Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dư luận xã hội về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn thành phố hà ...

Tài liệu Dư luận xã hội về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay ( nghiên cứu trường hợp tại phường dương nội và phường phú lương, quận hà đông, thành phố hà nội)

.PDF
117
531
108

Mô tả:

§¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI TR¦êNG §¹I HäC KHOA HäC X· HéI Vµ NH¢N V¡N ---------------------*-------------------- triÖu b×nh minh d- luËn x· héi vÒ VIÖC BåI TH¦êNG, Hç TRî T¸I §ÞNH C¦ TR£N §ÞA BµN THµNH PHè Hµ NéI HIÖN NAY (nghiªn cøu tr-êng hîp T¹I ph-êng d-¬ng néi vµ ph-êng phó l-¬ng, quËn hµ ®«ng, thµnh phè hµ néi) LUËN V¡N TH¹C SÜ CHUY£N NGµNH X· HéI HäC Hµ Néi - 2014 §¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI TR¦êNG §¹I HäC KHOA HäC X· HéI Vµ NH¢N V¡N ---------------------*-------------------- triÖu b×nh minh d- luËn x· héi vÒ VIÖC BåI TH¦êNG, Hç TRî T¸I §ÞNH C¦ TR£N §ÞA BµN THµNH PHè Hµ NéI HIÖN NAY (nghiªn cøu tr-êng hîp T¹I ph-êng d-¬ng néi vµ ph-êng phó l-¬ng, quËn hµ ®«ng, thµnh phè hµ néi) LUËN V¡N TH¹C SÜ CHUY£N NGµNH X· HéI HäC M· sè: 60 31 03 01 Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: PGS.TS. Vò Hµo Quang Hµ Néi - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Vũ Hào Quang. Tôi cũng xin cam đoan các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về nghiên cứu của mình. Ngƣời cam đoan Triệu Bình Minh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ của các thầy cô giáo Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô giáo trong Khoa Xã hội học – những người trực tiếp dạy dỗ, dìu dắt tận tình cho tôi trong suốt quá trình tôi học tập và rèn luyện tại trường. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Vũ Hào Quang – người thầy đã dành nhiều tâm huyết và thời gian hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp – những người đã luôn sát cánh bên tôi, động viên, cổ vũ và tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn này một cách tốt nhất. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân và nhân dân phường Dương Nội và phường Phú Lương, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, đặc biệt là những người trực tiếp tạo điều kiện và tham gia trả lời phỏng vấn đã cung cấp cho tôi những số liệu cụ thể nhất. Mặc dù, tôi đã cố gắng bằng tất cả sự nhiệt huyết và năng lực của mình. Tuy nhiên, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Học viên Triệu Bình Minh MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................ 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... 4 DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ 5 DANH MỤC BIỂU .......................................................................................... 6 PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 7 1. Lý do chọn đề tài...................................................................................... 7 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................ 9 2.1. Nghiên cứu nước ngoài....................................................................... 9 2.2. Nghiên cứu trong nước ..................................................................... 12 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ................................................ 19 3.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................. 19 3.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................. 19 4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu ....................................... 19 4.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................ 19 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................ 20 5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ..................................... 20 5.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 20 5.2. Khách thể nghiên cứu ....................................................................... 20 5.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 20 5.3.1. Phạm vi thời gian ....................................................................... 20 5.3.2. Phạm vi không gian ................................................................... 20 5.3.3. Phạm vi nội dung ....................................................................... 20 6. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 21 7. Giả thuyết nghiên cứu, khung phân tích ............................................. 21 7.1. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................... 21 7.2. Khung phân tích ................................................................................ 22 1 8. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 22 8.1. Phương pháp luận nghiên cứu .......................................................... 22 8.2. Phương pháp thu thập thông tin........................................................ 23 8.2.1. Phương pháp quan sát ................................................................ 23 8.2.2. Phương pháp phân tích tài liệu .................................................. 24 8.2.4. Phương pháp trưng cầu ý kiến ................................................... 25 9. Cấu trúc luận văn .................................................................................. 26 NỘI DUNG CHÍNH ...................................................................................... 27 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN .......................... 27 1.1. Các khái niệm ..................................................................................... 27 1.1.1. Dư luận xã hội ............................................................................... 27 1.1.2. Thu hồi đất nông nghiệp ................................................................ 28 1.1.3. Bồi thường ..................................................................................... 29 1.1.4. Hỗ trợ ............................................................................................. 30 1.1.5. Tái định cư ..................................................................................... 32 1.2. Các lý thuyết áp dụng ........................................................................ 33 1.2.1. Thuyết dòng xoáy im lặng ............................................................. 33 1.2.2. Thuyết xung đột ............................................................................. 34 1.3. Quan điểm của Đảng và NN về việc nghiên cứu DLXH ................. 36 1.4. Tổng quan địa bàn nghiên cứu.......................................................... 38 1.4.1. Tổng quan về phường Dương Nội ................................................. 38 1.4.2 Tổng quan về phường Phú Lương .................................................. 40 Chƣơng 2: DƢ LUẬN Xà HỘI VỀ VIỆC ĐỀN BÙ VÀ HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƢ TRÊN ĐỊA BÀN PHƢỜNG DƢƠNG NỘI VÀ PHƢỜNG PHÚ LƢƠNG ................................................................................................ 42 2.1. Sự hình thành dƣ luận xã hội về việc bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ tại phƣờng Dƣơng Nội và phƣờng Phú Lƣơng....................................... 42 2.2. Dƣ luận xã hội về việc bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ sau khi thu hồi đất ở phƣờng Dƣơng Nội và phƣờng Phú Lƣơng ............................ 48 2 2.2.1. Mức độ quan tâm của người dân đến việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư sau khi thu hồi đất. ...................................................................... 49 2.2.2. Đánh giá của người dân về việc bồi thường sau khi thu hồi đất .. 56 2.2.3. Đánh giá của người dân về việc hỗ trợ tái định cư sau khi thu hồi đất ................................................................................................ 66 Chƣơng 3: DƢ LUẬN Xà HỘI VỀ HỆ QUẢ VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY BỨC XÚC VỀ VIỆC BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƢ SAU KHI THU HỒI ĐẤT ..................................................................................... 71 3.1. Dư luận xã hội về hệ quả của việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư ............. 71 3.2. Dƣ luận xã hội về nguyên nhân gây bức xúc trong việc bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ ...................................................................................... 78 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 88 1. Kết luận.................................................................................................... 88 2. Khuyến nghị ............................................................................................ 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 94 PHỤ LỤC 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Dư luận xã hội : DLXH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa : CNH - HĐH Quản lý Nhà nước : QLNN Khu đô thị : KĐT Giải phóng mặt bằng : GPMB Nhà nước : NN Thành phố : TP Ủy ban nhân dân : UBND Quyền sở hữu : QSH Quyền sử dụng : QSD Số lượng : SL Tỷ lệ : TL 4 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Cơ cấu mẫu khảo sát ....................................................................... 26 Bảng 2.1: Tâm lý người dân khi thu hồi đất theo nghề nghiệp ...................... 51 Bảng 2.2: Mức độ quan tâm về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo nơi cư trú (%) ........................................................................................ 53 Bảng 2.3: Mức độ hài lòng của người dân về mức bồi thường theo giới tính (%) ................................................................................... 62 Bảng 2.4: Nhận xét của người dân về việc đo đạc, kiểm định đất, tài sản của người dân khi bị thu hồi đất (%) ............................................. 66 Bảng 2.5: Đánh giá của người dân về các điều kiện của khu tái định cư mới (%) ......................................................................................... 68 Bảng 3.1: Quan điểm của người dân đối với việc thu hồi đất phục vụ quá trình CNH-HĐH ....................................................................... 71 Bảng 3.2: Quan điểm của người dân về lý do không đồng tình với việc thu hồi đất....................................................................................... 74 Bảng 3.3: Mức độ bức xúc về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo nơi cư trú ......................................................................................... 81 Bảng 3.4: Nguyên nhân gây bức xúc về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư . 82 5 DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 2.1: Kênh thông tin mà người dân biết về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư ....................................................................................... 42 Biểu đồ 2.2: Đối tượng người dân trao đổi về vấn đề bồi thường, ................. 45 Biểu đồ 2.3. Tâm lý của người dân khi bị thu hồi đất .................................... 49 Biểu đồ 2.4. Mức độ quan tâm của người dân về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư ....................................................................................... 52 Biểu đồ 2.5: Mức độ quan tâm cụ thể đối với một số lĩnh vực trong việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư .......................................................... 54 Biểu đồ 2.6: Thái độ của người dân về việc bồi thường hiện nay .................. 58 Biểu đồ 2.7: Thái độ của người dân về việc bồi thường theo nơi cư trú người trả lời .......................................................................................... 59 Biểu đồ 2.8 : Mức độ hài lòng của người dân về mức bồi thường ................. 61 Biểu đồ 2.9: Đánh giá của người dân về mức bồi thường .............................. 62 Biểu đồ 2.10: Đánh giá của người dân về mức bồi thường theo nơi cư trú ... 63 Biểu đồ 2.11: Đánh giá của người dân về khu tái định cư mới ...................... 67 Biểu đồ 3.1: Mức độ đồng tình với việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư ......... 72 Biểu đồ 3.2: Quan điểm của người dân về lý do đồng tình với việc thu hồi đất .. 73 Biểu đồ 3.3: Mức độ bức xúc về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư hiện nay .... 79 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, dư luận xã hội (DLXH) đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, trong phát triển kinh tế cũng như hoạt động quản lý Nhà nước (QLNN) của toàn hệ thống chính trị. Vai trò ấy được biểu hiện mạnh mẽ trên các vấn đề như: Thứ nhất, DLXH là phương tiện mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Trong lời mở đầu của bài báo DLXH và nền dân chủ Mỹ, Shapiro đã trích lời của V.O. Key, Jr khẳng định rằng “Trừ phi DLXH đóng vai trò trong việc định hình các chính sách thì tất cả những lời nói về dân chủ chỉ là vô nghĩa” [36; tr.4] Đối với những vấn đề chính trị có liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân thì việc trưng cầu ý kiến trước khi ra quyết định là rất cần thiết. Việc sử dụng DLXH trong các cuộc trưng cầu ý kiến rộng rãi (thông qua báo chí, thư góp ý, qua các cuộc tiếp dân...) là phương thức phát huy quyền làm chủ và ý thức tích cực của công dân. Thứ hai, DLXH góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và quản lý của NN. Việc coi trọng, tìm hiểu, nắm bắt DLXH sẽ giúp cơ quan tham mưu trong việc xác định đường lối, quyết sách phát triển kinh tế - xã hội không chỉ dựa trên những tính toán khoa học mà còn mang tính dân chủ rộng rãi, phù hợp với ý Đảng, lòng dân. Thứ ba, DLXH là một phương tiện đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, đồng thời là một nhân tố phòng, ngừa vi phạm pháp luật : DLXH thực hiện chức năng phán xét, đánh giá, lên án, vạch trần bản chất xấu xa của lối sống tiêu cực, truyền bá rộng rãi những giá trị và đạo đức mới cho công dân. Hiện nay, để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa thì nhu cầu sử dụng đất đai tại Việt Nam cho các mục đích mở mang phát triển đô thị đang ngày càng tăng. Đặc biệt, Hà Nội- với vị trí là trung tâm kinh tếchính trị- văn hóa của cả nước thì việc quản lý và sử dụng đất đai nhằm phát 7 triển thủ đô theo hướng hiện đại đóng một vai trò rất quan trọng. Trong đó Thủ đô cũng đã xác định việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB) nhằm đáp ứng cho những nhu cầu trên một cách khoa học, tạo điều kiện cho sự phát triển lâu dài và bền vững là một yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy việc này đã trở thành vấn đề hết sức nhạy cảm và gây ra nhiều DLXH tiêu cực trong quần chúng nhân dân. Cụ thể, trong quá trình tiến hành GPMB đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập như các chính sách đền bù thiệt hại GPMB chưa phù hợp, các văn bản; hướng dẫn thực hiện của NN chưa đầy đủ; cụ thể, chưa giải quyết tốt việc làm cho người có đất bị thu hồi, nhất là đối với nông dân....Đây chính là lý do dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo đang ngày càng tăng và có xu hướng phức tạp hơn. Ví dụ như đầu năm 2012 Hà Nội đã có 178 đoàn đông người đi khiếu kiện, chủ yếu là khiếu nại về đất đai, GPMB. Nổi cộm như vụ việc của 100 công dân phường Dương Nội, 70 người phường Kiến Hưng, 40 người phường Yên Nghĩa (Hà Đông), 150 tiểu thương chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy), đoàn 200 người dân xã Tiên Dương (Đông Anh), bệnh binh 5 xã ở huyện Quốc Oai, 160 người dân phố Tân Mai (thị xã Xuân Mai)...[29; tr 2] Trong thời gian qua, điển hình nhất về việc quản lý và sử dụng đất đai tại Thủ đô mà gây ra nhiều DLXH trái chiều cũng như những bức xúc trong quần chúng nhân dân dẫn đến tình khiếu kiện kéo dài, tập trung đông người đó là các dự án thu hồi đất thuộc địa phận phường Dương Nội và phường Phú Lương, quận Hà Đông, ví dụ dự án xây dựng các khu đô thị Dương Nội, Lê Trọng Tấn, An Phú, dự án khu nhà ở An Hưng, đô thị Phú Lương, dự án xây dựng đường sắt trên cao Hà Đông- Cát Linh... Trong thời gian dài các dự án đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc GPMB, điều này có thể trở thành vấn đề xã hội phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, mất ổn định xã hội....Để giải quyết vấn đề trên thì việc điều tra DLXH về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư là rất cần thiết. Việc nắm bắt được nhu cầu, tâm tư, nguyện 8 vọng của quần chúng nhân dân có thể là cơ sở để các cấp chính quyền điều chỉnh các điều luật, chính sách hướng tới quyền và lợi ích chính đáng của người dân, từ đó có thể nâng cao năng lực QLNN về quản lý và sử dụng đất đai; làm giảm tối thiểu các mâu thuẫn xã hội về đất đai; đảm bảo an ninh-trật tự địa phương... Xuất phát từ những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài “Dư luận xã hội về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay-nghiên cứu trường hợp tại phường Dương Nội và phường Phú Lương, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội”. Nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ DLXH của người dân về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại địa phương, cụ thể đó là tìm hiểu những ý kiến, đánh giá, nhận định, sự hài lòng của người dân đối với việc này như thế nào...nhằm tìm hiểu những bất cập, khó khăn hay những vướng mắc trong việc đền bù, hỗ trợ tái định cư từ đó có thể có những kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả trong việc QLNN về đất đai hiện nay. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu nước ngoài Như chúng ta đã biết, phát triển bền vững đòi hỏi các chính phủ phải cung cấp đầy đủ các cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vật chất công cộng nhằm đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường súc khỏe và an sinh xã hội cho người dân, cũng như đảm bảo tăng trưởng kinh tế và bảo vệ, phục hồi tài nguyên thiên nhiên…Và để đảm bảo được những mục tiêu này thì chính sách quy hoạch và sử dụng đất đai là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, trong xã hội hiện nay, tính dân chủ đang ngày càng được đề cao, các NN, chính phủ đang ngày càng quan tâm tới ý kiến của đông đảo công chúng tới các vấn đề quan trọng của xã hội. Nghiên cứu “DLXH về các chính sách sử dụng đất đai” của hai tác giả Christopher A. Cooper và H. Gibbs Knotts đã khẳng định vai trò của DLXH trong các chính sách về đất đai. Nghiên cứu tập trung phân tích DLXH 9 của người dân ở phía Tây Nam bang Carolina về hai lĩnh vực chủ yếu là việc quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai. Nghiên cứu gồm hai phần chính đó là tóm lược các chính sách sử dụng đất đai, thứ hai nghiên cứu tiến hành phân tích cuộc điều tra DLXH tại vùng Tây Nam bang Carolina năm 2007. Sau khi tiến hành tóm lược các chính sách sử dụng đất đai cũng như nhận thấy vai trò quan trọng của DLXH cùng với việc tiến hành cuộc điều tra hơn một nghìn cư dân tại vùng này, nghiên cứu đã chỉ ra kết luận rằng: DLXH đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các chính sách quy hoạch và sử dụng đất đai và các nhà chức trách nên có những biện pháp nhằm hiểu được DLXH. Nghiên cứu đã chỉ ra ba bằng chứng để chứng minh cho kết luận trên (1) trên 60% người được hỏi trả lời họ ủng hộ chính sách quy hoạch và sử dụng đất đai (2) công chúng tỏ ra hài lòng với các kế hoạch sử dụng đất đai hơn là quy hoạch đất đai, do đó các nhà chức trách nên tập trung hơn vào chính sách sử dụng đất đai (3) Những nhóm công chúng dựa trên những đặc trưng nhân khẩu khác nhau thì có sự ủng hộ khác nhau với các chính sách này. Cuối cùng nghiên cứu ðýa ra khuyến nghị các nhà lãnh đạo nên điều tra DLXH trước khi đưa ra các chính sách cụ thể nào đó. Tuy nhiên do nhu cầu sử dụng đất của các chính phủ, NN ngày càng tăng cao nhằm đáp ứng các nhu cầu của xã hội nên việc thu hồi đất để sử dụng cho các mục đích công trở thành một trong những biện pháp hữu hiệu khi mà vốn đất bị hạn chế. Kết quả là việc thu hồi đất để phục vụ các dự án đầu tư ngày càng diễn ra trên quy mô lớn và kèm với đó là rất nhiều các hệ lụy xảy ra đặc biệt đối với người bị thu hồi. Ðiều này khiến cho việc thu hồi đất ở nhiều quốc gia trở thành vấn đề phức tạp và nhạy cảm, để giải quyết tình trạng trên thì Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc cũng đã ban hành một tài liệu liên quan đến việc thu hồi đất là “Cưỡng chế thu hồi đất và bồi thường”. Tài liệu này được viết cho những người làm việc quản lý đất đai, và những người quan tâm đến lĩnh vực đất đai bao gồm quyền sử 10 dụng đất đai. Tài liệu nhấn mạnh thu hồi đất là một chức năng quan trọng của chính phủ, nó thể hiện quyền lực của chính phủ trong lĩnh vựa đất đai đối với các quyền tư nhân-những người không sẵn sàng giao đất để phục vụ lợi ích xã hội. Tuy nhiên nguyên tắc của việc thu hồi đất đó là tạo ra sự cân bằng về mặt lợi ích giữa các bên liên quan. Tài liệu tập trung chính vào các nội dung như giải thích thuật ngữ cưỡng chế thu hồi đất và bồi thường, các biện pháp để triển khai tốt quy trình này. Bên cạnh đó, tài liệu cũng xem xét các hệ quả của hệ thống luật pháp, chính sách yếu kém, không phù hợp với thực tiễn trong quá trình cưỡng chế thu hồi đất và bồi thường từ đó đưa ra những biện pháp để cải thiện vấn đề. Tất cả những biện pháp này đều được dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của các chương trình, dự án nghiên cứu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới cùng các đối tác khác. Như đã nói ở trên, đi kèm với việc thu hồi đất đó là những tác động xã hội, đặc biệt là những tác động tới đời sống của người bị thu hồi đất trong đó chủ yếu là người nông dân. Trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu về các tác động xã hội của việc thu hồi đất, điển hình là nghiên cứu “Tác động của quá trình thu hồi đất trên quy mô lớn tại vùng nông thôn Ethiopia- nghiên cứu trường hợp Bako-Tibe Woreda của tác giả Moges Gobena, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng hiện tại có rất ít các công trình nghiên cứu về tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp đến đời sống của người dân đặc biệt tại Châu Phi. Chính vì vậy mục đích của nghiên cứu này là chỉ ra các hệ quả của việc thu hồi đất tới sinh kế của người nông dân Ethiopia, hệ quả này bao gồm các tác động tới sinh kế, an ninh lương thực, sự quản lý các tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững. Sau quá trình triển khai nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng: để tạo ra được một tình huống mà cả hai bên cùng có lợi thì phải đảm bảo các điều kiện có sự tham gia của các bên liên quan, có sự đánh giá tác động đến môi trường cũng như có các chính sách hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm… 11 Nói tóm lại, có thể thấy rằng trên thế giới vấn đề quy hoạch, sử dụng đất đai đều được hầu hết các chính phủ, NN, các nhà nghiên cứu cũng như toàn xã hội quan tâm. Mỗi cá nhân lại nhìn nhận và phân tích vấn đề theo những chiều cạnh khác nhau, đó có thể là vai trò của DLXH trong các chính sách về đất đai, có thể là các vấn đề về thu hồi đất và bồi thường hay các vấn đề về hệ lụy xã hội của quá trình thu hồi đất…tất cả đều giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan nhất và đa chiều về các vấn đề liên quan đến đất đai. 2.2. Nghiên cứu trong nước Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, đồng thời còn là tư liệu sản xuất đặc biệt. Đất đai cũng là cơ sở nền tảng để xây dựng nên các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội và là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc hình thành nên môi trường sinh thái. Nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, nên tất yếu phải chuyển đổi một bộ phận lớn đất nông nghiệp sang đất công nghiệp và đất đô thị. Quá trình chuyển đổi này đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do vậy vấn đề chuyển đổi và sử dụng đất đai được Đảng, NN và cả xã hội quan tâm, minh chứng điển hình nhất là sự ra đời của Luật Đất Đai năm 2003. Phân tích về những ưu điểm và nhược điểm của Luật Đất Đai 2003 về chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư, tác giả Nguyễn Thị Phượng đã có những bình luận sâu sắc về vấn đề này trong bài viết “Về chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi NN thu hồi đất”. Trước hết bài viết khẳng định Luật Đất Đai năm 2003 đã có những bước tiến vượt bậc so với bộ Luật trước đó trong việc ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu của thực tế cũng như yêu cầu của các quy luật kinh tế thị trường. Điều này được thể hiện ở các Khoản 1 Điều 38, Điều 42… cùng các văn bản như Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, trình tự, thủ tục bồi thường…và mới đây là Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8.2009 quy định bổ sung về quy 12 hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Tác giả cũng đã chỉ ra những kết quả mà Luật Đất Đai mang lại ở các khía cạnh như đối tượng được bồi thường, tái định cư ngày càng được xác định đầy đủ; chính xác, mức bồi thường ngày càng cao, trình tự và thủ tục bồi thường được đơn giản hóa. Tuy nhiên các chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư trong Luật Đất Đai năm 2003 vẫn còn những hạn chế như do đây là vấn đề phức tạp nên dù cơ chế, chính sách đã sửa đổi nhưng nhìn chung vẫn chưa hợp lý, hay khó khăn trong việc xác định giá bồi thường đất, thủ tục hành chính còn nhiều đặc biệt với các nhà đầu tư vì để thực hiện quá trình này họ phải làm việc với rất nhiều các bên liên quan. Nhìn chung Luật Đất Đai nói chung cũng như các Nghị định liên quan đến các vấn đề đất đâi đặc biệt là các vấn đề về thu hồi đất, việc hỗ trợ, đền bù và tái định cư còn đang tồn tại rất nhiều hạn chế. Chính vì vậy việc sửa đổi, hoàn thiện chính sách đất đai là vấn đề hệ trọng của đất nước. Đề cập đến vấn đề này, tác giả Lê Thanh Khuyên có bài viết “Hoàn thiện chính sách đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.” Đầu tiên bài viết cũng đề cập đến một số thành tựu đạt được trong hơn 25 năm đổi mới về chủ trương chính sách đất đai, trong đó có các thành tựu nổi bật như Luật Đất Đai 2003 đã có nhiều đổi mới quan trọng trong đó trọng tâm là hoàn chỉnh các công cụ pháp luật, quy hoạch, tài chính, và hành chính để đảm bảo phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó chính sách gia đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài đã khuyến khích cá nhân yên tâm đầu tư sản xuất. Hay với các quy định cho các cá nhân hộ gia đình được thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê…đã được NN đảm bảo quyền trong thực tế đã từng bước phát huy được nguồn lực đất đai từ đó biến nguồn tài nguyên đất đâi thành nguồn tài chính cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đặc biệt là việc đổi mới phương pháp và triển khai thực hiện một cách đồng bộ quy hoạch sử dụng đất 13 ở cả 4 cấp góp phần chuyển dịch cơ cấu đất phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tác giả cho rằng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và các chính sách cần tiếp tục được hoàn thiện theo các hướng: thực hiện đúng quan điểm phát triển kinh tế xã hội, nghiên cứu xây dựng cơ chế để đảm bảo giữa QLNN và thị trường, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, đề cao vai trò của NN, xây dựng quản lý thị trường bất động sản và chính sách tài chính đất đai, gắn quản lý sử dụng đất đai với bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững. Cũng đề cập đến vấn đề hoàn thiện chính sách đất đai, trong bài viết “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai ở nước ta” tác giả Hoàng Ngọc Hòa lại đưa ra 4 nhóm giải pháp chính nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về các chính sách đất đai đó là cụ thể hóa hơn nữa quyền và trách nhiệm của NN với tư cách là chủ sở hữu, cụ thể hóa quyền và trách nhiệm của người sử dụng đất trong thời hạn được giao sử dụng kịp thời bổ sung và chỉnh sửa hoàn thiện Nghị định 69/2009/NĐ-CP của chính phủ, điều chỉnh; bổ sung; hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý đất đai giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Có thể thấy rằng việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị là quá trình mang tính khách quan và tất yếu trước xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhờ có quá trình này mà hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện. Tuy nhiên, quá trình này cũng có những mặt trái của nó, đó chính là các hệ quả xã hội của quá trình này. Một trong những hệ quả xã hội quan trọng nhất đã được tác giả Lê Hiếu đề cập đến trong bài viết “Về vấn đề chuyển đỏi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa” - đó chính là vấn đề việc làm của những người bị thu hồi đất. Toàn bộ bài viết tác giả đã đưa ra rất nhiều số liệu thống kê về số lượng đất bị thu hồi cũng như số lượng người dân bị mất việc làm, từ đó tác giả đi đến kết luận vấn đề việc làm và thu nhập của những người có đất bị thu hồi đang là vấn đề nóng bỏng tác động sâu sắc tới sự 14 phát triển bền vững của đất nước. Qua thực trạng trên tác giả cũng đã đưa ra 1 số khuyến nghị như lập quy hoạch các khu đô thị, công nghiệp phải phù hợp với quy hoạch tổng thể, phải có chính sách bồi thường, hỗ trợ thỏa đáng nhằm giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích giữa các bên, có chính sách giúp người thu hồi đất chuyển đổi nghề nghiệp, quan tâm giải quyết việc làm ở nông thôn…. Một trong những vấn đề liên quan đến việc thu hồi đất GPMB được rất nhiều các tác giả quan tâm nghiên cứu đó là tác động của việc thu hồi đất đối với đời sống của người nông dân. Điển hình như các nghiên cứu: Tác giả Nguyễn Thị Diễn với đề tài “Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp cho công nghiệp hóa đến sinh kế của các hộ nông dân ở tỉnh Hưng Yên” Nghiên cứu này phân tích các tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp để phát triển các khu, cụm công nghiệp đến sinh kế của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau khi thu hồi đất nông nghiệp, ngân sách của địa phương (xã) tăng lên từ 2 đến 3 lần, cơ sở hạ tầng nông thôn được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người của địa phương tăng lên hàng năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm đi đáng kể. Tuy nhiên việc thu hồi đất cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, an toàn lương thực của các hộ nông dân cũng như của địa phương đồng thời đẩy nhanh quá trình phân tầng xã hội nông thôn. Sau khi thu hồi đất cho công nghiệp hóa, chỉ có16,4% lao động trong các hộ điều tra tìm được việc làm trong các nhà máy.77% số hộ điều tra không tự chủ về lương thực. 69.6 % số hộ điều tra lo ngại về các vấn đề ô nhiễm môi trường do các nhà máy xung quanh khu dân cư. Tác giả Quách Thị Kiều Dung với nghiên cứu “Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống nông dân qua “thực tiễn ở huyện Mê Linh – Hà Nội”. Nghiên cứu phân tích tính cấp thiết và tác động của quá trình thu hồi đất nông nghiệp đối với đời sống của nông dân bị thu hồi đất. Khảo sát thực trạng về ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống của người nông dân vùng thu hồi đất ở huyện Mê Linh - Hà Nội, để minh họa. Đề xuất giải pháp chủ yếu để 15 phát huy ảnh hưởng tích cực, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của việc thu hồi đất đối với đời sống nông dân Mê Linh. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh với đề tài “Ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp đến đời sống, việc làm của nông dân huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”. Nghiên cứu tập trung phân tích tình hinh thu hồi đất để xây dựng các khu, cụm công nghiệp và ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp đến tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, việc làm và thu nhập của các hộ bị thu hồi đất, những thách thức của việc thu hồi đất trong quá trình phát triển Tác giả Nguyễn Văn Sửu với nghiên cứu “Tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến sinh kế nông dân Việt Nam-trường hợp một làng ven đô Hà Nội.” Trong nghiên cứu này, tác giả đi sâu nghiên cứu về thu hồi đất nông nghiệp và phân tích các tác động của nó đối với cuộc sống của người nông dân, đặc biệt là với sinh kế của họ ở một làng ven đô Hà Nội từ cuối những năm 1990. Như vậy có thể thấy các vấn đề liên quan đến đất đai được cả xã hội quan tâm, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều các công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu về vấn đề này đặc biệt là các công trình nghiên cứu xã hội học. Đáng chú ý là bài viết “Tái định cư trong phát triển đô thị và một số vấn đề xã hội” của tác giả Trịnh Duy Luân đã có cách nhìn sâu sắc vấn đề dưới cách nhìn của khoa học xã hội học. Trước tiên tác giả đã đưa ra những nguyên tắc đối với sự cơ động, chuyển đổi nơi ở trong điều kiện tái định cư. Theo tác giả thì tái định cư chính là một dạng của cơ động xã hội về nhà ở dưới hình thức bắt buộc. Và do vậy nó đòi hỏi chủ thể quản lý phải có những chính sách, quy tắc và cách ứng xử khác biệt so với các loại hình cơ động xã hội khác. Từ đó tác giả đã có những phân tích về tác động của quan hệ kinh tế, các quan hệ xã hội như quan hệ người dân-chính quyền- doanh nghiệp tới quá trình tái định cư. Bên cạnh đó bài viết cũng đề cập đến thực tiễn và như cầu về các hoạt 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan