Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Efficiency of development investment and application technology in national powe...

Tài liệu Efficiency of development investment and application technology in national power transmission corporation

.PDF
122
180
77

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- DƢƠNG VIỆT ĐỨC HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẠI TỔNG CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Hà Nội - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- DƢƠNG VIỆT ĐỨC HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẠI TỔNG CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA Chuyên ngành: Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp Mã số: Chuyên ngành thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN CHÍ ANH XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN TS. Phan Chí Anh PGS. TS. Trần Anh Tài Hà Nội - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do bản thân tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Phan Chí Anh và không sao chép công trình nghiên cứu của người khác. Kết quả nghiên cứu là trung thực, khách quan và chưa công bố dưới bất cứ hình thức nào trước đây. Các số liệu và thông tin tham khảo phục vụ công tác phân tích, đánh giá được trích dẫn và ghi chú nguồn gốc rõ ràng, theo đúng quy định. Học viên thực hiện Dƣơng Việt Đức LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện nghiên cứu của các thầy, cô, cán bộ trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, đồng nghiệp và bạn bè. Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của TS. Phan Chí Anh giảng viên Viện Quản trị Kinh doanh, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã định hướng, hướng dẫn và cung cấp các cơ sở khoa học cần thiết để thực hiện luận văn. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô, cán bộ trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, các đồng nghiệp trong ngành Điện đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn. Cuối cùng tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã luôn động viên và khuyến khích trong quá trình thực hiện luận văn. Học viên thực hiện Dƣơng Việt Đức TÓM TẮT EVNNPT là đơn vị thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và là một Tổng công ty do Nhà nước sở hữu. EVNNPT được Chính phủ giao thực hiện nhiệm vụ đầu tư xây dựng và quản lý vận hành an toàn, liên tục, ổn định lưới điện truyền tải 220 kV, 500 kV. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao và phù hợp với đặc thù ngành Điện của Việt Nam, EVNNPT đã đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ theo hai nhóm chính: - Nhóm 1: ứng dụng công nghệ để nâng cao năng lực vận hành lưới điện truyền tải. - Nhóm 2: ứng dụng công nghệ để nâng cao năng lực quản lý lưới điện truyền tải. Các chương trình, dự án đầu tư ứng dụng công nghệ tại EVNNPT được tóm lược về quy mô, giải pháp công nghệ và dự kiến triển khai trong giai đoạn 2016 - 2020. Xuất phát từ nhu cầu thực tế về đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển và ứng dụng công nghệ tại EVNNPT, tác giả đề xuất sử dụng các chỉ tiêu phân tích kinh tế - tài chính (NPV, IRR, B/C, Thv) để đánh giá hiệu quả đầu tư của chương trình, dự án thuộc nhóm 1. Ngoài ra, tác giả đã sử dụng phân tích SWOT để đánh giá từng các chương trình, dự án thuộc nhóm 2, qua đó xây dựng tiêu chí đánh giá kết hợp kết hợp với phỏng vấn chuyên gia để đánh giá hiệu quả đầu tư của nhóm công nghệ thứ hai. Các nhóm chỉ tiêu được xây dựng để đánh hiệu quả dự án nhóm 2, bao gồm: - Nhóm tiêu chí thứ nhất: đánh giá về định hướng phát triển công nghệ. - Nhóm tiêu chí thứ 2: đánh giá về kỹ thuật công nghệ. - Nhóm tiêu chí thứ 3: đánh giá về các yếu tố lợi ích. - Nhóm tiêu chí thứ 4: đánh giá về yếu tố bất lợi. - Nhóm tiêu chí thứ 5: đánh giá về chi phí đầu tư. Trên cơ sở phân tích hiện trạng đầu tư phát triển và ứng dụng công nghệ và sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của dự án, chương trình đầu tư phát triển và ứng dụng công nghệ tại EVNNPT, tác giả đã tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển và ứng dụng công nghệ tại EVNNPT trong giai đoạn 2016-2020, bao gồm: - Xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), trong đó tập trung vào chiến lược và lộ trình phát triển, ứng dụng công nghệ. - Xây dựng chương trình phát triển, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có trình độ cao là cơ sở để tiếp nhận công nghệ và tự nghiên cứu ứng dụng phát triển công nghệ. - Nâng cao năng lực, trình độ quản lý, triển khai dự án ứng dụng công nghệ. MỤC LỤC DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT i DANH SÁCH BẢNG iii DANH SÁCH HÌNH iv PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 5 1.2. Cơ sở lý luận về đầu tƣ ứng dụng công nghệ 7 1.2.1. Khái niệm về công nghệ 1.2.2. Các thành phần cấu thành một công nghệ 11 1.2.3. Phát triển và ứng dụng công nghệ ở doanh nghiệp 12 1.2.4. Hiệu quả đầu tư và các chỉ tiêu đánh giá 14 1.2.5. Một số công cụ, kỹ thuật và phương pháp đánh giá công nghệ 24 1.2.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của dự án 30 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phân loại đối tƣợng nghiên cứu 2.2. Xác định và xây dựng phƣơng pháp, tiêu chí đánh giá hiệu quả chƣơng trình, dự án ứng dụng công nghệ tại EVNNPT 2.2.1. 33 33 33 Xác định tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư các chương trình, dự án nhóm 1 2.2.2. 7 33 Xây dựng phương pháp, tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư các chương trình, dự án nhóm 2 34 2.3. Quy trình nghiên cứu 42 2.3.1. Quy trình nghiên cứu đối với các chương trình, dự án nhóm 1 42 2.3.2. Quy trình nghiên cứu đối với các chương trình, dự án nhóm 2 43 2.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu 45 2.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp 45 2.4.2. Thu thập thông tin sơ cấp 46 2.5. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu 46 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG ĐẦU TƢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẠI EVNNPT 48 3.1. 48 Tổng quan về EVNNPT 3.1.1. Thông tin chung về EVNNPT 48 3.1.2. Sản xuất kinh doanh và quản lý vận hành lưới điện truyền tải 51 3.2. Đầu tƣ ứng dụng công nghệ tại EVNNPT giai đoạn 2016-2020 55 3.2.1. Chương trình, dự án ứng dụng công nghệ nhóm 1 56 3.2.2. Chương trình, dự án ứng dụng công nghệ nhóm 2 58 3.3. Hiệu quả đầu tƣ ứng dụng công nghệ của EVNNPT 69 3.3.1. Hiệu quả đầu tư chương trình, dự án ứng dụng công nghệ nhóm 1 69 3.3.2. Hiệu quả đầu tư chương trình, dự án ứng dụng công nghệ nhóm 2 72 CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN, YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẠI EVNNPT 4.1. Phân tích nguyên nhân, yếu tố ảnh hƣởng đến tính hiệu quả của chƣơng trình, dự án ứng dụng công nghệ tại EVNNPT 4.1.1. 81 81 Nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của chương trình, dự án nhóm 1 81 4.1.2. Nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của chương trình, dự án nhóm 2 4.1.3. Nguyên nhân, yếu tố chung ảnh hưởng đến tính hiệu quả của chương trình, dự án ứng dụng công nghệ tại EVNNPT 4.2. 83 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tƣ ứng dụng công nghệ tại EVNNPT 4.2.1. Xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) 4.2.2. Xây dựng chương trình phát triển, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia có trình độ cao 4.2.3. 82 84 84 85 Nâng cao năng lực, trình độ quản lý, triển khai thực hiện dự án đầu tư ứng dụng công nghệ 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC 1 93 PHỤ LỤC 2 108 DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Nguyên nghĩa Ký hiệu viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 DAĐT: Dự án đầu tư 2 ĐZ: Đường dây 3 EVN: Tập đoàn Điện lực Việt Nam 4 EVNNPT: Tổng công ty Truyền tải điện Việt Nam Fleixible Alternating Current 5 FACTS: Transmission Systems - Thiết bị bù công suất phản kháng có điều khiển 6 HSMT: Hồ sơ mời thầu 7 HTĐK: Hệ thống điều khiển 8 IRR: 9 MBA: 10 NPV: Tỷ suất chiết khấu tại NPV = 0 Máy biến áp Tổng lãi ròng của cả đời dự án quy về hiện tại Official Development 11 ODA: Assistance - Hỗ trợ phát triển chính thức 12 QLVH: Quản lý vận hành 13 TBA: Trạm biến áp i 14 TDT: Tổng dự toán 15 TKKT: Thiết kế kỹ thuật 16 TMĐT: Tổng mức đầu tư 17 TTĐKX: Trung tâm điều khiển xa ii DANH SÁCH BẢNG STT Bảng Nội dung 1 Bảng 2.1. Tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư các dự án nhóm 2 40 2 Bảng 3.1. Kết quả các chỉ tiêu phân tích tài chính của dự án 71 3 Bảng 3.2. Kết quả các chỉ tiêu phân tích kinh tế của dự án 72 4 Bảng 3.3. Kết quả khảo sát đầu tư ứng dụng công nghệ nhóm 2 78 5 Bảng 4.1. Tóm tắt giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư ứng dụng công nghệ tại EVNNPT iii Trang 87 DANH SÁCH HÌNH STT Hình 1 Hình 1.1. Sơ đồ quá trình biến đổi của một công nghệ 10 2 Hình 1.2. Quá trình nghiên cứu và triển khai một công nghệ 13 3 Hình 2.1. 4 Hình 2.2. 5 Hình 3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của EVNNPT (năm 2016) 49 6 Hình 3.2. Sơ đồ nguyên lý của SVC 58 7 Hình 3.3. Vệ sinh cách điện hot-line tại TBA 500 kV Pleiku 60 8 Hình 3.4. Nguyên lý hoạt động của thiết bị định vị sự cố 61 9 Hình 3.5. Nguyên lý hoạt động của bộ giám sát dầu online 64 10 Hình 3.6. 11 Hình 3.7. 12 Hình 3.8. Mô hình trung tâm điều khiển xa 68 13 Hình 3.9. Biểu đồ kết quả khảo sát 80 14 Hình 3.10. Biểu đồ kết quả khảo sát (tiếp theo) 80 Nội dung Quy trình nghiên cứu đối với các chương trình, dự án nhóm 1 Quy trình nghiên cứu đối với các chương trình, dự án nhóm 2 Sơ đồ nguyên lý chung của hệ thống điều khiển bảo vệ TBA Sơ đồ nguyên lý của hệ thống điều khiển bảo vệ của một TBA điển hình iv Trang 42 44 65 66 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) hoạt động theo mô hình công ty TNHH MTV do nhà nước sở hữu 100% thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). EVNNPT được Chính phủ giao đầu tư, vận hành lưới điện truyền tải (cấp điện áp 220 kV, 500 kV) với mục tiêu đảm bảo truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng và thị trường điện Việt Nam. Trong những năm qua và trong giai đoạn 2016 - 2020, EVNNPT đầu tư, triển khai ứng dụng nhiều công nghệ trong lĩnh lực truyền tải điện để đảm bảo hoàn thành mục tiêu được giao: - Thiết bị bù công suất phản kháng có điều khiển (FACTS). - Vệ sinh cách điện của các ĐZ, MBA và các thiết bị điện 220 kV, 500 kV khi đang mang điện (vệ sinh cách điện hot-line). - Định vị sự cố cho một số ĐZ 500 kV, 220 kV. - Giám sát dầu online cho MBA và kháng điện: EVNNPT đã trang bị thiết bị giám sát dầu online cho MBA 500 kV và kháng 500 kV. - Hệ thống điều khiển bảo vệ tại các TBA 500 kV, 220 kV. - Trung tâm điều khiển xa và TBA không người trực. Mỗi dự án, giải pháp công nghệ đều mang lại lợi ích, hiệu quả nhất định cho EVNNPT. Dự án thiết bị FACTS có thể được đánh giá trực tiếp tính hiệu quả của từng dự án. Trong khi đó, trang bị thiết bị định vị sự cố, trang bị thiết bị giám sát dầu online, TTĐKX và TBA không người trực chưa có các kết quả nghiên cứu đánh giá đầy đủ về tính hiệu quả. Như vậy, một số chương trình, dự án đầu tư phát triển, ứng dụng công nghệ tại EVNNPT được đánh giá hiệu quả đầu tư nhưng cũng có một số chương trình, dự án chưa được đánh giá đầy đủ về hiệu quả đầu tư. Ngoài ra, 1 EVNNPT cũng chưa có sự đánh giá tổng thể về hiệu quả đầu tư phát triển và ứng dụng công nghệ. Vì vậy, xuất phát từ nhu cầu thực tế, EVNNPT cần có phân tích tổng thể về các giải pháp công nghệ, đánh giá chung về hiệu quả đầu tư phát triển và ứng dụng công nghệ. Qua đó, EVNNPT sẽ đúc kết được giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển và ứng dụng công nghệ. Chính vì sự cấp thiết trên tại EVNNPT, học viên đã lựa chọn Đề tài “Hiệu quả đầu tư phát triển và ứng dụng công nghệ tại Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia” để làm luận văn tốt nghiệp của mình. Nội dung luận văn, về bản chất là trả lời được câu hỏi là: Làm thế nào để nâng cao hiệu quả đầu tư ứng dụng công nghệ tại Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia? 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu Luận văn sẽ tập trung đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển và ứng dụng công nghệ trong EVNNPT. b. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ thứ nhất: Tổng quát hóa, tổng hợp cơ sở lý luận, nghiên cứu các công cụ lý thuyết và các mô hình để phục vụ việc thực hiện luận văn như: các chỉ tiêu NPV (Net Present Value), IRR (Internal Rate of Return), B/C đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính, thời gian hoàn vốn (Thv) và phân tích SWOT, phương pháp chuyên gia đánh giá hiệu quả của chương trình, dự án. Nhiệm vụ thứ hai: Phân tích hiện trạng đầu tư phát triển và ứng dụng công nghệ tại EVNNPT; đánh giá tổng thể hiệu quả của chương trình, dự án đầu tư ứng dụng công nghệ tại EVNNPT; tìm ra các nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động đến mức độ hiệu quả đầu tư ứng dụng công nghệ tại EVNNPT. 2 Nhiệm vụ thứ ba: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư ứng dụng công nghệ tại EVNNPT trong giai đoạn 2016-2020. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu và đánh giá về: - Nội dung và tính chất các dự án đầu tư phát triển và ứng dụng công nghệ tại EVNNPT. - Phương pháp đánh giá kết quả và hiệu quả các dự án đầu tư phát triển và ứng dụng công nghệ tại EVNNPT. - Các nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động đến mức độ hiệu quả đầu tư phát triển và ứng dụng công nghệ tại EVNNPT. - Các đề xuất nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển và ứng dụng công nghệ tại EVNNPT. b. Phạm vi nghiên cứu Luận văn giới hạn nghiên cứu về hiệu quả đầu tư đối với các chương trình, dự án ứng dụng công nghệ đã được EVNNPT thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2016 và dự kiến triển khai trong giai đoạn 2016 - 2020 của EVNNPT trên phạm vi cả nước Việt Nam. 4. Những đóng góp của luận văn - Khái quát thực trạng đầu tư ứng dụng công nghệ tại EVNNPT. - Đánh giá chung về hiệu quả đầu tư các chương trình, dự án ứng dụng công nghệ tại EVNNPT. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư ứng dụng công nghệ tại EVNNPT. 3 5. Kết cấu luận văn Phần mở đầu Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận hiệu quả đầu tư ứng dụng công nghệ Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Phân tích hiện trạng đầu tư ứng dụng công nghệ tại EVNNPT Chƣơng 4: Phân tích nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư ứng dụng công nghệ tại EVNNPT Kết luận 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây, nhiều sách, đề tài, tạp chí khoa học đề cập đến lĩnh vực phân tích hiệu quả đầu tư dự án nói chung và đầu tư phát triển, ứng dụng công nghệ. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của các vấn đề này khá rộng và chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển và ứng dụng công nghệ cho lưới điện truyền tải. Một số công trình, đề tài, tạp chí đã nghiên cứu liên quan đến đầu tư phát triển công nghệ: - Nguyễn Thành Độ, 2012. Giáo trình Quản lý công nghệ. Hà nội: NXB. Đại học Kinh tế Quốc dân. - Hoàng Đinh Phi, 2012. Giáo trình Quản trị công nghệ. Hà Nội: NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội. - Bộ sách về đánh giá công nghệ gồm 6 cuốn do Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia thuộc Bộ Khoa học, Công Nghệ và Môi trường phối hợp với Trung tâm Thông tin Khoa học Kỹ thuật Hóa chất phát hành năm 1997 và được dịch từ nguyên bản tiếng Anh “A Frame work for technology - Based development” do United Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific - UN-ESCAP (Uỷ ban Kinh tế và Xã hội Châu Á Thái Bình Dương của Liên hợp quốc), gồm:  Tập 1. Nguyên lý phát triển dựa trên công nghệ.  Tập 2. Đánh giá hàm lượng công nghệ.  Tập 3. Đánh giá môi trường công nghệ.  Tập 4. Đánh giá trình độ công nghệ.  Tập 5. Đánh giá năng lực công nghệ. 5  Tập 6. Đánh giá nhu cầu công nghệ. - Ngô Quang Duy và Lê Thanh Hải, 2014. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của ba phương thức xử lý chất thải rắn đô thị tại các khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, Củ Chi. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 17, số M1- 2014. Từ nhu cầu thực tiễn, nghiên cứu đã xây dựng bộ tiêu chí cụ thể để đánh giá hiệu quả hoạt động của công nghệ làm phân compost, công nghệ đốt, công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh. Kết quả áp dụng bộ tiêu chí này (áp dụng đánh giá điển hình tại 3 doanh nghiệp tại khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, Củ Chi) cho thấy sự hợp lý, hiệu quả, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả xử lý, cải tiến và hoàn thiện các công nghệ xử lý chất thải rắn đô thị. - Phan Thị Thuỷ Tiên (2013). Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành Điện. . [Ngày truy cập 08 tháng 10 năm 2016]. - Trần Thị Mai, 2014. Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin khoa học tại Học viện Quân y. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động về mặt tài chính và kinh tế để nhận dạng chất lượng và hiệu quả cho hoạt động thông tin khoa học. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin khoa học gồm các tiêu chí hiệu quả về các mặt kinh tế, xã hội, kỹ thuật, tính bền vững. - Veselov Fedor and Fedosova Alina (2015). Cost - benefit estimation of the Smart grid development for Rusian unified power system. Russia: National Research University Higher School of Economics. Các tác giả đề cập đến các đánh giá, phân tích chi phí - lợi ích của vấn đề liên quan đến lưới điện thông minh. Những đặc điểm mới của hệ thống điện thông minh được xem xét và những bất cập của phương pháp truyền thống về đánh giá chi phí - lợi ích được nghiên cứu, trong đó, những yếu tố bên ngoài được đánh giá, phân tích. Bài báo cũng đã hệ thống hóa các phương pháp hiện tại để đánh giá lưới điện thông minh và chỉ ra các yếu điểm 6 của các phương pháp này. Một cách tiếp cận mới về đánh giá chi phí - lợi ích của lưới điện thông minh dựa trên việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng của lưới điện thông minh đến hệ thống điện. Phương pháp này được áp dụng để đánh giá các ảnh hưởng mang tính hệ thống của hệ thống điện thông minh và đang được triển khai lĩnh vực thuộc hệ thống năng lượng của nước Nga. - Công ty PPA Energy (UK) và Viện Năng lượng (Việt Nam), 2014. Lập kế hoạch tài chính và đầu tư trong truyền tải điện do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Đây là một hỗ trợ kỹ thuật do Ngân hàng Thế giới tài trợ với nhiệm vụ: Rà soát quy trình kế hoạch và tài chính của EVNNPT; Tổ chức hội thảo và các bài học kinh nghiệm xây dựng qui trình kế hoạch và tài chính; Xây dựng phương pháp luận và mô hình phân tích kinh tế tài chính các dự án lưới điện truyền tải theo các tiêu chuẩn của tổ chức cho vay. 1.2. Cơ sở lý luận về đầu tƣ ứng dụng công nghệ 1.2.1. Khái niệm về công nghệ Thuật ngữ công nghệ được sử dụng trong rất nhiều ngữ cảnh khác nhau của tiếng Việt hiện tại nhưng quan niệm về công nghệ lại khác nhau. Có hai quan niệm đối lập: một quan niệm cho rằng công nghệ chỉ bao gồm các yếu tố phi vật thể như bí quyết, kỹ thuật, giải pháp ... quan niệm thứ hai cho rằng ngoài các yếu tố phi vật thể công nghệ còn bao gồm cả các yếu tố vật thể là máy móc thiết bị để thực hiện phần phi vật thể. Sự đối lập này dẫn đến mục tiêu và hoạt động quản lý công nghệ cũng có phạm vi khác nhau. Dưới đây sẽ hệ thống hóa các quan niệm từ các nguồn khác nhau. Xét về mặt ngôn ngữ thuật ngữ công nghệ, theo chiết nghĩa trong tiếng Việt có nghĩa là nghệ thuật sử dụng công cụ. Từ điển Bách khoa tiếng Việt định nghĩa công nghệ là sự áp dụng khoa học vào trong thực tế để tạo ra sản phẩm và dịch vụ. Thuật ngữ “công nghệ” trong các ngôn ngữ khác như tiếng Anh (technology), tiếng Pháp (technologie), tiếng Nga đều có nguồn gốc từ thuật ngữ tiếng Hy Lạp bao gồm hai gốc từ là kỹ năng hay kỹ thuật và logos có nghĩa là khoa học hay sự nghiên cứu. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất