước...) - Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ - Dịch vụ đa dạng về Địa ốc - Home Banking; Mobile Banking; Internet Banking - Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp Thomas Cook Traveller' Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với những dịch vụ và tiện ích Ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu của Quý khách. 1.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức ngân hàng TM CP XNK VN-Eximbank 1.13.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức SV: Nguyễn Hồng Linh Chi 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sơ đồ 1.1 SV: Nguyễn Hồng Linh Chi 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguồn: Bản cáo bạch - Ngân hàng Eximbank SV: Nguyễn Hồng Linh Chi 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận: - Đại hội đồng cổ đông:là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng bao gồm các cổ đông có tên trong danh sách đăng ký cổ đông - Hội đồng quản trị: Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Đại hội đồng cổ đồng trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Ngân hàng; Quyết định cơ cấu tổ chức của trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, ngân hàng, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp; Quyết định việc mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, thành lập đơn vị sự nghiệp. - Ban kiểm soát là cơ quan giám sát hoạt động của Ngân hàng nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của Ngân hàng; giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều lệ ngân hàng trong quản trị, điều hành ngân hàng; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.  Bộ máy điều hành: - Tổng giám đốc +Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị. Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Điều lệ ngân hàng và tuân thủ pháp luật. Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của ngân hàng. + Tổ chức thực hiện kế hoạch, kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty, bảo toàn và phát triển vốn. + Xây dựng và trình Hội đồng quản trị, phê duyệt kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm; các quy chế điều hành quản lý Công ty; quy chế tài chính, quy chế lao động tiền lương; quy chế sử dụng lao động..v.v., kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức Công ty; + Quyết định các biện pháp tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị, các biện pháp khuyến khích mở rộng sản xuất. + Đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức danh: Phó giám đốc, Kế toán trưởng. SV: Nguyễn Hồng Linh Chi 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp + Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với các trưởng phòng ban, các chức danh tương đương và cán bộ công nhân viên dưới quyền trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. + Báo cáo trước Hội đồng quản trị tình hình hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, cung cấp đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của HĐQT, chuẩn bị các tài liệu cho các cuộc họp HĐQT. + Đại diện Công ty trong việc khởi kiện các vụ án có liên quan đến quyền lợi của Công ty khi được Hội đồng quản trị uỷ quyền bằng văn bản. - Khối nguồn nhân lực +Lập kế hoạch nhân sự hàng năm, đào tạo, nâng bậc, tuyển dụng + Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kỷ luật, nội quy lao động. + Đề xuất với giám đốc công ty về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, tuyển dụng, kết thúc, thuyên chuyển cán bộ + Theo dõi và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động. - Khối cá nhân: bao gồm phòng khách hàng cá nhân với chức năng tìm kiếm khách hàng cá nhân, bán dịch vụ của ngân hàng, trung tâm ngân hàng điện tử cung cấp các dịch vụ thanh toán và truy vấn online cho các cá nhân có quan hệ thanh toán và tài khoản với ngân hàng, trung tâm dịch vụ khách hàng chăm sóc khách hàng, thiết lập mối quan hệ với khách hàng cá nhân. - Khối doanh nghiệp: tìm kiếm các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp lớn, bán các sản phẩm dịch vụ, trung tâm ngân hàng điện tử cung cấp các dịch vụ thanh toán và truy vấn online cho các khách hàng tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế có quan hệ thanh toán và tài khoản với ngân hàng, trung tâm dịch vụ khách hàng chăm sóc, thiết lập mối quan hệ với khách hàng doanh nghiệp - Khối ngân quỹ - đầu tư tài chính: Đảm nhiệm chức năng kinh doanh vốn, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng. - Bộ phận tín dụng: xây dựng chính sách, phát triển sản phẩm trong các hoạt động tín dụng, huy động vốn thị trường của ngân hàng và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về an toàn, hiệu quả của các hoạt động đó trong nhiệm vụ và quyền hạn được giao. - Khối công nghệ thông tin: gồm phòng công nghệ thông tin và trung tâm dữ liệu, có chức năng đảm bảo về công nghệ kỹ thuật trong hoạt động ngân hàng. SV: Nguyễn Hồng Linh Chi 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Khối tài chính: gồm phòng kế hoạch tài chính và kế toán: Tham mưu giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành công tác kinh tế tài chính và hạch toán kế toán; xúc tiến huy động tài chính và quản lý công tác đầu tư tài chính, Thanh quyết toán các chi phí hoạt động, chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh và chi phí đầu tư các dự án theo quy định. - Khối phát triển kinh doanh: nghiên cứu và phát triển thị trường, thực hiện các hoạt động marketing, thực hiện công tác thẩm định giá và quan hệ quốc tế - Khối giám sát hoạt động: quản lý rủi ro, quản lý pháp lý và tuân thủ, xử lý nợ, kiểm tra, kiểm soát nội bộ. - Khối văn phòng: thực hiện công tác quản lý hành chính, quản lý – xây dựng, phát triển mạng lưới. - Các chi nhánh: Eximbank hiện có 120 chi nhánh trên toàn quốc, các chi nhánh có đầy đủ chức năng của một ngân hàng hiện đại, là đơn vị phụ thuộc ngân hàng. Chi nhánh định hướng phát triển hoạt động bán lẻ, hướng đến các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn. 1.1.4 Thị trường và khách hàng mục tiêu của Eximbank 1.1.4.1 Thị trường của ngân hàng Eximbank - Ngân hàng TMCP XNK VN Eximbank chủ yếu khai thác thị trường tiềm năng là các đối tượng khách hàng cá nhân có thu nhập khá và thu nhập cao, những người có lượng tiền mặt lớn, có tài sản tích luỹ, có năng lực tài chính, với đặc thù là ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu, thị trường mà Eximbank hướng đến và luôn chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ để giành ưu thế là những khách hàng có sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế, tính chất của thị trường này là đòi hỏi những dịch vụ tiện ích và chuyên nghiệp, đáp ứng những người có tư duy về quản lý tài chính cá nhân . Với đối tượng khách hàng doanh nghiệp, những doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn là thị truờng tiềm năng của Eximbank, Eximbank cung cấp các dịch vụ vượt trội về thanh toán quốc tế như thanh toán nhập khẩu, thanh toán xuất khẩu, dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói, thực hiện tất cả các nghiệp vụ giao dịch hối đoái như giao dịch hối đoái giao ngay, giao dịch hối đoái có kỳ hạn, quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ…, dịch vụ chuyển tiền trong nước, ra nước ngoài và ngoại hối, kiều hối về Việt Nam. Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế, giao dịch với đối tác nước ngoài, có SV: Nguyễn Hồng Linh Chi 9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế là thị trường tiềm năng mà Eximbnak cam kết cung cấp dịch vụ tốt nhất. Ngoài ra, với tiềm lực tài chính hùng mạnh, Eximbnak cũng mở rộng và khai thác thị trường với các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập, bằng cách cung cấp nhiều sản phẩm cho vay ưu đãi. - Hiện tại, Eximbank thiết lập mạng lưới chi nhánh chủ yếu trong phạm vi các thành phố lớn tại Việt Nam như TP Hồ Chí Minh với 85 chi nhánh, Hà Nội: 33 chi nhánh, Đà Nắng: 10 chi nhánh, Nghệ An: 8 chi nhánh, Hải Phòng: 5 chi nhánh, Quảng Ninh: 6 chi nhánh…các địa bàn khác, Eximbank vẫn chưa thiết lập chi nhánh hoạt động. Có thể nói, phạm vi thị trường của Eximbnak tập trung ở những địa bàn có hoạt động mạnh về xuất nhập khẩu và sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế. Eximbank đã vươn tầm thế giới với sự hợp tác cùng 640 Ngân hàng lớn tại 65 quốc gia trên thế giới. 1.1.4.1.2 Khách hàng mục tiêu của Eximbank - Nhóm khách hàng cá nhân: Cá nhân người Việt Nam, người nước ngoài có tài sản đảm bảo, đối tượng tín chấp có năng lực tài chính như giáo sư, giảng viên các trường Đại học, bác sĩ, nhân viên Ngân hàng, doanh nhân, cán bộ, công nhân viên chức, …có thu nhập tối thiểu 2 triệu đồng, du học sinh và việt kiều tại nước ngoài, những khách hàng này có thể sử dụng loại thẻ ”chi tiêu trước-trả tiền sau” của eximbank. Eximbank tập trung khai thác đối tượng khách hàng cá nhân thuộc tầng lớp trung lưu, đây là những đối tượng có tài sản và có năng lực tài chính, tư duy quản lý tài chính hiện đại, luôn phát sinh những kế hoạch tài chính và sẵn sàng sử dụng các dịch vụ mới, tiện ích mới của ngân hàng. - Nhóm khách hàng doanh nghiệp: Eximbank được biết đến là một trong các ngân hàng hàng đầu cung cấp các dịch vụ dành cho doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu như: tài trợ tín dụng, chiết khấu các giấy tờ có giá với lãi suất ưu đãi, huy động vốn tiền gửi, thanh toán trong nước và quốc tế, mua bán vàng và ngoại tệ… Đối tượng khách hàng doanh nghiệp của Eximbank có thể chia thành hai đối tượng là doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. + Doanh nghiệp trong nước: các doangh nghiệp vừa và nhỏ có phương án kinh doanh khả thi và đủ khả năng trả nợ, các doanh nghiệp lớn cần vốn đầu tư, các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực SV: Nguyễn Hồng Linh Chi 10 Báo cáo thực tập tốt nghiệp xuất nhập khẩu.Các đơn vị này mong muốn những sản phẩm cho vay ưu đãi từ một ngân hàng uy tín, chất lượng, hầu hết các doanh nghiệp trong nước là những doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư. + Doanh nghiệp nước ngoài: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; các tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Đối tượng khách hàng này là một trong những nhóm khách hàng mục tiêu của Eximbank, các tổ chức này có yếu tố nước ngoài, do đó cần thực hiện nhiều giao dịch thanh toán quốc tế và giao dịch hối đoái như chuyển tiền về công ty mẹ, chuyền tiền tới chủ đầu tư ở nước ngoài…, họ cần một giải pháp nhanh chóng, tiện lợi, chuyên nghiệp và đảm bảo của một ngân hàng uy tín đi đầu về lĩnh vực này. 1.1.5 Nguồn lực của ngân hàng TMCP XNK VN - Eximbnak 1.1.5.1 Nguồn nhân lực Tính đến thời điểm 31/02/2012, tổng số cán bộ công nhân viên của ngân hàng Eximbank là 4.529 người, cơ cấu nhân lực thể hiện dưới bảng sau: Bảng 1.2 Cơ cấu Giới tính Tuổi Trình độ Thâm niên Nam Nữ Dưới 30 tuổi Từ 31 đến 40 tuổi Từ 41 đến 50 tuổi Trên 50 tuổi Trên đại học Đại học Cao đẳng và trung cấp Số lượng (người) 2.208 2.321 1.848 1.181 962 528 969 2.324 705 Phổ thông TH 531 11.7 Dưới 5 năm 2.835 62.5 Từ 5 đến 15 năm Trên 15 năm 1.404 290 31.0 6.5 Đặc điểm Tỷ lệ ( %) 48,8 51.2 40.8 26.1 21.2 11.9 21.4 51.3 15.6 Nguồn:Bộ phận nhân sự- Ngân hàng Eximbank Trong quá trình phát triển, Eximbank thường xuyên cử cán bộ, nhân viên tham SV: Nguyễn Hồng Linh Chi 11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp gia các khoá đào tạo, huấn luyện ở nước ngoài, đặc biệt là các khoá đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, công nghệ thông tin và thẻ tín dụng tại Singapore, ấn độ, thành lập trung tâm đào tạo Eximbank với nhiệm vụ chính là huấn luyện nghiệp vụ. Từ những thông tin trên có thể thấy, nguồn nhân lực Eximbank là nguồn nhân lực trẻ, số lao động dưới 30 tuổi chiếm tới 40,8% tổng số lao động, số lượng nhân sự có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỉ lệ cao cho thấy chất lượng của nguồn nhân lực. Tuy nhiên, số nhân viên mới chiếm tỷ trọng nhiều, số người có thâm niên trong ngành ngân hàng còn chiếm tỷ trọng ít. Ngoài ra, đến nay Eximbnak vẫn chưa có chiến lược dài hạn về thu hút và giữ nguồn nhân lực nhằm chuẩn bị đuơng đầu với xu thế cạnh tranh về nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình hội nhập của ngân hàng. 1.1.5.2 Nguồn lực cơ sở vật chất - Cơ sở hạ tầng: Eximbank có trụ sở chính đặt tại Tầng 8, văn phòng số L801-11+16, tòa nhà Vincom Center, số 72 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Q.1, TP. Hồ Chí Minh (Trụ sở mới chính thức hoạt động kể từ ngày 28/11/2011) và đang xây dựng toà nhà Eximbank có quy mô lớn tại địa điểm trụ sở cũ số 7 – Lê Thị Hồng Gấm - Quận 1- TP Hồ Chí Minh. Eximbank có gần 200 chi nhánh – văn phòng giao dịch trên toàn quốc, trong đó, tại TP Hồ Chí Minh có 85 chi nhánh, Hà Nội có 33 chi nhánh. Số lượng các trạm ATM của Eximbank trên toàn quốc khoảng hơn 200 trạm ATM, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh 105 trạm ATM, Hà Nội 41 trạm ATM, Đà Nẵng 16 trạm ATM và Hải Phòng 8 trạm ATM. - Hạ tầng công nghệ: Eximbank đã đưa vào vận hành hệ thống ngân hàng lõi tập trung (corebanking) từ năm 2003 dưới sự tài trợ của ngân hàng thế giới, triển khai hệ thống phát hành thẻ Quốc tế (Sema Card), hệ thống phát hành thẻ nội địa và quản lý ATM ( Prime & Online). Dựa trên các hệ thống hiện đại này, Eximbank triển khai các sản phẩm tài chính ngân hàng hiện đại như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, hệ thống ATM, phonebanking, Homebanking. Eximbank luôn bắt kịp công nghệ hiện đại ứng dụng cho ngân hàng như thiết lập hệ thống Swift với 640 Ngân hàng lớn tại 65 quốc gia trên thế giới, ngân hàng điện tử qua Internet, SMS banking… Eximbank là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên tham gia vào hệ thống thanh toán bù trừ điện tử của ngân hàng Nhà nước và là một trong ba ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được hai tổ chức thẻ hàng đầu thế giới là MasterCard, Visa SV: Nguyễn Hồng Linh Chi 12 Báo cáo thực tập tốt nghiệp công nhận là thành viên, nhận được nhiều đánh giá tích cực từ hai tổ chức này. 1.1.5.3 Nguồn lực tài chính Từ số vốn điều lệ 50 tỷ đồng và thời điểm mới thành lập, 250 tỷ đồng vào năm 2000, 1.200 tỷ đồng năm 2006, đến nay, vốn điều lệ của Eximank đã đạt 10.560 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.627 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Eximbank là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á được chọn vào top 25 ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tài sản cao nhất thế giới ( tạp chí The Banker xếp hạng năm 2012- Tiêu chí xếp hạng: vốn cấp 1, bao gồm vốn đều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp), quỹ đầu tư phát triển dịch vụ, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, lợi nhuận không chia, thặng dư cổ phần,tổng tài sản, hệ số tài sản vốn, tăng trưởng lợi nhuận thực ) Năm 2010, tổng tài sản của Eximbank đạt tới 131.111 tỷ đồng, tăng tới 100,3% so với cuối năm 2009 và hoàn thành 149% kế hoạch. Năm 2011, ngân hàng này đạt chỉ tiêu tổng tài sản đạt 180.000 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2010. Eximbank được xếp hạng trong 1.000 ngân hàng hàng đầu thế giới. Trong số 8 ngân hàng Việt Nam được bình chọn vào bảng xếp hạng của The Banker, Eximbank đứng thứ 4 sau BIDV, Vietcombank và VietinBank. 1.1.5.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TM CP XNK VNEximbank .Bảng 1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2009 - 2011 Đơn vị:triệu VNĐ Chỉ tiêu Tổng giá trị tài sản 2009 96.710.424 Vốn chủ sở hữu Doanh thu (Tổng thu nhập) Thuế và các khoản phải nộp Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế 2010 131.111.000 179.826.508 8.526.947 4.813.835 258.218 969.232 1.248.745 2011 4.789.858 13.627.355 2.115.500 7.307.586 165.430 362.261 628.847 1.611.006 463.417 711.014 Nguồn: BCTC đã kiểm toán 2009, 2010, và 2011 ngân hàng Eximbank Bảng 1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh Quý I năm 2012 SV: Nguyễn Hồng Linh Chi 13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị:triệu VNĐ Chỉ tiêu Tổng giá trị tài sản Vốn chủ sở hữu Doanh thu (Tổng thu nhập) Thuế và các khoản phải nộp Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế Quý I/2012 180.231.000 14.211.032 1.002.998 250.261 1.001.786 751.525 1.1.5.5 Môi trường kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của Eximbank - Môi trường kinh tế Kể từ đầu năm 2011, tình hình kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng với nợ công xảy ra tại các nước châu Âu kéo theo sự sụt giảm chung của nền kinh tế thế giới. Đối với Việt Nam, 2011 là năm kinh tế khó khăn với chính sách thắt chặt tiền tệ lớn, lạm phát tăng cao, thiếu hụt tiền đồng, 50.000 doanh nghiệp phá sản, tăng trưởng tín dụng chỉ hơn 9% so với năm 2009, tổng tăng trưởng tín dụng hơn 40%; năm 2010 hơn 30%, khiến cho cả nền kinh tế gặp khó khăn vì thiếu hụt tiền. Sự thiếu hụt tiền đồng dẫn đến lãi suất quá cao, cá biệt đã lên đến 25-30% một năm, vượt xa khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Tình hình này khiến kinh doanh đình trệ, quá nhiều doanh nghiệp lỗ, công việc giảm sụt, ảnh hưởng đến tất cả người dân Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng và được dự đoán sẽ còn khó khăn trong giai đoạn tiếp theo, ngành ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn với nợ xấu tăng nhanh dù lợi nhuận ngân hàng vẫn tiếp tục tăng trưởng, huy động tiền gửi và cho vay đều giảm. - Môi trường pháp luật Trong hoạt động kinh doanh của NHTM chịu chi phối và ảnh hưởng của rất nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, luật dân sự, luật xây dựng, luật đất đai, luật cạnh tranh, luật các tổ chức tín dụng…Bên cạnh đó, NHTM còn chịu sự quản lý chặt chẽ từ NHNN và được xem là một trung gian để NHNN thực hiện các chính sách tiền tệ của mình. Do vậy, hoạt động kinh doanh của các NHTM phụ thuộc rất nhiều vào chính sách tiền tệ, tài chính của chính phủ và NHNN. Ngoài những hệ thống và văn bản pháp luật trong nước, các NHTM còn phải chịu những qui định, chuẩn mực chung của tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong việc quản trị hoạt SV: Nguyễn Hồng Linh Chi 14 Báo cáo thực tập tốt nghiệp động kinh doanh của mình. Do vậy, bất kỳ sự thay đổi nào trong hệ thống pháp luật, chuẩn mực quốc tế, cũng như chính sách tiền tệ của NHNN sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của các NHTM. Là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam, hoạt động bền vững và có ý thức trách nhiệm vì cộng đồng, Eximbank luôn thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Chính phủ và thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong ngăn chặn suy giảm kinh tế, kiềm chế lạm phát, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, ổn định kinh tế vĩ mô. - Môi trường công nghệ Ngày càng nhiều các công nghệ mới hiện đại ra đời và ứng dụng vào lĩnh vực ngân hàng. Các NHTM Việt Nam đều đang từng bước hiện đại hóa, ứng dụng những phần mềm công nghệ hiện đại trong việc quản lý ngân hàng tạo điều kiện để hiện đại hóa ngân hàng. Tuy nhiên ứng dụng công nghệ hiện đại cũng đặt ra yêu cầu các ngân hàng phải có vốn lớn và chiến lược đầu tư hợp lý; kéo theo nó là sự cạnh trạnh ngày càng khốc liệt giữa các ngân hàng. Cùng ngành Ngân hàng đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa, Eximbank luôn quan tâm đầu tư đổi mới, ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến, xác định việc tiếp cận và sử dụng các công nghệ ngân hàng hiện đại là một ưu tiên quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Eximbank là ngân hàng TMCP đầu tiên được chọn tham gia “ Hệ thống thanh toán và hiện đại hoá ngân hàng” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức dưới sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới. - Đối thủ cạnh tranh của Eximbank Là một trong những ngân hàng được thành lập sớm nhất trong hệ thống các NHTMCP Việt nam, Eximbank nằm trong nhóm các ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam hiện nay như Vietcombank, Sacombank, BIDV, Á Châu ACB, Vietinbank Hình ảnh và thương hiệu của Eximbank được nhiều người biết đến cùng những phát triển của ngân hàng cả về lượng và chất. Eximbank là ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu, có đặc thù và thế mạnh về dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. Thế mạnh của Eximbank còn ở các hoạt động phi tín dụng bao gồm: thanh toán, bảo lãnh. Do đó, các ngân hàng được xếp vào nhóm “ngân hàng bán buôn – ngân hàng giao dịch nhiều với các doanh nghiệp vừa và lớn” như SV: Nguyễn Hồng Linh Chi 15 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Vietcombank, ACB, Sacombank, BIDV, HSBC, Eximbank…, sẽ được khách hàng lựa chọn khi nói đến thanh toán quốc tế. Có thể nói, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của ngân hàng Eximbank là những “ ngân hàng bán buôn ” có tên tuổi, chưa kể dến những đối thủ cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng bán lẻ. 1.2 Tổng quan về thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam 1.2.1 Cung và đặc điểm cung Việt Nam đang được đánh giá là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới với nhu cầu dịch vụ tài chính và cho vay tăng cao. Thu nhập bình quân của người Việt Nam cũng cao hơn trước đây dẫn đến gia tăng nhu cầu có các sản phẩm tiết kiệm, sản phẩm thẻ và các dịch vụ tài chính cá nhân. Đây là một thị trường mở cho các ngân hàng hiện tại vẫn chưa được đáp ứng nhu cầu một cách đầy đủ. Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, các ngân hàng nước ngoài được phát triển tự do hơn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Do đó, cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn đòi hỏi các ngân hàng trong nước không ngừng cải tiến sản phẩm và nâng cao dịch vụ của mình để cùng cạnh tranh trong thị trường mở. Hiện nay Việt Nam đang có nhiều ngân hàng nhưng chưa có một ngân hàng thực sự mạnh tầm cỡ quốc tế. Nhìn chung, các ngân hàng đã mở rộng quy mô mạng lưới để huy động nhiều vốn (phát triển theo chiều rộng), việc này dẫn đến tình trạng các ngân hàng đang cạnh tranh quyết liệt với nhau trong hoạt động tín dụng mà ít chú trọng chất lượng các sản phẩm và dịch vụ tiện ích kèm theo (chiều sâu). Đồng thời, các ngân hàng mở rộng quy mô nhưng do thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cao nên công tác quản trị không theo kịp quy mô phát triển. Đặc điểm chung về cung thị trường tài chính - tiền tệ ở Việt Nam là có nhiều ngân hàng quy mô nhỏ, hoạt động tại thành thị với danh mục cho vay phát triển nhanh hơn năng lực đáp ứng của ngân hàng . Do những vấn đề như áp lực tăng trưởng, hệ thống quản lý rủi ro còn tương đối kém phát triển, kỹ năng quản lý yếu kém nên chất lượng hoạt động ngân hàng không đảm bảo. Kết quả một nghiên cứu gần đây cho thấy, rất ít ngân hàng Việt Nam mua, nghiên cứu hoặc có sử dụng các số liệu nghiên cứu về thị trường truyền thông cho các chiến lược xây dựng thương hiệu của mình. Thậm chí, không có ngân hàng nào có nghiên cứu chuyên nghiệp về khách hàng tiềm năng của mình. Có thể thấy sự quan tâm của các ngân hàng về xây dựng thương hiệu ít nhiều còn thụ động và không có định hướng, chưa có sự sáng SV: Nguyễn Hồng Linh Chi 16 Báo cáo thực tập tốt nghiệp tạo và chiến lược lâu dài. Bên cạnh đó, có một số ngân hàng đã phát triển bền vững, có quy mô lớn, nguồn lực hùng mạnh, nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng quản lý tốt, quan tâm đến vấn đề xây dựng hình ảnh thương hiệu, giữ uy tín trong lòng khách hàng. Hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng thương hiệu. Đó là nâng cao thái độ phục vụ, công tác truyền thông quảng cáo, quan hệ khách hàng, tạo dựng logo, thiết lập tầm nhìn, sứ mệnh…Những ngân hàng lớn đã thành công là những ngân hàng biết tạo dựng hình ảnh thương hiệu, nâng cao giá trị thương hiệu, ý thức xây dựng một hệ thống nhận diện thương hiệu bài bản, bởi, trong một môi trường cạnh tranh, để phát triển và lớn mạnh, các ngân hàng cần có một thương hiệu mạnh. Một ví dụ về định vị thương hiệu thành công là Ngân hàng Công thương Việt Nam. Sau hơn 1 năm chuyển đổi với khoản chi phí không nhỏ, thương hiệu Vietinbank đã có được chỗ đứng và đăng ký bản quyền tại 40 quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó cũng có khá nhiều ngân hàng xác lập được thế mạnh của mình trong lòng khách hàng. Bây giờ, nói đến thanh toán quốc tế người tiêu dùng sẽ chọn Vietcombank, ACB, Sacombank, Eximbank…. Muốn lựa chọn sản phẩm bán lẻ, khách hàng sẽ chọn Sacombank, Techcombank. Người dân nông thôn, vùng sâu vùng xa sẽ luôn chọn Agribank, Ngân hàng Chính sách Xã hội… khi có nhu cầu tín dụng. Nhưng có thể thấy những ngân hàng nổi bật đa phần đều thuộc về các NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần có lịch sử phát triển tương đương các NHTM Nhà nước. Trong khi đó, hàng chục NHTM cổ phần quy mô nhỏ ra đời trong thời gian gần đây đã không ghi được nhiều dấu ấn và tỏ ra mờ nhạt. 1.2.2 Cầu và đặc điểm cầu - Nền kinh tế Việt Nam đạt tăng trưởng GDP trung bình khoảng 7%/năm trong suốt một thập niên từ năm 2000 đến 2012, giúp gia tăng tầng lớp trung lưu ở thành thị có thu nhập khá, có tiền tiết kiệm nhiều hơn và nhiều khoản đầu tư hơn. Việt Nam là nước có tầng lớp trung lưu lớn mạnh với tốc độ tăng trưởng chỉ sau Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, ở Việt Nam mới chỉ có 20% dân số có tài khoản ngân hàng nên nhu cầu về sử dụng dịch vụ của ngân hàng vẫn rất lớn. Theo thống SV: Nguyễn Hồng Linh Chi 17 Báo cáo thực tập tốt nghiệp kê của ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), có khoảng hàng chục ngàn khách hàng tiềm năng tại Việt Nam, có tài sản tối thiểu 50.000 USD - số tiền đủ để có thể tiếp cận các dịch vụ ưu tiên của các ngân hàng. - Cầu cá nhân trên thị trường ngân hàng Việt Nam cũng có những đặc thù riêng, điều này tạo ra cả thách thức và cơ hội cho tất cả các ngân hàng. Với những kinh nghiệm quá khứ từ thời chiến tranh, lạm phát phi mã và bất ổn kinh tế vĩ mô, nhiều người dân Việt Nam thích giữ tiền tiết kiệm bằng ngoại tệ (USD) hoặc vàng hơn là bằng VNĐ. Chỉ có một số ít người vay tiền của ngân hàng hoặc tiêu bằng thẻ tín dụng. Họ thích vay mượn từ bạn bè, gia đình hoặc những cá nhân kinh doanh tiền tệ, mặc dù với tỷ lệ lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, thiên hướng thích sở hữu vàng, USD và bất động sản cũng giúp thúc đẩy nhận thức tương đối tiến bộ của người dân Việt Nam về nguy cơ tài chính. Ngân hàng ANZ cho rằng thị trường Việt Nam có nhận thức tốt hơn, hiểu biết rộng hơn về giao dịch và chứng khoán so với các thị trường phát triển khác như Thái Lan hoặc Indonesia. - Cầu doanh nghiệp trên thị trường ngân hàng có phạm vi lớn, các doanh nghiệp tại Việt Nam phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiều doanh nghiệp mới thành lập và đi vào hoạt động, đa số các doanh nghiệp đều thiếu vốn nên nhu cầu vay vốn từ ngân hàng là nhu cầu có thực. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp không thể vay với mức lãi suất quá lớn, doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ từ ngân hàng. Có thể thấy, với tâm lý e ngại sử dụng các dịch vụ ngân hàng của người dân, sự khó khăn của các doanh nghiệp, thì lựa chọn một ngân hàng uy tín, chuyên nghiệp và đáng tin cậy là yếu tố quan trọng để khách hàng đặt niềm tin sử dụng dịch vụ. Xây dựng hình ảnh thương hiệu mà đại diện là các yếu tố nhận diện thương hiệu là việc làm có ý nghĩa to lớn trong việc tạo niềm tin với khách hàng, thu hút và giữ chân họ đến với ngân hàng. PHẦN 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU CỦA NGÂN HÀNG TM CP XNK VN-EXIMBANK SV: Nguyễn Hồng Linh Chi 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan