Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ghiên cứu tính đa dạng thực vật tại xã mùn chung, huyện tuần giáo, tỉnh điện biê...

Tài liệu Ghiên cứu tính đa dạng thực vật tại xã mùn chung, huyện tuần giáo, tỉnh điện biên, đề xuất giải pháp bảo tồn và sử dụng hợp lý

.PDF
112
299
89

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN TRUNG LONG NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI XÃ MÙN CHUNG, HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC HÀ NỘI - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN TRUNG LONG NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI XÃ MÙN CHUNG, HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ Chuyên ngành : Sinh thái học Mã số : 60 42 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Đồng Tấn HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Lê Đồng Tấn là những người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thiện khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Ủy Ban nhân dân xã Mùn Chung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc nghiên cứu, thu thập số liệu. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân và bạn bè đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ và khích lệ tôi trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội , tháng 7 năm 2016 Học viên Nguyễn Trung Long LỜI CAM ĐOAN Để đảm báo tính trung thực của luận văn, tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp: “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại xã Mùn Chung, huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên, đề xuất giải pháp bảo tồn và sử dụng hợp lý” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Đồng Tấn. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đều được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, tháng 7 năm 2016 Học viên Nguyễn Trung Long DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Kí hiệu viết tắt Ghi chú 1 ĐDSH Đa dạng sinh học 2 HTV Hệ thực vật 3 IPJRI Viện Tài nguyên gen và Thực vật Quốc tế 4 IPGRI Viện Tài nguyên Di truyền Quốc tế 5 IUCN Hiệp hội Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên 6 ODB Ô dạng bản 7 OTC Ô tiêu chuẩn 8 TĐT Tuyến điều tra 9 UNEP Chương trình Môi Trường Liên hợp quốc 10 UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc) 11 WCMC World Conservation Monitoring Centre 12 WWF Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới DANH MỤC BẢNG Bảng Bảng 2.1 Bảng 4.1 Bảng 4.2 Bảng 4.3. Nội dung Trang Bảng danh lục các loài thực vật ở xã Mùn Chung 21 Phân bố taxon theo ngành của hệ thực vật ở xã Mùn Chung, 34 huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên Sự phân bố của các taxon trong ngành Ngọc lan của hệ thực 35 vật ở xã Mùn Chung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên Bảng thống kê 10 họ giàu loài nhất của hệ thực vật ở xã Mùn 37 Chung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên Bảng 4.4 Các chi giàu loài của hệ thực vật ở xã Mùn Chung, huyện 39 Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên Bảng 4.5 Dạng sống của của hệ thực vật ở xã Mùn Chung, huyện Tuần 40 Giáo, tỉnh Điện Biên Bảng 4.6 Bảng 4.7 Bảng 4.8 Thống kê các dạng sống của các loài thuộc nhóm cây chồi trên Bảng các yếu tố địa lý các loài của HTV xã Mùn Chung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên Thống kê các giá trị sử dụng của HTV xã Mùn Chung 41 44 46 DANH MỤC ẢNH TT Ảnh 4.1 Nội dung Trang Một số loài cây thuốc tại xã Mùn Chung (ảnh N.T.Long, 47 2016, xã Mùn Chung) Ảnh 4.2 Một số loài cây làm rau ăn tại xã Mùn Chung (ảnh 48 N.T.Long, 2016, xã Mùn Chung) Ảnh 4.3 Một số loại cây cho quả tại xã Mùn Chung (ảnh N.T.Long, 49 2015, xã Mùn Chung) Ảnh 4.4 Một số loại cây cho tinh dầu tại xã Mùn Chung (ảnh 50 N.T.Long, 2015, xã Mùn Chung) Ảnh 4.5 Một số loại cây có chất độc tại xã Mùn Chung (ảnh 52 N.T.Long, 2015, xã Mùn Chung) Ảnh 4.6 Rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác tại xã Mùn Chung (ảnh 59 N.T.Long, 2015, xã Mùn Chung) Ảnh 4.7 Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy tại xã Mùn Chung 60 (ảnh N.T.Long, 2015, xã Mùn Chung) Ảnh 4.8 Rừng tre nứa tại xã Mùn Chung (ảnh T.V.Mười, 2015, xã 61 Mùn Chung) Ảnh 4.9 Trảng cây bụi thường xanh cây lá rộng thứ sinh nhân tác tại xã Mùn Chung (ảnh L.Đ.Tấn, 2015, xã Mùn Chung) 62 DANH MỤC BIỂU ĐỒ TT Biểu đồ 4.1 Biểu đồ 4.2 Biểu đồ 4.3 Nội dung Biểu đồ phân bố taxon theo ngành của hệ thực vật ở xã Mùn Chung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên Biểu đồ phân bố các lớp trong ngành Ngọc lan Phổ dạng sống của hệ thực vật xã Mùn Chung, huyện Trang 35 36 40 Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên Biểu đồ 4.4 Biểu đồ phổ dạng sống của nhóm cây chồi trên (Ph) Biểu đồ 4.5. Phổ dạng sống của HTV xã Mùn Chung và HTV của Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang Biểu đồ 4.6 Biểu đồ phân bố yếu tố địa lý của trong HTV xã Mùn Chung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên Biểu đồ 4.7 Biểu đồ các nhóm công dụng của HTV xã Mùn Chung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên 41 42 45 51 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3 3. Đóng góp mới của đề tài............................................................................. 3 4. Bố cục của luận văn.................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................. 4 1.1. Quan điểm đa dạng sinh học .................................................................... 4 1.2. Những nghiên cứu đa dạng thực vật ........................................................ 6 1.2.1. Trên thế giới ......................................................................................... 6 1.2.1.1. Nghiên cứu về đa dạng phân loại....................................................... 6 1.2.1.2. Nghiên cứu đa dạng về hệ sinh thái ................................................... 8 1.2.1.3. Tính đa dạng về yếu tố địa lý ............................................................. 8 1.2.1.4. Nghiên cứu về phổ dạng sống của hệ thực vật ................................... 9 1.2.2. Ở Việt Nam ........................................................................................ 10 1.2.2.1. Nghiên cứu về đa dạng phân loại..................................................... 10 1.2.2.2. Nghiên cứu đa dạng về hệ sinh thái ................................................. 13 1.2.2.3. Tính đa dạng về yếu tố địa lý ........................................................... 15 1.2.2.4. Nghiên cứu về phổ dạng sống của hệ thực vật ................................. 18 1.2.3. Ở xã Mùn Chung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên .......................... 18 CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 19 2.1. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 19 2.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 19 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 19 2.3.1. Nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật................................................... 19 2.3.2. Nghiên cứu tính đa dạng của thảm thực vật ........................................ 19 2.3.3. Đề xuất giải pháp bảo tồn và sử dụng hợp lý tính đa dạng thực vật phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội .................................................................. 19 2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 19 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu......................................................... 19 2.4.2. Phương pháp chuyên gia ......................................................................19 2.4.3. Phương pháp điều tra .......................................................................... 20 2.4.3.1. Phương pháp tuyến điều tra (TĐT) và ô tiêu chuẩn (OTC) .............. 20 2.4.3.2. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................... 20 2.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .............................................. 21 2.4.5. Nghiên cứu tính đa dạng thực vật ....................................................... 22 2.4.5.1. Đánh giá đa dạng thực vật về phân loại .......................................... 22 2.4.5.2. Đánh giá đa dạng về các yếu tố địa lý thực vật ................................ 22 2.4.5.3. Đánh giá về giá trị tài nguyên ........................................................ 24 2.4.5.4. Đánh giá đa dạng về dạng sống....................................................... 24 2.4.5.5. Đa dạng về quần xã thực vật ........................................................... 26 CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI XÃ MÙN CHUNG, HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN ................................................. 27 3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................. 27 3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích .......................................................... 27 3.1.2. Địa chất, địa hình................................................................................ 27 3.1.2.1. Địa chất ........................................................................................... 27 3.1.2.2. Địa hình........................................................................................... 27 3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn ............................................................................... 28 3.1.3.1. Khí hậu ............................................................................................ 28 3.1.3.2. Thuỷ văn .......................................................................................... 29 3.1.4. Tài nguyên thiên nhiên ....................................................................... 29 3.1.4.1. Tài nguyên đất ................................................................................. 29 3.1.4.2. Tài nguyên động, thực vật ................................................................ 30 3.1.4.3. Khoáng sản...................................................................................... 30 3.2. Kinh tế - xã hội ...................................................................................... 30 3.2.1. Dân tộc, dân số ................................................................................... 30 3.2.2. Các hoạt động kinh tế chủ yếu ............................................................ 31 3.2.2.1. Trồng trọt …………………………………………………………..31 3.2.2.2. Chăn nuôi…………………………………………………………...31 3.2.3. Văn hóa, y tế, giáo dục………………………………………………..31 3.2.3.1. Văn hóa……………………………………………………………...31 3.2.3.2. Y tế ................................................................................................... 32 3.2.3.3. Giáo dục ........................................................................................... 32 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 33 4.1. Tính đa dạng về hệ thực vật .................................................................... 33 4.1.1. Đa dạng về các đơn vị phân loại ......................................................... 33 4.1.1.1. Đa dạng ở mức độ ngành.................................................................. 33 4.1.1.2. Đa dạng ở mức độ họ ....................................................................... 36 4.1.1.3. Đa dạng ở mức độ chi....................................................................... 38 4.1.2. Đa dạng về dạng sống của HTV xã Mùn Chung .................................. 39 4.1.3. Đa dạng về các yếu tố địa lý cấu thành HTV ....................................... 42 4.1.4. Đa dạng về giá trị sử dụng .................................................................. 46 4.1.5. Loài quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ................................................. 52 4.2. Tính đa dạng của thảm thực vật .............................................................. 54 4.3. Đề xuất giải pháp bảo tồn và sử dụng hợp lý tính đa dạng thực vật phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của xã Mùn Chung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên ...................................................................................................... 63 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 68 PHỤLỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là quốc gia nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đã ban tặng cho Việt Nam nhiều loài sinh vật quý hiếm và Việt Nam là một trong những quốc gia có trữ lượng đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Tuy nhiên, cùng với hai cuộc chiến tranh dựng nước và giữ nước trong thế kỷ trước, cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ những năm cuối thế kỷ XX, và sự bùng nổ dân số đã làm cho giá trị đa dạng sinh học cũng như chất lượng môi trường sống ngày càng bị suy thoái đã đặt ra cho chúng ta một thách thức vô cùng to lớn. Chính vì thế, việc khai thác hợp lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học ngày càng trở nên cấp thiết. Việt Nam có khoảng 12.873.850 ha đất có rừng, bao gồm rừng tự nhiên là 10.410.141 ha, rừng trồng là 2.463.709 ha. Hệ thực vật, động vật rừng còn đa dạng, phong phú về chủng loại. Nhưng rừng Việt Nam đã và đang bị thu hẹp nhanh chóng do nạn tàn phá, lửa rừng gây ra, khai thác gỗ trái phép... Ở nước ta hiện nay chỉ còn độ che phủ khoảng 40%, nhiều vùng như Tây Bắc sát Biên giới Lào, Trung Quốc độ che phủ chỉ còn khoảng 30%. Điện Biên là tỉnh miền núi phía Tây Bắc, miền Bắc Việt Nam, với tổng diện tích tự nhiên 955.409,70 ha. Điện Biên có một nguồn tài nguyên sinh học tương đối dồi dào, tính đa dạng sinh học cao và những điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc nâng cao năng suất sinh học của hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo. Điều này cho thấy việc nghiên cứu, đánh giá khu hệ thực vật để xây dựng chiến lược bảo tồn các loài quý hiếm nơi đây là rất cần thiết, nó đóng vai trò quan trọng và là nhiệm vụ hàng đầu. Mặc dù chính quyền địa phương đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý và bảo vệ rừng, nhưng trước sức ép dân số ngày càng gia tăng và sự tác động của người dân vào rừng ngày càng nhiều như: nạn phá rừng, đốt nương làm rẫy, khai thác, săn bắt trái phép 2 vẫn đang là một vấn đề cấp thiết đối với các cấp, các ngành, bởi nguồn thu nhập chính của người dân địa phương phần lớn dựa và sản xuất nông, lâm nghiệp, nên đời sống vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các đồng bào dân tộc thiểu số sống xen kẽ trong hoặc ven các khu bảo tồn. Vì vậy việc vi phạm vào các quy định của Nhà nước về quản lý và bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng là không thể tránh khỏi. Đây là một nguyên nhân cơ bản làm giảm diện tích cũng như chất lượng rừng trong những năm qua. Tuần Giáo là một huyện miền núi thuộc tỉnh Điện Biên, được điều chỉnh lần gần đây nhất theo Nghị định 135/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 trên cơ sở tách một phần của huyện Tuần Giáo cũ để thành lập thêm huyện Mường Ảng. Phía đông giáp huyện Quỳnh Nhai và Thuận Châu của tỉnh Sơn La; phía tây giáp huyện Mường Chà; phía nam giáp huyện Mường Ảng; phía bắc giáp huyện Tủa Chùa, có tổng diện tích tự nhiên 113.629,45 ha. Mùn Chung là một xã thuộc huyện Tuần Giáo có diện tích tự nhiên là 4.240,63 ha. Cho đến nay, việc đánh giá, kiểm kê tính đa dạng và công dụng của các loài cây trong hệ thực vật ở đây còn rất hạn chế, chưa được quan tâm một cách đúng mức. Từ thực tế nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại xã Mùn Chung, huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên, đề xuất giải pháp bảo tồn và sử dụng hợp lý”. Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung cho chuyên ngành Sinh thái học và là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu về tài nguyên thực vật, đa dạng sinh học và trong nông lâm nghiệp,... Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài nhằm mục đích góp phần vào công cuộc bảo tồn đa dạng sinh vật của nước ta cũng như trong khu vực này. 3 2. Mục đích nghiên cứu - Thống kê và đánh giá hiện trạng về tính đa dạng HTV, thảm thực vật tại xã Mùn Chung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. - Đề xuất giải pháp bảo tồn và sử dụng hợp lý tính đa dạng thực vật phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. 3. Đóng góp mới của đề tài Cung cấp một số thông tin về đa dạng thực vật tại xã Mùn Chung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. 4. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục cấu trúc luận văn gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu. Chương 2. Mục tiêu - Đối tượng - Nội dung và Phương pháp nghiên cứu. Chương 3. Đặc điểm tự nhiên và xã hội xã Mùn Chung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Chương 4. Kết quả nghiên cứu. 4 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm đa dạng sinh học Ngày nay, yêu cầu bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), tài nguyên thiên nhiên và môi trường là một vấn đề hàng đầu ĐDSH không những có giá trị về mặt môi trường sinh thái mà còn có giá trị về Văn hoá, Giáo dục, Thẩm mỹ…. Chính vì vậy mà công ước về bảo tồn ĐDSH đã được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh tại Rio de Janeiro (Braxin, 1992), đây là mốc đánh giá sự cam kết của các quốc gia trên toàn thế giới về bảo tồn ĐDSH, đảm bảo việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sinh vật. Do mới được quan tâm nên ĐDSH vẫn là khái niệm còn mới và nghĩa của nó còn khá rộng nên được nhiều tập thể tác giả đề cập đến. Trong Công ước Quốc tế về bảo tồn ĐDSH đã định nghĩa: “ĐDSH là tính khác biệt, muôn hình muôn vẻ về cấu trúc, chức năng và các đặc tính khác giữa các sinh vật ở tất cả mọi nguồn bao gồm hệ sinh thái trên đất liền và các hệ sinh thái dưới nước”. Theo Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF, 1990) [9], khái niệm ĐDSH như sau: ĐDSH là sự phồn thịnh của cuộc sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong một môi trường. Như vậy, ĐDSH được xem xét ở cả 3 mức độ: ĐDSH ở cấp độ loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài động, thực vật và các loài nấm. Ở mức độ cao hơn, ĐDSH bao gồm cả sự khác biệt về gen giữa các loài, giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như giũa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. ĐDSH còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống, giữa các hệ sinh 5 thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại, và cả sự khác biệt của các môi trường sống tương tác giữa chúng với nhau. Bên cạnh đó ĐDSH còn được định nghĩa như sau: ĐDSH là tập hợp tất cả các nguồn sống trên hành tinh chúng ta, bao gồm tổng số các loài động, thực vật, tính đa dạng phong phú trong từng loài, tính đa dạng của các hệ sinh thái trong các cộng đồng sinh thái khác nhau hay là tập hợp của các loài sống ở các vùng khác nhau trên thế giới với các hoàn cảnh khác nhau (kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam ngày 16 tháng 2 năm 2010). Trong định nghĩa đã đề cập đến mức độ đa dạng ở mức độ loài và hệ sinh thái, nhưng chưa đề cập đến mức đa dạng gen (đa dạng di truyền). Năm 1993, Viện Tài nguyên gen và Thực vật Quốc tế (IPJRI) đã cho ra đời tác phẩm “Đa dạng cho sự phát triển” trong đó ĐDSH được hiểu là sự biến dạng của các cơ thể sống và các phức hệ sinh thái mà chúng sống. Định nghĩa này tuy ngắn gọn, song chưa chính xác và gây cho người đọc khó hiểu. Tiếp đó, Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [13] trong cuốn “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật” đã đưa ra “ĐDSH là toàn bộ các dạng sống khác nhau của cơ thể sống trên trái đất gồm các sinh vật phân cắt đến động, thực vật ở trên cạn cũng như dưới nước, từ mức độ phân tử AND đến các quần thể sinh vật kể cả xã hội loài người. Khoa học nghiên cứu về tính đa dạng đó gọi là ĐDSH”. Ở đây, ĐDSH được hiểu theo 3 khía cạnh: - Đa dạng ở mức độ di truyền: Mỗi loài sinh vật và thậm chí trong một cá thể của loài đều có phân tử AND đặc trưng cho loài. Tính đặc trưng này được thể hiện qua số lượng và trình tự sắp xếp các nucleotit trong phân tử AND, qua hàm lượng trong nhân tế bào và tỷ lệ giữa các cặp bazơ A+T/G+X. Trật tự các nucleotit trong các gen có liên quan đến qui định các tính trạng và các dặc tính cơ thể. Trong quá trình của sinh vật từ thấp đến cao, hàm lượng AND trong các tế bào cũng được tăng lên. Đó là một sự biểu hiện của đa dạng gen ... 6 - Đa dạng mức độ loài: Phạm trù chỉ mức độ phong phú về số lượng các loài hoặc số lượng phân loài (loài phụ) trên trái đất, ở một vùng địa lý, trong một quốc gia hay một sinh cảnh nhất định. Loài là một nhóm cá thể khác biệt với các nhóm cá thể khác về mặt sinh học và sinh thái. Các cá thể trong loài có vật chất di truyền (giao phối, giao phấn) với nhau và các thế hệ con cái hữu thụ (có khả năng sinh sản tiếp). Như vậy, các cá thể trong loài chứa toàn bộ thông tin di truyền của loài. Vì vậy, tính đa dạng loài hoàn toàn bao trùm tính đa dạng di truyền và thường dược coi trọng nhất khi đề cập đến tính ĐDSH. - Đa dạng ở mức độ sinh thái: Thể hiện bằng sự khác nhau của các kiểu quần xã sinh vật tạo nên. Quần xã sinh vật được xác định bởi các loài sinh vật trong một sinh cảnh nhất định cùng các mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong loài và giữa các loài với nhau. Quần xã sinh vật cũng quan hệ với môi trường vật lý tạo thành một hệ sinh thái. Hệ sinh thái là một cấu trúc và chức năng sinh quyển bao gồm các quần xã động, thực vật, các quần xã vi sinh vật, thổ nhưỡng (đất) và các yếu tố khí hậu. Các thành phần này liên hệ với nhau thông qua các chu trình vật chất và năng lượng (chu trình sinh địa hoá). Cao hơn nữa, định nghĩa này đã đề cập đến xã hội loài người đó là đa dạng các loại hình văn hoá dân tộc. Đây là một quan điểm mới được đề cập đến mang tính nhân đạo và sự công bằng xuất phát từ đạo đức, đó chính là câu trả lời cho một phần của câu hỏi vì sao phải bảo tồn ĐDSH. 1.2. Những nghiên cứu đa dạng thực vật 1.2.1. Trên thế giới 1.2.1.1. Nghiên cứu về đa dạng phân loại Sự phong phú và đa dạng của giới thực vật trên trái đất là nguồn tài nguyên quý giá của nhân loại. Các nhà thực vật học đã dự đoán số loài thực vật bậc cao hiện có trên thế giới vào khoảng 500.000 - 600.000 loài. Năm 7 1965, Al. A. Phêđôrốp đã dự đoán trên thế giới có khoảng: 300.000 loài thực vật Hạt kín; 5.000 - 7.000 loài thực vật Hạt trần; 6.000 - 10.000 loài Quyết thực vật; 14.000 - 18.000 loài Rêu; 19.000 - 40.000 loài Tảo; 15.000 - 20.000 loài Địa y; 85.000 - 100.000 loài Nấm và các loài thực vật bậc thấp khác. Trong lịch sử nghiên cứu về hệ thực vật từ thế kỷ XIX (1855), De Candolle đã phân tích mối quan hệ giữa số lượng loài và diện tích từ những dẫn liệu thu được ở các hệ thực vật vùng ngoại ô Strasburg (hơn 100 km2 có 960 loài), hệ thực vật Dagico (1000km2 có 1362 loài), hệ thực vật miền trung Svealand (4000 km2 có 1114 loài). Ở Liên Xô, từ năm 1928 đến năm 1932 được xem là giai đoạn mở đầu cho thời kỳ nghiên cứu hệ thực vật cụ thể. Vào thời gian này, Tomachev A. I. nghiên cứu hệ thực vật vùng Taimua nằm ở tọa độ địa lý 74o20’-25o độ vĩ bắc và 102o 30’ độ kinh đông và cho ra nhiều nhận định có giá trị. Từ những năm đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một công trình nổi tiếng, là nền tảng đánh giá tính đa dạng thực vật Việt Nam, đó là bộ “Thực vật chí Đông Dương” do H.Lecomte chủ biên năm (1907 - 1952) [18]. Trong công trình này, các tác giả người Pháp đã thu mẫu và định tên, lập khoá mô tả các loài thực vật bậc cao có mạch trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dương. Humbert (1938 - 1950) đã bổ sung, chỉnh lý để hoàn thiện việc đánh giá thành phần loài cho toàn vùng và gần đây phải kể đến bộ Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam do Aubréville khởi xướng và chủ biên (1960 1997) cùng với nhiều tác giả khác. Đến nay đã công bố 29 tập nhỏ gồm 74 họ cây có mạch nghĩa là chưa đầy 20% tổng số họ đã có. Bên cạnh đó, còn rất nhiều những công trình khoa học và các báo cáo khác lần lượt được xuất bản và rất nhiều cuộc hội thảo khác nhau đã được tổ chức nhằm thảo luận về quan điểm, về phương pháp luận cũng như thông báo các kết quả đã đạt được trong nghiên cứu về đa dạng sinh vật và bảo tồn trên 8 toàn thế giới. Các kết quả nghiên cứu được công bố trong các báo cáo và hội nghị, hội thảo đã cơ bản thiết lập nên một hệ thống thông tin đa dạng sinh vật trên toàn thế giới đã và đang góp phần nâng cao nhận thức đa dạng sinh vật và bảo tồn, khôi phục lại một số hệ sinh thái, hệ thực vật trên các vùng lãnh thổ cấp quốc gia. 1.2.1.2. Nghiên cứu đa dạng về hệ sinh thái Có rất nhiều tác giả khác nhau đưa ra những lý luận riêng của mình về phân loại rừng phục vụ cho đánh giá về đa dạng sinh thái. Mỗi lý luận đều đưa ra những cách thức phân loại riêng theo mục đích của tác giả như phân loại rừng dựa theo cấu trúc và ngoại mạo: Đây là hướng cổ điển được nhiều tác giả áp dụng như A. F. Schimper (1903), A. Aubréville (1949), UNESCO (1973) [23],… cơ sở phân loại của xu hướng này thường là đặc điểm phân bố, dạng sống ưu thế, cấu trúc tầng thứ và một số đặc điểm hình thái khác của quần xã thực vật. 1.2.1.3. Tính đa dạng về yếu tố địa lý Các loài thực vật cấu thành nên một hệ thực vật (HTV) nào đó không chỉ khác nhau về thành phần phân loại mà còn khác nhau về sự phân bố địa lý, nguồn gốc địa lý và cả tuổi xuất hiện trong HTV. Phân tích các yếu tố địa lý thực vật là một trong những yếu tố quan trọng khi nghiên cứu một hệ thực vật hay bất kỳ một khu hệ sinh vật nào để hiểu bản chất cấu thành của nó làm cơ sở cho việc định hướng bảo tồn và dẫn giống vật nuôi, cây trồng… Phân tích các loài thành các nhóm căn cứ vào sự giống nhau ít hay nhiều về khu phân bố của chúng. Tập hợp các loài của một HTV có khu phân bố ít nhiều giống nhau tập hợp lại thành một yếu tố địa lý. Tập hợp tất cả các yếu tố địa lý của hệ thực vật (tính %) là phổ các yếu tố địa lý của HTV đó. Mặc dù vậy, việc nghiên cứu các yếu tố cấu thành của HTV cũng rất phức tạp và phải phụ thuộc vào khả năng, ý định của từng tác giả cũng như 9 nguồn tài liệu cho phép. Tất nhiên, người ta dựa vào kiểu phân bố,… Việc chia nhóm khu phân bố rộng hay hẹp khác nhau đều phải đảm bảo nguyên tắc chung là “Mỗi yếu tố địa lý của HTV bao gồm tất cả các loài của HTV đó có khu phân bố ít nhiều giống nhau”. Các yếu tố địa lý thực vật này được phân ra làm 2 nhóm yếu tố chủ đạo là yếu tố đặc hữu và yếu tố di cư, các loài thuộc yếu tố đặc hữu thể hiện ở sự khác biệt giữa các hệ thực vật với nhau, còn các loài thuộc yếu tố di cư sẽ chỉ ra sự liên hệ giữa các hệ thực vật đó. 1.2.1.4. Nghiên cứu về phổ dạng sống của hệ thực vật Dạng sống là một đặc tính biểu hiện sự thích nghi của thực vật với điều kiện môi trường. Vì vậy, việc nghiên cứu dạng sống sẽ cho thấy mối quan hệ chặt chẽ của các dạng sống với điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự tác động của điều kiện sinh thái đối với loài thực vật. Khi người ta lập được phổ dạng sống (phổ sinh học) của hệ thực vật, nghĩa là tính được tỷ số % số loài của mỗi nhóm dạng sống nhất định thì người ta có thể hiểu được bản chất sinh thái của một hệ thực vật và có thể so sánh với các hệ thực vật khác. Trên thế giới, thường phổ biến dùng thang phân loại của Raunkiaer (1934) [20] về phổ dạng sống, thông qua dấu hiệu vị trí chồi so với mặt đất trong thời gian bất lợi (do lạnh, khô hay cả hai) trong năm. Thang phân loại này gồm các nhóm dạng sống cơ bản sau. 1- Cây có chồi trên đất (Ph) trong đó: a- Cây gỗ lớn cao trên 30m (Mg) b- Cây lớn có chồi trên đất cao 8 – 30m (Me) c- Cây nhỏ có chồi trên đất 2 - 8m (Mi) d- Cây nhỏ có chồi trên đất lùn dưới 2m (Na) e- Cây có chồi trên đất leo quốn (Lp) f- Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan