Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giá trị tập thơ từ ấy của tố hữu ( luận văn ths. văn học )...

Tài liệu Giá trị tập thơ từ ấy của tố hữu ( luận văn ths. văn học )

.PDF
101
240
84

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------- PHẠM THU TRANG GIÁ TRỊ TẬP THƠ “TỪ ẤY” CỦA TỐ HỮU LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC Hà Nội -2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------- PHẠM THU TRANG GIÁ TRỊ TẬP THƠ “TỪ ẤY” CỦA TỐ HỮU LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC Mã số: 60220120 Người hướng dẫn khoa học: TS. Diêu Thị Lan Phương Hà Nội -2014 1 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Giá trị tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Diêu Thị Lan Phương, người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy cô và các cán bộ trong khoa đã cung cấp cho tôi những kiến thức chuyên môn quý báu, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất trong suốt thời gian tôi học tập và thực hành ở Khoa. Tôi cũng xin cảm ơn Phòng sau đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện cho tôi có thời gian hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ở bên cạnh khuyến khích, động viên giúp tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành khóa học của mình. Phạm Thu Trang 3 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Giá trị tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả Phạm Thu Trang 4 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Giá trị tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 6 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................. 6 2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................................... 7 2.1. Những bài nghiên cứu về thơ Tố Hữu .............................................................................. 7 2.2. Xung quanh tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu ......................................................................... 8 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 10 4. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................... 10 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 10 6. Cấu trúc của Luận văn ....................................................................................................... 10 Chương 1. NHÀ THƠ TỐ HỮU VÀ DÒNG VĂN HỌC CÁCH MẠNG ....................... 11 1.1. Cuộc đời và sự nghiệp thơ Tố Hữu ................................................................................. 11 1.1.1 Vài nét về cuộc đời Tố Hữu ...................................................................................... 11 1.1.2. Khái quát về sự nghiệp thơ của Tố Hữu .................................................................. 13 1.2. Tập thơ “Từ ấy” trong sự nghiệp thơ Tố Hữu ................................................................ 16 1.3. Sự phát triển của văn học cách mạng Việt Nam 1930 - 1946......................................... 19 TIỂU KẾT.............................................................................................................................. 23 Chương 2. GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA TẬP THƠ “TỪ ẤY” .......................................... 24 2.1. Hình tượng cái tôi trữ tình .............................................................................................. 24 2.1.1. Sự khát khao và say mê lý tưởng của người chiến sĩ cách mạng ........................... 24 2.1.2. Những chuyển biến về tình cảm của người chiến sĩ sau khi bắt gặp lý tưởng cách mạng................................................................................................................................... 33 2.1.3. Sự tin tưởng, lạc quan của người chiến sĩ đối với cuộc cách mạng của dân tộc ..... 40 2.2. Các cảm hứng chủ đạo .................................................................................................... 44 2.2.1. Cảm hứng yêu nước ................................................................................................. 44 2.2.2. Cảm hứng nhân đạo ................................................................................................. 48 2.2.3. Cảm hứng hiện thực ................................................................................................. 57 TIỂU KẾT.............................................................................................................................. 63 Chương 3. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA TẬP THƠ “TỪ ẤY”.................................... 64 3.1. Thể thơ ............................................................................................................................ 64 3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu.................................................................................................. 66 3.2.1. Ngôn ngữ thơ Tố Hữu .............................................................................................. 66 3.2.2. Giọng điệu thơ Tố Hữu ............................................................................................ 74 3.3. Niêm luật và vần ............................................................................................................. 79 3.4. Hệ thống hình ảnh ........................................................................................................... 82 3.4.1. Hình ảnh con đường................................................................................................. 82 3.4.2. Hình ảnh dòng sông ................................................................................................. 86 3.4.3. Hình ảnh con thuyền ................................................................................................ 89 3.4.4. Hình ảnh ngọn cờ ..................................................................................................... 91 TIỂU KẾT.............................................................................................................................. 94 KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 96 MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 98 5 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Giá trị tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử văn học cách mạng nước nhà, hiếm thấy nhà thơ nào có những tác phẩm mang đậm dấu ấn đặc trưng như thơ Tố Hữu. Trong thơ ông lấp lánh tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, tình yêu lí tưởng cách mạng cao đẹp, trong sáng. Là cánh chim đầu đàn, thơ Tố Hữu gắn liền với các chặng đường cách mạng của dân tộc từ trước cách mạng tháng Tám đến thời kỳ đầu đổi mới. Phong Lan và Mai Hương đã nhận xét: Trên bầu trời của văn học Việt Nam hiện đại, Tố Hữu luôn được coi là ngôi sao sáng, là người mở đầu và dẫn đầu tiêu biểu cho thơ ca cách mạng. Sáu mươi năm gắn bó với hoạt động cách mạng và sáng tạo thơ ca, ông thực sự tạo nên được niềm yêu mến, nỗi đam mê bền chắc trong nhiều độc giả. Ông là người đem đến cho công chúng và rồi cũng nhận lại từ họ sự đồng điệu, đồng cảm, đồng tình tuyệt diệu, xứng đáng là niềm mơ ước của mọi sự nghiệp thơ ca, kể cả những nhà thơ lớn cùng thời với ông” [1, tr.20]. Hơn nửa thế kỷ, thơ Tố Hữu luôn thu hút được sự quan tâm của giới phê bình, nghiên cứu văn học và là đối tượng giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Đặc điểm chính của thơ Tố Hữu là tính trữ tình chính trị. Mọi sự kiện, vấn đề lớn của đời sống cách mạng, lí tưởng chính trị, những tình cảm chính trị thông qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật thực sự. Tố Hữu là nhà thơ của lẽ sống lớn, của những tình cảm lớn, niềm vui lớn của cách mạng và con người cách mạng. Đặc biệt, ở những bước ngoặt trong đời sống cách mạng của dân tộc, hồn thơ Tố Hữu thường nhạy bén và dạt dào cảm hứng, kết tinh trong những bài thơ đặc sắc, đạt đến sự đồng cảm và được hưởng ứng rộng rãi. Nói về tính trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu, Xuân Diệu có lần khẳng định: “Tố Hữu đã đặt thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình”. Như vậy, thơ Tố Hữu là một thành 6 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Giá trị tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu công xuất sắc của thơ cách mạng, và kế tục một truyền thống tốt đẹp của thơ ca Việt Nam qua nhiều thời đại. Sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Tố Hữu là một bộ phận không thể thiếu trong nền văn học hiện đại. Trong hơn nửa thể kỉ qua, thơ Tố Hữu luôn có mặt trong sách giáo khoa Ngữ văn ở các cấp học. Thơ ông đã “đốt lửa’ và “truyền lửa” tới muôn triệu trái tim bạn đọc. Đồng thời thơ Tố Hữu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, phê bình có tên tuổi trong nước cũng như nước ngoài, ở nhiều góc độ, bình diện khác nhau. Chọn đề tài Giá trị của tập thơ “Từ ấy” , người viết mong muốn khẳng định lại những giá trị và vị trí của tập thơ đối với nền văn học cách mạng giai đoạn 1930 -1946 nói riêng và nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Đồng thời góp phần nhìn nhận và đánh giá đầy đủ hơn những những đóng góp của nhà thơ trên nhiều phương diện. 2. Lịch sử vấn đề Trong suốt thời gian qua, thơ Tố Hữu luôn là đối tượng nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, phê bình trong và ngoài nước. Xuất phát từ những góc độ, khía cạnh tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đều gặp gỡ và thống nhất trong đánh giá: Tố Hữu là một phong cách lớn của nền văn học dân tộc. Thơ ông không chỉ đặc sắc ở nội dung, tư tưởng mà còn có giá trị đặc sắc về nghệ thuật như phong cách và ngôn ngữ thơ. Chính vì thế, cho đến nay đã có rất nhiều công trình biên khảo chuyên sâu về thơ ông. 2.1. Những bài nghiên cứu về thơ Tố Hữu Ngay từ khi thơ Tố Hữu mới xuất hiện rải rác trên các báo chí cách mạng vào những năm cuối thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dương, cùng với sự đón nhận nồng nhiệt của công chúng, giới văn học cách mạng đã đánh giá cao thơ ông. Trong bài viết đầu tiên giới thiệu về thơ Tố Hữu, tác giả K và T đã khẳng định: “Thơ Tố Hữu là cả một nguồn sinh lực đem phụng sự cho lý tưởng”. “Với Tố Hữu, chúng ta có một nhà thơ cách mạng có tài” “nhà thơ chiến sĩ”, “nhà thơ của tương lai”…[33] 7 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Giá trị tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu Từ sau 1954 cho đến sau 1975, có rất nhiều bài viết về thơ Tố Hữu. Đặc biệt có ba công trình biên khảo chuyên sâu về thơ ông, đó là: “Thơ Tố Hữu” của Lê Đình Kỵ (1979); “Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí” của Nguyễn Văn Hạnh (1985); “Thi pháp thơ Tố Hữu” của Trần Đình Sử (1987). Hai công trình đầu tiếp cận thơ Tố Hữu theo phương pháp truyền thống, kết hợp khảo cứu công phu, khoa học với cảm thụ nghệ thuật tinh tế. Hai tác giả đã lần đầu tiên nghiên cứu thơ Tố Hữu như một chỉnh thể toàn vẹn, có hệ thống, với nhiều phát hiện và đánh giá quý báu theo phương pháp nghiên cứu Mácxít. Công trình “Thi pháp thơ Tố Hữu” của Trần Đình Sử tiếp cận thơ Tố Hữu theo hướng thi pháp học đem đến những cảm nhận và đánh giá mới mẻ. Bên cạnh đó còn có Hà Minh Đức. Ông cũng là một người bền bỉ, chuyên tâm nghiên cứu về thơ Tố Hữu. Ông có hai lời giới thiệu công phu cho hai tuyển tập thơ Tố Hữu. Ngoài ra còn có rất nhiều bài nghiên cứu về thơ Tố Hữu ở trong và ở ngoài nước, tiêu biểu như Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Đăng Mạnh, Vũ Đức Phúc…Nhìn chung các bài nghiên cứu đều có sự nhìn nhận đánh giá những giá trị cơ bản và nghệ thuật của thơ Tố Hữu. 2.2. Xung quanh tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu Hơn nửa thế kỷ qua, từ tập thơ đầu tay “Từ ấy”, đến các tập “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và Hoa”…đã có hàng trăm bài viết, công trình nghiên cứu phê bình phong phú, đa dạng theo đời thơ Tố Hữu . Riêng với “Từ ấy”, có nhiều bài phê bình, đánh giá nằm rải rác trong các cuốn sách, các tạp chí. Chúng ta có thể kể tới các tác phẩm tiêu biểu như sau: “Từ ấy” tiếng hát của một thanh niên, một người cộng sản của Hoài Thanh, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 4, 1960; Cái mới của “Từ ấy”- những bài thơ đầu tiên của Tố Hữu, Như Phong, Nxb Văn học, Hà Nội, 1959; Đọc tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu, Tế Hanh, Báo Văn học, số 49, 50, năm 1959; Về giá trị tập thơ “Từ ấy” và phương pháp sáng tác của Tố Hữu, Hoàng Minh Châu, 8 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Giá trị tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu Báo văn nghệ, số 71, 1959; Vài cảm nghĩ về tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu, Thanh Tịnh, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 8, 1959... Các bài nghiên cứu đã thể hiện quan điểm riêng của các tác giả khi nhận xét và phê bình về thơ Tố Hữu. Nhiều tác giả đã có những nhận xét đánh giá hết sức xác đáng và sâu sắc về tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu. Tiếp đến là các công trình mang tính riêng biệt, có quy mô lớn. Đó là tuyển tập, sách xuất bản viết về tập thơ “Từ ấy” như: “Từ ấy” tiếng hát của người thanh niên cộng sản, Phê bình và tiểu luận, Tập I, Nxb Văn học, 1960; Cái mới của “Từ ấy”... Những bài thơ đầu tiên của Tố Hữu, Như Phong, Bình luận văn học, in lần thứ 3, Nxb Văn học, 1977; Giới thiệu Tuyển tập thơ “Từ ấy” và “Việt Bắc”, Phong Châu, Đái Xuân Ninh, Nxb Giáo dục, 1960. Trong cuốn sách tham khảo mang tựa đề “Từ ấy” - Tác phẩm và lời bình của Tôn Thảo Miên, Nxb Văn học, năm 2005, ngoài phần trích tập thơ “Từ ấy”, tác giả còn lồng ghép vào đó nhiều bài phân tích các bài thơ trong tập thơ của các tác giả như: Đặng Thai Mai với Mấy ý nghĩ - Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ; Xuân Diệu với “Từ ấy” – tiếng hát của một người thanh niên; Phan Cự Đệ với Tiếng hát đi đày; Trần Đình Sử với bài Bà Má Hậu Giang... Đó là những bài viết hay. Thơ của Tố Hữu nói chung và tập thơ “Từ ấy” của ông nói riêng có sức hút lớn. Do đó, nhiều công trình nghiên cứu, phê bình văn học nghiên cứu chú ý đến nó và được người đọc đón nhận. Đây là những kết quả nghiên cứu rất có giá trị, khẳng định sự dày công tìm tòi nghiêm túc của các học giả, các nhà nghiên cứu và những người đam mê thơ Tố Hữu. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu riêng biệt về tập thơ “Từ ấy” với tư cách đóng góp vào dòng văn học cách mạng Việt Nam cũng như về vị trí của của nó trong giai đoạn 1930-1945. Đây là chỗ khuyết, gợi mở nhiều hướng nghiên cứu mới. 9 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Giá trị tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tập thơ “Từ ấy”. Tập thơ được nghiên cứu trên hai bình diện. Một là giá trị nội dung và hai là giá trị nghệ thuật của tập thơ. Để khai thác, nghiên cứu đối tượng được cụ thể, sâu sắc, chúng tôi khoanh vùng phạm vi nghiên cứu từ chỗ rộng là văn học cách mạng đến chỗ hẹp hơn là toàn bộ thơ ca cách mạng của Tố Hữu. 4. Mục đích nghiên cứu Luận văn nhằm chỉ rõ những giá trị về mặt nội dung và nghệ thuật của tập thơ “Từ ấy”, đồng thời chỉ ra, khẳng định vai trò của tập thơ trong nền thơ ca kháng chiến chống Pháp và rộng ra là nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Chúng tôi cũng hi vọng, luận văn sẽ giúp làm phong phú thêm kho tài liệu nghiên cứu về đời thơ Tố Hữu nói chung và tập “Từ ấy” nói riêng. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Phương pháp lịch sử, phương pháp xã hội học, phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống - Phương pháp chuyên ngành: Phương pháp tiếp cận Thi pháp học, phương pháp phân tích, so sánh - đối chiếu, phương pháp tổng hợp. 6. Cấu trúc của Luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1. Nhà thơ Tố Hữu và dòng văn học cách mạng Chương 2. Giá trị nội dung của tập thơ “Từ ấy” Chương 3. Giá trị nghệ thuật của tập thơ “Từ ấy” 10 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Giá trị tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu NỘI DUNG Chương 1. NHÀ THƠ TỐ HỮU VÀ DÒNG VĂN HỌC CÁCH MẠNG 1.1. Cuộc đời và sự nghiệp thơ Tố Hữu 1.1.1 Vài nét về cuộc đời Tố Hữu Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4-10-1920, quê ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Thừa Thiên - Huế là vùng đất nghèo nhưng phong cảnh thiên nhiên xinh đẹp, hữu tình. Xứ Huế còn nổi tiếng là một vùng văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, bao gồm cả văn hóa cung đình và văn hóa dân gian với những điệu ca, điệu hò như Nam ai, Nam bình, mái nhì, mái đẩy độc đáo. Tố Hữu đã từng được sống trong bầu không khí văn hóa của quê hương mình. Có lẽ chính điều đó đã mang đến cho thơ Tố Hữu âm hưởng và phong vị dân gian đậm nét. Bên cạnh đó, hồn thơ Tố Hữu còn được bồi đắp từ chính truyền thống gia đình và sự giáo dục của cha và mẹ. Ông thân sinh là một nhà nho nghèo, tuy không đỗ đạt và phải chật vật để kiếm sống bằng nhiều nghề nhưng lại ham thơ và thích sưu tầm ca dao tục ngữ. Từ thuở nhỏ, Tố Hữu đã được cha dạy làm thơ theo những lối cổ. Còn bà mẹ Tố Hữu là con một nhà nho, thuộc nhiều ca dao, dân ca xứ Huế và rất giầu tình thường con. Từ thuở nằm nôi, Tố Hữu đã được mẹ ấp ủ và ru bằng tiếng hát ngọt êm của người đàn bà xứ Huế. Có thể khẳng định rằng: Truyền thống gia đình cùng với quê hương xứ Huế đã góp phần quan trọng vào sự hình thành hồn thơ Tố Hữu. Bước vào tuổi thanh niên đúng vào những năm phong trào Mặt trận Dân chủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo đang dấy lên sôi nổi trong cả nước, mà Huế là một trong những trung tâm sôi động nhất, Tố Hữu đã may mắn đến được với lí tưởng cách mạng, tin và đi theo sự lãnh đạo của Đảng. Ngay cả những lúc bị bắt giam trong lao ngục, ông vẫn một lòng hi sinh cho lý tưởng. Tố Hữu đã nhiều lần vượt qua những giây phút cam go, khốc liệt nhất của dân tộc và cả những lúc trên đỉnh cao của chiến thắng vinh quang. Dù ở thời điểm 11 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Giá trị tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu nào cũng vậy, Tố Hữu vẫn là con người của Đảng, của nhân dân. Ông chưa bao giờ xa rời hay phai nhạt lý tưởng cách mạng. Ông làm thơ vì cách mạng và nhờ cách mạng, những vần thơ của Tố Hữu bay cao và vang xa. Được lôi cuốn vào phong trào đấu tranh, Tố Hữu đã trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế. Năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và từ đó ông hoàn toàn tự nguyện hiến dâng cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng. Đầu năm 1939, thực dân Pháp trở lại đàn áp phong trào cách mạng ở Đông Dương. Cuối tháng năm ấy Tố Hữu bị bắt, giam tại nhà lao Thừa Thiên, rồi lần lượt bị giam giữ trong nhiều nhà tù ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Tháng 3 - 1942, Tố Hữu đã vượt ngục Đắc Lay (Kon Tum), vượt hàng trăm cây số đường rừng, thoát khỏi sự vây lùng của kẻ thù, tìm ra Thanh Hoá, bắt liên lạc với tổ chức cách mạng và tiếp tục hoạt động. Cách mạng tháng Tám năm 1945, Tố Hữu là Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa ở Huế, lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở thành phố quê hương. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Tố Hữu được điều động ra Thanh Hoá một thời gian, rồi lên Việt Bắc công tác ở cơ quan Trung ương Đảng, đặc trách về văn hoá, văn nghệ. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ và cho đến năm 1986, Tố Hữu liên tục giữ những cương vị trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước (từng là Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Tố Hữu mất tại Hà Nội ngày 9-12-2002 sau một thời gian lâm bệnh nặng. Con người Tố Hữu có sự thống nhất chặt chẽ giữa nhà cách mạng, nhà chính trị và nhà thơ. Thơ và cách mạng- hai trong một ở con người Tố Hữu và đó như mối tình duyên đẹp đẽ nhất, trong sáng nhất và cao cả nhất trong cuộc đời, sự nghiệp thi ca của ông. Quá trình sáng tác của Tố Hữu gắn bó làm một với quá trình hoạt động cách mạng của ông và các nhiệm vụ của Đảng qua các giai đoạn lịch sử. Vì thế mà Tố Hữu được mệnh danh là người viết sử Việt Nam bằng thơ. Ở Tố Hữu, con người chính trị và con người nhà thơ 12 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Giá trị tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ gắn liền vời sự nghiệp cách mạng, trở thành một bộ phận của sự nghiệp cách mạng. 1.1.2. Khái quát về sự nghiệp thơ của Tố Hữu Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng. Đồng thời, đó cũng là những chặng đường vận động trong quan điểm tư tưởng và nghệ thuật của chính nhà thơ. Hơn 60 năm sáng tác, Tố Hữu là nhà thơ luôn sống trong sinh hoạt tinh thần của dân tộc Việt Nam thế kỷ XX. Tập thơ “Từ ấy” (1937- 1946) là tập thơ đầu tay của Tố Hữu viết trong hoàn cảnh đất nước còn trong tình cảnh nô lệ và trong bối cảnh phong trào Thơ mới đã tiến hành xong một cuộc cách mạng trong thơ ca. Tập thơ “Từ ấy” đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng. Tập thơ chia làm 3 phần. Phần thứ nhất là “Máu lửa” gồm những bài sáng tác trong thời kì Mặt trận Dân chủ. Nhà thơ cảm thông sâu sắc với cuộc sống cơ cực của những người nghèo khổ trong xã hội (lão đầy tớ, chị vú em, cô gái giang hồ, những em bé mồ côi, đi ở, hát dạo,…), đồng thời khơi dậy ở họ ý chí đấu tranh và niềm tin vào tương lai. Phần thứ hai là “Xiềng xích” gồm những bài sáng tác trong những nhà lao lớn ở Trung Bộ và Tây Nguyên. Đó là tâm tư của người trẻ tuổi tha thiết yêu đời và khát khao tự do, là ý chí kiên cường của người chiến sĩ quyết tâm tiếp tục cuộc chiến đấu ngay trong nhà tù. Phần thứ ba là “Giải phóng” gồm những bài sáng tác từ khi Tố Hữu vượt ngục đến những ngày đầu giải phóng của toàn dân tộc. Nhà thơ nồng nhiệt ca ngợi thắng lợi của cách mạng , nền độc lập, tự do của Tổ quốc, khẳng định niềm tin tưởng vững chắc của nhân dân vào chế độ mới. Tiếp sau “Từ ấy” là tập thơ “Việt Bắc” (1946 - 1954) là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến. Họ là những người lao động rất bình thường và cũng rất anh hùng. Với 13 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Giá trị tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu tấm lòng yêu nước thắm thiết và cảm phục sâu xa, Tố Hữu đã miêu tả và ca ngợi anh vệ quốc quân, bà mẹ nông dân, chị phụ nữ, em liên lạc,…Nhà thơ ngợi ca vai trò của Đảng và Bác Hồ trong việc khơi nguồn và phát huy sức mạnh của quân dân ta để đánh thắng kẻ thù. Nhiều tình cảm lớn được thể hiện sâu đậm: tình quân dân “cá nước”, tiền tuyến với hậu phương, miền xuôi với miền ngược, cán bộ với quần chúng, nhân dân với lãnh tụ, tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, tình cảm quốc tế vô sản,… Tập thơ kết thúc bằng những bài hùng ca vang dội phản ánh khí thế chiến thắng hào hùng; tình cảm bồi hồi, xúc động của dân tộc trong những giờ phút lịch sử. Bước vào giai đoạn cách mạng mới, tập thơ “Gió lộng” (1955-1961) dạt dào bao nguồn cảm hứng lớn lao. Nhà thơ hướng về quá khứ để thấm thía những nỗi đau khổ của cha ông, công lao của những thế hệ đi trước mở đường, từ đó ghi sâu ân tình của cách mạng. Qua sự cảm nhận của Tố Hữu, cuộc sống mới trên miền Bắc thực sự là một ngày hội lớn, nhìn vào đâu cũng thấy tràn đầy sức sống và niềm vui. Đất nước đau nỗi đau chia cắt, thơ Tố Hữu là tình cảm thiết tha sâu nặng với miền Nam ruột thịt. Đó là nỗi nhớ thương quê hương da diết, tiếng thét căm hận ngút trời, lời ngợi ca những con người kiên trung, bất khuất, niềm tin không gì lay chuyển được vào ngày mai thắng lợi thống nhất non sông. Hai tập thơ “Ra trận” (1962- 1971), “Máu và hoa” ( 1972- 1977) âm vang khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và niềm vui toàn thắng. “Ra trận” là bản anh hùng ca về “Miền Nam trong lửa đạn sáng ngời” với bao hình ảnh tiêu biểu cho dũng khí kiên cường của dân tộc: anh giải phóng quân “con người đẹp nhất” người thợ điện “dáng hiên ngang vẫn ngẩng cao đầu”, những “em thơ cũng ngẩng cao đầu”, bà mẹ “một tay lái chiếc đò ngang”, anh công nhân “lấp hố bom mà dựng lò cao”, cô dân quân “vai súng tay cày”,… “Máu và hoa” ghi lại một chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh, khẳng định niềm tin sâu sắc vào sức mạnh tiềm tàng của xứ 14 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Giá trị tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu sở quê hương, cũng như của mỗi con người Việt Nam mới, biểu hiện niềm tự hào và niềm vui phơi phới khi “toàn thắng về ta”. “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999) là hai tập thơ đánh dấu bước chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu. Dòng chảy sôi động của cuộc sống đời thường với bao vui buồn, được mất, sướng khổ, mừng lo khơi gợi trong tâm hồn nhà thơ nhiều cảm xúc suy tư. Tố Hữu tìm đến những chiêm nghiệm mang tính phổ quát về cuộc đời và con người. Vượt lên bao biến động thăng trầm, thơ Tố Hữu vẫn kiên định niềm tin vào lý tưởng và con đường cách mạng, tin vào chữ nhân luôn toả sáng ở mỗi người. Tóm lại, có thể khẳng định rằng trong lịch sử văn học nước nhà, hiếm thấy nhà thơ nào lại có những tác phẩm mang dấu ấn đặc trưng của một giai đoạn lịch sử và đi vào lòng người như thơ Tố Hữu thế kỷ XX. Tình yêu lý tưởng, yêu quê hương đất nước thiết tha sâu nặng đã hóa thân vào những vần thơ trữ tình chính trị đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật thơ ca cách mạng. Nội dung ấy được biểu lộ vừa thầm kín và tinh tế, vừa sâu sắc và đậm đà qua bảy tập thơ nổi tiếng của Tố Hữu. Tố Hữu sôi nổi say sưa tự hát trong “Từ ấy”. Tố Hữu hát về nhân dân anh hùng và dựng xây với tiếng hát ân tình thủy chung trong kháng chiến trong “Việt Bắc” và “Gió lộng”. Tố Hữu kêu gọi cuộc kháng chiến hào hùng trong “Ra trận”, “Máu và hoa”. Ông suy tư trầm lắng trong “Một tiếng đờn”, “Ta với ta”. Tố Hữu đã từng bộc bạch: “thơ là kết quả của sự nhập tâm đời sống, trí tuệ, tài năng của nhân dân (...). Nhập tâm từ tâm hồn tình cảm đến dáng đi, giọng nói, tiếng khóc, tiếng cười. Nhập tâm đến mức độ nào đó thì thơ hình thành. Có thể nói thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy” [39, tr. 54]. Đúng vậy cả đời thơ ông đều là những lời gan ruột với lý tưởng, với nhân dân, đất nước và chính mình. Điều đáng trân trọng hơn cả là trước sau thơ Tố Hữu vẫn kiên định niềm tin vào lý tưởng và con đường cách mạng. 15 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Giá trị tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu 1.2. Tập thơ “Từ ấy” trong sự nghiệp thơ Tố Hữu Từ khi ra đời ngày 03-02-1930, Đảng cộng sản Việt Nam đã trở thành ánh sáng chỉ đường cho Tố Hữu mạnh dạn bước ra cuộc đời thực tại tăm tối để đến với lý tưởng. Người thanh niên trí thức tiểu tư sản ấy đến với Đảng bằng tâm trạng của con người sống lâu trong hầm tối nay được đón ngọn nắng mới mùa xuân. Đảng đã xóa nhòa đi một thời băng giá, cái thuở mà phải “đấm nát tay trước cửa cuộc đời”, thắp lên trong Tố Hữu niềm lạc quan tin tưởng. Điều đó được thể hiện rõ nhất trong tập thơ “Từ ấy”. Tập thơ “Từ ấy” mang đến cho người đọc một ấn tượng sâu sắc, về những cảm nghĩ, cảm xúc, tuy còn chút gì bỡ ngỡ, song nó đã thể hiện rất rõ bước ngoặt trưởng thành của tư tưởng thơ Tố Hữu. “Từ ấy” là cái mốc đánh dấu trên bước đường sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ, đưa ông trở thành lá cờ đầu trong dòng thơ cách mạng Việt Nam. “Từ ấy” thể hiện rõ con người Tố Hữu. Trong thơ và ngoài đời, ở Tố Hữu luôn có hai con người, con người chiến sĩ và con người thi sĩ. Trên mặt trận có tiếng súng, con người chiến sĩ ấy mặt giáp mặt với kẻ thù, thế nhưng vẫn: "không xa rời hàng ngũ", "chiến đấu đến cạn máu tàn hơi”. Và trên mặt trận không tiếng súng (hay mặt trận tư tưởng văn hóa), ông với vai trò là một thi sĩ đã sử dụng những vần thơ của mình để động viên, để chiến đấu cùng với người cầm súng. Cả hai con người trên hai thế trận, đều hòa quyện vào nhau, đều sẵn sàng xung trận. Bên cạnh đó, “Từ ấy” là tiếng nói đau thương, là cái trăn trở trước thực tại xã hội. Nó cũng là tiếng chuyển bước của một con người; là niềm tin của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi Tố Hữu với cách mạng thời kỳ trứng nước. “Từ ấy” gồm ba tập thơ nhỏ được coi là ba phần: “Máu lửa” được sáng tác 19 tháng từ 10-1937 đến tháng 04-1939; “Xiềng xích” được sáng tác trong 03 năm ở tù (1939-1942); “Giải phóng” được sáng tác vào năm 1942 – 1946. Ba phần trong tập thơ là công trình sáng tác kết tinh trong cả một quá trình lâu 16 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Giá trị tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu dài đấu tranh - "một thời kỳ, ba giai đoạn" trong hoạt động cách mạng của thi sĩ. Tập thứ nhất, “Máu lửa” viết vào khoảng từ cuối 1937 đến đầu 1939. Đây là thời kỳ lãnh đạo đấu tranh công khai của Đảng và nhân dân trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa. Đây cũng là thời kỳ đấu tranh ở các nhà máy, ở nông thôn, ở thành thị, dưới khẩu hiệu hòa bình, cơm áo, tự do; thời kỳ truyền bá học quốc ngữ, mở báo chí, phổ biến sách báo tiến bộ, chống chủ nghĩa duy tâm trong lĩnh vực tư tưởng cũng như trong lĩnh vực nghệ thuật; thời kỳ cao trào đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít khắp nơi trên thế giới. “Máu lửa” của Tố Hữu đã phản ánh sâu sắc, chân thực cuộc chuyển mình của dân tộc trong bối cảnh lịch sử đó. Đồng thời cũng phản ánh sự chuyển mình trong chính tư tưởng của nhà thơ. Tinh thần nhân đạo chủ nghĩa tích cực, mối đồng tình với những người bị hắt hủi, áp bức; lòng căm hờn đối với bao cảnh trái ngược trên đời; lòng tin tưởng sắt đá vào ngày mai... là những gì “Máu lửa” thể hiện. Một thứ lạc quan chủ nghĩa cách mạng tràn lan khắp các bài thơ, khi véo von, khi hùng tráng thể hiện tâm trạng hứng khởi của một người cộng sản trẻ tuổi, dũng cảm bước trên trường tranh đấu. Có thể nói, tập “Máu lửa” thể hiện chủ đề duy nhất: Giác ngộ. Mâu thuẫn nội bộ trong xã hội tư bản đã phát triển đến một trình độ gay gắt. Chính sách thỏa hiệp của bọn tư bản không hề thỏa mãn lòng tham của bọn phát xít Đức, Ý, Nhật. Chỉ một năm sau, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Cả thế giới sống những năm tháng đen tối cho đến ngày Hồng quân phản công, Sờ-ta-lin-gơ-rát mở đường chiến thắng. Những năm ấy cũng là những năm hết sức đen tối trong lịch sử nước nhà. Các nhà tù Sơn La, Lao Bảo, Côn Lôn, các trại tập trung khắp nơi lại chật ních những tù nhân chính trị. Tố Hữu cũng đã bị tù trong giai đoạn này và đó là lí do “Xiềng xích” ra đời. Qua tập “Xiềng xích” người đọc có thể hiểu thêm về bước đường lưu đày của một đảng viên kiên trung - Tố Hữu. Trong thử thách gian khổ, giữa mũi súng, lưỡi lê, roi vọt, xiềng xích của chế độ tù ngục thực dân, từ nhà lao 17 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Giá trị tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu Thừa Thiên (1939-1940) lên Lao Bảo (1940-1941), rồi về Quy Nhơn (19411942), rồi lại đi đày lên tận chốn rừng xa núi thẳm, Tố Hữu vẫn giữ cho mình lập trường cứng cỏi, gan góc và tin tưởng tuyệt đối vào Đảng. “Xiềng xích” của Tố Hữu là những vần thơ đầy sự khao khát tự do. Dù bị tù đày, nhà thơ vẫn lắng nghe sau tầng cửa sắt những tiếng dội thưa thớt của cuộc sống bên ngoài "Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về" để từ đó mà bâng khuâng nỗi "nhớ người", "nhớ đồng" và nỗi khao khát được tự do để hoạt động cách mạng. “Xiềng xích” còn là thơ của người chiến sĩ lòng dặn lòng quyết không bao giờ nản chí, khuất phục trước quân thù. “Xiềng xích” cũng là những vần thơ xót xa, yêu thương, nâng niu của tác giả đối với những mảnh đời cơ cực, những số phận bị chiến tranh, chế độ thực dân phong kiến làm cho khốn khổ. Tình cảm cách mạng, tình yêu đất nước quê hương, yêu nhân loại và chí căm thù đối với lũ cướp nước... là những tình cảm đẹp đẽ được thể hiện trong tập thơ này. Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thực dân Pháp, theo gót quân đế quốc Anh, lại bắt đầu gây chiến tranh ở miền Nam. Một năm sau, cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu. Cách mạng dân tộc bước vào giai đoạn mới... Những nhà thơ như Tố Hữu trở thành chiến sĩ hoặc được giao những trọng trách quan trọng của Đảng. Giai đoạn 1943-1944, Tố Hữu cho ra đời tập thơ “Giải phóng”, phần thứ ba của tập thơ lớn “Từ ấy”. Nội dung tư tưởng cũng như kỹ thuật biểu hiện của tập “Giải phóng” đã có nhiều nét khác với hai tập trên. Mười mấy bài thơ trong phần này khai thác cả một mạch thơ trữ tình phong phú. Trên đường thoát ly, người chiến sĩ bắt đầu nhìn thấy một viễn cảnh tưng bừng : Chân trời lui mãi lan lan rộng Hy vọng tràn lên đồng mênh mông... (Dưới trưa, tháng 5-1942) 18 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Giá trị tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu Và sau đó là những ngày tháng, ông đấu tranh hăng hái quên mình bên cạnh nhân dân. Sống và hoạt động trong tình thân ái đùm bọc của quần chúng, thi sĩ đã tôi luyện tâm hồn thành hẳn một khối với những con người lao động : Tháng ngày chát cổ cơm khoai sắn Rách rưới lều che tạm gió sương Hiểu nhau rồi, hiểu lắm bạn ơi... (Tương thân, tháng 9-1942) Tình yêu giai cấp, lòng yêu nước, lòng tin tưởng đối với nhân dân, đối với cách mạng, bấy nhiêu đề tài đã được biểu hiện vào trong “Giải phóng”. Qua “Giải phóng”, Tố Hữu ca ngợi quần chúng, ca ngợi lãnh tụ, ca ngợi cách mạng với nhiệt tình của người trí thức tiểu tư sản được khai sáng bởi lý tưởng cộng sản: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim” (Từ ấy, tháng 7-1938) 1.3. Sự phát triển của văn học cách mạng Việt Nam 1930 - 1946 Dòng văn học cách mạng giai đoạn 1930 - 1946 là dòng văn học phát triển theo ý thức hệ của giai cấp vô sản. Nó chuyển biến song song với con đường cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Có thể nói văn học cách mạng là một bộ phận văn hóa tác động nhiều và mạnh nhất đến các tầng lớp nhân dân. Nó trở thành vũ khí lợi hại, góp phần làm nên những chuyển biến tinh thần vô cùng quan trọng trong lòng quần chúng: “Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền” (Sóng Hồng) Lịch sử 15 năm giai đoạn 1930-1945 được chia làm ba thời kỳ nhỏ, rõ rệt, lấy thời Mặt trận Bình dân làm thời kỳ giữa. Trong luận văn, tôi phân chia 19 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Giá trị tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu thời kỳ này làm 3 chặng đường phát triển của văn học cách mạng, cụ thể như sau: * Thời kỳ đầu 1930-1935 Thời kỳ đầu 1930 đến 1935, cơ sở xã hội của văn học cách mạng thời kỳ này là sự ra đời nhiều tổ chức Đảng (đặc biệt là Đảng Cộng sản Đông Dương) và nhiều cuộc khởi nghĩa trong đó có khởi nghĩa Yên Bái. Văn học cách mạng thời kỳ này đã được hình thành dựa trên nền tảng văn học dân gian chống thực dân, ví như văn học dân gian vùng Nghệ Tĩnh. Những chiến sĩ Xô viết Nghệ Tĩnh để thực hiện việc tuyên truyền, phát động quần chúng, họ sáng tác ra những bài thơ truyền miệng. "Tất nhiên đây không phải là nền văn học dân gian tự phát mà là tự giác, tiền thân của nền văn nghệ quần chúng sau này” 1. Nó mang dũng khí của một lực lượng mới, trẻ, bị áp bức, bóc lột hết sức nặng nề nay vùng lên hết sức mãnh liệt. Do đó, nó trở thành vũ khí tư tưởng mang tính kích động, đấu tranh và làm đế quốc Pháp lo sợ. Dưới sự lớn mạnh của phong trào, đế quốc Pháp mở một cuộc khủng bố dữ dội dìm phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh trong biển máu. Văn học cách mạng do đó cũng đi vào thoái trào. Vào khoảng thời gian từ 1931-1933, nhiều chiến sĩ vô sản, nhiều người sáng tác văn thơ cách mạng cũng bị bắt giam ở nhiều nhà tù. Tuy hoạt động ngắn ngủi, song văn học giai đoạn 1930 - 1935 cũng có những đóng góp to lớn. Một là, nó góp phần thúc đẩy phong trào bình dân ngày một lên cao, dẫn tới thời kỳ Mặt trận Bình dân. Hai là, lo sợ sức ảnh hưởng của nó, bọn thống trị có những hành động làm dịu nỗi bất bình chung của người nghèo, trí thức tiểu tư sản và thương nhân. Chúng lừa dân cải lương nông thôn, cải lương thành thị, cải lương cả bộ mặt chùa chiền. Mặt khác bọn thực dân tung cả một bộ máy tuyên truyền nói xấu Chủ nghĩa cộng sản, vu cáo Liên Xô - thành trì của cách mạng, chia rẽ quần chúng. Chúng cho một 1 Phan Cự Đệ - Trần Đình Hượu (2005), Văn học Việt Nam 1900-1945, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, tr. 614. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan