Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Giải đáp ucp 1_18

.DOCX
27
470
113

Mô tả:

Công ty Ngọc Trai nhập khẩu xe máy từ công ty Yamaha ở Nhật Bản. Công ty Ngọc Trai đã yêu cầu Ngân hàng Vietcombank ( VCB ) mở L/C (L/C có giá trị trả sau), và đã được VCB chấp nhận mở L/C và mở L/C. Công ty Yamaha đã thực hiện giao hàng đúng thời hạn, cũng như xuất trình Bộ chứng từ hợp lệ và yêu cầu Ngân hàng VCB thanh toán theo như L/C. Ngân hàng đã cam kết sẽ thanh toán. Sau khi nhận bộ chứng từ, VCB đã yêu cầu công ty Ngọc Trai thanh toán để nhận bộ chứng từ, nhưng lúc này công ty Ngọc Trai đã bị phá sản không thể thanh toán cho bộ chứng từ. Điều đó có nghĩa là hợp đồng thương mại đã không thể tiếp tục vì một bên tham gia trong hợp đồng đã không thể thực hiện nghĩa vụ của mình. TÌNH HUỐNG 1: Vậy trong trường hợp này, ngân hàng VCB có thanh toán cho công ty Yamaha khi đến hạn hay không? Giải quyết : Áp dụng điều 4 khoản a UCP 600 , “Thư tín dụng về bản chất là những giao dịch độc lập với hợp đồng thương mại hay các hợp đồng khác mà có thể là cơ sở cho thư tín dụng…..”  NH không có ràng buộc gì với HĐ thương mại nên việc thanh toán của NH độc lập với yêu cầu Ng xin mở L/C, dù người xin mở phá sản NH vẫn phải thanh toán cho giá trị bức L/C TÌNH HUỐNG 2: Tuy nhiên, giả sử nguyên nhân dẫn đến cty Ngọc Trai phá sản được phát hiện là do lô hàng xe nhập từ công ty Yamaha về kém chất lượng nên cty Ngọc Trai phải bán đại hạ giá. Cty Ngọc Trai đã báo trước cho VCB không thanh toán cho Yamaha nhưng VCB vẫn thanh toán, vì thế cty Ngọc Trai đâm đơn kiện VCB vì nghi ngờ VCB đã chưa làm tròn nhiệm vụ trong việc kiểm tra xác thực chứng từ dẫn đến nhập phải lô hàng kém chất lượng. Giải quyết :Theo điều 4 khoản a UCP 600 : “Sự cam kết của một ngân hàng về việc thanh tóan, thương lượng thanh tóan hoặc thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào khác trong tín dụng không phụ thuộc vào các khiếu nại hoặc khiến cáo của người yêu cầu phát hành tín dụng phát sinh từ các quan hệ của họ với ngân hàng phát hàng hoặc người thụ hưởng.” Trong t/h này dù Cty Ngọc Trai đã báo trước cho VCB không thanh toán cho Yamaha , VCB có quyền không đồng ý ,kể cả khi có dẫn chiếu HĐ TM vào L/C Do tính độc lập của L/C dự phòng và HĐTM nên trách nhiệm của NH không bị ảnh hưởng bởi tranh chấp xảy ra . Ngay khi bên XK giao hàng và xuất trình chứng từ hợp lệ thì NH không có quyền từ chối thanh toán , ngay cả khi bên XK vi phạm HĐ  Việc cty Ngọc Trai kiện VCB là sai TÌNH HUỐNG 3: vậy còn chuyện VCB có trách nhiệm gì trong việc lô hàng xe máy này kém phẩm chất hay chẳng hạn chứng từ đã bị làm giả so với thực tế hay không? Giải quyết tình huống : Lô hàng kém phẩm chất : Áp dụng điều 4 khoản a UCP 600 , “Thư tín dụng về bản chất là những giao dịch độc lập với hợp đồng thương mại hay các hợp đồng khác mà có thể là cơ sở cho thư tín dụng.NH không có ràng buộc gì với hợp đồng như vậy , ngày cả khi trong thư tín dụng có dẫn chiếu đến hợp đồng này.”  VCB không có trách nhiệm gì về việc lô hàng xe máy này kém phẩm chất vì đây là mối quan hệ giữa người xin mở và người hưởng , không có liên quan gì tới NH Chứng từ bị làm giả so với thực tế : Theo điều 34 UCP 600 : “ NH không chịu trách nhiệm về hình thức , sự đầy đủ , tính chính xác , chân thật , sự giả mạo , hoặc hiệu lực pháp lí của bất kì chứng từ nào hoặc những điều kiện chung hoặc riêng qui định trong một chứng từ hoặc ghi thêm vào các chứng từ đó….” VCB cũng không có trách nhiệm vềề việc chứng từ b ị làm gi ả so v ới th ực tềế TÌNH HUỐNG 4: Giả sử tronsg trường hợp vì tính độc lập của L/C và hợp đồng thương mại như trên, mà cty Ngọc Trai muốn đính kèm hợp đồng thương mại với đơn xin mở LC thì liệu có làm cho tính đảm bảo an toàn tăng lên không? Giải quyết : Theo điều 4 khoản b UCP 600 “Một NH phát hành ko khuyến khích bất kì cố gắng nào của ng xin mở để đưa ra những bản HĐ tiềm ẩn , HĐ tạm vào nhũng cái tương tự như vậy vào thư tín dụng như 1 bộ phận ko thể tách rời”. Vậy đính kèm HĐTM với đơn xin mở L/C ko làm tăng tính đảm bảo vì HĐ thương mại và L/C là độc lập với nhau Cty Trai Đẹp nhập khẩu hàng từ Cty P’Nam (Thái Lan), L/C do ngân hàng VCB phát hành cho công ty xuất nhập khẩu P’Nam mới thành lập ở Thái Lan, quy định có giá trị thanh toán tại ngân hàng ANZ chi nhánh Thái Lan. Và trên quan điểm của công ty P’Nam họ cho rằng L/C này chỉ có giá trị thanh toán tại ANZ mà thôi, các ngân hàng khác bao gồm cả ngân hàng VCB đều không có trách nhiệm gì về việc thanh toán cho bộ chứng từ hợp lệ. Chính vì vậy họ rất lo lắng vì nghĩ rằng nếu như khi xuất trình chứng từ mà ngân hàng ANZ bị mất khả năng thanh toán thì sẽ không nhận được số tiền thanh toán cho lượng hàng đã giao. Hỏi công ty P’Nam nghĩ vậy có đúng không? Tại sao ? Giải quyết tình huống : Theo điều 7 ,khoản c UCP 600 : “Ngân hàng phát hành cam kết hoàn trả tiền cho một ngân hàng chỉ định mà ngân hàng này đã thanh toán hoặc đã thương lượng thanh toán cho một xuất trình phù hợp và đã chuyển giao các chứng từ cho ngân hàng phát hành” Cũng theo điều 5 ,khoản a mục (ii) : a. Với điều kiện là các chứng từ quy định được xuất trình tới ngân hàng chỉ định hoặc tới ngân hàng phát hành và với điều kiện việc xuất trình là phù hợp, ngân hàng phát hành phải thanh toán nếu tín dụng có giá trị thanh toán bằng cách: ( ii) trả tiền ngay với một ngân hàng chỉ định và ngân hàng chỉ định đó không trả tiền. Và theo điều 13 ,khoản c. Ngân hàng phát hành không được miễn bất cứ nghĩa vụ nào của mình về hoàn trả tiền, nếu ngân hàng hoàn trả không trả được tiền khi có yêu cầu đầu tiên. Trong trường hợp này , công ty P’Nam nghĩ vậy là sai vì dù NH ANZ có mất khả năng thanh toán thì việc thanh toán vẫn đảm bảo bởi NH phát hành vì đó là cam kết thanh toán thư tín dụng của họ . TÌNH HUỐNG 5: Giả sử sau khi tiến hành gửi hàng cho Cty Trai đẹp, Cty P’Nam mang bộ chứng từ và Hối phiếu có ký phát cho công ty Trai Đẹp (đòi tiền công ty trai đẹp) đến ngân hàng ANZ thanh toán. Vậy Bộ chứng từ này có được chấp nhận thanh toán hay không? Giải quyết : BCT ko được chấp nhận thanh toán do không hợp lệ theo điều 6 khoản c : “ Một tín dụng không được phát hành có giá trị thanh toán bằng một hối phiếu ký phát đòi tiền người yêu cầu” Trong trường hợp này, Công ty P’Nam nên sửa đổi L/C thành “available at draft drawn on the issuing bank” để chuyển nghĩa vụ thanh toán L/C từ người xin mở sang NH phát hành TÌNH HUỐNG 6: Giả sử L/C do ngân hàng VCB phát hành cho công ty P’Nam trên, có sự xác nhận của ngân hàng HSBC, chi nhánh Thái Lan. ngoài ra trong L/C còn quy định rằng nó có giá trị thanh toán tại ngân hàng Standard Chartered, chi nhánh Thái Lan. vậy khi xuất trình bộ chứng từ công ty nên xuất trình chứng từ cho ngân hàng nào? Giải quyết trình huống : Công ty nên xuất trình chứng từ cho ngân hàng được chỉ định thanh toán là ngân hàng Standard Chartered, chi nhánh Thái Lan vì theo Điều 18 khoản c : “Ngân hàng xác nhận cam kết hoàn trả tiền cho một ngân hàng chỉ định khác mà ngân hàng hàng này đã thanh toán hoặc đã thương lượng thanh toán cho một xuất trình phù hợp và đã chuyển giao các chứng từ cho ngân hàng xác nhận. Việc hoàn trả số tiền của một xuất trình phù hợp thuộc một tín dụng có giá trị thanh toán bằng chấp nhận hoặc trả tiền sau là vào lúc đáo hạn, dù ngân hàng chỉ định đã trả tiền trước hoặc đã mua trước khi đến hạn. Cam kết của ngân hàng xác nhận hoàn trả tiền cho một ngân hàng chỉ định là độc lập với cam kết của ngân hàng xác nhận đối với người thụ hưởng” NH xác nhận sẽ cam kết hoàn trả tiền cho NH chỉ định sau khi NH chỉ định đã thanh toán nên công ty phải nộp đơn cho NH chỉ định thanh toán trước TÌNH HUỐNG 7: Một thư tín dụng được phát hành vào ngày 1/6/2012, có quy định ngày hết hạn hiệu lực là ngày 28/7/2012 nhưng lại không quy định ngày hết hạn xuất trình chứng từ. Hỏi L/C này có hợp lệ không khi mà trong điều 6 khoản d(i) UCP 600 có quy định: thư tín dụng phải quy định ngày hết hạn để xuất trình chứng từ ? Giải quyết tình huống :L/C vẫn hợp lệ cho dù không qui định ngày hết hạn xuất trình chứng từ nhưng có có quy định ngày hết hạn hiệu lực là ngày 28/7/2012 vì theo điều 6 khoản (i) UCP 600 cũng qui định Ngày hết hạn thanh toán hoặc thương lượng thanh toán sẽ được coi là như ngày hết hạn xuất trình. TÌNH HUỐNG 8: L/C có quy định: Chứng từ phải xuất trình trước ngày 1/8/2012 Ngày hết hiệu lực của L/C là ngày 15/8/2012 Vậy người thụ hưởng L/C phải xuất trình chứng từ vào ngày nào ? Giải quyết :Khoản d ,mục I điều 6 Ngày hết hạn hiệu lực cho thanh toán hoặc chiết khấu sẽ được coi là ngày hết hạn để xuất trình chứng từ . Cũng theo điều 6 khoản e “ Việc xuất trình …. Phải được thực hiện trước hoặc vào ngày hết hạn .  Trong trường hợp này , Ng thụ hưởng phải xuất trình chứng từ trước hoặc vào ngày 15/8 TÌNH HUỐNG 9: Tập đoàn VN Airline nhập 100 chiếc máy bay từ Hãng Boeing và yêu cầu Eximbank mở L/C đến Boeing. Ngân hàng chỉ định thanh toán là ngân hàng HSBC chi nhánh tại Mỹ và đã được chấp nhận. Sau khi giao hàng thì Boeing lập bộ chừng từ gởi đến NH HSBC để thanh toán nhưng HSBC từ chối thanh toán. Hỏi Boeing có thể đến NH nào để được thanh toán? Hỏi Boeing có thể đến NHPH Eximbank để thanh toán vì theo điều 7 khoản a UCP 600 : a. Với điều kiện là các chứng từ quy định được xuất trình tới ngân hàng chỉ định hoặc tới ngân hàng phát hành và với điều kiện việc xuất trình là phù hợp, ngân hàng phát hành phải thanh toán nếu tín dụng có giá trị thanh toán bằng cách: i. trả tiền ngay, trả tiền về sau hoặc chấp nhập với ngân hàng phát hành; ii. trả tiền ngay với một ngân hàng chỉ định và ngân hàng chỉ định đó không trả tiền. iii. trả tiền sau với một ngân hàng chỉ định và ngân hàng chỉ định đó không cam kết trả tiền sau hoặc đã cam kết trả tiền sau nhưng không trả tiền khi đáo hạn; iv. chấp nhận với một ngân hàng chỉ định và ngân hàng chỉ định đó không chấp nhận một hối phiếu ký phát đòi tiền nó hoặc đã chấp nhận hối phiếu đòi tiền nhưng không trả tiền khi đáo hạn; hoặc v. thương lượng với một ngân hàng chỉ định và ngân hàng chỉ định đó không thương lượng thanh tóan.  Nếu NH chỉ định không thanh toán thì Người xin mở có thể đòi tiền NHPH TÌNH HUỐNG 10: (dựa theo thông tin TH 9) Eximbank sau khi chấp nhận mở L/C và đã hoàn thành các thủ tục mở L/C thì nhận thấy có căn cứ là tập đoàn VN Airline không đủ khả năng thanh toán và hủy bỏ L/C đó. Hỏi Eximbank có quyền làm vậy không? Giải quyết: Eximbank không có quyền làm vậy vì theo điều 2 UCP 600 qui định : “Thư tín dụng là một thỏa thuận, dù cho được mô tả hoặc đặt tên như thế nào, nhưng không thể hủy bỏ và do đó là một cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành về việc thanh tóan cho một xuất trình phù hợp.” TÌNH HUỐNG 11: Tập đoàn VN Airline nhập 100 chiếc máy bay từ Hãng Boeing của Mỹ và yêu cầu lập 1 L/C. L/C do Eximbank phát hành có ngày hết hiệu lức thanh toán là ngày 30/9/2013, thanh toán sau 15 ngày và Ngân hàng chỉ định là ngân hàng HSBC chi nhánh tại Mỹ. Ngày 22/9/2013 thì Boeing đem chứng từ đến yêu cầu thanh toán và NH HSBC đã chấp nhận thanh toán trước cho Hãng Boeing vào ngày 2/10/2013. Hỏi Eximbank phải thanh toán cho NH HSBC vào ngày nào? Giải quyết : Eximbank phải thanh toán cho NH HSBC vào ngày đáo hạn tức là ngày 15/10/2013 vì theo điều 7 khoản c UCP 600 qui định : “Ngân hàng phát hành cam kết hoàn trả tiền cho một ngân hàng chỉ định mà ngân hàng này đã thanh toán hoặc đã thương lượng thanh toán cho một xuất trình phù hợp và đã chuyển giao các chứng từ cho ngân hàng phát hành. Việc hoàn trả số tiền của một xuất trình phù hợp thuộc một tín dụng có giá trị thanh toán bằng chấp nhận hoặc trả tiền sau là vào lúc đáo hạn, dù cho ngân hàng chỉ định đã trả tiền trước hoặc đã mua trước khi đến hạn” TÌNH HUỐNG 12: Tập đoàn VN Airline nhập 100 chiếc máy bay từ Hãng Boeing và yêu cầu Eximbank mở L/C đến Boeing. Ngân hàng chỉ định là ngân hàng HSBC chi nhánh tại Mỹ và NH JPMorgan xác nhận . Sau khi giao hàng thì Boeing lập bộ chừng từ gởi đến NH HSBC để thanh toán nhưng HSBC từ chối thanh toán. Hỏi ngoài NH phát hành là Eximbank thì Boeing có thể đến NH nào để được thanh toán? Giải quyết : Ngoài NH phát hành là Eximbank thì Boeing có thể đến NH xác nhận NH JPMorgan để thanh toán dựa theo điều 8 khoản a mục (i) và khoản b UCP 600 qui định a. Với điều kiện là các chứng từ quy định được xuất trình đến ngân hàng xác nhận hoặc đến bất cứ một ngân hàng chỉ định nào khác và với điều kiện việc xuất trình là phù hợp, ngân hàng xác nhận phải: i. thanh toán, nếu tín dụng có giá trị thanh toán, bằng cách: - trả tiền ngay, trả tiền sau hoặc chấp nhận thanh toán với ngân hàng xác nhận. - trả tiền ngay với một ngân hàng chỉ định khác và ngân hàng chỉ định đó không trả tiền. - trả tiền sau với một ngân hàng chỉ định khác và ngân hàng chỉ định đó không cam kết trả tiền sau hoặc có cam kết trả tiền sau, nhưng không trả tiền khi đáo hạn. - chấp nhận với một ngân hàng chỉ định khác và ngân hàng chỉ định đó không chấp nhận hối phiếu đòi tiền nó hoặc có chấp nhận, nhưng không trả tiền khi đáo hạn. - thương lượng thanh toán với một ngân hàng chỉ định khác và ngân hàng chỉ định đó không thương lượng thanh toán. b. Ngân hàng xác nhận bị ràng buộc không thể hủy bỏ đối với việc thanh toán hoặc thương lượng thanh toán kể từ khi ngân hàng đó thực hiện xác nhận tín dụng.  Khi NH thanh toán ko đồng ý thanh toán , công ty có thể đến NH xác nhận để thanh toán trong trường hợp bộ chứng từ hợp lệ TÌNH HUỐNG 13: Tập đoàn VN Airline nhập 100 chiếc máy bay từ Hãng Boeing của Mỹ và yêu cầu lập 1 L/C. L/C do Eximbank phát hành có ngày hết hiệu lức thanh toán là ngày 30/9/2013, thanh toán sau 15 ngày và Ngân hàng chỉ định là ngân hàng HSBC chi nhánh tại Mỹ, NH JPMorgan đã xác nhận. Ngày 22/9/2013 thì Boeing đem chứng từ đến yêu cầu thanh toán và NH HSBC đã chấp nhận thanh toán trước cho Hãng Boeing vào ngày 2/10/2013. Hỏi NH JPMorgan phải thanh toán cho NH HSBC vào ngày nào? Giải quyết : Theo diều 8 khoản c, UCP 600 : “ Việc hoàn trả số tiền của BCT hợp lệ xuất trình theo TTD có giá trị bằng chấp nhận hay trả sau được thực hiện vào ngày đến hạn cho dù NHCĐ có trả tiền trước hay mua vào trước ngày đáo hạn hay không” NH JPMorgan phải thanh toán cho NH HSBC vào ngày 15/10 /2013 Dựa theo hợp đồng thương mại đã ký kết, công ty ABC gửi đơn yêu cầu mở L/C đến ngân hàng CitiBank. Sau khi xem xét các chứng từ có liên quan, CitiBank tiến hành mở L/C và gửi cho người thụ hưởng là công ty XYZ thông qua ngân hàng thông báo Vietinbank, L/C quy định có giá trị thanh toán và đã được sự xác nhận của Vietcombank. TÌNH HUỐNG 14 Sau khi giao hàng, công ty XYZ mang bộ chứng từ đến Vietinbank yêu cầu thanh toán nhưng ngân hàng này không chấp nhận. Vậy Vietinbank làm vậy là đúng hay sai ? Vì sao ? Vietinbank làm vậy là đúng vì theo điều 9 khoản a UCP 600 :Một NH thông báo mà ko phải là NH xác nhận thông báo thư tín dụng và tu chỉnh mà ko có nghĩa vụ thanh toán hay chiết khấu TÌNH HUỐNG 15 Theo sự thỏa thuận công ty ABC và XYZ, CityBank phát hành 1 bản tu chỉnh mới đối với L/C đã mớ trước đó, và lần này CitiBank gởi về ngân hàng Đại Tín nhờ ngân hàng này thông báo đến công ty XYZ. Đúng hay sai? Citibank làm vậy là sai vì theo điều 9 khoản d qui định : Ngân hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng thông báo thứ hai để thông báo tín dụng thì cũng phải sử dụng các ngân hàng đó để thông báo các sửa đổi của tín dụng.  Citibank phải nhờ Viettin bank thông báo TÌNH HUỐNG 16 Nếu ở trường hợp TH 15, CitiBank vẫn sử dụng ngân hàng ViettinBank để nhờ thông báo bản tu chỉnh, nhưng khi gởi về thì Viettin từ chối thông báo. ViettinBank làm vậy đúng hay sai? ViettinBank có thể làm như vậy vì theo điều 9 khoản e qui định : Nếu một ngân hàng được yêu cầu thông báo tín dụng hoặc sửa đổi nhưng quyết định không làm việc đó, thì nó phải thông báo không chậm trễ cho ngân hàng mà từ đó đã nhận được tín dụng, sửa đổi hoặc thông báo. TÌNH HUỐNG 17 Nếu trường hợp ViettinBank nhận được bức L/C nhưng lại không thể kiểm tra tính chân thật bề ngoài của nó thì phải làm thế nào? Theo điều 9 khoản f , UCP qui định : Nếu một ngân hàng được yêu cầu thông báo tín dụng hoặc sửa đổi, nhưng tự nó không có thể thỏa mãn về tính chân thật bề ngoài của tín dụng, của sửa đổi hoặc của thông báo, thì nó phải thông báo không chậm trễ cho ngân hàng mà từ đó đã nhận được chỉ thị. Dựa theo hợp đồng thương mại đã ký kết, công ty ABC gửi đơn yêu cầu mở L/C đến ngân hàng CitiBank. Sau khi xem xét các chứng từ có liên quan, CitiBank tiến hành mở L/C và gửi cho người thụ hưởng là công ty XYZ thông qua ngân hàng thông báo Vietinbank, L/C quy định có giá trị thanh toán và đã được sự xác nhận của Vietcombank. TÌNH HUỐNG 18: Sau khi gởi bức L/C thì có một vài chỉnh sửa theo yêu cầu của công ty ABC, vì vậy CitiBank đã phát hành bản sửa đổi về cho công ty XYZ mà không thông báo cho VietcomBank. Sau khi giao hàng, công ty XYZ đem bộ chứng từ tới yêu cầu thanh toán nhưng VietcomBank không chấp nhận. Hỏi Vietcom làm vậy có đúng không? Giải quyết : Vietcombank làm vậy là đúng vì dựa theo điều 10 khoản a , UCP 600 “ Trừ khi có quy định khác tại điều 38, một tín dụng không thể sửa đổi cũng như không thể hủy bỏ mà không có sự thỏa thuận của ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận( nếu có) và của người thụ hưởng.” Trong trường hợp này tu chỉnh đã được NH phát hành và người thụ hưởng đồng ý nhưng NH xác nhận VCB lại ko hề được ho biết về sự tu chỉnh và cũng chưa hề đồng ý nên tu chỉnh này hiển nhiên không có hiệu lực , Vì vậy BCT mà công ty XYZ xuất trình đối với XCB là không hợp lệ và NH này có thể ko thanh toán TÌNH HUỐNG 19 Nếu ở trường hợp TH 18, CitiBank gởi bản sửa đổi cho công ty XYZ và cũng thông báo cho VietcomBank, nhưng khi XYZ đem bộ chứng từ đến thì Vietcom từ chối thanh toán vì lí do Citibank đã hủy bỏ bảng chỉnh sửa lúc đó và Vietcom cũng đã xác nhận. Hỏi vietcom làm vậy đúng không? Giải quyết : Ở đây cả VCB và Citibanks đều không đúng vì theo điều 10 khoản b UCP 600 có qui định : NH phát hành bị ràng buộc không hủy ngang bởi 1 tu chỉnh kể từ khi nó phát hành tu chỉnh đó . NH xác nhận có thể xác nhận cho một tu chỉnh và nó bị ràng buộc không hủy ngang kể từ khi nó xác nhận tu chỉnh đó Do đó Citibank và VCB không thể hủy ngang bản tu chỉnh khi chưa có sự đồng ý của người thụ hưởng TÌNH HUỐNG 20 Giá trị bản L/C cũ là 650.000 USD, bản L/C đã sửa đổi có giá trị mới là 700.000 USD. Bản sửa đổi này đã được ABC và XYZ chấp nhận, Vietcom cũng chấp nhận thông báo sửa đổi nhưng không xác nhận và cũng đã báo cho Citibank. Hỏi khi XYZ đem bộ chứng từ đến yêu cầu thanh toán thì sẽ nhận được giá trị bao nhiêu? Giải quyết : Tình huống ở đây không rõ ràng vì không nêu rõ XYZ đem bộ chứng từ này đến NH nào để thanh toán nên ta đặt giả thiết 2 trường hợp như sau : -Nếu công ty XYZ gửi bản L/C đến ABC để thanh toán thì công ty XYZ sẽ nhận được số tiền là 700.000 USD do ACB đã đồng ý chấp nhận - Nếu ABC mất khả năng thanh toán khi công ty XYZ xuất trình BCT tại nó thì lúc này công ty XYZ phải mang bộ chứng từ đến NH xác nhận để yêu cầu thanh toán . Giả sử BCT hợp lệ thì có thể dựa vào điều 10 khoản b UCP600 “Tuy nhiên NH xác nhận cũng có thể quyết định thông báo 1 tu chỉnh mà không mà ko xác nhận nó và nếu như vậy nó phải thông báo không chậm trễ cho người phát hành và người thụ hưởng trên thông báo của mình”  NH VCB chấp nhận thông báo nhưng không sử đổi là đúng , Kế đến là số tiền người thụ hưởng nhận được.Vì VCB chỉ đồng ý nhưng không xác nhận tu chỉnh , tức là VCB không xác nhận cho số tiền 50.000 USD tăng thêm . Vì vậy khi XYZ mang BCT đến NH VCB yêu cầu thanh toán thì NH chỉ thanh toán cho phần giá trị mà mình đã xác nhận ở trên L/C là 650.000  XYZ nhận từ VCB có 650 .000 mà thôi TÌNH HUỐNG 21 Ngân hàng Citibank đã phát hành một thư tín dụng vào ngày 2/3/2012 gửi cho công ty XYZ thông qua ngân hàng Vietinbank, có sự xác nhận của Vietcombank. Sau đó công ty ABC đã yêu cầu Citibank tu chỉnh L/C, ngân hàng này đã đồng ý tu chỉnh và đã gửi tu chỉnh cho công ty XYZ vào ngày 10/3/2012. Đến ngày 30/3/2014 công ty XYZ đã thông báo chấp nhận tu chỉnh. L/C hết hạn hiệu lực vào ngày 29/4/2014 và yêu cầu xuất trình chứng từ sau 20 kể từ ngày giao hàng. Vậy tu chỉnh bắt đầu có hiệu lực từ lúc nào ? Giải quyết : Theo điều 10 khoản f , của UCP 600 “ Một qui định trong tu chỉnh rằng tu chỉnh sẽ có hiệu lực trừ khi bị người thụ hưởng từ chối trong 1 TG nhất định sẽ bị bỏ qua” Từ ngày 10/3 đến 30 /3 người thụ hưởng chưa chấp nhận tu chỉnh nên sẽ vị bỏ qua thời gian này , đến ngày 30 /3 khi người thụ hưởng chấp nhận tu chỉnh thì tu chỉnh sẽ có hiệu lực từ đây …. Một L/C do ngân hàng phát hành HSBC quy định trả bằng phương thức trả sau tại ngân hàng được chỉ định Eximbank. Vào ngày 3/2/2014 người thụ hưởng đã mang bộ chứng từ đến Eximbank yêu cầu ngân hàng chấp nhận thanh toán.Ngân hàng Eximbank kiểm tra thấy rằng bộ chứng từ hợp lệ nên đã ký chấp nhận hối phiếu.Ngày đáo hạn hối phiếu là 30/5/2014. Đến ngày 15/5/2014, người thụ hưởng yêu cầu Eximbank thực hiện chiết khấu hối phiếu và bộ chứng từ mà Eximbank đã ký chấp nhận trước đó. TÌNH HUỐNG 22: Hỏi trong trường hợp này Eximbank có quyền thực hiện việc chiết khấu theo yêu cầu của người thụ hưởng hay không hay không? Giải quyết :Theo điều 12, khoản a qui định : “Trừ phi ngân hàng chỉ định là ngân hàng xác nhận việc ủy quyền thanh toán hay chiết khấu không bắt buộc ngân hàng chỉ định đó phải thanh toán hoặc chiết khấu, trừ khi được NH chỉ định đó thỏa thuận rõ ràng và có liên lạc với người thụ hưởng” Eximbank là NH chỉ định chứ không phải là NH xác nhận nên không bắt buộc nó phải thanh toán hay chiết khấu , nên nó có thể thực hiện hay không thực hiện Nếu vào ngày 15/5/2014 người thụ hưởng mang hối phiếu đã được ngân hàng Eximbank ký chấp nhận thanh toán đến ngân hàng thông báo là Vietcombank thì ngân hàng Vietcombank có quyền chiết khấu hối phiếu cho người thụ hưởng hay không? Giải quyết : Theo điều 9 khoản a UCP 600 Ngân hàng thông báo, nhưng không phải là ngân hàng xác nhận, thông báo tín dụng và tu chỉnh mà không có nghĩa vụ thanh toán hoặc chiết khấu . NH VCB không có quyền chiết khấu chiết khấu hối phiếu cho người thụ hưởng TÌNH HUỐNG 23: (dựa trên thông tin câu TH 22) Ngân hàng Eximbank (không phải là ngân hàng xác nhận) đã kiểm tra bộ chứng từ do người thụ hưởng xuất trình và kết luận bộ chứng từ phù hợp với qui định trong L/C, sau đó chuyển bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành. Ngân hàng phát hành kiểm tra tìm thấy sự sai biệt với qui định trong L/C và trả lại chứng từ. Khi ngân hàng chỉ định nhận lại chứng từ L/C đã hết hạn.Người thụ hưởng khiếu nại với ngân hàng chỉ định và yêu cầu thanh toán vì chính ngân hàng được chỉ định này trước đây đã xác định bộ chứng từ là phù hợp. Hỏi ngân hàng chỉ định có trách nhiệm phải thanh toán hay không? Giải quyết : Theo điều 12 khoản c UCP600 : “Việc tiếp nhận hay kiểm tra và chuyển chứng từ của NH được chỉ định mà NH này ko phải là NH xác nhận thì ko bắt buộc NH chỉ định đó phải thanh toán hoặc chiết khấu” Eximbank chỉ là NH chỉ định nên ko bắt buộc phải thanh toán cho người thụ hưởng TÌNH HUỐNG 24: (dựa trên thông tin câu TH 22) Ngân hàng hoàn trả: Viettinbank Sau khi thực hiện thanh toán cho công ty về bộ chứng từ hợp lệ, Eximbank đã chuyển bộ chứng từ vể cho ngân hàng HSBC đồng thời cũng gửi một bức điện đến ngân hàng Viettinbank để yêu cầu hoàn trả. Nhưng lúc này Viettinbank vì một vài sự cố tài chính nên không thể hoàn trả cho Eximbank. Hỏi trong trường hợp đó ngân hàng nào sẽ hoàn trả cho Eximbank? Và các khoản thiệt hại của Eximbank do nhận được tiền hoàn trả trễ sẽ do ngân hàng nào chịu trách nhiệm? Giải quyết : Nếu việc hoàn trả được qui định tại NH chỉ đinh Eximbank đòi tiền một bên khác (NH trả tiền ) thì thư tín dụng phải qui định việc hoàn trả có tuân theo luật hoàn trả liên NH của ICC hay không ? TH1: Nếu có , áp dụng theo luật hoàn trả liên NH của ICC TH2: Nếu không , thì : Theo điều 13 , khoản c , UCP 600 qui định : “Một NH phát hành không được miễn trừ trách nhiệm nào trong việc thanh toán nếu như việc hoàn trả không được NH trả tiền trong yêu cầu đầu tiên” Trong trường hợp trên , thì NH phát hành HSBC sẽ là ngân hàng hoàn trả cho Eximbank trong trường hợp NH hoàn trả ko trả tiền Cũng theo điều 13 ,khoản b , mục (iii) qui định : “Ngân hàng phát hành sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại về tiền lãi và mọi chi phí phát sinh, nếu việc hòan trả tiền không được thực hiện theo yêu cầu đầu tiên của ngân hàng hòan trả tiền khi chứng từ phù hợp với các điều kiện , điều khoản của thư tín dụng” NH phát hành HSBC sẽ phải thanh toán các khoản thiệt hại cho NH chỉ định Eximbank TÌNH HUỐNG 25: Trong L/C có yêu cầu các chứng từ: 3/3 Original signed commercial invoice 3/3 Original certificate of origin issued. Full set (3/3) clean on board Ocean Bill of lading. Đã bốc hàng lên tàu và thông báo cho người đề nghị mở LC. Khi xuất trình Bộ chứng từ đến ngân hàng được chỉ định, ngoài những chứng từ nêu trên, còn có 1 chứng từ khác: “Detailed Packing List Issued by Beneficiary”. Nhưng chứng từ này bất hợp lệ. Ngân hàng được chỉ định sẽ xử lý như thế nào ? a/ Bộ chứng từ bất hợp lệ, do BCT xuất trình không đúng với L/C b/ Bỏ qua Chứng từ đó, có thể gửi trả cho người xuất trình, đồng thời ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán hoặc chiết khấu nếu Bộ chứng từ hợp lệ. c/ Yêu cầu người xuất thụ hưởng xuất trình BCT khác. d/ Cả 3 ý đều sai. Giải quyết : Theo điều 14,UCP 600 qui định “Một chứng từ được xuất trình nhưng thư tín dụng không yêu cầu thì sẽ bị bỏ qua và có thể gửi trả lại cho người xuất trình” NH chỉ định sẽ bỏ qua Chứng từ đó, có thể gửi trả cho người xuất trình, đồng thời ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán hoặc chiết khấu nếu Bộ chứng từ hợp lệ.ĐÁP ÁN B TÌNH HUỐNG 26: Công ty XYZ , Tp Hồ Chí Minh, VN xuất khẩu một lô hàng áo thun cho công ty Y, Tokyo, Nhật Bản. Công ty yêu cầu HSBC tại Nhật mở một L/C với nội dung sau: Date of Issue: 110726 Date of Expiry: 110910 Latest Date of Shipment: 110820 Công ty X giao hàng vào ngày 18/8/2011. Và đến ngày 9/9/2011 thì xuất trình bộ chứng từ cho 1 ngân hàng được chỉ định ở Việt Nam. Việc xuất trình Bộ chứng từ trên có được xem là hợp lệ không ? Giải thích. Giải quyết : Việc xuất trình Bộ chứng từ trên có được xem là hợp lệ vì theo điều 6 ,khoản d, mục (i) : “Ngày hết hạn hiệu lực cho thanh toán hay chiết khấu sẽ được coi là ngày hết hạn để xuất trình chứng từ” CT X xuấết trình ngày 9/9 trước ngày 10/9 nền hợp lệ TÌNH HUỐNG 27: Ta có một số dữ liệu sau đây: L/C quy định: Sữa Tươi Vinamilk Hóa đơn thương mại: Sữa Tươi Vinamilk_Hộp 180ml Phiếu đóng gói: Sữa Tươi Bộ chứng từ trên có hợp lệ không ? Giải thích. Bộ chứng từ trên không hợp lệ vì : Hóa đơn thương mại : Theo điều 18 ,khoản 1 ,mục (i) : “phải thể hiện do người thụ hưởng phát hành” Theo điều 18 khoản c : “ Mô tả hàng hóa dịch vụ hay các giao dịch khác trong HĐ thương mại phải mô tả hàng hóa trong thư tín dụng Theo điều 14 ,khoản e : “ Những chứng từ không phải là HĐ thương mại , phần mô tả hành hóa ,dịch vụ hay những giao dịch khác có thể nêu chung chung nhưng không được mâu thuẫn với mô tả trong thư tín dụng Trường hợp này có các lỗi sau : -Hóa đơn thương mại không ghi rõ người thụ hưởng phát hành -Việc qui định mô tả hàng hóa trong L/C và hóa đơn thương mại không đồng nhất . - Việc mô tả hàng hóa ở phiếu đóng gói mâu thuẫn với thư tín dụng do không ghi loại sữa nào …. TÌNH HUỐNG 28: Một L/C có nội dung như sau: Form of Documentary Credit : Irrevocable (trả ngay) Currency Code, Amount: USD 50,000. Partial Shipments: Allowed Available with...By...: Any Bank. Documents required: 3/3 Original signed commercial invoice 3/3 Original certificate of origin issued. Full set (3/3) clean on board ocean bill of lading. Packing list Người thụ hưởng đã mang bộ chứng từ đi xuất trình tại Vietcombank. NH này sau khi kiểm tra, quyết định chiết khấu miễn truy đòi. Sau đó, Vietcombank xuất trình BCT đòi tiền NH Eximbank. NH Eximbank sau khi kiểm tra và gửi thông báo từ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan