Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Full.gphi...

Tài liệu Full.gphi

.DOC
18
138
127

Mô tả:

Giải pháp hữu ích môn địa lý lớp 10.
Giải pháp hữu ích – Môn: Địa 10 MỤC LỤC Phần I. Đặt vấn đề .................................................................................................. - 2 Phần II. Nội dung giải pháp hữu ích....................................................................... - 3 1. Cơ sở thực hiện giải pháp hữu ích....................................................................... - 3 a. Lí Luận chung:................................................................................................. - 3 b. Thực tiễn:.......................................................................................................... - 3 c. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :.................................................................. - 3 d. Quan điểm về vấn đề:……………………………………………………….............. - 4 2. Biện pháp giải quyết:........................................................................................... - 4 2.1 Ví dụ 1: Truyện sự tích Tây Nguyên:……………………………………………… - 5 2.2 Ví dụ 2: Sự tích Hòn Trống Mái ở Sầm Sơn:……………………………………. - 7 2.3 Ví dụ 3: Sự tích mặt trăng và bánh trung thu: ………………………………….. - 8 Phần III. Kết quả của giải pháp hữu ích………………………………………… - 10 Phần IV: Bài học kinh nghiệm………………………………………………….. - 11 Phần V : Kết luận………………………………………………………………. - 12 Phần VI : Tài liệu tham khảo…………………………………………………… - 13 Phần VII: Phụ lục……………………………………………………………….. - 14 - Gv: Bùi Duy Trọng -1- Giải pháp hữu ích – Môn: Địa 10 SỞ GD VÀ ĐT LÂM ĐỒNG Trường THPT Nguyễn Du CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bảo Lộc, ngày 20 tháng 12 năm 2016 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HỮU ÍCH NĂM HỌC 2016 – 2017 Tên đề tài: “Lồng Ghép Những Lý Giải Khoa Học Về Các Hiện Tượng Tự Nhiên Bằng Khoa Học Địa Lý Để Xóa Bỏ Những Lí Giải Sai Lệch Trong Cách Giải Thích Ở Truyện Cổ Tích, Truyền Thuyết” PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, các đối tượng học sinh lớp 10 nói riêng và THPT nói chung các em đã lí giải các vấn đề theo lối mòn tư duy mà văn học đã tạo ra. Rõ ràng về phương diện giáo dục học sinh qua các câu chuyện để hình thành nhân cách cho các em rất tốt. Tuy nhiên trên cơ sở khoa học địa lí, nó thiếu tính thuyết phục, thậm chí là sai hoàn toàn. Các em học sinh lớp 10 và thậm chí lớp 12 trường THPT Nguyễn Du khi được hỏi “ Đất ở Bảo Lộc hay Tây nguyên là đất gì” và “ vì sao có loại đất đó?” – đều ngờ nghệch trả lời là do trong truyền thuyết có con rồng bị giết và máu rồng ngấm vào đất, tạo ra đất đỏ như ngày nay. Ở cấp mầm non hay tiểu học, đó là điều hợp lí, dễ chấp nhận, và lí giải tương tự thế ở cấp độ THPT khi đã học qua về thế giới tự nhiên thì hoàn toàn là thiếu chính xác và sai lệch về khoa học địa lí. Điều đó thể hiện rằng các em vẫn chưa thoát khỏi lối mòn tư duy và hạn chế trong việc tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên xung quanh. Xuất phát từ thực tế học tập, giảng dạy và tìm hiểu các vấn đề địa phương tôi trăn trở lồng ghép vào bài dạy và viết giải pháp hữu ích cho vấn đề : “Lồng ghép những lý giải khoa học về các hiện tượng tự nhiên bằng khoa học địa lý để xóa bỏ những lí giải sai lệch trong cách giải thích ở truyện cổ Tích, truyền thuyết”. Thực tế đề tài trên khá rộng, đồng thời số năm công tác còn ít, đề tài còn là sự nghiên cứ, kết hợp liên môn. Rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp để đề tài được ứng dụng rộng rãi trong giáo dục học sinh. Gv: Bùi Duy Trọng -2- Giải pháp hữu ích – Môn: Địa 10 PHẦN II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP HỮU ÍCH 1. Cơ sở thực hiện giải pháp hữu ích: a. Lí Luận chung: Lịch sử phát triển của xã hội loài người nói chung và lịch sử của dân tộc Việt Nam nói riêng ngày càng phát triển. Sự phát triển đó là kết quả của lao động và ngôn ngữ. Song song cùng sự phát triển của các hình thái xã hội là sự tiến bộ của xã hội loài người. Nhưng thuở hồng hoang, loài người chúng ta, trong đó có dân tộc Việt với mong ước chinh phục thiên nhiên, thỏa mãn trí tò mò đã đi vào tìm hiểu các vấn đề tự nhiên. Và ít nhiều đã thỏa mãn được sự tò mò bằng cách “thần thánh hóa” các hiện tượng tự nhiên. (Năm hạn hán thì giải thích là do Ngọc Hoàng nổi giận; Mưa – Ngập lụt thì do thủy tinh đánh ghen, đánh nhau với sơn tinh; Quỹ đạo mặt trăng thẳng hàng với trái đất và mặt trời, che lấp bầu trời thì là gấu ăn trăng; Quá trình hình thành đất đỏ ở Tây Nguyên là máu rồng khi chết ngấm vào đất; Hằng Nga bầu bạn với chú Cuội trên cung trăng; Leo lên vách núi sẽ rớt ra ngoài trái đất; Trời tròn, đất vuông…) b. Thực tiễn: Khoa học địa lí và môn địa lí trong nhà trường. + Trong hệ thống các ngành khoa học. Địa lí là một trong những ngành phát triển khá lâu đời, nó được hình thành ngay từ thời cổ đại. Vai trò của nó đã được khẳng định nhờ những đóng góp lớn lao trong việc tìm hiểu, nhận thức qua nhiều thời đại, nhất là trong những thập niên gần đây trong việc sử sụng, cải tạo và bảo vệ môi trường phù hợp với các quy luật của tự nhiên và xã hội. + Môn địa lí trong nhà trường phổ thông hiện nay được coi là những môn văn hóa cơ bản trong chương trình học ở thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Với mục đích cơ bản nhất là giúp cho học sinh hiểu được thế giới xung quanh để làm những người công dân tốt trong xã hội. Chung nhất ở các chương trình địa lí ở nước ta, môn địa lí bao gồm 3 mảng: Địa lý đại cương (chương trình lớp 10); Địa lí thế giới (lớp 11); Địa lí Việt Nam (lớp 12) bao gồm 2 mảng tự nhiên và kinh tế xã hội. Mặc dù chương trình giáo dục đã đổi mới, cải cách rất nhiều nhưng địa lý nói riêng và các môn học khác nói chung vẫn chưa đánh thức khả năng khai thác tìm tòi thế giới xung quanh của các em học sinh. Đó chính là lí do mà các em học sinh tiếp nhận kiến thức một cách hời hợt và học với nhiều suy nghĩ để thi cử, kiểm tra. Hơn nữa, nhiều em không thoát ra được lối mòn tư duy mà văn học đã tạo ra. Đó là lời giải thích cho câu trả lời: “ Đất đỏ Tây Nguyên là do máu con rồng khi chết đi đã ngấm xuống đất, tạo thành một vùng đất ba zan rộng lớn” . c. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : + Đối tượng: Học sinh trung học phổ thông, trường THPT Nguyễn Du- Bảo Lộc và các em học sinh THPT ở nhiều địa phương khác. Với chương trình giáo khoa thiên nhiều về lí thuyết, nặng tính hàn lâm, và đặc biệt là hình thức học tập trên phương pháp lấy giáo viên là trung tâm mà các em còn học ở cấp dưới (Lớp HS trong giai đoạn cải cách giáo dục). Giải pháp này là một bước để các em tiếp cận sâu hơn về kiến thức tự nhiên xung quanh môi trường sống, học tập và lao động của các em. Gv: Bùi Duy Trọng -3- Giải pháp hữu ích – Môn: Địa 10 + Phạm vi: Chương trình địa lí tự nhiên lớp 10, mức độ thông hiểu, vận dụng để giải thích các vấn đề tự nhiên. Học sinh phải sử dụng kiến thức tổng quát của nhiều bài để phát hiện và giải quyết vấn đề. d. Quan điểm về vấn đề: - Đây là vấn đề không hề mới, được lồng ghép trong các bài giảng trên lớp, bài tập về nhà. Tuy nhiên, với khối lượng kiến thức sách giáo khoa còn cồng kềnh, các em học sinh còn nặng về giải quyết các nội dung lí thuyết và ít quan tâm tìm tòi, thậm chí thờ ơ, hời hợt với các vấn đề tự nhiên này. - Các lý giải sai lệch trong truyện cổ tích, truyền thuyết được văn hóa truyền miệng thông qua các câu chuyện, rất gần gủi, dễ nhớ, dễ nắm bắt và truyền tải cho các em khi còn rất bé. Đã in sâu trong tiềm thức của các em. - Rõ ràng về mặt tên gọi và tính thuyết phục chỉ phù hợp ở một thời điểm nhất định, khi nhận thức con người về thế giới tự nhiên còn hết sức mơ hồ và mông muội. Những giải thích là phù hợp với mong muốn chinh phục thiên nhiên, khám phá thế giới tự nhiên rộng lớn, cơ bản đã được xã hội thời đó chấp nhận và truyền tải, diễn đạt cho các thế hệ sau. Vô hình dung lại là rào cản cho sự mở mang, tìm tòi khám phá. Là bức tường khá vững chắc ngăn cản các em tiếp cận khoa học địa lý. Mặc dù vậy, ít nhiều học sinh qua quá trình học đã nhận thấy sự sai lệch này và tìm tòi lí giải mới, thiết thực hơn, chính xác hơn. Điều này rất đáng mừng và đáng khích lệ động viên. - Đối tượng học sinh ở các cấp bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ngày ngày được giáo dục các đức tính thông qua các câu chuyện đó và dần chấp nhận các lí giải đó và đặc biệt là các lí giải đó được sử dụng trong văn học. Để rồi, lên lớp 10 THPT các em được gặp lại các hiện tượng tự nhiên đó. Bản thân tôi khi còn học chương trình THPT đã thấy rất mâu thuẫn. 2. Biện pháp giải quyết: - Hằng năm, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn, chất lượng giáo dục của nhà trường. Hội đồng sư phạm khuyến khích, động viên giáo viên, học sinh tham gia viết GPHI/SKKN. - GPHI/SKKN là những nghiên cứu giáo dục nhằm thực hiện một tác động hoặc can thiệp sư phạm vào giáo dục và đánh giá ảnh hưởng của nó. Tác động qua sử dụng phương pháp dạy học, qua sách giáo khoa hoặc qua phương pháp quản lý…Trong đó người nghiên cứu đánh giá tác động một cách hệ thống bằng phương pháp nghiên cứu. - Sử dụng GPHI/SKKN, ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, từng bước thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo. Đây là việc làm có vị trí quan trọng cần được các cấp quản lý giáo dục quan tâm thực hiện. - Trong công tác giảng dạy hiện nay (mặc dù số năm giảng dạy khá ít) tôi cũng đã đúc rút cho mình ít nhiều kinh nghiệm và không ngừng tìm tòi, nâng cao năng lực sư phạm, khám phá, làm giàu thêm hệ kiến thức của mình. Ngoài tìm hiểu, vận dụng các phương pháp, các kỹ thuật dạy học mới như: kỹ thuật khai thác bản đồ, Atlat, bảng thống kê số liệu trong bộ môn địa lý, giúp học sinh biết kết hợp Gv: Bùi Duy Trọng -4- Giải pháp hữu ích – Môn: Địa 10 nhuần nhuyễn giữa học lý thuyết với rèn luyện kỹ năng, đạt được kết quả cao trong học tập. Đồng thời, tôi cũng định hình và thành lập được 3 giải pháp ban đầu cho bộ môn. - Một là: “ Lồng ghép thiên văn học vào địa lý tự nhiên đại cương” nhằm khơi gợi cho các em học sinh trí tò mò, khả năng khám phá, tìm tòi về vũ trụ-hệ mặt trời-các hành tinh.( Địa lý 10) - Hai là: “Sử dụng thơ – ca trong dạy học địa lý” đề tài này khá rộng lớn vì chủ đề là cả địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội. Giải pháp này hiện đang ấp ủ nghiên cứu và tích lũy, nhằm làm giàu thêm cho giải pháp.(Phạm vi giải pháp này tương đối rộng, có thể áp dụng cho 3 khối lớp 10-11-12. Lưu ý là đây là thơ – ca (phần lời bài hát) nó khác với ca dao, tục ngữ mà ông cha ta đúc rút được từ thực tiễn cuộc sống vẫn thường được sử dụng trong địa lý). - Ba là: “Lồng ghép những lý giải khoa học về các hiện tượng tự nhiên bằng khoa học địa lý để xóa bỏ những lí giải sai lệch trong cách giải thích ở truyện cổ tích, truyền thuyết”. Vấn đề này, bản thân tôi trong quá trình học và sau này khi làm công tác giảng dạy, cảm thấy nó cần được thực hiện đầu tiên. Trong phạm vi hạn hẹp, tôi xin phép được trình bày các vấn đề và thực hiện giải pháp này cho các em học sinh khối 10, phần địa lý tự nhiên. Khi các em vừa bước vào khối trung học phổ thông. Lưu ý: “Để nắm rõ hơn về giải pháp, cần đọc qua các truyện, sự tích… ở phần phụ lục” 2.1 Ví dụ 1: Truyện sự tích Tây Nguyên: - Bài học: Để giải thích được sự hình thành đất, các em học sinh cần học qua và xâu chuỗi các bài: + Bài 7: Cấu trúc trái đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng. + Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất. + Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất. + Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng. Đoạn kết câu chuyện : “Lúc mới rơi xuống, toàn thân Rồng là một khối lửa đỏ rực. Nhưng lâu ngày, xác Rồng nguội dần rồi biến thành đất làm cho đất đai vùng này có màu đỏ như lửa. Dần dần những rừng gỗ, rừng cao su, rừng chè, đồi tranh, đồng cỏ thi nhau mọc lên. Các giống muôn thú như: voi, hổ, báo, hươu, nai, gấu, vượn… Các loài chim như: công, trĩ, đại bàng, yểng, vẹt… tìm về trú ngụ. Tất cả họp lại thành một vùng đất Tây Nguyên giàu có và đẹp đẽ như ngày nay.” Ý nghĩa văn học : Viết về vùng đất tươi đẹp phương nam, mang ý nghĩa giải thích sự hình thành đất đỏ tây nguyên, giáo dục tình yêu thiên nhiên đất nước cho học sinh.) Về khoa học địa lý: Về nguồn gốc các loại đất nói chung: Vị trí địa lí Quy định khí hậu Quy định đến sự hình thành và tính chất của đất. Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu bắc nên khí hậu Việt Nam là kiểu khí hậu nhiệt đới ấm và quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng và chủ yếu. Do đó đất ở Việt Nam, chủ yếu là đất feralit và bộ phận nhỏ còn lại là đất phù sa. Đất phù sa: được hình thành chủ yếu do sự bồi tụ của các con sông và biển. Gv: Bùi Duy Trọng -5- Giải pháp hữu ích – Môn: Địa 10 Đất feralit: được hình thành do quá trình feralit hóa. Tuy nhiên ở nước ta có tới 3 loại đất feralit và mỗi loại đất được hình thành từ các loại đá khác nhau. Đó là feralit trên đá vôi ở các cao nguyên: Tà Phình, Sín Chải, Mộc Châu, Sơn La.. Đất feralit trên đá phiến khác, được hình thành rải rác ở các vùng đồi núi và Đất feralit trên đá bazan tập trung ở các cao nguyên: Kon Tum, Playcu, Mơ Nông, Di Linh, Daklak, Lâm Viên- các cao nguyên này tập trung ở Tây Nguyên. Về nguồn gốc đất bazan ở Tây Nguyên: Riêng đất feralit trên đá Bazan (hay còn gọi đất đỏ Tây Nguyên) được hình trên đá ba zan tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, cấu trúc lớp vỏ trái đất, thì tầng đá bazan nằm sâu ở dưới cùng của lớp vỏ trái đất. Vậy tại sao ở Tây Nguyên lại có đất feralit đá bazan (đất đỏ bazan)? Liên quan đến lịch sử kiến tạo: Cấu trúc trái đất (theo dõi trong hình vẽ để rõ hơn): Tầng trên là lớp trầm tích, tầng giữa là đá granit và tầng dưới là đá bazan. Nhưng trong quá trình hình thành và biến đổi cấu trúc trái đất thì : dưới tác động nội lực, tầng đá bazan nằm dưới cùng đã được đưa lên trên nhờ các miệng núi lửa. Vào đợt phun trào diễn ra từ Neogen giữa, đặc biệt là từ Miocen giữa, cách ngày nay 16 triệu năm cho đến kỷ Đệ tứ. Quá trình phun trào diễn ra theo hai giai đoạn lớn. Giai đoạn đầu kéo dài từ Miocen đến Pliocen và giai đoạn hai kéo dài từ Pliocen đến Đệ Tứ. Các nghiên cứu địa chất cho thấy các đá phun trào bazan thường phủ lên các bề mặt địa hình cổ hơn. Vì vậy khi phân tích địa hình vùng đá bazan không thể tách khỏi địa hình của Tây Nguyên. Địa hình Tây Nguyên mang đặc thù của một sơn nguyên. Các vùng đá bazan là một bộ phận của sơn nguyên đó. Như vậy, đá bazan từ tầng cuối của lớp vỏ trái đất đã được vận động kiến tạo được vận động nội lực đưa lên trên cùng, trải qua hàng triệu năm, các đá này đã được phong hóa, trở thành đất bazan như ngày nay. (Theo độ cao và đặc điểm địa hình, địa mạo, khu vực các tỉnh Tây Nguyên có thể phân chia thành khu vực núi cao trung bình, khu vực núi thấp, và khu vực cao nguyên. Các vùng đá bazan tập trung chủ yếu ở cao nguyên. Phần bazan phân bố ở khu vực núi cao trung bình và thấp chiếm tỷ lệ không đáng kể và thường tạo thành các khối nhỏ phân bố rời rạc với 88 khối lớn nhỏ. Các vùng đá bazan Miocen chiếm diện tích lớn hơn nhiều so với diện phân bố của đá bazan Pliocen-Đệ tứ và nằm ở độ cao khác nhau, tập trung chủ Gv: Bùi Duy Trọng -6- Giải pháp hữu ích – Môn: Địa 10 yếu ở vùng cao nguyên với độ cao tuyệt đối từ 300 đến 800m, nhiều nhất ở Gia Lai, tiếp theo là Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng.) 2.2 Ví dụ 2: Sự tích Hòn Trống Mái ở Sầm Sơn: Để lý giải Hòn Trống Mái các em học sinh cần nắm được các nội dung ngoại lực: + Bài 9: Tác động ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất. Đoạn kết chuyện như sau: … “cuộc thiên duyên giữa chàng Ngư Phủ và một tiên nữ đã trở thành hiện thực. Chốn thiên đình, hết hạn phải làm kiếp cò mà vẫn chưa thấy con gái trở về, hay tin nàng kết hôn với người hạ giới, Ngọc Hoàng nổi trận lôi đình sai người xuống trừng phạt. Chàng Ngư Phủ hết lời khuyên nhủ nàng trở về trời, nhưng nàng một mực ở lại cùng chàng. Nàng dùng phép biến vợ chồng thành đôi chim, khi sứ giả bước vào định bắt thì đôi chim non kia biến thành đá đứng trơ trơ. Phiến đá đó người dân gọi là hòn Trống Mái.” Ý Nghĩa: Đó là biểu tượng của tình thủy chung, là khát khao hạnh phúc, được sống trong tình yêu mà người xưa đã khéo léo gửi gắm vào đất trời nơi đây. Về khoa học địa lí: Dưới tác động của bức xạ mặt trời, các quá trình ngoại lực được hình thành. Các tác nhân ngoại lực là khí hậu: nhiệt độ, gió, mưa, … Các dạng nước: nước chảy, nước ngầm, sóng biển, băng hà… Các tác nhân này làm biến đổi các đá và khoáng vật, đặc biệt ở bề mặt trái đất, cường độ phong hóa diễn ra mạnh nhất. Phong Hóa là quá trình chủ yếu, tác nhân chủ yếu là nhiệt và nước. Dưới tác dụng của nhiệt, ban ngày khối đá nóng lên, giãn nỡ, ban đêm co lại, quá trình này diễn ra hàng ngàn, hàng triệu năm. Đồng thời, có thời điểm khối đá nằm chìm dưới nước biển, dưới tác động của triều, sóng, bào mòn các khối đá (Nước chảy đá mòn). Dần hình thành khối đá có hình dạng như ngày nay. Tuy nhiên, tác nhân phong hóa tác động không ngừng nghỉ và trong tương lai không xa, hòn Trống Mái có thể sẽ bị phong hóa hoàn toàn, biến mất, và có thể sẽ xuất hiện thêm nhiều hòn đá hoặc phiến đá có hình dạng khác hoặc tương tự. Hòn Trống Mái ở vịnh Hạ Long – Quảng Ninh cũng có chung lí giải tương tự. Gv: Bùi Duy Trọng -7- Giải pháp hữu ích – Môn: Địa 10 2.3 Ví dụ 3: Sự tích mặt trăng và bánh trung thu: Để giải thích sự xuất hiện của mặt trăng các em cần phải nắm nội dung về vũ trụ, hệ mặt trời và trái đất: + Bài 5- Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời. Trái Đất. Tóm tắt chuyện: “ Ngày xưa, chỉ có mặt trời, chỉ có ban ngày, con người không hề biết bóng đêm là gì, mọi thứ trở nên khô cháy. Trong ngôi nhà nọ, có một bà mẹ cùng 3 đứa con nhỏ của mình cũng đang héo hon, gầy mòn. Bà mẹ nhìn các con mà xót xa trong lòng. Bà quyết định đi tìm thần mặt trời xin tắt bớt nắng. Gặp thần mặt trời bà nguyện hy sinh thân mình để làm thứ ánh sáng dịu mát ban đêm. Kết quả là bà đã biến thành mặt trăng dịu mát ngày nay.” Cho đến ngày nay, thứ ánh sáng lung linh đó người ta gọi là Ánh trăng và vầng sáng tròn vằng vặc trên cao ấy người ta gọi là Mặt Trăng. Mặt Trăng được kết tinh từ tấm lòng của một người mẹ, luôn sáng soi dẫn lối cho các con thân yêu của mình. Ánh trăng sáng tỏ nhất vào những đêm 15, 16 âm lịch vì đó là ngày hẹn hội ngộ của bốn mẹ con họ. Tương truyền rằng sau đêm hôm ấy, cứ đến ngày ấy trong năm, 3 người con đều làm 1 mẻ bánh nướng để dâng hương cúng mẹ, đến nay người ta gọi là bánh Trung Thu. Ý nghĩa: Câu chuyện lí giải sự ra đời của mặt trăng, đề cao người mẹ, sự hy sinh cao cả của người mẹ để cho các con có cuộc sống tốt đẹp hơn. Bánh trung thu là tình cảm nhỏ nhoi thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu. Lý giải của Khoa học địa lý: Mặt trăng là kết quả của sự va chạm: Trái Đất – Tiểu hành tinh Theia. – “thuyết vụ va chạm lớn”. Trái đất và hành tinh Theia đều nằm trong hệ Gv: Bùi Duy Trọng -8- Giải pháp hữu ích – Môn: Địa 10 mặt trời, chuyển động xung quanh mặt trời. Khoảng 4 tỷ năm trước xảy ra vụ va chạm. Sự va chạm này với góc va chạm chỉ là trượt qua nhưng đã phá hủy Theia, lõi sắt của nó bị chôn vùi trong Trái Đất. Một lượng lớn vật chất bắn ra và rơi vào quỹ đạo quanh Trái Đất, từ đó Mặt Trăng được hình thành trong khoảng thời gian rất ngắn. Trái Đất cũng nhờ đó mà tăng tổng khối lượng của nó tới mức như hiện nay. Thật may là tốc độ va chạm ở mức vừa phải. Kết quả là chúng ta có Trái Đất và Mặt trăng chuyển động xung quanh Trái Đất. Mặt trăng ngày nay là một vệ tinh của Trái đất chúng ta. Khoảng cách trung bình tính từ tâm Trái Đất đến Mặt Trăng là 384.403 km, lớn khoảng 30 lần đường kính Trái Đất. Đường kính Mặt Trăng là 3.474 km. tức hơn một phần tư đường kính Trái Đất. Khối lượng Mặt Trăng khoảng bằng 2% khối lượng Trái Đất và lực hấp dẫn tại bề mặt Mặt Trăng bằng 1/5 lực hấp dẫn trên bề mặt Trái Đất. Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày. Mặt trăng đồng thời là nguyên nhân chính sinh ra hiện tượng thủy triều. Gv: Bùi Duy Trọng -9- Giải pháp hữu ích – Môn: Địa 10 PHẦN III. HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP HỮU ÍCH Giải pháp này cơ bản đã định hình lại cách nhìn các sự vật hiện tượng tự nhiên của các em qua lăng kính khoa học. Kích thích sự tư duy logic và khả năng tìm tòi, khám phá những điều gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống của các em học sinh. Kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp: Kết quả thi HKI - Lớp đối chứng trước khi thực hiện giải pháp:(2015-2016) 10A5 % 10A6 % 10A7 % 10A8 Lớp/ % Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu 41 100 40 100 39 100 39 100 2 4,8 1 2,5 0 0,0 3 7,7 6 14,6 18 45 6 15,4 10 25,7 19 46,3 9 22,5 16 41,0 14 35,9 13 31,7 11 27,5 16 41,0 11 28,1 1 2,4 1 2,5 1 2,6 1 Kém Kết quả thi HKI - Lớp thực nghiệm - chứng thực giải pháp: (2016-2017) Lớp: 10a5 % 10a6 % 10a7 % 10a10 Sĩ số 38 Khá Trung bình Yếu Kém 0 2,6 % 100 39 100 40 100 41 100 2,6 2 5,2 3 7,5 7 17,1 18 47,4 12 30,8 17 42,5 16 39,0 15 39,5 21 53,8 13 32,5 15 36,6 4 10,5 4 10,2 7 17,5 3 7,3 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 1 Giỏi % - Nhận xét: + Số lượng học sinh có kết quả giỏi tăng, tỉ lệ giỏi tăng. + Số lượng và tỉ lệ học sinh khá tăng mạnh. + Số lượng học sinh trung bình tăng. + Số lượng học sinh yếu giảm mạnh. + Không có học sinh có kết quả kém. Gv: Bùi Duy Trọng - 10 - Giải pháp hữu ích – Môn: Địa 10 PHẦN IV: BÀI HỌC KINH NGHIỆM SAU KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI: Như vậy, có thể thấy tác dụng rõ ràng của giải pháp hữu ích trong việc nâng cao nhận thức và năng lực học sinh thông qua bài kiểm tra. - Khi áp dụng giải pháp này, vấn đề cần làm kỹ hơn đối với giáo viên, chính là khâu liên kết, dẫn dắt để phát hiện các lí giải chưa chính xác các vấn đề của học sinh. Thu thập thêm các mẫu chuyện liên quan, gần gũi, sát với thực tế. - Đối với học sinh: các em phải hệ thống lại những thắc mắc, vấn đề sai lệch thông qua sự khơi gợi của giáo viên. - Bài tập nhóm, làm dưới dạng tiểu luận là hình thức khá phù hợp để học sinh khai thác đề tài này. Tôi tin rằng, đề tài này sẽ hoàn thiện hơn qua thời gian, kết quả đánh giá chất lượng của học sinh cũng sẽ được nâng cao. Gv: Bùi Duy Trọng - 11 - Giải pháp hữu ích – Môn: Địa 10 PHẦN V: KẾT LUẬN - Tự đánh giá về đề tài: “Lồng ghép những lý giải khoa học về các hiện tượng tự nhiên bằng khoa học địa lý để xóa bỏ những lí giải sai lệch trong cách giải thích ở truyện cổ tích, truyền thuyết” +Tính mới: Đề tài này thực sự không hề mới đối với giáo viên, nhưng do địa phương có nhiều đối tượng địa lý đặc thù khá hay để thực hiện và áp dụng. +Tính hiệu quả: Hiệu quả thực sự rõ nét qua bài kiểm tra học kì đã được thống kê qua bài kiểm tra học kì 1. Đặc biệt, đây là kiến thức địa lý đại cương nên học sinh sẽ có cái nhìn tổng quát và sâu sắc. Đó là khối lượng kiến thức cần cho địa lý Việt Nam mà các em sẽ học ở chương trình lớp 12. + Khả năng áp dụng thực tiễn: Đề tài dễ áp dụng thực tiễn, chỉ có khó khăn nhỏ về thời gian của học sinh. Khi nội dung chương trình trên lớp còn nặng, và chiếm nhiều thời gian. Hơn nữa, là đề tài liên môn, nên học sinh có thời lượng ở môn văn học để phát hiện vấn đề và giải quyết đề tài. + Phạm vi ảnh hưởng: Đề tài là tiền đề cho học sinh lớp 10, áp dụng được cho hầu hết các lớp học trong chương trình trung học phổ thông. + Biện pháp triển khai: Khai thác trực tiếp qua chương trình trên lớp dưới dạng dẫn dắt, phát vấn phát hiện vấn đề, đồng thời là hình thức để phát hiện học sinh giỏi. Một hình thức khác là lồng ghép đề tài vào các bài học dướng dạng bài tập nhóm về nhà cho học sinh trình bày dưới dạng tiểu luận. + Đề xuất: Nhà trường trang bị thêm sách, truyện, cổ tích, thần thoại, truyền thuyết Việt Nam cho học sinh có hướng khai thác. + Hướng pháp triển: Đề tài có thể xây dựng thành nội dung chương trình nhỏ qua các cuộc thi viết, thi tìm hiểu về địa phương, làm đề tài nghiên cứu khoa học cho học sinh tham gia viết, vận dụng. Bảo Lộc, ngày 20 tháng 12 năm 2016 NGƯỜI VIẾT ĐỀ TÀI: Bùi Duy Trọng Gv: Bùi Duy Trọng - 12 - Giải pháp hữu ích – Môn: Địa 10 PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chuẩn kiến thức kĩ năng địa lí 10 – cơ bản 2. Thiên nhiên Việt Nam – Lê Bá Thảo –NXB Giáo Dục 3. Địa Lý tự Nhiên Việt Nam 1 – Lê Bá Thảo – NXB Đại Học Sư Phạm 4. Kho tàng tuyện cổ tích Việt Nam tập 1,2,3,4- Nguyễn Đổng Chi – NXB Trẻ Gv: Bùi Duy Trọng - 13 - Giải pháp hữu ích – Môn: Địa 10 PHẦN VII: PHỤ LỤC: 1. SỰ TÍCH TÂY NGUYÊN Ngày xửa ngày xưa, ở miền Nam nước ta có một chàng trai rất khỏe. Bằng một tay, chàng có thể nâng một quả núi lớn như người ta nâng một quả bóng. Mọi người đặt tên chàng là Khỏe. Chàng Khỏe rất hiền, suốt ngày chăm chỉ cày nương, cuốc rẫy, trồng lúa, trồng ngô nuôi mẹ. Bỗng ở một vùng xuất hiện một con Rồng lửa. Rồng to lắm. Đầu Rồng to bằng quả núi. Chân Rồng to như những cây cổ thụ. Thân Rồng dài đến hàng trăm dặm. Khi bay, đôi cánh Rồng che kín cả bầu trời miền Nam. Bay đến đâu, Rồng phun lửa đến đó làm cho nước sông, nước suối sôi lên sùng sục. Nóng quá dân làng không sao chịu nổi. Chàng Khỏe tức giận lắm. Chàng quyết tâm giết Rồng lửa, trừ họa cho dân làng. Gần nơi chàng ở có một cây gỗ rất to. Thân cây chục người ôm không xuể. Chàng nhổ cây làm gậy, rồi trèo lên một quả núi thật cao chờ Rồng lửa. Được một lúc thì tàn lửa bay tới tấp khiến người chàng bỏng rát. Một lát sau, Rồng lửa hiện ra. Chờ cho Rồng lửa đến tầm tay, chàng liền vung gậy phang thật mạnh vào đầu Rồng. Bị đánh bất ngờ, Rồng lửa đau quá, quẫy mạnh rồi quay ra đánh nhau với chàng. Hai bên giao chiến suốt ba ngày ba đêm, không phân thắng bại. Cuối cùng chàng Khỏe vươn tay sang bên cạnh xách một quả núi, cố hết sức ném mạnh vào đầu Rồng lửa. Rồng lửa tránh không kịp, vỡ sọ lăn xuống đất. Xác Rồng trải rộng suốt một vùng đất Tây Nguyên ngày nay. Lúc mới rơi xuống, toàn thân Rồng là một khối lửa đỏ rực. Nhưng lâu ngày, xác Rồng nguội dần rồi biến thành đất làm cho đất đai vùng này có màu đỏ như lửa. Dần dần những rừng gỗ, rừng cao su, rừng chè, đồi tranh, đồng cỏ thi nhau mọc lên. Các giống muôn thú như: voi, hổ, báo, hươu, nai, gấu, vượn... Các loài chim như: công, trĩ, đại bàng, yểng, vẹt... tìm về trú ngụ. Tất cả họp lại thành một vùng đất Tây Nguyên giàu có và đẹp đẽ như ngày nay. 2. SỰ TÍCH HÒN TRỐNG MÁI Chuyện rằng ở vùng Sầm Thôn có chàng trai tên Ngư Phủ, khỏe mạnh lại siêng năng. Vào một buổi chiều, khi thuyền đã cập bến trời bỗng nổi cơn giông dữ dội, giữa không trung một cánh cò trắng sức cùng lực kiệt lao xuống vũng Tiên ở khu du lịch Sầm Sơn thơ mộng. Thấy vậy, chàng Ngư Phủ mang cò về chăm sóc, từ đó cò ở lại cùng chàng. Như mọi ngày, chàng Ngư Phủ ra biển quăng chài; cò ở nhà một mình trong lòng rất vui sướng bởi hôm nay là hết hạn đội lốt cò và được trở về tiên giới. Cò trở thành một người con gái nhan sắc tuyệt trần nhưng nàng không trở lại thiên đình làm tiên nữ mà nguyện ở lại trần gian. Ngư Phủ trở về, ngạc nhiên khi thấy nhà cửa gọn gàng, cơm canh đã ở trên mâm mà vắng bóng cò như mọi khi. Chàng buồn rầu, bỗng từ trong liếp nàng bước ra e lệ cúi chào…, cuộc thiên duyên giữa chàng Ngư Phủ và một tiên nữ đã trở thành hiện thực. Chốn thiên đình, hết hạn phải làm kiếp cò mà vẫn chưa thấy con gái trở về, hay tin nàng kết hôn với người hạ giới, Ngọc Hoàng nổi trận lôi đình sai người xuống trừng phạt. Gv: Bùi Duy Trọng - 14 - Giải pháp hữu ích – Môn: Địa 10 Chàng Ngư Phủ hết lời khuyên nhủ nàng trở về trời, nhưng nàng một mực ở lại cùng chàng. Nàng dùng phép biến vợ chồng thành đôi chim, khi sứ giả bước vào định bắt thì đôi chim non kia biến thành đá đứng trơ trơ. Phiến đá đó người dân gọi là hòn Trống Mái. Đó là biểu tượng của tình thủy chung, là khát khao hạnh phúc, được sống trong tình yêu mà người xưa đã khéo léo gửi gắm vào đất trời nơi đây. 3. SỰ TÍCH MẶT TRĂNG VÀ BÁNH TRUNG THU ngày xửa ngày xưa, suốt hàng thế kỷ mọi vật bị bao trùm bởi ánh sáng rực rỡ ban ngày. Con người không biết bóng đêm là gì?! Thần Mặt Trời ngạo nghễ cho rằng không có mình soi sáng thì mọi vật không thể sống. Nhưng ở trên cao ông có biết đâu, mọi sinh linh cũng đang kiệt quệ vì mất nước và thiếu sức sống khi không có giấc ngủ ngon. Vào những ngày hè oi bức, cái nắng nóng lừng lững phủ trùm trong không khí. Nước bốc hơi, lá xanh khắp nơi đổi màu vàng úa, con người đói khát vì hạn hán kéo dài. Trong ngôi nhà nọ, có một bà mẹ cùng 3 đứa con nhỏ của mình cũng đang héo hon, gầy mòn. Bà mẹ nhìn các con mà xót xa trong lòng. Một ngày kia, bà quyết định đi tìm Thần Mặt Trời. Trước khi đi, bà dặn dò con trai cả rằng: - Mẹ phải đi tìm thần mặt trời để xin ông ấy tắt bớt nắng và xin Thần ban ít bóng đêm. Vì thế, mọi việc trong nhà mẹ trông chờ vào con. Con hãy chăm sóc các em thật chu đáo nhé! Anh cả cúi đầu vâng dạ. Bà thu xếp một khạp cám gạo và một lu nước đầy cho các con có thể dùng đến ngày 15 trong tháng. Xong mọi việc bà hôn lên má từng đứa con và vác túi lên đường. Các con đứng tại ngưỡng cửa vẫy tay chào tạm biệt mẹ mà nước mắt lưng tròng. Bà mẹ cũng ngậm ngùi chia tay các con và hứa sẽ trở về nhanh chóng. Bà đi mãi đi mãi mà vẫn chưa đến được trời. Đến một ngọn núi, bà kiệt sức ngã quỵ bên đường. Tình cờ có một chú thỏ trắng chạy ngang qua, thấy bà gặp nạn, chú thỏ trắng tìm nước đưa cho bà uống. Bà tỉnh lại tâm sự cho thỏ trắng biết mọi việc. Thỏ trắng nghe bà kể cũng mủi lòng, thỏ liền dẫn lối cho bà. Bà đi theo Thỏ khoảng 2 dặm đường là tới trời. Vừa gặp bà, Thần đã quắt mắt lên và quát rằng: - Ai đây? Ngươi không biết nơi đây là cấm địa của nhà trời à? - Dạ, xin Thần, vì tôi không thể nhìn các con tôi chết mòn trong đói khát, nên tôi mạo muội lên đây xin Thần ban mưa xuống, tắt bớt cái nắng mỗi ngày vài giờ để cho mọi người có giấc ngủ ngon. - Cả gan thay người trần mắt thịt. Chẳng phải suốt hàng ngàn năm nay các người dùng nắng, dùng ánh sáng để mưu sinh hay sao? Giờ lại nói thế? - Dạ, bẩm Thần. Đúng là chúng tôi rất cần ánh sáng cho công việc, nhưng có những giờ phút nghỉ ngơi, ánh sáng làm chúng tôi không tài nào ngủ được. Dần dà chúng tôi bị mất sức, chẳng con người, con vật nào còn khả năng làm lụng nữa ạ! Mong thần suy xét lại! Thần vén mây nhìn xuống trần gian, kinh ngạc khi nhìn thấy toàn một màu úa tàn. Cây cối chết khô, gia súc nằm lóp ngóp, con người vật vả, trẻ con than khóc,… cảnh vật tiêu điều, không còn sức sống. Ông buồn rầu bảo với bà rằng: Gv: Bùi Duy Trọng - 15 - Giải pháp hữu ích – Môn: Địa 10 - Ta không thể tắt nắng để bóng đêm tràn ngập trên thế gian, vì cái nắng của ta góp phần xua đuổi tà ma dưới trần. Bóng đêm ngự trị thì bọn yêu ma sẽ lộng hành, con người lại gánh thêm bể khổ. Còn một cách là trong bóng đêm phải có ánh sáng để dẫn lối soi đường cho con người tránh được quỷ dữ. Nhưng ai sẽ hy sinh thân mình cho người khác để hóa thân thành thứ ánh sáng nhỏ nhoi đó?! Không ngần ngại bà nhận lời hy sinh ngay, nhưng bà xin Thần cho bà thời hạn một ngày để về gặp các con lần cuối. Chia tay Thần, bà về nhà trong lòng nặng trĩu vì sắp xa các con mãi mãi. Bà cố nhoẻn miệng cười khi các con chạy lại ôm chầm lấy bà mừng rỡ. Cuộc hội ngộ đoàn viên bên bữa cơm đầm ấm, đầy ấp tiếng cười. Bà dẫn người con cả ra đồng, chỉ dẫn các con cách gieo mạ, bón phân và cấy lúa,.. Rồi bà chỉ dẫn người con gái thứ cách may vá, thêu thùa từng đường kim mũi chỉ. Còn người con út bé nhỏ thơ ngây, bà ôm con vào lòng khuyên con phải biết vâng lời anh chị và học hành thật chăm ngoan. Trong một ngày bà đã hoàn thành xong mọi việc chu toàn cho các con cách tự tìm cái ăn, cái mặc,.. Bà dặn dò các con: - Dù mẹ có đi đến phương trời nào, mẹ vẫn dõi theo từng bước trưởng thành của các con. Hãy ghi nhớ lời mẹ con nhé! Hôm ấy là rằm tháng 8, theo lời chỉ dẫn của Thần bà đứng trước nhà, hướng mặt nhìn trời và thả lỏng tinh thần. Bỗng chốc bà thấy cơ thể mình nhẹ tênh và bay bổng lên không trung,.. đến nơi bà nhìn xuống, thấy màn đêm phủ trùm và một ánh sáng dịu nhạt soi bóng xuống trần gian. Bà nhìn về phía ngôi nhà cũ và thấy các con đang hô hoán, khóc than,.. bà cũng không cầm được nước mắt. Cho đến ngày nay, thứ ánh sáng lung linh đó người ta gọi là Ánh trăng và vầng sáng tròn vằng vặc trên cao ấy người ta gọi là Mặt Trăng. Mặt Trăng được kết tinh từ tấm lòng của một người mẹ, luôn sáng soi dẫn lối cho các con thân yêu của mình. Ánh trăng sáng tỏ nhất vào những đêm 15, 16 âm lịch vì đó là ngày hẹn hội ngộ của bốn mẹ con họ. Tương truyền rằng sau đêm hôm ấy, cứ đến ngày ấy trong năm, 3 người con đều làm 1 mẻ bánh nướng để dâng hương cúng mẹ, đến nay người ta gọi là bánh Trung Thu. Gv: Bùi Duy Trọng - 16 - Giải pháp hữu ích – Môn: Địa 10 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: Hội đồng Khoa học, sáng kiến trường THPT Nguyễn Du. Tôi xin cam đoan rằng, đề tài: “Lồng ghép những lý giải khoa học về các hiện tượng tự nhiên bằng khoa học địa lý để xóa bỏ những lí giải sai lệch trong cách giải thích ở truyện cổ tích, truyền thuyết” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được rút ra rừ kinh nghiệm công tác của bản thân, trong đề tài này có tham khảo các thông tin trong sách giáo khoa, sách giáo viên, một số thông tin và tư liệu trên các báo và tạp chí. Các tài liệu được trích dẫn trong đề tài có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong đề tài do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng Khoa học, sáng kiến trường THPT Nguyễn Du về nội dung đề tài này của mình. Bảo Lộc, ngày 20 tháng 12 năm 2016 NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN Bùi Duy Trọng Gv: Bùi Duy Trọng - 17 - Giải pháp hữu ích – Môn: Địa 10 SỞ GD VÀ ĐT LÂM ĐỒNG Trường THPT Nguyễn Du CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT ( Năm học : 2016 - 2017 ) 1. Tên đề tài: “Lồng ghép những lý giải khoa học về các hiện tượng tự nhiên bằng khoa học địa lý để xóa bỏ những lí giải sai lệch trong cách giải thích ở truyện cổ tích, truyền thuyết” 2. Người thực hiện: Bùi Duy Trọng – Gv : Địa lý 3. Ý kiến đánh giá : ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ Điểm đánh giá (Thang điểm 100) STT NỘI DUNG 1 2 2.1 2.2 2.3 ĐIỂM TỐI ĐA TB ĐIỂM ĐÁNH GIÁ Mục đích đặt ra (lý do chọn đề tài) 15 điểm Đánh giá đề tài (các điều kiện cần và đủ của đề tài) 75 điểm Tính mới 15 điểm Hiệu quả và phạm vi áp dụng đề tài 35 điểm Khả năng nhân rộng việc áp dụng của đề tài trong nhà 25 điểm trường (mức độ ảnh hưởng) 3 Điểm trình bày (kỹ thuật và thể thức văn bản) 10 điểm TỔNG CỘNG 100 điểm T.M HỘI ĐỒNG THƯ KÝ HỘI ĐỒNG CHỦ TỊCH Gv: Bùi Duy Trọng - 18 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan