Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai ...

Tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai

.PDF
89
1
90

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI TRẦN VIẾT HUY GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Đồng Nai, tháng 9 nnăm 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI TRẦN VIẾT HUY GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN ĐỨC THUẬN Đồng Nai, tháng 9 năm 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản Luận văn “ Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai” đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Trần Đức Thuận. Các tƣ liệu nêu ra trong Luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đồng Nai, ngày 18 tháng 8 năm 2019 Tác giả Trần Viết Huy ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện Luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ quý báu của nhiều cơ quan, tập thể, cá nhân trong và ngoài trƣờng. Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học cùng các thầy cô giáo trƣờng Đại học Công nghệ Đồng Nai đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trƣờng. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Đức Thuận – Phó Hiệu trƣởng Trƣờng Đại học Công nghệ Đồng Nai , ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Sở lao động Thƣơng binh Xã hội tỉnh Đồng Nai, UBND huyện, các phòng chức năng của huyện Vĩnh Cửu; các đồng chí cán bộ lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể và các hộ dân đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập thông tin để thực hiện Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đồng Nai, ngày 18 tháng 8 năm 2019 Tác giả luận văn Trần Viết Huy iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ...................................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................... 4 6. Những đóng góp khoa học của nghiên cứu ............................................................... 4 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................................. 4 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ..................................................................... 6 1.1. Một số quan điểm về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo. ..................................... 6 1.1.1. Nghèo đói và các tiêu chí đánh giá nghèo đói .................................................... 6 1.1.1.1. Quan niệm về đói nghèo .................................................................................. 6 1.1.1.2. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo đói của quốc tế và Việt Nam .......................... 8 1.1.1.3. Nguyên nhân chủ yếu của nghèo đói .............................................................. 9 1.2. Xóa đói giảm nghèo bền vững ............................................................................. 10 1.2.1 Xóa đói giảm nghèo ........................................................................................... 10 1.2.2. Giảm nghèo bền vững ...................................................................................... 10 1.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững ........ 12 1.2.3.1. Yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên ..................................................................... 12 1.2.3.2. Yếu tố về kinh tế ............................................................................................ 13 1.2.3.3. Yếu tố chất lƣợng nguồn nhân lực: ................................................................ 14 1.2.3.4. Yếu tố khoa học và công nghệ: ...................................................................... 14 1.2.3.5. Yếu tố thuộc đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc:......................... 15 1.2.3.6. Yếu tố ý chí tự vƣơn lên thoát nghèo của ngƣời nghèo ................................. 15 1.3. Xóa đói giảm nghèo bền vững ở nƣớc ta ............................................................. 15 1.3.1. Quan điểm của Đảng về xóa đói giảm nghèo và xoá đói giảm nghèo bền vững ..................................................................................................................................... 15 iv 1.3.2. Xóa đói, giảm nghèo bền vững là yêu cầu cần thiết và khách quan ................. 15 1.3.3. Tình hình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo bền vững ở nƣớc ta. ........... 16 1.3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc trong công tác xóa đói giảm nghèo bền vững ........ 16 1.3.3.2. Những vấn đề khó khăn, bất cập trong công tác xóa đói giảm nghèo bền vững ở nƣớc ta hiện nay ....................................................................................................... 22 1.3.4. Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững ở một số quốc gia ở Đông Nam Á ........... 25 1.3.5 Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của một số địa phƣơng trong cả nƣớc ......... 27 1.3.5.1 Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dƣơng ....................... 28 1.3.5.2 Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ........................ 31 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở HUYỆN VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI ................................................ 34 2.1. Một số thành tựu về công tác xóa đói, giảm nghèo của tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua ....................................................................................................................... 34 2.2. Thực trạng về công tác xóa đói, giảm nghèo của huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai ..................................................................................................................................... 36 2.2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai .................... 36 2.2.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................... 36 2.2.1.2. Địa hình .......................................................................................................... 37 2.2.1.3. Điều kiện khí tƣợng, thuỷ văn .......................................................................... 38 2.2.1.4. Hệ thống sông ngòi ........................................................................................ 38 2.2.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội .................................................................. 39 2.2.2.1. Điều kiện dân số và lao động việc làm .......................................................... 39 2.2.2.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng ................................................................................... 40 2.2.2.3. Điều kiện văn hóa – xã hội............................................................................. 43 2.3. Tình hình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu giai đoạn 2011-2018 ..................................................................................................................................... 44 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc trong công tác xóa đói, giảm nghèo ở huyện Vĩnh Cửu trong những năm qua ........................................................................................... 44 2.3.2. Những khó khăn, hạn chế trong công tác xóa đói giảm nghèo bền vững ở huyện Vĩnh Cửu giai đoạn 2011-2018 ........................................................................ 54 v 2.3.3. Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế. .................................................... 57 2.3.3.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt đƣợc ..................................................... 57 2.3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém, bất cập ...................................... 59 CHƢƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở HUYỆN VĨNH CỬU GIAI ĐOẠN TỪ 2019 - 2025 ................................................. 63 3.1. Chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc ta về thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. ................................................................................................................. 63 3.1.1. Những định hƣớng lớn về xóa đói, giảm nghèo bền vững ở nƣớc ta trong những năm qua. ........................................................................................................... 63 3.1.2. Những chủ trƣơng, định hƣớng giảm nghèo bền vững của tỉnh Đồng Nai ..... 65 3.1.3. Những định hƣớng và tổ chức, điều hành công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 và những năm tiếp theo. ........................................... 66 3.2. Một số giải pháp căn bản về giảm nghèo bền vững tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. .................................................................................................................... 70 3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách và bổ sung nguồn ngân sách cho giảm nghèo ........................................................................................................................... 70 3.2.2. Nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn và cán bộ, chuyên viên thực hiện giảm nghèo .................................................... 72 3.2.3. Nhóm giải pháp tác động vào hành vi của ngƣời nghèo ................................... 72 3.2.4. Nhóm giải pháp giảm thiểu rủi ro, tổn thƣơng cho ngƣời nghèo..................... 74 3.2.5. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện .................................................................... 75 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 81 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 01: Hiện trạng mạng lƣới đƣờng bộ trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu ................... 40 Bảng 02: Hiện trạng các công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu ............... 41 Bảng: 2.3.3a: Số cán bộ làm công tác giảm nghèo của huyện Vĩnh Cửu ................... 60 trong những năm qua................................................................................................... 60 Bảng 2.3.3.b. Nguồn thu ngân sách của huyện Vĩnh Cửu so với một số huyện trong tỉnh Đồng Nai trong 3 năm qua. .................................................................................. 61 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á ASXH An sinh xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHXH Bảo hiểm xã hội CSHT Cơ sở hạ tầng CNH, HĐH Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa DTTS Dân tộc thiểu số ĐBKK Đặc biệt khó khăn GD-ĐT Giáo dục và Đào tạo HĐND Hội đồng nhân dân KH&CN Khoa học và Công nghệ KT-XH Kinh tế xã hội LĐ-TB & XH Lao động - Thương binh và Xã hội LHQ Liên hợp quốc NCC Ngƣời có công NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn TCXH Trợ cấp xã hội UBMTTQ Ủy ban mặt trận Tổ quốc UBND Ủy ban nhân dân UNDP Chương trình Phát triển Liên hợp quốc WB Ngân hàng thế giới XĐGN Xóa đói giảm nghèo 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Sau 30 năm đổi mới, đất nƣớc ta đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội; vị thế của nƣớc ta trên thế giới đang dần đƣợc khẳng định. Song do yêu cầu phát triển của xã hội mà chúng ta lại phải đối mặt với nhiều thách thức mới, trong đó có vấn về xóa đói, giảm nghèo bền vững. Thực tế từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành nhóm nƣớc có thu nhập trung bình, do vậy hỗ trợ ODA của cộng đồng quốc tế giảm dần, trong khi tăng trƣởng kinh tế chậm lại, đòi hỏi phải sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực, hạn chế dành cho an sinh xã hội nói chung và cho giảm nghèo nói riêng. Khủng hoảng kinh tế và và các bất ổn kinh tế vĩ mô khác xuất hiện với quy mô và tần suất ngày càng lớn tác động mạnh đến sinh kế của ngƣời nghèo, tốc độ giảm nghèo chậm dần, số hộ tái nghèo tăng cao; chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng và nhóm dân cƣ lớn và có xu hƣớng gia tăng. Nghèo đói có xu hƣớng tập trung nhiều hơn ở nhóm đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi (năm 2012, dân tộc thiểu số chiếm gần 50% tổng số hộ nghèo cả nƣớc), trong khi thu nhập bình quân chỉ bằng 1/6 mức thu nhập bình quân dân cƣ cả nƣớc. Một bộ phận hộ nghèo rơi vào nghèo kinh niên, nghèo đói truyền kiếp và không thể tự vƣơn lên thoát nghèo đòi hỏi phải có những chính sách đặc thù riêng. Xóa đói giảm nghèo là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cƣ. Trong những năm qua, chƣơng trình xóa đói giảm nghèo đã đƣợc tổ chức thực hiện đồng bộ từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo của cả nƣớc nói chung, Đồng Nai nói riêng đều giảm xuống đáng kể. Tuy vậy, kết quả giảm nghèo chƣa 2 thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, phân hoá giàu nghèo giữa các nhóm dân cƣ, giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng kinh tế có xu hƣớng gia tăng. Trong hơn 20 năm qua cùng với cả nƣớc, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đã cơ bản xóa đƣợc đói và đang phấn đấu giảm nghèo và từng bƣớc giảm nghèo bền vững. Với mong muốn đề xuất những giải pháp giúp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện, tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cho đến nay ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều luận án, luận văn tốt nghiệp đã đề cập đến vấn đề xóa đói giảm nghèo (XĐGN), trong đó có các công trình nhƣ: - Lê Trọng: Hướng dẫn kế hoạch làm ăn cho hộ nông dân để xóa đói giảm nghèo, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2000. Trong tài liệu này tác giả đã trình bày chi tiết về các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của ngƣời nông dân nƣớc ta; từ đó tác giả đã hƣớng dẫn nhiều biện pháp để ngƣời dân từng bƣớc xóa đói, giảm nghèo. - Nguyễn Thị Hoa: Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015, luận án tiến sĩ, 2009. Luận án này tác giả phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn về nghèo đói; những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, tái nghèo,…từ đó đề xuất nhiều nhóm giải pháp, định hƣớng nhiều chính sách nhằm xóa đói, giảm nghèo và giảm ghèo bền vững ở nƣớc ta, trong những năm tiếp theo. - Nguyễn Thị Nhung: Vai trò của xóa đói giảm nghèo đối với phát triển kinh tế- xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế, năm 2011. Luận án này đã phân tích rõ nguyên nhân, thực trạng về đói nghèo của các tỉnh 3 Tây Bắc, đánh giá những mặt thành công và những hạn chế trong quá trình xóa đói giảm nghèo nhƣ: trình độ dân trí, điều kiện tự nhiên, điều kiện cơ sở vật chất, giao thông vận tải; đặc điểm của dân cƣ,... Do đó luận án đã đề xuất nhiều giải pháp khoa học nhằm phát triển kinh tế - xã hội; xóa đói giảm nghèo cho vùng đồng bào Tây Bắc. Nhìn chung, các công trình trên tiếp cận dƣới những góc độ khác nhau cả lý luận và thực tiễn về xóa đói giảm nghèo, thấy đƣợc sự cần thiết phải đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và đều gợi ý những hƣớng đi và giải pháp nhằm xóa đói và giảm nghèo ở nƣớc ta. Tuy nhiên, việc đề ra các giải pháp xóa đói giảm nghèo còn mang tính định hƣớng chung để giải quyết vấn đề đói nghèo bền vững, nhất là trong một giai đoạn cụ thể thì chƣa đƣợc đề cập đến. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác giảm nghèo tại huyện Vĩnh Cửu trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp giảm nghèo mang tính bền vững tại huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai. 3.2 Mục tiêu cụ thể: Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo bền vững. Phân tích và đánh giá thực trạng và những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác giảm nghèo của huyện Vĩnh Cửu. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm nghèo mang tính bền vững tại huyện Vĩnh Cửu. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng : Luận văn nghiên cứu về giảm nghèo bền vững ở huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai b. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu. 4 - Về thời gian: Tập trung phân tích chủ yếu trong giai đoạn 2011-2018. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Dữ liệu nghiên cứu - Thu thập số liệu thứ cấp: Nguồn tài liệu của Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội tỉnh, Chi cục Thống kê, đảm bảo các số liệu phản ánh đúng tình hình phát triển kinh tế-xã hội, - Thu thập số liệu sơ cấp: Về số liệu sơ cấp đƣợc thu thập qua tham vấn cán bộ địa phƣơng và cán bộ giảm nghèo của UBND huyện Vĩnh Cửu và tỉnh Đồng Nai. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện luận văn tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học xã hội nhƣ: - Phƣơng pháp nghiên cứu các nguồn tài liệu - Phƣơng pháp thu thập số liệu để phân tích, đánh giá về thực trạng vấn đề cần nghiên cứu - Phƣơng pháp thống kê, so sánh thông qua các bảng biểu, để làm nổi bật nội dung nghiên cứu. 6. Những đóng góp khoa học của nghiên cứu 6.1. Đóng góp về mặt lý luận Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về xóa đói giảm nghèo bền vững và đánh giá thực trạng về xóa đói, giảm nghèo ở huyện Vĩnh Cửu. 6.2. Đóng góp về mặt th c ti n Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết từng bƣớc vấn đề giảm nghèo của huyện Vĩnh Cửu giai đoạn 2020-2025 một cách bền vững. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chƣơng : 5 Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo bền vững. Chƣơng 2: Thực trạng về công tác giảm nghèo bền vững ở huyện Vĩnh Cửu. Chƣơng 3: Những giải pháp giảm nghèo bền vững ở huyện Vĩnh Cửu giai đoạn 2019-2025. 6 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 1.1. Một số quan điểm về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo. 1.1.1. Nghèo đói và các tiêu chí đánh giá nghèo đói 1.1.1.1. Quan niệm về đói nghèo Bƣớc sang đầu thế kỷ XXI, thời kỳ mà thành tựu khoa học, phát minh công nghệ, về kinh tế xã hội phát triển vƣợt bậc, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động tích cực đến cuộc sống của chúng ta, nhƣng bên cạnh đó vẫn còn hàng triệu ngƣời bị đói khát, nghèo khổ, lo bữa ăn hằng ngày; họ đã bị bỏ lại phía sau của sự phát triển. Họ đƣợc xếp vào nhóm đối tƣợng “ngƣời nghèo đói” Vậy nghèo đói là gì? Đói nghèo là một hiện tƣợng kinh tế xã hội mang tính chất toàn cầu. Nó không chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó còn tồn tại ngay tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, thể chế chính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà tính chất, mức độ nghèo đói của từng quốc gia có khác nhau. Tại hội nghị chống đói nghèo Khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc – Thái Lan năm 1993 đã đƣa ra một định nghĩa chung về nghèo đói: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cƣ không đƣợc hƣởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con ngƣời mà những nhu cầu này đã đƣợc xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán từng địa phƣơng”. Quan niệm nghèo đói của Việt Nam là thừa nhận định nghĩa chung về nghèo đói do Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á-Thái Bình Dƣơng do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc-Thái Lan tháng 9/1993. 7 Nghèo đói đã cƣớp mất đi tất cả các cơ hội để họ hòa nhập vào kỷ nguyên này. Ngày 9-12-2008 tổ chức Lƣơng Nông Quốc Tế, gọi tắt là FAO, đã công bố bản tƣờng trình năm 2008 về nạn đói trên thế giới. Theo đó thì khủng hoảng lƣơng thực đã đẩy thêm khoảng 40 triệu ngƣời lâm vào cảnh đói nghèo và hiện nay có 963 triệu ngƣời phải chịu cảnh thiếu dinh dƣỡng, 65% trên tổng số 936 triệu ngƣời đói sống tại 7 quốc gia thuộc miền sa mạc Sahara bên châu Phi – thuộc top những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Cùng với đó là vấn đề phân hóa giàu nghèo đang ngày một sâu sắc và mở rộng với tốc độ nhanh chóng. Quá trình này khó có thể đảo ngƣợc đƣợc và trở thành vấn đề lớn mang tính chính trị toàn cầu đƣợc cộng đồng quốc tế quan tâm từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX. Thực trạng đói nghèo trên thế giới đang diễn ra theo chiều hƣớng rất đáng báo động. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, suy thoái kinh tế đe dọa mạng sống của thêm 200.000-400.000 trẻ em trong giai đoạn 20092015. Chỉ số đói nghèo toàn cầu (GHI) đƣợc đánh giá trên 3 dấu hiệu cơ bản: tỷ lệ ngƣời thiếu ăn, mức độ phổ biến tình trạng suy dinh dƣỡng của trẻ em dƣới 5 tuổi; tỷ lệ tử vong của trẻ em dƣới 5 tuổi. Nhìn chung, trong những năm từ 1990-2008, GHI trung bình của thế giới đã giảm gần 1/5. Nhiều quốc gia đã giải quyết tốt vấn đề dinh dƣỡng cho trẻ em. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong của trẻ em dƣới 5 tuổi và tỷ lệ ngƣời thiếu ăn vẫn còn khá cao. Khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Nam sa mạc Sahara, Chỉ số GHI giảm lần lƣợt 30%, 25%, 11%, Mỹ La-tinh giảm 40%. Đói nghèo giết chết hơn 30.000 trẻ dƣới 5 tuổi trên khắp thế giới mỗi ngày, báo cáo của Manos Unidas - một tổ chức phi chính phủ (NGO) Tây Ban Nha. Manos Unidas (United Hands) cho biết điều này có nghĩa là có khoảng 11 triệu trẻ em chết mỗi năm vì nghèo đói, trong đó có 7 triệu trẻ dƣới 5 tuổi; 130 triệu trẻ không đƣợc đi học và 82 triệu trẻ bị mất tuổi thơ bởi phải kết hôn quá sớm. 8 Hiện nay, trên toàn thế giới vẫn còn hơn 1,3 tỷ ngƣời sống dƣới mức nghèo khổ, trong đó khoảng 800 triệu ngƣời sống ở các quốc gia thuộc khu vực châu Á -Thái Bình Dƣơng, theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Liên hợp quốc năm 2018 thế giới có 821 triệu ngƣời dân rơi vào cảnh thiếu ăn, trƣớc đó năm 2017 là 811 triệu ngƣời, 20% dân số Châu Phi bị suy dinh dƣỡng. Đây là một trở ngại trầm trọng, một thách thức đối với sự phát triển của các nƣớc trên thế giới - Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày theo sức mua tƣơng đƣơng của địa phƣơng để thỏa mãn nhu cầu sống nhƣ là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối. Trong những bƣớc sau đó các giá trị ranh giới nghèo tuyệt đối (chuẩn) cho từng địa phƣơng hay từng vùng đƣợc xác định, từ 2 đô la cho khu vực Mỹ La tinh và Caribê đến 4 đô la cho những nƣớc Đông Âu cho đến 14,40 đô la cho những nƣớc công nghiệp. (Chƣơng trình phát triển Liên Hợp Quốc 1997). 1.1.1.2. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo đói của quốc tế và Việt Nam a. Phƣơng pháp xác định chuẩn nghèo đói quốc tế Chuẩn nghèo là mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu ngƣời mà một quốc gia quy định dùng làm tiêu chuẩn để xác định ngƣời nghèo hoặc hộ nghèo. Theo đó, những ngƣời hoặc những hộ có thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu ngƣời thấp hơn chuẩn nghèo đƣợc coi là ngƣời nghèo hoặc hộ nghèo. WB đã đƣa ra thƣớc đo nghèo đói nhƣ sau: - Các nƣớc công nghiệp phát triển là 14 USD/ngày/ngƣời - Các nƣớc Đông Á: 4USD/ ngày/ngƣời - Các nƣớc thuộc Mỹ latinh và vùng Caribê là 2USD/ ngày/ngƣời - Các nƣớc đang phát triển là 1 USD/ ngày/ngƣời Và đối với các nƣớc nghèo, một số ngƣời đƣợc coi là đói nghèo khi mà thu nhập dƣới 0,5 USD/ngày/ngƣời. Tuy nhiên, các quốc gia đều tự đƣa ra 9 chuẩn đói, nghèo riêng của nƣớc mình và thƣờng thấp hơn chuẩn đói nghèo mà WB khuyến nghị. b. Phƣơng pháp xác định chuẩn nghèo đói của Việt Nam Chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 đƣợc xác định theo phƣơng pháp dựa trên nhu cầu chi tiêu cho lƣơng thực, thực phẩm và phi lƣơng thực, thực phẩm. Trong giai đoạn này, chỉ sử dụng 2 chuẩn nghèo cho khu vực nông thôn và thành thị, cụ thể là: Khu vực nông thôn: Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời dƣới 200.000đ/ngƣời/tháng. Khu vực thành thị: Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời dƣới 260.000đ/ngƣời/tháng. Ngoài ra có chú ý tới yếu tố về nhà ở, tài sản, đất đai, tay nghề, công cụ sản xuất. Chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 theo Chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày 21-9-2010 của Thủ tƣớng Chính phủ, mức chuẩn nghèo và cận nghèo đƣợc xác định, những hộ có thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/ngƣời/tháng trở xuống là hộ nghèo (khu vực nông thôn), đối với khu vực thành thị hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân 500.000 đồng/ngƣời/tháng; Hộ cận nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/ngƣời/tháng (khu vực nông thôn), đối với khu vực thành thị là từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/ngƣời/tháng. 1.1.1.3. Nguyên nhân chủ yếu của nghèo đói Tùy vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia mà có nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên có những nguyên nhân cơ bản giống nhau giữa các quốc gia đó là: - Nghèo đói do thiếu tri trức hoặc kỹ năng nghề nghiệp; - Nghèo đói do thiếu các yếu tố đầu vào để sản xuất, kinh doanh; 10 - Nghèo đói do lƣời biếng hoặc mắc các tệ nạn xã hội nhƣ nghiện hút, cờ bạc...; - Nghèo đói do gặp phải rủi ro trong sản xuất, kinh doanh hoặc thiên tai, dịch bệnh; - Nghèo đói do sinh sống ở vùng sâu, vùng xa nhất là vùng núi cao hẻo lánh, không có điều kiện trao đổi hàng hóa, giao lƣu văn hóa nên đời sống vật chất và tinh thần của dân cƣ nghèo nàn lạc hậu, có nhiều hủ tục, mê tín dị đoan; - Nghèo đói do không có khả năng lao động (ngƣời già neo đơn, ngƣời khuyết tật); - Nghèo đói cũng có thể do thiếu sự hỗ trợ của Nhà nƣớc. 1.2. Xóa đói giảm nghèo bền vững 1.2.1 Xóa đói giảm nghèo Xóa đói giảm nghèo là tổng thể các biện pháp chính sách của Nhà nƣớc và xã hội hay là của chính những đối tƣợng thuộc diện nghèo đói, nhằm tạo điều kiện để họ có thể tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng đƣợc những nhu cầu tối thiểu trên cơ sở chuẩn nghèo đƣợc quy định theo từng địa phƣơng, khu vực, quốc gia. 1.2.2. Giảm nghèo bền vững Theo PGS.TS Trần Đình Thiên: Không thể giúp người nghèo bằng cách tặng nhà, tặng phương tiện sống. Đây là cách giảm nghèo, xóa nghèo nhanh nhưng chỉ tức thời, không bền vững. Muốn giảm nghèo, xóa nghèo bền vững thì Nhà nước, cơ quan chức năng cần phải cấp cho người nghèo một phương thức phát triển mới mà tự họ không thể tiếp cận và duy trì. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ, ngăn ngừa các yếu tố gây rủi ro chứ không chỉ là sự khắc phục hậu quả sau rủi ro. Đặc biệt, sự hỗ trợ giảm nghèo này phải được xác lập trên nguyên tắc ưu tiên cho các vùng có khả năng, điều kiện thoát nghèo nhanh và có thể lan tỏa sang các vùng lân cận. (Yến Ngọc,2009) Còn theo ông Đỗ Mạnh Hùng - Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã 11 hội: Điều cốt lõi của giảm nghèo bền vững là tạo sinh kế cho người nghèo, hay nói như cách nói mà lâu nay chúng ta vẫn nói là “cho cần câu và hướng dẫn cách câu” chứ không phải “cho con cá”. Chính vì vậy mà việc khơi dậy, phát huy ý chí tự vươn lên thoát nghèo của người nghèo là cực kỳ quan trọng. Đây chính là nguồn lực to lớn nhất, bền vững nhất cho giảm nghèo. Từ cách đặt vấn đề như vậy, chính sách giảm nghèo cũng phải được thiết kế để thực sự huy động được lòng mong muốn thoát nghèo, tinh thần lao động sáng tạo, cần cù, chịu khó để vươn lên của người nghèo. ( Văn Thăng, 2014) Đánh giá về công tác giảm nghèo Nhà nƣớc ta khẳng định: Mặc dù công tác xóa đói giảm nghèo những năm qua đạt đƣợc nhiều thành tựu, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững. Vì vậy, để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công cuộc giảm nghèo những năm tiếp theo, Chính phủ đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm thực hiện giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020. Một số nội dung cụ thể như sau: Đầu giai đoạn 2011 – 2015, chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là một trong 16 chƣơng trình mục tiêu quốc gia, việc có quá nhiều chƣơng trình mục tiêu quốc gia đã làm cho việc phải ban hành nhiều văn bản để quản lý, triển khai, thực hiện chƣơng trình, bên cạnh đó còn dẫn đến phân tán nhân lực, tài chính và nhiều thủ tục hành chính khác. Nhận thấy việc bất cập này, Quốc hội khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 về việc phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020. Nhƣ vậy giai đoạn 2016 – 2020 cả nƣớc chỉ còn hai chƣơng trình mục tiêu quốc gia là: Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất