Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và p...

Tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh sóc trăng

.PDF
72
110
53

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐÀM MỸ HUỲNH GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Tài chính – ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Tháng 8 – 2014 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐÀM MỸ HUỲNH MSSV: 4114240 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN QUAN MINH NHỰT Tháng 8  2014 LỜI CẢM TẠ Em xin chân thành cảm ơn thầy Quan Minh Nhựt – ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc và các cô, chị tại Phòng Thanh toán Quốc tế của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Do thời gian thực tập hạn hẹp và còn nhiều hạn chế về kiến thức và khả năng nên đề tài luận văn của em vẫn còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của Quý thầy cô để hoàn thiện bài luận văn tốt hơn. Em kính chúc quý Thầy cô, GVHD, Ban Giám Đốc và toàn thể cán bộ tại Chi nhánh Ngân hàng dồi dào sức khoẻ, gặt hái nhiều thành công trong công việc. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày 24 tháng 11 năm 2014. Đàm Mỹ Huỳnh i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày 24 tháng 11 năm 2014. Đàm Mỹ Huỳnh ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Thủ trƣởng đơn vị iii MỤC LỤC Trang CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU................................................................................. 1 1.1 Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 1 1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.3.1 Phạm vi không gian .................................................................................. 2 1.3.2 Phạm vi thời gian ...................................................................................... 2 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 2 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 3 2.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................ 3 2.1.1 Tổng quan về thanh toán quốc tế .............................................................. 3 2.1.2 Bộ chứng từ hàng hoá trong thanh toán quốc tế ....................................... 4 2.1.3 Các phƣơng thức thanh toán quốc tế ........................................................ 6 2.1.4 Các loại rủi ro trong thanh toán quốc tế ................................................. 12 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 15 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu.................................................................. 15 2.2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu số liệu ............................................................. 15 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH SÓC TRĂNG ................................................... 17 3.1 Giới thiệu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ... 17 3.2 Giới thiệu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng .......................................................................................................................... 17 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................. 17 3.2.2 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 19 3.2.3 Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng................................. 19 3.3 Khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ...................................................................... 20 3.3.1 Thu nhập ................................................................................................. 22 iv 3.3.2 Chi phí..................................................................................................... 23 3.3.3 Lợi nhuận ................................................................................................ 23 3.4 Thuận lợi, khó khăn và định hƣớng phát triển của ngân hàng .................. 24 3.4.1 Thuận lợi ................................................................................................. 24 3.4.2 Khó khăn ................................................................................................. 25 3.4.3 Định hƣớng phát triển của ngân hàng trong năm 2014 .......................... 25 CHƢƠNG 4 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH SÓC TRĂNG................................................................ 26 4.1 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng trong giai đoạn 2011-2014 ........................................................................................................ 26 4.1.1 Hoạt động thanh toán quốc tế theo từng phƣơng thức ........................... 26 4.1.2 Tình hình thu phí dịch vụ........................................................................ 47 4.2 Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng .......................... 49 4.2.1 Phƣơng thức chuyển tiền ........................................................................ 49 4.2.2 Phƣơng thức nhờ thu............................................................................... 50 4.2.3 Phƣơng thức tín dụng chứng từ .............................................................. 51 4.3 Một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong thanh toán quốc tế cho ngân hàng .......................................................................................................................... 55 4.3.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng ........................................................... 55 4.3.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng ............................................................. 55 CHƢƠNG 5 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI AGRIBANK SÓC TRĂNG ................................................... 56 5.1 Đánh giá công tác phòng ngừa rủi ro tại ngân hàng .................................. 56 5.2 Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế cho ngân hàng ............ 57 5.2.1 Tƣ vấn, phối hợp với khách hàng trong việc xác thực thông tin, uy tín của đối tác giao dịch ........................................................................................ 57 5.2.2 Các giải pháp nâng cao chất lƣợng của đội ngũ nhân viên..................... 57 5.2.3 Các giải pháp hạn chế rủi ro tác nghiệp .................................................. 58 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 59 6.1 Kết luận ...................................................................................................... 59 6.2 Kiến nghị.................................................................................................... 59 v 6.2.1 Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.............................................. 59 6.2.2 Đối với chi nhánh Agribank Sóc Trăng .................................................. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 61 vi DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2011-2014 ........................................................................................ 21 Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu cơ bản của Agribank tỉnh Sóc Trăng năm 2014...... 25 Bảng 4.1 Doanh số thanh toán quốc tế tại NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2011 -2014 .............................................................................................. 27 Bảng 4.2 Số món của các phƣơng thức thanh toán quốc tế tại NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2011 -2014 .............................................................. 28 Bảng 4.3 Doanh số thanh toán của phƣơng thức chuyển tiền tại NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ...... 31 Bảng 4.4 Số món thanh toán của phƣơng thức chuyển tiền tại NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ................................. 31 Bảng 4.5 Doanh số thanh toán của phƣơng thức nhờ thu tại NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ................................. 37 Bảng 4.6 Số món thanh toán của phƣơng thức nhờ thu tại NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ........................................ 37 Bảng 4.7 Doanh số thanh toán của phƣơng thức L/C tại NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ........................................ 42 Bảng 4.8 Số món thanh toán của phƣơng thức L/C tại NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ........................................ 42 Bảng 4.9 Tình hình thu phí dịch vụ của NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ................................................. 48 vii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1 Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền ........................................................ 6 Hình 2.2 Quy trình thanh toán nhờ thu trơn ...................................................... 8 Hình 2.3 Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ........................................ 9 Hình 2.4 Quy trình nghiệp vụ thƣ tín dụng ..................................................... 11 Hình 3.1 Mạng lƣới các chi nhánh và PGD trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng ......................................................................................................... 18 Hình 3.2 Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng ........................ 19 Hình 4.1 Tỷ trọng của các phƣơng thức thanh toán quốc tế tại NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng theo giá trị từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ............... 29 Hình 4.2 Tỷ trọng của các phƣơng thức thanh toán quốc tế tại NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng theo số món từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ............ 30 Hình 4.3 Giá trị thanh toán các mặt hàng nhập khẩu bằng phƣơng thức chuyển tiền tại NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng 2011-2013 ........................................ 33 Hình 4.4 Giá trị thanh toán các mặt hàng nhập khẩu bằng phƣơng thức chuyển tiền tại NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 ........ 34 Hình 4.5 Giá trị thanh toán các mặt hàng xuất khẩu bằng phƣơng thức chuyển tiền tại NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng 2011-2013 ........................................ 35 Hình 4.6 Giá trị thanh toán các mặt hàng xuất khẩu bằng phƣơng thức chuyển tiền tại NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 ........ 36 Hình 4.7 Giá trị thanh toán các mặt hàng nhập khẩu bằng phƣơng thức nhờ thu tại NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng từ năm 2011đến 6 tháng đầu năm 2014 .. 39 Hình 4.8 Giá trị thanh toán các mặt hàng xuất khẩu bằng phƣơng thức nhờ thu tại NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng từ năm 2011đến 6 tháng đầu năm 2014 .. 40 Hình 4.9 Giá trị thanh toán các mặt hàng nhập khẩu bằng phƣơng thức L/C tại NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng 2011-2013 .................................................... 44 Hình 4.10 Giá trị thanh toán các mặt hàng nhập khẩu bằng phƣơng thức L/C tại NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 ............... 45 Hình 4.11 Giá trị thanh toán các mặt hàng xuất khẩu bằng phƣơng thức L/C tại NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng 2011-2013 .................................................... 46 Hình 4.12 Giá trị thanh toán các mặt hàng xuất khẩu bằng phƣơng thức L/C tại NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 .................... 46 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHNo & PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và phát tiển nông thôn NHTM Ngân hàng thƣơng mại TTQT Thanh toán quốc tế UNT Uỷ nhiệm thu ix CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, các hoạt động trong ngân hàng thƣơng mại (NHTM) không đơn giản chỉ là huy động vốn và cấp tín dụng. Để đa dạng hoá hoạt động, các NHTM phát triển theo hƣớng ngân hàng đa năng, cung cấp thêm nhiều dịch vụ thanh toán. Một trong số đó là hoạt động thanh toán quốc tế. Về cơ bản, thanh toán quốc tế phát sinh dựa trên cơ sở hoạt động ngoại thƣơng. Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng của một quá trình sản xuất và lƣu thông hàng hoá. Vì vậy, nếu công tác thanh toán quốc tế đƣợc tổ chức tốt thì giá trị của hàng hoá xuất khẩu mới đƣợc thực hiện, góp phần thúc đẩy ngoại thƣơng phát triển. Thanh toán quốc tế trở thành một yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh tế đối ngoại. Đối với các NHTM, thanh toán quốc tế không những là một biện pháp phân tán rủi ro mà còn giúp ngân hàng mở rộng thị phần, tăng thu nhập và tính thanh khoản. Tuy nhiên, cũng nhƣ các hoạt động khác trong ngân hàng, thanh toán quốc tế cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng. Với mục đích tránh cho chi nhánh rơi vào thế bị động và rủi ro, phòng thanh toán quốc tế của chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng đƣợc thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2004. Sau gần 10 năm hoạt động, phòng đã đạt đƣợc những thành công nhất định. Cùng với sự phát triển của hoạt động xuất – nhập khẩu của tỉnh, hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh cũng tăng lên về số lƣợng và chất lƣợng. Cụ thể, doanh số thanh toán quốc tế đã tăng từ 136 triệu USD (với 1.344 món) trong năm 2011 lên 159 triệu USD (với 1.650 món) trong năm 2013. Với việc phát triển nhƣ thế, vấn đề quản trị rủi ro là một trong những quan tâm hàng đầu của ngân hàng. Nhận thấy đƣợc điều này, đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng” đƣợc thực hiện nhằm phân tích, đánh giá hoạt động và rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng, từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại của nó gây ra cho ngân hàng. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng. Từ đó, đề ra những giải pháp phù hợp nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng. 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng từ năm 2011 đến quý II/2014.  Phân tích thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng từ năm 2011 đến quý II/2014.  Đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế cho ngân hàng. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài đƣợc thực hiện trong phạm vi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng. 1.3.2 Phạm vi thời gian  Thời gian thu thập số liệu: đề tài sử dụng số liệu và thông tin thu thập trong giai đoạn từ năm 2011 đến quý II/2014.  Thời gian thực hiện: đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 8/2014. 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng. Cụ thể, đề tài phân tích thực trạng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng và dựa trên thực tế các rủi ro đã xảy ra tại ngân hàng để phân tích, tìm ra nguyên nhân và giải pháp để hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế cho ngân hàng. 2 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Tổng quan về thanh toán quốc tế 2.1.1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế (TTQT) là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả về tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thƣơng mại, tài chính, tín dụng và dịch vụ phi mậu dịch giữa các tổ chức, các cá nhân của các nƣớc khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các hình thức chuyển tiền hay thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng liên quan. Khác với hoạt động thanh toán trong nƣớc, TTQT phức tạp hơn nhiều do các chủ thể tham gia đến từ nhiều quốc gia khác nhau, với hệ thống pháp luật khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau. Do đó, các bên tham gia thƣờng lựa chọn các quy phạm pháp luật mang tính thống nhất và theo thông lệ quốc tế. Ngoài ra, TTQT còn liên quan đến nhiều đồng tiền khác nhau, tỷ giá hối đoái trên thị trƣờng và đều phải tiến hành thông qua trung gian chủ yếu là NHTM. Với những đặc điểm đó, TTQT đòi hỏi trình độ chuyên môn, trình độ công nghệ tƣơng xứng với trình độ quốc tế. 2.1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với hoạt động của NHTM Trƣớc hết, là nghiệp vụ đa dạng hoá hoạt động ngân hàng, TTQT là một trong những phƣơng sách để phân tán rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng. Thông qua hoạt động TTQT, ngân hàng có thể quản lý việc sử dụng vốn vay và giám sát đƣợc tình hình kinh doanh của khách hàng, tạo điều kiện để quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tƣ. Ngoài việc có thể đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, TTQT giúp ngân hàng thu hút thêm đƣợc khách hàng có nhu cầu giao dịch quốc tế. Trên cơ sở đó, ngân hàng phát triển thêm quy mô, tăng thêm nguồn thu nhập ngoại tệ, từ đó ngân hàng có thể phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác, tăng khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trƣờng, tăng nguồn vốn huy động tạm thời do quản lý đƣợc nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân có quan hệ TTQT qua ngân hàng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trên cơ sở nâng cao uy tín của ngân hàng. TTQT giúp ngân hàng tăng tính thanh khoản thông qua lƣợng tiền ký quỹ. Mức ký quỹ phụ thuộc vào độ tin cậy, an toàn của từng khách hàng cụ thể. Song xét về tổng thể thì các khoản ký quỹ này phát sinh một cách thƣờng xuyên và ổn định.Vì vậy trong thời gian chờ đợi thanh toán, ngân hàng có thể 3 sử dụng các khoản này để hỗ trợ thanh khoản khi cần thiết, thậm chí có thể sử dụng để kinh doanh, đầu tƣ ngắn hạn để kiếm lời. 2.1.2 Bộ chứng từ hàng hoá trong thanh toán quốc tế Theo Quan Minh Nhựt và cộng sự (2013, trang 84-97), bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế bao gồm các loại giấy tờ cơ bản sau 2.1.2.1 Hoá đơn thương mại (Commercial invoice) Hoá đơn thƣơng mại là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của ngƣời bán đòi ngƣời mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn, một loại chứng từ hàng hoá do ngƣời bán, nhà xuất khẩu lập ra trao cho ngƣời mua để chứng minh thật sự việc cung cấp hàng hoá hay dịch vụ sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và để đòi tiền ngƣời mua, nhà nhập khẩu. 2.1.2.2 Vận đơn đường biển (Bill of lading) Vận đơn đƣờng biển là chứng từ do ngƣời chuyên chở (chủ tàu, thuyền trƣởng) cấp cho ngƣời gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã đƣợc tiếp nhận để vận chuyển. 2.1.2.3 Chứng từ bảo hiểm Là chứng từ do ngƣời bảo hiểm cấp cho ngƣời đƣợc bảo hiểm, nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và đƣợc dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và ngƣời đƣợc bảo hiểm. Trong mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm nhận bồi thƣờng cho những tổn thất xảy ra vì những rủi ro mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, còn ngƣời đƣợc bảo hiểm phải nộp cho ngƣời bảo hiểm một số tiền nhất định là phí bảo hiểm. Chứng từ bảo hiểm thƣờng đƣợc dùng là đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm. a. Đơn bảo hiểm (Insurance policy) Đơn bảo hiểm là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp, bao gồm những điều khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm, nhằm hợp thức hóa hợp đồng này. b. Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate) Là chứng từ do ngƣời bảo hiểm cấp cho ngƣời đƣợc bảo hiểm để xác nhận hàng hóa đã đƣợc mua bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng. 2.1.2.4 Giấy chứng nhận chất lượng, số lượng hàng hoá a. Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of quality) Là chứng từ xác nhận chất lƣợng của hàng thực giao và chứng minh phẩm chất hàng phù hợp với điều khoản của hợp đồng. Giấy chứng nhận phẩm chất có thể do ngƣời cung cấp hàng, cũng có thể do cơ quan kiểm nghiệm hàng xất khẩu cấp, tùy theo sự thỏa thuận của hai bên mua bán. 4 b. Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng (Certificate of quantity/ weight) Là chứng từ xác nhận số lƣợng/ trọng lƣợng của hàng hóa thực giao. Giấy chứng nhận số lƣợng/ trọng lƣợng cũng có thể do ngƣời cung cấp hoặc tổ chức kiểm nghiệm hàng xuất nhập khẩu cấp, tùy theo sự thỏa thuận trong hợp đồng. 2.1.2.5 Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin – CO) Là chứng từ xác nhận xuất xứ, nguồn gốc hàng hoá do nhà xuất khẩu, hoặc do cơ quan có thẩm quyền cấp. Nội dung của giấy này bao gồm tên, địa chỉ nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, tên hàng, số lƣợng, trọng lƣợng, ký mã hiệu, lời khai của chủ hàng và xác nhận của Phòng thƣơng mại về nơi sản xuất, xuất xứ của hàng hoá. 2.1.2.6 Giấy chứng nhận vệ sinh Giấy chứng nhận vệ sinh là chứng từ xác nhận tình trạng không độc hại của hàng hoá đối với ngƣời tiêu thụ do cơ quan y tế cấp hoặc do cơ quan kiểm nghiệm và giám định hàng hoá cấp. 2.1.2.7 Giấy chứng nhận kiễm dịch a. Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật (Animal product sanitary inspection) Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật (Animal product sanitary inspection) do cơ quan kiểm dịch động vật cấp cho các hàng hóa là động vật (súc vật, cầm thú .v.v..) hoặc các sản phẩm động vật (trứng, thịt, lông, da, cá .v.v..) hoặc bao bì của chúng, xác nhận đã kiểm tra và xử lý chống các bệnh dịch. b. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary certificate) Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary certificate) do cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hóa có nguồn gốc từ thực vật là không có bệnh dịch, nấm độc,… có thể gây ra dịch bệnh cho cây cối nơi đƣờng đi của hàng hoá hoặc ở nơi hàng đến. 2.1.2.8 Phiếu đóng gói hàng hoá Phiếu đóng gói hàng hoá là một chứng từ hàng hoá liệt kê những mặt hàng, loại hàng đƣợc đóng gói trong một kiện hàng nhất định. 2.1.2.9 Tờ khai hải quan Tờ khai hải quan là chứng từ trong đó chủ hàng khai báo cho cơ quan hải quan biết về số lƣợng hàng của mình muốn chuyên chở ngang qua đƣờng biên giới quốc gia. 5 Ngoài những chứng từ cơ bản trên, trong hoạt động ngoại thƣơng còn có các chứng từ khác nhƣ: Giấy phép xuất khẩu/ nhập khẩu của BTM hoặc BQLCN, các loại vận đơn hàng không, đƣờng sắt,.v.v... 2.1.3 Các phƣơng thức thanh toán quốc tế 2.1.3.1 Phương thức chuyển tiền a. Khái niệm và phân loại Chuyển tiền là phƣơng thức TTQT trong đó ngƣời chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng phục vụ mình chuyển một số lƣợng ngoại tệ cho ngƣời thụ hƣởng tại quốc gia khác để thanh toán cho hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc cho các mục đích khác mà pháp luật cho phép, tại một điểm nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Dựa vào các cách thức gửi lệnh thanh toán, chuyển tiền có thể đƣợc phân thành hai loại:  Chuyển tiền bằng thƣ (Mail transfer): lệnh chuyển tiền do ngân hàng chuyển tiền gửi trực tiếp bằng thƣ đến ngân hàng đại lý, yêu cầu ngân hàng này thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng chỉ định. Phƣơng thức này có ƣu điểm là chi phí rẻ nhƣng lại không an toàn ( thất lạc, chữ ký bị giả mạo,…), tốn nhiều thời gian lập, gửi và xử lý chứng từ.  Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic transfer): lệnh thanh toán do ngân hàng chuyển tiền gửi trực tiếp thông qua mạng lƣới liên lạc viễn thông đến ngân hàng đại lý, yêu cầu ngân hàng này chi trả cho ngƣời thụ hƣởng chỉ định. Ngƣợc với chuyển tiền bằng thƣ, phƣơng thức này rất nhanh chóng, an toàn, thích hợp với những món chuyển tiền lớn nhƣng mức phí lại rất cao. Dựa theo thời điểm thanh toán, chuyển tiền bao gồm chuyển tiền trƣớc, đặt cọc (In advance, down payment) và chuyển tiền sau (Open account). b. Quy trình thanh toán theo phương thức chuyển tiền Ngân hàng đại lý (4) (5) Ngân hàng chuyển tiền (3) Ngƣời xuất khẩu (1) Ngƣời nhập khẩu Hình 2.1 Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền 6 (2) (1) Ngƣời xuất khẩu thực hiện giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ cho ngƣời nhập khẩu, đồng thời chuyển giao toàn bộ chứng từ thanh toán. (2) Ngƣời nhập khẩu sau khi kiểm tra chứng từ, hoá đơn và viết lệnh chuyển tiền nộp vào ngân hàng chuyển tiền (ngân hàng phục vụ mình) để đề nghị chuyển tiền đi thanh toán cho ngƣời xuất khẩu. (3) Nếu chứng từ hàng hoá hợp lệ và đủ số dƣ thanh toán, ngân hàng sẽ trích tài khoản của ngƣời nhập khẩu để chuyển đi và gửi giấy báo nợ cho ngƣời nhập khẩu. (4) Ngân hàng chuyển tiền cho ngƣời xuất khẩu (bằng điện báo hay thƣ) thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nƣớc xuất khẩu. (5) Ngân hàng đại lý gửi giấy báo có cho ngƣời xuất khẩu. 2.1.3.2 Phương thức nhờ thu a. Khái niệm và phân loại Nhờ thu hay Uỷ nhiệm thu (UNT) là hình thức thanh toán mà ngƣời xuất khẩu sau khi cung cấp hàng hoá, dịch vụ thì lập UNT nộp vào ngân hàng phục vụ mình để nhờ ngân hàng thu hộ tiền từ ngƣời nhập khẩu trên cơ sở của chứng từ thanh toán. Trong TTQT, phƣơng thức nhờ thu đƣợc phân làm 2 loại:  Nhờ thu trơn là hình thức thanh toán mà trong đó ngƣời xuất khẩu sau khi giao hàng cho ngƣời nhập khẩu thì tiến hành uỷ nhiệm cho ngân hàng thu hộ tiền từ ngƣời nhập khẩu và không kèm bất kỳ điều kiện thanh toán nào.  Nhờ thu kèm chứng từ là hình thức thanh toán mà ngƣời xuất khẩu sau khi cung cấp hàng hoá, dịch vụ thì tiến hành nhờ ngân hàng để thu hộ tiền từ ngƣời nhập khẩu, với điều kiện là ngân hàng thu hộ thay mặt ngƣời xuất khẩu khống chế bộ chứng từ thanh toán và chỉ giao bộ chứng từ khi ngƣời nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. b. Quy trình thanh toán bằng nhờ thu  Đối với hình thức nhờ thu trơn 7 Ngân hàng bên xuất khẩu (2) (3) (6) (7) Ngƣời xuất khẩu Ngân hàng bên nhập khẩu (4) (1) (5) Ngƣời nhập khẩu Hình 2.2 Quy trình thanh toán nhờ thu trơn (1) Dựa vào hợp đồng ngoại thƣơng, ngƣời xuất khẩu thực hiện giao hàng hoá, dịch vụ và chứng từ hàng hoá cho ngƣời nhập khẩu. (2) Sau khi giao hàng, ngƣời xuất khẩu lập UNT và chứng từ có liên quan gửi đến ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu hộ. (3) Ngân hàng phục vụ ngƣời xuất khẩu chuyển UNT và hối phiếu cho ngân hàng đại lý ở nƣớc nhập khẩu. (4) Ngân hàng thu hộ xuất trình UNT và hối phiếu để đòi tiền ngƣời nhập khẩu. (5) Ngƣời nhập khẩu nhận đƣợc hàng, kiểm tra hàng hoá và nếu phù hợp với hợp đồng ngoại thƣơng thì đồng ý thanh toán, hoặc ký chấp nhận thanh toán lên hối phiếu. (6) Nếu ngƣời nhập khẩu chấp nhận thanh toán thì ngân hàng bên nhập khẩu sẽ chuyển tiền cho ngƣời xuất khẩu thông qua ngân hàng bên xuất khẩu. (7) Ngân hàng bên xuất khẩu sẽ ghi có và gửi giấy báo có cho khách hàng của mình.  Đối với hình thức nhờ thu kèm chứng từ 8 (3) Ngân hàng bên xuất khẩu (2) (7) (8) Ngƣời xuất khẩu Ngân hàng bên nhập khẩu (4) (1) (5) (6) Ngƣời nhập khẩu Hình 2.3 Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ (1) Dựa vào hợp đồng ngoại thƣơng, ngƣời xuất khẩu thực hiện giao hàng hoá, dịch vụ. (2) Sau khi giao hàng, ngƣời xuất khẩu lập UNT và chứng từ có liên quan gửi đến ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu hộ. (3) Ngân hàng phục vụ ngƣời xuất khẩu chuyển UNT và hối phiếu cho ngân hàng bên nhập khẩu ở nƣớc nhập khẩu. (4) Ngân hàng bên nhập khẩu giữ lại bộ chứng từ thanh toán, gửi hối phiếu kèm bản sao hoá đơn đến ngƣời nhập khẩu yêu cầu thanh toán. (5) Tuỳ theo thoả thuận về thời gian thanh toán mà có hai trƣờng hợp:  Nếu UNT trả tiền giao chứng từ (D/P – Documents Against Payment) thì ngƣời nhập khẩu phải lập chứng từ thanh toán tiền thì ngân hàng sẽ giao bộ chứng từ.  Nếu UNT chấp nhận thanh toán giao chứng từ (D/A – Documents Against Accaptance) thì ngƣời nhập khẩu chỉ cần ký chấp lên hối phiếu ngân hàng sẽ giao bộ chứng từ. (6) Ngân hàng thu hộ chuyển giao chứng từ hàng hoá cho ngƣời nhập khẩu để nhận hàng. (7) Ngân hàng bên nhập khẩu thực hiện chuyển tiền và gửi giấy báo có hoặc hối phiếu đã chấp nhận thanh toán về ngân hàng bên xuất khẩu. (8) Ngân hàng phục vụ ngƣời xuất khẩu ghi có vào tài khoản và gửi giấy báo có cho khách hàng của mình. 2.1.3.3 Phương thức tín dụng chứng từ a. Khái niệm Phƣơng thức tín dụng chứng từ hay Thƣ tín dụng là cam kết của một ngân hàng (ngân hàng mở L/C) theo yêu cầu của khách hàng (ngƣời xin mở 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan