Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại trên tuyến đường sông, đường biể...

Tài liệu Giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại trên tuyến đường sông, đường biển khu vực miền nam

.PDF
87
1
54

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU TRẦN QUANG THANH GIẢI PHÁP CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG SÔNG, BIỂN KHU VỰC MIỀN NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Văn Đông Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 09 năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU TRẦN QUANG THANH GIẢI PHÁP CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG SÔNG, ĐƯỜNG BIỂN KHU VỰC MIỀN NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã số: 8340101 Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Văn Đông Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 09 năm 2022 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới quý thầy cô ở Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu đã cung cấp những kiến thức và các phương pháp để tôi áp dụng trong luận văn thạc sĩ của mình trong suốt quá trình đào tạo của nhà trường. Xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới TS. Vũ Văn Đông, người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo và đồng nghiệp tại Hải đội kiểm soát trên biển khu vực miền Nam - Cục điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan đã giúp đỡ tôi trong quá trình tôi triển khai làm luận văn này. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Quang Thanh. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Quang Thanh. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. Bối cảnh nghiên cứu .......................................................................................... 1 2. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 4 3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 5 4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 5 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 6 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 6 7. Kết cấu luận văn ................................................................................................ 7 CHƯƠNG 1: ........................................................................................................ 8 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI ............................................................................... 8 1.1. Khái niệm và các hình thức buôn lậu, gian lận thương mại ........................... 8 1.1.1. Khái niệm về buôn lậu và gian lận thương mại........................................... 8 1.1.2. Các hình thức buôn lậu và gian lận thương mại ........................................ 10 1.1.3. Tác hại của buôn lậu và gian lận thương mại ............................................ 11 1.2. Hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại của lực lượng Hải quan ..................................................................................................................... 13 1.2.1. Khái niệm .................................................................................................. 13 1.2.2. Nội dung phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại của lực lượng Hải quan............................................................................................................... 13 1.2.3. Tiêu chí đánh giá ....................................................................................... 22 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại ................................................................................................... 23 1.3.1. Nhân tố chủ quan ...................................................................................... 23 1.3.2. Nhân tố khách quan ................................................................................... 25 1.4. Kinh nghiệm của Hải quan trong phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại ....................................................................................................................... 27 1.4.1. Kinh nghiệm phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại của Hải quan quốc tế ................................................................................................................. 27 1.4.2. Kinh nghiệm phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại của một số cục Hải Quan trong nước..................................................................................... 29 1.4.3. Bài học rút ra cho Hải đội kiểm soát trên biển khu vực miền Nam .......... 31 CHƯƠNG 2: ...................................................................................................... 32 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI CỦA HẢI ĐỘI KIỂM SOÁT TRÊN BIỂN KHU VỰC MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 2019–2021 .................................................... 32 2.1. Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn biển khu vực miền Nam ..................................................................................................................... 32 2.2. Thực trạng hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại của Hải đội kiểm soát trên biển khu vực miền Nam .................................................. 39 2.2.1. Tổ chức bộ máy, lực lượng kiểm soát Hải quan .................................. 39 2.2.2. Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, các quy định của pháp luật Hải quan ............................................................................................... 41 2.2.3. Đầu tư trang thiết bị, phương tiện phục vụ kiểm soát Hải quan .............. 42 2.2.4. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát Hải quan .......................... 45 2.2.5. Xử lý vi phạm buôn lậu và gian lận thương mại ....................................... 48 2.2.6. Thanh tra, kiểm tra .................................................................................... 48 2.3. Đánh giá chung về hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại của Hải đội kiểm soát trên biển khu vực miền Nam ........................................... 52 2.3.1. Kết quả đạt được........................................................................................ 52 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................ 55 2.3.3. Nguyên nhân hạn chế ................................................................................ 56 CHƯƠNG 3: ...................................................................................................... 60 CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI CỦA HẢI ĐỘI KIỂM SOÁT TRÊN BIỂN KHU VỰC MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 ................. 60 3.1. Phương hướng hoạt động trong các năm tới của Hải đội kiểm soát trên biển khu vực Miền Nam .............................................................................................. 60 3.2.1. Nhận định về tình hình .............................................................................. 60 3.2.2. Xác định trọng tâm, trọng điểm trong công tác nghiệp vụ ........................ 60 3.2.3. Chỉ tiêu phấn đấu ....................................................................................... 60 3.2. Một số giải pháp tăng cường hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại của Hải đội kiểm soát trên biển khu vực miền Nam ....................... 62 3.2.1. Nâng cao nhận thức và trình độ năng lực, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức Hải đội kiểm soát trên biển khu vực miền Nam ............................... 62 3.2.2. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, phòng chống các biểu hiện tiêu cực của cán bộ, công chức tại Hải đội kiểm soát trên biển khu vực miền Nam . 64 3.2.3. Đẩy mạnh việc thực hiện đồng bộ các hình thức hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại ......................................................................... 64 3.2.4. Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan chức năng, cộng đồng doanh nghiệp trong hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại ............................................................................................. 67 3.2.5. Khen thưởng, động viên kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại ........................ 69 3.2.6. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, các hành vi tiếp tay cho buôn lậu và gian lận thương mại ......................................................................... 69 3.2.7. Tăng cường công tác nghiên cứu, thực hiện thống nhất pháp luật về Hải quan, đẩy mạnh thu thập thông tin, áp dụng phương pháp quản lý rủi ro........... 70 3.3. Kiến nghị ...................................................................................................... 71 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 73 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 76 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBL Chống buôn lậu CNH-HĐH: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa GLTM: Gian lận thương mại KT-XH: Kinh tế - xã hội NXB: Nhà xuất bản TCHQ: Tổng cục Hải quan UBND: Ủy ban nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa XNK: Xuất nhập khẩu VPHC Vi phạm hành chính DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức của Hải đội 3 ................................................................ 3 Bảng 2.1: Tình hình buôn lận, gian lận thương mại Hải đội kiểm soát trên biển khu vực miền Nam đã bị bắt giữ trong giai đoạn 2019-2021 ................ 34 Bảng 2.2: Lực lượng cán bộ hải đội ................................................................. 40 Hình 2.1. Tàu của Hải đội 3 .............................................................................. 43 Bảng 2.3: Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức thực hiện PCBL và GLTM tại Hải đội kiểm soát trên biển khu vực miền Nam……………………………...……..55 Bảng 2.4: Thống kê các vụ việc/chuyên án vi phạm năm 2020, 2021 .......... 47 Bảng 2.5: Kết quả khảo sát về kiểm soát trong công tác PCBL và GLTM . 51 LỜI MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh nghiên cứu ❖ Tầm quan trọng của đề tài Trong bối cảnh dịch bệnh COVID -19 bùng phát tại một số địa phương, tình trạng buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa trên biển vẫn diễn biến phức tạp có chiều hướng gia tăng và với nhiều loại hàng khác nhau. Đó là từ dầu DO, dầu FO, than, pháo nổ, thuốc lá điếu, hàng điện tử, điện lạnh, thực phẩm và hàng cấm… Thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi, gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong quá trình phát hiện, bắt giữ. Đặc biệt, buôn lậu qua đường biển đang phát triển ngày càng tinh vi. Theo thống kê cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2021, lực lượng Cảnh sát biển đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 434 vụ với 586 đối tượng, tăng về số vụ nhưng giảm về đối tượng so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, lực lượng Cảnh sát biển đã khởi tố 63 vụ với 66 đối tượng; xử lý vi phạm hành chính 297 vụ với 400 đối tượng; phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ 71 vụ với 112 đối tượng. Ước tính số tiền xử phạt vi phạm hành chính và giá trị tang vật đã tịch thu là gần 40 tỷ đồng. Các đối tượng đã lợi dụng tàu, thuyền ra vào tấp nập, nhiều bãi tạm, bãi ngang, dùng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi để thực hiện hành vi buôn lậu, phạm tội. Theo đó, các đối tượng vừa tổ chức liên kết thành băng, nhóm vận chuyển hàng lậu số lượng lớn, vừa tổ chức buôn lậu nhỏ, lẻ... Nhiều đối tượng dùng các tờ khai ưu đãi thuế, kê khai không đầy đủ, không đúng tên hàng với nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi để gian lận thương mại. Để tuồn hàng lậu vào nội địa, các đối tượng còn trộn lẫn, ngụy trang các loại hàng hóa với nhau hoặc giả dạng tàu, thuyền cá của ngư dân, lợi dụng đêm tối, thời tiết xấu để giao dịch. Khi bị phát hiện, các đối tượng tìm cách cho tàu chạy trốn. Không ít tàu, thuyền lớn tìm cách móc nối với các tàu, thuyền trên địa bàn, giao hàng tại phao số 0 để vận chuyển, tuồn hàng lậu vào đất liền qua các đường tiểu ngạch, bãi ngang, bãi tạm. Các tàu trong bờ ra lấy hàng thường không có số hiệu, chuẩn bị hóa đơn, chứng từ không hợp lệ để đối phó, ngụy trang tàu với nhiều hầm chứa hàng lậu; sang, chiết hàng, sử dụng nhiều hành trình, tốc độ, thời gian khác nhau... 1 Đặc biệt, xăng dầu là mặt hàng nhập lậu trọng điểm, tình hình luôn diễn biến phức tạp bởi hoạt động buôn lậu tổ chức chuyên nghiệp, quy mô, giá trị hàng lậu lớn. Về phương thức, khi chở hàng lậu từ nước ngoài đến vùng biển Việt Nam, đối tượng thông báo cho chủ tàu từ bờ ra vị trí quy ước, địa điểm thường là ranh giới giữa hai nước để sang chiết và dễ tẩu thoát sang nước kia mà không bị lực lượng chức năng nước này truy đuổi. Tàu trong bờ ra biển lấy hàng, thường chuẩn bị hóa đơn, chứng từ khống để hợp thức hóa hàng lậu, đối phó khi bị kiểm tra. Lợi dụng đêm tối, đối tượng cải hoán thành tàu đánh bắt hải sản với nhiều hầm chứa, nhằm khi biển sóng gió to để sang chiết xăng dầu cho các tàu khác. Để công tác đấu tranh với các loại hình tội phạm trên biển đạt hiệu quả cao, lực lượng Cảnh sát biển đã đưa ra nhiều giải pháp. Trong đó, theo Thiếu tướng Trần Văn Nam, lực lượng đã thực hiện đồng bộ các giải pháp để phối hợp có hiệu quả với lực lượng chức năng trong phòng, chống tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép trên biển. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát ở các vùng biển trọng điểm; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả phối hợp trong nắm, trao đổi tình hình, tổ chức các hoạt động nghiệp vụ để chủ động phát hiện, kịp thời ngăn chặn, đấu tranh với tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép trên biển. ❖ Khái quát về Hải đội Kiểm soát trên biển khu vực miền Nam * Lịch sử hình thành và phát triển: Năm 1997 Đội Kiểm soát Hải quan cơ động trên biển số 3 (Nay là Hải đội kiểm soát trên biển khu vực miền Nam) thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu được thành lập theo Quyết định số 628/QĐ-TCCB ngày 18/12/1997 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và chính thức đi vào hoạt động ngày 18/12/1997, có trụ sở tại số 29 đường Mai Thúc Loan, Phường Rạch Dừa, thành phố Vũng Tàu và là một trong 18 đơn vị của Cục điều tra chống buôn lậu, thực hiện công tác chống buôn lậu trên tuyến đường sông, đường biển. Trực tiếp bắt giữ các đối tượng vi phạm pháp luật Hải quan. Kể từ khi thành lập đến nay Đội kiểm soát đã qua hai lần đổi tên. 2 Năm 1999, Đội Kiểm soát Hải quan cơ động trên biển số 3 được đổi tên thành Hải đội Kiểm soát Hải quan số 3 (Viết tắt là Hải đội 3) thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu theo Quyết định số 38/QĐ-TCCB ngày 22 tháng 01 năm 1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Năm 2016 đổi tên Hải đội Kiểm soát Hải quan số 3 (Hải đội 3) thành Hải đội Kiểm soát trên biển khu vực miền Nam (Hải đội 3) theo Quyết định 3063/QĐTCHQ ngày 15/9/2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. * Cơ cấu tổ chức đơn vị Trong năm 2021 vừa qua, số cán bộ, nhân viên, công chức làm việc tại Hải đội là khoảng 100 người. Trong đó có 01 Hải đội trưởng; 2 Hải đội phó phụ trách; 02 đội mỗi đội có một Đội trưởng và 01 khối tàu thuyền, cano trực thuộc hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hải đội trưởng là người chịu trách nhiệm chung cho mọi hoạt động của Hải đội, Phó Hải đội trưởng được Hải đội trưởng phân công phụ trách các đội, tàu theo chuyên môn nghiệp vụ. Hải đội trưởng Phó Hải đội trưởng Đội hậu cần – Kỹ thuật – Tài vụ Phó Hải đội trưởng Đội tham mưu nghiệp vụ Đội khối tàu, ca nô Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức của Hải đội 3 : Chỉ đạo trực tiếp; : Mối quan hệ phối hợp. Nguồn: Hải đội Kiểm soát trên biển khu vực miền Nam. 3 2. Lý do chọn đề tài Theo Ban chỉ đạo 389 quốc gia, các hoạt động vi phạm tập trung chủ yếu ở khu vực biển vùng Đông Bắc, miền Trung, Tây Nam...; trên các tuyến biển quốc tế từ châu Phi, châu Úc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore… về Việt Nam với nhiều thủ đoạn tinh vi, gây khó khăn cho quá trình kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng. Thậm chí, tình trạng manh động, dùng vũ khí chống lại các lực lượng chức năng diễn ra khá phổ biến. Trong đó, với mặt hàng phổ biến nhất là xăng, dầu thường mua bán trái phép nhiều nhất ở vùng biển đặc quyền kinh tế phía Tây Nam, đặc biệt tại các khu vực biển giáp ranh với các nước Malaysia, Indonesia Thái Lan, Campuchia. Một trong những thủ đoạn mới đang gây nhiều khó khăn cho công tác phát hiện, điều tra và xử lý của các lực lượng chức năng là các đối tượng biến tàu cá, tàu thu mua thành tàu chứa xăng dầu, lắp đặt thêm các trang thiết bị, công cụ trên tàu; thực hiện việc mua bán trực tiếp trên biển rồi sau đó đưa vào đất liền tiêu thụ. Điển hình, vừa qua, lực lượng chức năng đã phát hiện một tàu vận chuyển khoảng 50.000 lít dầu DO không có hóa đơn chứng từ hợp pháp tại khu vực biển cách Tây Bắc đảo Thổ Chu, Kiên Giang khoảng 26 hải lý. Tiếp đó, ngày 19/10, trên khu vực biển cách Côn Đảo khoảng 115 hải lý về phía Đông Đông Nam, lực lượng Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 phát hiện tàu BT-99998 TS có dấu hiệu vi phạm nên đã tiến hành kiểm tra. Tại thời điểm kiểm tra, trên tàu có 7 thuyền viên, thuyền trưởng là ông Lê Minh Tính, sinh năm 1965, quê ở xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Ca Mau. Qua kiểm tra, lực lượng Cảnh sát biển đã phát hiện trên tàu BT-99998 TS đang vận chuyển khoảng 60.000 lít dầu DO. Khi cán bộ kiểm tra yêu cầu xuất hóa đơn chứng minh nguồn gốc của hàng hóa thì thuyền trưởng không cung cấp được. Mặt khác, các thuyền viên không có giấy tờ tùy thân, chứng chỉ chuyên môn. Theo Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), các đối tượng lợi dụng tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến việc giao thương, vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn; lực lượng chức năng tập trung phòng, chống dịch, hoạt động nghiệp vụ trên biển cũng như công tác thực thi pháp luật bị ảnh hưởng ít nhiều… để gia tăng hoạt động buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép trên biển và ngày càng sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, áp dụng công nghệ cao. 4 Trong thời gian gần đấy, với sự phát triển của công nghệ nên các phương thức tự động được triển khai nhiều, trong đó có cả thủ tục khai báo hải quan và có đến hơn 99,65% các doanh nghiệp sử dụng phương thức này. Mỗi năm, ngành Hải quan đã thực hiện soi chiếu gần 50.000 container. Việc tăng cường soi chiếu nhằm bảo đảm kiểm soát một cách hiệu quả các lô hàng nghi vấn. Trong đó, một trong những thủ đoạn thường dùng trong thời gian qua là lập các pháp nhân làm bình phong để hợp thức hóa giao dịch mua bán, vận chuyển; sử dụng hóa đơn quay vòng, lợi dụng các chính sách tạm nhập, tái xuất; kê khai không đầy đủ, không đúng tên hàng và tuồn hàng lậu vào đất liền qua các đường tiểu ngạch, bãi ngang, bãi tạm; hoạt động theo mô hình khép kín, vừa tổ chức liên kết thành băng, nhóm vận chuyển hàng lậu số lượng lớn, vừa tổ chức buôn lậu nhỏ, lẻ... Trong đó, khu vực miền Nam cũng là một trong những vùng biển “nóng” xảy ra rất nhiều các vụ buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng tinh vi, phức tạp. Do đó, tôi chọn đề tài: "Giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại trên tuyến đường sông, biển khu vực miền Nam” làm luận văn thạc sĩ của mình. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu tổng quát của luận văn là đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Hải đội kiểm soát trên biển khu vực miền Nam. 3.2. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Hải đội kiểm soát trên biển khu vực miền Nam trong giai đoạn 2019 - 2021; từ đó, chỉ ra kết quả đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân gây ra những hạn chế trong hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại của Hải đội kiểm soát trên biển khu vực miền Nam. - Đề xuất một số giải nhằm tăng cường hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại của Hải đội kiểm soát trên biển khu vực miền Nam trong thời gian tới. 4. Câu hỏi nghiên cứu Hiện nay, thực trạng phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên biển khu vực miền Nam như thế nào? 5 Tại Hải đội kiểm soát trên biển khu vực miền Nam đã có những biện pháp nào để phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên biển khu vực miền Nam? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Hải đội kiểm soát trên biển khu vực miền Nam. 5.2. Phạm vi nghiên cứu: Về phạm vi không gian nghiên cứu: Hải đội kiểm soát trên biển khu vực miền Nam. Về thời gian nghiên cứu: Phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại là hoạt động được tiến hành bởi nhiều chủ thể khác nhau và trải dài nhiều giai đoạn. Do đó, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về tình hình buôn lậu và hoạt động phòng, chống luôn lậu, gian lận thương mại của Hải đội kiểm soát trên biển khu vực miền Nam trong giai đoạn 3 năm gần nhất (2019-2021) và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động phòng, chống buôn lậu của Hải đội kiểm soát trên biển khu vực miền Nam trong giai đoạn 2022-2025. 6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp từ các nguồn giáo trình, sách, văn bản pháp quy, báo cáo chính thức liên quan đến đề tài nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn tham khảo, kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu, bài viết đã được công bố công khai có liên quan đến lĩnh vực luận văn đề cập. 6.1. Thu thập dữ liệu - Dữ liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp từ các nguồn giáo trình, sách, văn bản pháp quy của ngành Hải quan, báo cáo chính thức của Hải đội Kiểm soát trên biển khu vực miền Nam. Qua các nghiên cứu, báo cáo, kết quả hoạt động có liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại tại Hải đội Kiểm soát trên biển khu vực miền Nam. 6 - Dữ liệu sơ cấp: Ngoài số liệu thứ cấp, tác giả còn thực hiện điều tra một số cán bộ Hải quan tại các đơn vị chuyên trách hoặc các bộ phận phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại. Mục đích điều tra: làm rõ hơn thực trạng công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Hải đội Kiểm soát trên biển khu vực miền Nam. Nội dung điều tra (xem phụ lục mẫu phiếu điều tra) Thời gian điều tra: tháng 5 năm 2022. Địa điểm: tại trụ sở của Hải đội Kiểm soát trên biển khu vực miền Nam. Phương pháp: Sử dụng phương pháp phát phiếu điều tra đã được thiết kế sẵn. Số lượng phiếu phát ra và thu về: 100 phiếu. 6.2. Xử lý số liệu thu thập Phương pháp xử lý số liệu: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh. Các số liệu sơ cấp được xử lý bằng phần mềm Excel. 7. Kết cấu luận văn Luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tại các Cục Hải quan. Chương 2: Thực trạng hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại của Hải đội kiểm soát trên biển khu vực miền Nam giai đoạn 2019 - 2021. Chương 3: Các giải pháp tăng cường hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại của Hải đội kiểm soát trên biển khu vực miền Nam giai đoạn 2022 - 2025. 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI 1.1. Khái niệm và các hình thức buôn lậu, gian lận thương mại 1.1.1. Khái niệm về buôn lậu và gian lận thương mại 1.1.1.1. Khái niệm buôn lậu "Buôn lậu" là thuật ngữ rất phổ biến trong hoạt động thương mại từ xưa đến nay, có ý nghĩa là buôn bán những hàng hóa trốn thuế và hàng cấm. Công ước quốc tế về giúp đỡ hành chính giữa các nước nhằm ngăn ngừa, điều tra, trấn áp các hành vi vi phạm hải quan năm 1977 (gọi tắt là Công ước Nairobi) [1] đưa ra khái niệm: “Buôn lậu là gian lận thương mại nhằm che giấu sự kiểm tra, kiểm soát của Hải quan bằng mọi thủ đoạn, mọi phương tiện trong việc đưa hàng hóa lén lút qua biên giới”[2]. Theo tài liệu của Tổ chức Hải quan thế giới dành cho các điều tra viên về gian lận thương mại thì hành vi buôn lậu được khái niệm như sau: “Đó là hành vi đưa hàng hóa vào trong lãnh thổ một quốc gia hay đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ đó mà vi phạm pháp luật hay các quy định hiện hành của quốc gia đó, trốn tránh hay có ý định trốn tránh nộp thuế Hải quan bằng cách không khai báo hoặc trốn tránh không chịu sự kiểm tra của cơ quan chức năng”. Ở Việt Nam, dù không gọi tên rõ ràng, nhưng hành vi buôn lậu đã được mô tả ở Quốc triều Hình luật của triều Lê (1428-1788). Đến trước năm 1985, thuật ngữ "tội buôn lậu" đã được đề cập trong một số văn bản pháp luật nước ta như Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng cảnh sát nhân dân (20/7/1962); Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép (30/6/1982). Song về cơ bản tội danh "buôn lậu" lúc đó chưa được hướng dẫn nhận diện đầy đủ với các yếu tố cấu thành và dấu hiệu pháp lý đặc trưng. Năm 1985, Bộ luật Hình sự ra đời (27/06/1985) đã chính thức ghi nhận tội danh buôn lậu. Điều 97 của Bộ Luật Hình sự tội buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới được quy định: "Người nào buôn bán trái phép hoặc vận chuyển trái phép qua biên giới hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy 8 năm…". Bắt đầu từ đây, tội danh buôn lậu đã được xác định với bốn yếu tố cấu thành tội phạm (các mặt khách thể, mặt khách quan, mặt chủ thể, mặt chủ quan) và những dấu hiệu pháp lý đặc trưng, nên đã có tác dụng hướng dẫn nhận thức cũng như chỉ đạo thực phi pháp luật. Đến năm 1999, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 10, ngày 21/12/1999, Quốc hội đã thông qua việc sửa đổi, bổ sung, sửa đổi Bộ luật Hình sự, tại Điều 153 của Bộ luật, tội buôn lậu được quy định thành một tội độc lập, đã tách tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới được quy định tại Điều 154 Bộ luật Hình sự. Bộ luật Hình sự năm 2017, Điều 188 quy định: “Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý…”, tội danh buôn lậu đã xác định rất rõ 4 yếu tố cấu thành tội phạm. 1.1.1.2. Khái niệm gian lận thương mại “Gian lận thương mại” theo Từ điển tiếng Việt là "dối trá, lừa lọc" trong lĩnh vực thương mại. Dân gian thường gọi là “buôn gian, bán lận”. Định nghĩa về gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan mới được Hội đồng Hợp tác Hải quan quốc tế đưa ra trong Công ước quốc tế Nairobi về hỗ trợ hành chính lẫn nhau trong ngăn chặn, trấn áp và điều tra các vi phạm Hải quan: "Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi phạm pháp luật Hải quan trong đó một cá nhân lừa dối Hải quan để nhằm lẩn tránh một phần hoặc toàn bộ việc nộp thuế xuất nhập khẩu, việc áp dụng các biện pháp cấm hoặc hạn chế do luật pháp Hải quan quy định, hoặc thu được một khoản lợi nhuận nào đó qua việc vi phạm pháp luật này". Khái niệm gian lận thương mại tiếp tục được củng cố sau này, đáng chú ý là tại hội nghị quốc tế lần thứ V về chống gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan do Tổ chức Hải quan thế giới triệu tập tại Brussels (Bỉ) từ ngày 9/10/1995 đến ngày 13/10/1995 đã xem xét lại khái niệm về gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan và thống nhất đưa ra một khái niệm mới như sau: "Gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan là hành vi vi phạm các điều khoản pháp quy hoặc pháp luật vềHải quan nhằm: - Trốn tránh hoặc cố ý trốn tránh việc nộp thuế hải quan, phí và các khoản khu khác đối với việc di chuyển hàng hóa thương mại và/hoặc: - Nhận và có ý định nhận việc hoàn trả trợ cấp hoặc phụ cấp cho hàng hóa không thuộc đối tượng đó và/hoặc: 9 - Đạt được hoặc cố ý đạt được lợi thế thương mại bất hợp pháp gây hại cho các nguyên tắc và tập tục, cạnh tranh thương mại chân chính". Ở Việt Nam cho đến nay, gian lận thương mại không phải là một tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự. Nhìn chung, khái niệm buôn lậu và gian lận thương mại chưa được phân biện rõ ràng ở nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam. Nhiều nước coi buôn lậu cũng là hành vi gian lận thương mại. Tổ chức Hải quan Thế giới tại hội nghị lần thứ 5 về chống gian lận thương mại đã xếp buôn lậu vào một trong những hình thức gian lận thương mại nhưng coi đó là loại hình gian lận thương mại đặc biệt nguy hiểm. Ở Việt Nam hiện nay, buôn lậu được coi là hành vi vi phạm pháp luật, không đồng nhất với gian lận thương mại, mà buôn lậu là hành vi gian lận thương mại nhưng ở mức cao hơn, tính chất phức tạp và nghiêm trọng hơn, nó là trường hợp đặc biệt của gian lận thương mại. Vì vậy, phạm vi của khái niệm gian lận thương mại rộng hơn khái niệm buôn lậu. Nếu xét ở mức độ nguy hiểm đối với nền kinh tế thì hành vi buôn lậu mang ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nhiều. Nếu xét ở khía cạnh xử lý thì xử lý gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan khó khăn hơn và xử lý vi phạm nhẹ hơn. Nếu xét ở góc độ nhận biết thì buôn lậu dễ nhận thấy hơn, còn gian lận thương mại thông thường núp dưới những vỏ bọc hợp pháp,… 1.1.2. Các hình thức buôn lậu và gian lận thương mại Hiện nay, cơ quan Hải quan áp dụng các phương pháp quản lý Hải quan hiện đại (như phân luồng tờ khai: Xanh (miễn kiểm tra hồ sơ, hàng hóa), Vàng (chỉ kiểm tra chi tiết hồ sơ), Đỏ (kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa); Phương pháp kiểm tra đại diện, kiểm tra xác suất tỷ lệ 5%, 10% lô hàng, kiểm tra điện tử, hoặc chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm (Kiểm tra sau thông quan)... để tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, rút ngắn thời gian thông quan lô hàng, giải quyết tình trạng ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu. Các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại đã triệt để lợi dụng sự thông thoáng, các kẽ hở trong công tác quản lý hàng hóa để buôn lậu gian lận thương mại, chủ yếu tập trung vào một số hình thức sau: a) Buôn bán hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới: thủ đoạn thường là buôn bán, vận chuyển hàng hóa, tiền tệ qua các đường mòn lối tắt, 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan