Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh ở công ty cổ phần giải pháp và dịch v...

Tài liệu Giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh ở công ty cổ phần giải pháp và dịch vụ phần mềm nam việt

.PDF
103
17712
56

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ MẠNH HÙNG LUẬN VĂN THẠC SỸ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP VÀ DỊCH VỤ PHẦN MỀM NAM VIỆT (NAVISOFT) Ngành: Quản trị Kinh doanh Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Họ và Tên: Lê Mạnh Hùng Khóa: K20 Ngƣời Hƣớng dẫn: PGS.TS. Hoàng Văn Hải Cơ quan: Trƣờng ĐHKT - ĐHQGHN Hà Nội - Năm 2014 MỤC LỤC DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... 3 DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................... 4 MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. ............................................................ 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................5 4.2. Phạm vi nghiên cứu: ....................................................................................5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài. .......................................................................... 6 5.1. Phương pháp luận: ......................................................................................6 5.2. Các phương pháp cụ thể: ............................................................................6 6. Ý nghĩa của luận văn: .................................................................................................. 6 7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................................. 7 Chƣơng 1 .............................................................................................................................. 8 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH ................................................... 8 1.1. Chiến lƣợc kinh doanh ............................................................................................. 8 1.1.1. Khái niệm chiến lược................................................................................8 1.1.2. Nội dung chiến lược kinh doanh ............................................................12 1.1.3. Các loại chiến lược kinh doanh..............................................................13 1.2. Các căn cứ hình thành chiến lƣợc kinh doanh ..................................................... 16 1.2.1. Các điểm mạnh, điểm yếu.......................................................................16 1.2.2. Các cơ hội, thách thức............................................................................19 1.3. Quy trình hình thành chiến lƣợc ........................................................................... 22 1.3.1. Phân tích môi trường vĩ mô của doanh nghiệp (PEST) .........................23 1.3.2. Phân tích môi trường ngành, mô hình 5 lực lượng của Michael Porter27 1.3.3. Phân tích môi trường bên trong - chuỗi giá trị (the Value chain) .........31 1.3.4. Đề xuất và lựa chọn chiến lược ..............................................................32 Chƣơng 2 ............................................................................................................................ 38 THỰC TRẠNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP VÀ DỊCH VỤ PHẦN MỀM NAM VIỆT (NAVISOFT) TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.......................................................................................................................... 38 2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Giải pháp và Dịch vụ Phần mềm Nam Việt (Navisoft) ................................................................................................................ 38 2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Navisoft .........39 2.1.2. Triết lý kinh doanh .................................................................................39 2.1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh ..............................................................................40 2.1.4. Ngành nghề kinh doanh ..........................................................................40 2.1.5. Nguồn lực của Công ty ...........................................................................44 2.2. Phân tích thực trạng chiến lƣợc kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2007 2013 ................................................................................................................................. 48 2.2.1. Chiến lược kinh doanh hiện tại của công ty ...........................................48 2.2.2. Phân tích công tác xây dựng chiến lược kinh doanh .............................51 2.3. Đánh giá chung về thực trạng chiến lƣợc kinh doanh của Công ty Cổ phần Giải pháp và Dịch vụ Phần mềm Nam Việt (Navisoft) ....................................................... 60 2.3.1. Ưu điểm ..................................................................................................60 2.3.2. Nhược điểm.............................................................................................61 2.3.3. Một số vấn đề đặt ra ...............................................................................61 Chƣơng 3 ............................................................................................................................ 64 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP VÀ DỊCH VỤ PHẦN MỀM NAM VIỆT........ 64 3.1. Định hƣớng và nhiệm vụ trong chiến lƣợc kinh doanh của công ty Navisoft giai đoạn 2014 -2019. ............................................................................................................. 64 3.1.1. Xu hướng phát triển của ngành công nghiệp phần mềm. ......................64 3.1.2. Định hướng và nhiệm vụ cụ thể của chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Giải pháp và Dịch vụ Phần mềm Nam Việt trong giai đoạn 20142019. .................................................................................................................65 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh ở Công ty Navisoft ........... 69 3.2.1. Sử dụng ma trận SWOT để đề xuất hoàn thiện chiến lược ....................69 3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh ...............................73 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 82 DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Navisoft Công ty Cổ phần Giải pháp và Dịch vụ Phần mềm Nam Việt CNTT Công nghệ Thông tin GREAT Mô hình Lợi ích - Rủi ro - Chi phí - Khả thi - Thời gian (Gain - Risk - Expense Achievable - Time bound) PEST Mô hình phân tích môi trường vĩ mô Chính trị - Kinh tế - Xã hội - Công nghệ (Political - Econimics - Social Technoligical) R&D Hoạt động nghiên cứu và phát triển (Research & Development) SWOT Mô hình ma trận Điểm mạnh - Yếu - Cơ hội - Thách thức (Strength - Weekness Opportunity - Threat) WTO Tổ chức thương mại quốc tế (World Trade Organization) Five Force Mô hình 5 lực lượng của Michael Porter gồm: đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ tiềm năng, sản phẩm thay thế, quyền năng nhà cung cấp, quyền năng khách hàng IE Ma trận phân tích nội bộ và bên ngoài EFE Ma trận phân tích bên ngoài IFE Ma trận phân tích nội bộ FPT Công ty cổ phần FPT FSSC Công ty cổ phần giải pháp mềm tài chính GDP Tổng sản phẩm quốc nội DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.4: Lựa chọn chiến lƣợc tối ƣu theo mô hình GREAT........................................ 36 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Mô hình chiến lƣợc của H. Mintzberg. ........................................................... 11 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay trong nền kinh tế thị trƣờng tự do cạnh tranh, cùng với xu hƣớng phát triển của nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Nhƣng trong bối cảnh kinh tế nhƣ vậy môi trƣờng kinh doanh thay đổi, biến động rất nhanh làm cho các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung luôn có sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt để tồn tại và phát triển. Bởi vậy khi môi trƣờng kinh doanh trở nên phức tạp, muốn tồn tại và phát triển bền vững, thì mỗi doanh nghiệp luôn phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả của lãnh đạo, cũng nhƣ những định hƣớng, chiến lƣợc kinh doanh của mình. Vì vậy đối với mọi doanh nghiệp, lập kế hoạch hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó là chức năng đầu tiên trong hệ thống chức năng quản lý. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, ngƣời lập kế hoạch của mỗi doanh nghiệp phải tính đến nhiều yếu tố khách quan bên ngoài và chủ quan bên trong doanh nghiệp, phân tích có hệ thống thông tin để làm căn cứ hoạch định hoạt động của doanh nghiệp trong dài hạn và ngắn hạn, sao cho kế hoạch lập ra có hiệu quả nhất. Trong nền kinh tế thị trƣờng có tính cạnh tranh gay gắt, một doanh nghiệp muốn thành công phải có chiến lƣợc, nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải nắm đƣợc xu thế thay đổi trên thị trƣờng, tìm ra đƣợc nhân tố then chốt cho thành công, biết khai thác những lợi thế của doanh nghiệp, hiểu đƣợc điểm yếu của doanh nghiệp, hiểu đƣợc đối thủ cạnh tranh, mong muốn của khách hàng, biết cách tiếp cận với thị trƣờng...Từ đó mới đƣa ra đƣợc những quyết định đầy sáng tạo nhằm triển khai các hoạt động, hoặc cắt giảm hoạt động ở những thời điểm và địa bàn nhất định. Những hoạch định đó sẽ giúp các doanh nghiệp đƣa ra đƣợc những chiến lƣợc tối ƣu trong kinh doanh. Vậy nên một doanh nghiệp tồn tại trong môi trƣờng thay đổi gồm những thay đổi trong công nghệ, trong các giá trị xã hội, trong các điều kiện kinh tế, trong tập quán tiêu dùng, trong các chính sách... thì có thể gặp những nguy cơ, thách thức, cũng nhƣ những cơ hội lớn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và đây chính là tƣ tƣởng của hoạch định chiến lƣợc kinh doanh. Ở công ty Cổ phần Giải pháp và Dịch vụ Phần mềm Nam Việt, việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh của Công ty còn nhiều hạn. Công ty có nhiều thuận lợi: Với đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm chuyên môn, đội ngũ quản lý và tất cả các nhân viên đều có nhiệt huyết xây dựng công ty thành một trong những công ty phần mềm hàng đầu tại Việt Nam và khu vực, thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn, Bên cạnh đó, Công ty cũng gặp phải không ít khó khăn nhƣ: thƣơng hiệu, giá trị sản phẩm; các yếu tố về nguồn lực: vốn, kinh nghiệm thực tế của đội ngũ cán bộ, nhân viên; đặc biệt là chiến lƣợc kinh doanh trong dài hạn và ngắn hạn trên thị trƣờng do sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Vì vậy, giải pháp hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh là rất quan trọng và cấp bách đối với sự tồn tại và phát triển lâu dài của công ty. Nhận thức đƣợc vấn đề này, tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh của công ty Cổ phần Giải pháp và Dịch vụ Phần mềm Nam Việt” (Navisoft) làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hoạt động hoạch định chiến lƣợc kinh doanh là một công tác quan trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu của mỗi doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp hạn chế đƣợc những bất trắc, rủi ro đến mức thấp nhất, tạo điều kiện cho họ kinh doanh ổn định lâu dài và phát triển không ngừng. Trên thực tế, đã có rất nhiều các tập đoàn, doanh nghiệp, công ty trên thế giới cũng nhƣ trong nƣớc thực hiện các hoạt động hoạch định chiến lƣợc của mình và cũng đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định trong quá trình triển khai. Có nhiều cuốn sách, bài viết về hoạch định và chiến lƣợc kinh doanh của các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực với các cách tiếp cận khác nhau. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc: - Rudolf Grunig, Richard Kuhm (Nxb Khoa học và Kỹ thuật 2004) Hoạch định chiến lược theo quá trình. - Garry D. Smith, Danny R. Arnọd, Bobby G. Bizzell (Nxb Thống kê, Hà Nội 2003), Chiến lược và sách lược kinh doanh. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc: - Quản trị chiến lược của PGS.TS Hoàng Văn Hải (2010). Đây là giáo trình đƣợc tác giả nhấn mạng cách tiếp cận quản trị chiến lƣợc từ góc độ hài hòa tƣ duy chiến lƣợc Đông - Tây, bổ sung thêm các tƣ duy chiến lƣợc phƣơng Đông, các tƣ liệu, tình huống của Việt Nam. Từ đó tìm ra những giải pháp chiến lƣợc tối ƣu, khắc phục sự chênh lệnh về nguồn lực và giúp kẻ yếu vẫn có thể thắng đƣợc đối thủ. - Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp của Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (1999). Tác giả đã căn cứ tình hình thực tế trong sự vận động và phát triển của doanh nghiệp để qua đó nêu khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. - Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả của tác giả Võ Thị Hồng Vân (2000). Đây là một tập tài liệu đƣợc tác giả khái quát rõ, cụ thể các căn cứ, điều kiện từ đó xác lập các bƣớc lập kế hoạch kinh doanh và phát triển doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trƣờng. - Chiến lược kinh doanh trong kinh tế tri thức của tác giả Trần Xuân Kiên (2002). Trong nền kinh tế tri thức, với những đặc trƣng cơ bản và xu hƣớng của nó, việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh phải đáp ứng những yêu cầu mới. Đối diện với các vấn đề đặt ra: nguồn nhân lực, vốn, công nghệ, giá thành…. Qua đó, tác giả cũng đề ra một số giải pháp đối với việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh trong nền kinh tế tri thức. - Chiến lược kinh doanh bưu chính viễn thông của tác giả Bùi Xuân Phong, Trần Đức Thung (2002). Tác giả đã đi sâu phân tích các cơ sở của việc đề ra chiến lƣợc kinh doanh của lĩnh vực bƣu chính viễn thông, đặc trƣng và các yếu tố tác động đến việc lập chiến lƣợc kinh doanh của ngành. Từ đó, tác giả cũng chỉ ra các phƣơng thức, cách thức đối với việc lập chiến lƣợc kinh doanh trong ngành bƣu chính viễn thông. Tóm lại: Những năm gần đây lĩnh vực nghiên cứu về chiến lƣợc kinh doanh đang rất đƣợc chú ý ở Việt Nam, nhƣng đa phần các công trình nghiên cứu đi sâu về chiến lƣợc kinh doanh hoặc một số vấn đề cụ thể của chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp; dừng lại ở các nghiên cứu trƣờng hợp hay một số khía cạnh của Chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên chƣa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về giải pháp của công tác hoạch định chiến lƣợc cho một công ty trong lĩnh vực phần mềm. Do vậy, nghiên cứu khái quát hệ thống cơ sở lý luận; đánh giá thực trạng và đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lƣợc kinh doanh ở công ty cổ phần Giải pháp và Dịch vụ phần mềm Nam Việt là điểm mới của dự định nghiên cứu này, nhằm bù đắp vào khoảng trống trong lĩnh vực nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích: Hệ thống hóa cơ sở lý luận, nghiên cứu đánh giá thực trạng của chiến lƣợc kinh doanh và đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh ở công ty cổ phần Giải pháp và Dịch vụ phần mềm Nam Việt. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện đƣợc mục đích trên đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau: - Làm rõ một số vấn đề lý luận về chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp phần mềm - Phân tích đánh giá thực trạng về chiến lƣợc kinh doanh ở công ty cổ phần Giải pháp và Dịch vụ phần mềm Nam Việt. - Đƣa ra hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh ở công ty cổ phần Giải pháp và Dịch vụ phần mềm Nam Việt. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phần mềm. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nội dung: Luận văn này tập trung vào nghiên cứu giải pháp hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp phần mềm. - Phạm vi không gian: Ở Công ty cổ phần Giải pháp và Dịch vụ phần mềm Nam (Navisoft). - Phạm vi thời gian: Từ năm 2008 đến năm 2013, giải pháp hƣớng tới 2020. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài. 5.1. Phƣơng pháp luận: Đề tài sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. 5.2. Các phƣơng pháp cụ thể: - Cách tiếp cận: + Tiếp cận hệ thống: + Tiếp cận về lý thuyết: Tìm kiếm, tổng hợp những lý thuyết về hoạch định nói chung và hoạch định chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng ứng dụng với doanh nghiệp trong lĩnh vực phần mềm từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ sách báo, giáo trình, internet. + Tiếp cận thực tế: * Thu thập tài liệu thứ cấp về hoạt động hoạch định chiến lƣợc kinh doanh trong lĩnh vực phần mềm của công ty cổ phần Giải pháp và Dịch vụ phần mềm Nam Việt từ khi thành lập đến nay. * Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể: + Phƣơng pháp thống kê + Phƣơng pháp so sánh + Khảo sát điều tra thực tế + Nghiên cứu thực chứng - Các công cụ kỹ thuật: Xử lý trên phần mềm vi tính Excel; Biểu đồ đồ thị minh họa 6. Ý nghĩa của luận văn: Luận văn tốt nghiệp sẽ là một tài liệu hữu ích về các giải pháp hoàn thiện chiến lƣợc của doanh nghiệp trong lĩnh vực phần mềm nói chung. Kết quả của luận văn còn có thể giúp cho Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Giải pháp và Dịch vụ phần mềm Nam Việt thấy rõ hơn tình hình hoạt động hoạch định và chiến lƣợc kinh doanh của công ty, biết đƣợc những điểm mạnh và điểm còn hạn chế để khắc phục trong kinh doanh. Qua đó, lãnh đạo công ty có thể cân nhắc tính khả thi của các giải pháp đƣợc đề xuất trong luận văn này để áp dụng vào thực tế, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn bao gồm 3 chƣơng, kèm theo là Phụ lục và Tài liệu tham khảo Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chiến lƣợc kinh doanh Chƣơng 2: Thực trạng chiến lƣợc kinh doanh ở công ty Cổ phần Giải pháp và Dịch vụ Phần mềm Nam Việt hiện nay. Chƣơng 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh ở công ty Cổ phần Giải pháp và Dịch vụ Phần mềm Nam Việt Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ CNTT nói chung và công nghiệp phần mềm nói riêng thì lợi thế kinh doanh có thể đạt đƣợc thông qua các nhân tố nhƣ tiềm lực tài chính, công nghệ, sức mạnh nguồn nhân lực, sự hoàn thiện của các quy trình nghiệp vụ, sự hoàn thiện và thích hợp về cơ cấu tổ chức bộ máy để từ đó tạo ra một thƣơng hiệu và danh tiếng cho doanh nghiệp, cũng nhƣ các mối quan hệ với khách hàng. Môi trƣờng kinh doanh một khi càng trở nên hấp dẫn thì áp lực cạnh tranh sẽ ngày càng gia tăng, việc nghiên cứu cơ sở lý luận về chiến lƣợc và chiến lƣợc kinh doanh nhằm hƣớng tới phân tích đánh giá, xây dựng và lựa chọn chiến lƣợc kinh doanh đối với Công ty Cổ phần giải pháp và Dịch vụ phần mềm Nam Việt là nội dung chính đƣợc đề cập tại chƣơng này. 1.1. Chiến lƣợc kinh doanh 1.1.1. Khái niệm chiến lƣợc Thuật ngữ chiến lƣợc đầu tiên đƣợc sử dụng trong lĩnh vực quân sự. Dần dần, chiến lƣợc đƣợc sử dụng trong những lĩnh vực khác của đời sống kinh tế xã hội. Thuật ngữ chiến lƣợc là sự kết hợp của từ “chiến”, nghĩa là chiến đấu, tranh giành và từ “lƣợc”, nghĩa là mưu, tính. Nhƣ vậy, hiểu đơn giản thì chiến lược là những mưu tính nhằm chiến đấu và giành chiến thắng. Hệ thống chiến lƣợc đang đƣợc nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay bao gồm: chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, chiến lƣợc phát triển các ngành và lĩnh vực, chiến lƣợc phát triển các lãnh thổ (vùng lớn, vùng kinh tế trọng điểm, tỉnh, thành phố), chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. Giữa các chiến lƣợc đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trƣớc khi nghiên cứu khái niệm chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp, cần đề cập đến các chiến lƣợc này. Khái niệm về các bộ phận chiến lƣợc hiện đang có nhiều ý kiến khác nhau, tuỳ theo cách tiếp cận. Tuy nhiên, về cơ bản có thể hiểu các khái niệm chiến lƣợc nhƣ sau: Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc là một bản luận cứ có cơ sở khoa học, xác định mục tiêu, nguồn lực, động lực và đƣờng hƣớng phát triển cơ bản của đất nƣớc trong khoảng thời gian 10 năm hoặc dài hơn, là căn cứ để hoạch định các chính sách và kế hoạch phát triển. Chiến lƣợc xác định tầm nhìn của một quá trình phát triển mong muốn và sự nhất quán về con đƣờng và các giải pháp cơ bản để thực hiện. Chiến lƣợc là cơ sở cho xây dựng các quy hoạch và các kế hoạch phát triển trung hạn và ngắn hạn. Trong quy trình kế hoạch hoá, chiến lƣợc đƣợc coi nhƣ một định hƣớng của kế hoạch trong dài hạn. Chiến lƣợc phát triển ngành là một bản luận chứng có cơ sở khoa học, xác định mục tiêu, phƣơng hƣớng và các giải pháp cơ bản cho phát triển ngành trong khoảng thời gian 10 năm hoặc dài hơn, là căn cứ để hoạch định các chính sách và kế hoạch phát triển ngành. Chiến lƣợc phát triển ngành là cơ sở cho xây dựng quy hoạch và các kế hoạch phát triển ngành (trung hạn và ngắn hạn). Chiến lƣợc phát triển ngành còn là cơ sở quan trọng của chiến lƣợc doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nƣớc. Chiến lƣợc phát triển lãnh thổ là một bản luận chứng có cơ sở khoa học, xác định mục tiêu, phƣơng hƣớng và các giải pháp cơ bản cho phát triển lãnh thổ trong khoảng thời gian 10 năm hoặc dài hơn, là căn cứ để hoạch định các chính sách và kế hoạch phát triển lãnh thổ. Chiến lƣợc này cũng là cơ sở quan trọng cho hoạch định chiến lƣợc của các doanh nghiệp nhà nƣớc địa phƣơng, hoặc doanh nghiệp nhà nƣớc trung ƣơng hoạt động tại vùng lãnh thổ. Chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc tiếp cận theo hai phƣơng diện: truyền thống và hiện đại. Theo quan niệm truyền thống: chiến lƣợc đƣợc xem nhƣ là kế hoạch tổng thể, dài hạn của một tổ chức nhằm đạt tới các mục tiêu lâu dài. Alfred Chandler, trƣờng kinh doanh Havard cho rằng, chiến lƣợc là việc xác định những mục tiêu cơ bản dài hạn của một doanh nghiệp và thực hiện chƣơng trình hành động cùng với việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt đƣợc những mục tiêu ấy. Nhƣ vậy, tƣ tƣởng thể hiện rõ ràng trong quan niệm của giáo sƣ Chandler là quá trình hoạch định có tính sáng suốt (rational planning). Doanh nghiệp đƣợc mô tả dƣới dạng lựa chọn những mục đích cho mình, xác định chƣơng trình hành động (chiến lƣợc) để có thể hoàn thành tốt nhất những mục đích đó và phân bổ những nguồn lực tƣơng ứng. James B. Quin, trƣờng đại học Dartmouth cũng cho rằng, chiến lƣợc là mẫu hình hoặc kế hoạch của một tổ chức để phối hợp những mục tiêu chủ đạo, các chính sách và thứ tự hành động trong một tổng thể thống nhất. Đồng quan điểm với A. Chandler và J..B. Quin là nhà nghiên cứu Wuyliam F. Glueck, ông đƣa ra phát kiến: chiến lƣợc là một kế hoạch thống nhất, toàn diện và phối hợp, đƣợc thiết kế để đảm bảo rằng những mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp đạt đƣợc thành tựu. Phƣơng thức tiếp cận truyền thống có ƣu điểm là giúp các doanh nghiệp dễ hình dung ra những công việc cần làm để hoạch định đƣợc chiến lƣợc, đồng thời cũng cho các doanh nghiệp thấy đƣợc lợi ích của chiến lƣợc với phƣơng diện là kế hoạch dài hạn. Tuy nhiên, trong điều kiện môi trƣờng kinh doanh bất định nhƣ ngày nay đã cho thấy nhƣợc điểm của cách tiếp cận truyền thống, bởi vì nó trở nên khó ứng phó với các biến động khôn lƣờng của môi trƣờng kinh doanh. Theo quan niệm tiếp cận hiện đại: chiến lƣợc có thể rộng lớn hơn những gì mà doanh nghiệp dự định hoặc đặt kế hoạch để thực hiện. Đại diện tiêu biểu cho trƣờng phái này là Henry Mintzberg của trƣờng đại học McGill. Ông đã phê phán quan niệm cổ điển, rằng cách tiếp cận đó đã ngầm thừa nhận một giả thiết không đúng là chiến lƣợc doanh nghiệp luôn là kết quả của quá trình kế hoạch hoá có tính toán dự định từ trƣớc. Mintzberg cho rằng, chiến lƣợc là một mẫu hình trong dòng chảy các quyết định và chƣơng trình hành động (strategy as a pattern in a stream of decisions or actions). Mẫu hình có thể là sản phẩm của bất kỳ kiểu chiến lƣợc nào - chiến lƣợc đƣợc thiết kế từ trƣớc và thực tế tiến hành hoặc chiến lƣợc đột biến. Tƣ tƣởng này đƣợc thể hiện nhƣ ở hình 1.1. Hình 1.1: Mô hình chiến lƣợc của H. Mintzberg. Cách tiếp cận hiện đại có ƣu điểm là thiên về phản ứng linh hoạt trƣớc những biến động của môi trƣờng kinh doanh, đồng thời cho phép tận dụng khả năng sáng tạo của mọi ngƣời trong doanh nghiệp. Nhƣợc điểm của nó là đòi hỏi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải có khả năng đánh giá đƣợc giá trị của các chiến lƣợc đột biến. Điều này có nghĩa là chiến lƣợc đột biến có thể không đƣợc chấp nhận do hạn chế về trình độ cũng nhƣ khả năng thu thập thông tin của lãnh đạo doanh nghiệp. Qua các cách tiếp cận về chiến lƣợc (truyền thống, hiện đại) cho thấy, mặc dù phê phán quan niệm tiếp cận cổ điển nhƣng các đại diện của trƣờng phái hiện đại đều thừa nhận rằng vẫn phải có chiến lƣợc dự định. Bổ sung quan trọng của cách tiếp cận hiện đại là chiến lƣợc phải mang “tính động” nhằm thích nghi với môi trƣờng biến động khó dự báo chính xác ngày nay. Thực tế cũng cho thấy, chiến lƣợc kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp đều có sự kết hợp giữa dự định và đột biến. Từ đó có thể rút ra khái niệm sau: chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là chuỗi các quyết định nhằm định hướng phát triển và tạo ra thay đổi về chất bên trong doanh nghiệp. Khái niệm này ngoài sự kế thừa hai quan niệm truyền thống và hiện đại còn làm rõ vai trò thực sự của chiến lƣợc kinh doanh. Chiến lƣợc kinh doanh không chỉ giúp doanh nghiệp giành thắng lợi trong cạnh tranh mà còn phải làm cho doanh nghiệp phát triển về chất ở mức độ cao hơn. Chính vì vậy trong thực tiễn ngƣời ta thƣờng gọi chiến lƣợc kinh doanh là chiến lƣợc phát triển sản xuất kinh doanh. 1.1.2. Nội dung chiến lƣợc kinh doanh Theo khái niệm chiến lƣợc kinh doanh thì nội dung của chiến lƣợc kinh doanh phải chứa đựng mục tiêu cơ bản, lâu dài mà doanh nghiệp cần vƣơn tới cộng với những giải pháp chiến lƣợc để thực hiện mục tiêu đề ra. 1.1.2.1. Mục tiêu chiến lược. Mục tiêu chiến lược phải thể hiện những đích mà doanh nghiệp mong đợi sẽ đạt được khi kết thúc giai đoạn chiến lược. Mục tiêu phải thể hiện những thay đổi về chất của doanh nghiệp, trong đó phải chứa đựng những mục tiêu cụ thể như hiệu quả, đa dạng hoá, đảm bảo xã hội v.v... Để cụ thể hoá, bên cạnh mục
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng