Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại khu bảo tồn biển hòn mun - ...

Tài liệu Giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại khu bảo tồn biển hòn mun - vịnh nha trang

.PDF
90
243
55

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Sau quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp Đại học, với những nỗ lực của bản thân v à nhận được sự giúp đỡ tận tình từ phía các thầy cô giáo, các cán bộ nhân viên trong Ban quản lý khu bảo tồn vịnh Nha Trang, gia đình và bạn bè, đến nay em đã hoàn thành Luận văn. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: - Thầy Phạm Hồng Mạnh người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm Luận văn. - Toàn thể cán bộ công nhân viên trong Ban quản lý Khu bảo tồn biển Hòn Mun – vịnh Nha Trang, đặc biệt là Giám đốc Ban quản lý: Trương Kỉnh và cán bộ nhân viên Phòng Giáo dục nhận thức và Phát triển cộng đồng đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập. - Các Thầy cô giáo đã giảng dạy, dìu dắt và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường. - Gia đình và bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên. Trương Ngọc Phong PHIẾU ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Sinh Viên Lớp: 46KT : Trương Ngọc Phong Ngành : Kinh tế và Quản lý Thủy Sản Tên đề tài : Giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại khu bảo tồn biển Hòn Mun - vịnh Nha Trang. Số trang : 83 Số chương: 4 Số tài liệu tham khảo: 11 NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Kết luận: .................................................................................................................. ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Nha Trang, tháng 11 năm 2008 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ, tên) ThS: Phạm Hồng Mạnh PHIẾU ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Sinh Viên Lớp: 46KT : Trương Ngọc Phong Ngành : Kinh tế và Quản lý Thủy Sản Tên đề tài : Giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại khu bảo tồn biển Hòn Mun - vịnh Nha Trang. Số trang : 83 Số chương: 4 Số tài liệu tham khảo: 11 NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Điểm phản biện:....................................................................................................... Nha Trang, ngày….., tháng …., năm 2008 CÁN BỘ PHẢN BIỆN ĐIỂM CHUNG Bằng số Bằng chữ Nha Trang, ngày….., tháng…., năm 2008 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG i MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................................i DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................iv DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ...........................................................................................v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................vi MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÓM LƯỢC MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI ........................................................................................................5 1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................................................ 6 1.1.1 Đường cầu và thặng dư tiêu dùng.....................................................................6 1.1.2 Quan điểm từ góc độ kinh tế môi trường về hàng hóa công cộng. ....................8 1.1.3 Phương pháp chi phí du hành (TCM – Trave Cost Method). ............................9 1.1.4.Sử dụng phương pháp chi phí du hành để đánh giá giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường.............................................................................................13 1.2 TÓM LƯỢC MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI. ....... 15 1.2.1 Kết quả nghiên cứu trong nước. .....................................................................15 1.2.2 Kết quả nghiên cứu nước ngoài. .....................................................................16 Chương 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU...........................................................................17 2.1 QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU. ......................................................................................... 18 2.1.1 Xác định vấn đề nghiên cứu. ..........................................................................18 2.1.2 Chuẩn bị kế hoạch và đề cương nghiên cứu....................................................18 2.1.3 Mẫu nghiên cứu và phần mềm được sử dụng. ................................................19 2.1.4 Xây dựng bảng câu hỏi...................................................................................20 2.1.5 Xử lý thông tin thu thập. ................................................................................21 2.1.6 Tóm lược kết quả cần nghiên cứu...................................................................21 2.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. ............................................................................................ 21 2.2.1 Mô hình nghiên cứu đa biến. ..........................................................................21 2.2.2 Mô hình nghiên cứu đơn biến ước lượng đường cầu giải trí nội địa................23 Chương 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ............................................25 3.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI VỊNH NHA TRANG..................... 26 3.1.1 Tổng quan các địa điểm du lịch......................................................................26 ii 3.1.2 Tình hình du khách đến Nha Trang – Khánh Hòa trong vài năm gần đây. ......29 3.2 TỔNG QUAN VỀ KHU BẢO TỒN BIỂN HÒN MUN - VỊNH NHA TRANG. ...... 31 3.2.1 Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2004 – giai đoạn chuẩn bị............................33 3.2.2 Giai đoạn từ sau năm 2004 đến nay................................................................34 3.2.3 Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu bảo tồn Hòn Mun - Vịnh Nha Trang......34 3.2.4 Những hoạt động chính tại khu bảo tồn Hòn Mun. ........................................35 3.2.4.1 Thành lập Ban quản lý bảo tồn các khóm đảo. .........................................35 3.2.4.2 Tổ chức đội giám sát đa dạng sinh học. ...................................................36 3.2.4.3 Triển khai khảo sát các đối tượng có các hoạt động kinh tế trong khu bảo tồn. ...............................................................................................................36 3.2.4.4 Hội thảo, tham quan, huấn luyện và giáo dục nhận thức...........................36 3.2.4.5 Hoạt động hướng dẫn tạo thu nhập thay thế. ............................................37 3.2.5 Tình hình kinh tế - xã hội của cư dân trên cụm đảo thuộc khu bảo tồn...........39 3.2.6 Những thách thức trong thời gian tới:.............................................................40 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................................43 4.1 KHÁI QUÁT MẪU ĐIỀU TRA. ................................................................................... 44 4.2 CHI PHÍ DU HÀNH PHÂN THEO VÙNG. ................................................................. 54 4.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẦU DU LỊCH HÒN MUN. ......................... 57 4.3.1 Phương trình tuyến tính..................................................................................57 4.3.2 Phương trình bán - logarit. ............................................................................58 4.4 ƯỚC LƯỢNG GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ CỦA CỤM ĐẢO HÒN MUN – VỊNH NHA TRANG, NĂM 2008. ............................................................................................................ 60 4.5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỂ SO SÁNH. ................................................................... 63 4.6 ƯỚC LƯỢNG GIÁ TRỊ CỦA VIỆC CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TẠI CỤM ĐẢO HÒN MUN – VỊNH NHA TRANG GIAI ĐOẠN 2001 2008 DƯỚI GÓC ĐỘ GIẢI TRÍ DU LỊCH. ....................................................................... 64 4.7 MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH .................................................................................... 65 4.7.1 Tăng cường công tác tuần tra giám sát và tuyên truyền bảo vệ Rạn San Hô, bảo vệ môi trường chung. .......................................................................................65 4.7.2 Xem xét nâng mức thu phí bảo tồn từ 5 nghìn đồng lên từ 10 đến 15 nghìn đồng trên 1 người....................................................................................................66 4.7.3 Một số vấn đề về kinh tế xã hội. ....................................................................67 iii 4.8 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI. ............................................................................................... 69 4.8.1 Một số khác biệt giữa 2 lần nghiên cứu. .........................................................69 4.8.2 Giới hạn của đề tài. .......................................................................................70 KẾT LUẬN ...................................................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................73 PHỤ LỤC ......................................................................................................................74 iv DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Số khách đến Nha Trang –Khánh Hòa và doanh thu năm 2006, 2007, 2008...30 Bảng 3.2 : Thống kê dân số trong cụm đảo thuộc khu bảo tồn Vịnh ...............................39 Bảng 4.3: Giới tính phân theo vùng................................................................................44 Bảng 4.4: Tuổi của du khách phân theo vùng. ................................................................45 Bảng 4.5: Trình độ học vấn của du khách phân theo vùng..............................................46 Bảng 4.6: Mục đích của chuyến đi phân theo vùng. .......................................................47 Bảng 4.7: Phương tiện đến Nha Trang. ..........................................................................48 Bảng 4.8: Tình trạng hôn nhân của du khách phân theo vùng.........................................49 Bảng 4.9: Thời gian lưu trú của du khách ở Nha Trang. .................................................49 Bảng 4.10: Xếp hạng mức độ yêu thích các địa danh của du khách. ...............................50 Bảng 4.11: Các hoạt động của du khách trên đảo. ..........................................................51 Bảng 4.12: Thu nhập của du khách. ...............................................................................52 Bảng 4.13: Vùng phân chia theo nguồn gốc khách du lịch. ............................................54 Bảng 4.14: Chi phí du hành phân theo vùng. ..................................................................55 Bảng 4.15: Chi phí du hành trung bình theo vùng. .........................................................56 Bảng 4.16: Tỷ lệ viếng thăm trên 1000 dân từ các vùng. ................................................56 Bảng 4.17: Hệ số mô hình hồi qui tuyến tình..................................................................57 Bảng 4.18 Hệ số hồi qui mô hình bán - logarit. ..............................................................58 Bảng 4.19: Tỷ lệ viếng thăm trên 1000 dân và chi phí du hành trung bình. ....................60 Bảng 4.20: Hệ số xác định R2........................................................................................61 Bảng 4.21: Hệ số mô hình hồi qui. .................................................................................61 Bảng 4.22: Giá trị giải trí của cum đảo Hòn Mun. ..........................................................62 Bảng 4.23: Giá trị giải trí của cụm đảo Hòn Mun năm 2000...........................................64 Bảng 4.24: Mức độ & lượng khách chi trả thêm phí thăm quan phân theo vùng. ............66 Bảng 4.25: Số tiền được du khách đồng ý chi thêm khi tham quan.................................67 Bảng 4.26: Ý kiến phản ánh từ du khách. .......................................................................68 v DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 1.1: Đường cầu thị trường .......................................................................................6 Hình 1.2: Đường cầu du lịch dưới tác động nhiều nhân tố..............................................11 Hình 1.3: Đường cầu giải trí dưới tác động của chi phí du hành .....................................12 Hinh 1.4: Chênh lệch giá trị do chất lượng môi trường...................................................14 Hình 4.5: Đồ thị cầu du lịch Hòn Mun của du khách trong nước năm 2008....................62 Hình 4.6: Đồ thị biểu diễn giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại khu bảo tồn Hòn Mun – vịnh Nha Trang giai đoạn 2001 – 2008..................................................65 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ thực hiện nghiên cứu. ..........................................................................19 Sơ đồ 2.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch Hòn Mun. ........................................22 Sơ đồ 3.3: Cơ cấu tổ chức ban quản lý khu bảo tồn Vịnh Nha Trang..............................35 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BQL CS CVM DLST IUCN KBTB SL Sltq TC TCM UBND VR WTP ZTCM Ban quản lý Thặng dư tiêu dùng Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên Du lịch sinh thái Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới Khu bảo tồn biển Số lượng Số lần tham quan Chi phí du hành Phương pháp chi phí du hành Ủy Ban Nhân Dân Tỷ lệ viếng thăm trên 1000 dân Giá sẵn lòng trả Phương pháp chi phí du hành theo vùng 1 MỞ ĐẦU 1. Cơ sở hình thành đề tài. Khi nền kinh tế phát triển, kéo theo thu nhập của người dân tăng lên, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, cũng là lúc nhu cầu về vui chơi giải trí bùng nổ, hoạt động du lịch đã trở thành nhu cầu phổ biến, được con người quan tâm hơn rất nhiều đặc biệt là “du lịch xanh” (thân thiện với môi trường). Nhận biết được nhu cầu đó Đảng và Nhà nước xác định việc phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Sự phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với những vấn đề về môi trường, điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao như du lịch. Môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, khả năng thu hút khách và sự tồn tại của hoạt động du lịch. Một điểm đến yêu thích tại Việt Nam của du khách trong nước cũng như quốc tế là thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hoà. Được thiên nhiên ban tặng cho một quần thể du lịch đa dạng liên hoàn giữa núi, rừng và biển đảo, nhiều di tích lịch sử văn hóa Thành Phố Nha trang là một điểm du lịch quan trọng của Khánh Hòa và cả nước. Từ khi Nha Trang được công nhận là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới năm 2004, tiềm năng về du lịch của thành phố này ngày càng được khẳng định. Trong quần thể các khu du lịch hiện có tại Nha Trang, cụm đảo khu bảo tồn biển Hòn Mun – vịnh Nha Trang nổi lên với vị thế là khu du lịch sinh thái biển đặc trưng đầu tiên của cả nước. Với hệ sinh thái biển đa dạng, đặc biệt là Rạn San Hô với hơn 300 loài San hô được tìm thấy, trong đó có những loài chỉ xuất hiện duy nhất ở đây, bên cạnh đó nguồn lợi Thủy sản cũng rất phong phú, nhất là các loài cá Rạn. Điều đó làm nên giá trị đặc biệt của khu bảo tồn biển Hòn Mun không chỉ có ý nghĩa trong việc bảo tồn các giá trị biển quí giá, phát triển đời sống cộng đồng cư dân quanh đảo mà còn đóng góp vào việc phát triển ngành kinh tế trọng điểm của Khách Hòa, hình thành cái nhìn về một Nha Trang “xanh, sạch, đẹp” đúng nghĩa. Với nỗ lực bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường của Ban quản lý khu bảo tồn, của cộng đồng dân cư và các ban ngành có liên quan. Môi trường biển tại Hòn Mun và các đảo lân cận đang được cải thiện rất rõ rệt, Rạn San Hô được phục hồi nhanh chóng, nguồn lợi ngày càng phong phú. Năm 2001, nhằm giúp các nhà hoạch định có cơ 2 sở hình thành nên các qui chế thiết lập khu bảo tồn, Trần Võ Hùng Sơn và Phạm Khánh Nam đã sử dụng phương pháp chi phí du hành để đánh giá giá trị giải trí của cụm đảo San Hô - Hòn Mun, Nha Trang. Giá trị giải trí của cụm đảo ước tính là 259,8 tỷ đồng, trong đó giá trị đối với du khách trong nước là 57,382 tỷ đồng, giá trị thặnh dư tiêu dùng của du khách trong nước được ước tính là 21,6 tỷ đồng. Sau 7 năm thành lập, với những cải thiện đáng kể về chất lượng môi trường, giá trị giải trí của cụm đảo này đang được nâng lên. Để đánh giá lợi ích của việc cải thiện chất lượng môi trường giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2008 dưới góc độ giải trí du lịch cần thiết phải có cuộc điều tra, đánh giá thông qua những cảm nhận từ du khách khi viếng thăm khu bảo tồn biển Hòn Mun – vịnh Nha Trang. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên là cơ sở để em hình thành và thực hiện đề tài: “Giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại khu bảo tồn biển Hòn Mun – vịnh Nha Trang”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ‫٭‬ Đối tượng nghiên cứu: Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường ở khía cạnh giải trí du lịch thông qua cảm nhận của du khách thì đối tượng nghiên cứu của đề tài là những du khách trong nước đến thăm khu bảo tồn biển Hòn Mun. ‫٭‬ Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định là thực hiện với những du khách trong nước. 3. Mục tiêu nghiên cứu.  Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu tổng quát của đề tài là ước lượng giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại cụm đảo khu bảo tồn biển Hòn Mun – vịnh Nha Trang dưới góc độ giải trí du lịch giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2008, bằng cách sử dụng phương pháp chi phí du hành theo vùng.  Mục tiêu cụ thể: - Ước lượng chi phí du hành của du khách khi thực hiện du lịch đến Nha Trang và cụm đảo Hòn Mun. 3 - Ước lượng đường cầu về du lịch của du khách trong nước đối với cụm đảo Hòn Mun - Ước lượng giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại khu bảo tồn biển Hòn Mun – Vịnh Nha Trang dưới góc độ giải trí giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2008. - Đề xuất chính sách nhằm góp phần quản lý tài nguyên và môi trường tại cụm đảo Hòn Mun – vịnh Nha Trang 4. Ý nghĩa của đề tài.  Về mặt khoa học: Đề tài góp phần tổng kết và vận dụng kiến thức đã học ở môn Kinh tế Thủy Sản, Kinh tế Tài nguyên Môi Trường mà cụ thể là phương pháp đánh giá giá trị của tài nguyên môi trường thông qua phương pháp chi phí du hành theo vùng (ZTCM - Zonal Travel Cost Method)  Về mặt thực tiễn: - Thông qua việc nghiên cứu đề tài cho thấy được giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại cụm đảo san hô thuộc khu bảo tồn Hòn Mun – vịnh Nha Trang giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2008 xét dưới khía cạnh giải trí du lịch. - Vận dụng kiến thức của Kinh tế học nói chung, Kinh tế Thủy sản và Kinh tế học môi trường nói riêng vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn, đặc biệt là lĩnh vực tài nguyên môi trường. 5. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần lời mở đầu, phần kết luận và phụ lục đề tài này được chia thành 4 chương. Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tóm lược một số kết quả nghiên cứu liên quan tới đề tài. Trong chương này, tác giả sẽ trình bày những nội dung sau: Thứ nhất, khái quát chung về đường cầu và lý thuyết thặng dư tiêu dùng trong kinh tế học, quan điểm hàng hóa công cộng dưới góc độ kinh tế môi trường. Thứ hai, khái quát chung về cơ sở lý thuyết của phương pháp chi phí du hành và phương pháp chi phí du hành theo vùng và cách tiếp cận để ước lượng giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường. 4 Chương 2: Thiết kế nghiên cứu: Trong chương này, tác giả tóm tắt qui trình thực hiện nghiên cứu, khái quát mô hình nghiên cứu, mẫu nghiên cứu, bảng câu hỏi phỏng vấn và phần mềm xử lý số liệu được sử dụng. Chương 3: Tổng quan về địa điểm nghiên cứu. Trong chương này, tác giả giới thiệu tổng quan về khu bảo tồn biển Hòn Munvịnh Nha Trang, những hoạt động chính và những vấn đề đang được sự quan tâm của Ban quản lý khu bảo tồn cũng như của chính quyền địa phương. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Trong chương này nội dung chính là khái quát mẫu điều tra thông qua việc thống kê và tính toán sơ bộ, kết quả được thể hiện dưới dạng các bảng thống kê. Đồng thời trình bày kết quả ước lượng giá trị giải trí của cụm đảo năm 2008 cũng như giá trị của việc cải thiền chất lượng môi trường giai đoạn 2001 đến 2008. 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÓM LƯỢC MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI 6 1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1.1 Đường cầu và thặng dư tiêu dùng a. Đường cầu. - Khái niệm: Cầu thị trường mô tả số lượng một hàng hoá hay dịch vụ mà người tiêu dùng sẽ mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Trong phân nghiên cứu của đề tài chi phí (giá) của hàng hóa là yếu ảnh hưởng nhiều nhất đến số lượng hàng nên các yếu tố khác coi như không ảnh hưởng. Có thể thể hiện mối quan hệ của giá cả và số lượng của hành hóa dưới dạng hàm số: QD = f(P) Hình dạng đường cầu có dạng như hình 1. P A C P1 P2 Q1 O Q2 Q Hình 1.1: Đường cầu thị trường b. Thặng dư tiêu dùng (ký hiệu là CS). Thặng dư tiêu dùng của một đơn vị sản phẩm là phần chênh lệch (hiệu số) giữa mức giá tối đa mà người tiêu dùng sẵn lòng trả (còn gọi là giá dành trước) với giá thực trả cho sản phẩm. Thặng dư tiêu dùng được xác định bởi diện tích nằm dưới đường cầu và phía trên giá thị trường của sản phẩm. 7 Ví dụ: Nếu giá thị trường là P1 và sản lượng cân bằng là Q1 thì thặng dư tiêu dùng là: CSQ1= diện tích (OACQ1 )- diện tích (OP1CQ1) c. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu. Lượng cầu một mặt hàng nào đó là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và sẵn sàng mua ở một mức giá nào đó trong một giai đoạn nhất định. Ta có phương trình như sau: Qd = f(p,y,ps,…) Với Qd : lượng cầu p: Giá cả hàng hóa Y: Thu nhập Ps: Giá cả hàng hóa thay thế. Như vậy có thể thấy lượng cầu một mặt hàng phụ thuộc vào giá cả thị trường của chính nó, mức thu nhập của mỗi cá nhân, giá cả của các mặt hàng thay thế hoặc bổ sung, sở thích thị yếu người tiêu dùng, quy mô tiêu thụ của thị trường, thậm chí cả thời điểm và thời tiết… Quan hệ giữa giá cả của hàng hóa và lượng cầu: Thông thường giá cả và lượng cầu có mối quan hệ nghịch biến nhau, có nghĩa là khi giá tăng thì cầu hàng hóa giảm và ngược lại. Giá cả thường là yếu tố quyết định đến lượng cầu hàng hóa. Quan hệ giữa thu nhập cá nhân và lượng cầu: Thu nhập của người tiêu dùng có quan hệ chặt chẽ với lượng cầu, bởi lẽ thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua hàng của người tiêu dùng. Thông thường khi thu nhập tăng lên người tiêu dùng có khuynh hướng mua nhiều hơn các loại hàng hóa hay dịch vụ và ngược lại. Tuy nhiên trên thực tế, cũng có những trường hợp đặc biệt là cầu về nó sẽ giảm khi thu nhập tăng lên (với trường hợp hàng hóa cao cấp) và ngược lại (đối với trường hợp là hàng hóa thứ cấp hoặc cấp thấp). Quan hệ giữa lượng cầu hàng hóa này với giá cả hàng hóa thay thế: Lượng cầu một mặt hàng không chỉ chịu tác động từ giá cả của chính nó, mà 8 còn từ giá cả của các mặt hàng liên quan. Giả định các yếu tố khác không thay đổi. Các hàng hóa có liên quan này được chia làm hai loại: hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung. Hàng hóa thay thế được hiểu là khi chi phí sử dụng mặt hàng này tăng lên thì nó sẽ kích thích sự tiêu dùng của mặt hàng khác cùng loại. Ví dụ sử dụng xe bus và xe máy trong lưu thông.Trong điều kiện giá dầu tăng làm cho chi phí sử dụng xe máy tăng lên, dẫn đến xe máy trong lưu thông giảm xuống và chuyển dần qua phương tiện xe bus làm cho lượng cầu đi xe bus tăng lên. Quan hệ giữa thị yếu người tiêu dùng với lượng cầu: Thị hiếu là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với các hàng hóa hay dịch vụ là yếu tố khác hẳn với các yếu tố khác của cầu, yếu tố này không thể quan sát trực tiếp được và cũng không có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khác. Dĩ nhiên, nếu thị hiếu về hàng hóa hay một loại dịch vụ tăng lên thì cầu của nó cũng sẽ tăng lên và ngược lại. Quan hệ giữa chất lượng hàng hóa và dịch vụ với lượng cầu: Chất lượng hàng hóa dịch vụ là yếu tố quyết định đến lượng cầu của hàng hóa, dịch vụ đó. Hàng hóa dịch vụ được tiêu dùng nhiều hơn khi chất lượng hàng hóa đó tốt hơn và ngược lại, điều này càng chính xác hơn khi đời sống người tiêu dùng được nâng cao, mức độ yêu cầu về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ… càng gắt gao hơn. 1.1.2 Quan điểm từ góc độ kinh tế môi trường về hàng hóa công cộng. Trên thị trường, một số loại hàng hoá và dịch vụ có thể nhận biết được và có giá trị trên thị trường. Bên cạnh đó có một số loại hàng hoá và dịch vụ không trao đổi mua bán trên thị trường được gọi là hàng hoá phi thị trường. Thông thường những loại hàng hoá và dịch vụ phi thị trường chủ yếu là hàng hoá công cộng, có những đặc tính không thể giao dịch trên thị trường. Do vậy hàng hoá và dịch vụ môi trường có thể xem là hàng hoá phi thị trường. Để nhận biết và đánh giá giá trị của hàng hoá phi thị trường, các nhà nghiên cứu sử dụng những thông tin về mối quan hệ giữa hàng hoá thị trường và hàng hoá phi thị trường. Theo Markandya và Richardson (1993), có thể chia các phương pháp đánh giá giá trị hàng hóa và dịch vụ môi trường thành 3 nhóm. 9 (1) Các phương pháp dựa trên thông tin thị trường trực tiếp hoặc gián tiếp, chẳng hạn như giá trị tài sản, tiền lương, chi tiêu cho những loại hàng hoá liên hệ… phương pháp tiêu biểu cho nhóm này là phương pháp chi phí du hành (TCM). (2) Các phương pháp dựa trên thông tin được phát biểu trực tiếp qua bảng phỏng vấn khi thị trường không hiện hữu. Phương pháp tiêu biểu cho nhóm này là phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM). (3) Các phương pháp dựa trên dữ liệu liều lượng đáp ứng giữa sự thay đổi môi trường và ô nhiễm. Theo Freeman (1993), từ góc độ kinh tế học, các dịch vụ cung cấp bởi hệ thống môi trường có hai đặc điểm quan trọng. Thứ nhất, giá trị kinh tế của các dịch vụ này phụ thuộc vào đặc tính của chính hệ thống môi trường tự nhiên. Thứ hai, chức năng cung cấp dịch vụ giải trí của môi trường diễn ra không thông qua thị trường. Điều này có nghĩa là khi hưởng thụ những dịch vụ giải trí tại một địa điểm nào đó người ta không phải trả tiền hoặc chỉ trả trên danh nghĩa mà không phản ánh qua nguồn lực mà xã hội bỏ ra để cung cấp dịch vụ đó. Dó đó, không thể dùng vé vào cửa để đo lường giá trị của dịch vụ giải trí, và phương pháp hợp lý hơn là xem xét mối quan hệ giữa hàng hoá có giá trên thị trường và hàng hoá môi trường thông qua những hành vi mà thị trường quan sát để xây dựng hàm cầu giải trí. Để đo lường giá trị của giải trí không có giá thị trường phương pháp thông thường là xem xét mối quan hệ giữa hàng hoá có giá trên thị trường như chi phí tàu xe, khách sạn, ăn uống…và dịch vụ vui chơi giải trí thông qua hành vi và lựa chọn trên thị trường quan sát. Mỗi một cá nhân đến du lịch tại một địa điểm nào đó phải chịu một chi phí nhất định. Các cá nhân khác nhau du lịch đến một địa điểm phải chịu những chi phí khác nhau. 1.1.3 Phương pháp chi phí du hành (TCM – Trave Cost Method). Phương pháp chi phí du hành là một phương pháp về sự lựa chọn ngầm, có thể dùng đường cầu để ước lượng đường cầu đối với các nơi vui chơi giải trí, và từ đó đánh giá giá trị giải trí cho các cảnh quan, các khu du lịch. Giả thiết cơ bản của phương pháp TCM rất đơn giản đó là chi phí phải tốn để tham quan một nơi nào đó (ví dụ như chi phí nhiên liệu, tàu xe, chi phí cơ hội, giá vé vào cửa, ăn uống…) phần nào phản ánh được giá trị giải trí của nơi đó. Chúng ta sẽ phỏng vấn khách tham quan xem họ từ đâu đến. Từ 10 những câu hỏi khách tham quan, chúng ta có thể tính toán được chi phí du hành của họ và liên hệ đến số lần tham quan trong một năm. Không có gì ngạc nhiên khi mối quan hệ này phản ánh một đường cầu dốc xuống điển hình, thể hiện chi phí cho một lần tham quan và số lần tham quan, có nghĩa là những người sống xa khu vực du lịch sẽ có số lần tham quan ít hơn (vì chịu chi phí du hành cao), còn những người sống gần khu du lịch sẽ có khuynh hướng đi tham quan thường xuyên hơn (chi phí du hành thấp). Đương nhiên, các yếu tố khác ngoài chi phí du hành cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ thường xuyên mà người ta đi tham quan các địa điểm, ví dụ như khi ta so sánh giữa hai cá nhân, một giàu một nghèo sống trong cùng một khoảng cách với khu thắng cảnh (tức chi phí du hành là như nhau), chúng ta không ngạc nhiên khi người giàu đi tham quan nhiều nơi hơn người nghèo. Vì thế, nhà phân tích thường xem mức thu nhập của du khách như là một nhân tố ảnh hưởng đến số lần tham quan du lịch trong một năm. Các yếu tố khác có thể giải thích được điều này bao gồm số lượng các khu du lịch khác nhau để chọn lựa, sở thích riêng của từng người về từng loại hình du lịch khác nhau…Tuy nhiên, các điều chỉnh này được thực hiện, các nhà phân tích có thể tìm được mối quan hệ đường cầu giữa giá của một lần tham quan (tức chi phí du hành) và số lần tham quan được thực hiên. Ví dụ 1: Trình bày một biểu đồ kết quả điển hình thu được từ phương pháp thăm dò TCM, mỗi điểm thể hiện chi phí du hành một lần tham quan và số lần tham quan trong một năm của khách du lịch (một cuộc nghiên cứu thực sự sẽ phỏng vấn vài trăm khách du lịch). Từ các thông tin này, kỹ thuật thống kê có thể ước tính “Đường cầu” của khu giải trí, tức là giá tham quan của một lần (chi phí du hành) và số lần đi tham quan. Đối với một khách tham quan điển hình, đường cầu này sẽ minh hoạ số lần đi tham quan ứng với một mức giá nhất định nào đó. Như vậy, từ đường cầu có thể đánh giá giá trị giải trí của khu du lịch. Chúng ta có thể nhân con số này với tổng số lần tham quan được thực hiện trong một năm, để có một ước lượng về tổng giá trị giải trí mỗi năm của khu du lịch. 11 Chi phí Du hành Lượng khách Hình 1.2: Đường cầu du lịch dưới tác động nhiều nhân tố Phương pháp chi phí du hành theo vùng (ZTCM – Zonal Trave cost Method) được sử dụng để xây dựng đường cầu du lịch cho khu bảo tồn biển Hòn Mun – vịnh Nha Trang và để xác định giá trị giải trí du lịch. Hàm cầu chức năng để thành lập đường cầu theo phương pháp chi phí du hành cho mô hình khu vực: Hàm cầu du lịch là hàm đa biến có dạng: V=f (Pv, Y, Q, Ps, S) Trong đó: V: là cầu du lịch Pv: là chi phí du hành . Y: là thu nhập của du khách. Q: là đặc điểm của địa điểm du lịch. Ps: là chi phí du hành đến điểm thay thế. S: là đặc điểm kinh tế xã hội của du khách.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan