Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ở huyện văn chấn, tỉnh yên bái ...

Tài liệu Giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ở huyện văn chấn, tỉnh yên bái

.PDF
116
1
131

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VƯƠNG VIỆT SƠN GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO CÁC HỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60 62 01 15 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Khánh NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày…..tháng… .năm 2017 Tác giả luận văn Vương Việt Sơn i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc thầy TS. Nguyễn Hữu Khánh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Kinh tế, Khoa Kinh tế phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức huyện Văn Chấn đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2017 Tác giả luận văn Vương Việt Sơn ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................................ ii Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................ vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục biểu đồ ............................................................................................................ ix Danh mục sơ đồ ............................................................................................................... ix Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x Thesis abstract................................................................................................................. xii Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.4. Đóng góp mới của luận văn về lý luận và thực tiễn ........................................... 3 1.4.1. Về lý luận............................................................................................................ 3 1.4.2. Về thực tiễn......................................................................................................... 3 1.5. Kết cấu các nội dung của luận văn ..................................................................... 4 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5 2.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5 2.1.1. Các khái niệm liên quan ..................................................................................... 5 2.1.2. Sự cần thiết thực hiện các giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ........ 10 2.1.3. Vai trò của giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ........................................ 11 2.1.4. Đặc điểm nghèo của các hộ dân tộc thiểu số .................................................... 13 2.1.5. Nội dung nghiên cứu giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số......... 14 2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ................................................................................................. 17 iii 2.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 19 2.2.1. Kinh nghiệm giảm nghèo tại một số quốc gia trên thế giới .............................. 19 2.2.2. Kinh nghiệm giảm nghèo tại một số địa phương của Việt Nam ...................... 21 2.2.3. Bài học kinh nghiệm về giảm nghèo cho huyện Văn Chấn.............................. 32 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 34 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 34 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên............................................................................................. 34 3.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội................................................................................... 37 3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 44 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 44 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 45 3.2.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu............................................................ 46 3.2.4. Phương pháp phân tích ..................................................................................... 46 3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 46 Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 48 4.1. Thực trạng tình hình nghèo của các hộ dân tộc thiểu số huyện Văn Chấn....... 48 4.1.1. Thực trạng nghèo tại huyện Văn Chấn ............................................................. 48 4.1.2. Thực trạng thực hiện giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số huyện Văn Chấn ............................................................................................... 53 4.1.3. Đánh giá chung về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Văn Chấn .......... 71 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số huyện Văn Chấn ........................................................................................... 75 4.2.1. Chính sách và các chương trình hỗ trợ ............................................................. 75 4.2.2. Nguồn vốn ........................................................................................................ 77 4.2.3. Trình độ sản xuất của hộ nghèo ........................................................................ 78 4.2.4. Thiếu lao động và đông người ăn theo ............................................................. 80 4.2.5. Nhóm yếu tố về việc triển khai, thực hiện chính sách và các chương trình hỗ trợ giảm nghèo ở địa phương....................................................................... 81 4.3. Đề xuất hoàn thiện giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số huyện Văn Chấn ............................................................................................... 83 4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp .................................................................................. 83 iv 4.3.2. Giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái ........................................................................................... 84 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 92 5.1. Kết luận............................................................................................................. 92 5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 93 5.2.1. Đối với Nhà nước ............................................................................................. 93 5.2.2. Đối với tỉnh Yên Bái......................................................................................... 93 TÀi liệu tham khảo ....................................................................................................... 94 Phụ lục .......................................................................................................................... 96 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CN-TTCN : Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp CSHT : Cơ sở hạ tầng CSXH : Chính sách xã hội DN : Doanh nghiệp DTTS : Dân tộc thiểu số ĐBKK : Đặc biệt khó khăn KHCN : Khoa học và công nghệ KH&ĐT : Kế hoạch và đầu tư FAO : Tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên Hợp quốc GSO : Tổng cục Thống kê HĐND : Hội đồng nhân dân HTXNN : Hợp tác xã nông nghiệp KHKT : Khoa học kỹ thuật LĐ&TBXH : Lao động, Thương binh và Xã hội NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTM : Nông thôn mới SXKD : Sản xuất kinh doanh SXNN : Sản xuất nông nghiệp TCSX : Tổ chức sản xuất TW : Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Cơ cấu dân số, lực lượng lao động huyện Văn Chấn năm 2016 ............... 38 Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế của huyện Văn Chấn qua các năm (2014 – 2016) ............ 42 Bảng 3.3. Tình hình sử dụng đất huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái .............................. 43 Bảng 3.4. Dung lượng mẫu điều tra .......................................................................... 45 Bảng 4.1. Thực trạng nghèo của các hộ trên địa bàn huyện Văn Chấn ..................... 48 Bảng 4.2. Thực trạng nghèo của hộ trên địa bàn huyện Văn Chấn 2016 .................. 49 Bảng 4.3. Thực trạng hộ nghèo và cận nghèo tại các xã khảo sát ............................. 49 Bảng 4.4. Đánh giá của cán bộ quản lý các cấp về mức độ quan trọng của các nguyên nhân gây nghèo trên địa bàn huyện Văn Chấn ............................. 50 Bảng 4.5. Đặc điểm chung của các hộ nghèo trên địa bàn huyện Văn Chấn ............ 53 Bảng 4.6. Kết quả thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135 giai đoạn 2011 – 2016 ............................................................... 54 Bảng 4.7. Mức độ tiếp cận của hộ về dự án hỗ trợ phát triển sản xuất ..................... 55 Bảng 4.8. Đánh giá của người dân về nội dung tuyên truyền về dự án ..................... 56 Bảng 4.9. Mục đích sử dụng của các hộ nghèo khi nhận được hỗ trợ của dự án ......... 56 Bảng 4.10. Đánh giá của người dân về hiệu quả dự án ............................................... 57 Bảng 4.11. Kết quả thực hiện dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc chương trình 135 giai đoạn 2012 – 2016 ............................................................... 58 Bảng 4.12. Đánh giá của người dân về chất lượng CSHT được xây mới theo dự án .......................................................................................................... 59 Bảng 4.13. Đánh giá của người dân về hiệu quả dự án đầu tư CSHT ......................... 59 Bảng 4.14. Đánh giá của cán bộ về năng lực của cán bộ cơ sở thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo ............................................................. 60 Bảng 4.15. Đánh giá của người dân về năng lực của cán bộ cơ sở thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo ............................................................. 61 Bảng 4.16. Đánh giá của hộ nghèo dân tộc thiểu số về mức độ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi ........................................................................................... 65 Bảng 4.17. Mục đích sử dụng vốn vay của hộ nghèo dân tộc thiểu số sau khi được vay vốn ............................................................................................. 65 vii Bảng 4.18. Tình hình đầu tư cho y tế tại 3 xã nghiên cứu tính đến hết năm 2016 ................................................................................................... 66 Bảng 4.19. Tình hình tiếp cận với dịch vụ y tế của các hộ nghèo dân tộc thiểu số tại các xã điều tra .................................................................................. 67 Bảng 4.20. Đánh giá của hộ nghèo dân tộc thiểu số về chất lượng dịch vụ y tế ......... 68 Bảng 4.21. Cơ sở hạ tầng về giáo dục của huyện Văn Chấn năm 2016 ...................... 69 Bảng 4.22. Tình hình tiếp cận với các cơ sở giáo dục của các hộ nghèo dân tộc thiểu số ...................................................................................................... 69 Bảng 4.23. Đánh giá của hộ nghèo dân tộc thiểu số về chất lượng các cơ sở giáo dục ..................................................................................................... 70 Bảng 4.24. Tình hình xóa nhà tạm tại các hộ nghèo điều tra ...................................... 71 Bảng 4.25. Nhận định của hộ về hoạt động sản xuất hiện nay của hộ ........................ 79 Bảng 4.26. Tình hình nhân khẩu và lao động tại các hộ điều tra ................................ 80 Bảng 4.27. Mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố về việc triển khai các chính sách và trương trình hỗ trợ giảm nghèo ở địa phương .............................. 82 viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Mức độ ảnh hưởng của nhóm các yếu tố về chính sách và các chương trình hỗ trợ giảm nghèo.............................................................. 76 Biểu đồ 4.2. Nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo tại 3 xã nghiên cứu ......................... 78 Biểu đồ 4.3. Trình độ học vấn của các chủ hộ nghèo người dân tộc thiểu số ............. 79 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 4.1. Quy trình cho vay hộ nghèo .......................................................................... 63 ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Vương Việt Sơn Tên luận văn: “Giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái” Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.62.01.15 Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Yên Bái là một tỉnh nghèo thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc nói riêng và của cả nước nói chung. Trong những năm gần đây, tỷ lệ hộ nghèo của Yên Bái đã có những chuyển biến tích cực. Theo báo cáo của các địa phương, tỷ lệ giảm nghèo toàn tỉnh năm 2016 đạt 5,24%. Tỷ lệ giảm nghèo từ 32,21% cuối năm 2015 xuống còn 26,97% năm 2016, tương đương số hộ từ 65.374 hộ năm 2015 xuống còn 55.437 hộ năm 2016, giảm 9.937 hộ. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số mỗi năm còn rất lớn. Huyện Văn Chấn thuộc tỉnh Yên Bái, hiện nay có 31 xã, thị trấn, trong đó có 17 xã vùng cao kinh tế - xã hội chậm phát triển, đời sống của nhân dân còn nhiều thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo đến nay Văn Chấn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Điển hình là huyện đã giảm từ 30,79% hộ nghèo năm 2013, xuống còn 20% năm 2016 (tương đương với 2.000 hộ thoát nghèo mỗi năm). Bên cạnh những ưu điểm mà huyện Văn Chấn đã đạt thì công tác giảm nghèo của huyện vẫn còn nhiều khó khăn. Với địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, đã ảnh hưởng rất nhiều tới việc thoát nghèo của người dân nơi đây. Thực hiện các chương trình, giải pháp giảm nghèo gặp nhiều khó khăn do khoảng cách địa lý, sự khác biệt văn hóa của các dân tộc thiểu số… Xuất phát từ những lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”. Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là 1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nghèo và giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số; 2) Đánh giá thực trạng thực hiện giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái thời gian qua; 3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số huyện Văn Chấn; 4) Đề xuất hoàn thiện giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái trong thời gian tới. Trong những năm gần đây xóa đói giảm nghèo của huyện Văn Chấn đã thu được những thành quả rất đáng khích lệ. Tốc độ giảm nghèo của hộ đạt 6,67% trong giai đoạn 2014 – 2016. Nếu năm 2014 tổng số hộ nghèo của huyện là 11.411 hộ thì đến năm 2016 x số hộ nghèo của huyện chỉ còn 7610 hộ (trong đó năm 2014 số hộ tái nghèo trên địa bàn huyện là 142 hộ đến năm 2016 chỉ còn 2 hộ tái nghèo). Để đạt được những thành công này có sự đóng góp không nhỏ của các chính sách giảm nghèo ở địa phương. Tuy nhiên đến năm 2016 số hộ nghèo tăng lên (do thay đổi tiêu chí phân loại hộ nghèo). Tỷ lệ hộ nghèo của huyện những năm gần đây có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện Văn Chấn năm 2014 là 30,84% đến năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện còn 19,82%. Mặc dù huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái đạt được nhiều kết quả trong công tác giảm nghèo nhưng so với mặt bằng chung toàn tỉnh tỷ lệ hộ nghèo của huyện vẫn còn ở mức cao (cao hơn 11,3% so với tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Yên Bái). Tính hết năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của huyện Văn Chấn là 47,58% trong khi đó của tỉnh Yên Bái chỉ là 26,97%. Đề tài có phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Văn Chấn: Chính sách và các chương trình hỗ trợ; Nguồn vốn; Trình độ sản xuất của hộ nghèo; Do thiếu lao động và đông người ăn theo; Nhóm yếu tố về việc triển khai, thực hiện chính sách và các chương trình hỗ trợ giảm nghèo ở địa phương. Từ đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số, đề tài có đề xuất một số giải pháp nhằm giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số trong thời gian tới như: Nhóm giải pháp liên quan đến điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách; Nhóm giải pháp liên quan đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương để giảm nghèo bền vững; Nhóm giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ địa phương về giảm nghèo; Nhóm giải pháp liên quan đến các hộ nghèo ở địa phương. xi THESIS ABSTRACT Master candidate: Vuong Viet Son Thesis title: “Solutions to reduce poverty of ethnic minority household in Van Chan district, Yen Bai province” Major: Agricultural Economics Code: 60.62.01.15 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Yen Bai is a poor province in the Northern Midlands and Mountains in particular and the whole country in general. In recent years, the rate of poor households in Yen Bai has made positive changes. According to local reports, the province's poverty reduction rate in 2016 was 5.24%. The rate of poverty reduction decreased from 32.21% in 2015 to 26.97% in 2016, equivalent for receding from 65.374 households in 2015 to 55.437 households in 2016, by 9,937 households. The rate of poor ethnic minority households is very high each year. Van Chan is a district of Yen Bai province which has 31 communes and townships, of which 17 upland communes have economic and social underdevelopment, people's lives are still difficult, the rate of poor households is quite high which mostly come from ethnic minorities. As a result of the implementation of poverty reduction solutions, Van Chan has gained many significant achievements. Typically, the rate of poor households has reduced from 30.79% in 2013, to 20% in 2016 (equivalent to 2,000 households escaping from poverty each year). However, besides the advantages that Van Chan district has achieved, the district's poverty alleviation acitivities have remained difficult. This district has a large areas, difficult transportation, unenven education level which has greatly affected on escaping from poverty. The implementation of programs, projects and solutions to reduce poverty faced many restrictions due to geographic distance, differences in cultural of ethnic minorities and so on. Therefore, the study on "Solutions to reduce poverty of ethnic minority households in Van Chan district, Yen Bai province” was conducted. The main research objectives are 1) To systematize theoretical and practical basis of poverty and poverty reduction for ethnic minority households; 2) To evaluate the real situation of the implementation of poverty reduction measures for ethnic minority households in Van Chan district, Yen Bai province over the past time; 3) To analyse factors affecting the implementation of poverty reduction for ethnic minority households in Van Chan district; 4) To propose some solutions to reduce the poverty of ethnic minority households in Van Chan district, Yen Bai province in the near future. xii In recent years, the processing of poverty alleviation in Van Chan district has obtained encouraging results. The average speed of poverty reduction of the district was 6.67% in the period of 2014 and 2016. In 2014, the total number of poor households in the district were 11,411 households. However, this figure has dropped to 7610 households in 2016 (the number of re-impoverish households in the district were 142 households in 2014 and reduced to 2 households in 2016). In order to achieve these successes there is a significant contribution of local poverty reduction policies. However, in 2016, the number of poor households increased (due to changing criterions of poor household classification). The rate of poor households in the district in recent years had tended to decrease but were still high. The rate of poor households in Van Chan district in 2014 is 30.84%. In 2016, the rate of poor households in the district was 19.82%. Although Van Chan district in Yen Bai province has achieved many results in reducing poverty, however, compared to the whole province, the rate of poor households in the district is still high (11.3% higher than the rate of poor households of Yen Bai province. In the same year, the percentage of poor and marginally poor households in Van Chan district is 47.58%, while that percentage of Yen Bai province is only 26.97%. The study has also analyzed some factors affecting the poverty reduction in Van Chan district which were the policies and supporting programs; capital; production level of poor households; lacking of labor and large crowds; factors were related to the implementation of poverty reduction policies and projects in the locality. After analyzing the current status and factors affecting poverty reduction solutions for ethnic minority households, some solutions were sugested to reduce poverty among ethnic minority households in the coming time such as: solutions are related to the adjustment, supplement and perfection of mechanisms and policies; Solutions are related to socio-economic development of the locality for sustainable poverty reduction; Solutions to improve the capacity of local officials on reducing poverty; Solutions are related to poor households in the locality. xiii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong những năm qua Đảng, Nhà nước không ngừng bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách về xóa đói giảm nghèo. Các chương trình, chính sách giảm nghèo đã huy động sức mạnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và sự vươn lên của chính người nghèo,... tạo nguồn lực to lớn cùng với nguồn lực của Nhà nước thực hiện hiệu quả công tác có ý nghĩa xã hội sâu sắc này. Kết quả tích cực của công cuộc xóa đói giảm nghèo đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện an sinh xã hội cho người dân vùng đặc biệt khó khăn. Đói nghèo là một trong những rào cản lớn làm giảm khả năng phát triển con người, cộng đồng cũng như mỗi quốc gia. Người nghèo thường không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội như việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thông tin,… và điều đó khiến cho họ ít có cơ hội thoát nghèo. Do vậy, mở rộng cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực cho người nghèo là phương thức tốt nhất để giảm nghèo bền vững. Thời gian qua ở Việt Nam, cách đo lường và đánh giá nghèo chủ yếu thông qua thu nhập, sử dụng tiêu chí thu nhập để đo lường nghèo là không đầy đủ. Về bản chất, đói nghèo đồng nghĩa với việc bị khước từ các quyền cơ bản của con người, bị đẩy sang lề xã hội chứ không chỉ là thu nhập thấp. Có nhiều nhu cầu tối thiểu không thể đáp ứng bằng tiền. Nhiều trường hợp không nghèo về thu nhập nhưng lại khó tiếp cận được các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục, thông tin. Mặc dù một số hộ không có tên trong danh sách hộ nghèo nhưng lại thiếu thốn các dịch vụ y tế, nước sạch, ở vùng sâu vùng xa học sinh phải học trong những căn nhà lá đơn sơ, bốn bề gió lùa,… Do đó, nếu chỉ dùng thước đo duy nhất dựa trên thu nhập hay chỉ tiêu sẽ dẫn đến tình trạng bỏ sót đối tượng nghèo, dẫn đến sự thiếu công bằng, hiệu quả và bền vững trong thực thi các chính sách giảm nghèo. Đánh giá nghèo cần được tiếp cận rộng hơn từ chiều cạnh phát triển toàn diện con người. Yên Bái là một tỉnh nghèo thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc nói riêng và của cả nước nói chung. Trong những năm gần đây, tỷ lệ hộ nghèo của Yên Bái đã có những chuyển biến tích cực, theo báo cáo của các địa phương, tỷ lệ giảm nghèo toàn tỉnh năm 2016 đạt 5,24%. Tỷ lệ giảm nghèo từ 32,21% cuối năm 2015 xuống còn 26,97% năm 2016, tương đương số hộ từ 65.374 hộ năm 1 2015 xuống còn 55.437 hộ năm 2016, giảm 9.937 hộ. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số mỗi năm còn rất lớn. Huyện Văn Chấn thuộc tỉnh Yên Bái, hiện nay có 31 xã, thị trấn, trong đó có 17 xã vùng cao kinh tế - xã hội chậm phát triển, đời sống của nhân dân còn nhiều thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện còn 20% năm 2016. Công tác giảm nghèo của huyện vẫn còn nhiều khó khăn, với địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, đã ảnh hưởng rất nhiều tới việc thoát nghèo của người dân nơi đây. Thực hiện các chương trình, giải pháp giảm nghèo gặp nhiều khó khăn do khoảng cách địa lý, sự khác biệt văn hóa của các dân tộc thiểu số… Xuất phát từ những lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng thực hiện giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số huyện Văn Chấn. Từ đó đề xuất hoàn thiện giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nghèo và giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số; - Đánh giá thực trạng thực hiện giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái thời gian qua; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số huyện Văn Chấn; - Đề xuất hoàn thiện giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái tới năm 2020. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. 2 - Đối tượng điều tra, khảo sát: Các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Văn Chấn; cán bộ quản lý địa phương và cán bộ quản lý huyện Văn Chấn. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề chủ yếu sau: - Tìm hiểu thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. - Cập nhật bổ sung cơ sở khoa học, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nghèo và giảm nghèo. - Đánh giá thực trạng nghèo và giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ở huyện Văn Chấn thời gian qua. - Đề xuất hoàn thiện giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái tới năm 2020. * Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, trong đó tập trung tại 3 xã Cát Thịnh, Hạnh Sơn và Suối Bu là các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao của huyện trong những năm gần đây. * Phạm vi thời gian: - Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 10/2016 đến tháng 10/2017. - Đề tài thu thập các số liệu trong 3 năm từ năm 2014 đến năm 2016. 1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.4.1. Về lý luận Luận văn đã tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về giảm nghèo, giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số, các hình thức, phương thức giảm nghèo, đặc điểm giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số, vai trò của giảm nghèo, nội dung nghiên cứu giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. 1.4.2. Về thực tiễn Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng về các nội dung về giảm nghèo ở Việt Nam, cũng như thực tiễn về giảm nghèo ở một số địa phương của Việt Nam và những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực về giảm 3 nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số huyện Văn Chấn. Từ những nộ dung đó Luận văn phân tích thực trạng về các giải pháp giảm nghèo cho hộ dân tộc thiểu số huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái theo các mặt còn tồn tại hạn chế và nguyên nhân của về các giải pháp giảm nghèo ở địa bàn nghiên cứu; và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số huyện Văn Chấn. Từ đó đề xuất một số giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số huyện Văn Chấn phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao. 1.5. KẾT CẤU CÁC NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN Báo cáo đề tài được trình bày theo 5 phần: + Phần 1. Mở đầu + Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn + Phần 3. Phương pháp nghiên cứu + Phần 4. Kết quả nghiên cứu + Phần 5. Kết luận và kiến nghị 4 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Các khái niệm liên quan 2.1.1.1. Quan điểm về nghèo Nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính chất toàn cầu. Nó không chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó còn tồn tại ngay tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thể chế chính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà tính chất, mức độ nghèo của từng quốc gia có khác nhau. Nhìn chung mỗi quốc gia đều sử dụng một khái niệm để xác định mức độ nghèo khổ và đưa ra các chỉ số nghèo khổ để xác định giới hạn nghèo khổ. Giới hạn nghèo khổ của các quốc gia được xác định bằng mức thu nhập tối thiểu để người dân có thể tồn tại được, đó là mức thu nhập mà một hộ gia đình có thể mua sắm được những vật dụng cơ bản phục vụ cho việc ăn, mặc, ở và các nhu cầu thiết yếu khác theo mức giá hiện hành. Hiện nay, nghèo không còn là vấn đề riêng của từng quốc gia, mà là vấn đề mang tính toàn cầu, bởi vì tất cả các quốc gia trên thế giới ngay cả những quốc gia giàu mạnh thì người nghèo vẫn còn và có lẽ khó có thể hết người nghèo trong khi xã hội chưa thể chấm dứt những rủi ro về kinh tế, xã hội, môi trường và sự bất bình đẳng trong phân phối của cải làm ra. Rủi ro quá nhiều trong sản xuất và đời sống làm cho một bộ phận dân cư rơi vào tình trạng nghèo. Hiện tượng nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân. Nghèo không chỉ đơn giản là mức thu nhập thấp mà còn thiếu thốn trong việc tiếp cận dịch vụ, như giáo dục, văn hóa, thuốc men. Hiện tượng này không chỉ là thiếu tiền mặt, thiếu những điều kiện tốt hơn cho cuộc sống mà còn thiếu thể chế kinh tế thị trường hiệu quả, trong đó có các thị trường đất đai, vốn và lao động cũng như các thể chế nhà nước được cải thiện có trách nhiệm giải trình và vận hành trong khuôn khổ pháp lý minh bạch cũng như một môi trường kinh doanh thuận lợi. Mức nghèo còn là tình trạng đe dọa bị mất những phẩm chất quý giá, đó là lòng tin và lòng tự trọng (Nguyễn Bạch Tuyết, 2003). Tháng 3/1995 tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen (Đan Mạch) những người đứng đầu các quốc gia đã tuyên 5 bố: Chúng tôi cam kết thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trên thế giới, thông qua các hành động quốc gia kiên quyết và sự hợp tác quốc tế, coi đây như một đòi hỏi bắt buộc về mặt đạo đức xã hội, chính trị, kinh tế của nhân loại. Theo Hội nghị chống đói nghèo khu vực châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993, “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thõa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương”. Đây có thể coi là một định nghĩa chung nhất về nghèo, có tính chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện những nét chính phổ biến về nghèo. Từ những quan niệm nói trên, có thể thấy rõ đói nghèo gồm những khía cạnh đói nghèo như sau: Để đánh giá đúng mức độ nghèo, người ta chia thành hai loại: Nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống như nhu cầu về ăn, mặc, nhà ở, chăm sóc y tế, giáo dục… Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương, ở một thời kỳ nhất định. Những quan niệm về nghèo nêu trên, phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của người nghèo là: Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người; có mức sống thấp hơn mức sống cộng đồng; thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng. Dựa vào những khái niệm chung do các tổ chức quốc tế đưa ra và căn cứ vào thực trạng kinh tế - xã hội ở Việt Nam; Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2005 và giai đoạn 2006 - 2010, vấn đề đói nghèo ở Việt Nam còn được nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau như cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng nên bên cạnh khái niệm nghèo, ở nước ta còn có một số khái niệm sau: Đói: Là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là những hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ một đến hai tháng, thường vay mượn của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả cộng đồng (Chu Tiến Quang, 2011). 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất