Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh thanh hóa...

Tài liệu Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh thanh hóa

.DOC
41
365
66

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CALIFORNIA MIRAMAR UNIVERSITY (HOA KỲ) GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH THANH HÓA Học viên: NGUYỄN XUÂN PHAN ID: 653 - Lớp MBA CMU5D Mục lục Mục Phần I 1.1 1.2 1.3 1.4 Nội dung Các từ viết tắt Giới thiệu vấn đề nghiên cứu8 năm 2009 Tháng Lý do chọn vấn đề nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Kết cấu của nghiên cứu Trang 04 04 05 05 05 Giải pháp hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hoá Phần II 2.1 2.1.1 2.1.2 2.1.3 2.1.4 Phần III 3.1 3.1.1 3.1.2 163.1.3 3.1.5Về Cơ sở lý luận Khung lý thuyết Khái niệm DNNVV Cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển Sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương Các phương thức hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Phân tích kết quả nghiên cứu Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hoá Về số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa qua các năm Cơ cấu doanh nghiệp theo loại hình và ngành kinh doanh Về quy mô của DNNVV trên địa bàn Năng lực và hiệu quả kinh doanh của các DNNVV 06 06 06 07 09 09 11 12 12 13 14 16 3.1.4 3.1.6 3.1.7 3.1.8 3.2 Đóng góp nộp NSNN của các doanh nghiệp Khảo sát về tiếp cận các nguồn lực tại các DNNVV Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Thực trạng hỗ trợ phát triển các DNNVV trên địa bàn 17 18 19 20 3.2.1 tỉnh Thanh Hoá Thực trạng triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ doanh 20 3.2.2 nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hoá 21 lao động trong các doanh nghiệp Một số kết quả đạt được trong hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hoá 3.2.3 Những hạn chế trong hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và 28 Phần IV vừa tỉnh Thanh Hoá và những nguyên nhân chủ yếu Kiến nghị một số giải pháp chủ yếu hỗ trợ DNNVV phát 31 2 Nguyễn Xuân Phan ID: 653 - MBA CMU5D Giải pháp hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hoá 4.1 4.2 triển Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn 31 Một số giải pháp tăng cường hỗ trợ phát triển doanh nghiệp 32 4.2.1 nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hoá Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ 32 4.2.2 4.2.3 4.2.4 4.2.5 4.2.6 và vừa Tăng cường các biện pháp hỗ trợ gia nhập thị trường Tăng cường các biện pháp hỗ trợ tiếp cận nguồn lực Tăng cường các biện pháp hỗ trợ tiếp thị Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Tăng cường sự chỉ đạo và quản lí điều hành của các cấp uỷ 33 34 36 37 38 đảng và chính quyền địa phương PHẦN KẾT LUẬN 39 PHẦN I GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân. Thu hút vốn đầu tư, tạo việc làm, góp phần không nhỏ vào quá trình cải tiến kỹ thuật, 3 Nguyễn Xuân Phan ID: 653 - MBA CMU5D Giải pháp hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hoá áp dụng công nghệ mới, chuyển dịnh cơ cấu kinh tế theo ngành và vùng lãnh thổ, làm tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế và đóng góp một phần không nhỏ vào NSNN. Vì vậy, phát triển doanh nghiệp nói chung và đặc biệt DNNVV là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước cũng như của chính quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay. Những năm gần đây, Nhà nước ban hành và thực hiện một loạt chính sách, biện pháp hỗ trợ các DNNVV trên nhiều mặt từ việc hỗ trợ tiếp cận các nguồn lực (đất đai, vốn, công nghệ...), đến hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ, mở rộng quan hệ với bạn hàng, khách hàng... Nhờ đó, các doanh nghiệp này đã có bước phát triển mạnh trong cả nước cả về số lượng doanh nghiệp, năng lực kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của Nhà nước cũng còn nhiều hạn chế, vì thế mà chưa phát huy hết tiềm năng của các doanh nghiệp này. DNNVV là loại hình doanh nghiệp có hình thức tổ chức kinh doanh thích hợp, với nhiều ưu thế về tính năng động, linh hoạt, thích ứng nhanh với yêu cầu của thị trường và là phương tiện rất hiệu quả trong việc huy động vốn đầu tư trong nước và tạo việc làm cho người dân. Kể từ khi ra đời, tồn tại, phát triển hoặc chấm dứt hoạt động, DNNVV đều chịu sự tác động của các yếu tố thuộc môi trường bên trong và môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Các nhóm yếu tố tác động thuộc môi trường bên ngoài các DNNVV không kiểm soát được, chính vì vậy nếu sự tác động của các yếu tố này tốt, mang tính tích cực thì sẽ hỗ trợ các DNNVV phát triển hoặc ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của các DNNVV. Việc khuyến khích phát triển các DNNVV là rất cần thiết và phù hợp với điều kiện về vốn, về công nghệ cũng như trình độ quản lý. Từ khi thực hiện Luật Doanh nghiệp đến nay, các DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có bước phát triển mạnh cả về số lượng doanh nghiệp và năng lực sản xuất. Nhờ đó, các doanh nghiệp này đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển KTXH của Tỉnh. Tuy nhiên, so với tiềm năng và yêu cầu thì sự ra đời và phát triển DNNVV còn bộc lộ những mặt hạn chế: số lượng doanh nghiệp chưa nhiều, qui mô chủ yếu là nhỏ và cực nhỏ, công nghệ lạc hậu, cơ cấu chưa hợp lý, liên kết hợp tác còn lỏng lẻo, hiệu quả KTXH chưa cao... Điều đó xuất phát từ những hạn chế và khó khăn của bản thân DNNVV. Mặt khác, Tỉnh cũng chưa có nhiều biện pháp thực sự phù hợp để hỗ trợ DNNVV và nhất là chưa thực hiện tốt một số chính sách, giải pháp đã đề ra. 4 Nguyễn Xuân Phan ID: 653 - MBA CMU5D Giải pháp hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hoá Để góp phần thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá nhằm huy động tối đa tiềm năng về vốn, lao động, mặt bằng... trong dân, cần thiết phải nghiên cứu để tìm những biện pháp tăng cường hỗ trợ các DNNVV trên địa bàn nhằm phát triển các doanh nghiệp này cả về lượng và chất. Xuất phát từ bản thân hiện đang công tác trong ngành thuế, luôn song hành với doanh nghiệp. Nghiên cứu đề tài này sẽ giúp bản thân tích lũy thêm nhiều kiến thức, sự hiểu biết về DNNVV để phục vụ tốt hơn trong công tác quản lý thuế tại địa phương. Đó là lí do chủ yếu của việc lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hoá”. 1.2 Vấn đề nghiên cứu - Làm rõ được các vấn đề lý luận cơ bản về hỗ trợ phát triển DNNVV trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. - Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động hỗ trợ DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. - Đề xuất giải pháp hỗ trợ phát triển các DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. 1.3 Phạm vi nghiên cứu Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp bao gồm nhiều lĩnh vực rộng lớn với nhiều phương thức và từ nhiều chủ thể khác nhau. Do khuôn khổ có hạn nên luận văn chỉ tập trung vào hoạt động hỗ trợ của các Sở, ngành và chính quyền tỉnh Thanh Hoá để phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh. Việc phân tích thực trạng hỗ trợ các DNNVV chủ yếu từ năm 2000 đến nay và các giải pháp đề xuất về tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp này dự kiến cho đến năm 2015. 1.4 Kết cấu của nghiên cứu Phần I: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu Phần II: Cơ sở lý luận Phần III: Phân tích kết quả nghiên cứu Phần IV: Kết luận và kiến nghị PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Khung lý thuyết 2.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV): 5 Nguyễn Xuân Phan ID: 653 - MBA CMU5D Giải pháp hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hoá Theo quy định tại Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không vượt quá 10tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300người”. Như vậy, các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành thoả mãn hai tiêu thức nêu trên đều được coi là DNNVV. Những hạn chế của DNNVV: - Do qui mô không lớn, năng lực sản xuất của mỗi doanh nghiệp bị giới hạn. Hầu hết các DNNVV có qui mô nhỏ, vốn thấp, số lượng lao động ít, hoạt động phân tán, thiếu các nguồn lực để tiến hành các công trình lớn hoặc các dự án đầu tư lớn, không đủ kỹ năng để tham gia cạnh tranh hiệu quả trong các thị trường với mức tự do hoá ngày càng gia tăng. Quản lý nội bộ của các doanh nghiệp còn yếu kém. Nhiều doanh nghiệp thiếu tính chiến lược và kế hoạch dài hạn, phần lớn đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chưa được qua đào tạo. Quản lý tài chính trong doanh nghiệp thường còn thiếu minh bạch. Phần lớn các DNNVV có trình độ KH&CN, trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu; suất tiêu hao nguyên liêu, nhiên liệu cao. - Chất lượng sản phẩm còn thấp và thiếu ổn định, mẫu mã hàng hoá thường lạc hậu. Cụ thể trong sản xuất nông nghiệp, chi phí sản xuất chiếm đến 40% giá trị sản xuất; trong công nghiệp, giá thành một số sản phẩm như xi măng, thép, giấy, vải, phân bón, hoá chất... đều cao hơn so với giá thành cùng loại của các nước trong khu vực từ 20 - 30%. - Khả năng tiếp cận các nguồn lực đầu vào hạn chế. Hầu hết các DNNVV đều gặp khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn vay ngân hàng vì thiếu tài sản thế chấp. Các DNNVV cũng gặp khó khăn khi chuẩn bị các hồ sơ vay vốn, kế hoạch kinh doanh, báo cáo tài chính... - Khả năng mở rộng thị trường đầu ra, đặc biệt là thị trường quốc tế còn gặp nhiều khó khăn. Hàng hoá của Việt Nam đã có mặt tại thị trường trên 200 nước và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, khả năng chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự vững chắc. DNNVV trên địa bàn Thanh Hoá có xuất khẩu chỉ chiếm 2,1% tổng số doanh nghiệp, chủ yếu là phục vụ thị trường địa phương . - Sự liên kết, hợp tác hạn chế giữa các doanh nghiệp lớn và DNNVV và sự liên kết 6 Nguyễn Xuân Phan ID: 653 - MBA CMU5D Giải pháp hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hoá hợp tác theo hiệp hội ngành hàng, theo địa bàn còn lỏng lẻo đã hạn chế phần nào khả năng cạnh tranh và phát triển sản xuất kinh doanh của các DNNVV. 2.1.2 Cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Hỗ trợ các DNNVV có nhiều nội dung khác nhau. Xét theo quy trình sản xuất, nội dung hỗ trợ các doanh nghiệp này bao gồm: Hỗ trợ gia nhập thị trường (đăng ký kinh doanh và các thủ tục hành chính), hỗ trợ tiếp cận nguồn lực (đất đai, công nghệ, lao động,...), hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm (mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại). Nội dung hỗ trợ DNNVV cũng có thể tiếp cận theo cách khác: (1) thông qua việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp; (2) hỗ trợ các yếu tố đầu vào; (3) hỗ trợ nâng cao năng lực của doanh nghiệp... Nội dung hỗ trợ DNNVV có thể dưới hình thức xây dựng và thực thi chính sách, hỗ trợ kinh tế, kỹ thuật cho doanh nghiệp,... Dưới đây là một số nội dung hỗ trợ DNNVV trong điều kiện của Việt Nam hiện nay: Một là, hình thành bộ máy quản lý hoạt động hỗ trợ DNNVV. Để hoạt động hỗ trợ DNNVV có hiệu quả, trước hết phải hình thành được hệ thống bộ máy cơ quan trợ giúp. Đây là chủ thể của hoạt động hỗ trợ DNNVV, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tham mưu, hoạch định các thể chế, chính sách pháp luật, xây dựng các chương trình, dự án và là các đơn vị trực tiếp triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ DNNVV. Hai là, ban hành và thực hiện các chính sách hỗ trợ DNNVV. Chính sách hỗ trợ là cơ sở pháp lý của công tác hỗ trợ DNNVV. Hiện nay, các chính sách khuyến khích DNNVV của Chính phủ tập trung vào hai vấn đề đó là không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để cho các DNNVV hoạt động và hình thành, phát triển cơ chế hỗ trợ thống nhất từ Trung ương đến địa phương nhằm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ DNNVV phát triển. Những đổi mới về pháp luật kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp từ việc thành lập, đến việc thực hiện hoạt động kinh doanh dễ dàng và hiệu quả hơn, loại bỏ được phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế về mặt pháp lý. Tổng kết bốn năm thi hành Luật Doanh nghiệp 1999, số lượng doanh nhiệp được đăng ký thành lập từ 2000-2003 tăng gấp 4 lần so với cả giai đoạn từ 1991-1999. Pháp luật về đất đai cũng được hình thành và từng bước hoàn thiện. Luật Đất đai năm 7 Nguyễn Xuân Phan ID: 653 - MBA CMU5D Giải pháp hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hoá 2003 và các Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, 17/2006/NĐ-CP, 84/2007/NĐ-CP đã quy định nhiều vấn đề cụ thể, trong đó có qui định về trình tự, thủ tục, hồ sơ thu hồi đất, giao đất, cho thuế đất, về giải phòng mặt bằng... tạo điều kiện giải quyết mặt bằng cho doanh nghiệp. Pháp luật về tài chính như thuế, chế độ kế toán...đã có nhiều đổi mới và ngày càng hoàn thiện, theo hướng thuận lợi hoá, công khai hoá và minh bạch hơn, phù hợp với cơ chế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Việc áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế là bước tiến mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Chế độ kế toán đối với DNNVV đã được từng bước cải thiện theo hướng đơn giản hoá chế độ kế toán, dễ áp dụng. Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 về chế độ kế toán đối với DNNVV thay thế quyết định 1177TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 và quyết định 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2000. Pháp luật về tiền tệ, tín dụng đã tạo lập môi trường bình đẳng xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Nghị quyết số 02/2003/NQ-CP ngày 17/01/2003 của Chính phủ đã tạo điều kiện cho một số đối tượng là DNNVV vay vốn của tổ chức tín dụng không phải bảo đảm bằng tài sản. Ngoài ra, phát luật về tiền tệ, tín dụng còn tạo môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực tín dụng, dịch vụ ngân hàng, tự do hoá lãi suất... Một văn bản pháp luật quan trọng thể hiện sự khuyến khích DNNVV ở Việt Nam thời gian qua là Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001. Đây là văn bản chính thức của Nhà nước khẳng định vai trò quan trọng của DNNVV trong nền kinh tế và các chính sách trợ giúp DNNVV phát triển. Ba là, triển khai thực hiện các biện pháp hỗ trợ DNNVV. Bao gồm các nhóm biện pháp như hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, hỗ trợ tiếp cận đầu vào, hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất (công nghệ, quản lý, tài chính...). Các biện pháp này có ý nghĩa quan trọng trong việc trợ giúp phát triển DNNVV. Bốn là, hỗ trợ thành lập các hiệp hội nghề. Các hiệp hội nghề không chỉ là các tổ chức của doanh nghiệp, bảo vệ lợi ích cho các chủ thể kinh doanh mà còn là đầu mối kết nối, hợp tác giữa các doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các DNNVV nói riêng vẫn có xu hướng “một mình một chợ”, không thích liên kết, hợp tác. Do vậy, các cơ quan chức năng cần khuyến khích và tạo điều kiện để hình 8 Nguyễn Xuân Phan ID: 653 - MBA CMU5D Giải pháp hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hoá thành các hội nghề, tạo điều kiện cho các DNNVV phát triển. 2.1.3 Sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương Một trong các yếu tố tác động đến sự phát triển của DNNVV đó là sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương. DNNVV vốn là những doanh nghiệp non yếu, thường là những doanh nghiệp khởi sự thuộc khu vực kinh tế tư nhân, do đó rất cần sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc thành lập và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động. Thực tế, cùng trong khung pháp luật của Nhà nước, nhưng trong các địa phương cùng có điều kiện KTXH thì lại có tốc độ phát triển DNNVV khác nhau. Đó là do kết quả của sự quan tâm hỗ trợ của các chính quyền địa phương mà trước hết thể hiện ở việc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách chung của Nhà nước trên địa bàn. Chính sách, pháp luật được ban hành, song việc triển khai thực hiện tại mỗi địa phương đều có mức độ khác nhau nhất định, phụ thuộc vào sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo địa phương, vào sự năng động, tinh thần trách nhiệm của bộ máy tham mưu, thực thi chính sách. Thực tiễn những năm qua, sau các lần tổng kết tình hình thực hiện Luật Doanh nghiệp cho thấy có địa phương nghiêm túc thực hiện đầy đủ các quy định của luật, có địa phương duy trì quá lâu các qui định trái luật do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của DNNVV. Sự quan tâm của chính quyền địa phương còn thể hiện ở việc xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ riêng của địa phương đối với DNNVV, như thực hiện cải cách thủ tục hành chính mà đặc biệt là đối với các nội dung công việc liên quan đến doanh nghiêp, chính sách hỗ trợ tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh, chính sách hỗ trợ xuất khẩu, chính sách khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp... Ngoài ra, sự quan tâm chỉ đạo giải quyết các vương mắc của doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng trong quá trình thực thi các cơ chế chính sách có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của DNNVV. 2.1.4 Các phương thức hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.1.4.1 Phương thức hỗ trợ trực tiếp - Đơn giản hoá thủ tục cấp giấy phép, rút giấy phép và kiểm tra doanh nghiệp. Thủ tục hành chính là khâu quan trọng đầu tiên đối với việc ra đời và phát triển của doanh nghiệp. Một trong những đột phá đó là sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 1999, đã chuyển đổi phương thức quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” buộc doanh nghiệp chịu trách nhiệm pháp lý về các hành xử của mình 9 Nguyễn Xuân Phan ID: 653 - MBA CMU5D Giải pháp hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hoá theo qui định. Đồng thời đã loại bỏ được hàng trăm loại giấy phép và qui định pháp luật không còn phù hợp với điều kiện kinh doanh, rút ngắn thời gian để doanh nghiệp gia nhập thị trường. - Đào tạo chủ doanh nghiệp: Trình độ nguồn nhân lực nói chung và trình độ năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp nói riêng, như trên đã phân tích đây là một trong những khó khăn, hạn chế của DNNVV. - Cung cấp thông tin: Để hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần rất nhiều thông tin trong và ngoài nước như thông tin về thị trường, thông tin về chính sách, pháp luật, thông tin về công nghệ,... - Hỗ trợ về đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh: Đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh là một yếu tố đầu vào rất quan trọng đối với doanh nghiệp, như trên đã phân tích, đây cũng là một vấn đề khó khăn của DNNVV. Phần lớn các doanh nghiệp đang sử dụng đất ở, đất của cá nhân chủ doanh nghiệp làm trụ sở chính của doanh nghiệp, việc mở rộng sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn về mặt bằng. Tạo quỹ đất, cải cách thủ tục hành chính trong giao đất, cho thuê đất tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thuê đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh là hình thức hỗ trợ trực tiếp cần thiết và cấp bách của các cấp chính quyền địa phương. - Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn: DNNVV yếu thế về qui mô nên rất khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn. Hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn thông qua việc hình thành các Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, Quỹ khuyến công,... là hình thức phù hợp. Tuy nhiên, trên thực tế việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV do khó khăn trong việc huy động vốn điều lệ nên đến nay mới chỉ có ba địa phương thành lập được quỹ này là Tây Ninh, Trà Vinh và Bắc Giang. 2.1.4.2 Phương thức hỗ trợ gián tiếp Hỗ trợ gián tiếp chủ yếu là tác động thông qua môi trường kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV phát triển. Các hình thức chủ yếu là: - Hình thành môi trường kinh doanh ổn định, an toàn và bảo hộ quyền lợi hợp pháp của các DNNVV. Trong đó, việc hình thành khung pháp luật là yếu tố rất quan trọng. Do các DNNVV yếu thế só với các doanh nghiệp lớn, nên việc hình thành môi trường thể chế (mà nòng cốt là pháp luật) bảo vệ lợi ích cho các DNNVV có ý nghĩa quan trọng, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh là yếu tố hỗ trợ rất ý nghĩa đối 10 Nguyễn Xuân Phan ID: 653 - MBA CMU5D Giải pháp hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hoá với DNNVV. - Phát triển kết cấu hạ tầng: Giao thông, điện, nước, hệ thống thông tin liên lạc... là điều kiện không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, ít có chủ thể có khả năng thực hiện. Nhà nước, chính quyền các cấp thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là một hình thức hỗ trợ cho phát triển nói chung đặc biệt là phát triển DNNVV. - Ổn định thị trường được coi là một biện pháp hỗ trợ gián tiếp quan trọng. Thông qua thị trường, DNNVV tìm kiếm các yếu tố đầu vào và tiêu thụ các sản phẩm đầu ra. Hơn nữa, thị trường còn là yếu tố định hướng cho các DNNVV. Ngoài việc ổn định thị trường, cần bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm thương mại, bảo vệ quyền và lợi ích cho các DNNVV - vốn dễ bị tổn thương. 2.1.4.3 Phương thức hỗ trợ kết hợp Trên thực tế việc hỗ trợ thường được thực hiện kết hợp hỗ trợ trực tiếp và hỗ trợ gián tiếp. Nếu quá chú trọng các biện pháp trực tiếp dễ dẫn đến tình trạng can thiệp quá sâu vào các doanh nghiệp. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, nhà nước không có đủ nguồn lực để hỗ trợ trực tiếp cho tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng các biện pháp hỗ trợ gián tiếp, thì một số doanh nghiệp, ngành nghề, đối tượng đặc thù sẽ không thể vươn lên được. Bởi vậy, việc kết hợp các phương thức hỗ trợ trên cơ sở nắm bắt những khó khăn của doanh nghiệp để tháo gỡ những khâu quan trọng và cần thiết. Chẳng hạn việc hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp cần gắn với phát triển thị trường sức lao động. Ngoài ra, để kết hợp các phương thức hỗ trợ DNNVV, cần xây dựng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, theo đó nhiều biện pháp (cả trực tiếp và gián tiếp) được kết hợp chặt chẽ để thực hiện các mục tiêu của chương trình. PHẦN III PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. DNNVV trên địa bàn thực sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng hoạt động kể từ khi có Luật Doanh nghiệp ra đời. Theo số liệu tổng kết 4 năm thi hành Luật Doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp tăng gấp 4 lần giai đoạn 1991-1999. Kết quả phát triển DNNVV được thể hiện trên một số khía cạnh như sau: 11 Nguyễn Xuân Phan ID: 653 - MBA CMU5D Giải pháp hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hoá 3.1.1 Về số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa qua các năm Với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường. Từ năm 1991, các DNNVV có bước phát triển khởi sắc. Theo số liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê, số lượng doanh nghiệp Thanh Hoá phát triển nhanh qua các năm từ 464 DN (năm 2000) tăng lên 2700 DN (năm 2007), trong đó chủ yếu là do sự tăng trưởng của DNNVV. Biểu 3.1.1: Số lượng doanh nghiệp từ 2003-2008 Nguồn: Cục thống kê Thanh Hoá Bảng 3.1.1: Quy mô các DNNVV tỉnh Thanh Hoá Chỉ tiêu Tổng số DN trên địa bàn Số DNNVV theo quy mô lao động Số DNNVV theo quy mô nguồn vốn % trên tổng số DN - Dưới 0,5 tỷ đồng - Từ 0,5 đến 1 tỷ đồng - Từ 1 đến 5 tỷ đồng - Từ 5 đến 10 tỷ đồng Tổng tài sản Vốn bình quân 1 DN Đơn vị 2000 2003 2004 2005 2006 2007 DN 464 935 1.191 1.767 2.257 2.700 “ 419 868 1.130 1.707 2.197 2.629 DN 393 819 1.042 1.580 2.044 2.423 % 84,70 87,60 87,49 89,42 DN 73 124 205 390 DN 73 155 195 322 “ 192 434 512 713 “ 55 106 130 155 Tỷ đồng 1.163,0 2.488,9 2.999,2 4.326,0 90,56 296 536 1.018 194 5.844 2,86 89,74 436 582 1.177 228 6.710 2,77 “ 2,9 3,0 2,9 2,7 12 Nguyễn Xuân Phan ID: 653 - MBA CMU5D Giải pháp hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hoá Chỉ tiêu Số lao động Đơn vị 2000 2003 2004 Người 15.531 29.515 35.034 49.508 66.656 78.889 Lao động BQ/doanh “ 37 34 nghiệp Nguồn: Cục Thống kê Thanh Hoá 2000 - 2007 2005 31 29 2006 30 2007 30 Qua bảng 3.1.1 trên đây cho thấy DNNVV chiếm tỷ trọng cao về số lượng. Tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng doanh nghiệp giai đoạn 2000-2005 đạt 28,6%/năm, đạt được tốc độ tăng cao này là do kết quả triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp năm 1999 trên địa bàn. Quy mô doanh nghiệp chủ yếu thuộc loại doanh nghiệp nhỏ, vốn bình quân sấp xỉ 3 tỷ đồng/doanh nghiệp. Tính đến năm 2007, số lượng doanh nghiệp có vốn từ 5 tỷ đồng trở lên chỉ chiếm khoảng 10%; số doanh nghiệp có số lao động từ 200 đến 299 người chỉ chiếm khoảng 1-2% tổng số DNNVV, số doanh nghiệp có số lao động từ 50 đến 199 người chỉ chiếm khoảng 20%. Có thể nói, nếu không tính đến trên 6 vạn hộ kinh doanh cá thể thì doanh nghiệp trên địa bàn Thanh Hoá chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (chiếm khoảng 80% tổng số cơ sở sản xuất - kinh doanh). 3.1.2 Cơ cấu doanh nghiệp theo loại hình và ngành kinh doanh Thời gian qua cơ cấu DNNVV theo loại hình doanh nghiệp và theo ngành nghề kinh doanh có sự thay đổi nhanh chóng. Cụ thể, đối với loại hình DNNN từ 108 doanh nghiệp (chiếm 20% tổng số DNNVV) năm 2001 giảm xuống còn 40 doanh nghiệp (chiếm 1,52% trong tổng số DNNVV) năm 2007; HTX cũng tăng nhanh trong giai đoạn này, do yêu cầu thay đổi trong quản lý và kinh doanh điện nông thôn. DNTN, công ty TNHH, công ty cổ phần đều có tốc độ tăng cao. Bảng 3.1.2: Số lượng và tỷ trọng DNNVV năm 2001, 2007 phân theo loại hình doanh nghiệp 13 Nguyễn Xuân Phan ID: 653 - MBA CMU5D Giải pháp hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hoá Theo qui mô lao động Theo qui mô vốn 2001 2007 2001 2007 Số DN Tỷ Tỷ Loại hình DN Số Tỷ trọng Số Số Tỷ trọng trọng DN % DN DN trọng % % % Tổng số 540 100 2.629 100 506 100 2.423 100 DNNN 108 20 40 1,52 92 18,18 33 1,36 HTX 84 15,55 416 15,82 84 16,6 399 16,47 DN tư nhân 126 23,34 431 16,4 126 24,9 419 17,3 Công ty TNHH 168 184 34,07 1.327 50,47 1.232 50,85 33,2 Công ty cổ phần 36 6,67 409 15,56 35 6,92 337 13,9 DN có vốn nước ngoài 2 0,37 6 0,23 1 0,2 3 0,12 Nguồn: Cục Thống kê Thanh Hoá 2001, 2007. Tính đến năm 2007, DNNN và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm tỷ trọng 1,48% tổng số DNNVV trên địa bàn. Các loại hình doanh nghiệp khác thuộc sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn hợp chiếm tuyệt đại đa số. Trong đó loại hình công ty TNHH chiếm tỷ trọng lớn nhất (từ 50,47% theo qui mô lao động và 50,85% theo qui mô vốn). Có thể nói DNNVV trên địa bàn chủ yếu là dân doanh (xem bảng 3.1.2). 3.1.3 Về quy mô của DNNVV trên địa bàn Qua bảng 3.1.3a và bảng 3.1.3b ta thấy DNNVV có mặt tại tất cả các loại hình doanh nghiệp và chiếm đến 97,37% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn. Trong tổng số 2.629 DNNVV năm 2007 theo qui mô lao động chỉ có 40 DNNN, 8 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Loại hình có số lượng doanh nghiệp lớn nhất đó là công ty TNHH (1.328 doanh nghiệp). Công ty cổ phần, DNTN và HTX có số lượng không nhiều, mỗi loại chỉ chiếm khoảng 15% trong tổng số DNNVV. Có thể nói doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân chiếm đại đa số DNNVV trên địa bàn. Nhìn chung, qui mô doanh nghiệp trên địa bàn Thanh Hoá chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ: theo qui mô lao động, có đến 47,47% số doanh nghiệp có số lao động dưới 10 người, chỉ có 1,03% doanh nghiệp có số lao động từ 200 đến 299 người (theo số liệu của Cục thống kê Thanh Hóa); theo qui mô vốn, thì có đến 42,01% doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng, số doanh nghiệp có vốn từ 5 đến dưới 10 tỷ đồng chỉ chiếm 9,41% tổng số DNNVV. 14 Nguyễn Xuân Phan ID: 653 - MBA CMU5D Giải pháp hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hoá Với quy mô nhỏ như vậy, các DNNVV không tránh khỏi những khó khăn trở ngại trong kinh doanh như khả năng đầu tư công nghệ mới, đầu tư cho việc đào tạo quản lí, đầu tư đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động và các khoản đầu tư khác. Vì thế, các DNNVV trên địa bàn bị hạn chế rất lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây là vấn đề nan giải trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Bảng 3.1.3a Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa theo loại hình doanh nghiệp năm 2007 Theo quy mô lao động Loại doanh nghiệp Tổng số Số DN Dưới 10 người 2.629 1.248 DNNN HTX DNTN Công ty TNHH Công ty CP Theo quy mô vốn Dưới 1 đến 10 -199 200-299 Số người người 1.354 27 5 2 40 2 33 422 250 170 431 1.328 400 212 651 133 216 668 261 DN có vốn nước ngoài 8 6 Nguồn: Cục Thống kê Thanh Hoá 2007 DN 5 đến 1 tỷ dưới dưới 10 đồng 5 tỷ tỷ đồng 2.423 1.018 1.177 228 33 5 14 311 399 3 419 9 1.232 6 337 69 19 192 409 101 205 709 178 22 114 58 2 1 2 3 14 Bảng 3.1.3b: Tỷ trọng DNNVV theo loại hình doanh nghiệp năm 2007 Loại doanh nghiệp Tổng số DNNN Theo quy mô lao động Theo quy mô vốn Dưới Dưới 1 đến 5 đến Tỷ lệ 10 - 199 200 - 299 Tỷ lệ 10 1 tỷ dưới dưới DN người người DN người đồng 5 tỷ 10 tỷ 97,37 47,47 51,50 1,03 89,74 42,01 48,58 5,00 82,50 12,50 45,21 15,15 42,42 42,42 HTX 99,53 59,24 40,28 0,47 94,10 77,94 17,29 4,76 DNTN 99,77 49,19 50,12 0,70 96,99 45,82 48,93 5,25 Công ty TNHH 99,62 49,02 50,30 0,68 92,42 33,20 57,55 9,25 Công ty CP 93,46 33,25 65,25 1,50 78,74 29,97 52,82 17,21 54,79 9,41 15 Nguyễn Xuân Phan ID: 653 - MBA CMU5D Giải pháp hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hoá Loại doanh nghiệp Theo quy mô lao động Theo quy mô vốn Dưới Dưới 1 đến 5 đến Tỷ lệ 10 - 199 200 - 299 Tỷ lệ 10 1 tỷ dưới dưới DN người người DN người đồng 5 tỷ 10 tỷ DN có vốn nước ngoài 80,00 - 75,00 Nguồn: Cục Thống kê Thanh Hoá 2007. 25,00 30,00 - 66,67 33,33 3.1.4 Về lao động trong các doanh nghiệp Theo kết quả cuộc khảo sát, điều tra doanh nghiệp tại 30 tỉnh phía bắc năm 2004 của Bộ KH&ĐT với sự phối hợp hỗ trợ của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Trong tổng số 46.084 lao động tại doanh nghiệp, có 0,31% có trình độ trên đại học, 8,72 % có trình độ đại học, cao đẳng (trong đó 1,58% thuộc các ngành kỹ thuật), 10,5% có trình độ trung học chuyên nghiệp, 43,14% là trình độ công nhân kỹ thuật, có 37,34% là lao động chưa qua đào tạo. Tuy còn nhiều khó khăn do trình độ của lao động còn hạn chế nhưng nếu so với chỉ tiêu lao động qua đào tạo chung của toàn tỉnh là 26% năm 2004, thì trình độ lao động trong doanh nghiệp đã có những cải thiện đáng kể so với những năm trước đây. Bảng 3.1.4: Trình độ lao động của doanh nghiệp năm 2004 theo địa bàn Chỉ tiêu Tổng số TP Thanh Hoá Bỉm Sơn Sầm Sơn Đồng bằng Miền núi Trên đại học (%) 0,31 0,39 0,10 14.161 4.352 0,11 0,36 Đại học, cao đẳng (%) 8,72 13,40 7,01 3,18 4,01 5,95 Trong đó: Các ngành kỹ thuật (%) 52,8762,1126,7828,3430,61Trung học chuyên nghiệp (%) Lao động chưa qua đào tạo (%)43,14 1,58 2,06 1,75 2,44 1,04 0,46 10,50 14,23 8,18 5,30 7,54 7,12 37,34 19,11 22,59 64,63 59,75 56,25 Tổng số (lao động) 46.084 20.821 4.864 1.886 0,07 Công nhân viên kỹ thuật (%) Nguồn: Cục Phát triển DNNVV 2004. 3.1.5 Năng lực và hiệu quả kinh doanh của các DNNVV 16 Nguyễn Xuân Phan ID: 653 - MBA CMU5D Giải pháp hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hoá Về trình độ công nghệ, nhìn chung doanh nghiệp trên địa bàn Thanh Hoá có trình độ công nghệ ở mức trung bình và lạc hậu, có những dây chuyền công nghệ lạc hậu so với khu vực từ 20 - 30 năm. DNNVV Thanh Hoá có mức trang bị vốn thấp, bình quân gần 3 tỷ đồng/doanh nghiệp. Với một mức vốn như vậy thì rất khó để có được thiết bị công nghệ tiên tiến. Về ứng dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp: Theo số liệu điều tra củc Cục Thống kê Thanh hoá đến năm 2005 trong tổng số 1.707 DNNVV có 753 doanh nghiệp có máy tính (chiếm 44,11%), 115 doanh nghiệp có mạng cục bộ (chiếm 6,74%), 131 doanh nghiệp có kết nối internet (chiếm 7,67%), 12 doanh nghiệp có trang Websitte. Nhìn chung số DNNVV trên địa bàn sử dụng máy vi tính và kết nối internet còn thấp, điều đó đã hạn chế việc tiếp cận thông tin và giảm hiệu quả quản trị của doanh nghiệp. Về hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhìn vào bảng 3.1.5 ta thấy hiệu quả kinh doanh của DNNVV năm 2007 còn rất thấp: lợi nhuận trên một doanh nghiệp chỉ đạt 64,7 triệu đồng, thấp hơn nhiều so với bình quân chung của doanh nghiệp trên địa bàn (320,6 triệu đồng). Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của DNNVV đều thấp, doanh nghiệp có quy mô vừa có tỷ suất lợi nhuận cao hơn doanh nghiệp nhỏ. Bảng 3.1.5: Lợi nhận và tỷ suất lợi nhuận của DNNVV năm 2007 Chia ra theo quy mô lao động Tổng số Chỉ tiêu Đơn vị doanh DNNVV nghiệp Số DN Tổng vốn Doanh thu Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận/DN Tỷ suất lợi nhuận/vốn DN Dưới 10 người Từ Từ Từ 10-49 50-199 200-299 người người người 1.057 297 27 2.700 2.629 1.248 Tỷ đồng 25.873 10.538 1.799,5 3.566,8 3.826,3 13.128 1.626,3 4.955,3 5.355,3 1.191,1 Tỷ đồng 865,7 170 25,6 38,3 55,6 50,5 Triệu đồng 320,6 64,7 20,5 36,2 187,2 1.870,4 % 3,4 1,6 1,4 1,1 1,5 3,8 Tỷ đồng 25.300 1.345,8 17 Nguyễn Xuân Phan ID: 653 - MBA CMU5D Giải pháp hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hoá Chia ra theo quy mô lao động Tổng số Chỉ tiêu Đơn vị doanh DNNVV nghiệp Lợi nhuận trên doanh thu % 3,4 Dưới 10 người 1,3 Từ Từ Từ 10-49 50-199 200-299 người người người 0,8 1,0 4,2 1,6 Nguồn: Cục Thống kê Thanh Hoá 2005. 3.1.6 Đóng góp nộp NSNN của các doanh nghiệp Biểu 3.1.6: So sánh nộp NSNN giữa các loại hình doanh nghiệp Nguồn: Cục Thuế Thanh Hoá Nhìn vào biểu đồ 3.1.6 ta thấy tỷ lệ thu nộp NSNN của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá so với tổng số DN trên địa bàn chiếm 51,3% cao nhất so với khối doanh nghiệp nhà nước 16.2%, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài 32.3%, càng khẳng định vai trò rất quan trọng của các DNNVV đối với thu NSNN. Đây là điểm mạnh cần khai thác ở các DNNVV đối với các địa phương trong nước nói chung và với Thanh Hoá nói riêng. 3.1.7 Khảo sát về tiếp cận các nguồn lực tại các DNNVV: Biểu 3.1.7a: Về tiếp cận tín dụng tại các DNNVV 18 Nguyễn Xuân Phan ID: 653 - MBA CMU5D Giải pháp hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hoá Biểu 3.1.7b: Về tiếp cận đất đai tại các DNNVV Nguồn: Điều tra tại các doanh nghiệp Qua biểu đồ 3.1.7a và 3.1.7b (Số liệu được điều tra chọn mẫu 35 doanh nghiệp đủ các loại hình TNHH 13; DNTN 14; CTCP 7; HTX 01) ta thấy các DNNVV còn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận các nguồn lực đặc biệt là lĩnh vực đất đai có tới 57% các doanh nghiệp được hỏi trả lời là khó tiếp cận và 34% trả lời là rất khó tiếp cận. Về tiếp cận tín dụng có tới 29% số doanh nghiệp được hỏi trả lời là khó tiếp cận và 23% trả lời là rất khó tiếp cận. Tóm lại, tuy hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, song DNNVV trong thời gian qua có sự phát triển vượt bậc về số lượng, đã thu hút được các nguồn lực cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh. Mặt khác, DNNVV đã thu hút, giải quyết 19 Nguyễn Xuân Phan ID: 653 - MBA CMU5D Giải pháp hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hoá công ăn việc làm có thu nhập ổn định cho một số lượng lớn lao động xã hội, góp phần tích cực trong việc giải quyết các vấn đề xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, DNNVV cũng còn gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt về các nguồn lực; Thông tin pháp luật; quản trị doanh nghiệp; trình độ quản lý, quản trị doanh nghiệp... 3.1.8 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp có thể thành công hay không phụ thuộc vào các yếu tố nội tại của từng doanh nghiệp như khả năng quản lý và điều hành kinh doanh của các chủ doanh nghiệp, số lượng và trình độ công nhân, trình độ máy móc thiết bị và công nghệ, mô hình tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây chính là yếu tố nội tại bên trong của bản thân mỗi doanh nghiệp. Các yếu tố này tạo nên điểm mạnh, điểm yếu của từng doanh nghiệp. Bảng 3.1.8 Một số chỉ tiêu bình quân thể hiện năng lực cạnh tranh so với cả nước và các tỉnh lân cận Các Tỉnh Lao động Vốn BQ TSCĐ DT BQ Tỷ lệ nộp Tỷ suất BQ 1 DN 1 DN BQ 1 LĐ 1 LĐ NS so DT LN/vốn (người) (Tỷ đồng) (triệu đồng) (triệu đồng) % % Thanh hoá 45 9.6 165 199 6.00 36 Ninh Bình 53 12 106 141 3.98 -6.8 Hà Nam 41 10 150 217 3.45 16.8 Nghệ An 37 11 140 6.39 13.6 Hà Tĩnh 30 4 70 Cả nước 55 24 153 251 145 4.57 356 26.5 7.14 44.2 Nhìn vào bảng 3.1.8 ta thấy hầu như đa số các chỉ tiêu của Thanh Hoá so với các tỉnh lân cận cao hơn, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với bình quân của cả nước (trừ chỉ têu TSCĐ bình quân/1 lao đồng cao hơn BQ cả nước). Như vậy chỉ số cạnh tranh của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước, chưa kể đến sự chênh lệch các chỉ số cạnh tranh so với các nước trong khu vực và trên thế giới. 3.2 Thực trạng hỗ trợ phát triển các DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 3.2.1. Thực trạng triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hoá 20 Nguyễn Xuân Phan ID: 653 - MBA CMU5D
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan