Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Hóa học - Dầu khi Giai mot so cau peptit kho va la...

Tài liệu Giai mot so cau peptit kho va la

.DOC
3
450
101

Mô tả:

Một số câu peptit cần chú ý Phạm Đăng Hợp THPT Cẩm Thủy 1 Câu 9 : Hỗn hợp A gồm ba peptit mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 2. Thủy phân hoàn toàn m gam A thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 52,5 gam Glyxin và 71,2 gam Alanin. Biết số liên kết peptit trong phân tử X nhiều hơn trong Z và tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z nhỏ hơn 10. Giá trị của m là A. 96,7. B. 101,74. C. 100,3. D. 103,9. Giải: ta có ngly = 0,7 mol, nala = 0,8 mol => tỉ lệ ngly : nala = 7 : 8 vậy với tỉ lệ mol 1 : 1 : 2 thì có tổn 7+8 =15 gốc gly và ala - Gọi số gốc aa lần lượt là a, b, c và số mol tương ứng là x : x : 2x => a + b + 2c = 15 - BT nitơ ta có ax + bx + 2cx = 0,15 mol => x = 0,1 mol - A + (a-1) H2O -> aa B + (b-1) H2O -> aa C + (c-1) H2O -> aa - nH2O = x(a-1) + x(b-1) + 2x(c-1) => nH2O = ax + bx + 2cx - 4x = 1,1 mol BTKl: m = 52,5 + 71,2 – 1,1. 18 = 103,9 Đây là cách hay nhất dễ hiểu nhất cho loại bài peptit này Câu 1 : Hỗn hợp A gồm ba peptit mạch hở X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 : 4. Thủy phân hoàn toàn m gam A thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 21,75 gam Glyxin và 16,02 gam Alanin. Biết số liên kếtpeptit trong phân tử X nhiều hơn trong Z và tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z nhỏ hơn 17. Giá trị của m là A. 30,93. B. 30,57. C. 30,21. D. 31,29. Tương tự giống câu 9 ở trên Giải: ta có ngly = 0,29 mol, nala = 0,18 mol => tỉ lệ ngly : nala = 29 : 18 vậy với tỉ lệ mol 2 : 3 : 4 thì có tổn 29+18 =47 gốc gly và ala - Gọi số gốc aa lần lượt là a, b, c và số mol tương ứng là 2x : 3x : 4x => 2a + 3b + 4c = 47 - BT nitơ ta có 2ax + 3bx + 4cx = 0,47 mol => x = 0,01 mol - A + (a-1) H2O -> aa B + (b-1) H2O -> aa C + (c-1) H2O -> aa - nH2O = 2x(a-1) + 3x(b-1) + 4x(c-1) => nH2O = 2ax + 3bx + 4cx - 9x = 0,38 mol BTKl: m = 21,75 + 16,02 – 0,38. 18 = 30,93 Câu 2: Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp E gồm đipeptit X, tripeptit Y và tetrapeptit Z đều mạch hở bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 0,5 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin và 0,2 mol muối của valin. Mặt khác đốt cháy m gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 78,28 gam. Giá trị m gần nhất với A. 50. B. 40. C. 45. D. 35. X +NaOH -> aa-Na + H2O Y +2NaOH -> aa-Na + H2O Z +3NaOH -> aa-Na + H2O nH2O = nE = 0,4 mol Theo BT Na => nNaOH = 0,5+0,4+0,2 = 1,1 mol BTKL mE + 40. 1,1 = 0,5 . 97 + 0,4 . 111 + 0,2 . 139 + 0,4. 18 => mE = 83,9gam BT C => nC(E) = nC(muối) = 2. 0,4 + 0,4. 3 + 5. 0,2 = 3,2 mol => C trung bình trong E = 8 BT H => nH(E) + nNaOH = 4. 0,5 + 6. 0,4 + 10. 0,2 + 0,4. 2 => nH = 6,1 mol => H trung bình trong E = 15,25 Đốt m gam E E + O2  8CO2 + 15,25/2H2O a mol 8a mol 7,625a mol => 44. 8a + 18. 7,625a = 78,28 => a = 0,16 mol Vậy quy đổi 0,4 mol E có khối lượng 83,9 gam => 0,16 mol E có khối lượng m = 33,56 gam gần bằng 35 gam Câu 3: Cho hỗn hợp A chứa hai peptit X và Y tạo bởi các amino axit no mạch hở, phân tử chứa 1 nhóm -COOH, 1 nhóm -NH2 ,biết rằng tổng số nguyên tử O trong 2 phân tử X, Y là 13. Trong X hoặc Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Đun nóng 0,7 mol A trong KOH thì thấy 3,9 mol KOH phản ứng và thu được m gam muối. Mặt khác đốt cháyhoàn toàn 66,075 gam A rồi cho sản phẩm hấp thụ vào bình chứa Ca(OH) 2 dư thấy khối lượng bình tăng 147,825 gam. Giá trị của m là A. 490,6 B. 560,1 C. 470,1 D. 520,2 Nếu X có a gốc aa Y có b gốc aa ta có tổng oxi là a + b + 2 = 13  a + b = 11 trong đó a,b >4 => a = 5 b = 6 X + 5KOH  muối + H2O Y + 6KOH  muối + H2O x mol 5x y mol 6y x + y = 0,7, 5x + 6y = 3,9 => x = 0,3, y = 0,4 => nX : nY = 3:4 Khi đốt 66,075 gam A số mol X, Y là z : t = 3 : 4 (1) Gọi công thức của X,Y khi đốt là Nếu aa là CnH2n+1O2N => X có công thức là (CnH2n+1O2N)5-4H2O  C5nH10n-3O6N5 làm gọn lại thành CnH2n-3O6N5 (z mol) Tương tự với Y có công thức là CmH2m-4O7N6 (t mol) 14nz + 163z + 14mt + 192t = 66,075 (2) mCo2+mH2O: 44(nz + mt) + 9(2n-3)z + 18t(m-2) = 147,825 (3) Giải hệ Pt 3 ẩn với 1 ẩn ghép là nz + mt, z , t từ đó tính toán tiếp ra kết quả (các em giải tiếp) Câu 4: Hỗn hợp M gồm một peptit mạch hở X và một peptit mạch hở Y (mỗi peptit đều được cấu tạo từ một loại αaminoaxit, tổng số liên kết peptit trong 2 phân tử X, Y là 5) với tỉ lệ mol là 1 : 3. Khi thủy phân m gam hỗn hợp M thu được 81 gam Glyxin và 42,72 gam Alanin. Giá trị của m là A. 104,28. B. 116,28. C. 109,50. D. 110,28. Loại này dễ hơn câu 1,2,3 Ta có n gly = 1,08 mol, nala = 0,48 mol => gly:ala = 9:4 +> theo tỉ lệ mol 1:3 thì có tổng số gốc aa là 9+4 = 13 Nếu số gốc aa trong X, Y lần lượt là a, b => Số liên kết peptit là a +b -2 = 5 => a+b=7 Và theo tỉ lệ 1:3 => a + 3b = 13 => a = 4, b = 3 nX : nY = x : 3x mol X + 3H2O  aa Y + 2H2O  aa x 3x 3x 6x BT nito: 4x + 3x.3 = 1,08 + 0,48 => x = 0,12 mol BTKL m(X,Y) + 18. 9.0,12 = 42,72 + 81 => m = 104,28 Nhận xét về cơ bản cách giải giống bài 9, 1,2 nhứng ở đây ta dễ đàng tìm được số gốc aa có trong X, Y khi dựa vào số liên kết peptit và số gốc khi lấy 1 X và 3Y =13 so với các cách giải khác trên mạng thì dễ hiểu hơn rất nhiều Câu 5: Người ta thủy phân 15,26 gam hỗn hợp X gồm 3 peptit có số mol bằng nhau, được tạo bởi ala, gly, Val trong dung dịch NaOH dư thì thấy có 0,18 mol NaOH phản ứng đồng thời dung dịch sau phản ứng chứa m gam muối. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn lượng X trên rồi cho sản phẩm hấp thụ vào bình chứa Ba(OH) 2 dư thấy khối lượng bình tắng 39,14 gam. Biết các phản ứng xay ra hoàn toàn giá trị của m Vì sp là ala, gly, Val nên ta có thể gọi công thức chung ccs peptit là H[NH-CnH2n-CO]mOH X + mNaOH  Muối + H2O 0,18/m 0,18 Đốt X + o2 - (mn+m)Co2 + (2nm +m +2)/2H2O 0,18/m 0,18(n+1) mol (2nm +m +2) 0,09/m mol Dựa vào khối lượng ban đầu và tổng khối lượng CO2 + H2O các em lập được hệ PT với ẩn ghép giống bài tập 3 từ đó ta tìm được m và n đều là những giá trị trung bình Hoặc các em sau khi lập được 2 PT rồi lấy mX/m(Co2+H2O) ta sẽ rút gọn mất giá trị m giả ra cũng thuận lợi Câu 6: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm peptit X và peptit Y (được trộn theo tỉ lệ 4:1) thu được 30 gam glyxin; 71,2 gam alanin và 70,2 gam valin. Biết tổng số liên kết peptit có trong 2 phân tử X và Y là 7. Giá trị nhỏ nhất của m có thể là? m=148 Bài này giải tương tự giống bài số 4 nhưng có điều cần chú ý là gly: ala : Val = 0,4 : 0,8 : 0,6 Nếu đưa về tỉ lệ rút gon 2:4:3 => tổng số gốc là 9 thì sẽ có điều vô lí X có a gốc aa, Y có b gốc aa Ta có a + b -2 = 7 Theo tỉ lệ mol 4: 1 => 4a + b = 9 => Vô lí Vậy bài này tỉ lệ gly: ala : Val = 0,4 : 0,8 : 0,6 = 4:8:6 => tổng gốc = 18(theo tỉ lệ 4:1) => 4a + b = 18 => tính được a và b lúc đó giải quyế bài toàn cớ bản Câu 7: Thủy phân hoàn toàn 0.09 mol hỗn hợp X gồm Tripeptit, tetapeptit, pentapetit với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 16.49 gam muối của Glyxyl, 17.76 gam muối của Alanin và 6.95 gam muối của Valin. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thì thu được CO2, H2O và N2 trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 46.5 gam. Giá trị gần đúng của m là: Xử lí giống bài số 2 Câu 8: Hỗn hợp X gồm peptit A mạch hở có công thức CxHyN5O6 và hợp chất B có công thức phân tử là C4H9NO2. Lấy 0,09 mol X tác dụng vừa đủ với 0,21 mol NaOH chỉ thu được sản phẩm là dung dịch gồm ancol etylic và a mol muối của glyxin, b mol muối của alanin. Nếu đốt cháy hoàn toàn 41,325 gam hỗn hợp X bằng lượng oxi vừa đủ thì thu được N2 và 96,975 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Giá trị a : b gần nhất với A. 0,50. B. 0,76. C. 1 ,30. D. 2,60. Sau khi tìm ra tỉ lệ mol khi tác dụng với KOH phần đốt cháy xử lí giống phần đót cháy ở cấu 3 luôn có hệ 2 PT 3 ẩn và luôn có 1 ẩn ghép ( đây là điều luôn xảy ra với loại peptit này và nó khá phức tạp các em cần chú ý kiên trì, cẩn thận, đừng ngại và đừng bỏ loại bài này khi đã biết cách giải Câu 10: Hỗn hợp X gồm Ala-Ala, Ala-Gly-Ala, Ala-Gly-Ala-Gly và Ala-Gly-Ala-Gly-Gly. Đốt 26,26 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 25,872 lít O2(đktc). Cho 0,25 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: A. 25,08. B. 99,15. C. 54,62. D. 114,35. Đáp án: D CTPT của từng peptit lần lượt là: C6H12O3N2; C8H15O4N3; C10H18O5N4; C12H21O6N5 Gọi CTTQ của X là C2x+2H3x+6Ox+1Nx C2x+2H3x+6Ox+1Nx + (2,25x + 3)O2  (2x + 2)CO2 + (1,5x + 3) H2O + x/2 N2 1,155 mol 1,155.(57x + 46)/(2,25x + 3) = 26,26  x = 3,8 X + 3,8 KOH  Muối + H2O  m = 0,25. 262,6 + 0,25.3,8.56 – 0,25.18 = 114,35 gam Cần chú ý công thức tổng quát C2x+2H3x+6Ox+1Nx chỉ đúng cho dãy chất peptit lập thành một cấp số cộng với công sai là 57 các trường hợp khác áp dụng công thức này có thể sẽ sai đi các em cần chú ý Câu 42: Thuỷ phân không hoàn toàn m gam hexapeptit Gly-Ala-Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thu được 153,3 gam hỗn hợpX gồm Ala, Ala-Gly, Gly-Ala, Gly-Val-Gly. Đốt cháy toàn bộ X cân vừa đủ 6,3 mol O 2. Gía trị m gần giá trị nào nhất dưới đây? A.138,2 B. 145,7. C.160,82. D. 130,88 Giải tương tự câu 10  3 câu hỏi về bài toán cho muối CO32-, HCO3- từ từ vào dung dịch axit Câu 1: Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 300 ml dung dịch NaHCO 3 0,1M; K2CO3 0,2M vào 100 ml dung dịch HCl 0,2M; NaHSO4 0,6M và khuấy đều thu được V lít CO2 thoát ra (đktc) và dung dịch X. Thêm vào dung dịch X 100 ml dung dịch KOH 0,6M; BaCl2 1,5M thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V và m là A. 0,448 và 25,8. B. 1,0752 và 20,678. C. 1,0752 và 22,254. D. 0,448 và 11,82. nNaHCO3 = 0,03 mol, n K2CO3 = 0,06 mol tỉ lệ mol NaHCO3 : K2CO3 = 1 : 2 nên khi phản ứng cũng xảy ra theo tỉ lệ mol này = x : 2x mol phản ứng nH+ = nHCl + nNaHSO4 = 0,08 mol pư: H+ + HCO3-  H2O + CO2 x x x 2H+ + CO3 2-  H2O + CO2 4x 2x 2x ð x + 4x = 0,08 => x = 0,016 mol => nCO2 = 3x = 0,048 mol => V = 1,0752 Phần dung dịch X chứ SO42-, Cl- , HCO3- dư , CO32- dư 0,06 0,014 0,028 mol OH- + HCO3 -  CO32- + H2O 0,06(dư) 0,014(hết) 0,014mol => nCo32- = 0,028 + 0,014 = 0,042 mol Ba2+ + SO42- = BaSO4 Ba2+ + CO32-  BaCO3  m kết tủa = 22,254. Câu 2. Hấp thụ hết 4,48 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu được 200 ml dung dịch X. Lấy 100 ml X cho từ từ vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 2,688 lít khí (đktc). Mặt khác, 100ml X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 39,4g kết tủa. Giá trị của x là: A. 0,15 B. 0,1 C. 0,2 D. 0,05 Bài này tính ngược lại Dung dịch X chứa KHCO3 (z mol) và K2CO3 (t mol) (BT C ta có 0,2 + y = nBaCO3 ) Tác dụng với dung dịch Ba(OH)2  BaCO3 0,2mol (trong 200ml là 0,4 mol) ð 0,2 + y = 0,4 mol=> y = 0,2 mol Pư: pư: H+ + HCO3-  H2O + CO2 a a a 2H+ + CO3 2-  H2O + CO2 2a b b ð a = 0,18mol, b = 0,06 mol ð ta thấy tỉ lệ mol pư HCO3- : CO32- = 0,18 : 0,06 = 3 : 1 vậy ban đầu ta có z : t = 3 : 1 đặt về 1 ấn = 3c : c Quay lại BT C ta có 3c + c = 0,4 => c = 0,1 mol BT K ta có x + 2 y = 3c + 2c => x = 0,1 Loại này cần chú ý khì tỉ lệ mol ban đầu thì hiệu suất pư là như nhau nên pư cũng theo tie lệ ban đầu và ngược lại tỉ lệ phản ứng của HCO3- và CO32- => ban đầu cũng phải theo tỉ lệ đó Câu 3: Nhỏ rất từ từ 250ml dung dịch Na2CO3 0,4M KHCO3 0,6M vào 300ml dung dịch H2SO4 0,35M và khaausy đều thu được V lít CO2 và dung dịch Y, cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được m gam kết tủa. giá trị của m và V là A. 3,36 lít và 7,88 gam B. 3,36 lít và 32,345 gam C. 2,464 lít và 52,045 gam D. 2,464 lít và 29,465 gam Tương tự câu 1: Trên đây là một số định hưởng giải các bài toàn khó thầy chưa kip sữa trên lớp mọi thắc mắc chưa hiêu các em hãy gọi 01236947998 hoặc trao đổi qua facebook bất cứ lúc nào thầy sẽ giải đáp các thắc mắc của các em Chúc các em may mắn và thì thật tốt!
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan