Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠN...

Tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH VĨNH LONG PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH MINH

.PDF
71
395
109

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  PHAN NGUYỄN KIỀU MI GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH VĨNH LONG PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH MINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Cần Thơ, tháng 12 năm 2014 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  PHAN NGUYỄN KIỀU MI MSSV:C1200073 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH VĨNH LONG PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH MINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TRƯƠNG THỊ BÍCH LIÊN Cần Thơ, tháng 12 năm 2014 2 LỜI CẢM TẠ Qua thời gian học tập tại trường cùng với sự chỉ dạy tận tình của quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ và khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, tôi đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức. Đồng thời với sự giới thiệu của quý thầy cô trong khoa và sự đồng ý của Ban lãnh đạo Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Thị xã Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long, tôi đã được nhận thực tập tại Ngân hàng. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ và khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt 2 năm học. Tôi xin chân thành cảm ơn cô Trương Thị Bích Liên đã tận tình hướng dẫn giúp tôi có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị nhân viên tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín thị xã Bình Minh đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập tại đơn vị cũng như đã cho tôi những bài học quý báu làm hành trang vững tin bước vào cuộc sống thực tế. Sau cùng tôi xin chúc quý thầy cô cùng các anh chị nhân viên tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín thị xã Bình Minh luôn dồi dào sức khoẻ và thành công trong cuộc sống Cần Thơ, ngày 17 tháng 12 năm 2014 Người thực hiện PHAN NGUYỄN KIỀU MI 3 TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày 17 tháng 12 năm 2014 Người thực hiện PHAN NGUYỄN KIỀU MI 4 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ....................................................................................................................................... Ngày……tháng…..năm 2014 Thủ trưởng đơn vị 5 MỤC LỤC Chương 1: GIỚI THIỆU................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 1 1.2.1 Mục tiêu chung........................................................................................... 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể........................................................................................... 1 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 2 1.3.1 Không gian nghiên cứu............................................................................... 2 1.3.2 Thời gian nghiên cứu.................................................................................. 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 2 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 3 2.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................. 3 2.1.1 Tín dụng .................................................................................................. 3 2.1.2 Rủi ro tín dụng trong ngân hàng ................................................................. 4 2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 11 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................... 11 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................. 11 Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH VĨNH LONG – PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH MINH .............................................................. 13 3.1 Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín .............. 13 3.2 Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long .............................................................................................. 16 3.3 Khái quát về phòng giao dịch Bình Minh .................................................... 16 3.3.1 Lịch sử hình thành .................................................................................... 16 3.3.2 Cư cấu tổ chức.......................................................................................... 17 3.3.3 Chức năng của từng bộ phận..................................................................... 17 3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Bình Minh giai đoạn 20116 tháng đầu năm 2014 ....................................................................................... 18 3.4.1 Thu nhâp .................................................................................................. 19 3.4.2 Chi phí...................................................................................................... 21 3.4.3 Lợi nhuận ................................................................................................. 22 3.5 Thuận lợi và khó khăn của phòng giao dịch Bình Minh ............................... 23 3.5.1 Thuận lợi .................................................................................................. 23 6 3.5.2 Khó khăn .................................................................................................. 24 3.6 Đinh hướng phát triển trong tương lai.......................................................... 24 Chương 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK BÌNH MINH............................... 26 4.1 Sơ lược tình hình huy động vốn của Sacombank Bình Minh........................ 26 4.2 Sơ lược tình hình tăng trưởng tín dụng của Sacombank Bình Minh ............. 27 4.2.1 Doanh số cho vay ..................................................................................... 28 4.2.2 Doanh số thu nợ ....................................................................................... 29 4.2.3 Dư nợ ....................................................................................................... 30 4.3 Phân tích tình hình rủi ro tín dụng của Sacombank Bình Minh .................... 31 4.3.1 Tình hình rủi ro tín dụng theo nhóm nợ .................................................... 31 4.3.2 Tình hình rủi ro tín dụng theo thời hạn ..................................................... 33 4.3.3 Tình hình rủi ro tín dụng theo đối tượng khách hàng ................................ 37 4.3.4 Tình hình rủi ro tín dụng theo nghành kinh tế .......................................... 42 4.4 Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng................. 47 4.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng ......................................................... 47 4.4.2 Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ...................................... 51 4.4.3 Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng.............. 53 Chương 5:GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK BÌNH MINH ......................................................................... 54 5.1 Ưu điểm và giải pháp duy trì ....................................................................... 54 5.2 Nhược điểm và giải pháp khắc phục ............................................................ 55 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 58 6.1 Kết luận....................................................................................................... 58 6.2 Kiến nghị..................................................................................................... 58 6.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà Nước .................................................................. 58 6.2.3 Đối với Ngân hàng hội sở ......................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 60 7 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Bình Minh giai đoạn 2011 – 2013 ............. .....................................................................................19 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Bình Minh 6 tháng đầu năm 2014 .......... .....................................................................................22 Bảng 4.1 Tình hình huy động vốn tại Sacombank Bình Minh giai đoạn 20112013 ........................ .....................................................................................26 Bảng 4.2 Tình hình huy động vốn tại Sacombank Bình Minh 6 tháng đầu năm 2014 ................. .....................................................................................27 Bảng 4.1 Tình hình hoạt động tín dụng của Sacombank Bình Minh giai đoạn 2011-2013 ................ ........................................................................................ 28 Bảng 4.2 Tình hình tăng trưởng tín dụng tại Sacombank Bình Minh 6 tháng đầu năm 2014 ........... ........................................................................................ 29 Bảng 4.3 Tình hình rủi ro tính dụng theo nhóm nợ tại Sacombank Bình Minh giai đoạn 2011-2013. ........................................................................................ 31 Bảng 4.4 Tình hình rủi ro tín dụng theo nhóm nợ tại Sacombank Bình Minh 6 tháng đầu năm 2014 . ........................................................................................ 32 Bảng 4.5 Tình hình rủi ro tính dụng theo thời hạn tại Sacombank Bình Minh giai đoạn 2011-2013. ........................................................................................ 33 Bảng 4.6 Tình hình rủi ro tín dụng 6 tháng đầu năm 2014 tại Sacombank Bình Minh ........................ ........................................................................................ 35 Bảng 4.7 Tình hình rủi ro tín dụng theo đối tượng khách hàng tại Sacombank Bình Minh giai đoạn 2011-2013 ........................................................................ 37 Bảng 4.8 Tình hình rủi ro tín dụng theo đối tượng khách hàng tại Sacombank Bình Minh 6 tháng đầu năm 2014...................................................................... 40 Bảng 4.9 Tình hình rủi ro tín dụng theo ngành kinh tế tại Sacombank Bình Minh giai đoạn 2011-2013 ................................................................................ 42 Bảng 4.10 Tình hình rủi ro tín dụng tại Sacombank Bình Minh 6 tháng đầu năm 2014 ................. ........................................................................................ 45 Bảng 4.11: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng tại Sacombank Bình Minh giai đoạn 2011- 6 tháng đầu năm 2014..................................................... 47 8 Bảng 4.12: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại Sacombank Bình Minh giai đoạn 2011-6 tháng đầu năm 2014 ...................................................................... 49 Bảng 4.13: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank Bình Minh giai đoạn 2011-2013..................................................... 51 Bảng 4.14 Mối liên hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank Bình Minh giai đoạn 2011-2013..................................................... 53 9 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức nhân sự của Sacombank Bình Minh ..........................17 Hình 4.1 Cơ cấu nợ xấu theo thời hạn tại sacombank Bình Minh giai đoạn 2011 – 2013 ...................................................................................................... 36 Hình 4.2 Cơ cấu nợ xấu theo đối tượng khách hàng tại Sacombank Bình Minh giai đoạn 2011-2013.......................................................................................... 41 Hình 4.3 Cơ cấu nợ xấu theo ngành nghề kinh doanh tại Sacombank Bình Minh giai đoạn 2011-32013 .............................................................................. 46 10 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NH : Ngân hàng NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần TCTD : Tổ chức tín dụng QĐ : Quyết định NĐ : Nghị định TT : Thông tư CP : Chính Phủ PGD : Phòng giao dịch CPI : Chỉ số giá tiêu dùng USD : Đô la Mỹ CSTT :Chính sách tiền tệ RRTD : Rủi ro tín dụng NN : Nông nghiệp CN – TTCN : Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp DNBQ : Dư nợ bình quân VHĐ : Vốn huy động HĐV : Huy động vốn DSCV : Doanh số cho vay DN : Doanh nghiệp HĐTD : Hoạt động tín dụng 11 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của hệ thống ngân hàng thương mại, mang lại 70% – 80% thu nhập cho mỗi ngân hàng, tuy nhiên rủi ro của nó mang lại cũng không nhỏ. Rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ tác động rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại, cao hơn thế nó còn tác động mạnh mẽ đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và sự phát triển của nền kinh tế. Đứng trước những thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước với các ngân hàng thương mại nước ngoài, mà cụ thể là nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro đã trở nên cấp thiết. Bên cạnh đó, việc đánh giá, thẩm định và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chế được những rủi ro tín dụng mà ngân hàng sẽ gặp phải, từ đó sẽ giảm bớt nợ xấu cho ngân hàng. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể hạn chế được rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả lại là một vấn đề mà các ngân hàng thương mại đang rất quan tâm, nhất là trong tình hình kinh tế đầy biến động và hệ lụy của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Trước tính cấp thiết đó, em đã vận dụng kiến thức cơ bản được học tại trường cùng với quá trình nghiên cứu thực tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín, chi nhánh Vĩnh Long – Phòng giao dịch Bình Minh, em đã chọn đề tài: “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín, chi nhánh Vĩnh Long – Phòng giao dịch Bình Minh” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài nghiên cứu về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng từ đó cung cấp một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, chi nhánh Vĩnh Long – Phòng giao dịch Bình Minh. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sacombank Bình Minh trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014. 12 - Mục tiêu 2: Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng Sacombank Bình Minh trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014. - Mục tiêu 3: Tìm hiểu những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất, gớp phần phục vụ cho các mục tiêu phát triển của ngân hàng thương mại nói chung và tại Sacombank Bình Minh nói riêng. 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long – Phòng giao dịch Bình Minh. 1.3.2 Thời gian nghiên cứu Đề tài sử dụng số liệu qua 3 năm: 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 để nghiên cứu và phân tích. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ngân hàng Sacombank Bình Minh. Cụ thể, là hoạt động tín dụng tại Sacombank Bình Minh giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014. 13 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng Tín dụng ngân hàng là quan hệ phát sinh giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các đối tác kinh tế - tài chính của toàn xã hội, bao gồm doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước. Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng sau một thời gian nhất định sẽ thu hồi được một lượng giá trị lớn hơn ban đầu. (Bùi Văn Trịnh và Thái Văn Đại, 2010, trang 28, 34) 2.1.1.2 Phân loại tín dụng a) Căn cứ vào thời hạn tín dụng Theo căn cứ này tín dụng được chia thành ba loại: - Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn đến một năm được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. - Tín dụng trung: Là loại tín dụng có thời hạn từ một năm đến năm năm, dùng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới thiết bị, công nghệ, dùng mở rộng xây dựng các công trình nhỏ, thời gian thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên năm năm, được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. b) Căn cứ vào đối tượng tín dụng Theo căn cứ này tín dụng được chia làm hai loại - Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế như cho vay nhằm dự trữ hàng hoá, mua nguyên vật liệu sản xuất. - Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng cung cấp nhằm hình thành vốn cố định, loại tín dụng này được thực hiện dưới hình thức cho vay trung và dài hạn. Tín dụng vốn cố định thường được cấp phát phục vụ cho việc đầu tư 14 mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp. c) Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa. - Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức cấp tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. - Tín dụng học tập: Là hình thức cấp tín dụng để phục vụ việc học của sinh viên. Ngoài ra, căn cứ vào mục đích sử dụng còn có thể có nhiều hình thức tín dụng khác. (Bùi Văn Trịnh và Thái Văn Đại, 2010, trang 32,33) 2.1.1.3 Chức năng của tín dụng - Phân phối lại tài nguyên: Tín dụng là sự vận động của vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Chính nhờ sự vận động của tín dụng mà các chủ thể vay vốn nhận được một phần tài nguyên của xã hội phục vụ cho sản xuất hoặc tiêu dùng. - Thúc đẩy sản xuât và lưu thông hàng hóa phát triển: Ngân hàng cung cấp tiền cho lưu chủ yếu được thực hiện thông qua con đường tín dụng. Đây là cơ sở đảm bảo cho lưu thông tiền tệ ổn định, đồng thời đảm bảo đủ phương tiện phục vụ cho lưu thông. (Bùi Văn Trịnh và Thái Văn Đại, 2010, trang 35). 2.1.2 Rủi ro tín dụng trong ngân hàng 2.1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng Theo quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/4/2005 của thống đốc ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng định nghĩa như sau: “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. 2.1.2.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng Có 4 nguyên nhân cơ bản gây nên rủi ro tín dụng. Đó là, nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài, nguyên nhân từ phía khách hàng, nguyên nhân từ phía ngân hàng và nguyên nhân từ phía tài sản đảm bảo. 15 a) Nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài - Điều kiện trong nước Hoạt động cho vay của ngân hàng là một hoạt động rất nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế - xã hội, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Sự suy thoái hay khủng hoảng kinh tế sẽ làm xuất hiện nhiều doanh nghiệp thua lỗ và phá sản, từ đó có các khoản tiền vay ngân hàng không thể thu hồi được. Điều này làm cho nợ quá hạn trong ngân hàng tăng lên nhanh chóng. Ở thời kỳ lạm phát của nền kinh tế tăng cao thì dễ dẫn đến rủi ro tín dụng bởi trong thời kỳ này người gửi tiền có tâm lý lo sợ rằng đồng tiền của mình bị mất giá khi gửi ở trong ngân hàng. Trong khi đó ở thời kỳ này người vay tiền càng có lợi nên họ lại muốn gia tăng nhu cầu vay vốn và muốn kéo dài thời hạn vay. Điều này cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn hoạt động của ngân hàng cũng như những khoản vay của ngân hàng càng trở nên khó thu hồi. Nguy cơ này có thể làm cho hoạt động cho vay của ngân hàng bị phá sản. - Điều kiện thế giới: Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia có vay trò như một tế bào của nền kinh tế thế giới. Hoạt động kinh tế các nước đều có tác động ảnh hưởng lẫn nhau vì xu hướng toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới. Nhiều tập đoàn công ty có xu hướng mở rộng kinh doanh ra nước ngoài. Sự hình thành các khu vực kinh tế và các khu vực mậu dịch tự do như NAFTA, AFTA...cho chúng ta thấy sự ảnh hưởng không nhỏ của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới đối với mỗi nước thành viên. Trong điều kiện như vậy, khi có những biến cố và tình hình kinh tế, chính trị, quân sự xảy ra ở bất kỳ một nước nào thì cũng có thể tác động mạnh đến nhiều nước khác trên toàn thế giới, và sẽ dẫn đến biến động kinh tế trong nước và tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng. b) Nguyên nhân từ phía khách hàng - Đối với khách hàng là cá nhân: Nguồn trả nợ chủ yếu là từ thu nhập của cá nhân. Các khách hàng là cá nhân vay vốn mà không trả nợ đúng hạn hoặc không có khả năng trả nợ cho ngân hàng là do: + Có thu nhập không ổn định + Do thay đổi công việc, thất nghiệp. 16 + Tai nạn trong lao động, hỏa hoạn. + Hoàn cảnh gia đình khó khăn. + Sử dụng vốn sai mục đích. + Thiếu năng lực pháp lý. - Đối với khách hàng là doanh nghiệp: Các doanh nghiệp thường không trả được nợ vay của ngân hàng đầy đủ cả gốc lẫn lãi khi gặp phải các trường hợp sau: + Người lãnh đạo đơn vị vay vốn không có trình độ chuyên môn, thiếu năng lực quản lý. + Kinh doanh thua lỗ dẫn đến mất khả năng tài chính. + Sử dụng vốn sai mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. + Những biến động từ thị trường cung cấp vật tư đầu vào của doanh nghiệp. + Doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh, bị mất thị trường tiêu thụ. + Chính sách Nhà nước thay đổi làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. + Thiếu kế hoạch về nguồn vốn. + Mở rộng thị trường kinh doanh quá mức kiểm soát của doanh nghiệp... c) Nguyên nhân từ phía ngân hàng Bản thân ngân hàng cũng tạo ra rủi ro tín dụng cho chính mình như: - Do ngân hàng chạy theo lợi nhuận, đặt mong ước về lợi nhuận cao hơn các khoản cho vay lành mạnh. - Ngân hàng vi phạm các nguyên tắc, quy trình cho vay và cho vay vượt tỷ lệ an toàn vốn (không được vượt 15% vốn tự có đối với một khách hàng), thiếu tài sản đảm bảo, cho vay khống. - Do thiếu thông tin, đánh giá khách hàng sai thực tế, quyết định cho vay thiếu thông tin sát thực. - Cán bộ tín dụng ngân hàng không am hiểu và trình độ chuyên môn kém. Đặc biệt, về mặt đạo đức nghề nghiệp của từng cán bộ trong ngân hàng. 17 - Ngân hàng thiếu một cơ chế theo dõi, quản lý rủi ro cũng như giám sát khách hàng sau khi cho vay. d) Nguyên nhân từ phía tài sản đảm bảo - Trường hợp đảm bảo đối vật (thế chấp, cầm cố tài sản) + Đánh giá tài sản đảm bảo không chính xác thực tế. + Tài sản đảm bảo không chuyển nhượng được. + Không thực hiện đúng theo qui định của pháp luật nên không thể phát mãi tài sản đảm bảo được. + Tài sản đảm bảo bị rủi ro hư hỏng hoặc cấm lưu thông. + Do sự biến động về mặt giá trị của tài sản đảm bảo trên thị trường. + Tài sản đảm bảo có tranh chấp về mặt pháp lý. - Trường hợp đảm bảo đối nhân: Do người bảo lãnh không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện những cam kết của mình, tức là không có khả năng trả nợ gốc và lãi thay cho người đi vay vốn. (Thái Văn Đại, 2014, trang 96,97,98,99) 2.1.2.4 Thiệt hại do rủi ro tín dụng mang lại - Về phía ngân hàng: Một khi rủi ro xảy ra thì những thiệt hại về mặt uy tín và vật chất của ngân hàng là khó tránh khỏi vì ngân hàng là người đi vay và cho vay. Tác động trực tiếp của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như làm cho ngân hàng thiếu tiền chi trả cho người gửi tiền, vì ngân hàng kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động. Khi rủi ro xảy ra tức ngân hàng không thu được nợ gốc và lãi trong cho vay đúng hạn thì việc thanh toán của ngân hàng không thể đảm bảo được. Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thanh toán, dần làm cho ngân hàng lỗ và xa hơn thế là nguy cơ phá sản. - Về phía hoạt động kinh tế - xã hội: Kinh doanh ngân hàng liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế và xã hội, đến tất cả các doanh nghiệp và toàn bộ các tầng lớp dân cư. Chính vì vậy, rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một ngân hàng, rồi lây lan ra nhiều ngân hàng, tác động mạnh đến tâm lý của dân chúng. Lúc đó, nhiều người sẽ đua nhau đến ngân hàng để rút tiền trước thời hạn. Khi đó, rủi ro tín dụng sẽ tác động đến toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội, làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, gây ra tình trạng thất nghiệp. Do đó, rủi ro tín dụng thật sự là vấn đề rất nghiêm trọng và cần được quan tâm đặc biệt hơn từ Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước cần phải có những chính sách khuyến cáo 18 thường xuyên thông qua công tác thanh tra kiểm soát hoạt động của NHTM và cần thiết có sự hỗ trợ cho các NHTM khi có các biến cố rủi ro xảy ra. (Thái Văn Đại, 2014, trang 95,96) 2.1.2.5 Các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng a) Tỷ lệ nợ quá hạn Chỉ tiêu này cho biết nợ quá hạn chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ, góp phần đo lường chất lượng nghiệp vụ của ngân hàng. Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt và ngược lại. Dư nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100% (2.1) Tổng dư nợ b) Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ - Ở Việt Nam theo quyết định 493/2005 QĐ – NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và quyết định 18/2007 QĐ – NHNN sửa đổi bổ sung QĐ 493/2005 phân loại nợ thành 5 nhóm cụ thể như sau: + Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn: Bao gồm các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn; các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại. + Nhóm 2: Nợ cần chú ý: Bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày và các khoản nợ được điều chỉnh thời hạn trả nợ lần đầu. + Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn: Bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh thời hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định. + Nhóm 4: Nợ nghi ngờ: Bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. + Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn: Bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu 19 lại lần thứ hai; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý. - Nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 theo quy định. Tỷ lệ nợ xấu cao thì đồng nghĩa rủi ro tín dụng cao, vì đây là những khách hàng có dấu hiệu khó khăn về mặt tài chính nên khó trả nợ cho ngân hàng. - Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ: Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = x 100% (2.2) Tổng dư nợ Nguyên nhân của các khoản nợ xấu là do các khách hàng chỉ muốn vay mà không nỗ lực trả nợ hoặc do một nguyên nhân khách quan nào đó. Điều này sẽ gây cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn lớn trong việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nếu nợ xấu không giải quyết kịp thời thì đến một thời điểm nào đó khả năng trích lập dự phòng rủi ro sẽ không đủ bù đắp phần tổn thất đó và việc nâng cao tiềm lực tài chính đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn là vấn đề khó khăn cho ngân hàng. b) Hệ số rủi ro tín dụng: Hệ số này cho thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ càng lớn, nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao. Tổng dư nợ cho vay Hệ số rủi ro tín dụng = x 100 (2.3) Tổng tài sản có c) Dự phòng rủi ro và hệ số dự phòng rủi ro tín dụng - Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của TCTD không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hoạch toán vào chi phí hoạt động của TCTD, dự phòng rủi ro được chia làm 2 loại: Dự phòng cụ thể và dự phòng chung (theo quyết định 493/2005 QĐ-NHNN). - Theo đó, tỷ lệ trích lập dự phòng như sau: + Dự phòng cụ thể: Nhóm 1 là 0%; nhóm 2 là 5%; nhóm 3 là 20%; nhóm 4 là 50%; nhóm 5 là 100%. Cụ thể, số tiền dự phòng cụ thể phải trích được tính như sau: R = max {0, (A – C)} x r Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan