Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách xã trên địa bàn...

Tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách xã trên địa bàn huyện kim bôi – tỉnh hoà bình

.DOC
60
163
149

Mô tả:

Luận văn cuối khóa Học viện Tài Chính -1- LỜI MỞ ĐẦU Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đổi mới và phát triển nền kinh tế đất nước, đang đặt ra những nhiệm vụ quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế nông thôn. Đặc biệt là với điều kiện và đặc điểm nền kinh tế nước ta với 80% dân cư sống ở nông thôn, là thế mạnh trong phát triển nông nghiệp nông thôn. Thực hiện chính sách đổi mới trong quản lý kinh tế, kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định trên mọi lĩnh vực, nổi bật nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp đã đạt được những thành quả to lớn, có những bước tiến vững chắc, chiếm được vị trí quan trọng trong việc ổn định đời sống nhân dân và góp phần phát triển kinh tế đất nước. Song vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn vẫn đang là vấn đề nan giải cần được quan tâm đúng mức, nhiều vùng nông thôn ở nước ta còn phát triển thấp kém, lạc hậu trong sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn. Và có sự chênh lệch lớn giữa các vùng. Để có thể giải quyết được những vấn đề này, đưa nông nghiệp nông thôn Việt Nam có được một thế đứng nhất định trong nền kinh tế quốc dân và có sự phát triển ổn định nhằm góp phần đắc lực cho sự phát triển đất nước, thì vấn đề cần quan tâm trước hết là ngân sách xã ( NSX ). Bởi vì ở nông thôn NSX chiếm giữ vị trí vai trò rất quan trọng và to lớn. Xuất phát từ xã hội là một đơn vị hành chính cơ sở ở nông thôn do đó chính quyền xã là đại diện trực tiếp của Nhà nước giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước với người dân, thực hiện những nhiệm vụ về chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mặt khác, NSX có vai trò cung cấp phương tiện vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của chính quyền xã - cấp chính quyền cơ sở, đồng thời là một công cụ để chính quyền cấp xã thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn xã. Cho nên chính quyền xã muốn thực thi hiệu quả được những Bùi Mạnh Hùng CQ47/01.02 Luận văn cuối khóa Học viện Tài Chính -2- nhiệm vụ kinh tế xã hội mà Nhà nước giao cho, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế nhà nước, kinh tế địa phương trên các lĩnh vực đặc biệt là nông nghiệp nông thôn tại địa bàn thì cần có một NSX đủ mạnh và phù hợp là một đòi hỏi thiết thực, là một mục tiêu phấn đấu đối với cấp xã. Vì thế hơn bao giờ hết hoàn thiện trong đổi mới công tác quản lý NSX là một nhiệm vụ luôn được quan tâm. Xuất phát từ những vấn đề này, trong thời gian thực tập tại phòng tài chính kế hoạch Huyện Kim Bôi – Tỉnh Hoà Bình, với những kiến thức đã được tiếp thu tại nhà trường cùng với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo đặc biệt là thầy giáo TS Bùi Tiến Hanh cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ phòng Tài chính - Kế hoạch đã hướng dẫn tôi tập trung tìm hiểu và phân tích tình hình quản lý NSX trên địa bàn Huyện Kim Bôi với đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách xã trên địa bàn Huyện Kim Bôi – Tỉnh Hoà Bình”. Đề tài được trình bày theo nội dung như sau: Chương 1: Những vấn đề chung về chi và quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Chương 2: Thực trạng chi và quản lý chi thường xuyên ngân sách xã trên địa bàn Huyện Kim Bôi – Tỉnh Hòa Bình Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách xã ở Huyện Kim Bôi – Tỉnh Hòa Bình Với kiến thức của một sinh viên về lý luận và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót khi nhìn nhận đánh giá các vấn đề. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo, các cán bộ tài chính và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn. Bùi Mạnh Hùng CQ47/01.02 Luận văn cuối khóa Học viện Tài Chính -3- Tên đề tài : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYÊÊN KIM BÔI – TỈNH HÒA BÌNH CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ 1.1 Những vấn đề chung về chi thường xuyên ngân sách xã. 1.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của ngân sách xã. 1.1.1.1 Sự hình thành của Ngân sách xã. Nước ta, đã có hàng nghìn năm lịch sử tồn tại và phát triển gắn liền với các triều đại phong kiến và cùng đó là sự hình thành và phát triển của làng xã. Chính từ việc đặt định và quản lý làng xã từ thời xa xưa, thực thể làng xã và văn minh làng xã đã hiện hình: Từ quá trình định cư và cộng cư của người Việt lấy trồng trọt là nông nghiệp lúa nước làm chủ lực, Nhà nước qua các triều đại từ tự chủ đến đô hộ trải qua các đời trong đó các vấn đề thu- chi ngân sách - thuế khóa tiền tệ… trong lịch sử là một trong những đặc trưng quan trọng của làng xã và văn minh làng xã. Theo nhà sử học Lê Văn Lan, NSX ở Việt Nam có quá trình phát triển từ rất lâu đời. Trong bản hương ước ngày trước có ghi: “ Nước có thuế nước như: thuế đinh điền, môn bài để chi công việc công ích trong nước. Dân phải đóng thuế ở dân như thuế trâu, bò, ngựa, nhà cửa để lo công việc cho dân”. Thuật ngữ và khái niệm “dân” ở đây chính là dùng cho làng xã. Câu văn cổ này chính là một tuyên ngôn cho sự ra đời và tồn tại của NSX trong xã hội và văn minh làng xã ngày xưa. Với lý do: làng xã là một đơn vị có Bùi Mạnh Hùng CQ47/01.02 Luận văn cuối khóa Học viện Tài Chính -4- tính tự tôn - tự trị - tự quản cao, nên cũng cần phải có quỹ làng xã, sự ra đời và tồn tại “Ngân sách” hiển nhiên là một tất yếu truyền thống. Theo luật ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thực hiện ( NĐ số 60/2003/NĐ – CP ngày 06/06/2003 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật NSNN; thông tư số 59/2003/TT – BTC ngày 23/06/2003 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 60/2003/NĐ – CP) NSX là một bộ phận của NSNN, là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa chính quyền nhà nước cấp xã với nhân dân phát sinh trong quá trình huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng quản lí, điều hành nền kinh tế - xã hội trên địa bàn xã. NSX là Ngân sách của chính quyền nhà nước cấp xã, do ủy ban nhân dân (UBND) xã xây dựng quản lí, điều hành, được hội đồng nhân dân (HĐND) xã quyết định và giám sát thực hiện. Như vậy, quá trình hình thành quỹ NSX luôn gắn chặt với bộ máy chính quyền cấp xã nhằm duy trì sự tồn tại và phát huy hiệu lực của bộ máy chính quyền xã, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà chính quyền cấp xã đảm nhận trong từng thời kỳ do HĐND xã giao cho. 1.1.1.2 Quá trình phát triển của ngân sách xã. Quá trình phát triển của ngân sách xã gắn liền với quá trình phát triển của các hình thái kinh tế - chính trị - xã hội qua từng thời kì. - Giai đoạn từ sau cách mạng tháng 8/1945 đến năm 1971: NSX là một bộ phận hợp thành của hệ thống Ngân sách, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam trong chiến tranh chống Pháp, có tác dụng to lớn trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Trong thời kì này Nhà nước đã ban hành các văn bản quy định nội Bùi Mạnh Hùng CQ47/01.02 Luận văn cuối khóa Học viện Tài Chính -5- dung cơ cấu thu - chi NSX song việc ban hành quy định chưa gắn liền với cơ chế quản lí và trách nhiệm của xã đối với quản lí khai thác nguồn thu tại chỗ, quản lí chế độ chi NSX, sự nhất trí lợi ích của xã hội với lợi ích của hợp tác xã còn quy định chung chung, chưa xác định rõ ràng cụ thể. Bên cạnh đó việc phân cấp giữa NSX với Ngân sách huyên, Ngân sách tỉnh cũng chưa được xác định rõ ràng, rành mạch, cụ thể. - Giai đoạn từ năm 1972 đến 1983: Giai đoạn này NSX đã thực sự quản lí theo luật lệ thống nhất của Nhà nước, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn này Chính Phủ đã ban hành một số Nghị định hướng dẫn việc thi hành điều lệ NSX. Kèm theo đó là nội dung cụ thể cũng như nguyên tắc quản lí thu chi thường xuyên và không thường xuyên. Đồng thời cũng xác định được quyền hạn trách nhiệm của từng cấp chính quyền trong việc xây dựng quản lí NSX. Trong nghị quyết đại hội lần thứ IV của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1978 đã xác định: NSX là một cấp NSNN nhưng tạm thời chưa tổng hợp thu chi NSX vào ngân sách huyện - Giai đoạn từ năm 1983 đến 1996: Hội đồng bộ trưởng nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (nay là Chính Phủ) đã có quyết định hoàn thiện cơ cấu hệ thống Ngân sách và phân cấp ngân sách với hệ thống NSNN gồm bốn cấp: Trung ương – Tỉnh – Huyện - Xã . NSX lúc này đã là khâu độc lập trong hệ thống NSNN, nhưng dự toán và quyết toán NSX vẫn thực hiện theo mục lục Ngân sách riêng và hạch toán theo chế độ kế toán NSX. trong điều kiện thực hiện đổi mới kinh tế, phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, công tác quản lí ngân sách có nhiều thay đổi liên quan tới hoạt động thu chi. Trước tình hình đó Bộ tài chính ban hành tạm thời công văn số 35/TC-NSNN Bùi Mạnh Hùng CQ47/01.02 Luận văn cuối khóa Học viện Tài Chính -6- vào tháng 5/1990 hướng dẫn sử dụng NSX nhằm tăng cường công tác quản lí NSX. Đây là bước đệm quan trọng trong quản lí ngân sách, tạo điều kiện cho các địa phương làm quen và áp dụng quản lí NSX trong điều kiện mới. - Giai đoạn từ năm 1996 đến nay: để đáp ứng yêu cầu quản lí NSNN nói chung và NSX nói riêng Quốc hội đã ban hành luật NSNN ngày 20/03/1996 quy định NSNN bao gồm NS Trung ương và NS các cấp chính quyền địa phương. Luật đó khẳng định NSX là một trong bốn cấp NS mang tính độc lập, là một phương tiện để chính quyền cấp xã thực hiện chức năng nhiệm vụ do pháp luật quy định. Bên cạnh đó luật NSNN năm 1996 đã quy định cụ thể việc quản lí thu chi NS cấp xã và hướng dẫn việc tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ tài chính cấp xã nhằm đáp ứng nhu cầu quản lí NS cấp xã. Để quản lí hoat động thu chi Nhà nước cho phép các xã được mở tài khoản thu chi Ngân sách tại Kho bạc nhà nước. Ngày 16/12/2002 kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XI đã thông qua luật NSNN ( sửa đổi ), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004 trên cơ sở sửa đổi, bổ sung một số điều của luật NSNN năm 1996. Bên cạnh đó còn có các văn bản pháp luật khác về huy động và sử dụng nguồn vốn của Ngân sách Nhà nước ở nước ta hiện nay đã tạo khuôn khổ pháp luật để đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng Ngân sách nhằm cụ thể hóa luật NSNN năm 2002…Đây là cơ sở pháp lí quan trọng tạo ra cơ chế quản lí Ngân sách mới, vừa thể hiện sự tập trung, thống nhất, vừa phân cấp mạnh mẽ và tăng quyền chủ động tài chính cho các chính quyền địa phương, các cấp, các ngành, các đơn vị sử dụng Ngân sách. Bùi Mạnh Hùng CQ47/01.02 Luận văn cuối khóa Học viện Tài Chính -7- 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm chi thường xuyên ngân sách xã - Khái niệm: Chi thường xuyên của ngân sách xã là quá trình phân phối, sử dụng vốn NSX để đáp ứng nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ của xã và một số dịch vụ công cộng mà xã vẫn phải cung ứng. - Đặc điểm: + Các chỉ tiêu chi ngân sách xã luôn mang tính pháp lý do hoạt động chi của ngân sách xã luôn gắn với chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã đã được phân cấp, đồng thời luôn chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước xã. + Quan hệ lợi ích phát sinh trong quá trình thu chi ngân sách xã là quan hệ lợi ích giữa hai bên (một bên là lợi ích chung của cộng đồng cấp cơ sở đại diện là chính quyền xã, một bên là lợi ích của các chủ thể kinh thế khác). + Ngân sách xã vừa là một cấp ngân sách lại vừa là một đơn vị dự toán cấp III. Nó cũng được thừa hưởng NSNN, đồng thời ngân sách xã cũng phải duyệt, cấp, chi trực tiếp và tổng hợp các khoản chi. 1.1.3 Vai trò của chi thường xuyên ngân sách xã Ngân sách xã là một bộ phận hữu cơ của NSNN. Là phương tiện vật chất để chính quyền cấp xã thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo luật định, là nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động bình thường của bộ máy chính quyền cấp xã - một đơn vị hành chính cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt trong hệ thống phân cấp quản lý hành chính nước ta. Do vậy, việc hình thành ngân sách cấp xã thuộc Bùi Mạnh Hùng CQ47/01.02 Luận văn cuối khóa Học viện Tài Chính -8- NSNN là hoàn toàn cần thiết, để đảm bảo chức năng quản lý nhà nước trong phạm vi và trách nhiệm được phân công. Thông qua chi ngân sách, các hoạt động của Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội được duy trì, phát triển không ngừng và ổn định, qua đó nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước ở cơ sở. Với các khoản chi cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế của NSX đã thiết thực làm nâng cao dân trí, sức khỏe cho mọi người dân và cộng đồng xã hội. Xét trong hệ thống NSNN thì NSX là một cấp ngân sách cơ sở và nắm giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống ngân sách. 1.1.4 Nội dung chi thường xuyên của ngân sách xã Căn cứ chế độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước, các chính sách chế độ về hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của xã, khi phân cấp nhiệm vụ chi cho NSX, HĐND cấp tỉnh xem xét giao cho NSX thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên dưới đây: - Chi cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở xã: tiền lương, tiền công của cán bộ, công chức cấp xã, sinh hoạt phí, công tác phí, chi hoạt động, mua sắm sửa chữa thường xuyên… - Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã. - Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam…) sau khi trừ đi các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có). - Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế độ quy định. - Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội. Bùi Mạnh Hùng CQ47/01.02 Luận văn cuối khóa Học viện Tài Chính -9- - Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao do xã quản lý - Chi sự nghiệp giáo dục do xã, thị trấn quản lý. - Chi sự nghiệp y tế do xã quản lý. - Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng do xã, thị trấn quản lý. Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định. - Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào định mức, chế độ, tiêu chuẩn của Nhà nước; HĐND cấp tỉnh quy định cụ thể mức chi thường xuyên cho từng công việc phù hợp với tình hình đặc điểm và khả năng ngân sách địa phương. 1.2 Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã. 1.2.1 Các nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách xã. Nguyên tắc quản lý theo dự toán: Dự toán là khâu mở đầu của một chu trình NSNN. Những khoản chi thường xuyên một khi đã được ghi vào dự toán chi và đã được cơ quan quyền lực Nhà nước xét duyệt được coi là chi tiêu pháp lệnh. Xét trên giác độ quản lý, số chi thường xuyên đã được ghi trong dự toán thể hiện sự cam kết của cơ quan chức năng quản lý tài chính nhà nước với các đơn vị thụ hưởng NSNN, từ đó nảy sinh nguyên tắc quản lý chi thường xuyên theo dự toán. Nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả: tiết kiệm, hiệu quả là một trong những nguyên tắc quan trọng hành đầu của quản lý kinh tế, tài chính, bởi lẽ nguồn lực thì luôn có giới hạn nhưng nhu cầu thì không có giới hạn. do vậy, trong quá trình phân bổ và sử dụng nguồn lực khan hiếm đó luôn phải tính toán sao cho với chi phí ít nhất nhưng phải đạt được kết quả cao nhất. Nguyên tắc chi trực tiếp qua kho bạc nhà nước: Một trong những chức năng quan trọng của kho bạc nhà nước là quản lý quỹ NSNN. Vì vậy, kho bạc nhà nước vừa có quyền, vừa có trách nhiệm phải kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi ngân sách nhà nước, đặc biệt là các khoản chi thường xuyên. Để tăng cường vai trò của KBNN trong kiểm soát chi thường xuyên của NSNN, hiện nay ở Bùi Mạnh Hùng CQ47/01.02 Luận văn cuối khóa Học viện Tài Chính - 10 - nước ta và đang thực hiện việc chi trực tiếp qua KBNN như là một nguyên tắc trong quản lý khoản chi này. 1.2.2 Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã Lập dự toán ngân sách là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu của chu trình quản lý ngân sách. Lập dự toán ngân sách thực chất là lập kế hoạch (dự toán) các khoản thu-chi của ngân sách trong một năm ngân sách. Kết quả của khâu này là dự toán ngân sách được HĐND xã quyết định. Việc lập dự toán chi ngân sách xã ở huyện Kim Bôi được thực hiện trên cơ sở quy định của Chính Phủ, các hướng dẫn của thành phố và các chế độ, định mức theo hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đồng thời phải bám sát với tình hình và khả năng thực tế của từng xã. Trình tự lập dự toán chi ngân sách xã được quy định tại thông tư số 60/2003/TT- BTC, các quy định về trình tự lập dự toán chi ngân sách xã được bộ phận tài chính – kế hoạch các xã thực hiện đúng và đầy đủ dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của UBND huyện và phòng tài chính – kế hoạch huyện Kim Bôi. Các ban, tổ chức thuộc UBND xã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao và chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi lập dự toán chi của đơn vị tổ chức mình. Hàng năm vào trung tuần tháng 7, Ban tài chính xã căn cứ vào tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm: chế độ phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách xã, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi ngân sách, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của xã năm kế hoạch để lập dự toán chi ngân sách năm sau và báo cáo UBND xã xem xét gửi về phòng tài chính huyện. Vì chi ngân sách xã chỉ bao gồm dự toán chi thường xuyên ngân sách xã. Chi thường xuyên bao gồm các khoản chi: Bùi Mạnh Hùng CQ47/01.02 Luận văn cuối khóa Học viện Tài Chính - 11 - Thứ nhất, chi sự nghiệp đảm bảo xã hội: khi lập dự toán khoản chi này, Ban tài chính xã chủ yếu dụa vào số kiểm tra được giao, dụa cào mục tiêu, định hướng phát triển xã hội năm kế hoạch, căn cứ vào số đối tượng chính sách và mức trợ cấp cho từng đối tượng chính sách và số chi sự nghiệp năm trước để lập dự toán. Do vậy,dự toán mà các xã lập rất sát với thực tế. Thứ hai, chi văn hóa - thông tin, lập dự toán căn cứ vào số thực hiện năm trước và kế hoạch của năm. Thứ ba, chi sự nghiệp kinh tế: chủ yếu căn cứ vào số kiểm tra được giao để lập dự toán chi sự nghiệp kinh tế. Thứ tư, chi quản lý nhà nước: lập dự toán chủ yếu dựa vào số kiểm tra và số chi của năm trước. Thứ năm, chi quản lý hành chính, hoạt động Đảng, đoàn thể, hỗ trợ hội đoàn thể: lập dự toán dựa vào số chi năm trước và tình hình hoạt động của năm tới. Thứ sáu, chi sự nghiệp thể dục thể thao: lập dự toán dụa vào chi năm trước và phát sinh khác để lập. Thứ bẩy, chi an ninh, quốc phòng: dựa vào chỉ tiêu định mức của năm trước và hoạt động thực hiện để lập dự toán. Thứ tám, chi hỗ trợ khác và chi khác còn lại: dụa vào tình hình thực hiện chi của năm trước và tình hình biến động trong năm lập dự toán để lập dự toán ngân sách cho sát thực tế. Với cách lập khoản chi dựa vào các căn cứ trên, thì các khoản chi ít biến động như chi sự nghiệp văn hóa, thông tin hay chi hoạt động Đảng, đoàn thể, chi an ninh quốc phòng áp dụng những căn cứ trên là khá phù hợp. Tuy nhiên, những khoản chi có nhiều biến động như chi sự nghiệp kinh tế, chi khác… cần Bùi Mạnh Hùng CQ47/01.02 Luận văn cuối khóa Học viện Tài Chính - 12 - quản lý chặt chẽ do có sự lãng phí trong chi tiêu, thì tiến hành lập dự toán chỉ dựa vào những căn cứ đó thì chua đủ, dự toán được lập sẽ không sát với thực tế và phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện gây ảnh hưởng đến chất lượng quá trình chấp hành dự toán. Đối với khoản chi quản lý nhà nước, nếu trong năm có cải cách tiền lương thì việc nâng lương và tăng chi lương là điều tất yếu. Do vậy công tác lập dự toán của các xã chưa thực sự linh động và chặt chẽ. 1.2.3 Tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách xã Nhằm đưa dự toán (kế hoạch) Ngân sách xã thành hiện thực, căn cứ vào dự toán đã được lập với những luận cứ khoa học và thực tiễn, các cơ quan hữu quan, trọng yếu là tài chính kế toán xã điều hành, kiểm tra chi ngân sách xã và quản trị cân đối chi Ngân sách xã theo thời gian (thường là tháng). Trong quá trình chấp hành nếu thấy dự toán chi có sự biến động trên thực tiễn ( chi vượt dự toán hoặc không đảm bảo dự toán) thì nhà quản lý cần đưa ra các giải pháp phù hợp đảm bảo chấp hành (thực tế) sát với dự toán đã, đảm bảo được các nhiệm vụ, chức năng quản lý kinh tế, xã hội mà chính quyền cấp xã phải đảm nhận. Phân bổ Ngân sách xã Căn cứ dự toán ngân sách xã và phương án phân bổ ngân sách xã cả năm đã được Hội đồng nhân dân xã quyết định, Uỷ ban nhân dân xã phân bổ chi tiết dự toán chi ngân sách xã theo Mục lục ngân sách nhà nước gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách xã: Trách nhiệm của các cơ quan và tổ chức, cá nhân trong chấp hành chi thường xuyên Ngân sách xã. Bùi Mạnh Hùng CQ47/01.02 Luận văn cuối khóa Học viện Tài Chính - 13 - Các tổ chức đơn vị thuộc xã: chi đúng dự toán được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng mục đích, đối tượng và tiết kiệm, có hiệu quả. Lập dự toán sử dụng kinh phí hàng quý (có chia tháng) gửi Kế toán xã. Khi có nhu cầu chi, làm các thủ tục đề nghị Kế toán xã rút tiền tại Kho bạc hoặc quỹ tại xã để tanh toán. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và quyết toán sử dụng kinh phí với Kế toán xã và công khai kết quả thu, chi tài chính của tổ chức đơn vị. Kế toán xã: Thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí của các tổ chức đơn vị. Bố trí nguồn theo dự toán để đáp ứng nhu cầu chi, trường hợp nhu cầu chi lớn hơn thu cần có biện pháp đề nghị cấp trên tăng tiến độ cấp bổ sung hoặc tạm thời sắp xếp lại nhu cầu chi phù hợp với nguồn thu, theo nguyên tắc đảm bảo chi lương, có tính chất lương đầy đủ, kịp thời. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách, phát hiện và báo cáo đề suất kịp thời chủ tịch UBND xã về những vi phạm chế độ, tiêu chuẩn, định mức để có biện pháp đảm bảo thực hiện mục tiêu và tiến độ quy định. Chủ tịch UBND xã hoặc người được ủy quyền quyết định chi: Việc quyết định chi phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong phạm vi dự toán được phê duyệt và người ra quyết định chi phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, nếu chi sai phải bồi hoàn cho công quỹ và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nội dung chi thường xuyên: ưu tiên chi trả lương, các khoản phụ cấp cho cán bộ công chức xã, nghiêm cấm việc nợ lương và các khoản phụ cấp. Các Bùi Mạnh Hùng CQ47/01.02 Luận văn cuối khóa Học viện Tài Chính - 14 - khoản chi thường xuyên khác phải căn cứ vào dự toán năm, khối lượng thực hiện công việc, khả năng của ngân sách xã tại thời điểm chi để thực hiện chi cho phù hợp. 1.2.4 Quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã. Quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã là khâu cuối cùng của chu trình ngân sách có ý nghĩa quan trọng trong việc tổng kết, đánh giá lại toàn bộ quá trình chi thường xuyên ngân sách xã trong một năm ngân sách, cung cấp thông tin về quản lý của một năm đã qua. Nguyên tắc lập quyết toán NSNN ta là lập từ cơ sở, tổng kết từ dưới lên. Hết kỳ kế toán Kế toán xã có trách nhiệm lập báo cáo, quyết toán chi thường xuyên ở ngân sách xã của mình trình UBND xã xem xét để trình HĐND xã phê chuẩn, đồng thời gửi về phòng tài chính – kế hoạch huyện tổng hợp báo cáo cơ quan chuyên môn cấp trên. Kế toán xã có trách nhiệm lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán theo chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã và các văn bản pháp quy khác do Bộ tài chính qui định. Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán lập dựa trên số liệu của sổ kế toán. Báo cáo phải lập đầy đủ, chính xác, trung thực, theo đúng nội dung và thời gian qui định. Thời gian chỉnh lý quyết toán chi ngân sách xã hết ngày 31 tháng 01 năm sau. Để thực hiện công tác khóa sổ và quyết toán hàng năm kế toán xã thực hiện các việc sau đây: Ngay trong tháng 12 phải rà soát tất cả các khoản chi theo dự toán, có biện pháp giải quyết kịp thời các nhu cầu chi theo dự toán. Trường hợp có khả Bùi Mạnh Hùng CQ47/01.02 Luận văn cuối khóa Học viện Tài Chính - 15 - năng hụt thu phải chủ động có phương án sắp xếp lại các khoản chi để đảm bảo cân đối ngân sách xã. Phối hợp với KBNN huyện nơi giao dịch dối chiếu tất cả các khoản chi ngân sách xã trong năm, bảo đảm hạch toán đầy đủ, chính xác các khoản chi theo Mục lục NSNN, kiểm tra lại số thu được phân chia giữa các cấp ngân sách theo tỉ lệ quy định. Các khoản chi phát sinh vào thời điểm cuối năm được thực hiện theo nguyên tắc sau: các khoản chi theo quy định được thực hiên trong thời gian chỉnh lý quyết toán thì được quyết toán và quyết toán năm trước. Quyết toán ngân sách chi thường xuyên ngân sách xã hàng năm: - Kế toán xã lập báo cáo quyết toán chi ngân sách xã hàng năm trình UBND xã xem xét để trình HĐND xã phê chuẩn, đồng thời gửi Phòng Tài chínhkế hoạch huyện để tổng hợp. Thời gian gửi báo cáo quyết toán năm cho Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện do UBND cấp tỉnh quy định. - Sau khi HĐND xã phê chuẩn, báo cáo quyết toán được lập thành 05 bản để gửi cho HĐND xã, UBND xã, Phòng tài chính huyện, KBNN nơi xã giao dịch (để làm thủ tục ghi thu kết dư ngân sách), lưu Kế toán xã và thông báo công khai nơi công cộng cho nhân dân trong xã biết. - Báo cáo tài chính xã được lập theo tháng bao gồm: Bảng cân đối tài khoản; Báo cáo tổng hợp chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế. Thời gian kế toán xã nộp báo cáo tài chính cho UBND xã và Phòng Tài chính kế hoạch huyện chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán tháng. Bùi Mạnh Hùng CQ47/01.02 Luận văn cuối khóa Học viện Tài Chính - 16 - - Báo cáo quyết toán chi ngân sách và chi các hoạt động tài chính khác được lập theo năm ngân sách. Thời hạn nộp báo cáo quyết toán năm cho UBND xã để trình HĐND xã và Phòng tài chính huyện do UBND tỉnh quy định. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHI VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYÊÊN KIM BÔI – TỈNH HÒA BÌNH 2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và bộ máy quản lý chi thường xuyên ngân sách xã ở Huyê n Ê Kim Bôi. 2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Huyê Ên Kim Bôi. - Điều kiện tự nhiên Huyện Kim Bôi: Kim Bôi đã từng có thời gian tên là Lương Thủy - là một huyện miền núi, phần cuối của vùng Tây Bắc (Việt Nam), là đầu nguồn của dòng sông Bôi, một phụ lưu chính của sông Đáy (góp nước cho sông Đáy), thuộc hệ thống sông Hồng. Huyện được thành lập ngày 17/4/1959 từ việc tách huyện Lương Sơn. Huyện Kim Bôi phía bắc giáp huyện Lương Sơn và huyện Kỳ Sơn, phía tây giáp thành phố Hòa Bình và huyện Cao Phong, phía nam giáp các huyện Lạc Sơn, Yên Thủy và Lạc Thủy, phía đông giáp huyện Lạc Thủy và huyện Lương Sơn, tất cả các huyện thị này đều thuộc tỉnh Hòa Bình. Diện tích tự nhiên của huyện Kim Bôi là 551,0338 km². Huyện có các núi Đồi Thơi cao 1.198 m, Đồi Bù cao 833 m. - Điều kiện Kinh tế Huyện Kim Bôi: Kim Bôi là huyện miền núi, nền kinh tế của huyện cũng có những đặc điểm chung như hầu hết các huyện miền núi khác của các tỉnh miền núi phía bắc. Nền kinh tế chưa phát triển, sản xuất nông lâm nghiệp là chủ yếu; quy mô nền Bùi Mạnh Hùng CQ47/01.02 Luận văn cuối khóa Học viện Tài Chính - 17 - kinh tế còn nhỏ; các ngành công nghiẹp xây dựng, thương mại dịch vụ còn nhỏ bé; cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất nhỏ bé chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Nền kinh tế mới có bước phát triển nhanh và ổn định trong khoảng 8 năm trở lại đây. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm thời kỳ 20112015 là 9,46%; năm 2012 là 10,21%, trong đó ngành Nông-Lâm nghiệp tăng 5,7%, công nghiệp-xây dựng tăng 22,5%, thương mại- dịch vụ tăng 21,3%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng hướng, hướng đẩy mạnh CNH-HĐH, giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, tăng dần các ngành công nghiệp xây dựng cơ bản và thương mại dịch vụ: Tỷ trọng ngành nông-lâm nghiệp chiếm 72,84% năm 2011 xuống còn 62,99% năm 2012, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm từ 7,1% năm 2011 lên 9,01% năm 2012; Thương mại dịch vụ chiếm từ 20,06% năm 2011 lên 28,0% năm 2012. Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển nhanh và ổn định, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm trên 5,9%; sản lượng lương thực có hạt năm 2011 đạt 22.598 tấn, đến năm 2012 đạt lên 31.026 tấn, lương thực bình quân đầu người tăng từ 343,3 (kg/người/năm) năm 2003 lên 466,2 (kg/người/năm) năm 2012. Cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp đã có những bước chuyển biến quan trọng, tỷ trọng giá trị trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, lâm nghiệp ngày càng tăng. Nông nghiệp từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, bước đầu hình thành một số vùng chuyên canh tập trung, có sản lượng hàng hoá lớn, vùng hồi, vùng quýt (giá trị sản xuất hàng năm khoảng 40 - 45 tỷ đồng). Trồng rừng mới hàng năm được thực hiện tốt, kết hợp với công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng có hiệu quả, nên đã nâng độ che từ 28 % năm 1986 lên 45% năm 2012. Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt 8,2 triệu đồng/người/năm. Bùi Mạnh Hùng CQ47/01.02 Luận văn cuối khóa Học viện Tài Chính - 18 - Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong những năm gần đây có bước phát triển mới, ngày càng tăng về cơ sở và số hộ sản xuất, đa dạng hoá ngành nghề và số lượng sản phẩm, đặc biệt phát triển các cơ sở chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất đồ mộc gia dụng, mộc xây dựng, sửa chữa máy móc, thiết bi, xe máy các loại, sản xuất vật liệu xây dựng các loại với quy mô ngày càng lớn, không ngừng đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. giá trị sản xuất hàng năm tăng bình quân trên 13,5%. Thương mại dịch vụ ngày càng phát triển, khối lượng hàng hoá cũng như tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn và bán lẽ ngày càng tăng nhanh; giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ trong những năm qua tăng bình quân hàng năm 18,3% năm, do vậy đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân và đóng góp cho ngân sách nhà nước ngày càng nhiều. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội trong những năm qua đã đạt được những kết quả tích cực, tập trung khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của tỉnh, huy động có hiệu quả sự đóng góp của dân, khai thác mọi nguồn thu, tiết kiệm chi thường xuyên, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH (Điện, đường, trường, trạm, kiên cố hoá kênh mương, các công trình thuỷ lợi đầu mối) và đầu phát triển được chú trọng, đáp ứng một bước quan trọng đời sống và sản xuất của nhân dân. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2012 là 200 tỷ đồng. Đến nay 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 95% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã được cả 4 mùa. Phong trào làm đường bê tông xi măng nông thôn đang phát triển mạnh; 95% số xã có xã, thị trấn và 62% số hộ có điện lưới quốc gia; hệ thống các công trình thuỷ lợi được đầu tư, sửa chữa nâng cấp tăng Bùi Mạnh Hùng CQ47/01.02 Luận văn cuối khóa Học viện Tài Chính - 19 - thêm năng lực tưới tiêu, nhiều công trình trường học, bệnh viện, các cơ sở văn hoá thông tin, phát thanh, truyền hình được đầu tư, nâng cấp tạo điều kiện cho việc nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần nhân dân; không còn phòng học tranh tre nứa lá. - Điều kiện Văn hoá – Xã hội Đi đôi với phát triển kinh tế, các lĩnh vực xã hội được trú trọng: Trong những năm qua sự nhiệp giáo dục đào tạo có bước phát triển mới cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả. Mạng lưới trường, lớp phát triển vững mạnh, đáp ngày một tốt hơn nhu cầu giảng dạy và học tập; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi huy động đến trường đạt trên 99,5 % ; số học sinh giỏi các cấp ngày một tăng, công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, huy động có hiệu quả các nguồn lực tham gia xây dựng và phát triển giáo dục; hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ; phổ cập trung học cơ sở đến nay được 16/20 đơn vị ; xây dựng được 2 trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia. Công tác phòng bệnh, chữa bệnh chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân có nhiều tiến bộ. Hàng năm triển khai và thực hiện tốt các chương trình Quốc gia về y tế, hàng năm trẻ em được tiêm chủng đat trên 95%. Mạng lưới y tế từ huyện đến xã, thôn bản được củng cố cả về số lượng và chất lượng. Đến nay đã có 100% trạm xá xã được kiên cố hoá; cán bộ y tế xã được đào tạo cơ bản, nhiều trạm xá xã đã có bác sỹ, các thôn đều có cán bộ y tế. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, giáo dục và chăm sóc trẻ em đã đạt được những tiến bộ rát quan trọng, tỷ lệ giảm sinh hàng năm đạt từ 0,5-0,6%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng hiện nay còn 27%. Bùi Mạnh Hùng CQ47/01.02 Luận văn cuối khóa Học viện Tài Chính - 20 - Các hoạt động văn hoá-thông tin phong phú, đa dạng và có nhiều chuyển bién tịch cực, tuyên truyền có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nhằm nâng cao dân trí, định hướng dư luận góp phần giữ gìn và từng bước được phát huy truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc; Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, làng văn hoá, gia đình văn hoá từng bước thực hiện có hiệu quả, đã có 62,5% số hộ đạt gia đình văn hoá; 100% số thôn bản xây dựng được quy ước, hương ước đưa vào thực hiện. Đến nay có 100% số hộ được nghe đài tiếng nói VN, 80% số hộ được xem truyền hình, 60% số xã có sân chơi thể thao, 25% số xã có điểm văn hoá vui chơi; hệ thống bưu chính viễn thông phát triển nhanh, đến nay đạt 6 máy điện thoại/100 dân; 100% xã có báo đọc trong ngày. Các cấp uỷ, chính quyền đã triển khai nhiều biện pháp tích cực để xoá đói giảm nghèo. Do vậy, tỷ lệ hộ đói nghèo năm 2012 chỉ còn 22,2% ( Theo tiêu chí mới), số hộ khá và giàu ngày càng tăng; triển khai thực hiện tốt phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn", giải quyết tốt chính sách đối với người có công, gia đình chính sách, các hoạt động từ thiện và các chính sách xã hội khác. Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, nhiệm vụ quốc phòng an ninh luôn được quan tâm, củng cố; thực hiện tốt huấn luyện dân quân, tự vệ; tăng cường công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng dự bị động viên; chỉ đạo thực hiện tốt việc đảm bảo an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, chủ động phòng chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, tạo môi trường và bảo vệ cuộc sống yên lành cho nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Bùi Mạnh Hùng CQ47/01.02
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan