Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giá vàng và các góc nhìn...

Tài liệu Giá vàng và các góc nhìn

.PDF
59
196
129

Mô tả:

1 Mục lục Danh mục từ viết tắt ................................................................................................................................................................ 3 CHƢƠNG 1: Lời mở đầu........................................................................................................................................................ 4 CHƢƠNG 2: Giới thiệu bài nghiên cứu ................................................................................................................................. 5 CHƢƠNG 3: Mô hình đa nhân tố ........................................................................................................................................... 5 3.1 Mục đích áp dụng mô hình đa nhân tố .......................................................................................................................... 5 3.2 Mô hình đa nhân tố ....................................................................................................................................................... 6 3.2.1 Bộ dữ liệu ............................................................................................................................................................... 6 3.2.2 Vai trò của các biến độc lập ................................................................................................................................... 6 3.3 Kết quả hồi quy ............................................................................................................................................................. 8 3.3.1 Giai đoạn 1990-1999 .............................................................................................................................................. 8 3.3.2 Giai đoạn 2000-2011 .............................................................................................................................................. 9 3.4 Các kết luận rút ra ......................................................................................................................................................... 9 3.4.1 Vàng-hàng rào USD ............................................................................................................................................. 10 3.4.2 Vàng- hàng rào lạm phát ...................................................................................................................................... 13 3.4.3 Vàng- công cụ đa dạng hóa danh mục đầu tƣ ...................................................................................................... 15 3.4.4 Vàng- nơi trú ẩn an toàn....................................................................................................................................... 17 3.4.5 Ƣu điểm và hạn chế của mô hình ......................................................................................................................... 19 CHƢƠNG 4: Mô hình ARIMA ............................................................................................................................................ 20 4.1 Mục đích áp dụng mô hình ARIMA ........................................................................................................................... 20 4.2 Mô hình ARIMA......................................................................................................................................................... 20 4.2.1 Bộ dữ liệu ............................................................................................................................................................. 20 4.2.2 Kiểm định tính dừng ............................................................................................................................................ 21 4.3 Kết quả hồi quy ........................................................................................................................................................... 21 4.3.1 Kiểm định phần dƣ ............................................................................................................................................... 21 4.3.2 So sánh, lựa chọn mô hình ................................................................................................................................... 22 4.4 Các kết luận rút ra ....................................................................................................................................................... 22 CHƢƠNG 5: Mở rộng nghiên cứu ....................................................................................................................................... 24 5.1 Kiểm định sự tồn tại của bong bóng đầu cơ trong giá vàng hiện nay ......................................................................... 24 5.1.1 Giới thiệu bài nghiên cứu ..................................................................................................................................... 24 5.1.2 Các nghiên cứu tiên phong trƣớc đây .................................................................................................................. 25 5.1.3 Phƣơng pháp tiếp cận ........................................................................................................................................... 27 5.1.5 Mô hình kiểm định Markov regime-swiching ADF test ...................................................................................... 29 2 5.1.6 Kết quả thu đƣợc .................................................................................................................................................. 29 5.1.7 Các kết luận từ mô hình ....................................................................................................................................... 31 5.1.8 Ứng dụng và hạn chế của các phát hiện này trong thực tế ................................................................................... 32 5.2 Liên hệ Việt Nam ........................................................................................................................................................ 34 5.2.1 Giới thiệu phƣơng pháp ....................................................................................................................................... 34 5.2.2 Mô hình ARCH phƣơng pháp thứ nhất ................................................................................................................ 34 5.2.3 Mô hình ARCH phƣơng pháp hai ........................................................................................................................ 35 5.2.4 Kết quả ................................................................................................................................................................. 35 5.2.5 Kết luận ................................................................................................................................................................ 36 CHƢƠNG 6: Tổng kết bài nghiên cứu ................................................................................................................................. 37 6.1 Các kết luận từ thực nghiệm ....................................................................................................................................... 37 6.2 Các vấn đề đáng lƣu tâm ............................................................................................................................................. 39 6.3 Tầm quan trọng và hƣớng mở rộng các nghiên cứu sau này. ..................................................................................... 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................................................... 41 DANH MỤC ĐỒ THỊ .......................................................................................................................................................... 43 DANH MỤC BẢNG............................................................................................................................................................. 47 TÓM TẮT ĐỀ TÀI ............................................................................................................................................................... 57 3 Danh mục từ viết tắt Từ viết tắt Từ đầy đủ bằng tiếng Anh ADF Augmented Dickey Fuller AIC Akaike's information criterion BOJ Bank of Japan CDS Credit Default Swap CPI Consumer Price Index ECB European Central Bank ETFs Exchange-Traded Funds EU European Union FED Federal Reserve System GDP Gross Domestic Product ICE Intercontinental Exchange IMF International Monetary Fund INF Inflation rate INT interest rate IPO Initial Public Offering MRS Markov Regime Switch MSCI NASDAQ NHTW OLS S&P500 SC USDX WB Từ đầy đủ bằng tiếng Việt Tiêu chuẩn thông tin Akaike Ngân hàng Trung ƣơng Nhật Bản hợp đồng bảo hiểm rủi ro tín dụng Chỉ số giá tiêu dùng Ngân hàng Trung ƣơng Châu Âu các quỹ giao dịch trao đổi Liên minh Châu Âu Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Tổng sản phẩm quốc nội Sàn giao dịch liên lục đia Quỹ Tiền tệ Quốc tế Tỷ lệ lạm phát Lãi suất phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu chỉ số đo mức độ vốn hóa thị trƣờng trung bình Morgan Stanley Capital International trọng số tự do điều chỉnh của các chứng khoán. National Association of Securities Hiệp Hội Quốc gia của ngƣời Mua bán Chứng Dealers Automated Quotation System khoán có bảng giá đƣợc điện toán hóa Ngân hàng trung ƣơng Ordinary Least Square Bình phƣơng thông thƣờng nhỏ nhất Standard & Poor's 500 Stock Index chỉ số Standard & Poor 500 của thị trƣờng Mỹ Schwarz's criterion Tiêu chuẩn Schwarz United State Dollar Index Chỉ số Đôla Mỹ World Bank Ngân hàng Thế giới 4 CHƢƠNG 1: Lời mở đầu Nếu nhƣ trong giai đoạn 1990-1999, giá vàng có một sự ổn định đáng kể thì trong thời gian gần đây, giá vàng trở thành đề tài bất tận cho những cuộc tranh luận cũng nhƣ các nghiên cứu về tính biến động rất lớn của nó cũng nhƣ xu hƣớng tăng giá mạnh mẽ nhƣ con ngựa bất kham. Ngoài ra không thể không nhắc đến những chênh lệch dai dẳng giữa giá vàng trong nƣớc và giá vàng thế giới trong thời gian vừa qua. Điều gì ẩn giấu bên trong và thực sự diễn ra qua những cú bứt phá kỉ lục ngoạn mục của giá vàng cùng những biến động thất thƣờng của nó. Những nhân tố nào tác động đến giá vàng và tƣơng quan của vàng với các tài sản, hàng hóa đặc biệt khác. Hội nhập quốc tế đã và đang là một quá trình phát triển tất yếu và là một xu thế của thế giới mà trong đó cơ chế đa trung tâm đang định hình rõ nét. Tuy nhiên, giá vàng ngày nay không chỉ chịu ảnh hƣởng mạnh từ các yếu tố nhƣ là lãi suất, tỉ lệ lạm phát, chỉ số chứng khoán, tình hình chính trị - xã hội, các chính sách quản lý kinh tế của Chính phủ và chính sách tiền tệ của NHTW mà sự biến động của nó hết sức phức tạp không tuân theo một quy luật nào, nguyên nhân từ các yếu tố không thƣờng xuyên, chính vì vậy rất khó khăn cho các nhà đầu tƣ trong việc định giá độ rủi ro của giá vàng. 5 CHƢƠNG 2: Giới thiệu bài nghiên cứu Từ năm 2001, giá vàng đã có những biến động đột biến và tăng tốc từ 250 USD/ounce lên đến mức cao nhất trong lịch sử 1900USD/ounce vào tháng 8/2011. Bài nghiên cứu của chúng tôi tập trung phân tích những nhân tố nào tác động đến giá vàng và tƣơng quan của vàng với các loại tài sản, hàng hóa đặc biệt khác. Đồng thời phân tích yếu tố đầu cơ trong biến động giá vàng và giải thích sự biến động trong thời gian vừa qua của giá vàng tại Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến giá vàng thế giới và Việt Nam không những đáp ứng nhu cầu tìm hiểu kiến thức về kinh doanh vàng mà còn cung cấp một cái nhìn tổng thể tầm ảnh hƣởng của các chính sách kinh tế của một quốc gia tác động đến giá vàng nhƣ thế nào, từ đó cung cấp cơ sở để có thể rút ra kết luận rằng giá cả biến động theo xu hƣớng nào trong thời gian sắp tới. Đầu tiên chúng tôi sử dụng mô hình hồi quy đa nhân tố để kiểm định mối tƣơng quan giữa các yếu tố truyền thống hay còn gọi là không thƣờng xuyên với giá vàng. Tiếp theo, chúng tôi sử dụng mô hình ARIMA để nghiên cứu tình hình biến động giá vàng trong khoảng thời gian gần và nhận thấy rằng trong bối cảnh nền kinh tế khá bất ổn, các nhân tố không thƣờng xuyên ngày càng có những tác động không nhỏ đến giá vàng. Chính vì vậy, chúng tôi sử dụng bài nghiên cứu “Is There a Speculative Bubble in the Price of Gold ?” (04/01/2012) của các tác giả Jedrzej P. Bialkowski, Martin T. Bohly, Patrick M. Stephan và Tomasz P. Wisniewski để kiểm định xem liệu có sự tồn tại của bong bóng đầu cơ trong giá vàng hiện nay hay không để có cái nhìn chính xác hơn về biến động giá vàng cũng nhƣ dự báo xu hƣớng của giá vàng một cách đáng tin cậy hơn trong giai đoạn sắp tới. Cuối cùng, bằng cách sử dụng mô hình ARCH để tiến hành dự báo cho giá vàng tại Việt Nam theo hai phƣơng pháp , chúng tôi sẽ đề cập đến yếu sự sai lệch trong giá vàng Việt Nam trong thời gian qua và đi kèm với nó là những khuyến nghị và hƣớng mở rộng. CHƢƠNG 3: Mô hình đa nhân tố 3.1 Mục đích áp dụng mô hình đa nhân tố Mặc dù lí thuyết có thể giải thích đƣợc những biến động của giá vàng với một độ tin cậy nào đó, tuy nhiên việc áp dụng các mô hình định lƣợng để kiểm tra lại tính đúng đắn của các giả thuyết luôn đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, chúng tôi quyết định sử dụng mô hình hồi quy đa nhân tố truyền thống cho bô dữ liệu nhằm củng cố thêm những nhận định về mối quan hệ giữa giá vàng với các biến giải thích khác. 6 3.2 Mô hình đa nhân tố Mô hình đa nhân tố tổng quát theo phƣơng pháp OLS đơn giản có dạng nhƣ sau: LnGPt = β0 + β1 CPIt + β2 INFt + β3 INTt + β4 LnM2t + (1) + β5 LnOILt + β6 LnSP500t + β7 USDXt + 𝜀 t Trong đó: CPI là chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ. INF là lạm phát tại Mỹ. INT là lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ. LnM2 là logarit tự nhiên của cung tiền M2. LnOIL là logarit tự nhiên của giá dầu thô giao ngay. LnSP500 là logarit tự nhiên của chỉ số S&P500. USDX là chỉ số đô la Mỹ (USD Index). 𝜀 t là sai số của mô hình hồi quy đa nhân tố 3.2.1 Bộ dữ liệu Các dữ liệu đƣợc tổng hợp theo tháng và ngày từ các nguồn uy tín nhƣ IMF, WB, FED… Chúng tôi tổng hợp dữ liệu tháng của tất cả các yếu tố trong giai đoạn từ 1/1990-12/2011 theo nhƣ cơ sở dữ liệu từ các nguồn trên. Trong đó, với một số biến nhƣ giá vàng, cung tiền (M2), giá dầu thô, và chỉ số S&P500, chúng tôi thực hiện lấy logarit tự nhiên để làm trơn bộ số liệu. Đồng thời, chúng tôi cũng phân chia thành hai bộ dữ liệu, tƣơng ứng với giai đoạn 1990-1999 và giai đoạn 2000-2011 nhằm quan sát và so sánh kết quả giữa hai thời kì để có thể rút ra những kết luận quan trọng. 3.2.2 Vai trò của các biến độc lập Trong mô hình có sử dụng những biến độc lập truyền thống (hay còn đƣợc gọi là các yếu tố thƣờng xuyên có tác động khá rõ nét lên giá vàng). Với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nhu cầu đầu tƣ vào các lĩnh vực tài chính ngày càng tăng cao. Bên cạnh chức năng là một trong những công cụ chống lại yếu tố lạm phát tốt nhất, vàng đã và đang trở thành một sản phẩm đầu tƣ hấp dẫn đối với các doanh nghiệp kinh doanh vàng nói riêng cũng nhƣ các nhà đầu tƣ nói chung. 7 Với mức tăng hơn 40% trong vòng 1 năm và gần 400% trong một thập kỷ qua, trong thời gian gần đây, vàng dƣờng nhƣ hoàn thiện hơn vai trò là công cụ đầu tƣ tài chính hữu hiệu. Kinh doanh vàng là công cụ đầu tƣ cho lợi nhuận cao nhƣng luôn đi kèm với rủi ro. Đây không phải là con đƣờng trải sẵn thảm bạc để có thể dễ dàng bƣớc lên mặc dù nó có thể là giúp các nhà đầu tƣ kiếm đƣợc mức lợi nhuận khổng lồ nhƣng bên cạnh đó cũng khiến không ít nhà đầu tƣ phải khốn đốn. Vậy để có thể có cái nhìn tƣờng tận về biến động giá vàng trên thế giới hay riêng biệt ở Việt Nam chúng ta cần có cái nhìn tổng thể về mối liên hệ giữa vàng và các yếu tố kinh tế khác từ đó nắm bắt sợi dây liên kết vô hình giữa chúng. Hiện tại, trên thị trƣờng hiện nay đang tồn tại một số yếu tố kinh tế chính ảnh hƣởng đến giá vàng. Giá vàng rất nhạy cảm với các số liệu kinh tế, sự kiện chính trị quan trọng, đặc biệt là những chỉ số thuộc các nền kinh tế lớn, trong đó phải kể đến Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ. Vì vàng là một loại hàng hoá, một loại hàng hoá đặc biệt. Chính vì mang tính chất của một loại hàng hoá nên vàng cũng chịu tác động của quy luật cung cầu trên thị trƣờng. Xét về nguồn cung của vàng, vàng đƣợc cung cấp bởi chủ yếu từ những nƣớc có trữ lƣợng vàng lớn, sản lƣợng xuất khẩu lớn có tầm ảnh hƣởng đến thị trƣờng vàng thế giới: Nam Phi, Mỹ, Nga, Canada, Úc. Thêm vào đó, chính vì là loại hàng hoá đặc biệt nên vàng có tính hấp dẫn đối với tất cả mọi ngƣời. Vì vậy, trong bối cảnh nền kinh tế đang bất ổn nhƣ hiện nay thì nhu cầu vàng ngày càng gia tăng cao. Một trong những chỉ số mà nhà đầu tƣ thƣờng theo dõi sát sao trong phân tích giá vàng là USD Index. Khi đồng USD bị tác động trƣợt giá thì khi quy đổi, vàng sẽ đƣợc định giá cao hơn. Bên cạnh đó, nếu đồng tiền trƣợt giá liên tục, gây ra lạm phát, sẽ càng hỗ trợ giá vàng tăng lên. Vàng, ngoài thể hiện tính chất hàng hóa, còn đƣợc xem là công cụ bảo hiểm khi lạm phát, nên giá vàng sẽ nhạy cảm hơn các hàng hóa khác. Các chỉ số kinh tế trong lịch công bố thƣờng niên có tác động đến "sức khỏe" của nền kinh tế và đồng tiền của quốc gia. Khi các số liệu kinh tế Mỹ nhƣ doanh số nhà, lãi suất, niềm tin tiêu dùng, GDP… tăng hoặc giảm đều có tác động đến giá USD thông qua dòng chảy đầu tƣ trong danh mục của các tập đoàn lớn và cả các cá nhân. Các số liệu kinh tế sẽ cho một cái nhìn tổng quan về sức khỏe nền kinh tế Mỹ trong một giai đoạn nhất định. Qua đó, nó sẽ cho thấy giá trị đồng USD so với các ngoại tệ khác, đặc biệt là với đồng Euro. Chính vì vậy, các yếu tố của nền kinh tế Mỹ sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến tỷ giá Euro/USD và ảnh hƣởng đến giá vàng. 8 Tiếp đến, sự tƣơng quan trong biến động giá cả giữa các loại hàng hóa trên thị trƣờng là điều không tránh khỏi, nhất là các loại hàng hóa cùng đƣợc định giá bằng một loại tiền tệ, trong đó vàng và dầu là hai loại hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ về giá. Cũng cần phân biệt rằng vàng và dầu là hai loại hàng hóa hoàn toàn khác nhau, dĩ nhiên sẽ chịu những tác động khác nhau khi biến động giá cả. Nếu sự biến động của dầu đƣợc đánh giá là đến từ tác động của đồng USD thì dao động giá dầu phần lớn sẽ diễn biến tƣơng quan với biến động của vàng. Mặc dù các vấn đề thể hiện trên đây là những yếu tố chính yếu tuy nhiên vẫn chƣa thể bao quát hết toàn bộ tất cả những ảnh hƣởng đến biến động thị trƣờng nhƣng những yếu tố này đƣợc đánh giá có tầm ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp một cách mạnh mẽ đến giá vàng. 3.3 Kết quả hồi quy 3.3.1 Giai đoạn 1990-1999 Đầu tiên là kết quả thu đƣợc từ mô hình (1) cho chuỗi dữ liệu tháng thuộc giai đoạn 1990-1999. Kết quả đƣợc thể hiện trong Bảng 1, mô hình 1A. - R2 = 0.8608 cho thấy mức độ phù hợp của mô hình hồi quy. Theo đó, biến động của CPI, INF, INT, LNM2, LNOIL, USDX và LNSP500 giải thích đƣợc 86,08% biến động giá vàng trong mô hình này. - P-value các biến CPI, INF, INT LNM2, USDX có ý nghĩa thống kế với độ tin cậy 95%. - P-value của biến LNOIL = 12,53% có nghĩa khả năng hệ số này bằng 0 của phƣơng trình hồi quy là 12,53% (cao hơn 5%) => loại biến này khỏi mô hình. - Tƣơng tự p-value của biến LNSP500 = 10,3% có nghĩa khả năng hệ số này bằng 0 của phƣơng trình hồi quy là 10,3% (cao hơn 5%) => loại biến này khỏi mô hình. Việc trong mô hình vẫn còn tồn tại một số biến không có ý nghĩa sẽ khiến cho các kết quả ƣớc lƣợng bằng việc sử dụng mô hình trên sẽ không đáng tin cậy. Chúng tôi đã thực hiện hồi quy theo nhiều kết hợp khác nhau giữa các biến và chọn đƣợc mô hình đáng tin cậy nhất với các biến INF, INT, USDX và LNSP500. Kết quả đƣợc thể hiện trong Bảng 1, mô hình 1B. - R2 = 0.7497 cho thấy INF, INT, USDX và LNSP500 giải thích đƣợc 74.97% biến động trong giá vàng. - P-value của các biến INF, INT, USDX và LNSP500 đều có ý nghĩa với độ tin cậy 98%. Chúng ta có phƣơng trình hồi quy tuyến tính sau: LNGP = 7.8967 – 0.025309INF + 0.018832INT – 0.012128USDX – 0.151688LNSP500 9 β1 = – 025309 : khi lạm phát tăng (giảm) 1% thì giá vàng biến động giảm (tăng) 2.53% β2 = 0.018832 : khi lãi suất biến động tăng (giảm) 1% thì giá vàng biến động tăng (giảm) 1.88% β3 = – 0.012128 : khi USDX biến động tăng (giảm) 1% thì giá vàng biến động giảm (tăng) 1.21% β3 = – 0.151688: khi chỉ số S&P500 biến động tăng (giảm) 1% thì giá vàng biến động giảm (tăng) 15.1% 3.3.2 Giai đoạn 2000-2011 Sau khi áp dụng bộ số liệu giai đoạn 1990-1999, chúng tôi tiếp tục sử dụng bộ dữ liệu giai đoạn 20002011 để ƣớc lƣợng mô hình với đầy đủ các biến Kết quả đƣợc thể hiện trong Bảng 1, mô hình 2A. - R2 = 0.9724 cho thấy CPI, INF, INT, LNM2, LNOIL, USDX và LNSP500 giải thích đƣợc 74.97% biến động trong giá vàng. - P-value của các biến CPI, INT, LNM2 và LNSP500 có ý nghĩa với độ tin cậy 95%, nhƣng P-value của các biến INF, LNOIL, USDX đều không có ý nghĩa nên loại khỏi mô hình. Tiếp đến là mô hình mô phỏng theo kết quả của mô hình 1B: Kết quả đƣợc thể hiện trong Bảng 1, mô hình 2B. - R2 = 0.8477, rất cao, hàm ý rằng mô hình cũng khá phù hợp khi giải thích đƣợc 84.77% thay đổi trong giá vàng. - P-value của các biến INT, USDX và LNSP500 có ý nghĩa với độ tin cậy 98%, tuy nhiên, INF trở nên không có ý nghĩa với p-value = 0.2355. Chúng tôi nhận thấy khi áp dụng bộ dữ liệu cho gian đoạn 2000-2011 thì kết quả hồi quy với 4 biến truyền thống thƣờng áp dụng cho các mô hình định lƣợng các yếu tố kinh tế nhƣ INF, INT, USDX, LNSP500 thì INF trở nên không phù hợp, tức là mô hình vốn có ý nghĩa trong giai đoạn 1990-1999 trở nên mất ý nghĩa thống kê trong giai đoạn 2000-2011. 3.4 Các kết luận rút ra Kết quả của mô hình 1A,1B phù hợp với lý luận rằng vàng là hàng rào chống lại lạm phát, lãi suất và công cụ đa dạng hóa danh mục đầu tƣ. Vàng là một tải sản thuần nhất không nhƣ những tài sản khác, nó có thể dễ dàng giao dịch trong thị trƣờng mở vì tính thanh khoản cao. Hơn nữa, ngƣời ta không thể 10 sản xuất ra đƣợc vàng nhƣ là sản xuất ra tiền, vàng bản thân nó hàm chứa giá trị nội tại, vì vậy vàng sẽ không thể bị “lạm phát” giống nhƣ tiền. Sau sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods năm 1971, các nhà đầu tƣ bắt đầu tìm kiếm các loại tiền tệ làm "nơi trú ẩn an toàn". Tuy nhiên các loại tiền tệ an toàn nhất lại chịu rủi ro nhiều nhất trƣớc những nguy cơ về kinh tế và chính trị. Vào thời điểm đó đầu tƣ vàng tỏ ra là một cách thức hiệu quả để tự bảo hiểm rủi ro. 3.4.1 Vàng-hàng rào USD 3.4.1.1 Định nghĩa USDX Thời điểm khởi đầu của USDX là vào tháng 3 năm 1973, ngay sau sự sụp đổ của hệ thống tiền tệ Bretton Woods. USDX (USD Index) là chỉ số dùng để đo lƣờng sự tƣơng quan giữa đồng USD với 6 loại tiền tệ lớn khác trên thế giới đó là đồng Euro, đồng Yên, bảng Anh, đô la Canada, Krona Thụy Điển, Francs Thụy Sĩ. Nếu USDX tăng thì thể hiện đồng USD đang tăng giá so với các loại tiền tệ khác trong rổ tiền tệ. Giá trị ban đầu của chỉ số này là 100. Cho đến nay, USDX đạt đỉnh cao nhất là 165 điểm và đáy thấp nhất là 70 điểm. USDX đƣợc tính toán dựa trên các giá trị tỷ lệ ngoại hối nên nó đƣợc giao dịch nhƣ là một hợp đồng tƣơng lai trên sàn Intercontinental Exchange (ICE) hay có sẵn trong các quỹ tƣơng hỗ, hợp đồng quyền chọn và các quỹ giao dịch trao đổi (ETFs). Công thức tính USDX nhƣ sau: USDX = 50.14348112 × EURUSD-0,576 × USDJPY0,136 × GBPUSD-0,119 × USDCAD0,091 × USDSEK0,042 × USDCHF0,036 3.4.1.2 Phân tích biến động của USDX đến giá vàng 3.4.1.2.1 Mối quan hệ nghịch biến giữa USDX và giá vàng Trong một thế giới phẳng hiện nay, nơi mà các nguồn vốn đƣợc luân chuyển một cách rất nhanh chóng và linh hoạt thì sự biến động của USDX, giá vàng, giá dầu và các chỉ số chứng khoán đƣợc coi là hàn thử biểu đo sức khỏe của nền kinh tế mỗi quốc gia cũng nhƣ nền kinh tế thế giới. Thêm vào đó, với tƣ cách là đồng tiền phổ biến đƣợc sử dụng và dự trữ thì giá trị đồng USD mà biểu hiện là USDX 11 có thể đƣợc coi là một công cụ tốt để phân tích kinh tế nói chung cũng nhƣ để dự báo biến động của nền kinh tế thế giới nói riêng. Mặt khác USD cũng đƣợc xem là đồng tiền có khả năng thanh toán toàn cầu, do đó không có gì ngạc nhiên khi hầu hết các loại hàng hóa hay ngoại tệ khi giao dịch trên thế giới thƣờng đƣợc định giá theo USD hay vàng. Chính vì vậy, bất cứ tác động nào ảnh hƣởng đến giá trị đồng USD thì cũng có khả năng tác động trực tiếp đến biến động giá vàng. Để tìm hiểu sâu hơn về mối quan hệ này chúng ta sẽ nghiên cứu biểu đồ số 1. Từ biểu đồ cho ta thấy một sự tƣơng quan nghịch gần nhƣ hoàn hảo. Một sự sụt giảm trong USDX dƣờng nhƣ đƣợc phản hồi ngay bằng xu hƣớng tăng của giá vàng. Điều này có thể đƣợc đƣợc giải thích bằng sự kỳ vọng trái chiều của các nhà đầu tƣ vào triển vọng của nền kinh tế. Khi ngƣời ta vẫn lo ngại về suy thoái kéo dài thì vàng là nơi trú ẩn tốt cho dòng tiền thông minh vì vàng luôn mang trong nó giá trị nội tại bất biến và là một loại tiền tệ đặc biệt. Hơn nữa lúc này nó còn thể hiện nhu cầu dự trữ. Cụ thể hơn chúng ta đi vào các luận điểm dƣới đây. Thứ nhất, nhƣ các loại tiền đƣợc sử dụng khác trên toàn thế giới USD là một đồng tiền chỉ có giá trị danh nghĩa, vì thế khi có lạm phát, đồng tiền mất giá trị, trong khi nhu cầu về hàng hóa không đổi thì chúng ta cần bỏ ra nhiều tiền hơn để có đƣợc cùng một lƣợng hàng hóa nhƣ trƣớc. Điều này đồng nghĩa với việc các mặt hàng tăng giá trị một cách so sánh do đồng tiền giảm giá trị. Vì vậy vàng cũng tăng giá, mặc dù không phải do áp lực cung cầu. Sự tăng giá do đồng tiền mất giá trị tạo cho giá vàng một áp lực tăng đều đặn, vững chắc. Thứ hai, khi xem xét giá trị đồng USD, ngƣời ta thƣờng đánh giá thông qua nền kinh tế Mỹ và những yếu tố chính đƣợc xem là “chỉ báo” phản ánh sức mạnh hay suy yếu của nền kinh tế Mỹ, đó là tình trạng thị trƣờng nhà ở, thị trƣờng lao động, thị trƣờng tín dụng và thị trƣờng vốn. Mỹ là quốc gia đầu tàu trong nền kinh tế thế giới với GDP hàng năm khổng lồ, giữ vị trí lớn nhất thế giới liên tục trong nhiều thập kỉ qua. Xếp hạng tín nhiệm của Mỹ vẫn ở mức AAA trong nhiều năm. Những điều trên khẳng định rất rõ sự vững mạnh và an toàn về khả năng tài chính của Mỹ trong tâm lí của nhà đầu tƣ toàn cầu. Tuy nhiên, Mỹ cũng là quốc gia chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất từ các cuộc khủng hoảng. Khi nền kinh tế Mỹ ảm đạm, thấy rõ nguy cơ của suy thoái hay khủng hoảng thì nhu cầu bảo toàn nguồn vốn của các nhà đầu tƣ, các quỹ và thậm chí là chính phủ của các quốc gia trên thế giới trở nên rất cấp thiết. Có rất nhiều cách để đa dạng hóa danh mục đầu tƣ, nhằm giảm thiểu rủi ro cho đồng vốn của nhà đầu tƣ nhƣ chứng khoán hoặc giữ nhiều loại ngoại tệ mạnh khác nhằm hạn chế sự lệ thuộc cũng nhƣ thiệt hại lớn khi đồng USD có biến động xấu. Trong số các công cụ phòng ngừa rủi ro 12 thì vàng tỏ ra có nhiều ƣu thế để các nhà đầu tƣ tự bảo hiểm cho danh mục đầu tƣ của mình. Điều này đƣợc công nhận và áp dụng rộng rãi. Chính vì thế mà chúng ta có một đồ thị với tƣơng quan âm gần nhƣ hoàn hảo giữa USDX và giá vàng. Khi nền kinh tế Mỹ gặp khó khăn, đồng USD trở nên yếu thế, sụt giảm giá trị so với các đồng tiền khác, tâm lí nhà đầu tƣ sẽ lo sợ, niềm tin vào đồng USD sụt giảm và họ bắt đầu tự bảo vệ mình bằng cách mua các loại tài sản hoặc nắm giữ các đồng tiền khác, trong đó có vàng. Áp lực cầu mạnh mẽ từ phía nhà đầu tƣ muốn né tránh rủi ro khi giảm niềm tin vào đồng USD khiến cho giá vàng giai đoạn này biến động theo chiều hƣớng tăng. Đặc biệt, trƣớc những nguy cơ nhƣ Mỹ vỡ nợ hoặc bị đe dọa giảm mức tín nhiệm, các quỹ và chính phủ các nƣớc, vốn có nguồn dự trữ ngoại tệ bằng USD rất dồi dào sẽ chuyển sang mua vàng dự trữ. Điều này gây nên áp lực cầu cực lớn khiến giá vàng có thể nhảy vọt. Điều này có thể thấy khá rõ nét trên đồ thị. Vào giai đoạn khủng hoảng tồi tệ năm 2008, USDX sụt giảm thảm hại và tƣơng ứng với nó là sự nhảy vọt của giá vàng. Thế giới chứng kiến một sự tháo chạy hàng loạt của các nhà đầu tƣ từ bỏ đồng USD sang các loại tài sản khác, đặc biệt là vàng. Sau khủng hoảng, nƣớc Mỹ dần trên đà hồi phục, niềm tin của các nhà đâu tƣ tăng dần và thể hiện bằng sự trở lại đáng ngạc nhiên của USDX. Trong giai đoạn này, giá vàng sụt giảm, tƣơng ứng với số vốn dịch chuyển sang đồng USD. Nghiên cứu của Mills. B (2010) xem xét cả vàng và Dollar là tiền tệ sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Nhiều ngân hàng nƣớc ngoài nắm giữ Dollar nhƣ là một đồng tiền dự trữ. Cả vàng và Dollar đều đƣợc xem xét nhƣ ổn định và mạnh mẽ về giá cả. Nếu các ngân hàng lo lắng rằng đồng Dollar đang suy yếu và giảm giá trị thì họ cần một tấm lá chắn. Và một thực tế là vàng chính là tấm lá chắn tốt nhất cho các ngân hàng lúc bấy giờ bởi vì nó là là loại tiền tệ đặc biệt với nguồn cung có hạn (không ai có thể tạo ra đƣợc một lƣợng vàng nhiều hơn). Vì vậy, tất cả đều có thể mua vàng – điều này giúp cho chúng ta tin rằng tồn tại mối quan hệ nghịch đảo. Dĩ nhiên dễ nhận thấy đó là mua vàng và bán ra USD sẽ có tác dụng di chuyển cả hai giá nghịch đảo. Nhƣ vậy, có thể thấy USDX có mối tƣơng quan rất lớn đến sự biến động giá vàng đồng thời nó cũng chi phối các hoạt động sản xuất, đầu tƣ, xuất nhập khẩu trên toàn thế giới và ảnh hƣởng đến tất cả các hoạt động kinh tế khác. Biến động của USDX thể hiện biến động của nền kinh tế Mỹ cũng nhƣ biến động của các nền kinh tế chủ chốt trên thế giới mà đồng tiền của nó đại diện. Một khi USDX biến thiên theo đúng giá trị nội tại của nó tức là thể hiện sự cân bằng tƣơng đối trong rổ tiền tệ. Và nhƣ một tất yếu, USDX sẽ lại biến động theo chu kỳ kinh tế mới kéo theo sự biến động giá vàng lên xuống nhƣ hành trình bất tận của nó. 13 3.4.1.2.2 Mối quan hệ đồng biến giữa USDX và giá vàng Mối quan hệ đồng USD và vàng là chiến lƣợc, nhƣng không nhất thiết phải là chiến thuật. Có thể khái quát nhƣ sau, trong dài hạn, các điểm yếu của đồng USD hầu nhƣ luôn luôn chuyển thành điểm mạnh của vàng (Zeealllc năm 2004) (chiến lƣợc) nhƣng trong ngắn hạn mối quan hệ lại khó theo dõi hơn. Bằng chiến thuật, trong ngắn hạn cả hai đồng USD và vàng có thể tăng hay giảm cùng chiều với nhau. Tuy nhiên, trong dài hạn (chiến lƣợc) mối quan hệ sẽ đƣợc đảo ngƣợc nhƣ đã phân tích trên. Trong trƣờng hợp mối quan hệ đồng biến giữa USDX và giá vàng có thể đƣợc đƣợc phân tích nhƣ sau. Mỹ, dù sao chăng nữa vẫn là một môi trƣờng an toàn tƣơng đối cho đồng vốn của các nhà đầu tƣ. Đặc biệt, trái phiếu kho bạc Mỹ đƣợc coi là “thiên đƣờng” của các nhà đầu tƣ trong tình hình kinh tế thế giới ảm đạm, sa sút và đang đối mặt với hàng loạt nguy cơ. Trong những trƣờng hợp đặc biệt, khi nền kinh tế có dấu hiệu không tốt, các nhà đầu tƣ sẽ rút dần vốn của họ khỏi đồng USD, chứng khoán và chuyển sang đầu tƣ vàng để bảo toàn vốn. Điều này, nhƣ đã phân tích ở trên sẽ tạo áp lực cầu lớn đẩy giá vàng lên cao. Trong giai đoạn này, giá vàng sẽ có xu hƣớng tăng cao, kéo dài cho đến khi niềm tin trở lại, nền kinh tế có tín hiệu tốt hơn. Và theo nhƣ xu hƣớng đƣợc nhiều ngƣời chấp nhận thì USDX sẽ giảm. Điều này không phải hoàn toàn đúng, đứng trên nhiều góc độ sẽ có những hành vi khác nhau. Trong thời kì khủng hoảng hay nền kinh tế toàn cầu trở nên khó khăn, đứng trên góc nhìn của nhà đầu tƣ Mỹ, vàng sẽ là một nơi trú ẩn an toàn hơn so với USD. Tuy nhiên, trƣớc tình trạng chung của nền kinh tế thế giới thì đồng USD lại đƣợc phần còn lại của thế giới xem nhƣ “thiên đƣờng”. Thật vậy, trong thời kì khủng hoảng, nhà đầu tƣ khắp nơi trên thế giới vẫn không ngần ngại đấu thầu, đổ tiền vào Trái phiếu chính phủ Mỹ, hay còn gọi là Trái phiếu kho bạc Mỹ. Theo tâm lí chung của các nhà đầu tƣ trên thế giới, các loại tài sản đƣợc chính phủ Mỹ đảm bảo vẫn là nơi “trú bão” tuyệt vời. Chính điều này khiến cho dòng vốn đầu tƣ trong nƣớc Mỹ chảy từ USD sang vàng và song song đó là dòng vốn khổng lồ từ nƣớc ngoài đổ vào Mỹ. Vì vậy, trong những giai đoạn này, USD sẽ tăng giá mạnh so với các đồng tiền khác khiến cho cả giá vàng và USDX đều khởi sắc. 3.4.2 Vàng- hàng rào lạm phát 3.4.2.1 Khái quát Quan niệm thông thƣờng cho rằng có sự tƣơng quan mạnh mẽ giữa giá vàng và lạm phát. Khi lạm phát tăng, giá vàng cũng sẽ tăng theo. Ngƣợc lại khi lạm phát giảm thì giá vàng cũng giảm theo. Vì lạm 14 phát nếu dƣới 1 con số sẽ thúc đẩy sản xuất tiêu dùng trong xã hội, ngƣợc lại khi lạm phát quá cao thì lại là một nhân tố kiềm hãm tiêu dùng, khiến giá cả hàng hóa tăng cao và giảm sức mạnh của đồng tiền. Lo lắng về tình trạng lạm phát sẽ gây đột biến về giá cả, ảnh hƣởng đến giá trị của đồng tiền khiến các nhà đầu tƣ tìm đến vàng để bảo toàn tài sản, từ đó khiến giá vàng biến động tăng. Tức là khi lạm phát cao, vàng trở thành một sự lựa chọn an toàn của các nhà đầu tƣ. Tuy nhiên trên thực tế, những nhận định này còn tồn tại nhiều lỗ hổng. Biểu đồ 2 cho thấy vàng và lạm phát có mối tƣơng quan trong những năm 70. Từ thập niên 80 đến nay, vàng và lạm phát có vẻ nhƣ đánh mất sự tƣơng quan của mình. Đa số các quan điểm ủng hộ nhận định vàng và lạm phát có mối tƣơng quan yếu, thậm chí không đáng kể với giá vàng. Những quan điểm đối lập đa số vẫn sử dụng lập luận nhƣ phần đầu mục này đã đề cập. Theo những quan điểm này, khi có lạm phát, giá vàng có xu hƣớng tăng. Điều này hợp lí vì khi đồng tiền mất giá mà nhu cầu các hàng hóa khác không đổi thì mặt bằng chung của giá cả sẽ tăng lên, vàng là một trong số đó, di chuyển theo xu hƣớng tăng cùng các hàng hóa khác. Theo lập luận tiếp theo của họ, khi xảy ra lạm phát, đồng tiền mất giá thì các nhà đầu tƣ sẽ giảm niềm tin vào sức mạnh đồng tiền và tìm đến các tài sản khác có tính an toàn cao hơn nhƣ các kim loại, phi kim quý và trong đó vàng là ƣu tiên hàng đầu. Ở đây, vài trò của vàng nhƣ là một hàng rào lạm phát đƣợc thể hiện khá rõ nét. Lập luận này nhận đƣợc khá nhiều sự ủng hộ nhƣng thực ra nó vẫn tồn tại nhiều khuyết điểm và tất nhiên sẽ bị các trƣờng phái khác lấy đó làm cơ sở để phản bác. 3.4.2.2 Các luận điểm khác Có rất nhiều quan điểm đồng tình rằng, lạm phát “hợp lí” là biểu hiện tốt của nền kinh tế đang tăng trƣởng. Khi nền kinh tế có một mức lạm phát trong tầm kiểm soát, đây là tín hiệu đáng mừng đối với các nhà đầu tƣ. Nền kinh tế đang trên đà tăng trƣởng, nếu không có sự kiện nào bất thƣờng đang diễn ra, niềm tin cho thị trƣờng của giới đầu tƣ sẽ tăng cao hơn so với khi nền kinh tế gặp khó khăn, giảm phát hay không tăng trƣởng. Khi niềm tin vào tƣơng lai thị trƣờng sẽ khởi sắc hoặc ít nhất giữ vững đà tăng trƣởng, các nhà đầu tƣ sẽ mạnh dạn rót vốn vào thị trƣờng chứng khoán và các tài sản có tỉ suất sinh lợi cao khác nhƣ bất động sản,… Và để có nguồn tiền tăng cƣờng đầu tƣ thì họ sẽ rút dần vốn ra khỏi các tài sản “an toàn” nhƣ vàng. Vì thế, giá vàng sẽ có xu hƣớng giảm theo tâm lí đang diễn biến tốt của các nhà đầu tƣ. 15 Thậm chí, khi nền kinh tế tăng trƣởng nóng, lạm phát ở mức cao nhƣng vẫn còn nhiều cơ hội thúc đẩy tăng trƣởng cao hơn nữa, nền kinh tế đang trên đà phát triển nhanh, mạnh, thì tâm lí của các nhà đầu tƣ vẫn lạc quan, họ sẽ tiếp tục tăng đầu tƣ vào các tài sản rủi ro cao hơn một chút nhƣng đem lại tỉ suất sinh lợi lớn hơn so với vàng, điều này sẽ khiến dòng vốn từ vàng chạy sang các tài sản khác và tạo áp lực giảm giá vàng. Chỉ khi nào nền kinh tế tăng trƣởng quá nóng, lạm phát ở mức 2 con số trở lên hoặc lạm phát có sự chênh lệch lớn so với tăng trƣởng, các nhà đầu tƣ khi đó sẽ cẩn trọng hơn trong việc sử dụng đồng vốn của mình, khi đó, vàng và các tài sản có tính an toàn cao khác lại là lựa chọn ƣu tiên. 3.4.3 Vàng- công cụ đa dạng hóa danh mục đầu tƣ 3.4.3.1 Khái quát chung Chứng khoán và vàng là hai kênh đầu tƣ quan trọng bên cạnh những kênh đầu tƣ khác. Về lý thuyết, luồng vốn sẽ dịch chuyển từ kênh đầu tƣ có tỷ suất sinh lời thấp sang kênh đầu tƣ có tỷ suất sinh lời cao hơn. Giá chứng khoán tăng lên sẽ làm giảm dòng đầu tƣ vào vàng. Tuy nhiên dữ liệu lại cho chúng ta một cái nhìn tổng quát hơn. Chúng ta sẽ sử dụng chỉ số S&P500. Đây là chỉ số vốn hóa thị trƣờng ra đời từ năm 1957, chỉ số giá của 500 cổ phiếu lớn nhất đƣợc giao dịch ở Mỹ. Cổ phiếu trên thị trƣờng S&P 500 là cổ phiếu do các công ty lớn nắm giữ trên hai thị trƣờng chứng khoán lớn nhất là Thị trƣờng chứng khoán New York và NASDAQ. Đa phần các cổ phiếu trên thị trƣờng này là của 500 cổ phiếu có giá trị vốn hóa thị trƣờng lớn nhất. 3.4.3.2 Vàng- tài sản đa dạng hóa danh mục đầu tƣ Đa số mọi ngƣời đều đồng tình với quan điểm vàng là tài sản giúp nhà đầu tƣ đa dạng hóa danh mục đầu tƣ nhằm giảm thiểu rủi ro. Điều này dựa trên mối tƣơng quan đƣợc xem là nghịch chiều của vàng và chứng khoán. Ngoài ra, vàng cũng đƣợc xem là loại tài sản có giá trị nội tại và rủi ro thấp tƣơng ứng với tỉ suất sinh lợi cũng thấp. Đặc biệt, trong những thời kì suy thoái hoặc khủng hoảng kinh tế, vàng trở thành nơi trú ẩn an toàn của các nhà đầu tƣ vƣợt qua giai đoạn khó khăn. Chúng ta sẽ xem xét mối tƣơng quan một cách rõ nét hơn thông qua biểu đồ giữa vàng và giá vàng/chỉ số S&P500. 16 Biểu đồ 3 cho ta thấy một mối tƣơng quan khá chặt chẽ giữa giá vàng và Giávàng/S&P500 (Gold/S&P500). Gold/S&P500 có xu hƣớng tăng trong giai đoạn 2000-2010. Điều này có thể do giá vàng tăng nhiều hơn giá chứng khoán hoặc giá chứng khoán giảm nhiều hơn. Các nhà đầu tƣ ngày càng quan tâm đến vàng cũng nhƣ vai trò của vàng, đặc biệt là trong thời kì nền kinh tế có nhiều biến động thất thƣờng nhƣ hiện nay. Trong lịch sử, S&P500 đạt hai mốc cao nhất và sau đó là hai đợt giảm sâu nhất. Đầu tiên là 24/03/2000. Sau đó, S&P500 giảm gần 50% trong khoảng 2 năm thị trƣờng xuống dốc, mất tới 800 điểm vào tháng 7/2002 và chạm đáy ngày 10/10/2002. Trong khoảng thời gian này, giá vàng có biến động nhẹ và sự tụt dốc nghiêm trọng của S&P500 khiến cho Gold/S&P500 tăng cao. Thị trƣờng có sự chuyển dịch từ cổ phiếu sang vàng. Đến 30/5/2007, Chỉ số S&P 500 đã lập kỷ lục mới 1555.10 vào ngày 21/7/2007, lần đầu tiên trong thế kỷ 21. Trong giai đoạn này, vàng cũng liên tục tăng giá và vì thế, mặc dù S&P500 đạt đỉnh điểm nhƣng Gold/S&P500 vẫn nằm ở mức tƣơng đối. Sau đó, những khó khăn bắt nguồn từ việc cho vay dƣới chuẩn bắt đầu lan rộng khắp thị trƣờng tài chính và gây nên cuộc khủng hoảng sau khi bong bóng bất động sản Mỹ không còn kiềm giữ đƣợc. Điều này khiến S&P500 sụt giảm trầm trọng. Vào ngày 20/11/2008, chỉ số ở mức thấp nhất kể từ đầu năm 1997. Trong khoảng thời gian từ giữa 2007 đến giữa 2008, chúng ta thấy đƣợc sự tăng mạnh mẽ trong Gold/S&P500 cùng với việc giá vàng tăng liên tục cho thấy nhà đầu tƣ đã bắt đầu tìm đến vàng nhƣ một cái neo an toàn. Trong thời kì khủng hoảng, giá vàng cũng giảm nhƣng giảm nhẹ hơn giá chứng khoán. Khi chứng khoán chạm đáy ở vào 20/11/2008, giá vàng đã hồi phục, điều này khiến Gold/S&P500 đạt đỉnh điểm vào tháng 3/2009. Sau đó, trên đà hồi phục của thị trƣờng chứng khoán, giá vàng tăng đều đặn và khoảng cách giữa giá vàng và chứng khoán không còn lớn nhƣ trƣớc nữa. Điều này làm cho mối tƣơng quan giữa giá vàng và chứng khoán ngày càng mật thiết, các nhà đầu tƣ đã quan tâm nhiều hơn đến vàng trong danh mục đầu tƣ của mình khiến giá vàng có một động lực tăng mạnh mẽ trong thị trƣờng tài chính ẩn chứa nhiều rủi ro không thể lƣờng hết. Trong khi chứng khoán trồi sụt theo những thăng trầm của nền kinh tế vốn đầy bất ổn và những hạn chế đang dần biểu hiện rõ nét thì vàng bắt đầu lên ngôi. Bên cạnh vai trò là công cụ đa dạng hóa danh mục đầu tƣ, vàng thể hiện sức mạnh ngày càng lớn của một nơi trú ẩn an toàn cho nhà đầu tƣ trong thời kì bóng ma suy thoái luôn rình rập, đeo bám các quốc gia phát triển. 17 3.4.4 Vàng- nơi trú ẩn an toàn 3.4.4.1 Lãi suất điều hòa vốn dự trữ Trong mỗi thời kỳ, cục dự trữ liên bang Mỹ FED sẽ công bố mức lãi suất điều hoà vốn dự trữ (Fed Funds Rate) làm cơ sở cho việc thiết lập các mức lãi suất khác trên thị trƣờng, thông qua đó FED thực hiện điều hành chính sách tiền tệ. Lãi suất điều hòa vốn dự trữ đƣợc xác lập bởi Hội đồng thành viên Uỷ ban Thị Trƣờng mở Liên bang (Federal Open Market Committee) định kỳ 8 lần trong một năm (7 tuần/lần) và các cuộc họp bất thƣờng trong trƣờng hợp cần thiết. FED dùng các công cụ thị trƣờng mở tác động tới cung tiền để hƣớng mức lãi suất điều hòa này theo lãi suất mục tiêu đảm bảo sự phù hợp với tỷ lệ tăng trƣởng GDP ổn định ở một mức lạm phát kỳ vọng. Nhƣ vậy, lãi suất mục tiêu là một công cụ giúp FED điều hành chính sách tiền tệ. Lãi suất điều hoà vốn dự trữ là lãi suất mà các tổ chức tín dụng, thƣờng là các ngân hàng cho nhau vay phần vốn dự trữ bắt buộc dƣ thừa hoặc thiếu hụt tạm thời đang nằm trong quỹ dự trữ liên bang theo yêu cầu đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng (có thể gọi là lãi suất điều hoà vốn dự trữ overnight). Frank Holmes giám đốc đầu tƣ tại U.S. Global Investors lập luận rằng giá vàng tăng mạnh khi lãi suất điều hòa vốn dự trữ thực nhỏ hơn 2% (lãi suất do Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ FED công bố trong mỗi thời kỳ làm cơ sở cho việc thiết lập các mức lãi suất khác trên thị trƣờng, thông qua đó FED thực hiện điều hành chính sách tiền tệ) Còn theo nghiên cứu của các nhà phân tích tại Deutsche Bank, kể từ năm 1970 bất cứ khi nào lãi suất thực Mỹ giảm xuống -3%, giá vàng lại tăng trung bình 40%/năm. (Biểu đồ 4) 3.4.4.2 Quan điểm của Romer & Romer và quan điểm của Gürkaynak, Sack & Swanson Thorbecke, Willem và Hanjiang Zhang (2008) đã kiểm tra phản ứng của giá vàng trƣớc những thay đổi của lãi suất mục tiêu trong những năm 1970 và từ 1989 đến 2006. Các tác giả nhận thấy rằng những động thái tích cực trong lãi suất điều hòa vốn dự trữ của FED đã làm tăng giá vàng trong những năm 1970 nhƣng lại làm giảm giá vàng từ năm 1986 trở về sau. Điều này ngụ ý rằng trong những năm 1970 các nhà đầu tƣ phản ứng trƣớc động thái tăng lãi suất của FED bằng cách gia tăng nhu cầu đối với vàng nhƣ một hàng rào chống lại lạm phát. Điều này cũng phù hợp với giả thuyết của Romer và Romer (R&R; 2000) cho rằng việc gia tăng lãi suất điều hòa vốn dự trữ sẽ làm gia tăng lạm phát dự kiến vì đã tiết lộ những thông tin mật của FED về lạm phát. Ngƣợc lại, trong giai đoạn 1986-2006, trƣớc việc tăng lãi suất điều hòa vốn dự trữ các nhà đầu tƣ phản ứng lại bằng cách giảm nhu cầu của họ đối với vàng. Điều này lại phù hợp với học thuyết của Gürkaynak, Sack, và Swanson (GSS; 2005) rằng việc gia tăng 18 lãi suất điều hòa vốn dự trữ sẽ giảm tỷ lệ lạm phát dự kiến trong dài hạn. Nhƣ vậy trong những năm 1970 học thuyết của R&R tỏ ra đúng, còn những năm gần đây học thuyết của GSS lại tỏ ra đúng đắn. Romer (R&R; 2000) cho rằng việc gia tăng lãi suất điều hòa vốn dự trữ sẽ làm gia tăng lạm phát dự kiến vì đã tiết lộ những thông tin mật của FED về lạm phát. Ngƣợc lại, trong giai đoạn 1986-2006, trƣớc việc tăng lãi suất điều hòa vốn dự trữ các nhà đầu tƣ phản ứng lại bằng cách giảm nhu cầu của họ đối với vàng. Điều này lại phù hợp với học thuyết của Gürkaynak, Sack, và Swanson (GSS; 2005) rằng việc gia tăng lãi suất điều hòa vốn dự trữ sẽ giảm tỷ lệ lạm phát dự kiến trong dài hạn. Nhƣ vậy trong những năm 1970 học thuyết của R&R tỏ ra đúng, còn những năm gần đây học thuyết của GSS lại tỏ ra đúng đắn. Điều này có thể đƣợc lý giải nhƣ sau: trong những năm 1970 một sự gia tăng trong lãi suất điều hòa vốn dự trữ sẽ dẫn đến gia tăng lãi suất thực trong ngắn hạn, có thể sẽ dẫn đến gia tăng lạm phát kỳ vọng nhƣ R&R đã lập luận, vì lúc này FED đang đánh mất uy tín của mình với những chính sách thiếu ổn định và việc hủy bỏ thắt chặt tiền tệ vào tháng 10/1979 . Trong những năm 1990 và những năm gần đây, việc gia tăng lãi suất điều hòa vốn dự trữ không làm cho nhà đầu tƣ nghĩ rằng lạm phát sẽ cao hơn, mà có thể làm cho họ tin rằng FED sẽ khắt khe hơn trong hạn chế lạm phát, do đó có thể sẽ làm giảm lạm phát dự kiến. Một cách để kiểm tra xem sự khác nhau trong việc chính sách tiền tệ ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến lạm phát kỳ vọng trong những năm 1970 so với những năm gần đây đó là xem cách cách thức chúng ảnh hƣởng đến giá vàng giao dịch hàng ngày. Vàng đƣợc xem nhƣ là một hàng rào chống lại lạm phát. Những lập luận của GSS ngụ ý rằng sự gia tăng bất ngờ trong lãi suất điều hòa vốn dự trữ sau năm 1990 đã làm giảm lạm phát kỳ vọng trong dài hạn và tăng lãi suất thực trong ngắn hạn. Frankel và Hardouvelis (1985), Hardouvelis và Barnhardt (1989), Frankel (2008) và nhiều nhà nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng nếu những động thái trong chính sách tiền tệ kỳ vọng rằng lãi suất thực sẽ tăng thì già vàng sẽ giảm và nếu nhƣ kỳ vọng lạm phát dự kiến tăng thì giá vàng cũng sẽ giảm. Do đó, nếu nhƣ có những động thái tích cực trong lãi suất điều hòa vốn dự trữ của FED và ảnh hƣởng bởi giả thuyết của GSS thì rõ ràng giá vàng sẽ giảm. Ngƣợc lại, những lập luận của R&R chỉ ra rằng việc gia tăng lãi suất điều hòa vốn dự trữ gia sẽ làm tăng lãi suất thực trong ngắn hạn và tăng lạm phát kỳ vọng trong dài hạn, dẫn đến một sự gia tăng trong giá vàng. Kết quả của mô hình 2A, 2B phần nào giúp , chúng ta cũng nhận thấy khi áp dụng bộ dữ liệu cho gian đoạn 2000-2011 thì kết quả hồi quy với 4 biến truyền thống thƣờng áp dụng cho các mô hình định 19 lƣợng các yếu tố kinh tế nhƣ INF, INT, USDX, LNSP500 thì INF trở nên không phù hợp, tức là mô hình vốn có ý nghĩa trong giai đoạn 1990-1999 trở nên mất ý nghĩa thống kê trong giai đoạn 20002011. Điều này củng cố thêm những quan điểm cho rằng trong giai đoạn hiện nay, giá vàng đang chịu sự tác động mạnh mẽ, thậm chí lấn át của những yếu tố “không thƣờng xuyên” hơn là các yếu tố truyền thống. Thị trƣờng tài chính giai đoạn 2000-2011 trải qua nhiều thăng trầm, biến cố với sự biến động rất mạnh của hầu hết các yếu tố kinh tế. Tình hình chính trị có nhiều bất ổn, bạo lực leo thang tại nhiều khu vực, giá năng lƣợng và lƣơng thực tăng cao, đặc biệt là bùng nổ giá vàng và khủng hoảng nợ công tại châu Âu. Thế giới ngày nay đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nghiêm trọng phát sinh, ảnh hƣởng trực tiếp, gián tiếp đến nền kinh tế cũng nhƣ các yếu tố kinh tế. Có nhiều quan điểm cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, các yếu tố truyền thống thƣờng sử dụng trong việc ƣớc lƣợng trong mô hình hồi quy đơn giản dƣờng nhƣ càng ngày càng giải thích kém cho biến động của các yếu tố kinh tế. Đặc biệt là với trƣờng hợp giá vàng, mô hình OLS truyền thống vốn thƣờng sử dụng các yếu tố thƣờng xuyên nhƣ INF, CPI, M2,… ngày càng bộc lộ nhiều khuyết điểm. Trong các giai đoạn thị trƣờng tƣơng đối ổn định nhƣ giai đoạn 1990-1999, các mô hình hồi quy truyền thống tỏ ra khá hiệu quả trong việc ƣớc lƣợng cũng nhƣ đƣa ra các dự báo với độ tin cậy chấp nhận đƣợc. Còn trong các giai đoạn thế giới có nhiều biến động, bất ổn, sức mạnh của các công cụ ƣớc lƣợng sử dụng các yếu tố thƣờng xuyên suy giảm rõ rệt. 3.4.5 Ƣu điểm và hạn chế của mô hình Mô hình đa nhân tố là một mô hình có độ tin cậy cao vì cung cấp những ƣớc lƣợng vững, không chệch. Tuy nhiên, một số điều kiện quan trọng của mô hình thì hầu hết các chuỗi dữ liệu thời gian hiện nay đều khó có thể đáp ứng đầy đủ, đặc biệt là hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi, tự tƣơng quan… Khi đó, ƣớc lƣợng OLS không phải là ƣớc lƣợng tuyến tính không chệch tốt nhất nữa. Hơn nữa, hạn chế rất lớn khi sử dụng mô hình OLS là việc các dữ liệu sử dụng mang tính xu hƣớng. Một khi bộ dữ liệu sử dụng có tính xu hƣớng vào các ƣớc lƣợng sẽ gây nên hiện tƣợng hồi quy giả mạo. Cụ thể, trong trƣờng hợp này, các số liệu dƣờng nhƣ rất đẹp, R2 rất cao, hàm ý rằng mô hình rất phù hợp khi có thể giải thích đƣợc phần lớn biến động trong biến phụ thuộc, log likelihood cũng rất cao, P-value rất nhỏ. Tuy nhiên, kết quả này có thể chỉ là do trong giai đoạn xem xét, các yếu tố trên có cùng xu hƣớng mà thôi. Vấn đề này khá nghiêm trọng và cũng không quá khó để nhận biết thông qua 20 các công cụ nhƣ đồ thị trực quan hay kiểm định tính dừng. Vì vậy, sự cần thiết của các mô hình mạnh hơn, có ý nghĩa cao hơn ngày càng đƣợc quan tâm. CHƢƠNG 4: Mô hình ARIMA 4.1 Mục đích áp dụng mô hình ARIMA Khi nghiên cứu về một vấn đề thuộc phƣơng diện kinh tế, việc thu thập số liệu chính là chìa khóa của mọi vấn đề. Có thể nói rằng toán học chính là công cụ, một phƣơng tiện để các chuỗi số liệu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết bởi vì từ nó mà các nhà nghiên cứu mới có thể đƣa ra kết luận về một vấn đề cụ thể. Tuy nhiên trong nghiên cứu định lƣợng, tồn tại 3 loại số liệu cơ bản là số liệu theo thời gian, số liệu chéo và số liệu hỗn hợp. Loại số liệu chúng ta thƣờng xuyên tiếp cận nhất trong các vấn đề thuộc phạm trù kinh tế có lẽ là số liệu theo thời gian, hay còn gọi là các chuỗi thời gian. Các chuỗi thời gian mà chúng ta thƣờng gặp nhất nhƣ chuỗi số liệu GDP, chỉ số VN-Index hay giá vàng, chúng có đặc điểm là chuỗi không dừng, chính vì vậy sẽ gây ra không ít khó khăn cho các nhà nghiên cứu, bởi nhiều nghiên cứu đã cho thấy, trong nhiều trƣờng hợp, các mô hình hồi quy cổ điển dƣờng nhƣ không hiệu quả với loại dữ liệu này. Vậy với chuỗi thời gian tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho việc dự báo nhƣ vậy, chúng ta có thể tiến hành nghiên cứu và rút ra kết luận hay không? Để trả lời cho câu hỏi này có nhiều phƣơng pháp khác nhau, tuy nhiên, có hai phƣơng pháp đƣợc hầu hết các nhà nghiên cứu thừa nhận và sử dụng thƣờng xuyên đó là hai mô hình: ARIMA và VAR. Không giống với các mô hình trƣớc, mô hình Trung bình trƣợt, đồng liên kết, tự hồi quy ARIMA không sử dụng các biến ngoại sinh độc lập X1, X2, X3.. để giải thích cho Y, mà nó sử dụng chính các giá trị trong quá khứ của Y để giải thích cho bản thân nó ở hiện tại. Chính vì thế, ARIMA đôi khi còn đƣợc gọi là mô hình lý thuyết mới vì nó không dựa bất kỳ một lý thuyết kinh tế nào. Và cũng do đó, ARIMA có đƣợc tính linh hoạt và tiết kiệm hơn hẳn các phƣơng pháp khác, đồng thời tính hiệu quả của ARIMA trong công tác dự báo cũng đã đƣợc thực tế chứng minh. Tất cả những điều ấy mang đến cho ARIMA một vị thế nhất định trong lĩnh vực nghiên cứu định lƣợng và ngày càng trở nên thông dụng hơn. 4.2 Mô hình ARIMA 4.2.1 Bộ dữ liệu Mô hình Arima đƣợc trình bày trong nghiên cứu này dựa trên 3 bộ số liệu.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan