Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong tác phẩm sống của dư hoa...

Tài liệu Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong tác phẩm sống của dư hoa

.PDF
65
272
64

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ ÁI NHÂN MSSV: 6106415 GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM SỐNG CỦA DƯ HOA Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: ThS.GV. BÙI THỊ THÚY MINH Cần Thơ, năm 2013 Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn LỜI CẢM ƠN Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Thạc sĩ Bùi Thị Thúy Minh, ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ chúng tôi. Xin cảm ơn Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn Trƣờng đại học Cần Thơ đã tạo những điều kiện tốt nhất để chúng tôi hoàn thành luận văn này. GVHD: BÙI THỊ THÚY MINH 1 SVTH: TRẦN THỊ ÁI NHÂN Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học là nguồn tài sản tinh thần vô cùng quý giá đối với con ngƣời, văn học có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống và nhận thức của mỗi chúng ta. Ngoài ra văn học còn có tác dụng làm nhân đạo hóa con ngƣời, giúp con ngƣời hoàn thiện mình hơn. Phát triển xã hội luôn đi đôi với phát triển văn hóa vì văn hóa là linh hồn của mỗi dân tộc. Trên thế giới có rất nhiều nền văn học lớn trong đó có thể kể đến nền văn học Trung Quốc. Văn học Trung Quốc bắt đầu ảnh hƣởng đến Việt Nam từ rất sớm. Nhân dân ta đã trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc nên phần lớn văn hóa nƣớc ta chịu ảnh hƣởng từ văn hóa Trung Quốc. Nền văn học Trung Quốc phát triển rực rỡ bởi Trung Quốc là nƣớc có nền văn học cổ xƣa Phƣơng Đông, tuy đa dạng, muôn màu muôn vẻ nhƣng lại sâu sắc, mộc mạc tạo nên một chỗ đứng vững chắc trên thế giới. Khi nói đến văn học Trung Quốc chúng ta lại nhớ ngay đến Đỗ Phủ, Lý Bạch, Lỗ Tấn, Ngô Thừa Ân,…Đây là những tác giả quen thuộc mà chúng ta đã bắt gặp những bài thơ, những tiểu thuyết cổ điển, những truyện ngắn của họ đƣợc truyền đi rộng rãi trong nhà trƣờng. Bên cạnh đó, có những nhà văn của nền văn học đƣơng đại Trung Quốc cũng dần dần tạo đƣợc tiếng vang lớn, tiếp bƣớc những thế hệ nhà văn, nhà thơ đi trƣớc nhƣ Mạc Ngôn, Dƣ Hoa,… Trong đó, Dƣ Hoa là nhà văn kế thừa và phát triển tinh thần Lỗ Tấn tiêu biểu nhất. Tác phẩm của Dƣ Hoa độc đáo bởi nó gắn liền với những biến động thời Cách mạng văn hóa trên đất nƣớc Trung Quốc. Với những cống hiến to lớn của Dƣ Hoa trong nền văn học Trung Quốc, ngƣời viết chọn Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong tác phẩm Sống của Dư Hoa làm đề tài để nghiên cứu bởi tác phẩm của Dƣ Hoa phản ánh đƣợc hiện thực của cuộc sống một cách sâu sắc, thể hiện đƣợc tƣ tƣởng của con ngƣời thời đại nhìn về lịch sử từ mọi khía cạnh trong cuộc sống. Đây là một đề tài hay và có ý nghĩa đối với ngƣời viết và đây còn là một đề tài tạo cảm giác hứng thú say GVHD: BÙI THỊ THÚY MINH 2 SVTH: TRẦN THỊ ÁI NHÂN Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn mê khi nghiên cứu sâu vào nó. Bên cạnh đó, tác phẩm Sống là tác phẩm đƣợc đạo diễn Trƣơng Nghệ Mƣu dựng thành phim gây xôn xao dƣ luận một thời. Khi đến với đề tài Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong tác phẩm Sống của Dư Hoa chúng tôi xác định đây chính là đề tài mang đến cơ hội cho chúng tôi có thêm nhiều kiến thức mới về sáng tác của Dƣ Hoa cũng nhƣ những kiến thức mới về nền văn học đƣơng đại Trung Quốc. 2. Lịch sử vấn đề Dƣ Hoa là nhà văn của nền văn học đƣơng đại Trung Quốc, Dƣ Hoa đƣợc nhiều độc giả biết đến thông qua những tác phẩm của ông đƣợc dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới nhƣ: Anh, Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam… Bộ trƣởng văn hóa Pháp đã từng nói: “Truyện của Dư Hoa luôn đi sâu tìm tòi một thế giới đầy rẫy những căng thẳng và bạo lực, lời văn đầy sức mạnh, hiện thực và ảo tưởng, ly kì và tầm thường, đồng thời nhào trộn vào nhau. Phương thức sáng tạo “độc đáo vô nhị” đó đã khiến bạn đọc cảm nhận được cái thế giới mà nhân tính đã bị thử thách đến cùng cực rồi sau đó lại trở về với những lo lắng và niềm vui thời thơ ấu” [7; tr 1]. Sáng tác của Dƣ Hoa đạt đƣợc nhiều giải thƣởng có giá trị nhƣ giải Mao Thuẫn, giải Special Book Awards of China, giải Grinzance Cavour của Italia. Việc sƣu tầm các bài nghiên cứu về sáng tác của Dƣ Hoa còn gặp nhiều khó khăn bởi Dƣ Hoa là nhà văn đƣơng đại nên các bài nghiên cứu về tác giả và tác phẩm rất ít, chỉ tìm thấy rải rác trên các diễn đàn. Truyện vừa “Sống” đã từng đƣợc đạo diễn Trƣơng Nghệ Mƣu dựng thành phim, và diễn viên Cát Ƣu với vai chính Phú Quí đã nhận giải Diễn viên xuất sắc tại Liên hoan phim Cannes 1994. Dịch giả Vũ Công Hoan có trích nhận xét của nhà phê bình văn học có tên tuổi ở Trung Quốc, Lý Cật: “Trong sáng tác tiểu thuyết thuộc trào lưu mới, thậm chí trong toàn bộ nền văn học GVHD: BÙI THỊ THÚY MINH 3 SVTH: TRẦN THỊ ÁI NHÂN Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn Trung Quốc, thì Dư Hoa là một người kế thừa và phát triển tinh thần Lỗ Tấn tiêu biểu nhất” [3; tr5]. Sau khi nghiên cứu tỉ mỉ, có hệ thống các tác phẩm văn học của Dƣ Hoa, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng của Trung Quốc Triệu Nghị Hoành đã viết: “Trong các nhà văn phái tiên phong hiện giờ của Trung Quốc thì Dư Hoa là một nhà văn nhạy cảm nhất đối với cấu trúc ý nghĩa của văn hóa Trung Quốc, cũng là một nhà văn thể hiện ý đồ đổi mới mạnh mẽ nhất đối với nó. Chính ý đồ này làm cho Dư Hoa cuối cùng đã quay về và vượt lên trên các nhà văn thời kỳ Ngũ Tứ. Chính tinh thần phê phán văn hóa này đã làm cho tiểu thuyết của Dư Hoa cung cấp được những nội dung chính sâu sắc đối với việc xây dựng lại nền văn hóa Trung Quốc đương đại. Trước đó, nền văn học đương đại Trung Quốc về cơ bản vẫn luôn luôn triển khai trên bình diện ý nghĩa của vấn đề, lấy các tình tiết châm biếm hiện tượng xã hội này hay hiện tượng xã hội kia. Tiểu thuyết của Dư Hoa đã hướng vào khống chế vô ngôn ngữ mọi hoạt động ý nghĩa trong văn hóa, hướng vào phương thức cấu trúc ý nghĩa của văn hóa. Ở đấy, phê phán không còn chỉ đi vào chi tiết lá cành, mà đổi mới là tính chất căn bản” [3; tr6]. Tuy Dƣ Hoa là nhà văn đƣơng đại nhƣng những sáng tác của ông có tầm ảnh hƣởng lớn trong nền văn học Trung Quốc và thế giới. Tác phẩm của nhà văn Dƣ Hoa ra đời đáp ứng nhu cầu đa chiều của ngƣời đọc. Chúng tôi tìm thấy trên các diễn đàn một số bài cảm nhận khi đọc tác phẩm “Sống” của Dƣ Hoa nhƣng chúng tôi chƣa tìm thấy một công trình nghiên cứu nào về “Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong tác phẩm Sống của Dư Hoa”. Để hoàn thành tốt công trình nghiên cứu này, chúng tôi đã cố gắng sƣu tầm tài liệu từ các nguồn khác nhau nhƣng vì Dƣ Hoa là nhà văn đƣơng đại nên nguồn tài liệu còn hạn chế. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót nhƣng trong phạm vi có thể chúng tôi sẽ cố gắng giải quyết tốt những vấn đề mà chúng tôi đã nêu ra. GVHD: BÙI THỊ THÚY MINH 4 SVTH: TRẦN THỊ ÁI NHÂN Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn 3. Mục đích, yêu cầu Trong những năm gần đây văn học dịch đang chiếm một vị trí quan trọng trên thị trƣờng sách ở Việt Nam. Ngày nay độc giả Việt Nam đƣợc tiếp cận với nhiều tác phẩm hay trên thế giới thông qua các bản dịch tiếng Việt. Cũng chính vì thế mà công việc nghiên cứu các tác phẩm Trung Quốc gắn liền với từng giai đoạn văn hóa cũng đƣợc tiến hành dễ dàng hơn. Khi nghiên cứu đề tài “Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong tác phẩm Sống của Dư Hoa” mục đích mà chúng tôi đặt ra là để hiểu về những nét đặc sắc của giá trị nội dung và giá trị nghệ thuât trong sáng tác của Dƣ Hoa mà cụ thể là: Tìm hiểu đƣợc những hiện thực về bức tranh xã hội Trung Quốc trong giai đoạn Cách mạng văn hóa. Tìm hiểu lối sống, tâm tƣ, tình cảm của con ngƣời ở Trung Quốc trong giai đoạn Cách mạng văn hóa để khám phá đƣợc sự sáng tạo, tài năng nghệ thuật, những tâm tƣ, tình cảm của Dƣ Hoa. Bên cạnh đó, nghiên cứu đề tài Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong tác phẩm Sống của Dư Hoa còn giúp chúng tôi mở rộng thêm hiểu biết về văn học đƣơng đại Trung Quốc. 4. Phạm vi nghiên cứu Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong tác phẩm Sống của Dư Hoa chính là đối tƣợng mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu trong đề tài này. Để làm rõ đề tài, ngƣời viết tập trung đi sâu vào nghiên cứu tác phẩm “Sống”. Đối với tác phẩm này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu dựa theo bản dịch của Vũ Công Hoan“Sống – Truyện vừa” (Nhà Xuất Bản Văn học - năm 2002). Những khía cạnh đƣợc khai thác trong đề tài phần lớn là những khía cạnh tiêu biểu trong tác phẩm. Vì đề tài yêu cầu nghiên cứu về giá trị nội dung và giá trị GVHD: BÙI THỊ THÚY MINH 5 SVTH: TRẦN THỊ ÁI NHÂN Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn nghệ thuật nên trong bài viết này chúng tôi phần lớn chỉ tập trung nghiên cứu về mặt giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong tác phẩm “Sống”. Bên cạnh đó, ngƣời viết còn điểm qua về thời đại của tác giả, về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của tác giả Dƣ Hoa, về dịch giả Vũ Công Hoan và các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để từ đó tiến hành công việc nghiên cứu đề tài một cách hợp lý nhất. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài cho có hiệu quả nhất, ngƣời viết cần sƣu tầm các nguồn tài liệu tham khảo có liên quan đến việc làm sáng tỏ đề tài. Khi thu thập đủ số tài liệu có liên quan, ngƣời viết lần lƣợt thực hiện thao tác tổng hợp, xử lý tài liệu và tiến hành nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, ngƣời viết còn thực hiện các thao tác nhƣ đọc kỹ tác phẩm, nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung, lập đề cƣơng tổng quát, đề cƣơng chi tiết để dựa vào đó triển khai vấn đề một cách triệt để. Sau đó tiến hành việc viết bản thảo. Trong khi viết bản thảo ngƣời viết sử dụng các phƣơng pháp nhƣ phân tích, so sánh, liệt kê để làm rõ những luận điểm đã nêu ra. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, ngƣời viết chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây: + Phƣơng pháp lịch sử: Đứng từ góc độ lịch sử, ngƣời viết tiến hành nghiên cứu tác giả, tác phẩm trong nền văn học Trung Quốc đƣơng đại để làm nổi bật vị trí cũng nhƣ những đóng góp đáng kể của nhà văn Dƣ Hoa. + Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Ngƣời viết trình bày từng bộ phận của vấn đề đang nghiên cứu, nhằm chỉ ra nội dung và giá trị của vấn đề đó. Để phân tích nội dung và giá trị của vấn đề đang nghiên cứu, ngƣời viết còn vận dụng các biện pháp so sánh, đối chiếu,… để từ đó rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. GVHD: BÙI THỊ THÚY MINH 6 SVTH: TRẦN THỊ ÁI NHÂN Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÀNH TỰU CỦA NỀN VĂN HỌC ĐƢƠNG ĐẠI TRUNG QUỐC, TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1.1.Thành tựu của nền văn học đƣơng đạiTrung Quốc Lịch sử hiện đại Trung Quốc bắt đầu từ cuộc vận động Ngũ Tứ và có thể chia ra hai giai đoạn khác nhau: hiện đại (1919 – 1949) và đƣơng đại (1949 trở đi). Cũng nhƣ văn học hiện đại, văn học đƣơng đại Trung Quốc mà cụ thể là thể loại văn xuôi có tầm ảnh hƣởng đối với Việt Nam rất lớn. Một lƣợng lớn văn học đƣơng đại Trung Quốc đƣợc lƣu hành ở Việt Nam. Trong “Một số vấn đề văn học Trung Quốc thời kỳ mới” do TS. Hồ Sĩ Hiệp biên soạn thì văn xuôi Trung Quốc có những thành tựu sau: 1.1.1 Về tiểu thuyết Theo sự thống kê chƣa đầy đủ, chỉ tính riêng năm 1978 đã xuất bản đƣợc hơn 55 bộ tiểu thuyết, năm 1979 tăng lên 61 bộ và năm 1980 lại tăng lên 90 bộ. Từ năm 1980 đến năm 1982 bình quân mỗi năm có hơn 200 bộ tiểu thuyết đƣợc xuất bản. Mƣời bảy năm trƣớc Cách mạng văn hóa, đỉnh cao của tiểu thuyết là năm 1959, năm thứ mƣời của nƣớc Trung Hoa mới ra đời (1949) cũng chỉ có 32 bộ. Điều này chứng tỏ thể loại tiểu thuyết của thời kỳ mới gặt hái nhiều kết quả rực rỡ.Không chỉ trên số lƣợng mà chất lƣợng tiểu thuyết của thời kỳ này phát triển chƣa từng thấy. Chất lƣợng của tiểu thuyết trong thời kỳ mới đƣợc thể hiện ở bình diện nghệ thuật và tƣ tƣởng. Tiểu thuyết của sáu năm sau “Cách mạng văn hóa” mà nội dung chủ yếu là vạch trần tội ác của “Bè lũ bốn tên”, chỉ ra cho ngƣời đọc thấy sự tàn bạo, ác độc và nguy hiểm của cuộc “cách mạng văn hóa”. GVHD: BÙI THỊ THÚY MINH 7 SVTH: TRẦN THỊ ÁI NHÂN Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn Mƣời bảy năm trƣớc khi xảy ra “Cuộc cách mạng văn hóa” tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử cách mạng từ sau phong trào “Ngũ Tứ” (1919) số lƣợng tƣơng đối nhiều, làm cho ngƣời đọc yêu thích. Dưới ngọn cờ hồng, Đá đỏ, Bài ca tuổi trẻ, Mặt trời đỏ, Ngõ ba nhà,… Đó là những tác phẩm văn học ƣu tú mà một thời ai nấy đều không quên bởi những đặc điểm sau: *Mở rộng phạm vi đề tài Tiểu thuyết của “mƣời bảy năm” viết về lịch sử cách mạng, chủ yếu tập trung miêu tả phong trào cách mạng quần chúng trong cuộc chiến tranh chống Nhật, cuộc chiến tranh giải phóng và cuộc đấu tranh phản đế, phản phong của nhân dân Trung Quốc do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tiểu thuyết của thời kỳ mới cũng đề cập đến đề tài này nhƣng lại không hạn chế về thời gian.Dƣới ngòi bút của nhà văn, phong trào cách mạng sau cách mạng Tân Hợi (1911) kéo dài đến khi thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921) đều đƣợc miêu tả chân thực, sống động và đầy kịch tính. Các tác phẩm thời kỳ này phản ánh cuộc sống thời đại rộng lớn của miền Nam Trung Quốc từ sau Cách mạng Tân Hợi đến trƣớc cuộc chiến tranh Bắc phạt. Đó là sự phản kháng anh dũng và sự đàn áp tàn bạo, cuộc kình chống kịch liệt giữa các lực lƣợng chính phủ và các giai cấp, sự tranh giành quyền lực của chủ tể Trung Quốc, một số nhân sĩ trí thức trong con đƣờng tìm cách cứu dân cứu quốc. Đó là sự ghi chép lại những trang lịch sử cực kì quan trọng trong lịch sử Cách mạng Trung Quốc. Các tác phẩm từ trên các bình diện khác nhau biểu hiện con đƣờng trƣởng thành của phần tử trí thức tiến bộ phản kháng lại sự gian ác xấu xa để đi tìm chân lý và ánh sáng. *Tăng cường tình cảm lịch sử và tình cảm thời đại Tiểu thuyết miêu tả lịch sử cách mạng trong “mƣời bảy năm” coi trọng việc theo đuổi tình tiết câu chuyện và sắc thái truyền kỳ, còn rất nhiều tiểu thuyết thời kỳ mới viết về lịch sử cách mạng thì coi trọng việc bộc lộ hoàn cảnh, phản ánh sự thay đổi, cuộc sống rộng lớn, đặc trƣng bản chất của thời đại và sự phát triển lịch sử. Tác phẩm Phương Đông của nhà văn Ngụy Ngụy đƣợc GVHD: BÙI THỊ THÚY MINH 8 SVTH: TRẦN THỊ ÁI NHÂN Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn coi là “bức tranh tráng lệ của cuộc kháng Mỹ viện Triều” gần 3 năm, biểu thị tiến trình hoàn chỉnh của sự phát sinh, phát triển và kết thúc của cuộc chiến tranh. Tác phẩm không những miêu tả cuộc chiến đấu to lớn của mặt trận Triều Tiên, sự diễn biến của cục diện chiến trƣờng, sự thay đổi phƣơng châm chiến lƣợc mà còn tỏ rõ cuộc đấu tranh trong phong trào hợp tác hóa toàn quốc của thời kỳ đầu xây dựng một cách toàn diẹn, sâu sắc làm cho ngƣời đọc cảm nhận tốt. Tác phẩm Thác nước đƣợc coi là “đỉnh cao nhất của văn học dân tộc Choang”, thể hiện sự phát triển và bộ mặt thời đại của thời kỳ cách mạng dân chủ cũ Trung Quốc từ Cách mạng Tân Hợi đến trƣớc cuộc chiến tranh Bắc phạt, miêu tả sinh hoạt xã hội rộng lớn của thời đại đó, sự thất bại của phong trào học sinh, sinh viên và sự vùng lên của phong trào nông dân, phong trào cứu nƣớc chính nghĩa, cuộc chiến tranh quân phiệt gay gắt, hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn, sự truyền bá của chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc, sự gian khổ của phần tử nhân sĩ trí thức cùng với sự chìm nổi của thân phận nhỏ bé, … *Sự xuất hiện tác phẩm văn học có tính “sử truyện” tương đối nhiều Tiểu thuyết có tính “sử truyện” là một thành tựu quan trọng của sáng tác tiểu thuyết thời cổ đại. Trong tiểu thuyết của thời kỳ “mƣời bảy năm” loại tác phẩm này rất ít. Trong thời kỳ mới, sự “đứt đoạn” của “dòng chảy” này lại đƣợc tiếp tục và càng “chảy” mạnh hơn. Chỉ mấy năm ngắn ngủi, tác phẩm mang tính “sử truyện” xuất hiện không ít. Những tác phẩm mang tính “sử truyện” không những tái hiện lại bộ mặt tinh thần của một số nhân vật mà còn lƣu lại rất nhiều sử liệu có liên quan đến các mặt chính trị, quân sự và văn hóa của thời đại đó. Sự đột phá của tiểu thuyết lịch sử đã giành đƣợc sự thu hoạch to lớn và một khái niệm đẹp đẽ mà văn học thời kỳ mới đã mang lại cho độc giả.Trong tiểu thuyết của thời kỳ “mƣời bảy năm” ngay cả thời Ngũ tứ đến nay, tiểu thuyết lịch sử của Trung Quốc là vùng trống vắng trong sáng tác văn học Trung Quốc. Nguyên nhân này chủ yếu là do sự can thiệp của tƣ trào “tả” làm cho đề tài lịch sử trở thành vùng cấm không có ai dám vi phạm. Trong văn học thời kỳ mới GVHD: BÙI THỊ THÚY MINH 9 SVTH: TRẦN THỊ ÁI NHÂN Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn tình hình này có sự đổi khác. Vùng cấm đƣợc xóa bỏ không còn ranh giới, không còn cấm kỵ, phân biệt. Tiểu thuyết lịch sử đã dám đột phá vào thể loại này, viết nên những tác phẩm mang nhiều tính sử thi, sử truyện đƣợc độc giả đón nhận nồng nhiệt. Tiểu thuyết mang tính “sử truyện” của thời kỳ mới có mấy đặc điểm sau đây: - Phản ánh đời sống lịch sử rộng lớn mà sâu sắc Có thể nói, những tác phẩm này đã phản ánh lịch sử lâu dài cuộc sống xã hội phức tạp và phong phú của xã hội phong kiến Trung Quốc từ thời kỳ Xuân Thu – Chiến quốc đến cuộc Cách mạng Tân Hợi. Cuộc sống đƣợc phản ánh trong tiểu thuyết Ngô - Việt Xuân Thu sử thoại của Tiểu Quân là sớm nhất. Đời sống xã hội và cuộc sống cung đình của những năm cuối đời Tần đƣợc miêu tả trong tác phẩm Trăng thời Tần của Lƣu Á Châu. Những tác phẩm này không những chú ý dùng hình tƣợng sáng tạo trên cơ sở sử liệu tƣơng đối chính xác, phản ánh sự chân thực của phong trào lịch sử mà còn chú ý tái hiện bộ mặt chân thực của thời đại đƣơng thời. Tất cả đều không hạn chế ở việc miêu tả sự nghiệp và tinh thần của nhân vật chính mà từ bối cảnh thời đại rộng lớn miêu tả nhân vật, miêu tả thời đại. Tác phẩm Mậu Tuất điệp huyết ký là một tác phẩm tiêu biểu. Tác phẩm miêu tả đời sống thời đại thông qua đặc sắc nghệ thuật độc đáo. - Đa dạng hóa đề tài lịch sử Đề tài lịch sử trong tiểu thuyết của “mƣời bảy năm” chủ nghĩa xã hội không nhiều, chủ yếu là tập trung miêu tả các cuộc khởi nghĩa nông dân. Tiểu thuyết lịch sử của thời kỳ mới về phƣơng diện đề tài có sự đột phá và mở rộng hơn trƣớc rất nhiều. Một loạt tác phẩm lấy hiền thần lƣơng tƣớng của xã hội phong kiến làm nhân vật chính, mở ra một lĩnh vực đề tài mới. Đó là các tác phẩm nhƣ: Kim âu khuyết, Mậu Tuất điệp huyết ký, 103 ngày,… GVHD: BÙI THỊ THÚY MINH 10 SVTH: TRẦN THỊ ÁI NHÂN Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn Vấn đề mấu chốt của sáng tác tiểu thuyết là xử lý nhƣ thế nào về mối quan hệ giữa chân thực lịch sử và hƣ cấu nghệ thuật. Vấn đề này do quan niệm văn học của các tác giả không giống nhau nên trên biểu hiện nghệ thuật cũng khác nhau. Tuy vậy, đại thể có mấy con đƣờng sau đây: *Loại thứ nhất là lấy tài liệu lịch sử làm căn cứ đối chiếu với tình tiết câu chuyện và tính cách của số nhân vật nào đó và nhất định phải hƣ cấu. *Loại thứ hai cũng là lấy tài liệu lịch sử làm căn cứ, nhƣng trên tình tiết câu chuyện có sự hƣ cấu. *Loại thứ ba là tôn trọng sự thực lịch sử, yếu tố hƣ cấu rất ít, đó tức là kiểu bác khảo văn hiến, ngôn tất hữu cứ. Ở đây không có sự phân biệt trái phải, cao thấp. Bởi vì tiểu thuyết lịch sử, không phải là sách sử đơn thuần mà là tác phẩm văn học lấy sử liệu làm căn cứ để sáng tác. Tiểu thuyết của thời kỳ mới còn xuất hiện tác phẩm phản ánh cuộc sống của nƣớc Trung Hoa mới. Các tác phẩm miêu tả “cuộc đại cách mạng văn hóa” là một lĩnh vực hoàn toàn mới, mở ra một đề tài của tiểu thuyết thời kỳ mới. Các tác phẩm nhƣ Hứa Mậu và các con gái của ông ta của Chu Khắc Cần, Tình sông núi của Hạo Nhiên và Mùa thu không được thu hoạch của Mộc Thanh, đột phá con đƣờng mòn miêu tả cuộc sống ở nông thôn trong thời kỳ “mƣời bảy năm” mà lấy bút pháp của chủ nghĩa hiện thực nghiêm ngặt, miêu tả vận mệnh của bộ mặt nông thôn, nông dân (bao gồm trí thức và thanh niên) trong “mƣời năm động loạn” và biểu hiện tinh thần cởi trói của mọi ngƣời trong gian khổ. Một số tác phẩm không chỉ viết về “cách mạng văn hóa” mà đối với lịch sử cũng có sự tìm tòi, suy nghĩ làm cho độc giả tiếp nhận một cách tích cực. Ngoài ra, các tác phẩm khác nhƣ Thay giá của Trần Quốc Khải và Cái chết của nhà thơ của Đới Hậu Anh miêu tả sự gian khổ chồng chất của tầng lớp trí thức tận cùng của xã hội, biểu hiện tình cảm cao thƣợng, trong sáng và đẹp đẽ của họ. Những tác phẩm này có đề tài mới, chủ đề mới và quan trọng hơn là sự lý giải, nắm vững, đề xuất và biểu hiện của tác giả đối với cuộc sống cũng là GVHD: BÙI THỊ THÚY MINH 11 SVTH: TRẦN THỊ ÁI NHÂN Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn mới. Tác phẩm loại đề tài này mang đến dòng máu mới để mọi ngƣời đi vào thời kỳ mới. Trong tiểu thuyết thời kỳ mới, tác phẩm của đời sống hiện thực sau khi đập tan đoàn phản cách mạng Giang Thanh có số lƣợng không nhiều và chƣa có tác phẩm nào thật vƣợt trội về nội dung và nghệ thuật. Số lƣợng tuy ít và chất lƣợng chƣa cao nhƣng nó đƣợc ngƣời đọc chú ý. Qua sự trình bày có thể rút ra những thành tích đáng chú ý của tiểu thuyết thời kỳ mới: - Trƣớc hết, nhiều tác phẩm đã duy trì, ủng hộ và phát huy một số truyền thống ƣu tú của sáng tác tiểu thuyết trong thời kỳ “mƣời bảy năm”. Đó là sự quan tâm to lớn đến đời sống, chú ý đến vận mệnh của nhân dân, đất nƣớc. Từ trong dòng chảy mạnh mẽ của đời sống, các tác giả đã lựa chọn chủ đề và đề tài có liên quan mật thiết đến vận mệnh của nhân dân và tình hình đất nƣớc. Các tác phẩm đã chú trọng đến hứng thú thẫm mỹ của nhân dân Trung Quốc, cổ vũ mạnh mẽ niềm lạc quan, phấn khởi của nhân dân trong cao trào cách mạng mới. Về mặt nghệ thuật, nhiều tác giả đã thể hiện hình thức biểu hiện mới, tỏ rõ phong cách, phong thái của ngƣời sáng tác văn học, làm cho mọi ngƣời phấn khởi sáng tạo ra cái mới, nhất là việc sáng tạo ra hình tƣợng nghệ thuật mới. Nhân vật anh hùng mới đƣợc xây dựng đẹp đẽ, sáng tạo và có sức thuyết phục cao. Đề tài của tiểu thuyết thời kỳ mới tƣơng đối rộng lớn, bao quát, có tính khái quát cao. Trong sáng tác tiểu thuyết của thời kỳ “mƣời bảy năm”, tầm nhìn của nhà văn hẹp, giản đơn, nói chung chỉ chú trọng biểu hiện cuộc sống đấu tranh của cách mạng dân chủ mới và thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ mới, tầm nhìn của các nhà văn đƣợc mở rộng và đƣợc giải phóng. Họ một mặt vẫn không từ bỏ việc miêu tả cuộc đấu trang của giai đoạn cách mạng, mặt khác họ đem tầm nhìn đó đặt vào đời sống với giá trị thẫm mỹ mới. Vì vậy, các loại cuộc sống của xã hội phong kiến kéo dài từ thời đại Xuân Thu GVHD: BÙI THỊ THÚY MINH 12 SVTH: TRẦN THỊ ÁI NHÂN Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn đến cách mạng Tân Hợi, đời sống của các thời đại lịch sử dân chủ cũ và mới ở Trung Quốc từ sau khi nƣớc Trung Hoa mới ra đời, đặc biệt là sau “Cách mạng văn hóa” đều đƣợc phản ảnh chân thực, sâu sắc vừa có bề rộng vừa có chiều sâu. Trong đó, rất nhiều tác phẩm chỉ viết về các đề tài bình thƣờng trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ của nhân dân. - Tiểu thuyết của thời kỳ mới về mặt phƣơng pháp nghệ thuật cũng dần dần có sự cách tân, sáng tạo. Tiết tấu trần thuật, kể chuyện đƣợc tăng nhanh; phê phán, trần thuật cũng dần dần đa dạng hóa. Về mặt kết cấu, các nhà văn sử dụng phƣơng pháp “từ đầu, nối đầu, nối tới”, đồng thời xuất hiện phƣơng pháp kết cấu nhiều kiểu, nhiều dạng độc đáo. Về khắc họa tính cách nhân vật, các tác giả đã sử dụng đặc trƣng tính cách từ hành động miêu tả đơn nhất dần dần đi sâu vào miêu tả thế giới nhân vật, làm cho thủ pháp miêu tả phong phú, mới mẻ, gây sự hấp dẫn cho ngƣời đọc. 1.1.2 Về truyện ngắn Với ba chặng đƣờng Ngũ Tứ, Tả Liên, Kháng Nhật, văn học mới Trung Quốc đã phát triển trong một tiến trình thống nhất. Đó là sự thức dậy dƣới ánh sáng cách mạng tháng Mƣời mà Lỗ Tấn từng gọi là “bình minh của kỷ nguyên mới”, là sự chuyển mình dƣới ngọn cờ chủ nghĩa Mác – Lênin để từ đòi hỏi “cách mạng văn học” tiến lên xây dựng “văn học cách mạng”, “văn học vô sản”, “văn học tả thực xã hội chủ nghĩa”, v.v… Văn học thời kỳ mới bội thu. Trong thời kỳ này sáng tác thơ ca, bình quân mỗi năm có chừng hơn bốn vạn thi phẩm ra đời. Thể loại truyện ngắn mỗi năm có 7-8 nghìn, truyện vừa cũng tăng nhanh gây sự chú ý của ngƣời đọc. Trong sự phục hƣng và phát triển của văn học thời kỳ mới, trƣớc hết phải nói đến thể loại truyện ngắn. Thể loại văn học này có thành tựu chói sáng từ trƣớc và sau “Ngũ Tứ” (1919) mà đỉnh cao là những kiệt tác bất hủ của đại văn hào Lỗ Tấn. Có thể nói truyện ngắn của Lỗ Tấn mà tiêu biểu là AQ chính truyện, Lễ cầu phúc, Khổng Ất kỷ, Nhật ký người điên, Cố hương là những “phát đại bác” ầm vang mở đầu cho nền văn học hiện GVHD: BÙI THỊ THÚY MINH 13 SVTH: TRẦN THỊ ÁI NHÂN Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn đại cách mạng Trung Quốc. Trong văn học thời kỳ mới, truyện ngắn là thể loại văn học “anh hùng”, “thủ công”. Nó là những “quả lựu đạn”, những “quả bộc phá” làm nổ tung ngục tù nền chính trị và văn nghệ đen tối mƣời năm “Cách mạng văn hoá” của tập đoàn Lâm Bƣu và “Bè lũ bốn tên”, mở ra một con đƣờng mới cho văn học hiện thực chủ nghĩa Trung Quốc phát triển trong thời kỳ cải cách mở cửa. Truyện ngắn Trung Quốc trong thời kì mới chủ yếu tập trung vào những chủ đề sau: Nhóm chủ đề 1: “Vết thƣơng” do ảnh hƣởng của mƣời năm “Văn cách động loạn”, hoàn cảnh giáo dục và quan niệm mới về con ngƣời. Một số tác phẩm miêu tả hình tƣợng nhân vật trí thức nhƣ:Vết thương của Lƣu Tân Hoa, Bảo vệ anh đào của Cù Sơn Sơn,… Nhóm chủ đề 2: Quan hệ xã hội cộng đồng phức tạp với những giá trị truyền thống tốt đẹp cần gìn giữ. Miêu tả hình tƣợng ngƣời nông dân có các tác phẩm nhƣ:Song Cầm Tế của Lƣơng Hiểu Thanh, Triền núi hẹp của Giả Bình Ao, Lá phong của Vƣơng Mông, Lá thư tình của Cố Công,… Nhóm chủ đề 3: Cuộc sống khao khát tình cảm của con ngƣời hiện đại. Nhóm này có các tác phẩm nhƣ: Chuông gió của Lƣu Quốc Phong, San San và Sa Sa của Nhiêu Kiến Trung,Chào em Tiểu Mai của Vƣơng Quân, Chuông gió của Lƣu Quốc Phong,… Truyện ngắn của thời kỳ mới đã sáng tạo nhiều hình tƣợng nghệ thuật mới mẻ, hấp dẫn, có chiều sâu, gây chú ý nhất cho mọi ngƣời là sự xuất hiện hình tƣợng ngƣời lao động bình thƣờng có tâm hồn cao đẹp. Truyện ngắn của thời kỳ mới còn sáng tạo hình tƣợng con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa phong phú và đa dạng. GVHD: BÙI THỊ THÚY MINH 14 SVTH: TRẦN THỊ ÁI NHÂN Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn 1.2. Vài nét về Tác giả và Tác phẩm 1.2.1 Thời đại của Dƣ Hoa Sau Cách mạng văn hóa, xã hội Trung Quốc có những biến đổi sâu sắc về nhiều mặt nhƣ: kinh tế, chính trị, văn hóa,… Cùng với sự diệt vong của tập đoàn phản cách mạng Giang Thanh, sự nghiệp văn học xã hội chủ nghĩa đƣợc tiến hành theo quỹ đạo đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Mao Trạch Đông. Trong chín năm (1976 – 1985) ngắn ngủi nền văn học của thời kỳ mới đã hiên ngang đứng dậy từ trong biến động xã hội to lớn viết nên những trang mới huy hoàng cho văn học sử đƣơng đại Trung Quốc. Nó là sự tiếp tục và phát triển của nền văn học xã hội chủ nghĩa “mƣời bảy năm” sau ngày thành lập nƣớc (1949 -1966) và sự mở đầu đầy sức sống và hi vọng của nền văn học đƣơng đại có thanh, có sắc với chủ đề xây dựng văn học xã hội chủ nghĩa giàu sắc dân tộc Trung Hoa. Có thể nói chƣa bao giờ văn học nghệ thuật Trung Quốc khởi sắc và đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn nhƣ giai đoạn này. Cùng với chính sách cải cách, mở cửa về mặt kinh tế, xã hội, văn học nghệ thuật Trung Quốc cũng thực sự cải cách, mở cửa và ngày càng thu hoạch đƣợc nhiều kết quả tốt đẹp. Văn học giai đoạn mới đã có những thay đổi đáng kể, văn học đã vứt bỏ đƣợc lớp mặt nạ cũ và thay vào đó là mạnh dạn miêu tả hiện thực. Nhìn chung các nhà văn thế hệ mới đều nghiêng về văn xuôi và có rất ít ngƣời sáng tác thơ ca. Văn học thời “Cách mạng văn hóa” bị chôn vùi theo tập đoàn Lâm Bƣu và “bè lũ bốn tên”, mở ra con đƣờng mới cho văn học hiện thực chủ nghĩa Trung Quốc phát triển trong thời cải cách, mở cửa. Dƣ Hoa là nhà văn đƣơng đại của nền văn học Trung Quốc, sáng tác trong thời đại mới vƣơn ra khỏi những khuôn phép, giáo điều một thời ràng buộc. Thể hiện đƣợc cái nhìn mới về xã hội. Tuy có những điều kiện thuận lợi trong việc sáng tạo nghệ thuật nhƣng văn học đƣơng đại Trung Quốc cũng phải chịu những lời chỉ trích từ những cuộc tranh luận. Nhà Hán học ngƣời Đức KuBin cho rằng :“Văn học đương đại Trung Quốc là rác rưởi” còn Giáo sƣ Trần Hiểu Minh đã có lời phản bác lại nhà Hán GVHD: BÙI THỊ THÚY MINH 15 SVTH: TRẦN THỊ ÁI NHÂN Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn học ngƣời Đức KuBin là “Văn học đương đại Trung Quốc đạt tới đỉnh cao chưa từng có”. 1.2.2 Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Dƣ Hoa 1.2.2.1 Tiểu sử Nhà văn Dƣ Hoa sinh ngày 03 – 4 – 1960, tại Hải Diêm, Hàng Châu, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc, quê hƣơng của đại văn hào Lỗ Tấn. Khi ông tròn sáu tuổi cũng là thời điểm Mao Trạch Đông phát động cuộc Cách mạng văn hóa tại Trung Quốc. Đến năm 1969, cha của Dƣ Hoa và nhiều trí thức Trung Quốc khác đã bị ngƣợc đãi và bị thuyên chuyển sang sinh sống tại một ngôi làng khác. Năm 1976, Dƣ Hoa tốt nghiệp phổ thông trung học và sau đó theo học khóa đào tạo để trở thành một nha sĩ. Ông đã học qua lớp nghiên cứu sinh do Viện văn học Lỗ Tấn và Trƣờng Đại học Sƣ phạm Bắc Kinh phối hợp tổ chức. Dƣ Hoa làm nha sĩ đƣợc năm năm thì chuyển về làm cho một cơ quan văn hóa địa phƣơng, đi sƣu tầm văn hóa dân gian và bắt đầu viết truyện ngắn và tiểu thuyết. Dƣ Hoa thuộc nhà văn của thế hệ tiên phong lớp thứ hai, hiện nay chuyên sáng tác tại Bắc Kinh. 1.2.2.2 Sự nghiệp sáng tác Truyện của Dƣ Hoa kì lạ, phƣơng thức kể chuyện độc đáo có một không hai. Dƣ Hoa đã đƣợc giới phê bình văn học Trung Quốc đánh giá là ngƣời kế thừa và phát triển tinh thần Lỗ Tấn tiêu biểu nhất trong sáng tác tiểu thuyết thuộc trào lƣu mới và trong toàn bộ nền văn học Trung Quốc. Những tác phẩm chủ yếu của nhà văn Dƣ Hoa là: “Sao trời”, “Một loại hiện thực”, “Chuyện đời như khói”, “Sai lầm bên sông”, “Số kiếp khó tránh”, “Chuyện đã qua và hình phạt”, “Mười tám tuổi ra khỏi nhà đi xa”, “Sự kiện ngẫu nhiên”, “Hô gọi trong mưa bụi”, “Sống”, “Chuyện bán máu của Hứa Tam Quan”, “Liệu tôi có tin ở chính mình”,... GVHD: BÙI THỊ THÚY MINH 16 SVTH: TRẦN THỊ ÁI NHÂN Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn Dƣ Hoa bắt đầu sáng tác từ năm 1983 và đến năm 1987 xuất bản quyển sách đầu tiên mang tên “Mười tám tuổi ra khỏi nhà đi xa”. Năm 1992, Dƣ Hoa tiếp tục xuất bản truyện vừa “Sống”. Sau này “Sống” đƣợc đạo diễn Trƣơng Nghệ Mƣu chuyển thể thành phim và bộ phim đã giành đƣợc giải thƣởng tại liên hoan phim “Cannes” năm 1994. Bộ phim đã giúp cho đạo diễn Trƣơng Nghệ Mƣu trở thành một đạo diễn tên tuổi. Đồng thời những quyển tiểu thuyết của Dƣ Hoa cũng trở thành những quyển tiểu thuyết đắt khách nhất tại Trung Quốc. Năm 1995, Dƣ Hoa viết tiểu thuyết “Chuyện bán máu của Hứa Tam Quan” một lần nữa Dƣ Hoa lại trở nên nổi tiếng và đƣợc coi nhƣ một trong những nhà văn hàng đầu của Trung Quốc. Năm 1998, Dƣ Hoa giành đƣợc giải thƣởng văn chƣơng có uy tín tại Ý. Sau đó trong thời gian khoảng mƣời năm ông không xuất bản quyển tiểu thuyết nào nữa mà ông dành tất cả thời gian đi du ngoạn và viết tiểu luận. Năm 2000, tiểu thuyết “Chuyện bán máu của Hứa Tam Quan” đã đƣợc “Nhật báo Trung ƣơng” của Hàn Quốc chọn là 100 cuốn sách cần đọc. Năm 2004, sách nhận giải “The Rarmes” – một giải “Nobel Mĩ”. Đến năm 2005, ông xuất bản tiểu thuyết “Huynh Đệ” gây xôn xao dƣ luận Trung Quốc và trên thế giới và tác phẩm đã đƣợc lọt vào vòng chung khảo giải văn chƣơng “Man Asian”. 1.2.3 Giới thiệu về tác phẩm “Sống” “Sống” đƣợc gợi cảm hứng khi nhà văn Dƣ Hoa nghe một bài dân ca nƣớc Mỹ “Người hầu da đen”. Trong lời ca, ngƣời hầu da đen già ấy đã từng trải một cuộc đời gian nan khổ sở, những ngƣời ruột thịt trong gia đình đều lần lƣợt qua đời trƣớc mình, còn ông đối xử với thế giới một cách hữu hảo, không hề có một câu oán thán. Bài ca này đã làm Dƣ Hoa xúc động sâu sắc và ông đã quyết định viết một câu chuyện nhƣ vậy. GVHD: BÙI THỊ THÚY MINH 17 SVTH: TRẦN THỊ ÁI NHÂN Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn Tác phẩm xoay quanh cuộc đời của nhân vật trung tâm là Từ Phú Quí. Ông vốn xuất thân trong một gia đình họ Từ có tiếng giàu có. Từ nhỏ ông đã không chịu học hành cho đàng hoàng mà chỉ thích chơi bời lêu lỗng. Ông có một ngƣời vợ tên là Gia Trân - cũng xuất thân từ một gia đình có tiền của, cùng một đứa con gái là Phƣợng Hà mới đƣợc bốn tuổi và một đứa con trai chƣa chào đời. Thời còn trẻ, việc gì ông cũng làm nhƣ rƣợu chè, trai gái, cờ bạc,… Bỏ ngoài tai tất cả những lời khuyên ngăn của ngƣời vợ, Phú Quí đã tát vợ liền hai cái mặc cho vợ ông đang mang thai đứa con thứ hai của ông, ông lại lao vào những canh bạc và rồi ông đã đốt sạch cả gia sản vào canh bạc cuối cùng. Cha ông tức uất mà chết, nhà cửa, ruộng đất đều mang thế chấp hết để trả nợ. Phú Quí từ ngƣời làm chủ bỗng chốc trở thành ngƣời làm thuê trên chính mảnh đất của mình đã đƣợc Long Nhị mua lại từ nơi thế chấp. Ba ngày sau khi bố ông mất, bố vợ ông đã đến đón vợ ông về nhà vì không muốn con gái của mình phải chịu cảnh cực khổ. Nhƣng sau khi sinh Hữu Khánh đƣợc sáu tháng thì Gia Trân trở về nhà chồng, cả gia đình lại đƣợc đoàn tụ. Đƣợc một năm thì mẹ ông ốm nên ông phải lên tỉnh mời thầy lang về chữa bệnh cho mẹ. Chƣa mời đƣợc thầy lang thì ông đã bị bắt đi lính ngót hai năm trời mới đƣợc về nhà. Trở về nhà thì mẹ mất, con gái Phƣợng Hà bị câm. Cuộc sống nghèo khó đến phải đem con gái cho ngƣời mới đủ cho con trai Hữu Khánh đi học. Hữu Khánh đƣợc mƣời tuổi đang đi học thì chết vì bị hiến hết máu để cứu vợ chủ tịch huyện đang bị mất nhiều máu. Hữu Khánh chết oan ức, nhƣng ngƣời làm cha nhƣ Phú Quí không thể đòi lại công bằng cho con của mình vì vị chủ tịch huyện lại chính là ngƣời bạn sinh tử của Phú Quí khi ở quân đội Tƣởng. Một thời gian sau, Gia Trân bệnh nhũn xƣơng, nằm liệt và qua đời. Cả gia đình chỉ còn lại hai cha con, Phƣợng Hà đến năm 35 tuổi mới tìm đƣợc một tấm chồng là Vạn Nhị Hỷ. Nhị Hỷ là thợ bốc vác nhƣng bị vẹo đầu nhƣng sống rất có tình nghĩa. Phƣợng Hà có thai, sinh con rồi bị băng huyết chết. Vài năm sau, Nhị Hỷ lại bị tai nạn mất. Phú Quí mang cháu ngoại mới hai tuổi đầu về nuôi, đặt tên là GVHD: BÙI THỊ THÚY MINH 18 SVTH: TRẦN THỊ ÁI NHÂN Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn Khổ Căn, thằng bé mới lên sáu đã phải làm việc ngoài đồng với ông ngoại đến phát ốm, rồi chết vì bị bội thực đậu. Một mình ông lần lƣợt chôn cất những ngƣời thân trong nhà. Khổ Căn chết đi, Phú Quí chỉ còn lại một thân một mình, ông dành dụm tiền mua đƣợc một con trâu già mà ngƣời ta định giết thịt. Ông đặt tên cho con trâu của mình là Phú Quí. Ông sống và làm bạn với con trâu già trong quãng đời còn lại. 1.2.4. Một vài nhận xét chung về giá trị trong các sáng tác của Dƣ Hoa Nhà văn Dƣ Hoa đã từng nói: “Tôi trước sau đều viết vì nhu cầu của nội tâm, lý trí không thay thế được sáng tác của tôi. Chính vì vậy trong một thời gian rất dài, tôi là một nhà văn phẫn nộ và lạnh lùng”[3; tr 194]. Các sáng tác của Dƣ Hoa lúc nào cũng bắt nguồn từ hiện thực, ông phản ánh hiện thực mà ông chung sống với nó hàng ngày thông qua các sáng tác của mình. Có nhiều luồng ý kiến trái chiều về các sáng tác của ông, Sun Kai – biên tập viên tạp chí Trung Oriental Outlook nhận xét: “Tôi thực sự thấy thất vọng với Huynh đệ. Tôi không hiểu tại sao một nhà văn quan trọng và nổi tiếng – tác giả của những tác phẩm kiệt xuất như vậy – lại đi viết một cuốn tiểu thuyết lố bịch, thô tục như một vở kịch ủy mị, rẻ tiền đến thế” [7; tr.24]. Bên cạnh ý kiến đó, không ít ngƣời ủng hộ, tán dƣơng quyển sách này và họ xem quyển sách này nhƣ một bức tranh sống động về một xã hội Trung Quốc ngày càng thực dụng, buông thả và mất thăng bằng. Dƣ Hoa đã dám nhìn thẳng vào sự thật của cuộc sống, miêu tả thực tại, nhìn nhận thiện và ác một cách rạch ròi, ông đánh giá thế giới bằng con mắt đồng tình. Trong tác phẩm “Sống”, nhà văn Dƣ Hoa đã cho ngƣời đọc thấy đƣợc năng lực chịu đựng của con ngƣời trƣớc khổ đau, hoạn nạn. Tuy số phận không đƣợc may mắn, nhƣng nhân vật chính trong tác phẩm vẫn sống với một thái độ lạc quan. Quá trình sáng tác làm cho Dƣ Hoa nhận rõ: “Con người ta vì bản thân sự sống mà sống, chứ không phải sống vì bất cứ sự vật nào ngoài sự sống”. Và với tác phẩm Sống, Dƣ Hoa cảm thấy bản thân mình đã viết đƣợc GVHD: BÙI THỊ THÚY MINH 19 SVTH: TRẦN THỊ ÁI NHÂN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan