Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Mầm non G.a trường mầm non...

Tài liệu G.a trường mầm non

.DOC
52
347
121

Mô tả:

trường mầm non
CHỦ ĐIỂM TRƯỜNG MẦM NON MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN I/ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT: -Trẻ biết vận dụng các kỹ năng cơ bản để tập được các bài tập như : đi nhanh, tung bóng lên cao và bắt bóng, lăn bóng và đi theo bóng, đập bóng xuống sàn và bắt bóng. Biết phối hợp các bộ phận trên cơ thể một cách nhịp nhàng, để tham gia vào các hoạt động. Biết thực hiện các vận động cơ theo nhu cầu của bạn thân. -Trẻ biết tránh những vật dụng và nơi nguy hiểm trong trường lớp mầm non -Trẻ biết sử dụng thành thạo các đồ dùng sinh hoạt cá nhân ở trường mầm non như: khăn mặt, bàn chải đánh răng, ca uống nước, chén bát ăn cơm. -Có thói quen vệ sinh văn minh trong khi ăn uống, nói chuyện giao tiếp, biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, biết chào mời trước khi ăn. -Trẻ biết một số móm ăn thông thường ở trường mầm non. II/ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC -Trẻ biết tên trường, lớp, cô giáo, các bạn mà trẻ đang học. -Biết công việc của mọi ngưổitng nhà trường, biết các hoạt động của trường, của lớp trong chủ điểm. Biết các đặc điểm nổi bật của một số bạn trong lớp. -Củng cố nhận biết các số tư 1-5, nhận biết các nhóm chữ cái, biết tô đúng chữ o,ô,ơ. -Biết đọc kể diẽn cảm một số bài thơ, câu chuyện, biết múa hát, vận động theo nhạc, biết tô, vẽ, nặn, xé dán các bài nội dung nói về chủ điểm trường mầm non. III/ PHÁT TRIÊN NGÔN NGỮ -Trẻ biết dùng lời nói, hành động để diễn tả, bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ mong muốn của mình với bạn, với người lớn. Biết lắng nghe, phát biểu, trả lời, đặt câu hỏi với cô với bạn, với mọi người xunh quanh. -Biết giao tiếp bằng lời nói rõ ràng, mạch lạc, lễ phép và mạnh dạn, vui vẻ trong giao tiếp. IV/ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI: -Trẻ biết kính trọng, yêu quý các cô giáo, các bác cấp dưỡng, bảo vệ trong nhà trường, biết yêu thương, đoàn kết, nhường nhịn, chia sẽ với bạn bè. -Biết bảo vệ, giữ gìn trường, lớp sạch sẽ, không vứt rác, bẻ cây bừa bãi trong trường, lớp. -Biết giữ gìn và cất dọn đồ dùng, đồ chơi trong lớp, trong trường ngăn nắp gọn gàng -Biết tuân thủ và thực hiện một số nội quy trong trường, lớp mầm non. -Biết yêu quí trường lớp. V/ PHAT TRIỂN THÂM MỸ: -Trẻ biết hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật trong trường lớp mầm non, biết yêu cái đẹp, biết sáng tạo ra cái đẹp. -Biết thể hiện các bài hát, điệu múa, bài thơ, câu chuyện về trường lớp mầm non một cách tự nhiên, đúng nhịp, có cảm xúc -Biết sáng tạo, thể hiện cảm xúc trên các sản phẩm tạo hình về đồ dùng, đồ chơi trường lớp, cảnh vật,cô giáo bạn bè. Một cách cân đối,hài hòa. 1 MẠNG NỘI DUNG Ngày hội bé đến trường: -Trẻ biết thời gian vào ngày 5/9 hàng năm là ngày khai giảng năm học mới và cũng chính là ngày hội của tất cả các bé đều được đến trường, bé được bố mẹ may quần áo đẹp, mua sắm mũ, dép, cặp sách và đưa bé đến trường học. -Trẻ biết ngày hội đến trường có rất nhiều bạn, trẻ được xem và được tham gia múa hát, biễu diễn cho bố mẹ, các cô giáo xem. -Trẻ biết ngày hội đến trường có rất nhiều cờ, khẩu hiệu, loa máy hát, có nhiều hoa trang trí đẹp, có nhiều cô giáo, đại biểu, phụ huynh tham dự đông vui. Ngày hội trung thu của bé: -Trẻ biết ngày 15/8 âm lịch hang năm là ngày tết trung thu của tất cả các em thiếu nhi trên cả nước. - Trẻ biết tết trung thu có nhièu quà, bánh kẹo của Bác hồ gửi về cho thiếu nhi trên cả nước, trẻ được tham gia múa hát và phá cỗ trung thu, được xem múa lân, được nghe bà, mẹ và cô giáo kể chuyện về sự tích chú cuội cung trăng. - trẻ biết đến 15 là đêm trung thu, trẻ được rước đèn lồng đi chơi cùng rất nhiều bạn bè, được xem biểu diễn văn nghệ và múa lân về ngày hội trung thu của bé MẠNG NỘI DUNG Trường mầm non cúa bé: -Trẻ biết tên gọi địa chỉ trường lớp mà trẻ đang học. -Trẻ biết các phòng học, phòng chức năng, nhà ăn, nhà vệ sinh, các đồ dùng đồ chơi trong trường mầm non. -Biết công việc của các cô, các bác trong trường, biết các hoạt động của trẻ trông trường mầm non, biết quan hệ bạn bè rộng rãi trong trường. Lớp học của bé: - Trẻ biết tên lớp, cô giao chủ nhiệm, các bạn bè trong lớp, biêt các khu vực trong lớp, các đồ dùng, đồ chơi của lớp, biết các hoạt động của lớp. - Trẻ biết tên gọi, sở thích, các đặc điểm riêng của cô, của các bạn trong lớp. - Trẻ biết lớp học là nơi trẻ được cô giáo dạy dỗ, chăm sóc từng i học, bữa ăn, giấc ngủ, giờ chơi..v.. 2 *MỤC TIÊU CHỈ SỐ CẦN ĐẠT: I/ Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển thể chất: Chuẩn 1: Trẻ thể kiểm soát và phối hợp vận động các nhóm cơ -Chỉ số 3: Ném và bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách xa 4m Chuẩn 2: Trẻ có kiểm soát và phối hợp vận động các nhóm cơ nhỏ -Chỉ số 6: Tô màu kín không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ Chuẩn 5: Trẻ có hiểu biết, thực hành vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng. -Chỉ số 15: Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn -Chỉ số 19: Kể được tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hằng ngày chuẩn 6: Trẻ có hiểu biết và thực hành an toàn cá nhân -Chỉ số 21: Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm II/ Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội Chuẩn 9: Trẻ biết cảm nhận và thể hiện cảm xúc: - Chỉ số 40: Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh Chuẩn 10:Trẻ có mối quan hệ tích cực với bạn bè và người lớn -Chỉ số 42: Dễ hòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi -Chỉ số 43: Chủ động giao tiếp với bạn bè và người lớn gần gũi -Chỉ số 44: Thích chia sẽ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dung , đồ chơi với những người gần gũ -Chỉ số 47: Biết chờ đén lượt khi tham gia các hoạt động Chuẩn 13: Trẻ thể hiện sự tôn trọng người khác : -Chỉ số 60: Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn III/ Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp chuẩn 15: trẻ biết sử dụng lời nói để giao tiếp: -Chỉ số 65: nói rõ rang - Chỉ số 66: Sủ dụng các từ chỉ tên gọi, hành động tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hằng ngày - Chỉ số 72: Biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện Chuẩn 16: Trẻ thực hiện một số quy tắc thong thường trong giao tiếp -Chỉ số 74: Chăm chú nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp. - Chỉ số 78: Không nói tục chửi bậy Chuẩn 17: Trẻ thể hiện hứng thú đối với việc đọc -Chỉ số 79: Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh Chuẩn 18: Trẻ thể hiện một số hành vi ban đầu của việc đọc -Chỉ số 82: Biết ý nghĩa một số tín hiệu, bieur tượng trong cuộc sống Chuẩn 19: Trẻ thể hiện một số hiểu biết ban đầu về việc viết: -Chỉ số 91: Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt IV/ Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển nhận thức Chuẩn 21: Trẻ thể hiện một ssoos hieeur biết về môi trường xã hội: -Chỉ số 96: Phân loại được một ssos đồ dung thong thường theo chất liệu và công dụng -Chỉ số 97: Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống. 3 Chuẩn 22: trẻ thể hiện một số hiểu biết về âm nhạc và tạo hình -Chỉ số 99:Nhận ra giai điệu(vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc -Chỉ số 100: Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em -Chỉ số 102: Biết sử dụng các vật liệu khác nhau đẻ làm một sản phẩm đơn giản -Chỉ số 103: Nói được ý tưởng trong sản phẩm tạo hình của mình Chuẩn 23: Trẻ có một số hiểu biết về số, số đếm và đo -Chỉ số 104: Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10 -Chỉ số 106: Biết cách đo độ dài và nói kết quả đo Chuẩn 26: Trẻ tò mò và ham hiểu biết -Chỉ số 113: Thích khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh chuẩn 27: Trẻ thể hiện khả năng suy luận: -Chỉ số 116: Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo quy tắc Chuẩn 28: Trẻ thể hiện khả năng sáng tạo -Chỉ số 117: Đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, dặt tên mới cho bài hát 4 MẠNG NỘI DUNG CHỦ ĐIỂM : TRƯỜNG MẦM NON CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: NGÀY HỘI BÉ ĐẾN TRƯỜNG Thực hiện từ ngày: 7/ 9 đến 11/9 năm 2015 1/ Sự chuẩn bị của trẻ trước khi đến trường -Đánh răng, rửa mặt, ăn sáng, áo quần đẹp,mũ, dép, cờ và hoa…v -Vui vẻ, phấn khởi, hào hứng đến trường, được bố mẹ, ông bà đưa đến trường. -Có những bạn trong đội văn nghệ trang điểm đẹp, mặc đồ lộng lẫy để chuẩn bị biễu diễn chào mừng ngày hội. NGÀY HỘI BÉ ĐẾN TRƯỜNG 2/ Ngày khai giảng năm học: - Mùa thu bắt đầu năm học mới là mùa có nhiêu lễ hội, tết trung thu, ngày khai giang năm học mới. -Các hoạt động trong ngày lễ hội, múa hát, các trò chơi dân gian, không khí nhộn nhịp vui của ngày hội, có đầy đủ cô giáo, các bác trong trường, có đại biểu, phụ huynh đến tham dự,ngày khai giảng có treo cờ hoa, băng rôn, trang trí. 5 I. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 1. Tên hoạt Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm động Đón trẻ, trò chuyện,điểm danh: Đón trẻ vào và hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân. Trò chuyện với trẻ về chủ điểm trường mầm non. Cho trẻ nghe nhạc về chủ điểm trường mầm non. Thể dục buổi sáng. - Tập theo bài hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non”. Hoạt Thể dục kỹ Tạo hình: Văn học Toán. động học năng: -Ném - Vẽ Thơ: -Ôn có chủ và bắt bóng trường “ Hương nhận biết đích bằng hai tay từ mầm non cốm tới số lượng khoảng cách xa của bé trường” và chữ số tối thiểu 4m 1,2. Khám phá khoa học: -Trò chuyện về ngày hội bé đến trường. Thứ sáu LQCC: Tập tô các nét cơ bản. Âm nhạc: -Hát và vận Động : “Ngày vui của bé -NH: “ngày đầu tiên đi học TC: “Ai nhanh nhất” Hoạt động ngoài trời - Quan sát thời tiết, dạo chơi sân trường. Lắng nghe các âm thanh khác nhau ở sân chơi. - Trò chuyện với trẻ về một số ngày hội của trẻ khi đến trường. - Chơi với đồ chơi tự do . - Chơi vận động “Thi đi nhanh”. - Chơi trò chơi dân gian: Nhảy vào nhảy ra. Hoạt động góc Góc phân vai : Gia đình, cô giáo ,bố mẹ đưa con đến trường. Góc xây dựng: Lắp ghép sân khấu chuẩn bị ngày khai giang năm học mới. Góc học tập- sách: Xem tranh ảnh về trường mầm non, ngày hội bé đ Góc nghệ thuật: -Biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày khai giảng năm học mới Góc thiên nhiên: -Trồng hoa ,trồng cỏ đẹp sân trường. 6 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG “MỘT NGÀY TÍCH HỢP”: TUẦN I: CHỦ ĐỀ NHÁNH ( NGÀY HỘI BÉ ĐẾN TRƯỜNG) Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2015 I. Đón trẻ: - Cô đón trẻ và nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định cùng trao đổi với trẻ về các bạn trong lớp. - Cô cho trẻ xem tranh ảnh về các hoạt động của trường mầm non và trò chuyện với trẻ về ngày hội đến trường. II. Thể dục buổi sáng: Tập theo bài “ Trường chúng cháu là trường mầm non”. III. Hoạt động ngoài trời: - Cho trẻ đi dạochơi ngoài sân trường, hít thở không khí trong lành, quan sát cây cỏ, hoa ,lá, dự báo thời tiết. - Trò chuyện về ngày hội đến trường. * Trò chơi vận động: Thi đi nhanh * Luật chơi: Đi không được chạm vạch. * Cách chơi: Chia trẻ làm hai nhóm, mỗi nhóm có hai đoạn dây. - Cho trẻ xếp thành hai hành dọc ở một đầu đường thẳng . Đầu kia đặt khối hộp nhỏ buộc hai đầu một đoạn dây sao cho trẻ có thể xỏ chân vào dễ dàng. Lần lượt cho hai cháu đứng đầu hành xỏ chân vào dây , hai cháu đầu tiên xuất phát cùng một lúc, khi đến đầu kia thì thì nhảy qua khối hộp rồi tháo dây chạy về đưa dây cho bạn thứ ba. Lúc đó bạn thứ hai đã có dây sẵn ở chân tiếp tục đi lên. Thi xem nhóm nào nhanh và không bị dẫm vạch là thắng cuộc. * Trò chơi giân dan:Nhảy vào nhảy ra. * Cách chơi: Chia trẻ thành hai nhóm, mỗi nhóm có từ 10- 12 trẻ. Mỗi nhóm chọn một người để “oẳn tù tì” ,bên nào thắng được đi trước gọi là nhó 1.Nhóm hai ngồi xuống thành vòn tròn rộng, nắm tay nhau để tạo thành “cửa ra vào”.các “cửa”luôn giơ tay lên, hạ tay xuống để ngăn không cho người ở nhóm một vào. - Mỗi trẻ ở nhóm 1 đứng cạnh một cửa (đứng ngoài vòng tròn) để rình xem khi nào “cửa mở”tay các bạn hạ xuống thì nhảy vào, khi đang nhảy thì nói”vào” . Khi các bạn ở nhóm 1 đã vào hết, các “cửa”lại đóng lại và trẻ ở nhóm 1 tìm cách nhảy ra ( nhảy ra cùng như khi nhảy vào). Khi nhảy vào, nhảy ra mà chạm chân vào tay người ngồi làm ‘cửa” và nhảy không đúng cửa của mình, hoặc số người trong nhóm nhảy vào chưa hết mà đã có người nhảy ra thì đều bị hỏng và mất lượt đi, phải ngồi ngay cho nhóm kia đứng lên chơi. - Chơi tự do ngoài trời: chơi với cát, nước, nhặt lá rụng . IV. Hoạt động có chủ đích 1: Hoạt động có chủ đích 1 Môn: THỂ DỤC: Đề tài: NÉM VÀ BẮT BÓNG BẰNG HAI TAY TỪ KHOẢNG CÁCH XA TỐI THIỂU 4 MÉT: 7 1.Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng và bắt được bóng đúng tư thế. - Kỹ năng: Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng, nhanh mắt nhanh tay. - Thái độ: Trẻ có ý thức trong việc chăm sóc và rèn luyện 2.Chuẩn bị môi trường hoạt động: a. Chuẩn bị cho cô: Ngoài sân, sân tập bằng phẳng và đảm bảo an toàn. b. Chuẩn bị cho trẻ: Bóng. 3. Phương pháp: quan sát ,đàm thoại, thực hành. 4. Tiến hành hoạt động: a.Mở đầu hoạt động: * Trò chuyện :Cô cùng trẻ hát bài “ Ngày vui cảu bé”. - Cho trẻ xếp hàng, cô trò chuyện với trẻ về ngày hội đến trường và việc tập luyện hằng ngày, cô giới thiệu bài mới. b.Hoạt động trọng tâm: * Khởi động: Cho trẻ đi các kiểu đi chạy vòng tròn và xếp thành ba hàng dọc. * Trọng động: - Bài tập phát triển chung: + Tập theo các động tác của thể dục buổi sáng. - Vận động cơ bản: + Cô làm mẫu, phân tích kỹ từng động tác. - Trẻ thực hiện: - Cô cho hai trẻ khá lên làm thử cô chú ý động viên và sữa sai cho trẻ .Sau đó lần lượt cho hai đội thi đua nhau đội nào thắng thì được tặng 1 bông hoa và cuối buổi đếm số hoa từng đội, đội nào được nhiều hoa là thắng. - Trò chơi: Tung bắt bóng - Cô hướng dẫn trò chơi rồi cho trẻ chơi vai lượt. * Hồi tĩnh: đi nhẹ nhàng hít thở sâu. Một hai vòng . Kết hợp đọc bài thơ “ hương cốm tới trường”. c.Kết thúc hoạt động: Cô cho trẻ hô thể dục khỏe 3 lần. ********************** Hoạt đô ông 2: Môn: Khám phá khoa học: Đề tài: TRÒ CHUYỆN VỚI TRẺ VỀ NGÀY HỘI BÉ ĐẾN TRƯỜNG 1. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết ngày hội đến trường là ngày khai giảng năm học mới. - Kỹ năng: Biết sát và có nhận xét về ngày hội đến trường. - Thái độ: Chăm chỉ học ngoan vâng lời cô giáo, biết yêu quí, bảo vệ, giữ gìn sạch đẹp trường lớp. 2. Chuẩn bị môi trường hoạt động : - Không gian tổ chức: Trong lớp. - Đồ dùng cho cô: Hình ảnh về ngày hội đế trường,1 số tranh ảnh phôtô cho trẻ. - Đồ dùng cho trẻ: 1 số tranh ảnh lôtô cho trẻ. 8 3.Phương pháp: Quan sát, đàm thoại. 4.Tiến hành hoạt động: - Mở đầu hoạt động: Đọc thơ :“Bạn mới”. - Cô nói: 3 tháng hè đã trôi qua, cô và các con đã gặp lại nhau tại trường Mầm Non. - Vậy các con đến trường có cảm giác như thế nào? Không khí ở trường ra sao? Có nhộn nhịp không nào? - Hoạt động trọng tâm: Hát “ Cháu đi Mẫu giáo”. - Ngày lễ đón các cháu vào trường mầm non là ngày gì? - Ngay khai giảng năm học mới và ngày nào? - Ngày khai giảng các con mặc quần ái như thế nào? - Ai đưa các con đi khai giảng? - Không khí ngày hội như thế nào? - Ngày khai giảng có những ai? * Hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” - Bố mẹ dẫn các con đến trường thì được ai đón các con? - Đến trường các con thấy thế nào? * Đọc thơ “ Nghe lời cô giáo”. - Các con biết không mái ngôi trường là ngôi nhà thứ hai của các con khôn lớn nên các con phải ngoan và nghe lời cô giáo và biết yêu quý mái trương thân yêu nhé.  Chơi : Cô treo 1 số tranh cho trẻ quan sát , sau đó cho trẻ chơi trò chơi “tranh gì biến mất”. Tranh lôtô. Tô màu về trường lớp Mầm Non. * Kết thúc : Hát “Ttrường chúng cháu là trường Mầm Non”. V. Tổ chức hoạt động góc: 1 Góc phân vai: - Chủ đề chơi: Chơi đóng vai gia đình,cô giáo, bố mẹ đưa con đến trường: - Chuẩn bị: Một số tranh ảnh về chủ điểm. - Cô gợi ý cho trẻ chơi hỏi trẻ về công việc của những người trong gia đình, cô giáo. - Hướng dẫn trẻ nhập vai làm bố, mẹ , con, cô giáo, học sinh, lớp trưởng lớp phó, tổ trưởng. - Đóng vai bố mẹ đưa con đi học, cô giáo và học sinh. 2 Góc xây dựng: * Chủ đề chơi: Xây trường mầm non: - Xây trường mầm non có nhiều phòng học, có hàng rào, có cổng, cây xanh, khu vệ sinh, bếp ăn và một số cây cảnh. 3 Góc học tập - sách: * Chủ đề chơi: - Trẻ xem tranh ảnh về trường mầm non. - Một số tranh ảnh về trường mầm non. 4 Góc nghệ thuật: - Hát múa về ngày khai giảng: - Một số đồ dùng và dụng cụ âm nhạc như: mũ, trống lắc, giấy màu... - Cô hướng dẫn cho trẻ gợi ý cho trẻ chơi. 9 5 Góc thiên nhiên: - Trồng hoa, trồng cỏ làm đẹp sân trường: VI. Hoạt động chiều: - Ôn kiến thức cũ, làm quen kiến thức mới. - Chơi tự do: - Nêu gương cuối ngày. - Vệ sinh trả trẻ. VII. Kết thúc hoạt động trong ngày: *********************************** KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG “ MỘT NGÀY TÍCH HỢP” CHỦ ĐỀ NHÁNH: ( NGÀY HỘI BÉ ĐẾN TRƯỜNG) Thứ ba ngày 08 tháng 09 năm 2015 Hoạt động có chủ đích: Môn: TẠO HÌNH: Đề tài : VẼ TRƯỜNG MÂM NON CỦA TRẺ 1. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết vẽ và tô màu bức tranh trường mầm non. - Kỹ năng: Trẻ thể hiện được ý tưởng của mình qua bức tranh. - Thái độ: Trẻ biết giúp đỡ bạn bè trong học tập. 2. Chuẩn bị môi trường hoạt động: a. Chuẩn bị cho cô: trong lớp, tranh mẫu của cô, băng đĩa. b. Chuẩn bị cho trẻ: vở, bút, màu đủ cho trẻ. 3. Phương pháp: quan sát ,đàm thoại, thực hành. 4. Tiến hành hoạt động: a. Mở đầu hoạt động: * Gây hứng thú cho trẻ: Cô cùng trẻ hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”trò chuyện với trẻ về trò chuyện với trẻ về trường mầm non, cô giới thiệu bài mới. b. Hoạt động trọng tâm: - Cô cho trẻ xem tranh vẽ trường mầm non và mẫu và cùng đàm thoại về mẫu và tranh. - Trẻ nhận xét về tranh mẫu. - Đàm thoại về tranh. - Các con nhìn xem bức tranh vẽ gì? - Trường mầm non có bao nhiêu phòng học? - Có những phòng làm việc của ai? - Trong trường có những khu vực nào? - Xung quanh sân trường có những gì? - Nêu ý tưởng và cách thể hiện của trẻ. - Trẻ thực hiện: 10 - Cả lớp thực hiện và kết hợp cho trẻ nghe nhạc các bài nói về trường mầm non, cô bao quát lớp và động viên khuyến khích trẻ vẽ và tô màu phù hợp. - Trưng bày sản phẩm: Cho trẻ trưng bày sản phẩm, và nhận xét sản phẩm nhằm động viên khen trẻ. a. Kết thúc hoạt động: Cô cho trẻ hát bài “ Ngày vui của bé”, và cho trẻ mang tranh đến góc nghệ thuật để trưng bày: II. Hoạt động góc: 1.Góc phân vai: - Gia đình, cô giáo, bố mẹ đưa con đến trường: 2. Góc xây dựng: - Xây trường mầm non: 3. Góc học tập và sách: - Xem tranh ảnh trường mầm non : 4. Góc nghệ thuật: - Biểu diễn văn nghệ chào mừng lễ khai giảng: 5. Góc thiên nhiên: Thi trồng hoa, trồng cỏ làm đẹp sân trường. * Hoạt động chiều: - Cho trẻ ôn lại các bài đã học buổi sáng và chơi tự do ở các góc. - Trò chơi học tập: - Vệ sinh, vui văn nghệ, bình cờ, trả trẻ. III. Kết thúc hoạt động trong ngày: ************************** KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG “ MỘT NGÀY TÍCH HỢP” CHỦ ĐỀ NHÁNH: ( NGÀY HỘI BÉ ĐẾN TRƯỜNG) Thứ tư ngày 09 tháng 09 năm 2015 Hoạt động có chủ đích: Môn: VĂN HỌC: Đề tài: HƯƠNG CỐM TỚI TRƯỜNG (Thơ): 1.Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ hiểu nội dung và thuộc bài thơ. - Kỹ năng: Rèn kỹ năng nghe và đọc diễn cảm, thể hiện nội dung bài thơ - Thái độ: Trẻ biết yêu quý trường mầm non. 2. Chuẩn bị: a. Chuẩn bị cho cô: Địa điểm ngồi trong lớp, tranh giảng nội dung. b. Chuẩn bị cho cháu: giấy, bút, màu 3. Phương pháp: Dùng lời, trực quan, thực hành. 4. Tiến hành hoạt động: 11 a. Mở đầu hoạt động: cô cùng trẻ hát bài “ Đi học” và trò chuyện với trẻ về chủ điểm cô hỏi trẻ về những người trong trường mầm non dẫn đến cô giới thiệu bài mới. b. Hoạt động trọng tâm: - Cô đọc mẫu lần 1 giới thiệu tác giả. - Giảng nội dung theo tranh: * Đàm thoại: - Cô vừa dạy các con bài thơ gì?Của nhà thơ nào? - Hôm qua em tới ở đâu? - Mẹ dắt tay để làm gì? - Hôm nay mẹ lại đi đâu? - Một mình đi ở đâu? - Trường của em như thế nào? - Nằm ở giữa cái gì? -Cô giáo em như thế nào? - Dạy em điều gì? - Hương rừng như thế nào? - Em tới trường cái gì đi theo? * Giáo dục trẻ biết kính trọng cô giáo và yêu quý bạn bè. - Dạy trẻ đọc thơ: Lớp 2 lần. - Mỗi tổ 1 lần. - Cho trẻ đọc theo nhóm. - Cá nhân đọc cô bao quát và sửa sai. * Trò chơi: Cô cho trẻ vẽ và tô màu những đồ dùng trong trường mầm non. c. Kết thúc hoạt động: - Cho trẻ hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non ” và kết thúc tiết học. II. Hoạt động góc: 1.Góc phân vai: - Gia đình, cô giáo, bố mẹ đưa con đến trường: 2. Góc xây dựng: - Xây trường mầm non: 3. Góc học tập và sách: - Xem tranh ảnh trường mầm non : 4. Góc nghệ thuật: - Biểu diễn văn nghệ chào mừng lễ khai giảng: 5. Góc thiên nhiên: Thi trồng hoa, trồng cỏ làm đẹp sân trường. * Hoạt động chiều: - Cho trẻ ôn lại các bài đã học buổi sáng và chơi tự do ở các góc. - Trò chơi học tập: - Vệ sinh, vui văn nghệ, bình cờ, trả trẻ. III. Kết thúc hoạt động trong ngày: ********************** 12 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG “ MỘT NGÀY TÍCH HỢP” CHỦ ĐỀ NHÁNH: ( NGÀY HỘI BÉ ĐẾN TRƯỜNG) Thứ năm ngày 10 tháng 09 năm 2015 Hoạt động có chủ đích: Môn: TOÁN: Đề tài: ÔN NHẬN BIẾT SỐ LƯỢNG 1, 2 1. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Luyện tập nhận biết số lượng 1,2 nhận biết chữ số 1,2 tô nối số tương ứng - Kỹ năng: Trẻ biết luyện tập kỹ năng nhanh nhẹn. - Thái độ: Biết giúp đỡ bạn không dành đồ chơi của bạn. 2. Chuẩn bị môi trường hoạt động: - Chẩn bị cho cô: một số đồ dùng có số lượng 1 và chữ số 1,2,Trong lớp học.- Máy và băng đĩa: - Chuẩn bị cho trẻ: Đồ dùng nhỏ hơn của cô, chữ số 1,2 vở, bút chì, bút màu 3. Phương pháp: Quan sát, dùng lời, thực hành 4. Tiến hành hoạt động: a. Mở đầu hoạt động: Cô cùng trẻ hát bài: “ ngày vui của bé” trò chuyện với trẻ về chủ đề.c b. Hoạt động tâm: - Tìm xung quanh lớp có đồ dùng đồ chơi nào có số lượng 1,2. - Cô giả tiếng kêu của của chó, mèo và trẻ đoán bao nhiêu tiếng . - Cho trẻ vừa hát bài “ cô và mẹ” và mang rổ đồ chơi ra. - Tìm số đồ dùng có số lượng là 1,2. - Tìm số tương ứng nối với đồ dùng. - Cô phân tích số 1,2. - Tô màu các đồ vật II. Hoạt động góc: 1.Góc phân vai: - Gia đình, cô giáo, bố mẹ đưa con đến trường: 2. Góc xây dựng: - Xây trường mầm non: 3. Góc học tập và sách: - Xem tranh ảnh trường mầm non : 4. Góc nghệ thuật: 13 - Biểu diễn văn nghệ chào mừng lễ khai giảng: 5. Góc thiên nhiên: Thi trồng hoa, trồng cỏ làm đẹp sân trường. * Hoạt động chiều: - Cho trẻ ôn lại các bài đã học buổi sáng và chơi tự do ở các góc. - Trò chơi học tập: - Vệ sinh, vui văn nghệ, bình cờ, trả trẻ. III. Kết thúc hoạt động trong ngày: ******************************* KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG “ MỘT NGÀY TÍCH HỢP” CHỦ ĐỀ NHÁNH: ( NGÀY HỘI BÉ ĐẾN TRƯỜNG) Thứ sáu ngày 11 tháng 09 năm 2015 Hoạt động 1 Môn: LÀM QUEN CHỮ CÁI 1.Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ nhận biết và tập tô các nét cơ bản. - Kỹ năng: Nhận biết được các nét cơ bản, ngồi học đúng tư thế. -Thái độ: Trẻ chăm chỉ, biết lắng nghe và có thái độ vui vẻ trong giờ học. 2.Chuẩn bị môi trường hoạt động a. Chuẩn bị cho cô: hình ảnh mẫu của cô, máy nghe nhạc, các bài thơ, bài hát về chủ đề chủ điểm. b. Chuẩn bị cho trẻ: Vở, bút chì, màu 3.Phương pháp: quan sát, dùng lời, luyện tập 4.Tiến hành hoạt động: a. Mở đầu hoạt động: Trò chuyện với trẻ thong qua bài hát “ ngày vui của bé”. b. Hoạt động trọng tâm: - Cho trẻ ôn tập các nét cơ bản: nét xiên bên phải, nét xiên bên trái, nét thẳng đứng, nét nằm ngang… - Cô gắn hình các nét cơ bản cho trẻ đọc và nhận biết. - Cô tô mẫu các nét cơ bản chấm mờ ( trẻ quan sát). - Tích hợp cho trẻ đọc thơ “Hương cốm tới trường”. *Trẻ thực hiện: - Cô hướng dẫn cách ngồi và cầm bút tô. - Cô dùng hiệu lệnh trẻ tô, cô bao quát lớp, hướng dẫn và động viên trẻ tô. - Cô chú ý đến những trẻ tô còn lúng túng và hướng dẫn them cho trẻ. * Kết thúc: Cô chọn một số bài tô đẹp và chưa đẹp lên nhận xét. c. Kết thúc hoạt động: Cô cùng trẻ hát bài hát” Ngày vui cua bé”. Hoạt động1 Môn: ÂM NHẠC Đề tài : NGÀY VUI CỦA BÉ 1. Mục đích yêu cầu: 14 - Kiến thức: Trẻ biết hát và vận động bài “Ngày vui của bé”. - Kỹ năng: Trẻ biết vận động theo lời bài hát. - Thái độ: Trẻ yêu quý và kính trọng các cô và các bạn. 2. Chuẩn bị môi trường hoạt động: a. Chuẩn bị cho cô: trong lớp, trống lắc dụng cụ âm nhạc. b. Chuẩn bị cho trẻ: Phách trẻ, trống lắc 3. Phương pháp: quan sát ,đàm thoại, thực hành. 4. Tiến hành hoạt động: a. Mở đầu hoạt động: Cô cùng trẻ đọc bài thơ “ Cháu đi mẫu giáo” trò chuyện với trẻ về trường mẫu giáo và tựu trường hướng tới giới thiệu bài. b. Hoạt động trọng tâm: - Cô hát và giới thiệu tác giả. - Giảng nội dung bài hát. - Cô dạy cháu hát từng câu, nếu cháu hát thuộc thì cho trẻ tự hát và cô sửa sai. - Cô dạy trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân. - Khi nhóm lên hát thì cô cho lớp đếm xem nhóm có bao nhiêu bạn - Dạy trẻ vỗ tay theo nhịp , phách bài hát. * Nghe hát: “ Ngày đầu tiên đi học” - Cô giới thiệu và hát cho trẻ nghe. - Cô giảng nội dung bài hát. - Cô mở máy cho trẻ nghe và cô múa phụ họa và cả lớp cùng phụ họa theo nhạc bài hát. * Trò chơi: Ai nhanh nhất. - Cô hướng dẫn trẻ chơi c. Kết thúc hoạt động: Trẻ hát và vận động “ Ngày vui của bé” II. Hoạt động góc: 1.Góc phân vai: - Gia đình, cô giáo, bố mẹ đưa con đến trường: 2. Góc xây dựng: - Xây trường mầm non: 3. Góc học tập và sách: - Xem tranh ảnh trường mầm non : 4. Góc nghệ thuật: - Biểu diễn văn nghệ chào mừng lễ khai giảng: 5. Góc thiên nhiên: Thi trồng hoa, trồng cỏ làm đẹp sân trường. * Hoạt động chiều: - Cho trẻ ôn lại các bài đã học buổi sáng và chơi tự do ở các góc. - Trò chơi học tập: - Vệ sinh, vui văn nghệ, bình cờ, trả trẻ. III. Kết thúc hoạt động trong ngày. IV. Đánh giá nhận xét sau khi thưc hiện chủ đề: 1. Đánh giá về năm mục tiêu phát triển: * Về phát triển thể chất: 15 ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… *Về phát triển nhận thức: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… * Về phát triển ngôn ngữ: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… *Về phát triển tình cảm xã hội: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… * Về phát triển thẩm mỹ: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………….... 2. Ưuu điểm: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………. 3. Khuyết điểm: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… 4. Những nội dung chưa thực hiện được (Lý do) ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… *Ý kiến nhận xét của chuyên môn: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… 16 MẠNG NỘI DUNG: CHỦ ĐIỂM : TRƯỜNG MẦM NON CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: NGÀY HỘI TRUNG THU CỦA BÉ Thực hiện từ ngày:12/9/năm 2011 Chuẩn bị cho ngày hội trung thu của bé: -Tập văn nghệ cho ngày hội trung thu, trang trí ngày h ội, cô giáo đóng vai chú cuội, chị hằng, chuẩn bị kẹo bánh, mâm cỗ, chụp hình, trang phục quần áo văn nghệ, đoàn múa lân, mời các đại biểu, phụ huynh, các cô giáo, tất cả các cháu về dự hội trung thu. NGÀY HỘI TRUNG THU CỦA BÉ Tổ chức ngày hội trung thu cho bé: -Trang trí ngày hội đẹp, sắp xếp các nơi ngồi của đại biểu, của trẻ, đón chị hằng nga, chú cuội về tham dự ngày hội trung thu với bé, trẻ biễu diễn vui trung thu. -Phá cỗ, quay phim, chụp hình ngày hội. -Xem múa lân và tham gia múa lân. 17 I. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 2. Tên hoạt Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm động Đón trẻ, trò chuyện,điểm danh: Đón trẻ vào và hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân. Trò chuyện với trẻ về chủ điểm trường mầm non. Cho trẻ nghe nhạc về chủ điểm trường mầm non. Thể dục buổi sáng. - Tập theo bài hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non”. Hoạt động Thể dục: Tạo hình: Văn học Toán. học có chủ -Lăn bóng và - Vẽ các - Truyện -Ôn số đích đi theo bóng loại bánh sự tích lượng - Khám phá trung thu chú cuội 2,tô nối khoa học: mà bé cung số 2 ,tô -Trò chuyện thích. trăng màu về ngày hội tranh các trung thu của đồ vật. bé. Hoạt động ngoài trời Thứ sáu LQCC: - Tô màu tranh và vẽ đường từ trái sang phải của các con vật(từ trang 59) Âm nhạc: Hát và vận Động “Rước đền dưới ánh trăng” NH: “ Chiếc đèn ông sao’ TC: “Ai nhanh nhất” - Quan sát thời tiết, dạo chơi sân trường. Lắng nghe các âm thanh khác nhau ở sân chơi. - Trò chuyện với trẻ về ngày hội vui trung thu. - Chơi với đồ chơi tự do . - Chơi vận động “Tung bóng ”. - Chơi trò chơi dân gian ‘ Kéo co’. 18 Hoạt động góc Góc đống vai : Gia đình tổ chức vui trung thu phá cổ cho bé. Góc xây dựng: Xây trường mầm non. Góc khoa học: Xem tranh ảnh về ngày hội trung thu của bé. Góc nghệ thuật: -Biểu diễn vănmúa lân, phá cổ cho bé vui hội. Góc thiên nhiên: -Chơi với lá cây ,làm đồ chơi. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG “MỘT NGÀY TÍCH HỢP”: TUẦN II: CHỦ ĐỀ NHÁNH ( NGÀY HỘI TRUNG THU CỦA BÉ) Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 20101. I. Đón trẻ: - Cô đón trẻ vào lớp nhắc trẻ tự cất đồ dùng cá nhân và trò chuyện với trẻ về ngày hội trung thu. II. Thể dục buổi sáng: Tập theo bài “ Trường chúng cháu là trường mầm non” III. Hoạt động ngoài trời: - Cho trẻ đi dạo, hít thở không khí trong lành, quan sát cây ,cỏ,hoa .lá… dự báo thời tiết. - Trò chuyện về ngày hội trung thu của bé. * Trò chơi vận động: Tung bóng * Luật chơi: -Ném bắt bóng bằng hai tay - Ai bị rơi hai lần liền phải ra ngoài một lần chơi . * Cách chơi: - Trẻ chơi thành từng nhóm 5-7 trẻ, mỗi nhóm một quả bóng.Trẻ đứng thành vòng tròn .Một trẻ cầm bóng tung cho bạn .Bạn bắt xong lại tung cho bạn khác đối diện mình . Yêu cầu trẻ phải chú ý bắt để bóng không bị rơi, vừa tung bóng vừa đọc mỗi nhịp tung bạn đọc một câu: Qủa bóng con Chúng em đều giỏi Qủa bóng tròn Qủa bóng con con Em tung bạn đỡ Qủa bóng tròn tròn Tung cao hơn nữa Bạn tung em đỡ Bạn bắt rất tài Tung cao hơn nữa Cô bảo cả hai Em bắt rất tài . * Trò chơi dân gian: Kéo co. *Luật chơi: Bên nào dẩm vào vạch chuẩn là thua cuộc *Cách chơi:Chia trẻ làm 2 nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn 1 cháu khỏe nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm vào sợi dây thừng và các bạn khác cùng cầm vào dây.Khi có hiệu lệnh của cô thì tất cả kéo dây mạnh về phía mình.Nếu người đứng đầu nhóm nào dẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc. IV. Hoạt động có chủ đích 1: 19 Hoạt động có chủ đích 1 Môn: THỂ DỤC: Đề tài: LĂN BÓNG VÀ ĐI THEO BÓNG 1. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức:Trẻ biết lăn bóng và đi theo - Kỹ năng: Trẻ lăn bóng không rời bóng khỏi tay. - Thái độ: Trẻ trung thực 2. Chuẩn bị môi trường hoạt động: a. Chuẩn bị cho cô: Bóng thể dục, Khăn bịt mắt, máy và băng cat sét b. Chuẩn bị cho cháu: Bóng thể dục. 3. Phương pháp: quan sát , thực hành. 4. Tiến hành hoạt động: a. Mở đầu hoạt động: Cô cùng trẻ hát bài “Qủa bóng” kết hợp cho trẻ xếp hàng và trò chuyện theo chủ điểm rồi cô giới thiệu bài mới. b. Hoạt động trọng: * Khởi động: Cho trẻ đi chạy vòng tròn, đi cúi khom người. * Trọng động: - Bài tập phát triển chung: + Tập theo các động tác của thể dục buổi sáng “Trường chúng cháu là trường mầm non” -Vận động cơ bản: + Cô làm mẫu, phân tích kỹ từng động tác - Trẻ thực hiện: Cô cho hai trẻ khá lên làm thử cô chú ý động viên và sữa sai ,sau đó lần lượt thi đua theo tổ ,theo nhóm. - Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê. + Cô phổ biến luật chơi và hướng dẫn cách chơi rồi cho trẻ chơi. + Trẻ chơi * Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng kết howpk đọc bài thơ “yêu mẹ” c. Kết thúc hoạt động: cô cùng trẻ hô thê dục khỏe 3 lần. ********************** Hoạt động 2: Môn: Khám phá khoa học: Đề tài : TRÒ CHUYỆN VỀ NGÀY HỘI TRUNG THU CỦA BÉ 1. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết được ngày hội trung thu là tết của các cháu thiếu niên, biết ý nghĩa của ngay tết trung thu - Kỹ năng: Trẻ quan sát và nhận xét về những mâm cỗ, và trang trí trong ngày tết trung thu. - Thái độ: Trẻ biết yêu thương bạn bè, kính trọng các cô , bác trong trường, giữ gìn và bảo vệ trường lớp sạch đẹp. 2. Chuẩn bị môi trường hoạt động: a. Chuẩn bị cho cô: trong lớp và một số tranh ảnh về lễ hội trung thu, một số đồ để bày mâm cỗ trung thi. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan