Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải mã biểu tượng lanh trong dân ca Hmông...

Tài liệu Giải mã biểu tượng lanh trong dân ca Hmông

.DOC
116
215
149

Mô tả:

PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Khi nói đến văn hoá không thể không nói đến biểu tượng. Mọi người đang sống trong thế giới biểu tượng và biểu tượng đang hiện diện trong đời sống của con người. Tác giả J.Cherealier, A.Gheebant trong: “Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới” đã cho rằng: “Các biểu tượng nằm ở trung tâm và là trái tim của cuộc sống giàu tưởng tượng… dẫu chúng ta có nhận biết hay không đêm ngày trong hành ngôn, trong các cử chỉ, hay trong các giấc mơ của mỗi chúng ta đều sử dụng các biểu tượng” [48,XIII]. Biểu tượng có ảnh hưởng lớn lao trong nhiều lĩnh vực văn học, văn hóa… kể cả trong việc bảo tồn nghiên cứu các di sản văn hoá và các tác phẩm văn học của mỗi dân tộc. Lanh là một biểu tượng đặc biệt trong văn hoá, văn học dân tộc Hmông. Nói đến văn hoá, văn học dân tộc Hmông không thể không nhắc tới biểu tượng này. Với người Hmông, cây lanh và các sản phẩm từ lanh không chỉ đáp ứng nhu cầu may mặc, mà còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của họ. Hầu hết các phong tục tập quán, lễ hội của người Hmông đều có mặt của lanh. Giải mã biểu tượng lanh trong văn hoá, văn học của người Hmông, không những nhận thức được các giá trị văn học nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng, lịch sử, cũng như toàn bộ bức tranh kinh tế xã hội của dân tộc Hmông, mà còn góp phần vào việc thực hiện chủ trương coi trọng, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và gìn giữ di sản văn hoá dân tộc mà nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ V khoá III đã đề ra. 2. Trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc Hmông, dân ca chiếm một số lượng đáng kể. Có thể nói đó là kho tàng văn hoá phi vật thể vô cùng quý báu của dân tộc này. Cuộc đời của mỗi người Hmông từ khi sinh ra, lớn lên và chết đi đều đắm mình trong dòng suối dân ca ngọt ngào, trong mát, bất tận. Và trong dòng suối dân ca Êy, biểu tượng lanh nổi lên như một hiện tượng văn học đặc biệt, biểu trưng cho tâm hồn, tính cách người Hmông, biểu trưng cho bản sắc văn hoá của dân tộc này. Giải mã biểu tượng lanh trong dân 1 ca Hmông, chúng tôi muốn tìm hiểu thế giới tâm tư sâu thẳm trong tâm hồn, tính cách dân tộc Hmông và hiểu sâu sắc hơn những giá trị nghệ thuật, giá trị nhân văn trong kho tàng dân ca của dân tộc này. 3. Tìm hiểu văn hoá, văn học dân gian Hmông qua việc giải mã các biểu tượng văn hoá văn học là một hướng đi tuy còn mới, nhưng nhiều hiệu quả và rất phù hợp với đặc trưng của văn hoá, văn học dân gian. Hướng đi này đã và đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học trong nước và trên thế giới. 4. Từ trước tới nay, vấn đề trồng lanh và dệt vải lanh cổ truyền của người Hmông đã được rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến. Nhưng vấn đề giải mã biểu tượng lanh trong dân ca Hmông mới chỉ là bước đầu tìm hiểu chứ chưa có một công trình chuyên sâu nào nghiên cứu về biểu tượng này. 5. Bản thân người viết là mét giáo viên, hiện đang công tác tại trường Cao Đẳng Sư Phạm Điện Biên - Quê hương của bà con dân tộc Thái, Hmông, Hà Nhì, Dao… chung sống, nên việc tìm hiểu biểu tượng lanh trong dân ca Hmông sẽ có một số thuận lợi nhất định. Mặt khác, quá trình thực hiện đề tài này cũng là quá trình người viết được bổ sung thêm những tri thức về biểu tượng nói chung, biểu tượng lanh trong dân ca Hmông nói riêng. Điều này sẽ giúp người viết hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ dạy học chuyên đề: “Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam” tại Trường Cao Đẳng S Ph¹m Điện Biên. Từ những lý do nêu trên, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài:“Giải mã biểu tượng lanh trong dân ca Hmông” để nghiên cứu. II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Nghiên cứu biểu tượng lanh trong dân ca Hmông có liên quan đến nhiều vấn đề, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn chỉ trình bày lịch sử của hai vấn đề: Một là, Vài nét về lịch sử nghiên cứu biểu tượng Hai là, VÊn đề nghiên cứu biểu tượng lanh. 2 1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu biểu tượng Biểu tượng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Bước vào thế kỷ XX, thuật ngữ biểu tượng thâm nhập vào đời sống xã hội một cách sâu sắc, nó không chỉ tồn tại trong một ngành khoa học, mà đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau: Triết học, Lịch sử học, Tâm lý học, Khảo cổ học, Văn học… Mỗi bộ môn khoa học bằng phương pháp tiếp cận riêng của mình, đã đưa ra những quan niệm, những phương pháp tìm hiểu, nghiên cứu khác nhau về biểu tượng, khiến cho lý thuyết về biểu tượng rất phong phú, đa dạng và đôi khi chưa thực sự thống nhất. Trong luận văn này, chúng tôi chỉ điểm qua một vài nét tiêu biểu về việc nghiên cứu biểu tượng ở trong nước và trên thế giới. 1.1 Trên thế giới Trên thế giới, Biểu tượng (Symbol) từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến: Chu Hy – Nhà triết học Trung Quốc nổi tiếng đời Tống(1131 – 1200) trong: “Dịch thuyết cương lĩnh”, khi bàn về biểu tượng đã viết: “Tượng là lấy hình này để bày tỏ nghĩa kia” [24; 58]; C.G. Jung Nhà phân tâm học người Thuỵ Sĩ trong tác phẩm: "Con người và những biểu tượng của nó" (1964) đã lấy biểu tượng làm đối tượng nghiên cứu của phân tâm học [3]; nhà khoa học người Thuỵ Sĩ F. De Saussure trong: " Giáo trình ngôn ngữ học đại cương"(1973) đã lấy biểu tượng là đối tượng phân tích của ngôn ngữ học cấu trúc [58]; hai ông Jean Chavelier và Alain Gheer brant người Pháp đã tập hợp biểu tượng để xây dựng thành công trình: "Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới"… 1.2. Ở Việt Nam Ở nước ta, việc nghiên cứu biểu tượng cũng đã được một số nhà nghiên cứu đề cập tới, nhưng thường được lồng ghép trong các công trình nghiên cứu văn hoá dân gian, nhất là những công trình về lễ hội, về mĩ thuật cổ, về tín 3 ngưỡng dân gian… Đó là những công trình của các nhà nghiên cứu: Lê Trung Vò:"Lễ hội cổ truyền" [108]; Trần Quốc Vượng: "Việt Nam cái nhìn địa văn hoá"[101]; Trần Hữu Sơn: "Lễ hội cổ truyền Lào Cai" [71]; Nguyễn Văn Hậu: "Về biểu tượng trong lễ hội dân gian truyền thống"[24]; Phạm Đức Dương: "Thế giới biểu tượng tiếp cận từ góc độ văn hóa học" [13]; Phan Đăng Nhật với bài viết: “Ngữ nghĩa của hệ thống biểu tượng trong nghi lễ Ê Đê” [50];… Việc nghiên cứu biểu tượng trong văn học nói chung, ca dao dân ca nói riêng ở nước ta từ lâu cũng đã được một số nhà nghiên cứu đề cập đến: tác giả Nguyễn Xuân Kính, trong cuốn: "Thi pháp ca dao" [39] đã dành chương VII để nói về một số biểu tượng trong ca dao Việt Nam. Trong chương này, ngoài việc phân tích, lý giải ý nghĩa của một số biểu tượng: Cây trúc, cây mai, hoa nhài, con bống, con cò…tác giả còn chỉ ra những nét giống và khác nhau của một số biểu tượng trong văn học dân gian và văn học bác học. Tác giả Vò Anh Tuấn, trong bài viết: "Về mét số biểu tượng văn học dân gian miền núi" [95] đã nghiên cứu về một số biểu tượng trong văn học dân gian của các dân tộc ở miền núi. Tác giả Phạm Thu Yến trong bài viết: "Vấn đề nghiên cứu biểu tượng trong thơ ca dân gian", ngoài vịêc đưa ra một số nhận xét về việc nghiên cứu biểu tượng ca dao của một số tác giả trong và ngoài nước, đã đi vào nghiên cứu biểu tượng trong thơ ca trữ tình dân gian ở ba lĩnh vực: xác định ranh giới giữa biểu tượng và Èn dô; biểu tượng thơ ca dân gian với đặc trưng thể loại; sự hình thành và phát triển của biểu tượng trong thơ ca dân gian [111]. Nguyễn Thị Ngọc Điệp trong bài viết: "Tìm hiểu nguồn gốc của biểu tượng trong ca dao Việt Nam"[51] bên cạnh việc đưa ra khái niệm về biểu tượng trong ca dao, đã chủ yếu đi vào phân tích, chứng minh nguồn gốc của biểu tượng trong ca dao Việt Nam. Theo tác giả này, các biểu tượng trong ca dao của người Việt xuất phát từ phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam, từ văn học cổ Việt Nam và Trung Quốc, từ sự quan sát trực 4 tiếp, hàng ngày của nhân dân Tác giả Nguyễn Thị Bích Hà, trong chuyên đề: "Nghiên cứu văn hóa dân gian từ mã văn hóa dân gian"[18] giảng dạy tại trường Đai học Sư phạm Hà Nội bên cạnh việc đưa ra khái niệm, tính chất của biểu tượng, tác giả còn khẳng định vai trò của việc nghiên cứu các tác phẩm văn học dân gian từ việc giải mã các biểu tượng. Những lý thuyết về việc giải mã biểu tượng trong chuyên đề này là những định hướng vô cùng quan trọng cho việc giải mã biểu tượng trong văn hoá, văn học dân gian. Bùi Văn Thành trong luận văn thạc sĩ văn học dân gian: "Thế giới biểu tượng thần thoại trong Mo Mường" [85] đã phân biệt biểu tượng với hình tượng và đi vào giải mã một số biểu tượng thần thoại trong mo mường. Tác giả Nguyễn Thị Ngân Hoa trong luận án tiến sĩ: "Sự phát triển ý nghĩa biểu tượng của hệ biểu tượng trang phục trong ngôn ngữ thơ ca Việt Nam" [28], ngoài việc nghiên cứu biểu tượng trong ngôn ngữ thơ ca Việt Nam nói chung, đã đề cập đến một số loại biểu tượng trang phục trong ca dao Việt Nam như cái áo, cái yếm, cái nón quai thao…trên một số phương diện như: xác định những biến thể điển hình, quy luật, quá trình chuyển hoá của biểu tượng từ văn hoá vào thơ ca… Những kết quả nghiên cứu về biểu tượng nói chung, biểu tượng trong ca dao dân ca nói riêng của các công trình nghiên cứu trên, đều là những định hướng lý thuyết cho chúng tôi trong quá trình đặt ra và giải quyết những vấn đề về giải mã biểu tượng lanh trong đề tài của mình. Tuy nhiên, trong những lý thuyết về biểu tượng trên, chúng tôi quan tâm nhiều hơn đến những lý thuyết về biểu tượng của Jean Chavelier và Alain Gheer brant, Nguyễn Thị Bích Hà, Nguyễn Xuân Kính, Nguyễn Thu Yến, Vò Anh Tuấn, Phạm Đức Dương, Phan Đăng Nhật, Nguyễn Văn Hậu, Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Ngân Hoa. Bởi những lý thuyết về biểu tượng này thực sù quan trọng, gần gũi và thiết thực với chúng tôi trong quá trình tìm hiểu (giải mã) biểu tượng lanh 5 trong dân ca dân tộc Hmông. 2. Vấn đề sưu tầm và nghiên cứu biểu tượng lanh 2.1. Trên thế giới Là một loại cây có giá trị sử dụng cao, cây lanh từ lâu đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu, nhưng chủ yếu nghiên cứu ở phương diện đặc tính thực vật, quá trình trồng trọt khai thác, sử dụng các sản phẩm từ loại cây này. Ví dụ: Trong một số cuốn sách: “Lịch sử người Mèo” của Savila - 1924- Hồng Kông [63]; Cuốn: “Lịch sử nhân dân vùng hạ lưu sông Việt Giang” của tác giả Từ Tùng Thạch - 1938 [78]; Cuốn: “Hmông bantick - Atextile Technique From Laos”, 1984 của Jane Mallison và Nancy, Lý Hằng [47]… đã Ýt nhiều đề cập tới cây lanh với vai trò là cây cung cấp nguyên liệu cho nghề dệt vải lanh cổ truyền của người Hmông, hoặc nêu ra một vài phong tục tập quán có liên quan đến cây lanh của người Hmông. Trong cuốn: "Haiss & Hillman", 1989 của An Zhimen và Yanushevich khẳng định: "Sự có mặt của những hạt C.sativa.L (một tên gọi khác của cây lanh) trong các di tich đá mới ở Tây Á, Trung Á và Tây bắc Trung Quốc, niên đại khoảng 5000 TCN. Vào thời kỳ đại kim khí, C.sativa.L được phát hiện ở rất nhiều nơi trên lục địa Á - Âu. Các cư dân sống ở trên vùng Trung Quốc hiện nay, được coi là những người khai thác và truyền bá sớm nhất cây lanh trên toàn thế giới" [106]. Trong cuốn cẩm nang: "Cannabis, Hai & Rippchen", 1995 của Takikupferberg đã kể tới 278 tên goị khác nhau về loại cây này của các dân tộc trên thế giới: Hemp (tiếng Anh); Chauvre (tiếng Pháp); Hanf (tiếng Đức); Tama (Trung Quốc); lanh (tiếng Việt Nam)… [106]. Trong cuốn: "Hemp horizons The come back of the World's Most Promising Plant" của John W. Roulac và Hemptech (công ty xuất bản chelsea Green. White River Junction, Vermont 1997), đã trình bày lịch sử gieo trồng 6 và sử dụng lanh của các cư dân Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước ở Châu Âu, Bắc Mĩ: như Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Đức và Nga… Trong đó, cuốn sách khẳng định: "Nga là nước xuất khẩu gai nhiều nhất trên thế giới, chủ yếu xuất cho các công ty của Mü, Canada sản xuất dây và vải gai... [92;175]. Đặc biệt và thú vị hơn cả là những trang viết về vai trò của cây lanh trong tín ngưỡng Shinto - tôn giáo bản địa của người Nhật: cây gai (lanh) tượng trưng cho sù tinh khiết, trong sạch và sự phì nhiêu màu mỡ [92; 169]… Những cuốn sách trên là những thông tin hết sức quý báu về cây lanh, giúp cho người viết có thể so sánh đối chiếu, tổng hợp để có được cái nhìn toàn diện, đầy đủ hơn về biểu tượng lanh trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài. 2.2. Ở Việt Nam 2.2.1. Biểu tượng lanh với lịch sử sưu tầm dân ca Hmông 2.2.1.1. Từ những năm 60 cho đến nay đã có rất nhiều tác phẩm dân ca Hmông được sưu tầm và giới thiệu, nổi bật là những cuốn: "Dân ca Mèo" [79] , "Dân ca Mèo Lào Cai"[80] của nhà sưu tầm Doãn Thanh - cán bộ giáo dục Lào Cai; Ba tập "Dân ca Hmông Hà Giang" [65,66,67] của Hùng Đình Quý - nhà nghiên cứu sưu tầm Hà Giang; "Cuốn Tang ca - Kruôz cê của người Hmông lềnh ở Sa Pa"[34] của Giàng Seo Gà - sưu tầm biên dịch người Hmông của Hội văn học nghệ thuật tỉnh Lào Cai…Qua tìm hiểu bước đầu, chúng tôi thấy, trong những tác phẩm này, các tác giả chưa sử dụng thuật ngữ biểu tượng để nói về vai trò của lanh ở phần chú thích của tác phẩm, mà dịch thuật ngữ lanh từ tiếng Hmông sang tiếng Việt, hoặc đưa ra một vài chú giải về đặc điểm sinh học, vai trò của lanh đối với đời sống người Hmông nhưng đây là những gợi ý rất quan trọng với chúng tôi khi giải mã biểu tượng lanh trong dân ca Hmông. 2.2.2. Lịch sử nghiên cứu biểu tượng lanh 2.2.2.1. Biểu tượng lanh được nghiên cứu từ góc độ văn hoá học, dân tộc học 7 * Các cuốn sách: Trong một số cuốn sách viết về dân tộc Hmông, về thực vật học, các tác giả đã có Ýt nhiều đề cập tới cây lanh và nghề trồng lanh dệt vải, cũng như các phong tục tập quán lễ hội có liên quan đến cây lanh của người Hmông. Đó là các cuốn:“Thực vật học” tập II của Vũ Văn Chuyên [9]; cuốn: “Dân tộc Hmông và thế giới thực vật" của Diệp Đình Hoa [27]; cuốn: “Dân tộc Hmông ở Việt Nam” của Cư Hoà Vần, Hoàng Nam [102]; cuốn: "Văn hóa Hmông" của Trần Hữu Sơn [73]; ... * Những công trình nghiên cứu chuyên sâu: Trong cuốn: “Trang phục Hmông” của Trần Hữu Sơn [75] có những trang viết khá sâu sắc về cây lanh, tác giả đã đề cập một cách chi tiết vai trò của cây lanh trong phong tục tập quán may mặc trang phục của người Hmông (trong đám cưới, đám ma, trong các nghi lễ khác,…). Từ việc chỉ ra mối quan hệ mật thiết và thiêng liêng của người Hmông với cây lanh, tác giả đã khẳng định cây lanh là cây phản ánh đậm nét nhất bản sắc văn hoá của dân tộc Hmông. Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền Sử Đông Nam Á, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu lanh gai ở Việt Nam, trong chương trình: “Cây lanh và các cây có sợi ở Việt Nam" đã viết bài: “Một số thông tin cơ bản về cây lanh” [106] đã đưa ra những thông tin cơ bản về cây lanh ở Việt Nam và trên thế giới trên các phương diện: tên gọi, đặc tính thực vật, lịch sử khai thác và trồng trọt, khả năng sử dụng cây lanh (cho hạt ăn cao cấp, cho sợi, cho thuốc..). * Các khoá luận, luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận văn tiến sĩ về cây lanh và nghề dệt vải lanh, may trang phục cổ truyền của người Hmông của một số sinh viên, học viên chuyên ngành văn hoá lịch sử, dân tộc học ở các trường Đại học trong nước từ những năm 90 trở lại đây còng là những đóng góp không nhỏ trong việc nghiên cứu cây lanh, biểu tượng lanh trong văn hoá, văn học dân gian Hmông: - Vương Thị Bình với: “Trồng lanh và nghề dệt vải của người Hmông ở 8 huyện Đồng Văn – Hà Tuyên” năm 1991[2] - Trần Thị Thu Thuỷ: “Trang phục phụ nữ Hmông hoa ở huyện Mù Cang Chải Tỉnh Yên Bái” năm 1998 [91] - Hà Thị Quí: “Hoa văn trên vải của người Hmông lềnh ở Sapa - Lào Cai" năm 2002 [69] - Trần Thị Minh Tâm: “Nghề trồng lanh dệt vải cổ truyền của người Hmông xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ - Hà Giang” năm 2002 [76] - “Trang phục cổ truyền của người Hmông hoa ở tỉnh Yên Bái” năm 2004 [92]. Các công trình trên, đã đi sâu nghiên cứu dân tộc Hmông và nghề trồng lanh dệt vải: kỹ thuật trồng lanh, thu hoạch lanh, chế biến sợi lanh, kỹ thuật dệt vải, kỹ thuật tạo hình trang phục, thực trạng sản xuất và tiêu dùng vải lanh hiện nay của người Hmông ở một số địa phương vùng miền khác nhau trên cả nước ta (Sapa, Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai...) Ngoài ra, những công trình này cũng Ýt nhiều đề cập tới vai trò biểu tượng của vải lanh, trang phục lanh trong đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của người Hmông. Theo các tác giả này, vải lanh và các trang phục từ lanh là những vật không thể thiếu, mang tính biểu trưng trong các phong tục, tập quán của người Hmông. * Các bài viết, các báo cáo khoa học nghiên cứu về cây lanh đăng trên các tạp chí , báo cáo, các chương trình hội nghị: - Quách Thị Oanh, Tạ Đức với bài viết: “Sự đổi mới nghề dệt may cổ truyền của người Hmông”[56] - Lê Ngọc Quyền với bài viết: “Trang phục truyền thống của người Hmông ở một số địa phương miền núi phía Bắc” [70] - Giàng Seo Phử với bài viết: “Việc truyền nghề và phát triển nghề truyền thống phụ nữ các dân tộc tỉnh Lào Cai” [61] - Sở văn hoá thông tin tỉnh Hà Giang – Viện Nghiên cứu văn hoá - nghệ thuật đã thực hiện đề tài bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể: “Nghề dệt lanh 9 dân tộc Hmông Hà Giang” [53] Những bài viết trên, bên cạnh việc đề cập tới cây lanh với vai trò là nguyên liệu dệt vải lanh của người Hmông, chỉ ra thực trạng nghề trồng lanh dệt vải, may mặc trang phục cổ truyền và phương hướng để bảo tồn lưu truyền nghề của người Hmông ở một số địa phương, các tác giả còn đi vào phân tích những giá trị tinh thần của cây lanh và sự tác động của nghề trồng lanh dệt vải đối với sự phát triển của người phụ nữ Hmông, với sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội Hmông. Trong đó, có bài viết đã khẳng định rằng: "Trong quá khứ người Hmông từng coi cây lanh là biểu tượng cho dân tộc mình, ở đâu có người Hmông ở đó có nghề dệt lanh, may vải lanh" [56;53] 2.2.2.2. Lịch sử nghiên cứu biểu tượng lanh trong dân ca dân tộc Hmông * So với chuyên ngành văn hoá và dân tộc học, việc nghiên cứu biểu tượng lanh trong dân ca dân tộc Hmông có phần khiêm tốn hơn, cho tới nay chưa có một chuyên luận nào nghiên cứu sâu về biểu tượng lanh trong văn học dân gian Hmông, cũng như trong dân ca. Các công trình nghiên cứu về dân ca Hmông, biểu tượng lanh chỉ được đề cập tới trong một vài dòng, hoặc trong một vài trang viết: - Luận văn Thạc sĩ Văn học dân gian năm 2003 của Nguyễn Văn Tiệp: "Dân ca giao duyên và lễ hội Gầu tào của dân tộc Mông" đã có một số trang viết về biểu tượng mảnh vải lanh trong lễ hội Gầu Tào. Tác giả cho rằng: lanh vừa là dấu hiệu mời ma nhà, vừa là dấu hiệu tập trung dân tộc, cố kết cộng đồng của người Mông [93]. - Trong luận văn thạc sĩ chuyên ngành văn học dân gian: “Khảo sát nghi lễ cúng ma dân tộc Hmông" của Hoàng Thị Thuỷ, tác giả đã đề cập tới mảnh vải lanh như là một biểu tượng độc đáo trong văn hoá, văn học Hmông [90]. - Trong bài viết: “Một số biểu tượng văn hoá dân gian Hmông” đăng trên Tạp chí Văn học Nghệ thuật Lào Cai, Trần Hữu Sơn đã vận dụng phong tục tập quán, tín ngưỡng và thơ ca dân gian dân tộc Hmông để giải mã một số 10 biểu tượng đặc thù có tần số xuất hiện cao trong văn hoá, văn học Hmông như: biểu tượng cây tre, cây lanh, cây thuốc phiện, con gà, cây khèn, cái ô… Trong đó, tác giả cho rằng: cây lanh là biểu tượng thiêng trong tín ngưỡng Hmông, sợi dây lanh thành vật dẫn đường nối thế giới đang sống (thực tại) với thế giới của tổ tiên, thần linh (siêu nhiên), cây lanh là vũ khí trừ tà, là vật bảo vệ người Hmông và là biểu tượng của tình yêu, niềm khát vọng hạnh phóc [74]. * Ngoài ra, trong một sè công trình nghiên cứu khác về dân ca Hmông: “Thi pháp truyện thơ của các dân tộc thiểu số” [59];“Đặc điểm cấu kết dân ca Hmông” [111;59,68]; “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ Hmông về đề tài tình yêu” [112] và mét số bài viết nghiên cứu về dân ca Hmông: “Thơ ca dân gian Hmông” [21];“Tiếng hát làm dâu, tiếng hát yêu thương, tiếng hát căm hờn, ngàn đời của người phụ nữ Mèo” [33];“Tâm hồn và tiếng hát Hmông” [81]... các tác giả chủ yếu đi vào tìm hiểu những giá trị nội dung và nghệ thuật biểu hiện tâm hồn tình cảm, tư tưởng của dân tộc Hmông trong dân ca Hmông, hoặc thông qua tìm hiểu phân tích dân ca Hmông để khẳng định cơ sở hình thành truyện thơ Hmông. Những kết luận về giá trị nội dung và nghệ thuật của dân ca Hmông mà các công trình nghiên cứu trên đã nhận định là những gợi ý quan trọng giúp chúng tôi tiến hành giải mã biểu tượng lanh trong dân ca Hmông. Bởi các biểu tượng trong dân ca Hmông (trong đó có biểu tượng lanh) cũng chứa đựng và phản ánh những giá trị nội dung, nghệ thuật này. Qua việc tìm hiểu lịch sử sưu tầm nghiên cứu biểu tượng lanh trong nước và trên thế giới, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề sau: Từ góc độ văn hoá: có rất nhiều cuốn sách, công trình nghiên cứu, bài viết đã đề cập đến biểu tượng lanh ở một số phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng. Từ góc độ dân ca Hmông ta thấy: số lượng bài viết, công trình đề cập tới biểu tượng lanh còn quá Ýt ỏi, khiêm tốn. Chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về biểu tượng lanh trong dân ca Hmông. Vì thế, chúng tôi xác định 11 phạm vi, hướng nghiên cứu của luận văn sẽ là: Đi sâu và mở rộng việc giải mã biểu tượng lanh trong tất cả các tiểu loại dân ca Hmông (tiếng hát tình yêu, tiếng hát mồ côi, tiếng hát cúng ma, tiếng hát cưới xin, tiếng hát làm dâu) được diễn xướng trong các phong tục tập quán tín ngưỡng, lễ hội cơ bản của người Hmông (tập quán sinh đẻ nuôi con thơ, lễ trừ ma tà, lễ cầu cúng sức khoẻ, lễ cúng tổ tiên, đám cưới, lễ hội, tang, ma..). Mặt khác, ngoài việc tập hợp, tổng quan và sắp xếp các ý nghĩa biểu tượng lanh trong các công trình nghiên cứu trước thành một hệ thống khoa học, luận văn còn đi vào tìm hiểu những nét nghĩa mới của biểu tượng lanh trong văn hoá, văn học dân gian, đặc biệt là dân ca Hmông. Hy vọng với hướng phát triển như vậy, luận văn sẽ chỉ ra được một cách tỉ mỉ, sâu sắc, diện mạo lịch sử, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng và những trầm tích văn hoá, văn học Hmông mà biểu tượng lanh chứa đựng, biểu trưng. III. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 1. Mục đích Biểu tượng lanh là một biểu tượng độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc Hmông. Giải mã biểu tượng lanh trong dân ca Hmông nhằm hướng tới các mục đích sau đây: Thứ nhất, chỉ ra các giá trị văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng, lịch sử cũng như toàn bộ bức tranh kinh tế, chính trị của dân téc Hmông đã và đang tiềm tàng trong biểu tượng lanh. Thứ hai, gãp phần tìm hiểu, nghiên cứu về biểu tượng văn hoá, văn học dân gian Hmông nói chung, dân ca Hmông nói riêng. Đồng thời, còng góp phần vào việc bảo tồn, lưu giữ các giá trị của biểu tượng lanh - mét di sản văn hoá truyền thống vô cùng quí giá của dân tộc Hmông. Thứ ba, giải mã biểu tượng lanh trong dân ca Hmông góp thêm tiếng nói khẳng định hướng tiếp cận, nghiên cứu kho tàng văn học, văn hoá dân gian Hmông bằng việc giải mã các biểu tượng là một hướng đi đúng, hiệu quả, phù hợp với đặc trưng của các loại hình văn hoá, văn học này. 12 2. Nhiệm vụ Tìm hiểu vai trò của cây lanh và các sản phẩm của nó trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người Hmông. Bởi đây là cơ sở, nền tảng, nguồn gốc của việc hình thành biểu tượng lanh trong dân ca dân tộc Hmông. Thống kê, phân loại các hình thức biểu hiện và các ý nghĩa biểu trưng của biểu tượng lanh trong dân ca Hmông để thấy được tần số của các hình thức biểu hiện và các hướng ngữ nghĩa của biểu tượng lanh. Vận dụng các phương pháp nghiên cứu để giải mã biểu tượng lanh trong các ngữ cảnh cụ thể. Từ đó chỉ ra các ý nghĩa biểu trưng cũng như nguồn gốc của các biểu tượng này. Sau đó tổng hợp các ý nghĩa biểu trưng này lại để thấy được ý nghĩa tổng thể, toàn diện của biểu tượng lanh. IV. PHẠM VI TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN 1. Phạm vi tư liệu Luận văn đi vào tìm hiểu biểu tượng lanh ở các tiểu loại dân ca Hmông (tiếng hát tình yêu, tiếng hát xin cưới, tiếng hát tang ma, tiếng hát làm dâu, tiếng hát mồ côi), trong một số tư liệu dân ca Hmông sau đây: 1.1. “Dân ca Mèo” – Doãn Thanh sưu tầm –NXB Văn học 1967 “Dân ca Mèo Lào Cai” – Doãn Thanh sưu tầm và dịch – Hội Văn học Nghệ thuật Lào Cai xuất bản 1974 1.2. “Dân ca Hmông” – Doãn Thanh sưu tầm, Hoàng Thao chỉnh lý. NXB Văn học1984 1.3. “Dân ca Hmông Hà Giang” tập I – Hùng Đình Quý sưu tập và dịch, Sở Văn hoá Thông tin Hà Giang xuất bản 1995 1.4. “Dân ca Hmông Hà Giang” tập II - Hùng Đình Quý sưu tập và dịch, Sở Văn hoá Thông tin Hà Giang xuất bản 2001 1.5. “Dân ca Hmông Hà Giang” tập III- Hùng Đình Quý sưu tập và dịch, Sở Văn hoá Thông tin Hà Giang xuất bản 2003 1.6. “Những bài khèn của người Hmông ở Hà Giang” - Hùng Đình Quý 13 sưu tầm , NXB Khoa học Xã hội 2005 1.7.“Tang ca – Kruôzcê của người Hmông lềnh ở Sapa” – Giàng Sèo Gà sưu tầm. Hội Văn học Nghệ thuật Lào Cai, NXB Dân Tộc năm 2004 Ngoài ra, luận văn còn sử dụng những tư liệu dân ca Hmông có liên quan đến đề tài mà người viết đã sưu tầm được trong quá trình điền dã. 2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phối kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Trong lời nhà xuất bản của cuốn: “Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới” đã viết:“Trong các bộ môn khoa học về con người thì biểu tượng học (symbologie) là ngành khoa học tương đối non trẻ, khai thác và tổng hợp những dữ liệu của ngành khoa học khác: Dân tộc học, xã hội học, tâm lí học, thần thoại học, tôn giáo học…” [48]. Vì thế, nghiên cứu biểu tượng lanh trong dân ca Hmông, chúng tôi chú trọng và đặt lên hàng đầu phương pháp nghiên cứu liên ngành giữa Folklore với triết học, với dân tộc học, lịch sử học,… trong quá trình giải mã biểu tượng này. Ý nghĩa của biểu tượng lanh được hiện thực hoá, được trải nghiệm trong đời sống hàng ngày của người Hmông. Vì thế, người viết sử dụng phương pháp điền dã, đi đến các địa phương có người Hmông để tìm hiểu vai trò của cây lanh đối với đời sống của người Hmông, đặc biệt là đời sống tinh thần của họ. Vì lấy phần lời (văn bản) của dân ca Hmông làm cơ sở khảo sát, nghiên cứu, nên luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu loại hình. Biểu tượng lanh trong dân ca Hmông là một biểu tượng đa nghĩa, đa hình thức biểu hiện. Vì vậy phương pháp thống kê phân loại sẽ giúp người viết có thể nhận thức một cách toàn diện rõ ràng, theo hệ thống những nội dung ý nghĩa của biểu tượng lanh. Để hiểu được các ý nghĩa mà biểu tượng lanh biểu trưng một cách sâu sắc hơn, cũng như giúp quá trình giải mã biểu tượng này đạt kết quả tốt hơn, người viết sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh. 14 V. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN Qua thống kê phân loại biểu tượng lanh trong dân ca Hmông, luận văn có được những số liệu đáng tin cậy về tần số xuất hiện các hình thức biểu hiện và các hướng nghĩa cơ bản của biểu tượng lanh trong dân ca Hmông. Đi sâu giải mã biểu tượng lanh trong dân ca Hmông trên nhiều phương diện, luận văn chỉ ra một số ý nghĩa biểu trưng mới của biểu tượng lanh mà các công trình nghiên cứu trước chưa đề cập tới, hoặc chưa đề cập hết. Góp phần khẳng định một cách sâu sắc, thuyết phục hơn giá trị của biểu tượng lanh trong văn hoá, văn học, đặc biệt trong dân ca Hmông. VI. GIỚI THUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Khái niệm biểu tượng Hiện nay, trên thế giới đã và đang tồn tại rất nhiều khái niệm về biểu tượng: Biểu tượng (Symbol), thuật ngữ Symbol bắt nguồn từ Hy Lạp: “Symbolum” là dấu hiệu nhận nhau, có ý nghĩa tương đương với từ: Kí hiệu “Sign”, tín hiệu “Signal”. Cũng có lí thuyết cho rằng chữ Symbol bắt nguồn từ động từ Hy Lạp “Symbollo” có nghĩa là “Ném vào vị trí”, “Liên kết”, “Suy nghĩ về”, “Thoả thuận”, “Ước hẹn”… [24;20]. Từ biểu tượng trong tiếng Hán “Biểu” có nghĩa là “Dấu hiệu”; “Tỏ rõ”, “Bày ra”… Do vậy, biểu tượng là một hình ảnh nào đó, được phô ra để tạo thành dấu hiệu tượng trưng, nhằm diễn đạt một ý nghĩa nào đó mang tính trừu tượng [24;21]. Từ điển Pitit Larousse cho rằng: "Biểu tượng là một dấu hiệu hình ảnh, con vật sống động, hay đồ vật biểu hiện một điều trừu tượng, nó là hình ảnh cụ thể của một sự vật hay một điều gì đó”[24;21]. "Từ điển thuật ngữ văn học" cho rằng: "Biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa 15 thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu xa về con người và cuộc đời" [23;24]... PGS.TS Nguyễn Thị Bích Hà trong chuyên đề: "Nghiên cứu văn hóa dân gian từ mã văn hóa dân gian" [18] quan niệm rằng:“Biểu tượng là vật môi giới giúp ta tri giác được cái bất khả tri giác. Biểu tượng được hiểu như là những hình ảnh tượng trưng được cả cộng đồng dân tộc chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong một thời gian dài. Nghĩa của biểu tượng phong phú, nhiều tầng bậc, Èn kín bên trong, nhiều khi khó nắm bắt".... Những khái niệm về biểu tượng nói trên, được rất nhiều nhà nghiên cứu vận dụng khi giải mã các biểu tượng trong văn hoá, văn học. Trong luận văn này, chúng tôi lựa chọn khái niệm biểu tượng của PGS.TS. NguyÔn Thị Bích Hà trong chuyên đề: "Nghiên cứu văn hóa dân gian từ mã văn hóa dân gian"[18] giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Bởi chúng tôi thấy khái niệm về biểu tượng nói riêng, những lý thuyết về biểu tượng nói chung trong chuyên đề này rất phù hợp với việc tìm hiểu (giải mã) biểu tượng lanh trong dân ca dân tộc Hmông mà chúng tôi sẽ giải quyết trong luận văn của mình. 2. Phân biệt biểu tượng văn học với hình tượng, Èn dô 2.1. Phân biệt biểu tượng văn học với hình tượng Hình tượng nghệ thuật là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện một cách sáng tạo trong các tác phẩm nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật có một số đặc điểm giống biểu tượng văn học. Thứ nhất, chúng đều được biểu hiện bằng giá trị nhận thức, cảm tính, chủ quan của nhận thức trong việc phản ánh thực tại khách quan của người nghệ sĩ. Thứ hai, cả hai đều sử dụng những phương tiện biểu đạt chung là ngôn ngữ. Giữa hình tượng nghệ thuật và biểu tượng có những điểm khác nhau cơ bản: cùng là giá trị nhận thức cảm tính nhưng sự tồn tại của hình tượng nghệ thuật không bao giờ vượt quá giới hạn của một hình thức biểu đạt cụ thể, trong 16 khi biểu tượng lại vượt quá khuôn khổ của sự biểu đạt, biểu nghĩa. Hình tượng nghệ thuật chỉ chở tải được một ý nghĩa biểu đạt duy nhất mà ở đây người nghệ sĩ có quyền lựa chọn hiện thực phản ánh, thậm chí có quyền hư cấu để tạo ra hiện thực mới, còn biểu tượng thì năng lực biểu hiện của nó rộng lớn hơn cái ý nghĩa gắn cho nó một cách nhân tạo. Nó có một sức vang cốt yếu và tự sinh. Âm vang đó giục ta lắng sâu vào cuộc sống sinh tồn của chính mình. Nó chuyển hướng tồn tại của ta. Biểu tượng thực sự có tính cách tân. Nó không dừng lại ở chỗ tạo nên những cộng hưởng, nó giục gọi một sự biến đổi trong chiều sâu [85;39]. Mặt khác, trong biểu tượng, các giá trị nhận thức của con người bao giờ cũng được hiểu trong cái tổng thể rộng lớn mang tính thống nhất và phổ biến. Ngược lại, hình tượng nghệ thuật quan tâm đến sự tự do, sự toàn mĩ, độc đáo và sự khác biệt. Sự trùng hợp , tương đương sẽ giết chết hình tượng nghệ thuật [ 85;40]. 2.2. Phân biệt biểu tượng văn học với Èn dô V.I.Êrêmina đã phân biệt Èn dụ và biểu tượng nh sau: "Èn dụ là thơ ca dân gian được sinh ra tức thời và mất đi khá nhanh. Biểu tượng được hình thành trong quá trình lâu dài và sau đó sống hàng trăm năm. Èn dụ là yếu tố biến đổi, còn biểu tượng thì không đổi, bền vững. Èn dụ là một phạm trù thẩm mĩ và phần lớn tự do tách khỏi phong cách ước lệ. Biểu tượng thì ngược lại, được giới hạn nghiêm túc bởi hệ thống thi ca xác định." [111;86] Tác giả Phạm Thu Yến đã dựa trên ý kiến của V.I. Êrêmina và bổ sung làm rõ thêm sự khác nhau giữa biểu tượng và Èn dô : "Biểu tượng mang tính kí hiệu, tính quy ước, nghĩa là chỉ cần nêu hình ảnh biểu tượng lên người đọc đã hiểu cái mà nó biểu trưng, còn Èn dụ tự do hơn, thường được tạo ra không phải chỉ bằng một hai hình ảnh mà phải bằng vài ba hình ảnh. Vì thế, các yếu tố cần phải dựa vào nhau để giải mã Èn dô. Èn dô linh hoạt, trường liên tưởng rộng rãi hơn biểu tượng, nhưng không bền vững bằng biểu tượng" [111;86]. 17 Trên đây là những đặc điểm tương đồng và khác biệt giữa biểu tượng văn học với Èn dụ, hình tượng. Tuy nhiên, sự phân định này chỉ mang ý nghĩa tương đối mà không thể có sự phân định rành mạch, rạch ròi. Vì: "biểu tượng chính là Èn dụ được sử dụng ở mật độ cao mang tính quy ước" [111;86]. Còn "hình tượng là những biến thể của biểu tượng trong tác phẩm văn học" [28;39]. Những sự phân tích này, giúp ta nhận rõ hơn bản chất của biểu tượng lanh trong dân ca dân tộc Hmông, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thống kê, giải mã biểu tượng lanh ở chương II và chương III. 3. Biểu tượng lanh trong dân ca dân tộc Hmông Dân ca Hmông là những bài hát do nhân dân tự sáng tác và lưu truyền trong dân gian, các bài ca này có phần lời ca, âm nhạc và cả nghệ thuật diễn xướng [73]. Trong luận văn này, chúng tôi quan niệm: biểu tượng lanh trong dân ca dân téc Hmông là biểu tượng ngôn từ, nã là sự tín hiệu hóa các hình thức vật chất cụ thể: cây lanh, sợi lanh, mảnh vải lanh, trang phục lanh, các vật dụng khác từ lanh và các ý niệm trừu tượng trong đời sống tinh thần của người Hmông qua hệ thống âm thanh ngôn ngữ. Sự chuyển hóa này được biểu hiện qua sự thống nhất giữa mặt tạo hình (miêu tả) và mặt biểu hiện (ý nghĩa). VIi. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: - Chương I: Cở sở lịch sử xã hội và văn hóa của sự hình thành biểu tượng lanh trong dân ca Hmông - Chương II: Khảo sát biểu tượng lanh trong dân ca Hmông - Chương III: Giải mã một số hướng nghĩa cơ bản của biểu tượng lanh trong dân ca dân téc Hmông 18 PHẦN NỘI DUNG Chương I CƠ SỞ LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA CỦA SỰ HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG LANH TRONG DÂN CA DÂN TỘC HMÔNG I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ CÔNG DỤNG CỦA CÂY LANH 1. Đặc điểm sinh học và nguồn gốc của cây lanh Cây lanh tiếng Hmông gọi là "Chaozmangx", tên khoa học là Cannabis Satinal hoặc Linum Usitatissi muml, ngoài ra tùy theo cách gọi của mỗi nước, mỗi dân tộc mà cây này còn có nhiều tên gọi khác nhau: cây á ma, cây gai đầu, cây gai mèo, cây gai… Cây lanh là một loại cây công nghiệp ôn đới, loại cây thân thảo có chiều cao từ 1m - 3m, thân hơi vuông có rãnh dọc phủ lông mềm, lá có cuống thường mọc so le, có phiến chia đến tận gốc lá thành 5 -7 lá ghép, hình ngọn giáo nhọn có răng cưa. Hoa đơn tính khác gốc, hoa đực xếp thành chùm xim kép ở nách và ở ngọn, các hoa cái cũng xếp thành hình xim có ở nách những lá bắp (dạng lá). Hạt không có nội nhũ, chứa nhiều dầu. Cây lanh thuộc loại cây dài ngày, thời gian sinh trưởng của cây lanh ở vùng cao giá lạnh khoảng 100 - 110 ngày, ở vùng thấp khoảng 90 ngày [75;10]. Cây lanh rất mẫn cảm với chế độ ánh sáng, khả năng thích ứng của cây lanh rất cao. Trải qua mấy ngàn năm di thực, cây lanh được phân bố trên mọi đới khí hậu khác nhau, từ những vùng vĩ độ thấp sát xích đạo như Mêxicô, Côlômbi đến những vùng có vĩ độ cao như Canada, Hà Lan, Phần Lan… Trong những năm 1986 - 1972, cây lanh còn được đưa vào danh sách những cây thí nghiệm nhằm tạo môi trường sự sống cho mặt trăng [106; 2]. Theo các nhà thực vật học, cây lanh có nguồn gốc thực vật Châu Á, nhiều khả năng xuất phát từ loại lanh hoang dại vùng chân núi Himalaya và Antai. Auzhimen và Yamshevich (trong Hariss và Hillman 1989) khẳng định sự có mặt của những hạt C.Sativa.L (lanh) trong các di tích đá mới ở Tây Á, Trung Á, và Tây Bắc Trung Quốc, niên đại khoảng 5000 TCN. Vào thời đại Kim khí, 19 C.Sativa.L (lanh) được phát hiện ở rất nhiều nơi trên lục địa Á, Âu. Các cư dân sống trên vùng đất Trung Quốc hiện nay được coi như những người khai thác và truyền bá cây lanh sớm nhất trên thế giới. Các mẫu vải tại khu mộ cổ Châu Can - Trung Quốc được phân tích tại phòng thí nghiệm Reuthingen - Cộng Hoà Liên Bang Đức và phòng thí nghiệm của Trung tâm tiền sử Đông Nam Á, cho thấy chúng có những đặc tính của cây lanh (cannabis). Phấn hoa cannabis cũng được phát hiện trong tần cư trú của cư dân Đông Sơn tại Châu Căn [106;3]. Bên cạnh đó, John W.Ronlac và Hempech trong cuốn: "Hemp Horizons - The Comeback of The Worrld's Most Promising Plant" đã khẳng định: "Trung Quốc là nơi trồng và sử dụng gai dầu (lanh mèo) đầu tiên trên thế giới, cây gai dầu hay lanh mèo theo tiếng Trung Quốc được gọi là đại ma" [92;168]. Như vậy, các nghiên cứu khoa học về cây lanh đều thống nhất trong việc khẳng định nguồn gốc của nó là từ Trung Quốc. 2. Công dụng của lanh Theo các nhà khoa học trên thế giới, khả năng sử dụng của cây lanh là rất lớn. Thứ nhất, nó là cây cho hạt ăn cao. Hạt lanh lớn gần bằng hạt đỗ xanh loại nhỏ, vỏ ngoài máng rất dễ bong, nhân cứng như nhân đỗ xanh, có chứa lượng bột và dầu đạm cao, có nhiều khoáng chất, có lợi cho sức khỏe con người. Hiện nay, dầu lanh được khai thác nhiều cho công nghiệp mĩ phẩm và là dầu bôi trơn cho cơ khí tinh vi. Theo cuốn: "Hemp Cookbook" của Todl Dalotto 1970 thì dầu lanh được coi như loại dầu ăn cao cấp và có lợi nhất cho sức khỏe con người [106;6]. Công dụng thứ hai của cây lanh là cho sợi. Sợi lanh có độ dai và năng xuất vào loại cao nhất (Kohler et al 1997). Vào khoảng 4500 TCN, người Trung Quốc đã biết sử dụng sợi lanh làm dây buộc và lưới đánh bắt cá. Sự phát triển của người Trung Quốc trong việc sử dụng cây lanh làm giấy cuộn đã mang đến sự phát triển công nghiệp giấy đầu tiên trên thế giới. Nghệ thuật 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan