Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Phật Giải mã 14 sao quan trọng trong tử vi...

Tài liệu Giải mã 14 sao quan trọng trong tử vi

.PDF
388
1191
50

Mô tả:

Giải Mã Hai Sao Tử Phủ Trong Tử Vi - Hà Hưng Quốc Như mọi người đều biết, cặp Tử Vi – Thiên Phủ đối xứng nhau qua trục Dần Thân khi được phân phối trên địa bàn của lá số. Từng vị trí đối xứng của Tử Vi và Thiên Phủ được liệt kê trong H1. Trong bảng liệt kê này cho thấy khi Tử Vi ở Tí thì Thiên Phủ ở Thìn, khi Tử Vi ở Sửu thì Thiên Phủ ở Mão . . . lần lượt từng cặp vị trí một. H1: Vị Trí Đối Xứng Của Cặp Tử Vi - Thiên Phủ Phối tất cả những vị trí đối xứng lên địa bàn 12 cung của lá số thì chúng ta sẽ thấy kết quả giống như hình H2 trích ra từ cuốn sách Tử Vi Tân Biên của Vân Đằng Thái Thứ Lang. 1 H2: Vị Trí Đối Xứng Của Cặp Tử Vi - Thiên Phủ (Nguồn: Tử Vi Tân Biên Của VĐ TTL) Cẩn thận xét nghiệm H1 và H2 không khó để chúng ta nhận ra rằng hai sao Tử Vi và Thiên Phủ chuyển động ngược chiều nhau. Tử Vi chuyển động thuận chiều kim đồng hồ và Thiên Phủ chuyển động ngược chiều kim đồng hồ. Chuyển đổi địa bàn 12 cung hình vuông trở về lại 12 cung hình tròn rồi cho quỹ đạo của Tử Vi [TV1 cho tới TV12] nằm ở vòng ngoài đi thuận theo chiều kim đồng hồ và cho quỹ đạo của Thiên Phủ [TP1 cho tới TP12] nằm ở vòng trong đi ngược chiều kim đồng hồ chúng ta sẽ thấy kết quả giống như hình H3. Tử Vi và Thiên Phủ cùng nằm trên trên trục Dần-Thân [TV1-TP1 ở Dần và TV7-TP7 ở Thân] còn tất cả những vị trí khác đều đối xứng qua trục Dần-Thân. Thí dụ như Tử Vi ở Mão [TV2] đối xứng với Thiên Phủ ở Sửu [TP2] qua trục Dần-Thân, Tử Vi ở Thìn [TV3] đối xứng với Thiên Phủ ở Tí [TP3] qua trục Dần-Thân . . . 2 H3: Vị Trí Đối Xứng Của Cặp Tử Vi-Thiên Phủ Nhìn vào hình H3 không khó để chúng ta nhận ra là sự chuyển động của Tử Vi và Thiên Phủ khế hợp chặt chẽ và hoàn toàn với hai dòng vận hành trên Việt Dịch Đồ, hình H4. H4: Việt Dịch Đồ 3 (Nguồn: Việt Dịch của Hà Hưng Quốc) Hai dòng vận hành này đại diện cho hai dòng hành khí, Hành Khí Âm (HKA) nằm bên trong [vòng màu xanh lá] chuyển động ngược kim đồng hồ và Hành Khí Dương (HKD) nằm bên ngoài [vòng màu đen] chuyển động thuận chiều kim đồng hồ. Như chúng ta đã biết Tí là vị trí “âm cực dương sinh” còn Ngọ là vị trí “dương cực âm sinh.” Nếu chúng ta gán một con số định lượng cường độ cho HKA và HKD ở mỗi vị trí [cũng là ở mỗi thời điểm trong chu kỳ sinh hoá trên Việt Dịch Đồ] thì con số nhỏ nhất sẽ nằm tại Tí và con số lớn nhất sẽ nằm tại Ngọ cho HKD, và hoàn toàn ngược lại cho HKA. Hãy cho con số nhỏ nhất đó là số không [0] và giả dụ thêm là sự thay đổi trong cường độ của hành khí từ một vị trí này sang vị trí kế bên là tăng thêm hay giảm bớt một đơn vị cường độ, và hãy cho đơn vị cường độ đó là một [1], thì kết quả theo đó sẽ giống như hình H5. Dấu cộng [+] trước mỗi con số là để chỉ khí dương và dấu trừ [-] trước mỗi con số là để chỉ khí âm. Cường độ của HKD tăng dần từ Tí tới Ngọ và giảm dần từ Ngọ tới Tí, tăng dần từ +0 tới +6 và giảm dần từ +6 tới +0. Cường độ của HKA tăng dần từ Ngọ tới Tí và giảm dần từ Tí tới Ngọ, tăng dần từ -0 tới -6 và giảm dần từ -6 tới -0. H5: Hành Khí Của Cặp Tử Vi-Thiên Phủ Đối Xứng Qua Trục Dần-Thân Hình H5 tuy là giúp cho chúng ta dễ dàng nhìn thấy sự chuyển dịch của hành khí qua từng thời điểm [vị trí], cường độ của hành khí tại mỗi thời điểm và dạng biến đổi của dòng hành khí một cách tổng quát nhưng lại không giúp cho chúng ta dễ dàng nhận ra sự đối xứng của Tử Vi và Thiên Phủ được mã hoá trong từng cặp TV1-TP1, TV2-TP2, TV3-TP3 . . . cho tới TV12-TP12. 4 Để làm nổi lên yếu tố đối xứng, chúng ta có thể xếp đặt lại thông tin trong hình H5 một cách khác. Và kết quả cho thấy giống như trong hình H6. H6: DNA Của Cặp Tử Vi – Thiên Phủ Đối Xứng Qua Trục Dần-Thân Dòng hành khí dương của sao Tử Vi và dòng hành khí âm của sao Thiên Phủ được trình bày dưới dạng dây sóng. Mỗi chu kỳ của dây sóng Tử Vi chuyển biến tuần tự từ TV1 tới TV12. Mỗi chu kỳ của dây sóng Thiên Phủ chuyển biến tuần tự từ TP1 tới TP12. Hai dây sóng đi ngược chiều nhau. Và mỗi điểm TVn trên dây sóng Tử Vi được nối với một điểm TPn trên dây sóng Thiên Phủ và chúng đối xứng nhau qua trục Dần-Thân. Dạng dây sóng của hai dòng hành khí được hình thành do “phiên dịch” khoảng cách giữa Tử Vi và Thiên Phủ ở mỗi thời điểm đối xứng qua trục Dần-Thân. Có nghĩa là khi Tử Vi và Thiên Phủ cùng tại Dần thì khoảng cách TV1-TP1 là 0 độ, Tử Vi tại Mão và Thiên Phủ tại Sửu thì khoảng cách TV2-TP2 là 60 độ, Tử Vi tại Thìn và Thiên Phủ tại Tí thì khoảng cách TV3-TP3 là 120 độ, Tử Vi tại Tỵ và Thiên Phủ Tại Hợi thì khoảng cách TV4-TP4 là 180 độ, Tử Vi tại Ngọ và Thiên Phủ tại Tuất thì khoảng cách TV5-TP5 là 120 độ, Tử Vi tại Mùi và Thiên Phủ tại Dậu thì khoảng cách TV6-TP6 là 60 độ, Tử Vi và Thiên Phủ tại Thân thì khoảng cách TV7-TP7 là 0 độ. Và chiều dài của mỗi dây nối liền một TV với một TP đại diện cho một khoảng cách vừa nói. Tưởng tượng một đường thẳng chạy từ Dần tới Thân ở hai đầu của dãy sóng, xuyên qua Dần và Thân ở giữa, và chia dãy sóng thành hai phần trên và dưới. Đường thẳng tưởng tượng này chính là trục đối xứng Dần-Thân. Dãy sóng của cặp Tử Vi – Thiên Phủ có hình dạng giống như cấu trúc DNA cho nên chúng ta tạm gọi nó là DNA của cặp Tử Vi – Thiên Phủ. 5 Như chúng ta được biết, bất cứ sao nào cũng đều có vị trí miếu địa, vượng địa, đắc địa hay hãm địa cho riêng nó. Tử Vi và Thiên Phủ cũng không ngoại lệ. Điều vướng mắc trong quá khứ tới hiện tại liên quan đến vấn đề này là không có có sự đồng thuận giữa những danh gia Tử Vi. Không những họ không đồng thuận về vị trí miếu-vượng-đắc-hãm mà còn bất đồng ý kiến cả về bản chất âm dương, ngũ hành và xuất xứ của sao. Tổng kết trong hình H7 cho thấy rõ đều này. H7: Vị Trí Miếu, Vượng, Đắc, Hãm Của Tử Vi Và Thiên Phủ Câu hỏi là dựa vào nền tảng nào để quyết định tính chất miếu, vượng, đắc, hãm của một sao? Có thể phát biểu một cách tổng quát thì hình như các danh gia Tử Vi tựa trên nền tảng ngũ hành phổ cập để quyết định tính chất miếu, vượng, đắc, hãm của một sao. Nhưng dựa vào những gì vừa khám phá thì chúng ta có thể nói dường như Tử Vi và Thiên Phủ là hai sao được hư cấu trên nền tảng âm dương. Mà đã là được cấu tạo trên nền tảng âm dương thì qui luật của âm dương tự nó sẽ quyết định tính chất miếu, vượng, đắc, hãm chứ không thể nào quyết định bởi qui luật ngũ hành. Đó là chưa nói tới sự sai lệch trong lý thuyết ngũ hành, đại diện là thuyết ngũ hành phổ cập ngày nay, đã làm “rối nùi” bộ môn Tử Vi và những sản phẩm lý học khác của đông phương [đã được tác giả chứng minh trong tập Giãi Mã Những Bí Ẩn Trong Tử Vi và trong một số tác phẩm khác]. Dựa vào sự quan sát và phán đoán trên, chúng ta có thể tiến hành kiểm nghiệm tính chất miếu, vượng, đắc, hãm của cặp sao Tử Vi – Thiên Phủ với thông tin đã có sẵn trong các hình H5 và H6. 6 H6b: DNA Của Cặp Tử Vi – Thiên Phủ Đối Xứng Qua Trục Dần-Thân Nhìn vào hình H6b, nếu xét hành khí của Tử Vi độc lập với hành khí của Thiên Phủ thì chúng ta thấy hành khí của Tử Vi mạnh nhất ở Tỵ, Ngọ, Mùi và hành khí của Thiên Phủ mạnh nhất ở Sửu, Tí, Hợi do đó vị trí miếu địa nằm ở những chỗ đó thì hợp lý nhất. Tuy nhiên Tử Vi và Thiên Phủ là một cặp sao hư cấu của hai dòng hành khí vận hành ngược chiều trong cùng một hệ thời-không cho nên không thể xét hành khí của Tử Vi độc lập với hành khí của Thiên Phủ. Và tính đối xứng qua trục Dần-Thân chính là chìa khóa xác định sự tương tác của hai dòng hành khí đó. Và hai chữ “bình hòa” là một chìa khóa khác. Nếu chỉ “bình” thì chúng ta có thể xét cường độ hành khí của chúng độc lập với nhau được. Nhưng khi đã có “hòa” thì chúng ta không thể. Cho nên, nói một cách khác, chúng ta cần phải xét ảnh hưởng của hai dòng hành khí trong tương quan "hiệu ứng" cường độ ở tại mỗi thời điểm. Từ những thông tin trong hình H6 chúng ta có thể rút ra và kiến tạo đường biểu diễn MVĐH (miếu, vượng, đắc, hãm) của Tử Vi như cho thấy trong hình H8A. 7 H8A: Đường Biểu Diễn MVĐH Của Tử Vi Chưa Phối Các Điểm MVĐH Nhìn vào đường biểu diễn MVĐH của Tử Vi trong hình H8A chúng ta nhận ra được: • Tại vị trí Mão, cường độ hành khí của Tử Vi là +3 [TV2] và của Thiên Phủ là -3 [TP12], xem hình H6. Âm dương ngang nhau cho nên hiệu ứng tương tác của hai hành khí là 0. Nếu gọi hiệu ứng tương tác đó là F thì tại Mão F=0. Nếu cho đơn vị thời gian từ một vị trí này sang vị trí kế tiếp là = 1 thì từ Dần đến Mão tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng tương tác trên biến đổi của thời gian dF/dt = 0/1 = 0. Như vậy, dF/dt không tăng không giảm tại Mão. • Tại vị trí Thìn, cường độ hành khí của Tử Vi là +4 [TV3] và của Thiên Phủ là -2 [TP11], xem hình H6. Âm dương bất đồng, lực của Tử Vi mạnh hơn. Hiệu ứng tương tác F=+2. Từ Mão đến Thìn tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng tương tác trên biến đổi của thời gian dF/dt = +2/1 =+2. Như vậy, dF/dt từ chỗ “không tăng không giảm” đến chỗ “gia tăng” tại Thìn. • Tại vị trí Tỵ, cường độ hành khí của Tử Vi là +5 [TV4] và của Thiên Phủ là -1 [TP10], xem hình H6. Âm dương bất đồng, lực của Tử Vi áp đảo. Hiệu ứng tương tác F=+4. Từ Thìn đến Tỵ tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng tương tác trên biến đổi của thời gian dF/dt = +4/1 =+4. Như vậy, dF/dt từ chỗ “gia tăng” đến chỗ “gia tăng nhanh” tại Tỵ. • Tại vị trí Ngọ, cường độ hành khí của Tử Vi là +6 [TV5] và của Thiên Phủ là -0 [TP9], xem hình H6. Âm dương bất đồng, lực của Tử Vi áp đảo tối đa. Hiệu ứng tương tác F=+6. Từ Tỵ đến Ngọ tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng tương tác trên biến đổi của thời gian dF/dt = +6/1 =+6. Như vậy, dF/dt từ chỗ “gia tăng nhanh” đến chỗ “gia tăng nhanh hơn” tại Ngọ. • Tại vị trí Mùi, cường độ hành khí của Tử Vi là +5 [TV6] và của Thiên Phủ là -1 [TP8], xem hình H6. Âm dương bất đồng, lực của Tử Vi áp đảo. Hiệu ứng tương tác F=+4. Từ Ngọ đến Mùi tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng tương tác trên biến đổi của thời gian dF/dt = +4/1 =+4. Như vậy, dF/dt từ chỗ “gia tăng nhanh hơn” đến chỗ “gia tăng chậm lại” tại Mùi. 8 Tại vị trí Thân, cường độ hành khí của Tử Vi là +4 [TV7] và của Thiên Phủ là -2 [TP7], xem hình H6. Âm dương bất đồng, lực của Tử Vi mạnh hơn. Hiệu ứng tương tác F=+2. Từ Mùi đến Thân tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng tương tác trên biến đổi của thời gian dF/dt = +2/1 =+2. Như vậy, dF/dt từ chỗ “gia tăng chậm lại” đến chỗ “gia tăng chậm lại hơn nữa” tại Thân. • Tại vị trí Dậu, cường độ hành khí của Tử Vi là +3 [TV8] và của Thiên Phủ là -3 [TP6], xem hình H6. Âm dương cân bằng. Hiệu ứng tương tác F=0. Từ Thân đến Dậu tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng tương tác trên biến đổi của thời gian dF/dt = 0/1 =0. Như vậy, dF/dt không tăng không giảm tại Dậu. • Tại vị trí Tuất, cường độ hành khí của Tử Vi là +2 [TV9] và của Thiên Phủ là -4 [TP5], xem hình H6. Âm dương bất đồng, lực của Thiên Phủ mạnh hơn. Hiệu ứng tương tác F=-2. Từ Dậu đến Tuất tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng tương tác trên biến đổi của thời gian dF/dt = -2/1 =-2. Như vậy, dF/dt từ chỗ “không tăng không giảm” đến chỗ “giảm” tại Tuất. • Tại vị trí Hợi, cường độ hành khí của Tử Vi là +1 [TV10] và của Thiên Phủ là -5 [TP4], xem hình H6. Âm dương bất đồng, lực của Thiên Phủ mạnh hơn. Hiệu ứng tương tác F=-4. Từ Tuất đến Hợi tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng tương tác trên biến đổi của thời gian dF/dt = -4/1 =-4. Như vậy, dF/dt từ chỗ “giảm” đến chỗ “giảm nhanh” tại Hợi. • Tại vị trí Tí, cường độ hành khí của Tử Vi là +0 [TV11] và của Thiên Phủ là -6 [TP3], xem hình H6. Âm dương bất đồng, lực của Thiên Phủ mạnh tối đa. Hiệu ứng tương tác F=-6. Từ Hợi đến Tí tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng tương tác trên biến đổi của thời gian dF/dt = -6/1 =-6. Như vậy, dF/dt từ chỗ “giảm nhanh” đến chỗ “giảm nhanh hơn” tại Tí. • Tại vị trí Sửu, cường độ hành khí của Tử Vi là +1 [TV12] và của Thiên Phủ là -5 [TP2], xem hình H6. Âm dương bất đồng, lực của Thiên Phủ mạnh hơn. Hiệu ứng tương tác F=-4. Từ Tí đến Sửu tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng tương tác trên biến đổi của thời gian dF/dt = -4/1 =-4. Như vậy, dF/dt từ chỗ “giảm nhanh hơn” đến chỗ “giảm chậm” tại Sửu. • Tại vị trí Dần, cường độ hành khí của Tử Vi là +2 [TV1] và của Thiên Phủ là -4 [TP1], xem hình H6. Âm dương bất đồng, lực của Thiên Phủ mạnh hơn. Hiệu ứng tương tác F=-2. Từ Sửu đến Dần tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng tương tác trên biến đổi của thời gian dF/dt = -2/1 =-2. Như vậy, dF/dt từ chỗ “giảm chậm” đến chỗ “giảm chậm hơn” tại Dần. • Tại vị trí Mão, cường độ hành khí của Tử Vi là +3 [TV2] và của Thiên Phủ là -3 [TP12], xem hình H6. Âm dương ngang nhau cho nên hiệu ứng tương tác của hai hành khí là 0. Từ Dần đến Mão tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng tương tác trên biến đổi của thời gian dF/dt = 0/1 = 0. Như vậy, dF/dt không tăng không giảm tại Mão. • Nó không khó cho chúng ta nhận ra là đường biểu diễn MVĐH trên cung cấp cho chúng ta một cơ sở và qui luật để xác định vị trí miếu, vượng, đắc, hãm của Tử Vi. Cơ sở đó vừa trình bày xong. Còn qui luật thì như sau: A. Giai Đoạn Được Thời : • Không tăng không giảm nên gọi là BÌNH HÒA. • Từ chỗ “không tăng không giảm” đến chỗ “gia tăng” nên gọi là VƯỢNG. • Từ chỗ “gia tăng” đến chỗ “gia tăng nhanh” nên gọi là MIẾU. • Từ chỗ “gia tăng nhanh” đến chỗ “gia tăng nhanh hơn” nên cũng gọi là MIẾU. 9 • Từ chỗ “gia tăng nhanh hơn” đến chỗ “gia tăng chậm lại” [nhưng vẫn rất tốt] nên gọi là ĐẮC. Từ chỗ “gia tăng chậm lại” đến chỗ “gia tăng chậm lại hơn nữa” [nhưng vẫn còn trong tình trạng tốt] nên cũng gọi là ĐẮC. B. Giai Đoạn Thất Thời: • Không tăng không giảm nên gọi là BÌNH HÒA. • Từ chỗ “không tăng không giảm” đến chỗ “giảm” [nhưng vẫn khả quan hơn hết so với những vị trí khác nằm trên chiều tuột dốc] nên gọi là VƯỢNG. • Từ chỗ “giảm” đến chỗ “giảm nhanh” nên gọi là HÃM. • Từ chỗ “giảm nhanh” đến chỗ “giảm nhanh hơn” nên cũng gọi là HÃM. • Từ chỗ “giảm nhanh hơn” đến chỗ “giảm chậm” [dầu trong tình trạng xấu nhưng có dấu hiệu lạc quan] cho nên gọi là ĐẮC. • Từ chỗ “giảm chậm” đến chỗ “giảm chậm hơn” [dầu trong tình trạng xấu nhưng có dấu hiệu lạc quan hơn nữa] cho nên cũng gọi là ĐẮC. • Với qui luật này chúng ta có thể phối MVĐH vào hình H8A để cho ra hình H8B bêb dưới. H8B: Đường Biểu Diễn MVĐH Của Tử Vi Sau Khi Phối Các Điểm MVĐH · So sánh kết quả xác định miếu, vượng, đắc, hãm cho từng vị trí của Tử Vi trong hình H8B với ý kiến tổng hợp từ 3 danh gia Tử Vi trong hình H7, chúng ta nhận thấy có sự đồng thuận là Tử Vi: Bình hòa tại Mão, Dậu; 10 · · · Miếu tại Tỵ, Ngọ; Vượng tại Thìn, Tuất; Đắc tại Sửu, Mùi. Những vị trí còn lại có một sự bất đồng ý kiến rất rõ rệt, như cho thấy trong hình 8C. H8C: Đường Biểu Diễn MVĐH Của Tử Vi So Sánh Những Vị Trí Bất Đồng Ý Kiến Thứ nhất là ở hai vị trí Dần/Thân. Các danh gia Tử Vi thì cho Tử Vi miếu địa tại Dần/Thân còn lý thuyết giải mã thì cho rằng ở đó Tử Vi chỉ đắc địa thôi. Nếu chấp nhận là Tử Vi bình hòa ở Mão/Dậu và miếu tại Tỵ/Ngọ đồng thời chấp nhận hành khí là một chuyển dịch liên tục và có qui luật thì làm sao Tử Vi có thể “đột nhiên” miếu tại Dần/Thân rồi tiếp theo lại đột nhiên bình hòa cho được?? Trừ khi ý nghĩa miếu ở Dần/Thân hoàn toàn khác với ý nghĩa miếu ở Tỵ/Ngọ. Và nếu như thực sự là vậy thì ý nghĩa đó là gì? Phải chăng hai vị trí đó là điểm “threshold,” là “ngưỡng cửa” của bước chuyển hoá đưa tới hướng chuyển dịch mới?? Nhìn lại Việt Dịch Đồ trong hình H4, quả thật Dần-Thân là trục Sinh-Tử, là hai điểm của sự chuyển hoá từ một hình thái này sang một hình thái khác. Có lẽ đó là lý do tại sao Dần/Thân được nâng từ đắc địa lên miếu địa. Và nếu quả đúng là như vậy thì chúng ta cần phải cẩn thận hơn với ý nghĩa miếu địa của Tử Vi vì miếu tại Tỵ/Ngọ là trong thế đã, đang và sẽ tiếp tục thắng lợi khác với miếu tại Dần là thế chuyển hóa tích cực [đi lên, tìm được sinh lộ, thoát ra khỏi đáy vực, hiển lộ] và khác với miếu tại Thân là thế chuyển hóa tiêu cực [xuống dốc, hết thời]. Tuy nhiên nâng lên miếu địa thực sự không cần thiết vì Tử Vi đắc địa tại Dần/Thân vẫn là hợp lý hơn, dầu là nhìn vào Việt Dịch Đồ [H4] hay nhìn vào đường biểu diễn MVĐH [H8B]. 11 Thứ hai là ở hai vị trí Hợi/Tí. Các Tử Vi gia không ai đồng ý với ai tại hai vị trí này. Điều này cho thấy cái khung mà các danh gia Tử Vi dùng để xét miếu, vượng, đắc, hãm có vấn đề. Riêng Vân Đằng Thái Thứ Lang thì cho là Tử Vi không còn lực tại Hợi/Tí nhưng vì nó ở ngôi thiên tử nên không thể có hãm địa vì thế đã nâng nó lên thành bình hòa. Tại sao không thể có hãm địa? Ở vào một vị trí “sức cùng lực kiệt” thì nơi đó không là hãm địa thì là gì? Chẳng lẽ chỉ vì khái niệm “vua” mà được “miễn nhiễm” với qui luật tự nhiên và vô tư của trời đất? Không phải là Lão Tử đã nói trong Đạo Đức Kinh “Trời đất coi thiên hạ như chó rơm” đó hay sao? Tử Vi hãm địa tại hai vị trí Hợi/Tí là một ý kiến không hẳn mới và cũng không phải là không có cơ sở. Dựa vào những khám phá chúng ta đã đạt được thì Tử Vi hãm địa tại Hợi/Tí là một điều hoàn toàn hợp với qui luật tự nhiên và vô tư. Hơn nữa, về mặt lý thì VĐ TTL đã công nhận thế cùng lực kiệt của Tử Vi tại Hợi/Tí dầu rằng trên mặt danh nghĩa đã nâng nó lên thành bình hòa. Ngoài ra thông tin trong hình H8B còn cho chúng ta những khám phá khác về những vị trí đắc địa và vượng địa của Tử Vi. Vượng địa tại Thìn là cái thế vượng để tiếp tục đi lên theo hướng có lợi khác với cái vượng địa tại Tuất là cái thế vượng còn sót lại trước khi tuột dài theo hướng bất lợi. Đắc địa tại Mùi/Thân là cái thế đắc theo hướng thắng lợi đã tới chỗ sắp hết may mắn, khác với đắc địa tại Sửu/Dần là cái thế đắc theo hướng mất mát đã tới chỗ sắp hết xui rủi. Tuy cùng được gọi là đắc hay vượng nhưng ý nghĩa thì khác nhau tùy vào vị trí. Cũng từ những thông tin trong hình H6 chúng ta có thể rút ra và kiến tạo đường biểu diễn MVĐH (miếu, vượng, đắc, hãm) của Thiên Phủ như cho thấy trong hình H9. H9A: Đường Biểu Diễn MVĐH của Thiên Phủ 12 Nhìn vào đường biểu diễn MVĐH [màu xanh] của Thiên Phủ trong hình H9A chúng ta nhận ra được: • Tại vị trí Dậu, cường độ hành khí của Tử Vi là +3 [TV8] và của Thiên Phủ là -3 [TP6], xem. Âm dương cân bằng. Hiệu ứng tương tác F=0. Từ Thân đến Dậu tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng tương tác trên biến đổi của thời gian dF/dt = 0/1 =0. Như vậy, dF/dt không tăng không giảm tại Dậu. • Tại vị trí Tuất, cường độ hành khí của Tử Vi là +2 [TV9] và của Thiên Phủ là -4 [TP5], xem hình H6. Âm dương bất đồng, lực của Thiên Phủ mạnh hơn. Hiệu ứng tương tác F=-2. Từ Dậu đến Tuất tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng tương tác trên biến đổi của thời gian dF/dt = -2/1 =-2. Như vậy, dF/dt từ chỗ “không tăng không giảm” đến chỗ “gia tăng” tại Tuất. • Tại vị trí Hợi, cường độ hành khí của Tử Vi là +1 [TV10] và của Thiên Phủ là -5 [TP4], xem hình H6. Âm dương bất đồng, lực của Thiên Phủ mạnh hơn. Hiệu ứng tương tác F=-4. Từ Tuất tới Hợi tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng tương tác trên biến đổi của thời gian dF/dt = -4/1 =-4. Như vậy, dF/dt từ chỗ “gia tăng” đến chỗ “gia tăng nhanh” tại Hợi. • Tại vị trí Tí, cường độ hành khí của Tử Vi là +0 [TV11] và của Thiên Phủ là -6 [TP3], xem hình H6. Âm dương bất đồng, lực của Thiên Phủ mạnh tối đa. Hiệu ứng tương tác F=-6. Từ Hợi đến Tí tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng tương tác trên biến đổi của thời gian dF/dt = -6/1 =-6. Như vậy, dF/dt từ chỗ “tăng nhanh nhanh” đến chỗ “gia tăng nhanh hơn nữa” tại Tí. • Tại vị trí Sửu, cường độ hành khí của Tử Vi là +1 [TV12] và của Thiên Phủ là -5 [TP2], xem hình H6. Âm dương bất đồng, lực của Thiên Phủ mạnh hơn. Hiệu ứng tương tác F=-4. Từ Tí đến Sửu tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng tương tác trên biến đổi của thời gian dF/dt = -4/1 =-4. Như vậy, dF/dt từ chỗ “gia tăng nhanh hơn nữa” đến chỗ “gia tăng chậm lại” tại Sửu. • Tại vị trí Dần, cường độ hành khí của Tử Vi là +2 [TV1] và của Thiên Phủ là -4 [TP1], xem hình H6. Âm dương bất đồng, lực của Thiên Phủ mạnh hơn. Hiệu ứng tương tác F=-2. Từ Sửu đến Dần tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng tương tác trên biến đổi của thời gian dF/dt = -2/1 =-2. Như vậy, dF/dt từ chỗ “gia tăng chậm lại” đến chỗ “gia tăng chậm hơn nữa” tại Dần. • Tại vị trí Mão, cường độ hành khí của Tử Vi là +3 [TV2] và của Thiên Phủ là -3 [TP12], xem hình H6. Âm dương ngang nhau cho nên hiệu ứng tương tác của hai hành khí là 0. Từ Dần đến Mão tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng tương tác trên biến đổi của thời gian dF/dt = 0/1 = 0. Như vậy, dF/dt không tăng không giảm tại Mão. • Tại vị trí Thìn, cường độ hành khí của Tử Vi là +4 [TV3] và của Thiên Phủ là -2 [TP11], xem hình H6. Âm dương bất đồng, lực của Tử Vi mạnh hơn. Hiệu ứng tương tác F=+2. Từ Mão đến Thìn tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng tương tác trên biến đổi của thời gian dF/dt = +2/1 =+2. Như vậy, dF/dt từ chỗ “không tăng không giảm” đến chỗ “giảm” tại Thìn. • Tại vị trí Tỵ, cường độ hành khí của Tử Vi là +5 [TV4] và của Thiên Phủ là -1 [TP10], xem hình H6. Âm dương bất đồng, lực của Tử Vi áp đảo. Hiệu ứng tương tác F=+4. Từ Thìn đến Tỵ tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng tương tác trên biến đổi của thời gian dF/dt = +4/1 =+4. Như vậy, dF/dt từ chỗ “giảm” đến chỗ “giảm nhanh” tại Tỵ. • Tại vị trí Ngọ, cường độ hành khí của Tử Vi là +6 [TV5] và của Thiên Phủ là -0 [TP9], xem hình H6. Âm dương bất đồng, lực của Tử Vi áp đảo tối đa. Hiệu ứng tương tác F=+6. Từ Tỵ đến Ngọ tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng tương tác trên biến đổi của thời gian dF/dt = +6/1 =+6. Như vậy, dF/dt từ chỗ “giảm nhanh” đến chỗ “giảm nhanh hơn” tại Ngọ. 13 Tại vị trí Mùi, cường độ hành khí của Tử Vi là +5 [TV6] và của Thiên Phủ là -1 [TP8], xem hình H6. Âm dương bất đồng, lực của Tử Vi áp đảo. Hiệu ứng tương tác F=+4. Từ Ngọ đến Mùi tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng tương tác trên biến đổi của thời gian dF/dt = +4/1 =+4. Như vậy, dF/dt từ chỗ “giảm nhanh hơn” đến chỗ “giảm chậm lại” tại Mùi. • Tại vị trí Thân, cường độ hành khí của Tử Vi là +4 [TV7] và của Thiên Phủ là -2 [TP7], xem hình H6. Âm dương bất đồng, lực của Tử Vi mạnh hơn. Hiệu ứng tương tác F=+2. Từ Mùi đến Thân tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng tương tác trên biến đổi của thời gian dF/dt = +2/1 =+2. Như vậy, dF/dt từ chỗ “giảm chậm lại” đến chỗ “giảm chậm hơn nữa” tại Thân. • Tại vị trí Dậu, cường độ hành khí của Tử Vi là +3 [TV8] và của Thiên Phủ là -3 [TP6], xem. Âm dương cân bằng. Hiệu ứng tương tác F=0. Từ Thân đến Dậu tỉ lệ biến đổi của hiệu ứng tương tác trên biến đổi của thời gian dF/dt = 0/1 =0. Như vậy, dF/dt không tăng không giảm tại Dậu. • Áp dụng cùng một qui luật đã thiết lập như đã áp dụng cho Tử Vi, chúng ta thấy Thiên Phủ: • Miếu tại Tí, Hợi; • Vượng tại Thìn, Tuất; • Đắc tại Sửu, Mùi, Dần, Thân; • Bình hòa tại Mão, Dậu; và • Hãm tại Tỵ, Ngọ. So sánh kết quả rút ra từ đường biểu diễn MVĐH của Thiên Phủ trong hình H9A với kết quả trong bảng tổng hợp ý kiến của danh gia Tử Vi trong hình H7 chúng ta chỉ tìm thấy sự đồng thuận rõ rệt tại các vị trí Mão, Dậu, Thìn, Tuất và Tí còn những vị trí khác thì không, như cho thấy trong hình H9B. 14 H9A: Đường Biểu Diễn MVĐH của Thiên Phủ So Sánh Những Vị Trí Bất Đồng Ý Kiến Với thiên kiến một “hoàng hậu” Thiên Phủ “thông minh, phúc hậu, đảm đang” nhưng không được phép cạnh tranh quyền lực với một “quân vương” Tử Vi thì các danh gia Tử Vi đã chính trị hóa môn lý số này và đã làm biến chất hai sao Tử Vi và Thiên Phủ qua cách xác định miếu, vượng, đắc, hãm thiên vị của họ. Với quan điểm của cá nhân, nếu đã chấp nhận Tử Vi và Thiên Phủ đại diện cho hai dòng hành khí âm dương đối xứng nhau qua trục Dần-Thân thì cũng phải chấp nhận cái nguyên lý âm dương vận hành tự nhiên và không thiên vị. Nếu là vậy thì cũng phải chấp nhận sự bình đẳng của hai dòng hành khí, nếu không thì làm gì có chuyện đối xứng qua trục Dần-Thân. Hai chữ đối xứng nó vốn dĩ hàm nghĩa bình đẳng trong sự tương tác. Tử Vi và Thiên Phủ chỉ là hai mặt của một đồng tiền cho nên không có mặt này quý hơn mặt kia. Hai mặt này thể hiện rõ nét trong tất cả các hình nhưng đặc biệt là hình H9A và H9B qua hai đường biểu diễn MVDH đối xứng xanh đỏ. Những nốt nhấn này có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là nếu Tử Vi miếu tại Tỵ Ngọ thì Thiên Phủ phải Miếu tại Hợi/Tí. Nó có nghĩa là khi có miếu thì cũng phải có hãm. Mà chỗ hãm của Tử Vi chính là chỗ miếu của Thiên Phủ, và ngược lại. Các danh gia đồng ý Thiên Phủ miếu tại Tí nhưng thiếu Hợi. Tại sao? Dầu là vận dụng Bát Quái, Ngũ Hành, Âm Dương hay độ số thì đều thấy một khi Thiên Phủ đã miếu ở Tí rồi thì miếu ở Hợi là hoàn toàn hợp lý, nếu không muốn nói chắc là Thiên Phủ không thể không miếu tại Hợi. Còn hai vị trí Dần Thân tại sao lại là "đột nhiên" miếu địa? Vấn đề có lẽ cũng khác với những gì đã nói khi xét nghiệm vị trí Dần Thân trên đường biểu diễn MVĐH của Tử Vi. 15 Giải Mã Hai Sao Âm Dương Trong Tử Vi - Hà Hưng Quốc trở lại: Giải Mã Hai Sao Tử Phủ Trong Tử Vi Cũng giống như Tử Vi – Thiên Phủ, cặp sao Thái Dương (TD) và Thái Âm (TA) đối xứng nhau qua trục Sửu Mùi khi được phân phối trên địa bàn của lá số. Từng vị trí đối xứng của TD–TA được liệt kê trong H11. Trong bảng liệt kê này cho thấy khi TD ở Sửu thì TA cũng ở Sửu, khi TD ở Dần thì TA ở Tí . . . lần lượt từng cặp vị trí một. H11: Vị Trí Đối Xứng Của Cặp Thái Dương - Thái Âm Phối tất cả những vị trí đối xứng lên địa bàn 12 cung của lá số thì chúng ta sẽ thấy kết quả giống như hình H12. 16 H12: Vị Trí Đối Xứng Của Cặp Thái Dương - Thái Âm Xét nghiệm nội dung H11 và H12, không khó để chúng ta nhận ra rằng hai sao Thái Dương và Thái Âm chuyển động ngược chiều nhau. Thái Dương chuyển động thuận chiều kim đồng hồ còn Thái Âm thì chuyển động ngược chiều kim đồng hồ. Chuyển đổi địa bàn 12 cung hình vuông trở về lại 12 cung hình tròn rồi cho quỹ đạo của Thái Dương [TD1 cho tới TD12] nằm ở vòng ngoài đi thuận theo chiều kim đồng hồ và cho quỹ đạo của Thái Âm [TA1 cho tới TA12] nằm ở vòng trong đi ngược chiều kim đồng hồ, chúng ta sẽ thấy kết quả giống như hình H13. Thái Dương và Thái Âm cùng nằm trên trên trục Sửu Mùi [TD1-TA1 ở Sửu và TD7-TA7 ở Mùi] còn tất cả những vị trí khác đều đối xứng qua trục SửuMùi. Thí dụ như Thái Dương ở Dần [TD2] đối xứng với Thái Âm ở Tí [TA2] qua trục SửuMùi, Thái Dương ở Mão [TD3] đối xứng với Thái Âm ở Hợi [TA3] qua trục . . . 17 H13: Vị Trí Đối Xứng Của Cặp Thái Dương -Thái Âm Nhìn vào hình H13, thêm một lần nữa không khó để chúng ta nhận ra là sự chuyển động của Thái Dương và Thái Âm khế hợp chặt chẽ và hoàn toàn với hai dòng vận hành trên Việt Dịch Đồ, hình H14. H14: Việt Dịch Đồ (Nguồn: Việt Dịch của Hà Hưng Quốc) Hai dòng vận hành này đại diện cho hai dòng hành khí, Hành Khí Âm (HKA) nằm bên trong [vòng màu xanh lá] chuyển động ngược kim đồng hồ và Hành Khí Dương (HKD) nằm bên ngoài [vòng màu đen] chuyển động thuận chiều kim đồng hồ. 18 Như chúng ta đã biết Tí là vị trí “âm cực dương sinh” còn Ngọ là vị trí “dương cực âm sinh.” Nếu chúng ta gán một con số định lượng cường độ cho HKA và HKD ở mỗi vị trí [cũng là ở mỗi thời điểm trong chu kỳ sinh hoá trên Việt Dịch Đồ] thì con số nhỏ nhất sẽ nằm tại Tí và con số lớn nhất sẽ nằm tại Ngọ cho HKD, và hoàn toàn ngược lại cho HKA. Hãy cho con số nhỏ nhất đó là số không [0] và giả dụ thêm là sự thay đổi trong cường độ của hành khí từ một vị trí này sang vị trí kế bên là tăng thêm hay giảm bớt một đơn vị cường độ, và hãy cho đơn vị cường độ đó là một [1], thì kết quả theo đó sẽ giống như hình H15. Dấu cộng [+] trước mỗi con số là để chỉ khí dương và dấu trừ [-] trước mỗi con số là để chỉ khí âm. Cường độ của HKD tăng dần từ Tí tới Ngọ và giảm dần từ Ngọ tới Tí, tăng dần từ +0 tới +6 và giảm dần từ +6 tới +0. Cường độ của HKA tăng dần từ Ngọ tới Tí và giảm dần từ Tí tới Ngọ, tăng dần từ -0 tới -6 và giảm dần từ -6 tới -0. H15: Hành Khí Của Cặp Thái Dương-Thái Âm Đối Xứng Qua Trục Sửu Mùi Hình H15 tuy là giúp cho chúng ta dễ dàng nhìn thấy sự chuyển dịch của hành khí qua từng thời điểm [vị trí], cường độ của hành khí tại mỗi thời điểm và dạng biến đổi của dòng hành khí một cách tổng quát nhưng lại không giúp cho chúng ta dễ dàng nhận ra sự đối xứng của Thái Dương và Thái Âm được mã hoá trong từng cặp TD1-TA1, TD2-TA2, TD3-TA3 . . . cho tới TD12TA12. Để làm nổi lên yếu tố đối xứng, chúng ta có thể xếp đặt lại thông tin trong hình H15 một cách khác. Và kết quả cho thấy giống như trong hình H16. 19 H16: DNA Của Cặp Thái Dương – Thái Âm Đối Xứng Qua Trục Sửu Mùi Dòng hành khí dương của sao Thái Dương và dòng hành khí âm của sao Thái Âm được trình bày dưới dạng dây sóng. Mỗi chu kỳ của dây sóng Thái Dương chuyển dịch tuần tự từ TD1 tới TD12. Mỗi chu kỳ của dây sóng Thái Âm chuyển dịch tuần tự từ TA1 tới TA12. Hai dây sóng đi ngược chiều nhau. Và mỗi điểm TDn trên dây sóng Thái Dương được nối với một điểm TAn trên dây sóng Thái Âm và chúng đối xứng nhau qua trục Sửu-Mùi. Dạng dây sóng của hai dòng hành khí được hình thành do “phiên dịch” khoảng cách giữa Thái Dương và Thái Âm ở mỗi thời điểm đối xứng qua trục Sửu-Mùi. Có nghĩa là khi Thái Dương và Thiên Phủ cùng tại Sửu thì khoảng cách TD1-TA1 là 0 độ, Thái Dương tại Dần và Thái Âm tại Tí thì khoảng cách TD2TA2 là 60 độ, Thái Dương tại Mão và Thái Âm tại Hợi thì khoảng cách TD3-TA3 là 120 độ, Thái Dương tại Thìn và Thái Âm tại Tuất thì khoảng cách TD4-TA4 là 180 độ, Thái Dương tại Tỵ và Thái Âm tại Dậu thì khoảng cách TD5-TA5 là 120 độ, Thái Dương tại Ngọ và Thái Âm tại Thân thì khoảng cách TD6-TA6 là 60 độ, Thái Dương và Thái Âm tại Mùi thì khoảng cách TD7-TA7 là 0 độ. Và chiều dài của mỗi dây nối liền một TD với một TA đại diện cho một khoảng cách vừa nói. Tưởng tượng một đường thẳng chạy từ Sửu tới Mùi ở hai đầu của dãy sóng, xuyên qua Sửu và Mùi ở giữa, và chia dãy sóng thành hai phần trên và dưới. Đường thẳng tưởng tượng này chính là trục đối xứng Sửu-Mùi. Dãy sóng của cặp Thái Dương – Thái Âm có hình dạng giống như cấu trúc DNA cho nên chúng ta tạm gọi nó là DNA của cặp Thái Dương – Thái Âm. Như chúng ta được biết, bất cứ sao nào cũng đều có vị trí miếu địa, vượng địa, đắc địa hay hãm địa cho riêng nó. Thái Dương và Thái Âm cũng không ngoại lệ. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan