Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tỳ bà hành-bạch cư dị...

Tài liệu Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tỳ bà hành-bạch cư dị

.PDF
112
1127
134

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NV BỘ MÔN NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ CẨM MSSV: 6095761 GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM TỲ BÀ HÀNH-BẠCH CƯ DỊ Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: ThS.GV. BÙI THỊ THÚY MINH Cần Thơ, 2013 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. 2. Lịch sử vấn đề. 3. Mục đích, yêu cầu. 4. Phạm vi nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu. NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THƠ ĐƯỜNG VÀ THI NHÂN BẠCH CƯ DỊ 1. 1. Tổng quan văn học Trung Quốc thời Đường. 1.1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội thời Đường. 1.1.2. Tình hình văn học thời Đường. 1.1.3. Phong trào Tân Nhạc phủ. 1.2. Thi nhân Bạch Cư Dị. 1.2.1. Tiểu sử. 1.2.2. Quan niệm sáng tác. 1.2.3. Sự nghiệp sáng tác. 1.3. Tác phẩm Tỳ bà hành. 1.3.1. Hoàn cảnh sáng tác. 1.3.2. Chủ đề, bố cục bài thơ. 1.3.3. Sơ lược về thể thể hành và thể thơ thất ngôn cổ thi. 1.3.4. Khảo sát bản dịch thơ. 1.3.4.1. Bản dịch thơ của Phan Huy Thực. 1.3.4.2. So sánh bản dịch thơ với nguyên tác. CHƯƠNG II: GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM TỲ BÀ HÀNH 2.1. Giá trị nội dung tư tưởng. 2.2. Giá trị hiện thực - tố cáo tội ác của vương triều phong kiến. 2.2.1. Phản ánh xã hội hắc ám- chà đạp người phụ nữ, vùi dập nhân tài. 2.2.2. Phản ánh chiến tranh, loạn lạc. 2.3. Tấm lòng nhân đạo của thi nhân. 2.4. Ảnh hưởng của tác phẩm Tỳ bà hành trong văn học Việt Nam. 2.4.1. Ảnh hưởng về nội dung, tư tưởng của tác phẩm. 2.4.2. Âm vang của tiếng đàn tỳ bà trong văn học Việt Nam. CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM TỲ BÀ HÀNH 3.1. Nghệ thuật kết cấu của tác phẩm. 3.2. Thời gian và không gian nghệ thuật trong tác phẩm. 3.3. Nghệ thuật miêu tả tiếng đàn. 3.4. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ. 3.5. Sự hòa quyện giữa thi và họa trong tác phẩm Tỳ bà hành. KẾT LUẬN LỜI CẢM ƠN Ông cha ta có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Vâng, trong cuộc sống, từ những người nông dân đến những bậc vĩ nhân, ai cũng có một người Thầy. Người Thầy không những là người truyền đạt cho ta kiến thức, mà còn là người trau dồi cho ta những kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống. Bước vào ngưỡng cửa Đại học Cần Thơ, tôi được sự dạy dỗ và giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Khoa học xã hội và Nhân văn, và các thầy cô khác trong Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình dạy dỗ và chỉ bảo tôi trong suốt khóa học vừa qua. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đối với cô Bùi Thị Thúy Minh- người đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Với tôi, đó là những điều quý báu mà tôi không bao giờ quên được. Cần thơ, ngày tháng năm 2013 Sinh viên Nguyễn Thị Cẩm PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trung Quốc là một quốc gia có bề dày về lịch sử cũng như về văn học. Thơ Đường là mảnh đất đầy huyền bí có sức hút đặc biệt với những nhà nghiên cứu, những người yêu thơ. Nó thật sự là một vườn hoa muôn màu, muôn sắc và luôn tỏ ngát hương thơm. Nhắc đến thơ Đường không thể không nhắc đến ba cây đại thụ: Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị. Ba nhà thơ này có đóng góp không nhỏ cho thơ ca Trung Quốc nói riêng và thơ ca nhân loại nói chung. Mỗi nhà thơ có phong cách riêng: Lý Bạch được người đời gọi là “thi tiên” với lối thơ thoát tục, lãng mạn. Còn Đỗ Phủ được mệnh danh là “thi thánh” với dòng thơ hiện thực đậm nét. Bạch Cư Dị cũng là nhà thơ theo khuynh hướng hiện thực, tiếp bước theo lối thơ hiện thực của Đỗ Phủ. Ông để lại cho đời hai bài thơ đặc sắc là: Tỳ bà hành và Trường hận ca - hai bài thơ đã tạo tên tuổi và dấu ấn của nhà thơ. Tỳ bà hành thực sự là tác phẩm vượt cả không gian, thời gian, không chỉ có ảnh hưởng lớn đến thi ca trong nước mà nó còn là ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam. Nhiều người yêu thơ ở Việt Nam đã dịch bài thơ này nhưng bản dịch hay và phổ biến nhất là bản dịch thơ của Phan Huy Thực. Đây thật sự là một bản dịch thơ đạt đến độ toàn bích, bản dịch không chỉ truyền tải hết tình ý của nguyên tác mà còn mang đậm hồn thơ dân tộc. Vốn là một người yêu thích thơ, đặc biệt là thơ Đường - một lối thơ vừa cổ kính, vừa trang nghiêm nhưng lại dạt dào tình cảm nên khi được học bài Tỳ bà hành, người viết đã yêu thích bài thơ. Từ đó, bài thơ đã gieo vào lòng người viết nhiều suy nghĩ và trăn trở, đó là động lực thôi thúc người viết tìm hiểu kĩ hơn về bài thơ. Sau khi học xong học phần Hán - Nôm, người viết có điều kiện tiếp xúc với nguyên tác của bài thơ, được tìm hiểu bài thơ từ nhiều khía cạnh nên càng yêu thích và muốn nghiên cứu bài thơ để tìm hiểu những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, tìm hiểu giá trị của bài thơ trong văn học nước nhà. Chính vì thế mà người viết đã chọn đề tài “Giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm Tỳ bà hành- Bạch Cư Dị”. Đây là dịp để người viết rèn luyện khả năng phân tích thơ chữ Hán cũng như là tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về nội dung và nghệ thuật của bài thơ mà mình yêu thích. Đây cũng là cơ hội để người viết tìm hiểu và tiếp cận với thi pháp thơ Đường và sự ảnh hưởng của thi pháp thơ Đường trong văn học nước nhà. 2. Lịch sử vấn đề. Cho đến hôm nay, có rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình tìm hiểu về Tỳ bà hành và có rất nhiều bài viết về tác phẩm này. Mỗi bài viết nghiên cứu một khía cạnh, một nét đặc sắc của tác phẩm. Có thể nói: Tỳ bà hành thực sự là một mảnh đất đầy sức hút với những người yêu thơ, những ai đã từng đặt chân đến mảnh đất này đều gieo vào nó một hạt giống, lâu dần mảnh đất này đã là một vườn hoa ngát hương. Trong quá trình tìm hiểu, người viết có cơ hội được tiếp cận với nhiều bài nghiên cứu của các tác giả nổi tiếng cũng như những bài viết của bạn đọc về tác phẩm này. Xin trích dẫn một số bài nghiên cứu tiêu biểu: Trước hết là quyển Thơ Đường của GS. Lê Đức Niệm do nhà xuất bản Khoa học xã hội và nhà xuất bản Mũi Cà Mau, xuất bản 12-1993. Trong quyển này Giáo sư nghiên cứu về thơ Đường và ba tác giả tiêu biểu là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Trong chương IV, ông nghiên cứu về toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Bạch Cư Dị. Trước hết, ông viết về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác, sau đó ông nghiên cứu về chủ trương cũng như là lý luận thơ văn của Bạch Cư Dị và cuối cùng là tìm hiểu về nội dung về nghệ thuật. Trong phần nói về nội dung và nghệ thuật có đề cập đến tác phẩm Tỳ bà hành, tuy nhiên Giáo sư chỉ nói sơ lược về tác phẩm, chủ yếu nói về nội dung của tác phẩm để làm nổi bật vấn đề thân phận người phụ nữ. Giáo sư viết: “Với tinh thần nhân đạo phong kiến chi phối cả cuộc đời. Hồi bị biến làm Tư mã Giang Châu, trong một loạt thơ giàu tình thương cảm của ông đã xuất hiện thiên “Tỳ bà hành” nổi tiếng. “Tỳ bà hành” mô tả số phận người phụ nữ” [25; tr.253]. “Bài thơ này cho ta thấy nét hiện thực sâu sắc của xã hội Trung Đường. Xã hội Trung Đường do tầng lớp thị dân phát triển, số phận của kỹ nữ đã tiêu biểu cho số phận của những ca nhi, kỹ nữ lúc bấy giờ. Nhà thơ đã xây dựng thành công hình tượng kỹ nữ, và cái quý ở đây là mối đồng cảm, là yếu tố “dân chủ” vì nhà thơ đặt cuộc đời và số phận đó ngang với bản thân và có lúc trân trọng hơn”[25; tr.256]. Phần còn lại của bài viết, ông xoáy sâu vào nội dung và nghệ thuật của Bạch cư Dị qua mảng thơ hiện thực với những bài thơ viết về nỗi khổ của người dân và sự cai trị tàn ác của bọn quan lại. “Chúng ta nghiên cứu nội dung tác phẩm của Bạch Cư Dị chủ yếu là loại thơ phúng dụ. Những tác phẩm đó đã phản ánh con người và tư tưởng tiến bộ của nhà thơ”. [25; tr.237] Tiếp theo là quyển Đến với tinh hoa thơ Đường do Lê Giảng biên soạn, nhà xuất bản Thanh Niên, 2001. Trong quyển này, các tác giả viết về cuộc đời của Bạch Cư Dị và tác phẩm Tỳ bà hành. Trong bài viết của mình, Phạm Văn Diêu đã tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Tuy nhiên, tác giả chỉ nói khái quát về nội dung và nghệ thuật. Về nội dung tác giả chỉ nói nội dung chính, đại ý, chưa đi vào tìm hiểu, phân tích. “Cảm thương cho số phận kỹ nữ, lại nghĩ rằng đời bạc mệnh của nàng giống với thân thế mình, thi sĩ ngậm ngùi phiên tác tỳ bà hành đưa tặng người ca kỹ, nhưng cốt là thể hiện niềm tâm sự riêng tây” [15; tr.455]. Về nghệ thuật tác giả chủ yếu nói đến nhịp thơ và miêu tả tiếng đàn nhưng bài viết rất ngắn gọn. Ngoài ra, còn có bài viết của Hà Như Chi, Trương Chính, Lê Giảng, các tác giả này chỉ đề cập đến hoàn cảnh sáng tác và ca ngợi đây là tác phẩm hay. Còn tác giả Nguyễn Thị Bích Hải với quyển Bình giảng thơ Đường (theo sách giáo khoa Ngữ văn mới), nhà xuất bản Giáo dục, 2003 thì chỉ nói ngắn gọn nội dung của tác phẩm để các em tiếp thu được những kiến thức cơ bản nhất về tác phẩm. Gần đây nhất là quyển Thơ Bạch Cư Dị của tác giả Ngô Văn Phú. Trong quyển này, tác giả giới thiệu những bài mà tác giả dịch thơ của Bạch Cư Dị, trong đó có bài Tỳ bà hành. Tìm hiểu về những công trình nghiên cứu tác phẩm Tỳ bà hành thì phải kể đến hai quyển: Phương Lựu, Lý luận phê bình văn học, nhà xuất bản Đà Nẵng, 2004 và quyển Lữ Thị Thùy Vân, Tìm hiểu giá trị tác phẩm Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị, năm 2009. Đây là những bài viết rất hay về tác phẩm Tỳ bà hành. Trong phần nghiên cứu, phê bình của mình, Phương Lựu đã viết về bản dịch thơ, đối chiếu bản dịch thơ với nguyên tác. “Người ta kinh ngạc mỗi khi nhắc đến Tỳ bà hành được dịch với đúng 88 câu và 616 chữ y như trong nguyên văn. Có lẽ đây là trường hợp độc nhất vô nhị trong việc dịch tác phẩm dài hơi” [24; tr.801]. Ngoài ra tác giả còn miêu tả rất kĩ tài năng tả tiếng đàn của Bạch Cư Dị. Tuy nhiên, ông không đi sâu phân tích nội dung của bài thơ. Ông viết: “Về phương diện nghệ thuật thì Trường hận ca và Tỳ bà hành là tiêu biểu cho thơ ca Bạch Cư Dị. Nó tổng hợp giá trị nghệ thuật trong những bài thơ tự sự “phúng dụ” như Mãi than ông, Phục phúng nhân và trong những bài thơ trữ tình “tạp luật” như Tiền đường hồ xuân hành, Phụ đắc cổ nguyên tháo tống biệt. Trên mức độ không nhỏ nó thể hiện được những đặc điểm chủ yếu của thơ ca cổ điển Trung Quốc” [24; tr.691]. “Trong Tỳ bà hành không phải chỉ có vấn đề về nhạc điệu thông thường, mà tiếng đàn của nó là cả một bản nhạc hoàn chỉnh hẳn hoi. Trước hết là những nốt nhạc trong bản đàn vô cùng phong phú và phức tạp về âm sắc cũng như âm điệu. Âm thanh không trực tiếp mô tả bằng văn tự, mà phải thông qua tiếng người đọc đã từng nghe qua để gây lại sự tưởng tượng và tái hiện về mặt thính giác cho họ:“Dây to dường đổ mưa rào, nỉ non dây nhỏ khác nào chuyện riêng” để biểu đạt một cách hình tượng âm hưởng phức tạp biến hóa của tỳ bà.“Mâm ngọc đâu bỗng nảy hạt châu” làm cho người đọc như nghe được tiếng đàn réo rắt của tỳ bà” [24; tr.693]. Còn trong bài nghiên cứu của mình, Lữ Thị Thùy Vân tìm hiểu về bản dịch thơ, tác giả khẳng định đây là bản dịch của Phan Huy Thực, phần còn lại tìm hiểu về giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung tìm hiểu về nghệ thuật tả tiếng đàn và ý nghĩa văn hóa của tiếng đàn trong văn hóa Trung Hoa và Việt Nam “Mỗi dân tộc có một tâm lý khác nhau sẽ hình thành nên thói quen nghệ thuật đặc trưng. Chỉ những người có cùng ngôn ngữ, có cùng một định thế tâm lý mới đạt đến mức độ hiểu nhau trong phương diện nghệ thuật. Trong tác phẩm Tỳ bà hành, Bạch Cư Dị và người kĩ nữ đã có cùng ngôn ngữ, có cùng quan niệm nghệ thuật, ở trong cùng hứng khởi thẩm mĩ, nên hai người dễ dàng nhận ra nhau và trở thành tri âm tri kỉ. Đối với lịch sử Trung Quốc tỳ bà là loại nhạc cụ thường tạo ra những âm thanh u sầu bi thương. Nó biểu thị tình cảm này của con người rõ ràng nhất, sâu sắc nhất. Chẳng thế mà tiếng đàn tỳ bà xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc” [13; tr.66]. Ngoài ra, tác giả còn mở rộng vấn đề sang lĩnh vực nghệ thuật như: Tìm hiểu về xuất xứ, cấu tạo của đàn tỳ bà, truyền thuyết tiếng đàn của nàng Chiêu Quân, vị trí của đàn tỳ bà trong dàn nhạc dân tộc Việt Nam, tiếng đàn sơ nguyên của người Hồ, tiếng đàn với việc tạo âm điệu gợi sầu của người Trung Quốc... “Chiêu quân trở thành tứ đại mĩ nhân của Trung Quốc, một trong bốn người đẹp có ảnh hưởng đến lịch sử nước này. Bốn bức họa tứ đại mĩ nhân thì chỉ có nàng Chiêu Quân được vẽ thêm chiếc đàn tỳ bà bởi nàng sử dụng đàn nàng rất hay. Tiếng đàn tỳ bà của Chiêu Quân đã làm xúc động lòng người, làm sai đắm cả loài vật. Theo sử liệu nhà sử học Ngô Quân, Vương Chiêu Quân là một cung nữ sắc nước hương trời nhưng vì không chịu đúc lót cho thái giám Mao Viên Thọ để họa chân dung nàng thật đẹp dâng lên vua nên Chiêu Quân bị quên lãng. Cho đến khi tiếng đàn lâm li của nàng lọt đến tai hoàng hậu, bà đưa Chiêu Quân đến gặp Hán Nguyên Đế. Nhà vua ngỡ ngàng trước sắc đẹp của nàng nên phong cho nàng làm Tây phi” [37; tr.53]. Tóm lại, có rất nhiều bài nghiên cứu về tác phẩm Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị. Mỗi bài chỉ tìm hiểu tập trung vào một khía cạnh của tác phẩm, có nhiều bài cùng viết về một nội dung nhưng mỗi bài có những đóng góp riêng. Trong bài viết của mình, trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của các nhà nghiên cứu, những anh chị đi trước và sự tìm hiểu của bản thân, người viết muốn viết một bài nghiên cứu về nội dung lẫn nghệ thuật của tác phẩm, qua đó thấy được vai trò vị trí của tác phẩm trong văn học nước nhà. 3. Mục đích, yêu cầu. Có nhiều bài nghiên cứu viết về tác phẩm Tỳ bà hành, mỗi bài nghiên cứu điều hướng tới mục đích riêng của tác giả. Trong bài viết của mình, người viết muốn thông qua việc tìm hiểu nguyên tác của tác phẩm để tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Để từ đây thấy được thành tựu của tác phẩm cũng như là tài năng và cống hiến của thi nhân Bạch Cư Dị. 4. Phạm vi nghiên cứu. Thông thường khi tiến hành một bài nghiên cứu, người nghiên cứu sẽ xác định phạm vi nghiên cứu. Việc xác định phạm vi nghiên cứu giúp cho người nghiên cứu đi đúng hướng, tránh hiện tượng người nghiên cứu tìm hiểu quá rộng, miên man, không xoáy sâu vào trọng tâm vấn đề cần nghiên cứu hoặc người nghiên cứu chỉ tìm hiểu phạm vi rất hẹp so với đề tài. Đối với đề tài “Giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm Tỳ bà hành-Bạch Cư Dị” thì phạm vi nghiên cứu tương đối hẹp, chủ yếu tập trung vào tác phẩm Tỳ bà hành. Ngoài ra, người viết còn tìm hiểu các tác phẩm khác của Bạch Cư Dị, những bài thơ của những tác giả đương thời, những bài thơ của các tác giả Việt Nam. Tuy nhiên, Tỳ bà hành là một kiệt tác của thi nhân Bạch Cư Dị và là tác phẩm xuất sắc, là mảnh đất huyền bí thu hút những nhà nghiên cứu, những người yêu thơ Đường; họ đã không tiếc công sức và giấy mực để tìm hiểu, nghiên cứu về tác phẩm này. Với phạm vi đề tài hẹp mà lại có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về nó nên trong bài nghiên cứu có đôi chỗ đi vào lối mòn của các nhà nghiên cứu, phê bình. 5. Phương pháp nghiên cứu. Một việc không kém phần quan trọng khi tiến hành nghiên cứu một đề tài là xác định phương pháp nghiên cứu. Có nhiều phương pháp nghiên cứu, mỗi phương pháp có ưu điểm riêng; tùy thuộc vào đối tượng, nội dung và mục đích nghiên cứu mà ta chọn phương pháp phù hợp. Thường trong một bài nghiên cứu, người nghiên cứu thường kết hợp nhiều phương pháp để làm rõ vấn đề. Trong phạm vi đề tài “Giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ Tỳ bà hành-Bạch Cư Dị”, người viết chủ yếu vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh. Phân tích là chia nhỏ đối tượng để tìm hiểu, nghiên cứu. Trong bài nghiên cứu của mình, người viết dùng phương pháp phân tích để chia nhỏ vấn đề, tìm hiểu từng vấn đề. Chẳng hạn như phân tích những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết, khía cạnh... để tìm ra những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. So sánh là lấy đối tượng này đối chiếu với đối đối tượng khác, thường là hai đối tượng. So sánh có so sánh tương đồng- hai đối tượng cùng loại, cùng bản chất và so sánh tương phản- so sánh hai đối tượng khác hẳn nhau, đôi khi trái ngược nhau nhằm làm nổi bật đối tượng được ngợi ca. Người viết dùng phương pháp so sánh, đối chiếuso sánh tác phẩm Tỳ bà hành với một số tác phẩm khác để làm nổi bật những nét đặc sắc của tác phẩm, làm rõ vấn đề đặt ra. Tổng hợp là thao tác khái quát lại những gì chung nhất nổi bật nhất, khái quát nhất của đối tượng. Thông thường sau khi đã phân tích, so sánh đối tượng xong ta tiến hành tổng hợp để đưa ra nhận định, đánh giá về đối tượng một cách khách quan và chân thật. Trong bài viết trên cơ sở đã phân tích, so sánh, đối chiếu và dựa trên vốn hiểu của cá nhân để tổng hợp và khái quát lại vấn đề và từ đó rút ra kết luận. NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THƠ ĐƯỜNG VÀ THI NHÂN BẠCH CƯ DỊ 1. 1. Tổng quan văn học Trung Quốc thời Đường. 1.1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội thời Đường. Trung Quốc là một quốc gia có bề dày lịch sử và trải qua nhiều triều đại. Nhưng nhà Đường được xem là triều đại hưng thịnh nhất trong lịch sử vương triều của Trung Quốc. Thời kỳ này không chỉ phát triển mạnh về kinh tế, xã hội mà cả văn hóa nghệ thuật cũng đạt được những thành tựu rực rỡ. Triều đại nhà Đường (618- 907) khởi đầu từ Lý Uyên (Đường Cao Tổ) và kéo dài đến thời Lý Truất (Đường Chiêu Tuyên) thì kết thúc. Nhà Đường tồn tại gần 3 thế kỉ, trải qua nhiều biến động về chính trị, xã hội, các cuộc tranh giành ngôi vị. Căn cứ vào tình hình này các sử gia chia lịch sử triều đại nhà Đường thành bốn giai đoạn: Thời Sơ Đường (618- 712), thời Thịnh Đường (713765), thời Trung Đường (766-835), thời Vãn Đường (836- 907). Sơ Đường là thời kỳ mở đầu của triều đại nhà Đường. Đây là thời kỳ có nhiều thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội…Rút kinh nghiệm từ những triều đại trước, nhà Đường đã thực hiện chính sách cai trị mềm dẻo, nhờ thế mà dân chúng an cư lạc nghiệp, xã hội từ loạn lạc tiến dần đến ổn định và phát triển. Tình hình chính trị trong nước ổn định, Đường Cao Tổ nhường ngôi lại cho con là Lý Thế Dân (Đường Thái Tông). Dưới sự cai trị của hai vị vua anh minh này đất nước được thái bình, lãnh thổ được mở rộng, nhân dân ấm no hạnh phúc. Đến thời Đường Cao Tông trị vì, triều đình nhà Đường đã đi sang một lối rẽ. Cao Tông là một ông vua bạc nhược, yếu đuối, lại quá say mê cung phi của cha là Vũ Chiếu. Sau khi Cao Tông mất nhiều lần Vũ Chiếu phế bỏ ngôi vua và cuối cùng bà lên ngôi hoàng đế tự xưng là Vũ Tắc Thiên. Cơ nghiệp nhà Đường những tưởng đến đây thì chấm dứt nhưng trải qua nhiều biến động năm 710 Lý Long Cơ khởi binh từ đất Thục tiến đánh và tiêu diệt được Vi Hậu, tôn cha là Dự Vương lên ngôi. Năm 712, Duệ Tông nhường ngôi lại cho Lý Long Cơ. Dưới thời Đường Huyền Tông, triều đại nhà đường bước sang thời kỳ thịnh trị, phát triển rực rỡ và kỳ vĩ nhất. Sử sách gọi đây là thời Thịnh Đường. Sau mấy mươi năm trị vì Huyền Tông lại sa vào vết xe cũ của các vị vua trước, ông ham mê tửu sắc nên bỏ bê việc triều chính dẫn đến loạn An Lộc Sơn. Đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, tranh giành quyền lực giữa các phe phái. Chiến tranh kéo dài suốt chín năm, làm cho nhân dân sống trong cảnh lầm than, đói khổ. Mãi đến năm 763, Đường Đại Tông mới dẹp yên chiến loạn, chiếm lại kinh đô Trường An. Nhưng loạn An-Sử đã gây tổn thất nặng nề trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, văn học... Nhà Đường có dấu hiệu suy thoái. Bước vào thời Trung Đường, sau loạn An-Sử, người dân đã trở lại cuộc sống thường nhật, tình hình chính trị xã hội tương đối ổn định nhưng không còn hưng thịnh như trước. Các Tiết Độ Sứ không còn nể nang triều đình như trước thậm chí họ không cống tuế hàng năm. Triều đình nhà Đường thì rối ren, bọn quan lại cậy quyền cậy thế lộng hành. Nhân dân đói khổ, tha phương cầu thực. Đến năm 814 Lý Ngang lên ngôi lấy hiệu là Văn Tông thì triều đại nhà Đường đi vào con đường suy vong. Năm 880 quân của Hoàng Sào đánh chiếm Trường An, vua tôi nhà Đường phải lánh nạn vào Thục. Năm 881 Hoàng Sào lên ngôi xưng là Đại Tể Hoàng Đế. Tại vị không bao lâu thì Hoàng Sào bị bộ tướng Chu Ôn làm phản cấu kết với Hy Tông và quân Đột Huyết- dưới sự chỉ huy của Lý Khắc Duy, tái chiếm Trường An. Năm 884 quân của Hoàng Sào bị đại bại phải rút về Biện Châu. Hoàng Sào bị giết, cuộc khởi nghĩa kết thúc. Đường Huy Tông trở lại Trường An nhưng tình hình xã hội lúc bấy giờ vô cùng bi đát, bọn hoạn quan lộng hành, Thôi Dận phải mật cho Chu Toàn Trung đem quân về diệt. Sau biến cố này, thấy thời cơ đã đến, năm 907 Toàn Trung phế Đường Chiêu Tuyên, tự lên ngôi và đổi tên nước là Lương, dời đô đến Đại Lương. Như vậy, sau 300 năm cai trị đến đây thì triều đại nhà Đường thật sự chấm dứt. Nhìn chung, gần 300 trăm năm trị vì nhà Đường trải qua nhiều biến loạn, tranh chấp ngôi vị, đất nước trải qua nhiều thăng trầm, lúc hưng thịnh lúc suy thoái. Nhưng tổng quan về mặt kinh tế, xã hội, chính trị, văn học...thời Đường đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, đặc biệt là thời Thịnh Đường đất nước vô cùng phồn thịnh, đây là thời kì hoàng kim của nhà Đường nói riêng và của Trung Quốc nói chung. 1.1.2. Tình hình văn học thời Đường. Ở mỗi quốc gia, mỗi thời đại thì sự phát triển của văn học luôn gắn liền với sự phát triển lịch sử xã hội, chính trị của quốc gia đó. Chính vì thế mà sự phát triển của văn học thời Đường cũng gắn liền với sự biến thiên tình hình kinh tế, xã hội thời Đường ngót 300 năm. Văn học có lúc phát triển cực thịnh có lúc trầm lắng và có chiều hướng tuột dốc do tình hình đất nước suy thoái, bất ổn, đời sống nhân dân đói khổ. Nhưng nhìn chung văn học thời Đường phát triển và đạt được nhiều thành tựu so với các thời kỳ trước. Văn học thời Đường phát triển phong phú và đa dạng về thể loại như thơ, tiểu thuyết, từ, biến văn...Mỗi thể loại đạt được những thành công nhất định. Tiểu thuyết sớm hình thành và phát triển. Từ đời Đường trở về trước, tiểu thuyết Trung Quốc chỉ mới hình thành nên còn đơn giản và chưa có thành công. Mãi đến thời Đường thì tiểu thuyết mới dần trưởng thành, có hình thức nghệ thuật tương đối hoàn chỉnh, có nội dung nói về đời sống xã hội tương đối rộng rãi. Biến văn là hình thức dùng để giảng kinh Phật. Biến văn có hai loại lớn: Tục giảng và tăng giảng. Biến văn có ảnh hưởng lớn đến văn học, nó tác động lớn đến tiểu thuyết. Thời Trung và Vãn Đường, loại tục giảng giáo lý nhà Phật thịnh hành, do đó biến văn phát triển. Đời Đường là thời kỳ văn học cổ điển Trung Quốc phát triển rộng rãi, không chỉ tiểu thuyết, tản văn có sự phát triển tốt đẹp mà còn hình thành một thể thơ mới, đó là từ. Ban đầu từ ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu ca xướng theo nhạc khúc cổ đại. Đến thời Trung và Vãn Đường thì từ tồn tại với tư cách là một loại thơ vừa có thể ca xướng vừa có giá trị nghệ thuật độc lập, có cách luật cố định về âm tiết và độ dài ngắn của câu thơ. Tuy nhiên, thành công hơn hết chính là thơ ca và nhắc đến văn học thời Đường là nhắc đến thơ Đường. Đây là thành tựu rực rỡ và là đỉnh cao của văn học thời Đường nói riêng và văn học Trung Quốc nói chung. Thơ Đường đa dạng về nội dung phong phú về số lượng. Trong hơn ba thế kỉ, trên thi đàn đã tập hợp được biết bao nhà thơ, không kể những nhà thơ sáng tác dăm bảy bài, những người sáng tác hàng chục hàng trăm bài nhiều vô kể. Trong hơn 2300 nhà thơ ghi lại trong cuốn Toàn Đường thi đã có hơn 90 nhà thơ có trên một quyển truyện. Sự phồn thịnh và suy vong của nhà Đường đã tác động trực tiếp đến tâm tư tình cảm của các nhà thơ. Đất nước hưng thịnh, thái bình thì nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đời sống vật chất ổn định, mọi người có nhu cầu chăm lo cho đời sống tinh thần, lúc này văn học nghệ thuật được quan tâm chú ý và có điều kiện phát triển. Các nhà thơ tập trung vào những sáng tác ca ngợi ơn đức của nhà vua, ca ngợi thiên nhiên, ca ngợi quê hương đất nước. Ngược lại, khi đất nước suy vong, chiến sự liên miên, quan lại lộng quyền, đời sống nhân dân đói khổ thì những nhà thơ lại thể hiện thái độ cảm thông, đau xót qua những bài thơ. Văn học còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng tôn giáo, chính sách văn hóa, chế độ khoa cử. Nho giáo không còn giữ vị trí độc tôn như trước nữa, Đạo giáo và Phật giáo được truyền bá rộng, tư tưởng của trí thức có cơ hội mở rộng, từ đó hình thành nhiều trường phái, phong cách văn học: Lý Bạch với chủ nghĩa lãng mạn ảnh hưởng từ tư tưởng Đạo gia, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị sáng tác theo khuynh hướng hiện thực do chịu ảnh hưởng mặt tích cực của Nho giáo. Chế độ phong kiến nhà Đường lấy khoa cử làm tiêu chuẩn chọn nhân tài nên thơ phú được chọn làm thước đo chuẩn mực để chọn người tài cho đất nước. Mặt khác, bản thân các bậc quân vương cũng rất yêu thích và xem trọng văn học nên văn học có điều kiện phát triển. Dựa vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội có thể chia văn học thời Đường thành 4 giai đoạn gắn liền với 4 thời kỳ lịch sử: Sơ Đường, Thịnh Đường, Trung Đường, Vãn Đường. Mỗi một giai đoạn đều mang dấu ấn thời đại, mang đậm phong cách, cảm nghĩ của thi nhân. Thơ ca giai đoạn Sơ Đường: Thơ ca giai đoạn này chủ yếu ca ngợi cuộc sống thanh bình, ca ngợi thiên nhiên, quê hương đất nước, ca ngợi các vị minh quân… Thơ ca thời này là gạch nối giữa thơ ca thời Lục triều và thơ ca đương đại, lời thơ hoa mĩ, diễm lệ. Thơ ca có hai chủ đề chính: Khuynh hướng điền viên và khuynh hướng biên tái. Hai khuynh hướng này ảnh hưởng rất lớn đến sáng tác của các thi nhân vì phần lớn họ là những người đã sống trong một xã hội bất ổn, loạn lạc hoặc chính họ đã trực tiếp thấy cảnh đau thương của chiến tranh, chán ngán cuộc sống vinh hoa phú quý, tranh quyền đoạt lợi. Họ muốn sống cuộc sống thanh nhàn, hòa mình cùng thiên nhiên, vui thú điền viên theo tư tưởng của Lão-Trang. Mặc khác, các nhà thơ theo khuynh hướng biên tái thì thơ họ chủ yếu tả cảnh trận mạc, cảnh chinh chiến nơi biên ải, họ gửi gắm vào thơ những suy nghĩ, những mong ước của một người lính chinh chiến. Thơ của họ vừa thể hiện tính hiện thực vừa thể hiện tính nhân đạo. Thời Sơ Đường nổi bật nhất với “Tứ kiệt”, đó là Vương Bột, Dương Quýnh, Lư Chiếu Lân và Lạc Tân Vương. Ngoài ra ở thời này trên thi đàn còn xuất hiện hai nhà thơ sáng chói là Thẩm Thuyên Kỳ và Tống Chi Vấn. Họ được tôn vinh là những bậc thầy trong việc sử dụng ngôn từ. Thơ của họ đẹp như gấm thêu. Ngoài “Tống-Thẩm” thời Sơ Đường còn có “Văn chương tứ hữu” cùng tề danh. Họ là Tô Vị Đạo, Lý Kiểu, Thôi Dung, Đỗ Thẫm Ngôn. Thơ văn của “Tứ hữu” thường chú trọng hình thức bề ngoài hơn là nội dung. Ngoài những nhà thơ nổi tiếng thuộc những trường phái khác nhau này thì thời Sơ Đường còn nhiều nhà thơ nổi tiếng khác. Nét nổi bật của thơ ca Sơ Đường là sự xuất hiện trên thi đàn một nhóm các nhà thơ chống lại phong cách thơ Lục triều. Họ bài xích các nhà thơ chỉ chuộng hình thức mà ý thơ trống rỗng, nghèo nàn. Họ đề cao và ca ngợi những nhà thơ chú trọng đến ý tứ thơ hơn hình thức. Chính sự xuất hiện trào lưu này đã tạo cho thơ ca thời này phát triển phong phú và đa dạng. Bước sang thời Thịnh Đường (713-765), thơ ca có sự phát triển cực thịnh. Thơ ca thời này được kết tinh, chắt lọc từ những gì đẹp nhất, hay nhất, ý vị nhất trong thơ ca Trung Quốc không chỉ ở thời đại nhà Đường mà cho thơ ca muôn đời sau. Thơ ca thời này vượt trội hơn các thời khác ở cả số lượng, chất lượng mà còn trội cả về số lượng thi nhân danh tiếng được người đời tôn là “thi tiên”, “thi thánh”, “thi phật”… Đây là thời kỳ hoàng kim của thơ ca. Vào thời này đất nước phát triển cực thịnh trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, dưới thời Đường Huyền Tông, đất nước thái bình thịnh trị, đời sống người dân ấm no hạnh phúc nên các loại hình nghệ thuật có điều kiện phát triển và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Thơ ca thời này chia làm hai giai đoạn: Trước và sau loạn An-Sử. Trước loạn An-Sử thơ ca chủ yếu là thơ chữ tình. Các nhà thơ chủ yếu ca ngợi cái đẹp, ca ngợi tình yêu, thú chơi tao nhã…Nhưng đến giai đoạn sau loạn An-Sử, các nhà thơ làm thơ phản ánh thực trạng đất nước. Họ là những người tận mắt chứng kiến hoặc chính họ cũng là nạn nhân của chiến tranh nên thơ của họ thường có những hình ảnh đau thương, chết chóc. Lời thơ chất chứa bi thương, uất hận. Thơ ca thời Thịnh Đường chia làm bốn trường phái chính: Trường phái điền viên, trường phái lãng mạn, trường phái biên tái, trường phái hiện thực. Thơ ca thuộc trường phái điền viên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng Lão-Trang và Phật. Thơ chủ yếu ca ngợi cuộc sống vui thú điền viên, hòa hợp với thiên nhiên “Thái cúc Đông ly hạ”, lánh xa những cuộc tranh giành danh lợi, thoát khỏi những hệ lụy. Mạnh Hạo Nhiên được xem là nhà thơ tiêu biểu nhất của trường phái này. Ông là một nhà thơ có cuộc đời gắn liền với cảnh vật nơi thôn dã, sống một cuộc đời phong lưu thanh nhã. Người thứ hai thuộc trường phái này được mọi người tôn xưng là “thi Phật” không ai khác đó chính là Vương Duy. Thơ ông thấm đẫm tư tưởng Phật giáo, Lão-Trang. Nói đến thơ ca thuộc trường phái lãng mạn thì không thể không nhắc đến “thi tiên”- Lý Bạch. Ông là nhà thơ tiêu biểu cho trường phái lãng mạn nói riêng và thơ ca Trung Quốc nói chung. Thơ của ông có sự hòa hợp giữa tình, ý, cảnh; tất cả như hợp nhất với nhau làm một vừa diễm lệ, vừa kỳ vĩ lại vừa mênh mông bát ngát. Dù là thuộc thể loại nào thì lời trong thơ ông không bị gò bó trong niêm luật, buông thả tự nhiên, không trau chuốt gọt đẽo mà vẫn toát lên cái đẹp, cái hay, cái sâu xa kỳ vĩ. Thơ của ông đã đạt đến chuẩn mực của dòng thơ ca lãng mạn. Giống với các thời kỳ trước, trường phái biên tái chủ yếu là các nhà thơ viết về chiến tranh, về cảnh thê lương hoang vắng nơi biên ải, nỗi nhớ mong vợ con, quê hương… Thật khó để xếp các nhà thơ vào trường phái này vì hầu hết nhà thơ không ít thì nhiều cũng đề cặp đến đề tài này. Sau loạn An-Sử nhà Đường không còn cực thịnh như trước, đời sống nhân dân đói khổ nên thơ ca giai đoạn này chủ yếu nói lên cuộc sống khổ cực của người dân. Thơ ca phát triển theo khuynh hướng hiện thực. Đỗ Phủ là nhà thơ tiêu biểu nhất cho khuynh hướng thơ ca hiện thực thời Đường. Ông dùng thơ làm vũ khí phơi bày thực trạng xã hội bất công, thối nát, cuộc sống khổ cực của quần chúng nhân dân thấp cổ bé họng. Chính vì thế mà ông được mọi người tôn xưng là “thi thánh”. Bước vào thời Trung Đường, đất nước rối ren, biến loạn. Thơ ca giai đoạn này cũng không còn phát triển như trước và có nhiều thay đổi. Tiêu biểu cho thơ ca thời kỳ này phải nói đến nhà thơ Bạch Cư Dị- một nhà thơ tiêu biểu cho khuynh hướng hiện thực. Ông có hai bài thơ nổi tiếng và truyền tục cho hậu thế là Tỳ Bà Hành và Trường Hận ca. Ông và người bạn là Nguyên Chuẩn được mọi người gọi là phái “NguyênBạch”. Ngoài nhóm Nguyên- Bạch, thời kỳ này còn xuất hiện một số nhà thơ nổi tiếng như: Lưu Vũ Tích với những bài thơ hoài cổ, Liễu Tông Nguyên, Lưu Trường Khanh với những với những tác phẩm mang tư tưởng nhàn vật, lánh đời của Lão-Trang. Một đặc điểm nổi bật của thơ ca thời Trung Đường là sự xuất hiện trên thi đàn một trường phái thơ mà phong cách thơ trái ngược với nhóm “Nguyên Bạch” do Hàn Dũ chủ xướng, người đời gọi nhóm của ông là “Quái đảng phái”. Sởi dĩ gọi như thế là vì thơ ca của họ phải tìm về cái bí hiểm, kỳ dị. Họ thường khổ công tìm từ, tìm ngữ rồi sắp xếp sao cho câu thơ đọc lên phải bí hiểm, kỳ dị. Thơ ca thời Vãn Đường- là thời kỳ đánh dấu sự xuống dốc của thơ ca thời Đường. Sống trong thời kỳ đất nước tuột dốc về các lĩnh vực các nhà thơ rơi vào cảnh hoang mang tột độ, ngao ngán trước cuộc sống hiện tại họ quay về sống với quá khứ, sùng bái các nhà thơ thời Sơ Đường. Họ quay lưng lại thực tế, họ trốn vào mộng ảo, sống lánh đời. Các nhà thơ tiêu biểu là Lý Thương Ẩn, Đỗ Mục, Ôn Đình Quân… Tóm lại, thơ ca đã trở thành một vườn hoa muôn hoa khoa sắc, và là vườn hoa diễm lệ nhất, tuyệt vời nhất. Thơ Đường có ảnh hưởng rất lớn đến văn học Trung Quốc nói riêng và văn học nhân loại nói chung. Thơ Đường có ảnh hưởng rất lớn đến văn học các nước phương Đông, các dân tộc chịu ảnh hưởng của nền văn hóa, học thuật Trung Hoa. Đặc biệt, văn học nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thơ Đường. Thơ Đường đã, đang và sẽ là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà thơ. 1.1.3. Phong trào Tân Nhạc phủ. Sau loạn An-Sử tình hình đất nước bất ổn, đời sống nhân dân đói khổ, quan lại lộng quyền bóc lột nhân dân. Sống trong cảnh lầm than, mắt thấy tai nghe cảnh khốn khổ của dân, một số nhà thơ đã chủ trương dùng thơ tân Nhạc phủ để tả những cảnh đau khổ của dân sinh, đồng thời cũng là tố cáo tội ác của bọn thống trị. Từ đó phong trào Tân Nhạc phủ được hình thành, người có vai trò và ảnh hưởng to lớn nhất trong phong trào này là Bạch Cư Dị. Tân Nhạc phủ là những bài thơ sáng tác dựa trên thể thơ của phong trào Nhạc Phủ nhưng lấy đề tài mới rồi sau đó đem phổ nhạc. Nhạc phủ trong thời cổ có nhiều nghĩa khác nhau. Lúc đầu nó dùng để chỉ cơ quan nhà nước (quan phủ) chủ quản về âm nhạc. Người đời Hán gọi thi ca mà nhạc phủ phổ nhạc để diễn xướng là “ca thi”. Loại “ca thi” này đời Ngụy Tấn trở về sau gọi là “Nhạc phủ”. Đồng thời, những văn nhân đời Ngụy-Tấn, Lục Triều, dùng đầu đề cũ của nhạc phủ để sáng tác thơ, có bài phối hợp được âm nhạc, có bài không, nhưng tất cả đều gọi là “Nhạc phủ”. Đến thời Trung Đường phong trào Tân Nhạc phủ phát triển mạnh. Tân Nhạc phủ đã kế thừa truyền thống sáng tác theo khuynh hướng hiện thực, tạo mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa thơ và cuộc sống. Chính vì thế mà phạm vi của nó rộng và phản ánh được chân thực tình hình của xã hội đương thời, phát huy được tính tích cực của văn học, tạo nét mới cho sự phát triển của thơ ca. Lực lượng sáng tác rất đông đảo gồm nhiều nhà thơ nổi tiếng thời Trung Đường. Những nhà thơ tiên phong của phong trào này phải kể đến Trương Tịch, Vương Kiến, Lí Thân, Đường Cù, Đặng Phường, Lưu Mãnh, Lí Dư. Nhưng đáng tiếc, chỉ có tác phẩm của Trương Tịch và Vương Kiến còn lưu truyền những tác phẩm khác bị thất truyền. Bạch Cư Dị và Nguyên Chuẩn là hai nhà thơ tham gia sau nhưng lại là hai nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Tân Nhạc phủ. Trương Tịch đã đứng trên lập trường thông cảm với nỗi khốn khổ của nhân dân mà tố cáo tội ác của giai cấp thống trị. Lời lẽ trong thơ ông rất sâu sắc thể hiện sự đau xót, đồng cảm với nỗi khổ của dân. Các tác phẩm tiêu biểu của ông như: Tướng quân hành, Trúc thành từ, Chinh phụ oán...Nếu như thơ Nhạc phủ của Trương Tịch với lời lẽ nhẹ nhàng, sâu sắc thì thơ của Vương Kiến hùng hồn, khảng khái. Nhìn chung, Trương Tịch và Vương Kiến đã khéo léo đưa những hiện tượng xã hội phức tạp vào những bài thơ ngắn gọn, hàm súc để thể hiện thái độ, tâm tư tình cảm trước hiện thực xã hội. Đặc biệt, hai nhà thơ đã khéo léo vận dụng dân ca, khẩu ngữ vào trong thơ, tạo cho bài thơ trở nên thân thuộc, gần gũi. Tuy nhiên, câu thơ chưa được lưu loát, trôi chảy tha thiết như Nguyên Chuẩn và Bạch Cư Dị. Bạch Cư Dị và Nguyên Chuẩn là hai nhà thơ có đóng góp to lớn cho phong trào Tân Nhạc Phủ. Cả hai nhà thơ đều có địa vị chính trị cao, có chủ trương văn nghệ rõ ràng. Bạch Cư Dị là người lãnh đạo, đưa ra những mục tiêu, tôn chỉ của phái Tân Nhạc phủ. Ông chủ trương thơ ca phải gắn với đời sống, với hiện thực: “Văn chương hợp vi thời nhi trước, thi ca hợp vi sự nhi tác” [25; tr.223]. Thơ phải có chất phúng thích, dám chỉ trích những việc đồi bại, tệ hại không có lợi cho đạo, cho dân. Mục đích của văn chương là phải xem xét chính trị mà bổ khuyết, diễn đạt cho được tình cảm của nhân dân. Những bài thơ tiêu biểu cho chủ trương này của ông là Tần Trung ngâm, Trọng phú, Mãi hoa, Ca vũ, Khinh phì...Xét các sáng tác của Nguyên Chuẩn và Bạch Cư Dị, ta thấy các tác phẩm phản ánh hiện thực không chỉ ở bề rộng mà còn thể hiện ở chiều sâu. Họ xứng đáng là lá cờ đầu của phong trào Tân Nhạc phủ. Hoàng Thao thời Vãn Đường đã nói: “Đời Đường, trước thì có Lí Bạch, Đỗ Phủ, sau thì có Nguyên Chuẩn, Bạch Cư Dị, thật đúng như biển cả mênh mông, Hoa Nhạc ngất trời” (Thư trả lời Trần Phan Ẩn bàn về thơ). Triệu Dực thời Thanh nói: “Nguyên Chuẩn Bạch Cư Dị thích bình thường giản dị, chú ý nói những lời mọi người cùng muốn nói...Bình thường, giản dị phần nhiều gặp cảnh sinh tình, nhân việc nảy ý, cảnh trước mắt, lời nói cửa miệng, tự nhiên có thể đi vào lòng người, ai cũng thích nghiền ngẫm ngâm nga” [10; tr.234]. 1.2. Thi nhân Bạch Cư Dị. 1.2.1. Tiểu sử. Bạch Cư Dị (772-846) tự là Bạch Lạc Thiên, hiệu là Hương Sơn Cư Sĩ. Nguyên quán Thái Nguyên, về sau chuyển sang vùng Hạ Khê (nay là huyện Vị Nam, tỉnh Thiểm Tây), xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ ở huyện Tân Trịnh, tỉnh Hà Nam. Ông nội là Bạch Hoàng, bố làm Quý Canh huyện úy. Bạch Cư Dị có bốn anh em, người anh cả là Ấu Văn, người anh kế là Hành Giả, người sáng tác nhiều thơ văn, ông để lại mười quyển văn tập. Em là Kim Cương Nô, nhưng mất sớm. Bạch Cư Dị có bản chất thông minh từ bé, trong bức thư gửi Nguyên Chuẩn ông viết: “Ta sinh ra vốn thông minh sáu bảy tháng đã biết chữ “chi”, chữ “vô”, trăm lần chỉ vào chữ ấy không sai. Lên sáu đã học làm thơ, chín tuổi đã biết vần luật” [25; tr.211]. Năm ông 12 tuổi thì đất nước rơi vào cảnh loạn lạc nên ông phải theo gia đình chạy loạn về Từ Châu, sau đó sống ở Tô Châu và Hàng Châu, rồi qua Giang Nam về Trường An. Ông đã lớn lên trong bối cảnh lịch sử triền miên khói lửa nên ông sớm gần gũi với nhân dân và thông cảm với cuộc sống khổ cực của người dân. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng và sự nghiệp sáng tác thơ ca của ông. Năm 802, đời Đường Đức Tông, ông đỗ tiến sĩ. Niên hiệu Nguyên Hòa thứ hai, ông được cử làm Hàn lâm học sĩ, sau thăng Tả Thập Di- đây là chức quan có vị trí rất quan trọng trong triều, chuyên làm việc khuyên ngăn và can gián vua. Làm gián quan, ông thẳng thắn, vạch ra những thói xu nịnh, tham nhũng, chỉ trích nhà vua dùng hoạn quan, khiến Hiến Tông nổi giận, định ghép vào tội chết, sau được đại thần Lý Gián che chở, ông mới thoát tội. Năm Nguyên Hòa thứ mười, ông đang giữ chức Đông cung Tán Thiện đại phu nhưng ông vẫn lên tiếng chỉ trích việc tranh chấp quyền lực của Tiết đội sứ Bình Lư sai người đâm chết Tể tướng Vũ Nguyên Hành. Chính vì thế mà ông bị gián làm Tư mã ở Giang Châu (815-818). Sau đó ông được bổ làm Thứ sử Trung Châu, một miền đất ở vùng núi heo hút. Mãi đến đời Đường Mục Tông (821), ông được triệu về Tràng An. Lúc ấy vua thì đam mê tửu sắc, triều đình lục đục, quan lại lộng quyền, tranh giành quyền lực đấu đá lẫn nhau. Bất mãn trước thời cuộc ông xin ra làm ở ngoài và được giữ chức Thái thú Hàng Châu. Ông lo giúp dân chăm lo thủy lợi, đắp đê, chăm lo cho cuộc sống của dân. Đến thời Đường Kính Tông, ông giữ chức Thứ sử Tô Châu, ông tiếp tục chăm lo cho lợi ích của dân nên rất được nhân dân kính trọng và yêu mến. Sau đó thì ông lần lượt giữ nhiều chức vụ như Bí Thư doãn, Hà Nam doãn, Thái tử Thiếu phó. Về những năm cuối đời ông lui về Lý Đạo ở Lạc Dương sống cuộc sống nhàn vật. Ông cho tu sửa chùa Hương Sơn và lấy hiệu là Hương Sơn Cư Sĩ. Năm 846 ông mất, hưởng thọ 74 tuổi. Nhìn chung, Bạch Cư Dị sống trong thời đại mà đất nước đầy biến cố, ông sống trong những năm xã hội Trung Quốc đầy khói lửa, loạn lạc- loạn An-Sử. Các Tiết Độ sứ đấu đá nhau, tranh giành địa vị chính trị, lãnh thổ, thế lực quân sự dẫn đến đất nước loạn lạc, dân chúng đói khổ. Trong triều thì vua đam mê tửu sắc, ăn chơi, trọng dụng nịnh thần, bỏ bê triều chính. Quan lại kết bè, kết phái hãm hại nhau để tranh giành quyền lực. Triều đình chia làm hai phe: quan cũ và quan mới. Hai đảng phái này đấu đá nhau suốt 40 năm làm cho đời sống nhân dân đói khổ. Riêng về cuộc đời nhà thơ cũng chịu nhiều thăng trầm, biến động. Từ nhỏ đã phải sống trong cảnh loạn lạc, sớm hiểu được nỗi thống khổ của nhân dân dưới sự cai trị, bóc lột của bọn quan lại. Trong cuộc đời làm quan ông giữ nhiều chức quan khác nhau, từ chức quan lớn Tả thập di đến chức quan nhỏ- Tư mã. Ông là người chính trực, thẳng thắn, chăm lo cho dân, cho nước, không thích xu nịnh và ông thường xuyên chỉ trích bọn nịnh thần nên ông bị quan lại trong triều ganh ghét và hãm hại. 1.2.2. Quan niệm sáng tác. Bạch Cư Dị là một nhà thơ tiêu biểu của thời Trung Đường nói riêng và của thời Đường nói chung. Ông là một nhà thơ có tư tưởng và quan niệm nghệ thuật rõ ràng. Từ khi bước chân lên thi đàn ông đã xác định cho mình quan niệm sáng tác-sáng tác theo khuynh hướng hiện thực. Có thể hiểu quan niệm sáng tác là sự nhìn nhận, đánh giá, tư tưởng, quan niệm của tác giả về thế giới khách quan như quan niệm về thiên nhiên, con người, con người trong mối quan hệ với thế giới xung quanh, mối quan hệ giữa con người với con người. Thông qua cách nhìn nhận đó tác giả thể hiện quan niệm của bản thân vào trong tác phẩm. Quan niệm của tác giả cũng chịu ảnh hưởng của tôn giáo, chính trị, hoàn cảnh xã hội thời kỳ nhà thơ sống và sáng tác. Nhà thơ Bạch Cư Dị có cái nhìn rất chân thực và sâu sắc về cuộc sống. Ông sống trong một thời đại đầy biến động, tình hình đất nước không ổn định. Từ nhỏ ông đã sớm sống trong cảnh loạn lạc nên ông hiểu rõ về cuộc sống khổ cực của nhân dân. Hơn hết, ông lại là người từng làm quan trong triều, tận mắt chứng kiến cuộc sống xô bồ, đấu đá, tranh quyền đoạt lợi nơi chốn quan trường. Đặc biệt, ông đã từng bị gián chức làm Tư mã ở Giang Châu nên ông càng hiểu hơn về hiện thực cuộc sống, thấu hiểu cảnh sống của người dân dưới sự cai trị của triều đình. Qua đó ông có cái nhìn chân thực hơn về cuộc sống. Chính những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quan niệm sáng tác của ông. Là một người đi theo chủ nghĩa hiện thực nên ông quan niệm thơ ca phải gắn với thực tế “Văn chương hợp vi thời nhi trước, thi ca hợp vi sự nhi tác” (Làm văn là phải vì thời thế, làm thơ là phải vì hiện thực) [10; tr581]. Trong văn học xưa nay luôn xuất hiện hai khuynh hướng nghệ thuật: “nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan